You are on page 1of 9

BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI

BÀI THI KẾT THÚC HỌC PHẦN


HỌC KỲ: I NĂM HỌC: 2021-2022

Học phần: Triết học Mác - Lênin


Hình thức thi: Tự luận nộp bài sau
Ngày thi: 25/12/2021

Giảng viên: Nguyễn Mạnh Cương


Sinh viên: Phạm Thị Hạnh
Mã sinh viên: 62DNA05033
Mã lớp: CT6001-N11

Hà Nội, ngày 25 tháng 12 năm 2021


ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN NĂM HỌC 2021 - 2022 (Học kỳ 1)
Bài thi môn: Triết học Mác - Lênin Sinh viên:Phạm Thị Hạnh
Lớp: NNA5A
Nội dung đề thi:
Câu 1: Phân tích Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của phép biện chứng duy
vật. Ý nghĩa phương pháp luận của nguyên lý? Liên hệ với đại dịch Covid-19 từ
nguyên lý trên.
Câu 2: Phân tích quan điểm của Chủ nghĩa duy vật lịch sử: Sự phát triển của các
hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên. Ý nghĩa phương
pháp luận và liên hệ với thực tiễn Việt Nam ?
Bài làm

CÂU 1:
1.1 Nguyên lý và ý nghĩa phương pháp luận của mối liên hệ biện chứng của
phép Biện chứng duy vật.
 Khái niệm
“Mối liên hệ” là phạm trù triết học dùng để chỉ các mối rằng buộc tương hỗ,
quy định và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các yếu tố, bộ phận trong một đối tượng
hoặc giữa các đối tượng với nhau. Liên hệ là quan hệ giữa hai đối tượng nếu sự
thay đổi của một trong số chúng nhất định làm đối tượng kia thay đổi. Ví dụ như
vận động của vật thể có liên hệ hữu cơ với khối lượng của nó bởi sự thay đổi
vận tốc vận động tất yếu làm khối lượng của nó thay đổi. Các sinh vật đều có
liên hệ với môi trường bên ngoài,…. Mọi đối tượng đều trong trạng thái vừa cô
lập vừa liên hệ với nhau. Chúng liên hệ với nhau ở một số khía cạnh và không
liên hệ với nhau ở những khía cạnh khác, trong chúng có cả những biến đổi theo
đối tượng khác thay đổi lẫn những biến đổi không làm đối tượng khác thay đổi.
Như vậy, bên cạnh sự cô lập, liên hệ là mặt tất yếu của mọi quan hệ cụ thể giữa
các đối tượng.
Phép biện chứng duy vật thừa nhận có mối liên hệ phổ biến giữa các đối
tượng từ việc cho rằng mọi tồn tại trong thế giới đều là những mắt khâu của một
thực thể vật chất duy nhất,là những trạng chảy trạng thái và hình thức tồn tại
khác nhau của nó. Khi quan niệm về sự liên hệ được mở rộng đến các đối tượng
tinh thần và giữa chúng và giữa chúng vốn thuộc chủ thể khách quan thì sẽ có
quan niệm về về mối liên hệ phổ biến. Có rất nhiều loại liên hệ trong đó có loại
liên hệ chung nhất là đối tượng nghiên cứu của phép biện chứng. Loại liên hệ
này được gọi là liên hệ phổ biến. Thế giới không phải là hệ thống các liên hệ đối
tượng như vậy Chính tính thống nhất vật chất của thế giới là cơ sở cho mọi liên
hệ. Nhờ sự thống nhất đó các đối tượng không thể tồn tại cô lập mà luôn tác
động qua lại chuyển hóa lẫn nhau nhau.
Nội dung của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến là các sự vật, hiện tượng của
thế giới tồn tại trong mỗi liên hệ qua lại với nhau, quy định lẫn nhau, thâm nhập,
chuyển hóa lẫn nhau không tách biệt. Cơ sở tồn tại của sự tồn tại đa dạng các
mối liên hệ là tính thống nhất vật chất của thế giới; các sự vật hiện tượng phong

1
Bài thi môn: Triết học Mác - Lênin Sinh viên:Phạm Thị Hạnh
Lớp: NNA5A
phú trong thế giới chỉ là những dạng tồn tại khác nhau của một thế giới duy vật
duy nhất.
 Tính chất
+ Tính khách quan. Phép biện chứng duy vật khẳng định tính khách quan của
các mối liên hệ giữa sự vật hiện tượng vật chất với nhau. Có mỗi liên hệ tác
động giữa sự vật, hiện tượng vật chất với nhau. Có mối liên hệ giữa sự vật hiện
tượng vật chất với hiện tượng tinh thần. Có mối liên hệ giữa những hiện tượng
tinh thần với nhau (mối liên hệ và tác động giữa các hình thức của nhận thức).
Các mối liên hệ tác động đó suy đến cùng đều là sự quy định tác động qua lại
chuyển hóa và phụ thuộc lẫn nhau giữa các sự vật hiện tượng. Các mối liên hệ là
vốn có, không phụ thuộc vào ý thức của con người.
+ Tính phổ biến của mối liên hệ thể hiện ở chỗ: bất kỳ ở đâu, trong tự nhiên,
xã hội và tư duy đều có các mối liên hệ đa dạng giữa các sự vật, hiện tượng khác
nhau. Hoặc ngay trong chính một sự vật hiện tương thì bất kỳ một thành phần
nào, một yếu tố nào cũng có mối liên hệ với các thành phần, yếu tố khác. Chúng
giữ những vai trò, vị trí khác nhau trong sự vận động chuyển hóa của các sự vật
hiện tượng. Mối liên hệ qua lại, quy định, chuyển hóa lẫn nhau không những
diễn ra ở mọi sự vật hiện tượng tự nhiên, xã hội, tư duy, mà còn diễn ra giữa các
mặt các yếu tố các quá trình của sự vật, hiện tượng.
+ Tính đa dạng phong phú. Giữa các sự vật hiện tượng, có mối có mối liên hệ
về không gian và cũng có mối liên hệ về mặt thời gian; có mối liên hệ chung tác
động lên toàn bộ hay trong những lĩnh vực rộng lớn của thế giới; có mối liên hệ
riêng chỉ tác động trong từng lĩnh vực từng sự vật hiện tượng cụ thể. Có mối liên
hệ trực tiếp giữa nhiều sự vật hiện tượng có mối liên hệ liên tiếp gián tiếp. Có
mối liên hệ tất nhiên có mối liên hệ ngẫu nhiên. Có mối liên hệ bản chất, có mối
liên hệ không bản chất chỉ đóng vai trò phụ thuộc. Có mối liên hệ chủ yếu và có
mối liên hệ thứ yếu…. Các mối liên hệ đó giữ những vai trò khác nhau quy định
sự vận động, phát triển của sự vật hiện tượng.
 Ý nghĩa phương pháp luận.
Nguyên tắc toàn diện. Từ nội dung của mối liên hệ phổ biến, phép biện
chứng khái quát thành nguyên tắc toàn diện với những yêu cầu đối với chủ thể
hoạt động nhận thức và thực tiễn.
Thứ nhất khi nghiên cứu, xem xét đối tượng cụ thể cần xem xét các mối quan
hệ bên trong của sự vật hiện tượng, các mối liên hệ giữa các bộ phận, các thuộc
tính, các yếu tố khác nhau của chính nó.
Thứ hai, cần xem xét đối tượng này trong mối liên hệ với đối tượng khác và
mối vào môi trường xung quanh, kể cả các mặt của mối liên hệ trung gian, gián
tiếp; trong không gian, thời gian, tức là cần phải nghiên cứu tất cả những mối
liên hệ đối tượng trong quá khứ hiện tại và phán đoán tương lai.

2
Bài thi môn: Triết học Mác - Lênin Sinh viên:Phạm Thị Hạnh
Lớp: NNA5A
Thứ ba, khi xem xét sự vật hiện tượng cần tránh quan điểm phiến diện, một
chiều; chỉ thấy mặt này mà không thấy mặt khác hoặc chú ý dàn trải nhiều mặt
nhưng không chú ý tới bản chất. Dẫn đến việc xem xét qua loa chưa đầhy đủ tất
cả các mối liên hệ của nó đã vội kết luận vấn đề.
Thứ tư, xem xét sự vật hiên tượng trong mối quan hệ với thực tiễn. Tùy vào
hoàn cảnh của mỗi thời đại khác nhau, con người cũng chỉ phản ánh được sự
vật, hiện tượng một cách tương đối. Vì vậy không nên tuyệt đối hóa những tri
thức của ta là luôn đúng.
1.2 Liên hệ với đại dịch Covid-19 từ nguyên lý trên.
Mối liên hệ giữa tình hình đại dịch covid 19 ở Việt Nam với tình hình đại
dịch trên thế giới. Tình hình dịch trên thế giới có ảnh hưởng rất lớn đến tình
hình dịch trong nước. Khi mà số lượng ca mắc covid trên thế giới vẫn còn và
vẫn tăng thì dù nước ta có dập dịch thành công cũng sẽ bị lây lan bùng dịch trở
lại. Ngược lại, khi tình hình dịch trong nước ta đag diễn ra căng thẳng thì đó
cũng là một điểm nguy hại lớn với thế giới. Nếu tất cả các nước không chung
tay, giúp đỡ nhau dập dịch thì tình hình dịch bệnh vẫn sẽ tiếp tục lan rộng, thâm
chí xuất hiện nhiều biết thể mới nguy hiểm hơn.
Mối liên hệ giữa đại dịch và các mặt khác trong xã hội.
+ Đại dịch covid 19 có mối liên hệ tới kinh tế, nó đã tác động trực tiếp vào nền
kinh tế thế giới và trong nước. Khi đại dịch bùng nổ, rất nhiều hoạt động sản
xuất và buôn bán đã bị ngưng trệ do biện pháp giãn cách được thực hiện. Chuỗi
cung ứng toàn cầu bị gãy đoạn, dẫn tới tình trạng suy giảm tăng trưởng nền kinh
tế thế giới. Chuỗi cung ứng ảnh hưởng tới thương mại toàn cầu phải chịu tác
động tiêu cực, Trong nước, hoạt động buôn bán nội địa và xuất khẩu cũng gặp
vô vàn khó khăn. Nhiều doang nghiệp, của hàng đã phải đóng cửa. Đặc biệt là
ngành du lịch, gần như bị đóng băng. Chỉ một phần nhỏ các doanh nghiệp sản
xuất dụng cụ, vật tư y tế là vẫn có thể phát triển. Tỷ lệ thất nghiệp tăng cao,
người dân lao động mất việc làm, thậm chí còn không thể về quê để làm công
việc đồng áng. Từ đó dẫn đến gia tăng tỷ lệ nghèo và cận nghèo ở một số vùng.
Tuy nhiên, đại dịch covid 19 cũng mở ra một hướng đi mới cho ngành thương
mại, đó là áp dụng công nghệ số. Các sàn thương mại điện tử dần có chỗ đứng
trong thị trường và đang ngày càng được phát triển. Ngược lại, nền kinh tế cũng
có một tác động nhất định đối với đại dịch covid. Đứng trước nguy cơ lây
nghiễm bệnh dịch, nhiều quốc gia vì mục đích kinh tế đã chọn cách sống chung
với dịch, vẫn mở của kinh doanh và thực hiện cách thức phòng dịch đi kèm. Ban
đầu, lối đi vì kinh tế này mắc phải nhiều ý kiến trái chiều. Tuy nhiên, ở thời
điểm hiệm tại thì nó lại mang nhiều tính khả thi hơn. Việt Nam cũng từ bỏ lối đi
“không covid” mà chuyển dần sang phương thức sống chung với đại dịch, để có
thể vừa phát triển kinh tế, đảm bảo đời sống của người dân lao động bên cạnh
việc phòng dịch.

3
Bài thi môn: Triết học Mác - Lênin Sinh viên:Phạm Thị Hạnh
Lớp: NNA5A
+ Đại dịch covid 19 đã tạo lên một cuộc khủng hoảng kéo dài về y tế. Hệ thống
y tế ở nhiều nước bị quá tải, đồng nghĩa với việc dịch vụ chăm sóc sức khỏe cá
nhân bị ảnh hưởng nặng nề. Ví dụ như : dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, cấo cứ,
điều trị và chuẩn đóa ung thư,... Không chỉ những người mắc bệnh dịch covid 19
không thể điều trị sớm hơn mà ngay cả những bệnh nhân mắc bệnh khác cũng
không thể khám chữa bệnh, số lượng lớn trẻ em sơ sinh không được tiên đầy đủ
số mũi vắc xin đầu đời cần thiết. Đại dịch covid 19 đã trở thành bài tóa khó cho
ngành y tế, khi mà đã phát triển thành công vắc xin nhưng lại xuất hiện một biến
thể mới. Điều này đã đặt ra yêu cầu cao hơn cho sự nghiên cứu và phát triển
thuốc, hệ thống y tế cũng cần được phát triển hiện đại và toàn diện hơn để phục
vụ nhu cầu chăm sóc sức khỏe của con người.
+ Do đại dịch, nền giáo dục bị ảnh hưởng rất nhiều. Các hoạt động giảng dạy,
lên lớp trực tiếp hầu như bị thay thế bởi hoạt động giảng dạy và học tập online.
Từ đó khiến cho chất lượng giảng dạy kém hiệu quả. Việc học tập, tiếp thu kiến
thức phần lớn dựa vào ý thức và việc tự học nên có nhiều bạn không đạt kết quả
cao. Nhưng từ, chính đại dịch covid 19 cũng đã chỉ ra rằng phương pháp giảng
dạy của thầy cô cần có nhiều sự thay đổi, thích nghi với thời đại, như áp dụng
công nghệ số, xây dựng bài giảng thú vị hơn.... Người học cung cần nâng cao ý
thức của bản thân, rèn kuyện việc tự học, năng động, tìm tòi và sáng tạo. Việc
giáo dục cũng có ảnh hưởng tới đại dịch rất nhiều. Những cuốn sách, cẩm nang,
tri thức về đại dịch được đưa vào giảng dạyy ở các trường học; hoặc được truyền
bá rộng rãi sẽ có tác động tích cực tới ý thức của người dân phòng tránh dịch
bệnh.
+ Dịch covid 19 cũng có mối liên hệ lớn với đời sống tinh thần xã hội. Về mặt
tiêu cực, nó làm cho nhiều thanh thiếu niên, trẻ nhỏ gặp vấn đề tâm lý khi không
được đến trường và luôn phải ở trong nhà. Vấn đề này cũng xảy ra với đối tượng
là người lớn tuổi hơn. Điều này dẫn tới đời sống tinh thần xã hội bị ảnh hưởng
nặng nề, gia tăng nhiều ca tự tử và tỷ lệ phạm tội các tệ nạn xã hội khác. Mặt
tích cực là đại dịch covid 19, đã đưa con người trở về với lối sống chậm và
hướng về gia đình nhiều hơn. Từ đó tìm về những giá trị côi nguồn vốn phần
nhiều bị lãng quên trong cuộc sống hối hả trước đây.
+ Môi trường sống và đại dịch Covid 19 cũng có mối liên hệ với nhau. Môi
trường càng ngày càng ô nhiễm, độc hại do hoạt động sản xuất của của con
người đã tạo điều kiện để dịch bệnh xuất hiện và bùng nổ. Bên cạnh đó, đại dịch
cũng có nhiều tác động tới môi trường, cả tích cực và tiêu cực. Mặt tích cực là
suy giảm được hệ thống nhà kính mạnh mẽ, lượng khí thái CO2 cũng giảm
mạnh; môi trường sống trở lên trong lành hơn; rác thải từ việc sản xuất công
nghiệp và du lịch cũng được giảm bớt đáng kể. Tuy nhiên, lượng rác thải sinh
hoạt và rác thải y tế lại gia tăng đáng kể. Những đồ dùng như túi, cốc, đĩa, đũa,...
Dùng 1 lần vốn bị hạn chế, thì nay lại được sử dụng nhiều để phòng tránh lây
lan dịch bệnh. Lượng rác thải y tế khổng lồ như bơm tiêm, dây chuyền thuốc,
khẩu trang y tế cũng chưa có cách xử lý thỏa đáng. Điều này làm gia tăng ô

4
Bài thi môn: Triết học Mác - Lênin Sinh viên:Phạm Thị Hạnh
Lớp: NNA5A
nhiễm môi trường đất, nước, không khí. Từ đó đặt ra cho xã hội nhiều vấn đề
cần giải quyết về bảo vệ mội trường.

CÂU 2:
2.1 Phân tích quan điểm của Chủ nghĩa duy vật lịch sử: Sự phát triển của
các hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên.
 Một số khái niệm
“hình thái kinh tế xã hội” là một phạm trù cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch
sử dùng để chỉ xã hội ở từng nấc thang lịch sử nhất định với một kiểu quan hệ
sản xuất đặc trưng cho xã hội đó, phù hợp với một trình độ nhất định của lực
lượng sản xuất và một kiến trúc thượng tầng tương ứng được xây dựng dựa trên
quan hệ sản xuất đặc trưng ấy. tính trừu tượng, khái quát hóa của hình thái kinh
tế xã hội là kết cấu xã hội trong mỗi giai đoạn lịch sử nhất định bao gồm 3 yếu
tố cơ bản: lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất(cơ sở hạ tầng) và kiến trúc
thượng tầng. lực lượng sản xuất là nền tảng vật chất của xã hội, tiêu biểu, khách
quan để phân biệt các thời đại kinh tế khách nhau, yếu tố xét đến cùng quyết
định sự phát triển vận động phát triển của hình thái kinh tế - xã hội. quan hệ sản
xuất là quan hệ khách quan, cơ bản, chi phối và quyết định mọi quan hệ xã hội,
đồng thời là tiêu chuẩn quan trọng nhất để phân biệt bản chất các chế độ xã hội
khác nhau. Kiến trúc hạ tầng là sự thể hiện các mối quan hệ giữa người với
người trong lĩnh vực tinh thần, tiêu biểu cho bộ mặt tinh thần của xã hội. phạm
trù kinh tế xã hội cũng rất cụ thể ở chỗ, cho phép xem xét xã hội ở từng quốc
gia, dân tộc, trong từng gia đoạn lịch sử nhất định với các tiêu chí có thể xác
định được với một quan hệ sản xuất đặc trưng, một trình độ phát triển lực lượng
sản xuất nhất định và một kiểu cấu trúc hậ tầng tiêu biểu cho bộ mặt của xã hội
đó. Từ hai mặt cụ thể và trừu tượng, hình thái kinh tế xã hội sẽ đem lại nhận
thức tổng hợp và khách quan nhất về xã hội loài người ở từng giai đoạn lịch sử
nhất định.
Tiến trình lịch sử - tự nhiên của xã hội là kết quả của sự thống nhất giữa
logic và lịch sử. xu hướng chung của sự vận động phát triển của lịch sử loài
người là do sự chi phối của quy luật khách quan (thống nhất giữa cái chung với
cái đặc thù và cái riêng) xét đến cùng là sự phát triển của lực lượng sản xuất.
 Sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch
sử - tự nhiên là vì:
Lịch sử phát triển của xã hội trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, tương ứng
với mỗi gian đoạn đó là sự kế tiếp của các hình thái kinh tế - xã hội từ thấp đến
cao. theo quy luật, Đầu tiên là sự phát triển của lực lượng sản xuất: sự phát triển
của công cụ sản xuất và và sự phát triển về tri thức, kinh nghiệm, kĩ năng của
người lao động. Từ đó đặt ra yêu cầu khách quan đối với sự biến đổi của quan
5
Bài thi môn: Triết học Mác - Lênin Sinh viên:Phạm Thị Hạnh
Lớp: NNA5A
hệ sản xuất, cần phải phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Sư
phát triển về chất của quan hệ sản xuất dẫn đến sự sự thay đổi về chất của cơ sở
hạ tầng, tiếp tục dẫn đến sự phát triển, biến đổi của kiến trúc thượng tầng xã hội.
Hình thái kinh tế - xã hội mới, tiến bộ hơn sẽ thay thế cho cái cũ đã bị mất đi.
Quá trình này diễn ra là điều tự nhiên, tất yếu, không phụ thuộc vào ý chí con
người. Các hình thái kinh tế - xã hội theo tiến trình lịch sử của loài người là:
cộng sản nguyên thủy – chiếm hữu nô lệ - phong kiến – tư bản chủ nghĩa – xã
hội chủ nghĩa.
Thứ hai, động lực cho việc phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội chính
bắt nguồn từ chính xã hội. Trong quá trình lịch sử tự nhiên của xã hội, nảy sinh
ra nhiều mâu thuẫn. Trước hết là mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ
sản xuất, mâu thuẫn giữa quan hệ sản xuất với cơ sở hạ tầng, mâu thuẫn giữa các
giai cấp trong xã hội.... chính sự tác động của các quy luật khách quan làm xuất
hiện các hình thái kinh tế mới là con đường chung của sự phát triển xã hội loài
người. Tuỳ thuộc vào mỗi quốc gia, dân tộc chịu sự chi phối của nhưng điều
kiện về không gian, thời gian, chính trị, truyền thống văn hóa... khác nhau; mà
sự phát triển các hình thái kinh tế cũng khác nhau. Một vài nơi có thể bỏ qua
một vài hình thái kinh tế xã hội nào đó do yếu tố chủ quan, nhưng nói chung thì
nhân tố giữ vai trò quyết định là các quy luật khách quan.
 Ý nghĩa phương pháp luận
Thứ nhất, học thuyết này đã chỉ ra nguồn gốc, động lực của sự vận động và
phát triển xã hội là các quy luật khách quan. Từ đó phê phán những quan điểm
duy tâm, siêu hình về lịch sử. Quan điểm duy tâm vốn cho rằng lịch sử phát triển
không có quy luật mà chỉ theo chiều hướng ngẫu nhiên, phụ thuộc vào ý muốn,
ý thích chủ quan của con người mong muốn lịch sử phát triển như thế nào.
Thứ hai, học thuyết đã tạo ra hướng nghiên cứu lịch sử - xã hội mới bằng một
phương pháp thật sự khoa học. Đó là nghiên cứu lịch sử - xã hội từ quá trình sản
xuất vật chất của từng thời kì lịch sử đó. Bởi sản xuất vật chất và phương thức
sản xuất là cơ sở quyết định của các mặt trong đời sống xã hội.
Thứ ba, học thuyết trở thành cơ sở để phân chia các thời đại lịch sử, chỉ ra xã
hội không phải là sự kết hợp một cách ngẫu nhiên, máy móc mà là một sự thống
nhất chặt chẽ với nhau, các yếu tố trong đó có tác động qua lại lẫn nhau. Học
thuyết vạch ra mối quan hệ giữa các mặt trong đời sống xã hội và các quy luật
vận động và phát triển của xã hội từ thấp đến cao.
Thứ tư, học thuyết này còn có ý nghĩa cách mạng rất lớn. Học thuyết chỉ ra
quy định về sự nối tiếp không tránh khỏi của các phương thức sản xuất từ
phương thức sản xuất nguyên thủy tới nô lệ, từ chế độ phong kiến tới tư bản chủ
nghĩa,.... lịch sử đã từng có nhiều bước quanh co, nhưng cuối cùng nó vẫn đi
theo một trình tự. Theo trình tự này thì loài người sẽ nhất định tiến lên chủ nghĩa
xã hội. Điều này đã dẫn dắt cho rất nhiều quốc gia định hướng được ngay từ đầu

6
Bài thi môn: Triết học Mác - Lênin Sinh viên:Phạm Thị Hạnh
Lớp: NNA5A
hình thái kinh tế xã hội nên đi thoe trong các cuộc cách mạng, đấu tranh giai
cấp.
2.2 Liên hệ với thực tiễn Việt Nam:
Sự phát triển của hình thái kinh tế - xã hội ở Việt Nam thời kì quá độ lên xã
hội chủ nghĩa.
Học thuyết của Mac đã chỉ rõ quy luật của sự vận động, phát triển của hình
thái kinh tế xã hội, và tính tất yếu của quá trình lịch sử tự nhiên: hình thái kinh
tế xã hội tư bản sẽ bị thay thế bằng hình thái xã hội cộng sản chủ nghĩa. Quá
trình phát triển hình thái kinh tế - xã hội ở Việt Nam cũng không nằm ngoài quy
luật đó.
Điều kiện của Việt Nam khi tiến lên hình thái kinh tế xã hội chủ nghĩ vừa có
cả đặc điểm thuận lợi và khó khăn. Việt Nam xuất phát từ một nước thuộc địa
nửa phong kiến, lại trải qua quá trình chiến tranh rất dài nên tàn dư thực dân và
phong kiến còin nhiều. Khó khăn hơn nữa là các thế lực chống phá chế độ xã hội
chủ nghĩa và đấu tranh dân tộc. Xu thế toàn cầu hóa và cuộc cách mạng khoa
học công nghệ đang diễn ra trên thế giới, cũng có ảnh hưởng tới định hướng
phát triển của Việt Nam. Xã hội Việt Nam do những điều kiện khách quan của
thời đại và những điều kiện riêng của đất nước đã bỏ qua hình thái kinh tế - xã
hội tư bản chủ nghĩa và tiến lên hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa. Do
chưa từng trải qua hình thái kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa nên thời gian quá
độ của chúng ta khá lâu.
Việc tiến lên hình thái chủ nghĩa xã hội cộng sản là con đường tất yếu của
Việt Nam vì tính ưu việt của nó. Chủ nghĩa xã hội sẽ giải phóng giai cấp, giải
phóng dân tộc, xóa bỏ tình trạng giai cấp này bó lột giai cấp khác – vốn là tình
trạng lúc bây giờ của xã hội Việt Nam. Từ đó giải phóng và tạo điều kiện phát
triển cho con người. Thứ hai, kinh tế xã hội Việt Nam sau các cuộc chiến tranh
lớn đã trở lên vô cùng nghèo nèn và lạc hậu. Trong hình thái kinh tế- xã hội
cộng sản chủ nghĩa, lực lượng sản xuất hiện đại với chế độ công hữu về tư liệu
sản xuất sẽ làm cho nền kinh tế có những sự phát triển nhanh và cao. Thứ ba,
xây dựng hình thái kinh tế - xã hội chủ nghĩa cũng là xây dựng một nhà nước
mang bản chất giai cấp công nhân, vì quyền, lợi ích của nhân dân lao động. Nhà
nước xã hội chủ nghĩa đề cao yếu tố dân chủ và tự do của nhân dân. Tính ưu việt
của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa cũng được thể hiện ở lĩnh vực
văn hóa- tinh thần. Xã hội chủ nghĩa coi văn hóa tinh thần là động lực quan
trọng cho sự phát triển xã hội. Vì vậy khi xã hội Việt Nam tiến lên hình thái
kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa, nền văn hóa sẽ càng ngày phát triển hiện đại
nhưng vẫn giữ gìn và kế thừa những tinh hoa văn hóa dân tộc.
Quá trình tiến lên và xây dựng hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa
của nước ra gây ra nhiều biến đổi lớn trong xã hội, trên hầu hết các lĩnh vực:
kinh tế, chính trị, văn hóa,... và đã đạt được nhiều thành công nhất định như: đất
nước đã do dân làm chủ; nhà nước pháp quyền do Đảng Cổng sản lãnh đạo là
7
Bài thi môn: Triết học Mác - Lênin Sinh viên:Phạm Thị Hạnh
Lớp: NNA5A
nhà nước của dân, do dân, vì dân. Nền kinh tế sản xuất phát triển với lực lượng
sản xuất ngày càng hiện đại và phương thức sản xuất phù hợp. Cuộc sông của
nhân dân đầy đủ và ấm no hơn...

You might also like