You are on page 1of 16

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT

KHOA SƯ PHẠM

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Họ và tên SV: NGUYỄN LÊ HUỆ ANH


Mã số SV: 1810072 Lớp: HHK42SP Ngành: SƯ PHẠM HÓA HỌC
Địa điểm kiến tập: TRƯỜNG THCS & THPT TÂY SƠN
Thời gian kiến tập: 11/10/2021 – 30/10/2021
Giáo viên hướng dẫn kiến tập dạy học: HOÀNG VĂN LONG

THÔNG TIN CHUNG


Môn học: HÓA HỌC Lớp: 10
Bài dạy: Bài 8: SỰ BIẾN ĐỔI TUẦN HOÀN CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN
TỬ, TÍNH CHẤT CỦA CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC. ĐỊNH LUẬT TUẦN
HOÀN
Thời gian thực hiện: 1 TIẾT

KẾ HOẠCH DẠY HỌC


I. Mục tiêu
1. Mục tiêu năng lực
Bài học góp phần giúp học sinh hình thành và phát triển các năng lực sau:
Năng lực chung
 Năng lực tự chủ và tự học: Tìm hiểu các nội dung của môn hóa học 10.
 Năng lực giao tiếp và hợp tác: Làm việc theo cặp hoặc theo nhóm.
 Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết các câu hỏi giáo viên đưa ra
và các câu hỏi khó.
 Năng lực nhận thức khoa học hóa học: Học sinh nắm được những nội dung
chính của môn hóa học. Cách học môn hóa học.
 Năng lực tự tìm hiểu môn hóa học: Rèn kỹ năng đọc và phân tích, liên hệ thực
tế vào bài học.
Năng lực Hóa học:
 Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
 Năng lực thực hành hoá học.
 Năng lực tính toán.
 Năng lực giải quyết vấn đề thông qua hoá học.
 Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào trong cuộc sống.
2. Mục tiêu kiến thức – kỹ năng – thái độ
Sau khi hoàn thành bài học, học sinh có thể:
Về kiến thức
 Biết được đặc điểm cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử (nguyên tố
s, p) là nguyên nhân của sự tương tự nhau về tính chất hóa học các nguyên tố trong
cùng một nhóm A.
 Biết được tính kim loại là gì, tính phi kim là gì.
 Biết được sự biến đổi tính chất trong một chu kì, trong một nhóm A.
 Biết được độ âm điện là gì, sự biến đổi độ âm điện trong bảng tuần hoàn.
 Biết được hóa trị của các nguyên tố.
 Biết được oxit và hidroxit của các nguyên tố nhóm A thuộc cùng chu kì.
Về kỹ năng
 Dựa vào cấu hình electron của nguyên tử, suy ra cấu tạo nguyên tử, đặc điểm
cấu hình electron lớp ngoài cùng.
 Dựa vào cấu hình electron nguyên tử, suy ra tính chất, độ âm điện của nguyên
tố đó.
 Phát biểu được định luật tuần hoàn.
Về thái độ
 Tích cực trong học tập, chủ động nắm bắt kiến thức.
 Say mê, hứng thú, tự chủ trong học tập; trung thực; yêu khoa học.
 Hoạt động nhóm hiệu quả, giúp đỡ các thành viên trong nhóm.
 Tích cực tìm tòi và sáng tạo trong học tập; chủ động thực hiện nhiệm vụ trong
các hoạt động học tập.
 Chia sẻ thông tin, đánh giá thực chất.
 Có ý thức hỗ trợ, hợp tác, tự giác hoàn thành các nhiệm vụ học tập.
II. Thiết bị và tài liệu dạy học
1. Thiết bị và đồ dùng dạy học
 Làm các slide trình chiếu.
 Các phiếu học tập.
 Google meet, google tài liệu, video, hình ảnh,…
2. Tài liệu dạy học
 Sách giáo khoa môn Hóa học, trang 38 đến 41.
 Hình bán kính các nguyên tố hóa học (phụ lục 1).
 Bảng cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố nhóm A
(phụ lục 2).
 Bảng giá trị độ âm điện các nguyên tố hóa học (phụ lục 2)
 Bảng sự biến đổi tuần hoàn hóa trị các nguyên tố ở chu kì 3 và 4 (phụ lục 2).
 Bảng tính axit – bazơ của oxit và hidroxit tương ứng của các nguyên tố ở chu
kì 2 và 3 (phụ lục 2).
III. Tiến trình dạy học
1. Mở đầu/Xác định vấn đề
Hoạt động: Khởi động
a) Mục tiêu
Kiểm tra các kiến thức đã tiếp thu được của học sinh về bảng tuần hoàn.
b) Nội dung
Học sinh thảo trả lời các câu hỏi sau:
- Nêu các xác định vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn các nguyên tố
hóa học.
- Thế nào là electron hóa trị? Cách xác định e hóa trị. Theo em, những nguyên tố
mà nguyên tử của nó có cùng electron hóa trị thì tính chất hóa học của chúng có giống
nhau hay không? Vì sao?
c) Sản phẩm
- Cách xác định vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học:
+ Xác định số thứ tự của ô nguyên tố: Số thứ tự của ô nguyên tố đúng bằng số hiệu
nguyên tử của nguyên tố đó.
+ Xác định số thứ tự của chu kì: Số thứ tự của chu kì bằng số lớp electron của
nguyên tố đó.
+ Xác định số thứ tự của nhóm: Số thứ tự của nhóm bằng với số electron hóa trị.
- Electron hóa trị là những electron có khả năng tham gia hình thành liên kết hóa
học. Chúng thường nằm ở lớp ngoài cùng hoặc ở cả phân lớp sát lớp ngoài cùng nếu
phân lớp đó chưa bão hòa.
- Những nguyên tố mà nguyên tử của nó có cùng electron hóa trị thì tính chất
hóa học của chúng giống nhau vì electron hóa trị tham gia hình thành liên kết hóa học
nên chúng quyết định tính chất hóa học của các nguyên tố đó.
d) Tổ chức thực hiện
Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi.
Bước 2: Học sinh suy nghĩ trả lời các câu hỏi.
Bước 3: Học sinh trình bày trước lớp câu trả lời của mình. Các học sinh khác nhận
xét, bổ sung.
Bước 4: Giáo viên tổng hợp chuẩn xác kiến thức.
2. Hình thành kiến thức mới/Giải quyết vấn đề
Hoạt động 1: Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử của các nguyên
tố
a) Mục tiêu
- Biết được sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố.
b) Nội dung
Học sinh thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi:
- Viết công thức tổng quát cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên
tố ở đầu và kết thúc mỗi chu kì.
- Điền vào chỗ trống:
Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố trong cùng
một nhóm A được ………… sau mỗi chu kì. Ta nói rằng: Chúng biến đổi một
cách ………..
- Trong một chu kì thì tính chất của các nguyên tố biến đổi như thế nào? Vì
sao?
- Rút ra nhận xét về sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử của các
nguyên tố.
c) Sản phẩm
- Công thức tổng quát cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tố ở đầu
mỗi chu kì là ns1.
- Công thức tổng quát cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tố kết
thúc mỗi chu kì là ns2np6.
- Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố trong cùng
một nhóm A được lặp đi lặp lại sau mỗi chu kì. Ta nói rằng: Chúng biến đổi một
cách tuần hoàn.
- Trong một chu kì thì tính chất của các nguyên tố biến đổi tuần hoàn. Vì tính
chất được quyết định bởi electron hóa trị, mà cấu hình electron lớp ngoài cùng của
nguyên tử các nguyên tố khi điện tích hạt nhân tăng dần biến đổi tuần hoàn nên tính
chất các nguyên tố cũng biến đổi tuần hoàn.
- Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các
nguyên tố khi điện tích hạt nhân tăng dần chính là nguyên nhân của sự biến đổi tuần
hoàn tính chất của các nguyên tố.
d) Tổ chức thực hiện
Bước 1: Giáo viên chiếu bảng cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các
nguyên tố nhóm A (bảng 1), yêu cầu học sinh quan sát và trả lời các câu hỏi.
Bước 2: Học sinh quan sát và suy nghĩ trả lời các câu hỏi.
Bước 3: Học sinh trình bày trước lớp câu trả lời của mình. Các học sinh khác nhận
xét, bổ sung.
Bước 4: Giáo viên tổng hợp chuẩn xác kiến thức.
Hoạt động 2: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tố nhóm A
a) Mục tiêu
Biết được cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tố nhóm A.
b) Nội dung
Học sinh thảo luận trả lời các câu hỏi:
- Tính chất hóa học của các nguyên tố trong cùng một nhóm A có giống nhau
hay không? Vì sao?
- Số thứ tự của nhóm (IA, IIA,…) cho biết điều gì?
- Các nguyên tố s, nguyên tố p thuộc những nhóm nào? Vì sao?
c) Sản phẩm
- Tính chất hóa học của các nguyên tố trong cùng một nhóm A giống nhau vì nó
giống nhau về cấu hình electron lớp ngoài cùng.
- Số thứ tự của nhóm (IA, IIA,…) cho biết số electron ở lớp ngoài cùng cũng là
số electron hóa trị.
- Các electron hóa trị của các nguyên tố thuộc nhóm IA, IIA là electron s nên các
nguyên tố đó là nguyên tố s. Các electron hóa trị của các nguyên tố thuộc sáu nhóm A
tiếp theo là các electron s và p nên các nguyên tố đó là nguyên tố p (trừ He).
d) Tổ chức thực hiện
Bước 1: Giáo viên chiếu bảng cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các
nguyên tố nhóm A (bảng 1), yêu cầu học sinh thảo quan sát và trả lời các câu hỏi.
Bước 2: Học sinh quan sát và suy nghĩ trả lời các câu hỏi.
Bước 3: Học sinh trình bày trước lớp câu trả lời của mình. Các học sinh khác nhận
xét, bổ sung.
Bước 4: Giáo viên tổng hợp chuẩn xác kiến thức.
Hoạt động 3: Sự biến đổi tuần hoàn tính chất các nguyên tố hóa học
a) Mục tiêu
 Biết được tính kim loại là gì, tính phi kim là gì.
 Biết được sự biến đổi tính chất trong một chu kì, trong một nhóm A.
 Biết được độ âm điện là gì, sự biến đổi độ âm điện trong bảng tuần hoàn.
 Biết được hóa trị của các nguyên tố.
 Biết được oxit và hidroxit của các nguyên tố nhóm A thuộc cùng chu kì.
b) Nội dung
Học sinh thảo luận và trả lời các câu hỏi của nhóm mình:

Phiếu học tập số 1 (nhóm Xanh)


Quan sát hình bán kính các nguyên tố hóa học (hình 1) trả lời các câu hỏi sau:
+ Trong 1 chu kì, trong 1 nhóm nguyên tố thì bán kính thay đổi như thế nào?
+ Tại sao bán kính lại có sự thay đổi như vậy?

Phiếu học tập số 2 (nhóm Đỏ)


- Quan sát bảng cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố
nhóm A (bảng 1) và hình bán kính các nguyên tố hóa học (hình 1). Trả lời các
câu hỏi:
+ F, Cl có mấy cách để đạt cấu hình bền? Cách nào dễ thực hiện hơn? Biết F,
Cl là phi kim, hãy rút ra kết luận về tính phi kim.
+ Na, K có mấy cách để đạt cấu hình bền? Cách nào dễ thực hiện hơn? Biết
Na, K là kim loại, hãy rút ra kết luận về tính kim loại.
+ Ở chu kì 3, xét theo chiều của điện tích hạt nhân tăng dần thì bán kính
nguyên tử, khả năng nhường e như thế nào? Tính kim loại, tính phi kim như
thế nào?
+ Ở nhóm IA, xét theo chiều của điện tích hạt nhân tăng dần thì bán kính
nguyên tử, khả năng nhường e như thế nào? Tính kim loại, tính phi kim như
thế nào? (Xét từ Li đến Cs).

Phiếu học tập số 3 (nhóm Tím)


* Biết độ âm điện là khả năng hút e khi tham gia liên kết.
Quan sát bảng giá trị độ âm điện các nguyên tố hóa học (bảng 2). Trả lời các
câu hỏi:
+ Trong 1 chu kì, trong 1 nhóm nguyên tố thì độ âm điện thay đổi như thế
nào?
+ Tại sao độ âm điện lại có sự thay đổi như vậy? (so sánh lực hút giữa hạt
nhân và các electron lớp ngoài cùng, số e lớp ngoài cùng, số lớp e).

Phiếu học tập số 4 (nhóm Vàng)


- Hoàn thành bảng 3 và trả lời các câu hỏi:
+ Hóa trị cao nhất với oxi thay đổi như thế nào?
+ Hóa trị với hidro thay đổi như thế nào?

Phiếu học tập số 5 (nhóm Đen)


Quan sát bảng 4 và trả lời các câu hỏi:
+ Chiều tính bazơ, tính axit của:
 Na2O, MgO, Al2O3, SiO2, P2O5, SO3, Cl2O7
Tính bazơ.....dần, tính axit ..... dần.
 NaOH, Mg(OH)2, Al(OH)3, H2SiO3, H3PO4, H2SO4, HClO4
Tính bazơ.....dần, tính axit ..... dần.
+ Điền dấu >, <, = thích hợp vào chỗ trống để thể hiện tính bazơ của các chất:
 BeO …... MgO, B2O3 ….. Al2O3
 Be(OH)2 ….. Mg(OH)2, H3BO3….. Al(OH)3
+ Hãy rút ra kết luận về chiều của tính bazơ, tính axit theo chu kì, theo nhóm.

c) Sản phẩm
- Nhóm Xanh:
+ Theo chu kì, bán kính giảm dần. Theo nhóm, bán kính tăng dần.
+ Trong 1 chu kì, số lớp e không đổi, số e lớp ngoài cùng tăng, lực hút giữa hạt
nhân và các e lớp ngoài cùng tăng  bán kính giảm dần.
+ Trong 1 nhóm, số lớp e tăng  bán kính tăng dần.
- Nhóm Đỏ:
+ F, Cl có 2 cách đạt cấu hình bền, cách nhận e dễ thực hiện hơn  phi kim là
những chất dễ nhận e để đạt cấu hình bền.
+ Na, K có 2 cách đạt cấu hình bền, cách nhường e dễ thực hiện hơn  kim loại là
những chất dễ nhường e để đạt cấu hình bền.
+ Ở chu kì 3, xét theo chiều của điện tích hạt nhân tăng dần thì bán kính nguyên tử
giảm dần  khả năng nhường e giảm  tính kim loại giảm, tính phi kim tăng.
+ Ở nhóm IA, xét theo chiều của điện tích hạt nhân tăng dần thì bán kính nguyên
tử tăng dần  khả năng nhường e tăng  tính kim loại tăng, tính phi kim giảm.
- Nhóm Tím:
+ Theo chu kì, độ âm điện tăng dần. Theo nhóm, độ âm điện giảm dần.
+ Trong 1 chu kì, số lớp electron không đổi nhưng số electron ở lớp ngoài cùng
của từng nguyên tố tăng dần, lực hút giữa hạt nhân và các electron lớp ngoài cùng
tăng dần, độ âm điện nguyên tử tăng dần.
+ Trong 1 nhóm, số lớp electron của từng nguyên tố tăng dần, lực hút giữa hạt
nhân và các electron lớp ngoài cùng giảm dần, độ âm điện nguyên tử giảm dần.
- Nhóm Vàng:
Bảng 3

Số thứ tự nhóm A IA IIA IIIA IVA VA VIA VIIA


Na2O MgO Al2O3 SiO2 P2O5 SO3 Cl2O7
Hợp chất với oxi
K2 O CaO Ga2O3 GeO2 As2O5 SeO3 Br2O7
Hóa trị cao nhất với oxi 1 2 3 4 5 6 7
SiH4 PH3 H2S HCl
Hợp chất khí với hiđro
GeH4 AsH3 H2Se HBr
Hóa trị với hiđro 4 3 2 1
+ Hóa trị cao nhất với oxi tăng lần lượt từ 1 đến 7.
+ Hóa trị với hidro giảm từ 4 về 1.
- Nhóm Đen:
+ Chiều tính bazơ, tính axit của:
 Na2O, MgO, Al2O3, SiO2, P2O5, SO3, Cl2O7
Tính bazơ giảm dần, tính axit tăng dần.
 NaOH, Mg(OH)2, Al(OH)3, H2SiO3, H3PO4, H2SO4, HClO4
Tính bazơ giảm dần, tính axit tăng dần.
+ Điền dấu >, <, = thích hợp vào chỗ trống để thể hiện tính bazơ của các chất:
 BeO < MgO, B2O3 < Al2O3
 Be(OH)2 < Mg(OH)2, H3BO3 < Al(OH)3
+ Kết luận: Xét theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần, trong 1 chu kì thì tính bazơ
của oxit và hidroxit tương ứng giảm dần, đồng thời tính axit của chúng tăng dần; trong
1 nhóm thì tính bazơ của oxit và hidroxit tương ứng tăng dần, đồng thời tính axit của
chúng giảm dần.
d) Tổ chức thực hiện
Bước 1: Giáo viên chia lớp thành 5 nhóm Xanh, Đỏ, Tím, Vàng, Đen. Yêu cầu học
sinh của nhóm Xanh thảo luận phiếu học tập số 1; học sinh của nhóm Đỏ thảo luận
phiếu học tập số 2, nhóm Tím thảo luận phiếu học tập số 3; nhóm Vàng thảo luận
phiếu học tập số 4; nhóm Đen thảo luận phiếu học tập số 5.
Bước 2: Học sinh thảo luận nhóm thông qua google meet và google tài liệu của
nhóm. Giáo viên theo dõi hỗ trợ.
Bước 3: Học sinh trình bày trước lớp câu trả lời của nhóm mình. Các nhóm khác
nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Giáo viên tổng hợp chuẩn xác kiến thức.
Hoạt động 4: Định luật tuần hoàn
a) Mục tiêu
Biết được định luật tuần hoàn.
b) Nội dung
Học sinh thảo luận nhóm hoàn thành vào bảng 5 và điền vào chỗ trống:
Kết luận: Định luật tuần hoàn: “ Tính chất của các nguyên tố và đơn chất cũng
như thành phần và tính chất của các hợp chất tạo nên từ các nguyên tố đó biến đổi
…… theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử”.
c) Sản phẩm
Chu kì Nhóm
Bán kính Giảm  Tăng
Tính bazơ Giảm  Tăng
Tính kim loại Giảm  Tăng
Tính phi kim Tăng  Tăng
Độ âm điện Tăng  Tăng
Tính axit Tăng  Tăng
- Hóa trị cao nhất với oxi  
tăng lần lượt từ 1 đến 7.
Hóa trị
- Hóa trị với hidro giảm
từ 4 về 1.
Kết luận: Định luật tuần hoàn: “Tính chất của các nguyên tố và đơn chất cũng như
thành phần và tính chất của các hợp chất tạo nên từ các nguyên tố đó biến đổi tuần
hoàn theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử”.
d) Tổ chức thực hiện
Bước 1: Giáo viên chia lớp thành 3 sao cho các nhóm đều có thành viên của nhóm
Xanh, nhóm Đỏ, nhóm Tím, nhóm Vàng và nhóm Đen. Yêu cầu học sinh thảo luận
nhóm hoàn thành bảng 5.
Bước 2: Học sinh thảo luận nhóm thông qua google meet và google tài liệu của
nhóm. Giáo viên theo dõi hỗ trợ.
Bước 3: Một nhóm trình bày trước lớp câu trả lời của nhóm mình. Các nhóm khác
lắng nghe và nhận xét.
Bước 4: Giáo viên tổng hợp chuẩn xác kiến thức.
3. Luyện tập
Hoạt động: Làm bài kiểm tra cuối giờ.
a) Mục tiêu
Củng cố kiến thức vừa học.
b) Nội dung
Làm bài kiểm tra liên quan đến bài học:

Kiểm tra cuối giờ


Câu 1: Các nguyên tố từ Li đến F, theo chiều tăng của điê ̣n tích hạt nhân
thì
A. Bán kính nguyên tử và đô ̣ âm điê ̣n đều tăng.
B. Bán kính nguyên tử tăng, đô ̣ âm điê ̣n đều giảm.
C. Bán kính nguyên tử giảm, đô ̣ âm điê ̣n tăng.
D. Bán kính nguyên tử và đô ̣ âm điê ̣n đều giảm.
Câu 2: Chọn phát biểu không đúng
A. Tính chất của các nguyên tố trong cùng nhóm là tương tự nhau.
B. Tính chất hóa học của các nguyên tố trong cùng chu kì nhìn chung tương
tự nhau.
C. Nguyên tử của các nguyên tố trong cùng nhóm có số electron lớp ngoài
cùng nhìn chung bằng nhau.
D. Nguyên tử của các nguyên tố trong cùng chu kì đều có số lớp electron
bằng nhau.
Câu 3: Dãy các nguyên tố sắp xếp theo chiều tăng dần tính phi kim từ trái
sang phải là:
A. N, P, O, F. B. P, N, F, O.
C. N, P, F, O. D. P, N, O, F.
Câu 4: Bán kính nguyên tử của các nguyên tố: 3Li, 8O, 9F, 11Na được xếp
theo thứ tự tăng dần từ trái sang phải là
A. Li, Na, O, F. B. F, O, Li, Na.
C. F, Li, O, Na. D. F, Na, O, Li.
Câu 5: Cho các nguyên tố M (Z = 11), X (Z = 17), Y (Z = 9) và R (Z = 19).
Độ âm điện của các nguyên tố tăng dần theo thứ tự
A. R < M < X < Y. B. M < X < Y < R.
C. Y < M < X < R. D. M < X < R < Y.

c) Sản phẩm
1. C
2. D
3. B
4. B
5. A
d) Tổ chức thực hiện
Bước 1: Giáo viên gửi biểu mẫu kiểm tra cho học sinh
Bước 2: Học sinh làm bài theo biểu mẫu.
Bước 3: Học sinh nộp bài làm của mình theo thời gian quy định.
Bước 4: Giáo viên sửa nhanh bài kiểm tra.
4. Vận dụng
Hoạt động: Giao bài tập về nhà và chuẩn bị bài mới
a) Mục tiêu
- Học sinh vận dụng kiến thức làm bài tập về nhà.
- Định hướng chuẩn bị cho bài học mới ở tiết sau.
b) Nội dung
- Học sinh về nhà làm tất cả các bài tập trang 41, 47, 48 trong sách giáo khoa.
- Định hướng nội dung cho tiết sau.
c) Sản phẩm
- Học sinh hoàn thành bài tập về nhà.
- Tìm hiểu bài 20: Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
+ Quan hệ giữa vị trí của nguyên tố và cấu tạo nguyên tử của nó.
+ Quan hệ giữa vị trí của nguyên tố và tính chất nguyên tố.
+ So sánh tính chất hóa học của một nguyên tố với các nguyên tố lân cận.
d) Tổ chức thực hiện
Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ tìm hiểu nội dung bài mới và bài tập về nhà cho
học sinh.
Bước 2: Học sinh về nhà thực hiện.
Bước 3: Học sinh nộp sản phẩm bài làm của mình.
Bước 4: Giáo viên kiểm tra mức độ soạn bài và bài tập về nhà của học sinh vào tiết
học sau.
5. Phụ lục
5.1. Phụ lục 1: Hình ảnh

Hình 1. Bán kính các nguyên tố hóa học


5.2. Phụ lục 2: Bảng
Bảng 1. Bảng cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố nhóm A

Bảng 2. Bảng giá trị độ âm điện các nguyên tố hóa học


Bảng 3. Sự biến đổi tuần hoàn hóa trị các nguyên tố ở chu kì 3 và 4

Số thứ tự nhóm A IA IIA IIIA IVA VA VIA VIIA


Na2O MgO Al2O3 SiO2 P2O5 SO3 Cl2O7
Hợp chất với oxi
K2 O CaO Ga2O3 GeO2 As2O5 SeO3 Br2O7
Hóa trị cao nhất với oxi
SiH4 PH3 H2S HCl
Hợp chất khí với hiđro
GeH4 AsH3 H2Se HBr
Hóa trị với hiđro

Bảng 4. Tính axit – bazơ của oxit và hidroxit tương ứng của các nguyên tố ở chu kì 2
và 3

Bảng 5.
Chu kì Nhóm
Bán kính    
Tính bazơ    
Tính kim loại    
Tính phi kim    
Độ âm điện    
Tính axit    
Hóa trị    
5.3. Phụ phụ 3: Link nhóm

Tên Link google meet nhóm Link google tài liệu nhóm
nhóm

Nhóm https://meet.google.com/ant- https://docs.google.com/document/d/18zE


Xanh tydk-tmi lVddXN3x4GAKjo2pnfDr_-
L0_rryaKY6aOCL06Fs/edit

Nhóm Đỏ https://meet.google.com/zrh- https://docs.google.com/document/d/1Vw


aqie-xhy V0b1YlSWbsMJz5dadvDLNuAf1_GCqD
AyS5n3vRqyk/edit

Nhóm https://meet.google.com/sab- https://docs.google.com/document/d/1LO


Tím yudp-sgj HvLduXOht0Ct49493UWLk6u0lMsXd4
pyHRK_Xp-gY/edit

Nhóm https://meet.google.com/occ- https://docs.google.com/document/d/19p


Vàng cyfy-rau WHi523HJ0VCDMtaIFG4rFOpVX7diCy
pfqxIJ2w2Xs/edit

Nhóm https://meet.google.com/zvs- https://docs.google.com/document/d/1IL8


Đen ehcu-wqi q1d5LIWzgtMnZuGuJnZhApYZ_ZG6J3f
EV_YkGv_0/edit

Nhóm 1 https://meet.google.com/xxy- https://docs.google.com/document/d/1gNl


ycwa-kxz wBg9dOgcqeoOenJ-
dyt3r3oaaAq5GdrlCRHQ7nNU/edit

Nhóm 2 https://meet.google.com/ant- https://docs.google.com/document/d/13Yi


tydk-tmi YWz5REg9PBZJ1a_tXuv6y918JdRhCBI
cOygxn0F0/edit

Nhóm 3 https://meet.google.com/zrh- https://docs.google.com/document/d/1gTP


aqie-xhy RU3wYeN295J6Us9UR_pvqk2P2VE85L
ACRJoOY7Ac/edit
Lâm Đồng, ngày 21 tháng 10 năm 2021
Giáo viên hướng dẫn Sinh viên
(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)

Hoàng Văn Long Nguyễn Lê Huệ Anh

You might also like