You are on page 1of 11

CHƯƠNG 1.

TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐIỆN NĂNG (08 GIỜ)

1. CHẤT LƯỢNG ĐIỆN NĂNG LÀ GÌ?


1.1. Định nghĩa chất lượng điện năng.
Điện năng là một mặt hàng đặc biệt, một sản phẩm mà chất lượng của sản
phẩm này có tác động rất lớn đến sự phát triển của các ngành trong nền kinh tế
và đến mọi mặt đời sống của xã hội.
Đảm bảo chất lượng điện năng sẽ tái khẳng định vị trí ngành điện là doanh
nghiệp mũi nhọn trong nền kinh tế.
Ngành điện đã tham gia vào “thị trường điện” khi đó từ khâu phát điện,
truyền tải điện, phân phối điện đều phải đảm bảo chất lượng điện năng.
Chất lượng điện năng không được đảm bảo sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến
doanh thu và lợi nhuận của ngành điện, đến chất lượng sản phẩm của các doanh
nghiệp sản xuất. Điều này sẽ làm cho năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp
trong nền kinh tế kém hơn so với các nước bạn, gây ảnh hưởng cho nền kinh tế
và tác động trực tiếp đến mọi mặt của đời sống xã hội.
Do đó vấn đề nghiên cứu chất lượng điện năng và đảm bảo chất lượng điện
năng có ý nghĩa thực tiễn và cấp thiết.
Định nghĩa về chất lượng điện năng khác nhau tùy theo quan điểm. Với
quan điểm xem hộ tiêu thụ là đối tượng cần quan tâm thì định nghĩa chất lượng
điện năng sẽ nhìn nhận từ phía hộ tiêu thụ:
“Chất lượng điện năng là bất cứ vấn đề nào liên quan đến sai lệch điện
áp, dòng điện hoặc tần số mà có thể gây ra sự cố hoặc làm việc không đúng
của các thiết bị tại hộ tiêu thụ”.

Hình 1.1. Dạng sóng áp – dòng 3 pha


1.2. Các thuật ngữ liên quan đến chất lượng điện năng.
1. 2.1. Các hiện tượng quá độ (transients): 02 dạng
a. Xung quá độ
- Là sự đột biến trong chế độ xác lập của dòng điện hoặc điện áp hoặc cả
hai về một phía cực tính.
- Xung quá độ thường được miêu tả bằng độ dốc đầu sóng và thời gian suy
giảm.
Ví dụ: Xung có tham số “1.2x50µs 2000 vôn” – xung này có điện áp tăng
từ 0 đến giá trị đỉnh 2000 vôn trong 1.2µs và giảm xuống tới một nửa giá trị
đỉnh trong 50µs.

Hình 1.2. Ví dụ xung dòng điện sét (xung âm)


b. Dao động quá độ
- Là sự đột biến trong chế độ xác lập của dòng điện hoặc điện áp hoặc cả
hai về cả hai phía cực tính.
- Dao động quá độ thường được miêu tả bằng phổ tần, khoảng thời gian tồn
tại và độ lớn.
- Các dao động quá độ tần số cao: > 500kHz, thời gian tính bằng micro
giây.
- Các dao động quá độ tần số trung bình: 5 đến 500kHz, thời gian hàng
chục micro giây.
- Các dao động quá độ tần số thấp: < 5kHz, thời gian: 0.3 đến 50 micro
giây
Ví dụ của dao động quá độ:
H
ình 1.3. Dao động tần số thấp khi đóng bộ tụ 35kV
1.2.2. Biến thiên điện áp kéo dài
Là các biến thiên điện áp kéo theo sự biến đổi giá trị hiệu dụng của điện áp
trong khoảng thời gian lớn hơn 1 phút.
Dao động điện áp kéo dài có thể bao gồm quá áp và sụt áp.
- Quá áp: URMS > 110% - kéo dài hơn 1 phút
- Sụt áp: URMS < 90% - kéo dài hơn 1 phút
1.2.3. Biến thiên điện áp ngắn hạn (dip hoặc sag trong các tiêu chuẩn)
- Mất điện ngắn hạn: khi URMS < 0.1 pu - kéo dài không quá 1 phút

Hình 1.4. Mất điện ngắn hạn


- Sụt áp ngắn hạn (sag):
+ URMS = 0.1-0.9 pu
+ Thời gian: 0.5 chu kỳ đến 1 phút
+ Sụt áp ngắn hạn 20%: được hiểu là điện áp bị sụt giảm 20% và còn lại
80% giá trị danh định

Hình 1.5. Sụt áp khi xảy ra sự cố một pha (giá trị hiệu dụng và tức thời)
- Quá áp ngắn hạn (swell):
+ URMS = 1.1-1.8 pu
+ Thời gian: 0.5 chu kỳ đến 1 phút
+ Thường do sự cố một pha (N(1)) gây nên quá áp ở các pha còn lại

Hình 1.6. Quá áp ngắn hạn gây ra bởi sự cố pha – đất


1.2.4. Mất cân bằng điện áp (voltage imbalance hoặc unbalance)
Mức độ mất cân bằng có thể định nghĩa theo 02 cách:
- Theo tỷ số giữa {độ chênh lệch giữa điện áp lớn nhất và điện áp trung
bình}/{điện áp trung bình}
- Theo tỷ số giữa {Độ lớn thành phần TTN}/{độ lớn thành phần TTT}

Hình 1.7. Mất cân bằng điện áp


1.2.5. Méo dạng sóng.
Các nguyên nhân:
- Do có sự xuất hiện thành phần một chiều (dc) (dc offset):
+ Có thể gây bão hòa lõi từ của biến áp ngay ở trạng thái bình thường
+ Gây ăn mòn điện hóa ở các mối nối và điện cực nối đất
+ Gây thêm phát nhiệt ở các MBA
Hình 1.8. Dạng sóng của dòng điện sự cố
- Do các thành phần sóng hài bậc cao (harmonics và interharmonics):
+ Sóng hài là các sóng có tần số là bội số nguyên của tần số cơ bản
(50Hz).
+ Liên sóng hài là các sóng có tần số không là bội số nguyên của tần số cơ
bản (50Hz).
+ Mức độ ảnh hưởng làm méo sóng do sóng hài gây ra được đặc trưng bởi
hệ số: Tổng độ méo sóng hài.

Hình 1.9. Dạng sóng dòng điện đầu vào của bộ biến tần

Hình 1.10. Phổ tần


- Do các xung nhọn xuất hiện chu kỳ (notching):
Các nhiễu chu kỳ dạng hình V, do các thiết bị điện tử công suất sinh ra (khi
các thyristor chuyển mạch).
Hình 1.11. Dạng sóng điện áp bị ảnh hưởng bởi
xung nhọn sinh ra từ bộ nghịch lưu 3 pha
- Do các thành phần khác (noise):
+ Là các thành phần không mong muốn xuất hiện ký sinh trong dòng điện
và điện áp.
+ Thường tần số nhỏ hơn 200kHz.
+ Các thành phần này có thể loại trừ bằng các bộ lọc, biến áp cách ly…
1.2.6. Dao động điện áp (Voltage Fluctuation)
- Là các biến thiên của biên độ điện áp trong khoảng 0.9 đến 1.1 pu
- Flicker (rung điện áp): thuật ngữ này được dùng khi xét đến ảnh hưởng
của dao động điện áp tới hệ thống đèn chiếu sáng mà mắt người có thể cảm nhận
được.

Hình 1.12. Dao động điện áp gây ra bởi vận hành lò hồ quang

2. VÌ SAO PHẢI QUAN TÂM ĐẾN CHẤT LƯỢNG ĐIỆN NĂNG?


– Chất lượng điện năng ảnh hưởng trực tiếp đến các quá trình sản xuất hiện
đại.
Do các thiết bị hiện đại sử dụng ngày càng nhiều các khâu nhạy cảm với
thay đổi điện áp.
Trong công nghiệp sản xuất linh kiện bán dẫn: chỉ một sụt áp tức thời ngắn
hạn có thể gây thiệt hại lớn.
– Chất lượng điện năng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình vận hành và tuổi
đời của thiết bị.
– Chất lượng điện năng luôn là mối quan tâm hàng đầu của các nhà sản
xuất thiết bị. Trong quy trình sản xuất có thể đưa thêm các tính năng mới vào
sản phẩm để chịu đựng tốt hơn các ảnh hưởng do chất lượng điện năng kém gây
ra.
– Yêu cầu cung cấp cho khách hàng chất lượng điện năng cao nhất là mục
tiêu của các điện lực. Trong thị trường cạnh tranh, khách hàng có thể chuyển tới
sử dụng dịch vụ của công ty khác.
– Mối quan tâm của xã hội đến chất lượng điện năng ngày càng được nâng
cao.
Tóm lại, chất lượng điện năng là của mọi bên, từ các điện lực, khách hàng
cho đến các nhà sản xuất, chế tạo thiết bị và của xã hội.

3. CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ CHẤT LƯỢNG ĐIỆN NĂNG.


3.1. Tiêu chuẩn IEEE 519-1992 (2014) về sóng hài dòng & áp.

Hình 1.13. Bảng tổng hợp tiêu chuẩn IEEE 519-1992 về sóng hài dòng & áp

- Đối với tiêu chuẩn IEEE 519-2014 thì quy định Tổng độ biến dạng sóng
hài điện áp bổ sung đối với cấp điện áp <1kV: (%) Sóng hài riêng lẻ là 5% và
(%) Tổng độ biến dạng sóng hài là 8%.
- Đối với tiêu chuẩn IEEE 519-2014 thì quy định Tổng độ biến dạng sóng
hài dòng điện sửa đổi đối với cấp điện áp >161kV khi ISC/IL<25 là: 1.5.
3.2. Thông tư 32 của Bộ Công Thương
Ngày 15/04/2010 Bộ Công Thương có ban hành thông tư 32 về việc quy
định hệ thống điện truyền tải trong đó có yêu cầu chi tiết về các thông số điện
năng như sau:
Điện áp.
– Điện áp danh định trong hệ thống phân phối bao gồm: 110kV, 35kV,
22kV, 15kV, 10kV, 6kV và 0.4kV.
– Trong điều kiện bình thường, dao động điện áp cho phép so với điện áp
danh định là:
Khách hàng: không được vượt quá ±5%
Nhà máy điện: không được vượt quá +10% và -5%.
– Trong điều kiện sự cố đơn lẻ, độ dao động cho phép là +5% và -10%.
– Trong điều kiện sự cố nghiêm trọng, độ dao động cho phép là ±10%.
Tần số.
Tần số định mức là 50Hz, dao động tần số cho phép so với tần số định mức
như sau:
– Trong điều kiện bình thường, dao động cho phép là ±2%.
– Trong điều kiện hệ thống chưa ổn định, dao động cho phép là ±5%.
Sóng hài dòng & áp.
Sóng hài điện áp

Sóng hài dòng điện.


– Đối với đầu nối và cấp điện áp hạ áp công suất tới 10kW thì giá trị dòng
điện sóng hài bậc cao không được vượt quá 5A cho 1 pha và 14A cho 3 pha.
– Đối với đầu nối vào cấp điện áp trung áp hoặc đầu nối có công suất từ
10kW đến 50kW thì giá trị dòng bậc cao không được vượt quá 20% dòng phụ
tải.
– Đối với đầu nối vào cấp điện áp cao áp hoặc công suất lớn hơn 50kW thì
giá trị dòng hài không được vượt quá 12% dòng phụ tải.
Cân bằng pha.
Trong chế độ làm việc bình thường, thành phần thứ tự nghịch của điện áp
pha không được vượt quá 3% điện áp danh định đối với cấp điện áp 110kV và
5% đối với cấp điện áp trung áp và hạ áp.
Nhấp nháy điện áp.
Mức nhấp nháy điện áp theo tiêu chuẩn như sau:
4. NGUYÊN NHÂN LÀM GIẢM CHẤT LƯỢNG ĐIỆN NĂNG.
4.1. Từ đơn vị cung cấp điện.
Đơn vị cung ứng điện cung cấp điện không đủ tiêu chuẩn về chất lượng
điện năng theo luật điện lực, nghị định 105/2005/NG-CP, thông tư 12/2010/TT-
BCT, thông tư 32/2010/TT-BCT. Cụ thể như sau:
 Các tổ máy phát điện cung cấp nguồn điện không đạt yêu cầu về tiêu
chuẩn chất lượng điện năng.
 Việc khắc phục các sự cố trên đường dây truyền tải không kịp thời, giảm
độ tin cậy trong việc cung cấp điện.
 Khách hàng sử dụng điện, gây ra sóng hài dòng & áp lớn, gây méo dạng
cho nguồn điện lưới, giảm chất lượng nguồn điện cung cấp…
4.2. Từ khách hàng sử dụng điện.
Quá trình vận hành của các phụ tải phi tuyến bao gồm:
 Phụ tải biến tần
 Hệ thống khuếch đại pha
 Bộ chỉnh lưu
 Bộ điều khiển góc pha điện tử như hệ thống thyristor
 Hệ thống đóng cắt nguồn bằng điện tử
 Hệ thống lò luyện kim loại như lò hồ quang, lò trung tần
 Các loại nhiệt điện trở.
Sẽ làm phát sinh ra sóng hài dòng & áp, tăng độ nhấp nháy điện áp, làm
giảm chất lượng điện năng.

5. ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤT LƯỢNG ĐIỆN NĂNG ĐỐI VỚI KHÁCH
HÀNG SỬ DỤNG ĐIỆN VÀ LỢI ÍCH DOANH NGHIỆP KHI THỰC
HIỆN GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG ĐIỆN NĂNG.
5.1. Ảnh hưởng của chất lượng điện năng đối với khách hàng sử dụng điện.
Nhiễu sóng hài và nhấp nháy điện áp ảnh hưởng rất tiêu cực đến hệ thống
điện như:
Với động cơ điện và máy phát điện: Sóng hài làm tăng tổn thất dưới dạng
nhiệt trên lõi sắt và dây quấn đồng. Gây ra tiếng ồn lớn, gây rung trong quá trình
làm việc của động cơ. Các sóng hài bậc 5 và bậc 7 gây ra hiện tượng dao động
giữa tuabin và máy phát hoặc giữa động cơ và hệ thống tải.
Với máy biến áp: Tăng tiếng ồn, gây rung, lắc và phát nóng máy biến áp.
Sóng hài còn làm tăng tổn thất trong cuộn dây và lõi từ của máy biến áp. Gây
quá tải, giảm tuổi thọ thậm chí còn gây cháy máy biến áp.
Với cáp điện: Giảm công suất truyền tải, tăng tổn hao nhiệt, có thể dẫn đến
hư hỏng và cháy cáp.
Với tụ điện: Dòng điện sóng hài và điện áp sóng hài dễ dàng đánh thủng tụ
do quá điện áp.
Với các thiết bị điện tử: Các thiết bị điện tử rất nhạy cảm với sự không ổn
định của nguồn điện cung cấp cho nó. Do vậy, khi có sóng hài tác động có thể
làm nhiễu loạn hoặc cháy các vi mạch điện tử.
Thiết bị đo lường bảo vệ: Các thành phần sóng hài sẽ tác động làm sai kết
quả thực tế của thiết bị đo và thiết bị bảo vệ, dẫn đến đưa tín hiệu tác động
nhầm.
Các lò luyện thép: Tăng thời gian nấu chảy kim loại, cũng như tăng thời
gian tạo ra sản phẩm dẫn đến chi phí vận hành và chi phí năng lượng tăng cao.
Ngoài ra còn giảm công suất nguồn cấp dẫn đến giảm hiệu suất vận hành của lò
luyện.
Chất lượng sản phẩm: Chất lượng điện năng thấp, không ổn định sẽ làm
giảm năng suất sản xuất, chất lượng sản phẩm…
Các hộ sử dụng điện kế cận: Sóng hài gây ra làm ảnh hưởng đến các nhà
máy điện xung quanh, khiến rơle tác động nhầm, gây hư hỏng thiết bị điện tử,
gián đoạn sản xuất cũng như mất thời gian cho việc khởi động lại nhà máy.
Hệ thống lưới điện: Gây tổn thất trên lưới điện, giảm chất lượng và công
suất truyền tải trên lưới điện…
5.2. Lợi ích của doanh nghiệp khi thực hiện giám sát chất lượng điện năng.
 Đánh giá được chất lượng nguồn điện lưới cung cấp cho vận hành hệ
thống điện trong nhà máy, từ đó làm cơ sở để xác định những ảnh hưởng của
nguồn điện lưới lên quá trình vận hành của các thiết bị trong nhà máy.
 Đánh giá được những ảnh hưởng của phụ tải tiêu thụ lên chất lượng hệ
thống điện trong nhà máy cũng như tác động lên nguồn điện lưới quốc gia.
 Nhận dạng được nguyên nhân làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, quá
trình vận hành của thiết bị và các sự cố đã xảy ra trong quá khứ.
Thực hiện các giải pháp phù hợp để khắc phục kịp thời, nâng cao chất
lượng điện năng không những làm tăng tuổi thọ, tăng độ tin cậy cho quá trình
vận hành của thiết bị, dây chuyền sản xuất mà còn mang lại những lợi ích kinh
tế rõ rệt sau khi thực hiện giải pháp nâng cao chất lượng điện năng.

6. GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG ĐIỆN NĂNG.


Là quá trình đo đạc, thu thập và phân tích các tín hiệu điện nhằm đưa ra các
giải pháp kịp thời để cải thiện chất lượng nguồn điện.
Quy trình thực hiện.
Quy trình giám sát chất lượng điện năng được thực hiện như sau:
Bước 1: Xác định mục tiêu
Chính là xác định nguyên nhân, hiện tượng hoặc các sự cố xảy ra thường
xuyên trong quá khứ.
Bước 2: Xác định đối tượng.
Là những tín hiệu nhiễu loạn gây ra những hiện tượng trong quá khứ chẳng
hạn như sụt áp, quá áp hoặc hiện tượng nhấp nháy điện áp…
Bước 3: Xác định vị trí.
Là vị trí lắp đặt thiết bị giám sát chất lượng điện. Đối với khách hàng sử
dụng điện, việc lắp đặt thiết bị giám sát càng gần phụ tải sẽ thu thập được những
dữ liệu thực tế và chính xác hơn.
Bước 4: Xác định đối tượng và thời gian giám sát.
Tùy vào yêu cầu của khách hàng cũng như những hiện tượng đã xảy ra
trong quá khứ để xác định những tín hiệu và thời gian cần để theo dõi. Chẳng
hạn như theo dõi tín hiệu dòng & áp hoặc các tín hiệu về tần số, sóng hài…
Bước 5: Thiết lập các ngưỡng:
Đối với các thiết bị giám sát liên tục thì cần thiết lập các ngưỡng đo. Tuy
nhiên, đối với các thiết bị phân tích chất lượng điện năng hiện đại như PowerQ4,
Hioki…thì việc giám sát trong một vài chu kỳ vận hành của thiết bị thì cũng cho
được những kết quả tin cậy.

You might also like