You are on page 1of 10

Họ và tên: Nguyễn Trường An

Lớp: KTN.01-K62
MSSV: 20171955
Mã môn học: HE4405
ĐỀ TÀI MÔN HỌC

Tính toán hệ thống cấp đông thủy sản băng truyền IQF công suất 500 kg/ giờ
Thông số đề bài:

 Công suất cấp đông: 500 kg/h


 Nhiệt độ tâm sản phẩm: ttt= -18 ℃
 Nhiệt độ buồng cấp đông: tb= -35℃
 Nhiệt độ đầu vào sản phẩm: tv= 15℃
 Nhiệt độ môi trường : ttm = 25 ℃
 Độ ẩm môi trường: 𝜑 = 80%.

1. TÍNH NHIỆT TẢI CỦA IQF


+ Tổng lượng nhiệt của tủ đông băng chuyền được tính bởi công thức.
QIQF = Qsp + Qkk + Qbc + Qmt + Qđc+ Qlk

Trong đó:
Qsp : Nhiệt lượng cần lấy ra từ sản phẩm để hạ nhiệt độ của sản phẩm từ
nhiệt độ ban đầu xuống nhiệt độ yêu cầu của quá trình làm đông.
Qbc : Nhiệt lượng lấy ra để hạ nhiệt độ của băng chuyền.
Qkk: Nhiệt lượng lấy ra để làm lạnh không khí trong tủ.
Qmt: Nhiệt xâm nhập từ môi trường bên ngoài qua kết cấu bao che của tủ.
Qđc: Nhiệt lấy ra từ động cơ.
Qlk: Nhiệt tổn thất do lọt khí bên ngoài vào trong tủ.

a. Nhiệt lượng cần lấy ra từ sản phẩm để hạ nhiệt độ của sản phẩm
từ nhiệt độ ban đầu xuống nhiệt độ yêu cầu của quá trình làm đông
Qsp = Q1 + Q2 + Q3 + Q4 + Q5

Q1: Nhiệt lượng cần lấy đi từ sản phẩm để làm giảm nhiệt độ của nó trước
khi có sự đóng băng của nước trong nó.
Q2: Nhiệt lượng cần lấy đi từ sản phẩm để làm kết tinh nước trong đó.

Q3: Nhiệt lượng cần lấy ra để làm giảm nhiệt độ của nước đã đóng băng đến
nhiệt độ cuối quá trình làm đông.
Q4: Nhiệt lượng cần lấy đi để làm giảm nhiệt độ của nước không đóng băng
trong thực phẩm đến nhiệt độ cuối quá trình làm đông.
Q5: Nhiệt lượng cần lầy đi để làm giảm nhiệt độ phần chất khô
cuối quá trình làm đông.
+ Nhiệt lượng cần lấy đi từ sản phẩm để làm giảm nhiệt độ của nó trước khi
có sự đóng băng của nước trong nó.
Q1 = C1 × G × (t1 – tđb )
Trong đó:
C1: nhiệt dung riêng của sản phẩm trước khi nước trong nó đóng băng.

C1 = C '× φ ×C '' ( 1 - φ)

C’: nhiệt dung riêng của nước: C ’ = 4,186 kJ/kg.K


C’’: nhiệt dung riêng của chất khô
C’’ = 1,045 ÷ 1,463 kJ/kg.K.
Chọn C’’ = 1,3 kJ/kg.K
 = 80%: hàm lượng nước trung bình có trong cá.

C1 = 4,186 × 0,8×1,3 × (1-0,8) = 3,6 kJ/kg.K


G: Khối lượng sản phẩm cấp đông trong một giờ. G = 500 kg/h
t1: nhiệt độ trung bình của sản phẩm trước khi cấp đông.
𝑡𝑚𝑡 + 𝑡𝑣 25+15
𝑡1 == = = 200C
2 2

tđb = -10C : nhiệt độ đóng băng trung bình của nước trong thủy sản.
Q1 =3,6 × 500 × [20 –(-1)] = 36750 kJ/h = 10,208 kW
+ Nhiệt lượng cần lấy đi từ sản phẩm để làm kết tinh nước trong đó.
Q2 = L × G × W × φ

Trong đó:
L = 333,6 kJ/kg: nhiệt đóng băng của nước đá.
G: khối lượng sản phẩm cấp đông trong một giờ. G = 500 kg/h

 = 80%: hàm lượng nước trung bình trong thủy sản.

W = 90%: hàm lượng nước đóng băng trong thủy sản so với lượng nước
ban đầu có trong thủy sản.
Q2 = 333,6 × 500 × 0,9 × 0,8 = 120096 kJ/h = 33,36 kW

+ Nhiệt lượng cần lấy ra để làm giảm nhiệt độ của nước đã đóng băng đến
nhiệt độ cuối quá trình
làm đông.

Q3 = C3 × G × φ × W × (tđb –t2)

Trong đó:
C3 = 2,09 kJ/kg.K : nhiệt dung riêng của nước đá.
G: khối lượng sản phẩm cấp đông trong một giờ. G = 500 kg/h
W = 90%: hàm lượng nước đóng băng trong thủy sản so với
lượng nước ban đầu có trong thủy sản.
tđb = -10C : nhiệt độ đóng băng trung bình của nước trong thủy sản.
t2 : nhiệt độ trung bình của sản phẩm cuối quá trình làm đông.
𝑡𝑏𝑚 + 𝑡𝑡𝑡
𝑡2 ==
2

Ta có : tbm = tb + ( 5÷ 10℃ ) = - 35 + 10 = -25℃ : Nhiệt độ của bề mặt


sản phẩm cuối quá trình làm đông.
ttt= - 15℃ : Nhiệt độ tâm sản phẩm cuối quá trình làm đông.
−25−15
t2 = = -20℃
2

Q3 = 2,09 × 500 × 0,8 × 0,9 × (-1 + 20) = 14295,6 kJ/h = 3,971 kW.
+ Nhiệt lượng cần lấy đi để làm giảm nhiệt độ của nước không đóng băng
trong thực phẩm đến nhiệt độ cuối quá trình làm đông.
Q4 = C4 × G × φ × (1 – W) × (tđb –t2 )
Trong đó:
C4 = 2,9 kJ/kg.K: nhiệt dung riêng của nước trong thực phẩm.
G: khối lượng sản phẩm cấp đông trong một giờ. G = 500 kg/h
 = 80%: hàm lượng nước trung bình trong thủy sản.

W = 90%: hàm lượng nước đóng băng trong thủy sản so với lượng nước
ban đầu có trong thủy sản.
Q4 = 2,9 × 500 × 0,8 × (1 –0,9) × [-1 –( -25)] = 2784 kJ/h = 0,773 kW
+ Nhiệt lượng cần lấy đi để làm giảm nhiệt độ phần chất khô cuối quá trình làm
đông:
Q5 = C’’× G × (1 - φ ) × (tđb –t2 )
Trong đó:
C’’ =1,3 kJ/kg.K: nhiệt dung riêng của chất khô.
G: khối lượng sản phẩm cấp đông trong 1 giờ. G = 500 kg/h
 = 80%: hàm lượng nước trung bình trong thủy sản.

tđb = -10C : nhiệt độ đóng băng trung bình của nước trong thủy sản.
t2 = -200C : nhiệt độ trung bình của sản phẩm cuối quá trình làm đông.
Q5 = 1,3 × 500 × (1 – 0,8) × [-1 +20 ] = 2470 kJ/h = 0,686 KW.
Bảng 1: Kết quả tính nhiệt Qsp
Q1( kW ) Q2( kW ) Q3( kW ) Q4( kW ) Q5( kW ) Qsp( kW )
10,208 33,36 3,971 0,773 0,686 48,99

b. Nhiệt lượng lấy ra để hạ nhiệt độ của băng chuyền.

Qbc = Cbc × Gbc × ∆tbc

Trong đó:
Gbc: lưu lượng khối lượng của băng chuyền.
Ta có băng chuyền chạy từ đầu vào đến đầu ra mất 2 phút. Chiều dài của băng chuyền
là bằng chiều dài của tủ đông (13,2m) cộng thêm khúc băng chuyền nạp liệu (2m) và khúc
băng chuyền tháo liệu (1m) bằng 16,2m.
Vậy tốc độ băng chuyền là 8,1m/phút. Vậy trong một giờ băng chuyền chạy được
486m.
Khối lượng của 1m băng chuyền là 5kg
Vậy lưu lượng khối lượng của băng chuyền trong một
giờ sẽ là: Gbc= 5 × 486= 2430 kg/h.
bc C: độ chênh nhiệt độ giữa nhiệt độ cuối quá trình làm đông của
0
∆t =10

băng chuyền và nhiệt độ của đầu vào của băng chuyền sau khi đi vòng
lại ngoài môi trường.
Cbc = 0,394 KJ/Kg.K: nhiệt dung riêng của Inox.
Qbc = 0,394 × 2430 × 10 = 9574 kJ/h = 9,574 kW

c. Nhiệt lượng lấy ra để làm lạnh không khí trong tủ


Qkk = Ckk × Gkk × Δtkk

= Ckk ×Vkk ×ρkk × Δtkk


Trong đó :
Ckk = 1,013 kJ/kg.K: nhiệt dung riêng của không khí ở nhiệt độ -350C.
𝜌𝑘𝑘 = 1,484 kg/𝑚3 : khối lượng riêng của không khí ở nhiệt độ -350C.
∆tkk : độ chênh nhiệt độ giữa nhiệt độ ban đầu và nhiệt độ cuối
quá trình làm đông của không khí trong tủ.
∆tkk= tmt –tb= 25 + 35= 600C
2
Vkk: Thể tích không khí ở trong tủ : Vkk = . vtt
3

Xác định Vkk


Ta có kích thước bên ngoài tủ:
- Chiều dài : 13,2m
- Chiều rộng: 2,3m
- Chiều cao: 2,6m
- Chiều dày lớp cách nhiệt: 0,15m.
Vậy kích thước lòng trong của tủ:
- Chiều dài: 12,9m
- Chiều rộng: 2m.
- Chiều cao: 2,3m
Vtủ = 12,9 × 2 × 2,3 = 59,34 m3
Qkk = 1,013 × 59,34 × 1,484 × 60 = 5352,32 kJ/h = 1,49 kW.
d. Nhiệt xâm nhập từ môi trường bên ngoài qua kết cấu bao che của tủ.

Qmt = QV,T + QS + QC
Trong đó:
QV,T : dòng nhiệt xâm nhập qua vách và
trần.
QS : dòng nhiệt xâm nhập qua sàn
QC : dòng nhiệt xâm nhập qua cửa.

∆t = 600 C : độ chênh nhiệt độ giữa bên trong và bên ngoài tủ.


FV,T : tổng diện tích mặt ngoài của vách và trần.

Trong đó:

 = 23,3 W/m2.K
 = 8 W/m2.K
 i = 0,0006m: độ dày của lớp Inox.

i = 22W/m.K: hệ số dẫn nhiệt của Inox.


 p = 0,15m: chiều dày của lớp polyurethan cách nhiệt.

 p = 0,047W/m.K: hệ số dẫn nhiệt của polyurethan.

Fv = 2 × 13,2 × 2,6 = 68,64 m2


FT= 13,2 × 2,3 = 30,36 m2
FV,T= 68,64+ 30,36 = 99 m2
QV,T= 0,286 × 99 × 60 = 1700 W = 1,7 kW

Trong đó:

 = 23,3 W/m2.K

 = 8 W/m2.K
 i = 0,0006m: độ dày của lớp Inox.

i = 22W/m.K: hệ số dẫn nhiệt của Inox.

 p = 0,15m: chiều dày của lớp polyurethan cách nhiệt.

 p = 0,047W/m.K: hệ số dẫn nhiệt của polyurethan.


 th = 0,05m: chiều dày của tấm thép lót phía dưới tủ.

th = 45,5 W/m.K: hệ số dẫn nhiệt của thép.

FS : diện tích mặt ngoài của sàn. FS = 13,2 × 2,3 = 30,36 m2

QS = 0,286 × 30,36 × 60 = 521 W = 0,521 kW

Từ cấu trúc cửa ta có:

Trong đó:

 = 23,3 W/m2.K
 = 8 W/m2.K
 i = 0,0006m: độ dày của lớp Inox.

i = 22W/m.K: hệ số dẫn nhiệt của Inox.

 p = 0,15m: chiều dày của lớp polyurethan cách nhiệt.

 p = 0,047W/m.K: hệ số dẫn nhiệt của polyurethan.


FC: tổng diện tích mặt ngoài của cửa tủ.
Chọn 2 cửa với chiều dài: 1,8m , chiều rộng 1 m

FC = 2 × 1,8 × 1 = 3,6 m2

QC = 0,32 × 3,6 × 60 = 69 W = 0,069 kW


Bảng 3.Kết quả tính nhiệt của Qmt
Dòng nhiệt thành phần Công thức K(W/m2K) F(m2) Nhiệt tải( kW)
QV,T QVT  KVT.FVT.t 0,286 99 1,7
QS QS  KS .FS .t 0,286 30,36 0,502
QC QC  KC .FC .t 0,32 7,2 0,069
Dòng nhiệt tổng:  Qmt 2,271

e. Nhiệt lấy ra từ động cơ điện tỏa ra

Qđc = 1000 × N × n (W)


Trong đó:
N: công suất động cơ quạt, kW
n: số quạt của buồng cấp đông.
Trong tủ có bố trí 8 quạt, mỗi quạt có công suất 4 kW
Qđc = 1000 × 8 × 4 = 32000 W = 32 kW
f. Tổn thất nhiệt do lọt không khí bên ngoài vào
Đối với buồng cấp đông IQF, trong quá trình làm việc do các băng tải chuyển động
ra vào nên ở các cửa ra vào phải có khoảng hở nhất định. Mặt khác khi băng tải ra vào
buồng cấp đông nó sẽ cuốn vào và ra một lượng khí nhất định, gây tổn thất nhiệt. Tổn
thất nhiệt này có thể được tính theo công thức sau:
Qlk = Gkk × Cpkk × (t1-t2).

Trong đó:
Cpkk = 1,005 kJ/kg.K: nhiệt dung riêng của không khí ở nhiệt độ 250C
t1, t2 : nhiệt độ không khí bên ngoài và bên trong buồng.
Gkk: lưu lượng không khí lọt, kg/s.
Gkk có thể xác định như sau:
Gkk = ρkk × w × F ( kg/s)
Trong đó:
ρkk = 1,185 kg/m3: khối lượng riêng của không khí ở nhiệt độ 25 0C.

  0,135m/s: tốc độ chuyển động của băng tải.

F: tổng diện tích khoảng hở cửa vào và cửa ra của băng tải, m2
F = 2 × 1,8 × 0,1 = 0,36m2.
Gkk = 1,185 × 0,135 × 0,36 = 0,058 kg/s.
Qlk = 0,058 × 1,005 × [25-(-35)] = 3,5 kW
*Tổng nhiệt tải của IQF:
QIQF = 48,99 + 9,574 + 1,49 +2,271 + 32 + 3,5 = 97,83 kW.

You might also like