You are on page 1of 33

TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG

TRƯỜNG CAO ĐẲNG ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG

Tên đề tài : Nghiên Cứu Thiết Kế Và Chế Tạo Thiết Bị


Định Vị Điểm Chạm Đất Hệ Thống Tự Dùng Một Chiều

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Lê Duy Nhân


Cơ quan chủ trì : Trường CĐĐL miền Trung

P1
NỘI DUNG

 Giới thiệu
 Nội dung nghiên cứu
 Phương pháp nghiên
cứu
 Dự kiến kết quả thực
hiện
 Kế hoạch thực hiện
 Dự toán kinh phí đề tài

P2
Giới Thiệu
 Trong các nhà máy điện và trạm
biến áp có điện áp từ 110kV trở
lên, các thiết bị đóng cắt, điều
khiển và đo lường bảo vệ đều
được cấp điện từ hệ thống tự dùng
một chiều, xoay chiều hoặc cả hai
trong đó tự dùng một chiều(DC)
đóng vai trò quan trọng nhất.
 Chạm đất một điểm với hệ thống
tự dùng một chiều không phải là
sự cố nhưng đây là trạng thái
không bình thường đặc biệt cần
phải được kiểm tra xử lý.

P3
Giới Thiệu
 Nếu trong thời gian chờ xử
lý mà xảy ra chạm đất điểm
thứ 2 có thể dẫn đến tình
trạng làm việc không bình
thường, gây tác động nhầm
hoặc không tác động đối với
rơ le bảo vệ. Thực tế đã ghi
nhận trong một vài trường
đặc biệt có thể gây mất điện
hoàn toàn hệ thống nếu sự cố
gây ra hỏa hoạn.

P4
Giới Thiệu
 Dò tìm và xử lý điểm chạm
đất thực sự là công việc rất
phức tạp và tốn nhiều công
sức, thời gian tìm thấy điểm
chạm đất có thể kéo dài vài
ngày, vài tuần hoặc hàng
tháng tùy theo từng trường
hợp cụ thể nhất là khi chạm
đất xảy ra chập chờn.

P5
Giới Thiệu

 Phương pháp đo dòng


rò một chiều
 Sử dụng tổ hợp các
chuyển mạch K1, K10,
K2, K20 để xác định điện
trở Rp’, Rn’, so sánh với
điện trở Rp, Rn để phát
hiện cách điện suy giảm

P6
Giới Thiệu

 Phương pháp bơm


dòng xoay chiều tần số
thấp(VLF)
 Bơm điện áp U có tần số
dưới 50 Hz, đo dòng điện
I qua CT1 từ đó tính được
R1 = P/I12 , giá trị R1
chính là điện trở chạm
đất. Đây là phương pháp
được nhóm NC lựa chọn
để phát triển sản phẩm.

P7
Giới Thiệu

 Thách thức của


Phương pháp bơm
dòng xoay chiều
 Đo dòng điện gián tiếp rất
nhỏ cỡ vài chục uA
 Nhiễu công nghiệp rất lớn
 Ảnh hưởng của điện dung
hệ thống đối với dòng
điện chạm đất

P8
Giới Thiệu

P9
Giới Thiệu

 Một số thử nghiệm ban


đầu:
 Thử đáp ứng biên độ qua
CT đối với sóng vuông,
răng cưa, tam giác và
sóng sin đối với các tần
số khác nhau.
 Nghiên cứu một số giải
thuật lọc số và khôi phục
tín hiệu

P10
Giới Thiệu

 Một số thử nghiệm ban


đầu:
 Thử nghiệm lọc số trên trên
Simulink với phần cứng là
card PCI DAS 6071
 Thử nghiệm phân tích FFT
dòng điện chạm đất trên
DSP và FPGA

P11
Nội dung nghiên cứu

 Nghiên cứu thực tế về chạm đất một điểm hệ thống


DC, quá trình xử lý chạm đất tại các trạm biến áp thuộc
Công ty Truyền tài Điện 4 để phát triển mô hình thực
nghiệm tại Trường Cao đẳng Điện lực miền Trung.
Tham khảo và đánh giá ưu nhược điểm các thiết bị,
phương pháp dò tìm chạm đất đang được sử dụng từ đó
đề xuất các chỉ tiêu, tính năng của thiết bị sẽ chế tạo

P12
Nội dung nghiên cứu

 Tính toán thiết kế và chế tạo các module của thiết bị


bao gồm: Module bơm dòng xoay chiều, Module kẹp
dòng di động, Module truyền thông vô tuyến. Lập trình
và kết nối các module
 Thử nghiệm thiết bị trên mô hình và thực tế tại hiện
trường. Hiệu chỉnh thuật toán, phần mềm trên thiết bị
 Hoàn thiện sản phẩm dựa trên các ý kiến phản hồi và
kết quả thực nghiệm

P13
Phương pháp nghiên cứu

 Cách tiếp cận:


 Đề tài nghiên cứu sử dụng sử dụng cách tiếp cận từ thực tiễn
sản xuất thông qua kinh nghiệm xử lý chạm đất của nhân
viên vận hành, các báo cáo kỹ thuật về chạm đất một điểm hệ
thống tự dùng một chiều, từ đó kết hợp với các giải thuật
điều khiển và nhận dạng tín hiệu để phát hiện chạm đất và vị
trí chạm đất

P14
Phương pháp nghiên cứu

 Nghiên cứu lý thuyết:


 Phục vụ cho công tác đánh giá hiện trạng thiết kế trên cơ sở
đối chiếu và tham khảo về tính năng, nguyên lý đo của loại
thiết bị hỗ trợ định vị chạm đất ở hệ thống DC của nước
ngoài sản xuất. Nguồn tài liệu tham khảo lấy từ tài liệu kỹ
thuật, báo cáo kỹ thuật và các trường hợp nghiên cứu cụ
thể(case study) tại các trạm biến áp trong và ngoài nước,
các bài báo khoa học đăng trên tạp chí IEEE và các tài liệu
nội bộ trong ngành

P15
Phương pháp nghiên cứu

 Nghiên cứu thực nghiệm:


 Áp dụng khi thiết kế hệ thống; thử nghiệm thiết bị trên mô
hình tại Trường Cao đẳng Điện lực miền Trung và tại thực
tế hiện trường các trạm biến áp. Nghiên cứu thực nghiệm
cho phép đánh giá sai số, độ ổn định cũng như hiệu quả dò
tìm của thiết bị trên cả hai phương diện kinh tế và kỹ thuật.

P16
Phương pháp nghiên cứu

 Tính mới, sáng tạo:


 Vấn đề tìm và xử lý chạm đất một điểm đối với hệ thống tự
dùng một chiều luôn là một bài toán khó đối với nhân viên
vận hành các trạm biến áp và nhà máy điện từ trước đến
nay, đặc biệt là khi thao tác trong mạng có kích thước lớn
với nhiều nhánh song song. Đề tài nghiên cứu cho phép
phát triển loại thiết bị hỗ trợ dò tìm điểm chạm đất một cách
hiệu quả, nhanh chóng tìm ra vị trí chạm đất với kết quả đo
chính xác, không phụ thuộc và tính chất và kết cấu của mạng

P17
Dự kiến kết quả đề tài

 Bộ Thiết bị định vị chạm đất một điểm hệ thống tự


dùng một chiều trạm biến áp bao gồm:
 Thiết bị bơm dòng xoay chiều
 Thiết bị kẹp dòng xách tay
 Phần mềm giao tiếp
 Tài liệu hướng dẫn sử dụng

P18
Kế hoạch thực hiện
STT Các nội dung, công việc Kết quả Thời gian Cá nhân,
chủ yếu cần được thực hiện; phải đạt (bắt đầu, tổ chức
các mốc đánh giá chủ yếu kết thúc) thực hiện*
(1) (2) (3) (4) (5)

1 Xây dựng đề cương, thuyết Thuyết 7/2018- Lê Duy Nhân


minh 8/2018 Lương Tam
minh đề tài được
duyệt
2 Tìm hiểu, tổng hợp các nghiên Kết cấu và 09/2018- Nguyễn Duy
thông số 11/2018
cứu đã thực hiện về việc phát mô hình Dũng
hiện và dò tìm chạm đất hệ Trương Hữu
thống DC, đề xuất mô hình Thành
Lương Tam
thực nghiệm

P19
Kế hoạch thực hiện
3 Khảo sát thực tế, xây dựng mô Mô hình 09/2018- Trần Ngọc
11/2018 Hải
hình thực nghiệm

4 Tính toán thiết kế phần cứng Thiết kế 09/2018- Lương Tam


tổng quan 01/2019
các khối Generator, Handheld và chi tiết
Clamp hệ thống

5 Thi công và thử nghiệm trên Hoạt 11/2018- Lê Duy Nhân


động tốt 03/2019 Lương Tam
mô hình, đánh giá hiệu chỉnh trên mô
sản phẩm hình

P20
Kế hoạch thực hiện
6 Đo và thí nghiệm tại thực tế Hoạt động 03/2019- Trương Hữu
tin cậy 05/2019 Thành
hiện trường, đánh giá kết quả, trên hiện
Nguyễn Duy
hiệu chỉnh sản phẩm trường Dũng

7 Tổng hợp kết quả thử nghiệm, Báo cáo 04/2019- Lê Duy Nhân
06/2019
báo cáo kết quả thử nghiệm

8 Viết báo cáo tổng hợp, báo cáo Báo cáo 06/2019- Lê Duy Nhân
07/2019
nghiệm thu đề tài

P21
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

 Nghiên cứu đặc điểm chạm đất một điểm đối với hệ thống tự
dùng một chiều trong các trạm biến áp 110kV trở lên; đề xuất
các giải pháp nhằm xác vị trí chạm đất một cách hiệu quả.
 Đề xuất cấu hình và các chỉ tiêu kỹ thuật cần có của thiết bị
dò tìm chạm đất

P22
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

 Phát huy hiệu quả năng lực nghiên cứu khoa học của lực
lượng giảng viên trường cao đẳng, nâng cao chất lượng đội
ngũ giảng viên trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học.
 Ứng dụng thiết bị nghiên cứu vào công tác đào tạo nhân viên
vận hành các nhà máy điện và trạm biến áp để nâng cao chất
lượng dạy học.
 Làm chủ công nghệ, tạo điều kiện cho sản phẩm NCKH được
áp dụng trong thực tế sản xuất

P23
TÀI LIỆU THAM KHẢO

 Bài báo A Novel Method for DC System Grounding Fault


Monitoring On-line and Its Realization tác giả Liwei Li, Ping
Ma và Yushun Wang, Proceedings of the IEEE International
Conference on Automation and Logistics Qingdao, China
September 2008[1].
 Tài liệu kỹ thuật thiết bị BGL của hãng Megger: Battery
Ground-Fault Locator[2].
 Luận văn thạc sỹ kỹ thuật : Ground fault detection for flexible
high voltage power systems của tác giả Aravind Mathsyaraja
năm 2010 đại học Michigan[3].

P24
TÀI LIỆU THAM KHẢO

 Bài báo: Locating Grounds On Floating Battery System của tác


giả Peter E. Langan là chuyên gia của hãng AVO[4].
 Bài báo: DC Ground Fault Detection Provided for
Uninterruptible Power Supply của tác giả Edward P. Rafter, P.
E[5].
 Bài báo: A Line to Ground Fault Detection Technique for
ELVDC Distribution System in Built Environment của tác giả
S. H. Chew và K. J. Tseng Trường đại học công nghệ
Nanyang[6]

P25
Kính phí thực hiện

 Tổng kinh phí: 727.8 triệu đồng


 Trả công lao động khoa học: 192.1 triệu đồng
 Nguyên vật liệu, năng lượng: 434.9 triệu đồng
 Chi quản lý nhiệm vụ KHCN: 57.3 triệu
 Chi khác(Văn phòng phẩm, đi lại) : 9.020.000 đồng

P26
CẢM ƠN QUÝ VỊ
ĐÃ QUAN TÂM THEO DÕI

P27
MỘT SỐ HÌNH ẢNH TIÊU BIỂU VỀ SẢN PHẨM
NCKH ĐÃ ỨNG DỤNG TẠI TRƯỜNG
Thiết bị bơm dòng đa chức năng

P29
Thiết bị đào tạo vận hành thủy điện

P30
Bộ ghế trải nghiệm thực tế ảo

P31
Thử nghiệm “Máy đo chạm đất”

P32
Sinh viên Nhật Bản đến thực tập tại CEPC

P33

You might also like