You are on page 1of 8

ĐỀ CƯƠNG KIỂM TRA HKI MÔN SINH HỌC 9 NĂM 2021 - 2022

CÁC THÍ NGHIỆM CỦA MENDEN


LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG
1.Nêu khái niệm kiểu hình và cho ví dụ minh họa
- Kiểu hình: Là tổ hợp toàn bộ các tính trạng của cơ thể. VD : Thân cao, thân thấp,…

2.Phát biểu nội dung của qui luật phân li


Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về một
giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P.

3.Menden đã giải thích kết quả thí nghiệm trên đậu Hà Lan như thế nào?
- Menden giải thích kết quả thí nghiệm bằng sự phân li của cặp nhân tố di truyền(gen) trong quá
trình phát sinh giao tử và sự tổ hợp của chúng trong thụ tinh.

4.Muốn xác định được kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội cần phải làm gì?
- Muốn xác định kiểu gen của một cá thể mang tính trạng trội ta đem lai với một cá thể mang tính
trạng lặn (thực hiện phép lai phân tích).
- Nếu kq của phép lai là đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp, còn kq phép
lai là phân tính thì cá thể đó có kiểu gen dị hợp.
- Để xác định giống có thuần chủng hay không cần phải thực hiện phép lai phân tích.

5.Tương quan trội- lặn của các tính trạng có ý nghĩa gì trong thực tiễn sản xuất?
Tương quan trội – lặn là hiện tượng phổ biến ở hiều tính trạng trên cơ thể thực vật, động vật và
người.
VD: Ở cà chua các tính trạng quả đỏ, nhẵn và thân cao lat trội, quả vàng, có lông tơ và than lùn là
các tính trạng lăn.
- Thông thường các tính trạng trội là các tính trạng tốt, còn những tính trạng lặn là những tính
trạng xấu.
- Mục tiêu của chọn của chọn giống là xác định được các tính trạng trội và tập trung nhiều gen trội
quý vào một kiểu gen để tạo ra giống có giá trị kinh tế cao.

6.Các khái niệm:


- Tính trạng trội: Là tính trạng biểu hiện ở F1.
- Tính trạng lặn: là tính trạng đến F2 mới được biểu hiện.
- Kiểu gen: Là tổ hợp toàn bộ các gien trong tế bào của cơ thể. VD : AA, Aa,…
- Thể đồng hợp: Kiểu gen chứa cặp gen tương ứng giống nhau.VD: AA, aa, BB, bb….
- Thể dị hợp: Kiểu gen chứa cặp gen tương ứng khác nhau.VD: Aa, Bb….

LAI HAI CẶP TÍNH TRẠNG


1.Căn cứ vào đâu mà Menden lại cho rằng các tính trạng và hình dạng hạt đậu trong thí nghiệm
của mình di truyền độc lập với nhau?
- Bằng thí nghiệm lai hai cặp tính trạng theo phương pháp phân tích các thế hệ lai, Menden đã phát
hiện ra sự di truyền độc lập của các cặp tính trạng.

2.Thực chất của sự di truyền độc lập các tính trạng là nhất thiết F2 phải có tỉ lệ.
- Khi lai cặp bố mẹ khác nhau về hai cặp tính trạng thuần chủng tương phản di truyền độc lập với
nhau, thì F2 có tỉ lệ mỗi kiểu hình bằng tích tỉ lệ các tính trạng hợp thành nó,

3.Menden đã giải thích kết quả thí nghiệm lai hai cặp tính trạng của mình như thế nào?
- Để giải thích kết quả thí nghiệm, Menđen cũng cho rằng mỗi tính trạng được xác định bởi một cặp
nhân tố di truyền. Với thí nghiệm trên ông ký hiệu:
+ Hạt vàng được xác định bởi nhân tố di truyền A.
+ Hạt xanh được xác định bởi nhân tố di truyền a.
+ Vỏ trơn được xác định bởi nhân tố di truyền B.
+ Vỏ nhăn được xác định bởi nhân tố di truyền b.
Vì vậy, F1: cây hạt vàng, vỏ trơn có kiểu gen là AaBb. Cây này khi giảm phân tạo ra 4 loại giao tử
có tỉ lệ bằng nhau: AB: Ab: aB: ab, vì vậy khi tổ hợp thành hợp tử ở đời lai F 2 tạo ra 16 tổ hợp di
truyền, phân hóa thành 9 kiểu di truyền có tỉ lệ 1 AABB:2 AABb: 1Aabb: 2 AaBB :4AaBb : 2
Aabb : 1 aaBB : 1 aabb.
Tỉ lệ 9 kiểu di truyền nói trên là kết quả của sự tổ hợp tự do và ngẫu nhiên của tỉ lệ kiểu di
truyền ở hai cặp tính trạng khi lai F1 với nhau: ( 1 AA : 2 Aa : 1 aa ) ( 1 BB : 2 Bb : 1 bb ). Trên cơ
sở 9 kiểu di truyền đã tạo ra 4 kiểu hình ở F2 với tỉ lệ : 9 vàng trơn : 3 vàng nhăn : 3 xanh trơn : 1
xanh nhăn. Đây là kết quả của sự tổ hợp hai tỉ lệ kiểu hình ( 3 hạt vàng : 1 hạt xanh ) với ( 3 vỏ
trơn : 1 vỏ nhăn ). Chứng tỏ hai tính trạng này di truyền độc lập không phụ thuộc vào nhau.
Kiểu hình F2 Số hạt Tỉ lệ kiểu hình Tỉ lệ cặp tính trạng ở F2
F2
vàng, trơn 315 9 vàng 315 +101 416 3
vàng, trơn 101 3 xanh 108+ 32 140 1
xanh, trơn 108 3 trơn 315 +108 423 3
xanh, nhăn 32 1 nhăn 101+ 32 133 1

4. Nêu nội dung của qui luật phân li độc lập:


- Các cặp nhân tố di truyền (cặp gen) đã phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử.

5. Biến dị tổ hợp có ý nghĩa gì đ/v chọn giống và tiến hóa? Tại sao ở các loài sinh sản giao phối,
biến dị lại phong phú hơn nhiều so với những loài sinh sản vô tính?
- Ý nghĩa trong tiến hóa: Dựa vào qui luật này chúng ta có thể giải thích được tính nguồn gốc và
sự đa dạng của sinh giới trong thế giới tự nhiên.
- Ý nghĩa trong chọn giống: Là cơ sở khoa học và là phương pháp tạo ra giống mới trong lai hữu
tính.
- Các loài giao phối trong quá trình giảm phân xảy ra cơ chế phân li, tổ hợp tự do của nhiễm sắc
thể và của gen đã tạo nên nhiều loại giao tử, nhờ đó khi thụ tinh đã tạo ra nhiều biến dị tổ hợp.
- Đối với các loài sinh sản vô tính là hình thức sinh sản bằng con đường nguyên phân nên bộ
NST, bộ gen ở đời con vẫn giống với bộ NST, bộ gen so với thế hệ mẹ.

6. Ở người, gen A qui định tóc xoăn, gen a qui định tóc thẳng, gen B qui định mắt đen, gen b qui
định mắt xanh. Các gen này phân li độc lập với nhau.
Bố có tóc thẳng, mắt xanh. Hãy chọn người mẹ có kiểu gen phù hợp trong các trường hợp sau để
con sinh ra đều có mắt đen, tóc xoăn?
A. AaBb B. AaBB C. AABb D. AABB
Đáp án: d vì:
P: Tóc xoăn, mắt đen X Tóc thẳng, mắt xanh.
AABB aabb
G: AB ab
F 1: AaBb -Tóc xoăn, mắt đen

7: Dựa vào căn cứ nào để cho rằng tính trạng màu sắc và hình dạng hạt của đậu Hà lan trong
thí nghiệm của Menđen là di truyền độc lập?
- Ở F2 , tỉ lệ kiểu hình chung của hai tính trạng là:
9 trơn, vàng : 3 trơn, xanh : 3 nhăn, vàng : 1 nhăn, xanh.
Đó là kết quả của sự tổ hợp tỉ lệ kiểu hình của hai tính trạng:
( 3 trơn : 1 nhăn) với ( 3 vàng : 1 xanh ).
8: Trên cơ sở sự di truyền độc lập của hai tính trạng trong thí nghiệm của Menđen, hãy cho biết
công thức chung về tỉ lệ kiểu hình cho sự di truyền của n cặp tính trạng di truyền độc lập?
Tỉ lệ chung về tỉ lệ kiểu hình của n cặp tính trạng là ( 3 : 1 )n

9: Thế nào là biến dị tổ hợp? Loại biến dị này xuất hiện trong hình thức sinh sản nào? Giải
thích?
- Sự phân li các cặp tính trạng dẫn đến sự tổ hợp lại các tính trạng của P làm xuất hiện các kiểu
hình khác P là biến dị tổ hợp.
Giải thích:
- Trong quá trình giảm phân đã xảy ra sự nhân đôi, phân li và tổ hợp tự do của các nhiễm sắc
thể, của các cặp gen tương ứng từ đó tạo ra các giao tử khác nhau về nguồn gốc NST.
- Các loại giao tử này được tổ hợp lại trong thụ tinh đã tạo nên nhiều loại hợp tử khác nhau về
nguồn gốc NST, nguồn gốc của các alen dẫn tới sự tổ hợp lại các tính trạng hay tạo nên các
kiểu hình mới ở thế hệ con.

10: Nêu các điều kiện nghiệm đúng cho qui luật phân li độc lập của Menđen.
Các điều kiện nghiệm đúng của qui luật phân li độc lập của Menđen:
- P thuần chủng khác nhau về hai hay nhiều cặp tính trạng.
- Trội phải lấn át hoàn toàn lặn.
- Các loại giao tử sinh ra phải bằng nhau, sức sống ngang nhau.
- Khả năng gặp nhau và phối hợp với nhau giữa các loại giao tử trong thụ tinh phải ngang nhau.
- Sức sống của các loại hợp tử và sức sống của các cơ thể trưởng thành phải giống nhau.
- Phải có số lượng lớn cá thể thu được trong đời lai.
- Mỗi cặp nhân tố di truyền phải tồn tại trên mỗi cặp NST khác nhau để khi phân li thì độc lập
với nhau, không lệ thuộc vào nhau.

NHIỄM SẮC THỂ


NST
1.Nêu VD về tính đặc trưng của bộ NST của mỗi loài SV. Phân biệt bộ NST lưỡng bội và bộ NST
đơn bội.
- NST(hay còn gọi là cấu trúc mang gen) là vật chất di truyền tồn tại trong tế bào sinh dưỡng
(xôma)có khả năng nhuộm màu đặc trưng bởi thuốc nhuộm kềm tính, được tập trung thành những
sợi ngắn, có số lượng, hình dạng, kích thước, cấu trúc đặc trưng của mỗi loài. NST có khả năng tự
nhân đôi, phân li, tổ hợp ổn định qua các thế hệ. NST có khả năng bị đột biến thay đổi cấu trúc, số
lượng tạo ra những đặc trưng di truyền mới.
- Trong tế bào NST tồn tại thành từng cặp tương đồng hoặc không tương đồng.
VD:
- Về số lượng : người 2n = 46 , gà 2n = 78 đặc trưng về số lượng
- Về hình dạng: NST có nhiều hình dạng khác nhau: Dạng hạt, que, chữ V, móc.
- Về kích thước: Chiều dài NST từ 0,5 – 50 micromet, đường kính 0,2 – 2 micromet( 1  m = 10-
3
mm)
Bộ NST lưỡng bội Bộ NST đơn bội
- Là bộ NST chứa các cặp NST tương đồng - Là bộ NST của giao tử chỉ chứa 1 NST của
- Có trong tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh mỗi cặp tương đồng
dục sơ khai của sinh vật. - Có trong giao tử (trứng và tinh trùng).

2.Cấu trúc điển hình của NST được thể hiện rõ nhất ở kì nào của quá trình phân chia tế bào?
Mô tả cấu trúc đó.
- Cấu trúc điển hình của NST được biểu hiện rõ nhất ở kì giữa
+ Hình dạng: hình hạt, hình que,hình chữ V.
+ Dài: 0,5- 50  m( 1  m = 10-3mm)
+ Đường kính:0,2 - 2 micromet
Mô tả:
- Mỗi NST gồm 2 nhiễm sắc tử chị em ( crômatit) gắn với nhau ở tâm động( eo thứ nhất) chia nó
thành hai cánh.
- Tâm động là điểm dính NST vào sợi tơ vô sắc trong thoi phân bào
- Mỗi crômatit gồm 1 phân tử AND(axit đêôxiribô nucleeic) kết hợp với protein loại histôn.

3.Nêu vai trò của NST đ/v sự di truyền các tính trạng.
- NST là cấu trúc mang gen có bản chất là ADN trong đó có chứa các thông tin di truyền.
- ADN tự sao chép dẫn đến sự tự nhân đôi của NST thông qua đó các gen quy định tính trạng được
di truyền qua các thế hệ tế bào và cơ thể.

NGUYÊN PHÂN
1.Sự tự nhân đôi của NST diễn ra ở kì nào của chu kì tế bào?
- Kì trung gian. Nhờ sự nhân đôi mà NST từ dạng sợi đơn chuyển sang dạng sợi kép gồm hai sợi
giống nhau đính với nhau ở tâm động.

2.Nêu những diễn biến cơ bản của NST trong quá trình nguyên phân.
Quá trình nguyên phân xảy ra gồm một giai đoạn chuẩn bị ( còn gọi là kỳ trung gian) và quá trình
phân bào chính thức ( gồm 4 kỳ)
Kỳ trung gian: Là thời kì sinh trưởng của tế bào, trong đó NST ở dạng sợi dài mảnh do duỗi xoắn
và diễn ra sự nhân đôi. Khi kết thúc kì này, tế bào tiến hành phân bào nguyên nhiễm(nguyên phân).
Quá trình nguyên phân diễn ra trong 4 kì:
Các kì Những diễn biến cơ bản của NST ở các kì
Kì đầu - NST bắt đầu đóng xoắn & co ngắn
- Các NST kép dính vào các sợi tơ của thoi phân bào
Kì giữa - Các NST kép đóng xoắn cực đại, mỗi NST gồm 2 crômatit gắn với nhau ở tâm
động
- Các NST kép xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng XĐ của thoi phân bào.
Kì sau - Từng NST kép chẻ dọc ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về 2 cực của TB
Kì cuối - Các NST đơn giãn xoắn dài ra ở dạng sợi mảnh. Bắt đầu một chu kì mới.
Kết quả - Từ một tế bào mẹ cho ra 2 tbào con có bộ NST giống như bộ NST của tb mẹ(2n
NST)

3.Ý nghĩa cơ bản của quá trình nguyên phân là gì?


- Nguyên phân là phương thức sinh sản của tế bào & sự lớn lên của cơ thể.
- Nguyên phân là phương thức truyền đạt và ổn định bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ cơ
thể ở những loài sinh sản vô tính.
- Sinh trưởng của các mô và cơ quan trong cơ thể đa bào nhờ vào sự gia tăng số lượng tế bào qua
quá trình nguyên phân.

4. Ở ruồi giấm 2n= 8. Một tế bào ruồi giấm đang ở kì sau của nguyên phân. Số NST trong tế bào
đó bằng bao nhiêu trong các trường hợp sau?
a/ 4 b/ 8 c/ 16 d/ 32

GIẢM PHÂN
1.Nêu những diễn biến cơ bản của NST qua thời kì của giảm phân.
Kỳ trung gian
- Tế bào lớn lên về kích thước.
- Màng nhân và nhân con tiêu biến
- NST tháo xoắn thành dạng sợi mảnh và nhân đôi thành NST kép gồm 2 crômatit giống nhau
dính nhau ở tâm động.
- Trung tử nhân đôi

Diễn biến cơ bản


Các kì
Giảm phân I Giảm phân II
- Các NST kép xoắn, co ngắn. - NST co lại cho thấy số lượng NST
- Các NST kép trong cặp tương đồng đơn bội kép(n NST kép).
Kì đầu
tiếp hợp theo chiều dọc và có thể bắt
chéo nhau, sau đó lại tách dời nhau.
- Các cặp NST kép tương đồng tập - NST kép tập trung và xếp thành 1
Kì giữa trung và xếp song song thành 2 hàng ở hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi
mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. phân bào.
- Các cặp NST kép tương đồng phân li - Từng NST kép tách ở tâm động thành
Kì sau
độc lập và tổ hợp tự do về 2 cực tế bào. 2 NST đơn phân li về 2 cực của tế bào.
- Các NST kép nằm gọn trong 2 nhân - Các NST đơn nằm gọn trong nhân
Kì cuối mới được tạo thành với số lượng là bộ mới được tạo thành với số lượng là bộ
NST đơn bội kép (n NST kép). NST đơn bội(n NST đơn).
Từ 1 tế bào mẹ (2n NST) qua 2 lần phân bào liên tiếp tạo ra 4 tế bào con mang bộ
Kết quả
NST đơn bội (n NST).
* Giữa hai lần giảm phân là kì trung gian tồn tại rất ngắn

2. Nêu những điểm giống và khác nhau cơ bản giữa giảm phân và nguyên phân
Nguyên phân Giảm phân
Giống nhau:
- Có sự nhân đôi của NST tạo thành NST kép (kì trung gian).
- Có sự tập trung của NST ở mặt phẳng xích đạo và phân li về 2 cực của tế bào.
- Trải qua các kì phân bào tương tự nhau (kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối)
- Có sự biến đổi hình thái NST như đóng xoắn và tháo xoắn.
- Đều là cơ chế nhằm duy trì ổn định bộ NST của loài
Khác nhau: - Xảy ra ở tế bào sinh dục (2n) ở thời kì chín.
- Xảy ra ở tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục
sơ khai. - Có 2 lần phân bào liên tiếp.
- Có một lần phân bào.. - Từ 1 tế bào mẹ (2n NST) qua giảm phân hình
- Từ 1 tế bào sinh dưỡng ( 2n NST) qua tạo 4 tế bào con.
nguyên phân tạo 2tế bào con . -Tế bào con có nNST.
- Tế bào con có 2nNST - Cùng với quá trình thụ tinh giúp duy trì ổn
- Duy trì bộ NST của loài qua các thế hệ tế bào, định bộ NST của loài qua các thế hệ cơ thể ở
duy trì ổn định bộ NST của loài qua các thế hệ các sinh vật sinh sản hữu tính.
cơ thể ở các sinh vật sinh sản vô tính.

3. Ruồi giấm có 2n = 8. Một tế bào của ruồi giấm đang ở kì sau của giảm phân II. Tế bào đó có
bao nhiêu NST đơn trong các trường hợp sau đây?
a) 2 b) 4 c) 8 d)16
ADN VÀ GEN
ADN
1.Nêu đặc điểm cấu tạo hóa học của ADN
ADN(axit đêôxiribônuclêic) là một loại axit nuclêic, được cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O, N và P.
- ADN thuộc loại đại phân tử, có kích thước lớn dài tới hàng trăm µm (1µ = 10 -3mm) và khối
lượng lớn đến hàng triệu, hàng chục triệu đvC.
- ADN được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, nghĩa là gồm nhiều phần tử con - đơn phân là các
Nunuclêôtit (gồm 4 loại A, T, G, X).
- Bốn loại nuclêôtit liên kết với nhau theo chiều dọc theo nhiều cách tạo thành mạch (gọi là mạch
pôlinuclêôtit).

2.Vì sao ADN có cấu tạo rất đa dạng và đặc thù?


- Với hàng vạn đến hàng triệu Nu, gồm 4 loại ở mỗi loài được sắp xếp với thành phần, số lượng và
trình tự khác nhau, tạo cho ADN ở sinh vật vừa có tính đa dạng vừa có tính đặc thù.
- ADN trong tế bào chủ yếu tập trung ở trong nhân và có khối lượng ổn định, đặc trưng cho mỗi
loài
- Tính đa dạng và tính đặc thù của ADN là cơ sở cho tính đa dạng và tính đặc thù của các loài sinh
vật.

3.Mô tả cấu trúc không gian của ADN. Hệ quả của nguyên tắc bổ sung(NTBS) được thể hiện ở
những điểm nào?
- ADN là một chuỗi xoắn kép, gồm 2 mạch song song, xoắn đều quanh 1 trục theo chiều từ trái
sang phải (xoắn phải), tạo thành các vòng xoắn mang tính chu kỳ.
- Các nuclêôtit giữa hai mạch liên kết với nhau bằng các liên kết hiđrô tạo thành từng cặp
- Mỗi chu kỳ xoắn có chiều dài là 34Å(angtơron= 10 -7mm ), gồm 10 cặp nulêôtit. Đường kính
vòng xoắn là 20Å.
- Nguyên tắc bổ sung:
+ Các nuclêôtit giữa 2 mạch liên kết bằng các liên kết hiđro tạo thành từng cặp A-T; G-X theo
NTBS.
+ Hệ quả:
Do tính chất bổ sung của 2 mạch nên khi biết trình tự sắp xếp của các nuclêôtit trong mạch đơn
này, có thể suy ra trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong mạch đơn kia.
Theo NTBS ta có công thức: A = T, G = X, N = A + T + G + X = 2(A + G) = 2(T + X)
Tỉ số (A + T)/(G + X) trong các ADN khác nhau thì khác nhau và đặc trưng cho từng loài.

4. Một đoạn mạch đơn của phân tử ADN có trình tự sắp xếp như sau:
-A–T- G–X–T–A–G–T- X–

Hãy viết đoạn mạch đơn bổ sung với nó.


-T–A- X–G–A–T–X–A - G–

MỐI QUAN HỆ GIỮA GEN VÀ ARN


1.Nêu những điểm khác nhau cơ bản trong cấu trúc của ADN và ARN
Cấu tạo của ADN Cấu tạo của ARN
(Axit đêôxiribônuclêic) (Axit ribônuclêic)
- Có cấu trúc hai mạch song song và xoắn lại - Chỉ có một mạch đơn
với nhau
- Có chứa loại nuclêôtít timin (T) mà không có - Chứa uraxin(U) mà không có timin(T)
uraxin (U)
- Có liên kết hyđrô theo NTBS giữa các - Không có liên kết hyđrô
nuclêôtit trên 2 mạch
-Có kích thước và khối lượng lớn hơn ARN - Có kích thước và khối lượng nhỏ hơn ADN
2.ARN được tổng hợp dựa trên những nguyên tắc nào? Nêu bản chất của mối quan hệ theo sơ
đồ gen  ARN
- Thời gian và địa điểm: diễn ra trong nhân tế bào, tại các NST ở kì trung gian đang ở dạng sợi mảnh
chưa xoắn.
- Diễn biến:
+ Được tổng hợp dựa trên khuôn mẫu là ADN dưới tác động của enzim.
+ Khi bắt đầu tổng hợp ARN, gen được tháo xoắn và tách dần hai mạch đơn
+ Các nuclêôtit trên mạch vừa được tách liên kết với nuclêôtit tự do trong môi trường nội bào theo
NTBS thành từng cặp để hình thành dần mạch ARN
+ Mạch đơn ARN dần được hình thành.
+ Khi tổng hợp xong ARN tách khỏi gen rời nhân đi ra chất tế bào để thực hiện quá trình tổng hợp
prôtêin.
+ Sau khi tổng hợp xong, gen xoắn lại.
- Kết quả: Mỗi lần tổng hợp được 1 phân tử ARN
- Ý nghĩa: Tổng hợp ARN là giai đoạn trung gian, tiếp theo là tổng hợp prôtêin, qua đó thể hiện gen
quy định tính trạng.
- Nguyên tắc tổng hợp:
+ Nguyên tắc khuôn mẫu: Khuôn mẫu là mạch gốc của gen.
+ Nguyên tắc bổ sung: Mạch ARN được tổng hợp dựa trên mạch khuôn của gen theo NTBS:
A(ađênin) – U(uraxin)) và ngược lại,X(xitôzin) – G(guanin).
- Mối quan hệ giữa gen và ARN: trình tự các nuclêôtit trên mạch khuôn của gen quy định trình tự
các nuclêôtit trên mạch ARN.
Nêu bản chất của mối quan hệ theo sơ đồ gen  ARN
- Trình tự các nuclêôtit trên mạch khuôn của gen qui định trình tự các nuclêôtit trong mạch ARN

3.Một đoạn mạch của gen có cấu trúc như sau:


Mạch 1: - A – T – G – X - T – X –G-
Mạch 2: - T - A - X - G – A - G –X –
Xác định trình tự các đơn phân của đoạn mạch ARN được tổng hợp từ mạch 2.
- A – U – G – X - U – X –G-

4. Một đoạn mạch ARN có trình tự các nuclêôtit như sau:


- A – U – G – X – U – U – G – A- X –
Xác định trình tự các nuclêôtit trong đoạn gen đã tổng hợp ra đoạn mạch ARN trên:
Mạch khuôn: - T – A – X – G – A – A – X – T - G –

5. Loại ARN nào sau đây có chức năng truyền đạt thông tin di truyền?
a) tARN b) mARN c) rARN d) cả ba loại ARN trên

6: So sánh sự khác nhau giữa quá trình nhân đôi ADN với quá trình tổng hợp mARN?
Cơ chế nhân đôi ADN Cơ chế tổng hợp ARN
- Xảy ra trước khi phân bào - Xảy ra khi tế bào cần tổng hợp prôtêin
- 2 mạch đơn ADN tách rời nhau.
- 2 mạch đơn ADN tương ứng với từng gen
- ADN tự nhân đôi theo nguyên tắc : khuôn tách rời nhau.
mẫu, bổ sung và bán bảo toàn(giữ lại một
nửa) - mARN được tổng hợp theo nguyên tắc khuôn
- A của ADN liên kết với T của môi trường mẫu và nguyên tắc bổ sung.
nội bào. - A của ADN liên kết với U của môi trường
- Cả 2 mạch đơn của ADN đều được dùng nội bào
làm khuôn để tổng hợp 2 ADN con giống - Chỉ 1 đoạn mạch đơn ADN được dùng làm
nhau và giống ADN mẹ khuôn tổng hợp được nhiều phân tử mARN
cùng loại.

7.Nêu những điểm khác nhau cơ bản về cấu trúc và chức năng của ADN và ARN ?
Đại phân tử Cấu trúc Chức năng
ADN - chuỗi xoắn kép -lưu giữ thông tin DT
- 4 loại nucêôtít: A,T,G,X -truyền đạt thông tin di truyền
ARN - chuỗi xoắn đơn -truyền đạt thông tin qui địnhcấu
- 4 loại nuclêôtít: A,U,G,X trúc prôtêin cần tổng hợp (mARN)
-vận chuyển axít amin tương ứng
(tARN)
-tạo nên ribôxôm (rARN)- nơi tổng
hợp prôtêin .

You might also like