You are on page 1of 44

Câu 1: Trình bày truyền thông tiến trình ứng dụng trên mạng Internet và chức

năng giao diện giữa tiến trình với mạng. 3

Câu 2: Nêu các tiêu chí của dịch vụ mà giao thức lớp giao vận cung cấp cho ứng
dụng. 4

Câu 3: Trình bày kiến trúc khách/chủ (client/server) và kiến trúc ngang hàng
(P2P). So sánh ưu nhược điểm của hai kiến trúc này. 5

Câu 4: Trình bày hoạt động của ứng dụng Web sử dụng giao thức HTTP. Phân tích
hai loại kết nối của HTTP. 10

Câu 5: Trình bày khuôn dạng bản tin yêu cầu và bản tin đáp ứng của giao thức
HTTP. Mô tả các trường và ý nghĩa các trường trong bản tin. 13

Câu 6: Trình bày ý nghĩa, ứng dụng và nguyên lý hoạt động của tương tác user-
server (cookie) trong ứng dụng Web. 16

Câu 7: Trình bày hoạt động của lưu đệm Web và phân tích giải pháp cải thiện hiệu
năng mạng khi sử dụng lưu đệm Web. 17

Câu 8: Trình bày chức năng và cơ chế hoạt động của bản tin GET có điều kiện.
21

Câu 9: Trình bày khái niệm về dịch vụ truyền tệp, cấu trúc và cơ chế hoạt động
của giao thức truyền tệp FTP 22

Câu 10: Trình bày khuôn dạng bản tin thư điện tử. 27

Câu hỏi 11: Trình bày vai trò của giao thức truy cập thư điện tử và chức năng,
hoạt động của các giao thức truy cập thư điện tử cơ bản. 28

Câu hỏi 12 : Trình bày vai trò của hệ thống DNS và các dịch vụ do hệ thống DNS
cung cấp. 31

Câu hỏi 13: Trình bày kiến trúc và hoạt động truy vấn tên miền, phân bố cơ sở dữ
liệu của hệ thống DNS. 32

Câu hỏi 14: Trình bày cấu trúc bản ghi và bản tin DNS và giải thích ý nghĩa các
trường trong bản ghi và bản tin DNS. 35

Câu hỏi 15: Trình bày các đặc tính và hoạt động của lưu đệm DNS. 37

Câu hỏi 16: Trình bày quá trình chèn bản tin DNS vào cơ sở dữ liệu DNS. 38

1
Câu hỏi 17: Chứng minh ưu điểm về thời gian phân bố tệp của kiến trúc ngang
hàng (P2P) so với kiến trúc khách/chủ (client/server) trong ứng dụng phân bố
tệp. 39

Câu hỏi 18: Trình bày khái niệm, nguyên lý hoạt động của ứng dụng phân bố tệp
sử dụng giao thức BitTorent. 43

Câu 19: Trình bày hoạt động của ứng dụng tìm kiếm thông tin sử dụng hàng băm
phân tán DHT 45

Câu hỏi 20 : Trình bày khái niệm và nêu các đặc điểm của ứng dụng kết nối mạng
đa phương tiện. Cho một số ví dụ minh họa. 49

Câu hỏi 2: Phân loại các lớp cơ bản của ứng dụng kết nối mạng đa phương tiện.
49

Câu hỏi 3: Trình bày hoạt động của các hệ thống trực tuyến audio/video lưu trữ.
51

Câu hỏi 21: Trình bày chức năng và mô tả hoạt động, các lệnh cơ bản của giao
thức RTSP.52

Câu hỏi 22: Trình bày hoạt động của giao thức RTP và khuôn dạng, ý nghĩa các
trường trong bản tin RTP. 55

Câu hỏi 23: Trình bày vai trò và mô tả hoạt động, các loại bản tin RTCP, và đặc
điểm băng thông cung cấp cho giao thức RTCP. 56

Câu hỏi 24: Phân tích giải pháp loại bỏ rung pha/biến thiên trễ (jitter) tại bên
nhận cho dữ liệu âm thanh (audio). 59

Câu hỏi 25: Trình bày các giải pháp cơ bản khôi phục mất gói dữ liệu audio và nêu
ưu điểm, nhược điểm của các giải pháp này. 62

Câu hỏi 26: Trình bày chức năng, ích lợi và các nguyên lý hoạt động của mạng
phân tán nội dung CDN. 67

2
Câu 1: Trình bày truyền thông tiến trình ứng dụng trên mạng Internet và chức
năng giao diện giữa tiến trình với mạng.
 Tiến trình ứng dụng
- Tiến trình có thể được hiểu là một chương trình chạy trong một hệ thống cuối. Tiến trình
trên hai hệ thống đầu cuối truyền thông với nhau bằng cách gửi các bản tin xuyên qua
mạng máy tính.
- Tiến trình gửi tạo ra và gửi các bản tin vào mạng, tiến trình nhận sẽ nhận những bản tin
này và có thể đáp lại bằng việc gửi bản tin phản hồi
 Chức năng
- Chức năng của giao diện giữa tiến trình với mạng: Khi xây dựng các ứng dụng các nhà
phát triển ứng dụng dựa vào giao diện giữa tiến trình với mạng, các nhà phát triển chỉ cần
điều khiển trên lớp giao vận như: lựa chọn giao thức lớp giao vận, và khả năng ấn định một
vài tham số của lớp giao vận như bộ đệm tối đa và kích thước tối đa.

Câu 2: Nêu các tiêu chí của dịch vụ mà giao thức lớp giao vận cung cấp cho ứng
dụng.
Truyền dữ liệu tin cậy: Đối với các ứng dụng như web, ftp thì cần lớp ứng dụng truyền dữ
liệu tin cậy để đảm bảo khả năng mất gói tin là thấp nhất.
- Thông lượng: Tuy từng loại hình dịch vụ khác nhau mà yêu cầu thông lượng khác nhau.
Những ứng dụng yêu cầu thông lượng là những ứng dụng nhạy cảm băng thông còn các
ứng dụng có thể co dãn được thì có thể tận dụng được thông lượng có sẵn
- Yêu cầu về thời gian: Tuy thuộc vòa loại hình dịch vụ mà có thể yêu cầu về mặt thời gian
khác nhau
- Khả năng đảm bảo an toàn dữ liệu: Đối với các ứng dụng quan trọng lớp giao vận cần có
các cơ chế mã hóa mã hóa dữ liệu trước khi gửi để tao thành đường hầm trên mạng

Câu 3: Trình bày kiến trúc khách/chủ (client/server) và kiến trúc ngang hàng
(P2P). So sánh ưu nhược điểm của hai kiến trúc này.
Trả lời:
 Kiến trúc khách chủ (client/sever)ư
 Trong kiến trúc khách chủ luôn có một máy trạm hoạt động được gọi là máy chủ (sever).
Nó phục vụ các yêu cầu từ các máy trạm khác (client). Các máy khách cso thể hoạt động
liên tực hoặ không.
 Trong kiến trúc khách chủ, các client không truyền thông trực tiếp với nhau

3
 Máy chủ có địa chỉ IP cố định do đó việc một máy chủ luôn hoạt động nên máy khách
luôn có thể kết nối với máy chủ bằng việc gửi gói tin tới địa chỉ của server.
 Các client có thể có địa chỉ IP động
 Một trạm chủ đơn lẻ không có khả năng đáp ứng kịp những yêu cầu từ các máy khách
của nó. Ví dụ, một điểm kết nối xã hội phổ biến có thể nhanh chóng bị sập nếu nó chỉ có
một sever xử lý tất cả các yêu cầu. Do đó một cụm các sever, đôi khi được gọi là trung
tâm dữ liệu được sử dụng để tạo ra một máy chủ ảo mạnh trong kiến trúc client/server.
 Các client có thể kết không liên tục với sever
 Một vài kiến trúc tiêu biểu trong kiến trúc client /server như web, FTP, telnet và e-mail.
 Kiến trúc ngang hàng (P2P)

4
 Trong kiến trúc P2P có rất ít hoặc không có máy chủ hạ tầng luôn hoạt động. Thay vào
đó, ứng dụng khai thác truyền thông trực tiếp giữa các cặp kết nối liên tục, gọi là các
thiết bị ngang hàng.
 Các thiết bị trong kiến trúc P2P có thể là các PC, laptop…
 Trong kiến trúc P2P các máy chủ không cần hoạt động liên tục
 Các hệ thống trong mô hình P2P có thể tùy ý kết nối trực tiếp
 Các thiết bị ngang hàng không kết nốt liên tục và có địa chỉ IP thay đổi
 Kiến trúc P2P có khả năng tự mở rộng
 So sánh

Client/server P2P
 Dữ liệu trao được lưu trữ ở một  Một mạng ngang hàng cho phép các
Server trung tâm, tốc độ trao đổi node chia sẻ nguồn tài nguyên với
dữ liệu cao nhau. Tài nguyên của các node có
 Khi một client yêu cầu lấy thông thể được lưu trữ ở các ổ cứng, CD-
tin về thời gian nó sẽ phải gửi ROM.. các nguồn tài nguyên này có
một yêu cầu theo một tiêu chuẩn thể được truy cập ở bất cứ node
do server định ra, nếu yêu cầu nào trong mạng
được chấp nhận thì server sẽ cấp  Các node đóng vai trò như cả client
phát thông tin mà client yêu cầu và server

5
Ưu điểm

Client/server P2P
 Các tài nguyên dữ liệu được quản  Có khả năng tự mở rộng
lý tập trung  Hiệu quả về chi phí vì thông
 Kiểm soát được việc truy cập và thường chúng không cần hạ
sử dụng tài nguyên tầng máy chủ và băng thông
 Hiệu suất mạng cao, tốc độ trao máy chủ
đổi trên mạng lớn  Dễ dàng cài đặt và bảo trì các
 Phân tán dữ liệu rõ ràng thiết bị ngang hàng
 Dễ dàng nâng cấp các server  Thuận lợi cho việc chia sẻ file
 Dễ dàng mở rộng các dịch vụ  Các thiết bị ngang hàng đóng
vai trò như client khi truy vấn
thông tin và server khi cung
cấp thông tin.

6
 Nhược điểm

 Cần nhiều cơ sở hạ tầng và tốn  Bảo mật kém: vì có đặc tính mở


chi phí để cung cấp và phân bổ mở rộng khắp nên
 Gặp khó khăn trong việc xây các ứng dụng P2P kém tín cậy
dựng các phần mềm  Các tài nguyên của mạng nằm
 Khi server bị tấn công thì hệ trên các máy tính cá nhân và
thống mạng bị gián đoạn, không phải lúc nào các mạng
ngừng hoạt động này cũng liên kết với mạng nên
 Phức tạp trong việc bảo trì và có thế dẫn tới mất một số dịch
hoạt động của mạng vụ
 Khi nhiều client cùng truy cập  Không tốt cho các cơ sở dữ liệu
đến một sever do đó gây ra có tính bảo mật cao
hiện tượng nghẽn cổ trai

7
1. Web và HTTP

Câu 4: Trình bày hoạt động của ứng dụng Web sử dụng giao thức HTTP. Phân tích
hai loại kết nối của HTTP.
 Hoạt động và ứng dụng của web sử dụng giao thức HTTP

 Hoạt động
 Web hoạt động theo mô hình client/server
 Đầu tiên máy khách HTTP sẽ khởi tạo kết nối TCP với máy chủ
 Khi các kết nối được thiết lập thì các tiến trình trình duyệt của máy chủ sẽ truy nhập TCP
thông qua giao diện socket của nó.
 Máy khách gửi các bản tin yêu cầu HTTP vào giao diện socket và nhận bản tin đáp ứng
HTTP cũng từ giao diện socket của nó.
 Máy chủ HTTP nhận yêu cầu từ socket và gửi tin đáp ứng vào giao diện socket của nó.

 Ứng dụng Web


 Web là một ứng dụng sẵn sàng cung cấp các yêu cầu của người dùng
 Web còn rất nhiều đặc tính tuyệt vời mà mọi người thích thú và mong chờ. Việc tạo
thông tin trên web khá dễ dàng với bất cứ ai - tất cả mọi người đều có thể trở thành
người phát thông tin với chi phí cực thấp. các siêu liên kết và công cụ tìm kiếm giúp
chúng ta duyệt vô cùng nhiều các trang web. Những hình ảnh đồ họa tạo cảm giác thực
cho chúng ta. Các khuôn dạng, chương trình Java và các thiết bị khách cho phép chúng
ta tương tác với các trang Web. Web cung cấp giao diện trình đơn(menu) tới rất nhiều
kho dữ liệu audio và video lưu trữ trên internet, từ dó có thể truy nhập đa phương tiện
theo yêu cầu.
 Hai loại phương thức kết nối của HTTP
 Kết nối không liên tục: là mỗi kết nối TCP sẽ bị đóng ngay sau khi máy chủ gửi đối
tượng.

VD:

8
 Khi máy khách HTTP khởi tạo kết nối TCP tới máy chủ với link: http://ptit.edu.vn trên
cổng 80. Kết hợp cùng với kết nối TCP nãy sẽ có một socket phía máy khách và máy chủ
được mở.
 Máy khách HTTP gửi một bản tin yêu cầu HTTP tới máy chủ qua socket của nó
 Khi máy chủ nhận được bản tin yêu cầu. nó sẽ lấy đối tượng yêu cầu và đóng gói vào
bản tin đáp ứng HTTP và gửi bản tin đến máy khách yêu cầu
 Tiến trình máy chủ HTTP báo cho TCP đóng kết nối
 Máy khách nhận được bản tin đáp ứng. Kết nối TCP kết thúc. Bản tin chỉ dẫn đối tượng
đóng gói là tiệp HTML và tham chiếu đến 10 đối tượng JPEG
 Bốn bước đầu tiên lặp đi lặp lại cho mỗi đối tượng tham chiếu JPEG

 Kết nối liên tục: Lúc này máy chủ để kết nối TCP mở sau khi gửi đáp ứng yêu cầu của
máy khách. Những yêu cầu và đáp ứng liên tiếp sau đó giữa máy chủ và máy khách được
có thể được gửi trên cùng một kết nối.
 VD như đối với tệp HTML và 10 đối tượng JPEG sẽ được truyền cùng trên một kết nối

Câu 5: Trình bày khuôn dạng bản tin yêu cầu và bản tin đáp ứng của giao thức
HTTP. Mô tả các trường và ý nghĩa các trường trong bản tin.
Trả lời:

 Khuôn dạng bản tin yêu cầu


 Dòng đầu tiên của bản tin HTTP được gọi là dòng yêu cầu gồm có các trường:
 Trường phương thức(method): có thể lấy một số giá trị khác nhau như: GET,
POST, HEAD, PUT VÀ DELETE.
 Trường URL: là đường dẫn tới địa chỉ yêu cầu
 Trường phiên bản(version): phiên bản thực hiện trình duyệt 0.9, 1.0, 1.1

9
 Dòng header : chứa một số tiêu đề như
 Connection: báo cho máy chủ biết muốn sử dụng kết nối liên tục hay không liên
tục
 User-agent: xác nhận tác nhân người dùng, các loại trình duyệt gửi yêu cầu đến
máy chủ
 Accept: báo cho máy chủ biết các đối tượng mà trình duyệt gửi yêu cầu đến
máy chủ
 Accept-language: chỉ ra ngôn ngữ mà người dùng muốn nhận của đối tượng
 Dòng Enity body: chứa nội dung của file HTMN, âm thanh, hình ảnh…
 Khuôn dạng bản tin đáp ứng

10
 Dòng status line: gồm có 3 trường
 Trường phiên bản giao thức(version)
 Trường mã trạng thái: là mã kết quả trả về
 1xx: thông tin
 2xx: truy vấn thành công
 3xx: client chuyển hướng đến một đại chỉ web khác
 4xx: truy vấn có lỗi
 5xx: sever bắt gặp lỗi trong khi thực hiện truy vấn
 Dòng header line: chứa các tiêu đề sau
 Connection: báo cho máy chủ biết muốn sử dụng kết nối liên tục hay không liên
tục
 Date :cho biết thời gian và ngày mà thông điệp trả lời HTTP được tạo và gửi bởi
server
 Sever: loại server
 Last- modified: cho biết thời gian và ngày đối tượng được tạo hay sửa đổi lần cuối
 Content-Length: cho biết số byte của đối tượng được gửi
 Content –type: cho biết đối tượng trong phần entity body
 Dòng Entity body: chứa nội dung file HTMN, âm thanh, hình ảnh…

11
Câu 6: Trình bày ý nghĩa, ứng dụng và nguyên lý hoạt động của tương tác user-
server (cookie) trong ứng dụng Web.
*Ý nghĩa:
-HTTP sd cookies với mong muốn trang web nhận dạng đc ng sd hoặc bởi vì máy chủ
muốn giới hạn truy nhập của ng sd, hoặc nó muốn dùng nội dung như một hàm nhận
dạng ng dùng.
-Cookie: cho phép các điểm truy nhập bám vết ng sd.
*Ứng dụng: hầu hết các trang web thương mại ngày nay đều sd cookie.
*Nguyên lý hoạt động: hình 2.5 trang 42
-Công nghệ Cookie có 4 thành phần: dòng tiêu đề cookie trong bản tin đáp ứng HTTP,
dòng tiêu đề cookie trong bản tin yêu cầu HTTP, tệp cookie giữa trên HT đầu cuối của
ng sd và đc trình duyệt ng sd quản lý và cơ sở dữ liệu đầu cuối tại web.
-Nguyên lý: khi gửi yêu cầu tới máy chủ web thì máy chủ tạo ra 1 mục cơ sở dữ liệu đầu
cuối sắp xếp theo số nhận dạng. Sau đó máy chủ web sẽ đáp ứng tới trình duyệt của ng
dùng, bao gồm có tiêu đề cookie, trong đó chứa số nhận dạng. Khi ng dùng nhận đc bản
tin đáp ứng HTTP này, trình duyệt sẽ thêm 1 dòng tới tệp cookie đặc biệt mà nso quản
lý. Dòng này gồm tên máy chủ và số nhận dạng trong tiêu đề. Khi ng dùng tiếp tục
duyệt trang web đó thì mỗi lần ng dùng yêu cầu 1 trang web thì trình duyệt sẽ tham
khảo tệp cookie, tríc lấy số nhận dạng cho trang này và đưa ra dòng tiêu đề cookie có
chứa số nhận dạng vào yêu cầu HTTP. Theo cách này, máy chủ web có thể bám vết
hành động của ng dùng ở trang web đó. Mặc dù trang web ko cần biết tên ng dùng, song
nó biết chính xác các trang mà ng sd ghé thăm và theo thứ tự nào, vào thời điểm nào

Câu 7: Trình bày hoạt động của lưu đệm Web và phân tích giải pháp cải thiện hiệu
năng mạng khi sử dụng lưu đệm Web.
 Nguyên tắc hoạt động:
 Bước 1: Trình duyệt của các client thiết lập kết nối TCP tới web cache, và gửi yêu cầu
HTTP về đối tượng tới máy chủ đệm web

12
 Bước 2: Web cache kiểm tra xem nó có bản sao của đối tượng trong kho lưu trữ của mình
hay không. Nếu có, web cache sẽ gửi trả đối tượng trong bản tin HTTP đáp ứng cho trình
duyệt của client

13
 Bước 3: Nếu web cache không có bản sao, nó sẽ mở một kết nối TCP đến server gốc, sau
đó web cache gửi yêu cầu HTTP về đối tượng vào kết nối TCP từ bộ đệm đến máy chủ.
Sau khi nhận được yêu cầu này máy chủ gốc sẽ gửi đối tượng trong bản tin đáp ứng
HTTP tới máy chủ đệm web

 Bước 4 : khi máy chủ web nhận đối tượng này, nó lưu bản sao trong nội bộ lưu trữ của
mình và gửi một bản sao trong bản tin đáp ứng HTTP tới trình duyệt khách.
 Phân tích giải pháp cải thiện hiệu năng
 Giả thiết:
 Kích thước trung bình của đối tượng là 1Mit/s
 Băng thông đường truyền 15Mbit/s
 Tốc độ yêu cầu trung bình từ các trình duyệt của trường tới server ban đầu là = 15 yêu
cầu/giây
 Trễ từ router của trường tới bất kỳ server nào và phản hồi về là 2 giây
 Tính toán sơ bộ để ước lượng tổng trễ
 Tổng thời gian trễ trong LAN, thời gian truy nhập và trễ internet.
 Tải trọng lưu lượng trên LAN:
(15 yêu cầu/giấy)*(1Mbit/yêu cầu)/(100Mbit/s) =0.15
 Tải trọng lưu lượng trên liên kết truy nhập
(15 yêu cầu/giây)*(1Mbit/yêu cầu)/(15Mbit/s)=1
 Tải trọng lượng trên LAN là 0.15 thường dẫn đến trễ nhiều nhất là 10s do đó có thể bỏ
qua trễ của mạng LAN
 Tải trọng lưu lượng trên liên kết truy nhập là 1 vì vậy trễ trên liên kết truy nhập là rất lớn
và có thể tăng không giới hạn. Do đó thời gian đáp ứng trung bình để thỏa mãn các yêu
cầu sẽ lên tới hàng phút và điều đó là không thể chấp nhận được với người sử dụng.

Giải pháp cải thiện hiệu năng khi sử dụng lưu đêm web:

 Tăng tốc độ truy nhập:


Tăng tốc độ truy nhập sao cho tải trọng lưu lượng liên kết truy nhập bằng tải trọng
lưu lượng liên kết trên mạng LAN.
- Giải pháp này làm giảm tải trọng lưu lượng. Giảm trễ giữa 2 bộ định tuyến. Thời
gian đáp ứng xấp xỉ thời gian trễ Internet.
- Hạn chế : chi phí tốn kém cho việc cải thiện hệ thống đường truyền.
 Giải pháp cài đặt them máy chủ đệm WEB
Vì khi cài đặt máy chủ đệm WEB thì máy chủ đệm WEB sẽ đáp ứng 40% đối tượng
yêu cầu nên lúc này máy chủ gốc chỉ giải quyết 60% đối tượng yêu cầu còn lại. Do đó
tải trọng lưu lượng sẽ giảm từ 1 (khi đáp ứng 100% đối tượng yêu cầu) xuống còn 0,6
(vì chỉ đáp ứng 60% đối tượng yêu cầu).
- Thời gian đáp ứng nhỏ hơn thời gian giải pháp.

14
- Không yêu cầu chi phí cao
- Đáp ứng được nhiều đối tượng yêu cầu hơn
- Giải quyết được hiện tượng nghẽn cổ trai

Câu 8: Trình bày chức năng và cơ chế hoạt động của bản tin GET có điều kiện.
*Chức năng :
- Cơ chế GET có đk là cơ chế cho phép máy chủ đệm tra cứu việc đối tượng đã đc cập
nhật hay chưa

*Cơ chế hoạt động :


- Đầu tiên, máy chủ đệm proxy đại diện cho trình duyệt yêu cầu, gửi bản tin yêu cầu tới
máy chủ Web
- Máy chủ web gửi bản tin đáp ứng cùng vs đối tượng yêu cầu đến máy chủ đệm.
=> máy chủ đệm chuyển tiếp đối tượng tới trình duyệt yêu cầu nhưng cũng lưu đối
tượng và ngày thay đổi cuối cùng của đối tượng.
- Một tuần sau, 1 trình duyệt khác yêu cầu đối tượng đó qua máy chủ đệm và đối
tượng vẫn còn ở trong bộ đệm. Vì đối tượng có thể bị thay đổi, nên máy chủ đệm thực
hiện kiểm tra cập nhật bằng cách tạo ra bản tin GET có đk.

3. FTP
Câu hỏi 9: Trình bày khái niệm về dịch vụ truyền tệp, cấu trúc và cơ chế hoạt
động của giao thức truyền tệp FTP
 Khái niệm
 FTP(File Transfer Protocol) là một giao thức truyền file trên mạng dựa trên tiêu chuẩn
TCP.
 FTP thiết lập hai kết nối, một điều khiển/ khởi tạo kết nối(cổng 21) và một đường truyền
dữ liệu(cổng 20).
 Cấu trúc

15
 Do các chức năng điều khiển và dữ liệu sử dụng các kênh khác nhau nên mô hình hoạt
động của FTP cũng chia phần mềm trên mỗi thiết bị ra làm hai thành phần logic tương
ứng với mỗi kênh.

16
 Thành phần Protocol Interpreter (PI) là thành phần quản lý điều khiển với chức
năng phát và nhận lệnh
 Thành phần Data transfer process (DTP) có chức năng gửi và nhận dữ liệu giữa
phía client với server
 Ngoài ra cung cấp cho tiến trình bên phía người dùng còn có thêm thành phần
thứ 3 là giao diện người dùng FTP- thành phần này không có ở phía server.
 Cấu trúc hoạt động
 Khi người dùng bắt đầu phiên FTP với máy chủ ở xa, bên máy khách FTP sẽ khởi tạo một
kết nối TCP với bên máy chủ trên cổng 21 của máy chủ.
 Bên máy khách FTP gửi nhận dạng người sử dụng và mật khẩu trên kết nối điều khiển
này.
 Bên máy khách cũng gửi lệnh để thay đổi thư mục từ xa trên kết nối điều khiển
 Khi máy chủ nhận được lệnh truyền tệp trên kết nối điều khiển thì máy chú sẽ khởi tạo
một kết nối dữ liệu TCP tới máy khách. FTP sẽ gửi chính xác một tệp qua kết nối dữ liệu
và đóng kết nối dữ liệu này.
 Nếu trong một phiên muốn truyền một tệp khác thì FTP lại mở kết nối dữ liệu khác.
 Trong suốt một phiên, máy chủ FTP cần phải duy trì trạng thái về người sử dụng

Thư điện tử

Câu hỏi 1 : Trình bày kiến trúc hệ thống dịch vụ thư điện tử (e-mail) trên Internet và hoạt
động của giao thức truyền thư điện tử đơn giản SMTP trong ứng dụng thư điện tử

 Kiến trúc hệ thống thư điện tử

Kiến trúc thư điện tử gồm 3 phần chính:

 Đại lý người sử dụng (user agent): cho phép người sử dụng xem và soạn bản tin đa
phương tiện. Ngày nay outlook, apple mail, mozilla thunderbird là những đại lý người sử
dụng thông dụng nhất.
 Máy chủ thư (mail server): các máy chủ thư tạo thành cơ sở hạ tầng lõi của thư điện tử.
mỗi người sử dụng có một hòm thư đặt trong nhưng máy chủ thư. Lưu các thư gửi thư
nhận
 Mailbox: chứa bản tin gửi tới người sử dụng
 Message queue: hàng đợi thư đầu ra: các thư được lưu trữ tại đây trước khi
được gửi đi

17
 Giao thức truyền thư SMTP: là trái tim của thư điện tử. SMTP sủ dụng dịch vụ truyền dữ
liệu tin cậy của TCP để chuyển bản tin từ máy chủ thư bên gửi tới máy chủ thư bên nhận
 Hoạt động của SMTP
 A gọi đại lý sử dụng của A để gửi thư điện tử, gõ địa chỉ đích là hòm thư của người nhận
B, viết bản tin và lệnh cho đại lý người sử dụng gửi bản tin này

 Đại lý người sử dụng của A gửi bản tin tới máy chủ thư của A và bản tin sẽ được đặt
trong hàng đợi bản tin
 Phía máy khách SMTP thấy bản tin trong hàng đợi bản tin.Nó mở một kết nối TCP tới một
máy chủ SMTP

18
 Sau quá trình bắt tay SMTP ban đầu, máy khách SMTP gửi banrn tin của A vào kết nối
TCP
 Tại máy chủ thư của B, phía máy chủ SMTP nhận bản tin. Máy chủ thư của B sẽ đặt bản
tin này vào hòm thư của B
 B gọi địa lý người sử dụng của B để đọc bản tin khi thuận tiện

Câu hỏi 10: Trình bày khuôn dạng bản tin thư điện tử.
Khuôn dang bản tin thư điện tử bao gồm 2 phần chính: Dòng tiêu đề và thân của bản tin

- Dòng tiêu đề: bao gồm 3 thông tin chính


 From: chứa thông tin người gửi
VD:From: hoainam@openstack.fr
 To: chưa thông tin người nhận
VD: To: haivl@d11vt3
 Subject: Thông tin dòng tiêu đề
- Thân của văn bản: Chứa thông tin của thư điện tử

Câu hỏi 11: Trình bày vai trò của giao thức truy cập thư điện tử và chức năng,
hoạt động của các giao thức truy cập thư điện tử cơ bản.
 Vai trò
 Các giao thức truy nhập thư điện tử được sử dụng để truyền thư từ máy chủ thư đến
máy tính cá nhân của người sử dụng
 Hiện nay có nhiều giao thức truy nhập thông dụng như POP3, IMAP và HTTP
 Chức năng
 POP3
 POP3 được dùng để truyền thư từ máy chủ thư người nhận tới đại lý người sử dụng
của người nhận
 POP3 hỗ trợ chức năng cho người dùng không kết nối internet thường xuyên, cho
phép người dùng kết nối tới server, tải mail về, sau đó có thể xem, thao tác với mail
offline
 IMAP
 cho phép người dùng tạo thư mục từ xa và sắp xếp bản tin vào các thư mục
 cho phép người dùng duy trì phân cấp thư mục trên máy chủ ở xa và có thể truy
nhập ở bất kỳ máy tính nào
 HTTP - thư điện tử dựa trên web
 Cung cấp các bộ nhớ miễn phí
 Lọc thư rác nâng cao và phát hiện virut
 Cung cấp tính năng mật mã hóa thư điện tử
 Hoạt động
 POP3

19
 POP3 bắt đầu khi đại lý người sử dụng (máy khách) mở một kết nối TCP tới máy chủ
thư(máy chủ) trên cổng 110. Với kết nối vừa thiết lập này POP3 tiến triển qua 3 pha: ủy
quyền, giao dịch và cập nhật
 Pha ủy quyền: đại lý người sử dụng gửi tên và mật khẩu để xác thực người sử dụng
 Pha giao dịch: đại lý người sử dụng lấy các bản tin cũng trong pha này đại lý người sử
dụng có thể đánh dấu các bản tin để xóa, bỏ đánh dấu xóa và lấy thống kê thư.
 Pha cập nhật: diễn ra khi máy khách đã thực hiện lệnh quit, kết thúc phiên POP3 ở
thời điểm này máy chủ thư xóa các ban tin đã bị đánh dấu để xóa.
 POP3 không giữ trạng thái suốt phiên

 IMAP
 Một máy chủ IMAP sẽ liên kết mỗi bản tin với một thư mục, khi bản tin lần đầu đến máy
chủ, nó được gắn với thưu mục INBOX của người nhận
 Sau đó người nhận có thể chuyển bản tin này vào một thư mục mới do người sử dụng
tạo ra, đọc bản tin xóa bản tin…
 IPMAP duy trì thông tin trạng thái người sử dụng xuyên suốt các phiên.
 HTTP – thư điện tử dựa trên Web
 Đại lý người sử dụng là một trình duyệt web bình thường và người sử dụng truyền thông
với hòm thư từ xa của họ thông qua HTTP
 Khi người nhận muốn truy cập trong hòm thư của mình thì thư điện tử được gửi từ máy
chủ thư của người nhận tới trình duyệt của người nhận sử dụng giao thức HTTP chứ
không phải POP3 hay IMAP.
 Khi người gửi muốn gửi thư điện tử, thư điện tử của người gửi sẽ được gửi từ trình duyệt
của người gửi từ trình duyệt của cô ta tới máy chủ thư của người gửi trên HTTP chứ khồn
phải SMTP. Tuy nhiên máy chủ thư của người gửi vẫn gửi bản tin tới và nhận bản tin từ
những máy chủ thư khác qua SMTP

4. DNS
Câu hỏi 12 : Trình bày vai trò của hệ thống DNS và các dịch vụ do hệ thống DNS
cung cấp.
 Vai trò của hệ thống DNS
 Vai trò của DNS là chuyển đổi giữa tên miền và điạ chỉ IP. Người sử dụng dùng tên của
ứng dụng này chứ không dùng điạ chỉ IP. Do đó giúp dễ nhớ những tên này , phù hợp
với mọi người.
 Các dịch vụ do DNS cung cấp
 Phiên dịch tên trạm chủ sang địa chỉ IP

20
 Host aliasing(bí danh trạm chủ): một trạm chủ có tên phức tạp có thể có một hay nhiều
bí danh. Tên trạm bí danh thường dễ nhớ hơn tên trạm chính tắc. DNS có thể được một
ứng dụng gọi tới để lấy tên trạm chính tắc cho một tên trạm bí danh được cung cấp,
cũng như địa chỉ IP của trạm chủ đó.
 Mail server aliasing ( bí danh máy chủ thư): chúng ta cần một địa chỉ mail dễ nhớ do đó
DNS có thể được một ứng dụng thư gọi tới để lấy tên chính tắc cho một tên trạm bí danh
được cung cấp cũng như địa chỉ IP của trạm chủ đó
 Phân bố tải: DNS cũng được sử dụng để thực hiện phân bố tải giwuax các máy chủ nhân
rộng, như các máy chủ nhân rộng web. Đối với các máy chủ web nhân rộng, một tập địa
chỉ IP sẽ được gán với một tên chính tắc. cơ sở dữ liệu DNS chứa tập địa chỉ IP này. Khi
máy khách thực hiện truy vấn DNS đối với tên ánh xạ tới tập đại chỉ, máy chủ sẽ đáp ứng
toàn bộ tập đỉa chỉ IP này, nhưng xoay vòng thứ tự những địa chỉ này với mỗi lần trả lời.
vì một máy khách thường gửi bản tin yêu cầu HTTP của nó đến đại chỉ IP đứng đầu tập
danh sách nên việc xoay vòng DNS sẽ phân tải lưu lượng giữa các máy chủ nhân rộng

Câu hỏi 13: Trình bày kiến trúc và hoạt động truy vấn tên miền, phân bố cơ sở dữ
liệu của hệ thống DNS.
 Kiến trúc và hoạt động: Hệ thống DNS có cấu trúc phân cấp theo kiểu hình cây.

 Máy chủ DNS gốc (root name server) là máy chủ DNS có mức đặc quyền cao nhất chứa
toàn bộ tên miền của mạng Internet
 Máy chủ tên miền mức cao (TLD): là server cho đuôi .com, org, net,edu,.. và tất cả các
tên miền cấp quốc gia uk, fr,vn
 Máy chủ DNS thẩm quyển: là server của các tổ chức cung cấp ánh xạ tên trạm được cấp
quyền tới địa chỉ của server các tổ chức
 Hoạt động
 Khi một máy khách sử dụng một dịch vụ ( trình duyệt web truy cập vào trang
openstack.com.vn ). Lúc này máy khách sẽ khởi tạo bản tin truy vấn dưới dạng UDP cổng
53 đến máy chủ DNS cục bộ để hỏi ảnh xạ địa chỉ ip của tên miền openstack.com.vn. Sau

21
thời gian trễ ms máy chủ DNS sẽ trả lời và máy khách sẽ nhận được bản tin ánh xạ tên
miền ra địa chỉ IP. Nếu trọng máy chủ DNS cục bộ có đã có tên miền openstack.com.vn
thì nó sẽ trả lại kết quả ngay cho máy khách. Nếu không có quá trình tìm tên miền
openstack.com.vn sẽ diễn ra theo các bước sau:
 Bước 1: Máy chủ DNS cục sẽ gửi bản tin truy vấn đến máy chủ tên miền ROOT.
Máy chủ này sẽ chỉ ra địa chỉ máy chủ quản lý tên miền cấp thấp hơn là .vn
 Bước 2: Máy chủ DNS cục bộ sẽ gửi truy vấn đề máy chủ tên miền quản lý tên
miền .vn. Khi đó máy chủ DNS sẽ chỉ ra máy chủ quản lý tên miền cấp thấp hơn
là .com
 Bước 3: Máy sẽ gửi truy vấn đến máy chủ quản lý .com.vn. Máy chủ này có
thông tin về tên miền openstack.com.vn sẽ trả lại địa chỉ IP của tên miền
openstack.com.vn cho máy chủ DNS cục bộ
 Bước 4: Máy chủ DNS cục bộ sẽ trả lại địa chỉ IP cho máy khách tên miền
openstack.com.vn

 Phân bố cơ sở dữ liệu
 DNS sử dụng nhiều máy chủ, tổ chức theo kiểu phân cấp và phân tán trên toàn cầu.
 DNS được phân cấp thành 3 lớp chính:
 Máy chủ DNS gốc: bao gồm 13 máy chủ nằm dải rác trên toàn thế giới. Nó quản lý toàn
bộ hệ thống tên miền trên mạng Internet
 Máy chủ DNS quyền mức cao: những máy chủ này chịu trách nhiệm về các tên miền
mức cao như com, org, net,…
 Máy chủ DNS thẩm quyền: Bất cứ tổ chức nào có các máy truy cập công cộng trên
Internet phải cung cấp các bản ghi DNS có khả năng truy cập ra công chúng, với ánh xạ
tên của các trạm máy chủ này sang địa chỉ IP. Máy chủ DNS thẩm quyền của tổ chức sẽ
chứa các bản ghi DNS này.

Câu hỏi 14: Trình bày cấu trúc bản ghi và bản tin DNS và giải thích ý nghĩa các
trường trong bản ghi và bản tin DNS.
 Cấu trúc bản ghi DNS

 Một bản ghi DNS gồm có các trường sau: Name, Value, Type, TTL. Nghĩa của trường
name và trường value phụ thuộc và trường type:
 Nếu Type =A thì name là tên trạm và value là địa chỉ IP cua trên trạm đó. Bản ghi Type A
cung cấp ánh xạ tên trạm chủ tới đại chỉ IP chuẩn.

22
 Nếu Type =NS thì name là tên miền (a.com) và value là tên trạm của máy chủ DNS thẩm
quyền, máy chủ này biết lấy địa chỉ IP của các trạm chủ trong miền đó.
 Nếu Type= CNAME thì value là tên trạm chính tắc cho tên bí danh name. bản ghi này có
thể cung cấp cho các trạm truy vấn tên chính tắc cho tên trạm
 Nếu Type =MX thì value là tên chính tắc của máy chủ thư có tên trạm bí danh name. Các
bản ghi MX cho phép các tên trạm của máy chủ thư có bí danh đơn giản
 Trường TTL: thời gian sống của một bản ghi
 Cấu trúc bản tin DNS
 12 byte đầu là phần tiêu đề gồm có các trường sau
 Trường đầu tiên là một số dài 16 bit nhận dạng truy vấn. Định dạng này được sao chép
vào bản tin trả lời truy vấn, cho phép máy khách đối chiếu bản tin trả lời nhận được với
truy vấn đã gửi đi

 Trường cờ: gồm một số cờ


 Cờ truy vấn/ trả lời 1 bít cho biết bản tin là truy vấn (0) hay trả lời (1).
 Cờ thẩm quyền: 1 bít được thiết lập trong bản tin trả lời khi máy chủ DNS là
máy chủ thẩm quyền đối với tên được truy vấn
 Cờ yêu cầu đệ quy: 1 bít được thiết lập khi một máy khách mong muốn máy
chủ DNS thực hiện đệ quy khi nó không có bản ghi
 Trường khả đệ quy: 1 bit được thiết lập trong bản tin trả lời nếu máy chủ DNS
hỗ trợ đệ quy.

23
 Trường câu hỏi: chứa thông tin về truy vấn đang được thực hiện. phần này gồm trường
tên chứa tên đang dduwwocj truy vấn và trường chỉ ra loại cây hỏi về tên: A,NS,MX…
 Trường trả lời: chứa bản ghi nguồn cho tên được truy vấn ban đầu
 Trường thẩm quyền: chứa các bản ghi của các máy chủ thẩm quyền khác
 Trường bổ trợ: chứa những bản ghi hỗ trợ khác

Câu hỏi 15: Trình bày các đặc tính và hoạt động của lưu đệm DNS.
 Đặc tính
- Mỗi lần server tên miền học được ánh xạ, nó sẽ lưu đệm ánh xạ đó (caching)
- Các mục lưu đệm quá thời hạn bị loại bỏ sau một thời gian
- Server tên miền mức cao (TLD) thường lưu đệm trong các server tên miền khu vực (cục
bộ)
 Hoạt động
- Khi máy chủ DNS cục bộ nhận được tin trả lời DNS nào đó nó sẽ lưu đệm ánh xạ này
vào bộ nhớ nội bộ. Khi có một yêu cầu DNS mới đến máy chủ DNS này thì máy chủ DNS
cục bộ sẽ cung cấp địa chỉ IP theo yêu cầu mà không cần có thẩm quyền về trạm máy
chủ đó.

Câu hỏi 16: Trình bày quá trình chèn bản tin DNS vào cơ sở dữ liệu DNS.
- Khi muốn máy chủ DNS ánh từ tên miền ra địa chỉ IP. Ta cần chèn bản ghi DNS vào máy
chủ DNS server. Quá trình chèn bản ghi được thực hiện qua các bước như sau:
- Giả sử đăng kí tên miền là openstack.com

Bước 1: Đăng kí tên miền openstack.com tại trung tâm đăng kí DNS

Cần cung cấp cho trung tâm đăng kí thông tin sau:

 Cung cấp các tên miền, các địa chỉ IP của server tên miền thẩm quyền ( sơ cấp
và thứ cấp)
 Chèn hai bản ghi vào server tên miền mức cao
(openstack.com dns1.openstack.com NS)
(dns1.openstack.com 123.10.123.10)

Bước 2: Trên server thẩm quyền tạo: Bản ghi loại A cho www.openstack.com , bản ghi loại
MX cho mail server openstack.com

5. Mạng ngang hàng P2P


Câu hỏi 17: Chứng minh ưu điểm về thời gian phân bố tệp của kiến trúc ngang
hàng (P2P) so với kiến trúc khách/chủ (client/server) trong ứng dụng phân bố
tệp.
Trả lời:

24
 Ta xét trường hợp trong mạng P2P và Client/Server có N phần tử trong mạng đối với quá
trình tải tệp dữ liệu xuống.
 Trong đó:
 uS: băng thông máy chủ tải lên
 ui băng thông thiết bị i tải lên
 di : băng thông thiết bị i tải xuống
 Đối với mô hình Client-Server
 Thời gian để máy chủ tải N bản sao lên : NF/us (trong đó F là dung lượng )
 Thời gian để máy khách i tải xuống là F/di
 Thời gian để tệp có dung lượng F có thể phân bố đến N máy khách là :

dCS = max {NF/us , F/min(di)}

 Từ biểu thức trên ta nhận thấy thời gian tập tin có dung lượng F phân bố đến N máy
khác tăng tuyến tính theo N, khi N càng tăng thì thời gian càng tăng

25
 Đối với mô hình P2P
 Thời gian máy chủ gửi 1 bản sao lên : F/uS

26
 Thời gian máy khách i cần để tải xuống: F/di
 Tổng cộng phải tải lên NF (dung lượng). tốc độ tải lên cao nhất có thể là u s + ∑ui
 Thời gian để tệp có dung lượng F phân phối đến N máy khách là
 dP2P =max{F/uS, F/min(di),NF/(uS + ∑ui)}
 Từ biểu thức trên ta thấy tổng thời gian để tập tin có dung lượng F phân phối đến N máy
khách không tăng tuyến tính theo N. và không tăng nhanh như trong mô hình Client-
server
 Vậy từ 2 biểu thức tính toán trên ta có thể thấy được ưu thế của mô hình mạng
P2P so với mạng client-server trong ứng dụng phân bố tệp tin. Tổng thời gian phân
bố tiệp tin của mạng P2P cùng với N máy khác sẽ ít hơn nhiều so với mô hình
client-server. Ta có thể xem thêm hình bên dưới để thấy rõ thêm ưu điểm của
mạng P2P trong việc phân bố tệp dữ liệu

Câu hỏi 18: Trình bày khái niệm, nguyên lý hoạt động của ứng dụng phân bố tệp
sử dụng giao thức BitTorent.
 Khái niệm Bit Torrent

27
 BitTorent là giao thức P2P thông dụng để phân bố tệp. BitTorrent bao gồm tập hợp tất cả
các thiết bị ngang hàng tham gia phân bố một tệp cụ thể được gọi là Torrent
 Các máy tính tham gia trong mạng lưới BitTorrent sẽ đảm nhận cả việc download lẫn
upload dữ liệu mà không cần có sự có mặt của một server trung tâm.
 Nguyên lý hoạt động của BitTorrent.
 Mỗi Torrent có một nút hạ tầng gọi là bộ theo dõi(tracker). Khi thiết bị ngang hàng gia
nhập torrent nó tự đăng ký với bộ theo dõi và định kỳ thông báo với bộ theo dõi nó vẫn
còn trong torrent.
 Bộ theo dõi duy trì giám sát các thiết bị ngang hàng đang tham gia và torrent.
 Khi một thiết bị ngang hàng gia nhập torrent, bộ theo dõi sẽ lựa chọn ngẫu nhiên một
tập nhỏ các thiết bị ngang hàng từ tập các thiết bị ngang hàng đang tham gia và gửi địa
chỉ IP của các thiết bị này cho nó
 Có danh sách thiết bị ngang hàng này nó thiết đồng thời các kết nối TCP với tất cả các
thiết bị ngang hàng có trong danh sách

28
 Các thiết bị kết nối TCP thành công với nó được gọi thiết bị ngang hàng lân cận

29
 Theo thời gian một số thiết bị ngang hàng này có thể rời bỏ và các thiết bị ngang hàng
khách gia nhập Torrent. Do đó thiết bị ngang hàng lân cận sẽ thay đổi theo thời gian
 Khi tham gia vào BitTorrent các thiết bị ngang hàng không có khúc dữ liệu. Tại một thời
gian cho trước nào đó, thiết bị ngang hàng sẽ thu thập khúc dữ liệu theo thời gian và sẽ
biết khúc dữ liệu nào lân cận của nó đang có.
 Trong khi tải xuống các thiết bị ngang hàng tải lên các khúc dữ liệu cho các thiết bị
ngang hàng khác
 Một khi có toàn bộ tệp, thiết bị ngang hàng có thể rời bỏ BitTorrent hoặc ở lại

Câu 19: Trình bày hoạt động của ứng dụng tìm kiếm thông tin sử dụng hàng băm
phân tán DHT
Tìm kiếm thông tin trong p2p:

Bảng hàm băm phân tán DHT

 Thành phần quan trọng cần hiểu ứng dụng p2p là chỉ số hỗ trợ hoạt động tìm kiếm và
cập nhật. khi chỉ số được phân tán thì các thiết bị ngang hang có thể tạo lập lưu đệm nội
dung và trao đổi dữ liệu với nhau
 Kỹ thuật đánh chỉ soos và tìm kiếm gọi là bảng hàm băm phân tán DHT
 Thông tin được lưu trữ trongCSDL của chúng ta bao gồm các cặp(khóa, giá trị). Các thiết
bị ngang hang truy vấn CSDL bằng cách cung cấp khóa sao cho phù hợp với cặp (khóa,
giá trị) của CSDL đó.
 Việc thiết kế CSDL được thực hiện như sau:
1. Bảng hàm băm phân tán DHT định danh cho thiết bị ngang hang một số
nguyên n cố định trong dải [(0,2^n)-1].
2. Quy tắc gán khóa vào thiết bị ngang hang: gán mỗi cặp (khóa, giá trị) tới
thiết bị ngang hang có định danh gần khóa nhất(ngay sau khóa)
3. Nếu khóa lớn hơn tất cả định danh thì sử dụng modul lưu trữ(khóa ,giá trị)
vào thiết bị ngang hang có định danh nhỏ nhất

Làm thế nào để xác định thiết bị ngang hàng gần khóa nhất = > sử dụng DHT vòng

 DHT vòng

30
 Cạnh giữa thiết bị ngang hàng X và Y là kết nối TCP
 Tất cả các thiết bị ngang hàng đang hoạt động và cạnh tạo thành mạng che phủ
 Cạnh: là liên kết ảo
 Mỗi peer chỉ biết thiết bị ngay sau nó
 Peer 3 muốn biết peer nào chịu trách nhiệm khóa 11
 Peer 3 gửi bản tin tới peer 4; peer 4 gửi bản tin đến peer 5;… cho đến peer 12 chịu
trách nhiệm khóa 11
 Peer 12 gửi bản tin trả lời đến peer 3
 Giảm số thông tin mỗi peer phải quản lí
 Số lượng bản tin gửi đi lớn(N/2)
 Số lượng bản tin truy vấn là 0(logN)
 Tìm điểm cân bằng giữa số lượng thông tin mỗi peer phải theo dõi và số lượng bản tin
truyền trên mạng: bổ xung các đường kết nối tắt

31
 Peer churn
 Trong mạng p2p thì thiết bị ngang hang có thể vào ra không báo trước do đó khi thiết
kế DHT chúng ta quan tâm tới duy trì che phủ DHT bằng peer churn
 Mỗi peer theo dõi (biết địa chỉ IP) 2 peer đứng ngay sau
 Định kì kiểm tra

Peer rời bỏ(peer 5):

 Peer 5 thay thế thiết bị ngang hang ngay sau thứ nhất và ngay sau thứ 2(peer 4 và peer
8)
 Thiết bị ngang hang 4 sau đó yêu cầu định danh và địa chỉ IP của thiết bị ngay sau thứ 2
của nó(peer 10)

Peer gia nhập(peer 13):

 Chỉ biết peer 1. Peer 1 gửi bản tin đến peer 13 qua các peer trươc và sau peer 13. Peer
12 nhận được bản tin đến và biết được peer 13 ngay trước nó và peer 15ngay sau nó

6. Kết nối mạng đa phương tiện


Câu hỏi 20 : Trình bày khái niệm và nêu các đặc điểm của ứng dụng kết nối mạng
đa phương tiện. Cho một số ví dụ minh họa.
 Khái niệm: Ứng dụng kết nối mạng đa phương tiện là các ứng dụng hỗ trợ chia sẻ
audio, video trên mạng Internet
 Đặc điểm
- Thường nhạy cảm với trễ: trễ toàn trình, rung pha
- Chịu được một tỉ lệ mất gói nhất định: mất gói không thường xuyên chỉ gây ra nhiễu nhỏ
 Ví dụ
- Các dịch vụ IPTV, youtube..

Câu hỏi 2: Phân loại các lớp cơ bản của ứng dụng kết nối mạng đa phương tiện.
Trong kết nối mạng đa phương tiện có 3 lớp ứng dụng cơ bản:

 Trực tuyến audio/video lưu trữ


- Ở lớp ứng dụng này các khách hàng yêu cầu theo nhu cầu tệp audio/video nén đang
được lưu trữ tại máy chủ. Lớp dịch vụ này có 3 đặc tính phân biệt chủ yếu là:
 Phương tiện được lưu trữ: Nội dung đa phương tiện,được ghi lại từ trước,lưu trữ tại máy
chủ. Do phương tiện được ghi lại từ trước, người sử dụng có thể tạm dừng, tua lên,hay
đánh chỉ số trên nội dung đa phương tiện.
 Trực tuyến: là kĩ thuật mà khác hàng sẽ phát được audio/video sau vài giây khi nhận
được tệp tin từ máy chủ. Điều này tránh việc phải tải xuống toàn bộ tệp tin mới trước khi
bắt đầu phát

32
 Phát liên tục: là khi máy khách bắt đầu phát nội dung đa phương tiện thì nó phải tiến
hành tương ứng với thời gian nguyên gốc của bản ghi.
 Trực tuyến audio và video trực tuyến
- Lớp ứng dụng này tương tự như phát thanh truyền hình quảng bá truyền thông chỉ khác
việc nó truyền dẫn trên internet. Các ứng dụng này cho phép người sử dụng nhận phát
thanh và truyền hình xuất phát xuất phát từ bất cứ nơi nào trên thế giới.
- Các ứng dụng audio video trực tuyến có một số đặc điểm sau :
 Video,audio phát trực tuyến không được lưu trữ nên khách hàng không thể tua
lên nội dung của phương tiên.
 Thường có nhiều máy khách cùng nhận một lúc.
 Phân bố video, audio được thiết lập thông qua multicast ứng dụng

 Audio video tương tác thời gian thực


- Cho phép mọi người sử dụng audio/video có thể truyền thông với nhau thời gian thực
 Đối với Audio việc tương tác thời gian thực trên internet thường được hiểu như
thoại internet
 Đối với Video việc tương tác thời gian thực thường được gọi là hội nghi video

Câu hỏi 3: Trình bày hoạt động của các hệ thống trực tuyến audio/video lưu trữ.
Trả lời:

 Các tài nguyên, dữ liệu được lưu trữ tại các server
 Các máy chủ này có thể là máy chủ web gốc hay là máy chủ trực tuyến đặc thù dành
riêng cho các ứng dụng trực tuyến audio/video.
 Máy khách yêu cầu các tệp audio/video nén nằm trên các máy chủ
 Dựa trên các yêu cầu của máy khách, máy chủ gửi tệp audio/video tới máy khách bằng
cách gửi tệp đến socket.
 Sử dụng cả UDP và TCp để truyền tải nhưng phần lớn các lưu lượng audio/video trực
tuyến được truyền tải bằng TCP
 Khi tệp audio/video yêu cầu bắt đầu đến, khách hàng bắt đầu thể hiện tệp trong vài giây.
 Một số hệ thống cũng cung cấp tương tác người sử dụng như tạm dừng /tiếp tục và nhảy
về thời gian trong tệp audio/video
 Sử dụng giao thức trực tuyến thời gian thực RTSP

Câu hỏi 21: Trình bày chức năng và mô tả hoạt động, các lệnh cơ bản của giao
thức RTSP.
Trả lời:

 Chức năng

33
 RTSP cho phép bộ phát phương tiện điều khiển truyền dẫn dòng phương tiện. Các hoạt
động điều khiển bao gồm tạm dừng/tiếp tục, tua trước nhanh, tua lại.
 RTSP có các chức năng cho phép máy khách phát trực tuyến đến máy chủ
 Hoạt động

 Máy chủ đóng gói tệp mô tả trình diễn trong bản tin đáp ứng HTTP và gửi bản tin tới
trình duyệt
 Khi trình duyệt nhận được bản tin đáp ứng HTTP, trình duyệt gọi bộ phát phương
tiện(ứng dụng hỗ trợ) dựa trên trường loại nội dung của bản tin.
 Máy khách khởi tạo phiên bằng yêu cầu SETUP, cung cấp URL của tệp được phát trực
tuyến và phiên bản RTSP.
 Sau đó bộ phát máy chủ gửi cho nhau một loạt bản tin RTSP
 Máy phát gửi yêu cầu RTSP PLAY cho máy chủ và máy chủ đáp ứng bằng bản tin RTSP
OK
 Sau đó bộ phát gửi yêu cầu RTSP PAUSE và máy chủ đáp ứng bằng bản tin OK.
 Khi người sử dụng kết thúc bộ phát gửi yêu cầu RTSP TEARDOWN và máy chủ xác nhận
bằng bản tin RTSP OK.
 Các lệnh cơ bản của RTSP
 DESCRIBLE: đây là một lệnh yêu cầu server mô tả chi tiết về đối tượng được yêu cầu

34
 SETUP: lệnh này chưa một vài thành phần quan trọng của thông tin như một URL của nội
dung được yêu cầu và mootjc hỉ số cổng để sử dụng trao đổi dữ liệu
 PLAY: mỗi lần lệnh SETUP được xử lý lệnh được sử dụng để khởi động truyền nội dung
yêu cầu
 PAUSE: lệnh này yêu cầu tạm dừng việc gửi nội dung yêu cầu từ server tới client
 RECORD: lệnh này được sử dụng để ghi lại một nội dung
 TEARDOWN: lệnh này được sử dụng khi người sử dụng muốn kết thúc phiên.

Câu hỏi 22: Trình bày hoạt động của giao thức RTP và khuôn dạng, ý nghĩa các
trường trong bản tin RTP.
 Khái niệm: RTP là một giao thức định nghĩa cấu trúc gói tin tiêu chuẩn nhằm truyền
audio/video thông qua mạng IP.
 Thông thường, RTP chạy trên UDP. Phía gửi đóng gói khúc đa phương tiện trong gói
tin RTP, sau đó đóng gói tin vào đoạn UDP, và chuyển đoạn UDP xuống IP. Phía nhận
trích lấy gói tin từ đoạn UDP, sau đó trích lấy khúc đa phương tiện từ gói tin RTP, và
chuyển khúc đến bộ phát phương tiện để giải mã và phát.
 Khuôn dạng
Payload Sequence Timestamp Synchronization Miscellaneous
Type Number Source Identifer Fields
 Payload Type (7 bit): chỉ thị loại mã hóa được sử dụng. Nếu bên gửi thay đổi mã hóa
giữa hội nghị, bên gửi thông báo cho bên nhận thông qua trường này.
 Type 0: Audio - PCM  , 64 kbps
 Type 3: Audio - GSM, 13 kbps
 Type 7: Audio - LPC, 2.4 kbps
 Type 26: Video - Motion JPEG
 Type 33: Video - MPEG2 video
 Type 96: Video - H.264
 Sequence number (16 bit): tăng thêm 1 mỗi lần gói tin RTP được gửi đi, và có thể
được sử dụng để phát hiện mất gói và lưu thứ tự gói
 Time Stamp (32 bit): thời điểm lấy mẫu của byte đầu tiên trong gói dữ liệu RTP.
 SSRC (32 bit): xác định nguồn của dòng RTP. Mỗi dòng RTP trong một phiên RTP phải
có SSRC phân biệt.
Câu hỏi 23: Trình bày vai trò và mô tả hoạt động, các loại bản tin RTCP, và đặc
điểm băng thông cung cấp cho giao thức RTCP.
 Vai trò của RTCP
 Giao thức này dùng để điều khiển các gói mang tin trong phiên truyền của mỗi thành
viên, được phân phối theo cùng cơ chế như các gói mang tin.
 Các gói RTCP được truyền trên 2 cổng UDP khách nhau. Các gói thông tin điều khiển đi
qua cổng lẻ, các gói dữ liệu đi qua cổng chẵn
 Cung cấp các thông tin phản hồi về chất lượng của đường truyền dữ liệu

35
 RTCP mang một thông tin định danh ở lớp vận chuyển gọi là CNAME. Thông tin này giúp
ta định danh một nguồn phát RTP
 Giao thức RTCP có các dịch vụ giám sát chất lượng dịch vụ và thu nhập các thông tin về
những người tham gia vào phiên truyền RTP đang tiến hành
 Hoạt động

 RTCP hoạt động gắn với RTP


 Mỗi bên tham gia trong phiên RTP truyền các tin RTP tới tất cả các bên tham gia khác
trong phiên sử dụng IP muticast.
 Các gói tin RTP và RTCP được phân biệt với nhau thông qua sử dụng các số cổng phân
biết. số cổng của RTCP được thiết lập bằng số cổng của RTP+1
 Các gói tin RTP không đóng gói khúc dữ liệu audio hay video thay vào đó các gói tin
RTCP được gửi định kì và chứa các báo cáo của bên gửi và/ hoặc bên nhận thông báo
cho các thống kê có thể có ích cho ứng dụng.
 Các bên gửi có thể sử dụng thông tin phản hồi để thay đổi tốc độ truyền dẫn.
 Các loại bản tin RTCP
 Gói tin báo cáo bên nhận: gồm có các trường sau
 SRRC của dòng RTP mà báo cáo quá trình nhận của nó được tạo lập
 Phần gói tin bị mất trong dòng RTP.
 Số thứ tự cuối cùng nhận được trong dòng gói tin RTP
 Rung pha trung bình
 Gói tin báo cáo bên gửi: gồm có các trường sau

36
 SRRC của dòng RTP
 Nhãn thời gian và thời gian thực của gói tin mới nhất được tạo trong dòng RTP
 Số gói tin được truyền đi trên dòng
 Số byte được gửi đi trên dòng
 Gói tin mô tả nguồn: gồm các trường
 Địa chỉ email của bên gửi
 Tên bên gửi
 SRRC của dòng RTP liên quan
 Đặc điểm băng thông
 RTCP điều chỉnh tốc độ các bên tham gia gửi gói tin RTCP vào cây multicast như một
hàm số của số lượng bên tham gia trong phiên.
 RTCP cố gắng hạn chế lưu lượng không vượt quá 5% của băng thông phiên.

Câu hỏi 24: Phân tích giải pháp loại bỏ rung pha/biến thiên trễ (jitter) tại bên
nhận cho dữ liệu âm thanh (audio).
Trả lời:

 Rung pha/biến thiên trễ(jitter): Rung pha là hiện tượng thời gian từ khi gói tin được
tạo ra tại nguồn đến khi nó nhận được tại bên nhận có thể biến động đối với từng gói tin
do trễ hàng đợi trong các bộ định tuyến
 Phân tích giải pháp loại bỏ rung pha
Để có thể loại bỏ cũng như hạn chế được hiện tượng rung pha đầu tiên người ta đính
kèm thêm thông tin vào mỗi khúc khi gửi đi như
 Bắt đầu mỗi khúc bằng một số thứ tự: Bên gửi tăng số thứ tự lên một đơn vị mỗi khi có
một gói tin được tạo ra
 Bắt đầu mỗi khúc bằng một nhãn thời gian: Bên gửi gán nhãn cho mỗi khúc với thời gian
khúc được tạo ra.
 Làm trễ phát lại các khúc tại bên nhận: trễ phát lại của các khúc audio nhận được phải
đủ dài sao cho phần lướn các gói tin nhận được trước thời gian phát đã dược lập lịch của
chúng. Trễ phát này có thể là cố định trong suốt phiên audio hay thay đổi thích nghi
trong vòng đời phiên audio.
 Trễ phát cố định
 Khi bên gửi phát một khúc nó sẽ gán nhãn cho khúc đó t thời gian. Khi đó bên nhận cố
gắng phát lại từng khúc chính xác q (ms) sau khi khúc được tạo ra tương đương với việc
bên nhận sẽ phát lại khung này tại thời điểm (t + q). Đối với các khúc đến bên nhận với
quá thời gian sẽ bị bên nhận loại bỏ coi như bị mất.
 Đối với từng loại đường truyền ta có thể chọn giá trị q sao cho phù hợp:
 Đối với đường truyền có phương sai trễ toàn trình lớn ta sẽ phải chọn q lớn hơn (q =
400ms )

37
 Đối với đường truyền có trễ nhỏ và phương sai trễ nhỏ thì ta chọn gia trị q nhỏ hơn (
q < 150 ms)
 Trễ phát thích nghi

Ý tưởng của cơ chế này là sử dụng thời gian trễ của các gói tin đến qua đó có thể
tính toán và đưa ra thời gian trễ phát lại sao cho phù hợp nhất, chứ không cứng nhắc
như cơ chế trễ phát cố định

Thuật toán để áp dụng cho phương pháp này

Trong đó u = 0.01

 ti: là nhãn thời gian của gói thứ i được tạo ra tại bên gửi
 ri : thời gian gói tin thứ i nhận tại bên nhận
 pi : thời gian gói tin thứ i được phát lại tại bên nhận
 Trễ toàn trình của gói tin thứ i là : ri – ti
 di : là ước lượng trễ mạng trung bình đến khi nhận được gói tin thứ i

Từ di ta có công thức tính “ước lượng của vi sai trung bình trễ ” là

 Sau khi đã tính toán đươc 2 thông số d i và vi bên nhận sẽ dùng công thức để tính thời
gian phát lại gói tin.

K là hằng số ( VD: K = 3). Giá trị K thể hiện việc thiết lập thời gian phát lại đủ xa
trong tương lai sao cho chỉ có một phần nhỏ các gói đến trong khoảng có tiếng nói bị mất
do đến muộn. Và các gói tin còn lại trong khoảng tiếng nói được phát định kì

Câu hỏi 25: Trình bày các giải pháp cơ bản khôi phục mất gói dữ liệu audio và nêu
ưu điểm, nhược điểm của các giải pháp này.
 Phương pháp sửa lỗi tiến

38
 Ý tưởng của phương pháp này là: thêm thông tin dư thừa vào dòng gói tin gốc để khi
mất gói tin, bên nhận có thể dự vào thông tin dư thừa của các gói tin khác để phục hồi
lại gói tin bị mất
 FEC sử dụng 2 cơ chế phục hồi:
 Cơ chế thứ nhất
 gửi khúc dư thừa đạt được bằng toán tử loại trừ OR từ n khúc dữ liệu gốc. Đối với cơ
chế này nếu một gói tin trong nhóm (n+1) gói bị mất thì bên nhận có thể tái tạo được
lại gói tin bị mất đó.
 Đặc điểm của cơ chế này là:
o Chỉ phục hồi được khi mất một gói tin trong (n+1) gói tin còn khi mất 2 gói trở lên thì
không phục hồi được.
o Kích cỡ của nhóm càng nhỏ thì tỉ lệ tăng của tốc độ tốc độ truyền dòng audio càng
lớn
 Cơ chế thứ hai

39
 là gửi dòng audio phân giải thấp như thông tin dư thừa như hình sau
 Lúc này với bất kì gói tin nào bị mật thì bên nhận cũng có thể phục hồi lại nhưng gói tin
được phục hồi lại có tốc độ thấp hơn gói tin gốc. Nhưng do dòng bao gồm phần lớn các
gói tin với tôc độ cao nên xem kẽ một vài gói tin có tốc độ thấp về tổng thể sẽ không làm
ảnh hưởng nhiều đến chất lượng audio.
 Để khắc phục tình trạng mất gói tin liên tiếp chúng ta có thể gắn thêm các khúc chất
lượng thấp (n-1)st và (n-2)nd

40
 Ưu nhược điểm của phương pháp FEC
 Ưu điểm
 Cơ chế mã hóa đơn giản, dễ thực hiện
 Đối với FEC cơ chế 1 có thể phục hồi lại y nguyên gói tin bị mất
 Đối với FEC cơ chế 2 phục hồi lại nhanh chóng gói tin bị qua đó giúp làm giảm độ trễ
 Nhược điểm
 Đối với FEC cơ chế 1 nó chỉ phục hồi lại được một gói tin bị mất trong (n+1) gói tin , nếu
hơn một gói tin bị thì sẽ không phục hồi lại được. Kích cỡ của nhóm tỉ lệ nghịch với tốc
độ truyền dòng dư liệu. Và làm tăng trễ phát lại do nó phải chở đủ n gói tin đến mới có
thể phục hồi lại gói tin bị mất.
 Đối với FEC cơ chế 2: Khi xảy ra tình trạng mất quá nhiều gói tin thì sẽ ảnh hưởng đến
chất lượng audio và làm tăng băng thông và trễ phát. Cơ chế phức tạp hơn
 Phương pháp đan xen
 Ý tưởng của phương pháp đan xen là bên gửi sắp xếp lại các đơn vị dữ liệu audio trước
khi truyền đi sao cho các đơn vị liền nhau ban đầu được tách ra một khoảng cách trong
dòng thông tin truyên dẫn. Tại phía nhận các đơn vị sẽ được sắp xếp lại và phát.

41
 Ưu nhược điểm của phương pháp
 Ưu điểm

42
 Ưu điểm lớn nhất của phương pháp này là không làm tăng các yêu cầu băng
thông của dòng thông tin
 Giảm thiểu được ảnh hưởng của việc mất gói tin
 Tăng đáng kể chất lượng cảm nhận của dòng audio và cho chi phí thấp
 Nhược điểm
 Tăng độ trễ điều này hạn chế sử dụng trong ứng dụng tương tác như thoại
Internet
 Bên nhận phải dùng các thuật toán sắp xếp lại nên làm bộ nhận cồng kềnh hơn

Câu hỏi 26: Trình bày chức năng, ích lợi và các nguyên lý hoạt động của mạng
phân tán nội dung CDN.
 Chức năng
 CDN là một mạng phân tán nội dung gồm có một hệ thống máy chủ đặt ở nhiều nơi kết
nối hợp tác với nhau để phân phối nội dung đến khách hàng
 CDN tái tạo nội dung của khách hàng của nó trong các máy chủ CDN. Bất cứ khi nào
khách hàng khách hàng cập nhật nội dung, CDN phân bố lại nội dung mới tới các máy
chủ CDN
 CDN cho phép độ trễ thấp, đạt lưu lượng cao và có khả năng mở rộng linh hoạt
 Ích lợi
 Tiết kiệm băng thông đáng kể đối với các dữ liệu tĩnh (như hình ảnh, css,..)
 Tăng tốc độ truy cập web, load nội dung nhanh, giảm thiểu độ trễ
 Chop phép người dùng internet tương tác nhanh chóng
 Giúp tăng đối tượng truy cập nhiều nơi trên thế giới
 Giảm tải cho hệ thống máy chủ vận hành
 Tránh được các hiện tượng nghẽn cố chai trên các máy chủ
 Nguyên lý hoạt động
 Trước tiên công ty CDN xác định đối tượng nào mà muốn nó phân bố tài nguyên.
 Các nhà cung cấp nội dung gắn nhãn và sau đó đẩy nội dung này đến nút CND
 Đến lượt nút này sao chép và đẩy nội dung đến các máy chủ CND được lựa chọn
 Công ty CDN có thể sở hữu mạng riêng để đẩy nội dung từ nút CDN đến các máy chủ
CDN
 Bất cứ khi nào nhà cung cấp nội dung thay đổi đối tượng phân bố CDN , nó lại đẩy phiên
bản mới tới nút CDN, nút này lập tức sao chép và phân bố đối tượng đến các chủ CDN.

43
44

You might also like