You are on page 1of 5

Câu hỏi chuẩn bị trước cho bài giảng 14/1/2022.

1; Thất bại thị trường là gi? Các thể loại thất bại thị trường cơ bản.

 Thất bại thị trường là một tình huống kinh tế trong đó hàng hóa và dịch
vụ không được phân phối hiệu quả trong thị trường tự do.

 Các thể loại thất bại thị trường cơ bản:

- Sự tồn tại của độc quyền

- Vấn đề hàng hóa công cộng

- Ngoại ứng

- Vấn đề thiếu hụt thông tin

2; Phân biệt hàng hóa tư nhân và hàng hóa công cộng. Những đặc tính của hàng
hóa công cộng dẫn đến hệ lụy gì cho thị trường?

 Phân biệt hàng hóa tư nhân và hàng hóa công cộng.

Hàng hóa tư nhân và hàng hóa công cộng là hai loại hàng hóa có tính chất
trái ngược nhau.

- Hàng hóa công cộng thường thường có sẵn cho mọi người sử dụng và
việc một người sử dụng nó không ngăn cản khả năng sử dụng của một
người khác. Hàng hóa công cộng cũng có tính chất là không thể loại trừ;
do đó việc ngăn chặn việc người khác sử dụng hàng hóa công là không
thể. Nhiều hàng hóa công cộng có thể được tiêu thụ miễn phí.

- Ngược lại, hàng hóa tư nhân có tính cạnh tranh và có tính loại trừ. Việc
một người sử dụng hàng hóa tư nhân sẽ ngăn người khác sử dụng hàng
hóa đó, ví dụ khi một người đang gọi điện thoại di động thì người khác
không thể sử dụng chiếc điện thoại đó. Ngoài ra, phần lớn hàng hóa tư
nhân phải được trả tiền để mua, và mức giá của chúng này có khả năng
loại trừ người khác mua chúng.

 Hàng hóa công thường có lợi ích lớn hơn chi phí tạo ra. Do vậy về mặt xã
hội đó là hàng hóa cần thiết được cung cấp. Nhưng hai thuộc tính của

Microeconomics.Câu hỏi chuẩn bị chương 1


hàng hóa công sẽ dẫn đến tình trạng người ăn theo. Kết cục là tư nhân
không đầu tư, hàng hóa công không tồn tại, do vậy giải pháp thị trường bị
thất bại đối với loại hàng hóa này.

3; Ngoại ứng là gì? Phân biệt ngoại ứng tích cực và ngoại ứng tiêu cực.

 Ngoại ứng là tác động của hoạt động sản xuất hay tiêu dùng đến những
người khác mà không được tính đến trong giá thị trường.

- Ngoại ứng tiêu cực: tác động tổn thất đến bên thứ ba.

- Ngoại ứng tích cực: tác động có lợi đến bên thứ ba.

 Phân biệt ngoại ứng tích cực và ngoại ứng tiêu cực.

Ngoại tác là chi phí hoặc lợi ích ảnh hưởng đến bên thứ ba, những người
không tham gia sản xuất hoặc tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ trên thị
trường.

- Một ngoại ứng tích cực như tên gọi của nó là một lợi ích mà các bên
thứ ba được hưởng do kết quả của giao dịch, sản xuất hoặc tiêu dùng
giữa người mua và người bán.

- Mặt khác, một ngoại ứng tiêu cực là chi phí mà bên thứ ba phải chịu
do kết quả của một giao dịch mà bên thứ ba không có sự tham gia.

Cả hai ngoại ứng tiêu cực và tích cực đều xảy ra do hoạt động kinh tế và
nền kinh tế phải luôn cố gắng giảm các tác động tiêu cực từ bên ngoài
thông qua các quy định và hình phạt trong khi tăng cường các ngoại ứng
tích cực bằng cách khuyến khích đào tạo cá nhân, nghiên cứu về công
nghệ mới, v.v..

4. Vai trò và các công cụ của chính phủ trong việc sửa chữa các thất bại thị
trường?

 Khi thất bại thị trường hiện hữu, chính phủ có thể can thiệp nhằm sửa
chữa và khắc phục thất bại thị trường.

 Các công cụ của chính phủ trong việc sửa chữa các thất bại thị trường:

- Luật và hệ thống pháp lý

- Các quy định của chính phủ


Microeconomics.Câu hỏi chuẩn bị chương 2
- Chính sách thuế và trợ cấp

- Chính sách dựa trên thị trường

- Chính sách kinh tế vĩ mô

1. Đối với thất bại độc quyền và sức mạnh thị trường

Chính phủ có thể sử dụng luật chống độc quyền hoặc luật cạnh tranh để loại bỏ
sức mạnh thị trường của các hãng độc quyền. Tuy nhiên với trường hợp độc
quyền tự nhiên-độc quyền đạt được do giảm phí theo quy mô, Chính phủ phải
dùng đến biện pháp điều tiết để giảm giá bán và tăng sản lượng.

- Điều tiết giá cả: Mục tiêu của nó là giảm giá bán sản phẩm của hãng độc quy
ền, Chính phủ phải lựa chọn một trong ba mục tiêu sau:

+ Hiệu quả giá cả đạt được khi giá cả phản ánh chi phí biên, tức là đặt giá trần P
B=MC. Nhưng mức sản lượng thu được nhà độc quyền thua lỗ, Chính phủ phải
bù lỗ. + Hiệu quả sản xuất đạt được khi giá cả phản ánh tổng chi phí bình quân
tối thiểu (ATCmin). Điều này là phi thực tế

+ Sự công bằng đạt được khi giá cả phản ánh tổng chi phí bình quân (P
c=ATC). Khi đó hãng độc quyền chỉ thu được một khoản lợi nhuận bình thường
nên không có động lực thúc đẩy kinh doanh.

- Điều tiết sản lượng: Chính phủ quy định mức sản lượng tối thiểu mà hãng độc
quyền phải sản xuất Các hình thức hợp tác giữa các công ty hoặc của một công
ty đơn l ẻ nhằm tối đa hóa lợi nhuận trên thị trường đang diễn ra ngày càng
nhiều.

Đó cũng là lý do luật cạnh tranh đang được thông qua ngày càng nhiều trên thế
giới với xu hướng ngày càng tr ừng phạt nặng hơn đối với các hành vi có hại
cho cạnh tranh, làm giảm sự năng động của thị trường và làm méo mó quan hệ
cung cầu.Và 1/7/2005 theo tờ trình của Chính phủ, sự cần thiết tạo công cụ pháp
lý hạn chế cạnh tranh không lành mạnh đảm bảo sự công bằng, bình đẳng trong
kinh doanh, Luật Cạnh tranh chính thức có hiệu lực. Luật cạnh tranh quy định
các hành vi gây hạn chế cạnh tranh bị cấm như: Thỏa thuận ấn định giá, phân
chia thị trường lạm dụng vị thế độc quyền, vị trí thống lãnh thị trường (chiếm
trên 30% thị phần)…để áp đạt giá mua, bán bất hợp lý. Tuy nhiên, trên thực tế,
vụ Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam thống nhất mức chi phí bảo hiểm len
3.95%/năm cho tất cả các đối tượng khách hàng…Theo luật cạnh tranh, những
Microeconomics.Câu hỏi chuẩn bị chương 3
doanh nghiệp tham gia “liên minh làm giá” này sẽ bị phạt tối đa 10% tổng
doanh thu trong năm tài chính tr ước năm thực hiện hành vi. Luật gia Vũ Xuân
Tiền đã chỉ ra rằng, Luật cạnh tranh đã bao quát hàng loạt nội dung mới không
có sự phân biệt giữa các thành phần kinh tế theo mô hình “con anh, con tôi, con
chúng ta” như đã xảy ra trong không ít Luật và Pháp lệnh ở nước ta; Luật cạnh
tranh cũng bao quát một cách toàn diện những vấn đề liên quan đến cạnh tranh
thương trường…Và bên cạnh đó việc Bộ Công thương trình Chính phủ đề án
xóa bỏ độc quyền, xây dựng thị trường cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh đi
ện nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước và mong muốn của người tiêu
dùng là một nỗ lực rất đáng hoan nghênh. Vấn đề lớn và phức tạp nên có ý kiến
khác nhau là điều không lạ và có thể giúp cho việc hoàn thiện đề án. Điều quan
trọng là vấn đề này không nên đóng khung việc thảo luận trong các cơ quan, tổ
chức có liên quan trực tiếp mà cần phát huy được trí tuệ của nhiều người, đặc
biệt là các trí thức ở trong và ngoài nước.Việc này làm tốt sẽ thúc đẩy những nổ
lực xóa bỏ độc quyền, tạo lập môi trường kinh doanh trên nhiều lĩnh vực khác,
đồng thời tạo tiền đề cho việc xây dựng luật bảo đảm quyền của dân được tiếp
cận thông tin và đóng góp ý kiến hoàn thiện thể chế, đặc biệt là những chủ
trương, chính sách có quan hệ mật thiết tới sản xuất và đời sống của dân.

2. Đối với thất bại yếu tố ngoại ứng

Trong trường hợp ngoại ứng tích cực, Chính phủ có thể tài trợ hoàn toàn như
chương trình tiêm chủng mở rộng, hoặc trợ cấp cho các cá nhân để thực hiện
hoạt động đó. Trong trường hợp ngoại ứng tiêu cực, Chính phủ có thể đưa ra
nhiều biện pháp khác nhau để tạo ra mức sản lượng hiệu quả. VD: Ô nhiễm,
Chính phủ có thể đặt ra chuẩn ô nhiễm, nếu như công nghệ không thể thay đổi
được thì các hãng gây ô nhiễm phải thu hẹp sản lượng sản xuất gần mức sản
lượng hiệu quả. Chính phủ có thể thu phí gây ô nhiễm, khoản phí này được
hãng tính đến khi đưa ra quyết định sản xuất làm cho chi phí biên cá nhân tăng
lên (MPC) và sản lượng giảm xuống gần mức sản l ượng hiệu quả. Ngoài ra
Chính phủ cấp giấy phép xả thải có thể chuyển nhượng được, những giấy phép
này có thể mua bán được vì thế nó tạo động cơ cho các hãng giảm ô nhiễm để
bán giấy phép. Với các vấn đề ô nhiễm thực tế, trước hết Chính phủ cần phải có
một chính sách giúp doanh nghiệp thích ứng với những đòi hỏi của xã hội và thế
giới bên ngoài thay đổi theo chiều hướng và nhận thức chung của thế giới trong
thời đại toàn cầu hóa mà Việt Nam bắt đầu tích cực tham dự sau khi gia nhập
Tổ chức Thương mại thế giới(WTO). Thí dụ, các hàng xuất khẩu nông nghiệp

Microeconomics.Câu hỏi chuẩn bị chương 4


và công nghiệp ở một số nước gần đây đã bị trả về hoặc thu hồi do sự kém chất
lượng, tác hại vào môi trường và an toàn sức khỏe. Khuynh hướng hiện nay là
để nâng cao chất lượng cho sản phẩm và thương hiệu của mình trong nước và
ngoài nước, các doanh nghiệp vì thế đã dần áp dụng tiêu chuẩn quốc tế tối thiểu
về bảo vệ môi sinh, bảo đảm an toàn trong quá trình sản xuất từ vật liệu đến sản
phẩm sau cùng, thậm chí sao cho sản phẩm cuối đời có thể đ ược tái chế hay dễ
được sinh hủy không gây ô nhiễm đến môi trường. Ngoài luật trong nước liên
quan đến môi trường mà các doanh nghiệp sản xuất phải tuân theo, vai trò của
chính phủ trong lĩnh vực kinh tế là tạo ra một môi trường cạnh tranh với các cơ
chế khuy ến khích áp dụng tiêu chuẩn sản xuất phù hợp, các dịch vụ môi tr
ường và s ự x ử d ụng các kỷ thuật bảo vệ môi sinh và an toàn sản phẩm có sức
mạnh cạnh tranh trong và ngoài nước. Hiện nay trong khu vực ASEAN, một số
nước như Thái Lan, Mã lai, Singapore, bắt đầu áp dụng hệ thống chuẩn nâng
cao chất lượng an toàn thực phẩm, ít tác hại vào môi trường và an toàn cho lao
động trong quá trình sản xuất, thu hoạch, chế biến nông phẩm. Dự định trong
tương lai gần, ASEAN sẽ đề ra tiêu chuẩn chung gọi là ASEANGAP dựa vào
các chuẩn đang được thực hiện ở các nước trên. Chính phủ Việt Nam vì thế nên
đề ra một chuẩn tương tự và khuyến khích các doanh nghiệp trong nước áp
dụng để sửa soạn cho sản phẩm của mình có chất lượng cao về độ an toàn,
không tác hại vào môi sinh và sức khỏe con người. Áp dụng được chuẩn này sẽ
giúp cho nông dân và doanh nghiệp tạo ra được các sản phẩm có sức cạnh tranh
tốt vào thị trường thế giới, nhất là ở các thị trường có tiêu chuẩn cao như Nhật,
Mỹ và Âu Châu. Không những sản phẩm có sức cạnh tranh về chất lượng mà
giá thành và rủi ro sẽ được giảm nhiều và tạo được tiếng tốt cho thương hiệu
của các doanh nghiệp áp dụng chuẩn GAP. Đây không phải vì luật pháp bắt
buộc mà là sự sống còn của thương hiệu và của chính doanh nghiệp.

Ghi chú: Các nhóm phải hoàn thành bài chuẩn bị này và nộp trước khi vào lớp
(7h00) như là điều kiện cần để tham dự giờ giảng. Khuyến khích nhóm SV thiết
kế bài trả lời trên bản in A4. Đánh giá kết quả các bài chuẩn bị được phân loại
theo A,B,C,D để tính vào điểm giữa kỳ của nhóm.

Microeconomics.Câu hỏi chuẩn bị chương 5

You might also like