Ôn Thi 2

You might also like

You are on page 1of 13

- Lọai bỏ câu hỏi trong đề 3 năm gần đây (2018- 2019, 2019 – 2020,

2020- 2021, lưới nội chất, lizoxom,…)


- Xem lại các đề năm trước: từ 2014 đến 2020, luyện trong các năm
trước (2014- 2018) : tập trung làm câu dễ
- BT: qui luật di truyền
Cho một cặp côn trùng thuần chủng giao phối với nhau được F 1
đồng loạt mắt đỏ, cánh dài.
a. Cho con cái F1 lai phân tích được :
45% con mắt trắng, cánh ngắn: 30% con mắt trắng,cánh dài: 20%
con mắt đỏ, cánh dài: 5% con mắt đỏ, cánh ngắn
b. Cho con đực F1 lai phân tích được :
25% con ♀mắt đỏ, cánh dài: 25% con ♀ mắt trắng, cánh
dài:50% con ♂ mắt trắng, cánh ngắn.
Biện luận để xác định quy luật di truyền các cặp tính, viết kiểu gen P,
F1 và giao tử F1.
Biết chiều dài cánh do 1 gen quy định.
Giải
NHÁP: CÁC BƯỚC GIẢI 1 BÀI TẬP QUI LUẬT DT:
- Có mấy cặp tính trạng: 2 cặp TT
- Xét riêng từng cặp TT:
+ TT màu mắt: 1 gen qui định hay Tương tác gen? nếu là 1 gen
qui định thì gen nằm trên NST thường hay NST giới tính? Trội/lặn
thế nào? Qui ước gen và viết kiểu gen của P.
Nếu là tương tác gen thì phải xác định kiểu tương tác và qui ước
gen và viết kiểu gen của P. Có cặp gen nào nằm trên NST giới
tính ko
Gen nằm ở vùng nào của cặp NST giới tính? (thường nằm ở vùng
ko tương đồng trên X)
+ TT độ dài cánh: tương tự
- Xét chung 2 cặp TT: nằm tìm ra 2 cặp TT liên kết hay PLĐL, nếu
liên kết thì LKHT hay hoán vị gen
- Tìm kiểu gen của P
- Nếu có HVG thì phải tính tần số HVG
- Viết sơ đồ lai và tìm đời con
- CỤ THỂ:

- Xét riêng từng cặp TT: - con cái F1 lai phân tích được đời con
+ TT màu mắt: 1 gen qui định hay có tỉ lệ : trắng : đỏ = 3: 1 đời con có
Tương tác gen? số tổ hợp = 3+ 1 = 4 = 4 x 1  con cái
F1 cho 4 loại giao tử  con cái F1 có
kiểu gen gồm 2 cặp gen dị hợp  TT
màu mắt do 2 cặp gen qui định

Tip nhớ nhanh: F1 (đỏ) lai phân tích 


đời con: 1 đỏ: 3 trắng  tương tác bổ
sung 9: 7

Nếu là tương tác gen thì phải xác địnhTip nhớ nhanh: F1 (đỏ) lai phân tích 
kiểu tương tác và qui ước gen đời con: 1 đỏ: 3 trắng  tương tác bổ
sung 9: 7
- Qui ước gen:
A-B-: đỏ, A- bb, aaB-, aabb: trắng
Có cặp gen nào nằm trên NST giới tính con đực F1 lai phân tích thu được đời
ko con có sự phân bố tính trạng ko đều ở 2
giới  TT màu mắt do 2 cặp gen qui
định , trong đó có 1 cặp gen nằm trên
NST giới tính
Viết kiểu gen phép lai phân tích Aa,Bb x aabb

- Xét riêng từng cặp TT: - con cái F1 lai phân tích được đời con
+ TT độ dài cánh: 1 gen qui định hay có tỉ lệ : dài: ngắn = 1: 1 TT độ dài
Tương tác gen? do 1 cặp gen qui định
Trội/ lặn thế nào? Cho một cặp côn trùng thuần chủng
giao phối với nhau được F1 đồng loạt
cánh dài  TT cánh dài là trội hoàn
toàn
Qui ước gen: D: dài, d: ngắn

Có cặp gen nào nằm trên NST giới tính con đực F1 lai phân tích thu được đời
ko con có sự phân bố tính trạng ko đều ở 2
giới  TT độ dài cánh do 1 cặp gen
nằm trên NST giới tính
Viết kiểu gen phép lai phân tích Dd x dd

Xét chung 2 cặp tính trạng Cho con cái F1 lai phân tích thu được đời
con có TLKH:
Đỏ, dài :Đỏ, ngắn :Trắng, dài :Trắng,
ngắn khác (3: 1) . (1: 1) = 3: 3: 1: 1
 Có di truyền liên kết
Liên kết hoàn toàn hay hoán vị gen? Cho con cái F1 lai phân tích thu được đời
con có số KH = 4 (tăng BDTH)  có
HVG
Cho con đực F1 lai phân tích thu được
đời con có số KH = 3 (giảm BDTH) 
ko có HVG

Xác định kiểu gen đời P:


- Căn cứ kiểu hình, có kiểu
gen thuần chủng
- Lai phân tích hay tự thụ
phấn
- Căn cứ tỉ lệ kiểu hình đời
con
b. Cho con đực F1 lai phân tích
được đời con : 1 dài (toàn con
cái) : 1 ngắn ( toàn đực)
 phép lai phân tích: XDY
x XdXd , giới XX: cái,
XY: đực

phép lai phân tích: AaXBDY x


aaXbdXbd

Pt/c , F1 đồng loạt đỏ, dài  P


tương phản
Con đực F1: AaXBDY
P: AA XBDXBD x aa
XbdY
Hoặc P: aaXBDXBD x
AA XbdY
Con cái F1: Aa XBDXbd

Cho con cái F1 lai phân tích :


AaXBDX bd x aaXbdY

Tính tần số hoán vị gen


- Căn cứ tỉ lệ kiểu hình đời Cho con cái F1 lai phân tích :
con dễ viết kiểu gen nhất. Aa XBDX bd x aa XbdY thu
được đời con có tỉ lệ đỏ ngắn ( A-
B- dd) = 5% = 1/2. A- . 10%B-
dd
Cách 1: Giả sử tần số HVG = x
 con cái F1 cho gt XBd = x/2
10% B- dd = x/ 2. 100%  x =
20%
Vậy tần số HVG = 20%
Cách 2:
10% B-dd = Bd (con cái) x
100% bd (con đực)  con cái F1
cho giao tử Bd = 10% < 25% 
là giao tử hoán vị  tần số HVG=
2. 10% = 20%

Viết giao tử F1:


Con cái : Aa XBDX bd
A XBD = AXbd = a XBD = a
Xbd = 0,5. 40% = 20%
A XBd = A XbD = a XBd = a
XbD = 0,5. 10% = 5%

Viết sơ đồ lai Cho con cái F1 lai phân tích :


Aa XBDX bd x aa XbdY

- Thực hành: rà soát các bài TH ở lớp 10, 11, chương 1 lớp 12
- Rà soát SGK, SÁCH TÀI LIỆU CHUYÊN, BỘ ĐỀ OLIM PIC, SÁCH
CAMPEL
- Chú ý các câu hỏi có hình và có bảng
- Kiến thức trọng tâm mà đề luôn có: quang hợp (lục lạp) và hô hấp
(ti thể)
- Chú ý loại bỏ phần giảm tải theo công văn 4040:
+ phần giới thiệu chung về TGS không có trong giảm tải nên cần ôn lại
+ SH 10: Có thể bỏ phần nước, phần môi trường cơ bản bài 22, bài 23
+ sh 10: tập trung nhiều hơn vào các phần: ti thể, lục lạp,không bào,
màng sinh chất, khung xương tb, hô hấp, quang hợp, phân bào
+ bài thực hành: bỏ bài 15 (sh 10) , bài 20 (sh10), bài 24 (sh 10), bài 28
+ SH 11 : có thể bỏ phần quá trình đồng hóa ni tơ ở tv, hiện tượng ứ
giọt, bài 11 – quang hợp và năng suất cây trồng, bỏ bài thực hành 14 hô
hấp ở TV, bỏ bài thực hành 25 hướng động, phần cảm ứng ở TV
Dự đoán vào bài thực hành phát hiện diệp lục và caro tenoit (B13)
+ SH 12: phần đột biến số lượng NST chỉ học 2 dạng 2n + 1 và 2n- 1
Bỏ bài thực hành 7, 14
- Covid 19:
Lưu ý: câu hỏi về virut Sars – CoV-2 có thể khai thác theo các hướng:
Nêu cấu tạo, quá trình nhân lên, quá trình tổng hợp gai glicoprotein, quá
trình sản xuất vacxin, tại sao dùng dung dịch sát khuẩn giúp phòng
covid- 19

Tại sao Sars – CoV-2 tạo biến thể nhanh?


Tại sao tiêm vacxin mà vẫn nhiễm bệnh?
Các biện pháp phòng và chống dịch COVID-19?
Miễn dịch nguyên phát, miễn dịch thứ phát.
1. Thế nào là Miễn dịch cộng đồng?
SARS-CoV-2 là một Coronavirus có bộ gene sợi RNA đơn dạng
xoắn, tương đương với mRNA (messenger RNA) của tế bào ký chủ,  khi
vào được bên trong tế bào sẽ nhanh chóng chế tạo các vật liệu cần thiết
(gồm các protein và enzym) để sinh sản nhiều sợi RNA, tạo ra các
SARS-CoV-2 mới .
Thuật ngữ “biến thể” thường được dành cho một loại vi rút khác
biệt. Sự khác biệt này có thể ở tính dễ lây (khả năng truyền bệnh) độc
lực (khả năng gây bệnh) của vi rút hoặc sự nhạy cảm với thuốc điều trị
(khả năng chịu đựng).
Các biến chủng SARS-CoV-2 rất nguy hiểm, bởi:

 Là những chủng virus "siêu" lây nhiễm, tốc độ lây lan rất nhanh,
thời gian ủ bệnh ngắn.
 Chủng đột biến có khả năng đề kháng, "trốn tránh" sự tấn công của
hệ miễn dịch.
 Giảm hiệu quả vắc-xin vì chủng đột biến đã thay đổi kháng nguyên
S bề mặt, mà kháng thể do vắc-xin bào chế dựa vào kháng nguyên
cũ không tác động vào được.
 Nguy hiểm nhất là các biến chủng cho kết quả test huyết thanh âm
tính ở người đang bị nhiễm. Đây chính là F0 "tàng hình" gieo rắc
virus trong cộng đồng.
IV. Tạo miễn dịch cộng đồng (Community Immunity/Herd Immunity)
Đây là lĩnh vực giao thoa giữa ba chuyên ngành: Dịch tễ học
(Epidemiology); Miễn dịch học (Immunology); và Bệnh Truyền nhiễm
(Infectious Diseases).
1. Thế nào là Miễn dịch cộng đồng?
Là một hình thức bảo vệ gián tiếp chống dịch nCoV xảy ra khi một tỷ lệ
lớn (trên 70%) dân cư trong cộng đồng xã hội đã có đáp ứng miễn dịch
với SARS-CoV-2, tạo nên một lớp bảo vệ cho những người chưa miễn
dịch.
Malta là đảo quốc vùng Nam Âu trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới
đạt đến tình trạng Miễn dịch cộng đồng khi 70% dân số có kháng thể
chống SARS-CoV-2 nhờ tăng tốc tiêm vắc-xin COVID-19 cho toàn dân.
Trong một xã hội đã đạt Miễn dịch cộng đồng, xác suất để một người
nhiễm virus tiếp xúc với người đã miễn nhiễm dịch bệnh (người có
kháng thể chống virus do tự nhiên hay nhân tạo) rất cao. Trong tình
huống này, dịch bệnh không lây truyền, do cơ chế cắt đứt chuỗi lây
nhiễm, chặn đứng đường lây từ người nhiễm virus (màu đỏ) sang người
lành (màu xanh dương). 
2. Cách thức tạo Miễn dịch cộng đồng như thế nào?
Có hai phương thức:

a. Tự nhiên: những người dương tính với SARS-CoV-2 nhưng đã


khỏi bệnh. Tiến trình này diễn ra quá chậm để đạt tỉ lệ cao người
có kháng thể chống virus trong cộng đồng so với tốc độ lây nhiễm
rất nhanh của virus do thời gian ủ bệnh ngắn.
b. Nhân tạo: tiêm vắc-xin COVID-19. Nhanh chóng đạt tỉ lệ trên
70% dân số trong xã hội có kháng thể chống virus nếu quốc gia đủ
tiềm lực kinh tế và công nghệ bào chế vắc-xin.

V. Có phải ai cũng nên tiêm vắc-xin COVID-19?


1. Nguyên lý: tiêm vắc-xin để kích hoạt hệ miễn dịch tạo kháng thể bất
hoạt (chống lại) virus. Do vậy có hai đối tượng chính KHÔNG nên tiêm
vắc-xin.
a. Người có sẵn kháng thể chống SARS-CoV-2
Người đã nhiễm virus. Ở nước ta đó là những bệnh nhân được Bộ Y tế
xác nhận và đánh số rõ ràng. Đây là hiện tượng miễn dịch "mắc phải tự
nhiên".
b. Người mà hệ miễn dịch KHÔNG có khả năng tạo kháng thể chống
virus sau tiêm vắc-xin.

 Người mắc các bệnh làm cơ thể suy kiệt


 Người nhiễm HIV
 Trẻ em đang bị suy dinh dưỡng; người lớn đang bị thiểu dưỡng.
Ngoài ra còn có nhóm người nên trì hoãn tiêm vắc-xin: đang bị sốt, đang
bị các bệnh cấp tính, đang điều trị bệnh bằng các thuốc ức chế hệ miễn
dịch.
2. Tại sao vắc-xin bảo vệ chúng ta không bị virus (kể cả vi khuẩn)
xâm nhập gây bệnh?

a. Vắc-xin chỉ tác động gián tiếp qua hệ miễn dịch để làm mất khả
năng gây bệnh của virus (bất hoạt).
b. Vắc-xin về mặt sinh học có chứa một trong những thành phần
chính cấu tạo nên bản thân virus (kháng nguyên: antigen)
c. Các tế bào chủ yếu thuộc hệ miễn dịch tương tác và xử lý kháng
nguyên virus trong vắc-xin để kích hoạt đáp ứng miễn dịch đặc
hiệu chống virus xâm nhập cơ thể gồm Đại thực bào
(macrophage); bạch cầu lympho T; bạch cầu lympho B.
d. Lympho B là tế bào chịu trách nhiệm tạo ra kháng thể (antibody)
đặc hiệu bất hoạt từng loại virus tuỳ thuộc vắc-xin chế tạo từ kháng
nguyên của virus nào.
3.Quá trình hình thành kháng thể chống virus

a. Khi tiêm vắc-xin, kháng nguyên của virus "đụng" ngay chiến binh
Đại thực bào thường trực ở mọi ngóc ngách nơi chúng xâm nhập.
b. Đại thực bào tóm bắt và "xử lý" kháng nguyên virus rồi thông báo
đặc điểm nhận dạng cho các chiến sỹ xung kích lympho.
c. Một loại lympho T chuyên biệt sẽ kích hoạt lympho B sau khi
nhận thông báo từ Đại thực bào bằng cách "ra lệnh" bắt đầu dây
chuyền sản xuất vũ khí tấn công.
d. Lympho B sau khi nhận thông báo khẩn từ Đại thực bào và lympho
T thì ngay lập tức chuyển trạng thái chiến đấu để nhanh chóng sản
xuất hàng loạt kháng thể đặc hiệu hiện diện với số lượng lớn trong
máu nhằm chống lại sự xâm nhập của virus nếu chúng chui vào cơ
thể.
Quá trình tạo lượng kháng thể đủ để bảo vệ cơ thể tính từ lúc tiêm vắc-
xin mất khoảng 7 ngày. Thông thường vắc-xin cần được tiêm nhắc lại
sau mũi đầu tiên khoảng một tháng bảo đảm lượng kháng thể lưu hành
trong máu luôn đạt mức cao.
Cơ chế nhân lên của Sars – CoV- 2: Sau khi virus đi vào cơ thể,
chúng bám vào tế bào vật chủ nhờ protein S gắn với các thụ thể
đặc hiệu trên mặt tế bào, sau đó giải phóng nucleocapsid của virus
vào trong tế bào. Ngay tại bào tương, RNA sợi dương của virus
trực tiếp tạo ra các proteins và vô số bản sao của chúng. Tiếp theo,
protein N bao bọc xung quanh bản sao RNA này thành
nucleocapsid, trong khi các protein khác (M, S, HE…) được tổng
hợp và gắn trên màng của các lưới nội bào có hạt (rER).
Nucleocapsid của virus tiến gần tới màng rER và dùng ngay màng
này để cuộn lại hình thành hạt virus hoàn chỉnh (Hình 2). Các hạt
virus nảy chồi vào trong các không bào, các khoang chứa virus tiến
ra sát màng tế bào và giải phóng virus ra bên ngoài môi trường để
chúng tiếp tục lây nhiễm đối với các tế bào khác

You might also like