You are on page 1of 2

Lời giải bài toán hình học ngày 2 trong đề chọn

tuyển KHTN
Nguyễn Duy Khương
CLB Toán Lim

Ngày 21 tháng 11 năm 2019

Bài toán. Cho tam giác ABC. Lấy E, F thuộc AC, AB sao cho BF EC nội tiếp. Trung trực EC cắt
EF, BC tại R, N . Trung trực F B cắt EF, BC tại Q, M . Lấy K, L đối xứng E.F qua lần lượt RM, QN .
Gọi QL ∩ RC = T và RK ∩ QB = S.
a) Chứng minh tứ giác QRST nội tiếp.
b) Chứng minh (QRST ) tiếp xúc (O).

Lời giải. a) Ta có: ∠SQT = N QL − ∠N QB = ∠N QF − ∠N QB = ∠CM R − ∠N QB. Ta có: ∠T RS =


∠M RE − ∠M RC ta cần chỉ ra: ∠N QB + ∠M RE = ∠N QR + ∠M RC hay là: ∠RCB = ∠QBC(đúng
vì ta có: ∠QBF = ∠AF B = ∠ACB dẫn đến: QB tiếp xúc (O), tương tự với RC tiếp xúc (O)).

1
b) Từ giả thiết N Q là phân giác góc RQT và N R là phân giác góc QRT do đó: N là tâm nội tam
giác QRT . Để ý rằng QB, RC tiếp xúc (O) mà N ∈ BC dẫn đến: (ABC) là đường tròn T hebault của
(QRT ). Suy ra (ABC) tiếp xúc (QRST ).

Cách khác cho phần b). Gọi J là tâm của (BF EC). Gọi BE, CF cắt lại (O) tại các điểm X, Y . Gọi
W, A = (AJ) ∩ (O), ta có ngay rằng theo trục đẳng phương thì: AW, BC, EF đồng quy tại G. Áp dụng
định lí P ascal cho các điểm A, W, B, C, Y ta có: F, Q, G thẳng hàng. Tương tự thì: E, R, G thẳng hàng
suy ra: G, Q, F, E, R thẳng hàng. Dễ thấy AX = AY do đó: W (AJ, XY ) = −1. Gọi P là trung điểm
cung QR không chứa T của (QRST ). Kẻ đường kính P Z của (QRST ) ta có: W (P Z, RQ) = W (AZ, RQ)
suy ra: A, W, P thẳng hàng suy ra: ∠P W Z = 90◦ suy ra: W ∈ (QRST ). Kẻ tiếp tuyến W x của (O) ta
có: ∠xW Y = ∠W XY = ∠W RQ suy ra: W x tiếp xúc (QRST ) suy ra: (QRST ) tiếp xúc (O).
Nhận xét. Việc sử dụng hai cách cho thấy hai tư tưởng khác nhau cho cùng 1 bài toán tiếp xúc(tạo tiếp
điểm và không nhất thiết phải tạo).

You might also like