You are on page 1of 4

PHIẾU ĐỀ XUẤT ĐỀ TÀI KHOA HỌC CÔNG NGHỆ

1. Tên Đề tài/nhiệm vụ:

“Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo hợp bộ thí nghiệm rơ le đa chức năng phục vụ
công tác đào tạo”

2. Mục tiêu, yêu cầu

2.1. Mục tiêu, yêu cầu về kết quả nghiên cứu

- Mục tiêu, yêu cầu khoa học công nghệ

Rơ le bảo vệ đóng (RLBV) vai trò rất quan trọng trong việc vận hành an toàn hệ
thống điện. Nhiệm vụ chính của RLBV là phát hiện các tình trạng làm việc không bình
thường hoặc sự cố xảy ra thuộc phạm vi bảo vệ từ đó gửi tín hiệu đi cắt máy cắt, giải trừ
nhanh sự cố, góp phần đảm bảo cho hệ thống điện làm việc liên tục và tin cậy. Nguyên
tắc chung của RVBV là giám sát các giá trị dòng điện, điện áp, tần số...tại điểm đặt bảo
vệ. Nếu các giá trị đó nằm ngoài giá trị thiết lập thì rơ le phải phát hiện nhanh chóng và
tác động chọn lọc kịp thời.

Khi phối hợp bảo vệ trên toàn hệ thống các rơ le cần phải được chỉnh định, cài đặt
sao cho tối ưu, vừa đảm bảo tác động chính xác, vừa đảm bảo nhanh chóng loại trừ sự cố
càng nhanh càng tốt. Trước khi xuất xưởng hoặc trước khi đưa vào vận hành các rơ le
bảo vệ đều được thí nghiệm để kiểm tra, đánh khả năng làm việc. Công tác ấy gọi là thí
nghiệm rơ le mà bản chất là giả lập cá tình hưống không bình thường hoặc sự cố mà rơ le
phải làm việc trong thực tế. Các tình huống đó được tạo ra tùy thuộc vào từng chức năng
bảo vệ được tiến hành trên hợp bộ thử nghiệm rơ le (Relay Test Set).

Các hợp bộ thí nghiệm rơ le hiện nay đang sử dụng tại Trường Cao đẳng Điện lực
miền Trung phần lớn đều thực hiện nguyên tắc giả lập sự cố dựa vào các phần tử thụ
động bao gồm các biến áp tự ngẫu, biến áp cách ly, các bộ tạo dòng và tạo áp, bộ dịch
pha và các dụng cụ đo lường. Thực tế giảng dạy cho thấy khi thử nghiệm các chức năng
có liên quan đến tần số, sóng hài, so lệch hoặc khoảng cách thì công việc cực kỳ phức tạp
và đôi khi không thể thực hiện được…Trong thời gian gần đây với sự phát triển và ứng
dụng ngày càng sâu rộng của Điện tử công suất mà các hợp bộ thí nghiệm rơ le kỹ thuật
số đã được nghiên cứu chế tạo. Điển hình của loại thiết bị này là các hợp bộ thí nghiệm
rơ le của các hãng Omicron, Megger Pulsar, Ponovo…tuy vậy giá thành rất cao và yêu
cầu sử dụng cũng rất nghiêm ngặt và phức tạp.

Xuất phát từ các vấn đề nêu trên, để tạo điều kiện nghiên cứu làm chủ công nghệ và
tiết kiệm chi phí mua sắm trang thiết bị trong đào tạo, góp phần triển khai trang thiết bị
thí nghiệm thực hành cho công tác nghiên cứu giảng dạy nên đề tài "Nghiên cứu, thiết
kế và chế tạo hợp bộ thí nghiệm rơ le đa chức năng phục vụ công tác đào tạo" được
nhóm nghiên cứu đề xuất cho thực hiện.

Hợp bộ này sau khi hoàn thành phải đảm bảo thực hiện được tất cả các hạng mục thí
nghiệm của thí nghiệm rơ le, có tính linh hoạt trong công tác thí nghiệm, có kết cấu gọn
nhẹ và khả năng tùy biến; có thể tiến hành thí nghiệm được nhiều loại rơ le bảo vệ khác
nhau như bảo vệ so lệch, bảo vệ khoảng cách, bảo vệ tần số… ngoài ra còn có thể mở
rộng ứng dụng sang các lĩnh vực thí nghiệm khác như thí nghiệm biến dòng điện, biến
điện áp, công tơ điện tử.

2.2. Dự kiến nơi ứng dụng kết quả nghiên cứu:

- Trường Cao đẳng Điện lực miền Trung, Tổng Công ty Điện lực miền Trung

2.3. Dự kiến thời gian ứng dụng: 5/2023 đến 5/2024

3. Các nội dung nghiên cứu chính

 Đề xuất các tính năng kỹ thuật (số kênh dòng điện, điện áp, độ phân giải, độ chính
xác...) và chức năng cần có của thiết bị thí nghiệm rơ le đa chức năng.
 Đề xuất nguyên tắc thực hiện, sơ đồ khối và chức năng của các khối; đề xuất giao
thức điều khiển và giao tiếp giữa các khối, giao tiếp giữa hợp bộ thí nghiệm và
máy tính.
 Xác định các chỉ tiêu kỹ thuật của các cảm biến đo lường bao gồm dòng điện, điện
áp, tần số, góc pha, công suất với dãi đo từ 50 đến 500 Hz
 Tính toán thiết kế các bộ nghịch lưu một pha cho phép có thể điều chỉnh tần số,
biên độ, góc pha một cách độc lập, tức thời tạo điều kiện giả lập các hệ vector sự
cố trong thí nghiệm.
 Tính toán thiết kế khối xử lý trung tâm, giao diện HMI, khối giao tiếp truyền
thông trên Wifi hoặc Ethernet.
 Chọn lựa và xây dựng giao thức truyền thông giữa máy tính và hợp bộ thí nghiệm,
phát triển phần mềm điều khiển trên ngôn ngữ lập trình C#
 Lập trình các khối, kết nối và thử nghiệm giao thức điều khiển.
 Thực hiện công tác hiệu chỉnh và chạy thử thiết bị trong thời gian dài để xác định
mức độ ổn định.

Chương trình nghiên cứu dự kiến gồm 4 giai đoạn:

 Giai đoạn 1: Tham khảo tài liệu, qui trình thí nghiệm các loại rơ le bảo vệ, khảo
sát thiết kế các hợp bộ thí nghiệm của nước ngoài như PTE-100C, Sverker-750,
Pulsar và kết hợp kinh nghiệm sử dụng thiết bị trong quá trình thí nghiệm của đồng
nghiệp làm công tác thí nghiệm để tính toán đề xuất các chỉ tiêu, cấu hình, tính năng
cần có của thiết bị.
 Giai đoạn 2: Tính toán lựa chọn các bộ nghịch lưu dòng điện, điện áp, khối xử lý
trung tâm, các cảm biến đo lường. Xây dựng phần mềm và phần cứng cho thiết bị.
 Giai đoạn 3: Thử nghiệm & hiệu chỉnh thiết bị.
 Giai đoạn 4: Hoàn thiện sản phẩm dựa trên các ý kiến phản hồi và kết quả thực
nghiệm.
Một số vấn mới được đề cập trong đề tài

Các hợp bộ thí nghiệm rơ le kiểu điện từ có ưu điểm là kết cấu đơn giản, hoạt động
tin cậy nhưng kích thước và khối lượng lớn. Các hợp bộ này dần dần được thay thế bằng
các hợp bộ thí nghiệm rơ le kỹ thuật số nhưng do chi phí đầu tư lớn nên khó có thể trang
bị rộng rãi cho các phòng thí nghiệm tại các trường. Với kinh nghiệm nhiều năm trong
giảng dạy về thí nghiệm rơ le nhóm nghiên cứu đề xuất mô hình và thực hiện thiết kế chế
tạo hợp bộ thí nghiệm rơ le đa chức năng trên nền tảng là các bộ nghịch lưu sóng xoay
chiều hình sine có thể điều chỉnh pha, biên độ và tần số một cách độc lập. Vấn đề này
trước đây thực hiện tương đối khó khăn nhưng hiện nay nhờ sự phát triển và ngày càng
thông dụng của các vi mạch xử lý tín hiệu số(DSP, DSC), vi mạch khả trình (FPGA) và
các linh kiện điện tử công suất tốc độ cao đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc tự nghiên
cứu phát triển các bộ nghịch lưu sóng xoay chiều hình sine chất lượng cao có thể sử dụng
làm nguồn tín hiệu cho các hợp bộ thí nghiệm một cách hiệu quả.
Kết quả nghiên cứu của đề tài cho phép chế tạo Hợp bộ thí nghiệm rơ le đa chức
năng có thể tiến hành thí nghiệm nhiều loại rơ le bảo vệ khác nhau chỉ cần một thiết bị,
đồng thời có thể mở rộng thí nghiệm sang các lĩnh vực khác như kiểm thử công tơ, thí
nghiệm biến dòng điện, biến điện áp, đo điện trở tiếp xúc, điện kháng.. Đề tài áp dụng
100% công nghệ trong nước, sản phẩm có kết cấu gọn nhẹ dễ vận chuyển, có giao diện
trực quan dễ khai thác sử dụng cho mục đích giảng dạy cũng như ứng dụng thí nghiệm
trong thực tế.

4. Sản phẩm ĐT/NV

- Bộ thiết bị Hợp bộ thí nghiệm rơ le đa chức năng bao gồm: Hợp bộ thí nghiệm
xách tay di động, máy tính và phần mềm giao tiếp điều khiển. Yêu cầu kĩ thuật: đo
lường với cấp chính xác đạt theo TCVN; bơm được 6 kênh dòng điện đến 10A
/kênh (hoặc 60A với 6 kênh song song), 3 kênh điện áp đến 250V/kênh, đo thời
gian tác động chính xác đến 1uS và tần số tối đa 500 Hz, có thể tiến hành thí
nghiệm được nhiều chức năng bảo vệ khác nhau.
- Tài liệu hướng dẫn sử dụng và hướng dẫn mở rộng chức năng tùy biến theo nhu
cầu thực tế.

5. Thời gian thực hiện: 12 tháng

Từ tháng 5 năm 2023 đến tháng 5 năm 2024.

6. Kinh phí (dự kiến): 450.000.000 (Bốn trăm năm mươi triệu đồng)

7. Cơ quan chủ trì: Trường Cao đẳng Điện lực miền Trung. Địa chỉ : 04 Nguyễn Tất
Thành-TP Hội An- Quảng Nam

Chủ nhiệm đề tài : ThS. Nguyễn Anh Tuyên, Trường Cao đẳng Điện lực miền Trung.

8. Yêu cầu đặc biệt để thực hiện ĐT/NV

Quảng Nam, ngày tháng năm 2022


Đại diện cơ quan đăng ký
(ký tên và đóng dấu)

You might also like