You are on page 1of 72

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN

KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ


BỘ MÔN ĐIỆN
~ε~ε~ε~ε~ε~ε~ε~ε~ε~

BÀI THỰC HÀNH

ĐIỆN TỬ CÔNG SUẤT

Đà Nẵng, 7/2017

1
MỤC LỤC
BÀI MỞ ĐẦU VỀ ĐIỆN TỬ CÔNG SUẤT .................................................................................................... 4
I. MỞ ĐẤU .................................................................................................................................................... 4
II. CÁC LINH KIỆN CÔNG SUẤT ............................................................................................................. 4
BÀI 1: THỰC HÀNH VỀ MỘT SỐ LINH KIỆN CÔNG SUẤT VÀ MẠCH ĐIỀU KHIỂN ........................10
A. MỤC ĐÍCH THỰC HÀNH .....................................................................................................................10
B. GIỚI THIỆU THIẾT BỊ THỰC HÀNH PE-801-V3 ...............................................................................10
C. CẤP NGUỒN VÀ NỐI DÂY ..................................................................................................................11
D. CÁC BÀI THỰC HÀNH.........................................................................................................................11
D.1. THỰC HÀNH VỚI DIODE CÔNG SUẤT .....................................................................................11
D.2. THỰC HÀNH ĐIỀU KHIỂN THYRISTOR VÀ TRIAC................................................................14
D.3. THỰC HÀNH ĐIỀU KHIỂN VỚI TRANSISTOR, MOSFER VÀ IGBT CÔNG SUẤT ..............25
BÀI 2: CHỈNH LƯU CÔNG SUẤT CÓ ĐIỀU KHIỂN ..................................................................................28
A. MỤC ĐÍCH THỰC HÀNH .....................................................................................................................28
B. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ..............................................................................................................................28
C. GIỚI THIỆU THIẾT BỊ THỰC HÀNH PE-803-V3 ...............................................................................29
D. CẤP NGUỒN VÀ NỐI DÂY..................................................................................................................30
E. CÁC BÀI THỰC HÀNH .........................................................................................................................30
E.1. CHỈNH LƯU 1 PHA CÓ ĐIỀU KHIỂN ..........................................................................................30
E.2. CHỈNH LƯU ĐIỀU KHIỂN BA PHA .............................................................................................40
CÂU HỎI CHUẨN BỊ CHO BÀI KIỂM TRA TRƯỚC KHI TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM ..................45
BÀI 3: ĐIỀU CHỈNH ĐIỆN ÁP XOAY CHIỀU.............................................................................................46
A. MỤC ĐÍCH THÍ NGHIỆM .....................................................................................................................46
B. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ..............................................................................................................................46
C. GIỚI THIỆU THIẾT BỊ THỰC HÀNH PE-804-V3 ...............................................................................46
D. CẤP NGUỒN VÀ NỐI DÂY..................................................................................................................47
E. CÁC BÀI THỰC HÀNH .........................................................................................................................47
E.1. ĐIỀU KHIỂN ĐIỆN ÁP XOAY CHIỀU 1 PHA .............................................................................47
E.2. ĐIỀU KHIỂN ĐIỆN ÁP XOAY CHIỀU 3 PHA VỚI TẢI TRỞ .....................................................52
BÀI 4: THỰC HÀNH VỀ CÁC BỘ BIẾN ĐỔI DC-DC CÔNG SUẤT .........................................................57
A. MỤC ĐÍCH THỰC HÀNH .....................................................................................................................57
B. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ..............................................................................................................................57
C. GIỚI THIỆU THIẾT BỊ THỰC HÀNH PE-802-V3 ...............................................................................60
D. CẤP NGUỒN VÀ NỐI DÂY..................................................................................................................60
E. CÁC BÀI THỰC HÀNH .........................................................................................................................61
E.1. THỰC HÀNH VỀ BỘ BIẾN ĐỔI DC-DC HẠ ÁP (BUCK CONVERTER) ..................................61
E.2. THỰC HÀNH VỀ BỘ BIẾN ĐỔI DC-DC NÂNG ÁP (BOOST CONVERTER) ..........................62
E.3. THỰC HÀNH VỀ BỘ BIẾN ĐỔI DC-DC HỖN HỢP (BUCK-BOOST CONVERTER) ..............62
E.4. THỰC HÀNH VỀ BỘ BIẾN ĐỔI VỚI 4 KHOÁ ĐIỆN TỬ (Four-Quadrant DC-DC Chopper) ....63

2
BÀI 5: THỰC HÀNH VỀ CÁC BỘ NGHỊCH LƯU CÔNG SUẤT ...............................................................66
A. MỤC ĐÍCH THỰC HÀNH .....................................................................................................................66
B. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ..............................................................................................................................66
C. GIỚI THIỆU THIẾT BỊ THỰC HÀNH PE-805-V3 ...............................................................................66
D. CẤP NGUỒN VÀ NỐI DÂY..................................................................................................................67
E. CÁC BÀI THỰC HÀNH .........................................................................................................................67
E.1. THỰC HÀNH VỀ BỘ NGHỊCH LƯU NGÕ RA SÓNG VUÔNG .................................................67
E.2. THỰC HÀNH VỀ BỘ NGHỊCH LƯU NGÕ RA SÓNG SIN .........................................................68
BÀI 6: THỰC HÀNH VỚI BỘ BIẾN TẦN CÔNG NGHIỆP ........................................................................70
A. MỤC ĐÍCH THỰC HÀNH .....................................................................................................................70
B. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ..............................................................................................................................70
C. GIỚI THIỆU THIẾT BỊ THỰC HÀNH ..................................................................................................70
D. CẤP NGUỒN VÀ NỐI DÂY..................................................................................................................71
E. CÁC BÀI THỰC HÀNH VỚI BIẾN TẦN SV iE5 .................................................................................71
E.1. THAO TÁC VỚI BÀN PHÍM VÀ CHỈ THỊ ....................................................................................71
E.2. TÌM HIỂU CÁC HÀM – THÔNG SỐ CHỨC NĂNG ....................................................................72
E.3. THỰC HÀNH ĐIỀU KHIỂN BIẾN TẦN TỪ BÀN PHÍM .............................................................72
E.4. THỰC HÀNH ĐIỀU KHIỂN BIẾN TẦN TỪ BIẾN TRỞ ..............................................................72
E.5. QUAN SÁT TÍN HIỆU ĐIỀU KHIỂN IGBT ..................................................................................72
E.6. THỰC HÀNH VỚI CÁC THÔNG SỐ CHỨC NĂNG ....................................................................72

3
BÀI MỞ ĐẦU VỀ ĐIỆN TỬ CÔNG SUẤT

I. MỞ ĐẤU
Các thiết bị điện tử công suất cho phép thực hiện xử lý và chuyển đổi các tín hiệu điện tử
công suất nhỏ thành công suất lớn để điều khiển hoạt động cho các thiết bị chấp hành như máy điện,
các thiết bị công nghệ,…
Các nội dung chính của điện tử công suất bao gồm :
1. Sơ đồ chỉnh lưu công suất, thực hiện phép biến đổi dòng điện xoay chiều (AC) thành
dòng điện 1 chiều (DC). Ứng dụng chủ yếu của sơ đồ này là điều khiển các động cơ DC trong mạng
điện lưới xoay chiều, hoặc các ứng dụng khác như mạ điện,…
2. Sơ đồ biến đổi điện áp một chiều, sử dụng trong các sơ đồ điều khiển công suất.
3. Sơ đồ biến đổi điện áp xoay chiều sử dụng để điều khiển tốc độ động cơ AC.
4. Sơ đồ biến tần, thực hiện biến đổi cả về tần số và điện áp xoay chiều, sử dụng để điều
khiển chính xác tốc độ động cơ AC.

II. CÁC LINH KIỆN CÔNG SUẤT


Các linh kiện công suất chủ yếu được sử dụng hiện nay là Diode công suất, Thyristor, Triac,
Transistor, MOSFET (Transistor MOS công suất) và IGBT.
1. DIODE CÔNG SUẤT
Diode là một dụng cụ bán dẫn được cấu tạo bởi 2 chất bán dẫn n và p để tạo thành lớp tiếp
xúc – P-N Junction.

Diode có nhiều loại như diode xung, tunnel, ổn áp (Zener), chỉnh lưu,… Trong bài thực
hành này tập trung chủ yếu vào diode chỉnh lưu công suất.

2. THYRISTOR (SCR)
Thyristor (tên ghép từ Thyratron và Transistor) được cấu tạo từ 4 lớp bán dẫn p-n-p-n, có
các điện cực ra Anode (A), Cathode (K) và điện cực điều khiển (G). Ký hiệu quy ước và hình dáng
bên ngoài

4
Đặc trưng Volt-Ampere của thyristor được mô tả dưới. Thyristor có cấu trúc và hoạt động
tương đương với cặp transistor mắc liên kết collector-base

Một số đặc điểm cần lưu ý khi sử dụng thyristor:


 Mỗi loại thyristor chế tạo có các đặc trưng khác nhau, cần lựa chọn loại thích hợp với yêu cầu sử
dụng:
- Dòng điện định mức In: (tuỳ loại) ~ 1A - 1000A.
- Dòng điện rò ~ mA.
- Điện áp ngược cực đại Uin.max: (tuỳ loại) vài trăm Volt - vài kV.
- Dòng điện điều khiển Ig
- Tốc độ tăng dòng điện dI/dt: A/µs
- Tốc độ tăng điện áp dV/dt: V/µs
- Thời gian khoá: vài chục µs
- Thời gian mở: vài µs
3. TRIAC (TRIode Alternative Current)
Triac là linh kiện tương đương với hai Thyristor mắc ngược nhau, song có chung chỉ một
điện cực điều khiển.

Đặc trưng Volt-Ampere của Triac có tính đối xứng. Nhánh ở cung phần tư thứ nhất ứng với
T2 nối “+” và T1 nối “-“. Ở nhánh cung phần tư thứ 3, đặc trưng tương ứng với sự đảo chiều điện
thế trên T1 và T2.

5
 SƠ ĐỒ ĐIỀU KHIỂN (KÍCH) THYRISTOR VÀ TRIAC
Thyristor có thể được kích bằng nguồn một chiều. Thời gian kích để chuyển trạng thái
thyristor không lớn. Sau khi được kích dẫn, tín hiệu điều khiển mất tác dụng. Chính vì vậy có thể
điều khiển SCR bằng xung có biên độ và thời gian kéo dài tương ứng với từng loại sử dụng.
Một đặc điểm ứng dụng quan trọng của điện tử công suất là quá trình kích dẫn thyristor
đồng bộ với điện lưới cấp. Nhờ vậy có thể thay đổi điện thế xoay chiều hoặc biến đổi chúng phù
hợp với yêu cầu sử dụng.
Sơ đồ tín hiệu điều khiển và giản đồ thời gian điều khiển đồng bộ:

Như vậy, khi thay đổi thế ngưỡng Vp, sẽ làm dịch thời điểm mở SCR. Giá trị Vp được quy
ước tương ứng với đại lượng góc cắt pha α. Giá trị α =0 (tương ứng với Vp = 0), thyristor mở toàn
bộ 100% theo mỗi bán kỳ dương.
- Với α = 450, thyristor mở trong 75% bán kỳ dương. Bán kỳ dương trên tải bị lấy đi 25%.
- Với α = 900, thyristor mở trong 50% bán kỳ dương. Bán kỳ dương trên tải bị lấy đi 50%
- Với α = 1350, thyristor mở trong 75% bán kỳ dương. Bán kỳ dương trên tải bị lấy đi 75%.

6
Trong ứng dụng công nghiệp, người ta đã chế tạo sẵn vi mạch chuyên dụng để điều khiển
đồng bộ pha. Vi mạch TCA-780 và TCA-785 16 chân thực hiện các chức năng điều khiển đồng bộ:
nhận tín hiệu sin đồng bộ lối vào (chân 5), so sánh với ngưỡng đặt VDCAdj., hình thành xung điều
khiển chân 15 (ứng với bán kỳ dương của tín hiệu sin) và chân 14 (ứng với bán kỳ âm).
Bộ kích thyristor trên TCA-785 và giản đồ xung điều khiển đồng bộ pha:

Khi điều khiển với nửa bán kỳ dương (cho SCR, hoặc Triac), chỉ cần sử dụng lối ra 15. Còn
khi điều khiển theo cả hai nửa bán kỳ cho triac, cần trộn 2 tín hiệu này.
Vi mạch TCA-785 có các đặc trưng kỹ thuật sau:
- Điều chỉnh góc cắt pha α = 00 đến 1800 .
- Us = 18V.
- Dòng tiêu thụ = 10mA.
- Dòng điện lối ra = 50mA.
- Điện áp răng cưa Urmax = (Us - 2V).
- Điện trở trong mạch tạo điện áp răng cưa = 20 kΩ ÷ 500 kΩ .
- Điện áp điều khiển U11 = -0.5 ÷ (Us - 2V).
- Dòng điện đồng bộ: I = 200 µA.
- Tần số xung ra f = 10 ÷ 500 Hz.
4. TRANSISTOR CÔNG SUẤT

Transistor công suất cho dòng lớn đi qua đòi hỏi quan tâm đến chế độ giải nhiệt. Transistor
công suất thường có vỏ kim loại để tạo tiếp xúc nhiệt tốt với tấm toả nhiệt.

7
Trong các ứng dụng thực tiễn cho các hệ công nghiệp, các transistor còn phải có thế chịu
được cao. Về đặc tính này, transistor kém hơn thyristor.
Ưu điểm chính của transistor công suất là có khả năng tác động nhanh cao. Chính vì vậy,
trong các hệ điện tử công suất, transistor thường sử dụng trong các bộ chuyển mạch. Ngoài ra, chế
độ nhiệt của transistor cũng tốt hơn của thyristor .
5. MOSFET (Transistor MOS công suất)
Transistor trường (FET : Field - Effect Transistor) được chế tạo theo công nghệ MOS (Metal
- Oxide - Semiconductor) – được gọi là transistor MOS hay MOSFET - là một dụng cụ chuyển
mạch điện tử có công suất lớn.
Cấu trúc MOSFET gồm các cực chính : Drain (máng) - Source (nguồn) và Gate (cửa).

6. LINH KIỆN IGBT (Insulated Gate Bipolar Transistor)


IGBT là một loại transistor có cực điều khiển cách ly, điều khiển bằng điện áp, do đó công
suất điều khiển sẽ cực nhỏ. IGBT kết hợp khả năng đóng cắt nhanh của MOSFET và khả năng chịu
tải lớn của transistor thường.

7. Đặc điểm sử dụng các linh kiện công suất


Do các đặc tính về chịu điện áp cao, dòng lớn, các đặc tính cách điện cao khi ngắt và và điện
trở dẫn nhỏ bé, khả năng chuyển mạch nhanh, dễ ghép nối với sơ đồ điện tử , … các linh kiện công
suất được ứng dụng rộng rãi thay cho các chuyển mạch tiếp điểm.
Việc lựa chọn linh kiện loại nào cho ứng dụng cụ thể phụ thuộc vào các trị số giới hạn, các
tổn hao, thời gian chuyển mạch, giá thành,…

8
Thyristor có trị số giới hạn cao nhất, tổn hao nhỏ nhất, rẻ tiền, song thời gian chuyển mạch
chậm, vì vậy thích hợp cho những sơ đồ biến đổi điện lươi (50-60Hz) như các bộ chỉnh lưu, biến
tần, nghịch lưu tần số thấp.
Đối với các sơ đồ nghịch lưu tần số cao (>15kHz), sử dụng Transistor CMOS hoặc IGBT
thích hợp hơn. Ở dải tần 20-100kHz, Transistor công suất lưỡng cực được sử dụng vì đặc tính tác
động nhanh, tuy tổn hao điều khiển lớn hơn Transistor CMOS.
Về chế độ nhiệt, các Transistor công suất có thể chịu tới 2000C, trong khi Thyristor 1250C.
Trong các mạch công suất hay có sự cố, Thyristor có tính bảo vệ chống lại sự cố nên thường
được lựa chọn sử dụng.
Triac thường có công suất nhỏ hơn so với Thyristor nên khả năng sử dụng chúng bị giới
hạn.

9
BÀI 1: THỰC HÀNH VỀ MỘT SỐ LINH KIỆN CÔNG SUẤT VÀ MẠCH
ĐIỀU KHIỂN

A. MỤC ĐÍCH THỰC HÀNH


Học viên tìm hiểu và khảo sát hoạt động của các linh kiện công suất cơ bản.

B. GIỚI THIỆU THIẾT BỊ THỰC HÀNH PE-801-V3


Thiết bị thực hành về linh kiện công suất bao gồm:
1. Bục nguồn và khung gá:
 Khung gá bằng thép sơn tĩnh điện có rãnh trượt để gắn module. Kích thước khung 600x300mm.
 Bục nguồn: kích thước 750x180 mm (hình 1.1), bao gồm:

Hình 1.1: Bục nguồn cho thí nghiệm


- Khối PS-340: Chứa công tắc nguồn 3 pha chung cho hệ thống, cầu chì 3 pha bảo vệ dòng.
- Khối PS-324: Cung cấp nguồn 3 pha 24VAC/5A và có công tắc nguồn riêng.
- Khối PS-012: Cung cấp nguồn DC 12V/1A và có công tắc nguồn riêng.
- Khối PS-100: Cung cấp nguồn 1 pha 220VAC và có công tắc nguồn riêng.
2. Module thực hành:
 Khối linh kiện công suất và điều khiển (hình 1.2) gồm:
- 5 diode (D1:D5); Triac; Thyristor; MOS-Transistor; BT; Transistor công suất
 Các sơ đồ điều khiển:
- Máy phát xung trên IC555
- Sơ đồ đa hài – Multivibrator.
- Máy phát xung – UJT Generator
- Biến thế xung cách ly – Transformer Isolator
- Mạch kích dồng bộ pha – Phase-Synchronous Controller xây dựng trên TCA-785.
- Mạch tải trở R01 và đèn Đ1 (24V/1A)– Load.
3. Phụ kiện:
- Bộ dây có jắc cắm chồng 4mm tiêu chuẩn EU 5 màu: R, G, B, Y, Black.

10
Hình 1.2: Module linh kiện công suất và các sơ đồ điều khiển
Chú ý:
- Việc sử dụng điện thế thấp cấp cho đa số bài thí nghiệm vừa đảm bảo an toàn cho thực hành
và không ảnh hưởng đến tính năng vật lý - kỹ thuật của sơ đồ khảo sát.
- Những bài sử dụng điện thế cao von (220V/380V) trong thí nghiệm đòi hỏi học viên phải
tuân thủ quy định an toàn điện. Việc nối dây và kẹp que đo chỉ được thực hiện khi các nguồn
cấp đều tắt.

C. CẤP NGUỒN VÀ NỐI DÂY


Các module thực hành có các đầu ra linh kiện đang chưa được nối. Khi thực hành cần nối
mạch theo các sơ đồ của từng bài thí nghiệm.
Nguồn cho phần điều khiển đã được nối với chốt chung “+12VDC Input” trên bảng PE-801-
V3. Khi sử dụng chỉ cần nối nguồn +12V từ bục nguồn tới các chốt này là mạch điều khiển được
cấp điện.
Hệ thống nguồn đã nối sẵn. Khi sử dụng chỉ cần nối lối ra nguồn tương ứng với linh kiện để
tạo thành mạch điện.
Chú ý:
- Việc nối dây thực hiện khi các nguồn đều tắt.
- Cắm đúng phân cực của nguồn và đồng hồ đo.

D. CÁC BÀI THỰC HÀNH

D.1. THỰC HÀNH VỚI DIODE CÔNG SUẤT


D.1.1. KHẢO SÁT DIODE CÔNG SUẤT
Nhiệm vụ :
Học viên tìm hiểu và xác định nguyên tắc truyền tín hiệu theo 1 hướng của diode.
Các bước thực hiện :
1. Nối nguồn +12VDC từ bục nguồn với các chốt +12VDC INPUT trên bảng PE-801

11
2. Nối nguồn +12V (từ khối PS-012) qua Diode D5 và tải (bóng đèn Đ1+R01) như hình 1.3a. Xác
định trạng thái của đèn: sáng hay tắt.
3. Nối nguồn +12V qua Diode D5 và tải (bóng đèn Đ1+R01) như hình 1.3b. Xác định trạng thái của
đèn: sáng hay tắt.

4. Nhận xét và xác định các trường hợp phân cực thuận và phân cực ngược cho diode.
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................

D.1.2. SƠ ĐỒ CHỈNH LƯU 1 PHA MỘT NỬA CHU KỲ


Nhiệm vụ :
Học viên tìm hiểu và xác định vai trò của diode trong mạch chỉnh lưu không điều khiển một
nửa chu kỳ để sử dụng trong các bộ tạo nguồn một chiều và các thiết bị khác.
Các bước thực hiện :
1. Lắp mạch chỉnh lưu một nửa chu kỳ (chỉnh lưu bán kỳ) như hình 1.4.
- Tắt nguồn điện của hệ thống.
- Sử dụng dây cắm để nối mạch nối tiếp Diode D1 và tải.

3. Bật công tắc nguồn. Sử dụng dao động ký quan sát tín hiệu tại các điểm A và OUT. Vẽ lại dạng
sóng tương ứng.

4. Ghi giá trị thế đỉnh cho mỗi dạng sóng vào (A) và ra (OUT), đo chu kỳ tín hiệu.
……………..………………………………………………………………………………………
……………..………………………………………………………………………………………
5. Giải thích sự khác nhau cho dạng sóng tại A và OUT và sự chênh lệch thế đỉnh tương ứng.
12
……………..………………………………………………………………………………………
……………..………………………………………………………………………………………
……………..………………………………………………………………………………………

D.1.3. SƠ ĐỒ CHỈNH LƯU 1 PHA HAI NỬA CHU KỲ KIỂU CẦU


Nhiệm vụ :
Học viên nghiên cứu và xác định vai trò của diode trong mạch chỉnh lưu hai nửa chu kỳ
dạng cầu diode để sử dụng trong các bộ tạo nguồn một chiều và các thiết bị khác.
Các bước thực hiện :
1. Lắp mạch chỉnh lưu hai nửa chu kỳ (chỉnh lưu toàn phần) như hình 1.5.
- Tắt nguồn điện của hệ thống.
- Sử dụng dây cắm để nối mạch chỉnh lưu cầu sử dụng 4 Diode D1: D4 và tải.
2.Sử dụng các nút chỉnh vị trí của dao động ký để dịch tia theo chiều X, Y về vị trí dễ quan sát.
Sử dụng 1 kênh của dao động ký để quan sát tín hiệu vào ở A (so với đất G1) hoặc quan sát tín hiệu
ra OUT (so với đất G2). Chú ý mỗi lần đo tín hiệu tại A hoặc OUT phải nối đất tương ứng (G1 hoặc
G2).

3. Bật công tắc nguồn. Sử dụng dao động ký quan sát tín hiệu tại các điểm A/G1 và OUT/G2. Vẽ lại
dạng sóng tương ứng.

So sánh và nhận xét về dạng tín hiệu cho các trường hợp chỉnh lưu nửa chu kỳ, hai nửa chu kỳ và
chỉnh lưu cầu.
……………..………………………………………………………………………………………
……………..………………………………………………………………………………………
……………..………………………………………………………………………………………
4. Ghi giá trị thế đỉnh cho mỗi dạng sóng vào (A) và ra (OUT), đo chu kỳ tín hiệu.
……………..………………………………………………………………………………………
……………..………………………………………………………………………………………
5. Giải thích sự khác nhau cho dạng sóng tại A và OUT và sự chênh lệch thế đỉnh tương ứng.
……………..………………………………………………………………………………………
……………..………………………………………………………………………………………

13
D.2. THỰC HÀNH ĐIỀU KHIỂN THYRISTOR VÀ TRIAC
D.2.1. ĐIỀU KHIỂN KHÔNG ĐỒNG BỘ THYRISTOR VÀ TRIAC
Nhiệm vụ :
Học viên nghiên cứu và khảo sát phương pháp và mạch kích thyristor, triac ở chế độ không
đồng bộ điện lưới cấp.
Các bước thực hiện :
1. Lắp mạch điều khiển như hình 1.6.
- Tắt nguồn điện của hệ thống.
- Sử dụng dây cắm để nối mạch cho các máy phát để tạo tín hiệu lồng xung từ máy phát 555 với
xung đa hài. Tín hiệu trộn được khuếch đại và hình thành tạo xung kích trên bộ liên kết biến thế.

2. Sử dụng các nút chỉnh vị trí của dao động ký để dịch tia theo chiều X, Y về vị trí dễ quan sát.
3. Khảo sát máy phát đa hài: Sử dụng dao động ký, quan sát và vẽ dạng tín hiệu tại collector
(OUT1-OUT2) và base (TP1-TP2) của T1 và T2. Vẽ giản đồ xung tương ứng. Đo chu kỳ T của
xung ra, tính tần số máy phát :
f = 1/T (giây).
4. Giải thích nguyên tắc hoạt động của sơ đồ. Kết luận về vai trò của mạch CR trong việc hình
thành độ rộng xung ra.
……………..………………………………………………………………………………………
……………..………………………………………………………………………………………
……………..………………………………………………………………………………………

5. Khảo sát sơ đồ máy phát xung 555 (555 GENERATOR) trên hình 1.6. Nối kênh 1 dao động ký
với lối ra OUT. Sử dụng kênh 2 dao động ký để quan sát tín hiệu tại các điểm trong sơ đồ.

14
6. Vặn biến trở P1 ở vị trí cực tiểu. Đo biên độ tín hiệu ra, thời gian kéo dài xung ra tx, chu kỳ xung
T, tần số máy phát f = 1/T, vẽ dạng tín hiệu tại TP1 và lối ra OUT (IC1/3).
……………..………………………………………………………………………………………
……………..………………………………………………………………………………………

7. Vặn biến trở P1 ở vị trí cực đại. Đo biên độ tín hiệu ra, thời gian kéo dài xung ra tx, chu kỳ xung
T, tần số máy phát f = 1/T, vẽ dạng tín hiệu tại TP1 và lối ra OUT. Xác định khoảng tần số làm việc
của máy phát.
……………..………………………………………………………………………………………
8. Quan sát tín hiệu tại lối ra biến áp (A/B). Vẽ dạng tín hiệu vào giản đồ trên.

9. Nối thêm mạch thyristor như trên hình 1.7.

15
10. Sử dụng dao động ký quan sát tín hiệu giữa G-K, A-K và trên tải đèn Đ1. Vẽ giản đồ xung cho
các tín hiệu trên.

11. Đảo chiều nguồn nuôi +12V để phân cực nguồn âm nuôi thyristor. Nhận xét đèn Đ1 còn sáng.
Kết luận về phân cực cần cho thyristor hoạt động.
……………..………………………………………………………………………………………
……………..………………………………………………………………………………………

12. Tắt nguồn và thay thế thyristor bằng triac như trên hình 1.8.

16
13. Sử dụng dao động ký quan sát tín hiệu giữa G-T1, T1-T2 và trên tải đèn Đ1. Vẽ giản đồ xung
cho các tín hiệu trên.

14. Đảo chiều nguồn nuôi +12V để phân cực nguồn âm nuôi triac. Nhận xét đèn Đ1 còn sáng. Kết
luận về đặc tính hoạt động của triac theo phân cực thế nuôi. So sánh với thyristor.
……………..………………………………………………………………………………………
……………..………………………………………………………………………………………
……………..………………………………………………………………………………………
15. Mắc sơ đồ cho thyristor nuôi bằng nguồn xoay chiều L1/N như hình 1.9.

17
16. Sử dụng dao động ký quan sát tín hiệu giữa G-K, A-K và trên tải đèn Đ1. Vẽ giản đồ xung cho
các tín hiệu trên tương ứng với tín hiệu sin L1.

17. Tắt nguồn và thay thế thyristor bằng triac như trên hình 1.10.

18
18. Sử dụng dao động ký quan sát tín hiệu giữa G-T1, T1-T2 và trên tải đèn Đ1. Vẽ giản đồ xung
cho các tín hiệu trên, tương ứng với tín hiệu sin L1.

19. So sánh hai trường hợp kích cho thyristor và triac khi quan sát tín hiệu trên tải
……………..………………………………………………………………………………………
……………..………………………………………………………………………………………
……………..………………………………………………………………………………………
20. Từ các kết quả thu được, nêu đặc tính của điều khiển không đồng bộ.
……………..………………………………………………………………………………………
……………..………………………………………………………………………………………
……………..………………………………………………………………………………………

D.2.2. ĐIỀU KHIỂN THYRISTOR VÀ TRIAC SỬ DỤNG SƠ ĐỒ PHÁT TRÊN UJT


Nhiệm vụ :
Học viên nghiên cứu và khảo sát phương pháp và mạch kích thyristor, triac khi sử dụng linh
kiện UJT.
Các bước thực hiện :
1. Lắp mạch điều khiển không đồng bộ như hình 1.11.
- Tắt nguồn điện của hệ thống.
- Sử dụng dây cắm để nối mạch phát trên UJT với bộ liên kết biến thế.
- Cấp nguồn +12VDC cho lối vào máy phát UJT
2. Sử dụng dao động ký quan sát tín hiệu máy phát trên TP1. Vẽ lại dạng tín hiệu. Thay đổi biến trở
P1, quan sát sự thay đổi chu kỳ xung ra.
19
3. Sử dụng dao động ký quan sát tín hiệu giữa G-K, A-K và trên tải đèn Đ1. Vẽ giản đồ xung cho
các tín hiệu trên tương ứng với tín hiệu sin L1 vào giản đồ trên. Xác định góc cắt pha khi thay đổi
biến trở P1 cực tiểu, trung bình và cực đại.
……………..………………………………………………………………………………………
……………..………………………………………………………………………………………
4. Tắt nguồn và thay thế thyristor bằng triac như trên hình 1.12

5. Sử dụng dao động ký quan sát tín hiệu giữa G-T1, T1-T2 và trên tải đèn Đ1. Vẽ giản đồ xung cho
các tín hiệu trên, tương ứng với tín hiệu sin L1.

6. So sánh hai trường hợp kích cho thyristor và triac khi quan sát tín hiệu trên tải
……………..………………………………………………………………………………………
……………..………………………………………………………………………………………
7. Lắp mạch điều khiển đồng bộ như hình 1.13.
- Tắt nguồn điện của hệ thống.
- Bổ sung thêm cầu chỉnh lưu cho lối vào máy phát UJT.

20
- Cấp nguồn xoay chiều 24V L1/N cho bộ cầu chỉnh lưu.

8. Sử dụng dao động ký quan sát tín hiệu giữa G-K, A-K và trên tải đèn Đ1. Vẽ giản đồ xung cho
các tín hiệu trên tương ứng với tín hiệu sin L1 vào giản đồ trên.

9. Tắt nguồn và thay thế thyristor bằng triac như trên hình 1.14

10. Sử dụng dao động ký quan sát tín hiệu giữa G-T1, T1-T2 và trên tải đèn Đ1. Vẽ giản đồ xung
cho các tín hiệu trên, tương ứng với tín hiệu sin L1.

21
11. So sánh hai trường hợp kích cho thyristor và triac khi quan sát tín hiệu trên tải
……………..………………………………………………………………………………………
……………..………………………………………………………………………………………
……………..………………………………………………………………………………………
12. Từ các kết quả thu được, nêu đặc tính của điều khiển đồng bộ.
……………..………………………………………………………………………………………
……………..………………………………………………………………………………………
……………..………………………………………………………………………………………

D.2.2. ĐIỀU KHIỂN KÍCH THYRISTOR VÀ TRIAC ĐỒNG BỘ VỚI ĐIỆN LƯỚI
Nhiệm vụ :
Học viên nghiên cứu và khảo sát phương pháp và mạch kích thyristor, triac trong chế độ
đồng bộ.
Các bước thực hiện :
1. Lắp mạch điều khiển đồng bộ như hình 1.15.
- Tắt nguồn điện của hệ thống.
- Sử dụng dây cắm để nối mạch hình thành xung đồng bộ .
- Cấp nguồn AC L1/N cho lối vào sơ đồ TCA785 và tải .

2. Sử dụng dao động ký quan sát tín hiệu Vsysn (5) và các tín hiệu ra (14), (15). Vẽ lại dạng tín
hiệu. Thay đổi biến trở Vref adj. quan sát sự thay đổi vị trí xuất hiện xung ra.

22
3. Đặt Vref ở vị trí cực tiểu. Theo dõi độ sáng của đèn. Sử dụng dao động ký quan sát tín hiệu ra
(15), giữa A-K và trên tải đèn Đ1. Vẽ giản đồ xung cho các tín hiệu trên tương ứng với tín hiệu sin
L1 vào giản đồ trên.

4. Đặt Vref ở vị trí giữa. Theo dõi độ sáng của đèn. Sử dụng dao động ký quan sát tín hiệu ra (15),
giữa A-K và trên tải đèn Đ1. Vẽ giản đồ xung cho các tín hiệu trên tương ứng với tín hiệu sin L1
vào giản đồ trên.

5. Đặt Vref ở vị trí cực đại. Theo dõi độ sáng của đèn. Sử dụng dao động ký quan sát tín hiệu ra
(15), giữa A-K và trên tải đèn Đ1. Vẽ giản đồ xung cho các tín hiệu trên tương ứng với tín hiệu sin
L1 vào giản đồ trên.

23
6. Nhận xét về sự phụ thuộc điện áp ra vào vị trí biến trở Vref. Xác định góc cắt pha cho 3 trường
hợp trên.
……………..………………………………………………………………………………………
……………..………………………………………………………………………………………
……………..………………………………………………………………………………………
7. Tắt nguồn và thay thế thyristor bằng triac như trên hình 1.16 . Nối Q1 với Q2.

8. Đặt Vref ở vị trí cực tiểu. Theo dõi độ sáng của đèn. Sử dụng dao động ký quan sát tín hiệu ra
(15), giữa T1-T2 và trên tải đèn Đ1. Vẽ giản đồ xung cho các tín hiệu trên tương ứng với tín hiệu
sin L1 vào giản đồ trên.

9. Đặt Vref ở vị trí giữa. Theo dõi độ sáng của đèn. Sử dụng dao động ký quan sát tín hiệu ra (15),
giữa T1-T2 và trên tải đèn Đ1. Vẽ giản đồ xung cho các tín hiệu trên tương ứng với tín hiệu sin L1
vào giản đồ trên.

24
10. Đặt Vref ở vị trí cực đại. Theo dõi độ sáng của đèn. Sử dụng dao động ký quan sát tín hiệu ra
(15), giữa T1-T2 và trên tải đèn Đ1. Vẽ giản đồ xung cho các tín hiệu trên tương ứng với tín hiệu
sin L1 vào giản đồ trên.

11. Nhận xét về sự phụ thuộc điện áp ra vào vị trí biến trở Vref. Xác định góc cắt pha cho 3 trường
hợp trên.
……………..………………………………………………………………………………………
……………..………………………………………………………………………………………
……………..………………………………………………………………………………………
12. So sánh kết quả điều khiển khi sử dụng thyristor và triac. Nêu vai trò của việc nối Q1 với Q2.
……………..………………………………………………………………………………………
……………..………………………………………………………………………………………
……………..………………………………………………………………………………………
13. So sánh chất lượng sơ đồ điều khiển đồng bộ trên UJT và trên TCA785.
……………..………………………………………………………………………………………
……………..………………………………………………………………………………………
……………..………………………………………………………………………………………

D.3. THỰC HÀNH ĐIỀU KHIỂN VỚI TRANSISTOR, MOSFER VÀ IGBT CÔNG SUẤT
Nhiệm vụ :
Học viên nghiên cứu và khảo sát phương pháp và mạch điều khiển transistor, MOSFET,
IGBT công suất.
Các bước thực hiện :
1. Lắp mạch điều khiển như hình 1.17.
- Tắt nguồn điện của hệ thống.
- Sử dụng dây cắm để nối mạch cho các máy phát để tạo tín hiệu lồng xung từ máy phát 555 với
xung đa hài. Tín hiệu trộn được khuếch đại và hình thành tạo xung kích trên bộ liên kết biến thế.

25
2. Sử dụng dao động ký quan sát dạng tín hiệu tại lối vào và lối ra sơ đồ lối ra biến thế, tín hiệu trên
Base và trên Collector của TR1. Vặn biến trở thay đổi tần số máy phát 555 và máy phát đa hài,
Quan sát sự thay đổi tín hiệu trên tải R1 theo giá trị tần số.
3. Thay thế Transistor Transistor bằng MOSFET (hình 1.18). Lặp lại các bước thí nghiệm trên.

26
4. Thay thế MOSFET bằng IGBT (hình 1.19). Lặp lại các bước thí nghiệm trên.

5. Nhận xét về điều khiển xung cho transistor – MOSFET – IGBT


……………..………………………………………………………………………………………
……………..………………………………………………………………………………………
……………..………………………………………………………………………………………

27
BÀI 2: CHỈNH LƯU CÔNG SUẤT CÓ ĐIỀU KHIỂN

A. MỤC ĐÍCH THỰC HÀNH


Học viên tìm hiểu, thực hành lắp mạch chỉnh lưu công suất có điều khiển 1 pha và 3 pha và
khảo sát hoạt động của sơ đồ.

B. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
B.1. CHỈNH LƯU CÓ ĐIỀU KHIỂN
Bộ chỉnh lưu công suất thực hiện biến đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều.
Bộ chỉnh lưu được sử dụng rộng rãi để cung cấp nguồn một chiều công suất lớn cho các thiết bị
công nghiệp như động cơ điện một chiều công suất tới MW, mạch kích từ máy phát điện, nguồn
điện một chiều cho thiết bị hàn, mạ điện, nạp điện, nguồn cho các bộ biền tần và hàng loạt các ứng
dụng khác.

B.2. ĐẶC TÍNH CHỈNH LƯU CÓ ĐIỀU KHIỂN VỚI THYRISTOR


B.2.1. Chỉnh lưu điều khiển bán phần
Sơ đồ mạch chỉnh lưu điều khiển bán phần dạng đối xứng (hình 1b) có các thyristor SCR1
và SCR2 tạo thành nhóm anode, còn các diode D1 và D2 tạo thành nhóm cathode.
1. Trường hợp tải là trở thuần R
Điện áp chỉnh lưu trung bình trên tải được tính theo biểu thức :

2. Trường hợp tải là trở thuần mắc nối tiếp với tải cảm: RL
Điện áp chỉnh lưu trung bình trên tải được tính theo biểu thức :

B.2.2. Chỉnh lưu điều khiển toàn phần


Sơ đồ mạch chỉnh lưu điều khiển toàn phần dạng đối xứng (hình 3.1c), trong đó các thyristor
SCR1 và SCR2 tạo thành nhóm anode, còn các thyristor SCR3 và SCR4 tạo thành nhóm cathode.

28
1. Trường hợp tải là trở thuần R

2. Trường hợp tải là trở thuần mắc nối tiếp với tải cảm: RL
Phụ thuộc vào tham số góc điều khiển, giá trị R, L và giá trị hiệu dụng của điện áp nguồn,
dòng qua tải có thể có giá trị liên tục hoặc gián đoạn.
a. Trường hợp dòng qua tải liên tục ( quan sát khi góc mở α =0) :

b. Trường hợp dòng qua tải gián đoạn

C. GIỚI THIỆU THIẾT BỊ THỰC HÀNH PE-803-V3


1. Bục nguồn và khung gá:
2. Module thực hành:
Khối linh kiện công suất và điều khiển PE-803 (hình 3.3) gồm 7 diode (D1:D7) và 6
thyristor (SCR1:SCR6) sử dụng để cấu hình bộ chỉnh lưu có điều khiển 1 và 3 pha. Mạch kích cho 3
pha được xây dựng trên vi mạch TCA-785.

Hình 3.3

Khối đo lường và tải PE-803A (hình 3.4), bao gồm:

29
Hình 3.4

o Tải đèn 24V/10W


o R = 50Ω /50W; L = 120mH
o R01 = R02 = 1Ω /5W
o Đồng hồ đo thế: khoảng đo 50VDC; đồng hồ đo dòng: khoảng đo 2ADC
3. Phụ kiện:
- Bộ dây có jắc cắm chồng 4mm tiêu chuẩn EU 5 màu: R, G, B, Y, Black.
Chú ý: việc sử dụng điện thế thấp cấp cho thí nghiệm vừa đảm bảo an toàn cho thực hành và
không ảnh hưởng đến tính năng vật lý - kỹ thuật của sơ đồ khảo sát.

D. CẤP NGUỒN VÀ NỐI DÂY


Các module thực hành có các đầu ra linh kiện đang chưa được nối. Khi thực hành cần nối
mạch theo các sơ đồ của từng bài thí nghiệm.
Nguồn cho phần điều khiển đã được nối với chốt chung “+12VDC Input” trên bảng PE-803-
V3. Khi sử dụng chỉ cần nối nguồn +12V từ bục nguồn tới các chốt này là mạch điều khiển được
cấp điện.
Hệ thống nguồn đã nối sẵn. Khi sử dụng chỉ cần nối lối ra nguồn tương ứng với linh kiện để
tạo thành mạch điện.
Chú ý:
- Việc nối dây thực hiện khi các nguồn đều tắt.
- Cắm đúng phân cực của nguồn và đồng hồ đo.

E. CÁC BÀI THỰC HÀNH

E.1. CHỈNH LƯU 1 PHA CÓ ĐIỀU KHIỂN


E.1.1. SƠ ĐỒ CHỈNH LƯU CẦU ĐIỀU KHIỂN BÁN PHẦN VỚI TẢI TRỞ
Nhiệm vụ :

30
Học viên tìm hiểu và xác định vai trò của diode và thyristor trong mạch chỉnh lưu có điều
khiển kiểu bán phần để sử dụng trong các bộ tạo nguồn một chiều và các thiết bị khác.
Các bước thực hiện :
1. Lắp mạch chỉnh lưu cầu điều khiển bán phần như hình

Hình 3.5
- Tắt nguồn điện của hệ thống.
- Sử dụng dây cắm để nối mạch cầu gồm 2 thyristor SCR1 và SCR4 và 2 diodes D1 và D4. Mắc 2
điện trở đo R01 và R02 trong mạch anode và cathode của SCR1 để phục vụ khảo sát tín hiệu sau
này.
- Nối lối ra bộ điều khiển với thyristor:
G1 nối với G và K1 nối với K của SCR1
G4 nối với G và K4 nối với K của SCR4
- Nối tải trở R với lối ra DC của cầu chỉnh lưu.
- Nối nguồn 24VAC/L1 và N với lối vào bộ điều khiển PHASE 1/PS-800-2 và tương ứng với lối
vào AC cho mạch cầu công suất.
- Nối dây cấp nguồn +12VDC với mảng nguồn +12VDC IN trên PS-800-2.

2. Bật các công tắc cấp nguồn AC và DC cho hệ thống

3. Sử dụng dao động ký quan sát dạng tín hiệu trên tải R. Vặn biến trở Vref để thay đổi ngưỡng
đồng bộ – tương ứng, thay đổi góc điều khiển α. Quan sát sự thay đổi vị trí tín hiệu ra theo giá trị
Vref tương ứng với vị trí thế ~ 24V lối vào. Xác định vị trí với α = π/2, vẽ lại dạng sóng chỉnh lưu
UDC.

4. Chuyển đầu đo dao động ký để quan sát :

- Dạng sóng trên R01 là dạng dòng VAC (= IAC.R01), vẽ lại dạng sóng.

31
- Dạng sóng trên SCR1 là dạng thế USCR1 , vẽ lại dạng sóng.

Dạng sóng trên R02 là dòng ISCR1 (= ISCR1.R02) , vẽ lại dạng sóng.

5. Đo đặc tuyến điều khiển :


- Mắc đồng hồ đo thế V để đo thế chỉnh lưu UDC.
- Sử dụng dao động ký quan sát dạng tín hiệu trên tải R, chỉnh biến trở Vref để ghi nhận góc điều
khiển và giá trị UDC tương ứng. Ghi kết quả đo vào bảng 1. Biểu diễn kết quả đo trên đồ thị.

Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc UDC theo α từ kết quả bảng 1

32
6. Có thể nối thêm tải đèn song song với trở R để tăng dòng tải và lặp lại thí nghiệm.

E.1.2. SƠ ĐỒ CHỈNH LƯU CẦU ĐIỀU KHIỂN BÁN PHẦN VỚI TẢI TRỞ & TẢI CẢM
Nhiệm vụ :
Học viên tìm hiểu và xác định vai trò của diode và thyristor trong mạch chỉnh lưu có điều
khiển kiểu bán phần để sử dụng trong các bộ tạo nguồn một chiều và các thiết bị khác.
Các bước thực hiện :
1. Lắp mạch chỉnh lưu cầu điều khiển bán phần như hình 3.6

Hình 3.6

- Tắt nguồn điện của hệ thống.


- Giữ nguyên sơ đồ thí nghiệm như phần trên (hình 3.5), thay trở tải R bằng tải R mắc nối tiếp điện
cảm L.

2. Bật các công tắc cấp nguồn AC và DC cho hệ thống

3. Sử dụng dao động ký quan sát dạng tín hiệu trên tải R. Vặn biến trở Vref để thay đổi ngưỡng
đồng bộ – tương ứng, thay đổi góc điều khiển α. Quan sát sự thay đổi vị trí tín hiệu ra theo giá trị
Vref tương ứng với vị trí thế ~ 24V lối vào. Xác định vị trí với α = π/2, vẽ lại dạng sóng chỉnh lưu
UDC.

33
4. Chuyển đầu đo dao động ký để quan sát :
- Dạng sóng trên R01 là dạng dòng IAC (= IAC.R01), vẽ lại dạng sóng.

- Dạng sóng trên SCR1 là dạng thế USCR1 , vẽ lại dạng sóng.

- Dạng sóng trên R02 là dòng ISCR1 (= ISCR1.R02) , vẽ lại dạng sóng.

5. Đo đặc tuyến điều khiển :


34
- Mắc đồng hồ đo thế V để đo thế chỉnh lưu UDC.
- Sử dụng dao động ký quan sát dạng tín hiệu trên tải R, chỉnh biến trở Vref để ghi nhận góc điều
khiển và giá trị UDC tương ứng. Ghi kết quả đo vào bảng 2. Biểu diễn kết quả đo trên đồ thị.

Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc UDC theo α từ kết quả bảng 2

E.1.3. SƠ ĐỒ CHỈNH LƯU CẦU ĐIỀU KHIỂN TOÀN PHẦN VỚI TẢI TRỞ
Nhiệm vụ :
Học viên tìm hiểu và xác định vai trò của thyristor trong mạch chỉnh lưu có điều khiển kiểu
toàn phần để sử dụng trong các bộ tạo nguồn một chiều và các thiết bị khác.
Các bước thực hiện :
1. Lắp mạch chỉnh lưu cầu điều khiển toàn phần như hình 3.7

Hình 3.7

- Tắt nguồn điện của hệ thống.


- Sử dụng dây cắm để nối mạch cầu gồm 4 thyristor SCR1, SCR3, SCR4, SCR6. Mắc 2 điện trở đo
R01 và R02 trong mạch anode và cathode của SCR1 để phục vụ khảo sát tín hiệu sau này.
- Nối lối ra bộ điều khiển với thyristor:
G1 nối với G và K1 nối với K của SCR1; G1-1 nối với G và K1-1 nối với K của SCR6
G4 nối với G và K4 nối với K của SCR3; G4-1 nối với G và K4-1 nối với K của SCR4

35
Chú ý: mạch cầu được điều khiển để 2 thyristor trong 1 nhánh không bao giờ được cùng dẫn, và
khi đó nguồn đặt vào 2 thyristor dẫn sẽ đánh hỏng thyristor. Trong sơ đồ, tín hiệu điều khiển từ 1
biến áp xung TF sẽ cùng điều khiển các thyristor mắc chéo trong sơ đồ cầu.
- Nối tải trở R với lối ra DC của cầu chỉnh lưu.
- Nối nguồn 24VAC/L1 và N với lối vào bộ điều khiển PHASE 1/PS-800-2 và tương ứng với lối
vào AC cho mạch cầu công suất.
- Nối dây cấp nguồn +12VDC với mảng nguồn +12VDC IN trên PS-800-2.

2. Bật các công tắc cấp nguồn AC và DC cho hệ thống

3. Sử dụng dao động ký quan sát dạng tín hiệu trên tải R. Vặn biến trở Vref để thay đổi ngưỡng
đồng bộ – tương ứng, thay đổi góc điều khiển α. Quan sát sự thay đổi vị trí tín hiệu ra theo giá trị
Vref tương ứng với vị trí thế ~ 24V lối vào. Xác định vị trí với α = π/2, vẽ lại dạng sóng chỉnh lưu
UDC.

4. Chuyển đầu đo dao động ký để quan sát :


- Dạng sóng trên R01 là dạng dòng IAC (= IAC.R01), vẽ lại dạng sóng.

- Dạng sóng trên SCR1 là dạng thế USCR1 , vẽ lại dạng sóng

- Dạng sóng trên R02 là dòng ISCR1 (= ISCR1.R02) , vẽ lại dạng sóng

36
5. Đo đặc tuyến điều khiển :
- Mắc đồng hồ đo thế V để đo thế chỉnh lưu UDC.
- Sử dụng dao động ký quan sát dạng tín hiệu trên tải R, chỉnh biến trở Vref để ghi nhận góc điều
khiển và giá trị UDC tương ứng. Ghi kết quả đo vào bảng 3. Biểu diễn kết quả đo trên đồ thị.

6. Có thể nối thêm tải đèn song song với trở R để tăng dòng tải và lặp lại thí nghiệm.

E.1.4. SƠ ĐỒ CHỈNH LƯU CẦU ĐIỀU KHIỂN BÁN PHẦN VỚI TẢI TRỞ & TẢI CẢM
Nhiệm vụ :
Học viên tìm hiểu và xác định vai trò của thyristor trong mạch chỉnh lưu có điều khiển kiểu
toàn phần để sử dụng trong các bộ tạo nguồn một chiều và các thiết bị khác.
Các bước thực hiện :
1. Lắp mạch chỉnh lưu cầu điều khiển toàn phần như hình 3.8

37
Hình 3.8

- Tắt nguồn điện của hệ thống.


- Giữ nguyên sơ đồ thí nghiệm như phần trên (hình 3.7), thay trở tải R bằng tải R mắc nối tiếp điện
cảm L.

2. Bật các công tắc cấp nguồn AC và DC cho hệ thống

3. Sử dụng dao động ký quan sát dạng tín hiệu trên tải R. Vặn biến trở Vref để thay đổi ngưỡng
đồng bộ – tương ứng, thay đổi góc điều khiển α. Quan sát sự thay đổi vị trí tín hiệu ra theo giá trị
Vref tương ứng với vị trí thế ~ 24V lối vào. Xác định vị trí với α = π/2, vẽ lại dạng sóng chỉnh lưu
UDC.

4. Chuyển đầu đo dao động ký để quan sát :


- Dạng sóng trên R01 là dạng dòng IAC (= IAC.R01), vẽ lại dạng sóng.

- Dạng sóng trên SCR1 là dạng thế USCR1 , vẽ lại dạng sóng.

38
- Dạng sóng trên R02 là dòng ISCR1 (= ISCR1.R02) , vẽ lại dạng sóng.

5. Đo đặc tuyến điều khiển :


- Mắc đồng hồ đo thế V để đo thế chỉnh lưu UDC.
- Sử dụng dao động ký quan sát dạng tín hiệu trên tải R, chỉnh biến trở Vref để ghi nhận góc điều
khiển và giá trị UDC tương ứng. Ghi kết quả đo vào bảng 4. Biểu diễn kết quả đo trên đồ thị.

39
E.2. CHỈNH LƯU ĐIỀU KHIỂN BA PHA
Sơ đồ chỉnh lưu cầu 3 pha (hình 2b) được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp. Sơ đồ gồm 6
Thyristor chia thành 2 nhóm: nhóm dương (SCR1, SCR3, SCR5) và nhóm âm (SCR4, SCR6,
SCR2). Sơ đồ điều khiển đồng bộ pha cho phép mở từng cặp Thyristor chéo tương ứng để tạo thế
chỉnh lưu Udc trên tải Z. Sơ đồ nguyên lý cho trên hình 3.9

Hình 3.9
Trong sơ đồ, được nối các tín hiệu kích kèm:
- Lối ra OUT1 (kích SCR1) nối với lối vào IN6 (kích kèm SCR6);
- Lối ra OUT4 (kích SCR4) nối với lối vào IN3 (kích kèm SCR3);
- Lối ra OUT3 (kích SCR3) nối với lối vào IN2 (kích kèm SCR2);
- Lối ra OUT6 (kích SCR6) nối với lối vào IN5 (kích kèm SCR5);
- Lối ra OUT5 (kích SCR5) nối với lối vào IN4 (kích kèm SCR4);
- Lối ra OUT2 (kích SCR2) nối với lối vào IN1 (kích kèm SCR1).
Điện áp các pha cấp cho bộ chỉnh lưu, với V là giá trị thế hiệu dụng nguồn cấp:

40
Nhiệm vụ :
Học viên tìm hiểu và xác định vai trò của thyristor trong mạch chỉnh lưu 3 pha có điều khiển
kiểu toàn phần để sử dụng trong các bộ tạo nguồn một chiều và các thiết bị khác.
Các bước thực hiện :
1. Lắp mạch chỉnh lưu cầu điều khiển toàn phần như hình 3.9
- Tắt nguồn điện của hệ thống.
- Sử dụng dây cắm để nối mạch cầu 3 pha gồm 6 thyristor theo 2 nhóm: nhóm dương gồm SCR1,
SCR3, SCR5 và nhóm âm gồm SCR4, SCR6 và SCR2.
- Nối lối ra bộ điều khiển với thyristor:
G1 nối với G và K1 nối với K của SCR1;
G4 nối với G và K4 nối với K của SCR4;
G3 nối với G và K3 nối với K của SCR3;
G6 nối với G và K6 nối với K của SCR6;
G5 nối với G và K5 nối với K của SCR5;
G2 nối với G và K2 nối với K của SCR2.
Chú ý: mạch cầu được điều khiển để 2 thyristor trong 1 nhánh không bao giờ được cùng dẫn, và khi
đó nguồn đặt vào 2 thyristor dẫn sẽ đánh hỏng thyristor.
- Nối các mạch kích phụ:
Nối OUT1 với IN6;
Nối OUT4 với IN3;
Nối OUT3 với IN2;
Nối OUT6 với IN5;
Nối OUT5 với IN4;
Nối OUT2 với IN1;
- Nối bộ nguồn 3 pha PS-324 thành dạng sao:
Chốt N “*” của L1 nối với L3;
Chốt N “*” của L2 nối với L1;
Chốt N “*” của L3 nối với L2.
- Nối các chốt L1, L2 và L3 với các lối vào tương ứng của bộ điều khiển PHASE 1, 2, 3 /PS-800-2
và tương ứng với lối vào AC cho mạch cầu công suất.
- Nối dây cấp nguồn +12VDC với mảng nguồn +12VDC IN trên PS-800-2.
- Nối các lối ra bộ chỉnh lưu với trở tải R và đồng hồ đo trên khối PS-800-2.

1. Kiểm tra hệ thống ở tình trạng sẵn sàng vận hành:


- Hệ đã được nối với điện lưới.
- Các khối điều khiển đã được nối đúng.
2. Vặn biến trở đặt thế chuẩn Vref trên khối PS-800-2 về 0 (vặn ngược chiều kim đồng hồ tới rìa
trái). Kiểm tra điện thế chỉnh lưu trên đồng hồ đo.
3. Bật điện nguồn hệ thống: bật các CB cấp nguồn AC và DC trên bục nguồn.
4. Vặn từ từ biến trở Vref / PS-800-2 theo chiều kim đồng hồ, đồng thời theo dõi điện thế chỉnh lưu
trên đồng hồ đo thấy tăng dần.
5. Giảm biến trở Vref . Theo dõi điện thế chỉnh lưu trên đồng hồ đo thấy giảm dần.
6. Vặn biến trở Vref tới vị trí sao cho thế ra cực đại. Sử dụng 1 kênh của dao động ký quan sát lần
lượt dạng tín hiệu tại các điểm kiểm tra:

41
- Tín hiệu sin đồng bộ lối vào: chân 5 của IC 1 pha 1, 2, 3.
- Tín hiệu xử lý của khối PS-800-2: các điểm 15/IC1, 14/IC1 so với đất của các pha 1, 2, 3.
- Tin hiệu trộn ở các điểm OUT 1: OUT6.
- Quan sát điện thế chỉnh lưu ra bộ chỉnh lưu.
7. Vẽ giản đồ thời gian cho các điểm đo nói trên.
Tín hiệu tại chân 5/IC1

Tín hiệu tại chân 15/IC1

Tín hiệu tại chân 14/IC1

42
Tín hiệu tại chân OUT1

Tín hiệu trên A-K SCR1

Tín hiệu trên A-K SCR4

Tín hiệu trên A-K SCR3

43
Tín hiệu trên A-K SCR6

Tín hiệu trên A-K SCR5

Tín hiệu trên A-K SCR2

Tín hiệu trên UDC lối ra chỉnh lưu

8. So sánh kết quả đo với lý thuyết.


………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
44
………………………………………………………………………………………………………
9. Ngắt các mạch kích kèm:
Ngắt OUT1 với IN6;
Ngắt OUT4 với IN3;
Ngắt OUT3 với IN2;
Ngắt OUT6 với IN5;
Ngắt OUT5 với IN4;
Ngắt OUT2 với IN1;
Sử dụng dao động ký quan sát tín hiệu ra UDC lối ra chỉnh lưu. Vẽ lại dạng tín hiệu.

So sánh kết quả chỉnh lưu cho 2 trường hợp có kích kèm và không kích kèm.
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………

CÂU HỎI CHUẨN BỊ CHO BÀI KIỂM TRA TRƯỚC KHI TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM
1. Chức năng của bộ chỉnh lưu.
2. Ứng dụng của bộ chỉnh lưu.
3. Các loại cấu hình bộ chỉnh lưu 1 pha và Linh kiện sử dụng tương ứng.
4. Vẽ dạng sóng điện áp và dòng điện chỉnh lưu của các bộ chỉnh lưu cầu 1 pha.
5. Công thức tính trị trung bình điện áp và dòng điện trong các bộ chỉnh lưu cầu 1 pha.
Giả sử biên độ áp nguồn xoay chiều là 200[V], w = 314[rad/s], giá trị điện áp lớn nhất trên tải chỉnh
lưu có thể đạt là bao nhiêu ? cho trường hợp tải trở R và tải RL.
6. Dòng điện qua thuần trở R của bộ chỉnh lưu cầu 1 pha có tính liên tục hay gián đoạn trong các
trường hợp sau :
- Bộ chỉnh lưu cầu điều khiển bán phần
- Bộ chỉnh lưu cầu điều khiển toàn phần
Kết quả như thế nào với tải RL.
7. Tính liên tục hoặc gián đoạn của dòng qua tải RL của bộ chỉnh lưu cầu 1 pha phụ thuộc vào
những yếu tố nào?
8. Phạm vi thay đổi lý thuyết của góc điều khiển α?
9. Trong bài thí nghiệm Vôn kế để đo đại lượng gì ?
10. Trong bài thí nghiệm dao động ký dùng để đo các dạng sóng nào ?
11. Để theo dõi được dạng sóng dòng điện qua linh kiện, qua nguồn xoay chiều, trong bài thực hành
đã sử dụng biện pháp nào ?
14. Phương pháp điều khiển pha (Phase Control) của bộ chỉnh lưu có ý nghĩa gì?

45
BÀI 3: ĐIỀU CHỈNH ĐIỆN ÁP XOAY CHIỀU

A. MỤC ĐÍCH THÍ NGHIỆM


Học viên tìm hiểu, thực hành lắp mạch điều chỉnh điện áp xoay chiều 1 pha và 3 pha và
khảo sát hoạt động của sơ đồ.

B. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Bộ biến đổi điện áp xoay chiều sử dụng để điều khiển giá trị hiệu dụng điện áp xoay chiều.
Việc điều khiển diễn ra liên tục và cho đáp ứng nhanh. Hiện tượng chuyển mạch giữa các linh kiện
không xảy ra vì dòng điện qua tải có dạng xoay chiều. Do đó dòng giảm về 0 trước khi đổi chiều.
Bộ biến đổi điện áp xoay chiều sử dụng để điều khiển bếp điện, lò điện, điều khiển chiếu
sáng, truyền động cầu trục, máy quạt, máy bơm, các dụng cụ điện. Điều khiển nguồn cấp cho các bể
mạ, thiết bị hàn.

C. GIỚI THIỆU THIẾT BỊ THỰC HÀNH PE-804-V3


1. Bục nguồn và khung gá:

2. Module thực hành:


- Khối linh kiện công suất và điều khiển gồm 6 thyristor (SCR-T1:SCR-T6) sử dụng để cấu hình bộ
điều khiển AC 1 và 3 pha. Mạch kích cho 3 pha được xây dựng trên vi mạch TCA-785.

- Khối tải R và L 3 pha.

46
o R1 = R2 = R3 = tải đèn 24V/1A;
o L = 120mH,
3. Phụ kiện:
- Bộ dây có jắc cắm chồng 4mm tiêu chuẩn EU 5 màu: R, G, B, Y, Black.

Chú ý: việc sử dụng điện thế thấp cấp cho thí nghiệm vừa đảm bảo an toàn cho thực hành và
không ảnh hưởng đến tính năng vật lý - kỹ thuật của sơ đồ khảo sát.

D. CẤP NGUỒN VÀ NỐI DÂY


Các module thực hành có các đầu ra linh kiện đang chưa được nối. Khi thực hành cần nối
mạch theo các sơ đồ của từng bài thí nghiệm.
Nguồn cho phần điều khiển đã được nối với chốt chung “+12VDC Input” trên bảng PE-804-
V3. Khi sử dụng chỉ cần nối nguồn +12V từ bục nguồn tới các chốt này là mạch điều khiển được
cấp điện.
Hệ thống nguồn đã nối sẵn. Khi sử dụng chỉ cần nối lối ra nguồn tương ứng với linh kiện để
tạo thành mạch điện.
Chú ý: - Việc nối dây thực hiện khi các nguồn đều tắt.
- Cắm đúng phân cực của nguồn và đồng hồ đo.

E. CÁC BÀI THỰC HÀNH

E.1. ĐIỀU KHIỂN ĐIỆN ÁP XOAY CHIỀU 1 PHA


E.1.1. ĐIỀU KHIỂN ĐIỆN ÁP XOAY CHIỀU 1 PHA VỚI TẢI TRỞ
Nhiệm vụ :
Học viên tìm hiểu và xác định vai trò của thyristor trong mạch điều khiển điện áp AC 1 pha
để sử dụng trong các bộ chỉnh nguồn AC và các thiết bị khác.
Các bước thực hiện :
1. Lắp mạch điều khiển AC 1 pha như hình

- Tắt nguồn điện của hệ thống.


- Sử dụng dây cắm để nối mạch 2 thyristor SCR-T1 và SCR-T4 song song đảo chiều.
- Nối lối ra bộ điều khiển với thyristor:
G1 nối với G và K1 nối với K của SCR-T1
G4 nối với G và K4 nối với K của SCR-T4
- Nối tải trở R1 (đèn) với lối ra của bộ điều khiển.
- Nối nguồn 24VAC/L1 và N với lối vào bộ điều khiển PHASE 1/PS-800-3 và tương ứng với lối
vào AC cho mạch thyristor công suất.
- Nối dây cấp nguồn +12VDC với mảng nguồn +12VDC IN trên PS-800-3.
2. Kiểm tra hệ thống ở tình trạng sẵn sàng vận hành:
- Hệ đã được nối với điện lưới.
- Các khối điều khiển đã được nối đúng.
3. Vặn biến trở đặt thế chuẩn Vref Adj. trên khối PE-800-3 về 0 (vặn ngược chiều kim đồng hồ tới
rìa trái).
4. Bật các công tắc cấp nguồn AC và DC cho hệ thống
5. Sử dụng đồng hồ đo thế để đo thế AC trên tải. Vặn từ từ biến trở Vref Adj./ PE-800-3 theo chiều
kim đồng hồ, đồng thời theo dõi độ sáng của đèn thấy tăng dần.
6. Giảm biến trở Vref Adj., quan sát độ sáng đèn giảm.
7. Sử dụng 1 kênh của dao động ký quan sát lần lượt dạng tín hiệu tại các điểm kiểm tra:
47
- Tín hiệu sin đồng bộ lối vào: điểm 5/ IC1 so với đất.
- Tín hiệu xử lý của khối PE-800-3: các điểm 14, 15/ IC1 so với đất.
8. Sử dụng dao động ký quan sát tín hiệu và vẽ lại giản đồ thời gian cho các tín hiệu tương ứng với
tín hiệu sin ở chân 5/IC theo giá trị góc cắt pha (điều chỉnh Vref) α = 900 (= π/2, SCR mở 50% ).
Đồ thị : Điểm đo Tín hiệu sin điều khiển đồng bộ lối vào, α = 900

Tín hiệu tại 5/IC1’PHASE1

Tín hiệu tại chân 15/ IC1/PHASE1

Tín hiệu tại chân 14/IC1’PHASE1 , α = 900

48
Vẽ tín hiệu U trên tải R , α = 900

9. Vẽ giản đồ thời gian cho các tín hiệu tương ứng với tín hiệu sin ở chân 5/IC theo giá trị góc cắt
pha (điều chỉnh Vref) α = 450 (= π/4, SCR mở 75% ).

Đồ thị : Điểm đo Tín hiệu sin điều khiển đồng bộ lối vào, α = 450
Tín hiệu tại 5/IC1/PHASE1

Tín hiệu tại chân 15/ IC1/PHASE1, α = 450

49
Tín hiệu tại chân 14/IC1/PHAE1 , α = 450

Vẽ tín hiệu U trên tải R, α = 450

10. So sánh kết quả cho 2 trường hợp góc cắt pha. Nhận xét độ sáng đèn cho 2 trường hợp góc cắt
pha được khảo sát.
So sánh kết quả đo với lý thuyết.
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
E.1.2. ĐIỀU KHIỂN ĐIỆN ÁP XOAY CHIỀU 1 PHA VỚI TẢI TRỞ + TẢI CẢM
Nhiệm vụ :
Học viên tìm hiểu và xác định vai trò của thyristor trong mạch điều khiển điện áp AC 1 pha
để sử dụng trong các bộ chỉnh nguồn AC và các thiết bị khác.
Các bước thực hiện :
1. Lắp mạch điều khiển AC 1 pha như hình
- Tắt nguồn điện của hệ thống.
- Giữ nguyên sơ đồ thí nghiệm như mục trên.
- Nối mạch tải gồm trở R1 (đèn) mắc nối tiếp với cảm L1.
2. Kiểm tra hệ thống ở tình trạng sẵn sàng vận hành:
- Hệ đã được nối với điện lưới.
- Các khối điều khiển đã được nối đúng.
3. Vặn biến trở đặt thế chuẩn Vref Adj. trên khối PE-800-3 về 0 (vặn ngược chiều kim đồng hồ tới
rìa trái).
4. Bật các công tắc cấp nguồn AC và DC cho hệ thống
5. Sử dụng đồng hồ đo thế để đo thế AC trên tải. Vặn từ từ biến trở Vref Adj./ PE-800-3 theo chiều
kim đồng hồ, đồng thời theo dõi độ sáng của đèn thấy tăng dần.
6. Giảm biến trở Vref Adj., quan sát độ sáng đèn giảm.
7. Sử dụng 1 kênh của dao động ký quan sát lần lượt dạng tín hiệu tại các điểm kiểm tra:
- Tín hiệu sin đồng bộ lối vào: điểm 5/ IC1 so với đất.
- Tín hiệu xử lý của khối PE-800-3: các điểm 14, 15/ IC1 so với đất.
8. Sử dụng dao động ký quan sát tín hiệu và vẽ lại giản đồ thời gian cho các tín hiệu tương ứng với
tín hiệu sin ở chân 5/IC theo giá trị góc cắt pha (điều chỉnh Vref) α = 900 (= π/2, SCR mở 50% ).
Đồ thị :. Điểm đo Tín hiệu sin điều khiển đồng bộ lối vào, α = 900
Tín hiệu tại 5/IC1

50
Tín hiệu tại chân 15/ IC1, α = 900

Tín hiệu tại chân 14/IC1 , α = 900

Vẽ tín hiệu U trên tải R , α = 900

51
9. Vẽ giản đồ thời gian cho các tín hiệu tương ứng với tín hiệu sin ở chân 5/IC theo giá trị góc cắt
pha (điều chỉnh Vref) α = 450 (α=π/4, SCR mở 75% ).

 Đồ thị :. Điểm đo Tín hiệu sin điều khiển đồng bộ lối vào, π = 450

Tín hiệu tại chân 15/ IC1, α = 900

Tín hiệu tại chân 14/IC1 , α = 900

Vẽ tín hiệu U trên tải R , α = 900

10. So sánh kết quả cho 2 trường hợp góc cắt pha. Nhận xét độ sáng đèn cho 2 trường hợp góc cắt
pha được khảo sát..
So sánh kết quả đo với lý thuyết.
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..

E.2. ĐIỀU KHIỂN ĐIỆN ÁP XOAY CHIỀU 3 PHA VỚI TẢI TRỞ
Nhiệm vụ :

52
Học viên tìm hiểu và xác định vai trò của thyristor trong mạch điều khiển điện áp AC 3 pha để sử
dụng trong các bộ chỉnh nguồn AC và các thiết bị khác.
Các bước thực hiện :
1. Lắp mạch điều khiển điện áp AC 1 pha như hình

- Tắt nguồn điện của hệ thống.


- Sử dụng dây cắm để nối mạch 2 thyristor SCR-T1 và SCR-T4 song song đảo chiều.
- Nối lối ra bộ điều khiển với thyristor:
G1 nối với G và K1 nối với K của SCR-T1;
G4 nối với G và K4 nối với K của SCR-T4;
G3 nối với G và K3 nối với K của SCR-T3;
G6 nối với G và K6 nối với K của SCR-T6;
G5 nối với G và K5 nối với K của SCR-T5;
G2 nối với G và K2 nối với K của SCR-T2.
- Nối mạch điều khiển kích kèm cho các thyristor:
Lối ra OUT1 (kích SCR-T1) nối với lối vào IN6 (kích kèm SCR-T6);
Lối ra OUT4 (kích SCR-T4) nối với lối vào IN3 (kích kèm SCR-T3);
Lối ra OUT3 (kích SCR-T3) nối với lối vào IN2 (kích kèm SCR-T2);
Lối ra OUT6 (kích SCR-T6) nối với lối vào IN5 (kích kèm SCR-T5);
Lối ra OUT5 (kích SCR-T5) nối với lối vào IN4 (kích kèm SCR-T4);
Lối ra OUT2 (kích SCR-T2) nối với lối vào IN1 (kích kèm SCR-T1).
- Nối các tải trở R1, R2 và R3 (đèn) với các lối ra tương ứng của các phase 1, 2, 3 điều khiển. Đầu
N* của tải R nối chung.
- Nối bộ nguồn 3 pha PS-324 thành dạng sao:
Chốt N “*” của L1 nối với L3;
Chốt N “*” của L2 nối với L1;
Chốt N “*” của L3 nối với L2.
- Nối các chốt L1, L2 và L3 với các lối vào tương ứng của bộ điều khiển PHASE 1, 2, 3 /PS-800-2
và tương ứng với lối vào AC cho thyristor công suất.
- Nối dây cấp nguồn +12VDC với mảng nguồn +12VDC IN trên PS-800-2.

53
2. Kiểm tra hệ thống ở tình trạng sẵn sàng vận hành:
- Hệ đã được nối với điện lưới.
- Các khối điều khiển đã được nối đúng.
3. Vặn biến trở đặt thế chuẩn Vref Adj. trên khối PE-800-3 về 0 (vặn ngược chiều kim đồng hồ tới
rìa trái).
4. Bật các công tắc cấp nguồn AC và DC cho hệ thống.
5. Sử dụng đồng hồ đo thế để đo thế AC trên tải. Vặn từ từ biến trở Vref Adj./ PE-800-3 theo chiều
kim đồng hồ, đồng thời theo dõi độ sáng của các đèn thấy tăng dần.
6. Giảm biến trở Vref Adj., quan sát độ sáng các đèn giảm theo.
7. Sử dụng 1 kênh của dao động ký quan sát lần lượt dạng tín hiệu tại các điểm kiểm tra:
- Tín hiệu sin đồng bộ lối vào: điểm 5/ IC1 so với đất.
- Tín hiệu xử lý của khối PE-800-3: các điểm 14, 15/ IC1 so với đất.
8. Sử dụng dao động ký quan sát tín hiệu và vẽ lại giản đồ thời gian cho các tín hiệu tương ứng với
tín hiệu sin ở chân 5/IC theo giá trị góc cắt pha (điều chỉnh Vref) α = 900 (α=π/2, SCR mở 50% ).

Đồ thị :. Điểm đo Tín hiệu sin điều khiển đồng bộ lối vào, α = 900

Vẽ tín hiệu U trên tải R1, α = 900

Vẽ tín hiệu V trên tải R2 , α = 900

54
Vẽ tín hiệu W trên tải R3, α = 900

9. Vẽ giản đồ thời gian cho các tín hiệu tương ứng với tín hiệu sin ở chân 5/IC theo giá trị góc cắt
pha (điều chỉnh Vref) α = 450 (α=π/4, SCR mở 75% ).

 Đồ thị :. Điểm đo Tín hiệu sin điều khiển đồng bộ lối vào, α = 450

Vẽ tín hiệu U trên tải R1, α = 450

55
Vẽ tín hiệu V trên tải R2, α = 450

Vẽ tín hiệu V trên tải R2, α = 450

10. So sánh kết quả cho 2 trường hợp góc cắt pha. Theo dõi độ sáng của đè thay đổi theo góc cắt
cho 2 trường hợp khảo sát.
11. Ngắt các dây kích kèm
Lối ra OUT1 (kích SCR-T1) ngắt khỏi lối vào IN6 (kích kèm SCR-T6);
Lối ra OUT4 (kích SCR-T4) ngắt khỏi lối vào IN3 (kích kèm SCR-T3);
Lối ra OUT3 (kích SCR-T3) ngắt khỏi lối vào IN2 (kích kèm SCR-T2);
Lối ra OUT6 (kích SCR-T6) ngắt khỏi lối vào IN5 (kích kèm SCR-T5);
Lối ra OUT5 (kích SCR-T5) ngắt khỏi lối vào IN4 (kích kèm SCR-T4);
Lối ra OUT2 (kích SCR-T2) ngắt khỏi lối vào IN1 (kích kèm SCR-T1).
Lặp lại thí nghiệm và so sánh kết quả giữa 2 trường hợp.

56
BÀI 4: THỰC HÀNH VỀ CÁC BỘ BIẾN ĐỔI DC-DC CÔNG SUẤT

A. MỤC ĐÍCH THỰC HÀNH


Học viên tìm hiểu và khảo sát hoạt động của các sơ đồ biến đổi DC-DC cơ bản dạng chuyển
mạch (switching).

B. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Các bộ tạo nguồn DC thường sử dụng biến áp - bộ chỉnh lưu - bộ lọc tụ để tạo thế DC sơ cấp
Ui. Điện thế này sau đó được một yếu tố hiệu chỉnh tuyến tính (ví dụ Regulator 7805, 7812,
7824,…) tạo điện thế DC ổn định ở mức ra yêu cầu Uo. Trên yếu tố hiệu chỉnh sẽ sụt phần điện thế
không ổn áp (Ui-Uo), còn trên tải là thế ra ổn định Uo.
B.1. BỘ BIẾN ĐỔI DC-DC HẠ ÁP (Buck Converter)
Trên hình 2.1 trình bày nguyên lý bộ biến đổi DC-DC hạ áp sử dụng yêu tố chuyển mạch
SW trên linh kiện MOSFET. Mạch gồm diode chuyển mạch D, cuộn cảm L và mạch tải C-R.
MOSFET được điều khiển bằng bộ phát điều rộng xung lối ra cách ly, có biên độ và tần số cố định
(> 4kHz) và có thể thay đổi được độ rộng xung bằng biến trở.

Hình 2.2
B.2. BỘ BIẾN ĐỔI DC-DC NÂNG ÁP (Boost Converter)
Trên hình 2.3 trình bày nguyên lý bộ biến đổi DC-DC sử dụng yêu tố chuyển mạch SW trên
linh kiện MOSFET.

57
Hình 2.4
Với tín hiệu điều rộng xung Upwm điều khiển khoá MOSFET đóng cắt liên tục, và trên tải
luôn có điện áp ra lớn hơn điện áp vào. Như vậy, công suất đầu vào phải lớn hơn so vói công suất
đầu ra. Công thức tính các thông số đầu ra của mạch như sau :
Dòng đỉnh: Ip = 2.Iomax.(Uo/ Uimin)
to = (L x Ip) / (Uo-Ui)
Điện áp đầu ra: Uo = ((t1/to) + 1).Ui
B.3. BỘ BIẾN ĐỔI DC-DC HỖN HỢP (Buck & Boost Converter)
Bộ biến đổi hỗn hợp DC-DC (hình 2.5) cho điện áp ra nhỏ hoặc lớn hơn điện áp vào. Việc
phối hợp 2 bộ biến đổi nâng áp - cho điện áp ra cao hơn điện áp vào, và hạ áp cho điện áp ra thấp
hơn – có thể về tới giá trị gần 0.

58
Hình 2.6
B.4. BỘ BIẾN ĐỔI VỚI 4 KHOÁ ĐIỆN TỬ (Four-Quadrant DC-DC Chopper)
Để điều khiển dẫn động motor hoặc thắng hãm, người ta thường sử dụng sơ đồ với 2 khoá
điện tử (2 Quadrants Chopper), như trên hình 2.7. Nếu Ea và Ia là dương, motor chạy theo chiều
thuận. Nếu các giá trị này là âm, motor sẽ được thắng hãm (Brake) theo chiều thuận.
Trong thực tế, sơ đồ với 4 khoá (four-quadrant chopper) được cấu tạo (hình 2.7) để có thể
điều khiển motor DC chạy theo cả hai chiều thuận và nghịch và thắng hãm tương ứng.

Hình 2.7: Sơ đồ và mô hình bộ biến đổi với 4 khoá điện tử


59
C. GIỚI THIỆU THIẾT BỊ THỰC HÀNH PE-802-V3
Thiết bị thực hành về các bộ biến đổi DC-DC công suất cơ bản bao gồm:
1. Bục nguồn và khung gá
2. Module thực hành:
 Khối các bộ biến đổi DC-DC gồm:

- Bộ biến đổi hạ áp (Buck Converter);


- Bộ biến đổi nâng áp (Boost Converter);
- Bộ biến đổi hỗn hợp (Buck & Boost Converter);
- Bộ biến đổi 4 khoá (Four Quadrants DC Chopper)
- Bộ tải trở, điện dung, điện cảm

Các sơ đồ điều khiển:


Bộ phát tín hiệu điều rộng xung UPWM, cho xung lối ra cách ly, có biên độ và tần số cố định
(> 4kHz). Độ rộng xung thay đổi bằng biến trở. Sử dụng cho các bộ biến đổi 1 khoá.
Bộ phát tín hiệu điều rộng xung UPWM, cho xung lối ra cách ly, có biên độ và tần số cố định
(> 4kHz). Độ rộng xung thay đổi bằng biến trở. Sử dụng cho bộ biến đổi 4 khoá.
3. Phụ kiện:
Bộ dây có jắc cắm chồng 4mm tiêu chuẩn EU 5 màu: R, G, B, Y, Black.
Chú ý: Việc sử dụng điện thế thấp cấp cho đa số bài thí nghiệm vừa đảm bảo an toàn cho thực
hành và không ảnh hưởng đến tính năng vật lý - kỹ thuật của sơ đồ khảo sát.

D. CẤP NGUỒN VÀ NỐI DÂY


Các module thực hành có các lối vào/ra và bộ linh kiện tải (LOAD) đang chưa được nối.
Khi thực hành cần nối mạch theo các sơ đồ của từng bài thí nghiệm.

60
Nguồn cho phần điều khiển đã được nối với chốt chung “+12VDC Input” trên bảng PE-802-
V3. Khi sử dụng chỉ cần nối nguồn +12V từ bục nguồn tới các chốt này là mạch điều khiển được
cấp điện.
Hệ thống nguồn đã nối sẵn. Khi sử dụng chỉ cần nối lối ra nguồn tương ứng với linh kiện để
tạo thành mạch điện.
Chú ý:
- Việc nối dây thực hiện khi các nguồn đều tắt.
- Cắm đúng phân cực của nguồn và đồng hồ đo.

E. CÁC BÀI THỰC HÀNH

E.1. THỰC HÀNH VỀ BỘ BIẾN ĐỔI DC-DC HẠ ÁP (BUCK CONVERTER)


Nhiệm vụ :
Học viên tìm hiểu và thực hành với bộ biến đổi DC-DC hạ áp.
Các bước thực hiện :
1. Nối sơ đồ thí nghiệm như hình 2.8
- Tắt các nguồn điện.
- Nối nguồn +12VDC từ bục nguồn với các chốt +12VDC INPUT trên bảng PE-802.
- Nối lối ra máy phát xung điều khiển Upwm với các chân G –S tương ứng của MOSFET.
- Nối các tải R và C cho mạch

Hình 2.8: Sơ đồ thí nghiệm bộ biến đổi DC-DC hạ áp

2. Đặt giá trị độ rộng xung điều khiển cực tiểu: vặn biến trở PWM Adj. về rìa trái.
3. Sử dụng dao động ký quan sát tín hiệu điều khiển Upwm và thế ra Uo. Vẽ giản đồ xung cho các
tín hiệu trên.

4. Vặn biến trở PWM Adj. tăng dân để thay đổi độ rộng xung điều khiển, quan sát sự thay đổi dạng
và giá trị điện áp Uo ra. Ghi lại kết quả.
……………..………………………………………………………………………………………
……………..………………………………………………………………………………………
……………..………………………………………………………………………………………

61
E.2. THỰC HÀNH VỀ BỘ BIẾN ĐỔI DC-DC NÂNG ÁP (BOOST CONVERTER)
Nhiệm vụ :
Học viên tìm hiểu và thực hành với bộ biến đổi DC-DC nâng áp.
Các bước thực hiện :
1. Nối sơ đồ thí nghiệm như hình 2.9

Hình 2.9: Sơ đồ thí nghiệm bộ biến đổi DC-DC nâng áp

- Tắt các nguồn điện.


- Nối nguồn +12VDC từ bục nguồn với các chốt +12VDC INPUT trên bảng PE-802.
- Nối lối ra máy phát xung điều khiển Upwm với các chân G –S tương ứng của MOSFET.
- Nối các tải R và C cho mạch

2. Đặt giá trị độ rộng xung điều khiển cực tiểu: vặn biến trở PWM Adj. về rìa trái.
3. Sử dụng dao động ký quan sát tín hiệu điều khiển Upwm và thế ra Uo. Vẽ giản đồ xung cho các
tín hiệu trên.
Vặn biến trở PWM Adj. tăng dân để thay đổi độ rộng xung điều khiển, quan sát sự thay đổi
dạng và giá trị điện áp Uo ra. Ghi lại kết quả.
……………..………………………………………………………………………………………
……………..………………………………………………………………………………………
……………..………………………………………………………………………………………

E.3. THỰC HÀNH VỀ BỘ BIẾN ĐỔI DC-DC HỖN HỢP (BUCK-BOOST CONVERTER)
Nhiệm vụ :
Học viên tìm hiểu và thực hành với bộ biến đổi DC-DC hỗn hợp.
Các bước thực hiện :
1. Nối sơ đồ thí nghiệm như hình 2.10:

62
Hình 2.10

- Tắt các nguồn điện.


- Nối nguồn +12VDC từ bục nguồn với các chốt +12VDC INPUT trên bảng PE-802.
- Nối lối ra máy phát xung điều khiển Upwm với các chân G –S tương ứng của MOSFET.
- Nối các tải R và C cho mạch

2. Đặt giá trị độ rộng xung điều khiển cực tiểu: vặn biến trở PWM Adj. về rìa trái.
3. Sử dụng dao động ký quan sát tín hiệu điều khiển Upwm và thế ra Uo. Vẽ giản đồ xung cho các
tín hiệu trên.

4. Vặn biến trở PWM Adj. tăng dân để thay đổi độ rộng xung điều khiển, quan sát sự thay đổi dạng
và giá trị điện áp Uo ra. Ghi lại kết quả.
……………..………………………………………………………………………………………
……………..………………………………………………………………………………………
……………..………………………………………………………………………………………
……………..………………………………………………………………………………………

E.4. THỰC HÀNH VỀ BỘ BIẾN ĐỔI VỚI 4 KHOÁ ĐIỆN TỬ (Four-Quadrant DC-DC
Chopper)
Nhiệm vụ :
Học viên tìm hiểu và thực hành với bộ biến đổi DC-DC 4 khoá.
Các bước thực hiện :
1. Nối sơ đồ thí nghiệm như hình 2.11:
- Tắt các nguồn điện.
- Nối nguồn +12VDC từ bục nguồn với các chốt +12VDC INPUT trên bảng PE-802.
- Nối lối ra máy phát xung điều khiển Upwm Output với lối vào Upwm Input trên bảng mạch. Chú
ý các chân điều khiển Q1-Q2 và Q3-Q4 đã nối sẵn với công tắc chọn nhánh điều khiển.
- Nối các tải R cho mạch.

2. Đặt giá trị độ rộng xung điều khiển cực tiểu: vặn biến trở PWM Adj. về rìa trái.

63
3. Đặt công tắc điều khiển ở vị trí Q1-Q2 ON.
4. Sử dụng dao động ký quan sát tín hiệu điều khiển Upwm và thế ra Uo. Vẽ giản đồ xung cho các
tín hiệu trên.

Hình 2.11

5. Đặt công tắc điều khiển ở vị trí Q3-Q4 ON.


6. Sử dụng dao động ký quan sát tín hiệu điều khiển Upwm và thế ra Uo. Vẽ giản đồ xung cho các
tín hiệu trên.

7. Vặn biến trở PWM Adj. tăng dân để thay đổi độ rộng xung điều khiển, quan sát sự thay đổi dạng
và giá trị điện áp Uo ra. Ghi lại kết quả.

64
……………..………………………………………………………………………………………
……………..………………………………………………………………………………………
……………..………………………………………………………………………………………
……………..………………………………………………………………………………………

65
BÀI 5: THỰC HÀNH VỀ CÁC BỘ NGHỊCH LƯU CÔNG SUẤT

A. MỤC ĐÍCH THỰC HÀNH


Học viên tìm hiểu và khảo sát hoạt động của các sơ đồ biến đổi DC-AC cơ bản tạo các sóng
vuông hoặc sóng sin lối ra cho tải 220V.

B. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Bộ nghịch lưu được sử dụng để biến đổi nguồn một chiều (DC) thành nguồn xoay chiều.
Trong thực tế, các bộ nghịch lưu được sử dụng khá rộng rãi để chuyển đổi năng lượng từ ắc quy,
pin mặt trời, … thành điện 220VAC sử dụng cho thiết bị hiện trường hoặc cho thiết bị điện trong
gia đình.

C. GIỚI THIỆU THIẾT BỊ THỰC HÀNH PE-805-V3


1. Bục nguồn và khung gá:
2. Module thực hành:
 Khối các bộ nghịch lưu gồm:
- Bộ nghịch lưu ngõ ra sóng vuông;
- Bộ nghịch lưu ngõ ra sóng sin; Bộ đèn.

3. Phụ kiện:
- Bộ dây có jắc cắm chồng 4mm tiêu chuẩn EU 5 màu: R, G, B, Y, Black.
66
Chú ý: Trong thí nghiệm thực hiện biến đổi thế thấp thành thế AC 220V lối ra. Vì vậy học
viên cần tuân thủ quy tắc an toàn điện, trước khi nối dây mắc sơ đồ thí nghiệm cần phải tắt
nguồn điện. Trong quá trình đo đạc, chú ý không tiếp xúc vào các điểm hở điện.

D. CẤP NGUỒN VÀ NỐI DÂY


Các module thực hành có các lối vào/ra và bộ linh kiện tải (LOAD) đang chưa được nối.
Khi thực hành cần nối mạch theo các sơ đồ của từng bài thí nghiệm.
Nguồn cho phần điều khiển đã được nối với chốt chung “+12VDC” trên bảng PE-805-V3.
Khi sử dụng chỉ cần nối nguồn +12V từ bục nguồn tới các chốt này là mạch điều khiển được cấp
điện.
Chú ý:
- Việc nối dây thực hiện khi các nguồn đều tắt.
- Cắm đúng phân cực của nguồn và đồng hồ đo.

E. CÁC BÀI THỰC HÀNH

E.1. THỰC HÀNH VỀ BỘ NGHỊCH LƯU NGÕ RA SÓNG VUÔNG


Nhiệm vụ :
Học viên tìm hiểu và thực hành với bộ nghịch lưu ngõ ra sóng vuông.
Các bước thực hiện :
1. Nối sơ đồ thí nghiệm như hình
- Tắt các nguồn điện.
- Nối nguồn +12VDC/ GND từ bục nguồn với các chốt +12VDC/GND trên phần Nghịch lưu ngõ ra
sóng vuông trên bảng PE-805.
- Nối lối ra máy phát xung điều khiển OUT1 Và OUT 2 với G1 và G2 tương ứng của MOSFET.
- Nối tải đèn cho mạch .

2. Đặt giá trị độ rộng xung điều khiển ở vị trí trung bình: vặn biến trở freq adj. về vị trí giữa.
3. Bật nguồn điện cho hệ thống. Sử dụng dao động ký quan sát tín hiệu điều khiển OUT1 và OUT2.
Điều chỉnh biến trở chỉnh tần số freq.Adj để tần số xung điều khiển là 50Hz.
4. Sử dụng dao động ký quan sát các tín hiệu ra tại OUT1 và OUT2, D1 và D2. Vẽ giản đồ cho các
tín hiệu trên.
5. Nối đất vỏ dao động ký. Đặt thang đo dao động ký tương ứng để đo thế ra 220V. Tắt nguồn
điện. Kẹp đầu đo vào các chốt tải đèn. Quan sát và vẽ lại dạng tín hiệu ra.
6. Nhận xét kết quả thí nghiệm.
……………..………………………………………………………………………………………
……………..………………………………………………………………………………………
……………..………………………………………………………………………………………
……………..………………………………………………………………………………………

67
E.2. THỰC HÀNH VỀ BỘ NGHỊCH LƯU NGÕ RA SÓNG SIN
Nhiệm vụ :
Học viên tìm hiểu và thực hành với bộ nghịch lưu ngõ ra sóng sin.
Các bước thực hiện :
1. Nối sơ đồ thí nghiệm như hình
- Tắt các nguồn điện.
- Nối nguồn +12VDC/ GND từ bục nguồn với các chốt +12VDC/GND trên phần Nghịch lưu ngõ ra
sóng sin trên bảng PE-805.
- Nối tải đèn cho mạch .
2. Sử dụng dao động ký quan sát các tín hiệu ra tại các cặp 1H0/VS1 (cho MOSFET V1);
2L0/GND-0V (cho MOSFET V4); 2H0/VS2 (cho MOSFET V2); 1L0/GND (cho MOSFET V3) và
tín hiệu giữa VS1-VS2. Vẽ giản đồ cho các tín hiệu trên.

68
3. Nhận xét kết quả thí nghiệm.
……………..………………………………………………………………………………………
……………..………………………………………………………………………………………
……………..………………………………………………………………………………………

69
BÀI 6: THỰC HÀNH VỚI BỘ BIẾN TẦN CÔNG NGHIỆP

A. MỤC ĐÍCH THỰC HÀNH


Học viên tìm hiểu, khảo sát hoạt động và vận hành bộ biến tần công nghiệp thực tế.

B. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
B.1. ĐIỀU KHIỂN ĐỘNG CƠ AC KHÔNG ĐỒNG BỘ BẰNG BIẾN TẦN
Phương pháp sử dụng biến tần để điều khiển động cơ không đồng bộ là phương pháp hiện đại, được
sử dụng rộng rãi hiện nay. Ưu điểm chính của phương pháp là cho phép điều khiển chính xác tốc độ
động cơ trong khoảng rộng, tăng hiệu suất sử dụng, tiết kiệm năng lượng (20-30% so với đấu motor
trực tiếp vào lưới), giá thành thấp.

C. GIỚI THIỆU THIẾT BỊ THỰC HÀNH


Thiết bị thực hành về các bộ biến tần công nghiệp bao gồm:
1. Bục nguồn và khung gá:
 Khung gá bằng thép sơn tĩnh điện có rãnh trượt để gắn module. Kích thước khung 600x300mm.
- Bục nguồn: kích thước 750x180 mm, bao gồm:

- Khối PS-340: Chứa công tắc nguồn 3 pha chung cho hệ thống, cầu chì 3 pha bảo vệ dòng.
- Khối PS-324: Cung cấp nguồn 3 pha 24VAC/5A và có công tắc nguồn riêng.
- Khối PS-012: Cung cấp nguồn DC 12V/1A và có công tắc nguồn riêng.
 Khối PS-100: Cung cấp nguồn 1 pha 220VAC và có công tắc nguồn riêng.
2. Module thực hành:
 Khối biến tần công nghiệp gồm:
- Bộ biến tần LS SV iE5; Các công tắc P1:P5 nối với trạm ra để điều khiển biến tần; CB đóng cắt
nguồn AC.

3. Phụ kiện:
- Motor 3 pha
70
- Bộ dây có jắc cắm chồng 4mm tiêu chuẩn EU 5 màu: R, G, B, Y, Black.

Chú ý: Trong thí nghiệm thực hiện với thế AC 220V. Vì vậy học viên cần tuân thủ quy tắc an
toàn điện, trước khi nối dây mắc sơ đồ thí nghiệm cần phải tắt nguồn điện. Trong quá trình
đo đạc, chú ý không tiếp xúc vào các điểm hở điện.

D. CẤP NGUỒN VÀ NỐI DÂY


- Các module thực hành có các lối vào/ra đã được nối sẵn.
- Nối motor chuyên dụng cho thí nghiệm này (đã đấu kiểu tam giác) với các lối ra của U, V, W của
biến tần.

Chú ý:
- Việc nối dây thực hiện khi các nguồn đều tắt.
- Cắm đúng phân cực của nguồn và đồng hồ đo.

E. CÁC BÀI THỰC HÀNH VỚI BIẾN TẦN SV iE5

E.1. THAO TÁC VỚI BÀN PHÍM VÀ CHỈ THỊ


E.1.1. Cấu trúc bàn phím điều khiển và chỉ thị của bộ biến tần iE5:

Trong đó :
 Các LED chỉ thị:
- SET: Thông báo biến tần đang ở chế độ xác lập
- RUN: Thông báo biến tần đang ở chế độ vận hành
- FWD: Thông báo biến tần đang ở chế độ vận hành chạy thuận
- REV: Thông báo biến tần đang ở chế độ vận hành chạy ngược
- $ LED 7-Segment (7 đoạn): Chỉ thị thông số, dữ liệu

71
Các số và ký tự hiển thị trên LED 7-segment như sau:

Chú ý: Bộ LED 7-segment chỉ hiển thị những số không có nghĩa, ví dụ, số 0 bên trái số 0 trước dấu
phảy không có nghĩa sẽ không sáng (OFF):

E.1.2. Cách thức sử dụng bàn phím


E.2. TÌM HIỂU CÁC HÀM – THÔNG SỐ CHỨC NĂNG

E.3. THỰC HÀNH ĐIỀU KHIỂN BIẾN TẦN TỪ BÀN PHÍM

E.4. THỰC HÀNH ĐIỀU KHIỂN BIẾN TẦN TỪ BIẾN TRỞ

E.5. QUAN SÁT TÍN HIỆU ĐIỀU KHIỂN IGBT

E.6. THỰC HÀNH VỚI CÁC THÔNG SỐ CHỨC NĂNG

72

You might also like