You are on page 1of 9

Bộ văn hoá, thể thao và du lịch

Trường đại học văn hoá hà nội

BÀI THI KẾT THÚC HỌC PHẦN


Học kỳ: I năm học: 2020-2021

Học phần: pháp luật đại cương


Hình thức thi: tự luận nộp bài sau
Ngày thi: 06/12/2021
Đề thi: đề số 01

Giảng viên: Lê Thị Minh Trâm


Sinh viên: Phạm Thị Hạnh
Mã sinh viên: 62DNA05033
Mã lớp: N09

Hà Nội, ngày 6 tháng 12 năm 2021


Bài thi môn:pháp luật đại cương Sinh viên: Phạm Thị Hạnh
Lớp: NNA5A

Thi kết thúc học phần môn pháp luật đại cương năm học 2021 - 2022
(học kỳ 1)
Thời gian thi 06/12/2021 – 11/12/2021
Nội dung đề thi
Câu 1: phân tích và nêu ví dụ minh họa để làm rõ nội dung sau: pháp luật
là hệ thống các quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung do nhà
nước ban hành và đảm bảo thực hiện.
Câu 2: phân tích và nêu ví dụ minh họa để làm rõ khái niệm, các yếu tố
cấu thành vi phạm hành chính và phân biệt vi phạm hành chính và tội
phạm hình sự
Bài làm

Câu 1: pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt
buộc chung do nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện.
1.1 Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung và có hiệu lực bắt
buộc chung
- “các quy tắc xử sự chung” chính là nội dung của pháp luật, là các
chuẩn mực về những việc được làm, những việc phải làm và những việc
không được làm. Trong xã hội, các hành vi xử sự của con người là rất
khác nhau, tuy nhiên trong hoàn cảnh điều kiện nhất định vẫn đưa ra
được cách xử sự chung, phù hợp với đa số. Pháp luật không phải được đặt
ra từ những trường hợp cụ thể mà là sự khái quát hóa từ rất nhiều trường
hợp mang tính phổ biến. Điều này đã làm cho quy định pháp luật có tính
khái quát hóa cao, là những khuôn mẫu điển hình để các chủ thể (tổ chức,
cá nhân) thực hiện theo khi gặp phải những tình huống mà pháp luật đã
dự liệu. Mỗi quy tắc xử sự chung thường được thể hiện thành một quy
phạm pháp luật, điều chỉnh các quan hệ xã hội.
- “hiệu lực bắt buộc chung” là pháp luật được áp dụng rộng rãi nhiều
lần, ở nhiều nơi, đối với mọi chủ thể trong xã hội và trong mọi lĩnh vực
trên phạm vi cả nước. Điều này tạo lên sự công bằng, bình đẳng của pháp
luật. Những quy tắc sử sự chung của pháp luật không chỉ đích danh đối
tượng thi hành, chỉ mang tính khái quát là toàn bộ chủ thể trong xã hội.
việc tuân theo pháp luật không phụ thuộc vào ý thức chủ quan của mooic
người, mà là “bắt buộc” phải tuân theo.
*Ví dụ1: luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định
Điều 9. Điều kiện kết hôn:

1
Bài thi môn:pháp luật đại cương Sinh viên: Phạm Thị Hạnh
Lớp: NNA5A
Nam nữ kết hôn với nhau phải tuân theo những quy định sau:
1. Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở nên,
2. Việc kết hôn là di nam nữ tự nguyện quyết định, không bên nào
được ép buộc, lừa dối bên nào; không ai được cưỡng ép hoặc cản
trở
3. Việc kết hôn không thuộc các trường hợp cấm kết hônquy nđịnh tại
điều 10 của luật này
các điều kiên này áp dụng cho tất cả mọi người, không có ngoại lệ.
Những trường hợp vi phạm là kết hôn trái pháp luật.
*Ví dụ 2: luật giao thông đường bộ quy định: chấp hành hiệu lệnh của
người điều khiển giao thông hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo, vạch
kẻ đường… là những quy tắc mà mọi người tham gia giao thông đường
bộ đều phải tuân theo, dù là người đi bộ, đi xe đạp, đi xe gắn máy, điều
kiển ô tô… ai không tuân thủ quy tắc này đều là vi phạm pháp luật
1.2 Pháp luật do nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện
- Nhà nước “ban hành pháp luật” là hình thức nhà nước sử dụng để
nâng quan điểm của mình thành các quy tắc xử sự, ban hành các quy định
để định hướng cho xã hội phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền đồng
thời thực hiện chức năng đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội, đảm
bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Các văn bản pháp luật
được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo thủ tục, trình tự
nhất định, tạo thành một hệ thống pháp luật hoàn thiện của đất nước. Các
quy định pháp luật nằm trong một chỉnh thể và có mối liên hệ với nhau,
văn bản cấp dưới không trái với văn bản cấp trên và không trái với hiến
pháp. Điều đó làm cho pháp luật có tính hệ thống và tính chặt chẽ về mặt
hình thức.
- Nhà nước “đảm bảo thực hiện pháp luật” là hình thức hoạt động chủ
yếu của nhà nước vừa là trách nghiệm của nhà nước đối với xã hội. Việc
đảm bảo thực hiện pháp luật tức là pháp luật được mọi người thi hành và
đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của cá nhân tổ chức.
+ Trước hết, nhà nước đảm bảo thực hiện pháp luật bằng cách đưa ra các
đường lối, chính sách, xây dựng pháp luật có nội dung và chế tài phù hợp
với sự phát triển, thực tiễn xã hội, xây dựng hệ thống các cơ quan bảo vệ
pháp luật của nhà nước.
+ Trong trường hợp cá nhân, tổ chức nào đó vi phạm thì sẽ bị xử lý
nghiêm minh, áp dụng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế.
*Ví dụ 1: nhà nước ban hành bộ luật hình sự năm 2015, trong đó có:
Điều 19: không tố giác tội phạm

2
Bài thi môn:pháp luật đại cương Sinh viên: Phạm Thị Hạnh
Lớp: NNA5A
1. Người nào biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực
hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì phải chịu trách
nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm trong những trường
hợp quy định tại điều 389 của bộ luật này.
2. Người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em
ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách
nhiệm theo quy định tại khoản 1 điều này, trừ trường hợp không tố
giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm
trọng khác quy định tại điều 389 của bộ luật này.
3. Người bào chữa không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy
định tại khoản 1 điều này trong trường hợp không tố giác tội phạm
do chính người mà mình bào chữa đã thực hiện hoặc đã tham gia
thực hiện mà người bào chữa biết được. Khi thực hiện nhiệm vụ
bào chữa, trừ trường hợp không tố giác các tội xâm phạm an ninh
quốc gia hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại
điều 389 của bộ luật này.
Điều này được sửa đổi bởi khoản 5 điều 1 luật sửa đổi bộ luật hình sự
2017 thành:
Điều 19. Không tố giác tội phạm
1. Người nào biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực
hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì phải chịu trách
nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm quy định tại điều 390
của bộ luật này.
2. Người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em
ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách
nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 điều này, trừ trường hợp
không tố giác các tội quy định tại chương xiii của bộ luật này hoặc
tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
3. Người không tố giác là người bào chữa không phải chịu trách
nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 điều này, trừ trường hợp
không tố giác các tội quy định tại chương xiii của bộ luật này hoặc
tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do chính người mà mình
bào chữa đang chuẩn bị, đang thực hiện hoặc đã thực hiện mà
người bào chữa biết rõ khi thực hiện việc bào chữa.”.
việc nhà nước ban hành và sửa đổi điều luật này nhằm xây dựng
pháp luật công bằng hơn, phù hợp với thực tiễn xã hội và đảm bảo thực
hiện pháp luật. Hằng năm đều có các luật được sửa đởi, bổ sung.
*Ví dụ 2: trong bộ luật hình sự năm 2015, có

3
Bài thi môn:pháp luật đại cương Sinh viên: Phạm Thị Hạnh
Lớp: NNA5A
Điều 132. Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm
đến tính mạng
Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến
tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả
người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ
đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
nhà nước đã đưa ra các giả định, quy định, chế tài phù hợp. Trong
trường hợp cá nhân vi phạm sẽ bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc
chủ thể vi phạm phải chịu trách nghiệm pháp lý.

Câu 2:
Phần 1: Vi phạm hành chính
A. Khái niệm vi phạm hành chính
- Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện,
vi phạm quy định của Pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội
phạm (mức độ gây nguy hiểm cho xã hội thấp hơn tội phạm) và theo quy
định của Pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính
*Ví dụ1: hành vi sản xuất buôn bán hàng giả là hành vi vi phạm hành
chính xâm phạm quy tắc quản lý nhà nước về kinh tế. nhưng nếu số
lượng hàng giả lớn (tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ
30 triệu đòng trở lên) hoặc dưới 30 triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm
trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính trước đó thì bị coi là tội phạm hình
sự
*Ví dụ 2: hành vi điều khiển phương tiên giao thông vi phạm quy định về
an toàn gia thông đường bộ là vi phạm hành chính. Nhưng nếu hành vi đó
gây thiệt hại tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sứ khỏe ( tổn
thương cơ thể 61% trở lên) thì bị coi là tội phạm hình sự

B. Các yếu tố cấu thành vi phạm hành chính và ví dụ


Các yếu tố cấu thành trong vi phạm hành chính gồm: mặt khách quan,
mặt chủ quan, chủ thể và khách thể
1. Mặt khách quan của vi phạm hành chính:
Mặt khách quan của vi phạm pháp luật là những biểu hiện ra bên ngoài
thế giới quan của vi phạm pháp luật. Gồm:
+ Hành vi trái pháp luật mà tổ chức, cá nhân thực hiện là hành vi xâm
phạm các quy tắc quản lý nhà nước và đã bị pháp luật hành chính ngăn
cấm

4
Bài thi môn:pháp luật đại cương Sinh viên: Phạm Thị Hạnh
Lớp: NNA5A
+ Thời gian thực hiện hành vi vi phạm hành chính
+ Địa điểm thực hiện hành vi vi phạm hành chính
+ Công cụ, phương tiện vi phạm
+ Hậu quả và mối quan hệ nhân quả
*Ví dụ 1: các quy tắc quản lý nhà nước đã bị luật hành chính quy định
như: giao thông, môi trường, cơ sở hạ tầng nhà nước…
*Ví dụ 2 về thời gian thực hiện hành vi vi phạm hành chính. Hành vi
“bấm còi trong đô thị và khu đông dân cư trong thời gian từ 22 giờ ngày
hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm
vụ theo quy định" sẽ bị phạt hành chính ( điều 5 nghị định 46/2016/NĐ-
CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông
đường bộ và đường sắt)
*Ví dụ 3 về địa điểm thực hiện hành vi vi phạm hành chính. “không được
phơi thóc, lúa, rơm rạ, nông sản hoặc để các vật khác trên đường đi bộ”
(điều 35 luật giao thông đường bộ năm 2008)
*Ví dụ 4 về công cụ, phương tiện vi phạm :Hành vi quảng cáo tại cảng
hàng không, sân bay chi bị coi là “vi phạm quy định về cung cấp dịch vụ
tại cảng hàng không, sân bay” khi thực hiện “bằng khinh khí cầu hoặc các
vật thể bay khác” (điều 10 nghị định số 147/2013/NĐ-CP về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng)
*Ví dụ 5 về hậu quả và mối quan hệ nhân quả. Hành vi “không thực hiện
đầy đủ các biện pháp an toàn theo quy định khi làm việc theo phiếu công
tác hoặc lệnh công tác” được coi là vi phạm quy định an toàn về đỉện khi
“gây tai nạn hoặc sự cố” ( điều 15 nghị định chính phủ số 134/2013/NĐ-
CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực, an
toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả)
2 Mặt chủ quan của vi phạm hành chính:
Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật bao gồm: lỗi, động cơ, mục đích
+ Lỗi: là một trạng thái tâm lý thể hiện thái độ tiêu cực của chủ thể đối
với hậu quả xấu trong hành vi của mình (nhìn thấy trước được hậu quả
xấu trong hành vi của mình mà vẫn thực hiện) và trong chính hành vi đó
(hành vi chủ động, có ý thức….) Tại thời điểm chủ thể thực hiện hành vi
trái pháp luật đó. Lỗi là dấu hiệu bắt buộc trong mặt chủ quan của mọi vi
phạm hành chính bao gồm :lỗi cố ý hoặc vô ý
+ Động cơ: là cái thúc đây chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật
+ Mục đích: là kết quả cuối cùng mà chủ thể vi phạm pháp luật mong đạt
được khi thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.

5
Bài thi môn:pháp luật đại cương Sinh viên: Phạm Thị Hạnh
Lớp: NNA5A
*Ví dụ 1 lỗi cố ý vi phạm hành chính: khi tham gia giao thông, người
điều khiển phương tiện cố tình đi với tốc độ vượt quá tốc độ tối đa cho
phép. Mặc dù nhận thức rõ hành vi của mình có thể bị phạt hành chính,
thấy rõ được tính chất nguy hiểm của hành vi và thấy đc hậu quả có thể
xảy ra, nhưng vẫn phóng nhanh
*Ví dụ 2 về lỗi vô ý vi phạm hành chính: hành vi phóng nhanh như trên,
người điều khiển đã vô tình gây tai nạn giao thông. Đây là lỗi vô ý vì quá
tự tin, người phạm tội nhận thức rõ được hành vi của mình có thể gây tai
nạn nhưng không mong muốn xảy ra tai nạn và tin rằng tai nạn sẽ không
xảy ra
3 Chủ thể của vi phạm hành chính:
Cá nhân là chủ thể của vi phạm hành chính phải là người không mắc các
bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc
khả năng điều khiển hành vi và đủ độ tuổi do Pháp luật quy định: người
đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ bị xử phạt hành chính về hành vi vi phạm
hành chính do lỗi cố ý; cá nhân từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt hành
chính về mọi hành vi vi phạm hành chính do mình gây ra.
Tổ chức là chủ thể của vi phạm hành chính bao gồm các cơ quan nhà
nước, các tổ chức xã hội, các đơn vị kinh tế, các đơn vị thuộc lực lượng
vũ trang nhân dân và các tổ chức khác được thành lập theo quy định của
pháp luật
*Ví dụ1: một công ty không tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường,
thải nước thải chưa qua xử lý ra môi trường, thì công ty đó chính là chủ
thể vi phạm hành chính.
*Ví dụ 2: cá nhân A 20 tuổi tham gia giao thông bằng xe máy nhưng
không đội mũ bảo hiêm. Cá nhân đó là chủ thể vi phạm hành chính
4 Khách thể của vi phạm hành chính:
Khách thể của vi phạm pháp luật hành chính là những quan hệ xã hội
phát sinh trong quản lý hành chính nhà nước được pháp luật quy định và
bảo vệ, bị xâm hại bởi vi phạm hành chính
*Ví dụ: cá nhân A 20 tuổi tham gia giao thông bằng xe máy nhưng không
đội mũ bảo hiêm. Khách thể ở đây là quan hệ giao thông đường bộ mà
nhà nước quy định

Phần 2: phân biệt vi phạm hành chính và tội phạm hình sự


1. Dựa vào mặt khách quan, mức độ nguy hiểm cho xã hội

6
Bài thi môn:pháp luật đại cương Sinh viên: Phạm Thị Hạnh
Lớp: NNA5A
Vi phạm hành chính có mức độ nguy hiểm thấp hơn tội phạm hình sự
(đây là dấu hiệu cơ bản nhất). Các căn cứ đánh giá mức độ nguy hiểm
cho xã hội của vi phạm hành chính và tội phạm bao gồm:
+ mức độ gây thiệt hại cho xã hội: Đối với một số loại tội phạm, Bộ luật
hình sự quy định mức độ gây thiệt hại cho xã hội của hành vi. Mức độ
gây thiệt hại biểu hiện dưới các hình thức khác nhau như: Giá trị tài sản
bị xâm hại, giá trị hàng hóa vi phạm, mức độ thương tật… Căn cứ vào
các dấu hiệu này, có thể phân biệt được ranh giới giữa vi phạm hành
chính và tội phạm.
+ mức độ tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần: Nhiều trường hợp bị coi là
tội phạm khi đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc đã bị kết án về hành
vi đã thực hiện (hoặc các hành vi khác có tính chất tương tự)
+ công cụ, phương tiện, thủ đoạn thực hiện hành vi vi phạm

*Ví dụ1: về mức độ thiệt hại cho xã hội:


Đối với hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nếu tài sản có giá trị từ
2.000.000 đồng trở lên thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định
tại Điều 174 Bộ luật hình sự năm 2015 ; nếu tài sản có giá trị dưới
2.000.000 đồng (ít nghiêm trọng hơn) thì bị xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội theo quy định tại điểm c
khoản 2 Điều 15 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của
Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh,
trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa
cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.
*Ví dụ 2: về mức độ tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần
Người đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi lừa đảo chiếm đoạt
tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội liên quan
đến hành vi chiếm đoạt tài sản quy định tại các điều 168 (tội cướp tài
sản), 169 (tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản), 170 (tội cưỡng đoạt tài
sản)… của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì sẽ bị
truy cứu trách nhiệm hình sự, không phụ thuộc vào trị giá tài sản bị chiếm
đoạt. ( điều 174 bộ luật hình sự năm 2015)
*Ví dụ 3: về công cụ, phương tiện, thủ đoạn thực hiện hành vi vi phạm
Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhưng nếu thuộc trường hợp “dùng
thủ đoạn xảo quyệt” thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự mà không phụ
thuộc vào trị giá tài sản bị chiếm đoạt. (điều 174 bộ luật hình sựu 2015)

2. Dựa vào mặt chủ quan, lỗi của chủ thể

7
Bài thi môn:pháp luật đại cương Sinh viên: Phạm Thị Hạnh
Lớp: NNA5A
+ tội phạm là loại vi phạm pháp luật với 4 hình thức lỗi của chủ thể : cố ý
trực tiếp, cố ý gián tiếp, vô ý vì quá tự tin, vô ý vì cẩu thả
+ Vi phạm hành chính chỉ quy định hai hình thức lỗi là cố ý và vô ý,
không có sự phân biệt cố ý trực tiếp hay gián tiếp

3. Dựa vào chủ thể


+ Chủ thể thực hiện vi phạm hành chính bao gồm cá nhân và tổ chức
+ Chủ thể thực hiện hành vi tội phạm là cá nhân và pháp nhân thương
mại.

4. Dựa vào khách thể


Khác thể của vi phạm hành chính và tội phạm có rất nhiều phạm vi giống
nhau. Tuy nhiên vẫn có những quan hệ xã hội dù vi phạm nhiều lần cũng
không chuyển thành tội phạm được như: điều khiển mô tô, xe máy không
đội mũ bảo hiểm; hành vi tiểu tiện nơi công cộng…. và có những hành vi
chỉ có thể là tội phạm như: giết người, hiếp dâm, cướp giật tài sản…

5. Về chế tài xử lý
+ Vi phạm hành chính bị xử lý bằng các chế tài hành chính: Chủ yếu
đánh vào yếu tố vật chất, tinh thần của người vi phạm (cảnh cáo, phạt
tiền…)
+ Tội phạm hình sự bị xử lý bằng các chế tài hình sự: Chủ yếu là hình
phạt liên quan đến việc tước tự do của người phạm tội ( phạt tù, tử hình,
…)

6. Về cơ quan có thẩm quyền xử lý


+ Vi phạm hành chính thì tuy trường hợp sẽ được giao chocác cơ quan và
người có thẩm quyền, chủ yếu là các cơ quan hành chính nhà nước
+ Tội phạm chỉ có thể do tòa án xét xử

You might also like