You are on page 1of 101

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

PHẠM HỒNG CHƢƠNG

PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ RƠLE SEL-311L BẢO VỆ


SO LỆCH DỌC ĐƢỜNG DÂY 500KV DI LINH - PLEIKU

Chuyên ngành: Kỹ Thuật Điện


Mã số: 60.52.02.02

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. LÊ KIM HÙNG

Đà Nẵng - Năm 2018


LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, trong luận văn
có sử dụng một số số liệu thống kê, tính toán hệ thống của các đơn vị ngành
điện; trích dẫn một số bài viết, tài liệu rơle bảo vệ so lệch đường dây của
hãng SEL.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả luận văn

Phạm Hồng Chƣơng


TRANG TÓM TẮT TIẾNG VIỆT, TIẾNG ANH

PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ RƠLE SEL-311L BẢO VỆ


SO LỆCH DỌC ĐƢỜNG DÂY 500KV DI LINH – PLEIKU

Học viên: Phạm Hồng Chƣơng Chuyên nghành: Kỹ thuật điện


Mã số: 60520202 Khoá: K34 Trƣờng Đại học Bách Khoa - ĐHĐN

Tóm tắt: Bảo vệ so lệch dọc có vai trò quan trọng đối với các đƣờng dây truyền tải
điện và là bảo vệ chính luôn đƣợc trang bị. Bảo vệ so lệch dọc là loại bảo vệ có nguyên lý
làm việc tốt, tác động không thời gian trì hoãn, có thể tác động với mọi dạng ngắn mạch và
đảm bảo tính chọn lọc tuyệt đối. Rơle SEL-311L đƣợc sử dụng rộng rãi để bảo vệ so lệch
dọc cho đƣờng dây truyền tải điện 500kV tại Việt Nam nhờ tính ƣu việt của nó. Luận văn
này nghiên cứu phân tích, đánh giá rơle SEL-311L bảo vệ so lệch dọc đƣờng dây 500kV
Di Linh - Pleiku. Luận văn đã phân tích, tính toán thông số chỉnh định cho rơle SEL-311L
bảo vệ so lệch dọc đƣờng dây 500kV Di Linh – Pleiku. Từ việc phân tích, tính toán chỉnh
định, áp dụng Matlab/Simulink tác giả đã xây dựng mô hình mô phỏng đặc tính làm việc
của rơle SEL-311L dƣạ trên nguyên lý làm việc, sơ đồ logic bảo vệ của SEL-311L và
thông số tính toán chỉnh định. Từ kết quả mô phỏng, tác giả đã có đƣợc một số đánh giá về
rơle bảo vệ này. Mô hình mô phỏng này cũng giúp nhân viên vận hành kiểm tra, đánh giá
thông số chỉnh định, phân tích nắm rõ đặc tính hoạt động của rơle để phục vụ cho công tác
vận hành, nhằm nâng cao năng lực vận hành góp phần đảm bảo công tác vận hành an toàn
lƣới điện.
ANALYSIS, ASSESSMENT SEL-311 DIFFERENTIAL PROTECTION
FOR 500KV LINE DI LINH - PLEIKU
Abstract: Differential protection is important for power transmission lines and is the
main protection always provided. Differential protection is a good working principle, with
no time-delay effect, which can affect all types of short circuits and ensures absolute
selectivity. The SEL-311L relay is widely used to differential protection for the 500kV
transmission line in Vietnam thanks to its superiority. This thesis investigates the analysis
and evaluation of the SEL-311L relay to protect the 500 kV line of Di Linh - Pleiku. The
thesis has analyzed, calculated parameters for the relay SEL-311L protect the line
difference 500kV Di Linh - Pleiku. From Matlab / Simulink, the author has developed a
working model of the SEL-311L relay based on the working principle, the SEL-311L's
protective logic scheme and Calculated parameters. From simulation results, the author has
obtained some evaluation of this protection relay. This simulation model also allows the
operator to check and evaluate the adjustment parameters, to understand the operational
characteristics of the relay for operation, to improve operational capability, to ensure the
safe operation of the power grid.
MỤC LỤC
TRANG BÌA
LỜI CAM ĐOAN
TRANG TÓM TẮT TIẾNG VIỆT, TIẾNG ANH
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu ..........................................................................................1
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................2
4. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài .........................................................................2
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................................2
6. Đặt tên đề tài .......................................................................................................3
7. Bố cục luận văn...................................................................................................3
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG BẢO VỆ RƠLE VÀ TÌNH HÌNH SỰ
CỐ ĐƢỜNG DÂY TRUYỀN TẢI .................................................................................4
1.1. Tổng quan về hệ thống rơle bảo vệ ..........................................................................4
1.1.1. Nhiệm vụ và yêu cầu cơ bản của mạch bảo vệ rơle ..........................................4
1.1.2. Các bộ phận đo lường của hệ thống bảo vệ ......................................................5
1.1.2.1. Máy biến dòng điện (TI) ............................................................................5
1.1.2.2. Máy biến điện áp (TU) ...............................................................................7
1.2. Các vấn đề chung và tính toán bảo vệ đƣờng dây truyền tải ....................................8
1.2.1. Tình hình sự cố và hệ thống rơle bảo vệ đường dây truyền tải ........................8
1.2.2. Tính toán ngắn mạch trên đường dây truyền tải .............................................10
1.2.2.1. Khi ngắn mạch 3 pha (ngắn mạch đối xứng) ...........................................10
1.2.2.2. Khi ngắn mạch không đối xứng: {(N(1), N(1,1); N(2)} ..........................10
1.2.2.3. Điện kháng thứ tự nghịch (TTN) và thứ tự không (TTK) của các phần tử .
..................................................................................................................11
1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến rơle bảo vệ đường dây truyền tải .........................13
1.2.3.1. Tổng trở biểu kiến [3] ..............................................................................13
1.2.3.2. Tác động của hiện tƣợng quá độ ..............................................................14
1.2.3.3. Ảnh hƣởng không cân bằng tổng trở pha ................................................16
1.2.3.4. Hiệu ứng cộng hƣởng dƣới đồng bộ ........................................................16
1.2.3.5. Vấn đề do nghịch đảo điện áp (điện áp âm) ............................................17
1.3. Kết luận...................................................................................................................19
CHƢƠNG 2. TÍNH TOÁN CHỈNH ĐỊNH CHO RƠLE SEL-311L BẢO VỆ SO
LỆCH DỌC ĐƢỜNG DÂY 500KV DI LINH - PLEIKU ............................................20
2.1. Mô tả sơ đồ đấu nối và thông số đƣờng dây...........................................................20
2.2. Tính toán ngắn mạch đƣờng dây ............................................................................20
2.3. Tính toán chỉnh định chức năng bảo vệ so lệch của SEL-311L .............................25
2.3.1. Nguyên lý hoạt động .......................................................................................26
2.3.2. Cài đặt vùng hạn chế và giám sát các chức năng so lệch .............................28
2.3.3. Cài đặt đảm bảo chọn lọc khi sự cố ngoài vùng bảo vệ ................................31
2.3.3.1. Sự cố 3 pha ngoài có dòng qua rơle lớn hơn 3 lần dòng danh định (Idđ)31
2.3.3.2. Sự cố 3 pha ngoài có dòng qua rơle nhỏ hơn 3 lần dòng danh định ........31
2.3.3.3. Sự cố không đối xứng ngoài vùng bảo vệ ...............................................31
2.3.4. Những cài đặt liên quan đến 87L ...................................................................31
2.3.4.1. Cài đặt tỷ số biến CTR (1-6000) ..............................................................32
2.3.4.2. Chọn cài đặt APP để định ứng dụng cho SEL-311L: APP (87L, 87L21,
87L21P, 87LSP, 311L) .........................................................................................32
2.3.4.3. Cài đặt giá trị E87L (2, 3, 3R, N) ............................................................33
2.3.4.4. Cài đặt giá trị EHST (N, 1-6) hoặc (N, SP1, SP2) khi APP=87LSP .......33
2.3.4.5. Cài đặt giá trị EHSDTT (Y, N) ................................................................33
2.3.4.6. Cài đặt giá trị EDD (Y,N) ........................................................................33
2.3.4.7. Cài đặt giá trị ETAP (Y,N) ......................................................................34
2.3.4.8. Cài đặt giá trị EOCTL (Y,N) ...................................................................34
2.3.4.9. Cài đặt giá trị PCHAN (X,Y)...................................................................34
2.3.4.10. Cài đặt giá trị EHSC (Y, N) ...................................................................34
2.3.4.11. Cài đặt giá trị CTR_X và CTR_Y (1-6000) ..........................................34
2.3.4.12. Cài đặt giá trị 87LPP (OFF, 1-10 A Secondary) ...................................35
2.3.4.13. Cài đặt giá trị 87L2P (OFF, 0.5-5 A Secondary) ...................................35
2.3.4.14. Cài đặt giá trị 87LGP (OFF, 0.5-5 A Secondary) ..................................35
2.3.4.15. Cài đặt giá trị CTALRM (0.5-10 A Secondary) ....................................35
2.3.4.16. Cài đặt giá trị 87LR (2.0-8, Unitless) ...................................................35
2.3.4.17. Cài đặt giá trị 87LANG (900 – 2700) .....................................................35
2.3.4.18. Cài đặt giá trị OPO Open Pole Option (52, 27) .....................................35
2.4. Chỉnh định chức năng bảo vệ khoảng cách ............................................................35
2.4.1. Chức năng bảo vệ khoảng cách pha MHO ....................................................35
2.4.2. Chức năng bảo vệ khoảng cách cho sự cố chạm đất .....................................38
2.4.3. Giám sát bổ sung cho chức năng bảo vệ khoảng cách ..................................40
2.4.4. Cài đặt mở rộng bảo vệ vùng 1 ......................................................................40
2.4.5. Thời gian trễ các vùng ...................................................................................41
2.5. Tính toán chỉnh định chức năng bảo vệ quá dòng cắt nhanh .................................42
2.5.1. Bảo vệ quá dòng pha cắt nhanh và thời gian độc lập (50P) ..........................42
2.5.2. Bảo vệ quá dòng chạm đất cắt nhanh và thời gian độc lập (50G) .................43
2.5.3. Bảo vệ quá dòng thứ tự nghịch cắt nhanh và thời gian độc lập (50Q) ..........44
2.6. Tính toán chỉnh định chức năng bảo vệ điện áp (27/59) ........................................45
2.6.1. Các giá trị điện áp...........................................................................................45
2.6.2. Các cài đặt cho bảo vệ điện áp .......................................................................45
2.6.3. Latch Bit LTx (x = 116) ................................................................................48
2.6.4. Remote Bit RBx (x = 116) .............................................................................48
2.6.5. Timer SVx (x = 116) ......................................................................................49
2.6.6. Input IN101IN106 và IN301IN308 .............................................................49
2.6.7. Output OUT101OUT107, OUT201OUT206, OUT301 OUT312 .............49
2.6.8. Relay Word Bit ................................................................................................49
2.6.9. Toán tử logic ...................................................................................................49
2.6.10. Phương trình logic .......................................................................................50
2.7. Bảng giá trị cài đặt của F87L .................................................................................50
2.8. Kết luận...................................................................................................................53
CHƢƠNG 3. MÔ PHỎNG ĐẶC TÍNH HOẠT ĐỘNG CHỨC NĂNG 87L CỦA
RƠLE SEL-311L TRÊN NỀN MATLAB/SIMULINK/ SIMPOWERSYSTEM ........55
3.1 . Xây dựng mô hình mô phỏng ................................................................................55
3.1.1. Xây dựng mô hình bảo vệ so lệch dọc đường dây ...........................................55
3.1.2. Mô phỏng đặc tính làm việc của chức năng 87L ............................................56
3.2 . So sánh, phân tích đánh giá ...................................................................................61
3.3 . Kết luận..................................................................................................................61
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................................63
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................65
PHỤ LỤC
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (bản sao)
BẢN SAO KẾT LUẬN CỦA HỘI ĐỒNG, BẢN SAO NHẬN XÉT CỦA CÁC
PHẢN BIỆN (bản sao).
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CÁC KÍ HIỆU
F87L Bảo vệ so lệch dọc đƣờng dây (Line Differential Protection)
F21 Bảo vệ khoảng cách

CÁC CHỮ VIẾT TẮT


TI (CT) Máy biến dòng điện (Current Transformer)
TU (VT) Máy biến điện áp (Voltage Transformer)
TTT Thành phần thứ tự thuận
TTK Thành phần thứ tự không
DANH MỤC CÁC BẢNG

Số
Tên bảng Trang
hiệu
1.1. Cấp chính xác của TI 6
1.2. Cấp chính xác dùng cho bảo vệ của TU 8
1.3. Thống kê sự cố lƣới điện truyền tải năm 2016 9
Dòng điện ngắn mạch trên các thanh cái 500kV trạm biến áp
2.1. 21
Di Linh và Pleiku năm 2017
2.2. Dòng điện ngắn mạch 03 pha 25
2.3. Dòng điện ngắn mạch 01 pha 25
2.4. Trình bày các phép tính khác nhau cho đặc tính MHO. 37
2.5. Các cài đặt cho bảo vệ khoảng cách. 37
2.6. Cài đặt chức năng bảo vệ khoảng cách chạm đất 38
2.7. Các cài đặt của vùng 1 40
2.8. Đặt thời gian cho vùng 41
2.9. Tín hiệu điện áp của chức năng 27/59 45
2.10. Cài đặt cho bảo vệ điện áp 46
2.11. Giá trị cài đặt của F87L cho SEL-311L 50
DANH MỤC CÁC HÌNH
Số
Tên hình Trang
hiệu
1.1 Sơ đồ nguyên lý và sơ đồ thay thế máy biến dòng 5
Đƣờng cong từ hoá (a) và quan hệ của dòng điện sơ cấp iS, từ
1.2 thông F, từ cảm B và sức điện động thứ cấp eT theo thời gian (b). 7
1.3 Tổng trở biểu kiến đo đƣợc của rơle tại A khi tụ đặt đầu đƣờng dây 13
Tổng trở biểu kiến đo đƣợc của rơle tại A khi tụ đặt giữa đƣờng
1.4 dây 14
1.5 Tổng trở biểu kiến đo đƣợc của rơle khi tụ đặt các vị trí khác nhau 14
1.6 Đặc tuyến mở rộng vùng bảo vệ khi tụ đặt ở đầu đƣờng dây 18
2.1 Sơ đồ đấu nối đƣờng dây 500kV Di Linh - Pleiku 20
2.2 Các phần tử bảo vệ so lệch dòng điện của SEL-311L 26

2.3 Đặc tính tác động AP (Alpha Plane) của bảo vệ SEL-311L 27
2.4 Vùng hạn chế bao quanh các sự cố ngoài của SEL-311L 28
Cài đặt góc mở 87LA NG cho vùng hạn chế dựa trên góc lệch lớn
nhất khi có sự cố ngoài và các yếu tố sai lệch cùng xảy ra đồng
2.5 thời 29
2.6 Cài đặt SEL-311L với tỷ số biến các CT khác nhau. 32
Chức năng mho điện áp phân cực thứ tự thuận với biên ứng với
2.7 tổng trở đƣờng dây 36
2.8 Logic vùng 1 mở rộng của SEL-311L 40
Đƣờng cong thời gian tác động áp dụng cho tất cả các bảo vệ quá
2.9 dòng cắt nhanh vô hƣớng trong SEL-311L. 43
Đƣờng cong thời gian trở về áp dụng cho tất cả các bảo vệ quá
2.10 dòng cắt nhanh vô hƣớng trong SEL-311L. 43
2.11 Logic hoạt động chức năng điện áp một pha và ba pha. 47
2.12 Logic hoạt động chức năng điện áp dây. 47
2.13 Giản đồ xung ngõ vào và ngõ ra của Timer SV1. 49
3.1 Sơ đồ phƣơng thức bảo vệ F87L. 55
3.2 Mô hình mô phỏng bảo vệ so lệch dọc đƣờng dây 57
Mô hình mô phỏng thuật toán tính toán rơle SEL-311L bảo vệ so
3.3 lệch dọc đƣờng dây. 58
3.4 Tín hiệu rơle và đặc tuyến tác động khi sự cố ngoài. 60
3.5 Tín hiệu rơle và đặc tuyến tác động khi sự cố trong vùng. 61
1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội, hệ thống điện Việt Nam
cũng phát triển với tốc độ rất nhanh, lƣới điện đƣợc mở rộng không ngừng và
ngày càng trở nên phức tạp. Vận hành lƣới điện an toàn và hiệu quả là nhiệm
vụ hàng đầu của ngành điện.
Trong quá trình vận hành, lƣới điện có thể xảy ra sự cố hoặc tình trạng
làm việc không bình thƣờng của các phần tử gây ảnh hƣởng đến chế độ ổn
định của hệ thống. Đối với hệ thống điện, các sự cố xảy ra phần lớn là sự cố
đƣờng dây dẫn điện, các sự cố đƣờng dây gây ảnh hƣởng đến vận hành an
toàn hệ thống điện rất lớn, đặc biệt khi có sự cố đối với các đƣờng dây truyền
tải điện siêu cao áp. Để giải quyết vấn đề sự cố, các thiết bị rơle bảo vệ đóng
vai trò rất quan trọng trong công tác vận hành hệ thống điện. Các thiết bị rơle
bảo vệ có vai trò phát hiện và loại trừ sớm các phần tử sự cố trong hệ thống
điện ra khỏi vận hành, giúp duy trì trạng thái vận hành an toàn và ổn định cho
hệ thống điện.
Đối với các đƣờng dây truyền tải điện cao áp và siêu cao áp tại Việt
Nam, bảo vệ cho đƣờng dây hiện đang sử dụng hai bộ bảo vệ chính đó là bảo
vệ so lệch dọc và bảo vệ khoảng cách. Riêng đƣờng dây 500kV bảo vệ so lệch
dọc có vai trò đặc biệt quan trọng cho nên đó là một bảo vệ chính bắt buộc
phải có. Bảo vệ so lệch dọc là loại bảo vệ có nguyên lý làm việc tốt nhất, tác
động không thời gian trì hoãn, có thể tác động với mọi dạng ngắn mạch và
đảm bảo tính chọn lọc tuyệt đối. Vì vậy, tính toán chỉnh định và mô phỏng
đặc tính hoạt động của rơle để áp dụng trong vận hành thực tế là vấn đề thiết
thực góp phần cho việc đảm bảo vận hành an toàn hệ thống điện. Từ các kết
quả tính toán và việc tiến hành mô phỏng các dạng sự cố và phân tích sự làm
việc của rơle so sánh với các bản ghi sự cố để đối chứng từ đó đƣa ra các điều
chỉnh phù hợp về vấn đề chỉnh định rơle cũng nhƣ việc lựa chọn hợp lý thiết
bị đo lƣờng, mạch nhị thứ bảo vệ liên quan rơle.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu, tính toán chỉnh định và mô phỏng đặc tính hoạt động của
rơle bảo vệ so lệch dọc đƣờng dây 500kV Di Linh – Pleiku nhằm mục đích
nắm rõ đặc tính hoạt động, sơ đồ logic và thực hiện tính toán một số trƣờng
hợp sự cố để mô phỏng sự làm việc của rơle kỹ thuật số bảo vệ so lệch.
2

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu


3.1. Đối tượng nghiên cứu
Các vấn đề bảo vệ đƣờng dây và rơle kỹ thuật số bảo vệ so lệch dọc
đƣờng dây 500kV Di Linh - Pleiku.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu việc tính toán chỉnh định cho rơle kỹ thuật số bảo vệ so lệch
dọc cho đƣờng dây 500kV Di Linh - Pleiku, mô phỏng đặc tính hoạt động
chức năng bảo vệ so lệch của rơle cho các trƣờng hợp ngắn mạch trong vùng
bảo vệ và ngoài vùng bảo vệ trên nền Matlab/Simulink để phân tích đánh giá
bảo vệ.
4. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài
- Tính toán chỉnh định rơle SEL-311L bảo vệ so lệch dọc đƣờng dây
500kV Di Linh - Pleiku.
- Áp dụng Matlab/Simulink để mô phỏng đặc tính bảo vệ so lệch dọc của
rơle SEL-311L cho đƣờng dây 500kV Di Linh - Pleiku trên cơ sở tính toán
chỉnh định để phân tích, đánh giá hoạt động của rơle.
- Nhiệm vụ chính:
+ Hệ thống hoá lý thuyết rơle bảo vệ.
+ Tính toán ngắn mạch đƣờng dây 500kV Di Linh - Pleiku để làm cơ sở
chỉnh định bảo vệ so lệch dọc cho đƣờng dây.
+ Nghiên cứu cấu hình, đặc tính và logic bảo vệ của rơle SEL-311L.
+ Tính toán chỉnh định rơle SEL-311L bảo vệ so lệch dọc đƣờng dây
500kV Di Linh - Pleiku.
+ Áp dụng Matlab/Simulink để mô phỏng đặc tính bảo vệ so lệch dọc
của rơle SEL-311L cho đƣờng dây 500kV Di Linh - Pleiku trên cơ sở tính
toán chỉnh định để phân tích, đánh giá hoạt động của rơle.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Đề tài thuộc dạng nghiên cứu ứng dụng, mặc dù rơle SEL-311L bảo vệ
so lệch dọc đƣờng dây đã đƣa vào sử dụng trong hệ thống điện Việt Nam từ
nhiều năm qua nhƣng hiện nay vẫn chƣa có nghiên cứu nào về việc áp dụng
Matlab/Simulink để mô phỏng đặc tính bảo vệ so lệch dọc của rơle qua thông
số chỉnh định để phân tích, đánh giá hoạt động của rơle, từ đó có góp ý về vấn
đề chỉnh định rơle cũng nhƣ việc lựa chọn hợp lý thiết bị đo lƣờng, mạch nhị
thứ bảo vệ liên quan rơle.
Việc nắm rõ đặc tính làm việc của rơle qua mô phỏng với các vị trí sự cố
khác nhau giúp cho việc phân tích, đánh giá tính chính xác, thời gian tác động
3

và tính chọn lọc của bảo vệ. Ngoài ra, cũng giúp cho nhân viên vận hành nắm
vững đặc tính tác động của rơle để nhanh chóng phân tích đánh giá khi có sự
cố xảy ra từ đó đƣa ra hƣớng xử lý kịp thời, chính xác nhằm khôi phục lại chế
độ vận hành bình thƣờng tăng độ ổn định cho hệ thống điện, góp phần đảm
bảo công tác vận hành an toàn, liên tục lƣới điện truyền tải nói riêng và hệ
thống điện Việt Nam nói chung.
6. Đặt tên đề tài
Từ những lý do đã nêu ở trên, đề tài đƣợc chọn có tên là:
"Phân tích, đánh giá rơle SEL-311L bảo vệ so lệch dọc đƣờng dây
500kV Di Linh - Pleiku"
7. Bố cục luận văn
Nội dung luận văn gồm các phần chính
Mở đầu
Chƣơng 1: Tổng quan về hệ thống bảo vệ rơle và tình hình sự cố đƣờng
dây truyền tải.
Chƣơng 2: Tính toán chỉnh định cho rơle SEL-311L bảo vệ so lệch dọc
đƣờng dây 500kV Di Linh - Pleiku.
Chƣơng 3: Xây dựng mô hình mô phỏng đặc tính hoạt động chức năng
87L của rơle SEL-311L trên nền Matlab/Simulink/ Simpowersystem.
Kết luận và kiến nghị.
4

CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG BẢO VỆ RƠLE VÀ TÌNH HÌNH
SỰ CỐ ĐƢỜNG DÂY TRUYỀN TẢI

1.1. Tổng quan về hệ thống rơle bảo vệ


1.1.1. Nhiệm vụ và yêu cầu cơ bản của mạch bảo vệ rơle
Có rất nhiều nguyên nhân gây sự cố cho HTĐ: do các hiện tƣợng thời
tiết cực đoan nhƣ giông bão, lũ lụt, động đất gây ra, do máy móc thiết bị hao
mòn, già cỗi trong quá trình vận hành, do vi phạm của con ngƣời, do thao tác
của nhân viên vận hành… Hệ thống rơle bảo vệ có nhiệm vụ phát hiện và kết
hợp các thiết bị bảo vệ để loại trừ càng nhanh càng tốt đối với phần tử bị sự
cố ra khỏi hệ thống, không để hệ thống bị sự cố lan rộng, giúp hệ thống nhanh
chóng trở vệ trạng thái ổn định ban đầu.
Trong vận hành HTĐ truyền tải, phần lớn sự cố là do ngắn mạch đƣờng
dây, khi xảy ra ngắn mạch dòng điện tại chỗ ngắn mạch tăng cao rất lớn dẫn
đến dòng điện từ nguồn đến vị trí ngắn mạch gây ra tác động nhiệt và cơ gây
nguy hiểm cho các phần tử mà nó chạy qua. Hồ quang tại chỗ ngắn mạch nếu
tồn tại lâu sẽ gây hƣ hỏng thiết bị. Ngoài ra, ngắn mạch làm điện áp giảm thấp
gây ảnh hƣởng đến các thiết bị dùng điện ở khu vực lân cận điểm ngắn mạch.
Nguy hiểm nhất, ảnh hƣởng của sự cố ngắn mạch là ảnh hƣởng đến HTĐ, có
thể gây mất ổn định và dẫn đến tan rã hệ thống.
Các rơle bảo vệ kỹ thuật số hiện nay có khả năng phát hiện sự cố gần
nhƣ tức thời (trong vòng vài chu kỳ) và cách ly phần tử sự cố ra khỏi hệ
thống, giúp có thể ngăn chặn và hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại,
hƣ hỏng do sự cố gây ra.
Yêu cầu cơ bản của hệ thống rơle bảo vệ trong HTĐ đó là : hoạt động tin
cậy, tác động chọn lọc, tác động nhanh và độ nhạy cao.
- Độ tin cậy: là tính năng đảm bảo cho thiết bị bảo vệ làm việc đúng,
chắc chắn. Độ tin cậy gồm có tin cậy khi tác động và tin cậy không tác động.
- Tính chọn lọc: là khả năng bảo vệ có thể phát hiện và loại trừ đúng
phần tử bị sự cố ra khỏi hệ thống. Hệ thống điện luôn phát triển và ngày càng
phức tạp do vậy tính chọn lọc của bảo vệ ngày càng đƣợc yêu cầu cao. Tính
chọn lọc gồm 2 loại là chọn lọc tuyệt đối và chọn lọc tƣơng đối.
- Tác động nhanh: tính tác động nhanh của rơle bảo vệ là một yêu cầu
hết sức quan trọng, vì việc cô lập càng nhanh chóng phần tử bị sự cố thì sẽ
càng hạn chế mức độ thiệt hại do sự cố gây ra, càng giảm thời gian sụt điện áp
5

ở vùng lân cận điểm sự cố, giảm xác suất gây hƣ hỏng nặng hơn và nâng cao
khả năng duy trì chế độ làm việc ổn định của các máy phát và toàn bộ HTĐ.
- Độ nhạy của bảo vệ: độ nhạy của bảo vệ đặc trƣng cho khả năng phát
hiện sự cố của rơle hoặc hệ thống bảo vệ, đƣợc biểu diễn bằng hệ số độ nhạy,
đó là tỷ số giữa trị số của đại lƣợng vật lý đặt vào rơle khi có sự cố với
ngƣỡng tác động của nó. Tuỳ thuộc vào vai trò của bảo vệ mà yêu cầu về độ
nhạy cũng khác nhau. Các đối tƣợng bảo vệ càng quan trọng thì yêu cầu độ
nhạy càng cao.
1.1.2. Các bộ phận đo lường của hệ thống bảo vệ
1.1.2.1. Máy biến dòng điện (TI)
Dùng để biến đổi dòng điện sơ cấp của đối tƣợng bảo vệ thành dòng điện
thứ cấp phù hợp cung cấp cho hệ thống bảo vệ, đo lƣờng. Máy biến dòng làm
nhiệm vụ cách ly mạch thứ cấp khỏi điện áp cao phía sơ cấp và đảm bảo dòng
điện thứ cấp tiêu chuẩn (5 hoặc 1A) khi dòng điện sơ cấp danh định có thể rất
khác nhau.

Hình 1.1: Sơ đồ nguyên lý và sơ đồ thay thế máy biến dòng


Để phản ánh đúng cả trị số và góc pha, cần phải đấu nối đúng các đầu
dây cuộn sơ cấp và thứ cấp của biến dòng điện. Theo sơ đồ: các đầu dây sơ
cấp S1 và S2, các đầu dây thứ cấp T1 và T2. Quy ƣớc: giá trị tức thời của dòng
điện sơ cấp IS đi từ đầu S1 đến S2 thì dòng điện thứ cấp IT đi từ đầu T2 đến T1.
Sai số của biến dòng điện: IT = IS / n (n : tỷ số biến đổi của biến dòng).
Tuy nhiên, thực tế bao giờ cũng có sai số do tổn thất sinh ra trong biến dòng.
Gồm có các sai số sau:
- Sai số về trị số dòng điện fi : bằng hiệu số giữa biên độ dòng điện sơ
cấp sau khi đã tính đổi IS và dòng điện thứ cấp IT.

(1.1)

- Sai số góc θi : bằng góc lệch pha θ giữa véc tơ dòng điện sơ cấp và
dòng điện thứ cấp.
6

- Sai số phức hợp Fi : bằng trị số hiệu dụng của dòng điện thứ cấp lý
tƣởng với dòng điện thứ cấp thực tế, bao gồm cả sai số về trị số và sai số về
góc pha có xét đến ảnh hƣởng của các hài bậc cao trong dòng điện từ hoá:

√ ∫
(1.2)

Trong đó:
- Fi% : sai số phức hợp tính bằng %
- T : chu kỳ của dòng điện xoay chiều S
- ni : Tỷ số biến đổi của máy biến dòng
- iT : Giá trị tức thời của dòng điện sơ cấp.
- IS và iS : tương ứng là giá trị hiệu dụng và tức thời của dòng điện sơ
cấp.
Yêu cầu cấp chính xác của biến dòng cho rơle bảo vệ:
- Trị số dòng điện sơ cấp mà ở đó TI còn đảm bảo đƣợc độ chính xác yêu
cầu đƣợc gọi là dòng điện giới hạn theo độ chính xác.
- Tỷ số dòng điện giới hạn theo độ chính xác và dòng điện định mức gọi
là hệ số giới hạn theo độ chính xác.
- Các TI dùng cho thiết bị bảo vệ có cấp chính xác 5P và 10P, sai số cho
phép về trị số (fi); góc pha (θi, phút) và sai số phức hợp (Fi %) theo bảng 1-1.
Bảng 1.1: Cấp chính xác của TI

Cấp chính xác fi % θi, phút Fi %

5P ±1 5
± 60
10P ±3 10

Hệ số giới hạn theo độ chính xác: 5, 10, 15, 20 và 30

Tính toán phụ tải của máy biến dòng:


- Trong sơ đồ bảo vệ, phụ tải của máy biến dòng điện có thể đƣợc đặc
trƣng bằng công suất đầu ra phía thứ cấp Spt (VA) hoặc tổng trở phía phụ tải
Zpt (Ω). Tổng trở phía thứ cấp của TI gồm có điện trở của rơle, điện trở dây
nối phụ và điện trở tiếp xúc. Tổng trở phụ tải càng lớn thì công suất tiêu thụ ở
phía thứ cấp càng cao, và sai số của biến dòng càng lớn.

(1.3)
7

- Chế độ hở mạch thứ cấp của biến dòng:


Từ sơ đồ thay thế của TI trên hình vẽ 1.1 nhận thấy khi mạch thứ cấp của
TI bị hở, nếu phía sơ cấp có dòng điện thì toàn bộ dòng điện sơ cấp ấy sẽ làm
nhiệm vụ từ hoá, từ cảm Bm tăng lên đột ngột gây bão hoà cho mạch từ nên
các đƣờng cong biến thiên theo thời gian của độ từ cảm B và từ thông F có
dạng bằng đầu. Khi dòng điện sơ cấp qua trị số không, sức điện động cảm ứng
trong cuộn thứ cấp của máy biến dòng có dạng đỉnh nhọn với biên độ rất lớn
(Hình vẽ 1-2). Đặc biệt trong chế độ sự cố, khi dòng điện sơ cấp đạt bội số
lớn, sức điện động cảm ứng phía thứ cấp có thể đến hàng chục kV, rất nguy
hiểm cho ngƣời và thiết bị bên thứ cấp. Vì vậy trong vận hành không đƣợc để
hở mạch phía thứ cấp của TI trong khi phía sơ cấp có dòng điện chạy qua.
Trong trƣờng hợp cần thực hiện đổi nối phía thứ cấp khi có dòng điện chạy
qua cuộn sơ cấp thì phải nối tắt các cực thứ cấp của TI trƣớc khi tiến hành đổi
nối. Chế độ làm việc với cuộn thứ cấp bị nối ngắn mạch là chế độ làm việc
bình thƣờng của máy biến dòng.

Hình 1.2 : Đường cong từ hoá (a) và quan hệ của dòng điện sơ cấp iS, từ
thông F, từ cảm B và sức điện động thứ cấp eT theo thời gian (b).
1.1.2.2. Máy biến điện áp (TU)
Máy biến điện áp (Voltage Transformer) làm nhiệm vụ biến đổi điện áp
cao phía sơ cấp xuống điện áp thứ cấp tiêu chuẩn (100V hoặc 110V) để dùng
cho mục đích bảo vệ và đo lƣờng, đồng thời cách ly các thiết bị ở mạch thứ
cấp khỏi điện áp cao phía sơ cấp.
Phụ tải của TU thông thƣờng đƣợc mắc song song cùng nhau, tổng trở
của dây nối nếu quá lớn sẽ ảnh hƣởng đến độ chính xác của TU. Đầu ra các
8

cuộn dây của biến điện áp cũng đƣợc đánh dấu tƣơng tự nhƣ đã xét đối với
máy biến dòng, đấu đúng đầu cuộn dây với các dụng cụ đo và thiết bị bảo vệ
có ý nghĩa quan trọng khi cần xét đến góc lệch pha của các đại lƣợng điện.
Sai số của biến điện áp:
Cũng tƣơng tự nhƣ biến dòng điện, biến điện áp cũng có sai số.
- Sai số của biến điện áp đƣợc tính theo công thức:

FU% = .100% (1.4)

Trong đó:
- FU% : Sai số tính bằng %.
- nU : Tỷ số biến đổi của BU, nU = USdđ/ UTdđ
- US/ UT : giá trị tương ứng của điện áp đo được trên cực của cuộn sơ
cấp và thứ cấp.
- Sai số góc θU : bằng góc lệch pha giữa véc tơ điện áp sơ cấp và véc tơ
điện áp thứ cấp.
- Cấp chính xác của TU: cấp chính xác thông thƣờng dùng cho bảo vệ
của TU đƣợc cho ở bảng 1.2.

Bảng 1.2: Cấp chính xác dùng cho bảo vệ của TU

Cấp chính xác FU% θU, phút

3P ±3 ±120

6P ±6 ± 240

Ghi chú: Điện áp thay đổi trong giới hạn (0,05 ÷ 1) U mcp (quá điện áp
lớn nhất cho phép). Phụ tải thay đổi trong giới hạn (0,25 ÷ 1) S PTđm, với cosφ
= 0,8.
1.2. Các vấn đề chung và tính toán bảo vệ đƣờng dây truyền tải
1.2.1. Tình hình sự cố và hệ thống rơle bảo vệ đường dây truyền tải
Theo thống kê tại bảng 1.3 cho thấy, đối với các sự cố xảy ra trên lƣới
điện truyền tải thì sự cố xảy ra đối với đƣờng dây chiếm phần lớn. Sự cố
đƣờng dây chiếm tỉ lệ khoảng 70% trên tổng số sự cố của lƣới truyền tải. Do
vậy, vấn đề rơle bảo vệ cho đƣờng dây có vai trò quan trọng cần đặc biệt quan
tâm nghiên cứu để ngày càng hoàn thiện, giảm thiểu đến mức thấp nhất các
thiệt hại do sự cố đƣờng dây sinh ra.
9

Bảng 1.3: Thống kê sự cố lưới điện truyền tải năm 2016


Đối tƣợng Cấp Số lần Tỷ lệ
Phân loại Tổng số lần
sự cố điện áp (lần) (%)

Sự cố kéo dài 17
500kV 46
Sự cố thoáng qua 29
Đƣờng dây 155 69
Sự cố kéo dài 45
220kV 109
Sự cố thoáng qua 64

Trạm biến áp 500kV 28


Trạm biến áp 70 31
Trạm biến áp 220kV 42

Hệ thống rơle bảo vệ lƣới điện truyền tải Việt Nam: Lƣới điện 220kV &
500kV tại Việt Nam đƣợc trang bị hệ thống bảo vệ theo quy định 2896/QĐ-
EVN-KTLĐ-TĐ ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Tổng Công ty Điện lực Việt
Nam (nay là EVN) [11].
a) Đối với các đường dây 500kV
- Bảo vệ chính: đƣợc tích hợp các chức năng bảo vệ 87L, 21/21N,
67/67N, 50/51, 50/51N, 79/25, 27/59, 50BF, 85, 74.
- Bảo vệ dự phòng: đƣợc tích hợp các chức năng bảo vệ 21/21N, 67/67N,
50/51, 50/51N, 79/25, 27/59, 50BF, 85, 74.
- Chức năng 50BF, 79/25, 27/59 đƣợc dự phòng đúp, đƣợc tích hợp
trong bảo vệ dự phòng và trong bảo vệ chính.
- Bảo vệ so lệch truyền tín hiệu trên đƣờng cáp quang.
- Chức năng bảo vệ khoảng cách trong bảo vệ chính đƣợc phối hợp hai
đầu với nhau thông qua sợi cáp quang nêu trên.
- Bảo vệ khoảng cách dự phòng đƣợc phối hợp hai đầu với nhau thông
qua kênh tải ba.
b) Đối với các đường dây 220kV có đường truyền cáp quang
- Bảo vệ chính: đƣợc tích hợp các chức năng bảo vệ 87L, 67/67N, 50/51,
50/51N, 50BF, 85, 74.
- Bảo vệ dự phòng: đƣợc tích hợp các chức năng bảo vệ 21/21N, 67/67N,
50/51, 50/51N, 79/25, 27/59, 85, 74.
10

- Chức năng 50BF, 79/25, 27/59 không cần phải dự phòng, có thể đƣợc
tích hợp ở một trong hai bộ bảo vệ nêu trên.
- Bảo vệ so lệch và khoảng cách đƣợc phối hợp với đầu đối diện thông
qua kênh truyền bằng cáp quang.
c) Đối với các đường dây 220kV không có đường truyền cáp quang
- Bảo vệ chính: đƣợc tích hợp các chức năng bảo vệ 21/21N, 67/67N,
50/51, 50/51N, 50BF, 85, 74
- Bảo vệ dự phòng: đƣợc tích hợp các chức năng bảo vệ 21/21N, 67/67N,
50/51, 50/51N, 79/25, 27/59, 85, 74
- Chức năng 50BF, 79/25, 27/59 không cần phải dự phòng, có thể đƣợc
tích hợp ở một trong hai bộ bảo vệ nêu trên.
- Bảo vệ khoảng cách hai đầu đƣờng dây đƣợc phối hợp với nhau thông
qua kênh truyền tải ba.
- Hệ thống rơle bảo vệ đƣợc trang bị cho lƣới điện 220kV và 500kV hiện
nay nhìn chung hoạt động tin cậy và chọn lọc tốt.
1.2.2. Tính toán ngắn mạch trên đường dây truyền tải
1.2.2.1. Khi ngắn mạch 3 pha (ngắn mạch đối xứng)
Dòng ngắn mạch 3 pha (giá trị hiệu dụng ban đầu) tại điểm ngắn mạch
đƣợc xác định tổng quát theo biểu thức quen thuộc:

(1.5)

Nhƣ vậy, dòng ngắn mạch phụ thuộc tỷ lệ thuận với điện áp trƣớc khi
ngắn mạch và tỷ lệ nghịch với tổng trở hệ thống (nhìn từ điểm ngắn mạch).
1.2.2.2. Khi ngắn mạch không đối xứng: {(N(1), N(1,1); N(2)}
Theo nguyên tắc tƣơng đƣơng thành phần TTT đối với các dạng sự cố
khác nhau, dòng TTT (IkA1) đƣợc xác định nhƣ dòng ngắn mạch 3 pha ở xa
thêm tƣơng đƣơng “điện kháng bổ sung” tính theo công thức 1.6.
*
* (n) EA
I kA1  (1.6)
j ( x1  x( n ) )

Ở đây, đƣợc xác định theo điện kháng tổng TTN và TTK tùy dạng
ngắn mạch. * chỉ số phức (vector).
Hay dạng giá trị tuyệt đối (module):
E
I k(1n )  , (1.7)
x1   x ( n )
11

Hay module của vectơ thành phần chu kỳ của dòng pha sự cố tại điểm
ngắn mạch theo biểu thức chung (1.8).
* (n)
I k( n )  m ( n ) I kA1 (1.8)

Áp dụng chung cho các dạng ngắn mạch.


Ở đây, m(n) - hệ số tỷ lệ, phụ thuộc dạng ngắn mạch.
- m(3) = 1 khi ngắn mạch 3 pha, (N(3)), =0
- m(2) = √3 khi ngắn mạch 2 pha, (N(2)), =
- m(1) = 3 khi ngắn mạch 1 pha, (N(1)), = +
x 2  . x0 
- m(1,1) = 3. 1  khi ngắn mạch 2 pha chạm đất (N(1,1)),
( x 2   x0  ) 2

x 2  x0 
x(1,1) 
x 2   x0 
- n : chỉ số dạng ngắn mạch.
- I(n)kA1 : Dòng TTT đối với dạng ngắn mạch xem xét.
Dòng ngắn mạch chạm đất 1 pha (tùy dạng ngắn mạch) là:
(1.9)
Hay khi ngắn mạch 2 pha chạm đất:

(1.10)

1.2.2.3. Điện kháng thứ tự nghịch (TTN) và thứ tự không (TTK) của các
phần tử
Đối với máy biến áp, đƣờng dây không, cáp và kháng điện: x2 = x1.
(1) Đối với máy điện đồng bộ: x2 = ½ (xd” + xq”). Trường hợp máy điện
không có cuộn cản: √ Giá trị này sai khác so với biểu thức
trên không quá 12%.
Giá trị trung bình x2 và x0 của máy điện đồng bộ mẫu nhƣ sau (pu)

Kiểu máy điện đồng bộ X2 X0

- Máy phát tuốc bin 0,15 0,05

- Máy phát thủy điện có cuộn cản 0,25 0,07


12

- Máy phát thủy điện không có cuộn cản 0,45 0,07

- Máy bù đồng bộ và các động cơ đồng bộ lớn 0,24 0,08

(2) Kháng điện: có thể lấy x0 ≈ x1


(3) Máy biến áp:
Điện kháng TTK x0 của máy biến áp (MBA) phụ thuộc vào cấu tạo và tổ
nối dây của MBA.
Luôn có x0 = ∞ đối với MBA bất kỳ từ phía cuộn dây của MBA nối tam
giác hoặc Y không nối đất trung tính, vì điện áp TTK của cuộn dây này không
tạo ra trong MBA dòng TTK nào không phụ thuộc vào cách nối của các cuộn
dây khác. Do vậy, trong hầu hết trƣờng hợp, x0 của MBA chỉ có từ phía cuộn
dây nối Y có trung tính nối đất.
Tóm lại:
- Đối với tất cả MBA, khi nối cuộn dây Y0/∆: x0 = x1
- Đối với nhóm 3 pha gồm 3 MBA 1 pha, MBA 3 pha 4 trụ và MBA
kiểu bọc:
- Khi nối cuộn dây Y0/Y: X0 = ∞
- Khi nối cuộn dây Y0/Y0 : X0 = X1(*) ;
(*) Nếu đảm bảo đường đi cho dòng TTK ở cả 2 cuộn dây.
- Đối với máy biến áp 3 pha 3 trụ:
- Khi nối cuộn dây Y0/Y: x0 = x1 + xμ0
- Khi nối cuộn dây Y0/Y0 : cần phải sử dụng sơ đồ thay thế toàn phần
khi lấy trong sơ đồ giá trị x0 tƣơng ứng.
- Đối với MBA 3 cuộn dây, theo nguyên tắc sẽ có 1 cuộn nối tam giác,
phải lấy x0 = ∞.
- Sơ đồ Y0/∆/Y : x0 = xI + xII = xI – II
- Sơ đồ Y0/∆/Y0 và tải Y0 (tạo đƣờng cho dòng TTK): sơ đồ thay thế của
MBA phải đƣợc áp dụng vào sơ đồ TTK.
- Sơ đồ Y0/∆/∆ : x0 = x1 +
(4) Đường dây không:
- Trong tính toán gần đúng có thể lấy trung bình x1 = 0,4Ω/km.
- Đƣờng dây không 1 mạch có dây dây chống sét: x0 ≈ 2,0 x1.
- Đƣờng dây không 2 mạch có dây chống sét: x0 ≈ 3,0 x1.
13

1.2.2.4. Sơ đồ thay thế (song song, nối tiếp,..)


Điện kháng tƣơng đƣơng xss của n phần tử có điện kháng x song song
giảm đi n lần là: xss = x/n.
Nếu nút có n nhánh kháng x và nguồn É1, É2,…,Én thì tƣơng đƣơng sơ
đồ một nhánh xtđ có nguồn Étđ đƣợc xác định theo biểu thức:
Ett = ∑ và xtt = ∑ (1.11)
Nhƣ vậy, càng nhiều nguồn đổ vào một nút thì tổng dòng ngắn mạch tại
nút này càng lớn do xtđ càng nhỏ. Càng có nhiều mạch song song thì tổng trở
tƣơng đƣơng càng thấp và làm cho dòng ngắn mạch càng tăng.
1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến rơle bảo vệ đường dây truyền tải
Trong phạm vi luận văn, chỉ xem xét ảnh hƣởng của tụ bù dọc đối với hệ
thống bảo vệ đƣờng dây truyền tải cao áp và siêu cao áp. Hệ thống tụ bù dọc
làm thay đổi các đặc tính của đƣờng dây và hoạt động của hệ thống tụ bù dọc
có ảnh hƣởng đến rơle bảo vệ khoảng cách của đƣờng dây truyền tải.
1.2.3.1. Tổng trở biểu kiến [3]
Tổng trở biểu kiến rơle đo đƣợc sẽ khác nhau trong trƣờng hợp tụ vận
hành và khi tụ nối tắt và tuỳ thuộc vào các vị trí đặt tụ khác nhau.

Hình 1.3: Tổng trở biểu kiến đo được của rơle tại A khi tụ đặt đầu đường dây
14

Hình 1.4: Tổng trở biểu kiến đo được của rơle tại A khi tụ đặt giữa đường dây

Hình 1.5: Tổng trở biểu kiến đo được của rơle khi tụ đặt các vị trí khác nhau
1.2.3.2. Tác động của hiện tượng quá độ
Khi có ngắn mạch xuất hiện trên đƣờng dây truyền tải, xuất hiện sự thay
đổi đột ngột trong hệ thống và sự thay đổi này đƣợc đi kèm bởi sự hiệu ứng quá
độ. Ngay lập tức sẽ gây tần số quá độ (100-1000 Hz) khi điện cảm và điện dung
hệ thống tƣơng ứng với sự thay đổi của mạng điện. Nếu dòng ngắn mạch lớn đủ
để gây kích hoạt hệ thống bảo vệ tác động nối tắt tụ bù dọc, khi tụ đƣợc nối tắt,
rơle sau đó nhận thấy dòng điện và điện áp khác nhau lớn.
Hiện tƣợng quá độ do ngắn mạch 0gồm hai loại: quá độ tần số cao và
quá độ tần số thấp.
15

Quá độ tần số cao: Quá độ tần s0ố cao là do tần số tự nhiên của sự nối
tiếp cảm kháng và dung kháng của hệ thống. Khi có sự thay đổi trong mạng,
ví vụ nhƣ ngắn mạch hoặc nối tắt các tụ bù dọc, dẫn đến sự điều chỉnh lại
năng lƣợng dự trữ giữa các kháng trở đƣờng dây và các tụ tạo nên dòng tần số
cao chạy trong mạng. Đó là nguyên nhân gây ra dòng điện tần số cao.
Sự quá độ khởi đầu tạo thành thành phần chu kỳ với các tần số dao động
là một hàm số của khoảng cách đến sự cố và tổng trở nguồn. Độ lớn ban đầu
của dòng điện quá độ kết hợp với ngắn mạch một pha có thể đƣợc đánh giá
bằng việc giả định rằng sóng điện áp từ ngắn mạch bao gồm các sóng cùng độ
lớn trong mỗi hƣớng. Sau đó chúng ta có thể tính toán giá trị hiệu dụng của
dòng điện ban đầu nhƣ sau:
2.VLL
I  0,5 (1.12)
3.Z C
Công thức (1.12) cho giá trị cao nhất của điện áp tính bằng Volt, và thừa
số 0.5 cần thiết để tìm độ lớn của sóng trong một hƣớng. Ví dụ với đƣờng dây
750 kV, độ lớn ban đầu của dòng điện quá độ cho ngắn mạch pha khoảng
1000 A [3].
Tần số tăng lên 1000 Hz có thể đạt giá trị cao đến 15% cơ bản. Dòng
điện tần số cao giảm một cách nhanh chóng. Hầu hết rơle đƣợc thiết kế làm
việc ở tần số cơ bản và phải đƣợc lọc hết các thành phần quá độ tần số cao
bằng cách sử dụng bộ lọc thông thấp. Trên đƣờng dây truyền tải dài, quá độ
tần số cao có thể hoàn toàn khác nhau tại hai đầu đƣờng dây, hai rơle giống
nhau tại hai đầu đƣờng dây có thể nhận thấy dòng điện và điện áp hoàn toàn
khác nhau. Ngoài ra, vì ngắn mạch có thể xuất hiện tại bất kì điểm nào trong
mạng điện, phổ của quá độ tần số cao là rất lớn, và điều này rất khó để dự báo
đo lƣờng chính xác.
Quá độ tần số thấp: là do điều kiện cộng hƣởng đƣơc tạo thành giữa các
tụ bù dọc mắc nối tiếp và kháng trở nối tiếp trong mạng, nó là quá độ tần số
dƣới đồng bộ. Khi ngắn mạch xảy ra, hệ thống có bù dọc nối tiếp chuyển đổi
trạng thái từ trƣớc ngắn mạch đến sau ngắn mạch. Xem trong mặt phẳng phức
Z, quỹ tích trở kháng di chuyển từ giá trị trƣớc ngắn mạch, thƣờng cách xa
với gốc, đến vị trí mới gần hơn với gốc và dọc theo đƣờng đại diện của trở
kháng đƣờng dây. Dịch chuyển này thƣờng đƣợc mô tả nhƣ dạng xoắn
logarit. Sự dịch chuyển này có thể là nguyên nhân làm cho các phần tử đo
lƣờng khoảng cách vƣợt vùng hoặc hụt vùng, và có thể so sánh hƣớng cũng
sai. Vùng lỗi này có thể đƣợc khắc phục bởi bộ lọc thông thấp cho các đại
16

lƣợng đƣợc đo lƣờng. Việc sai hƣớng có thể đƣợc sửa bởi phân cực rơle sử
dụng điện áp pha không ngắn mạch hoặc phân cực bộ nhớ.
Quá độ tần số thấp vận hành giống nhƣ bù một chiều, mà nó có thể là
nguyên nhân sự bão hòa trong máy biến dòng. Tuy nhiên, vì các tụ bù dọc
không có bù một chiều trong đƣờng dây đƣợc bù dọc. Với nguyên tắc cơ bản,
rơle đƣờng dây yêu cầu phải hoạt động chính xác ngay cả khi có quá độ tần số
thấp. Quá độ tần số thấp có thể là nguyên nhân gây ra vấn đề cộng hƣởng
dƣới đồng bộ [3].
1.2.3.3. Ảnh hưởng không cân bằng tổng trở pha
Trở kháng không cân bằng pha xuất hiện là kết do việc nối tắt (do điện
trở phi tuyến, khe hở phóng điện) và đƣa vận hành lại các tụ bù dọc vào hệ
thống một cách không đối xứng (chỉ một hoặc 02 pha).
Hệ thống tụ đƣợc nối tắt dựa vào khe hở phóng điện hoặc điện trở phi
tuyến, điện trở phi tuyến phóng điện khi điện áp đặt lên bộ tụ đạt ngƣỡng quy
định còn phóng điện qua khe hở là do hệ thống bảo vệ tụ điều khiển.
Việc nối tắt tụ có thể xảy ra tại các thời điểm khác nhau của từng pha,
điều này dẫn đến mất cân bằng lớn ở các pha trong thời gian ngắn. Sự thay
đổi đột ngột này xuất hiện tại cùng thời điểm mà bảo vệ rơle đƣờng dây thực
hiện các quyết định của chúng liên quan đến việc bảo vệ đƣờng dây (cắt sự
cố). Rơle bảo vệ nhận thấy đƣờng dây có sự thay đổi nhanh chóng, từ bình
thƣờng đến ngắn mạch đến chế độ mất cân bằng nghiêm trọng, tất cả các trình
tự diễn ra nhanh chóng, điều này ảnh hƣởng lớn đến sự làm việc chính xác
của chúng.
Một vài phƣơng thức đƣợc dùng để giải quyết vấn đề này:
- Phƣơng thức nối tắt tụ trƣớc khi rơle bảo vệ đƣờng dây đƣa tín hiệu tác
động cắt: Điều này làm trễ thời gian cắt sự cố (không đƣợc chấp nhận trong
một số trƣờng hợp do không đảm bảo thời gian loại trừ sự cố).
- Lắp đặt các rơle riêng lẻ cho mỗi pha: điều này làm tăng chi phí nhƣng
sẽ tốt hơn là có một rơle đƣờng dây đơn với dữ liệu đƣợc đo lƣờng từ cả ba
pha, thƣờng đƣợc dùng trên đƣờng dây siêu cao áp để khắc phục sự cố không
cân bằng tổng trở pha
1.2.3.4. Hiệu ứng cộng hưởng dưới đồng bộ
Một vấn đề khác ảnh hƣởng việc bảo vệ của đƣờng dây có tụ bù dọc mắc
nối tiếp là hiện tƣợng cộng hƣởng dƣới đồng bộ. Đây là hiện tƣợng cộng
hƣởng xảy ra với mạch RLC nối tiếp, tần số cộng hƣởng điện có thể đƣợc tính
theo công thức [3]:
17

1 0 XC XC
f er    f0  f k (1.13)
2 LC 2 XL XL

Trong đó:
- fer là tần số cộng hưởng của hệ thống điện
- f0 là tần số cơ bản của hệ thống điện
- Xc là dung kháng đường dây tại tần số cơ bản có bù dọc nối tiếp
- XL là cảm kháng đường dây ở tần số cơ bản
- k là hệ số bù của đường dây
Tần số dao động đƣợc xem xét là tần số cơ bản, vì dung kháng luôn ít
hơn tổng cảm kháng đƣờng dây. Trong thực tế, tần số cộng hƣởng dƣới đồng
bộ nằm trong khoảng từ 15 đến 90% của tần số cơ bản hệ thống.
Tần số dƣới đồng bộ đặc trƣng thành phần dƣới đồng bộ trên dòng điện
và điện áp đƣợc giám sát bởi rơle bảo vệ đƣờng dây truyền tải. Do tần số thấp
nên khó khăn cho việc lọc tần số này nhanh để đáp ứng tác động nhanh của
rơle. Vì lý do này, bảo vệ rơle cho đƣờng dây đƣợc bù dọc thƣờng đƣợc thiết
kế để hoạt động một cách chính xác khi có dòng điện và điện áp với thành
phần dƣới đồng bộ. Các thành phần dƣới đồng bộ cộng với thành phần cơ bản
có thể gây quá áp làm cho các thiết bị bảo vệ quá áp của tụ bù nối tắt tụ.
1.2.3.5. Vấn đề do nghịch đảo điện áp (điện áp âm)
Nghịch đảo điện áp xảy ra khi tổng điện kháng giữa ngắn mạch và rơle
là có tính dung kháng. Điều này thƣờng xảy ra khi tụ bù dọc đặt ở đầu đƣờng
dây và ngắn mạch ở phía xa nhƣng gần với tụ. Khi ngắn mạch thoáng qua
nằm ngoài tụ bù dọc, tại (h=0+), trở kháng biểu kiến nằm trong góc phần tƣ
thứ 4 cho đến khi tụ nối tắt hoàn toàn. Trở kháng biểu kiến của rơle vẫn còn
trong góc phần tƣ thứ 4 cho các ngắn mạch nằm ở trƣớc 1/3 chiều dài đƣờng
dây đối với trƣờng hợp này. Tại khoảng cách của 0,75 trở kháng rời khỏi
vòng tròn mho danh định. Chú ý rằng quỹ tích trở kháng di chuyển ra khỏi
vùng đƣợc vẽ và vòng tròn cộng hƣởng trƣớc khi trở lại vùng lân cận của
vòng tròn mho nhƣ khi ngắn mạch gần nút phía xa (h=1-). Kết quả ngắn mạch
tại thanh cái phía xa nằm trong vùng cắt (h=1+).
Với việc đóng vào ngắn mạch thì kết quả là trở kháng biểu kiến nằm
trong góc phần tƣ thứ 4, điện áp rơle thƣờng nằm trong góc phần tƣ thứ 3,
nhƣng trở lại góc phần tƣ thứ 4 khi trở kháng trở lại vào vùng cắt đƣợc mô tả
bởi đặc tính Mho. Dòng điện rơle khi đóng vào ngắn mạch là nhanh pha hơn
điện áp gần 900, nhƣng xoay theo chiều kim đồng hồ khi ngắn mạch di
chuyển xa hơn thanh cái. Dòng của rơle luôn còn trong nửa bên phải của mặt
18

phẳng phức, nhƣng điện áp di chuyển vào trong nửa mặt phẳng bên trái khi
ngắn mạch ở vùng quan trọng. Điều này có nghĩa là đo lƣờng có hƣớng khi
ngắn mạch trong vùng này là đúng, nhƣng trở kháng di chuyển ra ngoài vùng
cắt đối với những ngắn mạch cần độ chính xác. Vấn đề liên quan đến trở
kháng thứ tự nghịch do đóng vào ngắn mạch có thể đƣợc hiệu chỉnh bằng việc
thêm vào rơle một mạch nhớ nhằm nhận biết đúng hƣớng ngắn mạch. Điều
này đƣa ra một quỹ đạo cắt tƣơng tự đặc tính độ lệch Mho. Điều này đảm bảo
phát hiện đúng ngắn mạch cho những ngắn mạch gần tụ bù dọc, hoặc ngoài
thanh góp. Rơle cũng phải loại trừ ngắn mạch sau khi nối tắt tụ và đặc tính
Mho bình thƣờng là thỏa mãn trong trƣờng hợp này.
1: Bù 70%; 2: Không bù; 3: Đặc
tuyến Mho; 4: Mho đặc biệt
5: Tổng trở nguồn
- Đảo áp xảy ra khi kháng trở tổng
cộng giữa sự cố và rơle là dung
kháng.
- Khi tụ nối tiếp đặt ở đầu đƣờng
dây và sự cố gần với tụ
+ Đối với sự cố vửa qua tụ nối
tiếp đến 1/3 đoạn đầu.
+ Tại khoảng 0,75, tổng trở rời
khỏi vòng Mho nhỏ.
Hình 1.6: Đặc tuyến mở rộng vùng bảo vệ khi tụ đặt ở đầu đường dây
Điện kháng nghịch đƣợc chú ý khi đóng vào ngắn mạch cũng ảnh hƣởng
đến rơle khoảng cách đƣờng dây. Có xu hƣớng làm tăng điện kháng thứ tự
nghịch, có thể gây cắt nhầm của đƣờng dây kề, ngoài ra điều kiện này đƣợc
đƣa vào tính toán trong việc thiết kế bảo vệ rơle của các đƣờng dây. Giải pháp
đƣa ra là có thể trì hoãn cắt vùng 1 cho đến khi tụ đƣợc nối tắt hoặc sử dụng
chức năng so sánh hƣớng thêm vào để phối hợp bảo vệ của đƣờng dây kề.
Nhƣ xem xét ở trên, thấy rằng thiết bị đo lƣờng khoảng cách dƣới vùng
phải đƣợc cài đặt rất ngắn để tránh vƣợt vùng. Hơn nữa, ngắn mạch gần rơle
có thể xuất hiện ngoài vùng cắt của rơle khoảng cách. Những vấn đề này xảy
ra trƣớc khi tụ bù dọc đƣợc nối tắt. Một vài hệ thống bảo vệ đƣợc thiết kế để
chờ đến khi tụ đƣợc nối tắt xảy ra trƣớc khi quyết định xuất tin hiệu cắt. Tuy
nhiên, trong nhiều trƣờng việc trì hoãn thời gian có thể không đƣợc chấp
nhận.
19

1.3. Kết luận


Trong chƣơng 1 tác giả đã tìm hiểu lý thuyết tổng quát về bảo vệ rơle,
nhiệm vụ và các yêu cầu cơ bản của hệ thống rơle bảo vệ, các bộ phận đo
lƣờng cho rơle bảo vệ trong hệ thống điện. Tìm hiểu tình hình sự cố và trang
bị hệ thống rơle bảo vệ trên lƣới truyền tải điện Việt Nam hiện nay. Tổng hợp
lý thuyết tính toán ngắn mạch. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến rơle bảo
vệ cho đƣờng dây truyền tải điện. Qua đó rút ra một số vấn đề cơ bản để làm
cơ sở thực hiện các phần tiếp theo của luận văn nhƣ sau:
- Hệ thống rơle bảo vệ trong HTĐ phải đáp ứng các yêu cầu cơ bản đó
là: hoạt động tin cậy, tác động chọn lọc, tác động nhanh và độ nhạy cao.
- Các bộ phận đo lƣờng cho rơle bảo vệ trong hệ thống điện phải đảm
bảo cấp chính xác cần thiết đáp ứng cho yêu cầu bảo vệ.
- Rơle bảo vệ cho đƣờng dây truyền tải là vấn đề quan trọng, đối với việc
tính toán bảo vệ đƣờng dây cần lƣu ý đến các yếu tố làm ảnh hƣởng đến hoạt
động của rơle để có biện pháp xử lý thích hợp, đặc biệt là hệ thống tụ bù dọc
đối với rơle bảo vệ khoảng cách đƣờng dây.
20

CHƢƠNG 2
TÍNH TOÁN CHỈNH ĐỊNH CHO RƠLE SEL-311L BẢO VỆ SO LỆCH
DỌC ĐƢỜNG DÂY 500KV DI LINH - PLEIKU

2.1. Mô tả sơ đồ đấu nối và thông số đƣờng dây

Hình 2.1: Sơ đồ đấu nối đường dây 500kV Di Linh - Pleiku


Đƣờng dây 500kV Di Linh – Pleiku có chiều dài 312,5 km, sử dụng dây
phân pha, mỗi pha gồm 4 dây ACSR330/42; Sử dụng dây chống sét kết hợp
dây cáp quang loại OPGW80 để truyền tín hiệu bảo vệ và thông tin. Tại mỗi
đầu đƣờng dây có lắp đặt tụ bù dọc và kháng bù ngang:
- Tại đầu trạm 500kV Di Linh: Lắp đặt bộ tụ bù dọc 30,5Ω-2000A và
kháng bù ngang 116MVAr.
- Tại đầu trạm 500kV Pleiku: Lắp đặt bộ tụ bù dọc 30,5Ω-2000A và
kháng bù ngang 90MVAr.
- Điện kháng đƣờng dây (đã bao gồm tụ bù dọc): x = 0,1128Ω/km.
- Biến dòng điện cung cấp cho rơle bảo vệ tại hai đầu đƣờng dây có tỷ số
biến 2000/1A.
- Biến điện điện áp cung cấp cho rơle bảo vệ đƣờng dây tại đầu trạm Di
Linh có tỷ số biến 550000/110V.
- Biến điện điện áp cung cấp cho rơle bảo vệ đƣờng dây tại đầu trạm
Pleiku có tỷ số biến 500000/110V.
- Điện trở một chiều dây dẫn : R = 0.0224725 Ω/km.
- Dòng điện định mức dây dẫn: Iđm = 4 x 725 = 2900 A.
- Dòng điện cho phép vận hành của đƣờng dây: Icp=Iđm (tụ bù dọc) = 2000 A.
2.2. Tính toán ngắn mạch đƣờng dây
Sử dụng chƣơng trình PSS/E (Power System Simulator for Engineer) để
tính toán dòng ngắn mạch liên quan đến các thanh cái đấu nối đến các TBA
21

500kV, kết quả tính toán đã cập nhật phụ tải và hệ thống đến giai đoạn năm
2017. Giá trị tính toán ứng với giá trị phụ tải cực đại, dòng điện ngắn mạch ba
pha và một pha tại thời điểm năm 2017, kết quả nhƣ bảng 2.1.
Bảng 2.1: Dòng điện ngắn mạch trên các thanh cái 500kV trạm biến áp
Di Linh và Pleiku năm 2017

Dòng ngắn mạch Dòng ngắn mạch


Trạm biến áp
03 pha 01 pha

X---------- BUS ----------X /I+/ AN(I+) /IA/ AN(IA)

[PLEIKU 500.00] AMPS 30819.2 -86.60 24864.2 -86.36

[DILINH 500.00] AMPS 30986.5 -78.43 20355.7 -83.90

Tính toán ngắn mạch đƣờng dây 500kV Di Linh – Pleiku.


Tính toán ngắn mạch 3 pha:
Từ kết quả tổng dòng ngắn mạch thanh cái 500kV tại Di Linh và Pleiku
INDL = 30986,5(A) ; INPL = 30819,2(A)
Đƣờng dây có chiều dài 312,5(Km), điện kháng đơn vị (đã bao gồm tụ
bù dọc) 0,1128(Ω/Km).
⇒ XĐD = 0,1128 x 312,5 = 35,25(Ω)
Từ INDL = 30986,5 (A) ⇒ XΣ1 = = 9,316(Ω).

Từ INPL = 30819,2 (A) ⇒ XΣ2 = = 9,366(Ω).


Khi ngắn mạch tại thanh cái 500kV Di Linh

(2.1)

Khi ngắn mạch tại thanh cái 500kV Pleiku


22

(2.2)

Từ (2.1) và (2.2) suy ra:


XHT1 = 11,6 (Ω)
XHT2 = 11,7 (Ω)
Ta có sơ đồ thay thế nhƣ sau:

Khi ngắn mạch ngoài tại thanh cái Di Linh:

(2.3)
√ √
(2.4)
√ √

Khi ngắn mạch ngoài tại thanh cái Pleiku:

(2.5)
√ √
(2.6)
√ √

Khi ngắn mạch giữa đƣờng dây:

√ √ (2.7)

(2.8)
Đ
√ √
23

Tính toán ngắn mạch 01 pha:


Từ kết quả dòng ngắn mạch một pha thanh cái 500kV tại Di Linh và
Pleiku:
= 20355.7 (A) ; = 24864.2 (A)
Từ phƣơng trình:
U U
I N1  3 3 (2.9)
X 1  X 2  X 0 2 X 1  X 0

U
⇒ X 0  3  2 X 1 (2.10)
I N1

Từ = 20355.7 (A)
U 500
 X 01  3 1  2 X 11  3  2 x9,316  55,507 (Ω) (2.11)
I DL 20,3557

Từ = 24864.2 (A)
U 500
 X 0 2  3 1  2 X 1 2  3  2 x9,366  41,595 (Ω) (2.12)
I NPL 24,8642
Khi ngắn mạch 1 pha tại thanh cái Di Linh:
X0HT1 X0ĐZ X0HT2

X 0 HT 1  X 0 HT 2  X 0 ĐZ 
X 01   55,507 (2.13)
X 0 HT 1  X 0 HT 2  X 0 ĐZ

Khi ngắn mạch 1 pha tại thanh cái Pleiku:


X0HT1 X0ĐZ X0HT2
24

X 0 HT 2  X 0 HT 1  X 0 ĐZ 
X 0 2   41,595 (2.14)
X 0 HT 1  X 0 HT 2  X 0 ĐZ
Đƣờng dây một mạch,có sử dụng dây chống sét, ta lấy x0 ≈ 2,0 x1
 X 0 HT 1  97,93 
Từ (2.13) và (2.14) suy ra: 
 X 0 HT 2  55,23 

Khi ngắn mạch 1 pha tại thanh cái Di Linh:


U 500
I N111

3 3  12,383 (kA)
2 X 1HT 1  X 0 HT 1 2.11,6  97,93 (2.15)
= 12383 (A)
U
I N121  3
2 X 1HT 2  X 0 HT 2  2 X 1ĐZ  X 0 ĐZ
(2.16)
500
3  6,955(kA) = 6955 (A)
2.9,7  55,23  2.35,25  70,5

Khi ngắn mạch 1 pha tại thanh cái Pleiku:


U
I N122  3
2 X 1HT 1  X 0 HT 1  2 X 1ĐZ  X 0 ĐZ
(2.17)
500
3  5,811(kA), =5881(A)
2.9,6  97,93  2.35,25  70,5

I N112

3
U
3
500
 20,099(kA)
(2.18)
2 X 1HT 2  X 0 HT 2 2.9,7  55,23
=20099 (A)
Khi ngắn mạch 1 pha giữa đƣờng dây Di Linh - Pleiku:
U
I N131

3
2 X 1ĐZ X 0 ĐZ
2 X 1HT 1  X 0 HT 1  
2 2 (2.19)
500
3  8,304(kA),  8304( A)
2.35,25 70,5
2.9,6  90,93  
2 2
U
I N132

3
2 X 1ĐZ X 0 ĐZ
2 X 1HT 2  X 0 HT 2   (2.20)
2 2
500
3  10,335(kA),  10335( A)
2.35,25 70,5
2.9,7  55,23  
2 2
25

Bảng 2.2: Dòng điện ngắn mạch 03 pha


Dòng ngắn mạch Dòng ngắn mạch
Điểm ngắn mạch từ hƣớng Di Linh từ hƣớng Pleiku
(A) (A)
Ngắn mạch ngoài tại thanh cái
500kV trạm Di Linh 24885 6148
Ngắn mạch ngoài tại thanh cái
500kV Pleiku 6161 24673
Ngắn mạch giữa đƣờng dây 500kV
Di Linh – Pleiku 9877 9843

Bảng 2.3: Dòng điện ngắn mạch 01 pha


Dòng ngắn mạch Dòng ngắn mạch
Điểm ngắn mạch từ hƣớng Di Linh từ hƣớng Pleiku
(A) (A)
Ngắn mạch ngoài tại thanh cái
500kV trạm Di Linh 12383 6955
Ngắn mạch ngoài tại thanh cái
500kV Pleiku 5811 20099
Ngắn mạch giữa đƣờng dây 500kV
Di Linh - Pleiku 8304 10335
2.3. Tính toán chỉnh định chức năng bảo vệ so lệch của SEL-311L
Bảo vệ so lệch dòng cho đƣờng dây và hệ thống tự động của SEL-311L
bao gồm cả bộ phận dựa trên tín hiệu dòng và điện áp. Khi mất hoặc không
xác định đƣợc điện áp thì không ảnh hƣởng đến một số chức năng bảo vệ dựa
trên tín hiệu dòng điện.
Rơle SEL-311L có 5 chức năng bảo vệ so lệch cho đƣờng dây:
- 03 chức năng cho từng pha
- 01 chức năng cho dòng thứ tự nghịch và 01 chức năng cho dòng thứ tự
không.
Bảo vệ pha cho phép tác động nhanh khi sự cố dòng lớn.
Bảo vệ theo dòng thứ tự nghịch và thứ tự không tác động nhạy khi sự cố
không đối xứng, không làm ảnh hƣởng đến sự làm việc an toàn của rơle.
26

Với toàn bộ các đƣờng dây có 2 hoặc 3 đầu cuối, rơle 87L không nhất
thiết phải cài đặt khác so với mặc định của nhà sản xuất.
SEL-311L Line Current Differential Protection and
Automation System
(Bảo vệ so lệch dòng điện và tự động hoá SEL-311L)

Hình 2.2: Các phần tử bảo vệ so lệch dòng điện của SEL-311L
SEL-311L trao đổi một cách đồng bộ theo thời gian dòng Ia, Ib, Ic giữa
2 hay 3 phía của đƣờng dây. Mỗi rơle tính toán 3I2, 3I0 cho tất cả các đầu
đƣờng dây. So lệch dòng 87LA, 87LB, 87LC, 87L2, 87LG của mỗi rơle so
sánh giá trị Ia, Ib, Ic, 3I2 và 3I0 cho các đầu đƣờng dây. Tất cả các rơle đều
tính toán tƣơng đƣơng nhau để tránh sự trễ của truyền tín hiệu.
Chức năng so lệch pha 87LA, B, C phát hiện sự cố 3 pha một cách tin
cậy. Chức năng so lệch dòng thứ tự nghịch 87L2 (bảo vệ bị hạn chế khi dòng
ở trên cả 3 pha vƣợt quá 3 lần dòng danh định : 15A đối với rơle danh định
5A và 3A đối với rơle danh định 1A), thứ tự không dùng cho các sự cố không
đối xứng (bảo vệ bị hạn chế khi 2 trong 3 dòng trên 3 pha vƣợt quá 3 lần dòng
danh định).
2.3.1. Nguyên lý hoạt động
Hình 2.3 thể hiện đặc tính tác động AP (Alpha Plane) của bảo vệ so lệch,
thể hiện tỷ số phức của dòng ở hai đầu của đƣờng dây. Có các đặc tính tác
động khác nhau cho mỗi dòng. Qui định dòng chạy vào đƣờng dây đƣợc bảo
vệ có góc 00, dòng chạy ra khỏi đƣờng dây đƣợc bảo vệ có góc 180 0. Nhƣ
vậy, khi bình thƣờng tỷ số dòng điện ở 2 đầu là . Khi sự cố ngoài
27

đƣờng dây đƣợc bảo vệ thì tỷ số này vẫn là .


SEL-311L có đặc tính bao quanh điểm , vùng đó gọi là vùng hạn
chế. Rơle sẽ cắt khi tỷ số dòng điện nằm ngoài vùng hạn chế đó.

Giá trị biên độ của tỉ số


dòng điện 2 đầu đường dây

Tỉ số dòng điện 2 đầu Giá trị góc pha của tỉ số


đường dây khi vận hành dòng điện 2 đầu đường dây
bình thường và sự cố ngoài

Hình 2.3: Đặc tính tác động AP (Alpha Plane) của bảo vệ SEL-311L
Trên mặt phẳng phức hình 2.3, rơle SEL-311L tạo ra xung quanh điểm
11800 một vùng hãm. Chức năng so lệch tác động khi tỉ số dòng điện giữa
hai đầu đƣờng dây vƣợt ra ngoài vùng hãm này và dòng so lệch cao hơn
ngƣỡng cài đặt. Rơle không tác động khi tỉ số dòng điện giữa hai đầu đƣờng
dây nằm trong vùng hãm hoặc khi dòng so lệch nhỏ hơn ngƣỡng cài đặt.
Dòng so lệch của SEL-311L đƣợc tính theo công thức 2.19.
⃗ ⃗ ; ⃗ ⃗ ; ⃗ ⃗

⃗ ⃗ (2.19)

⃗ ⃗

Dạng của vùng hạn chế đƣợc thể hiện trên hình 2.4. Đặt 87LANG để xác
định góc mở của vùng hạn chế. Đặt 87LR để xác định bán kính của vùng hạn
chế.
Đặt giá trị pickup 87LPP cho dòng pha, 87LGP cho dòng chạm đất và
87L2P cho dòng thứ tự nghịch.
Đặc tính tác động phẳng của SEL-311L ƣu việt hơn đặc tính của các rơle
khác do SEL-311L xem xét cả về trị số và góc pha của dòng điện đồng thời
SEL-311L xử lí đƣợc các sai số của CT.
Công thức 2.20 [1] tính tổng trở lớn nhất của CT để có thể tránh sai số.
28

Vs
ZB 
X (2.20)
I F (  1)
R
Trong đó:
ZB : tổng trở trong của CT.
VS : điện áp của CT.
IF : dòng sự cố thứ cấ.p
X/R : tỷ số điện kháng và điện trở sự cố.
Với đƣờng dây 2 đầu, SEL-311L yêu cầu CT đáp ứng cả hai tiêu chuẩn
sau:
- CT không đƣợc bão hòa khi dòng sự cố thứ cấp nhỏ hơn 15A đối với
CT 5A, và 3A đối với CT 1A.
Vs
- Tổng tải tiêu thụ của CT không đƣợc vƣợt quá [1]: 7.5 
X
I F (  1)
R

Vùng hãm Vùng tác động

Hình 2.4: Vùng hạn chế bao quanh các sự cố ngoài của SEL-311L
Giá trị khởi động của chức năng bảo vệ so lệch của SEL-311L bảo vệ
đƣờng dây 500kV Di Linh – Pleiku:

87LPP = = = 1,2

2.3.2. Cài đặt vùng hạn chế và giám sát các chức năng so lệch
Đặt chức năng so lệch pha 87LA, 87LB, 87LC để phát hiện các sự cố 3
pha trên đƣờng dây bảo vệ.
Hình 2.5 thể hiện khi sự cố trên đƣờng dây bảo vệ, có thể có các điều
kiện làm ảnh hƣởng đến tỷ số của dòng điện ở hai đầu.
- Vùng A: Lệch góc 200 do phân bố nguồn
29

- Vùng B: Lệch góc khoảng 21,60 do độ trễ của kênh truyền tín hiệu giữa
hai đầu
- Vùng C: Lệch góc khoảng 400 do sai số CT.

Hình 2.5: Cài đặt góc mở 87LA NG cho vùng hạn chế dựa trên góc lệch
lớn nhất khi có sự cố ngoài và các yếu tố sai lệch cùng xảy ra đồng thời.
- Khi ngắn mạch 3 pha giữa đƣờng dây trên hệ thống đồng nhất và đƣờng
dây không tải. Trƣờng hợp này dòng từ xa và tại chỗ bằng nhau về độ lớn và góc
pha. Tỉ số véc tơ của dòng từ xa và dòng tại chỗ là 100 sẽ rơi vào điểm gốc bên
phải của đồ thị nhƣ hình 2.5. Nếu hệ thống không đồng nhất, góc ở hai đầu
đƣờng dây khác nhau, do đó góc của tỉ số dòng từ xa và dòng tại chỗ khác
không. Nếu góc của các trở kháng nguồn khác nhau bằng 100, và có sự khác biệt
góc 100 giữa các nguồn, thì góc giữa dòng từ xa và dòng tại chỗ có thể xấp xỉ
200. Tƣơng tự, khi ngắn mạch bên trong mà không phải giữa đƣờng dây thì điểm
sự cố trên đồ thị cũng nằm trong nửa mặt phẳng bên phải lân cận điểm 100. Vì
vậy, khi ngắn mạch 3 pha bên trong thì tỉ số dòng pha nằm trong mặt phẳng
phải với ±200 của trục thực dƣơng nhƣ hình 2.5 cho góc nguồn và trở kháng
nhƣ đã phân tích ở trên (vùng A).
- Xét đến sai số trong tính toán dữ liệu gây ra bởi sự chậm trễ không
đồng đều trong kênh phát và nhận tín hiệu dòng. Giả sử, trong một vòng
mạng quang đồng bộ một chiều với 20 nút, thời gian truyền và nhận có thể sai
khác 2ms, giả sử một nút đi theo một hƣớng và 19 nút kia đi theo hƣớng khác
(trƣờng hợp lớn nhất). SEL-311L xác định việc trì hoãn kênh 1 chiều nhƣ
chậm một nửa chu kỳ cắt. Trong hoàn cảnh này, làm chậm chu kỳ cắt là
30

khoảng 2ms. Trong trƣờng hợp đặc biệt, cả hai rơle SEL-311L xác định việc
trì hoãn kênh một chiều là 1 ms và mỗi rơle sử dụng dòng tại chỗ đƣợc đo
lƣờng sớm 1ms để liên kết dữ liệu tại chỗ và dữ liệu nhận đƣợc từ xa. Theo
cách đó, cả hai rơle có 1ms lỗi liên kết dữ liệu (một rơle sớm và một chậm
sau). Điều này gây ra góc của tỉ lệ mặt phẳng  bị sai lệch khoảng 220. Trong
một rơle thì độ lệch dƣơng (ngƣợc chiều kim đồng hồ trên mặt phẳng  ),
trong rơle khác thì độ lệch âm (cùng chiều kim đồng hồ trên mặt phẳng  ),
(vùng B).
- Phụ thuộc vào góc quay tại rơle riêng biệt, độ lệch này có thể thêm vào
hoặc trừ ra từ góc đƣợc gây ra bởi góc của hệ thống không đồng nhất và góc của
tải đã thảo luận ở trên. Giả thiết góc thêm vào, khi trƣờng hợp xấu nhất. Khi
ngắn mạch trong góc trên mặt phẳng  có thể sai lệch  200  220   420 .
- Tiếp tục xem xét bão hòa CT. CT bị bão hòa một cách dữ dội trong tức
thời có thể gây ra thành phần chủ yếu của dòng thứ cấp sớm pha hơn dòng sơ
cấp 400 (vùng C).
- Xét tổng bão hòa CT, hệ thống không đồng nhất, góc phụ tải, trì hoãn
kênh truyền không đối xứng, thì góc trên mặt phẳng  của dòng pha vào khoảng
 400  220  200   820 khi ngắn mạch 3 pha bên trong.
Nhƣ đã xét, ta đặt 87LANG = 1950 {3600 – (2 x 820) = 1960 : mặc định
nhà sản xuất đặt 1950} để có thể đảm bảo tác động ngay cả khi các ảnh hƣởng
trên đồng thời xảy ra.
87L cho pha và cài đặt đặc tính tác động
Cài đặt cho chức năng 87L pha thể hiện nhƣ hình 2.4.
Đặt 87LANG và 87LR giống nhau cho tất cả các chức năng so lệch. Bảo
vệ sự cố 3 pha yêu cầu cao nhất cho cài đặt 87LANG. Thông số cài đặt mặc
định của nhà sản xuất là 1950. Theo những thử nghiệm của SEL thì giá trị này
là thích hợp cho rơle hoạt động tin cậy và hiệu quả.
Giá trị 87LR mặc định là 6, còn 87LPP là 1,2 lần giá trị dòng thứ cấp
danh định.
Đặt chức năng so lệch dòng thứ tự nghịch 87L2 để phát hiện các sự cố
không cân bằng trên đường dây cần bảo vệ
Có 3 biến cần đặt cho bảo vệ so lệch dòng thứ tự nghịch 87L2.
87LANG và 87LR đặt giống nhau cho các chức năng.
87L2P (giá trị 3I2) đƣợc đặt để phát hiện một cách tin cậy các sự cố
không đối xứng trong vùng bảo vệ. Tuy nhiên, giá trị đặt phải lớn hơn so với
dòng không cân bằng do điện áp không đối xứng (điện áp không đối xứng
31

càng lớn thì tạo ra dòng so lệch càng lớn). Trong trƣờng hợp xấu nhất, hở 1
đầu đƣờng dây hay sự cố chạm đất có thể gây sụt áp hoàn toàn. Thƣờng đặt
87L2P khoảng 10% dòng danh định (khoảng 0.5A cho rơle 5A).
2.3.3. Cài đặt đảm bảo chọn lọc khi sự cố ngoài vùng bảo vệ
Nhìn chung, các cài đặt cho chức năng 87L nhƣ đã trình bày ở trên đảm
bảo tốc độ tác động nhanh, nhạy và tính chọn lọc cho các sự cố trong vùng
đƣợc bảo vệ. Vùng hạn chế trên đặc tính tác động có đƣợc bao quanh điểm
đã tính đến việc ảnh hƣởng của các yếu tố sai số. Có thể kiểm tra
tính chọn của bảo vệ khi có sự cố ngoài vùng bảo vệ.
2.3.3.1. Sự cố 3 pha ngoài có dòng qua rơle lớn hơn 3 lần dòng danh
định (Idđ)
Trƣớc hết xem xét sự làm việc của phần tử 87L2. Khi sự cố 3 pha ngoài
xảy ra, CT ở một đầu có thể bị bão hòa trong khi CT ở đầu kia thì không, sự
khác nhau này có thể dẫn tới 87L2 tác động nhầm. Vì vậy, 87L2 sẽ bị khóa
khi dòng trên cả 3 pha tại bất kì đầu đƣờng dây nào vƣợt quá 3 lần dòng Idđ
(3A đối với rơle 1A).
Cũng giống nhƣ vậy, với chức năng của phần tử 87LG. Khi dòng trên 2
hoặc 3 pha tại bất kì đầu đƣờng dây nào vƣợt quá 3 lần Idđ thì 87LG sẽ bị
khóa. Nếu 87L2 không đƣợc sử dụng thì đặt chức năng so lệch pha để phát
hiện sự cố 3 pha và sự cố 2 pha chạm đất trong vùng bảo vệ, đặt 87LG để
phát hiện sự cố chạm đất 1 pha.
2.3.3.2. Sự cố 3 pha ngoài có dòng qua rơle nhỏ hơn 3 lần dòng danh
định
Trong trƣờng hợp này thì chức năng so lệch thứ tự nghịch và thứ tự
không của phần tử 87L2 và 87LG đƣợc bổ sung thêm chức năng giám sát bởi
Relay Word bits 87L2T và 87LGT. Đó là kết quả của thuật toán hãm thành
phần hài bậc 2 và thành phần một chiều của phần tử so lệch thứ tự nghịch và
thứ tự không (đặc tính so lệch có hãm)[1].
2.3.3.3. Sự cố không đối xứng ngoài vùng bảo vệ
Với sự cố không đối xứng ngoài vùng bảo vệ, những cài đặt theo khuyến
cáo của nhà sản xuất nhƣ trên hình 2.5 đã có thể loại trừ đƣợc tác động nhầm
của bảo vệ (87LANG=1950, 87LR=6).
2.3.4. Những cài đặt liên quan đến 87L
Các cài đặt liên quan đến chức năng 87L không đƣợc tính toán trƣớc mà
chỉ đƣợc đặt sao cho phù hợp với cấu hình hệ thống và mục đích bảo vệ cụ
thể. Sử dụng lệnh SET để truy nhập vào các cài đặt này.
32

2.3.4.1. Cài đặt tỷ số biến CTR (1-6000)


Chọn CTR để đặt tỷ số biến của CT tại đầu đƣờng dây local (đầu đƣờng
dây tại chỗ; đầu đƣờng dây còn lại ở xa là đầu remote). Ví dụ, tỷ số biến của
CT tại đầu này là 600:5, đặt CTR=120. Biến CTR_X hay CTR_Y (kênh
truyền X hoặc Y) cho phép đặt tỷ số biến của CT tại đầu ở xa. So lệch dòng
tại mỗi rơle sẽ theo giá trị CTR đặt cao nhất (max của CTR và CTR_X hay
CTR_Y). Ví dụ đƣờng dây 2 đầu nhƣ trên hình 2.6.

Hình 2.6: Cài đặt SEL-311L với tỷ số biến các CT khác nhau.
- Ở rơle S, CTR=120, CTR_X= 240 còn ở rơle R, CTR=240, CTR_X=
120. So lệch dòng đƣợc 87L sử dụng ở cả hai đầu là dòng thứ cấp thu đƣợc
theo tỷ số biến cao nhất là 240.
- Nếu đặt biến 87LPP=6 tại cả hai rơle thì dòng so lệch sẽ có thể lên tới
1440A trong trƣờng hợp sự cố trong vùng bảo vệ. Các thông số sự cố và đo
lƣờng của rơle sẽ hiển thị các giá trị quy về phía nhất thứ của đối tƣợng bảo
vệ.
2.3.4.2. Chọn cài đặt APP để định ứng dụng cho SEL-311L: APP (87L,
87L21, 87L21P, 87LSP, 311L)
- Đặt APP=87L: sử dụng tất cả các chức năng so lệch dòng cơ bản, thêm
chức năng phân bố tải và chức năng dự phòng quá dòng vô hƣớng.
- Đặt APP=87L21: thêm chức năng dự phòng bảo vệ khoảng cách và quá
dòng có hƣớng.
- Đặt APP=87L21P: thêm chức năng bảo vệ có dẫn hƣớng nhƣ DCB,
POTT, DCUB, …
- Đặt APP=87LSP: sử dụng cắt theo từng pha thông qua chức năng bảo
vệ so lệch dòng (chỉ với SEL-311L-7: chức năng bảo vệ quá dòng có hƣớng
cắt 3 pha, vùng 1 của bảo vệ khoảng cách có thể cắt từng pha, các cùng còn
lại cắt 3 pha).
- APP=311L: sử dụng tất cả các chức năng bảo vệ so lệch cơ bản, thêm
phân bố tải, dự phòng bảo vệ quá dòng có hƣớng và vô hƣớng, bảo vệ khoảng
33

cách và dẫn hƣớng.


2.3.4.3. Cài đặt giá trị E87L (2, 3, 3R, N)
Cài đặt này để chọn số đầu đƣờng dây cho vùng bảo vệ 87L, và cũng cho
phép ngƣời sử dụng để bảo vệ đƣờng dây 3 đầu với 2 kênh liên lạc.
2.3.4.4. Cài đặt giá trị EHST (N, 1-6) hoặc (N, SP1, SP2) khi
APP=87LSP
- Sử dụng biến EHST để kích hoạt chức năng cắt nhanh. Cài đặt cắt
nhanh này thông qua cổng ra OUT201-OUT206. Ví dụ đặt EHST=3, rơle điều
khiển cổng ra liên lạc OUT201-OUT203 với bit TRIP87. Tốc độ cắt lớn hơn
½ chu kỳ so với sử dụng điều khiển SELogic với bit TRIP87.
- Khi APP=87LSP, EHST có thể đặt là N, SP1 hoặc SP2. Đặt
EHST=SP1, cho phép cắt nhanh, cắt từng pha thông qua cổng OUT201,
OUT202 và OUT203. Đặt EHST=SP2, cho phép cắt nhanh trên toàn bộ các
đầu ra. Cắt pha A qua cổng OUT201 và OUT204, pha B qua OUT202 và
OUT205, pha C qua OUT203 và OUT206 (tƣơng ứng với 2 mạch cắt của máy
cắt).
- Nếu bảo vệ 87L chỉ đƣợc sử dụng trong khoảng nhất định (ví dụ trong
lần 2 của Tự động đóng lại) thì cài đặt EHST không đƣợc sử dụng. Các kết
hợp với bit TRIP và TRIP87 đƣợc phân tích kỹ trong tài liệu SEL-311L [1].
2.3.4.5. Cài đặt giá trị EHSDTT (Y, N)
- EHSDTT cho phép cắt trực tiếp thông qua tín hiệu cắt đƣợc truyền trên
kênh giao tiếp của 87L. Khi EHSDTT=Y, rơle sẽ gửi bit Relay Word TRIP87
nếu nó nhận đƣợc tín hiệu cắt truyền trực tiếp trên bất kỳ kênh giao tiếp nào
của 87L. Tín hiệu nhận đƣợc sẽ đƣa ra lệnh cắt nếu chế độ cắt nhanh đƣợc kích
hoạt hoặc bit TRIP87 đƣợc sử dụng trong công thức điều khiển cắt SELogic
TR. Rơle có thể cắt nhanh qua tín hiệu truyền trực tiếp nếu đặt E87R=3 và một
kênh thông tin của 87L bị hỏng hoặc nếu đặt E87L=3R, ngay cả khi
EHSDTT=N. Rơle luôn truyền tín hiệu cắt trực tiếp khi bất kỳ chức năng nào
của 87L phát hiện ra sự cố trong vùng bảo vệ, cả khi đặt EHSDTT=N.
- Lƣu ý rằng khi đặt APP=87LSP, tín hiệu cắt truyền đến sẽ cắt 3 pha.
Thêm nữa, tín hiệu DTT nhận đƣợc phải đƣợc xử lí thông qua các công thức
logic TR. Ví dụ đặt TR= RDTX + … Khi bit cắt truyền trực tiếp RDTX đƣợc
nhận, rơle sẽ đƣa ra lệnh cắt thông qua bit TRIP. Đặt TRIP trên cả 3 đầu ra để
cắt 3 pha.
2.3.4.6. Cài đặt giá trị EDD (Y,N)
- Đặt EDD sử dụng giám sát tại chỗ của các chức năng 87L với các bộ
34

dò sự cố dòng tại đó. Khi EDD=Y, rơle kiểm soát các chức năng của 87L với
bộ dò nhiễu loạn thông qua bit DD. Bộ dò nhiễu loạn đảm bảo rơle phát hiện
những thay đổi không bình thƣờng trƣớc khi đƣa ra một lệnh cắt. Bit DD
không kiểm soát các tín hiệu cắt trực tiếp nhận đƣợc. Đặt EDD=N khi tình
trạng thiếu hoặc cắt nguồn xảy ra ở đầu local.
- Bộ dò nhiễu loạn đƣợc khuyến cáo để hạn chế lỗi tác động do không
phát hiện lỗi trên các kênh giao tiếp của 87L. Việc không phát hiện lỗi rất hay
xảy ra, để nâng cao tính chọn lọc, bộ dò lỗi có độ rộng xung dò 2 chu kỳ. Nếu
rơle phát hiện sự cố trong vùng bảo vệ kéo dài 2 chu kỳ, bộ dò lỗi không hoạt
động đƣợc, và khi đó rơle cắt ngay cả khi nhiễu loạn không đƣợc phát hiện.
2.3.4.7. Cài đặt giá trị ETAP (Y,N)
- Đặt ETAP=Y để sử dụng chức năng phân bố tải.
2.3.4.8. Cài đặt giá trị EOCTL (Y,N)
- Đặt EOCTL để kiểm tra hở mạch CT. Sử dụng logic này để đóng chức
năng so lệch dòng thứ tự nghịch và thứ tự không khi CT bị sự cố. Nếu dòng
so lệch đo đƣợc lớn hơn giá trị đặt CTARLAM, hay ít nhất 1 máy cắt ở 1 phía
đƣờng dây đang mở thì open-CT Logic cũng khóa chức năng so lệch dòng thứ
tự nghịch và thứ tự không. Biến này chỉ dùng cho đƣờng dây 2 đầu.
2.3.4.9. Cài đặt giá trị PCHAN (X,Y)
- Đặt giá trị này khi bảo vệ 87L đƣợc trang bị hai kênh thông tin. Với
đƣờng dây hai đầu (E87L=2), kênh thông tin đƣợc đặt bởi PCHAN sẽ phục vụ
cho 87L, kênh còn lại đƣợc dùng nhƣ dự phòng nóng. Khi đƣờng dây là 3 đầu
E87L=3R, kênh đƣợc chọn bởi PCHAN đƣợc sử dụng cho bảo vệ, còn các
kênh khác không đƣợc sử dụng.
2.3.4.10. Cài đặt giá trị EHSC (Y, N)
- Nếu rơle đƣợc trang bị 2 kênh thông tin và đƣợc đặt cho đƣờng dây 2
đầu, giá trị đặt EHSC=Y cho phép kênh thông tin còn lại dự phòng nóng cho
kênh chính thức. Rơle thực hiện tất cả các chức năng bảo vệ 87L một cách
liên tục, sử dụng dữ liệu trên cả kênh chính thức và dự phòng. Khi kênh chính
thức lỗi, rơle sẽ sử dụng tín hiệu trên kênh dự phòng. Không có thời gian trễ
do việc chuyển đổi sử dụng kênh truyền tín hiệu này.
- Hai kênh tín hiệu chính thức và dự phòng có thể khác nhau, khi cả hai
kênh tín hiệu bị hỏng thì chức năng bảo vệ 87L sẽ tự động cô lập.
2.3.4.11. Cài đặt giá trị CTR_X và CTR_Y (1-6000)
Đặt CTR_X để xác định giá trị CTR cho SEL-311L ở xa nối theo kênh
X. Tƣơng tự cho CTR_Y cho kênh Y. Giá trị đặt cho CTR_X, CTR_Y có thể
35

khác nhau và khác với giá trị đặt CTR. Mọi giá trị dòng so lệch đặt trong 87L
đều là giá trị thứ cấp, dựa theo giá trị CTR cao nhất (max của CTR, CTR_X,
CTR_Y).
2.3.4.12. Cài đặt giá trị 87LPP (OFF, 1-10 A Secondary)
Chức năng so lệch dòng pha 87LA, 87LB, 87LC bị hạn chế khi dòng so
lệch pha nhỏ hơn giá trị 87LPP. Đặt 87LPP để phát hiện sự cố 3 pha nhƣ đã
nói ở trên. Giá trị đặt là giá trị thứ cấp, theo giá trị max của CTR. Ví dụ, đặt
E87L=2, PCHAN=X, CTR=200, CTR_X=400. Nếu đặt 87LPP=6 cho cả 2
rơle thì chức năng so lệch pha sẽ tác động trong vùng bảo vệ khi có dòng so
lệch sự cố lớn hơn 2400A.
2.3.4.13. Cài đặt giá trị 87L2P (OFF, 0.5-5 A Secondary)
Chức năng 87L2 bị hạn chế khi |3I2| nhỏ hơn giá trị của 87L2P. Đặt
87L2P lớn hơn giá trị dòng trong chế độ không bình thƣờng. Đây là giá trị thứ
cấp và theo CTR max.
2.3.4.14. Cài đặt giá trị 87LGP (OFF, 0.5-5 A Secondary)
Chức năng 87LG bị hạn chế khi |3I0| nhỏ hơn giá trị của 87LGP. Đặt
87LGP lớn hơn giá trị dòng trong chế độ không bình thƣờng. Đây là giá trị
thứ cấp và theo CTR max
2.3.4.15. Cài đặt giá trị CTALRM (0.5-10 A Secondary)
Bit CTAA đƣợc đƣa ra khi giá trị dòng trên pha A vƣợt quá giá trị của
CTALRM. Sử dụng các bit này để phát hiện và cảnh báo cho các trƣờng hợp
quá dòng pha trong trạng thái tĩnh. Đây là giá trị thứ cấp và theo CTR max.
2.3.4.16. Cài đặt giá trị 87LR (2.0-8, Unitless)
Đặt bán kính cho vùng hạn chế nhƣ trong hình 2.4. Bình thƣờng đặt
87LR=6.
2.3.4.17. Cài đặt giá trị 87LANG (900 – 2700)
Xác định góc mở cho vùng bảo vệ. Bình thƣờng đặt 87LANG=1950.
2.3.4.18. Cài đặt giá trị OPO Open Pole Option (52, 27)
Không đặt OPO=27 trong các ứng dụng cắt bằng 87L. OPO=27 có thể
cho phép kết hợp logic để điều khiển trong trƣờng hợp đóng xông điện cho
đƣờng dây.
2.4. Chỉnh định chức năng bảo vệ khoảng cách
2.4.1. Chức năng bảo vệ khoảng cách pha MHO
SEL-311L có 4 vùng bảo vệ khoảng cách pha MHO độc lập. Tất cả các
vùng đƣợc cài đặt độc lập với nhau. Vùng 1 và vùng 2 chỉ cài đặt đƣợc ở
hƣớng thuận, vùng 3 và vùng 4 có thể cài đặt đƣợc ở cả hƣớng thuận và
36

hƣớng ngƣợc. Bảo vệ khoảng cách sử dụng điện áp thứ tự thuận để đảm bảo
tính an toàn và đƣa ra đặc tính MHO. Bảo vệ khoảng cách pha đƣợc sử dụng
trong trƣờng hợp sự cố 2 pha, 2 pha chạm đất, 3 pha.
Bảo vệ khoảng cách có bù đƣợc sử dụng trong trƣờng hợp bảo vệ cho
phía MBA đấu dây Y và một số mục đích bảo vệ dự phòng. Bảo vệ khoảng
cách pha đƣợc dùng để phát hiện sự cố 2 pha, 2 pha chạm đất, 3 pha.
Nguyên lý hoạt động của bảo vệ khoảng cách pha:

Hình 2.7: Chức năng mho điện áp phân cực thứ tự thuận với biên ứng
với tổng trở đường dây
Đặc tính MHO của rơle kiểm tra góc lệch giữa điện áp giáng trên đƣờng
dây và điện áp qui chiếu theo phƣơng pháp sau:
- Các giá trị dòng và áp đo đƣợc thể hiện trong rơle nhƣ một vector, phần
thực là giá trị lấy mẫu hiện tại còn phần ảo của vector là giá trị lấy mẫu trƣớc
đó ¼ chu kỳ (xem phụ lục 1.1 và 1.2).
- Nếu vector | | và | | thì:
[| | | |]
- Góc giữa hai vector V1 và V2 đƣợc dùng để kiểm tra trong đặc tính
MHO.
- Kiểm tra tại điểm cân bằng bằng việc kiểm tra
37

sin . Trong rơle số việc kiểm tra đƣợc thể hiện qua dấu của thành
phần ảo của
- Kiểm tra tại điểm cân bằng bằng việc kiểm tra
cos . Trong rơle số việc kiểm tra đƣợc thể hiện qua dấu của thành
phần thực của
Bảng 2.4. Trình bày các phép tính khác nhau cho đặc tính MHO.

Lưu ý là giá trị biên Z của đặc tính MHO điện áp phân cực thứ tự thuận
được xác định là nghiệm của phương trình 0 = Re[(Z.I-V).V1mem*].
Nếu chọn EADVS=N, cài đặt 50PP2-50PP4 đƣợc đặt giá trị nhỏ nhất và
đƣợc ẩn đi.
Logic của bảo vệ khoảng cách pha đƣợc thể hiện tại phụ lục 2.1 đến 2.3
Bảng 2.5. Các cài đặt cho bảo vệ khoảng cách.
Bảo vệ khoảng cách pha mho (vùng 1-4)
Kích hoạt cài đặt E21P
Khoảng cài đặt OFF, 0.05-64 Ω, bƣớc chỉnh 0.01Ω (dòng danh định 5A)
(Z1P-Z4P) OFF, 0.25-320Ω, bƣớc chỉnh 0.01Ω (dòng danh định 1A)
Độ nhạy tối thiểu đƣợc điều khiển bởi đặc tính tác động
của bảo vệ quá dòng pha-pha cho mỗi vùng.
Độ chính xác ±5% giá trị góc lệch với 30≤SIR≤60
±3% giá trị góc lệch với SIR<60
38

Mở rộng vùng tác <5% cộng thêm độ chính xác của chế độ tĩnh
động quá độ
Phát hiện sự cố dòng pha-pha (vùng 1-4)
Khoảng cài đặt 0.50-170.00 Ap-p, bƣớc chỉnh 0.01A (dòng danh định 5A)
(50PP1-50PP4) 0.10-34.00 Ap-p, bƣớc chỉnh 0.01A (dòng danh định 1A)
Độ chính xác ±0.05A và ± 3% giá trị đặt (dòng danh định 5A)
±0.01A và ± 3% giá trị đặt (dòng danh định 1A)
Mở rộng vùng tác <5% pickup
động quá độ

2.4.2. Chức năng bảo vệ khoảng cách cho sự cố chạm đất


SEL-311L có 4 vùng tác động của 2 dạng đặc tính mho và đặc tính tứ
giác độc lập, bảo vệ cho sự cố chạm đất. Tất cả các vùng đƣợc cài đặt độc lập.
Vùng 1 và 2 chỉ đƣợc đặt cho hƣớng thuận, vùng 3 và 4 đƣợc đặt cho cả
hƣớng thuận và hƣớng nghịch. Bảo vệ khoảng cách chạm đất mho sử dụng
điện áp phân cực thứ tự thuận để nâng cao tính tin cậy và xây dựng đặc tính
mho mở rộng. Giá trị điện kháng của đặc tính tứ giác đƣợc chọn từ dòng thứ
tự nghịch hoặc dòng thứ tự không nếu EADVS=Y.
Bảng 2.6. Cài đặt chức năng bảo vệ khoảng cách chạm đất
Giá trị tổng trở (vùng 1-4)
Kích hoạt cài đặt E21MG Đặc tính Mho
E21XG Đặc tính tứ giác
Bƣớc cài đặt cho Mho OFF, 0.05-64Ω, bƣớc chỉnh 0.01Ω
(Z1MG-Z4MG) (dòng danh định 5A)
OFF, 0.25-320Ω, bƣớc chỉnh
0.01Ω (dòng danh định 1A)
Đặt giá trị điện kháng OFF, 0.05-64Ω, bƣớc chỉnh 0.01Ω
cho đặc tính tứ giác (dòng danh định 5A)
(XG1-XG4) OFF, 0.25-320Ω, bƣớc chỉnh
0.01Ω (dòng danh định 1A)
Đặt giá trị điện trở cho OFF, 0.05-64Ω, bƣớc chỉnh 0.01Ω
đặc tính tứ giác (RG1- (dòng danh định 5A)
RG4) OFF, 0.25-320Ω, bƣớc chỉnh
0.01Ω (dòng danh định 1A)
Độ nhạy tối thiểu đƣợc điều khiển
bởi giá trị tác động của bảo vệ quá
39

dòng pha và chạm đất cho mỗi


vùng
Độ chính xác ±5% giá trị đặt nếu 30≤SIR≤60
±3% giá trị đặt nếu SIR<60
Mở rộng vùng tác động <5% giá trị đặt trong trạng thái tĩnh
quá độ
Bộ phát hiện dòng sự cố pha và chạm đất (vùng 1-4)
Đặt dòng tác động cho 0.50-100.00A, bƣớc chỉnh 0.01A
bộ phát hiện sự cố (dòng danh định 5A)
(50L1-50L4 và 50GZ1- 0.10-20.00A, bƣớc chỉnh 0.01A
50GZ4) (dòng danh định 1A)
Độ chính xác ±0.05A và ±3% giá trị đặt (dòng
danh định 5A)
±0.01A và ±3% giá trị đặt (dòng
danh định 1A)
Mở rộng vùng tác động <5% pickup
quá độ
Thời gian tác động lớn Xem hình 2.9 và 2.10
nhất
Các cài đặt khác
Cài đặt biên độ của hệ K0M1= 0.000-6.000 (vùng 1)
số bù thành phần thứ tự K0M 0.000-6.000 (vùng 2, 3, 4 đƣợc đặt
không (ZSC) nhƣ vùng 1 nếu EADVS=N)
Cài đặt góc của hệ số bù K0A1 -180.00 đến +180.00 (vùng 1)
thành phần thứ tự không K0A -180.00 đến +180.00 (vùng 2, 3, 4
(ZSC) đƣợc đặt nhƣ vùng 1 nếu
EADVS=N)
Z0MAG Z0ANG  Z1MAG Z1ANG
Trong đó: K0M1K0A1=
3  Z1MAG Z1ANG
Giá trị phân cực cho đặc XGPOL= I2
tính tứ giác I0
Tự động đăt là I2 nếu EADVS=N
Góc lệch của đặc tính TANG= -45o đến +45o
Tự động đặt là -3 nếu EADVS=N
Logic hoạt động của bảo vệ khoảng cách chạm đất đặc tính mho và đặc
tính tứ giác được thể hiện tại phụ lục 3.1 đến 3.6.
40

2.4.3. Giám sát bổ sung cho chức năng bảo vệ khoảng cách
SEL-311L sử dụng bit VPOLV để giám sát nhớ thành phần thứ tự thuận
cho mho và dặc tính tứ giác. VPOLV assert khi điện áp phân cực thứ tự thuận
đƣợc nhớ là lớn hơn 1V.
Bảo vệ khoảng cách pha và chạm đất đƣợc giám sát bởi bit FIDS và FTS
(chọn dạng sự cố) từ bảng logic của chức năng 87. Logic này sẽ chỉ ra pha sự
cố dựa trên kết hợp bit FIDS và FTS hoặc dựa trên hoạt động của chức năng
87 pha. Ví dụ, khi FIDS chọn pha A, FSA assert và kích hoạt bảo vệ khoảng
cách chạm đất pha A và bảo vệ khoảng cách pha BC. Bảo vệ khoảng cách
BG, CG, AB và CA bị khóa lại.
2.4.4. Cài đặt mở rộng bảo vệ vùng 1

Hình 2.8: Logic vùng 1 mở rộng của SEL-311L


Xem hình 2.8, khi đƣợc kích hoạt, rơle hiệu chỉnh vùng 1 bởi giá trị đặt
Z1EXTM với thời gian Z1EXTD. Khi bit 3PO assert (máy cắt mở) thì các cài
đặt cho vùng 1 bị vô hiệu. Theo sơ đồ logic, khoảng tác động của vùng 1
không thể mở rộng nếu một trong các chức năng sau tác động: M1P-M2P,
Z1G-Z2G, 51G hay 51Q (các chức năng này thuộc phần bảo vệ khoảng cách
và bảo vệ quá dòng).
Bảng 2.7. Các cài đặt của vùng 1

Chức năng Cài đặt Khuyến cáo cho cài đặt

Cho phép mở rộng EZ1EXT


vùng 1
41

Thời gian trễ của mở Z1EXTD Đặt thời gian nhỏ nhất máy cắt phải đóng
rộng trƣớc khi mở rộng vùng 1

Bội số mở rộng Z1EXTM Bội số mở rộng đặt sao cho


Z1P<(Z1EXTMxZ1P)<0.9xZ2P
Z1MG<(Z1EXTMxZ1MG)<0.9xZ2MG
X1G<(Z1EXTMxX1G)<0.9xX2G
Nếu không SEL-311L sẽ không cho phép
mở rộng.

2.4.5. Thời gian trễ các vùng


SEL-311L hỗ trợ hai chế độ đặt thời gian cho vùng:
- Thời gian độc lập (thời gian riêng cho từng vùng).
- Thời gian chung.
Bảng 2.8. Đặt thời gian cho vùng

Cài đặt Thời gian chung Z1D-Z4D


Thời gian riêng cho pha Z1PD-Z4PD
Thời gian riêng cho sự cố Z1GD-Z4GD
chạm đất

Khoảng Pickup OFF, 0.00-16,000.00 chu kỳ


Bƣớc chỉnh 0.25 chu kỳ

Độ chính xác ±0.25 chu kỳ và ±1% giá trị đặt

Chọn thời gian độc lập bằng việc sử dụng bit MnPT và ZnGT (n là số
của vùng bảo vệ).
- TR=M1P+Z1G+M2PT+Z2PT+51GT+51QT.
Chọn thời gian chung sử dụng bit ZnT (n là số vùng bảo vệ).
- TR=M1P+Z1G+Z2T+51GT+51QT.
Thời gian của bộ thời gian chung bị dừng hoặc treo nếu bộ đếm đang
đếm và đầu vào của đồng hồ bị ngắt. Khoảng thời gian bị treo là 1 chu kỳ.
Đặc điểm này hạn chế đồng hồ bị reset khi sự cố xảy ra. Sau khi thời gian
đếm hết, logic bị khóa.
Nếu E21P, E21MG và hoặc E21XG đƣợc đặt khác N, thời gian chung
đƣợc đặt theo giá trị thấp hơn. Nếu một giá trị đặt là OFF thì thời gian chung
bị tắt (xem phụ lục 4.1).
42

2.5. Tính toán chỉnh định chức năng bảo vệ quá dòng cắt nhanh
2.5.1. Bảo vệ quá dòng pha cắt nhanh và thời gian độc lập (50P)
Bảo vệ quá dòng cắt nhanh và thời gian độc lập có 3 cấp độ tác động.
Các cấp độ tác động khác nhau đƣợc thực hiện với các cài đặt E50P đƣợc thể
hiện trên hình tại phụ lục 5.1.
Các tín hiệu của bảo vệ đƣợc đƣa ra để phục vụ cho cắt hay cho hệ thống
điều khiển.
Các khoảng cài đặt:
- Giá trị tác động 50P1P-50P3P: OFF, 0.25-100.00A (IA, IB, IC danh
định 5A) ; OFF, 0.25-20.00A (IA, IB, IC danh định 1A).
- Thời gian tác động 67P1D-67P3D: 0.00-16000.00 chu kỳ, bƣớc chỉnh
0.25 chu kỳ.
Thực tế:
- Tác động: ± 0.05A và ±3% dòng đặt (với dòng danh định 5A).
± 0.01A và ±3% dòng đặt (với dòng danh định 1A).
- Thời gian: ±0.25 chu kỳ và ± 0.1% giá trị đặt.
- Quá độ mở rộng vùng bảo vệ: < 5% giá trị đặt.
Hoạt động của bảo vệ:
Logic của chức năng bảo vệ quá dòng pha cắt nhanh và thời gian độc lập
đƣợc thể hiện tại phụ lục 5.1. Giá trị tác động đặt cho mỗi cấp độ (50P1P-
50P3P) đƣợc so sánh với biên độ của các dòng pha. Logic đƣa ra trên hình tại
phụ lục 5.1 là bit làm việc của rơle và thực hiện nhƣ sau:
- 50P1=1 (logical 1), nếu ít nhất dòng trên 1 pha vƣợt quá giá trị đặt
50P1P.
- 50P1=0 (logical 0), nếu không có dòng trên pha nào vƣợt quá giá trị đặt
50P1P.
Thông thƣờng, đặt 50P1P>50P2P>50P3P để thực hiện chức năng quá
dòng.
Điều khiển chéo:
Cấp độ 1-3 trong hình tại phụ lục 5.1 đƣợc truyền chéo kết hợp với
67P1TC-67P3TC.
Ví dụ với cấp độ 1. Nếu 67P1TC =1, tín hiệu 67P1/67P1T phụ thuộc vào
50P1. Các bit 67PnTC không đặt trực tiếp là 0 đƣợc mà phải thông qua các
đầu vào nhƣ IN105 hay M2P,…Nếu 67P1TC=0 thì 67P1=0, 67P1T=0 và
không phụ thuộc vào 50P1.
Đƣờng cong thời gian tác động và trở về.
43

Hình 2.9 và 2.10 thể hiện đƣờng cong thời gian tác động và trở về áp dụng
cho tất cả các bảo vệ quá dòng cắt nhanh vô hƣớng trong SEL-311L. Thời
gian này không bao gồm thời gian liên lạc qua đầu ra, nó đúng cho thời gian
hoạt động của bảo vệ sử dụng các logic lập trình bên trong.
Với các chức năng quá dòng cắt nhanh có hƣớng, đƣờng cong thời gian
tác động trên hình 2.9 đƣợc hiệu chỉnh nhƣ sau:
- I ≤ 4 lần giá trị đặt, cộng thêm 0.25 chu kỳ
- I > 4 lần giá trị đặt, cộng thêm 0.5 chu kỳ.

Hình 2.9: Đường cong thời gian tác động áp dụng cho tất cả các bảo vệ quá
dòng cắt nhanh vô hướng trong SEL-311L.

Hình 2.10: Đường cong thời gian trở về áp dụng cho tất cả các bảo vệ quá
dòng cắt nhanh vô hướng trong SEL-311L.
2.5.2. Bảo vệ quá dòng chạm đất cắt nhanh và thời gian độc lập
(50G)
Bảo vệ quá dòng chạm đất cắt nhanh và thời gian độc lập có 4 cấp độ tác
động. Các cấp độ tác động khác nhau đƣợc thực hiện với các cài đặt E50G
đƣợc thể hiện trên hình tại phụ lục 5.2.
Các tín hiệu của bảo vệ đƣợc đƣa ra để phục vụ cho cắt hay cho hệ thống
điều khiển
44

Để hiểu nguyên lí hoạt động trên hình tại phụ lục 5.2, dòng chạm đất IG
(IG=3Io=IA+ IB+ IC) là kết quả tính toán trong rơle. Trong hình tại phụ lục 5.2,
cấp độ 1 và 2 của 67G đƣợc cố định cho hƣớng phía trƣớc. Cấp độ 3 và 4
đƣợc đặt cho cả hƣớng thuận và nghịch.
Nếu tín hiệu điện áp không có, có thể thực hiện theo các tùy chọn sau:
- Sử dụng cấp độ 1 và 2 cố định cho hƣớng thuận với việc đặt
ORDER=I. Cài đặt này cho phép thuật toán xác định hƣớng sử dụng IP nhƣ là
chuẩn so sánh.
- Sử dụng cấp độ 3 và 4 cho cả hƣớng thuận và nghịch với việc đặt
ORDER= I, và đặt DIR3 và DIR4 là F hay R để sử dụng IP nhƣ là chuẩn so
sánh.
- Để sử dụng 50G vô hƣớng, đặt ORDER= OFF. Không đặt ORDER=
OFF nếu có tín hiệu điện áp vào VA, VB, VC vì đặt ORDER=OFF sẽ chặn
50G làm việc.
- Giá trị tác động 50G1P-50G4P: OFF, 0.25-100.00A (IA, IB, IC danh
định 5A) ; OFF, 0.25-20.00A (IA, IB, IC danh định 1A)
- Thời gian tác động 67G1D-67G4D: 0.00-16000.00 chu kỳ, bƣớc chỉnh
0.25 chu kỳ
Thực tế:
- Tác động: ± 0.05A và ±3% dòng đặt (với dòng danh định 5A); ±
0.01A và ±3% dòng đặt (với dòng danh định 1A)
Thời gian: ±0.25 chu kỳ và ± 0.1% giá trị đặt.
- Quá độ mở rộng vùng bảo vệ: < 5% giá trị đặt.
Đƣờng cong thời gian tác động và trở về nhƣ trên hình 2.9 và 2.10.
2.5.3. Bảo vệ quá dòng thứ tự nghịch cắt nhanh và thời gian độc lập
(50Q)
Bảo vệ quá dòng thứ tự nghịch cắt nhanh và thời gian độc lập có 4 cấp
độ. Các cấp độ của bảo vệ đƣợc thể hiện khi đặt E50Q nhƣ trên hình tại phụ
lục 5.3.
Dòng 3I2 =IA +a2 IB+a IC, trong đó a=11200 và a2=1-1200 (toán tử
quay).
Trong hình tại phụ lục 5.3, cấp 1 và 2 của 67Q đƣợc đặt ở hƣớng thuận.
Cấp 3 và 4 có thể chọn theo hƣớng thuận và nghịch.
Trƣờng hợp SEL-311L không có tín hiệu điện áp, sử dụng bảo vệ vô
hƣớng bằng việc đặt ORDER = OFF.
Khoảng cài đặt:
45

- Giá trị tác động 50Q1P-50Q4P: OFF, 0.25-100.00A (IA, IB, IC danh
định 5A) ; OFF, 0.25-20.00A (IA, IB, IC danh định 1A)
- Thời gian tác động 67Q1D-67Q4D: 0.00-16000.00 chu kỳ, bƣớc chỉnh
0.25 chu kỳ
Thực tế:
- Tác động: ± 0.05A và ±3% dòng đặt (với dòng danh định 5A); ±
0.01A và ±3% dòng đặt (với dòng danh định 1A)
- Thời gian: ±0.25 chu kỳ và ± 0.1% giá trị đặt.
- Quá độ mở rộng vùng bảo vệ: < 5% giá trị đặt.
Đƣờng cong thời gian tác động và trở về nhƣ trên hình 2.9 và hình 2.10.
2.6. Tính toán chỉnh định chức năng bảo vệ điện áp (27/59)
Kích hoạt chức năng bảo vệ điện áp bằng cách đặt EVOLT=Y
2.6.1. Các giá trị điện áp
Bảo vệ điện áp hoạt động theo các tín hiệu điện áp trong bảng 2.9.
Bảng 2.9. Tín hiệu điện áp của chức năng 27/59
Điện áp Giá trị hiển thị
VA Điện áp pha A, từ đầu vào VA phía sau SEL-311L
VB Điện áp pha B, từ đầu vào VB phía sau SEL-311L
VC Điện áp pha C, từ đầu vào VC phía sau SEL-311L
VAB Điện áp dây tính toán (pha-pha)
VBC Điện áp dây tính toán (pha-pha)
VCA Điện áp dây tính toán (pha-pha)
3V0 Điện áp tổng VA+VB+VC
V2 Điện áp thứ tự nghịch
V1 Điện áp thứ tự nghịch
VS Điện áp kiểm tra đồng bộ (đầu vào VS của SEL-311L)

2.6.2. Các cài đặt cho bảo vệ điện áp


Các giá trị cài đặt đƣợc thể hiện trong bảng 2.10.
Tính toán giá trị đặt bảo vệ điện áp:
Tỉ số biến TU: 550000/110 V = 5000.
- 27P (điện áp pha đất) đặt bằng 0,8pu:
0,8 x

- 59P (điện áp pha đất) đặt bằng 1,75pu:
46

1,75 x

- 27PP (điện áp pha – pha) đặt bằng 0,8pu:
0,8 x
- 59PP (điện áp pha – pha) đặt bằng 1,16pu:
1,16 x

Bảng 2.10. Cài đặt cho bảo vệ điện áp


Chức năng
Điện áp sử dụng Pickup/khoảng đặt Giá trị đặt
điện áp
27A VA
27B VB 27P 50,8
27C VC OFF,0.00-150.00V (0,8pu)
3P27 27A*27B*27C
59A VA
59B VB 59P 111,13
59C VC OFF,0.00-150.00V (1,75pu)
3P59 59A*59B*59C
27AB VAB
27PP 88
27BC VBC
OFF,0.00-260.00V (0,8pu)
27CA VCA
59AB VAB
59PP 127,6
59BC VBC
OFF,0.00-260.00V (1.16pu)
59CA VCA
51N1P Không sử
51N1 3V0 (VA+VB+VC)
OFF,0.00-150.00V dụng
51N2P Không sử
51N2 3V0 (VA+VB+VC)
OFF,0.00-150.00V dụng

Thực tế
- Tác động: ±1V và 5% giá trị đặt
- Mở rộng vùng tác động quá độ: <5% giá trị đặt.
47

Logic hoạt động của chức năng bảo vệ điện áp đƣợc thể hiện trên hình 2.11,
2.12.
Trên hình 2.11, giá trị biên độ điện áp ngõ vào rơle ghi nhận sẽ đƣợc so
sánh với giá trị cài đặt, nếu vƣợt ngƣỡng rơle sẽ tác động.

Hình 2.11: Logic hoạt động chức năng điện áp một pha và ba pha.

Hình 2.12: Logic hoạt động chức năng điện áp dây.


Chỉnh định logic cắt và bảo vệ
Không giống nhƣ các chủng loại rơle khác, toàn bộ cấu hình logic của
48

rơle SEL đƣợc thiết lập dƣới dạng phƣơng trình logic (phƣơng trình đại số
Boolean). Rơle SEL-311L sử dụng các biến logic và các toán tử logic sau:
2.6.3. Latch Bit LTx (x = 116)
Các Latch Bit LTx thực chất là các flip flop loại D có các ngõ vào kích
hoạt (set) SETx, giải trừ (reset) RSTx và ngõ ra LTx. Ví dụ:
- SET4 = phƣơng trình logic (1)
- RST4 = phƣơng trình logic (2)
Khi đó ngõ ra LT4 của Latch Bit này sẽ nhận giá trị bằng 1 (LT4=1) khi
phƣơng trình logic (1) có giá trị bằng 1 và sau đó LT4 sẽ giữ nguyên giá trị
bằng 1 bất chấp giá trị của phƣơng trình logic (1). LT4 chỉ bị reset về 0 khi
phƣơng trình logic (2) có giá trị bằng 1. Nếu cả hai phƣơng trình logic (1) và
(2) đồng thời có giá trị bằng 1, tín hiệu giải trừ (reset) sẽ đƣợc ƣu tiên
(LT4=0).
Ghi chú: các Latch Bit giữ nguyên trạng thái khi rơle mất nguồn nuôi.
2.6.4. Remote Bit RBx (x = 116)
Các Remote Bit RBx là các bit điều khiển mà rơle SEL nhận từ máy tính
điều khiển khi rơle kết nối trực tiếp với máy tính. Sau khi kết nối với rơle, từ
cửa sổ lệnh ở máy tính (Terminal), để điều khiển Remote Bit RBx (x = 116)
ta gõ lệnh: CON x 
Rơle sẽ đáp ứng bằng cách lặp lại lệnh điều khiển của bạn, kết thúc bằng
dầu hai chấm (:) nhƣ sau: CONTROL RBx:
Sau dấu hai chấm, bạn có thể gõ tiếp một trong các lệnh sau:
- SRB x  để đặt Remote Bit RBx = 1.
- CRB x  để đặt Remote Bit RBx = 0.
- PRB x  để đặt Remote Bit RBx = 1 trong ¼ chu kỳ, sau đó RBx sẽ tự
động trở về 0.
Chỉ số x của Remote Bit mà bạn muốn điều khiển trong câu lệnh thứ
nhất và thứ hai phải giống hệt nhau. Nếu không rơle sẽ thông báo "Lệnh
không hợp lệ".
Ví dụ: =>>CON 5 
CONTROL RB5: PRB 5 
=>>
Dấu "=>>" là dấu nhắc lệnh trong cửa sổ lệnh. Các dòng lệnh trên sẽ đặt
Remote Bit RB5 bằng 1 trong ¼ chu kỳ, sau đó RB5 sẽ tự động trở về 0.
Phƣơng thức điều khiển cũng tƣơng tự khi máy tính điều khiển kết nối
49

với nhiều rơle SEL thông qua rơle SEL 2030. Trong trƣờng hợp này thay vì
điều khiển trực tiếp từ cửa sổ lệnh (Terminal), điều hành viên sẽ thao tác trên
giao diện điều khiển đƣợc thiết kế sẵn các biểu tƣợng đóng/mở máy cắt, DCL,
2.6.5. Timer SVx (x = 116)
Các Timer SVx có ngõ vào SVx, ngõ ra SVxT và các thông số SVxPU
(pick-up), SVxDO (drop-out).
Ví dụ: SV1 = phƣơng trình logic (1)
SV1PU = 10 (chu kỳ)
SV1DO = 5 (chu kỳ)
Giản đồ xung ngõ vào và ngõ ra của Timer SV1 nhƣ hình 2.13:

Hình 2.13: Giản đồ xung ngõ vào và ngõ ra của Timer SV1.
2.6.6. Input IN101IN106 và IN301IN308
Các biến logic INx0y sẽ nhận giá trị bằng 1 nếu các Input vật lý INx0y
tƣơng ứng đƣợc cấp nguồn DC thích hợp. Ngƣợc lại, biến logic INx0y sẽ
nhận giá trị bằng 0.
2.6.7. Output OUT101OUT107, OUT201OUT206, OUT301
OUT312
Các tiếp điểm vật lý OUTx0y sẽ đóng lại nếu các biến logic OUTx0y
tƣơng ứng nhận giá trị 1. Ngƣợc lại, các tiếp điểm OUTx0y sẽ mở ra.
2.6.8. Relay Word Bit
Tất cả các biến logic ở trên (Latch Bit, Remote Bit, Timer, Input, Output,
Mirrored Bit), cùng với các ngõ ra (kết quả tính toán) của các khối chức năng
trong rơle nhƣ so lệch, khoảng cách, quá dòng, quá áp, . . . đƣợc gọi chung là
các Relay Word Bit. Toàn bộ cấu hình logic của rơle đƣợc thiết lập bằng các
phƣơng trình logic trong đó sử dụng các Relay Word Bit này và các toán tử
logic.
2.6.9. Toán tử logic
Giống nhƣ phần lớn các rơle cùng chủng loại, rơle SEL 311L sử dụng
các toán tử logic sau, sắp xếp theo thứ tự ƣu tiên giảm dần:
50

/ : tác động cạnh lên (rising edge operator).


\ : tác động cạnh xuống (falling edge operator).
( ): ngoặc đơn (parentheses operator).
! : NOT.
* : AND.
+ : OR.
Ghi chú: có thể dùng nhiều ngoặc đơn trong một phƣơng trình logic, ví
dụ A = (B + C)*(D + E) nhƣng các ngoặc đơn này không đƣợc lồng vào nhau,
ví dụ nhƣ A = B*(C*(D + E) + F).
2.6.10. Phương trình logic
Các phƣơng trình logic của rơle SEL sử dụng các toán tử logic liệt kê ở
phần trên tƣơng tự nhƣ đại số Boolean. Trong phƣơng trình logic, giá trị logic
của biểu thức bên phải sẽ đƣợc xác định và gán cho biến logic bên trái. Ví dụ:
SV1 = (SV1 + IN101)*(50P1 + 50N1)
2.7. Bảng giá trị cài đặt của F87L
Bảng 2.11: Giá trị cài đặt của F87L cho SEL-311L
Giá trị
Thông số Tầm chỉnh định Giải thích
chỉnh định
NFREQ Nominal
Select: 50, 60 50 Tần số định mức
Frequency (Hz)
PHROT Phase Select: ABC,
ABC Thứ tự pha
Rotation ACB
LER Length of Event Select: 15, 30, Độ dài bản ghi sự
60
Report (cycles) 60 cố (chu kỳ)
Select: MDY, Định dạng ngày
DATE_F Date Format YDM
YDM tháng
PRE Cycle Length of
Độ dài phần bản
Prefault in Event
Range = 1 to 59 4 ghi trƣớc sự cố
Report (cycles in
(chu kỳ)
increments of 1)
Range = ASCII
SEL-311L
RID Relay Indentifier stingwith a
DI LINH- Chỉ danh rơle
(30 chars) maximum
PLEIKU
length of 30
RID Terminal Range = ASCII 574 DI Chỉ danh đƣờng
Indentifier (30 chars) stingwith a LINH -575 dây
51

maximum PLEIKU
length of 30
CTR Local Phase
Range = 1 to
(IA,IB,IC) CT Ratio, 2000 Tỷ số CT
6000
CTR:1
Select: 87L,
Chế độ làm việc
APP Application 87L21, 87L21P, 87LSP
của SEL 311L
87LSP, 311L
PCHAN Primary 87L
Select: X, Y X Kênh truyền chính
Channel
Sử dụng kênh
EHSC Hot-Standby
Select: Y, N N truyền dự phòng
Channel Feature
nóng?
CTR_X CTR at Tỷ số CT đầu
Range = 1 to
Terminal Connected to 2000 đƣờng dây đối
6000
Channel X diện
Ngƣỡng khởi động
87LPP Phase 87L Range = 0.20 to của chức năng bảo
1.20
(Amps secondary) 2.00, OFF vệ so lệch dòng
toàn phần
Ngƣỡng khởi động
87L2P 3I2 Negative-
Range = 0.10 to của chức năng bảo
Sequence 87L (Amps 0.20
1.00, OFF vệ so lệch thứ tự
secondary)
nghịch
Ngƣỡng khởi động
87LGP Ground 87L Range = 0.10 to của chức năng bảo
0.20
(Amps secondary) 1.00, OFF vệ so lệch thứ tự
không
CTALRM Ph. Diff. Ngƣỡng cảnh báo
Range = 0.10 to
Current Alarm Pickup 1.00 xuất hiện dòng so
2.00
(Amps secondary) lệch pha
Range = 2.0 to Bán kính ngoài
87LR Outer Radius 6.0
8.0 của đặc tuyến hãm
87LANG Angle Range = 90 to Góc đặc tuyến
195
(degrees) 270 hãm
CTRP Polarizing
Range = 1 to Tỷ số CT trung
(IPOL) CT Ratio, 2000
6000 tính
CTRP:1
52

PTR Phase
Range = 1.00 to
(VA,VB,VC) PT 5000 Tỷ số PT thanh cái
10000.00
Ratio, PTR:1
Tỷ số PT đƣờng
PTRS Synch. Voltage
Range = 1.00 to dây (đƣa vào ngõ
(VS) PT Ratio, 5000
10000.00 VS để kiểm tra áp
PTRS:1
đồng bộ)
Sử dụng chức
E50P Enable Phase
Select: N, 1-3 2 năng quá dòng pha
Overcurrent Elements
(50)?
ESOTF Enable Sử dụng chức
Select: Y, N Y
Switch-Onto-Faul năng SOTF?
EVOLT Enable Sử dụng chức
Voltage Element Select: Y, N Y năng bảo vệ
Enables quá/kém áp?
E79 Reclosures Sử dụng chức
Select: N, 1-4 N
Enables năng 79?
ESV SELogic
Variable Timers Select: N, 1-16 2 Sử dụng Timer?
Enables
ELAT SELogic Latch Sử dụng Latch
Select: N, 1-16 N
Bits Enables Bit?
50P1P Level 1 (Amps Range = 0.05 to Ngƣỡng quá dòng
3.00
secondary) 20.00, OFF pha cấp 1
50P2P Level 2 (Amps Range = 0.05 to Ngƣỡng quá dòng
3.40
secondary) 20.00, OFF pha cấp 2
67P1D Level 1 (cycles Range = 0.00 to Thời gian trễ cấp 1
1600.000
in 0.25 increments) 16000.00 (có hƣớng)
67P2D Level 2 (cycles Range = 0.00 to Thời gian trễ cấp 2
150.00
in 0.25 increments) 16000.00 (có hƣớng)
59P Phase Ngƣỡng bảo vệ
Range = 0.00 to
Overvoltage Pickup 111.13 quá áp (điện áp
150.00, OFF
(Volts secondary) pha)
59PP Phase-Phase Ngƣỡng bảo vệ
Range = 0.00 to
Overvoltage Pickup 127.6 quá áp (điện áp
260.00, OFF
(Volts secondary) dây)
SV1PU SV1 Timer Range = 0.00 to 75.00 Thời gian pickup
53

Pickup (cycles in 0.25 999999.00 của timer SV1


increments)
SV1DO SV1 Timer
Range = 0.00 to Thời gian dropout
Dropout (cycles in 0.00
999999.00 của timer SV1
0.25 increments)
SV2PU SV2 Timer Thời gian pickup
Range = 0.00 to của timer SV2
Pickup (cycles in 0.25 5.00
999999.00
increments)
SV2DO SV2 Timer
Range = 0.00 to Thời gian dropout
Dropout (cycles in 0.00
999999.00 của timer SV2
0.25 increments)
TRP3P87
+ SOTFT +
TR Direct trip Ngõ vào TR của
67P2T +
conditions khối logic trip
SV1T +
SV2T
Điều kiện phát
TRSOTF Switch-onto-
50P1 hiện tình trạng
fault trip conditions
SOTF
ULTR Unlatch trip Điều kiện giải trừ
SPO + 3PO
conditions lệnh trip
59AB +
SV1 SELogic Control Ngõ vào của
59BC +
Equation Variable 1 Timer SV1
59CA
SV2 SELogic Control 59A + 59B Ngõ vào của
Equation Variable 2 + 59C Timer SV2
2.8. Kết luận
Tính toán chỉnh định rơle bảo vệ là phần rất quan trọng cho việc thiết lập
hệ thống bảo vệ cho trạm biến áp, đảm bảo hệ thống điện vận hành an toàn tin
cậy. Những nội dung nghiên cứu trong chƣơng 2 của luận văn tập trung vào
bảo vệ so lệch dọc SEL-311L về nguyên lý hoạt động, các chức năng bảo vệ,
các giá trị cài đặt của rơle, đặc tính làm việc của chức năng so lệch. Trong
chƣơng 2 tác giả nghiên cứu nguyên lý làm việc của rơle SEL-311L, từ
nguyên lý làm việc kết hợp thông số đƣờng dây tác giả đã tính toán các thông
số chỉnh định cho rơle SEL-311L bảo vệ đƣờng dây 500kV Di Linh - Pleiku
(thông số chỉnh định thể hiện tại bảng 2.11).
Các thông số chỉnh định đã tính toán phù hợp với đƣờng dây thực tế vận
54

hành và là nguyên lý chung để áp dụng cho các đƣờng dây tƣơng tự. Đồng
thời, kết quả tính toán này là cơ sở cho việc mô phỏng đặc tích làm việc của
rơle trong mô hình mô phỏng sẽ đƣợc xây dựng ở chƣơng 3. Kết quả mô
phỏng là cơ sở để làm phân tích đánh giá rơle SEL-311L bảo vệ so lệch dọc
đƣờng dây 500kV Di Linh – Pleiku.
55

CHƢƠNG 3
MÔ PHỎNG ĐẶC TÍNH HOẠT ĐỘNG CHỨC NĂNG 87L
CỦA RƠLE SEL-311L TRÊN NỀN MATLAB/SIMULINK/
SIMPOWERSYSTEM

Bảo vệ so lệch dọc đƣờng dây 500kV Di Linh – Pleiku sử dụng rơle so
lệch loại SEL-311L. Hệ thống mạch dòng điện đầu vào cho rơle cả hai phía
sử dụng biến dòng điện có tỷ số biến 2000/1. Khi có sự cố trong vùng bảo vệ,
rơle đầu trạm Di Linh tác động cắt máy cắt 571 và 573, rơle đầu trạm Pleiku
tác động cắt máy cắt 574 và 565 (xem sơ đồ hình 2.1). Từ sơ đồ phƣơng thức
bảo vệ so lệch dọc đƣờng dây (hình 3.1) và sơ đồ logic bảo vệ dòng so lệch
của rơle SEL-311L, luận văn sử dụng các khối tính toán trong thƣ viện
Simulink kết hợp với M-file bằng các khối S-Function để thiết kế các mạch
tính toán của khối bảo vệ so lệch. Nội dung luận văn chỉ xem xét mô phỏng
sự làm việc của bảo vệ so lệch đƣờng dây, không đề cập đến sự làm việc của
bảo vệ các phần tử khác liên quan đƣờng dây nhƣ bảo vệ tụ bù dọc, bảo vệ
kháng bù ngang.
Nội dung mô phỏng rơle gồm các phần sau:
- Bộ cài đặt thông số bảo vệ rơle:
- Khối nhận tín hiệu dòng:
- Khối tính toán giá trị so lệch của chức năng F87L
3.1. Xây dựng mô hình mô phỏng
3.1.1. Xây dựng mô hình bảo vệ so lệch dọc đường dây

Hình 3.1: Sơ đồ phương thức bảo vệ F87L.


56

Từ sơ đồ nguyên lý bảo vệ so lệch dọc đƣờng dây 500kV Di Linh -


Pleiku, sử dụng các phần tử trong thƣ viện Simulink và thƣ viện
Simpowersystem để xây dựng mô hình mô phỏng rơle SEL-311L bảo vệ so
lệch dọc đƣờng dây. Các phần tử đƣợc sử dụng để thay thế trong mô hình
gồm có: Máy phát điện đồng bộ, máy biến dòng điện, máy cắt ba pha, bộ mô
phỏng sự cố, các thiết bị đo lƣờng, các khối chuyển đổi và một số thiết bị phụ
khác.
- Three-Phase Source (khối máy phát điện): mô phỏng nguồn phát hai
đầu đƣờng dây (574/Di Linh và 575/Pleiku). Khối này đƣợc lấy từ thƣ viện
Simpowersystem/Electrical Source.
- Three-Phase Breaker (khối máy cắt 3 pha): Sử dụng mô phỏng máy cắt
03 pha hai đầu đƣờng dây. Khối này đƣợc lấy từ thƣ viện Simpowersystem/
Elements.
- Three-Pha V-I-Measurement (Khối đo lƣờng dòng điện và điện áp 03
pha): Dùng để đo tức thời tín hiệu điện áp và dòng điện chạy qua đƣờng dây
và cung cấp tín hiệu này cho các thiết bị. Khối này đƣợc lấy trong thƣ viện
Simpowersystem/ Measurements
- Three-Pha Fault (Khối sự cố 3 pha): Dùng để mô phỏng các dạng sự cố
khác nhau sự cố tại các điểm khác nhau trên đƣờng dây. Khối này đƣợc lấy
trong thƣ viện Simpowersystem/ Elements.
- Distributed Parameters Line (Khối đƣờng dây 3 pha) : Dùng mô phỏng
đƣờng dây.
- Three-Phase Parallel RLC (Khối tụ bù nối tiếp) : Dùng mô phỏng tụ bù
dọc nối tiếp trên đƣờng dây.
- Các khối đo lƣờng, tính toán, chuyển đổi tín hiệu, logic… dùng để mô
tả hoạt động của rơle bảo vệ đƣợc lấy từ thƣ viện Simulink.
3.1.2. Mô phỏng đặc tính làm việc của chức năng 87L
Hoạt động của mạch nhƣ sau (xem hình 3.3).
Khối tín hiệu dòng:
Dòng điện đƣợc phân tích để xác định giá trị biên độ và góc pha. Dòng
điện đi qua đƣờng dây đƣợc lấy từ khối Three-Pha V-I-Measurement (Dòng
điện ba pha; xem hình 3.2) sẽ đƣợc đƣa đến khối Demux (phân kênh) để tách
thành ba tín hiệu tƣơng ứng dòng ba pha. Sau đó tiếp tục đƣa qua khối phân
tích Fourier để tách phần tín hiệu biên độ và tín hiệu góc pha (đơn vị là độ).
Cặp tín hiệu này, với tín hiệu góc pha sau khi đƣa qua khối chuyển đổi đơn vị
từ độ thành radian (D2R), tiếp tục đƣợc xử lý khác nhau để tính dòng so lệch
57

và góc pha để xác định giá trị dòng so lệch và vùng tác động hoặc vùng hãm.
- Tính dòng so lệch theo công thức:
⃗⃗⃗⃗ ⃗⃗⃗⃗ (2.13)
Cặp tín hiệu biên độ và góc pha của dòng điện đƣợc đƣa qua khối
Magnitude-Angle to Complex để tổng hợp lại thành tín hiệu dạng số phức.
Tín hiệu số phức của dòng điện hai phía đƣờng dây đƣợc cộng lại với nhau
bằng các khối Sum để tính toán dòng so lệch, sau đó đƣa qua khối Complex
to Magnitude-Angle để có kết quả là cặp tín hiệu biên độ và góc pha của dòng
so lệch.

Hình 3.2: Mô hình mô phỏng bảo vệ so lệch dọc đường dây


Kết quả phân tích thành phần biên độ và góc pha của dòng điện ba pha
đây là giá trị dòng so lệch. Phần biên độ dòng so lệch này đƣợc so sánh với
giá trị cài đặt F87LP qua khối so sánh Relational Operator. Cổng xuất tín hiệu
góc pha của khối này có thể để trống.
Giá trị dòng so lệch tính toán sau khi so sánh với ngƣỡng cài đặt F87LP
sẽ đƣa tín hiệu ra kết hợp điều kiện góc pha qua cổng AND (điều kiện hãm)
để quyết định tín hiệu đi tác động cắt máy cắt.
Xác định vùng tác động, vùng hãm:
- Vùng tác động và vùng hãm của chức năng 87L đƣợc xác định theo giá
trị cài đặt đặc tuyến vùng hạn chế của SEL-311L (xem hình 2.4).
58

Hình 3.3 : Mô hình mô phỏng thuật toán tính toán rơle SEL-311L
bảo vệ so lệch dọc đường dây.
59

- Đặc tuyến tác động của SEL-311L đƣợc xác định theo tỷ số giá trị véc
tơ giữa dòng điện từ xa (remote) và dòng điện tại chỗ (local) mà rơle ghi
nhận.
- Tín hiệu biên độ và góc pha của dòng điện dạng số phức từ hai đầu
đƣờng dây đƣợc đƣa vào khối chia Divide, sau đó giá trị này đƣợc đƣa qua
khối Complex to Magnitude-Angle để tách thành hai thành phần biên độ và
góc pha.
- Thành phần biên độ đƣợc sử dụng để so sánh với bán kính ngoài và bán
kính trong của đặc tuyến hãm (87LR và ) theo giá trị cài đặt thông qua
các khối so sánh.
- Thành phần góc pha đƣợc đƣa qua khối chuyển đổi từ đơn vị Radian
thành đơn vị độ (khối R2D), tín hiệu góc pha của dòng so lệch này đƣợc sử
dụng để so sánh với phạm vi góc đặc tuyến vùng hãm (87LANG) theo giá trị
cài đặt.
Chức năng 87L tác động nếu thoã mãn các điều kiện sau:
- Giá trị biên độ dòng so lệch bằng hoặc lớn hơn ngƣỡng cài đặt.
+ Và : góc pha của dòng điện từ xa và dòng điện tại chỗ (θ) nằm ngoài
vùng hãm: -82,50 ≤ θ ≤ 82,50.
+ Hoặc : góc pha của dòng điện từ xa và dòng điện tại chỗ nằm trong
vùng 82,5 ≤ θ ≤ -82,50 và biên độ của tỷ số dòng điện từ xa và dòng điện tại
chỗ 87LR ≤ Im ≤ .
Tín hiệu biên độ và góc pha của dòng điện dạng số phức từ hai đầu
đƣờng dây sau khi qua khối chia Divide tiếp tục cho qua khối Complex to
Real-Imag để phân tích thành hai thành phần thực và ảo các giá trị này sau đó
đƣa đến khối Scope (Dao động ký) để lấy tín hiệu biên độ và góc pha tín hiệu
này đƣợc sử dụng để đƣa đi vẽ đặc tuyến sự cố.
Từ các khối xây dựng trên ta liên kết lại thành khối rơle F87L (xem hình
3.2) với các tín hiệu đầu vào và các tín hiệu đầu ra để thực hiện mô phỏng
hoạt động của rơle.
Đặc tuyến hoạt động chức năng bảo vệ so lệch của rơle SEL-311L đƣợc
sử dụng các khối tính toán trong mô hình và tín hiệu biên độ và góc pha lấy từ
khối Scope (Scope 1 đến Scope 6), kết hợp với M-file bằng các đoạn mã
MATLAB đƣợc viết để chƣơng trình vẽ khi mô phỏng (xem hình 3.4 và 3.5).
Đƣờng đặc tuyến hoạt động mà chƣơng trình vẽ đƣợc khi mô phỏng phản ánh
đúng nguyên lý làm việc của chức năng bảo vệ so lệch của rơ le SEL-311L.
60

Tỷ số biến CT cung cấp cho bảo vệ cả hai đầu đƣờng dây 500kV Di Linh
– Pleiku là 2000/1, tỉ số biến đƣợc thể hiện bằng cách đặt các thông số của
khối mô phỏng biến dòng điện.
- Điện áp danh định : Vrms phase-phase = 500e6.
- Công suất cơ bản : VA 3 phase = 1732,05e6.
Sơ đồ mô phỏng bảo vệ so lệch đƣờng dây 500kV Di Linh – Pleiku bằng
rơle SEL-311L đƣợc thể hiện trên hình 3.3.
Mô phỏng sự cố ngoài vùng bảo vệ
Chọn điểm ngắn mạch ngoài tại thanh cái đầu trạm Di Linh:
- Dòng sự cố phát: 6148 A.
- Dòng so lệch: 1,5.10-4 A.
- Góc pha giữa dòng Remote và dòng Local: 1800.
- Rơle không tác động.
Chọn điểm ngắn mạch ngoài tại thanh cái đầu trạm Pleiku:
- Dòng sự cố phát: 6161 A
- Dòng so lệch: 1,5.10-4 A
- Góc pha giữa dòng Remote và dòng Local: 1800.
- Đặc tuyến tác động trong hai trƣờng hợp đều rơi vào vùng hãm, rơle
không tác động

Hình 3.4: Tín hiệu rơle và đặc tuyến tác động khi sự cố ngoài.
Mô phỏng sự cố trong vùng bảo vệ
Chọn điểm ngắn mạch giữa đường dây:
- Dòng sự cố phát tại đầu trạm Di Linh : 9877 A
- Dòng sự cố phát tại đầu trạm Pleiku : 9843 A
- Dòng so lệch: 19720 A.
61

- Góc pha giữa dòng Remote và dòng Local: 0,00.


- Đặc tuyến tác động trong trƣờng hợp này rơi vào vùng cắt và rơle tác
động đƣa tín hiệu đi cắt máy cắt đƣờng dây.

Hình 3.5: Tín hiệu rơle và đặc tuyến tác động khi sự cố trong vùng.
3.2. So sánh, phân tích đánh giá
Kết quả chƣơng trình mô phỏng ở các chế độ cho thấy rơle SEL-311L
bảo vệ so lệch dọc đƣờng dây 500kV Di Linh – Pleiku làm việc đảm bảo độ
tin cậy và tính chọn lọc:
- Mô phỏng sự cố ngoài vùng bảo vệ (ngắn mạch tại thanh cái bên ngoài
đƣờng dây) với điểm ngắn mạch ngoài tại thanh cái trạm Di Linh hoặc tại
thanh cái trạm Pleiku và dòng ngắn mạch phát tƣơng ứng với dòng ngắn mạch
đã tính toán (kết quả tại bảng 2.2). Trong cả hai trƣờng hợp rơle ghi nhận
dòng so lệch nhỏ hơn ngƣỡng cài đặt và góc pha của dòng remote và dòng
local đều nằm trong vùng hãm, rơle không tác động trong các trƣờng hợp này.
- Mô phỏng sự cố trong vùng bảo vệ với điểm ngắn mạch nằm giữa
đƣờng dây và dòng ngắn mạch phát tƣơng ứng với dòng ngắn mạch đã tính
toán (kết quả tại bảng 2.2). Trong trƣờng hợp này rơle ghi nhận dòng so lệch
lớn hơn ngƣỡng cài đặt, và góc pha của dòng remote và dòng local nằm trong
vùng tác động, rơle tác động đƣa tín hiệu đi cắt máy cắt.
Hoạt động của sơ đồ mô phỏng cho thấy các giá trị tính toán chỉnh định
của chức năng 87L đảm bảo rơle làm việc chọn lọc, tác động đúng chức năng
bảo vệ. Rơle không tác động khi sự cố ngoài vùng bảo vệ và tác động khi sự
cố nằm trong vùng bảo vệ.
3.3. Kết luận
Trong chƣơng này, trên cơ sở logic, đặc tính làm việc thực tế của rơle, và
62

kết quả tính toán giá trị cài đặt cho rơle SEL-311L bảo vệ so lệch dọc đƣờng
dây 500kV Di Linh – Pleiku trong chƣơng 2, kết hợp sử dụng công cụ
Matlab/Simulink tác giả đã xây dựng đƣợc mô hình mô phỏng nguyên lý làm
việc của rơle SEL-311L bảo vệ so lệch dọc đƣờng dây 500kV Di Linh –
Pleiku trên cơ sở sơ đồ phƣơng thức bảo vệ F87L của đƣờng dây.
Mô hình rơle đƣợc xây dựng có đầu vào, đầu ra, đặc tính bảo vệ và logic
làm việc giống với rơle thực tế, các thông số cài đặt đƣợc tính toán cũng bám
sát chức năng bảo vệ thực tế của rơle SEL-311L nên có tính thực tiễn trong sử
dụng.
Trong chƣơng 3 tác giả đã tiến hành mô phỏng với các trƣờng hợp sự cố
trong vùng bảo vệ, sự cố ngoài vùng bảo vệ, trong mọi trƣờng hợp rơle đều
cho kết qủa tác động đúng theo yêu cầu bảo vệ. Các trƣờng hợp sự cố ngoài
vùng bảo vệ, đặc tuyến tác động của rơle đều rơi vào vùng hãm và rơle không
tác động. Các trƣờng hợp sự cố trong vùng bảo vệ, đặc tuyến tác động của
rơle rơi vào vùng tác động, rơle đƣa tín hiệu tác động. Nhƣ vậy, với các thông
số chỉnh định đã tính toán là phù hợp và với nguyên lý bảo vệ của SEL-311L
đảm bảo để bảo vệ so lệch dọc cho đƣờng dây với độ nhạy tác động cao và có
tính chọn lọc tuyệt đối.
Với mô hình mô phỏng đặc tính bảo vệ so lệch dọc của rơle SEL-311L
mà luận văn đã xây dựng có thể sử dụng mô phỏng để kiểm tra các thông số
cài đặt, phân tích và nghiên cứu đặc tính làm việc của rơle khi vận hành bình
thƣờng cũng nhƣ khi có sự cố trên đƣờng dây phục vụ tốt cho công tác quản
lý vận hành hệ thống điện.
63

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


Yêu cầu hệ thống bảo vệ cho đƣờng dây truyền tải có độ nhạy và tính
chọn lọc cao nhằm cô lập nhanh khi có sự cố là vấn đề cấp thiết. Để bảo vệ
các đƣờng dây truyền tải thƣờng sử dụng rơle khoảng cách và so lệch dọc,
trong đó bảo vệ so lệch dọc có ƣu điểm hơn bảo vệ khoảng cách về tính chọn
lọc, độ nhạy cũng nhƣ không phụ thuộc vào tín hiệu điện áp và hơn nữa việc
cài đặt cũng khá dễ dàng. Chính vì vậy nên bảo vệ so lệch dọc luôn đƣợc ƣu
tiên. Trong các dòng rơle bảo vệ so lệch dọc dùng cho đƣờng dây truyền tải
thì dòng rơle SEL là khá phổ biến đặc biệt là SEL-311L đƣợc sử dụng khá
nhiều ở Việt Nam.
Luận văn này nghiên cứu về tính toán chỉnh định và mô phỏng đặc tính
hoạt động của rơle SEL-311L bảo vệ so lệch dọc đƣờng dây 500kV Di Linh -
Pleiku. Trong luận văn văn tác giả đã nêu đƣợc các lý thuyết tổng quát về bảo
vệ rơle, các bộ phận đo lƣờng cho rơle bảo vệ và tính toán chỉnh định cho rơle
SEL-311L bảo vệ so lệch dọc đƣờng dây. Đối với dòng rơle SEL thì phần cài
đặt, cấu hình logic cũng là một vấn đề khá quan trọng, tuy nhiên với giới hạn
đề tài luận văn này không đi sâu vào phần cấu hình logic. Ngoài ra, rơle SEL-
311L còn tích hợp nhiều chức năng bảo vệ khác nữa, tuy nhiên việc mô phỏng
tất cả các chức năng bảo vệ đòi hỏi nhiều thuật toán phức tạp, do thời gian có
hạn nên tác giả chỉ nghiên cứu mô phỏng chức năng bảo vệ chính là so lệch
dòng điện.
Luận văn đã xây dựng đƣợc mô hình mô phỏng của đặc tính hoạt động
của rơle SEL-311L bảo vệ so lệch dọc đƣờng dây, áp dụng mô phỏng bảo vệ
cho đƣờng dây 500kV Di Linh - Pleiku theo các giá trị chỉnh định tính toán.
Mô hình mô phỏng đƣợc xây dựng bằng công cụ Matlab/Simulink. Giải thuật
của rơle bảo vệ so lệch dọc đƣợc xây dựng dựa trên việc tính toán dòng điện
hai đầu đƣờng dây để tính ra dòng điện so lệch và đặc tính hãm dựa trên tỉ số
biên độ và góc pha dòng điện hai đầu, từ đó rơ le đánh giá về sự cố và đƣa ra
các lệnh tác động. Các sự cố đƣợc đƣa ra trong luận văn để mô phỏng đặc tính
tác động của rơle bao gồm sự cố ngắn mạch trong vùng bảo vệ, ngoài vùng
bảo vệ, từ đó ta có thể kiểm tra thông số cài đặt, phân tích và nghiên cứu sự
làm việc của rơle ở trạng thái vận hành bình thƣờng cũng nhƣ các dạng sự cố
trong hệ thống điện.
Kết quả nghiên cứu và mô phỏng trong luận văn phù hợp với thực tế rơle
SEL-311L bảo vệ so lệch dọc đƣờng dây 500kV Di Linh – Pleiku, cho thấy
64

rơle này làm việc tin cậy và các thông số chỉnh định là phù hợp đảm bảo rơle
luôn tác động chính xác và chọn lọc, việc sử dụng rơle SEL-311L để bảo vệ
cho đƣờng dây là phù hợp trong vận hành giúp bảo vệ tốt khi có sự cố xảy ra.
Nội dung luận văn tác giả đã xây dựng đƣợc mô hình mô phỏng rơle có
cấu tạo đầu vào, đầu ra, đặc tính bảo vệ và logic làm việc giống với rơle thực
tế đang vận hành, các thông số cài đặt cũng bám sát chức năng của rơle thật.
Mô hình đã tạo đƣợc sự tiện lợi trong sử dụng giúp cho nhân viên vận hành
nắm rõ đặc tính bảo vệ của rơle nhằm phục vụ cho việc kiểm tra thông số cài
đặt, phân tích và nghiên cứu sự làm việc của rơle ở trạng thái vận hành bình
thƣờng cũng nhƣ các dạng sự cố trên đƣờng dây, đáp ứng phục vụ cho công
tác vận hành và phân tích xử lý nhanh khi có sự cố xảy ra.
Mô hình này giúp ích cho nhân viên vận hành trong hệ thống điện áp
dụng phục vụ cho công tác kiểm tra thông số cài đặt, phân tích và nghiên cứu
sự làm việc của rơle ở trạng thái vận hành bình thƣờng cũng nhƣ các dạng sự
cố trên đƣờng dây và cũng đáp ứng phục vụ cho công tác vận hành và phân
tích xử lý nhanh khi có sự cố xảy ra.
Hƣớng phát triển của đề tài:
Với cách thức xây dựng mô hình mô phỏng logic làm việc của rơle bằng
Matlab/Simulink để xem xét hoạt động của rơle đối với các dạng sự cố, đây là
giải pháp tốt để nghiên cứu, phân tích đánh giá sự làm việc của rơle trong hệ
thống bảo vệ.
Mô hình mô phỏng tác giả xây dựng có đầu vào, đầu ra, đặc tính bảo vệ
và logic làm việc giống với rơle thực tế, các thông số cài đặt đƣợc tính toán
cũng bám sát chức năng bảo vệ thực tế của rơle. Với phƣơng pháp xây dựng
mô hình mô phỏng rơle kỹ thuật số nhƣ vậy có thể dễ dàng mở rộng mô hình
để mô phỏng cho nhiều chức năng bảo vệ khác và cũng có thể phát triển để
xây dựng mô hình mô phỏng cho nhiều chủng loại rơle khác nhau với các đối
tƣợng bảo vệ khác nhau trong hệ thống điện. Việc sử dụng mô hình mô phỏng
sẽ giúp cho nhân viên vận hành áp dụng thực tế phục vụ cho công tác kiểm tra
thông số cài đặt, phân tích và nghiên cứu sự làm việc của rơle ở trạng thái vận
hành bình thƣờng cũng nhƣ các dạng sự cố trên đƣờng dây và cũng đáp ứng
phục vụ cho công tác vận hành và phân tích xử lý nhanh khi có sự cố xảy ra.
65

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt
[1] Lê Kim Hùng - Đoàn Ngọc Minh Tú (1998), Bảo vệ rơle và tự động
hóa trong hệ thống điện, NXB Giáo Dục.
[2] Nguyễn Hoàng Việt (2005), Bảo vệ rơle và tự động hóa trong hệ
thống điện, NXB Đại Học Quốc gia, TP.Hồ Chí Minh.
[3] Nguyễn Hồng Thái - Vũ Văn Tẩm (2003), Rơle số Lý thuyết và ứng
dụng. NXB Giáo Dục.
[4] Lã Văn Öt, Ngắn mạch trong hệ thống điện, NXB Giáo Dục.
[5] Nguyễn Hoàng Việt, Các bài toán tính ngắn mạch và bảo vệ rơle
trong hệ thống điện, NXB Đại Học Quốc Gia, TP.Hồ Chí Minh.
[6] Trần Đình Long, Bảo vệ các hệ thống điện, NXB khoa học và kỹ
thuật.
[7] Nguyễn Phùng Quang, Matlab & Simulink dành cho kỹ sư điều khiển
tự động, NXB khoa học và kỹ thuật.
[8] Thông tƣ 28/2014/TT-BCT ngày 15 tháng 9 năm 2014 của Bộ Công
thƣơng về "Quy định quy trình xử lý sự cố trong hệ thống điện Quốc
gia".
[9] Quy định số 2896/QĐ-EVN-KTLĐ-TĐ của EVN về "Quy định về
tiêu chuẩn kỹ thuật của hệ thống điều khiển tích hợp, cấu hình hệ
thống bảo vệ, quy cách kỹ thuật của rơle bảo vệ cho đường dây và
TBA 500kV, 220kV và 110kV".
Tiếng Anh
[10] Schweitzer Engineering Laboratories. SEL-311L-1,-7, Relay
Instruction Manual.
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1.1: DẪN XUẤT CÁC GIÁ TRỊ THỰC CỦA DÕNG ĐIỆN
TỪ MẪU DẠNG SÓNG CỦA DÕNG ĐIỆN
PHỤ LỤC 1.2: DẪN XUẤT CÁC GIÁ TRỊ GÓC PHA CỦA DÕNG ĐIỆN
TỪ MẪU DẠNG SÓNG CỦA DÕNG ĐIỆN
PHỤ LỤC 2.1: LOGIC BẢO VỆ KHOẢNG CÁCH PHA VÙNG 1
PHỤ LỤC 2.2: LOGIC BẢO VỆ KHOẢNG CÁCH PHA VÙNG 2
PHỤ LỤC 2.3: LOGIC BẢO VỆ KHOẢNG CÁCH PHA VÙNG 3 VÀ 4
PHỤ LỤC 3.1: LOGIC BẢO VỆ KHOẢNG CÁCH PHA-ĐẤT
ĐẶC TÍNH MHO VÙNG 1

PHỤ LỤC 3.2: LOGIC BẢO VỆ KHOẢNG CÁCH PHA-ĐẤT


ĐẶC TÍNH MHO VÙNG 2
PHỤ LỤC 3.3: LOGIC BẢO VỆ KHOẢNG CÁCH PHA-ĐẤT
ĐẶC TÍNH MHO VÙNG 3 VÀ 4

PHỤ LỤC 3.4: LOGIC BẢO VỆ KHOẢNG CÁCH PHA-ĐẤT


ĐẶC TÍNH TỨ GIÁC VÙNG 1
PHỤ LỤC 3.5: LOGIC BẢO VỆ KHOẢNG CÁCH PHA-ĐẤT
ĐẶC TÍNH TỨ GIÁC VÙNG 2

PHỤ LỤC 3.6: LOGIC BẢO VỆ KHOẢNG CÁCH PHA-ĐẤT


ĐẶC TÍNH TỨ GIÁC VÙNG 3 VÀ 4
PHỤ LỤC 4.1: LOGIC THỜI GIAN TRỄ CÁC VÙNG CỦA SEL-311L

PHỤ LỤC 5.1: LOGIC CỦA CHỨC NĂNG QUÁ DÕNG PHA CẮT NHANH
VÀ THỜI GIAN ĐỘC LẬP
PHỤ LỤC 5.2: LOGIC CÁC CẤP ĐỘ TÁC ĐỘNG KHÁC NHAU
VỚI CÁC CÀI ĐẶT E50G
PHỤ LỤC 5.3: LOGIC CÁC CẤP ĐỘ TÁC ĐỘNG KHÁC NHAU
VỚI CÁC CÀI ĐẶT E50Q

PHỤ LỤC 6: ĐOẠN M MATLAB THUỘC CHƢƠNG TRÌNH


V ĐẶC TÍNH CỦA BẢO VỆ SO LỆCH DỌC ĐƢỜNG DÂY

% CHUONG TRINH VE DAC TINH BAO VE SO LECH DUONG DAY SEL-311L


% ------------Thong so ban dau-------------------
F87LR=6;
F87LANG=195;
% ------------Ban kinh trong cua vung ham-------------------
F87LL=1/F87LR;
% ------------Doi don vi goc tri dat 87LANG tu do sang radian------------
F87LANGrad=pi*F87LANG/180;
ALPHA=pi-F87LANGrad/2;
Baseaxis=10;
% -----------Xac dinh toa do cho vung ham---------
X0=[F87LL*cos(ALPHA),F87LR*cos(ALPHA)];
Y0=[F87LL*sin(ALPHA),F87LR*sin(ALPHA)];
X1=[F87LL*cos(-ALPHA),F87LR*cos(-ALPHA)];
Y1=[F87LL*sin(-ALPHA),F87LR*sin(-ALPHA)];
X2=linspace(-F87LL,F87LL*cos(ALPHA),100);
Y2=sqrt(F87LL^2-X2.^2);
Y2(2,:)=-sqrt(F87LL^2-X2.^2);
X3=linspace(-F87LR,F87LR*cos(ALPHA),100);
Y3=sqrt(F87LR^2-X3.^2);
Y3(2,:)=-sqrt(F87LR^2-X3.^2);
%---------------------Diem su co-----------------
% ---------------------Tao hinh------------------
Figure_F87L = figure;
% ---------------------Tao truc------------------
axes1 = axes('Parent',Figure_F87L,'LineWidth',1);
box(axes1,'on');
grid(axes1,'on');
hold(axes1,'all');
axis([-Baseaxis,Baseaxis,-Baseaxis,Baseaxis]);
% -------------Ve Vung----------------------
plot(X0,Y0,'Parent',axes1,'LineWidth',2,'DisplayName','Alpha','Color','b');
plot(X1,Y1,'Parent',axes1,'LineWidth',2,'DisplayName','-Alpha','Color','b');
plot(X2,Y2,'Parent',axes1,'LineWidth',2,'DisplayName','1/87LR','Color','b');
plot(X3,Y3,'Parent',axes1,'LineWidth',2,'DisplayName','87LR','Color','b');
%plot(X3,Y3,'-+r')
% ------------Tao nhan truc x-----------------------------
xlabel({'Re(IR/IL)'},'FontWeight','bold','Color','k');
% ------------Tao nhan truc y-----------------------------
ylabel({'Im(IR/IL)'},'FontWeight','bold','Color','k');
% ---------------Tao tieu de------------------------------
title({'MAT PHANG ALPHA CUA BAO VE SO LECH DOC SEL-
311L'},'FontWeight','bold','FontSize',14,'Color','k');
% ----------Tao ghi chu--------------------
legend1 = legend(axes1,'show');
set(legend1,'LineWidth',1);
% -----------Tao textbox----------------------
annotation(Figure_F87L,'textbox',[0.27 0.52 0.1572 0.03698],'String',{'Vung
HAM'},'FitBoxToText','on','FontSize',14,'Color','b');
annotation(Figure_F87L,'textbox',[0.6 0.52 0.1572 0.03698],'String',{'Vung
CAT'},'FitBoxToText','on','FontSize',14,'Color','r');
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN

You might also like