You are on page 1of 122

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU.................................................................................................3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG PIN MẶT TRỜI................5
1.1 GIỚI THIỆU VỀ PIN MẶT TRỜI 5
1.1.1 Định nghĩa 5
1.1.2 Đặc tính làm việc của pin mặt trời 6
1.1.3 Tấm năng lượng mặt trời 9
1.1.4 Cách ghép nối các tấm pin mặt trời 10
1.1.5 Ứng dụng 13
1.2 CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC CỦA HỆ PIN MẶT TRỜI LÀM VIỆC VỚI
LƯỚI 13
1.3 CÁC BỘ BIẾN ĐỔI DC/DC, DC/AC VÀ BỘ LƯU GIỮ NĂNG
LƯỢNG TRONG HỆ THỐNG PIN MẶT TRỜI 16
1.3.1 Bộ biến đổi DC/DC 16
1.3.1.1 Phân loại bộ biến đổi DC/DC.................................................17
1.3.1.2 Điều khiển bộ biến đổi DC/DC...............................................22
1.3.2 Bộ biến đổi DC-AC 24
1.3.3 Bộ lưu trữ năng lượng 26
1.3.3.1 Các loại acquy.........................................................................27
1.3.3.2 Các thông số chính của acquy.................................................27
1.3.3.3 Các chế độ làm việc của bộ nạp acquy...................................30
CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ, TÍNH TOÁN PHẦN CỨNG MẠCH ĐIỀU
KHIỂN............................................................................................................34
2.1 SƠ ĐỒ KHỐI TOÀN HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN 34
2.1.1 Mạch đo điện áp của pin mặt trời và acquy 37
2.1.2 Mạch đo dòng điện của pin mặt trời và acquy 40
2.1.3 Mạch DC/DC 43
2.1.4 Mạch DC/AC 46
2.2 TỔNG QUAN VỀ PLC S7-200 51
2.2.1 Khái niệm về PLC 51
2.2.2 Giới thiệu về PLC Simatic S7-200 51
2.2.2.1 Cấu trúc phần cứng.................................................................52
2.2.2.2 Ngôn ngữ lập trình của S7-200...............................................56
2.2.2.3 Cú pháp lệnh của S7-200........................................................58
CHƯƠNG 3: YÊU CẦU CÔNG NGHỆ, LƯU ĐỒ THUẬT TOÁN VÀ
CHƯƠNG TRÌNH ĐIỀU KHIỂN PLC S7-200..........................................65
3.1 YÊU CẦU CÔNG NGHỆ VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG
65
3.2 LƯU ĐỒ THUẬT TOÁN 67
3.3 CHƯƠNG TRÌNH ĐIỀU KHIỂN 72

Trang: 1
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ MÔ HÌNH: HỆ THỐNG ĐIỆN NĂNG


LƯỢNG MẶT TRỜI....................................................................................82
4.1 HỆ THỐNG KHUNG ĐỠ 82
4.2 HỘP TỦ ĐIỆN CHÍNH 83
4.3 MÔ HÌNH TỔNG THỂ HỆ THỐNG 87
4.4 KẾT QUẢ, NHẬN XÉT VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN 88
4.4.1 Kết quả 88
4.4.2 Nhận xét 88
4.4.3 Hướng phát triển 88
CHƯƠNG 5: CHUYÊN ĐỀ HÒA ĐỒNG BỘ ĐIỆN NĂNG LƯỢNG
MẶT TRỜI VÀO LƯỚI...............................................................................90
5.1 MỤC ĐÍCH 90
5.2 YÊU CẦU CỦA VIỆC NỐI LƯỚI 90
5.3 MÔ HÌNH TỔNG QUÁT CỦA BỘ NGHỊCH LƯU KẾT HỢP
ĐIỀU KHIỂN NỐI LƯỚI [1] 90
5.4 PHÂN TÍCH TỪNG THÀNH PHẦN TRONG BỘ NGHỊCH LƯU
HÒA LƯỚI 91
5.4.1 Mạch nghịch lưu 91
5.4.2 Tụ bù hệ số công suất 93
5.4.3 Mạch lọc đầu ra của bộ nghịch lưu 96
5.5 THIẾT KẾ BỘ ĐIỀU KHIỂN97
5.5.1 Thiết kế bộ điều khiển dòng – Current Controller (CC) 97
5.5.2 Khối Grid Synchonization – Hòa đồng bộ vào lưới (GS) 99
5.5.3 Khối Voltage Controller – Điều khiển áp (VC) 103
5.6 HÒA ĐỒNG BỘ SỬ DỤNG MẠCH KHÓA PHA PLL (PHASE
LOCKED LOOP) 104
5.7 MÔ PHỎNG HÒA ĐỒNG BỘ 114
5.8 NHẬN XÉT 115
KẾT LUẬN..................................................................................................116
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................117

Trang: 2
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

LỜI NÓI ĐẦU


Ngày nay, với tình hình dân số và nền công nghiệp phát triển không ngừng,
năng lượng càng thể hiện rõ vai trò quan trọng của mình và trở thành yếu tố không
thể thiếu trong cuộc sống. Tuy nhiên, trong khi nhu cầu sử dụng năng lượng ngày
càng tăng, thì các loại năng lượng truyền thống ngày càng cạn kiệt và trở nên khan
hiếm.
Một số nguồn năng lượng đã và đang được sử dụng phổ biến như: nguồn
nguyên liệu hóa thạch (dầu mỏ, than đá) đã cho thấy những tác động tiêu cực đến
môi trường như: gây ô nhiễm bầu khí quyển, gây hiệu ứng nhà kính, thủng tầng
ozon, là nguyên nhân làm trái đất ấm dần lên, đe dọa cuốc sống các loài sinh vật
trên Trái Đất.
Trong khi đó, nguồn năng lượng thủy điện lại không thể đáp ứng được nhu cầu
điện mà thế giới cần, mà nguyên nhân là do tình trạng hạn hán, dưới tác động của
các hiện tượng biến đổi khí hậu gây nên, làm mực nước trong các đập, hồ chứa
giảm mạnh dưới mực nước chết. Làm cho, các nhà máy thủy điện không thể phát đủ
công suất, phục vụ cho đời sống và sản xuất.
Để giải quyết tạm thời cho tình hình đó, nhiều nước đã cho xây dựng nhiều nhà
máy điện hạt nhân, biện pháp này giúp giải quyết “cơn khát điện” cho nhiều nước,
đặc biệt là những nước không thể phát triển Thủy điện. Tuy nhiên, hậu quả mà nó
mang lại đối với môi trường là vô cùng nghiêm trọng, nó đe dọa đến cuộc sống của
toàn bộ các loài sinh vật sống trên Trái Đất. Mặt khác, dưới sự phản đối gay gắt của
các nhà bảo vệ môi trường thì loại hình nhà máy điện này, khó có thể mở rộng hơn.
Trước tình hình đó, yêu cầu phải tìm được nguồn năng lượng mới thay thế, cho
những nguồn năng lượng đang dần cạn kiệt này, trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết,
đòi hỏi sự quan tâm của cả thế giới.
So với những nguồn năng lượng mới, đang được nghiên cứu và phát triển hiện
nay như: năng lượng gió, năng lượng thủy triều, năng lượng mặt trời, năng lượng

Trang: 3
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

địa nhiệt…thì năng lượng mặt trời được xem là có tính khả thi nhất vì: nó là một
nguồn năng lượng rẻ, vô tận và sạch, không gây hại cho môi trường, dễ khai thác…
Đã và đang thu hút được nhiều sự quan tâm của rất nhiều nhà khoa học và hứu hẹn
trong tương lai không xa nó sẽ trở thành nguồn năng lượng tốt nhất và phổ biến
nhất cho nhân loại.
Trước những ưu điểm mà năng lượng mặt trời mạng lại, em đã chọn đề tài:
“Nghiên cứu - Thiết kế hệ thống điện năng lượng mặt trời” để làm Đồ án tốt
nghiệp.
Trước tiên, em xin chân thành biết ơn thầy Nguyễn Mạnh Hà là người hướng
dẫn trực tiếp đã luôn luôn theo sát và tận tình chỉ dẫn em từng bước trong suốt quá
trình thực hiện Đồ án tốt nghiệp này, giúp em có thể hoàn thành Đồ án một cách
hoàn thiện nhất và đúng thời hạn.
Em xin được gửi đến tất cả các quý thầy, cô trong trường Đại Học Bách Khoa
Đà Nẵng, đặc biệt là bộ môn Tự Động Hóa - khoa Điện, lời biết ơn chân thành nhất,
những người đã tận tình giảng dạy và truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quý
báu của mình cho sinh viên chúng em để hoàn thành tốt chương trình học cũng như
trong công việc sau này.
Cuối cùng, em xin cảm ơn tất cả gia đình, bạn bè, những người đã quan tâm,
giúp đỡ em hoàn thành đồ án này.

Đà Nẵng, ngày … tháng … năm 2012


Sinh viên thực hiện

Trang: 4
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG PIN MẶT TRỜI


Ở chương này trình bày 3 nội dung chính:
+ Giới thiệu về Pin mặt trời - Ghép nối các tấm pin mặt trời - Ứng dụng.
+ Chế độ làm việc của các hệ pin mặt trời làm việc với lưới.
+ Các bộ biến đổi DC/DC, DC/AC và bộ lưu giữ năng lượng trong hệ thống pin mặt
trời làm việc với lưới.
1.1 GIỚI THIỆU VỀ PIN MẶT TRỜI
1.1.1 Định nghĩa
Pin mặt trời (PV – photovoltaic) còn gọi là pin quang điện, là thiết bị ứng
dụng hiệu ứng quang điện trong chất bán dẫn (thường gọi là hiệu ứng quang điện
trong quang dẫn) để tạo ra dòng điện một chiều, từ ánh sáng mặt trời. Loại pin mặt
trời thông dụng nhất hiện nay, là loại sử dụng Silic tinh thể. Tinh thể Silic tinh
khiết, là chất bán dẫn, dẫn điện rất kém vì: các điện tử bị giữ bởi lực liên kết mạng,
nên hầu như trong tinh thể không có điện tử tự do. Khi bị ánh sáng hay nhiệt độ
kích thích, các điện tử bị bứt ra khỏi liên kết, nhảy từ vùng hoá trị lên vùng dẫn và
để lại một lỗ trống, tích điện dương. Lúc này, chất bán dẫn mới dẫn điện.
Có 3 loại pin mặt trời làm từ tinh thể Silic:
- Một tinh thể hay đơn tinh thể: loại này có hiệu suất tới 16%, nên thường đắt
tiền do được cắt từ các thỏi hình ống.
- Đa tinh thể: làm từ các thỏi, đúc từ Silic nung chảy, sau đó được làm nguội
và làm rắn. Loại này thường rẻ hơn loại đơn tinh thể, nhưng lại có hiệu suất
kém hơn. Tuy nhiên chúng có thể tạo thành các tấm vuông che phủ bề mặt
nhiều hơn loại đơn tinh thể bù cho hiệu suất thấp của nó.
- Dải Silic: tạo từ các miếng phim mỏng Silic nóng chảy và có cấu trúc đa tinh
thể. Loại này thường có hiệu suất thấp nhất nhưng cũng là loại rẻ nhất trong
các loại vì không cần phải cắt từ thỏi Silic.

Trang: 5
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Hình: Cấu tạo của pin mặt trời


Về bản chất pin quang điện là một điốt bán dẫn bao gồm hai tấm bán dẫn loại
P và loại N đặt sát cạnh nhau, có lớp N cực mỏng để ánh sáng có thể truyền qua.
Trên bề mặt của pin quang điện còn có một lớp chống phản xạ vì: khi ánh sáng
chiếu vào pin quang điện, sẽ có một phần ánh sáng bị hấp thụ khi truyền qua lớp N,
một phần ánh sáng sẽ bị phản xạ ngược lại, và một phần ánh sáng sẽ đến được lớp
chuyển tiếp, nơi có các cặp điện tử và lỗ trống nằm trong điện trường của bề mặt
giới hạn. Với các bước sóng thích hợp, sẽ truyền cho điện tử một năng lượng đủ lớn
để thoát khỏi liên kết. Khi thoát khỏi liên kết, dưới tác dụng của điện trường, điện tử
sẽ bị kéo về phía bán dẫn loại N, còn lỗ trống bị kéo về phía bán dẫn loại P. Khi đó
nếu nối hai cực của hai phần bán dẫn loại N và P sẽ đo được một hiệu điện thế. Giá
trị của hiệu điện thế này, phụ thuộc vào bản chất của chất làm bán dẫn và tạp chất
có trong chất bán dẫn đó.
1.1.2 Đặc tính làm việc của pin mặt trời
I/P
Pmp

Isc
Imp

V
Vmp Voc

Trang: 6
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Hình 1.1 Đường đặc tính làm việc U & I của pin mặt trời
Đặc tính làm việc của Pin mặt trời thể hiện qua ba tham số là điện áp hở
mạch , lúc dòng ra bằng 0, thông thường =0,6÷0,7 V, dòng điện ngắn
mạch khi điện áp ra bằng 0 thông thường = 20÷40 mA và cuối cùng là

hệ số lấp đầy FF = đối với pin mặt trời silic, FF thường từ 0.6÷0,8.

Công suất pin được tính theo công thức P = U.I (1-1)

Rs I
ID I sh
I +
- R sh

Hình 1.2. Sơ đồ tương đương của pin mặt trời


Từ sơ đồ tương đương, ta có phương trình đặc trưng V-A của pin như sau:

(1-2)

Trong đó:
Isc là dòng quang điện (dòng ngắn mạch khi không có Rs và Rsh) (A/m2)
I01 là dòng bão hòa (A/m2)
q là điện tích của điện tử (C) = 1,6.10-19
k là hệ số Boltzman = 1,38.10-23(J/k)
T là nhiệt độ (K)
I, V, Rs, Rsh lần lượt là dòng điện ra, điện áp ra, điện trở R s và Rsh của pin
trong mạch tương đương ở hình 1.2.
* Nhận xét:
 Dòng ngắn mạch Isc tỉ lệ thuận với cường độ bức xạ chiếu sáng. Nên
đường đặc tính V - A của pin mặt trời (PV – photovoltaic) cũng phụ

Trang: 7
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

thuộc vào cường độ bức xạ chiếu sáng. Ở mỗi tầng bức xạ chỉ thu được
duy nhất một điểm làm việc V = Vmp có công suất lớn nhất thể hiện trên
hình vẽ sau.

Hình 1.3. Sự phụ thuộc của đặc tính V-A của pin mặt trời
vào cường độ bức xạ Mặt trời.
 Điện áp hở mạch Voc , phụ thuộc trực tiếp vào nhiệt độ nên đường đặc
tính V-A của pin mặt trời (PV – photovoltaic) cũng phụ thuộc vào nhiệt
độ của pin.

Hình 1.4 Sự phụ thuộc đường đặc tính của pin mặt trời vào nhiệt độ của pin
 Để toàn bộ hệ pin mặt trời (hệ PV – photovoltaic system) có thể hoạt
động được một cách hiệu quả thì đường đặc tính của tải cũng phải phù
hợp với đường đặc tính của pin mặt trời đó.

Trang: 8
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Hình 1.5 Đường đặc tính tải và đặc tính của pin mặt trời
Trên hình vẽ 1.5 đường OA và OB là những đường đặc tính tải. Nếu tải được mắc
trực tiếp với dãy pin mặt trời thì tải có đường đặc tính là OA. Khi đó, pin làm việc ở
điểm A1 và phát công suất P1. Công suất tốt nhất thu được là P2. Để có thể thu được
công suất P2, cần có một bộ điều chỉnh sao cho công suất cấp cho tải lúc đó bằng P2.
1.1.3 Tấm năng lượng mặt trời
Tấm năng lượng mặt trời tạo thành từ nhiều pin mặt trời (PV – photovoltaic),
được ghép lại với nhau. Có thể gồm 36 đến 72 pin mặt trời mắc nối tiếp nhau. Mỗi
pin mặt trời cung cấp một lượng nhỏ năng lượng, nhưng nhiều pin đặt trải dài trên
một diện tích lớn, sẽ tạo nên nguồn năng lượng đủ lớn để các thiết bị điện sử dụng.
Mỗi tấm pin mặt trời, có công suất khác nhau: 10W, 20W, 40W, 50W, 55W, 75W,
100W, 200W. Điện áp của các tấm pin lớn nhất có thể đạt 17,5VDC. Công suất và
điện áp của hệ thống tuỳ thuộc vào cách ghép nối các tấm pin lại với nhau. Các tấm
pin mặt trời, có thể được ghép nối tiếp hoặc song song với nhau để tạo thành một
dàn pin mặt trời. Để đạt được hiệu năng tốt nhất, những tấm pin mặt trời phải luôn
được phơi nắng và hướng trực tiếp đến mặt trời.
Hiệu suất thu được điện năng từ những tấm pin mặt trời, ở các vùng miền vào
các giờ trong ngày là khác nhau, do bức xạ mặt trời trên bề mặt trái đất không đồng
đều nhau. Hiệu suất của pin mặt trời phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
- Chất liệu bán dẫn làm pin.

Trang: 9
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

- Vị trí đặt các tấm panel mặt trời


- Thời tiết, khí hậu, mùa trong năm.
- Thời gian trong ngày: sáng, trưa, chiều.
- Các tấm pin mặt trời có cấu tạo chắc chắn, để chịu được những tác động
khắc nghiệt nhất của khí hậu, thời tiết, mưa bão, sự ăn mòn, sự oxi hoá. Tuổi
thọ của mỗi tấm pin khoảng 25 đến 30 năm.
1.1.4 Cách ghép nối các tấm pin mặt trời
Như đã biết, các module pin mặt trời đều có công suất và điện áp ra xác định
từ nhà sản xuất. Để tạo ra công suất và điện áp ra, theo yêu cầu thì buộc phải ghép
nối nhiều module lại với nhau. Có hai cách ghép cơ bản:
- Ghép nối tiếp các module sẽ cho điện áp ra lớn hơn.
- Ghép song song các module sẽ cho dòng điện ra lớn.
Trong thực tế, phương pháp ghép hỗn hợp được sử dụng nhiều hơn để đáp ứng cả
yêu cầu về điện áp và dòng điện.
a. Phương pháp ghép nối tiếp các module pin mặt trời:

(a) (b)
Hình 1.6 Ghép nối tiếp hai module pin mặt trời (a) - Đường đặc tính V-A của từng
module và của cả hệ (b)
Giả sử, các module đều giống hệt nhau, có đường đặc tính V-A giống hệt nhau,
các thông số như: dòng ngắn mạch Isc, điện áp hở mạch Voc bằng nhau. Giả sử rằng,
cường độ chiếu sáng trên các tấm là đồng đều nhau. Khi ghép nối tiếp, các module
này thì ta có:
I = I1 = I2 = …. = Ii (1-3)

Trang: 10
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

(1-4)

(1-5)

(1-6)

Trong đó:
I, P, V : là dòng điện, công suất và hiệu điện thế của cả hệ.
I i , Vi , P i : là dòng điện, công suất, hiệu điện thế của module thứ i trong
hệ.
Iopi, Vopi, Popi : là dòng điện làm việc tối ưu, điện thế làm việc tối ưu, công
suất làm việc tối ưu của các module thứ i trong hệ.
Iop, Vop, Pop : là dòng điện làm việc tối ưu, điện thế làm việc tối ưu, công
suất làm việc tối ưu của hệ.
Khi tải có giá trị 0 < R < , các module làm việc như các máy phát tương đương.
Đường đặc tính V-A của hệ, bằng tổng hình học các đường đặc tính của các module
thành phần.
b. Phương pháp ghép song song các module pin mặt trời:
Ta cũng giả sử, các module đều giống hệt nhau, có đường đặc tính V-A giống hệt
nhau, các thông số dòng ngắn mạch Isc, điện áp hở mạch Voc bằng nhau. Giả sử
rằng, cường độ chiếu sáng trên các tấm là đồng đều nhau.

(a) (b)
Hình1.7 Ghép song song hai module pin mặt trời (a)
và đường đặc tính V-A của các module và của cả hệ (b)

Trang: 11
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Khi đó ta có:
U = U1 = U2 =…= Ui (1-7)

(1-8)

(1-9)

(1-10)

Đường đặc tính V-A của hệ cũng được suy ra bằng cách, cộng các giá trị
dòng điện I ứng với các giá trị điện thế V không đổi. Trong trường hợp này, các pin
cũng làm việc như các máy phát điện khi tải có giá trị 0 < R < .
c. Hiện tượng điểm nóng
Xảy ra khi, ta ghép nối các module không giống nhau, tức là khi các thông số I SC,
VOC, POPT của các module pin riêng lẻ là khác nhau. Đây là hiện tượng, tấm pin yếu
(tức là pin kém chất lượng hơn so với các pin khác trong dàn, hoặc khi nó bị che
nắng trong khi các pin khác vẫn được chiếu sáng) sẽ hấp thụ công suất điện, do các
tấm pin khoẻ hơn phát ra và làm cho công suất điện mạch ngoài bằng 0. Phần năng
lượng điện, mà tấm pin yếu nhận được từ tấm pin khoẻ hơn sẽ biến thành nhiệt, làm
nóng tấm pin này lên và có thể dẫn tới hư hỏng. Hiện tượng điểm nóng này, chỉ xảy
ra trên các pin yếu hơn các pin khác trong hệ, làm hư hỏng hệ hay làm giảm đáng kể
hiệu suất biến đổi quang điện của cả hệ.
Để tránh hiện tượng này, khi thiết kế phải ghép các tấm pin mặt trời cùng loại,
có cùng các thông số đặc trưng trong một dàn pin mặt trời. Vị trí đặt, phải tránh các
bóng che do cây cối, nhà cửa hay các vật cản khác trong những ngày có nắng, cũng
như bảo vệ tránh bụi bẩn phủ bám lên một vùng nào đấy của tấm pin. Ngoài ra,
trong trường hợp này ta còn có thể sử dụng các diode bảo vệ. Như hình dưới đây:

Trang: 12
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Hình 1.8 Diode nối song song với module để bảo vệ module và dàn pin mặt trời.
Nhìn trên hình vẽ 1.8 ta thấy giả sử pin C i là pin yếu nhất, được bảo vệ bằng
diode phân cực thuận chiều Dp, với dòng điện trong mạch mắc song song. Trong
trường hợp hệ làm việc bình thường, các pin mặt trời hoạt động ở điều kiện như
nhau thì dòng trong mạch không qua diode, nên không có tổn hao năng lượng. Khi
có sự cố xảy ra, vì một nguyên nhân nào đó mà pin C i bị che và bị tăng nhiệt độ,
điện trở của Ci tăng lên, lúc này một phần hay toàn bộ dòng điện sẽ rẽ qua Diode để
tránh gây hư hỏng cho Ci. Thậm chí, khi Ci bị hỏng hoàn toàn thì hệ vẫn có thể tiếp
tục làm việc.
1.1.5 Ứng dụng
Hiện nay, sản phẩm dùng năng lượng mặt trời đã và đang xuất hiện nhiều trên thị
trường như: máy nước nóng dùng năng lượng mặt trời, hệ thống đèn báo hiệu dùng
năng lượng mặt trời, đèn báo giao thông, rồi đến nhiều ứng dụng khác như: xe con
sử dụng năng lượng măt trời, thậm chí nhiều nước tiên tiến còn khuyến khích xây
dựng nhiều công trình công cộng (như : nhà ga, trạm chờ xe buýt, trạm sạc,...) dùng
nguồn điện năng lượng mặt trời trong mọi nhu cầu như: sưởi ấm, chiếu sáng,..

1.2 CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC CỦA HỆ PIN MẶT TRỜI LÀM VIỆC VỚI LƯỚI
Là hệ pin mặt trời (hệ PV – photovoltaic system) được kết nối với lưới điện.
Hệ thống này, cho phép tự duy trì hoạt động của tải bằng nguồn năng lượng dự trữ,
và đồng thời cũng có thể bơm phần năng lượng dư thừa vào lưới điện để bán. Khi
nguồn pin mặt trời (hay máy phát pin mặt trời) sinh ra nhiều năng lượng thì nguồn
năng lượng dư thừa này sẽ được chuyển vào trong lưới điện, còn trong những điều
kiện thời tiết xấu, không có nắng hay mây mưa, máy phát pin mặt trời không sinh ra
đủ năng lượng để đáp ứng cho phụ tải, thì hệ sẽ lấy điện từ lưới. Do đó, hệ pin mặt

Trang: 13
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

trời (hệ PV – photovoltaic system) này có thể cần hoặc không cần ắc quy để dự trữ
năng lượng.
Bộ biến đổi trong hệ này, không chỉ giúp ổn định nguồn năng lượng tạo bởi
nguồn pin mặt trời, mà còn phải đảm bảo nguồn điện năng ra khỏi hệ quang điện
phải đồng bộ với lưới.
Hệ pin mặt trời (hệ PV – photovoltaic system), có thể trở thành một phần của
lưới điện lớn. Cấu trúc của hệ còn phụ thuộc vào quy mô của hệ và đặc tính phụ tải
sử dụng. Khi hệ PV được mắc với lưới, nguồn công suất có hai chiều hướng. Lưới
sẽ hấp thụ nguồn điện mặt trời và sẽ cung cấp cho các thiết bị tiêu thụ khi mà hệ PV
không thể sinh ra điện vào thời gian yếu ánh sáng hoặc ban đêm. Đây là hình thức
đang được khuyến khích phát triển ở nhiều nơi trên thế giới.
a. Yêu cầu về cấu tạo:
Hệ PV được nối với lưới điện ở đầu ra của bộ ngắt đồng bộ. Dòng chảy công suất
phụ thuộc vào cả hai hướng của điểm tiếp nối với bộ ngắt. Các yêu cầu cơ bản, đối
với điện áp tại điểm nối là như sau:
- Biên độ và pha của điện áp: phải cân bằng với biên độ và pha của dòng công
suất. Điện áp được điều khiển bằng hệ số biến đổi máy biến áp hoặc trong bộ
DC/AC.
- Phải đảm bảo đồng bộ với tần số của lưới bằng cách sử dụng tần số hệ làm tần
số chuẩn cho tần số đóng mở của bộ DC/AC.
- Hệ PV phải được bảo vệ ngắn mạch, quá dòng, quá áp, nối đất, chống sét và
bảo vệ tách biệt.
b. Các bộ biến đổi trong hệ PV làm việc với lưới:
Bộ biến đổi DC/AC trong hệ này, đóng vai trò giao tiếp giữa nguồn một chiều
do dàn pin mặt trời tạo nên và lưới điện xoay chiều. Chúng phải tạo nên dòng điện
xoay chiều có dạng hình sin và tần số phù hợp, đảm bảo dàn pin hoạt động với công
suất cực đại. Để hệ PV làm việc được với lưới, thì yêu cầu là cần phải có sự đồng
bộ với lưới về điện áp, tần số, góc pha.
Bộ biến đổi DC/AC của hệ PV làm việc với lưới, được phân loại thành bộ
biến đổi nguồn áp (VSI) và bộ biến đổi nguồn dòng (CSI). Có thể chuyển đổi hai

Trang: 14
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

loại này bằng cách bổ sung một số linh kiện. Nếu bộ biến đổi nguồn áp, có một tụ
điện mắc song song với đầu vào, thì bộ biến đổi nguồn dòng sẽ có một cuộn cảm
mắc nối tiếp với đầu vào một chiều. Trong bộ biến đổi nguồn dòng CSI, nguồn một
chiều xuất hiện như dòng một chiều của bộ biến đổi. Pin mặt trời có thể được coi
như một nguồn dòng. Hầu hết các bộ biến đổi trong hệ PV là nguồn áp, mặc dù pin
mặt trời được coi như một nguồn dòng. Các bộ biến đổi nguồn dòng thường được
dùng cho các động cơ lớn. Bộ biến đổi nguồn áp được dùng phổ biến và kết hợp với
bộ biến đổi nguồn áp PWM để tạo thành bộ biến đổi dạng Sin.
Hình 1.9 mô tả bộ biến đổi nguồn áp xoay chiều có mạch hình cầu một pha
VSI có điều khiển áp và góc pha. Việc chuyển đổi năng lượng từ pin mặt trời được
kết hợp với việc điều khiển góc pha giữa điện áp biến đổi và điện áp lưới. Điện áp
biến đổi thường chậm pha hơn điện áp lưới.

Hình 1.9: Bộ biến đổi VSI nguồn áp

Trang: 15
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Hình 1.10: Bộ biến đổi nguồn dòng CSI


Trong hình 1.10, bộ biến đổi nguồn áp hoạt động như một bộ biến đổi điều
khiển dòng CSI. Loại này sử dụng điều biến PWM, để điều khiển dòng qua các
phần tử tích cực, linh động trong mạch để cấp cho lưới.
Có nhiều loại bộ biến đổi được sử dụng cho hệ PV làm việc với lưới, bao
gồm những loại sau:
Bộ biến đổi có đảo dòng (line – commutated inverter): mạch gồm những
thyristo được mắc với lưới ít trở kháng và cách ly hệ với lưới về điện.
Bộ biến đổi có tự đảo (Self – commutated inverter): gồm các khoá đóng cắt
với phương pháp điều khiển PWM
Bộ biến đổi sử dụng máy biến áp tần số cao: dùng máy biến áp tần số cao
~20kHz
 Nhận xét
Hệ PV làm việc với lưới có cấu trúc đơn giản, có những ưu điểm và lợi ích
về kinh tế, đang được khuyến khích áp dụng rộng rãi nhưng hệ thống này có nhiều
yêu cầu phức tạp vì: phải lệ thuộc vào trạng thái và đặc điểm của lưới điện và phải
đồng bộ với lưới về điện áp, pha và tần số.
Luận văn tốt nghiệp này sẽ đi sâu vào tìm hiểu hệ PV làm việc với lưới. Các
thành phần trong hệ PV làm việc với lưới sẽ lần lượt được trình bày chi tiết trong
những phần tiếp sau đây.

1.3 CÁC BỘ BIẾN ĐỔI DC/DC, DC/AC VÀ BỘ LƯU GIỮ NĂNG LƯỢNG
TRONG HỆ THỐNG PIN MẶT TRỜI
1.3.1 Bộ biến đổi DC/DC
Bộ biến đổi DC/DC, được sử dụng rộng rãi trong nguồn điện 1 chiều, với mục
đích chuyển đổi nguồn một chiều không ổn định thành nguồn điện một chiều có thể
điều khiển được. Nhìn chung, bộ biến đổi DC/DC thường bao gồm các phần tử cơ
bản sau: một khoá điện tử, một cuộn cảm để giữ năng lượng, và một diode dẫn
dòng.

Trang: 16
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Các bộ biến đổi DC/DC thường được chia làm 2 loại: có cách ly và loại không
cách ly. Trong nhiều thiết bị quang điện, hệ thống làm việc với lưới thường dùng
loại có cách ly về điện vì lý do an toàn. Loại không cách ly không sử dụng máy biến
áp cách ly. Chúng luôn được dùng trong các bộ điều khiển động cơ một chiều. Các
loại bộ biến đổi DC/DC thường dùng trong hệ PV gồm:
- Bộ giảm áp (buck)
- Bộ tăng áp (boost)
- Bộ đảo dấu điện áp (buck – boost).
Việc chọn lựa bộ biến đổi DC/DC nào, cho hệ PV nào còn tuỳ thuộc vào yêu
cầu nạp cho acquy và cấp cho tải, đối với điện áp ra của hệ PV đó.
Bộ giảm áp buck, có thể định được điểm làm việc có công suất tối ưu, mỗi
khi điện áp vào vượt quá điện áp ra của bộ biến đổi, trường hợp này ít thực hiện
được khi cường độ bức xạ của ánh sáng xuống thấp.
Bộ tăng áp boost, có thể xác định điểm làm việc tối ưu, ngay cả với cường độ
ánh sáng yếu. Hệ thống làm việc với lưới dùng bộ Boost để tăng điện áp ra cấp cho
tải trước khi đưa vào bộ biến đổi DC/AC.
Bộ buck – boost vừa có thể tăng, vừa có thể giảm áp ra.
1.3.1.1Phân loại bộ biến đổi DC/DC
a. Mạch Buck:
Khóa K trong mạch, là những khóa điện tử BJT, MOSFET, hay IGBT. Mạch
Buck có chức năng, giảm điện áp đầu vào xuống thành điện áp nạp acquy. Khóa
transistor được đóng mở với tần số cao. Hệ số làm việc D của khóa được xác
định theo công thức sau:

(1-11)

Trang: 17
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Hình 1.11: Sơ đồ nguyên lý bộ giảm áp Buck


Trong thời gian đóng, khóa K thông cho dòng đi qua, điện áp một chiều được nạp
vào tụ C2 và cấp năng lượng cho tải qua cuộn kháng L. Trong thời gian mở, khóa K
không cho dòng chạy qua, khi đó trong cuộn cảm tích lũy năng lượng từ trường và
tụ điện được tích lũy trước đó sẽ phóng qua tải nhờ diode khép kín mạch. Như vậy,
cuộn kháng và tụ điện có tác dụng lưu giữ năng lượng trong thời gian ngắn để duy
trì mạch khi khóa K mở. Cuộn cảm có xu hướng giữ cho dòng điện không đổi và
giảm dần, chiều của dòng điện sẽ thay đổi theo như đồ thị. Quá trình đóng cắt liên
tục tạo ra một điện áp trung bình theo luật băm xung PWM, dòng điện ra sẽ có dạng
xung tam giác đảm bảo cho dòng điện liên tục qua tải. Tần số đóng cắt khá cao, sẽ
đảm bảo triệt tiêu nhiễu công suất cho mạch. Van công suất thường sử dụng các van

như transistor hiệu ứng trường, mosfet hay IGBT.

Trang: 18
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Hình 1.12: Dạng sóng điện áp và dòng điện của mạch Buck
Phân tích mạch dựa trên sự cân bằng năng lượng trong chu kỳ đóng cắt của khóa:
Năng lượng cấp cho tải trong toàn bộ chu kỳ bằng năng lượng thu từ nguồn trong
thời gian khóa đóng và năng lượng cấp cho tải trong suốt thời gian K mở, bằng
năng lượng lấy từ cuộn kháng và tụ điện (trong thời gian K mở).
Hay cũng có thể phân tích dựa trên phương pháp sau:
Ở điều kiện xác lập, sự cân bằng năng lượng trên cuộn kháng trong thời gian
khóa đóng mở được duy trì.
(1-12)
Do:

Trang: 19
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Nên khi K đóng (ton):

(1-13)

Khi K mở (toff):
(1-14)
Nếu cuộn kháng đủ lớn thì dòng điện cảm ứng biến thiên ít, giá trị cực đại
của dòng điện được tính như sau:
(1-15)
Trong đó: Io là dòng tải = Vout/Rtải
Từ các công thức trên suy ra:
Vout = Vin.D (1-16)
Công thức (1-16) cho thấy điện áp ra có thể điều khiển được, bằng cách điều
khiển hệ số làm việc D, thông qua một mạch vòng hồi tiếp, lấy giá trị dòng điện nạp
ắc quy làm chuẩn. Hệ số làm việc được điều khiển bằng cách thực hiện điều biến,
để điều chỉnh thời gian mở t on. Do đó, bộ biến đổi này còn được biết đến như là bộ
điều biến xung PWM.
Mạch Buck thích hợp sử dụng khi điện áp pin mặt trời cao hơn điện áp acquy.
Dòng công suất được điều khiển bằng cách điều chỉnh chu kỳ đóng mở của khóa
điện tử. Bộ Buck có thể làm việc làm việc tại điểm MPP (điểm làm việc tối ưu),
trong hầu hết điều kiện nhiệt độ, cường độ bức xạ. Nhưng bộ này sẽ không làm việc
chính xác, khi điểm MPP xuống thấp hơn ngưỡng điện áp nạp acquy, dưới điều kiện
nhiệt độ cao và cường độ bức xạ xuống thấp.Vì vậy, để nâng cao hiệu quả làm việc,
có thể kết hợp bộ Buck với thành phần tăng áp.
b. Mạch Boost:

Trang: 20
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Hình 1.13: Sơ đồ nguyên lý mạch Boost


Giống như bộ Buck, hoạt động của bộ Boost được thực hiện qua cuộn kháng
L. Chuyển mạch K đóng mở theo chu kỳ. Điện áp đầu ra phụ thuộc vào điều biến độ
rộng xung và giá trị của cuộn cảm L. Khi khóa K đóng thì dòng điện trong cuộn
cảm tăng lên rất nhanh, dòng điện sẽ qua cuộn cảm qua khóa K và xuống đất, dòng
điện không qua diode và tụ điện phóng điện cung cấp cho tải.Ở thời điểm này thì tải
được cung cấp bởi tụ điện, chiều của dòng điện như đồ thị (hình 1.14).
Khi khóa K mở, thì lúc này cuối mạch sẽ xuất hiện một điện áp, bằng với điện
áp đầu vào. Điện áp đầu vào, cùng với điện áp ở cuộn cảm qua diode cấp cho tải và
đồng thời nạp cho tụ điện, khi đó điện áp đầu ra, sẽ lớn hơn điện áp đầu vào, dòng
qua tải được cấp bởi điện áp đầu vào, chiều dòng điện như đồ thị (hình 1.14).
Điện áp ra tải, còn phụ thuộc vào giá trị của cuộn cảm tích lũy năng lượng và
hệ số đóng cắt của khóa K. Tần số đóng cắt của khóa phải cao để triệt tiêu nhiễu
công suất và tăng điện áp ở đầu ra, dòng đóng cắt nhỏ hơn dòng đầu ra. Van công
suất thường là transistor tốc độ cao hay transistor trường, Mosfet, IGBT…. Diode là
diode xung công suất.
Khi K đóng, cho dòng qua (ton) cuộn kháng tích năng lượng, khi K mở (toff)
cuộn kháng giải phóng năng lượng cho dòng qua diode tới tải.

(1-17)

Mạch này tăng điện áp võng, khi phóng của acquy lên để đáp ứng điện áp ra.
Khi khóa K đóng, cuộn cảm được nối với nguồn 1 chiều.Khóa K mở, dòng điện
chạy qua tải thông qua diode. Với hệ số làm việc của khóa K là D, điện áp ra
được tính theo:

(1-18)

Với phương pháp này, ta cũng có thể điều chỉnh t on trong chế độ dẫn liên tục,
để điều chỉnh điện áp vào Vin ở điểm công suất cực đại theo thế của tải Vout.

Trang: 21
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Hình 1.14: Dạng sóng dòng điện của mạch Boost


c. Mạch Buck & Boost:

Hình 1.15: Sơ đồ nguyên lý mạch Buck & Boost


Từ công thức (1-18): Do D < 1 nên điện áp ra luôn lớn hơn điện áp vào. Vì vậy
mạch Boost chỉ có thể tăng áp, trong khi mạch Buck đã trình bày ở trên thì chỉ có
thể giảm điện áp vào. Kết hợp cả hai mạch này với nhau tạo thành mạch Buck –
Boost, vừa có thể tăng và giảm điện áp ra.
Khi khóa K đóng, điện áp vào đặt lên điện cảm làm dòng điện trong điện cảm
tăng dần theo thời gian. Khi khóa ngắt, điện cảm có khuynh hướng duy trì dòng
điện qua nó, sẽ tạo điện áp cảm ứng đủ để diode phân cực thuận. Tùy vào tỷ lệ giữa
thời gian đóng khóa và mở khóa mà giá trị điện áp ra có thể nhỏ hơn, bằng hay lớn

Trang: 22
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

hơn giá trị điện áp vào.Trong mọi trường hợp thì dấu của điện áp ra là ngược với
dấu của điện áp vào. Do đó dòng điện đi qua điện cảm sẽ giảm dần theo thời gian.
Ta có công thức:

(1-19)

Công thức (1-19) cho thấy điện áp ra có thể lớn hơn hay nhỏ hơn điện áp vào tùy
thuộc vào hệ số làm việc D.
Khi D = 0.5 thì Vin= Vout
Khi D < 0.5 thì Vin> Vout
Khi D > 0.5 thì Vin< Vout
Như vậy, nguyên tắc điều khiển điện áp ra của cả ba bộ biến đổi trên đều bằng
cách điều chỉnh tần số đóng mở khóa K. Việc sử dụng bộ biến đổi nào trong hệ là
tùy thuộc vào nhu cầu và mục đích sử dụng.
1.3.1.2 Điều khiển bộ biến đổi DC/DC
Các cách thường dùng, để điều khiển bộ DC/DC là:
a. Mạch vòng điện áp phản hồi:
Bộ điều khiển Rv là bộ PI . Điện áp ra ở đầu cực của pin mặt trời được sử
dụng như một biến điều khiển cho hệ.
Nó duy trì điểm làm việc của cả hệ sát với điểm làm việc có công suất lớn
nhất bằng cách điều chỉnh điện áp ra của pin phù hợp với điện áp theo yêu cầu.
Phương pháp này cũng có những nhược điểm sau:
- Bỏ qua hiệu suất của bức xạ và nhiệt độ của dãy pin mặt trời.
- Không được áp dụng rộng rãi cho hệ thống lưu giữ điện năng.
Vì vậy, phương pháp điều khiển này chỉ thích hợp dưới điều kiện độ bức xạ
ổn định, chẳng hạn như hệ thống vệ tinh vì nó không thể tự động xác định điểm làm
việc tối ưu khi điều kiện ánh sáng và nhiệt độ thay đổi.

Trang: 23
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

PV DC/DC

PWM

Rv
Vin -

Vref
MPPT

Hình 1.19: Mạch vòng điều khiển điện áp


b. Phương pháp điều khiển phản hồi công suất:
Có thể điều khiển công suất tối ưu bằng cách cho đạo hàm dP/dV = 0 trong
điều khiển phản hồi công suất. Nguyên tắc hoạt động của phương pháp này là đo và
khuếch đại công suất của tải.
Ưu điểm của phương pháp này là không cần quan tâm đến đặc tính làm việc
của pin mặt trời. Tuy nhiên, phương pháp này khuếch đại công suất của tải chứ
không phải là công suất ra khỏi nguồn pin mặt trời.
Mặc dù một bộ biến đổi có kết hợp phương pháp MPPT (phương pháp xác
định điểm làm việc có công suất lớn nhất) có thể sẽ cho hiệu quả cao trên dải rộng
các điểm làm việc, nhưng đối với một bộ biến đổi không tốt, toàn bộ công suất có
thể sẽ không đến được tải do sự tổn thất năng lượng. Vì vậy, phương pháp này đòi
hỏi một bộ biến đổi thật hoàn hảo.
c. Phương pháp mạch vòng dòng điện phản hồi

Trang: 24
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

PV DC/DC

PWM

Ri
I -

MPPT Iref

Hình 1.20: Mạch vòng dòng điện phản hồi


Ri trong mạch điều khiển là bộ PI.
Phương pháp này chỉ áp dụng với những thuật toán MPPT cho đại lượng
điều khiển là dòng điện.

1.3.2 Bộ biến đổi DC-AC


Hệ PV thường sử dụng các bộ biến đổi loại nguồn áp 1 pha.

Hình 1.21: Bộ biến đổi DC/AC 1 pha dạng nửa cầu (bên trái)
và hình cầu (bên phải)
Khóa điện tử S1 và S2 được dùng để, điều khiển chu kỳ đóng cắt, theo một luật
nhất định để tạo ra điện áp xoay chiều. Điện áp rơi trên mỗi tụ là V dc/2.Lf và Cf có
nhiệm vụ lọc bỏ các thành phần sóng hài bậc cao tại đầu ra của bộ biến đổi và tạo

Trang: 25
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

điện áp xoay chiều có tần số mong muốn. Máy biến áp có nhiệm vụ tạo ra điện áp
xoay chiều phù hợp với yêu cầu của tải, đồng thời đảm nhiệm vai trò cách ly giữa
nguồn 1 chiều với tải.
Các bộ biến đổi này có thể ngăn chặn thành phần dòng điện sóng hài và điều
chỉnh hệ số công suất, để nâng cao chất lượng điện xoay chiều cấp cho tải.
Ưu điểm: bộ biến đổi DC/AC 1 pha dạng nửa cầu có số khóa điện tử ít hơn 1
nửa so với bộ biến đổi DC/AC 1 pha hình cầu, nên có cấu trúc đơn giản và rẻ hơn.
Cấu trúc bộ biến đổi DC/AC dùng biến áp thông thường có nhược điểm: do
sử dụng biến áp thông thường nên kích thước thường lớn, tổn hao trên biến áp
khá lớn và hiện tại giá thành biến áp cũng không nhỏ.

Hình 1.22: Sơ đồ cấu trúc bộ nghịch lưu kiểu Full-bridge

Hình 1.23: Sơ đồ cấu trúc bộ nghịch lưu kiểu Half-brid


Nhận xét:
- Mỗi bộ biến đổi DC/AC đáp ứng một yêu cầu, để chọn được loại nào chúng
ta cần căn cứ vào yêu cầu thực tế là gì, có cần cách ly hay không cách ly, cần
tăng hay giảm điện áp ra, hay vừa tăng vừa giảm, yêu cầu về điều khiển có
khắc khe không, để chọn bộ biến đổi hợp lý.
- Để chọn được bộ biến đổi DC/AC như thế nào, chúng ta cần phải căn cứ vào
yêu cầu của chất lượng điện năng cấp cho tải bên ngoài, đó là loại tải thuần

Trang: 26
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

trở, thuần dung , thuần cảm hay là loại hỗn hợp, điều này rất quan trọng vì nó
góp phần quyết định vốn đầu tư cho cả hệ thống và độ an toàn cho các thiết
bị sử dụng nguồn điện đó.
1.3.3 Bộ lưu trữ năng lượng
Hệ PV cần phải có khâu lưu giữ điện năng để có thể phục vụ cho tải trong thời
gian thiếu nắng, ánh sáng yếu hay vào ban đêm. Có nhiều phương pháp lưu trữ năng
lượng trong hệ PV. Phổ biến nhất vẫn là sử dụng acquy để lưu trữ năng lượng.
Acquy là thiết bị điện hoá, tồn trữ dưới dạng hoá năng và khi có phụ tải sử dụng đấu
nối vào, hoá năng được giải phóng dưới dạng điện năng. Bộ acquy giúp lưu giữ điện
năng chưa sử dụng và sẽ cung cấp cho bộ biến đổi DC/AC cấp cho tải xoay chiều
bên ngoài trong trường hợp khí hậu xấu, trời nhiều mây, mưa không cung cấp đủ
ánh sáng. Bộ acquy cũng đồng thời trực tiếp cung cấp điện một chiều cho các thiết
bị sử dụng điện một chiều.

Hình 1.24: Hình ảnh tổng thể của acquy.

Trang: 27
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Hình 1.25: Các bộ phận chính của acquy


1.3.3.1 Các loại acquy
Gồm có hai lại acquy chính là: acquy chì - axit và acquy kiềm.
a. Acquy chì – axit:
Acquy chì - axit có cấu tạo điện cực dương là điôxit chì PbO2, điện cực âm là
chì xốp Pb, dung dịch dùng là axit sulfuric H2SO4. Khi nối cực acquy với mạch tải
thì dung dịch sẽ biến đổi thành sulfat chì PbSO4.
Quá trình làm việc của acquy có nhiều phản ứng hoá học xảy ra. Trong quá
trình nạp, sunfat chì PbSO4 ở cực dương biến đổi thành chì điôxit PbO2. Còn khi
acquy phóng hết điện, các chất tích cực trên điện cực dương PbO 2 và trên điện cực
âm Pb biến thành PbSO4, còn axit sunfuric H2SO4 biến hết thành nước.
b. Acquy kiềm:
Ví dụ loại nikel – cadmium, sử dụng dung dịch là KOH, điện cực dương là
hyđroxit nikel và cực âm là cadmium Cd. Khi phóng điện, hyđroxit nikel chuyển
thành Ni(OH)2 và cadmium thành Cd(OH)2, mật độ chất điện ly không thay đổi. Vì
vậy, điểm hoá rắn rất thấp. Tuy nhiên, loại acquy này có giá thành cao hơn loại
acquy chì - axit.
Điện áp định mức của một ngăn acquy kiềm là 1,2 V. Điện áp trên các ngăn
acquy kiềm được giữ ổn định cho đến khi ngăn phóng điện gần hết, khi đó điện áp
trên ngăn sẽ giảm đột ngột. Acquy nikel – cadmium có thể chấp nhận dòng nạp lớn,
có giá trị bằng dung lượng của acquy và có thể được nạp tiếp tục lâu dài với dòng
nạp có giá trị đến 1/15 giá trị dung lượng của acquy.

Trang: 28
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

1.3.3.2 Các thông số chính của acquy


Sức điện động của acquy kiềm và acquy axit phụ thuộc vào nồng độ dung dịch
điện phân. Người ta thường sử dụng công thức kinh nghiệm
E0 0,85 + (V) (1-30)
Trong đó:
E0 - sức điện động tĩnh của acquy ( V ).
- Nồng độ dung dịch điện phân ở 15C ( g/cm3 ).

+ Trong quá trình phóng điện thì sức điện động Ep của acquy được tính theo
công thức:
Ep = Up + Ip. Raq (1-31)
Trong đó :
Ep - Sức điện động của acquy khi phóng điện ( V )
Ip - Dòng điện phóng ( A )
Up - Điện áp đo trên các cực của acquy khi phóng điện (V)
Raq- Điện trở trong của acquy khi phóng điện ( )
+ Trong quá trình nạp điện thì sức điện động En của acquy được tính theo công
thức:
En = Un - In.Raq (1-32)
Trong đó :
En - Sức điện động của acquy khi nạp điện ( V )
In - Dòng điện nạp ( A )
Un - Điện áp đo trên các cực của acquy khi nạp điện ( V )
Raq - Điện trở trong của acquy khi nạp điện ( )
- Dung lượng phóng của acquy là đại lượng đánh giá khả năng cung cấp năng
lượng điện của acquy cho phụ tải, và được tính theo công thức :
Cp = Ip.tp (1-33)
Trong đó :
Cp - Dung lượng phóng của acquy trong quá trình phóng điện( Ah )
Ip - Dòng điện phóng ổn định trong thời gian phóng điện tp ( A )
tp - Thời gian phóng điện ( h ).

Trang: 29
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

- Dung lượng nạp của acquy là đại lượng đánh giá khả năng tích trữ năng
lượng của acquy và được tính theo công thức :
Cn = In.tn (1-34)
Trong đó :
Cn - Dung lượng nạp của acquy trong quá trình nạp điện( Ah )
In - Dòng điện nạp ổn định trong thời gian nạp điện tn( A )
tn - Thời gian nạp điện ( h ).
- Nội trở R0, đơn vị là Ôm ( )
Nội trở là điện trở trong của acquy. Nội trở của acquy phụ thuộc vào tỷ trọng,
bản cực lớn hay nhỏ, tính chất tấm cách điện, khoảng cách giữa hai bản cực…v.v
Dung lượng càng lớn, nội trở càng nhỏ.Nhiệt độ, tỷ trọng càng tăng nội trở
càng nhỏ. Vì vậy, khi nạp điện nội trở giảm theo tỷ trọng và nhiệt độ tăng. Khi
phóng điện nội trở tăng vì tỷ trọng và nhiệt độ giảm.
Mỗi ngăn acquy kiềm có R0=0,05- 1
Mỗi ngăn acquy axít có R0=0,001 - 0,0015 khi nạp đầy và R0=0,02  khi
phóng điện đến điện áp ngừng phóng điện của acquy .
- Hiệu suất:
Acquy không thể phóng ra toàn bộ điện năng đã hấp thụ được vì có những tổn
thất sau:
 Do tác dụng của điện phân, ở thời kỳ cuối khi nạp điện, nước biến thành
ôxy và hiđrô sủi bọt, tổn hao một phần điện năng.
 Tổn hao một phần điện năng vì rò điện và phóng điện nội bộ.
 Khi nạp điện, acquy có nội trở nên tiêu hao hết một phần năng lượng .
- Hiệu suất của acquy là: tỷ số giữa toàn bộ điện năng phóng và toàn bộ điện
năng nạp. Có 2 loại hiệu suất:
+ Hiệu suất dung lượng (hiệu suất Ampe-giờ)

(1-35)

Acquy axit có  =75-80%


Acquy kiềm có  =50-60%

Trang: 30
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

+ Hiệu suất điện năng (hiệu suất oát)

(1-36)

Trong đó :
- : dòng điện phóng (A).
- : thời gian phóng (h).
- : điện áp phóng trung bình (V).
- : dòng điện nạp (A).
- : thời gian nạp (h).
- : điện áp nạp trung bình (V).
1.3.3.3 Các chế độ làm việc của bộ nạp acquy
Gồm 3 chế độ sau đây: nạp với dòng không đổi, nạp với áp không đổi và nạp
nổi. Lựa chọn chế độ nạp nào cho acquy còn tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng của
acquy (hoạt động thường xuyên theo chu kỳ hay chỉ hoạt động theo nhu cầu), tính
kinh tế, thời gian nạp lại và giữ gìn tuổi thọ của acquy. Mục đích của các phương
pháp nạp acquy chủ yếu là điều khiển dòng điện nạp ở cuối quá trình nạp acquy.

Hình 1.29: Đặc tính các chế độ làm việc của acquy.
a. Nạp với dòng không đổi:
Đây là chế độ nạp bình thường của acquy, sẽ đưa dung lượng của acquy lên 80
đến 90% dung lượng đầy. Với acquy chì - axit, dòng nạp thường lấy là C/10. Chế
độ này được duy trì nếu điện áp acquy ở trong khoảng 1,8V<U b<2,1V với Ub là điện
áp trên 1 bản cực của acquy (khoảng 1 và khoảng 7 trên hình vẽ 1.29 ).

Trang: 31
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Chế độ nạp với dòng không đổi cũng được áp dụng trong chế độ nạp cân bằng,
khi điện áp trên ngăn Ub nhỏ hơn 1,8÷1,9V. Chế độ nạp cân bằng thực hiện với
dòng lớn hơn, thường là C/5. Sau chế độ nạp cân bằng thường chuyển sang chế độ
nạp bình thường với dòng C/10 (khoảng số 6 trên hình vẽ 1.29). Khi điện áp U b đạt
đến 2,1V thì chuyển sang chế độ nạp với điện áp không đổi.
Chế độ nạp với dòng không đổi phù hợp với những trường hợp, dung lượng
phóng của chu kỳ phóng trước đó có thể biết được. Thời gian nạp và dung lượng
nạp có thể dễ dàng tính toán được. Tuy nhiên, để duy trì được dòng điện nạp chính
xác và ổn định thì cần phải có một mạch nạp có giá thành cao. Việc điều khiển điện
áp nạp hay giới hạn thời gian nạp là cần thiết để tránh trường hợp nạp quá.
b. Nạp với áp không đổi:
Khi điện áp trên 1 ngăn của acquy U b đạt đến giá trị định mức 2,1V thì chuyển
sang chế độ nạp với áp không đổi, là quá trình nạp hoàn thiện nhằm đưa dung lượng
của acquy đến 100%. Điện áp nạp giữ ổn định ở mức cao, từ 2,4÷ 2,45V. Trong quá
trình này, dòng nạp sẽ giảm về đến 0 (Khoảng 2 trên hình vẽ 1.29). Khi dòng nạp
rất gần 0, thì chuyển sang chế độ nạp nổi.
Tuỳ thuộc vào từng loại acquy mà có thể áp dụng chế độ nạp này một cách
liên tục hay gián đoạn. Chế độ nạp nổi liên tục có thể được áp dụng đối với trường
hợp cần nguồn dự trữ, để hoạt động khi nguồn xoay chiều có thể bị gián đoạn. Chế
độ nạp theo chu kỳ không liên tục có thể áp dụng đối với các thiết bị di động, đòi
hỏi chế độ nạp không liên tục thích hợp.
Cả hai phương pháp nạp trên, đều tạo ra điện áp nạp ổn định và giới hạn được
dòng nạp ban đầu của acquy. Đặc điểm này là cần thiết để xác định giá trị điện áp
nạp dựa trên các đặc tính nạp và nhiệt độ. Việc xác định điện áp nạp không chính
xác có thể gây ra sự cố nạp quá hoặc nạp thiếu. Hai phương pháp này đều có thể sử
dụng cho cả thiết bị dự phòng và thiết bị làm việc theo chu kỳ.
c. Nạp nổi:
Đây thực chất là không nạp gì, mà giữ điện áp Ub ổn định ở mức 2,25 ÷ 2,3 V,
thấp hơn so với chế độ nạp với điện áp không đổi. Trong chế độ này, acquy đã nạp

Trang: 32
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

no và không có tải, dòng vào acquy bằng 0. Điện áp của bộ nguồn chỉ có tác dụng
bù lại phần nào dòng rò của acquy, nếu chế độ không tải này tồn tại lâu dài.
Khi acquy mang tải (ở khoảng 4 trên hình vẽ 1.29), nếu cuối giai đoạn này
acquy phóng gần hết, chỉ còn 5 đến 10% dung lượng, thể hiện ở điện áp trên ngănUb
xuống dưới mức 1,8 ÷1,95 V, phải ngắt tải ra khỏi acquy và sau đó thực hiện nạp
cân bằng với dòng lớn bằng C/5.
Đối với acquy kiềm, quá trình xảy ra cũng tương tự nhưng với các mốc điện áp
và dòng điện tương ứng khác nhau:
- Nạp với dòng không đổi, chế độ bình thường: Ib = C/5, khi 0,8V < Ub< 1,2V.
- Nạp với áp không đổi, chế độ hoàn thiện: Ub = 1,5 ÷ 1,6V .
- Nạp nổi, không tải: Ub = 1,4 ÷ 1,5V.
- Nạp cân bằng, dòng không đổi: Ib = C/2÷C/1,5.
d. Các sự cố cần bảo vệ trong qua trình nạp:
- Bảo vệ nạp quá:
Nếu điện áp nạp của acquy quá cao sẽ làm cho dòng vào acquy tăng mạnh, sau
khi acquy được nạp đầy. Sự cố này làm nước bị phân ly và làm giảm tuổi thọ của
pin. Nếu acquy thường xuyên trong tình trạng bị nạp quá đầy, nhiệt độ trong acquy
sẽ tăng lên. Đến một mức độ nào đó, dòng điện vào acquy sẽ lớn hơn và làm nhiệt
độ trong acquy tiếp tục tăng lên, có thể phá hỏng acquy chỉ sau vài giờ đồng hồ.
- Bảo vệ nạp thiếu:
Hiện tượng nạp thiếu, thường xảy ra với acquy làm việc với hệ thống pin mặt
trời, do thời gian ánh sáng yếu thường diễn ra trong thời gian dài. Nếu điện áp nạp
của acquy ở mức quá thấp, dòng điện vào acquy không đạt giá trị cần thiết trước khi
acquy được nạp đầy, sẽ làm dư lại một số sunfat chì ở các cực acquy, làm giảm
dung lượng của acquy.
- Bảo vệ tránh hiện tượng Sunfat hoá:
Do các tinh thể chì sunfat được biến đổi thành chì trong thời gian acquy nạp,
nếu sau khi phóng hết, acquy lâu ngày không được nạp lại, một số các tinh thể chì
sẽ bám lại trên các tấm bản cực. Những tinh thể này, như những lớp cách ly gây trở
ngại cho acquy khi nạp. Đây gọi là hiện tượng sunfat hoá. Hiện tượng này làm dung

Trang: 33
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

lượng của acquy giảm và có thể làm hỏng acquy. Để tránh hiện tượng này, có thể áp
dụng chế độ nạp cân bằng để có thể làm tươi lại acquy, tạo sự đồng đều của dung
dịch trong các ngăn của acquy.
e. Yêu cầu lựa chọn acquy cho hệ PV dựa vào tiêu chí sau:
 Phóng sâu (phóng sâu khoảng 70 đến 80%)
 Dòng điện nạp/phóng thấp.
 Thời gian nạp và thời gian phóng.
 Độ ổn định khi nạp hay phóng.
 Thời gian tự phóng.
 Tuổi thọ.
 Yêu cầu bảo trì.
 Hiệu quả lưu giữ năng lượng.
 Giá thành thấp.
Các nhà sản xuất acquy thường chú trọng vào số chu kỳ phóng nạp hoàn chỉnh
cũng như khả năng phóng sâu của acquy. Điều này có thể giúp tính toán được tuổi
thọ của acquy trong các hệ thống thông thường như: nguồn cấp năng lượng liên tục
hay các phương tiện sử dụng điện, nhưng đối với những hệ năng lượng mới, vẫn có
thể có những tính toán sai sót về tuổi thọ của acquy.
Trong hệ PV, hai vấn đề thường quyết định đến tuổi thọ của acquy là: nạp
chưa đầy và nạp thấp trong thời gian dài cho acquy. Sẽ tác động không tốt đến thời
gian sử dụng, cũng như độ tin cậy của hệ thống.

Trang: 34
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ, TÍNH TOÁN PHẦN CỨNG MẠCH


ĐIỀU KHIỂN
Ở chương này, sẽ trình bày hai nội dung chính:
- Sơ đồ tổng thể mạch điều khiển gồm: mạch đo điện áp, mạch đo dòng
điện, mạch DC/DC, mạch DC/AC, module mở rộng EM231, TD200…
- Giới thiệu PLC S7-200 là: thiết bị điều khiển logic khả lập trình thực hiện
chức năng điều khiển.
2.1 SƠ ĐỒ KHỐI TOÀN HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN
Yêu cầu điều khiển đặt ra là: nạp theo chế độ ổn dòng và ổn áp, nên ta sẽ lựa
chọn sơ đồ có phản hồi dòng, áp từ acquy. Từ tín hiệu phản hồi đó, ta thiết lập
được, sơ đồ khối điều khiển toàn hệ thống như sau:

Trang: 35
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Tấm PIN mặt


trời
Bộ nghịch lưu
Bộ biến đổi Rơle 2 DC/AC
DC/DC

Rơle 1 Rơle 3

Acquy Tải

Đo Đo
Đo
Đo điện dòng
điện
dòng áp điện
áp
PIN Acquy Acquy
PIN

PLC S7-200 TD200

Rơle1|Rơle2|Rơle3

Hình 2.1: Sơ đồ khối toàn hệ thống.

Trang: 36
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Hệ trên gồm những khối sau:


- Mạch đo dòng, áp trên ac quy: dùng để đo dòng điện, điện áp trên acquy làm
tín hiệu phản hồi về PLC thông qua module mở rộng EM231, để PLC thực hiện quá
trình sạc acquy theo chương trình đặt sẵn.
- Mạch đo dòng, áp trên Pin mặt trời: dùng để đo dòng điện, điện áp trên Pin
mặt trời đưa vào PLC thông qua module mở rộng EM231, làm tín hiệu điều khiển
quá trình sạc acquy và đóng nguồn cho tải trực tiếp từ Pin mặt trời.
- Các Rơle đóng cắt mạch:
 Rơle 1 đóng /cắt mạch sạc acquy.
 Rơle 2 đóng /cắt mạch cấp nguồn cho tải trực tiếp từ Pin mặt trời.
 Rơle 3 đóng /cắt mạch cấp nguồn cho tải từ acquy.
- Module mở rộng EM231: là module mở rộng của PLC S7-200, module này
có 4 ngõ vào tương tự. Tín hiệu ngõ vào có điện thế (0 -10V, 0 – 5V, ±5V, ± 2.5V)
hay dòng điện (0 -20mA). Giá trị analog đầu vào được chuyển đổi tương ứng thành
một giá trị nhị phân và lưu trong vùng nhớ AIWx của PLC, kích thước là 1 Word.
- TD200 là một thiết bị hiển thị text (Text display), giao tiếp với người vận
hành. Hiển thị cho người dùng thấy giá trị dòng điện và điện áp của acquy và pin
mặt trời khi có yêu cầu, đồng thời hiển thị chế độ đang làm việc của hệ thống.
- PLC S7-200: đóng vai trò là trung tâm điều khiển, chịu trách nhiệm điều
khiển toàn bộ hệ thống. Với những ưu điểm:
+ Dùng PLC thì mạch điều khiển sẽ gọn nhẹ, tiết kiệm được số linh kiện điện
tử.
+ Sử dụng PLC với các tính năng: xử lý tín hiệu analog thông qua module mở
rộng EM231, cho ta phương pháp điều khiển nhanh, nhạy, và chính xác.
+ PLC còn kết hợp chức năng hiển thị lên TD200, cho ta biết dòng điện, điện áp
trên acquy giúp ta theo dõi được quá trình nạp.
+ Tuy nhiên, dùng PLC có giá thành hơi đắt so với các linh kiện, vi mạch khác
sẽ làm tăng giá thành của hệ thống.

Trang: 37
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Sau đây, sẽ trình bày cụ thể nguyên lý và chức năng của từng mạch, trong mạch
điều khiển.

2.1.1 Mạch đo điện áp của pin mặt trời và acquy


Sơ đồ mạch được thiết kế như sau:

VC C

J 32
R3 B I E N TR O U 12B

8
10K
1 U _R 5 5 +
2 7 U _PIN _O U T
R4 6 -
LM358

4
U _PIN

R2

10K

R1

10K

VC C

J 33 B I E N TR O
10K U 13B
8

R8 U _R 7
1 5 +
2 7 U _AC Q U Y _O U T
R7 6 -
LM358
4

U _AC Q U Y

R6

10K

R5
10K

Hình 2.2: Sơ đồ nguyên lý mạch đo điện áp của pin mặt trời và acquy.
Mạch có chức năng: đo giá trị điện áp ra của pin mặt trời, đưa vào vùng nhớ
AIW0 của PLC thông qua module mở rộng EM231. Từ giá trị này, PLC sẽ tính
toán, điều chỉnh tần số đóng cắt của MOSFET. Để điều khiển giá trị điện áp nạp cho

Trang: 38
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

acquy. Đồng thời, khi điện áp ra của pin giảm bằng 0V (tương ứng trường hợp, khi
trời tối), thì mạch điều khiển sẽ ngắt mạch nạp ra.

Thực chất, mạch đo điện áp của acquy, cũng tương tụ như mạch đo điện áp từ
Pin. Chỉ thêm một chức năng nữa là: khi ac quy đang sạc, điện áp phản hồi từ acquy
đưa vào vùng nhớ AIW2 của PLC thông qua module mở rộng EM231 sẽ luôn thay
đổi. Từ 10,8V lúc ac quy phóng hết điện và bắt đầu quá trình sạc, cho đến khi điện
áp đạt 12,6V khi đã nạp được hơn 80% dung lượng. Cũng chính là lúc, bộ điều
khiển chuyển từ giai đoạn nạp ổn dòng sang nạp ổn áp.

Hình 2.3: Sơ đồ chân Op-amp LM358.


Trong mạch này, ta sử dụng op-amp LM 358, để đệm điện áp trước khi đưa
vào PLC thông qua module mở rộng EM231.
- Tính toán mạch đo điện áp Pin mặt trời:
Ta sử dụng cầu chia điện áp bằng biến trở.

Ta có : U_R7 =

Đối với mạch khuếch đại không đảo, ta có :

UPIN_OUT =

Chọn R1 = R2 =10kΩ. Khi đó UPIN_OUT = 2.U_R7

Suy ra UPIN_OUT = = KPIN.UPIN với KPIN là hệ số khuếch đại.

Dải điện áp ra UPIN_OUT mà ta mong muốn để đưa vào module EM231 là 0 – 5V

Trang: 39
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Điện áp ra định mức của PIN mặt trời là 0 – 25V


Do đó chọn hệ số khuếch đại KPIN = 0.2

Suy ra: = 0.2 =9

Chọn giá trị của biến trở là 10kΩ. Khi đó ta có R3 = 9kΩ và R4 = 1kΩ.

Vậy, mạch đo áp PIN mặt trời có hệ số khuếch đại: KPIN = = 0,2

- Tính toán mạch đo điện áp acquy:


Tương tự như cách tính trên mạch đo điện áp PIN ta cũng có:

UACQUY_OUT = = KACQUY.UACQUY

Dải điện áp ra UACQUY_OUT mà ta mong muốn để đưa vào module M231 là 0 – 5V


Điện áp ra định mức của acquy là 0 – 13.8V
Do vậy ta cũng chọn hệ số khuếch đại là KACQUY = 0.2V
Khi đó UACQUY_OUT sẽ nằm trong khoảng 0 – 2.76V hoàn toàn thỏa mãn.

Với KACQUY =0.2V, ta có = 9. Chọn biến trở có giá trị điện trở là 10kΩ, khi đó

R8 = 9kΩ và R7 = 1kΩ

Trang: 40
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Hình 2.4: Mạch đo điện áp của pin mặt trời và acquy.


2.1.2 Mạch đo dòng điện của pin mặt trời và acquy

Trang: 41
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

R4

J1 U 3A
R1

8
1 3
+
2 1
2
-
CON2 R2 LM358

4
J3

1
R3 2
3
4

CON4
R8

J2 U 2B
R5
8

1 5
+
2 7
6
-
CON2 R6 LM358a
4

R7

J 10 J9
J 12 J 11
1 1
2 2 1 1
3 3 2 2
4 4 3 3
U2
5 5 4 4
U4
1 6 6 5 5
1 2 7 7 1 6 6
2 8 8 1 2 7 7
9 9 2 8 8
D O MIN O 2 10 10 9 9
D O MIN O 2 10 10

C O N 10 C O N 10
U3
C O N 10 C O N 10
U5
1
1 2 1
2 1 2
2
D O MIN O 2
D O MIN O 2

Hình 2.5: Sơ đồ nguyên lý mạch đo dòng điện của pin mặt trời và acquy.
Chọn linh kiện :
- Chọn điện trở shunt :

Khi mắc nối tiếp với tải, dòng điện chảy qua điện trở shunt khá lớn, do đó ta sẽ
chọn loại điện trở công suất (điện trở sứ ) là 5W, và nên chọn điện trở có trị số nhỏ
để tránh điện áp rơi lớn gây nóng điện trở. Vì trên thị trường chỉ có loại điện trở sứ
trị số từ 0.1Ω trở lên, nên để có trị số của trở nhỏ hơn ta phải mắc song song các
điện trở với nhau.

Trang: 42
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Trong mô hình này, ta sẽ chọn điện trở có thông số như sau:


 Công suất : 5W
 Trị số : 0.1Ω

Mắc 3 điện trở sứ song song ta sẽ được một điện trở có trị số là 0.033Ω

Hình 2.6: Điện trở Shunt.


- Chọn linh kiện mạch khuếch đại:

Vì điện áp rơi trên điện trở shunt nhỏ, nên trước khi đưa vào PLC để xử lý, ta
phải khuếch đại lên dải 0 – 5V đã chọn trước trong module EM231. Trong mô hình
này, ta sẽ dùng mạch khuếch đại vi sai.
Khuếch đại vi sai : Mạch điện này dùng để tìm ra hiệu số chênh lệch giữa hai
điện áp, hoặc sai số giữa hai điện áp mà mỗi điện áp có thể được nhân với một hằng
số nào đó. Các hằng số này xác định nhờ các điện trở.

Vout =

Hệ số khuếch đại vi sai :


Nếu R1 = R2 và Rf = Rg

Vout = K(V2 – V1) với K =

Trang: 43
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Hình 2.7: Sơ đồ mạch khuyếch đại vi sai.


 Chọn opamp : chọn LM358, có các thông số như sau :
 Điện áp cấp : Vcc = 12VDC
 Điện áp vào : Vin = -0.3 tới +32V
 Dòng điện vào : Iin = 50mA

Hình 2.8: opamp LM358.


 Chọn điện trở : Chọn R1 = R2 = R5 = R6= 1kΩ và R3 = R4 = R7=R8= 30kΩ

Khi đó ta có hệ số khuếch đại của mạch là K = = 30.

Trang: 44
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Hình 2.9: Mạch đo khuếch đại vi sai.


Với hệ số khuếch đại K = 30, Ta đo được điện áp ở ngõ ra của opamp là 1V,
khi đó điện áp rơi trên điện trở shunt :

Vshunt = =0.035V

Khi đó ta tính được dòng điện qua tải chính bằng dòng điện chảy qua điện trở
trở shunt, và bằng :

Itải = Ishunt = = = 1.067A

2.1.3 Mạch DC/DC


Bộ biến đổi DC/DC dùng để chuyển đổi nguồn một chiều không ổn định thành
nguồn điện một chiều có thể điều khiển được. Nhìn chung, bộ biến đổi DC/DC
thường bao gồm các phần tử cơ bản sau: một khoá điện tử, một cuộn cảm để giữ
năng lượng, và một điôt dẫn dòng.

Trang: 45
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Q 13
IR F 9540N /TO
L2

IN D U C TO R D 22
LE D
1
R 119 D 23 2 1
R E S IS TO R C 14 2
D IO D E
1 C A P A C ITO R
1 2 AC QU Y
2 3
3 R 120
P IN R E S IS TO R

Hình 2.10: Sơ đồ nguyên lý mạch DC/DC.


Mạch này cho điện áp đầu ra nhỏ hơn điện áp đầu vào :
Vout = Vin.D

Với D =

Khi có điện áp kích khóa Q13 dẫn, dòng qua cuộn dây tăng lên, cung cấp dòng
cho tải và nạp cho tụ C14; diode D23 ngắt.
Khi không có điện áp kích khóa Q13 ngắt, diode dẫn, dòng qua cuộn dây giảm
dần, tụ điện phóng điện qua tải.
- Tính chọn linh kiện
 Khóa Q13 : chọn mosfet IRF9520 có các thông số sau :

Trang: 46
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Hình 2.11: Mosfet IRF9520


 Điện áp Drain- Source : VDS = 100V
 Điện áp Gate – Source : VGS = 20V
 Dòng điện Drain- Source khi VGS = 10V :
ID = 4.8A (T =250C)
ID = 6.8A (T =1000C)
 Diode D23 chịu được dòng điện I = 10A, điện áp đánh thủng là 40V
 Tụ điện có các thông số sau :
 Điện dung : C = 2200 F

 Điện áp : V =50V
 Nhiệt độ : T = 1050C

Hình 2.12: Mạch DC/DC hoàn chỉnh

Trang: 47
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

2.1.4 Mạch DC/AC


12V

R8
2W
R6
6K8 A
B688
Q5

IN _1 Q4
D 882
T1 3055

R7 J2
4K7

1
12V 2
MASS_12 3

12V I N _ B I E N TH E

R 21
2W

R9
6.8 B
B688
Q8

IN _2 Q7
D 882
T2
3055

R 10
4.7

MASS_12

L1
J 30
I N D U C TO R
J 29 1
C 13 2
1uF /400V
1
2 LO AD

O U T 220VAC

Hình 2.13: Sơ đồ nguyên lý mạch DC/AC.

Trang: 48
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

- Mạch dao động đa hài không trạng thái bền :


12V

R5 R3 R2 R4
10K 150K 150K 10K
C3
IN _2
C2
+

IN _1
1uF

+
1uF

Q2
Q1

MASS_12

Hình 2.14: Mạch dao động đa hài không trạng thái bền.
Dạng xung:

VIN_1

0 T1 T2 t

VIN_2

0 T1 T2 t
Hình 2.15: Dạng xung trong mạch dao động đa hài không trạng thái bền.

Trang: 49
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Xung VIN_1 và xung VIN_2 được đưa vào chân điều khiển Base của transistor
Q4-D882 và Q7-D882. Tại thời điểm t =0 ta có xung V IN_2 ở mức cao transistor Q7-
D882 mở, khi đó dòng điện chạy từ nguồn 12V qua Q7-D882 xuống mass vì vậy
transistor Q5-688 bị tắt. Do đó transistor T1-3055 khóa, dòng điện từ nguồn 12V
qua A xuống mass tắt. Lúc này xung V IN_1 đang ở mức thấp (0V), transistor Q4-
D882 khóa, do đó transistor Q6-B688 mở, dẫn tới transistor T2-3055 mở, dòng điện
trong cuộn sơ cấp chạy từ nguồn 12VDC qua B xuống mass. Lúc t = T 1 xung VI N_2
ở mức thấp (0V), xung VIN_1 ở mức cao. Tương tự trường hợp trên, transistor T1-
3055 khóa, transistor T2-3055 mở và chiều dòng điện trong cuộn sơ cấp chạy từ
nguồn 12V qua B xuống mass. Thời điểm t = T 2 mạch hoạt động như chu kỳ ban
đầu. Bên phía cuộn thứ cấp máy biến áp có điểm giữa sẽ nhận được điện áp dạng
“sin chữ nhật” mà tần số của nó phụ thuộc nhịp điệu phát xung của mạch dao động
đa hài.

Hình 2.16: Sơ đồ chiều dòng điện trong cuộn dây máy biến áp có điểm giữa.

Trang: 50
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Hình 2.17: Dòng điện bên phía thứ cấp có dạng “sin chữ nhật”
- Chọn linh kiện:
a. Mạch dao động đa hài:
 Tụ điện và điện trở : Ta chọn tụ và điện trở sao cho tần số dao động của
mạch dao động đa hài bằng tần số điện áp xoay chiều mong muốn. Ở đây chọn
tần số là 50Hz.

Chu kỳ dao động của mạch dao động đa hài hai trạng thái không bền đã được
tính trong phần lý thuyết :
T = 0.7C(Rb1 + Rb2)
Với tần sồ f =50Hz, vậy T = 0.2 s
Vậy ta chọn C = 1µF và Rb1 = Rb2 = 150kΩ
 Khóa Q : chọn transistor công suất cỡ trung bình TIP41C có các thông số
cực đại như sau :

Điện áp Colector - Emitor: VCEO = 100V


Điện áp Colector - Base : VCBO = 100V
Điện áp Emitor - Base: VEBO =5V
Dòng điện Base : IB = 2A
Dòng điện Colector : IC = 6A
b. Chọn máy biến áp : Ta chọn máy biến áp có các thông số sau :
 Điện áp cần khuếch đại từ 12V-220VAC và công suất là 40W
 Máy biến áp có điểm giữa :
 Cuộn sơ cấp : có 3 điểm là 12V - 0V – 12V
 Cuộn thứ cấp : có 3 điểm là 0V - 110V – 220V, tuy nhiên ta chỉ dùng 2
điểm 0V và 220V
c. Chọn khóa phần công suất mạch nghịch lưu:
 Hai khóa Q4 và Q7 chọn TIP41C.
 Hai khóa Q5 và Q8 chọn Transistor công suất B688 có các thông số sau :

Trang: 51
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

 Điện áp Colector – Base : VCBO = 160V


 Điện áp Colector – Emitor : VCEO = 120V
 Điện áp Base – Emitor : VBEO = 6V
 Dòng điện Base : 0.8A
 Dòng điện Colector : 8A
 Công suất PC : 80W
 Hai khóa T1 và T2 : chọn transistor công suất 2N3055 có các thông số
sau:
 Điện áp Colector – Base : 100V
 Điện áp Colector – Emitor : 70V
 Điện áp Emitor – Base : 7V
 Dòng điện Base :IB = 7A
 Dòng điện Colector :IC = 15A
 Công suất : 115W
 Nhiệt độ giới hạn : -65 – 2000C
- Ngoài ra còn mắc thêm mạch LC bên phía tải để làm mượt dòng điện và điện
áp.

Trang: 52
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Hình 2.18: Mạch DC/AC hoàn chỉnh.

2.2 TỔNG QUAN VỀ PLC S7-200


2.2.1 Khái niệm về PLC
PLC là chữ viết tắt của Programmable Logic Control, là thiết bị điều khiển
logic lập trình được, hay còn gọi là khả trình, cho phép thực hiện linh hoạt các thuật
toán điều khiển logic thông qua ngôn ngữ lập trình. Kỹ thuật PLC xuất hiện vào
thập niên 60, nó được dùng chủ yếu điều khiển quy trình công nghệ hoặc dây
chuyền sản xuất. PLC là một máy tính công nghiệp. Đặc trưng của PLC là việc sử
dụng vi mạch để xử lí thông tin và ta có thể thay đổi công nghệ, cải tạo dựa trên
công nghệ và phần mở rộng chứ không thay thế toàn bộ công nghệ mới.
Các thành phần cở bản của PLC:
Một PLC thông thường có các thành phần cơ bản sau:
Đơn vị điều khiển trung tâm
Bộ nhớ chương trình

Trang: 53
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Module đầu vào


Module đầu ra
Module phối ghép
Các chức năng phụ
Mỗi module đó được lắp thành đơn vị riêng có phích cắm nhiều chân để tháo
lắp dễ dàng.
2.2.2 Giới thiệu về PLC Simatic S7-200
PLC SIEMENS thế hệ S7-200 là PLC loại nhỏ, có thể điều khiển hàng loạt
các ứng dụng khác nhau trong tự động hóa. Với cấu trúc nhỏ gọn, có khả năng mở
rộng, giá rẻ và một tập lệnh mạnh, PLC S7-200 là lời giải hoàn hảo cho các bài toán
tự động loại nhỏ.Thêm vào đó là sự phong phú về chủng loại, kích cỡ cũng như
thông sốvề điện (điện áp, dòng…) càng cho phép người sử dụng linh hoạt hơn trong
việc giải quyết các vấn đề tự động của mình.
Nói về các chủng loại phong phú của PLC S7- 200, chúng ta dựa trên nhiều
tiêu chí khác nhau:
 Nguồn nuôi:điện áp một chiều 24 V, điện áp xoay chiều 220V,110V.
 Đầu vào 24 VDC: sink & source.
 Đầu ra 24 DC hoặc Rơle
 Các bộ xử lí trung tâm (CPU) khác nhau của S7- 200:
+ CPU 21X: 210, 212, 214, 216, …
+ CPU 22X: 221,222,224,224XP…
2.2.2.1Cấu trúc phần cứng
- S7-200 là thiết bị điều khiển khả trình loại nhỏ hãng Siemens, có cấu trúc
theo kiểu module và các module mở rộng. Các module này sử dụng nhiều ứng
dụng lập trình khác nhau
- Thành phần cơ bản của S7- 200 là khối vi xử lí CPU 214 hoặc CPU 224,
hoặc…. Về hình thức bên ngoài, sự khác nhau của các loại CPU này nhận biết
được nhờ số đầu vào/ra và nguồn cung cấp.
+CPU 214 có 14 cổng vào logic, 10 cổng ra logic và có khả năng mở rộng
thêm bằng 7 module mở rộng.

Trang: 54
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

+ CPU 224 có 14 cổng vào,10 cổng đầu ra 1 port truyền thông, có khẳ năng
mở rộng bằng 7 module mở rộng.
- S7-200 có nhiều module mở rộng khác nhau.
a. CPU 224:
 Có 14 cổng vào và 10 cổng ra logic trên board
 Có thể nối thêm 7 module mở rộng
 Bộ nhớ không bị mất dữ liệu trong khoảng thời gian 100 giờ khi PLC bị
mất nguồn nuôi
 Timer có 2 loại:
+ TON: T32÷ T96 (1ms) ; T33÷ T36 và T97 ÷T100 (10ms) ; T37÷T64 và T
101÷ T255 (100ms)
+ TONR: T0÷T64 (1ms) ; T1÷ T4 và T65÷T68 (10ms); T5÷T31 và T69
÷T95(100ms)
 Có 256 bộ đếm Counter
b. Cổng truyền thông:
PLC S7-200 sử dụng cổng truyền thông nối tiếp RS485 với phích cắm 9 chân
để phục vụ cho việc ghép nối với các thiết bị lập trình khác hoặc với các trạm
PLC khác.Tốc độ truyền cho máy lập trình kiểu PID là 9600 baud. Tốc độ
truyền cung cấp của PLC theo kiểu tự do là từ 300 ÷ 38.400

5 4 3 2 1

9 8 7 6

Cổng truyền thông RS 485


a. Chân 1,5: nối đất

Trang: 55
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

b. Chân 2 : 24 VDC
c. Chân 3,8 : nhận và truyền dữ liệu
d. Chân 4,9: không sử dụng
e. Chân 6: 5VDC(điện trở trong 100 Ω)
f. Chân 7 : 24 VDC(120mA tối đa)
c. Cấu trúc bộ nhớ:
Bộ nhớ của S7-200 được chia thành 4 vùng với một tụ có nhiệm vụ duy trì
dữ liệu trong một khoảng thời gian nhất định khi mất nguồn.

EEPROM MIỀN NHỚ NGOÀI

Chương trình Chương trình Chương trình


Tham số Tham số Tham số
Dữ liệu Dữ liệu Dữ liệu
Vùng đối tượng

Cấu trúc bộ nhớ


 Vùng chương trình: là miền bộ nhớ được sử dụng để lưu giữ các lệnh
chương trình. Vùng này thuộc kiểu non – volatile đọc/ghi được.
 Vùng tham số: là miền lưu trữ các tham số như: từ khóa, địa chỉ trạm…
Vùng này cũng thuộc kiểu đọc/ghi được.
 Vùng dữ liệu: là miền nhớ động, dùng để lưu giữ các dữ liệu của chương
trình, gồm kết quả của các phép tính, hằng số được định nghĩa trong
chương trình, bộ đềm truyền thông và có thể truy nhập theo từng bit, byte,
hay từ. Vùng dữ liệu được chia thành những miền nhớ nhỏ với các công
dụng khác nhau như sau:
 “V” variable memory(đọc/ghi)
 “I” Input image register (vùng đệm cổng vào, đọc /ghi)
 “O” Output image register (vùng đệm cổng ra, đọc/ghi)
 “M” Interal memory bit (vùng nhớ nội chỉ đọc)

Trang: 56
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

 “SM” Special memory bit (vùng nhớ đặc biệt, có một số chỉ đọc
được)
 Vùng đối tượng:được sử dụng để lưu trữ cho các đối tượng lập trình như
các giá trị tức thời, giá trị đặt trước của bộ đếm (Counter), hay bộ định thời
(Timer). Dữ liệu kiểu đối tượng bao gồm các thanh ghi của Timer, Counter,
bộ đếm tốc độc cao, bộ đệm vào ra tương tự và các thanh ghi AC
d. Module mở rộng vào/ra:
Các module mở rộng vào ra được cắm liên tiếp nhau vào bên phải CPU. Địa
chỉ các đầu và ra của các module mở rộng được tính liên tiếp, riêng cho từng
loại. Số lượng module mở rộng tối đa tùy thuộc vào loại CPU, như CPU 212,
222 cho phép tối đa 2 module mở rộng, còn các CPU 214,215,216 cho phép 7
module mở rộng.
e. Cấu trúc chương trình của S7-200:
Có thể lập trình cho PLC S7-200 bằng cách sử dụng một trong các phần
mềm sau:
+ Step 7 – Micro/Doc
+ Step 7 – Micro/Win.
Các chương trình cho S7-200 phải có cấu trúc bao gồm chương trình chính
và sau đó đến các chương trình con vá các chương trình xử lí ngắt được chỉ ra
sau đây:
 Chương trình chính được kết thúc bằng lệnh kết thúc chương trình
(MEND).
 Chương trình con là một bộ phận của chương trình. Các chương trình
con phải được viết sau lệnh kết thúc chương trình chính.
 Các chương trình xử lí ngắt là một bộ phận của chương trình. Nếu cần sử
dụng chương trình xử lí ngắt phải viết sau lệnh của chương trình chính.
 Các chương trình con được nhóm lại thành một nhóm ngay sau chương
trình chính. Sau đó đến ngay chương trình xử lí ngắt.

Trang: 57
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Main Program
. Thực hiện trong
. một vòng quét
MEND

SBR 0 Chương trình con thứ nhât


. Thực hiện khi
. được chương trình
RET chính gọi

SEB 1 Chương trình con thứ n+1


.
.
MEND

INT 0 Chương trình xử lí ngắt thứ nhất


. Thực hiện khi có
. tín hiệu báo ngắt
. RETI

INT 1 Chương trình xử lí ngắt thứ n+1


.
.
. RETI

RETI

2.2.2.2Ngôn ngữ lập trình của S7-200


a. Phương pháp lập trình:
S7-200 biễu diễn một mạch logic cứng bằng một dãy các lệnh lập
trình.Chương trình bao gồm một tập dãy các lệnh. PLC S7-200 thực hiện chương
trình bắt đầu từ lệnh lập trình đầu tiên và kết thúc ở lệnh lập trình cuối của một
vòng quét.

Trang: 58
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

1 Nhập dữ liệu từ
4 Chuyển dữ liệu từ
ngoại vi vào bộ đệm
bộ đệm ảo ra ngoại vi
ảo

VÒNG QUÉT

2 Thực hiện chương


trình
3 Truyền thông và tự
kiểm tra

Thực hiện chương trình theo vòng


quét trong S7-200

 Mỗi vòng lặp được gọi là một vòng quét (scan). Mỗi vòng quét bắt
đầu bằng giai đoạn đọc dữ liệu từ cổng vào vùng đệm ảo, tiếp theo là giai đoạn
thực hiện chương trình. Trong từng vòng quét, chương trình được thực hiện
bằng lệnh đầu tiên và kết thúc tại lệnh kết thúc.
 Sau giai đoạn thực hiện chương trình là giai đoạn truyền thông nộ bộ
và kiểm tra lỗi. Vòng quét được kết thúc bằng giai đoạn chuyển các nội dung
tại bộ đệm ảo đến các đầu ra.
 Tại thời điểm thực hiện lệnh vào ra, bình thường lệnh không làm việc
trực tiếp với cổng vào/ra mà chỉ thông qua bộ đệm ảo của cổng trong vùng nhớ
tham số. Việc truyền thông giữa bộ đệm ảo với ngoại vi trong giai đoạn 1 và 4
do CPU quản lý. Khi gặp lệnh vào/ra ngay lập tức thì hệ thống cho dừng mọi
công việc khác, ngay cả chương trình xử lí ngắt, để thực hiện lệnh này một
cách trực tiếp với cổng vào/ra.
 Nếu sử dụng chế độ ngắt, chương trình còn tương ứng với từng tín
hiệu ngắt được soạn thảo và cài đặt như một bộ phận của chương trình.
Chương trình xử lí ngắt chỉ được thực hiện trong vòng quét khi xuất hiện tín
hiệu báo ngắt và có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong vòng quét.
 Cách lập trình cho S7-200 nói riêng và cho PLC của hang Siemens nói chung
dựa trên 2 phương pháp cơ bản:

Trang: 59
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

+ Phương pháp liệt kê lệnh : Statement List – viết tắt là STL.


+ Phương pháp hình thang : Ladder Logic – viết tắt là LAD.
Ngoài ra, có thêm phương pháp khối hàm: Function Block Diagram – viết tắt là
FBD.
 Phương pháp hình thang (LAD): là một ngôn ngữ lập trình
bằng đồ họa. Những thành phần cơ bản trong LAD tương ứng với các thành
phần của bảng điều khiển bằng logic. Trong chương trình LAD các thành phần
cơ bản dùng để biểu diễn lệnh logic sau:
 Tiếp điểm : là biểu tượng mô tả các tiếp điểm của rơle. Các tiếp
điểm đó có thể là thường là thường hở
và thường kín là
 Cuộn dây: mô tả rơle mắc theo chiều dòng điện cung cấp cho rơle
 Hộp: là biểu tượng mô tả các hàm khác nhau, nó làm việc khi có
dòng chảy đến hộp
S-R Txx Cxx
S IN TON IN CTU
5 PV
R 50 PT 100ms R

Hộp hàm S- R Hộp hàm Timer Hộp hàm Counter

Các hộp trong LAD

 Mạng LAD: là đường nối các phần tử thành một mạch hoàn
thiện, đi từ nguồn bên trái sang nguồn bên phải. Đường nguồn bên trái là
dây nóng, đường nguồn bên phải là dây trung hòa hay là đường trở về
nguồn cung cấp.Đường nguồn bên phải thường không được thể hiện khi
lập trình.

Trang: 60
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

I0.1 Q0.0
I0.0

Q0.0 T37
IN TON
50 PT
100ms

Mạng LAD

 Phương pháp liệt kê lệnh (STL): là phương pháp thể hiện


chương trình dưới dạng tập hợp các câu lệnh. Mỗi câu lệnh trong chương trình,
kể cả những câu lệnh hình thức biểu diễn một chức năng của PLC
b. Bảng lệnh của S7- 200:
Hệ lệnh của S7-200 được chia làm 3 nhóm :
+ Các lệnh mà khi làm việc độc lập, không phụ thuộc vào giá trị logic của ngăn
xếp.
+ Các lệnh chỉ thực hiện khi bit đầu tiên của ngăn xếp có giá trị logic bằng 1
+ Các lệnh đánh dấu vị trí của trong tập lệnh.

2.2.2.3Cú pháp lệnh của S7-200


a. Lệnh vào/ ra trong LAD :
 Load (LD) lệnh LD nạp giá trị logic của một tiếp điểm vào trong bit đầu
tiên của ngăn xếp, các giá trị cũ cộng lại trong ngăn xếp bị đẩy lùi xuống một
bit.
 Load Not (LDN) : Lệnh LDN nạp giá trị logic nghịch đảo cảu một tiếp
điểm vào trong bit đầu tiên của ngăn xếp, các giá trị cũ cộng lại trong ngăn xếp
bị đẩy lùi xuống một bit.
 Output (=): lệnh sao chép nội dung của bit đầu tiên trong ngăn xếp vào
bit được chỉ định trong lệnh. Nội dung của ngăn xếp không bị thay đổi.

Trang: 61
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

b. Các lệnh ghi / xóa giá trị cho tiếp điểm:


 SET (S) / RESET (R) : lệnh dùng để đóng / ngắt các điểm gián
đoạn đã được thiết kế.
 Trong LAD, logic điều khiển dòng điện đóng hoặc ngắt các cuộn
dây đầu ra. Khi dòng điều khiển đến các cuộn dây thì các cuộn dây đóng
hoặc mở các tiếp điểm (hoặc một trong các tiếp điểm).
 Trong STL, lệnh truyền trạng thái bit đầu tiên của ngăn xếp đến
các điểm thiết kế. Nếu bit này có giá trị bằng một, các lệnh S và R sẽ đóng
ngắt tiếp điểm hoặc một dãy các tiếp điểm (giới hạn từ 1 đến 255). Nội dung
của ngăn xếp không bị thay đổi bởi các lệnh này.

c. Các lệnh logic đại số Boolean:


 Các lệnh tiếp điểm đại số Boolean cho phép tạo lập được các mạch
logic (không nhớ).

Trang: 62
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

 Trong LAD các lệnh này được điều khiển thông qua cấu trúc mạch,
mắc nối tiếp hoặc song song các tiếp điểm thường hở và các tiếp điểm thường
kín.
 Trong STL ta có thể sử dụng các lệnh : A (And), O ( Or) cho các
hàm hở hoặc các lệnh AN (And Not) , ON (Or Not) cho các hàm kín. Giá trị
của ngăn xếp phụ thuộc vào từng lệnh.
 Ngoài những lệnh làm việc trực tiếp với tiếp điểm, S7-200 còn có 5
lệnh đặc biệt biểu diễn các phép tính đại số Boolean cho các bit trong ngăn
xếp, được gọi là các lệnh Stack logic: ALD (And load), O (Or load), LPS
(Logic push), LRD (Logic read), LPP( Logic pop). Lệnh Stack logic được
dùng để tổ hợp, sao chép hoặc xóa mệnh đề logic. LAD không có bộ đếm dành
cho lệnh Stack logic. STL sử dụng các lệnh Stack logic để thực hiện phương
trình tổng thể có nhiều biểu thức con
 Lệnh A và O phối hợp giá trị logic của một tiếp điểm n với giá trị bit
đầu tiên của ngăn xếp. Kết quả phép tính được đặt lại vào bit đầu tiên của ngăn
xếp. Giá trị của các bit còn lại trong ngăn xếp không bị thay đổi.
 Lệnh ALD và OLD thực hiện phép tính And và Or giữa hai bit đầu
tiên của ngăn xếp. Kết quả phép logic này logic này được ghi lại vào bit đầu
tiên trong ngăn xếp. Nội dung còn lại của ngăn xếp được kéo lên một bit.
d. Các lệnh so sánh:
Khi lập trình, nếu các quyết định về điều khiển được thực hiện dựa trên kết
quả của việc so sánh thì có thể sử dụng lệnh so sánh theo byte, từ hay từ kép của
S7- 200.

Trang: 63
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

LAD Mô tả

n1 n2
Tiếp điểm đóng khi n1 = n2
==B

n1 n2 B= byte
==I

n1 n2
D= Double
==D
n1 n2
R =Real
==R

n1 n2
Tiếp điểm đóng khi n1 >= n2
>=B
n1 n2 B= byte
>=I
I = Integer
n1 n2
>=D D= Double
n1 n2
R =Real
>=R

e. Các lệnh điều khiển Timer:


Timer là bộ tạo thời gian trễ giữa tín hiệu vào và tín hiệu ra
 Timer tạo thời gian trễ không có nhớ (On – Delay Timer)
kí hiệu là TON
 Timer tạo thời gian trễ có nhớ (Retentive – On – Delay
Timer) kí hiệu là TONR
 Các Timer của S7- 200 có các tính chất sau:
 Các bộ Timer được điều khiển bởi một cổng vào
và giá trị đếm tức thời của Timer được nhớ trong thanh ghi 2 byte của Timer,
xác định khoảng thời gian trễ từ khi Timer được kích hoạt. Giá trị đặt trước
của Timer được kí hiệu trong LAD và STL là PT. Giá trị đếm tức thời của
thanh ghi 2 byte thương xuyên được so sánh với giá trị đặt trước của Timer.

Trang: 64
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

 Mỗi bộ Timer, ngoài thanh ghi 2 byte lưu giá trị


tức thời, còn có một bit, kí hiệu bằng T-bit, chỉ thị trạng thái logic đầu ra. Giá
trị logic của bit này phụ thuộc vào kết quả so sánh giữa giá trị đếm tức thời và
giá trị đặt trước Timer.
 Trong khoảng thời gian tín hiệu x(t) có giá trị
logic 1, giá trị đếm tức thời trong T- word luôn được cập nhật và thay đổi tăng
dần đến khi nó đạt giá trị cực đại, khi giá trị đếm tức thời lớn hơn hay bằng giá
trị đặt trước, T- bit có giá trị bằng 1.

Độ phân Giá trị


Lệnh giải cực đại CPU 212 CPU 224XP

1ms 32,767 T0 T0, T64

TONR 10ms 327,67 T1 ÷ T4 T1 ÷ T4, T65 ÷ T68

100ms 3276,7 T5 ÷ T31 T5 ÷ T31, T69 ÷ T95

1ms 32,767 T32 T32, T96


TON
10ms 327,67 T33 ÷ T36 T33÷ T36, T97 ÷ T100

100ms 3276,7 T37 ÷ T63 T37 ÷ T63, T101 ÷ T255

Cú pháp khai báo sử dụng trong LAD:

Trang: 65
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Ngôn ngữ Mô tả

LAD

TONR - Txx
- Khai báo Timer có số hiệu xx kiểu TONR để tạo thời

IN gian trễ tính từ khi đầu vào IN được kích. Nếu như giá
trị đếm tức thời lớn hơn hoặc bằng giá trị đặt trước PT
PT
thì T-bit có giá trị bằng 1. Chỉ có thể reset Timer kiểu
STL TONR bằng lệnh R cho T-bit
TONR - Txx n

LAD

TON - Txx
- Khai báo Timer có số hiệu xx kiểu TON để tạo thời
IN
gian trễ tính từ khi đầu vào IN được kích. Nếu như giá
PT trị đếm tức thời lớn hơn hoặc bằng giá trị đặt trước PT
thì T-bit có giá trị bằng 1. Chỉ có thể reset Timer kiểu
STL TONR bằng lệnh R cho T-bit

TON - Txx n

f. Các lệnh điều khiển Counter:


 Counter là bộ đếm thực hiện chức năng đếm sườn xung trong S7-200.
Có hai loại:bộ đếm tiến (CTU) và bộ đếm tiến/lùi (CDTU).
 Bộ đếm tiến CTU đếm số sườn lên của tín hiệu logic đầu vào tức là đếm
số lần thay đổi trạng thái logic từ 0 lên 1 của tín hiệu vào. Số sườn xung đếm
được sẽ được ghi và thanh ghi 2 byte của bộ đếm gọi là thanh ghi C-word.
 Nội dung của C- word gọi là giá trị đếm tức thời của bộ đếm, luôn được
so sánh với giá trị đặt trước của bộ đếm, được kí hiệu là PV. Khi giá trị đếm
tức thời bằng hoặc lớn hơn giá trị đặt trước thì bộ đếm báo ra ngoài bằng cách
đặt giá trị logic 1 vào một bit đặt biệt của nó, được gọi là C-bit có giá trị logic
là 0.

Trang: 66
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

 Khác với bộ Timer, các bộ đếm CTU đều có chân nối với tín hiệu điều
khiển xóa để thực hiện việc đặt lại chế độ khởi phát ban đầu (reset) cho bộ
đếm, được kí hiệu là chữ R trong LAD, hay là được quy định là trạng thái
logic của bit đầu tiên của ngăn xếp trong STL. Bộ đếm được reset khi tín hiệu
xóa này có mức logic là 1 hoặc khi lệnh R được thực hiện với C- bit. Khi bộ
đếm được reset cả C- word và C- bit đều nhận giá trị logic là 0.
 Bộ đếm tiến / lùi CTUD đếm khi gặp sườn lên cảu xung vào cổng đếm
tiến, kí hiệu là CU trong LAD hoặc bit thứ 3 trong của ngăn xếp trong STL,
đếm lùi khi gặp sườn lên của xung vào cổng đếm lùi, kí hiệu là CD trong
LAD, hoặc bit thứ hai của ngăn xếp trong STL.
 Giống bộ đếm CTU, bộ đếm CTUD cũng được đưa về trạng thái khởi
phát ban đầu bằng hai cách:
 Khi đầu vào logic của chân xóa, kí hiệu bằng R trong
LAD,hay bit đầu tiên của ngăn xếp trong STL có giá trị logic bằng 1.
 Hoặc bằng lệnh R( reset) với C- bit của bộ đếm.
 CTUD có giá trị đếm tức thời đúng bằng giá trị đang đếm và được lưu
trong thanh ghi 2 byte C- word của bộ đếm. Giá trị đếm tức thời luôn được so
sánh với giá trị đặt trước PV của bộ đếm. Nếu giá tri đếm tức thời bằng hoặc
lớn hơn giá trị đặt trước thì C- bit có giá trị logic bằng 1. Còn trường hợp khác
C-bit có giá trị logic bằng 0.

Trang: 67
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

CHƯƠNG 3: YÊU CẦU CÔNG NGHỆ, LƯU ĐỒ THUẬT


TOÁN VÀ CHƯƠNG TRÌNH ĐIỀU KHIỂN PLC S7-200

3.1 YÊU CẦU CÔNG NGHỆ VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG


Hệ thống pin năng lượng mặt trời được làm việc ở 3 chế độ sau:
1. Chế độ sạc acquy: khi acquy đã dùng hết và đang trong quá trình sạc thì pin
năng lượng mặt trời chỉ được dùng để cung cấp năng lượng sạc cho acquy. Tải
dùng năng lượng của hệ thống lưới.
2. Chế độ khi acquy đầy: Khi đó, khi năng lượng mặt trời đủ lớn để có thể cung
cấp cho tải tiêu thụ thì năng lượng mặt trời sẽ cung cấp hoàn toàn cho tải, đồng
thời phần còn dư sẽ được đóng và bán cho lưới điện, acquy dùng để dự trữ.
3. Chế độ thiếu năng lượng mặt trời: thì tải sẽ được cung cấp năng lượng thông
qua hệ thống acquy. Và nếu acquy hết thì được dùng qua lưới điện.
Trong tất cả các chế độ đều được hiển thị đầy đủ thông qua màn hình TD200 bao
gồm các thông số:
 Điện áp, dòng điện pin mặt trời
 Điện áp, dòng điện acquy
 Là chế độ sạc acquy hay không
 Chế độ hòa lưới hay không
 Đồng thời, có xung điều khiển theo chế độ điều rộng xung PMW để duy trì
điện áp ngõ ra pin là 12V khi điện áp pin mặt trời thay đổi.

Quá quy trình công nghệ trên ta có phân bố vào ra như sau:
- Đầu vào:
Nút nhấn star: F1
Nút nhấn stop: F2
Điên áp pin mặt trời : AIW0
Dòng điện pin mặt trời: AIW4

Trang: 68
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Điện áp acquy: AIW2


Dòng điện acquy: AIW6
- Đầu ra:
Chân xuất xung tốc độ cao PMW: Q0.0
Chân điều khiển quá trình sạc cho acquy: Q0.1
Chân điều khiển đóng tải với pin năng lượng mặt trời: Q0.2
Chân đóng tải với acquy: Q0.3
Chân cung cấp năng lượng cho tải từ lưới: Q0.4
Chân bán điện cho lưới: Q0.5

Trang: 69
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

3.2 LƯU ĐỒ THUẬT TOÁN


Bắt đầu
CHƯƠNG TRÌNH CHÍNH:

HIển thị massage 1: Hệ thống pin


năng lượng mặt trời

S
Người vận hành xác
nhận: Bấm Start

HIển thị massage 2: hướng dẫn


vận hành hệ thống

S
Khởi động hệ thống
làm việc: Bấm F1

Hiển thị massage 3: Hệ thống đang


vận hành và đọc các giá trị đầu vào
bao gồm điện áp, dòng Pin va Acquy.

Gọi các chương trình con:


1. Xử lý điện áp Pin và xung PWM
2. Điều khiển phóng và nạp acquy
3. Điều khiển chế độ dùng tải
4. Xử lý dòng điện của pin va acquy

C38=0 (*)

Hiển thị massage 3: Hệ thống


đang vận hành

S
F3 = Trang: 70
1
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Đ
C38 = C38 + 1 (C38=1) (**)
Hiển thị massage 2: hướng
dẫn vận hành hệ thống
C38 = C38 + 1 (C38=6)
Hiển thị massage 8: Chế độ
làm việc hệ thống
S
F3 =
1
Đ S
F3 =
C38 = C38 + 1 (C38=2) 1
Hiển thị massage 4: Điện áp Đ
của pin Quay lại (*)

S
F3 = Kết thúc
1
Đ

C38 = C38 + 1 (C38=3)


Hiển thị massage 5: Dòng
điện của pin

S
F3 =
1
Đ

C38 = C38 + 1 (C38=4)


Hiển thị massage 6: Điện áp
acquy

F3 =
S
Đ 1

C38 = C38 + 1 (C38=5)


Hiển thị massage 7: Dòng
điện acquy

F3 =
1
Đ
Trang: 71
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

CHƯƠNG TRÌNH CON:


- Điện áp pin mặt trời và phát xung PWM:

Bắt
đầu

Đọc điện áp đầu vào


Pin: AIW0

Chuyển đổi hệ cơ số
I_DI lưu vào VD400

S
Điều kiện hoạt động
chế độ giảm áp:
VD400 ≥ 15360
( U_pin ≥ 12V)

Tính toán đồ rộng xung:


Ton = 1536000/VD400 (lưu vào VD404)

Cho phát xung PWM ngõ ra Q0.0


1. Với chu kì T = 100µs
2. Với Ton = VD404

Kết thúc

Trang: 72
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

- Điều khiển sạc và phóng điện Acquy:


Bắt đầu

Đọc điện áp đầu vào Acquy:


AIW2 (lưu vào VW410) (*)

S
Kiểm tra điện áp
acquy: VW410 ≤
13824 (U_acquy≤
10,8V)

Sạc acquy: Q0.1 =1


Tải được dung từ lưới: Q0.4=1
Bit báo hết: M0.3 =1
Bit báo đầy: M0.2=0

Kiểm tra điện áp S


acquy: VW410 ≥
15360 (U_acquy≥
12V)

Acquy ngừng sạc: Q0.1 =0


Tải không được dùng từ lưới Q0.4=0
Bit báo hết: M0.3 =0
Bit báo đầy: M0.2 =1

Kiểm tra năng


lượng pin: VD400
≤ 15360
(U_pin ≤ 12V)

Trang: 73
Tải được dùng từ acquy: Q0.3 = 1 Quay lại (*) Kết thúc
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

- Điều khiển cấp nguồn cho tải:

Bắt đầu

S
Kiểm tra điện áp Đ
pin: VD400 ≥ M0.2 = 1
15360 (U_pin ≥
12V)
S
Đ Tải được dùng từ acquy: Q0.3 = 1

S
Bit báo đầy acquy:
M0.2 = 1

Tải được dùng từ pin: Q0.2 = 1 Tải được dùng từ lưới: Q0.4 = 1

Kết thúc

Trang: 74
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

3.3 CHƯƠNG TRÌNH ĐIỀU KHIỂN


CHƯƠNG TRÌNH CHÍNH

Trang: 75
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Trang: 76
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Trang: 77
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Trang: 78
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Trang: 79
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

CHƯƠNG TRÌNH CON: PIN MẶT TRỜI VÀ PHÁT XUNG PWM

Trang: 80
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Trang: 81
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

CHƯƠNG TRÌNH CON: ACQUY

Trang: 82
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

CHƯƠNG TRÌNH CON: CẤP ĐIỆN CHO TẢI

Trang: 83
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

CHƯƠNG TRÌNH CON: HIỂN THỊ ĐIỆN ÁP VÀ DÒNG ĐIỆN

Trang: 84
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Trang: 85
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Trang: 86
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ MÔ HÌNH: HỆ THỐNG ĐIỆN


NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI
Ở chương này, sẽ trình bày cụ thể cấu trúc mô hình của cả hệ thống, khung đỡ,
cách bố trí các board mạch.
4.1 HỆ THỐNG KHUNG ĐỠ
Cấu tạo gồm hai phần chính:
+ Khung đỡ tấm pin.
+ Khung đỡ chính.
a) Khung đỡ tấm pin:

Tấm Pin mặt trời, sẽ được gắn trên hai thanh sắt vuông, và được cố định bằng bốn
bu lông. Sau đó, được hàn chặt với trục chính.
b) Khung đỡ chính:
Tổng chiều cao của khung là: 1m. Khung được thiết kế, sao cho toàn bộ trọng
tâm của khung đỡ tấm pin, và khung đỡ chính đi qua đế khung. Đế khung, có chiều
rộng là: 0,65m .

Trang: 87
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

4.2 HỘP TỦ ĐIỆN CHÍNH

Hình 4.1: Mô hình tủ điện


Trong đó:
+ PLC S7-200 CPU224, module mở rộng EM231 và TD200:

Trang: 88
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Hình 4.2: PLC S7-200 CPU224, module mở rộng EM231 và TD200


+ Mạch đo áp của Pin mặt trời và Acquy:

Trang: 89
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Hình 4.3: Mạch đo áp của Pin mặt trời và Acquy


+ Mạch đo dòng của Pin mặt trời, Acquy và rơle đóng cắt mạch:

Hình 4.4: Mạch đo dòng của Pin mặt trời, Acquy và rơle đóng cắt mạch

Trang: 90
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

+ Mạch DC/DC:

Hình 4.5: Mạch đo dòng của Pin mặt trời, Acquy và rơle đóng cắt mạch
+ Mạch DC/AC:

Trang: 91
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Hình 4.6: Mạch đo dòng của Pin mặt trời, Acquy và rơle đóng cắt mạch

4.3 MÔ HÌNH TỔNG THỂ HỆ THỐNG


Sau khi đã trình bày tất cả nhưng bộ phận, cấu thành nên mô hình hệ thống. Ta
có được mô hình hệ thống pin nănglượng mặt trời như sau:

Trang: 92
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Hình 4.7: Mô hình hệ thống pin năng lượng mặt trời làm việc độc lập.

Trang: 93
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

4.4 KẾT QUẢ, NHẬN XÉT VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN:

4.4.1 Kết quả


Đề tài đã hoàn thành, việc thiết kế và tính toán về phần cứng, cũng như phần mềm
mạch điều khiển toàn bộ hệ thống như ý đồ ban đầu đã đề ra.
Đã điều khiển được hầu như toàn bộ các thiết bị ngoại vi, cũng như quá trình nạp
acquy tự động. Cho đến thời điểm này, hệ thống đã hoạt động tốt, chưa xảy ra bất
kỳ sự cố đáng tiếc nào ảnh hưởng đến hệ thống.
+ Ưu điểm:
− Đã thực hiện điều khiển được nạp ac quy, theo phương pháp
nạp ổn dòng và ổn áp đề ra ban đầu.
− Mạch hoạt động ở chế độ vòng kín, giá trị điện áp, dòng điện
acquy được hồi tiếp, để đảm bảo điện áp và dòng điện được giữ không đổi
trong từng giai đoạn nạp .
− Mạch có chế độ kiểm tra áp acquy đầy thì ngắt. Nếu điện áp
ac uy giảm dưới giá trị cho phép là 10,5V thì tự động nạp lại.
− Mạch điều khiển còn hiển thị giá trị dòng nạp, áp nạp tại từng
thời điểm, tạo thuận lợi cho việc giám sát và điều khiển hệ thống, cũng như
kịp thời can thiệp trong tình huống xấu nhất.
+ Khuyết điểm:
− Mặc dù điều khiển được việc nạp/phóng ac quy, tuy nhiên
cũng khó có thể đạt được chính xác hoàn toàn.
− Nguồn điện xoay chiều ra khỏi bộ nghịch lưu chưa tốt.

4.4.2 Nhận xét

Đề tài đã hoàn thành nhiệm vụ đặt ra trong luận văn. Tuy nhiên, chỉ thi công
mô hình với acqui có dung lượng nhỏ là 5Ah do hạn chế về thời gian thi công và
giải pháp công nghệ chưa tốt. Tính ứng dụng vào thực tiễn là có thể, nhưng cần
khắc phục nhiều nhược điểm….

4.4.3 Hướng phát triển


Thực tế chỉ ra rằng, nhu cầu sử dụng hệ thống điện năng lượng mặt trời là “có”,
và ngày càng nhiều hơn. Không những chỉ ứng dụng cho những vùng mà lưới điện

Trang: 94
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

không thể đến được, mà ngay trong thành phố vẫn có nhu cầu sử dụng. Đặc biệt là,
với tình trạng cắt điện luân phiên như hiện nay của ngành điện, thì nhu cầu có điện
để chạy quạt, hay máy điều hòa, tủ lạnh,trong những ngày nắng nóng hoặc đèn thắp
sáng là vô cùng cấp thiết. Mặt khác, ta đã “tiết kiệm” được một phần điện năng cho
đất nước, góp phần vào sự nghiệp Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước.

Trang: 95
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

CHƯƠNG 5: CHUYÊN ĐỀ HÒA ĐỒNG BỘ ĐIỆN NĂNG


LƯỢNG MẶT TRỜI VÀO LƯỚI

5.1 MỤC ĐÍCH


Mục đích của việc hòa đồng bộ điện từ hệ thống năng lượng mặt trời vào lưới
là để tận dụng lượng điện dư thừa khi acquy đã được nạp đầy và khi các tải dân
dụng trong nhà dùng không hết điện.
Trong trường hợp này điện áp và dòng điện lấy từ đầu ra của bộ DC/DC sẽ
được đưa vào bộ nghịch lưu DC/AC có tích hợp luôn bộ điều khiển GS để hòa đồng
bộ vào lướiđiện 1 pha 220V/ 5A. Mặt khác, để đảm bảo việc hòa lưới được ổn định
và đáp ứng yêu cầu về hệ số công suất, trong chương này ta có giới thiệu về tụ bù
công suất.
5.2 YÊU CẦU CỦA VIỆC NỐI LƯỚI

Để đảm bảo việc hòa lưới được thành công thì cần đáp ứng những yêu cầu sau:
• Điện áp (dòng điện) của bộ nghịch lưu V t bằng điện áp (dòng điện) của lưới
Vg.

• Tần số của điện áp (dòng điện) đầu ra bộ nghịch lưu phải bằng tần số của
điện áp (dòng điện) lưới fg.

• Điện áp (dòng điện) đầu ra bộ nghịch lưu phải cùng pha với điện áp (dòng
điện) lưới.

Ngoài ra hệ số công suất cũng phải nằm trong giới hạn cho phép theo quy định.

5.3 MÔ HÌNH TỔNG QUÁT CỦA BỘ NGHỊCH LƯU KẾT HỢP ĐIỀU
KHIỂN NỐI LƯỚI [1]

Trong phần này chúng ta sẽ nghiên cứu phương pháp hòa lưới, dựa trên nghiên
cứucủa Xiangdong Zong-university of Toronto. Nghiên cứu dành cho học vị
Master, theo chuẩn tần số điện áp và dòng điện của Mỹ, chuyên dùng cho những
ứng dụng năng lượng mặt trời cho nhà ở nối lưới, hoàn thành năm 2011.
Toàn bộ hệ thống được mô tả như hình vẽ dưới đây:

Trang: 96
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Hình 5.1: Sơ đồ tổng quát.


Bộ nghịch lưu hòa lưới sẽ được tách ra phân tích riêng, mạch nguyên lý của bộ
nghịch lưu hòa lưới một pha có dạng như hình vẽ:

Hình 5.2: Mạch nguyên lý bộ nghịch lưu.


Trong đó :
Vdc : điện áp 1 chiều trước bộ nghịch lưu.
idc : dòng một chiều trước bộ nghịch lưu.
Vg : điện áp lưới.
ig : dòng lưới.

5.4 PHÂN TÍCH TỪNG THÀNH PHẦN TRONG BỘ NGHỊCH LƯU HÒA
LƯỚI
5.4.1 Mạch nghịch lưu

Mạch nghịch lưu này được thiết kế riêng chỉ dành cho việc hòa lưới nhằm
tránh quá tải khi sử dụng đồng thời một bộ nghịch lưu cho các thiết bị điện dân

Trang: 97
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

dụng đồng thời nối lưới, và cũng để giảm tính phức tạp để công việc nối lưới dễ
kiểm soát hơn.
Sơ đồ nguyên lý mach nghịch lưu:

Hình 5.3: Bộ nghịch lưu cầu.


Trong đó:
Vdc(t): là điện áp 1 chiều là đầu vào bộ nghịch lưu.
Vt(t) : điện áp ra của bộ nghịch lưu.
Sa, Salow, Sb, Sblow: là các tín hiệu điều khiển được lấy ra từ bộ SPWM điều
biến độ rộng xung hình sin.
Ta có dạng sóng như sau:

Hình 5.4: Phối hợp tác động khóa đơn cực của bộ SPWM
Trong đó:Vref và –Vref là các điện áp tựa, mỗi khi tín hiệu so sánh cắt tín hiệu
tựa thì có xung ở bộ băm xung hình sin SPWM. Nghĩa là mỗi khi (V saw –Vref) và (–
Vsaw+Vref) đổi dấu thì xung đầu ra đổi mức từ 0 tới Vdc và ngược lại.

Trang: 98
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Hình 5.5: Sóng ra của bộ nghịch lưu cầu.


Trong đó: Vt,fund(t) là giá trị điện áp trung bình ở đầu ra tại mỗi khoảng thời
gian, ta có được Vt,fund(t) có dạng sóng hình sin như mong muốn.

Hình 5.6: Hài trên biểu đồ phổ tần số.


Ta thấy ngoài các thành phần hài cơ bản (hài bậc 1) tín hiệu Vdc còn chứa các
thành phần hài bậc cao như hình 5.6.
5.4.2 Tụ bù hệ số công suất

Trong lưới điện xoay chiều thông thường luôn tồn tại hai loại công suất:
- Công suất hữu dụng (kW) là công suất sinh ra công có ích trong các phụ tải.
- Công suất phản kháng (kVAr) loại điện cảm là công suất vô ích, gây ra do
tính cảm ứng của các loại phụ tải dây quấn như mô tơ, ballast đèn cao áp...
Công suất này không tiêu thụ nhiên liệu của nguồn điện, nhưng sinh ra dòng
điện lớn làm quá tải dây dẫn và tăng hao hụt điện năng trên dây dẫn.

Trang: 99
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Người ta loại trừ thành phần công suất phản kháng (loại điện cảm) nói trên,
người ta dùng tụ bù. Nguyên tắc quan trọng của bù phản kháng bằng tụ là không
được bù quá mức, sẽ sinh ra công suất phản kháng loại điện dung. Công suất phản
kháng loại điện dung ngoài các tác hại nói trên còn tăng cường tác hại của các thành
phần nhiễu sóng tần số cao (do dung kháng của tụ giảm đi ở tần số cao hơn).
Có hai cách bù phản kháng là:
- Bù chung: mắc tụ bù chung cho cả hệ thống phụ tải ở đầu nguồn biến áp
(phổ biến).
- Bù riêng: mắc tụ bù song song với từng phụ tải và đóng cắt cùng với phụ
tải (chỉ dùng trong trường hợp phụ tải lớn đáng kể).
 Trong chương này ta sử dụng phương pháp bù chung, tụ C dc được chọn có vị
trí trong mạch điện như hình vẽ:

Hình 5.7
Thành phần gợn sóng của Vdc như đã phân tích ở trên, tín hiệu V dc có cả thành
phần hài bậc cao nên thành phần hài bậc cao sẽ có dạng nhấp nhô như hình dưới.

Trang: 100
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Hình 5.8
Lựa chọn tụ Cdc:
Giả sử ta có điện áp và dòng điện lưới là:

Từ đó ta có công suất đầu ra tương ứng là:

Tương đương với:


Pout(t) = Scosϕ + Scos(2ωgt – ϕ)
Trong đó S là công suất biểu kiến.
Giả thiết rằng :
- Công suất tức thời đầu vào bằng với đầu ra của bộ nghịch lưu
- Tụ lọc thành phần hài bậc cao trong dòng một chiều, idc(t)

- Tụ DC-link có giá trị điện áp

Scosϕ + Scos(2ωgt – ϕ)

Dòng idc(t) có thể tách ra thành các thành phần 1 chiều I dc và xoay chiều idc,ripple(t)
(phần gợn sóng của tín hiệu), ta có :

Trang: 101
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

= Scos(2ωgt – ϕ)

Từ đó ta có:

Suy ra, tụ DC-link nên được chọn sao cho điện áp gợn sóng V dc,rippleđược phép ở
mức cực đại
Thay các số liệu đã biết vào công thức là ta có thể chọn được tụ DC-link

Trong đó: ωg là tần số góc của điện áp lưới, là thành phần điện áp một

chiều hài cơ bản, là giá trị điện áp gợn sóng cực đại đo được.

Sở dĩ ta phải chọn ở mức cực đại là vì chứa thành phần hài

bậc cao, mà tín hiệu có tần số cao sẽ làm giảm dung kháng của tụ. Do đó khả năng
bù của tụ giảm và không đạt được hệ số công suất như mong muốn nữa. Ta chọn tụ

thì sẽ đảm bảo có được hệ số công suất mong muốn.

5.4.3 Mạch lọc đầu ra của bộ nghịch lưu

Hình 5.9: Mạch lọc đầu ra bộ nghịch lưu hòa lưới.

Trang: 102
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Mạch lọc này có tác dụng khử hài bậc cao từ điện áp V t(t) đầu ra của mach
nghịch lưu do đó để khắc phục nhược điểm này ta sử dụng hàm truyền dạng biến
đổi Laplace chồng phương trình (5.1) và (5.2) như sau:

(5.1)

(5.2)
Từ 2 phương trình trên ta thấy ig(t) phụ thuộc vào cả Vt(t) và Vg(t), do đócần
khắc phục ảnh hưởng của Vt(t) tới dòng điện lưới ig(t). Vậy ta có phương trình đầu
ra của mạch lọc là:

Như vậy các thành phần điện áp hài bậc cao sẽ được khử vì khi tần số càng cao
thì dung kháng của tụ càng giảm do đó tín hiệu dễ dàng qua tụ C xuống mass, còn
khi f thấp thì dung kháng của tụ tăng do đó ta thu được điện áp V t(t) đã được khử
thành phần hài bậc cao.

5.5 THIẾT KẾ BỘ ĐIỀU KHIỂN

Trang: 103
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Hình 5.10: Sơ đồ khối điều khiển tổng.


5.5.1 Thiết kế bộ điều khiển dòng – Current Controller (CC)
Mục đích của bộ điều khiển dòng lấy tín hiệu từ i gref từ khối Grid
Synchronization, xử lý bằng các bộ điều khiển để đưa ra tín hiệu điều khiển trong
bộ điều biến độ rộng xung hình sin SPWM.

Nhìn trên sơ đồ khối điều khiển tổng ta có thể thấy khối CC nhận các tín hiệu
đầu vào là ig (dòng điện lưới thực tế), igref , so sánh 2 tín hiệu này, lấy phản hồi
Từ phương trình (5.1) và (5.2) ta có:

Trong đó:

Vì đáp ứng biên độ và đáp ứng pha của A=

Trang: 104
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

là 0dB và 0o tại tần số cơ bản ω0 của điện áp lưới Vg(jω) nên phương trình trên có
thể đơn giản thành:

Với khối bù sớm trễ pha cho trước PR (Proportional Resonant) [1], G i(s) được
thêm vào mạch vòng kín

Hình 5.11: Sơ đồ khối điều khiển dòng.


Thông thường ở bộ điều biến độ rộng xung nghịch lưu 3 pha dựa vào điều
khiển dòng, tần số lưới 3 pha 50Hz có thể được biến đổi sang tín hiệu DC bằng cách
sử dụng biến đổi PARK do đó dòng điện tựa có thể được chuyển sang giá trị một
chiều và dùng một bộ biến đổi PI là đủ để kiểm soát tín hiệu tựa DC. Tuy nhiên,do
trong bộ nghịch lưu một pha không thể biến đổi tín hiệu lưới sang một chiều do đó
tín hiệu tựa tại vòng lặp phản hồi phải là tín hiệu hình sin Igref.
Từ hình 5.11 ta có mối quan hệ đầu ra và đầu vào như sau:

Trong đó:

= (5.3)

(5.4)

Trang: 105
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Để có thể điều thành công tín hiệu mà không có sai lệch tĩnh thì biên

độ của Hi(jω) phải bằng 1 tại tần số cơ bản của . Do đó rõ ràng rằng nếu

Gi(jω) tiến tới vô cùng khi ω= ω 0 thì Hi(jω) tiến tới 1. Mặt khác nếu G i(jω) tiến tới
vô cùng thì Hv(jw) tiến tới 0 tại ω = ω0 vì thế có thể bỏ qua Hv(j ω). Vậy nên không
cần thiết phải có Vg(s) đưa vào phía trước ở khối hình 6 nữa. Tóm lại, G i(jω) phải

tiến tới vô cùng để có thể kiểm soát dòng tương ứng

5.5.2 Khối Grid Synchonization – Hòa đồng bộ vào lưới (GS)


Mục đích của khối GS là để tạo ra tín hiệu tựa igref sao cho nó giống với ig
nhất, tất nhiên những tín hiệu đầu vào này cũng được lấy từ những khối trước đó.
Đây là vị trí của khối GS trong sơ đồ khối tổng:

Hình 5.12
- Ước lượng điện áp lưới:

Theo [1], vì tín hiệu điện áp và dòng điện lưới là tín hiệu có tần số cao và do
nhiều lý do nên không thể đo chính xác tín hiệu khi nó biến đổi liên tục, do đó
chúng ta phải ước lượng tín hiệu để độ chính xác cao hơn.

Trang: 106
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Hình 5.13
Mạch phản hồi của bộ ước lượng điện áp lưới:

Hình 5.14
Trong đó:

Biểu diễn trên đường cong và mặt phẳng phức:

Trang: 107
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Hình 5.15
(a) Biểu diễn tần số ước lượng trên đường tròn
(b) Các thành phần ước lượng điện áp lưới trên mặt phẳng phức

Trong đó ta có :

Việc phân tích tín hiệu thành thành phần ngang (song song) và dọc trục (vuông
góc) [1] để tiếp cận còn nhiều nhiễu khê nên tạm thời ta dừng ở đây. Ta có thể tham
khảo một số hình ảnh mô phỏng dựa trên [1]

Trang: 108
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Hình 5.16
Kết quả mô phỏng thành phần ngang và dọc trục so với Vg:

Hình 5.17
Biểu đồ trên, cho Q=0 nếu bỏ qua hài do khóa điện tử gây ra , ta thấy sự phụ
thuộc của hệ số công suất Power Factor(PF) vào hệ số đồng bộ ksync. Điểm tối ưu
đạt được tai f=60Hz tại Mỹ. Tùy theo việc lựa chọn linh kiện cho bộ điều khiển mà

Trang: 109
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

ta có được điểm tối ưu này, do đó nếu thực hiện ở Việt Nam thì ta chọn lựa sẽ khác
để đạt được PF tối ưu tại f= 50Hz.
Khi đã ước lượng được thành phần dọc trục và ngang trục của điện áp lưới,
việc điều khiển đồng bộ pha có thể đạt được và ta có được tín hiệu tựa cho dòng hòa
đồng bộ là [1]:

Vì thành phần ngang trục của tín hiệu i refg|| là thẳng hàng với điện áp lưới nên
thành phần ngang trục này sẽ điều khiển dòng công suất tác dụng đầy vào lưới.mặt
khác, thành phần dọc trục sớm pha hơn điện áp lưới 90o nên thành phần này điều
khiển dòng công suất phản kháng chảy vào lưới. Do đó ta 2 thành phần dọc và
ngang trục của tín hiệu iref dùng để điều khiển công suất tác dụng và công suất
phản kháng [1].
Tín hiệu irefg|| sẽ được tạo ra nhờ khối điều khiển áp dưới đây.

5.5.3 Khối Voltage Controller – Điều khiển áp (VC)


Mục đích của khối VC là để tạo ra tín hiệu irefg|| , tín hiệu này được đưa vào khối
GS sau khi xử lý và tính toán sẽ cho ra dòng hòa đồng bộ như khối GS đã trình bày.
Khối này nằm trong sơ đồ khối tổng ở vị trí như sau:

Trang: 110
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Hình 5.18
Sơ đồ chi tiết của bộ VC như hình vẽ dưới đây
Khối bù điện áp Gv(s) này có tác dụng như khâu hiệu chỉnh trễ pha, nhằm đưa
ra tín hiệu irefg|| với pha mong muốn. khối này có công thức là :

Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề hòa đồng bộ, ta có thể nghiên cứu phương pháp
hòa đồng bộ dựa trên mạch khóa pha do tiến sĩ Francisco Daniel Freijedo
Fernández, thành viên của IEEE, nghiên cứu này dựa trên luận án tiến sĩ năm 2009
của thầy.

5.6 HÒA ĐỒNG BỘ SỬ DỤNG MẠCH KHÓA PHA PLL (PHASE LOCKED
LOOP)
Mạch khóa pha có nhiệm vụ giữ cho tần số và pha của điện áp đầu ra mạch
nghịch lưu đồng bộ với tần số và pha với điện áp lưới. Nhờ biết được sai lệch về
pha giữa 2 tín hiệu ta sẽ tiến hành dịch xung bằng cách thay đổi tần số trong một
khoảng thời gian được tính toán tùy thuộc vào độ lệch pha. Tuy nhiên để có được
chính xác độ lệch pha, ta cần sử dụng mạch xác định điểm không như giới thiệu
dưới đây.
 MẠCH XÁC ĐỊNH ĐIỂM KHÔNG ZERO-CROSS:

Mạch dò điểm không có nhiệm vụ xác định điểm mà tại đó tín hiệu xoay chiều
đảo chiều tín hiệu. Mạch này sẽ cho ra dạng xung có 2 mức tín hiệu logic tùy theo
mỗi mạch nguyên lý khác nhau mà ta có được dạng xung khác nhau. Việc xác định
điểm không đóng vai trò vô cùng quan trọng vì nhớ đó mà ta sẽ biết được sự góc
lệch pha giữa điện áp đầu ra mạch nghịch lưu và điện áp lưới, từ đó điều chính bằng
cách dịch xung sao cho 2 tín hiệu đầu ra mạch nghịch lưu đồng pha với tín hiệu
tương ứng ở lưới.

Trang: 111
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

 DÙNG TRANSITOR

Hình 5.19
Điện áp ngõ ra bằng điện áp ngõ vào ngoại trừ điểm không, tại đó điện áp ở
cực C của Q1 luôn nhỏ hơn điện áp ngõ vào 1 chút và có dạng sóng như hình vẽ

Hình 5.19: Ví dụ về xác định điểm 0

Trang: 112
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

 DÙNG OPAMP

Hình 5.20: Mạch dò điểm 0 dùng OPAM

Hình 5.21: Dạng sóng của mạch dò điểm 0


Mạch dò điểm không này sẽ được sử dụng như môt phần trong mạch khóa
pha- sẽ được giới thiệu dưới đây.
• MẠCH KHÓA PHA PLL (PHASE LOCKED LOOP)[2]

Trang: 113
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Hình 5.22: Mô hình cơ bản của mạch PLL


PLL là 1 mạch không tuyến tính đồng bộ tín hiệu ra với tín hiệu vào tương ứng
cả về pha và tần số. Pha và tần số cơ bản của Vi là θ1 và ω1. Quan hệ với nhau bởi
công thức:

= +

Trong đó là hằng số. tương tự, tín hiệu ra là ước lượng của tín hiệu vào.
PLL được chia thành cách khối chính PD- khối dò pha, khối LF- mạch lọc và khối
tạo dạng sóng của điện áp VCO. Nhiệm vụ của mỗi khối được mô tả như sau:
- Khối PD là mạch mà giá trị trung bình của đầu ra lấy trung bình trên
mỗi chu kỳ cơ bản của đầu vào, bằng 0 khi và chỉ khi tín hiệu vào cùng
pha với tín hiệu ra. Đó gọi là đồng bộ pha và tần số
- LF điều khiển lọc điện áp Vco của VCO

- VCO phát xung có tần số dùng cho việc nối lưới. tần số này ước
lường bằng:

Trong đó Kvco là hệ số của bộ VCO. Sau này bộ VCO sẽ được thay


thế bởi bộ DCO (Digitally Controlled Oscillator)
Dưới đây là một số loại mạch khóa pha PLL:
a. Mạch Linear Phase locked loop:

Theo [2] Mạch khóa pha tuyến tính- LPLL là điển hình của hệ thống kín, sai
số pha tức thời của thành phần cơ bản là :

Trang: 114
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Mạch lọc LF cho đảm bảo tần số chính xác ở mức sai số thấp nhất Khi
thiết kế một PLL những đặc điểm chính của nó là:
- Ổn định, đảm bảo tính ổn định của PLL.
- Loại PLL được chọn dựa vào số điểm cực ban đầu của Lpll.
- Băng thông càng lớn thì đáp ứng góc pha càng nhanh.
Mạch này chỉ phù hợp cho nghiên cứu mô phỏng chứ không có tính thực
nghiệm
b. Mạch Charge – Pump PLL:

Mục đích của Charge pump là để chuyển đổi trạng thái logic của khối PD sang
tính hiệu tương tự phù hợp cho việc điều khiển VCO. Ưu điểm của CP là tận dụng
được việc lọc tương tự.

Hình 5.23: Sơ đồ khối của mạch khóa pha Charge-Pump

Bộ so sánh với điểm không được sử dụng để phát tín hiệu số khi giá trị logic
thay đổi tương ứng với điểm không của tín hiệu xoay chiều.
Đầu vào VCO là những đầu vào của cổng EXOR, đầu ra điều khiển charge
pump. Đầu ra của hệ thống CP là tín hiệu tương tự V cp với giá trị trung bình lấy trên
mỗi chu kỳ cơ bản, phụ thuộc vào mỗi quan hệ giữa 2 tín hiệu số đầu vào.

Trang: 115
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Hình 5.24
Qua cách định nghĩa θ’1e= θ1e- pi/2. Ta có:

Như vậy khi lệch pha pi/2 tức là θ’ 1e=0, tín hiệu xem như đạt yêu cầu cùng pha
và tần số.
Đầu ra của bộ EXOR-charge-Pump PD có dạng xung như hình vẽ 5.25.
Giả sử Vcp≈ Vco, từ phương trình trên giá trị θ’ 1e âm dẫn đến giá trị Vco cũng
âm, vì thế tần số f^1 giảm.khi tín hiệu phản hồi có tần số thấp hơn tần số đầu vào, thì
θ’1e có xu hướng giảm, do đó tín hiệu có xu hướng, bắt kịp với pha lưới. trong
trường hợp θ’1e dương thì ngược lại.
Vai trò của LF là để loại bỏ phần gợn sóng của tín hiệu đầu ra bộ PD. Thể hiện
như hình trên. Đầu ra của PD có thành phần cơ bản V cp_tb như cũng có cả hài nữa, do
đó ảnh hưởng đến tính linh hoạt của VCO. Do đó, LF cần phải là bộ lọc thông thấp
Hạn chế của bộ này là:
- Hầu hết những bộ phát xung VCO như ICs 8038,4044,4046 và siếm TCA
780-785… đã quá lỗi thời.
- Bộ PD dựa trên mạch dò điểm 0 nên sẽ có sai số về pha.

Trang: 116
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

- Trong hệ thống 3 pha mà còn làm việc trên 1 pha thì không thế xác định
được chuỗi thành phần cơ bản.

Trang: 117
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Hình 5.24: Mô phỏng kết của Cp-pll trong miền thời gian.
Hệ thống đáp ứng được pha đầu vào trong vòng 3 chu kỳ của tần số f=50Hz,
tương ứng với 0.06s.
Tuy nhiên tất cả PLL một pha dành cho ứng dụng lưới sẽ làm giảm băng thông
lớn vì bộ PD là không tuyến tính, cụ thể hơn là bộ phát xung tại hài 2ω1 làm giảm.
vì thế nối lưới 1 pha không được xem là nhanh, do đó gọi là mạch khóa pha PLL hệ
số thấp low-gain. Thực ra thời gian đáp ứng không thấp hơn 1 chu kỳ của ω1n, nên
cái này không đạt yêu cầu.
c. Mạch PLL sử dụng DCO:
Như đã đề cập ở trên, bây giờ ta thay khối VCO bằng khối DCO.Hòa đồng bộ
miền tần số
Hình dưới thế hiện bộ PLL tuyến tính, phù hợp và chính xác cho việc nghiên
cứu hoạt độn của PLL do tiếp cận theo hướng tuyến tính hóa.

Trang: 118
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Hình 5.25
Nghiên cứu mô hình tuyến tính
Hàm truyền qua phép biến đổi laplace có dạng:

Trong mạch khóa pha cần sử dụng thêm bộ điều khiên PI có vai trò như một
khâu hiệu chỉnh trễ pha, bộ PI có hàm truyền như sau :

L(s) = Kp +

Hình 5.26: Biểu đồ bode

Trang: 119
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

PM là phase margin là độ dự trữ về pha, đầy tương ứng là một khâu hiệu chỉnh
trễ pha, pha của tin hiệu ra trễ pha hơn so với tín hiệu vào:
• KẾT QUẢ MÔ PHỎNG:
Mục đích của mạch khóa pha PLL là để giữ cho tần số và pha của tín hiệu vào
cùng pha và tần số với tìn hiệu mong muốn (My sin). Khi cùng pha thì việc hòa lưới
được thực hiện:

Hình 5.27: Mô phỏng với tín hiệu lý tưởng.

Hình 5.28: Mô phỏng trong trường hợp có nhiễu hài bậc cao.
Như 2 hình vẽ trên ta có:

Trang: 120
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

- Đường màu xanh dương (Input signal) có thể xem như điện áp ra của bộ
nghịch lưu
- Đường màu đỏ(phase-angle) tương ứng là góc pha của tín hiệu vào được
điều khiển nhờ mạch PLL
- Đường màu xanh là cây (Mysin) là tín hiệu mong muốn, điện áp lưới

5.7 MÔ PHỎNG HÒA ĐỒNG BỘ


Ta có thể tham khảo kết quả của việc thực hiện hòa đồng bộ từ bài báo
Multilevel DC-AC Converter interface with solar panels- pursuit- the university of
tenesse [3]. Việc hòa đồng bộ này co sử dụng PLL như đã giới thiệu, biến đổiPARK
và một số khâu tạo trễ [3].

Hình 5.29
Đường màu xanh lá cây biểu thị cho dạng sóng của điện áp lưới đo được, trong
khi đó đường màu xanh dương biểu thị cho dạng sóng của điện áp ở đầu ra bộ
nghịch lưu. Trong trường hợp này ta đã sử dụng PLL phase-locked loop, mạch giữ
pha.

Trang: 121
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Hình 5.30

5.8 NHẬN XÉT


Như đã giới thiệu ở trên, chuyên đề hòa đồng bộ có rất nhiều vấn đề liên quan
để việc hòa đồng bộ được thành công và hoạt động ổn định. Dù cho việc ước lượng
và xử lý các tín hiệu rất khó do nhiễu tần số cao, các ảnh hưởng như sét có thể làm
hệ thống bị cháy nổ. Nhưng nếu thực sự có đam mê và nỗ lực hết mình, nhằm đem
một nguồn năng lượng sạch vô hạn từ thiên nhiên vào lưới điện quốc gia thì chuyện
hòa đồng bộ vào lưới hoàn toàn có thể thực hiện được. Tất nhiên sự chung tay góp
sức của tất cả mọi người là vô cùng cần thiết trước thách thức này.

Trang: 122

You might also like