You are on page 1of 7

NGÂN HÀNG ĐỀ 12

Bài 1. SỰ HÌNH THÀNH TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI

Câu 1. Ý nào sau đây là mục đích của tổ chức Liên Hợp Quốc?
A. Duy trì hòa bình an ninh thế giới.
Câu 2.Để nhanh chóng kết thúc chiến tranh, sau khi đánh bại phát xít Đức, Liên Xô cam kết
B. sẽ tham chiến chống Nhật ở châu Á
Câu 3.Quyết định của Hội nghị lanta thoả thuận về việc đóng quân tại các nước nhằm
A. giải giáp quân đội phát xít, phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á
Câu 4.Nội dung nào sau đây là một trong những nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc?
A. Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước
Câu 5.Nội dung nào không phải là nguyên tắc hoạt động của Liên Hợp quốc?
A. Duy trì hòa bình, anh ninh thế giới
Câu 6.Cơ quan nào của Liên hợp quốc giữ vai trò trọng yếu trong việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới ?
C. Hội đồng Bảo an
Câu 7.Những quyết định của Hội nghị lanta đã ảnh huởng như thế nào đến quan hệ quốc tế sau Chiến tranh
thế giới thứ hai ?
A. Hình thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới: Trật tự hai cực lanta, chi phối mọi mối quan hệ quốc tế
trên thế giới
Câu 8.Nội dung nào dưới đây không phải là quyết định của Hội nghị Ianta (2 – 1945)?
B. Nhanh chóng khắc phục hậu quả của chiến tranh
BÀI 2. LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU
Câu 1.Trong khoảng ba thập niên đầu sau chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô là nước đi đầu trong lĩnh
vực
D. công nghiệp vũ trụ và công nghiệp điện hạt nhân
Câu 2. Những năm đầu sau khi Liên Xô tan rã, Liên bang Nga thực hiện chính sách đối ngoại ngả về
phương Tây với hi vọng

B. nhận được sự ủng hộ về chính trị và sự viện trợ về kinh tế


Bài 3 ĐÔNG BẮC Á
Câu 1. Trước chiến tranh thế giới thứ hai, trừ Nhật Bản, các nước Đông Bắc Á có đặc điểm gì?
C. Bị chủ nghĩa thực dân nô dịch
Câu 2. Điểm nổi bật của nền kinh tế Trung Quốc trong thời kì đổi mới (1978 - 2000) là
D. nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa
Câu 3. Nội dung nào phản ánh đúng tình hình kinh tế Trung Quốc trong những năm 1978 – 1998?
C. Nền kinh tế phát triển nhanh chóng, những năm 90 tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới
Câu 4. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, yếu tố cơ bản nhất giúp cách mạng Trung Quốc phát triển là
B. lực lượng cách mạng lớn mạnh nhanh chóng
Câu 5.  Mục tiêu cải cách – mở cửa ở Trung Quốc từ năm 1978 là xây dựng Trung Quốc thành quốc gia
D. giàu mạnh, dân chủ, văn minh
Bài 6,7,8
Câu 1. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ là nước khởi đầu cuộc cách mạng nào?
D. Cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại
Câu 2. Cộng đồng châu Âu (EC) là sự hợp nhất của các tổ chức nào

1
B. Cộng đồng than – thép Châu Âu, Cộng đồng năng lượng nguyên tử Châu Âu, Cộng đồng kinh tế Châu
Âu
Câu 3. Yếu tố nào không phải là nguyên nhân sự phát triển của kinh tế Mĩ sau CTTG thứ II?
C. Chính sách Kinh tế mới của Tổng thống Mĩ Rudơven đã phát huy tác dụng trên thực tế

Câu 4. Nhân tố nào sau đây không phải nguyên nhân giúp các nước Tây Âu nhanh chóng khôi phục kinh tế
sau chiến tranh?
C. Nhận được khoản bồi thường chiến phí khổng lồ để khôi phục kinh tế
Câu 5. Trong những năm 60 – 70 của thế kỉ XX, nền kinh tế của Nhật Bản phát triển “thần kì”, yếu
tố nào dưới đây là nguyên nhân nội tại?
C. Con người được coi là vốn quý nhất là nhân tố quyết định hàng đầu
Câu 6. Nhân tố khách quan nào đã giúp kinh tế các nước Tây Âu hồi phục sau CTTG thứ hai?
B. Viện trợ của Mĩ theo kế hoạch Mácsan
Bài 9
Câu 1. Thông điệp của Tổng thống Mĩ Truman tại Quốc hội Mĩ ngày 12/3/1947 khẳng định
B. sự tồn tại của Liên Xô là nguy cơ lớn đối với nước Mĩ
Câu 2. Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) là một
A. liên minh quân sự lớn nhất của các nước tư bản phương Tây do Mĩ cầm đầu
Câu 3. Tổ chức Hiệp ước Vácsava giữa Liên Xô và các nước Đông Âu là một liên minh
C. chính tri - quân sự mang tính chất phòng thủ của các nước xã hội chủ nghĩa châu Âu
Câu 4. Định ước Henxinki (8/1975), được kí kết giữa 33 nước châu Âu với Mĩ và Canađa đã tạo nên một cơ
chế giải quyết các vấn đề
B. liên quan đến hòa bình, an ninh ở châu Âu
Câu 5. Năm 1991, diễn ra sự kiện gì có liên quan đến quan hệ quốc tế?
C. Trật tự hai cực I-an-ta bị sụp đổ
Bài 10
Câu 1. Nội dung nào sau đây là nguồn gốc của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại (nửa sau thế kỉ
XX)?
A. Đáp ứng những đòi hỏi của cuộc sống và sản xuất
Câu 2. Đặc điểm lớn nhất của Cách mạng khoa học - kĩ tlhuật lần thứ hai là
D. khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
Câu 3. Quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng, tác động, phụ thuộc lẫn nhau của
tất cả các khu vực, các quốc gia, dân tộc trên thế giới được gọi là
B. quá trình toàn cầu hóa
Câu 4. Xét về bản chất, toàn cầu hóa là
C. quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau
của tất cả các khu vực, các quốc gia, dân tộc trên thế giới.
Câu 5. Biểu hiện nào dưới đây phản ánh đúng xu thế toàn cầu hóa hiện nay?
D.Sự phát triển nhanh chóng của các quan hệ thương mại quốc tế.
Bài 12
Câu 1. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần hai ở Đông Dương (1919 - 1929), Pháp đầu tư vốn nhiều nhất
vào lĩnh vực nào?
B. Nông nghiệp
Câu 2. Trong chính sách thương nghiệp, Pháp đã đánh thuế nặng các hàng hóa nước ngoài chủ yếu vì
C. muốn độc chiếm thị trường Việt Nam và Đông Dương
Câu 3. Loại hình đồn điền nào phát triển mạnh ở Việt Nam trong thời kì 1919 - 1929?
B. Đồn điền trồng cao su
Câu 4. Thực chất cuộc vận động chống độc quyền ở thương cảng Sài Gòn, độc quyền xuất khẩu lúa gạo ở
Nam Kì (1923) là
B. cuộc xung đột quyền lợi của tư sản Việt Nam với tư sản Pháp
2
Câu 5. Bản Yêu sách của nhân dân An Nam mà Nguyễn Ái Quốc gửi tới Hội nghị Véc-xai (1919) đã yêu
cầu Chính phủ Pháp và các nước phải công nhận những quyền nào của nhân dân Việt Nam?
D. Tự do, dân chủ, bình đẳng và quyền tự quyết
Câu 6. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam, giai cấp tư sản
phân hóa như thế nào?
C. Tư sản dân tộc và tư sản mại bản
Câu 7. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất giai cấp nào dưới đây đã trở thành đối tượng của cách mạng Việt
Nam?
D. Giai cấp đại địa chủ phong kiến
Câu 8. Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam làm cho nền kinh tế
Việt Nam có những chuyển biến như thế nào?
C. Nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, què quặt, lệ thuộc vào kinh tế Pháp
Câu 9. Các giai cấp nào ở Việt Nam được hình thành sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?
C. Tiểu tư sản, tư sản
Câu 10. Sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Việt Nam là
C. mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp và tay sai
Bài 13
Câu 1. Cương lĩnh chính trị (2-1930) của Đảng Cộng sản Việt Nam xác định giai cấp lãnh đạo cách mạng là
C. Công nhân
Câu 2. Tại hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản, có sự tham gia của các tổ chức cộng sản nào?
B. Đông Dương cộng sản đảng, An Nam cộng sản đảng
Câu 3. Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản là một xu thế khách quan của cuộc vận động giải phóng dân tộc ở
Việt Nam theo con đường
C. cách mạng vô sản
Câu 4. Nguyên nhân khách quan làm cho khởi nghĩa Yên Bái thất bại là do
D. đế quốc Pháp còn mạnh
Câu 5. Bối cảnh nào dẫn tới sự xuất hiện của các tổ chức cộng sản ở Việt Nam năm 1929?
C.Phong trào công nhân và phong trào yêu nước phát triển mạnh mẽ
Câu 6. Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam năm 1929 đã khẳng định
C. những điều kiện hình thành chính đảng vô sản ở Việt Nam đã chín muồi
Câu 7. Nguyên nhân chủ yếu nào dưới đây dẫn đến thất bại của khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản ở
Việt Nam?
A. Thiếu đường lối chính trị đúng đắn và phương pháp đấu tranh phù hợp, khoa học
Câu 8. Sự ra đời và hoạt động riêng rẽ của 3 tổ chức cô ̣ng sản ở Viê ̣t Nam năm 1929 có hạn chế nào dưới
đây?
D. Gây mất đoàn kết, ảnh hưởng không tốt đến cách mạng Viê ̣t Nam
Câu 9. Sự xuất hiện ba tổ chức cộng sản trong năm 1929 ở Việt Nam chứng tỏ điều gì?
A. Khuynh hướng cách mạng vô sản đang chiếm ưu thế ở Việt Nam
Câu 10. Ý nghĩa của việc thành lập ba tổ chức cộng sản đối vói sự thành lập của Đảng Cộng sản Việt Nam
là gì?
C. Là bước chuẩn bị trực tiếp cho sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
Câu 11. Đông Dương Cộng sản liên đoàn theo xu hướng cách mạng nào?
A. cách mạng vô sản
Câu 12. Quá trình phân hoá của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã dẫn đến sự thành lập của các tổ
chức cộng sản nào trong năm 1929?
A. Đông Dương Cộng sản đảng, An Nam Cộng sản đảng
Bài 14
Câu 1. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 đã tác động mạnh đến ngành kinh tế chủ yếu nào dưới đây ở
Việt Nam?
C. Nông nghiệp
3
Câu 2. Chính quyền Xô Viết Nghệ - Tĩnh đã thực hiện chính sách gì trên lĩnh vực văn hoá - giáo dục ?
C. Mở lớp dạy chữ Quốc ngữ cho nhân dân
Câu 3. Phong trào cách mạng 1930 - 1931 ở Việt Nam đã để lại bài học kinh nghiệm gì?
A. Bài học kinh nghiệm về tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh
Câu 4. Phong trào cách mạng 1930 – 1931 ở Việt Nam đã
A. khẳng định quyền lãnh đạo cách mạng của giai cấp công nhân Việt Nam
Câu 5. Từ tháng 9 - 1930, phong trào cách mạng 1930 - 1931 ở Việt Nam dần dần đạt tới đỉnh cao với
B. sự thành lập chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh
Câu 6. Vì sao Xô viết Nghệ - Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930 – 1931?
A. Đã thành lập được chính quyền kiểu mới, của dân, do dân và vì dân
Câu 7. Nội dung nào phản ánh hạn chế của Luận cương chính trị tháng 10/1930?
B. Đánh giá không đúng khả năng cách mạng của giai cấp tiểu tư sản
Câu 8. Luận cương chính trị (10/1930) của Đảng xác định động lực chính của cách mạng là
C. công nhân, nông dân
Câu 9. Chính quyền cách mạng ở Nghệ - Tĩnh được gọi là chính quyền Xô viết vì
A. xây dựng theo mô hình nước Nga Xô viết
Câu 10. Phong trào đấu tranh ở Nghệ - Tĩnh sau ngày 12/9/1930 đã
C. khiến chính quyền đế quốc phong kiến bị tê liệt và tan rã nhiều thôn xã
Câu 11. Điểm khác biệt căn bản của phong trào cách mạng 1930 – 1931 so với phong trào yêu nước trước
năm 1930?
D. Đây là phong trào cách mạng đầu tiên do Đảng Cộng sản lãnh đạo
Câu 12. Trong các nội dung sau đây, nội dung nào không thuộc Luận cương chính trị tháng 10 - 1930?
D. Lực lượng để đánh đuổi đế quốc và phong kiến là công- nông, tiểu tư sản, trí thức
Câu 13. Hạn chế lớn nhất của Luận cương chính trị tháng 10 năm 1930 là gì?
B. Không đưa ngọn cờ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, nặng về đấu tranh giai cấp
Câu 14. Điểm giống nhau cơ bản giữa “Cương lĩnh chính trị” đầu tiên (đầu năm 1930) với “Luận cương
chính trị” (10/1930) là
D. xác định đúng đắn nhiệm vụ chiến lược của cách mạng
Bài 15
Câu 1. Phương pháp đấu tranh được Đảng ta xác định trong thời kì 1936 – 1939 là gì?
D. Công khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp
Câu 2. Nhiệm vụ trước mắt của cách mạng thế giới được đại hội VII Quốc tế Cộng sản (7-1935) xác định
là gì?
B. Chống chủ nghĩa phát xít
Câu 3. Mặt trận được Đảng ta thành lập tháng 7 năm 1936 có tên gọi là gì?
D. Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.
Câu 4. Hội nghị tháng 7/1936 của Ban Chấp hành TƯ Đảng cộng sản Đông Dương đã xác định nhiệm vụ
chiến lược của cách mạng là
B. chống đế quốc và phong kiến
Câu 5. Tháng 8-1936, Đảng chủ trương phát động phong trào
A. Đông Dương đại hội
Câu 6. Ở điều kiện lịch sử nào dưới đây trong phong trào dân chủ 1936 – 1939, Đảng ta có sự điều chỉnh
về đường lối và phương pháp đấu tranh?
B. Hoàn cảnh thế giới và trong nước thay đổi so với trước
Câu 7. Yếu tố khách quan tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta trong những năm
1936 – 1939 là gì?
C. Chính phủ Mặt trận Nhân dân lên cầm quyền ở Pháp
Câu 8. Cơ sở để Đảng Cộng sản Đông Dương đề ra đường lối đấu tranh trong những năm 1936 – 1939

4
A. Nghị quyết Đại hội VII của Quốc tế Cộng sản và hoàn cảnh lịch sử trong nước
Câu 9. Dựa vào điều kiện nào để Đảng ta xác định hình thức đấu tranh trong giai đoạn 1936 –1939 là
công khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp?
A. Chính phủ Pháp cho thi hành một số chính sách tiến bộ ở thuộc địa
Câu 10. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7-1936) đã chủ trương thành
lập
B. Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương
XIV. Bài 16
Câu 1. Nét nổi bật của tình hình Việt Nam từ sau tháng 9/1940 đến trước tháng 3/1945 là gì?
B. Đặt dưới ách thống trị của Nhật - Pháp
Câu 2. Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, thực dân Pháp đã thi hành chính sách gì ở Việt Nam ?
C. Chính sách "Kinh tế chỉ huy"
Câu 3. Chính sách nào của Nhật - Pháp đã gây nên nạn đói lớn ở Việt Nam cuối năm 1944 – đầu năm
1945?
B. Bắt nhân dân nhổ lúa, ngô trồng đay, thầu dầu
Câu 4. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 11/1939 đã khẳng định nhiệm vụ trước mắt của
cách mạng Đông Dương là
D. đánh đổ đế quốc và tay sai, giải phóng các dân tộc Đông Dương
Câu 5. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 (5/1941) đã đưa ra quyết định gì ?
A. Thành lập mặt trận dân tộc thống nhất riêng cho mỗi nước ở Đông Dương
Câu 6. Hội nghị nào sau đây đã khẳng định vấn đề chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền là "nhiệm vụ
trung tâm của toàn Đảng, toàn dân"?
D. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 5/1941
Câu 7. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 5/1941 xác định hình thái của cuộc khởi nghĩa ở
nước ta là
C. đi từ khởi nghĩa từng phần lên tổng khởi nghĩa
Câu 8. Khi Nhật đảo chính Pháp, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp và ra chỉ thị nào?
B. “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”
Câu 9. Bản “Chỉ thị Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” của Ban thường vụ Trung ương
Đảng (12-3-1945) đã xác định hình thức đấu tranh của cách mạng?
B. Từ bất hợp tác, bãi công, bãi thị đến biểu tình, thị uy, vũ trang du kích và sẵn sàng chuyển qua tổng khởi
nghĩa khi có điều kiện
Câu 10. Từ năm 1941, để xây dựng lực lượng chính trị chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa vũ trang giành chính
quyền, Đảng đã vận động các tầng lớp nhân dân tham gia
B. Mặt trận Việt Minh
Câu 11. Vai trò của Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 đối với Cách mạng tháng Tám 1945 là gì?
D. Hoàn chỉnh chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng
Câu 12. Điều kiện khách quan nào dưới đây tạo thời cơ cho nhân dân ta đứng lên giành lại độc lập trong
tháng 8 năm 1945?
B. Sự đầu hàng vô điều kiện của phát xít Nhật
Câu 13. Thời cơ “ngàn năm có một” của Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 được Đảng ta xác định từ khi
nào?
A. Nhật đầu hàng Đồng minh đến trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương
Câu 14. Vì sao hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 (5/1941) có tầm quan trọng đặc biệt đối
với Cách mạng tháng Tám 1945?
D. Hoàn chỉnh chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Hội nghị trung ương tháng 11 năm 1939
Câu 15. Sự kiện Nhật đảo chính Pháp ngày 9/3/1945 đã đặt ra nhiệm vụ cho cách mạng Việt Nam là
B. tập trung lực lượng đánh đổ ách thống trị của phát xít Nhật
Câu 16. Thời cơ “ngàn năm có một" trong Cách mạng tháng Tám tồn tại trong khoảng thời gian nào?
D. Khi Nhật đầu hàng Đồng minh đến trước khi quân Đồng minh vào giải giáp quân Nhật
5
Câu 17. Tại sao Hội nghị BCH trung ương Đảng tháng 05/1941 lại chủ trương thành lập Mặt trận Việt
Nam độc lập đồng minh?
D. Vì muốn giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước Đông Dương
Câu 18. Nguyên nhân nào dẫn đến Đảng ta phát động cao trào kháng Nhật cứu nước vào giữa tháng 3 năm
1945?
A. Nhật đảo chính Pháp tạo nên sự khủng hoảng chính trị sâu sắc
Câu 19. Khi Nhật đảo chính Pháp, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp và có chủ trương gì?
B. “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”
Câu 20.  Chỉ thị " Nhật- Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta" (3/1945) có nội dung cơ bản là
C. phát động “cao trào kháng Nhật cứu nước”
Bài 17
Câu 1. Đảng ta có biê ̣n pháp gì để giải quyết nạn dốt sau Cách mạng tháng Tám 1945?
B. Thành lâ ̣p Nha Bình dân học vụ
Câu 2. Để giải quyết nạn đói trước mắt sau Cách mạng tháng Tám, Đảng Chính phủ và Chủ Tịch Hồ Chí
Minh đã có biện pháp gì dưới đây?
C. Nhường cơm sẻ áo, hũ gạo cứu đói
Câu 3. Từ ngày 6-3-1946, Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra sách lược gì?
D.Hoà hoãn với Pháp để đuổi quân Trung Hoa dân quốc ra khỏi nước ta
Câu 4. Để bước đầu xây dựng chính quyền cách mạng, ngày 6-1-1946, chính phủ lâm thời nước Việt Nam
dân chủ Cộng hòa tổ chức
C. Cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội
Câu 5. Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phát động
phong trào “Tuần lễ vàng’, “quỹ độc lập” nhằm
D. Giải quyết khó khăn về vấn đề tài chính
Câu 6. Chủ trương của Đảng và Chính phủ cách mạng đối với quân Trung Hoa Dân quốc ở nước ta sau
cách mạng tháng Tám là gì?
A. Tạm thời hòa hoãn, tránh xung đột
Câu 7. Sau bầu cử Quôc hội, ở các địa phương đã làm gì để xây dựng chính quyền cách mạng?
B. Bầu cử hội đồng nhân dân các cấp, thành lập uỷ ban hành chính các cấp
Câu 8. Biện pháp lâu dài để giải quyết nạn đói sau năm 1945 ở Việt Nam là
D. tăng gia sản xuất thực hành tiết kiệm
Câu 9. Đảng và chính phủ đã thực hiện chính sách đối ngoại mềm dẻo sau cách mạng tháng Tám vì lí do
nào dưới đây?
D. Chính quyền còn non trẻ, không thể đối phó với nhiều kẻ thù
Câu 10. Đảng và Chính phủ đã chọn giải pháp "Hoà để tiến" nhằm mục đích gì dưới đây?
D. Tránh đối phó cùng một lúc với nhiều kẻ thù
Câu 11. Thuận lợi cơ bản của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau tháng Tám-1945 ở nước ta làgì?
D. Nhân dân ta giành chính quyền, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Bác Hồ
Câu 12. Ta đã chọn giải pháp nào sau khi Hiê ̣p ước Hoa - Pháp (28-2-1946) được kí kết?
A. “Hòa để tiến”
Câu 13. Những khó khăn mà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa gặp phải sau Cách mạng tháng Tám năm
1945 khiến đất nước đứng trước tình thế
D. “ngàn cân treo sợi tóc”
Bài 18
Câu 1. Khi thực dân Pháp tiến công lên Việt Bắc vào thu đông 1947, Đảng ta đã có chỉ thị
D. “ phải phá tan cuộc hành quân mùa đông của giặc Pháp”
Câu 2. Thắng lợi trong chiến dịch nào giúp quân dân ta giành được quyền chủ động chiến lược trên chiến
trường chính Bắc Bộ?
B. Chiến dịch Biên Giới 1950
Câu 3. Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 (cuối năm 1946 – đầu năm 1947) đã
6
B. tạo điều kiện cho cả nước đi vào cuộc kháng chiến lâu dài
Câu 4. Theo kế hoạch Rơve (1949), thực dân Pháp tăng cường hệ thống phòng ngự trên Đường số 4 nhằm
mục đích
B. khóa chặt biên giới Việt-Trung, ngăn chặn liên lạc của ta với thế giới
Câu 5. Chiến thắng Biên giới thu - đông 1950 đã làm thay đổi quyền chủ động về chiến lược ở Đông Dương
như thế nào?
A. Quân đội ta đã giành được thế chủ động về chiến lược trên chiến trường chính (Bắc Bộ)
Câu 6. Sự kiện trực tiếp nào dưới đây đưa đến quyết định phải phát động toàn quốc kháng chiến của Đảng
và Chính phủ ?
D. Pháp gửi tối hậu thư buộc ta giao quyền kiểm soát thủ đô và giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu
Câu 7. Chiến thắng Việt Bắc thu - đông năm 1947 của quân dân Việt Nam đã
B. làm thất bại âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp
Câu 8. Nội dung nào không phản ánh mục tiêu của Đảng khi mở chiến dịch Biên giới thu-đông 1950?
B. Giam chân địch ở vùng rừng núi
Câu 9. Đảng và Chính phủ quyết định kêu gọi toàn dân kháng chiến chống Pháp vào tháng 12-1946 vì
B. ta không thể tiếp tục nhân nhượng Pháp khi Pháp có hành động xâm lược ngày càng trắng trợn
Bài 19
Câu 1. Đâu là nội dung nằm trong kế hoạch Đờ Lát đơ Tatxinhi?
C. Lập “vành đai trắng” bao quanh trung du đồng bằng Bắc Bộ
Câu 2. Biện pháp chủ yếu nào dưới đây được đề ra trong kế hoạch Đờ Lát đơ Tatxinhi (1950)?
B. Thiết lập vành đai trắng bao quanh Trung du và đồng bằng Bắc bộ
Câu 3. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II (2-1951) đã quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai với
tên gọi
C. Đảng Lao động Việt Nam
Câu 4. Tháng 12/1950, Mĩ kí với Pháp Hiệp định phòng thủ chung Đông Dương chủ yếu vì
A. muốn từng bước thay chân Pháp ở Đông Dương

You might also like