You are on page 1of 2

NỘI DUNG ÔN TẬP CUỐI KỲ I - NĂM HỌC 2021-2022

(Kèm theo Công văn số 2616/SGDĐT-GDTrH ngày 06/12/2021 của Sở GDĐT Quảng Nam)
MÔN: TOÁN LỚP 11
A. TRẮC NGHIỆM
I. ĐẠI SỐ
Bài 1: Hàm số lượng giác
- Biết được: tập xác định; tập giá trị của các hàm số y  sin x, y  cos x, y  tan x, y  cot x.
- Xác định được giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của hàm số bậc nhất đối với một HSLG.
Bài 2: Phương trình lượng giác cơ bản
- Biết được điều kiện có nghiệm của các phương trình lượng giác cơ bản.
- Biết công thức nghiệm của các phương trình lượng giác cơ bản sin x  m, cos x  m, tan x  m
và cot x  m.
- Giải được phương trình lượng giác cơ bản.
Bài 3: Một số phương trình lượng giác thường gặp
- Biết được điều kiện có nghiệm (vô nghiệm) của phương trình dạng a sin x  b cos x  c.
- Biết được dạng của phương trình bậc nhất, bậc hai đối với một HSLG.
Bài 4: Quy tắc đếm
- Biết được quy tắc cộng, quy tắc nhân.
- Áp dụng được quy tắc cộng và quy tắc nhân vào giải các bài toán đơn giản.
Bài 5: Hoán vị - Chỉnh hợp - Tổ hợp
- Biết được khái niệm hoán vị, chỉnh hợp, tổ hợp; các công thức tính số hoán vị của n phần
tử, số chỉnh hợp, tổ hợp chập k của n phần tử.
- Tính được số các hoán vị, chỉnh hợp, tổ hợp chập k của n phần tử trong các bài toán trực
tiếp.
Bài 6: Nhị thức Niutơn
- Biết được số hạng thứ k+1, số số hạng trong khai triển nhị thức Niutơn.
- Xác định được hệ số hoặc số hạng thứ k trong khai triển NTNT thoả điều kiện cho trước.
Bài 7: Xác suất của biến cố
- Biết được công thức tính xác suất; miền giá trị của xác suất
- Biết được mối quan hệ về xác suất của các biến cố liên quan đặc biệt (hai biến cố đối nhau,
hai biến cố xung khắc, độc lập)
- Tính được xác suất của các biến cố đơn giản trong một phép thử ngẫu nhiên.

II. HÌNH HỌC


Bài 1: Phép biến hình, phép tịnh tiến
- Biết được định nghĩa và các tính chất của phép tịnh tiến.
- Tìm được toạ độ ảnh của điểm, phương trình ảnh của đường thẳng, đường tròn qua phép
tịnh tiến theo vectơ cho trước trong mặt phẳng toạ độ.
Bài 2: Phép quay, khái niệm về phép dời hình và hai hình bằng nhau
- Biết được định nghĩa và các tính chất của phép quay.
- Xác định được ảnh của một điểm, một đoạn thẳng, một tam giác,... qua phép quay.
Bài 3: Phép vị tự, phép đồng dạng.
- Biết được định nghĩa, các tính chất phép vị tự và phép đồng dạng.
- Xác định được ảnh của một điểm, một đoạn thẳng, một tam giác,... qua phép vị tự.
- Tìm được toạ độ ảnh của điểm, phương trình ảnh của đường thẳng, đường tròn qua phép vị
tự trong mặt phẳng toạ độ.
Bài 4: Đại cương về đường thẳng và mặt phẳng; hai đường thẳng chéo nhau và hai đường
thẳng song song
- Biết được quan hệ thuộc, không thuộc của điểm so với mặt phẳng.
- Biết được vị trí tương đối của hai đường thẳng trong không gian, các tính chất.
- Xác định được giao tuyến của hai mặt phẳng; giao điểm giữa đường thẳng và mặt phẳng
trong TH đơn giản.
Bài 5: Đường thẳng và mặt phẳng song song
- Biết được vị trí tương đối của đường thẳng và mặt phẳng trong không gian; các tính chất.
- Xác định được vị trí tương đối giữa đường thẳng và mặt phẳng trong một hình cho trước.
B. TỰ LUẬN
I. ĐẠI SỐ
Bài 1: Một số phương trình lượng giác thường gặp
- Giải được phương trình bậc hai đối với một hàm số lượng giác.
- Giải được phương trình dạng a sin x  b cos x  c.
Bài 2: Xác suất của biến cố
- Vận dụng được các kiến thức về các qui tắc đếm, hoán vị, chỉnh hợp, tổ hợp, các tính chất
xác suất vào giải quyết bài toán xác suất tổng hợp.
II. HÌNH HỌC
Bài 1: Đường thẳng và mặt phẳng song song
- Vận dụng được các kiến thức tổng hợp để giải bài toán:
+ Chứng minh: đường thẳng song song với mặt phẳng; hai đường thẳng song song.
+ Tìm giao điểm của đường thẳng và mặt phẳng và các yếu tố liên quan.

----------HẾT----------

You might also like