You are on page 1of 54

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI

KHOA NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA QUỐC TẾ


----------------
BÁO CÁO KHOA HỌC
Môn Phương pháp nghiên cứu khoa học

Đề tài: NÂNG CAO NHẬN THỨC VỀ BẢO VỆ ĐỘNG VẬT HOANG DÃ


CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI

GV: TS. Đặng Thị Minh Phương


Nhóm thực hiện: Nhóm 8 - Lớp N02
Thành viên nhóm:
1. Lê Thị An
2. Hoàng Thị Vân Anh
3. Nguyễn Minh Anh (NT)
4. Trần Phương Anh
5. Phạm Kim Cúc
6. Phạm Thị Hạnh
7. Nguyễn Thúy Hiền
8. Nguyễn Thùy Linh
Hà Nội, tháng 12 năm 2021
DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ Nội dung Trang

Biểu đồ 2.1 Biểu đồ khảo sát tầm quan trọng của động vật hoang 16

Biểu đồ 2.2 Biểu đồ khảo sát mục đích của việc bảo vệ động vật 18
hoang dã

Biểu đồ 2.3 Biểu đồ khảo sát nguyên nhân động vật hoang dã bị 20
khai thác quá mức

Biểu đồ 2.4 Biểu đồ khảo sát hậu quả của việc săn bắt, buôn bán, 21
tiêu thụ động vật hoang dã
MỤC LỤC
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
MỞ
ĐẦU…………………………………………………………………………....1
1.Tính cấp thiết của đề tài
…………………………………………………….......1
2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đề tài
………………………..3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề
tài…………………………………..5
3.1. Mục đích nghiên cứu………………………………………...…..
…………….5
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu………………………………………………...….....
….5
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu của đề tài…………………………….…..6
4.1. Đối tượng nghiên cứu………………………………………………..…..…...6
4.2. Khách thể nghiên cứu……………………………….…………………...……
6
5. Phạm vi nghiên cứu của đề tài…………………………………….……………
6
6. Phương pháp nghiên cứu của đề tài……………………………………………
6
7. Kết cấu của đề tài…………………………………………..
…………………....6
Chương 1. NHẬN THỨC VỀ BẢO VỆ ĐỘNG VẬT HOANG DÃ CỦA SINH
VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ
LUẬN……………………………………………………………………………….8
1.1. Một số khái niệm……………………..
……………………………………..8
1.1.1. Khái niệm nhận thức……………………………………………….
…..8
1.1.2. Khái niệm động vật hoang
dã………………………………………......8
1.1.3. Khái niệm bảo vệ động vật hoang dã ……………….
………………….9
1.2. Sự cần thiết phải bảo vệ động vật hoang dã………………………………
10
1.3. Khái quát về sinh viên Trường Đại học Văn hóa Hà Nội………..
……….12
1.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của sinh viên Trường Đại học
Văn hóa Hà Nội về việc bảo vệ động vật hoang dã…………………..
…………..13
1.4.1. Yếu tố môi trường sống………………………………………………
13
1.4.2. Yếu tố giáo dục………………………………………………………
13
1.4.3. Yếu tố truyền thông đại
chúng……………………………………….14
Tiểu kết ……………………..…………..………………..…………………….15
Chương 2. THỰC TRẠNG NHẬN THỨC VỀ BẢO VỆ ĐỘNG VẬT HOANG
DÃ CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI VÀ MỘT SỐ
VẤN ĐỀ ĐẶT
RA………………………………………………………………...16
2.1. Thực trạng nhận thức về bảo vệ động vật hoang dã của sinh viên
Trường Đại học Văn hoá Hà
Nội……………………………………………………….16
2.1.1.Hiểu biết của sinh viên Trường Đại học Văn hoá về động vật hoang
dã16
2.1.2. Hiểu biết của sinh viên Trường Đại học Văn hoá về việc bảo vệ động
vật hoang
dã……………………………………………………………………..17
2.1.3. Hiểu biết của sinh viên Trường Đại học Văn hoá về luật pháp, việc
mua bán, trao đổi động vật trái
phép………………………………………………….19
2.2. Một số vấn đề đặt ra từ thực trạng nhận thức về bảo vệ động vật hoang
dã của sinh viên Trường Đại học Văn hoá Hà Nội…………………………..22
Tiểu kết …………..…………………………………………………………….23
Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO NHẬN
THỨC CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI VỀ BẢO
VỆ ĐỘNG VẬT HOANG
DÃ…………………………………………………....24
3.1. Tuyên truyền về vấn đề bảo vệ động vật hoang dã của sinh viên Trường
Đại học Văn hóa Hà Nội…………………………………………………...
…...24
3.2. Giáo dục ý thức pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã cho sinh viên..
25
3.3. Tổ chức chiến dịch, hoạt động tình nguyện tham gia bảo vệ động vật
hoang dã…………….……...………………………………………….……….26
3.4. Chú trọng trong nội dung giảng dạy…………………………………..…
28
Tiểu kết …………..……………….……………………………………………29
KẾT LUẬN……………………………………………………………………….30
TÀI LIỆU THAM
KHẢO………………………………………………………..31
PHỤ LỤC……………………………………………………………………………

BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC CHO


TỪNG THÀNH VIÊN NHÓM 8
Số Họ và tên Công việc được giao Điểm và
TT thành viên (cá nhân) nhận xét
nhóm của GV

Nội dung viết trong đề tài

1.1. Một số khái niệm


1.1.1. Khái niệm nhận thức.
Nguyễn
1.1.2. Khái niệm động vật hoang dã.
1 Minh Anh
1.1.3. Khái niệm bảo vệ động vật hoang dã
(NT)
Phần mở đầu :
1.Tính cấp thiết của đề tài
1.2.Sự cần thiết phải bảo vệ động vật hoang dã
3.3. Giải pháp tổ chức chiến dịch hoạt động tình
Phạm Thị
nguyện
2 Hạnh
Phần mở đầu:
2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên
quan đến đề tài.
1.3. Khái quát về sinh viên Trường Đại học Văn
hóa Hà Nội
Phần mở đầu :
3.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3 Lê Thị An
4.Đối tượng và khách thể nghiên cứu của đề tài
5. Phạm vi nghiên cứu
Kết Luận
Tổng hợp Word và Tài liệu tham khảo
Tiểu kết Chương 1
Tiểu kết Chương 2
Phạm Kim Tiểu kết Chương 3
4
Cúc Phần mở đầu :
Các công việc chung của nhóm :
- Xây dựng đề cương
- Xây dựng phiếu hỏi
- Tìm kiếm và tổng quan tài liệu
-
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Loài hoang dã là nói đến các loài động - thực vật hoặc các sinh vật khác sống
trong tự nhiên và chưa được thuần hóa. Loài hoang dã sống ở khắp nơi, trong các
hệ sinh thái như sa mạc, đồng bằng, băng cực và cả những khu dân cư đông đúc
nhất. Các hệ sinh thái khác nhau sẽ có mức độ đa dạng loài khác nhau.
Trong đó, động vật hoang dã đã và đang là một trong những mối quan tâm
hàng đầu của nhiều quốc gia trước nạn săn bắt trái phép. Mặc dù không phải hoạt
động buôn bán động vật hoang dã nào cũng là trái pháp luật, tuy nhiên trước sự
khai thác quá mức và sự bất chấp để đem lại giá trị cho bản thân của con người đã
tạo ra hàng loạt những hành động buôn bán bất hợp pháp, gây ảnh hưởng đến môi
trường sống và đe dọa trực tiếp tới sự tồn tại của giống loài trong tự nhiên.
Hiện tại trên thế giới có khoảng 1.556 loài động vật hoang dã được xác định
là đang có nguy cơ tuyệt chủng và gần tuyệt chủng cần được bảo vệ cấp bách [15].
Tại các khu rừng nhiệt đới, nơi trú ẩn của hơn một nửa số sinh vật hiện đang tồn tại
trên trái đất cũng đang bị thu hẹp khiến rất nhiều loài động vật hoang dã đã biến
mất không chỉ bởi môi trường sống của chúng bị tàn phá mà còn do chính bàn tay
của con người trực tiếp gây ra. Việc bảo vệ động vật hoang dã trong tự nhiên là vấn
đề rất cần thiết.
Tội phạm về động vật hoang dã trên toàn thế giới liên tục tăng mạnh và đạt
đến mức khủng hoảng. Theo báo cáo “Sự im lặng của những chiếc bẫy dây: Khủng
hoảng đặt bẫy dây ở Đông Nam Á” được WWF công bố hồi tháng 7/2020, ước tính
có khoảng 12,3 triệu bẫy dây đang đe dọa các loài động vật hoang dã trong các khu
bảo tồn ở Campuchia, Lào và Việt Nam [9]. Đây là những quốc gia có nạn đặt bẫy
nghiêm trọng nhất trong khu vực.
Riêng ở Việt Nam, nhiều loài động vật hoang dã, quý hiếm, trong đó có loài
đang có nguy cơ tuyệt chủng, đã và đang bị săn bắt, buôn bán, xuất khẩu trái phép,
thậm chí giết mổ làm món ăn đặc sản tại các nhà hàng, khách sạn. Do dễ dàng tiêu
thụ với thu nhập cao đã tạo ra việc làm rất nguy hại và kích thích một số người săn
bắt, buôn bán trái phép loại hàng này bất chấp các quy định của Nhà nước về quản

1
lý bảo vệ và phát triển động vật hoang dã, quý hiếm. Năm 2017, Việt Nam đã bắt
giữ được 483 vụ buôn bán, vận chuyển trái phép động thực vật hoang dã, tịch thu
11.554 cá thể và 10.125 kg động vật hoang dã [10]. Việt Nam vừa là điểm trung
chuyển buôn bán ngà voi cho người tiêu dùng ở Trung Quốc và Mỹ để làm đồ trang
sức và trang trí nội thất, vừa là nước tiêu thụ sừng tê lớn.
Bất chấp những tác động nghiêm trọng của tội phạm động vật hoang dã,
chúng ta vẫn chưa có được một thỏa thuận toàn cầu về buôn bán bất hợp pháp động
vật hoang dã. Và khi ngày càng nhiều hạn chế đặt ra cho buôn bán, thị trường và
tiêu thụ động vật hoang dã vốn có thể gây hại cho sức khỏe của cả cộng đồng,
chúng ta cần phải nỗ lực hơn nữa trong việc thực thi để đảm bảo rằng nạn buôn bán
không chỉ đơn giản là chuyển từ công khai sang ngấm ngầm.
Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức và còn hạn chế nhất định
trong việc nâng cao năng lực, hoàn thiện thể chế; điều tra, truy tố tội phạm trong
lĩnh vực này hay thay đổi thói quen tiêu dùng các sản phẩm từ động vật. Một trong
những nguyên nhân gây nên sự suy giảm các loài nguy cấp ở nước ta thời gian qua
là do các chính sách, quy định pháp luật chưa đồng bộ, công tác bảo tồn đa dạng
sinh học nói chung và bảo tồn loài nói riêng chưa được quan tâm đúng mức. Vấn
đề bảo vệ các loài hoang dã, nhất là các loài nguy cấp, quý, hiếm còn có sự chồng
chéo về phân quyền, trách nhiệm quản lý, nhiều đối tượng đã lợi dụng việc gây
nuôi thương mại để thực hiện buôn bán động vật trái phép. Vì vậy, việc thắt chặt
quản lý trong vấn đề này là hết sức cần thiết.
Động vật hoang dã có vai trò quan trọng trong nhiều khía cạnh đời sống.
Chúng đem lại sự đa dạng, phong phú cho thiên nhiên, tác động tích cực đến y học,
điều tiết môi trường, mang lại những giá trị tinh thần to lớn… Vì vậy việc bảo vệ
các loài động vật hoang dã là điều cấp thiết và quan trọng của tất cả các quốc gia
trên thế giới. Và Việt Nam không phải là ngoại lệ. Nước ta đã có những bộ luật,
biện pháp để giảm thiểu, ngăn chặn tình trạng săn bắt và buôn bán trái phép động
vật hoang dã. Tuy nhiên mỗi người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ cần phải có những
kiến thức và hiểu biết về vấn đề này để có thể tiếp tục đóng góp vào công cuộc bảo
vệ các loài động vật hoang dã, gìn giữ môi trường hệ sinh thái tự nhiên.

2
Như vậy, việc có nhận thức đầy đủ, đúng đắn về động vật hoang dã và bảo vệ
động vật hoang dã là một vấn đề quan trọng của xã hội hiện nay. Chính nhận thức
của mỗi cá nhân sẽ góp phần thúc đẩy hành động, nâng cao tầm quan trọng của
việc bảo vệ động vật hoang dã, bảo vệ thiên nhiên và cũng chính là bảo vệ cuộc
sống của chúng ta. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi đã lựa chọn vấn đề
“Nâng cao nhận thức về bảo vệ động vật hoang dã cho sinh viên Trường Đại học
Văn hóa Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu khoa học.
2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trước đây đã có nhiều công trình nghiên cứu nổi bật về nhận thức bảo vệ
động vật hoang dã. Liên quan đến đề tài này, có thể chia thành các nhóm tài liệu
sau:
Thứ nhất, những công trình nghiên cứu các lý luận cơ bản về nhận thức bảo
vệ động vật hoang dã. Điển hình là: “Báo cáo tóm tắt về khung pháp lý và chính
sách về quản lý bảo tồn các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm” do Trung
tâm nghiên cứu Pháp luật và Chính sách phát triển bền vững phối hợp với Cục bảo
tồn Đa dạng sinh học ( Bộ Tài nguyên và Môi trường) công bố ngày 8/9/2014;
Cuốn sách “Bảo vệ động vật hoang dã, nguy cấp quý, hiếm bằng pháp luật hình sự
Việt Nam (Nhà xuất bản Lao động năm 2018); Xây dựng bản đồ các hệ sinh thái ở
Việt Nam (BCA, WWF, Đại học Stockholm, Hà Nội 2013). Qua các công trình
nghiên cứu về nhận thức bảo vệ động vật hoang dã các tác giả đã đưa ra những
những khái quát chung có hệ thống về vai trò của động vật hoang dã, ý nghĩa của
việc nâng cao nhận thức cho con người về việc bảo vệ động vật hoang dã. Xây
dựng suy nghĩ ý thức cho con người trong việc bảo vệ những loài động vật hoang
dã cũng góp phần vào việc phát triển bền vững của thế giới loài người cũng như hệ
sinh thái trong thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa.
Thứ hai, những công trình nghiên cứu thực trạng nhận thức về bảo vệ động vật
hoang dã. Thời gian gần đây đã có rất nhiều các nghiên cứu về thực trạng về việc
bảo vệ động vật hoang dã với quy mô khác nhau, ta có thể kể tới một vài công trình
như: “Báo cáo sức sống hành tinh năm 2020” được WWF (Tổ chức Quốc tế về Bảo
tồn Thiên nhiên) công bố ngày 10/9/2020; báo cáo “Chưa lối thoát - nạn buôn bán
động vật hoang dã trước và trong đại dịch Covid-19 tại Việt Nam” của nhóm tác

3
giả Phan Bích Hường, Dương Văn Thọ, Trần Thị Thanh Hải thuộc trung tâm Con
người và Thiên nhiên công bố ngày 18/6/2021…Từ các công trình nghiên cứu các
tác giả cũng đưa ra cho chúng ta thấy được thực trạng nhận thức về việc bảo vệ
động vật hoang dã ở con người với nhiều mức độ nhận thức khác nhau. Nhìn chung
các công trình đã cho thấy phần lớn chúng ta đã có nhận thức bước đầu, nhận thức
được tầm quan trọng của động vật hoang dã với đời sống để luôn bảo vệ chúng
trước nhiều nguy cơ, nhưng các công trình cũng cho rằng nhiều người vẫn chưa có
nhận thức đúng đắn vẫn đi ngược lại xu hướng thế giới, vì vậy cần có những biện
pháp thiết thực hơn nữa để góp phần nâng cao hơn nữa ý thức của con người trong
việc bảo vệ động vật hoang dã.
Thứ ba, nhóm công trình đưa ra các giải pháp nâng cao nhận thức bảo vệ động
vật hoang dã: bài viết “Pháp luật về đa dạng sinh học một số nước và kinh nghiệm
cho Việt Nam” của tác giả Huỳnh Thị Mai, đăng trên tạp chí nghiên cứu lập pháp
số 133 năm 2008, “Kế hoạch Hành động đa dạng sinh học của Việt Nam năm
1995” (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 1995), “ Sổ tay giáo dục truyền thông bảo
tồn động vật hoang dã, Hướng dẫn thực hành cho các khu bảo tồn” của Dự án
Phòng, chống buôn bán trái pháp luật các loài động vật hoang dã (USAID Saving
Species ) của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Hiệp hội vườn quốc
gia và Khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam (VNPPA), “Chiến lược quốc gia về đa
dạng sinh học đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030” ( Bộ Tài nguyên và Môi
trường, 2013)…Các tài liệu trên đã cho thấy được những giải pháp thiết thực để
nâng cao nhận thức của con người về việc bảo vệ động vật hoang dã, đưa ra giải
pháp đúng đắn ngắn gọn dễ hiểu để bất cứ ai đọc cũng có thể hiểu, để từ đó họ áp
dụng vào cuộc sống , nói không với việc săn bắt động vật trái phép.
Đa số những nghiên cứu thuộc đề tài nâng cao ý thức bảo vệ động vật hoang
dã nêu trên, các tác giả đều đã nhấn mạnh vai trò của động vật hoang dã với hệ sinh
thái, đặc biệt là môi trường sống của con người. Từ đó chỉ ra được tầm quan trọng
của nhận thức đúng đắn về vấn đề bảo vệ động vật hoang dã. Nhiều ấn phẩm đã
cung cấp góc nhìn đa chiều về thực trạng nhận thức bảo vệ động vật hoang dã của
con người còn rất nhiều hạn chế. Dẫn đến trong thực tế, có rất nhiều hành vi vô
nhân đạo của con người với động vật như: phá hủy môi trường sống, săn bắt trộm,
buôn bán trái phép, giết hại lấy mật, sừng,... Các số liệu tổng quan cho thấy toàn

4
diện về xu hướng đi xuống của đa dạng sinh học, đặc biệt là quần thể động vật
hoang dã ở môi trường nước ngọt [8]. Các tác giả cũng đã đề cao sự cân bằng
quyền lợi động vật hoang dã, xây dựng định hướng cho con người tới những nhận
thức hành vi đúng đắn, nhân đạo với động vật hoang dã.
Tuy nhiên, các đề tài nghiên cứu nêu trên vẫn còn một số mặt hạn chế. Các đề
tài nghiên cứu đa số tập trung vào động vật hoang dã quý hiếm, mà chưa xem xét
toàn diện hệ thống động vật hoang dã ở Việt Nam. Khách thể còn quá rộng, mang
tính khái quát: toàn bộ cộng đồng chung. Vì vậy những lý thuyết đó khó đi vào
thực tế và phù hợp với nhận thức của từng cá nhân, từng thế hệ và giai đoạn riêng
biệt.
Từ những công trình trên, chúng tôi nhận thấy đến nay chưa có công trình
nghiên cứu khoa học nào về đề tài nâng cao nhận thức bảo vệ động vật hoang dã ở
học sinh sinh viên, đặc biệt là sinh viên Trường Đại học Văn hóa Hà Nội. Đây là
một đề tài mới, cấp thiết và mang nhiều ý nghĩa thực tiễn. Kế thừa kết quả quý báu
của các công trình nghiên cứu đi trước, nhóm nghiên cứu chúng tôi sẽ tiếp tục phát
triển, nghiên cứu vấn đề nâng cao ý thức bảo vệ động vật hoang dã ở một khía cạnh
sâu hơn với đề tài nghiên cứu: “Nâng cao ý thức bảo vệ động vật hoang dã của sinh
viên Trường Đại học Văn hóa Hà Nội”. Đề tài sẽ tiếp tục triển khai nghiên cứu
những vấn đề cơ bản sau:
Một là, làm rõ một số vấn đề lý luận về nhận thức bảo vệ động vật.
Hai là, đánh giá thực trạng nhận thức của sinh viên Trường Đại học Văn Hóa
Hà Nội trong việc bảo về động vật hoang dã, phân tích một số vấn đề đặt ra.
Ba là, kiến nghị một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao nhận thức bảo vệ
động vật hoang dã của sinh viên Trường Đại học Văn Hóa Hà Nội.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu được xây dựng nhằm mục tiêu làm rõ những vấn đề lý luận về
động vật hoang dã, sự cần thiết phải bảo vệ động vật hoang dã, tổng quan và đánh
giá những bất cập cũng như những khó khăn, tồn tại trong việc bảo vệ động vật

5
hoang dã, từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao nhận thức cho sinh viên
về bảo vệ động vật hoang dã.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, đề tài sẽ giải quyết những nhiệm vụ sau:
Một là, làm sáng tỏ các khái niệm liên quan đến vấn đề nhận thức bảo vệ
động vật hoang dã;
Hai là, phân tích thực trạng bảo vệ động vật hoang dã hiện nay;
Ba là, đề xuất những phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao nhận
thức cho sinh viên về bảo vệ động vật hoang dã.
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu của đề tài
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Nhận thức của sinh viên Trường Đại học Văn hóa Hà Nội về bảo vệ động vật
hoang dã
4.2. Khách thể nghiên cứu
Toàn bộ sinh viên Trường Đại học Văn hóa Hà Nội
5. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Về nội dung: Có rất nhiều nội dung nghiên cứu khi bàn luận về nhận thức của
sinh viên về vấn đề bảo vệ động vật hoang dã, nhưng trong khuôn khổ có hạn của
một bài nghiên cứu chúng tôi đi sâu vào tìm hiểu một số nội dung sau: hiểu biết của
sinh viên Trường Đại học Văn hóa Hà Nội về bảo vệ động vật hoang dã, thực trạng
bảo vệ động vật hoang dã hiện nay, phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao
nhận thức cho sinh viên về bảo vệ động vật hoang dã.
Về không gian: Trường Đại học Văn hóa Hà Nội.
Về thời gian: trong giai đoạn hiện nay.
6. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
6.1. Phương pháp đọc tài liệu
6.2. Phương pháp khảo sát

6
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, kết
cấu của luận văn gồm 3 chương như sau:
Chương 1: Nhận thức về bảo vệ động vật hoang dã của sinh viên Trường
Đại học Văn hoá Hà Nội – Một số cơ sở lý luận
Chương 2: Thực trạng nhận thức về bảo vệ động vật hoang dã của sinh viên
Trường Đại học Văn hoá Hà Nội và một số vấn đề đặt ra
Chương 3: Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao nhận thức cho sinh viên
Trường Đại học Văn hoá Hà Nội về bảo vệ động vật hoang dã.

7
CHƯƠNG 1
NHẬN THỨC VỀ BẢO VỆ ĐỘNG VẬT HOANG DÃ CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI - MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1. Một số khái niệm


1.1.1. Khái niệm nhận thức
Nhận thức là hành động hay quá trình tiếp thu kiến thức và những am hiểu
thông qua suy nghĩ, kinh nghiệm và giác quan, bao gồm các qui trình như là tri
thức, sự chú ý, trí nhớ, sự đánh giá, sự ước lượng, sự lí luận, sự tính toán, việc giải
quyết vấn đề, việc đưa ra quyết định, sự lĩnh hội và việc sử dụng ngôn ngữ [7].
Trong tâm lý học và khoa học nhận thức, "nhận thức" thường đề cập đến việc
các chức năng tâm lý của một cá nhân xử lý thông tin. Nó còn được sử dụng trong
một nhánh của tâm lí học xã hội  - ý thức xã hội, để giải thích về những thái độ, sự
phân loại và động lực nhóm. Trong tâm lý học nhận thức và kỹ thuật nhận thức,
"nhận thức" thông thường được coi là quá trình xử lý thông tin của tâm trí người
tham gia hay người điều hành hoặc của bộ não.
1.1.2. Khái niệm động vật hoang dã
Động vật hoang dã là các loài động vật sống trong tự nhiên và chưa được
thuần hóa. Động vật hoang dã sống ở khắp nơi, trong các hệ sinh thái như: đồng
bằng, băng cực, sa mạc. Nhưng các hệ sinh thái khác nhau sẽ có mức độ đa dạng
loài khác nhau. Tuy rằng khái niệm “Động vật hoang dã” là nói đến những loài
không chịu sự tác động của con người, nhưng hầu hết các nhà khoa học đều cho
rằng, các loài động vật hoang dã ngày nay đang sinh sống trên khắp Trái Đất đều
chịu một sự tác động ở một mức nhất định nào đó bởi các hoạt động của con người.
Động vật hoang dã được quy định tại Điều 234 của Bộ luật Hình sự là những
loài động vật thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm

8
Nhóm IIB theo quy định của Chính phủ hoặc Phụ lục II Công ước về buôn bán
quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
Phân loại động vật hoang dã
Để tiện cho công tác quản lý, bảo tồn động vật hoang dã nhà nước đã có quy
định chi tiết về phân loại các nhóm động vật hoang dã. Cụ thể được quy định tại:
Nghị định 32/2006/NĐ-CP ngày 30/03/2006 của Chính phủ về quản lý thực vật
rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.
   Theo đó động vật rừng hoang dã được chia thành 3 nhóm cơ bản như sau:
Nhóm I: Động vật rừng nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương
mại
 Danh mục này được liệt kê chi tiết tại PHỤ LỤC IB nghị định số
32/2006/NĐ-CP ngày 30/03/2006 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động
vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. Những động vật này bị nghiêm cấm sử dụng vì mục
đích thương mại nên cá nhân, tổ chức không thể đăng ký nuôi sinh sản chúng để
bán được và cũng không thể buôn bán chúng (kể cả con giống).
Nhóm II: Động vật rừng hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại
Loại này tuy không cấm tuyệt đối nhưng nằm trong loại bị hạn chế khai thác
sử dụng vì mục đích thương mại, loại này được liệt kê chi tiết tại PHỤ LỤC II B
của nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30/03/2006 của Chính phủ về quản lý thực
vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. Để nuôi sinh sản các loài động vật
này bạn cần xin cấp phép.
Nhóm III: Động vật hoang dã thông thường
Gồm những loại không có trong phụ lục IB và IIB nói trên. Loại này không bị
cấm và cũng không bị hạn chế khai thác sử dụng tuy nhiên cá nhân tổ chức vẫn
phải xin cấp phép nuôi động vật hoang dã [5].
1.1.3. Khái niệm bảo vệ động vật hoang dã
Bảo vệ động vật hoang dã là những hoạt động nhằm bảo vệ các loài động vật
hoang dã và môi trường sống của chúng. Mục tiêu chính để đảm bảo rằng giới tự
nhiên sẽ được bảo vệ để che chở cho các thế hệ tương lai và giúp con người nhận ra

9
tầm quan trọng của động vật hoang dã và môi trường hoang dã đối với con người
và các loài khác nhau trên hành tinh này.
Nhiều nước trên thế giới đã có các cơ quan chính phủ và các tổ chức dành
riêng cho bảo tồn động vật hoang dã, để hỗ trợ thực hiện những chính sách được
thiết kế để bảo vệ động vật hoang dã. Nhiều tổ chức phi lợi nhuận độc lập cũng góp
phần thúc đẩy việc bảo tồn động vật hoang dã. Ngày nay,việc bảo vệ động vật
hoang dã ngày càng quan trọng do xuất hiện những tác động tiêu cực từ các hoạt
động của con người đối với động vật hoang dã.
Bảo vệ động vật hoang dã còn góp phần ngăn chặn các loại thảm họa thiên
nhiên, duy trì các dịch vụ sinh thái quan trọng đối với đời sống và sự phát triển
kinh tế - xã hội của cộng đồng người dân, địa phương, quốc gia và quốc tế.
1.2. Sự cần thiết của việc bảo vệ động vật hoang dã
Việt Nam là một nước nhiệt đới, có hệ sinh thái động vật vô cùng phong phú,
đa dạng về số lượng loài và nguồn gen. Những đặc điểm về khí hậu, địa hình, cảnh
quan, thực vật,… là cơ sở thuận lợi tạo lên hệ sinh thái động vật mang nhiều nét
độc đáo, đặc sắc của Việt Nam với khoảng 10.300 loài động vật trên cạn, 800 loài
động vật không xương sống; 1.028 loài cá nước ngọt, sinh vật biển với 11.000 loài
[2]. Dựa trên hệ sinh thái động vật đó, truyền thống khai thác, nuôi trồng và sử
dụng động vật hoang dã từ lâu đã xuất hiện trong đời sống hằng ngày và trở thành
một nếp sinh hoạt không thể thiếu của người dân Việt Nam. Tuy nhiên trong bối
cảnh phát triển kinh tế và hội nhập, tình trạng sử dụng và khai thác tài nguyên động
vật đang diễn biến theo chiều hướng phức tạp, không tích cực, kèm theo đó là
nhiều hệ lụy đáng quan ngại. Vì vậy, việc bảo vệ động vật hoang dã có vai trò vô
cùng cần thiết.
Thứ nhất, bảo vệ động vật hoang dã cũng chính bảo vệ sự đa dạng hệ sinh thái
và cân bằng môi trường. Động vật hoang dã là mắt xích không thể thiếu trong
chuỗi chuyển hóa sinh học đang diễn ra. Trong hệ sinh quyển rộng lớn của trái đất,
mỗi loài vật nhỏ bé đều có sự tác động, liên kết mật thiết với nhau. Một loài tuyệt
chủng có thể đe dọa cả thế giới. Điển hình như các loài chim chóc, chúng rất quan
trọng cho quá trình thụ phấn. Ta có thể nghĩ côn trùng như ong hay bướm thực hiện
phần lớn việc thụ phấn, nhưng chim giúp thụ phấn cho 5% các loại thực vật, giúp

10
phát tán hạt giống trong quá trình di chuyển và di cư xa xôi khắp toàn cầu. Nếu các
loài chim tuyệt chủng, sẽ có ảnh hưởng vô cùng to lớn tới hệ sinh thái [1].
Thứ hai, bảo vệ các loài động vật hoang dã cũng chính là một mục tiêu quan
trọng trong sự phát triển kinh tế đất nước. Các loài động vật hoang dã ở Việt Nam
có giá trị kinh tế vô cùng to lớn. Giá trị kinh tế to lớn ấy đến từ các hoạt động buôn
bán hợp pháp dộng vật hoang dã và hoạt động du lịch. Các mô hình nhân giống,
nuôi bán hợp pháp các loài động vật hoang dã đã làm tăng thu nhập, đem lại hiệu
quả kinh tế thiết thực cho các hộ gia đình, góp phần phát triển kinh tế chung của
vùng, tạo bước chuyển cho cơ cấu kinh tế nông thôn. Ở một số địa phương, doanh
thu từ việc nuôi bán động vật hoang dã, trừ toàn bộ chi phí vật chất, thuế, khấu hao,
đem lại thu nhập bình quân từ 87 USD (1.400.000 đồng) đến 168 USD (2.700.000
đồng) trên một tháng tính theo đầu người [3]. Bên cạnh đó, hoạt động về du lịch
dựa trên động vật hoang dã cũng đen lại nguồn thu kinh tế đáng kể. Các sở thú,
vườn quốc gia, hằng năm thu hút một lượng lớn các du khách trong và ngoài nước
đến thăm. Sự đa dạng về động vật hoang dã cũng trở thành một điểm nhấn độc đáo
của hình ảnh du lịch Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế.
Thứ ba, bảo vệ động vật hoang dã có vai trò to lớn trong việc phục vụ, phát
triển nông nghiệp. Nhiều loài được coi là biện pháp không thể thay thế để đối phó
với các loài sinh vật gây hại mùa màng mà không gây độc hại như các loại thuốc
trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật. Ví dụ như câu chuyện nhân quả của “ Chiến dịch
diệt chim sẻ” ở Trung Quốc năm 1958. Chiến dịch được Mao Trạch Đông, chủ
tịch Cộng hòa nhân dân trung hoa phát động ngày 18/3/1958. Với khẩu hiệu “diệt
tứ hại” trong công nghiệp lương thực, kết quả đã có hơn 2 tỷ con chỉm sẻ đã bị tiêu
diệt trong vài tháng. Hậu quả để lại sau sự tận diệt của loài chim sẻ ở trung quốc là
mất đi một loài thiên địch với sâu bọ, cào cào,… dẫn đến tình trạng các loài sâu bọ
phát triển nhanh chóng cùng với sức tàn phá khủng khiếp lên mùa vụ, mất mùa, nạn
đói…[11]
Thứ tư, nhiều loài động vật hoang dã có giá trị to lớn với ngành y học, việc
bảo vệ chúng là vô cùng cần thiết. Trong quá trình tiến hóa, động vật nắm giữ
nhiều bí ẩn, các chất, tế bào, đoạn gen vượt trội là cơ sở quan trọng để con người
dựa vào chúng để tìm ra các phương pháp trị liệu mới, hiệu quả. Theo tiến sĩ Larry

11
Norton, một bác sĩ chuyên về ung thư vú tại Trung tâm ung thư Memorial Sloan-
Kettering ở Manhattan, Mỹ cho biết: "có một sự tương đồng trong các loài động vật
có vú, nhờ thế chúng tôi hiểu thêm về cơ chế cũng như quá trình nghiên cứu điều
trị ung thư vú ở người. Trong một số trường hợp, động vật chính là loài có thể giúp
con người “mở khóa” kho tàng tri thức trong điều trị một số căn bệnh ". Hay như cá
mập có thể giúp chữa trị ác bệnh nhiễm trùng mãn tính bằng các hợp chất
squalamine, chuột chuỗi có thể tiêu diệt tế bào ung thư với hợp chất HMW-HA,
lượng nhỏ nọc độc của một số loài rắn có thể chữa trị bệnh tăng huyết áp, phá cục
máu đông,…[4]
Thứ năm, bảo vệ động vật hoang dã là một việc vô cùng cần thiết vì các loài
động vật hoang dã chính là những di sản phi vật thể của nước ta. Sự tồn tại của
động vật hoang dã đã ăn sâu vào tiền thức của con người, trở thành một nét đặc sắc
của mỗi vùng miền, mỗi quốc gia.
1.3. Khái quát về sinh viên Trường Đại học Văn hóa Hà Nội
Trường Đại học Văn hóa Hà Nội được thành lập ngày 26 tháng 3 năm 1959
theo Nghị quyết 134/VH-QĐ của Bộ Văn hoá. Hiện nay, Trường Đại học Văn Hoá
Hà Nội tọa lạc tại địa chỉ 418 Đường La Thành - Quận Đống Đa – Thành phố Hà
Nội, là ngôi trường đại học lớn nhất của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch. Trường
tuyển sinh các ngành về lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật và du lịch. Trường Đại học
Văn hóa Hà Nội là nơi đào tạo, nghiên cứu khoa học hàng đầu trong lĩnh vực văn
hóa ở Việt Nam. Trường phát triển theo hướng là cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa
học đa ngành, đa cấp thuộc khoa học xã hội nhân văn, được xếp hạng ngang tầm
với các  đại  học  tiên  tiến  trong  khu vực Châu Á, trong đó có một số ngành và
nhiều chuyên ngành được các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục đại học có uy
tín trên thế giới chứng nhận.
Sinh viên Trường Đại học Văn hóa Hà Nội đa phần là nữ, tỉ lệ sinh viên nữ
chiếm tới 60%. Họ tới từ khắp nơi trên mọi miền đất nước và phần đông là đến từ
các tỉnh lẻ. Chính vì vậy mà có thể nhận thức về việc bảo vệ động vật hoang dã còn
có nhiều mặt hạn chế. Ở một số địa phương học sinh sẽ không có nhiều điều kiện
được tiếp xúc, tham gia vào các phong trào, chưa có nhiều các hoạt động để các
bạn được trải nghiệm thực tế, không được tuyên truyền về việc bảo vệ động vật

12
hoang dã từ sớm. Tuy nhiên, từ lâu sinh viên Trường Đại học Văn hóa Hà Nội đã
được biết đến với sự năng động, hoạt bát, dễ tiếp cận, chủ động học hỏi và tiếp thu
tri thức. Hơn nữa giới trẻ hiện nay ngày càng có trách nhiệm hơn với môi trường hệ
sinh thái và động vật hoang dã nguy cấp. Do đó, việc giáo dục nâng cao nhận thức
về việc bảo vệ động vật hoang dã sẽ rất khả thi nếu như có những định hướng giáo
dục nhận thức ngay từ bây giờ. Và từ việc nhận thức đúng đắn chúng tôi mong
muốn các bạn trẻ sẽ có những hành động thiết thực chung tay góp phần bảo tồn,
chống lại hành vi buôn bán và tiêu thụ các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý
hiếm; chia sẻ, lan tỏa thông điệp đến những người xung quanh, tạo nên trào lưu và
chuẩn mực xã hội tốt đẹp về lối tiêu dùng văn minh và hành vi thân thiện với thiên
nhiên, hướng tới mục tiêu giảm thiểu nhu cầu sử dụng, đẩy lùi nguy cơ săn bắt,
buôn bán động vật hoang dã, góp phần ngăn chặn nguy cơ tuyệt chủng của các loài.
1.4. Một số yếu tố tác động đến nhận thức về việc bảo vệ động vật hoang dã
1.4.1. Yếu tố môi trường sống
Môi trường sống là toàn bộ không gian sống, học tập và sinh hoạt của mỗi cá
nhân, có ảnh hưởng trực tiếp và quan trọng tới việc hình thành nhận thức và hành
vi của mỗi con người.
Theo từng khu vực như thành thị, nông thôn hay vùng đồng bằng, vùng
núi… việc người dân sinh sống ở những khu vực này được trang bị những kiến
thức, thông tin đúng đắn, đầy đủ về các vấn đề xã hội cũng khác nhau. Đối với
những cư dân thành thị, họ sẽ dễ dàng tiếp cận với thông tin mới, được phổ cập
những kiến thức về đời sống, xã hội để từ đó có cái nhìn đúng đắn và có những
hành vi phù hợp. Tuy nhiên ở một số vùng sâu, vùng xa hay những nơi chưa phát
triển, con người khó có thể tiếp cận được với những thông tin hiện hành, có thể dẫn
đến nhận thức thiếu chính xác, phiến diện và kéo theo những hành động sai lệch,
thậm chí là vi phạm pháp luật.
1.4.2. Yếu tố giáo dục
Nhận thức của sinh viên có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau mà
trong đó phải kể đến là sự giáo dục trong nhà trường, gia đình và xã hội. Sự giáo

13
dục ở mỗi một môi trường khác nhau sẽ đem đến những giá trị khác nhau nhưng
đều nhằm hoàn thiện nhân cách và nhận thức của mỗi người.
Giáo dục là một phần tất yếu của con người. Những hoạt động giáo dục về
động vật hoang dã và bảo vệ động vật hoang dã đang dần trở nên phổ biến, hướng
con người đến những giá trị đúng đắn, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống.
Trước hết, giáo dục về bảo vệ động vật hoang dã trong nhà trường là một
trong những vấn đề quan trọng đã và đang được triển khai rộng rãi bởi Bộ Giáo dục
và Đào tạo cùng với các cơ quan chính phủ, tổ chức về động vật hoang dã. Trong
buổi tập huấn về “Khung pháp lý hợp tác quốc tế phòng, chống tội phạm về động
vật hoang dã và các tội phạm xuyên quốc gia khác” do Tổ chức Wildlife
Conservation Society (WCS) – Chương trình Việt Nam phối hợp với với Khoa
Luật – ĐHQG Hà Nội thực hiện, anh Phạm Thành Trung, Quản lý Chương trình,
Tổ chức WCS đã nhấn mạnh về việc lồng ghép các nội dung liên quan đến động
vật hoang dã trong công tác giảng dạy và học tập. Theo anh “Chúng tôi mong muốn
đưa nội dung về phòng, chống buôn bán trái pháp luật ĐVHD vào chương trình
giảng dạy có thể tham khảo quy trình lồng ghép với các bước cụ thể để học viên,
sinh viên dễ dàng tiếp cận và lan tỏa tầm quan trọng của việc bảo vệ ĐVHD ngay
từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường” [14].
Thêm vào đó, giáo dục ý thức bảo vệ động vật hoang dã trong gia đình và xã
hội còn được biết đến rộng rãi với nhiều chương trình thiết thực, ý nghĩa. Trong đó
phải kể đến sự kiện “Cùng góp một tiếng nói bảo vệ rừng”, được thực hiện vào đầu
năm 2010 bởi WAR phối hợp với Tổ chức Bảo tồn Chim Quốc tế (Birdlife), Hội
đồng Anh (Bristish Council) và Công ty quảng cáo Nguyễn Com. Sự kiện này
nhằm mục đích khuyến khích cũng như nâng cao nhận thức cho cộng đồng về các
vấn đề liên quan đến động vật hoang dã.
1.4.3. Yếu tố truyền thông đại chúng
Truyền thông đại chúng bao gồm các phương tiện con người sử dụng để tiếp
nhận thông tin. Với sự phát triển nhanh chóng trong thời đại công nghệ mới, thông
tin được đưa tới người đọc một cách dễ dàng; con người có thể tiếp cận với những
luồng thông tin đa dạng với trữ lượng khổng lồ.

14
Các phương tiện truyền thông đại chúng ảnh hưởng trực tiếp tới nhận thức
của mỗi người. Việc lĩnh hội thông tin qua các phương tiện truyền thông là một
trong những nhu cầu tối thiểu của con người để có thể bắt kịp được với thời đại, có
thêm hiểu biết và tri thức về nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống.
Đặc biệt với sự phát triển mạnh mẽ của các trang mạng xã hội như Facebook,
Zalo, Instagram…, các thông tin được đăng tải trên các trang này sẽ dễ dàng tiếp
cận tới người sử dụng.

Tiểu kết
Việc nâng cao nhận thức bảo vệ động vật hoang dã cho sinh viên nói riêng và
mọi người nói chung là nội dung thiết yếu, quan trọng, góp phần vào việc trang bị
kiến thức kĩ năng cho sinh viên đại học.
Đưa ra một cái nhìn khái quát với việc nâng cao nhận thức cho sinh viên về
bảo vệ động vật hoang dã gồm: hiểu biết rõ được các khái niệm về động vật hoang
dã , nhận thức đúng đắn về nó, phân loại về động vật hoang dã để đưa ra cách bảo
vệ sao cho phù hợp, thấy rõ được khách thể cần nghiên cứu, vai trò quan trọng của
động vật hoang dã và đặc biệt là tầm quan trọng của việc nâng cao nhận thức về
vấn đề. Đứng trước những yêu được coi là khá cấp thiết của sự suy thoái ngày càng
nghiêm trọng của hệ sinh thái trong cuộc sống hiện đại ngày nay giáo dục ý thức
bảo vệ các loài động vật hoang dã cho sinh viên là vô cùng quan trọng, là cơ sở
thúc đẩy sự phát triển bền vững của xã hội, đi theo đúng xu hướng chung của thế
giới ngày này.
Tóm lại giáo dục ý thức về bảo vệ động vật hoang dã cho sinh viên đại học là
một nhiệm vụ quan trọng có ý nghĩa vô cùng to lớn trong công cuộc xây dựng đất
nước.

15
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG NHẬN THỨC VỀ BẢO VỆ ĐỘNG VẬT HOANG DÃ CỦA
SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ
ĐẶT RA

2.1. Thực trạng nhận thức về bảo vệ động vật hoang dã của sinh viên Trường
Đại học Văn hoá Hà Nội
2.1.1. Hiểu biết của sinh viên Trường Đại học Văn hoá về động vật hoang dã
Động vật hoang dã là một bộ phận không thể thiếu trong lớp sinh quyển mà
con người chúng ta đang sinh sống, là một xích mắc đóng góp những vai trò vô
cùng quan trọng trong chuỗi chuyển hoá sinh học đang diễn ra, trong việc phát triển
kinh tế - xã hội và môi trường. Hiểu được sự tồn tại của động vật hoang dã là vô
cung quan trọng, sinh viên Trường Đại học Văn hoá đã nhận thức về vai trò của
chúng đối vời đời sống của con người như sau: sinh viên cho rằng vai trò đó là
đóng góp vào sự đa dạng sinh học (chiếm 84%); văn hoá tinh thần, thực phẩm
(chiếm 30%); tạo nên sự cân bằng sinh thái (chiếm 84%); điều tiết, bảo vệ môi
trường sống (chiếm 64%); cả 4 ý kiến trên (chiếm 2,1%); tất cả các ý kiến trên
(chiếm 2%) [ Số liệu được trích dẫn từ bảng hỏi khảo sát do nhóm thực hiện]

16
Biểu đồ 2.1. Biểu đồ khảo sát tầm quan trọng của động vật hoang dã
Có thể thấy rằng, các bạn sinh viên Trường Đại học Văn hoá phần lớn có
nhận thức về tầm quan trọng, sự cần thiết cũng như vai trò của động vật hoang dã
trong xã hội ngày nay. Mặt khác, đang có rất nhiều loại động vật hiện nay đang
đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, bao gồm các loài động vật có trong Sách đỏ Việt
Nam dưới các mức độ đe doạ khác nhau. Một số loài động vật hoang dã có trong
Sách đỏ theo hiểu biết của các bạn sinh viên đưa ra đó là: ác là, báo gấm, bào ngư
vành tai, hạc cổ đen, giang sen, cò nhạn, tê tê, sao la, sói đỏ, tê giác, Cầy giấm, hổ,
cỏ thìa, Báo gấm, bò tót Đông Dương, Gà lôi lam đuôi trắng (Lophura hatinhensis),
Gà lôi lam mào trắng (Lophura edwardsi), Gà tiền mặt đỏ (Polyplectron germaini),
Gà trĩ sao (Rheinardia ocellata), Gà so cổ hung (Arborophila davidi) [ Số liệu được
trích dẫn từ bảng hỏi khảo sát do nhóm thực hiện]
2.1.2. Hiểu biết của sinh viên Trường Đại học Văn hoá về việc bảo vệ động vật
hoang dã
Bảo vệ và bảo tồn các loài động thực vật hoang dã đang là mục tiêu chung
của nhiều tổ chức trong và ngoài nước. Bảo vệ động vật hoang dã là một hành động
không chỉ nhằm bảo vệ môi trường sống của chúng nói riêng mà cả giới tự nhiên,
đời sống tinh thần của con người nói chung. Mục đích của việc này là để đảm bảo
rằng giới tự nhiên sẽ được bảo vệ để che chở cho các thế hệ tương lai và giúp loài
người nhận ra tầm quan trọng của động vật hoang dã và môi trường hoang dã đối

17
với con người và các loài khác nhau trên hành tinh này. Về phần khảo sát mục đích
của việc bảo vệ động vật hoang dã, sinh viên trường Đại học Văn hoá Hà Nội đã
đưa ra những nhận định sau: Góp phần bảo vệ môi trường sống của con người
(chiếm 54%); cân bằng sự đa dạng sinh học (chiếm 72%); bảo vệ nguồn gen quý
hiêm của các loài động vật hoang dã, động vật quý hiếm (chiếm 86%); phục vụ các
đóng góp về y học, nông nghiệp (chiếm 58%); tất cả ý kiến trên (chiếm 2%) [ Số
liệu được trích dẫn từ bảng hỏi khảo sát do nhóm thực hiện]

Biểu đồ 2.2. Biểu đồ khảo sát mục đích của việc bảo vệ động vật hoang dã
Từ nhận thức về vai trò của động vật hoang dã, tầm quan trọng cũng như
mục đích của việc bảo vệ động vật hoang dã, sinh viên có thể có thêm nhận thức
về trách nhiệm, nghĩa vụ trong việc bảo vệ động vật, giúp cho các loài động vật này
được bảo tồn và phát triển. Việc này cũng làm tăng nhận thức về mức độ cần thiết
của việc bảo vệ động vật hoang dã trong xã hội ngày nay. Theo kết quả khảo sát về
mức độ cần thiết của việc bảo vệ động vật hoang dã, sinh viên cho rằng vấn đề bảo
vệ động vật hoang dã là có cần thiết chiếm 21,2%, sinh viên cho rằng vấn đề bảo vệ
động vật hoang dã là ít cần thiết chiếm 3.0%, số các bạn sinh viên còn lại cho rằng
vấn đề này là đặc biệt cần thiết chiếm phần lớn nhất (75,8%) [ Số liệu được trích
dẫn từ bảng hỏi khảo sát do nhóm thực hiện]

18
Qua nghiên cứu khảo sát về hiểu biết tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ động
vật hoang dã, các bạn sinh viên Trường Đại học Văn hoá Hà Nội đã đưa ra các biện
pháp để bảo vệ động vật hoang dã như sau: Dừng mua các loài động vật hoang dã,
vì không có người mua thì không có kẻ bán; phát hiện cần báo ngay cho cơ quan
chức năng theo đường dây nóng; truyền tải với mọi người; cần có sự vào cuộc
quyết liệt hơn nữa của chính phủ; sự chung tay góp sức của tất cả các nước trên thế
giới trong việc nâng cao nhận thức của con người về bảo vệ động vật hoang dã;
Ban hành luật nghiêm ,có các chính sách bảo vệ động vật; tham gia vào các hoạt
động, tổ chức góp phần bảo vệ động vật hoang dã; không khai thác động vật hoang
dã cho mục đích giải trí, không mua các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật hoang
dã quý hiếm không mặc, dùng sản phẩm làm từ da hoặc lông thú lập các khu bảo
tồn động vật hoang dã gây dựng môi trường sống chẳng hạn như trồng rừng, ngăn
chặn nạn phá rừng, xây dựng khu bảo tồn.
2.1.3. Hiểu biết của sinh viên Trường Đại học Văn hoá về luật pháp, việc mua
bán, trao đổi động vật trái phép
Trên thực tế, vấn đề bảo vệ động vật hoang dã hiện nay đang đối diện với
nhiều mối hiểm nguy, đe doạ khi nhiều loài động vật đứng trước nguy cơ tuyệt
chủng, thậm chí biến mất khỏi danh sách các loài động vật hoang dã. Việc này
phần lớn do nạn săn bắt, mua bán và tiêu thụ động vật hoang dã trái phép – một
trong những vấn đề chung của nhiều quốc gia trên thế giới. Khi được đặt vào tình
huống nhận thức về việc động vật hoang dã bị giết mổ, ngược đãi và săn bắt, các
bạn sinh viên đã có phản ứng như sau: một số bạn cho rằng đó là hành vi vô nhân
đạo, đáng lên án và xử phạt thích đáng (chiếm 97%); một số bạn cho rằng đó là
chuyện bình thường, không thực sự đáng lo ngại (chiếm 2%); số ít còn lại chọn
không quan tâm đến vấn đề này (chiếm 1%). Theo kết quả khảo sát về các nhóm
động vật được phép khai thác, các bạn sinh viên Trường Đại học Văn hoá Hà Nội
đã có hiểu biết như sau: Nhóm động vật được phép khai thác là nhóm động vật
hoang dã có nguồn gốc nuôi,ghép (chiếm 92%); nhóm động vật hoang dã không rõ
nguồn gốc (chiếm 4%); nhóm động vật hoang dã có nguồn gốc di cư từ nước ngoài
vào sinh sống (chiếm 4%) [ Số liệu được trích dẫn từ bảng hỏi khảo sát do nhóm
thực hiện]

19
Ngày nay, nhiều quốc gia có các cơ quan chính phủ và các tổ chức (bao gồm
cả các tổ chức phi lợi nhuận), thiết chế dành riêng cho việc bảo tồn và gìn giữ các
loài động vật hoang dã, nhằm hỗ trợ tăng cường việc thực hiện chính sách được
thiết kế để bảo vệ động vật hoang dã. Tuy nhiên, quá trình thực hiện cũng còn
không ít khó khăn, bất cập cần tháo gỡ. Việc này do tác động của nhiều nguyên
nhân khách quan lẫn chủ quan như sự gia tăng dân số và mức tiêu dùng, thay đổi
phương thức sử dụng đất, khai thác quá mức tài nguyên, sự xâm nhập của các loài
ngoại lai, những tác động của biến đổi khí hậu. Theo khảo sát, những nguyên nhân
dẫn đến việc động vật hoang dã ngày càng bị khia thác quá mức được các bạn sinh
viên đưa ra là: bùng nổ dân số ngày càng gia tăng ( chiếm 56%); tăng nhu cầu sử
dụng các sản phẩm từ các loài động vật hoang dã (chiếm 86%); sự phát triển của
công nghệ, kĩ thuật (chiếm 36%). Một số nguyên nhân khác (chiếm 18%) được các
bạn đưa ra đó là nguyên nhân từ việc săn bắn trộm, trái phép phục vụ cho con
người, để kiếm lời cho bản thân; nguyên nhân từ các hoạt động vô nhân tính của
con người bao gồm khai hoang để lấy đất trồng trọt, hoạt động buôn bán; lời đồn
thất thiệt về công dụng của động vật hoang dã; thiên tai có thể tiêu diệt nhiều loài.
Ví dụ chúng ta có cháy rừng, hạn hán, bão, núi lửa,v.v. Con người đang khai thác
quá mức tài nguyên thiên nhiên, làm ô nhiễm hệ sinh thái và di dời các cộng đồng [
Số liệu được trích dẫn từ bảng hỏi khảo sát do nhóm thực hiện]

Biểu đồ 2.3. Biểu đồ khảo sát nguyên nhân động vật hoang dã bị khai thác quá
mức

20
Thực trạng vấn đề bảo vệ động vật hoang dã ngày nay đang có xu hướng săn
bắt và buôn bán trái phép động vật hoang dã ngày càng phức tạp, mang tính quốc tế
hóa, mức độ chưa có dấu hiệu giảm, tính chất cũng nghiêm trọng hơn: có nhiều vụ
đã lên đến hàng nghìn, hàng chục nghìn mẫu vật được tịch thu, bắt giữ. Đơn cử
như, quy mô dân số của Việt Nam đang dần tiến đến con số 100 triệu người là sức
ép rất lớn lên các hệ sinh thái – nơi cung cấp các nguồn sống cho con người. Bên
cạnh đó, thói quen lạm dụng thiên nhiên, sử dụng các loài động thực vật hoang dã
phục vụ nhu cầu cuộc sống đã ăn sâu trong văn hóa Việt Nam từ lâu đời. Các loài
đô ̣ng thực vâ ̣t hoang dã đã và đang bị khai thác cạn kiê ̣t. Trong những năm gần
đây, khi đời sống kinh tế được nâng cao, Việt Nam thậm chí đang được cho là điểm
đến của nhiều sản phẩm động vật hoang dã như ngà voi, sừng tê giác, tê tê, … từ
nhiều nơi trên thế giới để phục vụ nhu cầu của tầng lớp "nhà giàu mới nổi". Việc
săn bắt, buôn bán và tiêu thụ động vật hoang dã quá mức đã gây ra những hậu quả
đặc biệt nghiêm trọng có thể dễ dàng nhìn thấy, chẳng qua là chúng ta đã phớt lờ
hoặc không muốn nhìn thấy điều đó. Theo kết quả khảo sát, sinh viên Trường Đại
học Văn hoá Hà Nội đã đưa ra nhận thức về hậu quả của việc săn bắt, buôn bán và
tiêu thụ động vật hoang dã quá mức như sau: nguy cơ tuyệt chủng nhiều loài động
vật quý hiếm (chiếm 92%); làm suy giảm sự đa dạng sinh học (chiếm 80%); ảnh
hưởng trực tiếp đến môi trường sống của con người (chiếm 60%); phá hỏng sự cân
bằng hệ sinh thái (chiếm 76,6%); các ý kiến khác (chiếm 78%); cả 4 ý kiến trên
(chiếm 2%). Một số những ý kiến khác (chiếm 6%) về mặt hậu quả mà các bạn
sinh viên đưa ra như sau: có khả năng lây nhiễm virus; làm ảnh hưởng tới môi
trường sống của nhiều loài động vật hoang dã làm cho một số loài trở nên hung dữ,
gây ra những thảm hoạ đối với con người như nạn voi dữ, lợn rừng phá hoại sản
xuất, nạn chuột, châu chấu phá hoại mùa màng ở nhiều nơi [ Số liệu được trích dẫn
từ bảng hỏi khảo sát do nhóm thực hiện]

21
Biểu đồ 2.4. Biểu đồ khảo sát hậu quả của việc săn bắt, buôn bán, tiêu thụ động
vật hoang dã

2.2. Một số vấn đề đặt ra từ thực trạng nhận thức về bảo vệ động vật hoang dã
của sinh viên Trường Đại học Văn hóa Hà Nội
Thông qua thực trạng nhận thức của sinh viên Trường Đại học Văn hoá Hà
Nội, có thể thấy sinh viên đã có những nhận thức cơ bản về động vật hoang dã.
Sinh viên cũng bày tỏ thái độ bản thân về việc động vật bị săn bắt trái phép, nhận
thức được ý nghĩa của việc bảo vệ động vật hoang dã trong cuộc sống và có nhận
thức chung về tầm quan trọng cũng như trách nhiệm của bản thân khi có thể góp
một phần vào công tác bảo vệ động vật hoang dã. Tuy nhiên đó chỉ là số lượng các
sinh viên đã tham gia khảo sát. Vì vậy, để giúp sinh viên Trường Đại học Văn hoá
Hà Nội có thể nâng cao nhận thức bản thân về động vật hoang dã cũng như có hành
động bảo vệ động vật hoang dã, thì vẫn có những vấn đề cần được giải quyết.
Đầu tiên có thể nói đến các hoạt động tuyên truyền về vấn đề bảo vệ động vật
hoang dã. Các hoạt động tuyên truyền tuy đã được thực hiện nhưng cũng không
nhiều và chưa được chú ý đến. Mặc dù sinh viên đã có nhận thức về động vật
hoang dã và bảo vệ động vật hoang dã, tuy nhiên đó vẫn chỉ là số ít và vẫn cần
nhiều hoạt động tuyên truyền trong phạm vi nhà trường để các sinh viên khác có

22
thêm hiểu biết về tầm quan trọng của việc bảo vệ động vật hoang dã. Sinh viên vẫn
còn thụ động trong việc tự tiếp thu kiến thức về bảo vệ động vật hoang dã và cũng
cần chủ động tham gia các hoạt động tuyên truyền được nhà trường tổ chức.
Ngoài ra sinh viên còn chưa có nhiều hiểu biết về các bộ luật, các quy định
quản lí bảo vệ động vật hoang dã. Đó sẽ là một trong những khó khăn khi muốn
sinh viên tham gia, góp phần vào công tác bảo vệ động vật hoang dã. Vì vậy cần có
giải pháp thiết thực để sinh viên có thể tiếp xúc nhiều hơn, có kiến thức cơ bản các
nội dung về bảo vệ động vật hoang dã trong pháp luật.
Thêm vào đó, ngoài việc tuyên truyền thì còn các hoạt động bảo vệ động vật
hoang dã vẫn chưa phổ biến, chỉ có số ít sinh viên Trường Đại học Văn hóa Hà Nội
tham gia bài khảo sát đã biết đến hoặc đã tham gia vào hoạt động bảo vệ động vật
hoang dã. Các hoạt động để bảo vệ động vật hoang dã có thể thực hiện bằng rất
nhiều hình thức. Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch bệnh như hiện tại, khi sinh viên
cần hạn chế việc ra đường và tham gia các hoạt động tụ tập đông người, thì vẫn
không thể phớt lờ đến việc tổ chức bảo vệ động vật hoang dã và những hoạt động
được vẫn có thể tổ chức nhưng theo các hình thức khác.
Cũng có thể nhắc đến vấn đề kiến thức được giảng dạy về động vật hoang dã tại
môi trường học. Nhận thức của sinh viên về động vật hoang dã ở bài khảo sát có
thể là hiểu biết của bản thân hay cũng có thể là suy đoán của sinh viên và lựa chọn
đáp án. Hiện tại trong các giáo trình cũng chưa xuất hiện nhiều những kiến thức về
động vật hoang dã được lồng ghép trong trong nội dung, chưa thật sự có khả năng
giúp sinh viên có thể nâng cao được hiểu biết về động vật hoang dã. Việc này dẫn
đến sinh viên chưa hiểu được được tầm quan trọng của động vật hoang dã cũng như
sự cần thiết của việc bảo vệ động vật hoang dã.
Tiểu kết
Cuộc sống này càng hiện đại thì càng đặt ra nhiều vấn đề giải quyết, đã tạo áp
lực vô cùng lớn về môi trường, dân số, việc làm và vô số vấn đề khác, trong đó có
việc giáo dục ý thức bảo vệ động vật hoang dã .
Nâng cao ý thức bảo vệ các loài động vật hoang dã cho sinh viên trường Đại
học Văn hóa Hà Nội hiện nay nhìn chung đã đạt được nhiều thành tựu, được ưu

23
tiên hàng đầu trong các hoạt động tuyên truyền công tác sinh viên, được sự quan
tâm thích đáng của nhà trường nhưng bên cạnh đó cũng có nhiều mặt hạn chế. Qua
việc nghiên cứu thực trạng thấy rằng hầu hết các sinh viên đã có ý thức trong việc
bảo vệ động vật hoang dã nhưng vẫn còn một số ít sinh viên chưa thực sự hiểu biết
về vấn đề. Từ đó đặt ra một số vấn đề cần phải nghiên cứu phát huy nâng cao hơn
hiệu quả giáo dục của nhà trường. Trên cơ sở đó, bài nghiên cứu sẽ đưa ra những
giải pháp thiết thực nhằm thay đối ý thức suy nghĩ sinh viên, đưa động vật hoang
dã và “môi trường” an toàn cùng với sự phát triển của xã hội đồng thời nâng cao
hơn nữa bộ mặt của Trường Đại học Văn hóa Hà Nội.

CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO NHẬN THỨC CHO
SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI VỀ BẢO VỆ ĐỘNG
VẬT HOANG DÃ

3.1. Tuyên truyền về vấn đề bảo vệ động vật hoang dã của sinh viên Trường
Đại học Văn hóa Hà Nội
Động vật hoang dã là loài không thể thiếu trong cuộc sống của thế giới nói
chung và Việt Nam nói riêng. Động vật hoang dã mang lại cho chúng ta rất nhiều
lợi ích như: bảo vệ sự đa dạng sinh học, đa dạng giống loài, giúp cân bằng hệ sinh
thái. Không những thế, nó còn giúp ích trong nền kinh tế của nước ta, trong nông
nghiệp, trong y học, đem lại cho chúng ta những giá trị về mặt tinh thần. Tuy nhiên,
ở đâu đó vẫn còn những con người không biết trân trọng, yêu quý và bảo tồn
chúng, bắt chúng, rao bán , vận chuyển, thậm chí còn chỉ lấy các bộ phận trên thân
chúng như: sừng Tê giác, mật Gấu,… Những hành động thật độc ác và dã man ấy

24
xứng đáng phải được lên án, và chịu trách nhiệm thật nặng. Vậy, khi chúng ta nghe
thấy, xem qua thời sự, ti vi, báo đài thì sinh viên chúng ta cần làm gì để bảo vệ
động vật hoang dã? Nghe thì khó, vì chúng ta mới chỉ ở tuổi đôi mươi, chưa có gì,
cũng chưa dám làm. Nhưng biện pháp tốt nhất để sinh viên có thể góp phần vào
việc nhận thức về vấn đề bảo vệ động vật hoang dã đó chính là việc tuyên truyền.
Thứ nhất, Nhà trường cùng với các Ban ngành, toàn thể nên tổ chức buổi
tuyên truyền để giúp sinh viên có thể nâng cao được nhận thức của bản thân về việc
bảo vệ động vật hoang dã trong suốt quá trình học tập. Đặc biệt, là đối với các bạn
vùng núi, vùng đồi, nơi có nhiều loài động vật hoang dã quý hiếm, cần trang bị cho
các bạn sinh viên ấy những kiến thức cụ thể, các hình ảnh minh họa, các bài tuyên
truyền đầy cảm hứng, giúp họ biết thêm nhiều hơn về vấn đề vô cùng cấp bách này.
Tuyên truyền về vai trò và sự cần thiết của động vật haong dã cũng giúp sinh viên
biết thêm về 1 thứ kiến thức mới vô cùng hữu ích cho cuộc sống. Nó cũng là hành
trang cho những bạn sinh viên có đam mê đi du lịch, đi tới các vùng đồi núi, đam
mê với các loài động vật, am hiểu sâu hơn về vấn đề này. Nhà trường cũng cần
tuyên truyền sâu sắc hơn về nạn buôn bán, vận chuyển, tràng tữ các loài động vật
hoang dã để sinh viên có thể biết và ngăn chặn nếu có xảy ra tình trạng này.
Thứ hai, sinh viên chúng ta cũng cần tự ý thức được về vấn đề bảo vệ động vật
hoang dã nếu có những hoạt động, những buổi tuyên truyền từ Nhà trường, từ đài
báo, từ ti vi,… Sinh viên cũng tự ý thức được vấn đề này quan trọng và cấp bách
như thế nào, từ đó, sinh viên cũng có thể tự đi tuyên truyền cho mọi người xung
quanh, tự in ấn, làm các hoạt động tuyên truyền trên đường phố, trên loa đài của
phường/xã, của quận/huyện. Nhất là trong Hà Nội, rất nhiều sinh viên đến từ tỉnh
lẻ, các trường đại học lớn nhỏ, còn có cả những người rời quê lên Hà Nội lập
nghiệp, sinh viên chúng ta cần tuyên truyền, vận động để các bạn sinh viên khác có
thể hiểu được, biết được, và làm được. Sinh viên có thể tạo lập câu lạc bộ, team
tuyên truyền về vấn đề bảo vệ đông vật hoang dã, đi tuyên truyền mọi nơi, các
trường đại học,… Ngoài ra, vì dịch COVID-19, chúng ta có thể tuyên truyền bằng
các trang mạng xã hội, các đài báo, âm thanh, loa đài để tiếp cận người dân và sinh
viên một cách tốt nhất. Từ đó có thể giúp sinh viên nâng cao được nhận thức về vấn
đề bảo vệ động vật hoang dã tốt hơn, biết được và hiểu được vấn đề hơn.

25
Nói tóm lại, sinh viên chúng ta, ngoại trừ việc Nhà trường hướng dẫn, tuyên
truyền, vận động thì bản thân chúng ta cũng nên tự ý thức, tự tuyên truyền vận
động đối với những người xung quanh, các bạn của chúng ta,… về vấn đề bảo vệ
động vật hoang dã vì bảo vệ động vật hoang dã cũng như bảo vệ cuộc sống của
chúng ta.
3.2. Giáo dục ý thức pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã cho sinh viên
Giáo dục ý thức pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã là một trong những
việc làm thiết yếu nhằm đem lại những hiểu biết đúng đắn cho sinh viên. Trong đó
phải kể đến các quy định về quản lí động vật hoang dã, quy định xử lí vi phạm
pháp luật về động vật hoang dã và cứu hộ động vật hoang dã.
Nước ta đã có nhiều luật, quyết định, nghị định về động vật hoang dã và bảo
vệ động vật hoang dã. Trong đó phải kể đến: Nghị định 160/2013/NĐ-CP ngày
12/11/2013 của Chính phủ về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc
Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; Chỉ đạo số 16315/QLD-
MP của Cục quản lý dược về tăng cường bảo vệ động vật thực vật hoang dã nguy
cấp, quý, hiếm… Bên cạnh đó còn có Công ước về buôn bán quốc tế các loài động,
thực vật hoang dã, nguy cấp (Convention on International Trade in Endangered
Species of Wild Fauna and Flora – CITES) là một hiệp định quốc tế giữa các chính
phủ với mục đích đảm bảo rằng buôn bán quốc tế các mẫu vật động vật hoang dã
và thực vật không đe dọa đến sự tồn tại của loài [16,tr.5].
Có kiến thức cơ bản về pháp luật bảo vệ động vật hoang dã, sinh viên sẽ có
cái nhìn đúng đắn, nhận thức rõ ràng và có những hành động tích cực góp phần bảo
vệ và cải thiện những tồn đọng đáng e ngại trong cuộc sống hiện nay. Dù pháp luật
về bảo vệ động vật hoang dã chưa thực sự hoàn thiện nhưng với việc cải thiện nhận
thức của người dân, đặc biệt là lớp trẻ sẽ góp phần nâng cao tầm quan trọng của
pháp luật bảo vệ động vật hoang dã, hướng tới những mục đích và giá trị tốt đẹp
trong cuộc sống.
3.3. Tổ chức chiến dịch, hoạt động tình nguyện tham gia bảo vệ động vật
hoang dã

26
Bảo vệ động vật hoang dã là một điều vô cùng cấp thiết trong bối cảnh hiện
nay-tốc độ suy thoái đa dạng sinh học đang diễn ra chưa từng có trong lịch sử.
Song song với các biện pháp pháp lý, giáo dục,... việc tổ chức các chiến dịch hoạt
động thực tế, tham gia bảo vệ động vật hoang dã cũng là một giải pháp vô cùng
quan trọng, hiệu quả. Đặc biệt là đối với đối tượng sinh viên Trường Đại Học Văn
Hóa Hà Nội.
Việt Nam luôn tích cực tham gia nhiều tổ chức, hiệp định liên chính phủ về
bảo vệ động vật dã như: Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật
hoang dã nguy cấp (CITES), hợp tác với nhiều tổ chức bảo vệ động vật như: tổ
chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN), Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên
(ENV), Hiệp hội Bảo tồn động vật (WCS), Tổ chức Bảo tồn động thực vật quốc tế
(FFI),... và còn rất nhiều tổ chức phi chính phủ đang hoạt động vì quyền lời động
vật tại Việt Nam. Vì vậy việc tổ chức các chiến dịch, hoạt động thực tế tham gia
bảo vệ động vật đã không còn quá xa lạ với người dân. Tuy nhiên vẫn cần đẩy
mạnh thêm các hoạt động tình nguyện, các chiến dịch này, hướng tới đối tượng trẻ
nhiều hơn. Nhà nước, các cơ quan ban ngành, các tổ chức hợp pháp đều có thể tổ
chức, kêu gọi các chiến dịch này. Đối tượng tham gia hưởng ứng là các tổ chức, cơ
quan, người dân trên toàn quốc. Mỗi các nhân khi tham gia không chỉ cần tích cực
hoạt động mà còn có trách nghiệm đóng góp thúc đẩy những chiến dịch, phong trào
này, tuyên truyền cho gia đình và những người xung quanh cùng tham gia. Khi
được lan tỏa rộng rãi trong cộng đồng, thì mục tiêu cuối cùng của các hoạt động
bảo vệ động vật hoang dã này mới có có tính khả thi.
Các chiến dịch, hoạt động tình nguyện có thể tổ chức trực tiếp, qua hình thức
phong phú: hoạt động kí tên phản đối/ đề nghị một quyết định, điều luật, hành
động...; tổ chức triển lãm, các hội thi, giải đấu thể thao vì động vật hoang
dã...Trước đây, nhiều tổ chức đã từng lập ra chiến dịch trực tiếp. Điển hình là: nằm
trong chiến dịch “Bảo vệ tê giác” do ENV- Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên khởi
xướng. Tháng 12/2015, phối hợp cùng ENV, câu lạc bộ chạy tình nguyện Red
River Runners tổ chức giải chạy Sông Hồng thường niên lần thứ 9 với chủ đề “chạy
vì tê giác”. Sự kiện đã thu hút hơn 500 người Việt Nam và ngoại quốc tham gia
[12].Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên cũng từ phối hợp với hơn 300 các cơ quan

27
của chính phủ, các doanh nghiệp, đặt các bảng thông tin về bảo vệ hổ cũng như các
loài hoang dã khác tại lối vào sảnh chính, treo băng rôn tại các chợ lớn [13].
Tuy nhiên trong bối cảnh đại dịch Covid 19, các hoạt động trực tiếp không thể
tổ chức, ta vẫn có thể phát triển các chiến dịch, hoạt động tình nguyện này trên nền
tảng online. Với việc sử dụng các trang mạng xã hội uy tín để kêu gọi, các chiến
dịch vẫn có được sự hưởng ứng nhiệt tình từ mọi người. Có thể kể tới sự kiện
online hưởng ứng ngày quốc tế đa dang sinh học 2020, SVW- Trung tâm Bảo tồn
Động vật hoang dã tại Việt Nam phối hợp với các Câu lạc bộ về bảo vệ môi trường
và thiên nhiên tổ chức sự kiện online với chủ đề "Hành động 3 không: Không ăn,
không sử dụng, không tiếp tay cho mua bán tiêu thụ động vật hoang dã". Sự kiện
diễn ra từ ngày 18/05 – 22/05/2020, với các hoạt động: Đổi khung Avatar trên
Facebook; tham gia minigame Đăng hình động vật hoang dã sắp tuyệt chủng ở Việt
Nam, kèm thông điệp: "Tôi cam kết Hành động 3 không: Không ăn, không sử
dụng, không tiếp tay cho mua bán tiêu thụ động vật hoang dã mừng Ngày quốc tế
Đa dạng sinh học năm 2020"; vận động gây quỹ Bảo tồn động vật hoang dã tại Việt
Nam. Sự kiện này đã thu hút được sự hưởng ứng của rất nhiều bạn trẻ trên toàn
quốc [6].
Hướng tới đối tượng là sinh viên Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, ta hoàn
toàn có thể tổ chức các hoạt động tình nguyện, chiến dịch như trên nếu có được sự
cho phép và giúp đỡ từ nhà trường. Các chiến dịch, hoạt động tình nguyện này
không những có vai trò vô cùng to lớn tới nhận thức của sinh viên về bảo vệ động
vật hoang dã, mà còn tạo ra những sân chơi lành mạnh, bổ ích, gắn kết sinh viên.
3.4. Chú trọng trong nội dung giảng dạy
Việc tiếp thu kiến thức và nâng cao nhận thức đề bảo vệ động vật hoang dã
phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó có chất lượng nội dung giảng dạy. Nội
dung giảng dạy phải được chọn lọc kĩ càng, liên tục đổi mới theo diễn biến trên thế
giới thì sinh viên mới có nhận thức đúng về động vật hoang dã và vai trò của bản
thân trong quá trình bảo vệ động vật hoang dã.
Đầu tiên, nội dung giảng dạy cần được chắt lọc. Lượng thông tin về động vật
hoang dã và bảo vệ động vật hoang dã tuy có nhiều tài liệu để tìm hiểu như sách,
báo, … nhưng không có tài liệu tổng hợp những thông tin đó một cách bao quát, dễ

28
hiểu. Các sinh viên thì không có thời gian tìm hiểu hết những tài liệu về động vật
hoang dã đó nên việc tiếp thu kiến thức động vật hoang dã càng trở nên khó khăn
hơn. Ngoài ra, sinh viên thường hay có thói quen tìm kiếm trên trang web, mà
những tài liệu mà sinh viên tìm được ở trên web có thể chưa được xác thực hoặc
chưa được sàng lọc kĩ càng. Khi đọc được những thông tin hoặc việc tìm hiểu quá
nhiều tài liệu không chính xác sẽ khiến cho sinh viên có hiểu biết sai lệch về động
vật hoang dã, cũng như không có ý thức bảo vệ động vật hoang dã.
Nội dung kiến thức cũng cần được thay đổi để sinh viên có thể tiếp thu dễ
dàng hơn. Sinh viên hiện nay dễ bị thu hút với những nội dung mới mẻ, dễ hiểu, và
có tính ứng dụng cao trong cuộc sống. Lượng kiến thức của việc bảo vệ động vật
hoang dã rất rộng, nếu chỉ đưa cho sinh viên một khối kiến thức với những từ ngữ
chuyên ngành, thì sinh viên sẽ không có hứng thú vì cảm thấy quá khó để hiểu.
Sinh viên sẽ cảm thấy quá tốn thời gian để tìm hiểu những kiến thức về động vật
hoang dã cũng như bảo vệ động vật hoang dã, và tuy rằng có thể biết nội dung này
có lợi ích cho mình nhưng cũng không có động lực để tìm hiểu. Những thông tin
cần được tối giản để việc tiếp thu được tốt hơn, cũng như giúp nâng cao nhận thức
về bảo vệ động vật hoang dã cho sinh viên.
Các thông tin về động về động vật hoang dã nên được cập nhật thường xuyên
trong nội dung giảng dạy theo những chuyển biến trong nước cũng như trên thế
giới. Mỗi ngày việc bảo vệ động vật hoang dã lại phát sinh thêm những vấn đề cần
phải giải quyết, luôn cần đến con người phải nhận thức được và nghĩ ra cách giải
quyết để có thể bảo vệ. Tuy nhiên những thông tin đó không được cập nhật thường
xuyên, không được xuất hiện trong quá trình giảng dạy. Hiện nay sinh viên cũng
không thường xuyên theo dõi các chương trình thời sự, các chương trình hay hoạt
động tuyên truyền được thực hiện về bảo vệ động vật hoang dã, vậy nên các thông
tin càng cần thiết được cập nhật đầy đủ và lồng ghép nội dung phù hợp tùy vào
từng chuyên ngành trong nội dung giảng dạy để sinh viên có thêm hiểu biết và có
thể đưa ra ý kiến, giải pháp mới mẻ hoặc dự án bảo vệ động vật hoang dã.
Tiểu kết
Trong những năm gần đây, việc giáo dục ý thức bảo vệ các loài động vật
hoang dã đã được quan tâm, hưởng ứng tích cực đạt được những thành tựu nhất

29
định. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại nhiều điểm nhiều mặt hạn chế làm kìm
hãm sự phát triển, ảnh hưởng đến quá trình giáo dục, làm giảm hiệu quả giáo dục.
Từ đó nhận thấy để tăng cường hơn nữa việc nâng cao nhận thức bảo vệ động vật
hoang dã cho sinh viên ta cần tập trung vào nhiều vấn đề đặc biệt là: xây dựng
động cơ tích cực cho sinh viên, chú trọng nội dung chương trình giáo dục về động
vật hoang dã và bảo vệ động vật hoang dã cho sinh viên, thay đổi cách thức tuyên
truyền cho sinh viên về động vật hoang dã, tăng cường nhiều hoạt động về bảo vệ
động vật hoang dã cho sinh viên tham gia...Các giải pháp đã góp phần nâng cao
hơn nữa ý thức của sinh viên và hình thành một lối sống mới tích cực trong việc
bảo vệ động vật hoang dã. Nhìn chung các giải pháp trên đều dễ hiểu, có căn cứ lí
luận cơ sở khoa học, được rút ra từ quá trình đánh giá thực trạng nâng cao ý thức
bảo vệ các loài động vật hoang dã của sinh viên Trường Đại học Văn hóa Hà Nội,
do vậy các giải pháp này tương đối phù hợp với hầu hết sinh viên hiện nay.
Có thể nói rằng việc đưa ra các giải pháp là hết sức quan trọng và mang tính
thiết thực. Từ đây sẽ tạo điều kiện dễ dàng cho việc tiếp thu, vận dụng vào thực tiễn
để nâng cao hơn nữa ý thức bảo vệ động vật hoang dã của sinh viên, giúp các loài
động vật hoang dã tồn tại đi đôi với sự phát triển của xã hội loài người.

KẾT LUẬN
Động vật hoang dã là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, góp phần quan
trọng trong việc tạo nên sự cân bằng sinh thái, bảo đảm môi trường sống trong lành
cho con người. Sự mất đi bất cứ một loài động vật nào cũng làm ảnh hưởng tới sự
phát triển bền vững và ổn định của hệ sinh thái. Hiện nay, nguy cơ lớn nhất đối với
động vật hoang dã là nạn săn bắt và tiêu thụ các loài này. Nạn buôn bán, tiêu thụ
trái phép động vật hoang dã không những gây tác hại to lớn về sinh thái, môi
trường mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến các mặt kinh tế, xã hội, văn hóa, sinh
thái, môi trường, sức khỏe, ảnh hưởng đến an ninh quốc gia và hình ảnh của đất
nước trong mắt bạn bè quốc tế. Chính vì vậy, việc giáo dục nâng cao nhận thức về
bảo vệ động vật hoang dã là một trong những nhiệm vụ cấp bách hiện nay và cần
được chú trọng hàng đầu. Trong đó việc nâng cao nhận thức cho sinh viên có ý

30
nghĩa vô cùng quan trọng, góp phần không nhỏ trong việc hiện thực hóa mục tiêu
chung của sự nghiệp giáo dục cũng như sự nghiệp bảo vệ động vật hoang dã hiện
tại và tương lai. Mục đích của việc giáo dục nâng cao nhận thức cho sinh viên là
nhằm hình thành và phát triển ý thức bảo vệ động vật hoang dã và khả năng thực
hiện các hành động thực tiễn trong việc bảo vệ động vật hoang dã, phát huy tính
sáng tạo, tích cực của sinh viên, hỗ trợ rèn luyện và đào tạo cho thế hệ tương lai có
trách nhiệm với môi trường hệ sinh thái và động vật hoang dã. Nhận thức được vấn
đề này, chúng tôi hiểu rằng trách nhiệm của mỗi cá nhân, đặc biệt là sinh viên là vô
cùng to lớn.
Trong phạm vi một bài báo cáo khoa học, nhóm chúng tôi đã đưa đến cho quý
thầy, cô và độc giả một cái nhìn tổng quan, toàn diện về hệ thống khái niệm, vai
trò, tầm quan trọng bảo vệ động vật hoang dã, những yếu tố ảnh hưởng tới nhận
thức của sinh viên, thực trạng nhận thức về bảo vệ động vật hoang dã của sinh viên
Trường Đại học Văn hóa Hà Nội. Việc đánh giá thực trạng nhận thức của sinh viên
về vấn đề này góp phần làm rõ những ưu điểm và hạn chế. Từ đó chúng tôi đề xuất
bốn nhóm giải pháp nhằm nâng cao nhận thức cho sinh viên về bảo vệ động vật
hoang dã. Việc tiến hành thực hiện các nhóm giải pháp cần tiến hành phối hợp một
cách đồng bộ, nhịp nhàng để không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả trong việc
giáo dục nâng cao nhận thức cho sinh viên, góp phần tích cực giải quyết những vấn
đề còn tồn tại. Có như vậy, việc nâng cao nhận thức cho sinh viên trường Đại học
Văn hóa Hà Nội mới thực sự phát huy được vai trò đối với sự nghiệp giáo dục và
sự nghiệp xây dựng phát triển đất nước bền vững.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. BBC (2021), “Một loài động vật tuyệt chủng có thể đe dọa cả thế giới”, Thông
tin bảo vệ môi trường, https://moitruong.com.vn.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2011), Báo cáo quốc gia về Đa dạng sinh học,
Hà Nội.
3. Cơ quan Khoa học CITIES Việt Nam – Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và
Môi trường, Đại học Quốc Gia Hà Nội và Cơ quan Quản lý CITIES Việt Nam –
Cục Kiểm lâm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Báo cáo tư vấn đánh

31
giá một số tác động về môi trường, kinh tế và xã hội của chính sách về buôn
bán động thực vật hoang dã ở Việt Nam, Hà Nội.
4. Nguyễn Hoàng (2014), “Động vật: kho thuốc quý chữa bệnh cho con người”,
Báo Sức khỏe & Đời sống - Cơ quan ngôn luận của Bộ Y tế,
https://suckhoedoisong.vn.
5. Luật Hiếu Gia (2016), “Các nhóm động vật hoang dã theo qui định của pháp
luật”, http://luathieugia.com.
6. Hoàng Ngân (2020), “"Hành động 3 không" chung tay bảo vệ động vật hoang
dã ”, Tài Nguyên và Môi trường – Báo điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi
trường, https://baotainguyenmoitruong.vn.
7. Hoàng Oanh (2021) , “Nhận thức là gì? Sự khác nhau giữa tình cảm và nhận
thức là gì ?”, Báo Giaingo, https://giaingo.info.
8. Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên WWF (2020), Báo cáo Sức sống Hành
tinh, Gland, Thụy Sỹ.
9. Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên WWF (2020), Sự im lặng của những
chiếc bẫy dây: Khủng hoảng đặt bẫy dây ở Đông Nam Á, Gland, Thụy Sỹ.
10.Sơn Tùng (2018), “Đẩy mạnh chống buôn bán trái pháp luật các loài động,
thực vật hoang dã”, Hà Nội Mới, https://hanoimoi.com.vn.
11. Phạm Bá Thủy (2021), “Liên Xô từng cứu Trung Quốc bằng… chim sẻ”, Báo
Thanh Niên, https://thanhnien.vn.
12. Trung tâm giáo dục thiên nhiên EVN (2015), Chiến dịch bảo vệ tê giác, Hà
Nội.
13. Trung tâm giáo dục thiên nhiên EVN (2018), Chiến dịch bảo vệ hổ, Hà Nội.
14. Phạm Thành Trung (2021), phát biểu tại buổi tập huấn “Khung pháp lý hợp tác
quốc tế phòng, chống tội phạm về động vật hoang dã và các tội phạm xuyên
quốc gia khác”
15. Vietnam Forrestry (2020), “Vì sao chúng ta phải bảo vệ động vật hoang dã?”,
Thông tin bảo vệ môi trường, https://moitruong.com.vn.
16. UNEP/CITES (2019), Convention on International Trade in Endangered
Species of Wild Fauna and Flora, United Nations, Geneva, tr.5.

32
33
PHỤ LỤC
Bảng 1.1. Nhóm 1: Động vật rừng nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục
đích thương mại

TT Tên Việt Nam Tên khoa học

  LỚP THÚ MAMMALIA

  Bộ cánh da Dermoptera

1 Chồn bay (Cầy bay) Cynocephalus variegatus

  Bộ khỉ hầu Primates

2 Cu li lớn Nycticebus bengalensis (N. coucang)

3 Cu li nhỏ Nycticebus pygmaeus

4 Voọc chà vá chân xám Pygathrix cinerea

5 Voọc chà vá chân đỏ Pygathrix nemaeus

6 Voọc chà vá chân đen Pygathrix nigripes

7 Voọc mũi hếch Rhinopithecus avunculus

8 Voọc xám Trachypithecus barbei (T. phayrei)

9 Voọc mông trắng Trachypithecus delacouri

10 Voọc đen má trắng Trachypithecus francoisi

11 Voọc đen Hà Tĩnh Trachypithecus hatinhensis

12 Voọc Cát Bà (Voọc đen đầu vàng) Trachypithecus poliocephalus

Trachypithecus villosus (T. cristatus)


13 Voọc bạc Đông Dương

14 Vườn đen tuyền tây bắc Nomascus (Hylobates) concolor

15 Vượn đen má hung Nomascus (Hylobates) gabriellae


16 Vượn đen má trắng Nomascus (Hylobates) leucogenys

17 Vượn đen tuyền đông bắc Nomascus (Hylobates) nasutus

  Bộ thú ăn thịt Carnivora

18 Sói đỏ (Chó sói lửa) Cuon alpinus

19 Gấu chó Ursus (Helarctos) malayanus

20 Gấu ngựa Ursus (Selenarctos) thibetanus

21 Rái cá thường Lutra lutra

22 Rái cá lông mũi Lutra sumatrana

23 Rái cá lông mượt Lutrogale (Lutra) perspicillata

24 Rái cá vuốt bé Amblonyx (Aonyx) cinereus (A. cinerea)

25 Chồn mực (Cầy đen) Arctictis binturong

26 Beo lửa (Beo vàng) Catopuma (Felis) temminckii

27 Mèo ri Felis chaus

28 Mèo gấm Pardofelis (Felis) marmorata

29 Mèo rừng Prionailurus (Felis) bengalensis

30 Mèo cá Prionailurus (Felis) viverrina

31 Báo gấm Neofelis nebulosa

32 Báo hoa mai Panthera pardus

33 Hổ Panthera tigris

  Bộ có vòi Proboscidea

34 Voi Elephas maximus

  Bộ móng guốc ngón lẻ Perissodactyla

35 Tê giác một sừng Rhinoceros sondaicus


  Bộ móng guốc ngón chẵn Artiodactyla

36 Hươu vàng Axis (Cervus) porcinus

37 Nai cà tong Cervus eldii

38 Mang lớn Megamuntiacus vuquangensis 

39 Mang Trường Sơn Muntiacus truongsonensis

40 Hươu xạ Moschus berezovskii

41 Bò tót Bos gaurus

42 Bò rừng Bos javanicus 

43 Bò xám Bos sauveli

44 Trâu rừng Bubalus arnee

Naemorhedus (Capricornis) 
45 Sơn dương
sumatraensis

46 Sao la Pseudoryx nghetinhensis

  Bộ thỏ rừng Lagomorpha

47 Thỏ vằn Nesolagus timinsi                  

  LỚP CHIM AVES

  Bộ bồ nông Pelecaniformess

48 Gìa đẫy nhỏ Leptoptilos javanicus

49 Quắm cánh xanh Pseudibis davisoni

50 Cò thìa Platalea minor

  Bộ sếu Gruiformes

51 Sếu đầu đỏ (Sếu cổ trụi) Grus antigone


  Bộ gà Galiformes

52 Gà tiền mặt vàng Polyplectron bicalcaratum

53 Gà tiền mặt đỏ Polyplectron germaini

54 Trĩ sao Rheinardia ocellata

55 Công Pavo muticus

56 Gà lôi hồng tía Lophura diardi

57 Gà lôi mào trắng Lophura edwardsi

58 Gà lôi Hà Tĩnh Lophura hatinhensis

59 Gà lôi mào đen Lophura imperialis

60 Gà lôi trắng Lophura nycthemera

  LỚP BÒ SÁT REPTILIA

  Bộ có vẩy Squamata

61 Hổ mang chúa Ophiophagus hannah

  Bộ rùa Testudinata

62 Rùa hộp ba vạch Cuora trifasciata

Nguồn: PHỤ LỤC IB nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30/03/2006 của


Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.

Bảng 1.2. Nhóm II: Động vật rừng hạn chế khai thác, sử dụng vì mục
đích thương mại

TT Tên Việt Nam Tên khoa học

  LỚP THÚ MAMMALIA

  Bộ dơi Chiroptera

1 Dơi ngựa lớn Pteropus vampyrus


  Bộ khỉ hầu Primates

2 Khỉ mặt đỏ Macaca arctoides

3 Khỉ mốc Macaca assamensis

4 Khỉ đuôi dài Macaca fascicularis

5 Khỉ đuôi lợn Macaca leonina (M. nemestrina)

6 Khỉ vàng Macaca mulatta

  Bộ thú ăn thịt Carnivora

7 Cáo lửa Vulpes vulpes

8 Chó rừng Canis aureus  

9 Triết bụng vàng Mustela kathiah

10 Triết nâu Mustela nivalis

11 Triết chỉ lưng Mustela strigidorsa

12 Cầy giông sọc Viverra megaspila

13 Cầy giông Viverra zibetha

14 Cầy hương Viverricula indica

15 Cầy gấm Prionodon pardicolor

16 Cầy vằn bắc Chrotogale owstoni 

  Bộ móng guốc chẵn Artiodactyla

17 Cheo cheo Tragulus javanicus

18 Cheo cheo lớn Tragulus napu

  Bộ gặm nhấm Rodentia

19 Sóc bay đen trắng Hylopetes alboniger


20 Sóc bay Côn Đảo Hylopetes lepidus

21 Sóc bay xám Hylopetes phayrei

22 Sóc bay bé Hylopetes spadiceus

23 Sóc bay sao Petaurista elegans

24 Sóc bay lớn Petaurista petaurista

  Bộ tê tê Pholydota

25 Tê tê Java Manis javanica

26 Tê tê vàng Manis pentadactyla

  LỚP CHIM AVES

  Bộ hạc Ciconiiformes

27 Hạc cổ trắng Ciconia episcopus

28 Quắm lớn Thaumabitis (Pseudibis) gigantea

  Bộ ngỗng Anseriformes

29 Ngan cánh trắng Cairina scutulata

  Bộ sếu Gruiformes

30 Ô tác Houbaropsis bengalensis

  Bộ cắt Falconiformes

31 Diều hoa Miến Điện Spilornis cheela

32 Cắt nhỏ họng trắng Polihierax insignis

  Bộ gà Galiformes

33 Gà so cổ hung Arborophila davidi

34 Gà so ngực gụ Arborophila charltonii


  Bộ cu cu Cuculiformes

35 Phướn đất Carpococcyx renauldi

  Bộ bồ câu Columbiformes

36 Bồ câu nâu Columba punicea

  Bộ yến Apodiformes

37 Yến hàng Collocalia germaini

  Bộ sả Coraciiformes

38 Hồng hoàng Buceros bicornis

39 Niệc nâu Annorhinus  tickelli

40 Niệc cổ hung Aceros nipalensis

41 Niệc mỏ vằn Aceros undulatus

  Bộ vẹt Psittaformes

42 Vẹt má vàng Psittacula eupatria

43 Vẹt đầu xám Psittacula finschii

44 Vẹt đầu hồng Psittacula roseata

45 Vẹt ngực đỏ Psittacula alexandri

46 Vẹt lùn Loriculus verlanis

  Bộ cú Strigiformes

47 Cú lợn lưng xám Tyto alba

48 Cú lợn lưng nâu Tyto capensis

49 Dù dì phương đông Ketupa zeylonensis

  Bộ sẻ Passeriformes
50 Chích choè lửa Copsychus malabaricus

51 Khướu cánh đỏ Garrulax formosus

52 Khướu ngực đốm Garrulax merulinus

53 Khướu đầu đen Garrulax milleti

54 Khướu đầu xám Garrulax vassali

55 Khướu đầu đen má xám Garrulax yersini

56 Nhồng (Yểng) Gracula religiosa

  LỚP BÒ SÁT REPTILIA

  Bộ có vẩy Squamata

57 Kỳ đà vân Varanus bengalensis (V. nebulosa)

58 Kỳ đà hoa Varanus salvator

59 Trăn cộc Python curtus

60 Trăn đất Python molurus

61 Trăn gấm Python reticulatus

62 Rắn sọc dưa Elaphe radiata

63 Rắn ráo trâu Ptyas mucosus

64 Rắn cạp nia nam Bungarus candidus

65 Rắn cạp nia đầu vàng Bungarus flaviceps

66 Rắn cạp nia bắc Bungarus multicinctus

67 Rắn cạp nong Bungarus fasciatus

Rắn hổ mang
68 Naja naja
  Bộ rùa Testudinata

69 Rùa đầu to Platysternum megacephalum

70 Rùa đất lớn Heosemys  grandis

71 Rùa răng (Càng đước) Hieremys annandalii

72 Rùa trung bộ Mauremys annamensis

73 Rùa núi vàng Indotestudo elongata

74 Rùa núi viền Manouria impressa

  Bộ cá sấu Crocodylia

75 Cá sấu hoa cà Crocodylus porosus

76 Cá sấu nước ngọt (Cá sấu Xiêm) Crocodylus siamensis

  LỚP ẾCH NHÁI AMPHIBIAN

  Bộ có đuôi Caudata

77 Cá cóc Tam Đảo Paramesotriton deloustali

  LỚP CÔN TRÙNG INSECTA

  Bộ cánh cứng Coleoptera

78 Cặp Kìm sừng cong Dorcus curvidens

79 Cặp kìm lớn Dorcus grandis

80 Cặp kìm song lưỡi hái Dorcus antaeus

81 Cặp kìm song dao Eurytrachelteulus titanneus

82 Cua bay hoa nâu Cheriotonus battareli

83 Cua bay đen Cheriotonus iansoni

84 Bọ hung năm sừng  Eupacrus gravilicornis

  Bộ cánh vẩy Lepidoptera


Bướm Phượng đuôi kiếm răng Teinopalpus aureus
85
nhọn  

86 Bướm Phượng đuôi kiếm răng tù Teinopalpus imperalis

87 Bướm Phượng cánh chim chân liền Troides helena ceberus

88 Bướm rừng đuôi trái đào Zeuxidia masoni

89 Bọ lá Phyllium succiforlium 

Nguồn: PHỤ LỤC II B của Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30/03/2006


của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.
BỘ VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI

PHIẾU KHẢO SÁT THỰC TRẠNG NHẬN THỨC CỦA


SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI VỀ
VẤN ĐỀ BẢO VỆ ĐỘNG VẬT HOANG DÃ

Chào Anh/chị,
Chúng tôi là sinh viên Trường Đại học Văn hóa Hà Nội hiện đang tiến hành triển
khai và nghiên cứu về vấn đề bảo vệ động vật hoang dã. Chúng tôi rất mong
muốn Anh/chị hãy ủng hộ nghiên cứu này bằng cách dành chút thời gian giúp
chúng tôi trả lời những câu hỏi khảo sát dưới đây. Những thông tin Anh/chị đã
cung cấp chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu và sẽ được bảo mật.
Xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ của Anh/chị!

1. Giới tính của Anh/chị ? (chọn 1 phương án)


1. Nam
2. Nữ
3. Khác
2. Ngành học Anh/chị đang theo học tại Trường ĐHVHHN? 
….…………………………………………………………………………
3. Anh/chị hiện đang là sinh viên năm mấy? (chọn 1 phương án)
1. Năm nhất
2. Năm hai
3. Năm ba
4. Năm tư
4. Anh/chị có từng tham gia vào hoạt động / phong trào bảo vệ ĐVHD nào
không ? (chọn 1 phương án)
1. Có
2. Không
5. Một hoạt động / phong trào bảo vệ ĐVHD mà Anh/chị biết hoặc từng tham
gia?
….…………………………………………………………………………
6. Theo Anh/chị , việc mua bán động vật hoang dã là gì? (chọn 1 phương án)
1. Mua bán các loại hàng hoá khác nhau tại khu vực có
ĐVHD sinh sống
2. Mua bán các loại hàng hoá khác nhau tại khu bảo tồn
3. Mua bán và trao đổi các loài dvd còn sống hay đã chết,
các bộ phận hoặc sản phẩm làm từ các loài động thực vật hoang dã.
7. Nhóm động vật nào dưới đây được phép khai thác? (chọn 1 phương án)
1. Động vật hoang dã có nguồn gốc nuôi, ghép
2. Động vật hoang dã không rõ nguồn gốc
3. Động vật hoang dã có nguồn gốc di cư từ nước ngoài vào
sinh sống
8.  Theo Anh/chị, đâu là tên viết tắt của Hiệp hội bảo tồn Động vật hoang
dã? (chọn 1 phương án)
1. WCS
2. WWF
3. IUCN
9. Sự kiện kỷ niệm ngày Thế giới bảo vệ động vật hoang dã? (chọn 1 phương
án)
1. Ngày 1/3
2. Ngày 2/2
3. Ngày 3/3
10. Nguyên nhân nào khiến ĐVHD ngày càng bị khai thác quá mức? (chọn
phương án phù hợp)
1. Dân số ngày càng gia tăng
2. Tăng nhu cầu sử dụng các sản phẩm từ ĐVHD
3. Sự phát triển của công nghệ
4. Khác (ghi rõ:………………………………………….)
11.  Động vật hoang dã có vai trò gì đối với đời sống của con người? (chọn
phương án phù hợp)
1. Đóng góp vào sự đa dang sinh học
2. Văn hoá tinh thần, thực phẩm
3. Tạo nên sự cân bằng hệ sinh thái
4. Điều tiết, bảo vệ môi trường sống
5. Khác (ghi rõ……………………………….)
12. Hậu quả của việc săn bắt, buôn bán và tiêu thụ ĐVHD quá mức là gì?
(chọn phương án phù hợp)
1. Nguy cơ tuyệt chủng nhiều loài động vật quý hiếm
2. Làm suy giảm sự đa dạng sinh học
3. Ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của con người
4. Phá hỏng hệ sự cân bằng hệ sinh thái
5. Khác…………………………………………………….
13 . Anh/chị nghĩ mục đích của việc bảo vệ các loài ĐVHD là gì? (chọn
phương án phù hợp)
1. Góp phần bảo vệ môi trường sống của con người.
2. Cân bằng sự đa dạng sinh học
3. Bảo vệ nguồn gen quý hiếm của các loài ĐVHD,
động vật quý hiếm
4. Phục vụ các đóng góp về y học, nông nghiệp
5. Khác (ghi rõ…………………………………………)
14. Hãy kể tên một số loài ĐVHD có trong Sách đỏ mà Anh/chị biết.
….…………………………………………………………………………
15. Theo Anh/chị, chúng ta cần làm gì để bảo vệ động vật hoang dã? 
….…………………………………………………………………………
Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của anh/chị!

You might also like