You are on page 1of 2

HW3

Lưu ý:
• Các hình kết quả mô phỏng matlab cần được chụp toàn màn hình (PrtScr) chứ không chỉ
một cửa sổ.
• Bài nộp được lưu thành định dạng pdf với cấu trúc sau:
EE2015_211_HW3_MSSS_HovaTen.pdf.
• Code cần được đính kèm ngay tại mỗi câu để GV kiểm tra đúng/sai.
• Nếu sinh viên chưa cài được matlab, có thể sử dụng matlab online từ trang mathworks.

Bài 1: Cho 03 hệ thống có quan hệ vào ra lần lượt như sau:


1
• Hệ thống 1: y ( n ) = x ( n ) − x ( n − 3 ) x ( 2n )
3
n +5
• Hệ thống 2: y ( n) =  2x ( k )
k =−

• Hệ thống 3: y ( n ) = round  x ( n )  Hàm round [.] là hàm làm tròn gần nhất

I. Xét tính tuyến tính của 03 hệ thống trên. Viết 01 đoạn code Matlab để chứng minh tính
tuyến tính của hệ thống trên: sử dụng x1 ( n ) là một chuỗi có phân bố đều trong đoạn  0,1
với 0  n  100 ; x2 ( n ) là một chuỗi có phân bố Gaussian với trung bình là 0 và phương
sai là 10 với 0  n  100 . Việc chứng minh có thể sử dụng đồ thị hay so sánh chuỗi kết quả
đầu ra tùy ý sinh viên. Các giá trị của hằng số a1 và a2 sinh viên có thể chọn bất kỳ.

II. Xét tính bất biến của 03 hệ thống trên. Viết 01 đoạn code Matlab để chứng minh tính bất
biến của hệ thống trên: sử dụng x ( n ) là một chuỗi có phân bố Gaussian với trung bình là
0 và phương sai là 10 với 0  n  100 . Việc chứng minh có thể sử dụng đồ thị hay so sánh
chuỗi kết quả đầu ra tùy ý sinh viên. Giá trị của hằng số D (số mẫu làm trễ), sinh viên có
thể chọn bất kỳ.
III. Xét tính nhân quả và ổn định của 03 hệ thống trên.

Bài 2: Cho tín hiệu x ( n ) = ( 0.8) u ( n ) đi qua hệ thống có đáp ứng xung h ( n ) = ( −0.9 ) u ( n ) .
n n

Sử dụng hàm subplot (3 hàng 1 cột) của Matlab để vẽ 51 mẫu đầu tiên của tín hiệu ngõ ra y ( n )
khi thực hiện theo 03 cách sau:

I. Tính giá trị của y ( n ) . Dùng hàm stem để vẽ 51 mẫu đầu tiên của ngõ ra.
II. Sử dụng 26 mẫu đầu tiên của x ( n ) và h ( n ) . Sử dụng hàm conv trong Matlab để tính y ( n )
. Dùng hàm stem để vẽ ngõ ra. So sánh với trường hợp 1.
III. Sử dụng hàm filter trong Matlab để tìm ngõ ra với tín hiệu ngõ vào và đáp ứng xung hệ
thống như đề bài. Dùng hàm stem để vẽ 51 mẫu đầu tiên của ngõ ra. So sánh với hai trường
hợp trên.
Bài 3: Cho hệ thống LTI nhân quả có quan hệ vào ra như sau:

y ( n ) − 0.5 y ( n − 1) + 0.25 y ( n − 2 ) = x ( n ) + 2 x ( n − 1) + x ( n − 3)

I. Sử dụng hàm filter, tính và vẽ đáp ứng xung của hệ thống với 0  n  100 .
II. Xác định tính ổn định của hệ thống này.
III. Cho đầu vào là: x ( n ) = 5 + 3cos ( 0.2 n ) + 4sin ( 0.6 n )  u ( n ) . Sử dụng hàm filter, xác
định ngõ ra y ( n ) trong khoảng 0  n  200 .

Bài 4: Cho hệ thống có đáp ứng xung nhân quả như sau:

h ( n ) = Ac ( r ) cos ( vo n ) u ( n ) + Ar ( r ) sin ( vo n ) u ( n )
n n

I. Chứng minh hàm truyền của hệ thống sẽ có dạng:

b0 + b1 z −1
H (z) = ; ROC : z  r
1 + a1 z −1 + a2 z −2

Biểu diễn các giá trị b0 , b1 , a1 , a2 theo các giá trị Ac , As , r , vo .

II. Viết một hàm Matlab, đặt tên là invZ, để tính các hệ số Ac , As , r , vo theo kết quả từ câu
trên:
function [ Ac , As , r , vo ] = invZ( b0 , b1 , a1 , a2 )

III. Giả sử một hệ thống có hàm truyền như bên dưới. Sử dụng hàm invZ vừa viết để tìm đáp
ứng xung của hệ thống. Vẽ 20 mẫu đầu tiên của đáp ứng xung này.

2 + 3z −1
H (z) = ; ROC : z  0.9
1 − z −1 + 0.81z −2
IV. Cho một hệ thống nhân quả có hàm truyền như sau:
−2 + 5.65 z −1 − 2.88 z −2
H (z) =
1 − 0.1z −1 + 0.09 z −2 + 0.648 z −3
Sử dụng hàm residuez trong Matlab để phân tách hàm truyền về dạng
A + Bz −1 E
H ( z) = −1 −2
+
1 + Cz + Dz 1 + Fz −1
Sử dụng hàm invZ bên trên để tìm đáp ứng xung của hệ thống này.

You might also like