You are on page 1of 26

HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM

KHOA ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG HÀNG KHÔNG


‒‒‒‒‒‒

ĐỒ ÁN MÔN HỌC 1

TÊN ĐỀ TÀI: MẠCH BUCK DC-DC

Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:


Th.s Nguyễn Hữu Châu Minh Nguyễn Lê Bảo Duy
Mã số SV: 1953020068
Lớp: 19ĐHĐT02

TP Hồ Chí Minh-2022
LỜI CẢM ƠN

Em cảm ơn thầy đã tận tình chỉ dạy và hướng dẫn em cùng các bạn
trong học kì vừa qua. Em chúc thầy có thật nhiều sức khỏe và vui vẻ trong
mùa dịch này ạ.
Em xin trân trọng cảm ơn!
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
Phần đánh giá:
 Ý thức thực hiện:
 Nội dụng thực hiện:
 Hình thức trình bày:
 Tổng hợp kết quả:
Điểm bằng số: Điểm bằng chữ:

Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2022


GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
(Ký và ghi rõ họ tên)
LỜI MỞ ĐẦU
- Trong lĩnh vực kỹ thuật hiện đại ngày nay, việc chế tạo ra các bộ chuyển đổi
nguồn có chất lượng điện áp cao, kích thước nhỏ gọn cho các thiết bị sử dụng
điện là hết sức cần thiết. Quá trình xử lý biến đổi điện áp một chiều thành
điện áp một chiều khác gọi là quá trình biến đổi DC-DC. Cấu trúc mạch của
các bộ biến đổi DC-DC vốn không phức tạp nhưng vấn đề điều khiển nhằm
đạt được hiệu suất biến đổi cao và đảm bảo ổn định luôn là mục tiêu của các
công trình nghiên cứu.
- Em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Hữu Châu Minh đã tận tình quan
tâm hướng dẫn em trong suốt thời gian qua. Do còn việc hạn chế về trình độ
ngoại ngữ, chuyên môn và thiếu kinh nghiệm làm bài nên đồ án của em còn
nhiều khiếm khuyết, sai sót. Em mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp từ
thầy để có thể thấy rõ những điều cần nghiên cứu bổ sung, giúp cho việc xây
dựng đề tài đạt đến kết quả hoàn thiện hơn.
MỤC LỤC
Chương 1. PHÂN TÍCH NHIỆM VỤ
1.1 Đề tài ........................................................................................................... 1
1.2 Mục đích nghiên cứu....................................................................................1
1.3 Nội dung nghiên cứu....................................................................................1
Chương 2: TỔNG QUAN VỀ MẠCH BUCK DC-DC
2.1 Khái niệm .................................................................................................... 2
2.2 Các khái niệm lý thuyết liên quan đến vấn đề nghiên cứu..........................3
2.3 Các linh kiện được sử dụng......................................................................... 4
Chương 3: TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ MẠCH
3.1 Sơ đồ khối toàn mạch................................................................................10
3.2 Sơ đồ nguyên lý và nguyên lý hoạt động................................................. 11
3.3 Tính toán mạch lực....................................................................................12
3.3.1 Tính toán cuộn cảm L....................................................................12
3.3.2 Tính toán tụ C đầu ra.....................................................................12
3.3.3 Tính toán diode D và Mosfet........................................................ 13
Chương 4: THI CÔNG VÀ KẾT QUẢ
4.1 Thi công ....................................................................................................15
4.1.1 Mô phỏng trên proteus.................................................................. 15
4.1.2 Mô phỏng trên kicad..................................................................... 16
4.1.3 Vẽ PCB.......................................................................................... 17
4.1.4 Mạch 3D........................................................................................ 17
4.2 Kết quả kiểm thử mạch............................................................................. 18
Chương 4: KẾT LUẬN
5.1 Kết luận..................................................................................................... 19
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1. Sơ đồ mạch Buck................................................................................2
Hình 2.2. Duty cycle...........................................................................................3
Hình 2.3.1. Hình ảnh điện trở............................................................................4
Hình 2.3.2. Hình ảnh biến trở............................................................................5
Hình 2.3.3. Hình ảnh tụ điện............................................................................. 5
Hình 2.3.4. Hình ảnh cuộn cảm......................................................................... 6
Hình 2.3.5. Hình ảnh diode................................................................................7
Hình 2.3.6. Hình ảnh MOSFET......................................................................... 8
Hình 2.3.7.a. Hình ảnh IC IR2112.....................................................................9
Hình 2.3.7.b. Sơ đồ chân IC IR2112..................................................................9
Hình 2 3.8. Hình ảnh Arduino........................................................................ 10
Hình 3.1. Sơ đồ khối mạch Buck.....................................................................11
Hình 3.2.1. Sơ đồ mạch Buck đơn giản.......................................................... 12
Hình 3.2.2. Khi khóa chuyển mạch ON.......................................................... 12
Hình 3.2.3. Khi khóa chuyển mạch OFF........................................................ 13
Hình 4.1.1.a. Mạch mô phỏng proteus........................................................... 15
Hình 4.1.1.b. Hình DUTYCYCLE................................................................... 15
Hình 4.1.1.c. Độ cao xung.............................................................................. 16
Hình 4.1.2.a. Mạch mô phỏng Kicad..............................................................16
Hình 4.1.2.b. Chọn linh kiện Kicad................................................................ 17
Hình 4.1.3. Mạch mô phỏng PCB................................................................... 17
Hình 4.1.4.a. Mạch 3D mặt trên..................................................................... 17
Hình 4.1.4.b. Mạch 3D mặt dưới.................................................................... 18
Chương 1. PHÂN TÍCH NHIỆM VỤ
1.1 Đề tài
Thiết kế mạch buck dc-dc với yêu cầu kỹ thuật:

 Input Vin =12v

 Output Vout = 5V

 Hiệu suất: n = 90%

1.2 Mục đích nghiên cứu


- Học phần đồ án 1 định hướng sinh viên làm mạch chú trọng đến
ANALOG, giúp sinh viên nắm vững những kiến thức đã học và áp dụng
vào thực tiễn, quen với việc thiết kế , làm mạch thật và đo đạt mạch.
- Thiết kế mạch Buck không quá phức tạp nhưng vẫn đạt được hiệu suất
chuyển đổi cao và đảm bảo ổn định luôn là mục tiêu của công trình nghiên
cứu.
1.3 Nội dung nghiên cứu
Báo cáo gồm 6 chương:

 Phân tích nhiệm vụ

 Tổng quan về mạch buck

 Tính toán mạch lực

 Thiết kế nguyên lý và mạch in

 Kết quả thực nghiệm

 Kết luận

1
Chương 2: TỔNG QUAN VỀ MẠCH BUCK DC-DC
2.1 Khái niệm
- Mạch Buck còn được gọi là mạch Buck hạ áp và tên tiếng Anh đầy đủ là
Buck Converter. Đây là một bộ chuyển đổi DC-Dc phổ biến nhất hiện nay, nó
thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi điện áp cao sang điện áp thấp cực hiệu quả đó
nhé! Buck giúp chuyển đổi năng lượng một cách hiệu quả thông qua đó mà
nói kéo dài tuổi thọ của pin, giảm sinh nhiệt trong quá trình vận hành và cho
phép xây dựng các tiện ích nhỏ hơn.
- Bộ nguồn buck chỉ có bốn phần chính. Chúng là công tắc (Q1 trong hình
bên dưới), diode (D1 trong hình bên dưới), cuộn cảm (L1 trong hình bên dưới)
và bộ lọc tụ điện (C1 trong hình bên dưới). Điện áp đầu vào VIN phải cao hơn
điện áp đầu ra VOUT để đủ điều kiện làm Bộ nguồn buck hoạt động.

Hình 2.1. Sơ đồ mạch Buck DC-DC


- Bộ nguồn buck hoạt động như một Bộ nguồn điện áp nhưng sử dụng hoạt
động chuyển đổi của một phần bán dẫn như BJT, MOSFET hoặc IGBT. Q1 sẽ
bật và tắt liên tục, D1 hoạt động như một diode freewheel, L1 sẽ sạc và xả
năng lượng trong khi C1 sẽ tích trữ năng lượng. Bộ nguồn Buck là Bộ nguồn
điện áp tổn thất thấp và có hiệu suất hơn 90% khi được thiết kế phù hợp.

2
2.2 Các khái niệm lý thuyết liên quan đến vấn đề nghiên cứu
- Chu kỳ làm việc hoặc chu kỳ nguồn là phần của một chu kỳ trong đó tín
hiệu hoặc hệ thống đang hoạt động. Chu kỳ nhiệm vụ thường được biểu thị
dưới dạng phần trăm hoặc tỷ lệ. Khoảng thời gian là thời gian cần thiết để một
tín hiệu hoàn thành một chu kỳ bật và tắt.

Hình 2.2. Duty cycle


Công thức tính:

3
2.3 Các linh kiện được sử dụng
2.3.1 Điện trở 100
- Điện trở là một linh kiện điện tử có công dụng dễ hiểu nhất là để giảm dòng
điện chảy trong mạch (hạn chế cường độ dòng điện). Đây cũng là câu trả lời
cho nhiều người không biết resistor là gì. Trong tiếng Anh, resistor là điện trở.
- Khả năng giảm dòng điện của điện trở được gọi là điện trở suất và được đo
bằng đơn vị ohms (đơn vị điện trở).
- Nếu chúng ta tạo ra sự tương tự với dòng nước chảy qua các đường ống, thì
điện trở là một ống mỏng làm giảm lưu lượng nước.

Hình 2.3.1. Hình ảnh điện trở


- Điện trở 100 Ohm 1/4W Carbon film có giá trị dung sai rất nhỏ 5%, và chất
lượng cao (nhiễu nhiệt nhỏ, đặc tính tần cao). Tuy nhiên, điện trở Carbon fim
có công suất rất thấp chỉ 1/4W. Điện trở cắm 100 Ohm 1/4W có kích thước
nhỏ chiều dài chỉ 6.5mm, rộng 2mm, chân cắm 0,5mm. Nhiệt độ hoạt động
từ −55� � đến 155� � và dải điện áp rộng thích hợp với nhiều mạch điện tử

4
2.3.2 Biến trở 50K
- Biến trở là một linh kiện dùng để thay đổi được giá trị điện trở của mình từ
mức min cho tới mức max. Biến trở 50K điều đó có nghĩa rằng đây là một
biến trở con chạy có thể thay đổi giá trị điện trở từ 0-50k (kí lô ohm).

Hình 2.3.2. Hình ảnh biến trở


2.3.3 Tụ điện
- Tụ hóa 10uF 50V là tụ phân cực, có dung môi là một lớp hóa chất. Tụ hóa
10uF 50V là tụ có hình trụ, trị số được ghi trực tiếp trên thân tụ. Sau trị
số điện dung bao giờ cũng có giá trị điện áp, điện áp ghi trên tụ chính là điện
áp cực đại mà tụ có thể chịu được, vượt qua giá trị này thì lớp cách điện sẽ bị
đánh thủng , trong thực tế ta phải lắp tụ có trị số điện áp cao gấp khoảng 1,5
lần điện áp của mạch điện.

Hình 2.3.3. Hình ảnh tụ điện


Thông số kỹ thuật:
Điện dung: 10uF
5
Điện áp: 50V
Nhiệt độ hoạt động: -55°C -- 125°C
Loại: Điện dung cố định
2.3.4 Cuộn cảm
- Cuộn cảm có tên gọi là cuộn từ hay cuộn từ cảm, là một linh kiện điện tử thụ
động được cấu tạo từ rất nhiều vòng dây điện (lõi đồng) quấn xung quanh các
lõi (sắt non, nam châm, không khí). Khi dòng điện chạy qua sẽ sinh ra từ
trường, độ mạnh của từ trường mạnh hay yếu gọi là độ tự cảm hay từ dung ký
hiệu là L và đơn vị đo là Henry (H). Các lõi sắt trong cuộn cảm được làm
bằng các tấm lá thép non.

Hình 2.3.4. Hình ảnh cuộn cảm


2.3.5 Diode
- 1N4007 là một diode đa năng được sử dụng rộng rãi. Nó thường được dùng
làm bộ chỉnh lưu trong phần nguồn điện của các thiết bị điện tử để chuyển đổi
điện áp AC thành DC với các tụ lọc khác. Nó là một diode của dòng 1N400x,
trong đó cũng có những diode tương tự khác từ 1N4001 đến 1N4007 và sự
khác biệt duy nhất giữa chúng là điện áp ngược lặp lại tối đa.
- Nó cũng có thể được sử dụng trong bất kỳ ứng dụng chung nào cần diode.
Diode 1N4007 được chế tạo để làm việc với điện áp cao và nó có thể dễ dàng
xử lý điện áp dưới 1000V. Với dòng điện trung bình 1000mA hay 1A, công
suất tiêu thụ 3W, kích thước nhỏ và giá rẻ diode này rất lý tưởng cho nhiều
ứng dụng khác nhau.
6
Hình 2.3.5. Hình ảnh diode
Tính năng / thông số kỹ thuật
Loại gói: DO-45 và SMD
Loại diode: diode ứng dụng chung chỉnh lưu silicon
Điện áp ngược lặp lại tối đa là: 1000 V
Dòng Fwd trung bình: 1000mA
Dòng Fwd tối đa không lặp lại: 30A
Công suất tiêu thụ tối đa là: 3W
Nhiệt độ lưu trữ và hoạt động phải là: -55 đến +175 độ C.

2.3.6 Mosfet ( IRF540N)


- IRF540 là MOSFET công suất được thiết kế điều khiển tải dòng điện cao.
Nó có thể xử lý tải tối đa lên đến 23A và điện áp tải tối đa lên đến 100V DC.
Nó được sử dụng công nghệ rãnh giúp đạt được khả năng điều khiển cao. Nó
có thể được sử dụng cho cả mục đích công tắc và khuếch đại. Transistor này
sở hữu một số tính năng tốt rất lý tưởng để sử dụng làm công tắc. Nó có khả
năng thực hiện chuyển mạch tốc độ cao vì vậy nó có thể được sử dụng trong
nhiều ứng dụng khác nhau cần chuyển mạch cho tải với tốc độ cao như UPS.
- Ngoài ra, nó cũng có thể được sử dụng như một bộ khuếch đại, công suất
tiêu tán tối đa 100W rất lý tưởng để xây dựng bộ khuếch đại âm thanh công
suất lớn và nó cũng có thể được sử dụng trong các tầng khuếch đại âm thanh
công suất lớn.

7
Hình 2.3.6. Hình ảnh MOSFET
Loại transistor: Kênh N
Điện áp tối đa từ cực máng đến cực nguồn: 100V
Điện áp tối đa từ cực cổng đến cực nguồn phải là: ± 20V
Dòng cực máng liên tục tối đa là: 23A (Các nhà sản xuất khác nhau có định
mức hơi khác nhau về dòng cực máng liên tục)
Dòng cực máng xung tối đa là: 92A (Các nhà sản xuất khác nhau có định mức
hơi khác nhau về dòng cực máng liên tục)
Công suất tiêu tán tối đa là: 100W
Điện áp tối thiểu cần thiết để dẫn điện: 2V đến 4V
Nhiệt độ bảo quản và hoạt động phải là: -55 đến +150 độ C

8
2.3.7 IC ( IR2112)
- IR2112 là một IC điện áp cao, điều khiển MOSFET và IGBT. Có các kênh
đầu ra tham chiếu high-side và low-side độc lập với điện áp ngưỡng 600 V.
Tính năng Bootstrap giúp nó tương thích với các ứng dụng của bộ điều khiển
high-side.

Hình 2.3.7.a. Hình ảnh IC IR2112

Hình 2.3.7.b. Sơ đồ chân IC IR2112

9
2.3.8 Arduino
- Arduino là nền tảng mã nguồn hay là nền tảng vi mạch thiết kế có chức năng
tạo tính liên kết và tương tác với nhau giữa các ứng dụng điện tử được con
người xây dựng. Arduino còn được sử dụng để thay thế các công cụ chuyện
nạp code cho người lập trình giúp các dự án điện tử trở nên dễ dàng và đơn
giản hơn. Một Arduino sẽ bao gồm phần cứng là Open – source hardware và
phần mềm là Open – source softwave.

Hình 2 3.8. Hình ảnh Arduino

10
Chương 3: TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ MẠCH
3.1 Sơ đồ khối toàn mạch
- Xem sơ đồ khối đơn giản bên dưới. Hầu hết các bộ chuyển đổi DC sang DC
hoạt động như nguồn cung cấp điện cho chế độ chuyển mạch. Đầu vào của nó
là nguồn DC cung cấp không được kiểm soát . Đầu ra là điện áp DC được
điều chỉnh ổn định.
- Nói một cách đơn giản, bộ chuyển đổi DC sang DC sẽ thay đổi nguồn điện
áp. Cao hơn hoặc thấp hơn điện áp ban đầu. Khi chúng ta thấy một mạch
chuyển đổi buck cơ bản.

Hình 3.1. Sơ đồ khối mạch Buck


- Có thể hiểu đơn giản:
+Vin là một điện áp đầu vào phổ biến như Hoa Kỳ. Và ” Uin ” cho
quốc gia Châu Âu.
+Vout là điện áp đầu ra của Hoa Kỳ. Và ” Uout ” ở các nước Châu Âu.
- Trong mạch này, nó chỉ bao gồm 3 thành phần chính.
• S là khóa chuyển mạch điện tử
• D là một diode.
• L là một cuộn dây
• C là Tụ điện.

11
3.2 Sơ đồ nguyên lý và nguyên lý hoạt động

Hình 3.2.1. Sơ đồ mạch Buck đơn giản


- Khi khóa chuyển mạch dẫn khi đó dòng qua mosfet cũng chính là dòng qua
L1 và nạp vào cho tụ điện và duy trì dòng qua tải .Dòng qua L1 và dòng nạp
vào tụ C1 không tăng đột ngột mà tăng từ từ khi đó điện áp ra trên tải cũng
tăng từ từ ,lúc này diode D1 không dẫn vì bị phân cực ngược .

Hình 3.2.2. Khi khóa chuyển mạch ON


- Khi khóa chuyển mạch tắt dòng qua tải được lấy từ cuộn cảm L1 và 1 phần
nhỏ của tụ điện C1 ( tụ phóng ) lúc này diode D1 dẫn ngay lập tức và dòng
qua tải lúc này chính là dòng qua diode . Diode D1 bắt buộc phải có để bảo vệ
mosfet khỏi bị hỏng do điện áp ngược đặt lên nó khi cắt dòng .Điện áp ngược
12
do cuộn cảm L1 sinh ra cộng với nguồn E có thể đánh chết mosfet ngay lập
tức.

Hình 3.2.3. Khi khóa chuyển mạch OFF


3.3 Tính toán mạch lực
- Tính toán các thành phần của mạch lực theo thông số của nguồn như công
suất, điện áp vào ra dòng tải…
Các thông số của mạch như sau:
- Vin = 12V
- Vout = 5V ± 0,1%
- n ≈ 90%
- FS = 62,5kHz
1 1
- T = �� = 62,5� = 16 us
���� 5
- D = ���. � = 12.0,9 = 0.46

∆IL = 10%. I = 0,1.5 = 0,5A


∆Vc = 10%.Vo = 0,1.5 = 0,5V
Mạch lực sử dụng các thành phần sau:
3.3.1 Tính toán cuộn cảm L
(��� − ����).� (24 − 12).0,55
L= ��.∆IL
= 62.5�.0,5
= 103uH

Chọn L1= 150uH , 3A


3.3.2 Tính toán tụ C đầu ra

13
(∆IL) (0,5)
C= = = 2uF
8.��.∆Vc 8.62,5�.0,5

Chọn tụ C1 có giá trị là 10uF, 50V


3.3.3 Tính toán diode D và Mosfet
- Ta chọn diode D1 1N4007 với thông số 1000V, 3W,1A
- Ta chọn van là loại IRF540N với các thông số:
VDDS = 100V
RDS(on) = 44m Ω
ID = 33 A
Tốc độ chuyển mạch nhanh
Dải nhiệt độ làm việc: -25 ÷ +1750C
Kiểu vỏ: TO-220

14
Chương 4: THI CÔNG VÀ KẾT QUẢ
4.1 Thi công
4.1.1. Mô phỏng trên proteus

Hình 4.1.1.a. Mạch mô phỏng proteus

Hình 4.1.1.b. Hình DUTYCYCLE


15
Hình

4.1.1.c. Độ cao xung

4.1.2. Mô phỏng Kicad

Hình 4.1.2.a. Mạch mô phỏng Kicad

16
Hình 4.1.2.b. Chọn linh kiện Kicad
4.1.3. Vẽ PCB

Hình 4.1.3. Mạch mô phỏng PCB


4.1.4. Mạch 3D
 Mặt trên

Hình 4.1.4.a. Mạch 3D mặt trên


 Mặt dưới

17
Hình 4.1.4.b. Mạch 3D mặt dưới

4.2 Kết quả kiểm thử mạch

Kết quả tính toán Kết quả thực tế

Vout 5V 4.8V

Iout 0,5A 0,5A

18
Chương 5: KẾT LUẬN
5.1 Kết luận
- Kết quả tính toán giống với thực tế sai số khoảng 2.5%. Kết thúc đồ án 1,
em đã thực hiện được đúng tiến bộ và đạt được chỉ tiêu đề ra, một số kiến
thức thu được :
- Thiết kế được mạch Buck DC-DC.
- Mô hình hóa được đối tượng.
- Tính toán được các giá trị linh kiện trong mạch.
- Đã mô phỏng mô hình được bằng Proteus.
- Trong suốt quá trình làm việc không thể thiếu được các ý kiến hướng dẫn
của thầy Nguyễn Hữu Châu Minh. Chúng em xin cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt
tình của thầy trong suốt quá trình làm đồ án. Trong suốt quá trình thực hiện
mặc dù cố gắng hết sức nhưng kiến thức rộng lớn, chúng em còn nhiều thiếu
sót và rất mong được sự đóng góp, góp ý từ phía thầy để chúng em hoàn thiện
hơn.

19
TÀI LIÊU THAM KHẢO

[1] Fundamentals of Power Electronics - Erickson.


[2] Lý thuyết điều khiển tuyến tính - PGS Nguyễn Doãn Phước.
[3] Giáo trình điện tử công suất- Trần Trọng Minh
[4] Transformer and Inductor Design Handbook – Lyman
[5] Aluminum Capacitors Axial Miniature, Long-Life, Vishay

20

You might also like