You are on page 1of 4

ĐỀ CƯƠNG VẬT LÝ 10- HỌC KÌ II

Câu 1:Động lượng


-Định nghĩa: Động lượng của một vật chuyển động là một đại lượng bằng tích khối lượng với
vận tốc của vật.
Công thức: ⃗p=m⋅ ⃗v
kg . m
Đơn vị: hoặc kg.ms-1
s
Với p là động lượng của vật.
* Tái hiện được định luật bảo toàn động lượng.
Câu 2: Công và công suất
- Công:
+ Định nghĩa: Công A do một lực ⃗ F không đổi thực hiện là một đại lượng bằng tích độ lớn F
của lực với hình chiếu độ dời điểm đặt trên hướng của lực
+ Công thức: A=F ⋅s ⋅cos α
F (J hay N.m)
A: Công của lực ⃗
s.cosα là hình chiếu độ dời điểm đặt trên hướng của lực.
- Công suất:
+ Định nghĩa: Công suất là đại lượng bằng thương số giữa công A và thời gian t để thực hiện
công ấy .
A
+ Biểu thức: P=
t
P là công suất ( J/s hay W )
A công của lực (J)
t thời gian thực hiện công (s)
Câu 3: Động năng, thế năng
- Động năng
+ Định nghĩa: Động năng của một vật là năng lượng do vật chuyển động mà có .
1 2
+ Công thức:W đ = mv
2
Wđ: động năng ( J)
M: khối lượng vật (kg)
V: vận tốc tức thời của vật (m/s)
- Thế năng trọng trường
+ Định nghĩa: Thế năng trọng trường của một vật là dạng năng lượng tương tác giữa trái đất
với một vật phụ thuộc vào vị trí của vật đối trong trọng trường.
+ Công thức : Wt=mgh
Wt: Thế năng (J)
m : khối lượng (kg)
g: gia tốc trọng trường ( m/s2)
h: độ cao so với mốc thế năng (m)
- Thế năng đàn hồi
+ Định nghĩa: Khi một lò xo bị biến dạng thì hệ gồm lò xo và vật gắn vào lò xo sẽ được dự
trữ một thế năng gọi là thế năng đàn hồi
1
+ Công thức:Wt= kx 2
2
Wt: Thế năng (J)
k: độ cứng của lò xo (N/m)
x: độ biến dạng của lò xo (m)
Câu 4: Cấu tạo chất – thuyết động học phân tử chất khí.
- Đặc điểm cấu tạo của chất rắn
+ Vật chất được tồn tại dưới các thể khí, thể lỏng và thể rắn.
+ Ở thể rắn, lực tương tác giữa các phân tử rất mạnh nên giữ được các phân tử ở các vị trí cân
bằng xác định, làm cho chúng chỉ có thể dao động xung quanh các vị trí này. Các vật rắn có
thể tích và hình dạng riêng xác định.
+ Ở thể lỏng, lực tương tác giữa các phân tử lớn hơn ở thể khí nhưng nhỏ hơn ở thể rắn, nên
các phân tử dao đông xung quang vị trí cân bằng có thể di chuyển được. Chất lỏng có thể tích
riêng xác định nhưng không có hình dạng riêng mà có hình dạng của phần bình chứa nó.
+ Ở thể khí, lực tương tác giữa các phân tử rất yếu nên các phân tử chuyển động hoàn toàn
hỗn loạn. Chất khí không có hình dạng và thể tích riêng.
- Thuyết động học phân tử chất khí:
+ Chất khí được cấu tạo từ các phân tử có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách giữa chúng.
+ Các phân tử khí chuyển động hỗn loạn không ngừng ; chuyển động này càng nhanh thì
nhiệt độ của chất khí càng cao.
+ Khi chuyển động hỗn loạn các phân tử khí va chạm vào nhau và va chạm vào thành bình
gây áp suất lên thành bình.

Câu 6. Cơ năng ( bài tập )


- Áp dụng định luật bảo toàn cơ năng giải bài toán con lắc đơn, con lắc lò xo (ngang)
- Hoặc: giải bài toán vật chuyển động chịu thêm tác dụng của lực không thế (cơ năng không
bảo toàn)
Câu 7:Quá trình đẳng nhiệt
- Gọi tên qua biểu đồ (gọi tên quá trình)
- Biểu thức của định luật Boyle – Mariotte:
+ Phát biểu: Ở nhiệt độ không đổi kết quả suất P và thể tích V của một lượng khí xác định là
một hằng số.
+ Hệ thức: P.V= const hay P1.V1=P2.V2
Trong đó P1,P2 là áp suất khí ở trạng thái 1,2 ( N/m2, atm, at, Pa, bar,…)
V1, V2 là thể tích khí ở trạng thái 1,2 ( m3, dm3,cm3,lit,…)
- Tái hiện được định luật Boyle – Mariotte

Câu 8: Quá trình đẳng tích


- Gọi tên được quá trình đẳng tích từ đồ thị.

- Biểu thức của định luật Charles.


+ Trong quá trình biến đổi đẳng tích của một lượng khí nhất định áp suất tỉ lệ thuận với nhiệt
độ tuyệt đối.
p p1 p 2
+ Hệ thức: =const hay =
T T1 T 2
- Tái hiện được định luật định luật Charles.
- Bài toán áp dụng định luật Charles.
Bài tập:
- So sánh được nhiệt độ của khối khí xác định từ đường đẳng nhiệt trên cùng một đồ thị.
- Hiểu mối liên hệ áp suất và thể tích ở các trạng thái trong quá trình biến đổi đẳng nhiệt từ
đồ thị đường đẳng tích.

Câu 9: Trạng thái khí lý tưởng


- Bài toán áp dụng phương trình trạng thái khí lí tưởng để tìm thông số còn thiếu.Vẽ lại đồ thị
trong hệ trục tọa độ khác.
p ⋅V =nRT
Với R= 8,31 khi p là Pa, V= m3
R=0,082 khi p (atm), V(L)
R=0,0848 khi p(at), V(L)
Hoặc: bài toán áp dụng định luật Gay Lussac
Câu 10: Nội năng

- Định nghĩa nội năng.


Nội năng là một dạng năng lượng bên trong của hệ và chỉ phụ thuộc vào trạng thái của hệ nội
năng bao gồm tổng động năng chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên hệ và thế năng
tương tác giữa các phân tử đó
- Nội năng U = f(T, V)
Có 2 cách biến đổi nội năng:
Cách 1: thực hiện công (chủ yếu thay đổi thể tích)
Cách 2: truyền nhiệt lượng ( thay đổi nhiệt )
Phân biệt 2 cách biến đổi nội năng,w

You might also like