You are on page 1of 3

Bài 18, 19: TUẦN HOÀN MÁU

I. Cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn.


1. Cấu tạo chung
- Hệ tuần hoàn được cấu tạo bởi các bộ phận sau:
+ Tim: Bơm hút và đẩy máu lưu thông trong hệ mạch
+ Hệ thống mạch máu.
+ Dịch tuần hoàn: Máu , hỗn hợp máu và dịch mô
2. Chức năng của hệ tuần hoàn
- Vận chuyển các chất từ bộ phận này đến bộ phận khác để đáp ứng cho các hoạt động
sống của cơ thể.
II. Các dạng hệ tuần hoàn ở động vật
1. Hệ tuần hoàn hở
- Có ở đa số động vật thân mềm (ốc sên, trai,…) và chân khớp (côn trùng, tôm,…).
- Đặc điểm:
+ Máu được tim bơm vào động mạch và sau đó tràn vào khoang cơ thể. Ở đây máu
được trộn lẫn với dịch mô tạo thành hỗn hợp máu - dịch mô. Máu tiếp xúc và trao đổi
chất trực tiếp với các tế bào, sau đó trở về tim.
+ Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm.
2. Hệ tuần hoàn kín
- Có ở mực ống, bạch tuộc, giun đốt, chân đầu và động vật có xương sống.
- Hệ tuần hoàn kín gồm: hệ tuần hoàn đơn (cá) hoặc hệ tuần hoàn kép (động vật có phổi
như lưỡng cư, bò sát, chim và thú).
- Đặc điểm :
+ Máu được tim bơm đi lưu thông liên tục trong mạch kín, từ động mạch qua mao
mạch, tĩnh mạch và sau đó về tim. Máu trao đổi chất với tế bào qua thành mao mạch.
+ Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hoặc trung bình, tốc độ máu chảy
nhanh.
Chú thích sơ đồ hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn kép: hình 18.3
Tại sao hệ tuần hoàn của thú, chim là hệ tuần hoàn kép: Hệ tuần hoàn của thú được
gọi là hệ tuần hoàn kép vì có hai vòng tuần hoàn lớn và nhỏ.
1. Tính tự động của tim
- Khả năng co dãn tự động theo chu kì của tim gọi là tính tự động của tim, nhờ hệ dẫn
truyền tim (nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His và mạng Puockin).
- Hoạt động của hệ dẫn truyền tim : Nút xoang nhĩ có khả năng phát xung điện  xung
điện lan khắp cơ tâm nhĩ làm tâm nhĩ co  nút nhĩ thất  bó His  mạng Puockin
Chú thích hệ dẫn truyền tim: hình 19.1
2. Chu kì hoạt động của tim
-Mỗi chu kì tim gồm: Pha co tâm nhĩ (0,1s), pha co tâm thất (0,3s), pha giãn chung (0,
4s)
- Nhip tim là 75 lần/1 phút.
- Động vật càng nhỏ thì nhịp tim càng nhanh.
3. Huyết áp:
- Huyết áp là áp lực máu tác dụng lên thành mạch. Huyết áp giảm dần trong hệ mạch.
- Huyết áp tâm trương ứng với lúc tim dãn, huyết áp tâm thu ứng với lúc tim co.
- Ở người, huyết áp tâm trương 70 – 80 mmHg, huyết áp tâm thu 110 – 120 mmHg.
4. Vận tốc máu
- Là tốc độ máu chảy trong một giây.
- Vận tốc máu trong hệ mạch liên quan chủ yếu đến tổng tiết diện của mạch và chênh
lệch huyết áp giữa hai đầu đoạn mạch.
Vì sao tim hoạt động suốt đời không mệt mỏi: Chu kì co dãn cơ tim đồng đều: Chu kì
tim hoạt động đều có thời gian cao, nghỉ xen kẽ nhau. Nhờ đó mà tim hoạt động đồng đều
và liên tục.Nhờ có chu kì co dãn, hoạt động của tim và thời gian nghỉ ngơi đều đặn. Hơn
nữa cấu tạo của tim khá đặc biệt và bền bỉ của cơ tim nên lượng máu cung cấp để nuôi
tim luôn dồi dào. Có thể thấy khoảng thời gian nghỉ ngơi và hoạt động của tim gần như
bằng nhau.
Bài 20: CÂN BẰNG NỘI MÔI
I.Khái niệm và ý nghĩa của cân bằng nội môi
- Khái niệm: Cân bằng nội môi là cơ chế đảm bảo môi trường sống nằm trong khoảng các
hoạt động sống diễn ra là tốt nhất.
- Ý nghĩa:
+ Sự ổn định về các điều kiện lí hóa của môi trường trong (máu, bạch huyết và dịch
mô) đảm bảo cho các tế bào, cơ quan trong cơ thể hoạt động bình thường->đảm bảo cho
sinh vật tồn tại và phát triển.
+ Khi điều kiện lí hóa của môi trường bị biến động ->không duy trì được sự ổn định
-> rối loạn hoạt động của các tế bào hoặc cơ quan -> bệnh lí hoặc tử vong VD: bệnh tiểu
đường, bệnh cao huyết áp...
II.Sơ đồ khái quát cơ chế cân bằng nội môi
- Các bộ phận tham gia cân bằng nội môi: bộ phận tiếp nhận kích thích, bộ phận điều
khiển và bộ phận thực hiện.
Sơ đồ cơ chế duy trì cân bằng nội môi: Học sơ đồ 20.1, 20.2
Vai trò của gan
- Gan điều hoà lượng protêin các chất tan và nồng độ glucozo trong máu.
- Nồng độ đường tăng cao tuỵ tiết ra isullin làm tăng quá trình chuyển đường thành
glicozem trong gan
- Nồng độ đường giảm tuỵ tiết ra glucagon chuyển glicogen trong gan thành đường
*Gan có vai trò quan trọng trong điều hòa nồng độ glucôzơ trong máu vì gan nhận
và chuyển glucôzơ thành glicôgen dự trữ, nhờ đó làm giảm nồng độ glucôzơ trong máu.
Giải thích sự thay đổi áp suất thẩm thấu, cơ chế cân bằng áp suất thẩm thấu khi cơ
thể ăn mặn hoặc mất nhiều mồ hôi hoặc uống quá nhiều nước:
- Khi ăn mặn, đổ nhiều mồ hôi→áp suất thẩm thấu trong máu tăng… →thận tăng cường
tái hấp thu nước trả về máu, đồng thời động vật có cảm giác khát nước → uống nước
vào → giúp cân bằng áp suất thẩm thấu.
- Khi uống quá nhiều nước→áp suất thẩm thấu trong máu giảm → thận tăng thải
nước → duy trì áp suất thẩm thấu.
Bài 23: HƯỚNG ĐỘNG
I. Khái niệm hướng động
- Hướng đô ̣ng là sự phản ứng của thực vâ ̣t với các kích thích theo mô ̣t hướng xác định.
- Có hai kiểu hướng động:
+ Hướng đô ̣ng dương: TV sinh trưởng hướng tới nguồn có kích thích.
+ Hướng đô ̣ng âm: TV sinh trưởng hướng xa nguồn có kích thích.
- Nguyên nhân: Do sự phân bố không đều của auxin của hai phía đối diê ̣n
+ Hướng đô ̣ng dương phần bị kích thích sinh trưởng châ ̣m, phần không bị kích sinh
trưởng nhanh.
+ Hướng đô ̣ng âm phần bị kích thích sinh trưởng nhanh, phần không bị kích thích sinh
trưởng châ ̣m.
II. Các kiểu hướng đô ̣ng
- Tuỳ thuộc vào tác nhân kích thích, có các kiểu hướng động tương ứng: hướng sáng,
hướng trọng lực (hướng đất), hướng hoá, hướng nước, hướng tiếp xúc
- Vai trò của hướng động: giúp cơ thể thực vật thích nghi với môi trường
Bài 24: ỨNG ĐỘNG
I. Khái niệm ứng động
- Ứng động là hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích không định hướng
của môi trường
- Có nhiều loại ứng động : Quang ứng động , nhiệt ứng động , hóa ứng động ...
II. Các kiểu ứng động : Có 2 kiểu - Ứng động sinh trưởng
- Ứng động không sinh trưởng
Loại ƯĐ Khái niệm Cơ chế

Là vận động cảm ứng do sự


khác biệt về tốc độ sinh trưởng Do tốc độ sinh trưởng không
Ứng đô ̣ng sinh
không đồng đều của các tế bào đồng đều tại 2 phía đối diện của
trưởng
tại 2 phía đối diện các cơ quan cơ quan gây nên.
có cấu trúc hình dẹt.

Do biến đổi hàm lượng nước


Ứng đô ̣ng Là phản ứng của thực vâ ̣t do
trong tế bào chuyên hoá. và sự
không sinh biến động của sức trương của tế
xuất hiện điện thế lan truyền
trưởng bào chuyên hoá.
kích thích.
- Vai trò: giúp cây thích nghi đa dạng đối với sự biến đổi của môi trường đảm bảo cho
cây tồn tại và phát triển

You might also like