You are on page 1of 66

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP

NGUYỄN XUÂN TRUNG

NGHIÊN CỨU NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CỦA BẢO VỆ KHOẢNG


CÁCH VÀ ĐỊNH VỊ SỰ CỐ BẰNG RƠLE KỸ THUẬT SỐ

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC


Ngành: Kỹ thuật điện
Mã ngành: 8520201

Thái Nguyên - năm 2020


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP

Nguyễn Xuân Trung

NGHIÊN CỨU NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CỦA BẢO VỆ KHOẢNG CÁCH
VÀ ĐỊNH VỊ SỰ CỐ BẰNG RƠLE KỸ THUẬT SỐ

Ngành: Kỹ thuật điện


Mã ngành: 8520201

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


1. TS. Nguyễn Đức Tường

Thái Nguyên – năm 2020


Luận văn thạc sỹ kỹ thuật

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... ..4


CHƯƠNG 1: NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ LÀM VIỆC CHÍNH XÁC
CỦA BẢO VỆ KHOẢNG CÁCH................................................................................. ..6
I. Giới thiệu chung: ...................................................................................................... 6
II. Nâng cao độ chính xác định vị điểm sự cố trên đường dây truyền tải điện ............ 6
III. Nguyên lý làm việc phương pháp định vị sự cố dựa trên tín hiệu đo lường từ một
phía: 8
IV. Nguyên lý định vị sự cố theo tín hiệu đo lường từ hai phía ................................ 18
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .............................................................................................. 21
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ TRẠM BIẾN ÁP 220KV NINH BÌNH,
TRẠM BIẾN ÁP 500KV NHO QUAN VÀ ĐƯỜNG DÂY 220KV NINH BÌNH –
NHO QUAN .................................................................................................................. 22
I. Tổng quan về trạm biến áp 220 kV Ninh Bình ...................................................... 22
II. Tổng quan về trạm biến áp 500 kV Nho Quan ..................................................... 23
III. Tổng quan về đường dây tải điện Nho Quan – Ninh Bình .................................. 24
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .............................................................................................. 25
CHƯƠNG 3: XÁC ĐỊNH CÁC THAM SỐ BẢO VỆ KỂ TỚI CÁC YẾU TỐ ẢNH
HƯỞNG TỚI ĐỘ CHÍNH XÁC CỦA BẢO VỆ KHOẢNG CÁCH. .......................... 26
I. Phân tích các dạng ngắn mạch bằng chương trình ETAP ...................................... 26
II. Xác định các yếu tố ảnh hưởng tới độ chính xác của bảo vệ khoảng cách ......... 322
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .............................................................................................. 37
CHƯƠNG 4: ĐỊNH VỊ SỰ CỐ DỰA TRÊN TÍN HIỆU ĐO LƯỜNG THU THẬP
ĐƯỢC TỪ HAI ĐẦU ĐƯỜNG DÂY. ....................................................................... 388
I. Phương pháp định vị sự cố dựa theo tín hiệu đo lường từ một phía dùng phần mềm
Digsi và Sigra của Siemens: .................................................................................... 388
II. Mô phỏng ngắn mạch đường dây bằng chương trình ATPDraw. ....................... 455
III. Kết quả mô phỏng ............................................................................................. 533
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 .............................................................................................. 59
KẾT LUẬN VÀ ĐÁNH GIÁ ...................................................................................... 600
HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI ....................................................................... 612
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 623
PHỤ LỤC .................................................................................................................... 644

1
Luận văn thạc sỹ kỹ thuật

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1. 1. Đường dây truyền tải do Công ty Truyền tải 1 quản lý.................................. 9
Hình 1. 2. Đặc tính tác động loại MhO ........................................................................... 9
Hình 1. 3. Sơ đồ thay thế vòng lặp tính toán tổng trở sự cố pha - pha .......................101
Hình 1. 4. Sơ đồ thay thế vòng lặp tính toán tổng trở sự cố pha - đất ........................112
Hình 1. 5. Sơ đồ thay thế vòng lặp tính toán tổng trở sự cố 3 pha - đất .....................122
Hình 1. 6. Sự cố chạm đất trên đường dây có hai nguồn cấp .....................................134
Hình 1. 7. Ảnh hưởng của điện trở tại điểm sự cố đến tổng trở đo được ...................155
Hình 1. 8. Ảnh hưởng của điện kháng tương hỗ của các đường dây song song .........166
Hình 1. 9. Các cấu hình đường dây song song ...........................................................177
Hình 1. 10. Ảnh hưởng của hệ số phân bố dòng điện Ki lên số đo .............................178
Hình 1. 11. Sơ đồ nguyên lý của đường dây bị sự cố với hai nguồn cấp ...................... 19
Hình 1. 12. Sơ đồ thay thế của đường dây sự cố ........................................................... 19
Hình 3. 1. Sơ đồ mô phỏng đường dây 220 kV Ninh Bình-Nho
Quan..........................266

Hình 3. 2. Sơ đồ nguyên lý bảo vệ 21 ..........................................................................322


Hình 4. 1. Bản ghi thông tin sự cố ngày 9.5.2020…………………………………….40

Hình 4. 2. Lấy thông tin sự cố trong Sigra…………………………………………………40

Hình 4. 3. Biến thiên dòng điện 3 pha .........................................................................411


Hình 4. 4. Biến thiên điện áp trên 3 pha .....................................................................422
Hình 4. 5. Chức năng bảo vệ trên rơle ........................................................................422
Hình 4. 6. Chuỗi cách điện pha C vị trí 74 ĐZ NQ-NB1 bị phóng điện .....................444
Hình 4. 7. Mỏ phóng sét làm việc vị trí 74 ĐZ NQ-NB1 .............................................444
Hình 4. 8: Sơ đồ mô phỏng đường dây 220 kV Nho Quan-Ninh Bình ngắn mạch 3 pha
....................................................................................................................................... 47
Hình 4. 9. Sơ đồ mô phỏng đường dây 220 kV Nho Quan-Ninh Bình ngắn mạch 1 pha
.....................................................................................................................................477
Hình 4. 10. Mô hình điện áp nguồn hệ thống ................................................................ 48
Hình 4. 11. Dữ liệu đường dây trên không trong mô đun LCC .................................... 49
Hình 4. 12. Mô hình tổng trở pha-đất ........................................................................... 51
Hình 4. 13. Đầu đo điện áp và dòng điện ...................................................................... 52
Hình 4. 14. Mô hình điểm ngắn mạch ........................................................................... 52
Hình 4. 15. Cài đặt thông số chương trình ..................................................................522
Hình 4. 16. Biến thiên dòng điện và điện áp tại 2 đầu đường dây khi ngắn mạch 3 pha .... 54
Hình 4. 17. Biểu đồ điện áp và dòng điện tại 2 đầu đường dây khi ngắn mạch 3 pha
.....................................................................................................................................555
Hình 4. 18. Biến thiên dòng điện và điện áp tại 2 đầu đường dây khi ngắn mạch 1 pha..577
Hình 4. 19: Biểu đồ điện áp và dòng điện tại 2 đầu đường dây khi ngắn mạch 1 pha
.....................................................................................................................................588

2
Luận văn thạc sỹ kỹ thuật

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1. 1. Đường dây truyền tải do Công ty Truyền tải 1 quản lý ................................. 6
Bảng 1. 2. Tổng kết về loại sự cố và các mạch vòng đo lường tương ứng ................... 10
Bảng 3. 1. Thông số nguồn hệ thống………………………………………………….27

Bảng 3. 2. Thông số dây dẫn và dây chống sét ............................................................. 27


Bảng 3. 3. Thông số cấu trúc đường dây....................................................................... 28
Bảng 3. 4. Điện trở và điện kháng thứ tự thuận của đường dây 220 kV Ninh Bình-Nho
Quan ............................................................................................................................333
Bảng 3. 5. Điện trở điện kháng thứ tự không của đường dây 220 kV Ninh Bình-Nho
Quan ............................................................................................................................344
Bảng 3. 6. Tổng trở bảo vệ TTT của 3 vùng ................................................................344
Bảng 3. 7. Tổng trở bảo vệ TTK của 3 vùng ...............................................................344
Bảng 3. 8. Tổng trở bảo vệ TTK của 3 vùng có kể tới điện trở hồ quang ...................355
Bảng 3. 9. Tổng trở bảo vệ TTK của 3 vùng có kể đến hồ quang tại vị trí ngắn mạch
.....................................................................................................................................355
Bảng 4. 1. Kh¶ n¨ng m« pháng cña ATP......................................................................45

Bảng 4. 2. Thông số của đường dây .............................................................................. 51


Bảng 4. 3: Kết quả xác định vị trí sự cố trong trường hợp ngắn mạch 3 pha ............566
Bảng 4. 4. Kết quả xác định vị trí sự cố trong trường hợp ngắn mạch 3 pha .............577

3
Luận văn thạc sỹ kỹ thuật

MỞ ĐẦU

Đường dây truyền tải điện đóng vai trò hết sức quan trọng trong hệ thống điện.
Trong công tác quản lý vận hành việc xác định chính xác điểm sự cố giúp nhanh chóng
xác định được phần tử bị sự cố, làm giảm thời gian ngừng cung cấp điện, giảm số lượng
nhân lực để khắc phục các sự cố này, hơn nữa việc xác định chính xác điểm sự cố cũng
chính là xác định chính xác tổng trở của các đường dây sẽ giúp cho các kết qủa tính toán
chế độ hệ thống tin cậy hơn, đảm bảo cho hệ thống bảo vệ rơle sát làm việc chính xác.
Trên thực tế có rất nhiều phương pháp được sử dụng để xác định điểm sự cố, tùy
theo đối tượng là đường dây truyền tải hay xuất tuyến lưới phân phối hoặc là các đường
cáp. Đối với đường dây truyền tải, rơle bảo vệ khoảng cách là một công cụ vừa làm
nhiệm vụ bảo vệ, phát hiện sự cố vừa định vị vị trí điểm sự cố trên đường dây. Tuy nhiên
các rơle khoảng cách hoạt động dựa trên tín hiệu đo lường chỉ tại một đầu, do đó kết quả
định vị điểm sự cố thường bị sai lệch do bị ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố. Trong nhiều
trường hợp sai số có thể lên tới hàng chục km và điều này sẽ gây khó khăn cho các công
tác khắc phục sau sự cố.
Tổng trở của đường dây có thể được tính toán bằng lý thuyết, tuy nhiên, trong các
tính toán này đều dựa trên giả thiết đường dây là đồng nhất, điện trở suất của đất không
đổi suốt dọc tuyến…và do đó kết quả tính toán thường có sai số đáng kể so với giá trị
thực tế (đặc biệt là tổng trở thứ tự không của đường dây).
Một số hãng sản xuất đã chế tạo thiết bị thí nghiệm để đo tổng trở đường dây, thiết
bị định vị sự cố chuyên dụng, tuy nhiên phương pháp này khá phức tạp, thiết bị đắt tiền,
cần sự phối hợp của nhiều đơn vị.
Xuất phát từ thực tế đó, luận văn đi sâu vào nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu nâng
cao chất lượng của bảo vệ khoảng cách và định vị sự cố bằng rơle kỹ thuật số”.
Kết quả nghiên cứu được mô phỏng áp dụng đối với mô hình tuyến đường dây
220kV Ninh Bình – Nho Quan và các tính toán cùng kết quả mô phỏng đã chứng minh
các ưu điểm của thuật toán này.
Về mặt cấu trúc luận văn được chia ra thành 4 chương
- Chương 1: Những yếu tố ảnh hưởng tới sự làm việc chính xác của bảo vệ khoảng
cách.
- Chương 2: Tổng quan về Trạm biến áp 220kV Ninh Bình, trạm biến áp 500kV
Nho Quan và đường dây 220kV Ninh Bình – Nho Quan

4
Luận văn thạc sỹ kỹ thuật

- Chương 3: Xác định các tham số bảo vệ kể tới các yếu tố ảnh hưởng tới độ chính
xác của bảo vệ khoảng cách.
- Chương 4: Định vị sự cố dựa trên tín hiệu đo lường thu thập được từ hai đầu
đường dây.

5
Luận văn thạc sỹ kỹ thuật

CHƯƠNG 1: NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ LÀM VIỆC CHÍNH


XÁC CỦA BẢO VỆ KHOẢNG CÁCH

I. Giới thiệu chung:


Hệ thống điện ngày càng phát triển và phức tạp, trong quá trình vận hành luôn
luôn xảy ra sự cố hư hỏng các phần tử trong hệ thống. Trong trường hợp sự cố, phần tử
sự cố yêu cầu được tách ra khỏi hệ thống để giảm thiểu thiệt hại cho các phần tử sự cố
và loại bỏ chế độ vận hành không bình thường cho hệ thống. Hành động này cần phải
được thực hiện một cách nhanh chóng và chính xác bằng cách rơle bảo vệ tự động. Đồng
thời mỗi khi sự cố xảy ra trên một đường dây (phân phối hoặc truyền tải), yêu tố quan
trọng là xác định vị trí điểm sự cố càng nhanh càng tốt để nâng cao chất lượng dịch vụ.
Nếu vị trí lỗi không được xác định một cách nhanh chóng có thể sẽ tạo ra cắt điện kéo
dài, thiệt hại kinh tế nghiêm trọng có thể xảy ra và ảnh hưởng đến độ tin cậy cấp điện.
Tất cả những trường hợp trên nêu lên tầm quan trọng của nghiên cứu định vị sự cố và
do đó vấn đề này đã thu hút được sự chú ý rộng rãi của các nhà nghiên cứu trong hệ
thống điện trong những năm gần đây.

II. Nâng cao độ chính xác định vị điểm sự cố trên đường dây truyền tải điện
Hệ thống đường dây truyền tải điện ngày càng phát triển lớn mạnh về số lượng và
độ phức tạp. Tính đến thời điểm hiện tại, lưới điện truyền tải thuộc Công ty Truyền tải
điện 1 quản lý vận hành có 2.977km đường dây 500kV và 7.463km đường dây 220kV.
Theo “Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia giai đoạn 2011 – 2020 có xét đến năm
2030” lưới điện truyền tải thuộc Công ty Truyền tải điện 1 quản lý vận hành sẽ xây dựng
và đưa vào vận hành thêm theo từng giai đoạn 2021-2030 là 680km đường dây 500kV,

Bảng 1. 1. Đường dây truyền tải do Công ty Truyền tải 1 quản lý


Hạng mục Đơn vị 2021-2025 2026-2030
ĐZ 500kV Km 680 760
ĐZ 220kV Km 1.606 2.168

Với mặt bằng lưới điện Công ty truyền tải điện 1 quản lý vận hành trải rộng trên
28/63 tỉnh thành cả nước, đa số các đường dây truyền tải điện đi qua những khu vực ít
dân cư, đồi núi cao hiểm trở. Trong quá trình vận hành, các phần tử trên lưới luôn có
khả năng xảy ra sự cố do các nguyên nhân khách quan và chủ quan gây nên, theo số liệu
thống kê của Công ty Truyền tải điện 1, chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2020 đã xảy ra
16 sự cố thoáng qua và sự cố kéo dài trên đường dây 220 và 500kV, công tác xác định
vị trí sự cố là hết sức khó khăn, và tiêu tốn nhiều công sức, chi phí. Với mục tiêu yêu

6
Luận văn thạc sỹ kỹ thuật

cầu ngày càng nâng cao chất lượng điện năng và nâng cao hiệu suất lao động do đó việc
áp dụng các giải pháp để xác định vị trí sự cố một cách chính xác là hết sức cần thiết.
Định vị sự cố chính xác giúp phát hiện nhanh hơn điểm sự cố, kể cả sự cố thoáng
qua và sự cố duy trì.
Sự cố thoáng qua có thể được khắc phục thông qua tự động đóng lại. Tuy nhiên
xác định sớm và nhanh chóng điểm bị hư hỏng sẽ giúp ngăn ngừa các sự cố tiếp theo có
thể xảy ra. Mặt khác đối với các sự cố thoáng qua, các phần tử trên hệ thống đã được
khôi phục về điện, các yếu tố gây sự cố đã tách ra khỏi lưới công tác xác định nguyên
nhân sự cố là hết sức khó khăn, do đó việc định vị chính xác điểm sự cố giúp khoanh
vùng chính xác và nhanh chóng xác định được nguyên nhân sự cố.
Với những sự cố vĩnh cửu, yêu cầu xác định nhanh, chính xác điểm sự cố để tách
phần tử sự cố ra khỏi lưới, nhanh chóng xử lý khôi phục lưới điện, giảm thời gian ngừng
cung cấp điện. Nếu vị trí sự cố không được xác định một cách nhanh chóng, sẽ làm mất
điện trong một thời gian dài, thiệt hại kinh tế nghiêm trọng có thể xảy ra và chất lượng
cung cấp điện sẽ bị ảnh hưởng lớn.
Hiện nay, các đường dây truyền tải điện với cấp điện áp từ 220 kV trở lên thường
được trang bị các bảo vệ chính là bảo vệ khoảng cách và bảo vệ so lệch dọc đường dây.
Thực tế cho thấy chức năng định vị điểm sự cố trong các rơle bảo vệ khoảng cách báo
vị trí với một mức sai số tương đối lớn (có thể tới hàng chục km). Điều này xảy ra do
nguyên lý định vị sự cố được sử dụng trong rơle khoảng cách chỉ dựa vào tín hiệu đo
lường tại chỗ (sử dụng tín hiệu đo lường từ 1 phía), do đó chịu ảnh hưởng của rất nhiều
yếu tố bên ngoài gây nên sai số lớn. Các rơle so lệch dọc đường dây hiện đại đã được
tích hợp thêm chức năng định vị điểm sự cố và có khả năng làm việc với độ chính xác
cao hơn vì các rơle loại này có thể sử dụng nguyên lý định vị sự cố dựa trên tín hiệu đo
lường từ hai đầu đường dây. Tuy nhiên, hầu hết trong các tài liệu rơle này đều không đề
cập đến thuật toán và phương pháp xác định điểm sự cố và trên thực tế phép định vị sự
cố của các rơle so lệch dọc đường dây hiện tại vẫn có sai số khá lớn.
Một phần quan trọng trong vận hành lưới truyền tải điện là tính toán cài đặt chỉnh
định rơle và tính toán các chế độ vận hành của lưới. Các tính toán này yêu cầu xác định
tổng trở đường dây càng chính xác càng tốt. Tuy nhiên, tổng trở đường dây phụ thuộc
nhiều vào điều kiện địa chất nơi đường dây đi qua, khi điện trở suất của đất thay đổi thì
việc tính toán các giá trị tổng trở bằng phần mềm trở nên thiếu chính xác, mặt khác các
đường dây sau thời gian vận hành đã được cải tạo, sửa chữa dẫn đến làm thay đổi các
thông số kỹ thuật cơ bản của đường dây nên việc xác định tổng trở là hết sức khó khăn.

7
Luận văn thạc sỹ kỹ thuật

Xuất phát từ thực tế công tác vận hành lưới truyền tải điện đã nêu trên, cần có
nghiên cứu làm rõ ưu điểm và thuật toán sử dụng để định vị sự cố và xác định chính xác
tổng trở của đường dây. Các mục tiếp theo trình bày chi tiết hơn về các phương pháp
định vị sự cố và xác định tổng trở của đường dây truyền tải điện.
Có nhiều phương pháp định vị sự cố đã được đề xuất áp dụng đối với đường dây
truyền tải điện, mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm riêng và có phạm vi áp dụng
nhất định tùy theo cơ sở hạ tầng sẵn có của trạm và đường dây, có thể phân loại theo 2
nhóm chính: định vị sự cố dựa trên tính toán tổng trở của đường dây và định vị sự cố
dựa trên đo lường các dạng sóng lan truyền trên đường dây, một số phương pháp ngày
nay đang được sử dụng như sau:
- Định vị sự cố chỉ dựa trên tín hiệu đo lường dòng điện và điện áp ở cuối đường
dây, chủ yếu là phương pháp định vị sự cố dựa trên tín hiệu đo lường từ 1 phía đường
dây và phương pháp định vị sự cố dựa trên tín hiệu đo lường từ cả hai phía của đường
dây.
- Định vị sự cố dựa trên phương pháp sóng lan truyền (travelling wave method).
- Định vị sự cố dựa trên phương pháp tần số cao (high-frequency methods).

III. Nguyên lý làm việc phương pháp định vị sự cố dựa trên tín hiệu đo lường từ
một phía:
Thuật toán xác định vị trí sự cố dựa trên tín hiệu đo lường từ một phía rất đơn giản
và kinh tế so với các phương pháp định vị sự cố khác. Thuật toán này được thiết kế để
tính toán vị trí sự cố dựa trên tín hiệu đo lường cả ba pha dòng điện và điện áp tại một
đầu đường dây. Ngoài ra có một số thuật toán chỉ sử dụng điện áp ba pha hoặc dòng
điện ba pha. Các vector quay với tần số cơ bản của tín hiệu đo lường hoặc dữ liệu mẫu
được xử lý trong thuật toán. Các thông số trở kháng của đường dây cũng được xác định
để xác định khoảng cách đến điểm sự cố.
1. Nguyên lý làm việc:

Hình 1. 1. Đường dây truyền tải do Công ty Truyền tải 1 quản lý

8
Luận văn thạc sỹ kỹ thuật

Cho đường dây 1 nguồn cấp đơn giản như Hình 1. 1, tổng trở tới điểm sự cố thường
có tính chất điện trở, trên sơ đồ mô tả dạng thuần trở (RF). Đường dây bị tác động bởi
một sự cố (F)- không biết khoảng cách sự cố tới trạm A. Nếu bỏ qua dòng nạp trên
đường dây, ta có IA = IF, tổng trở từ trạm A tới điểm sự cố được tính toán như sau:
𝑈 ̇
𝑍̇𝐹𝐿 = ̇ 𝐴 = 𝑑𝑍̇𝐿 + 𝑅𝐹                                                            (1.1)
𝐼𝐴

Cân bằng phần ảo cả 2 vế (1.1) ta có:


Ima𝑔(𝑍̇𝐹𝐿 ) 𝑋𝐹𝐿
𝑑= =                      (1.2)
Ima𝑔(𝑍̇𝐿 ) 𝑋𝐿

Phương pháp này chính là thuật toán được sử dụng trong các rơle bảo vệ khoảng
cách thông dụng. Rơle sẽ dựa trên giá trị dòng điện và điện áp để tính toán giá trị tổng
trở đo được. Giá trị tổng trở đo được sẽ được sử dụng để xác định điểm làm việc của
rơle trên mặt phẳng tổng trở, nếu điểm làm việc này thuộc vùng tác động (vùng I, vùng
II hoặc vùng III…) thì rơle sẽ khởi động các bộ đếm thời gian tương ứng. Trong chế độ
vận hành bình thường điểm làm việc sẽ nằm bên ngoài các đặc tính tác động.

Hình
Dựa theo giá trị điện kháng Đặc
1. 2. đo tính rơle
được, tác động loại
sẽ tính MhO
toán ra khoảng cách từ vị trí đặt
điểm đo đến điểm sự cố theo công thức:
xdo
Lsc (km) 
x1km
𝑋đ𝑜
𝐿𝑠𝑐 (𝑘𝑚) =
𝑋1𝑘𝑚

Chính vì đặc điểm này nên rơle bảo vệ theo nguyên lý tổng trở thấp còn có tên gọi
là bảo vệ khoảng cách.
Trong các rơle khoảng cách hiện đại thì chức năng định vị sự cố hoạt động độc lập
với chức năng bảo vệ. Các mẫu dòng điện và điện áp sử dụng để tính toán khoảng cách
được thu thập từ khi bảo vệ khởi động đến trước thời điểm cắt máy cắt để tránh các

9
Luận văn thạc sỹ kỹ thuật

nhiễu loạn ảnh hưởng đến độ chính các của định vị. Giá trị khoảng cách tính toán được
là kết quả trung bình của nhiều lần tính toán dựa theo số mẫu thu thập được.
Lý do sử dụng điện kháng trong tính toán vị trí điểm sự cố là để tránh ảnh hưởng
của hồ quang tại điểm sự cố. Hồ quang có tính chất điện trở, nếu sử dụng giá trị tổng trở
để tính khoảng cách thì giá trị tổng trở này bị ảnh hưởng bởi điện trở hồ quang và sẽ làm
sai lệch vị trí sự cố tính toán được.
2. Các mạch vòng tính toán tổng trở:
Tổng trở được rơle tính toán dựa trên 6 mạch vòng cơ bản tương ứng với các sự
cố pha - pha và pha - đất: A - B, B - C, C - A, A - E, B - E, C - E.

Bảng 1. 2. Tổng kết về loại sự cố và các mạch vòng đo lường tương ứng

Loại sự cố Pha sự cố Vòng lặp tính cho tổng trở


A-E A–E
Sự cố pha – đất B-E B–E
C-E C–E
A–B A–B
Sự cố pha – pha B–C B–C
C–A C–A
Sự cố 3 pha hay 3 A-B hoặc B-C hoặc C-A hoặc A-E
A – B – C (E)
pha – đất hoặc B-E hoặc C-E
A–B-E A-B hoặc A-E hoặc B-E
Sự cố 2 pha – đất B–C-E B-C hoặc B-E hoặc C-E
C–A-E C-A hoặc C-E hoặc A-E

Với sự cố pha - pha hoặc pha - đất thì chỉ một trong các mạch vòng trên sẽ cho kết
quả đo lường chính xác (tổng trở thấp nhất), các mạch vòng khác sẽ cho kết quả tính
toán lớn hơn. Với sự cố khác có thể nhiều mạch vòng đo cùng cho ra kết quả chính xác.
Vòng lặp cho trường hợp sự cố pha – pha:
Vòng lặp tính toán tổng trở cho trường hợp sự cố pha – pha được tính theo công
thức:
U pha pha U phaX  U phaY Rf
Z pha pha    Z1  (1.3)
I pha pha I phaX  I phaY 2

Trong đó: X, Y là hai pha bị sự cố và sơ đồ thay thế loại sự cố pha – pha được thể
hiện như hình Hình 1. 3

IPha X Z1
10
RF/2
UPha X - UPha Y
IPha Y Z1 RF/2
Luận văn thạc sỹ kỹ thuật

Vòng lặp cho trường hợp sự cố pha – đất:


Vòng lặp tính toán tổng trở cho trường hợp sự cố pha – đất được tính theo công
thức:
U phaX
Z phaE   Z1  Z N  R f (1.4)
I phaX
U phaX Rf
Z phaE   Z1  (1.5)
I phaX  K N I N 1 KN

Trong đó: X là pha bị sự cố, K là hệ số bù, IN là dòng điện dư bằng tổng dòng của
các pha.
Sơ đồ thay thế vòng lặp tính toán tổng trở sự cố pha - đất được thể hiện trong Hình
1. 4

IPha X Z1

UPha X RF
IN ZN

Hình 1. 4. Sơ đồ thay thế vòng lặp tính toán tổng trở sự cố pha - đất

Nhưng khác với các sự cố khác với trường hợp này phải bù hệ số KN.
Vòng lặp cho trường hợp sự cố 3 pha – đất

11
Luận văn thạc sỹ kỹ thuật

Z1
A
3I0 Z1
B
Z1
U0 C
ZN

Hình 1. 5. Sơ đồ thay thế vòng lặp tính toán tổng trở sự cố 3 pha - đất

Theo như sơ đồ thay thế ở trên thì công thức để tính tổng trở sự cố đối với trường
hợp này có thể được viết như sau:
Z0 U 0 1
  Z1  Z N (1.6)
3 3I 0 3
Z 0  Z1
ZN  (1.7)
Và 3

Trong đó U0 là điện áp thứ tự không và I0 là dòng điện thứ tự không. Theo công
thức (1.5) và Hình 2.1-4 thì có thể viết lại công thức như sau:
 Z 
U phaX  Z1 I phaX  Z N I N  R f I N  Z1  I phaX  N I N   R f I N (1.8)
 Z1 
 Z 
Z1  I phaX  N I N   R f I N
  
Z1 Rf
Z pha E  Z1  (1.9)
I phaX  K N I N I phaX
 KN
IN
Z N Z 0  Z1
KN   (1.10)
Z1 3Z1
Trong đó: Z1 là tổng trở thứ tự thuận
Z0 là tổng trở thứ tự không
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến độ chính xác của định vị sự cố theo phương pháp
dựa trên tín hiệu đo lường từ một phía
Các yếu tố ảnh hưởng đến độ chính xác của việc định vị sự cố có thể kể đến là:
- Ảnh huởng của điện trở tại điểm sự cố.
- Ảnh hưởng của dòng tải trên đường dây trước sự cố.
- Ảnh hưởng của điện kháng tương hỗ do các đường dây chạy song song gây ra
- Ảnh hưởng của hệ số phân bố dòng điện.

12
Luận văn thạc sỹ kỹ thuật

a. Ảnh hưởng của điện trở tại điểm sự cố


Các sự cố, đặc biệt là sự cố một pha thường xảy ra do sứ đường dây bị phóng điện.
Hồ quang điện hình thành trên chuỗi sứ có tính chất điện trở, và như vậy điện trở hồ
quang này cũng nằm trong mạch vòng đo sự cố pha - đất. Một số trường hợp sự cố thông
qua vật trung gian thì chính giá trị điện trở của các vật trung gian này cũng gây ảnh
hưởng đến tính chính xác của phép định vị sự cố.
Điện trở hồ quang phụ thuộc vào độ dài của hồ quang và dòng điện theo công thức
sau:
8750 .Larc
Rarc = (1.11)
I 1f .4

Trong đó: Rarc - điện trở hồ quang ()


Larc - Là chiều dài hồ quang (m) trong trường hợp không có gió
If - Giá trị dòng sự cố (A)
Chiều dài hồ quang ban đầu bằng khoảng cách từ dây dẫn đến cột hoặc giữa hai
dây dẫn, nhưng nó sẽ tăng và kéo dài do gió thổi ngang qua do sự đối lưu và truyền sóng
điện từ. Người ta đưa ra giả thuyết điện trở hồ quang phụ thuộc vào khoảng cách dây
dẫn, vận tốc gió và thời gian theo công thức:
8750 .( d  3UT arc ) (1.12)
Rarc =
I 1f .4

Trong đó: d là khoảng cách dây dẫn (m)


U – Vận tốc gió (m/s)
Tarc – Thời gian hồ quang
Trong trường hợp dây dẫn bị đứt và rơi xuống đất thì điện trở tại điểm tiếp xúc
chạm đất phụ thuộc vào loại đất, độ ẩm của đất và cấp điện áp của lưới điện. Khi sự cố
các pha với nhau điện trở sự cố thường nhỏ và không vượt quá vài ohm (). Tuy nhiên
điện trở sự cố lớn hơn nhiều đối với sự cố liên quan đến đất vì điện trở nối đất của cột
có thể tới 10  thậm chí cao hơn. Trường hợp đặc biệt điện trở sự cố còn lớn hơn khi
sự cố dây dẫn chạm vào cây cối hoặc đứt dây và rơi xuống vùng đất khô cứng. Như vậy
điện trở sự cố có giá trị từ vài ohm đến hàng trăm ohm.
Xét ảnh hưởng của điện trở sự cố đến tổng trở đo được
Xét trường hợp sự cố pha - đất trên đường dây có hai nguồn cấp như Hình 1. 6.

13
Luận văn thạc sỹ kỹ thuật

Mạch vòng sự cố nhìn từ phía thanh góp trạm A có thể được mô tả bằng công thức
sau đây.

U A  dZ L I A  RF I F  0 (1.13)

Trong đó:
d: khoảng cách từ thanh góp A đến điểm sự cố F (d=0÷1)
ZL: tổng trở của đường dây AB
UA; IA: là điện áp và dòng điện đo được tại vị trí đặt rơle phía trạm A
IF: dòng điện tổng chạy qua điểm sự cố, với quan hệ

IF  I A  IB (1.14)
UA
ZA 
Ta có I A thay vào (1.13) ta có:

UA I
ZA   dZ L  RF F (1.15)
IA IA

trong đó: ZA là tổng trở đo được bởi rơle đầu phía trạm A

Thay thế I F  I A  I B vào phương trình (1.15) ta có:

 I 
Z A  dZ L  RF 1  B  (1.16)
 IA 

Dựa theo phương trình (2.16) có thể thấy rằng, đối với rơle tại hai đầu đường dây
thì thành phần điện trở tại điểm sự cố có thể thể hiện tính chất thuần trở hoặc cũng có
thể thể hiện như một tổng trở tùy theo góc lệch pha dòng điện giữa hai đầu đường dây
 IB 
trong lúc sự cố. Để đơn giản giả thiết Z F#  RF 1  
 IA 

14
Luận văn thạc sỹ kỹ thuật

 Nếu dòng điện IA và IB trùng pha nhau hoàn toàn: thì giá trị Z F# hoàn toàn thuần
trở. Thành phần điện trở trong tổng trở đo được sẽ bị sai khác với điện trở của phần
đường dây bị sự cố, tuy nhiên thành phần điện kháng không bị ảnh hưởng , do đó khoảng
cách đo được sẽ đúng với khoảng cách sự cố thực tế (vì phép xác định khoảng cách chỉ
dựa theo thành phần điện kháng)

 Nếu dòng điện IA và IB lệch pha nhau: thì thành phần Z F# thể hiện như một tổng
trở bao gồm thành phần điện trở và điện kháng hoặc thành phần điện trở và điện dung
(tùy theo dòng IB là sớm pha hơn hay chậm pha hơn so với IA trong công thức (2.16).
Thành phần Z F# khi đó sẽ ảnh hưởng cả tới giá trị điện kháng trong tổng trở mà rơle đo
được, và do đó khoảng cách tính toán được sẽ bị sai khác so với thực tế. Hình 1. 7 thể
hiện chi tiết quan hệ này.

Hình 1. 7. Ảnh hưởng của điện trở tại điểm sự cố đến tổng trở đo được
Trong đó:
a. Điện trở tại điểm sự cố thể hiện thuần trở.
b. Điện trở tại điểm sự cố thể hiện như điện trở và điện dung.
c. Điện trở tại điểm sự cố thể hiện như điện trở và điện kháng.
b. Ảnh hưởng của dòng tải trên đường dây trước sự cố
Góc lệch pha giữa dòng điện giữa hai đầu đường dây khi xảy ra sự cố, một cách
gần đúng có thể coi xấp xỉ bằng góc lệch pha của điện áp hai đầu đường dây trong chế
độ vận hành bình thường. Mặt khác, góc lệch pha của điện áp trong chế độ bình thường
lại phụ thuộc vào mức độ tải của đường dây, do đó có thể nói dòng điện tải trên đường
dây có ảnh hưởng đến mức độ chính xác của phép định vị sự cố. Trong trường hợp
đường dây chỉ có một nguồn cấp thì ảnh hưởng này là không cần tính đến.
c. Ảnh hưởng của điện kháng tương hỗ của các đường dây song song

15
Luận văn thạc sỹ kỹ thuật

Trong lưới truyền tải điện hầu hết các đường dây vận hành đều song song và đi
chung cột. Các đường dây này có ảnh hưởng tương hỗ lẫn nhau, ảnh hưởng này sẽ là
đáng kể trong trường hợp sự cố một pha chạm đất, dòng điện thứ tự không (TTK) chạy
trên đường dây lân cận sẽ cảm ứng một điện áp TTK lên đường dây bị sự cố làm cho
giá trị đo được của rơle tổng trở tại đường dây sự cố bị sai lệch.

V01 Z0M
A Z01 I01 B

Z02 I02

Hình 1. 8. Ảnh hưởng của điện kháng tương hỗ của các đường dây song song

Điện áp thứ tự không:

V01  Z01I01  Z0M I02 (1.17)

Trong đó:
V01: điện áp TTK của bảo vệ trên đường dây bị sự cố.
Z01: tổng trở TTK của đường dây bị sự cố.
Z0M: tổng trở tương hỗ TTK giữa hai đường dây.
I01, I02: dòng điện TTK chạy trên đường dây bị sự cố và đường dây lân cận.
Thông thường sự ảnh hưởng tổng trở tương hỗ của các thành phần thứ tự thuận và
thứ tự nghịch là rất ít chiếm khoảng từ 5% đến 7% và có thể bỏ qua. Trong khi đó ảnh
hưởng tổng trở thứ tự không lại có ảnh hưởng rất lớn và chiếm khoảng 50% đến 70%.
Ví dụ về giá trị của tổng trở TTK và tổng trở tương hỗ TTK của một đường dây có thể
là:

Z 0  0,1101  j1,0127 (Ω/km)

Z 0  0,06874  j 0,5323 (Ω/km)

Để rơle có thể làm việc đúng cần bù lại sự thay đổi về điện kháng TTK do các
đường dây lân cận gây ra. Các rơle hiện nay thực hiện việc này bằng cách lấy dòng TTK
từ đường dây lân cận đưa vào trong rơle và rơle sẽ có thuật toán để bù lại thành phần hỗ
cảm TTK này. Tuy nhiên, việc này chỉ thực hiện được khi hai đường dây đi ra từ cùng

16
Luận văn thạc sỹ kỹ thuật

một trạm biến áp, trong trường hợp hai đường dây thuộc hai trạm riêng biệt thì rất khó
để thực hiện giải pháp này.
Việc xác định chính xác thành phần tổng trở tương hỗ TTK còn gặp nhiều khó
khăn do có trường hợp các đường dây chỉ đi song song một phần hoặc đường dây song
song đang cắt khỏi vận hành và nối đất hai đầu…

V01 Z0M Z0M


A B V01
Z01 I01 A Z01 I01 B

Z02 I02 Z02 I02

C
a) b)

Hình 1. 9. Các cấu hình đường dây song song


a) Đường dây song song toàn tuyến; b) Đường dây song song một phần

d) Ảnh hưởng của hệ số phân bố dòng điện


Xét sự ảnh hưởng của hệ số phân bố dòng điện đến tính chính xác của rơ le bảo vệ
khoảng cách được minh họa dưới Hình 1. 10.
Xét hai trường hợp tiêu biểu như trên Hình 1. 10 ta thấy tổng trở của rơ le bảo vệ
khoảng cách đặt ở đầu A của đường dây AB đo được khi ngắn mạch xảy ra ở điểm N
trên đường dây BD tiếp theo bằng (giả thiết tỷ số biến đổi của biến dòng điện và biến
điện áp ki = ku = 1).

A IAB B B D

IBD B A IAB
C ICB
l IBD

l
a b

Hình 1. 10. Ảnh hưởng của hệ số phân bố dòng điện Ki lên số đo


của rơ le bảo vệ khoảng cách; a: Ki >1; ZR>Zthực tế; b: Ki <1; ZR<Zthực tế

Tổng trở của rơle đo được:

17
Luận văn thạc sỹ kỹ thuật

U R U A U AB  U BN IAB ZAB  IBN ZBN I


ZR      ZAB  BN ZBN
IR IAB I AB I AB I AB

ZR  ZAB  Ki ZBN (1.18)

I BN
Trong đó: Ki  hệ số phân bố dòng điện
I AB

Khi hệ số phân bố dòng điện Ki ≠ 1, tổng trở ZR mà rơ le bảo vệ khoảng cách đo


. .
được khác với tổng trở thực tế từ chỗ đặt bảo vệ đến chỗ ngắn mạch ( Z AN  Z AB  Z BN ).

Đối với sơ đồ Hình 1. 10.a một nguồn điện nối vào thanh cái B đã làm cho IBN >IAB
và hệ số Ki > 1 nghĩa là tổng rơ le đo được một giá trị lớn hơn tổng trở thực tế ZAN.
Đối với sơ đồ Hình 1. 10.b sự xuất hiện của đường dây vận hành song song với
đường dây bị sự cố làm rẽ mạch dòng điện từ nguồn điện đến chỗ ngắn mạch (IBN = IAB
- IBD) nên hệ số phân bố dòng điện Ki < 1 nghĩa là rơ le sẽ đo được giá trị nhỏ hơn giá
trị tổng trở thực tế ZAN.
Với những lưới điện có cấu hình phức tạp hệ số phân bố dòng điện có thể thay đổi
theo chế độ làm việc của lưới điện. Khi điểm ngắn mạch càng nằm xa điểm đặt rơ le bảo
vệ thì ảnh hưởng của hệ số phân bố dòng điện càng lớn.

IV. Nguyên lý định vị sự cố theo tín hiệu đo lường từ hai phía:


Phương pháp này sử dụng tín hiệu đo lường từ hai đầu của đường dây tải điện.
Yêu cầu quan trọng là các tín hiệu này phải được đồng bộ về mặt thời gian.
Nguyên lý định vị sự cố theo tín hiệu đo lường từ hai phía:
Xét sự cố xảy ra tại điểm F, cách trạm A một khoảng là x (%) trên đường dây AB
như trong Hình 1. 11.

A IA IA B

x (1-x)

IF RF

Hình 1. 11. Sơ đồ nguyên lý của đường dây bị sự cố với hai nguồn cấp

18
Luận văn thạc sỹ kỹ thuật

Sơ đồ thay thế đơn giản (đối với đường dây truyền tải điện ngắn có thể bỏ qua
tổng dẫn) của đường dây trên trong trường hợp sự cố như trên Hình 1. 12.

IA x*ZD F
(1-x)*ZD IB
A B
IF

UA UF RF UB

Hình 1. 12. Sơ đồ thay thế của đường dây sự cố

Dòng điện và điện áp {IA & IB}, {UA & UB} đo tại hai trạm được đồng bộ về mặt
thời gian.
Điện áp UF tại điểm sự cố có thể tính theo:

UF  UA  IA * x * ZD (1.19)

UF  UB  IB *(1  x)* ZD (1.20)

Trong đó ZD là tổng trở của toàn bộ đoạn đường dây AB


Trừ hai phương trình cho nhau:

UA  UB  IB * ZD  x * ZD *(IA  IB )

Khoảng cách đến điểm sự cố được tính ra từ phương trình trên:


UA  UB  IB * ZD
x (1.21)
ZD *(IA  IB )

Phương trình trên có thể áp dụng cho mọi trường hợp sự cố. Tuy nhiên, tùy theo
dạng sự cố mà lựa chọn tổ hợp dòng điện và điện áp thích hợp. Ví dụ, với sự cố chạm
đất một pha (N(1)) thì điện áp sử dụng là của pha A, tuy nhiên dòng điện đưa vào tính
toán cần phải bù thành phần thứ tự không. Trong thực tế, rất khó xác định đúng điện
kháng thứ tự không của đường dây, do đó việc tính toán hệ số bù dòng thứ tự không sẽ
không chính xác và có thể gây sai số cho phép định vị.
Để tránh trường hợp này, nhiều nghiên cứu đề xuất sử dụng các thành phần dòng
điện và điện áp thứ tự thuận hoặc nghịch (tính toán dựa trên thành phần thứ tự nghịch
chỉ áp dụng được với các sự cố không đối xứng).

19
Luận văn thạc sỹ kỹ thuật

Ưu nhược điểm của phương pháp:


Phương pháp định vị sự cố dựa theo tín hiệu đo lường đồng bộ từ hai đầu đường
dây có ưu điểm hơn so với chỉ dùng tín hiệu từ một đầu:
o Không bị ảnh hưởng của tổng trở nguồn.
o Điện trở tại điểm sự cố không xuất hiện trong phương trình tính toán khoảng
cách đến điểm sự cố, do đó không gây ảnh hưởng đến độ chính xác của kết
quả định vị sự cố.
Vấn đề cần giải quyết đối với thuật toán này
Phương trình (1.21) có thể áp dụng cho mọi trường hợp sự cố khác nhau (trừ sự cố
đứt dây), tuy nhiên trong một số trường hợp sự cố, khi tính toán yêu cầu phải bù thành
phần thứ tự không. Mà như ta đã biết, thành phần tổng trở thứ tự không rất khó để có
thể xác định chính xác do phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khách quan (ví dụ điện trở suất
của vùng đất dọc tuyến đường dây đi qua là không đồng nhất) do đó nếu sử dụng phương
pháp này sẽ gặp sai số rất lớn. Để giải quyết các vấn đề này, trong luận văn đề xuất sử
dụng thành phần thứ tự thuận để tính toán các phương trình về góc đồng bộ và xác định
vị trí sự cố.
Mặt khác, thuật toán dựa trên giả thiết tín hiệu đo lường được đồng bộ hoàn toàn
về mặt thời gian. Việc đồng bộ về mặt thời gian giữa các trạm biến áp tại hai đầu đường
dây và các trạm khác thường được giải quyết bằng cách lắp đặt các đồng hồ hoạt động
dựa theo tín hiệu vệ tinh GPS (đồng hồ GPS). Tuy nhiên trong điều kiện Việt Nam thì
việc lắp đặt các đồng hồ này chưa thực sự phổ biến, do đó khả năng để thu được tín hiệu
đo lường đồng bộ từ hai đầu đường dây là rất khó. Để giải quyết vấn đề này, trong
chương tiếp theo của luận văn đề xuất phương pháp để đồng bộ lại các tín hiệu đo lường
này từ các tín hiệu đo lường có sẵn thu thập được từ 2 đầu đường dây.

20
Luận văn thạc sỹ kỹ thuật

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Tổng kết các ưu, nhược điểm của phương pháp định vị sự cố dựa theo tín hiệu đo
lường từ một phía
Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp này:
- Dễ dàng thực hiện do tín hiệu đo lường được thu thập tại chỗ, không yêu cầu
truyền tín hiệu từ đầu đối diện.
- Không cần phải đồng bộ về mặt thời gian giữa tín hiệu thu thập được của các rơle
tại hai đầu.
- Sai số trong phạm vi chấp nhận được đối với sự cố pha-pha (theo thực tế vận
hành).

21
Luận văn thạc sỹ kỹ thuật

Độ chính xác của phép đo bị ảnh hưởng của nhiều yếu tố:
- Ảnh hưởng của hồ quang tại điểm sự cố.
- Ảnh hưởng của tải trước sự cố trên đường dây.
- Ảnh hưởng bởi hệ số phân bố dòng điện (do xuất hiện các nguồn khác cấp vào
điểm sự cố hoặc dòng điện tại điểm sự cố khác với dòng điện đo được tại vị trí đặt rơle).
- Ảnh hưởng của hỗ cảm do các đường dây chạy song song cùng cột hoặc lân cận
gây ra.
Tổng trở thứ tự không của đường dây thường không thể xác định được chính xác
nên sẽ gây sai số đáng kể đối với các sự cố chạm đất (đây lại là loại sự cố thường xảy ra
đối với lưới truyền tải và hệ thống điện nói chung).
Như vậy với phương pháp định vị sự cố dựa theo tín hiệu từ một phía thì độ chính
xác của phương pháp phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố và rất khó để xác định được chính
xác để khắc phục các yếu tố đó, do đó độ chính xác của phương pháp cũng sẽ bị ảnh
hưởng theo. Khắc phục các nhược điểm mà phương pháp định vị điểm sự cố dựa theo
thông tin từ một phía, phương pháp định vị điểm sự cố dựa theo tín hiệu đo lường từ hai
phía đường dây đem lại độ chính xác cao hơn và khắc phục được một phần các nhược
điểm của phương pháp định vị sự cố dựa vào tín hiệu đo lường từ 1 đầu.

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ TRẠM BIẾN ÁP 220KV


NINH BÌNH, TRẠM BIẾN ÁP 500KV NHO QUAN VÀ ĐƯỜNG DÂY
220KV NINH BÌNH – NHO QUAN

I. Tổng quan về trạm biến áp 220 kV Ninh Bình


1. Vai trò của trạm biến áp 220 kV Ninh Bình
Trạm biến áp 220 kV Ninh Bình trực thuộc Truyền tải điện Ninh Bình - Công ty
Truyền tải điện 1, đóng trên địa bàn Phường Ninh Khánh - TP. Ninh Bình - Tỉnh Ninh
Bình. Trạm đóng vai trò quan trọng trong hệ thống truyền tải điện miền Bắc. Trạm có
tổng công suất 500 MVA trong đó có: 2 MBA 250 MVA – 220/110/22 kV; 09 ngăn lộ
220kV; 15 ngăn lộ 110kV; 08 ngăn lộ 22kV. Tụ bù gồm: 01 tụ bù tĩnh 110kV/56 MVAr.
Nhiệm vụ chính của trạm là cung cấp điện cho các nhà máy Xi Măng của tỉnh, khu công

22
Luận văn thạc sỹ kỹ thuật

nghiệp X18 Nho Quan và cho các nhu cầu kinh tế, chính trị, dân sinh các tỉnh phía Bắc
như: Nam Định, Hà Nam,…
Trạm 220kV Ninh Bình có sơ đồ nhất thứ như phụ lục kèm theo.
2. Tổng quan về hệ thống rơle bảo vệ tại đầu Trạm biến áp 220kV Ninh Bình:
Đường dây 273 Nho Quan (T500NQ) – 272 Ninh Bình (E23.1) tại đầu trạm biến
áp 220kV Ninh Bình có sơ đồ phương thức bảo vệ thể hiện như phụ lục kèm theo.
Hệ thống rơ le bảo vệ tại ngăn lộ 272 bao gồm bảo vệ rơ le đường dây F87L, F21,
F67, F79
+ Bảo vệ rơ le so lệch đường dây F87L loại SEL 311L do hãng SEL sản xuất
+ Bảo vệ rơ le khoảng cách đường dây F21 loại 7SA611 do hãng Siemens sản
xuất.
+ Bảo vệ rơ le quá dòng F67 loại 7SJ622 do hãng Siemens sản xuất.
+ Bảo vệ rơ le tự động đóng lại loại PK341 do hãng AEG sản xuất.

II. Tổng quan về trạm biến áp 500 kV Nho Quan


1. Vai trò của trạm biến áp 500 kV Nho Quan
Trạm biến áp 500 kV Nho Quan trực thuộc Truyền tải điện Ninh Bình - Công ty
Truyền tải điện 1, đóng trên địa bàn xã Đồng Phong – huyện Nho Quan - Tỉnh Ninh
Bình. Trạm đóng vai trò quan trọng trong hệ thống truyền tải điện miền Bắc Nam. Trạm
có tổng công suất 1750 MVA trong đó có: 02 MBA 450 MVA – 500/220/35 kV; 01
MBA 600 MVA – 500/220/35 kV; 02 MBA 125 MVA – 220/110/10 kV; 05 ngăn lộ
đường dây 500kV; 14 ngăn lộ 220kV; 09 ngăn lộ 110kV; 02 ngăn lộ 35kV. Tụ bù gồm:
02 tụ bù dọc đường dây 500kV/98 MVAr. Nhiệm vụ chính của trạm là cung cấp điện
an toàn liên tục lưới tryền tải điện miền Nam Bắc, cấp điện cho khu công nghiệp Nho
Quan và cho các nhu cầu kinh tế, chính trị, dân sinh các tỉnh phía Bắc như: Hòa Bình,
Hà Nam,…
Trạm 500kV Nho Quan có sơ đồ nhất thứ như phụ lục kèm theo.
2. Tổng quan về hệ thống rơle bảo vệ tại đầu Trạm biến áp 500 kV Nho Quan
Đường dây 273 Nho Quan (T500NQ) – 272 Ninh Bình (E23.1) tại đầu trạm biến
áp 500kV Nho Quan có sơ đồ phương thức bảo vệ thể hiện như phụ lục kèm theo.
Hệ thống rơ le bảo vệ tại ngăn lộ 273 bao gồm như sau:
+ Bảo vệ rơ le so lệch đường dây F87L loại SEL 311L do hãng SEL sản xuất.

23
Luận văn thạc sỹ kỹ thuật

+ Bảo vệ rơ le khoảng cách đường dây F21 kèm chức năng tự động đóng lại F79
loại REL511 do hãng ABB sản xuất.
+ Bảo vệ rơ le quá dòng F67 loại REF545 do hãng ABB sản xuất.

III. Tổng quan về đường dây tải điện Nho Quan – Ninh Bình
Đường dây 273 Nho Quan (T500NQ) – 272 Ninh Bình (E23.1) được đưa vào vận
hành năm 1992, có chiều dài 30,77km/ 92 vị trí cột, được nối vào thanh góp 220 kV
phía Ninh Bình qua máy cắt 272 và thanh góp 220 kV trạm biến áp Nho Quan qua máy
cắt 273. Đường dây này đi chung cột với đường dây 274 Nho Quan (T500NQ) – 271
Ninh Bình (E23.1) (sơ đồ đường dây có phụ lục kèm theo).
Thông số dây dẫn của đường dây 273 Nho Quan (T500NQ) – 272 Ninh Bình
(E23.1) gồm 02 loại dây cụ thể như sau:
Dây dẫn loại 2xACSR 300/39 có chiều dài 8,4km: các thông số của dây dẫn như
điện trở một chiều, điện trở thứ tự thuận, điện kháng thứ tự thuận, điện trở thứ tự không,
điện kháng thứ tự không theo bảng phụ lục kèm theo.
Dây dẫn GZTACSR 310 có chiều dài 23,6km: các thông số của dây dẫn như điện
trở một chiều, điện trở thứ tự thuận, điện kháng thứ tự thuận, điện trở thứ tự không, điện
kháng thứ tự không theo bảng phụ lục kèm theo.

24
Luận văn thạc sỹ kỹ thuật

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trạm biến áp 220 kV Ninh Bình trực thuộc Truyền tải điện Ninh Bình - Công ty
Truyền tải điện 1, đóng trên địa bàn Phường Ninh Khánh - TP. Ninh Bình - Tỉnh Ninh
Bình. Trạm đóng vai trò quan trọng trong hệ thống truyền tải điện miền Bắc.
Đường dây song song 220 kV Nho Quan - Ninh Bình được đưa vào vận hành
năm 1992, có chiều dài 32 km, 92 vị trí cột, được nối vào thanh góp 220 kV phía Ninh
Bình qua máy cắt 272 và thanh góp 220 kV trạm biến áp Nho Quan qua máy cắt 273.
Đường dây sử dụng dây dẫn loại 2xACSR 300/39 có chiều dài 8,4km và dây dẫn
GZTACSR 310 có chiều dài 23,6km.
Đường dây song song 220 kV Nho Quan - Ninh Bình được bảo vệ bằng các rơle:
- Rơle đường dây F87L, F21, F67, F79
- Rơle so lệch đường dây F87L loại SEL 311L do hãng SEL sản xuất
- Rơle khoảng cách đường dây F21 loại 7SA611 do hãng Siemens sản xuất.
- Bảo vệ rơ le quá dòng F67 loại 7SJ622 do hãng Siemens sản xuất.
- Bảo vệ rơ le tự động đóng lại loại PK341 do hãng AEG sản xuất.

25
Luận văn thạc sỹ kỹ thuật

CHƯƠNG 3: XÁC ĐỊNH CÁC THAM SỐ BẢO VỆ KỂ TỚI CÁC YẾU TỐ


ẢNH HƯỞNG TỚI ĐỘ CHÍNH XÁC CỦA BẢO VỆ KHOẢNG CÁCH.

I. Phân tích các dạng ngắn mạch bằng chương trình ETAP
Xác định dòng điện ngắn mạch tại các vị trí () trên đường dây 220 kV Ninh Bình-
Nho Quan bằng chương trình chuyên dụng ETAP nhằm xác định độ lớn của dòng điện
xung kích và dòng điện siêu quá độ, với các dạng ngắn mạch như sau:
- Ngắn mạch 3 pha (3-phase fault)
- Ngắn mạch 2 pha (Line-to line fault);
- Ngắn mạch 2 pha chạm đất (Line-to line to gound fault);
- Ngắn mạch 1 pha chạm đất (Line-to ground fault).

1. Sơ đồ mô phỏng ngắn mạch


Trên Hình 3. 1 biểu diễn sơ đồ mô phỏng 220 kV Ninh Bình-Nho Quan, với giả
thiết xảy ra ngắn mạch tại các điểm NM1 (ngắn mạch trên thanh góp trạm biến áp 220
kV Nho Quan), NM2 (ngắn mạch trên thanh góp trạm biến áp 220 kV Ninh Bình), NM3,
NM4 (ngắn mạch trên đường dây các trạm biến áp Nho Quan 8,4 km và cách trạm biến
áp Ninh Bình 23,6 km).

A BV1 BV2 B

220 kV 220 kV
~ BV3 BV4
~ Nho Quan
Ninh Bình

Sơ đồ nguyên lý bảo vệ 21 đường dây 220kV Ninh Bình – Nho Quan

Hình 3. 1. Sơ đồ mô phỏng đường dây 220 kV Ninh Bình-Nho Quan

26
Luận văn thạc sỹ kỹ thuật

- Thông số của nguồn điện áp hệ thống được cho dưới Hình 3. 1 sau:
Bảng 3. 1. Thông số nguồn hệ thống

- Thông số của đường dây Nho Quan – Ninh Bình cho trong Bảng 3. 2 và Bảng 3. 3

Bảng 3. 2. Thông số dây dẫn và dây chống sét

27
Luận văn thạc sỹ kỹ thuật

Bảng 3. 3. Thông số cấu trúc đường dây

28
Luận văn thạc sỹ kỹ thuật

2. Kết quả phân tích ngắn mạch


Trong nội dung này, tác giả sử dụng tiêu chuẩn IEC 60909 để phân tích, tính toán ngắn mạch ứng với các vị trí ngắn mạch đã giả thiết
trước:
- Ngắn mạch tại điểm N1:

29
Luận văn thạc sỹ kỹ thuật

- Ngắn mạch tại điểm N2:

30
Luận văn thạc sỹ kỹ thuật

- Ngắn mạch tại N3 và N4:

31
Luận văn thạc sỹ kỹ thuật

II. Xác định các yếu tố ảnh hưởng tới độ chính xác của bảo vệ khoảng cách

1. Tính toán thông số cho bảo vệ khoảng cách (21)


Trên hình Hình 3. 2 là sơ đồ nguyên lý 1 pha của bảo vệ 21, trên mỗi đầu đường
dây trang bị một bảo vệ khoảng cách 3 cấp.

A BV1 BV2 B

220 kV 220 kV
~ BV3 BV4 ~ Nho Quan
Ninh Bình

Hình 3. 2. Sơ đồ nguyên lý bảo vệ 21

Tổng trở khởi động của rơle 21 được xác định như sau:
- Tổng trở khởi động thứ tự thuận bảo vệ chống ngắn mạch giữa các pha:
+ Tổng trở của bảo vệ vùng 1:
Z1  K1 (R1AB  jX1AB )

Trong đó: Z1 là tổng trở khởi động vùng 1 của rơle 21 (Ohm)
K1 = 0,85-0,9 là hệ số chỉnh định vùng 1.
R1AB là điện trở thứ tự thuận của đường dây Ninh Bình (A)-Nho Quan (B)
X1AB là điện kháng thứ tự thuận của đường dây Ninh Bình (A)-Nho Quan (B)
CTR là tỉ số biến đổi của máy biến dòng
VTR là tỉ số biến đổi của máy biến điện áp.
+ Tổng trở khởi động vùng 2:
Z2  1.2.(R1AB  jX1AB ) (1)

Z2  [(R1AB  jX1AB )  0,5(R1AB  jX1AB )] (2)

Trong đó:
Z2 là tổng trở khởi động thứ tự thuận vùng 2 của rơle 21.
+ Tổng trở khởi động vùng 3:
Z3  2.K3 (R1AB  jX1AB )

32
Luận văn thạc sỹ kỹ thuật

Trong đó:
Z3 là tổng trở khởi động thứ tự thuận vùng 3 của rơle 21.
k3 = 1,2 là hệ số chỉnh định vùng 2.
- Tổng trở khởi động của bảo vệ chống ngắn mạch chạm đất:
+ Điện trở pha đất:
Uph−E . cos(φN)
R L−E = R .I
Iph − E E
RL

Với: Uph-E là điện áp pha (kV)


Iph là dòng điện ngắn mạch 1 pha (kA)
R0 −R1
RE = (Ω)
3

RL =R1 là điện trở thứ tự thuận của đường dây


φN là góc pha của tổng trở thứ tự thuận đường dây (800)
IE = -3I0 = 9.82 (kA) là dòng điện chạy trong đất.
+ Điện kháng pha đất:
Uph−E . sin(φN )
X L−E = X .I
Iph − E E
XL

X0 −X1
Với: XE = (Ω)
3

XL = X1 là điện kháng thứ tự thuận của đường dây (Ω)

2. Ảnh hưởng lựa chọn thông số tính toán


Tổng trở đường dây được xác định từ các cách khác nhau, bao gồm tổng trở của
loại dây theo tiêu chuẩn IEC, tổng trở tính toán bằng chương trình ETAP (Mục 2,
Chương 3) tổng trở đo đạc tại thực địa (Phụ lục) và tổng trở trong Phiếu chỉnh định của
Trung tâm Thí nghiệm điện quốc gia (Phụ lục). Kết quả tính toán cho trong bảng sau:

Bảng 3. 4. Điện trở và điện kháng thứ tự thuận của đường dây 220 kV Ninh Bình-Nho Quan
Điện trở thứ tự thuận_R1 (Ohm) Điện kháng thứ tự thuận_X1 (Ohm)
IEC Đo ETAP Phiếu chỉnh định IEC Đo ETAP Phiếu chỉnh định
3.59 2.08 1.34 1.6 4.97 12.24 7.82 7.8
Kết quả phân tích trong Bảng 3. 4 cho thấy, điện trở và điện kháng thứ tự thuận
giữa các phương pháp xác định khác nhau tương đối nhiều. Điều này ảnh hưởng tới
thông số cài đặt cho rơle cũng sự làm việc đúng đắn của bảo vệ, cũng như việc đo lường

33
Luận văn thạc sỹ kỹ thuật

và xác định vị trí sự cố. Trong đó kết quả đo lường tại thực địa và theo mã dây lấy trong
thư viện (tiêu chuẩn IEC) của chương trình ETAP khác biệt nhiều so với kết quả tính
toán của Trung tâm thí nghiệm điện ghi trong phiếu chỉnh định rơle. Trong khi điện trở
và điện kháng của đường dây do chương trình ETAP phân tích cho kết quả tương đối
bằng so với kết quả của phiếu chỉnh định.
- Đối với điện trở, điện kháng thứ tự không của đường dây thì cho kết quả tương
đối khác biệt, đặc biệt là giữa phiếu chỉnh định và phân tích bằng chương trình ETAP
(Bảng 3. 5).

Bảng 3. 5. Điện trở điện kháng thứ tự không của đường dây 220 kV Ninh Bình-Nho Quan
Điện trở thứ tự thuận_R1 (Ohm) Điện kháng thứ tự thuận_X1 (Ohm)
Đo ETAP Phiếu chỉnh định Đo ETAP Phiếu chỉnh định
6.03 3.1 4.5 28.46 15.91 26.9
Từ kết quả tính toán tổng trở đường dây, xác định tổng trở đặt cho 3 vùng bảo vệ
của rơle 21. Kết quả tính toán được cho trong bảng sau:
- Tổng trở khởi động chống ngắn mạch giữa các pha (thứ tự thuận):

Bảng 3. 6. Tổng trở bảo vệ TTT của 3 vùng


Điện trở và điện kháng IEC Đo ETAP Phiếu chỉnh định Ghi chú
R1 3.05 1.77 1.13 1.20
X1 4.22 10.40 6.65 5.80
Công thức
R2 (1) 4.30 2.49 1.60 2.00
(1)
Công thức
R2 (2) 5.38 3.12 2.00
(2)
Công thức
X2 (1) 4.22 10.40 6.65 9.60
(1)
Công thức
X2 (2) 6.76 13.28 8.49
(2)
R3 8.61 4.98 3.20 4.00
X3 11.92 29.37 18.77 19.30
Kết quả tính toán, phân tích trong Bảng 3. 6 cho thấy, kết quả tính toán tổng trở
thứ tự thuận của 3 vùng bảo vệ được lấy từ kết quả phân tích tổng trở của chương trình
ETAP có kết quả tương đối phù hợp với kết quả tính toán của Trung tâm thí nghiệm
điện ghi trong phiếu chỉnh định rơle.
- Tổng trở khởi động chống ngắn mạch chạm đất (thứ tự không):

Bảng 3. 7. Tổng trở bảo vệ TTK của 3 vùng

34
Luận văn thạc sỹ kỹ thuật

Điện trở, điện kháng Đo ETAP Phiếu chỉnh định


RL-E1 4.13 2.54 3.40
X01 12.05 10.74 20.20
R02 (1) 5.84 3.59 5.60
X02 (1) 17.01 15.16 33.70
R03 11.67 7.17 11.20
X03 34.03 30.33 67.30

3. Ảnh hưởng của điện trở hồ quang tại vị trí sự cố


Tổng trở khởi động của các cấp bảo vệ 21 có kể tới điện trở hồ quang ở chỗ ngắn
8750.Lhq
mạch với R hq =
I1,4

Trong đó: 𝐿ℎ𝑞 là chiều dài hồ quang,

Khi xác định tổng trở khởi động giữa các pha thì điện trở hồ quang là được tính
cho hồ quang phát sinh giữa các pha. Do vậy chiều dài hồ quang lấy tương đối đoạn
khoảng cách giữa 2 dây pha với nhau. Với cấu trúc đường dây 220 kV Ninh Bình-Nho
Quan có khoảng cách pha- pha là 6 m và I là dòng ngắn mạch pha- pha. Theo trên, xác
định được điện trở hồ quang Rhq = 0.28 ()
Khi xác định tổng trở khởi động cho trường hợp ngắn mạch chạm đất thì chiều dài
hồ quang được lấy bằng khoảng cách pha-đất, và dòng điện I lấy bằng dòng điện ngắn
mạch 1 pha (Rhq = 0.08 ()).
Kết quả tính toán tổng trở khởi động thứ tự thuận và thứ tự không của 3 vùng cho
dưới bảng sau:

Bảng 3. 8. Tổng trở bảo vệ TTT của 3 vùng có kể tới điện trở hồ quang
Điện trở và điện kháng IEC Đo ETAP Phiếu chỉnh định Ghi chú
R1 3.28 2.00 1.37 1.20
X1 4.22 10.40 6.65 5.80
R2 (1) 4.63 2.82 1.93 2.00
R2 (2) 5.66 3.39 2.28
X2 (1) 4.22 10.40 6.65 9.60
X2 (2) 6.76 13.28 8.49
R3 9.27 5.65 3.87 4.00
X3 11.92 29.37 18.77 19.30

Bảng 3. 9. Tổng trở bảo vệ TTK của 3 vùng có kể đến hồ quang tại vị trí ngắn mạch
Điện trở, điện kháng Đo ETAP Phiếu chỉnh định
RL-E1 4.23 2.59 3.40

35
Luận văn thạc sỹ kỹ thuật

Điện trở, điện kháng Đo ETAP Phiếu chỉnh định


X01 12.05 10.74 20.20
R02 (1) 5.97 3.66 5.60
X02 (1) 17.01 15.16 33.70
R03 11.94 7.33 11.20
X03 34.03 30.33 67.30
4. Sai số do đường dây song song:
Sai số khi tính toán trở đường dây song song là giá trị chênh lệch giữa giá trị đo
được hoặc tính được và giá trị thực hay giá trị chính xác của một đại lượng nào đó trong
đường dây song song. Có sai số đó là do giá trị đo được, tính được và giá trị thực hay
giá trị chính xác của một đại lượng không đồng nhất với nhau
Đường dây không đồng nhất là khái niệm chỉ tính chất của một đường dây có sự
khác nhau về cấu trúc hoặc tính chất tại mọi vị trí không gian (hoặc không thời gian)
trên hệ thống này.
Khái niệm này có thể áp dụng cho nguyên tử, cho một bộ phận điện tử. Một vật
thể hay hệ thống có thể được coi là không đồng nhất ở tầm vĩ mô, hoặc ở quy mô tương
đương với kích thước của nó, nhưng khi đi vào vi mô, hoặc ở quy mô rất nhỏ so với kích
thước của nó,
Đường dây không đồng nhất có ảnh hưởng đến diện trở tính toán là do đường dây
không đồng nhất tức là chỉ số Ohm, Vôn (v), ampe (A) không đồng nhất, có sai số dẫn
đến điện trở tính toán cũng sai số theo, điện trở tính toán cũng không được đồng nhất.

36
Luận văn thạc sỹ kỹ thuật

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3


Độ chính xác của phép đo bị ảnh hưởng của nhiều yếu tố:
- Ảnh hưởng lựa chọn thông số tính toán:
Tổng trở đường dây được xác định từ các cách khác nhau, bao gồm tổng trở của
loại dây theo tiêu chuẩn IEC, tổng trở tính toán bằng chương trình ETAP, tổng trở đo
đạc tại thực địa và tổng trở trong Phiếu chỉnh định của Trung tâm Thí nghiệm điện quốc
gia.
Điện trở và điện kháng thứ tự thuận giữa các phương pháp xác định khác nhau
tương đối nhiều. Điều này ảnh hưởng tới thông số cài đặt cho rơle cũng sự làm việc
đúng đắn của bảo vệ, cũng như việc đo lường và xác định vị trí sự cố. Trong đó kết quả
đo lường tại thực địa và theo mã dây lấy trong thư viện (tiêu chuẩn IEC) của chương
trình ETAP khác biệt nhiều so với kết quả tính toán của Trung tâm thí nghiệm điện ghi
trong phiếu chỉnh định rơle. Trong khi điện trở và điện kháng của đường dây do chương
trình ETAP phân tích cho kết quả tương đối bằng so với kết quả của phiếu chỉnh định.
- Ảnh hưởng của hồ quang tại điểm sự cố.
So sánh điện trở tính toán khi bị ảnh hưởng bởi sự cố và điện trở mà trung tâm thí
nghiệm đã cài đặt. Do điện trở mà trung tâm đã cài đặt có độ chính xác cao, cố định cao.
Còn điện trở tính toán khi bị ảnh hưởng thì có điện trở lệch, độ chính xác không được
cao, còn nhiều lỗi qua các số liệu tính toán. Nên giữa hai điện trở này có độ chênh lệch
số rất lớn, điện trở tính toán bị ảnh hưởng không được coi là nguồn gốc chính xác để ta
mang số liệu, dữ liệu ra để kết luận.
- Ảnh hưởng của hỗ cảm do các đường dây chạy song song cùng cột hoặc lân cận
gây ra.
Tổng trở thứ tự không của đường dây thường không thể xác định được chính xác
nên sẽ gây sai số đáng kể đối với các sự cố chạm đất (đây lại là loại sự cố thường xảy ra
đối với lưới truyền tải và hệ thống điện nói chung).

37
Luận văn thạc sỹ kỹ thuật

CHƯƠNG 4: ĐỊNH VỊ SỰ CỐ DỰA TRÊN TÍN HIỆU ĐO LƯỜNG THU


THẬP ĐƯỢC TỪ HAI ĐẦU ĐƯỜNG DÂY.

I. Phương pháp định vị sự cố dựa theo tín hiệu đo lường từ một phía dùng phần
mềm Digsi và Sigra của Siemens:
1. Giới thiệu về phần mềm Digsi và Sigra của Siemens:
Phần mềm DIGSI
Phần mềm DIGSI là phần mềm để giao tiếp truy cập với rơ le của hãng Siemens
sản xuất. Nó được thiết kế với giao diện người dùng hiện đại, trực quan, phù hợp cho
các hệ thống phân phối năng lượng và công nghiệp. Phần mềm dùng cho việc cài đặt,
cấu hình thông số chỉnh định rơ le, ngoài ra còn khai thác thông tin bản ghi sự kiện, ghi
sự cố, ghi dao động, định vị sự cố liên quan đến sự cố vừa xảy ra được truy xuất từ trong
rơ le từ đó phân tích và đánh giá các sự cố, hiện tượng bất thường diễn ra trên lưới điện.
Phần mềm SIGRA
Phần mềm SIGRA là modul của phần mềm DIGSI dùng để đọc bản ghi sự cố dưới
dạng sóng hiển thị được giá trị điện áp, dòng điện, các chức năng bảo vệ tác động theo
trục thời gian từ lúc bắt đầu xảy ra sự cố đến khi kết thúc sự cố được loại trừ.
Nó có tầm quan trọng sau mỗi lần xảy ra sự cố sẽ được phân tích nhanh chóng và
thu thập đầy đủ các thông tin sự cố để từ đó tìm ra các biện pháp thích hợp ngay lập tức
từ việc đánh giá nguyên nhân. Do đó, lưới điện ban đầu có thể được khôi phục nhanh
chóng và thời gian chết giảm xuống mức tối thiểu.
Đặc trưng
Ngoài việc hiển thị tín hiệu thời gian thông thường của bản ghi biến đo, nó cũng
được thiết kế để hiển thị sơ đồ vectơ, sơ đồ vòng tròn, biểu đồ thanh để biểu thị các bảng
hài và dữ liệu. Từ các giá trị đo được ghi lại trong các bản ghi lỗi, SIGRA tính toán các
giá trị tiếp theo, chẳng hạn như: đại lượng vắng mặt trong hệ thống ba dây, trở kháng,
đầu ra, các thành phần đối xứng, v.v ... Bằng hai con trỏ đo, có thể đánh giá dấu vết lỗi
một cách đơn giản và thuận tiện. Tuy nhiên, với SIGRA, bạn có thể thêm các bản ghi
lỗi bổ sung. Các tín hiệu của một bản ghi lỗi khác (ví dụ từ đầu đối diện của dòng) được
thêm vào mẫu tín hiệu hiện tại bằng cách Kéo và Thả.
SIGRA cung cấp khả năng hiển thị tín hiệu từ các bản ghi lỗi khác nhau trong một
sơ đồ và hoàn toàn tự động đồng bộ hóa các tín hiệu này với cơ sở thời gian chung. Ngoài
việc tìm ra các chi tiết của lỗi đường dây, việc bản địa hóa lỗi được đặc biệt quan tâm.

38
Luận văn thạc sỹ kỹ thuật

Việc xác định chính xác vị trí lỗi sẽ tiết kiệm thời gian có thể được sử dụng để
kiểm tra lỗi tại chỗ.
Chức năng phần mềm SIGRA
- 6 loại sơ đồ: biểu diễn tín hiệu thời gian (thông thường), sơ đồ vòng tròn (ví dụ:
R / X), sơ đồ vectơ (đọc góc), biểu đồ thanh (ví dụ để hiển thị các sóng hài), bảng
(liệt kê các giá trị của một số tín hiệu giống nhau tức thời) và bộ định vị lỗi (hiển
thị vị trí lỗi)
- Tính toán các giá trị bổ sung như trở kháng dương, giá trị rms, thành phần đối
xứng, vectơ, v.v.
- Hai con trỏ đo, được đồng bộ hóa trong mỗi chế độ xem
- Chức năng zoom mạnh mẽ
- Cấu hình thân thiện với người dùng thông qua kéo và thả
- Cấu hình tín hiệu đổi mới trong một ma trận có cấu trúc rõ ràng
- Hồ sơ người dùng tiết kiệm thời gian, có thể được chỉ định cho các loại hoặc loạt
chuyển tiếp riêng lẻ
- Bổ sung các bản ghi lỗi khác vào bản ghi lỗi hiện có
- Đồng bộ hóa một số bản ghi lỗi theo thời gian chung
2. Cách phân tích sự cố dùng phần mềm Digsi và Sigra của Siemens:
Sau đây trình bày cách phân tích sự cố ĐZ 220kV Nho Quan – Ninh Bình ngày
09/05/2020:
- Đầu tiên khi xảy ra sự cố rơ le bảo vệ tác động, dùng máy tính xách tay có cài
đặt phần mềm giao tiếp DIGSI và Driver của các loại rơle SIEMENS để kết nối truy cập
rơ le.
- Lấy thông tin sự cố trong file Trip Log có các bản ghi sự cố thể hiện được thời
gian sự cố, pha sự cố, dòng sự cố, áp sự cố, chức năng bảo vệ rơ le tác động, khoảng
cách sự cố, …như Hình 4. :

39
Luận văn thạc sỹ kỹ thuật

- Chọn bản ghi sự cố ngày 09/05/2020:

Hình 4. 1. Bản ghi thông tin sự cố ngày 9.5.2020

- Lấy thông tin sự cố file dạng sóng Sigra.


+ Chọn bản ghi sự cố ngày 09/05/2020:

40
Luận văn thạc sỹ kỹ thuật

Hình 4. 2. Lấy thông tin sự cố trong Sigra

Ta xem được đồ thị biến thiên dòng điện sự cố các pha A, B, C:

Hình 4. 1. Biến thiên dòng điện 3 pha

41
Luận văn thạc sỹ kỹ thuật

Đồ thị biến thiên điện áp sự cố các pha A, B, C:

Hình 4. 2. Biến thiên điện áp trên 3 pha


Xem các chức năng bảo vệ tác động của rơ le:

Hình 4. 3. Chức năng bảo vệ trên rơle

- Khai thác các bản ghi sự cố trên ta có các thông tin sự cố như sau:
+ Thời điểm xuất hiện sự cố: Lúc 23h55’ ngày 09/05/2018

42
Luận văn thạc sỹ kỹ thuật

+ Pha sự cố: pha C ngắn mạch chạm đất.


+ Bảo vệ khoảng cách tác động cắt 03 pha máy cắt
+ Dòng sự cố: IL1 = 0,29 kA; IL2 = 0,57 kA ; IL3 = 10,05 kA
+ Flt Locator: primary RESISTANCE 1.25 Ohm
+ Flt Locator: primary REACTANCE 2.23 Ohm
+ Khoảng cách sự cố tính theo km: 5,8 km
+ Khoảng cách sự cố tính theo % chiều dài đường dây: 18,1 %
3. Đánh giá sơ bộ nguyên nhân sự cố như sau:
Lúc 23h55’ ngày 09/05/2018, Sự cố pha C chạm đất ngoài đường dây
273T500NQ-272E23.1 nhảy MC273 T500NQ, nhảy MC 272E23.1. Tại đầu trạm 220kV
Ninh Bình bảo vệ khoảng cách tác động, vùng 1, không tự động đóng lại, khoảng cách
sự cố đo được trong rơ le khoảng cách l=5,8km.
Thực tế tìm điểm sự cố như sau:
1. Vị trí sự cố:
Điểm sự cố phóng điện tại pha C (trên) vị trí 74 (đỡ thẳng) thuộc đường dây 273
Nho Quan (T500NQ) - 272 Ninh Bình (E23.1).
Đánh giá độ chính xác điểm phát hiện sự cố của rơ le đầu trạm 220kV Ninh Bình:
Rơ le khoảng cách tại trạm Ninh Bình đến điểm sự cố là 5,8km, khoảng cách thực tế từ
trạm Ninh Bình đến điểm sự cố được phát hiện tại vị trí 74 là 6,31km (lệch 0,51km).
2. Nguyên nhân gây ra sự cố:
Do sét đánh trực tiếp vào cột (chống sét đa tia) hoặc cả cột và dây chống sét, gây
phóng điện ngược từ cột qua chuỗi cách điện đỡ dây dẫn pha C (pha trên) vào dây dẫn
vị trí 74 gây sự cố.
3. Ảnh thực tế hiện trường sự cố tại VT 74 ĐZ 273T500NQ-272E23.1:

43
Luận văn thạc sỹ kỹ thuật

Hình 4. 4. Chuỗi cách điện pha C vị trí 74 ĐZ NQ-NB1 bị phóng điện

Hình 4. 5. Mỏ phóng sét làm việc vị trí 74 ĐZ NQ-NB1

44
Luận văn thạc sỹ kỹ thuật

II. Mô phỏng ngắn mạch đường dây bằng chương trình ATPDraw.
1. Mô hình đường dây
Để xác định dòng điện ngắn mạch và điện áp ngắn mạch, trong nội dung đề tài có
ứng dụng phân hệ ATPDraw của chương trình (Electro-Magnetic Transients Program)
nghiªn cøu qu¸ ®é ®iÖn tõ, ®· ®-îc c«ng nhËn lµ mét trong nh÷ng c«ng cô phæ biÕn ®Ó
m« pháng c¸c hiÖn t-îng vÒ ®iÖn - c¬ còng nh- c¸c hiÖn t-îng vÒ ®iÖn tõ trong hÖ thèng
®iÖn. ATP-EMTP lµ mét trong nh÷ng dông cô ph©n tÝch hÖ thèng rÊt linh ho¹t vµ hiÖu
qu¶, ®ang ®-îc sö dông réng r·i trªn toµn thÕ giíi trong c¸c lÜnh vùc tÝnh to¸n thiÕt kÕ
còng nh- vËn hµnh cho c¸c lo¹i thiÕt bÞ kh¸c trong hÖ thèng ®iÖn.
ATP-EMTP cho phÐp tÝnh to¸n c¸c th«ng sè hÖ thèng ®iÖn trong chÕ ®é qu¸ ®é ë
miÒn thêi gian. C¸c bµi to¸n sau ®©y th-êng ®-îc gi¶i quyÕt nhê ch-¬ng tr×nh EMTP:
- Hµnh vi c¸c thiÕt bÞ ®iÒu khiÓn trong hÖ thèng ®iÖn,
- §ãng c¾t ®iÖn kh¸ng, m¸y biÕn ¸p vµ tô ®iÖn,
- §ãng vµ tù ®ãng l¹i ®-êng d©y,
- §ãng c¾t m¸y c¾t ®ång thêi hoÆc kh«ng ®ång thêi,
- §ãng ®iÖn dung,
- æn ®Þnh qu¸ ®é, sa th¶i phô t¶i,
- Ph©n tÝch sãng hµi, céng h-ëng lâi tõ, dao ®éng s¾t tõ,
- Chèng sÐt,
- Qu¸ ®iÖn ¸p thao t¸c, qu¸ ®iÖn ¸p khÝ quyÓn, qu¸ ®iÖn ¸p phôc håi,
- Nghiªn cøu qu¸ ®iÖn ¸p b»ng x¸c suÊt thèng kª,
- KiÓm tra c¸c thiÕt bÞ r¬le b¶o vÖ,
- Qu¸ tr×nh qu¸ ®é thao t¸c vµ ng¾n m¹ch,
- M« pháng m¸y ®iÖn, khëi ®éng ®éng c¬,
- M« pháng c¸c thiÕt bÞ FACTS nh- : SVC, STATCOM, TCSC,
- øng dông ®iÖn tö c«ng suÊt m« pháng hÖ thèng ®iÒu khiÓn,….
Ngoµi ra ATP-EMTP cßn cã kh¶ n¨ng chuyÓn c¸c kÕt qu¶ ë miÒn thêi gian vÒ miÒn
tÇn sè vµ ph©n tÝch hÖ thèng nhiÒu pha ë chÕ ®é x¸c lËp. ATP-EMTP cho phÐp m« pháng
c¸c hÖ thèng ®iÖn lín, phøc t¹p víi quy m« kÝch th-íc cùc ®¹i nh- Bảng 4. 1.

Bảng 4. 1. Kh¶ n¨ng m« pháng cña ATP

45
Luận văn thạc sỹ kỹ thuật

Sè l-îng nót 6000


Sè l-îng nh¸nh 10000
Sè l-îng m¹ch ng¾t 1200
Sè l-îng nguån 900
Sè l-îng phÇn tö phi tuyÕn 2250
Sè l-îng m¸y ®iÖn 3 pha 90
Như đã nêu, phương pháp xác định vị trí sự cố từ tín hiệu điện áp, dòng điện từ 2
đầu đường dây có nhược điểm là xác định vị trí sự cố ứng với ngắn mạch chạm đất (1
pha và 2 pha chạm đất) có sai số lớn do ảnh hưởng của tổng trở thứ tự không của mạch
vòng ngắn mạch (bao gồm cả tổng trở ttk của nguồn, của đường dây, điện trở hồ quang
tại vị trí sự cố và điện trở suất của đất). Do vậy trong nội dung nghiên cứu, tác giả xác
định các thông số này để đưa vào nội dung mô phỏng, cụ thể như sau:
- Nghiên cứu 2 trường hợp đại diện, bao gồm ngắn mạch 3 pha và ngắn mạch 1
pha.
- Nghiên cứu ngắn mạch 1 pha có xét tới:
+ Vùng đất dọc chiều dài đường dây có dây 220 kV Nho Quan-Ninh có điện trở
suất là 1000 (.m).

+ Điện trở hồ quang tại vị trí sự cố là 1 ().


+ Tổng trở nguồn có tính tới tổng trở thứ tự không thể hiện như Hình 4. 10.
+ Tổng trở thứ tự thuận, nghịch và thứ tự không (thông số đường dây trong phần
Phụ lục):

Z1  Z2  (R1  R 2 )2  (X1  X2 )2  (0,378  2,587)2  (1,699  9,652)2  12, 41()

Z0  (R 01  R 02 )2  (X01  X02 )2  (2,134  3894)2  (7,577  20,886)2  29,1()

Tổng trở mạch vòng sự cố chạm đất 1 pha (pha A):


Z1  Z2  Z0
Z  17,97()
3

Mô phỏng đường dây ngắn mạch với các giả thiết như sau:
- Đường dây có tổng chiều dài 32 km được chia thành 4 đoạn để khảo sát các điểm
5 điểm ngắn mạch tại các vị trí 1, 2, 3, 4 và 5 (Hình 4.9) . Trong đó đoạn đường dây 1-
2 dài 8,4 km; các đoạn còn lại đều nhau mỗi đoạn dài 7,78 km.

46
Luận văn thạc sỹ kỹ thuật

Hình 4.8: Sơ đồ mô phỏng đường dây 220 kV Nho Quan-Ninh Bình ngắn mạch 3 pha

- Đặt 2 điểm đo dòng điện (I) và điện áp (V) tại 2 đầu đường dây, trong đó:
+ Đầu đo phía Ninh Bình là đầu phát S (Send);
+ Đầu đo phía Nho quan là đầu nhận R (Receive).
- Ngắn mạch có tính tới điện trở của hồ quang RArc = 1 (Ohm).
Sơ đồ mô phỏng đường dây Ninh Bình-Nho quan như Hình 4.8 và Hình 4.9.

Hình 4.9. Sơ đồ mô phỏng đường dây 220 kV Nho Quan-Ninh Bình ngắn mạch 1 pha

2. Các mô hình và mô đun trong sơ đồ mô phỏng


a. Mô hình điện áp hệ thống
Mô hình điện áp nguồn hệ thống được thay thế bằng 2 mô đun (điện áp và tổng trở
trong) như Hình 4. 10.

47
Luận văn thạc sỹ kỹ thuật

Hình 4. 60. Mô hình điện áp nguồn hệ thống

*. Điện áp nguồn
- U/I: lựa chọn giữa nguồn điện áp hay nguồn dòng điện.
Nếu lấy giá trị: 0 là nguồn điện áp.
1 là nguồn dòng điện.
- Amplitude: là biên độ điện áp pha của nguồn được xác định bằng biểu thức sau:

2.U dm 2.220000
Amp    179629 (V)
3 3

- f: là tần số nguồn điện đo bằng lấy f= 50Hz.


- Pha: là góc pha ban đầu của nguồn tính bằng độ hoặc giây phụ thuộc vào giá trị
A1.
A1 = 0: góc pha đầu tính bằng độ.
A1 > 0: góc pha đầu tính bằng giây.
Có thể biểu diễn thông số nguồn dưới dạng hàm số như sau:

f(t) = Amp.cos(2..f.t + pha).


Trong đó : f(t) là nguồn dòng điện hay điện áp nhận trị số (0, 1)
- Tstart: là thời điểm tại đó nguồn bắt đầu hoạt động tính bằng giây (Tstart =-1).
- Tstop: là thời điểm tại đó nguồn ngừng hoạt động tính bằng giây (Tstart =1).
*. Tổng trở trong của nguồn

48
Luận văn thạc sỹ kỹ thuật

R: Điện trở trong của pha thứ tự không của máy biến áp tính bằng (ohm).
L: Điện cảm trong của nguồn hệ thống, tính bằng (mH). Nếu “Xopt.” trong hộp
thoại ATP settings\simulation lấy bằng tần số nguồn thì L0 là điện kháng của máy biến
áp được tính bằng (ohm).

C: Điện dung nguồn hệ thống tính bằng (F).

b. Mô hình đường dây


Đường dây Nho Quan-Ninh Bình được biểu diễn bằng mô đun LCC như Hình 4.9
với các thông số cho trên Hình 4. 111.
* Dữ liệu trong mô đun LCC:
- Model:
Bergeron: Tham số không đổi KCLee hay mô hình Clark.
PI: Thay thế hình PI dùng cho các đường dây ngắn.
JMarti: Mô hình phụ thuộc tần số với ma trận biến đổi hằng.
Noda: Mô hình phụ thuộc tần số sử dụng với cáp.
Semlyen: Mô hình phụ thuộc tần số làm tròn dùng cho cáp.
- System type: Được chọn là đường dây truyền tải điện trên không 3 pha
“Overhead line”.
Transposed: nếu được kiểm thì các pha sẽ hoán vị và ma trận chuyển đổi dòng áp
của đường dây sẽ hoàn toàn đối xứng.
Auto bundling: nếu mục này được kiểm là đường dây phân pha.
Skin effect: có tính đến hiệu ứng bề mặt của dây.
Seg. ground: dây chống sét được nối đất theo từng đoạn.
Real trans. matrix: ma trận chuyển đổi được giả thiết chủ yếu là phần thực, còn
phần ảo có giá trị không đáng kể.

49
Luận văn thạc sỹ kỹ thuật

- Standard data:
Rho (ohm.m): điện trở suất của đất.
Đối với đường dây đi qua tỉnh Ninh Bình có địa hình tương đối bằng phẳng chủ
yếu là ruộng cấy lúa và trồng hoa mầu, có một phần núi đá nên có điện trở suất của đất
nằm trong khoảng 200-1000 .m [5], trong nghiên cứu này lấy điện trở suất là 500 .m.
Freq. init (Hz): Tần số mà những đường dây được tính toán trong (Bergeron và PI)
hay điểm tần số thấp hơn (JMarti, Semlyen và Nod).
Length (km) : chiều dài của đoạn đường dây khảo sát.
* Thông số của đường dây
Thông số của đường dây trong mô đun LCC được cho trên Error! Reference
source not found. và được mô tả như sau:
Ph.no: Số thứ tự của pha là 1, 2, 3. Dây chống sét được ký hiệu là số 0.
Rin: Bán kính trong của dây dẫn hoặc dây chống sét (cm).
Rout: Bán kính ngoài của dây dẫn hoặc dây chống sét (cm).

50
Luận văn thạc sỹ kỹ thuật

Resis: điện trở của dây dẫn trên 1 đơn vị chiều dài có tính đến hiệu ứng mặt ngoài
của dây (/km DC).

Bảng 4. 2. Thông số của đường dây

Horiz: khoảng cách ngang giữa các pha, một pha được chọn làm gốc (m).
Vtower: chiều cao thẳng đứng của cột tính từ mặt đất (m)
Vmid: chiều cao thẳng đứng ở giữa khoảng vượt (m) (kể đến độ võng của dây).
c. Mô hình tổng trở pha-đất
Mô hình tổng trở pha-đất sử dụng loại RLCY3, có thông số như trên Hình 4. 12

Hình 4. 82. Mô hình tổng trở pha-đất

Với các thông số như sau:


R_1, L_1, C_1 là điện trở, điện cảm và điện dung trong pha 1.
R_2, L_2, C_3 là điện trở, điện cảm và điện dung trong pha 2.
R_3, L_3, C_3 là điện trở, điện cảm và điện dung trong pha 3.
d. Đầu đo điện áp (V), dòng điện (I)

51
Luận văn thạc sỹ kỹ thuật

Đầu đo điện áp nút và dòng điện nhánh sử dụng loại Probes Vols và Probes Current
như Hình 4. 13.

Hình 4. 93. Đầu đo điện áp và dòng điện


đ. Điểm ngắn mạch
Điểm ngắn mạch được sử dụng mô đun Switches và điện trở hồ quang Rarc như
Hình 4. 14.

Hình 4. 104. Mô hình điểm ngắn mạch

e. Cài đặt thông số chương trình ATPDraw.


Chương trình ATPDraw cần được định dạng các thông vào ra phù hợp với định
dạng dữ liệu vào/ra của chương trình. Định dạng này được tùy chọn trong thư mục ATP
settings như Hình 4. 15.

Hình 4. 115. Cài đặt thông số chương trình

*. Simulation.

Ph-¬ng ph¸p m« pháng “Time domain” trong ATP ®-îc nghiªn cøu trong miÒn
thêi gian, ®-îc tÝnh chung b»ng gi©y cho tÊt c¶ c¸c ®Þnh d¹ng m« pháng.
Delta T: B-íc thêi gian m« pháng (gi©y)

52
Luận văn thạc sỹ kỹ thuật

Tmax: §Æt kho¶ng thêi gian kh¶o s¸t (gi©y)


Xopt = 0: ®¬n vÞ cña ®iÖn c¶m là (mH).

= 1: ®¬n vÞ cña ®iÖn c¶m là (Ohm).


§-îc sö dông cho tÊt c¶ c¸c phÇn tö cã ®iÖn kh¸ng trong s¬ ®å thay thÕ.

Copt = 0: ®¬n vÞ cña ®iÖn dung là (F).


= 1: ®¬n vÞ cña ®iÖn dung lµ (Ohm).
Feq. : TÇn sè cña hÖ thèng (Hz)
*. Output.

Print Freq = 500Hz: lµ tÇn sè in ®Çu ra cña file LUNIT6.


Plot Freq = 15: cø 15 gi©y th× ch-¬ng tr×nh l-u mét lÇn vµo file d¹ng PL4.
Chän Plotted output ®Ó kiÓm tra khi ch-¬ng tr×nh t¹o ra 1 file d¹ng PL4.
Chän Auto-detect simulation errors: khi ch-¬ng tr×nh ch¹y sÏ tù b¸o lçi vµ hiÓn thÞ lçi.
- Ngoµi ra cßn chän c¸c chøc n¨ng kh¸c lµ :
Automatic: c¸c ®iÒu kiÖn ban ®Çu ®-îc tÝnh to¸n mét c¸ch tù ®éng.
Prediction: c¸c m¸y ph¸t, ®éng c¬ sÏ kh«ng lµ phÇn tö phi tuyÕn trong s¬ ®å m¹ch
bªn ngoµi (chØ chän ®-îc víi m¸y ph¸t, ®éng c¬ 3 pha).
Per unit: chän hiÓn thÞ kÕt qu¶ c¶ trong ®¬n vÞ t-¬ng ®èi

III. Kết quả mô phỏng


1. Ngắn mạch 3 pha
a) Dòng điện và điện áp khi ngắn mạch tại vị trí 1.
Điện áp và dòng điện 3 pha phía đầu phát (S) và đầu nhận (R) được biểu diễn trên Hình
4. 16. Kết quả cho thấy khi xảy ra sự cố ngắn mạch tại vị trí 1 thì điện áp pha A trên thanh
góp S giảm về gần 0 kV (điện áp phía S là 1,85 kV Hình 4. 16.a), trong khi điện áp phía R
giảm còn 52 kV và có dao động tần số cao ngay sau khi xảy ra sự cố (Hình 4. 16. b) do sự
chuyển dịch điện tích giữa các pha từ chế độ bình thường sang chế độ sự cố.

53
Luận văn thạc sỹ kỹ thuật

200 200
[kV] [kV]
150 150

100 100

50 50

0 0

-50 -50

-100 -100

-150 -150

-200 -200
0 10 20 30 40 50 [ms] 60 0 10
(f ile nm3-1.pl4; x-v ar t) v :RA v :RB
20
v :RC
30 40 50 [ms] 60
(f ile nm3-1.pl4; x-v ar t) v :SA v :SB v :SC

a) b)
5000 4000
[A] [A]
3750 3000

2500 2000

1250 1000

0 0

-1250 -1000

-2500 -2000

-3750 -3000

-5000 -4000
0 10 -1A
(f ile nm3-1.pl4; x-v ar t) c:SA
20-1B
c:SB c:SC
30
-1C
40 50 [ms] 60 0 10
(f ile nm3-1.pl4; x-v ar t) c:RA -X0006A
20
c:RB -X0006B
30c:RC 40
-X0006C
50 [ms] 60

c) d)
Hình 4. 126. Biến thiên dòng điện và điện áp tại 2 đầu đường dây khi ngắn mạch 3 pha
a) Biến thiên điện áp 3 pha tại đầu Ninh Bình (S);
b) Biến thiên điện áp 3 pha tại đầu Nho Quan (R)
c) Biến thiên dòng điện 3 pha tại đầu Ninh Bình;
d) Biến thiên dòng điện 3 pha tại đầu Nho Quan.

Dòng điện ngắn mạch xung kích pha A tại đầu phát S đạt 4,626 kA (Hình 4. 16. c) và
phía đầu nhận R đạt 3,9 kA (Hình 4. 16. d).
b) Dòng điện và điện áp khi ngắn mạch tại vị trí 2, 3, 4 và 5.
Trên Hình 4. 17 là biểu đồ điện áp và dòng điện tại 2 đầu đường dây. Từ kết quả cho
thấy khi điểm ngắn mạch càng xa phía thanh góp Ninh Bình thì điện áp đo được trên phía
đầu đường dây (S) tăng dần và dòng điện ngắn mạch đo được trên phía S giảm dần, còn điện
áp và dòng điện đo được ở cuối đường dây (phía Nho Quan_R) thì diễn biến ngược lại. Như
vậy, thấy rằng quan hệ giữa dòng điện và điện áp phụ thuộc vào tổng trở của đường dây, và
về mặt nguyên lý thì phương pháp xác định vị trị sự cố dựa vào quan hệ dòng điện, điện áp
và tổng trở có thể hoàn toàn xác định được.
Thật vậy, theo nội dung phương pháp xác định vị trí sự cố bằng cách đo điện áp và dòng
điện từ 2 đầu đường dây đồng bộ theo thời gian với quan hệ:

54
Luận văn thạc sỹ kỹ thuật

UA  UB  IB * ZD
x
ZD *(IA  IB ) (%)
200 200
*10 3 *10 3
150 150

100 uR 100

50
uS 50

0 0

-50 -50
iS
-100 -100

-150 -150

-200 -200
0 10
(f ile nm3-2.pl4; x-v ar t) v :SA v :RA
20
c:SA -1A c:RA
30 -X0006A 40 50 [ms] 60 0 10
(f ile nm3-3.pl4; x-v ar t) v :SA v :RA
20
c:SA -1A c:RA
30 -X0006A 40 50 [ms] 60

a) b)

200 200
*10 3 *10 3
150 150

100 100

50 50

0 0

-50 -50

-100 -100

-150 -150

-200 -200
0 10 20 30 -X0006A 40 50 [ms] 60 0 10
(f ile nm3-5.pl4; x-v ar t) v :SA v :RA
20
c:SA -1A
30 -X0001A
c:RA
40 50 [ms] 60
(f ile nm3-4.pl4; x-v ar t) v :SA v :RA c:SA -1A c:RA

c) d)

Hình 4. 137. Biểu đồ điện áp và dòng điện tại 2 đầu đường dây khi ngắn mạch 3 pha
a) Điện áp và dòng điện khi ngắn mạch tại 2;
b) Điện áp và dòng điện khi ngắn mạch tại 3
c) Điện áp và dòng điện khi ngắn mạch tại 4;
d) Điện áp và dòng điện khi ngắn mạch tại 5

Trên Hình 4. 17 biểu diễn 2 cặp điện áp, dòng điện đo được từ 2 đầu đường dây
Ninh Bình (S) và Nho Quan (R) tại các vị trí ngắn mạch tương ứng 2, 3, 4 và 5. Từ kết
quả này nếu chọn thời gian đồng bộ là t = 0,02 (s) thì các cặp trị số điện áp và dòng điện
được xác định như Bảng 4. 3.
Trong đó:

Tổng trở ZD lấy bằng tổng trở thứ tự thuận của đường dây Z1 = 12,41 ().

55
Luận văn thạc sỹ kỹ thuật

Từ kết quả Bảng 4. 3 cho thấy khi ngắn mạch tại vị trí 2 (cách thanh góp của trạm
biến áp 220 kV Ninh Bình 8,4 km) thì sai số (100*tính toán/thực tế) là -5,4%. Nếu ngắn
mạch tại các vị trí 3, 4 và 5 thì sai số tương ứng là 1,5%; 4,2% và 1,4%.

Bảng 4. 3: Kết quả xác định vị trí sự cố trong trường hợp ngắn mạch 3 pha
Điểm Điện áp Dòng điện x tính toán x thực tế Sai số
Vị trí đo
sự cố (V) (A) (%) (%) %
S 8434 3913
2 0.24 0.26 -5.4
R 27664 3309
S 18661 3574
3 0.51 0.50 1.5
R 17382 3622
S 29287 3207
4 0.79 0.75 4.2
R 8283 3868
S 37390 3015
5 1.01 1.00 1.4
R -1310 4270

Sở dĩ kết quả tính toán có sai số như trên là do thực tế và mô phỏng trong phần
mềm là đường dây Ninh Bình-Nho quan là không đồng nhất (sử dụng 2 loại mã dây dẫn
khác nhau). Trong khi biểu thức xác định vị trí sự cố (x%) được giả thiết là dây dẫn
đồng nhất.
2. Ngắn mạch 1 pha chạm đất
Khi ngắn mạch 1 pha chạm đất, do có ảnh hưởng của tổng trở thứ tự không đường
dây, điện trở suất của đất, tổng trở thứ tự không của nguồn hệ thống và điện trở hồ quang
tại vị trí ngắn mạch Rarc do vậy trong biểu thức xác định vị trí sự cố nếu thay thế tổng
trở thứ tự thuận ZD bằng tổng trở Z =17,79 () (có kể tới tổng trở thứ tự không của mạch
vòng ngắn mạch) thì hoàn toàn có thể xác định được vị trí sự cố một cách chính xác.
Trên Hình 4.9 biểu diễn cặp điện áp và dòng điện được đo tại 2 đầu đường dây khi
ngắn mạch chạm đất 1 pha tại vị trí 1. Ta thấy rằng, điện áp tại pha sự cố (pha A) phía
Ninh Bình giảm gần về 0 kV, trong khi điện áp phía đầu Nho quan khoảng 54 kV và
xuất hiện dao động tần số cao ngay sau thời điểm sự cố. Dòng điện ngắn mạch 1 pha
siêu quá độ phía Ninh Bình và Nho Quan tương ứng là 3,334 kA và 2,616 kA, trong khi
các pha khác xuất hiện dòng điện cảm ứng.
Trên Hình 4.19 biểu diễn các cặp điện áp và dòng điện đo được từ 2 đầu đường
dây, và kết quả xác định vị trí sự cố được cho trong Bảng 4. 4.

56
Luận văn thạc sỹ kỹ thuật

200 200
[kV] [kV]
150 150
100 100
50 50
0 0
-50 -50
-100 -100
-150 -150
-200 -200
0 10 20 30 40 50 [ms] 60 0 10 20 30 40 50 [ms] 60
(file nm1-1.pl4; x-var t) v:SA v:SB v:SC (file nm1-1.pl4; x-var t) v:RA v:RB v:RC

a) b)

4000 3000
[A] [A]
3000
2000
2000
1000
1000
0 0
-1000
-1000
-2000
-2000
-3000
-4000 -3000
0 10 20 30 40 50 [ms] 60 0 10 20 30 40 50 [ms] 60
(file nm1-1.pl4; x-var t) c:SA -1A c:SB -1B c:SC -1C (file nm1-1.pl4; x-var t) c:RA -5A c:RB -5B c:RC -5C

c) d)

Hình 4.18. Biến thiên dòng điện và điện áp tại 2 đầu đường dây khi ngắn mạch 1 pha
a) Biến thiên điện áp 3 pha tại đầu Ninh Bình (S);
b) Biến thiên điện áp 3 pha tại đầu Nho Quan (R)
c) Biến thiên dòng điện 3 pha tại đầu Ninh Bình;
d) Biến thiên dòng điện 3 pha tại đầu Nho Quan.

Bảng 4. 4. Kết quả xác định vị trí sự cố trong trường hợp ngắn mạch 1 pha
Điểm Dòng điện x đo x thực tế Sai số
Vị trí đo Điện áp (V)
sự cố (A) (%) (%) %
S 14197 2950
2 0.25 0.26 -3.5
R 34295 2465
S 23137 2738
3 0.50 0.51 -1.6
R 23176 2746
S 32870 2505
4 0.74 0.75 -2.1
R 13663 2994
S 45233 2192
5 1.00 1.00 0
R 5368 3172

57
Luận văn thạc sỹ kỹ thuật

200 3 200 3
*10 *10
150 150
100 uR 100
uS
50 50
0 0
-50 -50
iS
-100 -100
-150 -150
-200 -200
0 10 20 30 40 50 [ms] 60 0 10 20 30 40 50 [ms] 60
(file nm1-2.pl4; x-var t) v:SA v:RA c:SA -1A (file nm1-3.pl4; x-var t) v:SA v:RA c:SA -1A
c:RA -5A c:RA -5A
a) b)
200 3 200 3
*10 *10
150 150
100 100
50 50
0 0
-50 -50
-100 -100
-150 -150
-200 -200
0 10 20 30 40 50 [ms] 60 0 10 20 30 40 50 [ms] 60
(file nm1-4.pl4; x-var t) v:SA v:RA c:SA -1A (file nm1-5.pl4; x-var t) v:SA v:RA c:SA -1A
c:RA -5A c:SA -1A c:RA -5A

c) d)

Hình 4.19: Biểu đồ điện áp và dòng điện tại 2 đầu đường dây khi ngắn mạch 1 pha
a) Điện áp và dòng điện khi ngắn mạch tại 2;
b) Điện áp và dòng điện khi ngắn mạch tại 3
c) Điện áp và dòng điện khi ngắn mạch tại 4;
d) Điện áp và dòng điện khi ngắn mạch tại 5

58
Luận văn thạc sỹ kỹ thuật

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4


- Từ kết quả tính toán trên ta thấy rằng phương pháp định vị sự cố dựa trên tín hiệu
đo lường thu thập được từ 2 đầu đường dây có sai số ít hơn so với phương pháp định vị
sự cố lấy tín hiệu đo lường từ 1 đầu, cụ thể tính toán đối với sự cố ngắn mạch 1 pha
phương pháp lấy tín hiệu từ 2 đầu có sai số lớn nhất là 3,5% trong khi phương pháp lấy
tín hiệu 1 đầu trong phần mềm digsi, sigra của rơ le Siemens có sai số là 8,8% và 36,7%.
- Kết quả tính toán cũng cho thấy, sở dĩ kết quả phương pháp định vị sự cố dựa
trên tín hiệu đo lường thu thập được từ 2 đầu đường dây có sai số tại các vị trí là do thực
tế và mô phỏng trong phần mềm là đường dây Ninh Bình - Nho quan là không đồng
nhất (sử dụng 2 loại mã dây dẫn khác nhau), trong khi biểu thức xác định vị trí sự cố
(x%) được giả thiết là dây dẫn đồng nhất.

59
Luận văn thạc sỹ kỹ thuật

KẾT LUẬN VÀ ĐÁNH GIÁ

- Phương pháp định vị sự cố dựa trên tín hiệu đo lường từ 1 phía (rơ le khoảng
cách) có sai số lớn là do:
+ Thông số đầu vào đặt chỉnh định rơ le trong đó có các yếu tố ảnh hưởng bao
gồm ảnh hưởng của điện trở hồ quang tại điểm sự cố, ảnh hưởng của dòng tải trên đường
dây trước sự cố, ảnh hưởng của điện kháng tương hỗ của các đường dây song song, ảnh
hưởng của hệ số phân bố dòng điện, ảnh hưởng của phương pháp tính toán và các dữ
liệu đầu vào như điện trở R, điện kháng X.
+ Do thuật toán đo 1 đầu (trong nội dung luận văn không nghiên cứu).
- Phương pháp định vị sự cố dựa trên tín hiệu đo lường thu thập được từ 2 đầu
đường dây cho 02 trường hợp ngắn mạch pha - pha và pha - đất có sai số khoảng cách
từ 5% trở xuống (sai số này là do công thức tính toán đang coi là dây dẫn đồng nhất),
tuy nhiên sai số của phương pháp này là thấp. Kết quả nghiên cứu là đáng tin cậy và có
thể dự báo trước được vị trí sự cố.
Luận văn đã đi vào tìm hiểu và đã giới thiệu phương pháp xác định điểm sự cố
bằng cách lấy thông tin từ hai đầu đường dây. Thông tin này có thể đã được đồng bộ
hoặc chưa được đồng bộ. Hiện nay thì các rơle đã được trang bị các chức năng ghi và
lưu các dạng sóng, biên độ, góc pha của dòng điện và điện áp khi sự cố xảy ra. Cho nên
thuật toán có thể được thực hiện bằng cách sử dụng thông tin sẵn có và tương đối khả
thi. Thuật toán này thể hiện được ưu điểm là trong phương trình tính toán điểm sự cố
không có thành phần điện trở hồ quang tại điểm sự cố nên sẽ chánh được những sai số
như các rơle bảo vệ khoảng cách. Kết quả mô phỏng các trường hợp sảy ra đã cho thấy
tính chính xác của thuật toán này.
Như vậy thuật toán có những ưu điểm nổi bật thuật toán bao gồm:
- Không yêu cầu dữ liệu hai đầu phải được đồng bộ (trong mô phỏng đã cố ý tạo
ra góc lệch pha giữa hai đầu và thuật toán đã tìm ra góc cố ý tạo ra).
- Tổng trở nguồn không ảnh hưởng đến các thuật toán định vị điểm sự cố. Các
thuật toán tính toán bị ảnh hưởng bởi thông số tổng trở nguồn cho kết quả không chính
xác. Việc xác định được chính xác tổng trở nguồn là tương đối khó khăn (chỉ mang tính
giả thiết).
- Không yêu cầu xác định loại sự cố và các thông tin trước sự cố. Thuật toán đã
mô phỏng và tính toán được các trường hợp sự cố do đó không yêu cầu dạng sự cố.

60
Luận văn thạc sỹ kỹ thuật

- Thuật toán này hoàn toàn có thể mở rộng áp dụng đối với đường dây dài. Thực
tế mô phỏng cho thấy điện dung trong các nhánh (trong các sơ đồ hình ) không ảnh
hưởng đến tính chính xác của thuật toán định vị trí điểm sự cố.
- Các yếu tố bên ngoài, chẳng hạn như là tổng trở nguồn (X / R tỷ lệ khác nhau
trong mạng) không ảnh hưởng đến độ chính xác. Các thành phần khác không có trong
phương trình định vị điểm sự cố nên không ảnh hưởng đến tính chính xác của thuật toán.
Ngay cả với các véc tơ đã được đồng bộ, thuật toán này được sử dụng để bù cho
sự trễ pha do đường truyền. Hoặc bù do sai số do tần số lấy mẫu hai đầu không giống
nhau.

HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI

61
Luận văn thạc sỹ kỹ thuật

Để khai thác một cách có hiệu quả và đưa thuật toán vào áp dụng trong thực tế
hiện nay thì trong tương lai có thể cần mở rộng nghiên cứu sang các lĩnh vực sau:
- Xây dựng phần mềm trích xuất thông tin từ các bản ghi sự cố của rơle để đưa vào
thuật toán đã đề xuất trong luận văn.
- Trong luận văn đã sử dụng tất cả dòng điện và điện áp của cả ba pha từ hai đầu
đường dây để tìm góc đồng bộ và vị trí sự cố. Nghiên cứu trong tương lai có thể xét tới
việc sử dụng ít thông tin hơn, ví dụ chỉ sử dụng dòng điện từ hai đầu và điện áp từ một
đầu để tính toán. Trường hợp có ít thông tin hơn để tính toán có thể xảy ra ví dụ khi
đường dây chỉ được trang bị bảo vệ quá dòng và điện áp chỉ được đo từ một đầu đường
dây.
- Mở rộng mô hình áp dụng cho các đường dây có phân nhánh.
- Mô hình đường dây sử dụng trong luận văn giả thiết là đồng nhất, trong tương lai
có thể xét tới trường hợp các đường dây có dây dẫn không đồng nhất (nhiều chủng loại
dây trên một tuyến).
--------------------------------------------------------------------

TÀI LIỆU THAM KHẢO

62
Luận văn thạc sỹ kỹ thuật

1. Walter A. Elmore, Protective Relaying Theory and Applications, Second Edition,


New York: Marcel Dekker, Inc., 2004.
2. J. Lewis Blackburn, Thomas J. Domin, Protective Relaying Principles and
Applications, Third Edition, Taylor & Francis Group, LLC, 2006.
3. Gerhard Ziegler, Numerical Distance Protection, Principles and Applications,
Publicis Publishing, 2011.
4. Nguyễn Hoàng Việt, Bảo vệ rơle và tự động hóa trong hệ thống điện, Nhà xuất
bản Đại học Quốc gia, 2005.
5. Nguyễn Xuân Tùng, Nguyễn Đức Huy, Nguyễn Xuân Hoàng Việt, “Tổng quan
các phương pháp định vị sự cố trên đường dây truyền tải dựa trên tín hiệu đo
lường từ hai phía”, “Tạp chí Điện & Đời sống” số 162 (14-17), 2012.
6. Trần Đình Long, Bảo vệ các hệ thống điện. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật,
2005.

63
Luận văn thạc sỹ kỹ thuật

PHỤ LỤC

64

You might also like