You are on page 1of 7

BÁO CÁO LẦN ĐẦU

27-08-2021

CTCP KỸ THUẬT ĐIỆN TOÀN CẦU – UPCOM


GIÁ MỤC TIÊU 81,500 VND
MUA – Câu chuyện thị phần và khả năng tăng trưởng UPSIDE 35.8%

KẾT QUẢ KINH DOANH Q3.2021 Dữ liệu thị trường


Ngành nghề Hàng tiêu dung
Tiếp nối những giá trị tái cơ cấu đến từ VNM sau thương vụ M&A năm 2019, Kết
Giá hiện tại (VND) 59,700
quả kinh doanh của MCM ngay lập tức đã có những cải thiện đáng kể khi biên lợi Vốn hóa (tỷ đồng) 6.644
Book Value (tỷ đồng) 2.204,4
nhuận gộp tăng gần gấp đôi so với trước đó. Kết quả kinh doanh của MCM trong
SLCP lưu hành 110.000.000
quý 3/2021 đạt 790 tỷ đồng (+8% YoY) – cao hơn 2 điểm phần trăm mức trung EPS TTM (đồng) 3.200
bình tăng trưởng ngành sữa Việt năm (6% YoY). Lợi nhuận ròng đạt 87.26 tỷ đồng BVPS (đồng) 20.040
Cổ tức (tiền mặt) 22%
(+47% YoY).

TRIỂN VỌNG ĐẦU TƯ Chỉ số tài chính


2018 2019 2020
DSC cho rằng thời gian tái cơ cấu vừa qua và những cải thiện về tỷ suất lợi nhuận
%yoy Doanh thu 1% 3% 10%
gộp chưa phản ánh hết tiềm năng tăng trưởng của MCM khi tham gia hệ sinh %yoy Lợi nhuận -17% -8% 68%

thái của VNM, cụ thể chúng tôi cho rằng MCM có thể tiếp tục tăng trưởng mạnh Biên gộp 19% 19% 31%
Biên ròng 7% 7% 10%
mẽ dựa vào những yếu tố sau:
ROE 23.5% 22.3% 34.2%
(1) Thị phần của Mộc Châu Milk mới chỉ dừng lại ở mức 2,7% toàn quốc và 18% ROA 16.3% 15.1% 24.5%

khu vực miền Bắc. Với chiến lược cải thiện sản phẩm tại Mộc Châu, DSC cho Leverage 1.48 1.48 1.34

rằng thị phần sẽ được cải thiện đáng kể với tầm nhìn trong năm 2022. Cơ cấu cổ đông
Tổng Công
(2) Cùng với chiến lược phát triển thị trường nước ngoài của VNM, Mộc Châu ty Chăn
Khác
nuôi Việt
Milk sẽ là mắt xích quan trọng dựa vào những nền tảng khí hậu và khu vực 29%
Nam -
CTCP
giúp VNM đẩy mạnh bức tranh hoàn thiện sản phẩm sữa Organic trong 35%

trung và dài hạn.

(3) Đầu tư mở rộng sản xuất và tăng sản lượng, chất lượng sữa sẽ giúp MCM CTCP Sữa
Việt Nam
9%
củng cố mục tiêu gia tăng thị phần của mình.
CTCP
(4) Mức nền 2021 thấp do ngành sữa chịu ảnh hưởng bởi đại dịch, DSC kỳ vọng GTNFOODS
27%

nhu cầu thị trường sữa Việt Nam sẽ phục hồi trong năm 2022.
Diễn biến thị trường

KHUYẾN NGHỊ
DSC đưa ra khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu MCM với giá mục tiêu 81.500
vnđ/cp với những luận điểm trên

RỦI RO
(1) Thanh khoản cổ phiếu tương đối thấp

(2) Tiềm năng tăng trưởng thị phần chưa được phản ánh
Nguồn: Cafef
(3) Các dự án mở rộng quy mô điểm rơi cần nhiều thời gian

P (+84) 85 655 123 W www.dsc.com.vn A Thành Công Tower, 80 Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, HN
F (84-28) 38 242 997 E cskh@dsc.vn 7/2 Thành Thái P14, Q.10. HCM
BÁO CÁO LẦN ĐẦU

TỔNG QUAN DOANH NGHIỆP


Quá trình phát triển
Công ty Cổ phần Giống Bò sữa Mộc Châu, tiền thân là Nông trường Mộc Châu, được thành lập ngày
08/04/1958, là đơn vị đầu tiên khai mở ra ngành chăn nuôi và sản xuất sữa công nghiệp tại Việt Nam.
Năm 2016, MCM được cổ phần hóa với cổ đông chiến lược là là GTNfoods nắm 51%. Đến năm cuối
năm 2019, MCM lại một lần đổi chủ khi về chung nhà với công ty sữa hàng đầu Việt Nam, Vinamilk.
Hiện MCM đang tiếp tục trong quá trình tái cấu trúc và niêm yết trên sàn Upcom vào 12/2020.

Hoạt động sản xuất kinh doanh chính


Hoạt động kinh doanh chính của MCM bao gồm sản xuất, chế biến, và kinh doanh sữa và các sản
phẩm từ sữa; sản xuất, chế biến, và kinh doanh thức ăn chăn nuôi và kinh doanh vật tư chăn nuôi và
vật nuôi. Sản phẩm của MCM được phân phối qua 60.000 điểm bán hàng và có mặt tại hầu hết các
chuỗi bán lẻ ở miền Bắc và miền Trung.

Sản xuất, chế biến, và kinh doanh sữa (88.2% tổng doanh thu năm 2020) : MCM có một nhà máy
sữa với công suất 250 tấn/ ngày, sản xuất khoảng 16 SKU bao gồm sữa tươi thanh trùng, sữa tươi tiệt
trùng (UHT), sữa chua, bơ và phô mai. Các sản phẩm sữa là các sản phẩm chủ lực đóng góp doanh thu
chính cho MCM.

Sản xuất, chế biến, và kinh doanh thức ăn chăn nuôi: (10% tổng doanh thu năm 2020) MCM có
trạm trộn thức ăn cho bò (TRM) của MCM có thể đáp ứng cho 35.000 con.

Nhóm sản phẩm, dịch vụ khác (1.8% tổng doanh thu năm 2020): Sản xuất, cung ứng giống bò;
Dịch vụ phối giống; Dịch vụ kiot.
Chuỗi cung ứng của MCM

Trang trại và Trạm thu Nhà máy chế


Tiêu thụ
hộ nông dân mua biến, đóng gói

Trung tâm
Ngô và cỏ Bò sữa
giống

Nhà máy TMR

Nguồn: MCM, DSC tổng hợp


BÁO CÁO LẦN ĐẦU

LUẬN ĐIỂM ĐẦU TƯ


1. Thị phần còn nhiều dư địa tăng trưởng

Thị phần của Mộc Châu Milk mới chỉ dừng lại ở mức 2,7% toàn quốc và 18% khu vực miền Bắc. Với chiến lược cải
thiện sản phẩm tại Mộc Châu, DSC cho rằng thị phần sẽ được cải thiện đáng kể với tầm nhìn trong năm 2022. Kế
hoạch đẩy mạnh phát triển sản phẩm sữa tại MCM đang có những tín hiệu khả quan, khi tỷ trọng đóng góp doanh
thu từ sản phẩm sữa tăng lên trong những năm gần đây.

CƠ CẤU DOANH THU


Sản phẩm sữa Thức ăn chăn nuôi Sản phẩm khác

5.0% 2.0% 1.8% 1.2%


9.0% 10.6%
12.6% 11.7%
12.0%
12.0%

83.0% 85.4% 86.5% 88.2%


79.0%

2016 2017 2018 2019 2020

Thị trường chủ yếu của MCM hiện tại mới chỉ dừng lại ở khu vực miền Bắc, đặc biệt là vùng nông thôn. Thị trường
sữa khu vực miền Trung và miền Nam vẫn còn rất nhiều dư địa khi MCM có thể phân phối thêm tại hệ thống
Vinamilk trong tương lai. Cùng với kinh nghiệm hoạt động ở 2 thị trường trên, Vinamilk sẽ góp phần thúc đẩy tốc
độ phát triển của MCM trong các năm tới. Đẩy mạnh quảng bá và truyền thông với định vị sản phẩm sữa
tươi, chất lượng cao, phục vụ cho giới trẻ và nhắm vào phân khúc trung và cao vốn có biên lợi nhuận
tốt hơn.
Khác
9%
FrieslandCampina
VN
11%
VNM
42%

TH True Milk
19%

MCM
19%
VNM MCM TH True Milk FrieslandCampina VN Khác
BÁO CÁO LẦN ĐẦU

2. Mộc Châu Milk sẽ là mắt xích quan trọng trong quá trình phát triển của Vinamilk
Cùng với chiến lược phát triển thị trường nước ngoài của VNM, Mộc Châu Milk sẽ là mắt xích quan trọng dựa vào
những nền tảng khí hậu và khu vực giúp VNM đẩy mạnh bức tranh hoàn thiện sản phẩm sữa Organic trong
trung và dài hạn.
Cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La từ trước đến nay vẫn nổi tiếng là một trong những vùng nuôi bò
sữa lớn của cả nước với thương hiệu Sữa Mộc Châu (Mộc Châu Milk - MCM). Tuy nhiên, tiềm năng của
vùng đất này không chỉ dừng lại ở đó. Với khí hậu khá tương đồng với khí hậu ôn đới cùng với thổ
nhưỡng thuận lợi, Mộc Châu hội tụ đầy đủ yếu tố để có thể phát triển vùng nuôi hữu cơ. Ngoài ra, khi
được nuôi trong điều kiện thuận lợi, đàn bò giảm thiểu quá trình thải nhiệt do nhiệt độ tăng cao, giúp
tăng khả năng sinh sản và cho sữa ở bò với chất lượng tốt hơn.

Thị trường Sữa Việt Nam đang bước vào giai


đoạn bão hòa và khó có thể duy trì mức tăng
trưởng như trước, trong khi VNM hiện đang
là doanh nghiệp có tổng thị phần đạt hơn
50%, nên việc duy trì tăng trưởng sẽ càng
khó khăn hơn. Cộng với việc cạnh tranh từ
các thương hiệu nước ngoài sau các hiệp
định EVFTA, AANZFTA cũng ảnh hưởng

Nguồn: MCM không nhỏ đến thị phần của Vinamilk. Do vậy

MCM đóng góp tăng trưởng cho VNM giai chiến lược để giúp VNM duy trì tăng trưởng
đoạn 9T2020 trong giai đoạn này là: tăng cường hoạt động
9T2020 Doanh thu Lợi nhuận M&A; cao cấp hoá sản phẩm, đa dạng hoá đối

Hợp nhất MCM 7.40% 7.40% tượng khách hàng; và thúc đẩy hoạt động xuất
Không hợp nhất khẩu
MCM 2.40% 6.20%
Nguồn: DSC tổng hợp
3. Mở rộng sản xuất, gia tăng sản lượng
Đầu tư thêm dây chuyền sản xuất sữa. Nhà máy sữa hiện tại đang chạy với 85% công suất, để đón
đầu cho sự phục hồi của ngành sữa sau Covid, MCM đã đầu tư 130 tỷ để tăng công suất cho dây
chuyền sản xuất hiện tại. Việc đầu tư dây chuyền mới giúp cho công suất sản xuất sữa tăng khoảng
20%, giúp cho MCM đảm bảo tăng trưởng trước khi nhà máy sữa mới được đưa vào vận hành.
Đầu tư nhà máy sản xuất sữa mới: MCM dự kiến sẽ bắt đầu xây dựng nhà máy sữa mới với tổng
mức đầu tư khoảng 1.120 tỷ từ Quý 3/2022 và dự kiến sẽ đưa vào vận hành vào cuối năm 2022 hoặc
đầu năm 2023. Nhà máy sữa được chia ra nhiều giai đoạn đầu tư với với công suất dự kiến gấp 4 lần
nhà máy cũ. Việc đầu tư xây dựng nhà máy hiện đại hơn và công suất lớn hơn giúp MCM tăng tính
kinh tế nhờ quy mô và tăng biên lợi nhuận.
BÁO CÁO LẦN ĐẦU

4. Nền 2021 thấp do ảnh hưởng của đại dịch


DSC cho rằng mức nền 2021 thấp của MCM cộng với việc các dự án mở rộng sản xuất, phân phối
chưa phản ánh vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, 2022 sẽ được kỳ vọng khi MCM nhận được
thêm năng lực hệ thống phân phối từ Vinamilk. Thúc đẩy biên lợi nhuận động thời gia tăng doanh
thu, thị phần.
BÁO CÁO LẦN ĐẦU

III. DỰ PHÓNG VÀ ĐỊNH GIÁ


DSC kỳ vọng doanh thu sẽ tăng trưởng dựa vào việc mở cửa xã hội trở lại trong thời gian vừa qua, việc
tiêu thụ ngành hàng FMCG sẽ được phục hồi trở lại, trong đó, đặc biệt ngành hàng Sữa và các sản
phẩm của sữa đã có những phản ứng tích cực hơn trong bối cảnh làn song Covid thứ 4 diễn ra.

Dự phóng kết quả kinh doanh của MCM:


Mảng sữa và các sản phẩm của sữa kỳ vọng sẽ mở rộng thị phần nhờ việc phân phối tới các tỉnh thành
miền Trung và phía Nam. Việc đầu tư thêm dây chuyển sản xuất sữa trong năm tới kỳ vọng sẽ giúp
Doanh thu và lợi nhuận của MCM tăng 20%/năm, tại năm 2023, khi dự án nhà máy sản xuất bò sữa
mới với quy mô lớn công nghệ cao đây sẽ là thời điểm tăng trưởng đột phá của MCM trong giai đoạn
2021-2025, khi biên lợi nhuận có thể cải thiện mạnh mẽ trong giai đoạn sau đó, cụ thể dự phóng của
DSC:

2021F 2022F 2023F


Doanh số thuần 3100.6 3720.416 4650.55

YoY 14.5% 20.0% 25.0%


Lãi gộp 1085.21 1320 1627
Gross Margin 35% 35% 35%
Chi phí bán hàng -691.18 -829.416 -995.2992
Chi phí quản lý doanh nghiệp -23.72 -28.464 -37.0032
Lãi/(lỗ) thuần sau thuế 448.76 538.512 700.0656
EPS 4,079.64 4895.568 6364.2327
Định giá hợp lí 81,592.80 97,911.36 127,284.65
Với tiềm năng tăng trưởng tốt trong thời gian những năm tới, DSC khuyến nghị MUA - MCM tại
vùng giá này 60.300 đồng/cổ phiếu với giá mục tiêu 81.500 đồng/cổ phiếu (đã bao gồm cổ
tức) – Tổng mức sinh lời kỳ vọng: 35.15%
BÁO CÁO NGẮN
KHUYẾN CÁO SỬ DỤNG
Bản tin này của Công ty Chứng khoán DSC (gồm các thông tin, ý kiến, nhận định và khuyến
nghị nêu trong bản tin) được thực hiện/gửí với mong muốn cung cấp cho nhà đầu tư thêm các
thông tin liên quan đến thị trường chứng khoán. Thông tin nêu trong bản tin được thu thập từ
các nguồn đáng tin cậy, tuy nhiên, chúng tôi không đảm bảo các thông tin nêu trong bản tin
này là hoàn toàn chính xác và đầy đủ. Bản tin này được thực hiện/gửi bởi trung tâm phân tích
và không đại diện/nhân danh DSC.

DSC nghiêm cấm việc sử dụng, và mọi sự in ấn, sao chép hay xuất bản toàn bộ hay từng phần
bản Báo cáo này vì mục đích gì mà không có sự chấp thuận của DSC

You might also like