You are on page 1of 23

CÂU HỎI VI SINH VÒNG 2 – MINH TRANG

Câu 1: Cho vi khuẩn phản nitrat hóa vào bình nuôi cấy đựng dung dịch KNO 3 glucozo và các nhân tố
cần thiết cho sự sinh trưởng, sau đó đậy kín bình lại. Sau một thời gian, hãy nhận xét sự biến đổi hàm
lượng oxi, N2 và CO2 trong bình. giải thích
Trả lời:
- Ban đầu trong bình có oxi, vi khuẩn hô hấp hiếu khí, sử dụng khí oxi -> hàm lượng Oxi giảm.
- Khi oxi trong bình giảm, vi khuẩn chuyển sang hô hấp kị khí với NO 3- làm chất nhận e cuối và giải
phóng N2 -> hàm lượng N2 tăng. (NO3 -> NO2 -> NO ->N2O -> N2, hệ enzim reductaza)
- Hô hấp hiếu khí và hô hấp kị khí đều giải phóng CO2 nên CO2 tăng.
(lưu ý thứ tự nhận e )
Câu 2. Cả ethanol và penicillin đều được sử dụng phổ biến trong y tế với mục đích diệt khuẩn. Giải thích
tại sao vi khuẩn có thể tiến hóa để kháng lại penicillin nhưng chúng lại khó có thể tiến hóa để kháng lại
ethanol.
Ethanol và penicillin đều là nhóm chất diệt khuẩn, tuy nhiên cơ chế diệt khuẩn của hai nhóm 0,25
chất trên khác nhau.
+ Ethanol có tác dụng gây biến tính protein màng và hệ thống protein trong tế bào → các 0,5
protein biến tính mất chức năng sinh lý và làm chết tế bào. Cơ chế đó là cơ chế không chọn
lọc, hầu hết protein đều bị tác động do vậy vi khuẩn khó có thể tiến hóa để chống lại ethanol
(kiểu tác động của ethanol là không chọn lọc và không cho sống sót)
+ Penicillin có tác động chọn lọc lên một quá trình sinh lý cụ thể của vi khuẩn đó là quá trình
tổng hợp thành tế bào (ức chế tổng hợp peptidoglican) do vậy vi khuẩn có thể tiến hóa theo
chiều hướng chọn lọc hoặc phát sinh các biến dị tổng hợp enzym penicillinase phân hủy 0,5
penicillin.

(*) Lưu ý: cơ chế kháng kháng sinh:


- đột biến gen/NST:
+ đb gen làm giảm khả năng hấp thụ kháng sinh
+ đb gen làm thay đổi pr đích
- Vk có gen kháng ks
Câu 3: Hãy giải thích tại sao trong quá trình lên men rượu, nếu xảy ra hiệu ứng Pát-tơ thì lượng
rượu tạo thành sẽ bị giảm?
Trả lời:
- Lên men rượu là quá trình dị hóa chất hữu cơ trong điều kiện kị khí được thực hiện bởi nấm men rượu.
Ví dụ với nguyên liệu là glucozo:
Glucozo ------- axit piruvic ------ Axetalđehyt ---- Etanol
- Hiệu ứng Pát-tơ là hiện tượng khi quá trình lên men rượu đang diễn ra (điều kiện kị khí) thì có xâm nhập
của khí oxi vào môi trường. Khi đó:
+ Oxi làm bất hoạt sự tạo axetalđehyt và etanol (ức chế enzim decacboxylaza và alcoldehydrogenaza) (quá
trình lên men bị ức chế).
+ Axit piruvic đi vào chu trình Crep (thực hiện hô hấp hiếu khí) tạo nhiều ATP, nấm nảy chồi nhanh.
Như vậy, lượng rượu tạo thành giảm, sinh khối nấm tăng nhanh.
(*) Lưu ý: enzim decacboxylaza hđ tối ưu ở pH =5, nếu pH = 7,5 -8 thì nấm men rượu tạo glyxerin.
Câu 4: Trong quá trình sản xuất mì chính, người ta sử dụng các thùng nuôi cấy chứa dung dịch đường hóa
(bột sắn, ngô, khoai, ...), thêm muối nitơ, biotin và một ít kháng sinh để ngăn vi khuẩn tạp nhiễm rồi cấy vi
khuẩn Corynebacterium glutamicum, nuôi ở nhiệt độ 32-370C, pH = 7-8 trong khoảng 40 giờ. Khi đó:
Glucozo -> Axit piruvic -> Chu trình Crep -> Xêtôglutarat -> Axit glutamic.
Dùng NaOH để trung hòa thu được mononatriglutarat, lọc tinh khiết, sấy khô thu được mì chính.
1. Trong quy trình này, thùng nuôi cấy được bố trí thoáng khí hay kị khí? Tại sao?
2. Hãy giải thích kiểu hô hấp của vi khuẩn này.
(Cơ sở sinh học vi sinh vật –Nguyễn Thành Đạt, tập I, trang 270; Sách giáo viên Sinh học 10, Trang
97; Tài liệu chuyên Vi sinh trang 110)
Hướng dẫn trả lời:
1. Thùng nuôi cấy cần được bố trí thoáng khí vì vi khuẩn này hiếu khí, nếu không có oxi thì axit piruvic
sẽ không thể đi vào chu trình Crep và tạo ra xetoglutarat được.
2. Kiểu hô hấp của vi khuẩn này là hô hấp hiếu khí không hoàn toàn ( oxi hóa không hoàn toàn – lên men
oxi hóa) vì diễn ra quá trình oxi hóa chất hữu cơ trong điều kiện có oxi nhưng bị rối loạn ở pha chu
trình Crep nên tạo ra những sản phẩm mới được oxi hóa một phần là các chất hữu cơ. Nguyên nhân chủ
yếu của sự rối loạn này phần lớn là do môi trường thiếu các nguyên tố vi lượng để hoạt hóa các enzim
của chu trình Crep.

Câu 5: Hình dưới mô phỏng hai loại lipit ở màng sinh chất của các vi sinh vật, kí hiệu là A và B.

1. Hãy nêu điểm khác nhau trong cấu trúc


lipit loại A và B; cho biết mỗi loại là lipit
ở nhóm vi sinh vật nào? Chỉ ra môi trường
sống của nhóm vi sinh vật có lipit loại B.
2. Các vi sinh vật có lipit loại B có những
ứng dụng như thế nào trong đời sống con A B
người?
Hướng dẫn trả lời:
1. - Lipit loại A là dạng lớp kép photpholipit, trong phân tử có liên kết este và mạch hidrocacbon của axit
béo dạng thẳng. Lipit loại A có ở vi khuẩn, các vi sinh vật nhân thực và một số vi sinh vật cổ.
- Lipit loại B là dạng lớp đơn photpholipit (hai phân tử photpholipit đối diện sát nhập đuôi hidrocacbon
của axit béo thành một phân tử với 2 đầu ưa nước), trong phân tử có liên kết ete và mạch hidrocacbon
của axit béo phân nhánh. Lipit B có ở một số vi sinh vật cổ.
- Lipit loại B giúp tăng tính bền vững của màng, giúp các loài vi sinh vật cổ này sống được ở những môi
trường rất khắc nghiệt: rất axit hoặc rất kiềm, nhiệt độ rất cao, rất mặn...
2. Ứng dụng của vi sinh vật cổ:
- Enzim vi sinh vật cổ ưa siêu nhiệt sử dụng trong kỹ thuật PCR, sản xuất váng sữa.
- Enzim vi sinh vật cổ sử dụng trong tổng hợp các chất hữu cơ (enzim hoạt động ổn định trong các dung môi
hữu cơ)
- Vi sinh vật cổ sinh metan dùng trong xử lý nước thải, sản xuất biogas.
- Vi sinh vật cổ ưa axit dùng trong chiết xuất các kim loại từ quặng như vàng, đồng.
- Vi sinh vật cổ dùng để sản xuất kháng sinh (1 lớp có khả năng sinh kháng sinh).
Câu 6:
1. Sự sinh sản nhanh, đột biến và tái tổ hợp di truyền làm tăng đa dạng di truyền ở các loài sinh
vật nhân sơ. Hãy trình bày ngắn gọn các hình thức tái tổ hợp di truyền đó ở vi khuẩn.
2. Ở vi khuẩn Clostridium diphteria, một đặc điểm mới xuất hiện là khả năng tổng hợp độc tố
diphteric – một loại protein gây bệnh bạch hầu ở người, không phải do đột biến hay tái tổ
hợp gen. Hãy giải thích tại sao vi khuẩn này lại xuất hiện đặc điểm mới đó.

(Campbell trang 561,562,563,386,387 ; Cơ sở sinh học vi sinh vật – Nguyễn Thành Đạt, tập II,
trang 160)
Đáp án:
1. Các hình thức tái tổ hợp di truyền ở vi khuẩn:
- Biến nạp: Tế bào vi khuẩn thu nhận ADN ngoại lai trần của các loài họ hàng gần gũi từ môi trường
quanh tế bào nhờ sự nhận biết của các protein thụ thể ở bề mặt tế bào. Sau đó, ADN ngoại lai có
thể kết hợp vào hệ gen tế bào nhờ sự trao đổi ADN tương đồng.
- Tải nạp: phagơ có thể lắp ráp nhầm các đoạn ngẫu nhiên của ADN tế bào chủ trong chu trình nhân
lên, và mang sang tế bào khác. Sự tái tổ hợp có thể dẫn đến đoạn ADN này được sát nhập vào hệ
gen tế bào nhận.
- Tiếp hợp: Một tế bào vi khuẩn chuyển trực tiếp ADN plasmit hoặc ADN nhiễm sắc thể sang tế bào
vi khuẩn khác thông qua cầu tiếp hợp tạm thời – hình thành từ lông giới tính của tế bào cho, nối hai
tế bào với nhau.
2. Vi khuẩn bạch hầu bị nhiễm phagơ b ở trạng thái phago ôn hòa, phago này thực hiện chu trình tiềm
tan:
- Sau khi xâm nhập vào tế bào vi khuẩn bạch hầu, phagơ b cài xen vật chất di truyền vào vật chất di
truyền của tế bào chủ. Một gen của phagơ mã hóa cho protein ức chế sự phiên mã của hầu hết các
gen của chính nó, trở thành dạng pro-phago (tiền-phago) và nhân lên cùng tế bào chủ.
- Một số gen khác của pro-phago vẫn có thể được biểu hiện trong chu trình tiềm tan này, làm thay
đổi kiểu hình của tế bào chủ: gen mã hóa protein diphteric hoạt động, làm cho vi khuẩn xuất hiện
đặc điểm mới là gây bệnh bạch hầu.

Câu 7: 1. Có 2 chủng vi khuẩn nitrat hóa là: nitrosomonas và nitrobacter bị trộn lẫn. Làm thế nào có thể
tách được 2 chủng vi khuẩn này, giải thích.
2. Tại sao coi mối quan hệ giữa 2 chủng này là quan hệ hỗ sinh?
Trả lời:
1. Chuẩn bị môi trường thạch đặc có NH4Cl. Sau đó cấy 2 chủng vi khuẩn bị trộn lẫn vào môi trường
đã chuẩn bị tại 1 điểm ở giữa môi trường.
- Chủng vi khuẩn phát triển trước và ngay tại vị trí cấy trên môi trường là chủng Nitrosomonas vì:
chủng vi khuẩn này sử dụng NH4+ có sẵn trong môi trường và tốc độ sinh trưởng của chúng nhanh
hơn chủng Nitrobacter.

NH4+ + 3/2O2 -> NO2- + H2O + 2H+ + Q (giai đoạn nitrit hóa)
- Chủng vi khuẩn phát triển sau và chủ yếu tập trung ở xung quanh chủng Nitrosomonas là chủng
Nitrobacter vì: chủng này không sử dụng trực tiếp nguồn NH4 có sẵn trong môi trường mà phải sử
dụng sản phẩm NO2- do chủng 1 tạo ra.

2NO2- + O2 -> 2NO3- + Q (giai đoạn nitrat hóa)


 Đây là quá trình nitrat hóa, diễn ra trong đk hiếu khí của vi khuẩn hóa tự dưỡng
2. Mối quan hệ giữa 2 chủng này là hỗ sinh vì: sự phát triển của chủng Nitrosomonas tạo ra sản phẩm
– giúp chủng Nitrobacter phát triển.
 Nitrosomonas: chủng hỗ sinh

Nitrobacter: chủng được hỗ sinh.


Câu 8.

a. Virut cúm có hai loại gai, gai H và gai N. Gai N có vai trò gì đối với virut cúm?

b. Đột biến mất gai H hoặc gai N gây hậu quả gì cho virut?

c. Oseltamivir (Tamiflu) là một loại thuốc chống virut cúm có tác dụng ức chế enzim neuraminidase.
Giải thích cơ chế ngăn ngừa sự lây nhiễm virut cúm hoặc rút ngắn thời gian bị bệnh cúm ở bệnh nhân đã
bị nhiễm?

(đề hsg duyên hải bắc bộ - chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm- Quảng Nam 2019)

HDC
a. (0,5 điểm)

- Gai N thực chất là enzim Neuraminidase, một enzym có vai trò hỗ trợ giải phóng virut khỏi tế bào
vật chủ (N1-N9) (0,25 điểm).

- Neuraminidase cắt liên kết giữa gốc axit sialic tận cùng khỏi phân tử cacbohidrat của tế bào, từ đó
phóng thích các hạt virut khỏi tế bào bị nhiễm (0,25 điểm)

b. (1,0 điểm)

- Gai H (pr Hemaglutanin : kháng nguyên trên vỏ virut) là thụ thể để xâm nhập nên đột biến mất gai H
dẫn đến mất thụ thể  virut không xâm nhập được vào tế bào chủ. (H1-H16) (0,5 điểm)

- Gai N phân giải axit sialic giúp virut ra khỏi tế bào nên đột biến mất gai N dẫn đến virut không thể ra
khỏi tế bào. (0,5 điểm)
c. (0,5 điểm)

- Oseltamivir là chất ức chế cạnh tranh với cơ chất của enzym Neuraminidase ở virut cúm (0,25 điểm).
Do đó Oseltamivir ngăn ngừa các hạt virut giải phóng ra khỏi tế bào bị nhiễm. (0,25 điểm)

Câu 9. Bệnh truyền nhiễm, miễn dịch


a. Vì sao trẻ em dễ mắc bệnh virut trong khi có thể chống lại hầu hết các bệnh do vi khuẩn gây ra?
b. Chỉ có khoảng 5% tế bào lympho T được biệt hóa từ tế bào gốc tủy xương tồn tại ra khỏi tuyến ức,
số còn lại chết theo chương trình. 5% tế bào T này có ưu điểm gì? Điều gì đảm bảo sự đa dạng của tế bào
T?
HDC
a.
- Ở trẻ em, tuyến ức chưa phát triển nên không sản sinh đủ lượng lympho T  Miễn dịch tế bào không
đủ mạnh. Trong khi đó, miễn dịch thể dịch đã phát huy được chức năng.
- Miễn dịch thể dịch giúp cơ thể trẻ chống lại các tác nhân vi khuẩn nhờ kháng thể, do đó trẻ em có thể
chống lại hầu hết các bệnh vi khuẩn.
- Đối với bệnh do virut, miễn dịch tế bào đóng vai trò quan trọng hơn miễn dịch thể dịch nhưng do
miễn dịch tế bào không đủ mạnh nên trẻ dễ mắc bệnh virut gây ra.
b.
- Ưu điểm:
+ Không phản ứng với kháng nguyên của bản thân cơ thể
+ Nhận diện được kháng nguyên MHC của bản thân cơ thể
- Sự sắp xếp lại các gen của dòng tế bào gốc tạo ra nhiều dòng tế bào T (sự đa dạng của tế bào T)
Câu 10. (QG 2017 )
Virut cúm A/H5N1 lây truyền bệnh ở người và gia cầm, còn virut cúm A/H3N2 chỉ lây truyền
bệnh ở người. Giả sử, người ta tạo được virut lai bằng cách tách hệ gen (ARN) của virut A/H5N1 ra
khỏi vỏ capsit của nó, rồi chuyển vào đó hệ gen (ARN) của virut A/H3N2.
a) Trình bày giai đoạn sinh tổng hợp (nhân lên) của virut lai vừa tạo ra (thế hệ 0) sau khi xâm nhập
vào tế bào người. Biết rằng virut cúm A có hệ gen ARN(-) và phiên mã tổng hợp mARN từ khuôn
ARN hệ gen của nó.
b) Virut lai thế hệ 1 có khả năng lây truyền bệnh ở gia cầm không? Giải thích.
c) Nếu gen mã hóa gai glicoprôtêin H (hemagglutinin) bị đột biến ở chủng gốc A/H5N1 thì phần lớn
virut lai vừa tạo ra (thế hệ 0) sẽ thay đổi khả năng lây nhiễm ở người như thế nào? Giải thích.

ĐÁP ÁN
a) Virut cúm sử dụng ARN-polimeraza của nó và nguyên liệu của tế bào chủ để (phiên mã) tổng hợp
mARN (ARN +) trên khuôn ARN của nó (ARN -).
Các mARN (ARN +) mới được tổng hợp được dùng làm khuôn để tổng hợp các ARN hệ gen mới (ARN
-) của virut, đồng thời được dùng làm khuôn để tổng hợp (dịch mã) prôtêin vỏ capsit và vỏ ngoài để lắp
ráp thành virut mới
b) Virut lai thế hệ 1 không lây truyền bệnh ở gia cầm
Vì, hệ gen của virut lai thế hệ 0 là từ virut cúm A/H3N2 nên sẽ tạo ra thế hệ 1 là A/H3N2 không lây truyền
bệnh ở gia cầm (trừ trường hợp đột biến xảy ra ngay trong lần tái sinh virut thế hệ 0)
c) Nếu gen mã hóa cho gai H bị đột biến thì phần lớn virut lai không lây nhiễm (hoặc giảm) ở người.
Vì virut không có khả năng đính kết lên tế bào chủ (qua thụ thể) nên không xâm nhập được vào tế bào
vật chủ.
Câu 11. (CHỌN ĐT QT 2013)
Dòng nước chảy ra từ các mỏ khai thác sắt ở Thái Nguyên chứa nhiều ion sắt, sulphate và một số
ion kim loại khác. Dòng nước này chảy vào sông, suối, ao, hồ sẽ gây ô nhiễm, làm cho sinh vật thủy
sinh chết hàng loạt. Người ta xử lý loại bỏ sắt của nước thải này bằng cách sử dụng vi khuẩn khử
lưu huỳnh. Cho dòng nước thải chảy qua tháp phản ứng (là một hệ thống kín) có nhồi chất hữu cơ
như rơm, rạ đã được trộn vi khuẩn khử sulfate thì nước thu được từ tháp phản ứng không còn một
số ion, đáy tháp có kết tủa màu đen. Hãy giải thích:
a) Vi khuẩn khử lưu huỳnh có kiểu dinh dưỡng nào?
b) Chất hữu cơ (rơm, rạ) và sulfate có tác dụng gì?
c) Kết tủa có màu đen ở đáy tháp là gì?
Hướng dẫn chấm
a. Vi khuẩn khử lưu huỳnh là vi khuẩn dị dưỡng. Chúng tiến hành hô hấp kị khí tạo ra năng lượng cho các
hoạt động sống.
b. Chất hữu cơ là chất cho điện tử; sulfate là chất nhận điện tử trong hô hấp kị khí.
c. Sản phẩm của quá trình khử lưu huỳnh là khí sulfua. Sulfua kết hợp với kim loại tạo thành hợp chất
sunfua-kim loại (trong trường hợp này là FeS). FeS có màu đen và được tạo thành kết tủa ở đáy của tháp
phản ứng.
Câu 12. (CHỌN ĐT QT 2016)
Để tìm hiểu bản chất của đáp ứng miễn dịch thể dịch đối với tác nhân gây bệnh, người ta gây miễn
dịch cho 3 nhóm chuột thực nghiệm như sau:
- Nhóm 1 là đối chứng. Sau 2 tuần, tách huyết thanh không chứa kháng thể được ký hiệu là HT1.
- Nhóm 2 được gây miễn dịch bằng cách tiêm vi khuẩn Escherichia coli (ký hiệu là E). Sau 2 tuần,
tách huyết thanh chứa kháng thể kháng E được ký hiệu là HT2.
- Nhóm 3 được gây miễn dịch bằng cách tiêm vi khuẩn Proteus vulgaris (ký hiệu là P). Sau 2 tuần,
táchhuyết thanh chứa kháng thể kháng P, ký hiệu là HT3.
Dùng huyết thanh chứa các kháng thể đặc hiệu thu được ở trên tiến hành các thí nghiệm dưới đây
đểkiểm tra đáp ứng miễn dịch đối với các vi khuẩn E và P.
- Cho vi khuẩn E và P vào ống chứa HT1 thì E và P không bị tan.
- Cho E vào ống chứa HT2 thì E bị tan.
- Cho P vào ống chứa HT3 thì P bị tan.
- Cho P vào ống chứa HT2 thì P không bị tan.
- Cho E vào ống chứa HT3 thì E không bị tan.
- Đun HT2 ở 55oC trong 30 phút, để nguội, rồi thêm E thì E không bị tan.
- Đun HT3 ở 55oC trong 30 phút, để nguội, rồi thêm P thì P không bị tan.
- Đun HT2 ở 55oC trong 30 phút, để nguội, rồi thêm HT1 và thêm E thì E bị tan.
- Đun HT2 ở 55oC trong 30 phút, để nguội, rồi thêm HT1 đã đun ở 55oC trong 30 phút, để nguội và
thêm E thì E không bị tan.
- Đun HT2 ở 55oC trong 30 phút, để nguội, rồi thêm HT3 và thêm E thì E bị tan.
Dựa vào các kết quả trên, hãy trả lời các câu hỏi dưới đây:
a) Nếu đun HT3 ở 55oC trong 30 phút, để nguội, rồi trộn với HT1 và thêm cả E và P thì vi khuẩn
nào bị tan? Giải thích.
b) Nếu đun HT2 ở 55oC trong 30 phút, để nguội, rồi trộn với HT1 và thêm cả E và P thì vi khuẩn
nào bị tan? Giải thích.
c) Nếu đun HT2 ở 55oC trong 30 phút, để nguội, rồi trộn với HT3 và thêm E và P thì vi
khuẩn nào bị tan? Giải thích.
d) Nếu đun cả 3 loại huyết thanh ở 90oC trong 30 phút, để nguội, rồi thêm cả E và P thì vi khuẩn nào
bị tan? Giải thích.
Hướng dẫn chấm:
Khi kháng nguyên kết hợp đặc hiệu với kháng thể thì sẽ kết hợp được với bổ thể. Bổ thể là các prôtêin
lưu hành trong huyết thanh ở dạng bất hoạt. Khi phức hợp kháng nguyên- kháng thể kết hợp
được với bổ thể thì hoạt hóa bổ thể tạo phức hợp tấn công màng. Phức hợp này chọc thủng
màng tế bào tạo lỗ khiến dịch ngoại bào xâm nhập vào tế bào làm tế bào trương lên rồi vỡ. Ở
trường hợp này, tế bào vi khuẩn bị tan.
a) Chỉ vi khuẩn P bị tan vì tuy bổ thể của HT3 bị hỏng nhưng kháng thể của HT3 vẫn gắn
được với bổ thể nguyên vẹn của HT1.
b) Chỉ vi khuẩn E bị tan vì kháng thể của HT2 gắn với bổ thể nguyên vẹn của HT1.
c) Cả vi khuẩn E và P đều bị tan vì kháng thể của HT2 gắn với bổ thể nguyên vẹn của
HT3. Còn HT3 chứa kháng thể và bổ thể nguyên vẹn.
d) Không vi khuẩn nào bị tan vì ở 90oC thì tất cả prôtêin đều bị hỏng.
Câu 13. (CHỌN ĐT QT 2016)
Cuộc tranh luận của các nhà sinh học về bản chất của virut là thể sống hay thể không sống cho đến
nay vẫn chưa có hồi kết. Dựa vào các kiến thức đã học, hãy trả lời các câu hỏi dưới đây:
a) Hãy nêu các đặc điểm của một cơ thể sống để kết luận về bản chất của virut. Tại sao
người ta vẫn thường gọi virut là thực thể sinh học (biological entity)?
b) Nhiều loại virut gây bệnh nguy hiểm như HIV, SARS, H5N1, Ebola, MERS, Zika xuất hiện trong
thời gian gần đây có phải là virut mới không? Giải thích.
Hướng dẫn chấm:
a) - Các đặc điểm thiết yếu của một cơ thể sống là: có cấu tạo tế bào, có khả năng chuyển hóa vật chất và
năng lượng, có khả năng sinh trưởng và phát triển, có khả năng sinh sản và phân hóa, có khả năng nhận và
truyền tín hiệu (trả lời kích thích).
Khi còn ở ngoài tế bào vật chủ, virut thiếu các đặc điểm kể trên nên chúng không được coi là một cơ thể
sống. Vì thế, virut được coi là nằm ở ranh giới giữa thể sống và thể không sống.
- Virut được coi là một thực thể sinh học vì:
+ Chúng tuân theo các định luật di truyền: tạo thế hệ con có đặc điểm di truyền giống cha mẹ.
+ Khi ở trong tế bào, chúng biểu hiện như là một thể sống.
+ Khi ở ngoài tế bào, chúng biểu hiện như là một thể không sống.
b) Các virut đó không phải là virut mới. Chúng tồn tại trên trái đất từ rất lâu (Ebola có cách đây 1000
năm). Các virut xuất hiện gần đây trước hết là do đột biến và sau đó là do sự biến động sinh thái, chuyển
từ cộng đồng nhỏ tới cộng đồng lớn và do động vật truyền sang người. Vì thế, người ta gọi các virut này là
virut mới nổi (emerging virus).
Câu 14 (2,0 điểm)
a) Hãy nêu cơ chế hình thành lớp vỏ ngoài của một số virut ở người và vai trò của lớp vỏ này
đối với virut.
Các loại virut có thể gây bệnh cho người bằng những cách nào?

 Nguồn gốc của lớp màng (vỏ ngoài) của virut tuỳ thuộc vào loài virut, có thể từ màng ngoài
của tế bào hoặc màng nhân hoặc mạng lưới nội chất. Màng bọc của virut đã bị biến đổi so
với màng của tế bào chủ do một số protein của tế bào chủ sẽ bị thay thế bởi một số protein
của chính virut, các protein này được tổng hợp trong tế bào chủ nhờ hệ gen của virut.
 Lớp màng có chức năng bảo vệ virut khỏi bị tấn công bởi các enzim và các chất hoá học
khác khi nó tấn công vào tế bào cơ thể người (VD: nhờ có lớp màng mà virut bại liệt khi ở
trong đường ruột của người chúng không bị enzim của hệ tiêu hoá phá huỷ.)
 Lớp màng giúp cho virut nhận biết tế bào chủ thông qua các thụ thể đặc hiệu nhờ đó mà chúng
lại tấn công sang các tế bào khác.
 Gây đột biến, phá huỷ tế bào làm tổn thương các mô và gây sốt cao...
b) Giải thích tại sao virut cúm lại có tốc độ biến đổi rất cao. Nếu dùng vacxin cúm của năm
trước để tiêm phòng chống dịch cúm của năm sau có được không? Giải thích.

 Vật chất di truyền của virut cúm là ARN và vật chất di truyền được nhân bản nhờ ARN
polimeraza phụ thuộc ARN (dùng ARN làm khuôn để tổng hợp nên ADN- còn gọi là sao
chép ngược).
 Enzim sao chép ngược này không có khả năng tự sửa chữa nên vật chất di truyền của virut
rất dễ bị đột biến.
 Cần phải xác định xem vụ dịch cúm năm sau do chủng virut nào gây ra. Nếu chủng virut vẫn
trùng hợp với chủng của năm trước thì không cần đổi vacxin.
 Nếu xuất hiện các chủng đột biến mới thì phải dùng vacxin mới. VD: Năm trước là virut
H5N1 năm sau là H1N1 thì đương nhiên năm sau phải dùng vacxin để chống virut H1N1.

Câu15: Các cơ chế tái bản vcdt virut?


1. Virut ADN kép: Sao chép trong nhân theo cơ chế bán bảo tồn như ở tế bào, sử dụng ADN-
polimeraza phụ thuộc ADN của tế bào (trừ vr đậu mùa nhân đôi AND trong tbc)
2. Virut ADN đơn ( + hoặc - ) sao chép trong nhân, sử dụng ADN polimeraza của tế bào và phải
qua giai đoạn trung gian là ADN kép.
3. Virut ARN kép sao chép trong tế bào chất sử dụng enzim ARN polymeraza phụ thuộc ARN do
chúng mã hóa.
4. Virut ARN đơn + khi sao chép phải qua bước tạo ARN - trung gian làm khuôn để tổng hợp
ARN + . Genom ban đầu được dùng làm mARN để tổng hợp ARN polimeraza phụ thuộc ARN
của vr
5. Virut ARN đơn - sao chép trong tế bào chất sử dụng enzim ARN-replicaza do chúng mang
theo để tổng hợp sợi ARN + trung gian làm khuôn để tổng hợp genom ARN - .
(Trừ vr cúm, sao chép trong nhân: đưa ARN vào nhân, cắt mũ ở ARN tb chủ, gắn vào ARN của
vr tạo thành đoạn mồi rồi sao chép.)
6. Virut ARN+ phiên mã ngược ( ví dụ HIV ), trước hết dùng enzim phiên mã ngược của virut
( ADN-pol phụ thuộc ARN – Reverse Transcriptase) để tổng hợp ADN kép trong tế bào chất sau
đó tích hợp vào nst trong nhân rồi từ đó sao chép tạo genom ARN nhờ enzim ARN pol phụ
thuộc ADN của tế bào.
7. Virut ADN kép phiên mã ngược ( ví dụ HPV ), trước hết dùng ARN pol phụ thuộc ADN của tế
bào để sao ra tiền genom virut là ARN, sau đó sử dụng ARN làm khuôn để tổng hợp ADN- nhờ
enzim phiên mã ngược của virut (AND-pol phụ thuộc ARN). Từ sợi ADN- làm khuôn tổng hợp
sợi ADN+ bổ sung do enzin virut mã hóa để tạo ADN kép.
Câu 16. (CHỌN ĐTQT 2014)
Phân tử MHC-I và phân tử MHC- II (phức hợp hòa hợp mô chính) đóng vai trò chủ chốt trong
việc trình diện kháng nguyên. Hãy nêu sự khác biệt giữa hai phân tử này về nguồn gốc, chức năng,
cơ chế và các hệ quả hoạt động trong đáp ứng miễn dịch.
Hướng dẫn chấm
Đặc điểm so sánh Phân tử MHC-I Phân tử MCH-II
Nguồn gốc Có ở tất cả các tế bào có nhân Có ở các tế bào B, đại thực bào, tế bào tua
của cơ thể
Chức năng Gắn với kháng nguyên nội sinh, Gắn với kháng nguyên ngoại sinh, tạo phức
tạo phức hệ trình cho tế bào T8 hệ trình cho tế bào T4 (T hỗ trợ), thông qua
(T độc) thông qua thụ thể CD8 thụ thể CD4
Cơ chế Phức hệ kích thích tế bào T C tiết Kích thích tế bào T4 tiết ra intơlơkin dùng
ra protein độc (perforin) để diệt để kích thích tế bào B hoạt hoá tăng sinh,
tế bào nhiễm virut hoặc tế bào biệt hoá thành tế bào plasma sản xuất kháng
ung thư thể
Hệ quả trong hoạt Tham gia vào đáp ứng miễn dịch Tham gia vào đáp ứng miễn dịch thể dịch
động miễn dịch tế bào

Câu 17
Khi một enzim có mặt ở một loài vi khuẩn, thì con đường chuyên hoá mà enzim đó tham gia thường
tồn tại trong loài vi khuẩn này. Bảng 3.1 là tên enzim và phản ứng mà enzim xúc tác được sử dụng
làm chỉ thị cho sự xuất hiện của các con đườmg chuyển hóa mà nó tham gia. Bảng 3.2 thể hiện sự có
mặt hay vắng mặt của một số enzim ở bốn loài vi khuẩn khác nhau 1,2, 3 và 4.
Bảng 3.1 Enzim và phản ứng xúc tác tương ứng

Bảng 3.2 Sự có mặt (+) và vắng mặt (-) của mỗi loại enzim trong từng loài vi khuẩn
Hãy cho biết:
a) Loài vi khuẩn nào KHÔNG thể thực hiện được hô hấp hiếu khí? Giải thích.
b) Các sản phẩm chính mỗi loài vi khuẩn tạo ra sau quá trình chuyển hóa glucozơ.

ĐÁP ÁN

a) – các VK không thể thực hiện được hô hấp hiếu khí gồm: loài 1, loài 2, loài 3

- giải thích do loài 1 và loài 2 thiếu xitocrom c ooxxidaza là enzim chính trong thành phần của quá trình
hô hấp hiếu khí ( chuỗi truyền điện tử), loài 3 thiếu enzim xitrat sinthetaza của chu trình Crep

b. – loài 1: tạo rượu ethanol, CO2, ATP

- Loài 2 tạo axit lactic, ATP.

- Loài 3 tạo axit lactic, ATP.

- Loài 4 khi có mặt oxi tạo CO2 và H2O, còn khi không có mặt oxi tạo thành ethanol CO2 vả ATP

Câu 18 (1,0 điểm)


Nêu sự khác biệt về quá trình xâm nhập và cởi vỏ giữa virut của vi khuẩn (phagơ) với virut động
vật. Nếu bơm prôtôn trong lizôxôm không hoạt động sẽ ảnh hưởng như thế nào đến quá trình xâm
nhập và nhân lên của 2 loại virut trên?
Hướng dẫn chấm
- Sau khi hấp phụ, phagơ tiêm ADN của nó vào tế bào, còn vỏ capxit để lại bên ngoài tế bào. Phagơ cởi
vỏ không cần enzim của lizôxôm. (0,25 điểm)
- Sau khi hấp phụ, virut động vật xâm nhập vào tế bào theo cơ chế nhập bào (chỉ virut trần và virut có
vỏ ngoài) hoặc cơ chế dung hợp (chỉ virut có vỏ ngoài, tạo bọng nội bào, gọi là phagoxôm). Phagoxôm
gắn với lizôxôm của tế bào tạo thành phagolizôxôm. Bơm prôtôn trong lizôxôm hoạt động tạo môi trường
axit kích thích các enzim tiêu hóa phân giải vỏ capxit để giải phóng axit nucleic. (0,25 điểm)
- Nếu bơm prôtôn trong lizôxôm không hoạt động, môi trường không bị axit hóa, các enzim không
được hoạt hóa để phân giải capxit thì axit nucleic của virut động vật không được giải phóng khỏi vỏ capxit
dẫn đến virut động vật không nhân lên được. (0,25 điểm)
- Quá trình cởi vỏ capxit và nhân nhân lên ở phagơ không sử dụng bơm prôtôn trong lizôxôm của tế
bào. (0,25 điểm)

Câu 19 (1,5 điểm)

Hãy phân biệt quá trình phiên mã và quá trình sao chép trong tế bào chủ của virut chứa hệ gen
ARN(+) với virut chứa hệ gen ADN về: nơi phiên mã, enzim dùng cho phiên mã, nơi sao chép, enzim
dùng cho sao chép. Quá trình phiên mã có trùng với quá trình sao chép không ?

Hướng dẫn chấm:

Virut ARN (+) Virut ADN Điểm

Nơi phiên mã Trong tế bào chất Trong nhân tế bào 0,25 điểm
Enzim dùng cho ARN polimeraza phụ thuộc ARN polimeraza phụ thuộc 0,25 điểm
phiên mã ARN của virut ADN của tế bào

Nơi sao chép Trong tế bào chất Trong nhân tế bào 0,25 điểm

Enzim dùng cho ARN polimeraza phụ thuộc ADN polimeraza phụ thuộc 0,25 điểm
sao chép ARN của tế bào ADN của virut

(Thí sinh có thể trả lời bằng cách kẻ bảng so sánh hoặc không kẻ bảng so sánh)

Ở virut chứa hệ gen ARN(+), quá trình phiên mã trùng với quá trình sao chép còn ở virut chứa hệ
gen ADN quá trình phiên mã không trùng với quá trình sao chép
(0,5 điểm)

Câu 20. (1,5 điểm)

 Một số loài vi khuẩn có thể sử dụng êtanol (CH3-CH2-OH) hoặc axêtat (CH3-COO-) làm nguồn cacbon
duy nhất trong quá trình sinh trưởng. Tốc độ hấp thụ ban đầu hai loại chất này của tế bào vi khuẩn được
trình bày trong bảng dưới đây:
a) Vẽ đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa tốc độ hấp thụ ban đầu và nồng độ của hai chất trên.
b) Dựa vào đồ thị đã vẽ, hãy cho biết:
- Sự vận chuyển của hai chất A và B qua màng tế bào vi khuẩn theo cách nào? Giải thích.
- Trong hai chất A và B, chất nào là etanol và chất nào là axetat? Giải thích.

 
Hướng dẫn chấm:
a) Vẽ và chú thích đầy đủ đồ thị biểu diễn tốc độ hấp thụ ban đầu các chất theo nồng độ.
(0,5 điểm)
25
0
Tốc độ hấp thụ ban đầu

20
0 Chất B
(mol/phút)

15
0
10
0 Chất A
50
0
0 5 10

Nồng độ chất (mM)

b) Sự hấp thụ chất B qua đồ thị cho thấy tốc độ vận chuyển các chất vào trong tế bào lúc đầu tăng cùng
với việc tăng nồng độ các chất. Nhưng đến một giai đoạn nhất định thì tốc độ hấp thu gần như không tăng
ngay kể cả khi nồng độ chất tan tiếp tục tăng lên. Chất B được vận chuyển qua kênh prôtêin và việc tốc độ
vận chuyển của chất B không tăng ở giai đoạn sau là hiện tượng bão hòa kênh. (0,25
điểm)
Sự hấp thụ chất A qua đồ thị cho thấy tốc độ vận chuyển chất tan phụ thuộc tuyến tính vào nồng độ chất
tan → Điều này chỉ ra rằng chất A được khuếch tán trực tiếp qua lớp lipit kép của màng tế bào và mà
không cần phải qua kênh prôtein xuyên màng. (0,25
điểm)
- Từ đồ thị cho thấy:
+ Chất A là ethanol vì ethanol là chất phân tử nhỏ, không tích điện nên có thể khuyếch tán trực tiếp qua
lớp lipid kép của màng tế bào dễ dàng hơn rất nhiều so với axetat. (0,25
điểm)
+ Chất B là axetat vì là chất tích điện nên sẽ khó khuyếch tán trực tiếp qua lớp lipid kép của màng tế bào
vì lớp phospholipid kép có chứa các đuôi hydrocarbon kị nước (không phân cực). (0,25
điểm)
Câu 21. (1,5 điểm)
Có hai ống nghiệm bị mất nhãn, trong đó có một ống nghiệm chứa nấm men Saccharomyces
cerevisiae (S. cerevisiae) và ống nghiệm còn lại chứa vi khuẩn Escherichia coli (E. coli). Hãy đưa ra 04
phương pháp giúp nhận biết ống nghiệm nào chứa nấm men S. cerevisiae và ống nghiệm nào chứa vi
khuẩn E. coli.
Hướng dẫn chấm:
- Phương pháp 1: Làm tiêu bản quan sát trên kính hiển vi: S. cerevisiae có kích thước lớn hình bầu dục chỉ
cần kính có độ phóng đại 400 lần là quan sát được, E.coli kích thước bé hơn rất nhiều cần độ phóng đại
của kính ít nhất 1000 lần mới quan sát được. (0,25
điểm)
- Phương pháp 2: Dùng phương pháp lên men dịch ép hoa quả để phân biệt: Dùng dịch chiết hoa quả đã
vô trùng chia đều vào hai bình rồi cấy vi sinh vật vào, sau đó bịt kín bình, giữ ở nhiệt độ và thời gian phù
hợp. Nếu bình nào sinh ra nhiều CO2, có mùi rượu thì bình đó chứa nấm men, bình còn lại chứa E.coli
(E.coli không có khả năng lên men rượu).
(0,5 điểm)
- Phương pháp 3: Bổ sung vào 2 ống nghiệm chất kháng sinh có có khả năng ức chế sự phát triển của
E.coli. Ở ống chứa E.coli thì E.coli sẽ không sinh trưởng được. (0,5
điểm)
- Phương pháp 4: Quan sát khuẩn lạc trên môi trường nuôi cấy vi khuẩn và môi trường nuôi cấy nấm men:
E.coli mọc kém hoặc không mọc trên môi trường nuôi cấy nấm men, còn nấm men mọc tốt trên cả 2 môi
trường. (0,25
điểm)
Câu 22. (1,0 điểm)
Có hai chủng vi khuẩn Staphylococcus aureus. Chủng I kháng penicilin và kanamixin, chủng II kháng
streptomycine và ampixilin. Người ta tiến hành các thí nghiệm sau:
- Thí nghiệm 1: Cấy cả chủng I và II vào một bình đựng môi trường dinh dưỡng lỏng. Sau 24 giờ nuôi,
phân lập từ bình này được một chủng mới (III) có khả năng kháng penicilin, kanamixin và
streptomycine.
- Thí nghiệm 2: Cũng giống thí nghiệm 1, nhưng ngay từ đầu đã bổ sung enzyme endonuclease. Sau
một thời gian, cũng phân lập được chủng III có khả năng kháng penicilin, kanamixin và
streptomycine.
- Thí nghiệm 3: Lấy 1 ống hình chữ U đựng môi trường dinh dưỡng như ở thí nghiệm 1, ở đáy có một
màng lọc, ngăn không cho các tế bào qua lại giữa hai bên ống nhưng lại cho phép các phân tử nhỏ
như ADN hay phage đi qua. Cấy mỗi chủng vào một bên ống. Sau một thời gian cũng dễ dàng phân
lập được chủng III kháng penicilin, kanamixin và streptomycine.
- Thí nghiệm 4: Cũng giống thí nghiệm 3, nhưng người ta bổ sung endonuclease vào hai bên ống.
Cuối cùng, cũng phân lập được chủng III kháng penicilin, kanamixin và streptomycine.
Hãy cho biết sự trao đổi vật chất di truyền ở 4 thí nghiệm trên là do kết quả của biến nạp, tải nạp hay
tiếp hợp. Biết rằng, trong môi trường của bốn thí nghiệm trên có thể nhiễm phage.

Hướng dẫn chấm:


- Thí nghiệm 1: biến nạp, tải nạp hoặc tiếp hợp. (0,25 điểm)
- Thí nghiệm 2: Do ADN tự do bị phân giải bởi enzyme, nên chủng mới tạo thành có thể là do tải nạp
hoặc tiếp hợp. (0,25 điểm)
- Thí nghiệm 3: Do tế bào không thể qua màng lọc, nên chủng mới tạo thành chỉ có thể do tải nạp hoặc
biến nạp. (0,25 điểm)
- Thí nghiệm 4: Chủng mới tạo thành có thể là do tải nạp. (0,25 điểm)
Câu 23. (1,0 điểm)
Năm 2002, giáo sư Ekhard Wimmer (Anh) đã tiến hành tổng hợp nhân tạo được genom ARN (+) của
virus bại liệt rồi đưa vào tế bào để cho chúng nhân lên. Khi tiêm các virus bại liệt nhân tạo này vào
chuột thì chuột cũng bị bệnh bại liệt.
Gần đây, một nhà khoa học trẻ đã tách được genom của virus cúm A/H5N1 gồm 8 phân tử ARN (-),
rồi đưa genom tinh khiết này vào nhân của tế bào niêm mạc đường hô hấp của gia cầm với hi vọng sẽ
thu được kết quả giống như của giáo sư E. Wimmer. Hãy phân tích 2 thí nghiệm này và trả lời các câu
hỏi sau:
a) Tại sao thí nghiệm của E. Wimmer lại thành công?
b) Thí nghiệm của nhà khoa học trẻ có tạo ra được virus cúm A/H5N1 không? Giải thích.
Hướng dẫn chấm:
a) - Do trình tự nucleotide của genom ARN (+) của virus bại liệt giống với trình tự của mARN, nên nó
hoạt động như mARN. (0,25 điểm)
- Chúng tiến hành dịch mã để tạo enzyme ARN polymerase, rồi sau đó là phiên mã, sao chép và nhân
lên trong tế bào chất, tạo virus mới.
- Virus nhân tạo của E. Wimmer giống như virus bại liệt trong tự nhiên. (0,25 điểm)
b) ARN (-) khác với mARN nên khi đưa genom ARN (-) tinh khiết của virus cúm vào nhân tế bào thì
chúng không hoạt động được. Virus muốn nhân lên cần phải có enzyme replicase (tức ARN polymerase
phụ thuộc ARN) mang theo. (0,5 điểm)
Câu 24 (1,5 điểm)
Khi nuôi cấy chung ba chủng vi khuẩn
Streptococcus lactis (A, B và C) trong cùng một
bình nuôi cấy tĩnh ở 37C, người ta thu được các
đường cong sinh trưởng biểu diễn ở hình 4. Khi
nuôi cấy tĩnh ba chủng này riêng rẽ trong điều kiện
tương tự, người ta thu được các đường cong sinh
trưởng biểu diễn ở hình 5.
a)So sánh tốc độ sinh trưởng riêng (hằng số
sinh trưởng riêng) của ba chủng A, B và C ở pha
sinh trưởng cấp số mũ khi nuôi chung ba chủng.
b) Khi nuôi chung (hình 4), sinh trưởng của ba
chủng A, B và C khác nhau như thế nào trong
khoảng thời gian nuôi cấy từ 7 đến 9 giờ? Giải thích.
c)Tại sao pha tiềm phát (pha lag) trong sinh trưởng của chủng B kéo dài gấp nhiều lần so với
chủng A và C khi nuôi cấy chung?
Hướng dẫn chấm

Câu Nội dung Điểm


a. Tốc độ sinh trưởng riêng (hằng số sinh trưởng riêng) ở pha sinh trưởng cấp số mũ
4a 0,25
của chủng A xấp xỉ bằng chủng B và lớn hơn chủng C.
- Chủng A sinh trưởng âm (pha suy vong), không có pha cân bằng động, do có sự ức chế
4b sinh trưởng từ một hợp chất hữu cơ nào đó (dạng bacteriocin) sinh ra từ chủng B và C ở 0,25
trong hoặc cuối pha sinh trưởng cấp số mũ
- Chủng B sinh trưởng dương (pha sinh trưởng cấp số), không chịu bất kỳ hạn chế nào. 0,25
- Chủng C sinh trưởng bằng 0 (pha cân bằng động) do dinh dưỡng suy giảm. 0,25
Pha tiềm phát (pha lag) trong sinh trưởng của chủng B lại kéo dài gấp nhiều lần so với
chủng A và C là do chủng B cần yếu tố cần thiết cho sinh trưởng do chủng A hoặc C, 0,25
4c hoặc cả 2 chủng cung cấp.
Do chủng B cần đủ lượng yếu tổ cần thiết cho sinh trưởng mới phát triển được
0,25
(trong/cuối pha sinh trưởng cấp số mũ).

Câu 25 (1,5 điểm)


a) Để nghiên cứu ảnh hưởng của 5 loại kháng sinh (A, B, C, D và E) đến vi khuẩn gây bệnh
Staphylococcus aureus (S. aureus), một nhà nghiên cứu đã tẩm ướt từng khoanh giấy thấm hình tròn có
từng loại kháng sinh riêng rẽ với cùng nồng độ, rồi lần lượt đặt chúng lên môi trường thạch
nuôi cấy vi khuẩn S. aureus. Sau đó, kích thước vòng vô khuẩn được xác
định sau 24 giờ nuôi cấy ở 30°C (Bảng 3.1). Hiệu lực diệt vi khuẩn
loại kháng sinh tỉ lệ thuận với kích thước vòng vô khuẩn. Biết rằng 5
loại kháng sinh này gây độc với người trưởng thành ở các liều lượng
được trình bày ở Hình 3.
(1) Hãy sắp xếp thứ tự hiệu lực diệt vi khuẩn S.aureus của 5 loại
kháng sinh theo hướng giảm dần. Giải thích
(2) Ở liều lượng 3 mg thì loại kháng sinh vừa an toàn cho
người sử dụng vừa có hiệu lực diệt vi khuẩn S.ureus? Giải
thích.
(3) Ở liều lượng 5 mg thì loại kháng sinh nào vừa an toàn cho
người sử dụng vừa có hiệu lực diệt vi khuẩn S. aureus? Giải thích.
b) Để nghiên cứu ảnh hưởng của
Đối
nồng độ kháng sinh penixilin (mg/L) Ống nghiệm 1 2 3 4 5
chứng
đến VK S. peumoniae,một nhà nghiên Nồng độ
cứu đã pha loãng penicilin ở môi penixilin (mg/L) 0 0.25 0.50 1.00 1.50 2.00
trường dinh dưỡng loãng có phù hợp Mật độ
trong các ống nghiệm từ 1 đến 5. Bổ S. pneumonide +++ ++ + - - -
sung một lượng như nhau S.
pneumoniae vào tất cả các ống nghiệm và ủ ở 37°C trong 24 giờ. Sau đó lấy các ống
Ghi chú: +++ cao ; ++ trung bình ; + thấp ; - không
nghiệm và xác định mật độ S pneumoniae (Bảng 3.2). Biết rằng sau khi kháng sinh biến tính hết hiệu lực, ở ống
nghiệm 3 thấy có S.pneumoniae phát triển còn ống nghiệm 4 và 5 không có vi khuẩn phát triển.
(1) Ở nồng độ penixilin nào trong Bảng 3.2 được coi là nồng độ kháng sinh thấp nhất diệt hoàn toàn vi
khuân S.pneumoniae? Giải thích.
(2) Giải thích kết quả ở ống nghiệm 3.
(3) Trong thí nghiệm trên, hãy chỉ ra ống nghiệm nào là không cần thiết? Giải thích.
Hướng dẫn chấm:
Câu Nội dung Điểm
3a (1) Hiệu lực diệt S.aureus của 5 loại kháng sinh (A-E): E> D> A> B> C. Vì theo bảng 0.25
3.1 kích thước vòng vô khuẩn càng lớn chứng tỏ kháng sinh đó có hiệu lực diệt
S. aureus mạnh hơn ( Hoặc trả lời: hiệu lực diệt vi khuẩn của các chất kháng
sinh E> D> A> B> C tỉ lệ thuận với kích thước vòng vô khuẩn 30> 26> 22>
18> 4 )
(2) Các kháng sinh A, B và D là an toàn. Vì liều lượng bắt đầu gây độc của A,B,D là 0.25
>3 mg ( hoặc trả lời: liều lượng bắt đầu gây độc tỉ lệ nghịch với mức an toàn cho người
sử dụng )
(3) Các kháng sinh D và B. Vì theo hình 3 và bảng 3.1: liều lượng bắt đầu gây độc của 0.25
( D khoảng 8 mg và B khoảng 6 mg ) > 5 mg và hiệu lực diệt vi khuẩn – vòng vô khuẩn ( D =
26, B = 18 ).
3b (1) Nồng độ 1.5 mg/L, penixilin tiêu diệt hết S.pneumoniae nên vi khuẩn không 0.25
phát triển
(2) Ống 3 ( nồng độ 1 mg/L): nồng độ (tối thiểu) ức chế - vi khuẩn chưa hết hoàn toàn, khi 0.25
kháng sinh không còn tác dụng thì vi khuẩn phát triển trở lại.
(3) Nồng độ 2.0 mg/L là không cần thiết, vì penixilin tiêu diệt hết S.pneumoniae nên nồng độ 0.25
1.5 mg/L và 2.0 mg/L là không khác nhau ( giống nhau)

Câu 26 (2,0 điểm)


a) Để nghiên cứu ảnh hưởng của một số chất lên sự phát triển của vi khuẩn viêm màng não Haemophilus
influenza (H, influenza), một nhà nghiên cứu đã chuẩn bị 4 ống nghiệm có chứa một loại môi trường dinh
dưỡng bán lỏng, thích hợp. Sau đó, bổ sung tiền chất của NAD+ vào ống 1, tiền chất của xitocrôm vào ống
2, tiền chất của NAD+ tiền chất của xitocrôm vào ống 3, không bổ sung tiền chất nào vào ống 4. Cấy vào
cả 4 ống một lượng vi khuẩn H. influenza như nhau và ủ ở 30°C trong 24 giờ. Kết quả quan sát thấy: một
ống có vi khuẩn phát triển cả phía đáy và phía mặt trên ống (ống A), một ống không có vi khuẩn phát triển
(ống B), một ống có vi khuẩn phát triển ở phía đáy (ống C) và ống còn lại có vi khuẩn phát triển ở phía
mặt trên ống (ống D). Hãy cho biết ống A, B, C, D tương ứng với ống 1, 2, 3, 4 nào? Giải thích.
b) Virut viêm gan B (VGB) có các kháng nguyên HBs và HBc. Trong đó HBs được sử dụng làm vacxin.
Bảng 4 là kết quả kiểm tra sự có mặt hoặc không có mặt của kháng thể phản ứng (kháng) với kháng
nguyên virut ở 4 mẫu máu N1-N4 của 4 người: (1) người tiêm vacxin VGB được một thời gian dài,(2)
người vừa mới tiêm vacxin VGB, (3) người bị nhiễm virut
Mẫu máu IgM-HBs IgM-HBc IgG-HBs IgG-HBc
VGB một thời gian dài, (4) N1 ? ? - -
người vừa mới bị nhiễm N2 ? -- - ?
virut VGB. Biết rằng IgM
là lớp kháng thể được tạo ra N3 - ? ? -
khi vừa mới tiếp xúc với N4 - ? ?
kháng nguyên; IgG được
tạo ra khi tiếp xúc với
kháng nguyên một thời gian dài. Hãy cho biết mẫu máu N1, N2, N3, N4 tương ứng với người (1), (2), (3),
(4) nào? Giải thích.
Hướng dẫn chấm :
Ghi chú :
- : không có mặt của kháng thể tương ứng;
? : kết quả không được mô tả
IgM(G)-HBs(c): kháng thể phản ứng với kháng nguyên tương ứng
Câu Nội dung Điểm
4a Ống A = ống 3. Vì tiền chất xitocrom cần cho chuỗi vận chuyển e giúp VK mọc được nơi 0.25
hiếu khí ( phía mặt trên ), tiền chất NAD+ cần cho lên men kị khí.
Ống B = ống 4. Vì không bổ sung gì, khiến VK không mọc. Chứng tỏ Vk này cần có 2 tiền 0.25
chất xitocrom và NAD+ để phát triển ( khuyết dưỡng với hai chất trên )
Ống C = ống 1. Vì tiền chất NAD+ cần cho lên men kị khí, nên VK mọc được ở đáy (kị khí). 0.25
Ống D = ống 2. Vì tiền chất xitocrom cần cho chuỗi vận chuyển e giúp VK mọc được nơi 0.25
hiếu khí ( phía mặt trên ).
4b N1 là người (4) mới nhiễm virus → Không có IgM- HBs và IgG- HBc → Không phải người 0.25
(1) và (3) ( vì 2 người mới tiêm vacxin).
N2 là người (2) vừa mới tiêm vacxin → Không có IgG- HBs ( nên không phải người 1 và 3), 0.25
không có IgM- HBc → ( Người này không phải 4)
N3 là người (1) tiêm vacxin thời gian dài → Không có IgG-HBc → Không nhiễm virus 0.25
( không phải 3). ( Không có IgM- HBs không phải 2), (vì N1 là 4).
N4 là người (3) đang nhiễm virus thời gian dài → Không có IgM-HBs, IgM-HBc → Không 0.25
phải (2) và (4) ( Người mới tiêm vacxin hoặc mới nhiễm ) → Vì N3 là người (1) ( tiêm vacxin
thời gian dài )
Câu 4b: HS lựa chọn đúng giải thích theo cách khác – hợp lí vẫn được điểm tối đa.

You might also like