You are on page 1of 2

Câu 1.

Kế hoạch giảng dạy nội dung giáo dục an toàn giao thông 
I. Mục tiêu
– Tuyên truyền sâu rộng các quy định an toàn giao thông đến mọi người, đặc biệt Ɩà
các em học sinh.
– Nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông của toàn thể học sinh trong nhà trường.
– Giáo dục học sinh các em nhận thức đúng, nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông
để bảo vệ cho sức khỏe của bản thân và những người khác.
– Hạn chế vi phạm luật giao thông, tránh xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông khu vực
cổng trường.
II. Yêu cầu cần đạt
– Cả giáo viên ѵà học sinh đều phải xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục
an toàn giao thông.
– Giáo viên ѵà học sinh phải nghiêm túc thực hiện, chấp hành luật an toàn giao thông.
– Có ý thức tham gia giao thông văn minh, lịch sự, tuyên truyền đến mọi người về luật
an toàn giao thông, cũng như văn hóa tham gia giao thông văn minh.
II. Đối tượng tham gia
– Chủ yếu Ɩà giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh.
  IV. Nội dung tuyên truyền giáo dục
– Tuyên truyền về cách đi bộ an toàn.
– Đi xe đạp điện, xe máy, xe gắn máy an toàn.
– Tuyên truyền luật giao thông.
– Đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện, xe đạp điện.
– Nhận biết một số biển báo thường gặp trong giao thông.
– Quy định xử phạt sai phạm khi tham gia giao thông.
– HS cam kết thực hiện ѵà chia sẻ với những người thân trong gia đình về các kiến
thức, kĩ năng an toàn giao thông đã được học.
V. Hình thức tuyên truyền giáo dục
– Thông qua buổi họp phụ huynh, tuyên truyền đến phụ huynh học sinh, phối hợp giữa
giáo viên và phụ huynh cùng nhau giáo dục con em chấp hành luật giao thông.
– Tuyên truyền thông qua các buổi sinh hoạt lớp, sinh hoạt chuyên đề.
– Tạo điều kiện, không gian cho học sinh thực hành ngay tại trường học, dưới sự tham
gia hướng dẫn của giáo viên.
– Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu an toàn giao thông, thiết kế tranh ảnh theo chủ đề an
toàn giao thông.
– Tuyên truyền trực quan thông qua: áp phích, băng rôn, tờ rơi, khẩu hiệu
– Thông qua hệ thống phát thanh của nhà trường, phổ biến nội dung luật giao thông và
các quy tắc tham gia giao thông an toàn đến học sinh.
– Tích hợp an toàn giao thông trong các môn học chuyên môn.
– Thường xuyên nhắc nhở học sinh thực hiện quy định về ATGT, qua học sinh tuyên
truyền đến cha mẹ học sinh.
Câu 2: Thầy/cô hãy phân tích những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện nhiệm
vụ giáo dục an toàn giao thông năm 2021. Từ đó đề xuất giải pháp khắc phục.
Thuận lợi:
– Về phía nhà trường:
+ Ngay từ đầu năm học, nhà trường đã tổ chức tập huấn cho toàn giáo viên về
chương trình GDPT 2018, xây dựng kế hoạch bài học phù hợp với điều kiện vừa học
tập vừa phòng chống dịch COVID-19.
+ Giáo viên trong khối nhiệt tình, năng động, tâm huyết với nghề, có trình độ
chuyên môn vững vàng. Luôn học hỏi để từng bước hoàn thiện nhiệm vụ được giao.
+ 100% giáo viên được tập huấn đầy đủ nội dung chương trình GDPT 2018,
phương pháp dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.
– Ban đại diện cha mẹ học sinh, phụ huynh học sinh quan tâm và ủng hộ đến việc thực
hiện chương trình giáo dục 2018.
Khó khăn:
+ Do tình hình dịch COVID-19, học sinh chủ yếu học trực tuyến nên ảnh hưởng
trong việc tiếp thu kiến thức của HS.
+ chất lượng học lực và hạnh kiểm của học sinh thấp, nên việc giáo dục về ý
thức thực hiện an toàn giao thông của giáo viên gặp nhiều khó khăn.
Giải pháp khắc phục:
+ Trước khi HS tựu trường, GVCN nắm bắt tình hình đi học bằng phương tiện
gì của học sinh lớp mình thông qua PHHS.
+ GVCN tham mưu với nhà trường các biện pháp quản lí việc để xe của học
sinh. Xây dựng Kế hoạch giáo dục an toàn giao thông cho học sinh lớp mình.
+ GV kết hợp cùng PHHS trong việc giáo dục an toàn giao thông cho học sinh.
+ Tổ chức cho học sinh kí cam kết thực hiện an toàn giao thông.
+ Tổ chức lồng ghép các nội dung về an toàn giao thông các hoạt động sinh hoạt
chung của trường, Đoàn thanh niên, tổ chuyên môn.

You might also like