You are on page 1of 4

ĐỀ CƯƠNG

Hướng dẫn báo cáo kết quả 10 năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW
ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI
về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu
công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế trên địa bàn tỉnh
(Kèm theo Công văn số 685 /LĐTBXH-GDNN ngày 27/3/2023
của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội)

Phần thứ nhất


Đánh giá bối cảnh quốc tế, trong nước và công tác triển khai thực hiện
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013

I. Bối cảnh quốc tế và trong nước: (Đảng ủy chủ trì, P2 phối hợp)
Đánh giá bối cảnh tình hình thế giới, khu vực và trong nước, những yếu tố
ảnh hưởng, tác động đến quá trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo
(trong đó có công tác giáo dục nghề nghiệp) qua 10 năm triển khai thực hiện Nghị
quyết số 29-NQ/TW tại đơn vị.
II. Công tác triển khai thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW.
1. Công tác tuyên truyền Nghị quyết (Đảng ủy)
Đánh giá hình thức, nội dung, hiệu quả tuyên truyền về đổi mới căn bản,
toàn diện giáo dục và đào tạo tới Đảng viên, cán bộ quản lý, giáo viên,… tại đơn
vị.
2. Công tác triển khai thực hiện Nghị quyết. (Đảng ủy chủ trì, P1 phối
hợp)
- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo; xây dựng các chương trình, kế hoạch nhằm
thể chế hóa các nội dung Nghị quyết số 29-NQ/TW thành các quy định cụ thể để
thực hiện tại đơn vị.
- Công tác kiểm tra, giám sát; sơ kết tổng kết các chương trình, kế hoạch về
thực hiện các nội dung Nghị quyết số 29-NQ/TW.

Phần thứ hai


Kết quả đạt được; hạn chế, nguyên nhân; những bài học kinh nghiệm
qua 10 năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013

I. Đánh giá những kết quả đạt được: biểu số liệu về GDNN
1. Công tác lãnh đạo của Đảng đối với chủ trương, nhiệm vụ đổi mới
trong đào tạo tại đơn vị. (Đảng ủy chủ trì, P1, P2, P3 phối hợp)
- Quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp nhằm đổi mới căn bản và
toàn diện giáo dục (ĐU).
- Kết quả công tác phát triển Đảng. Vai trò của Chi bộ, Đảng bộ trong việc
lãnh đạo, chỉ đạo công tác đầu tư và phát triển giáo dục nghề nghiệp tại đơn vị
(ĐU).
* Thống kê tổ chức bộ máy, cán bộ quản lý, nhà giáo và tổ chức Đảng,
Đảng viên (theo Phụ lục 1 đính kèm) (ĐU, P1, P3).
- Công tác dự báo, xây dựng kế hoạch tư vấn hướng nghiệp, tuyển sinh và
đào tạo. Kết quả tuyển sinh, đào tạo giai đoạn 2013-2023 (P2)
* Thống kê số liệu về giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2013-2023 (theo Phụ
lục 2 đính kèm) (P1, P3)
2. Công tác đổi mới hình thức và phương pháp đào tạo, thi, kiểm tra và
đánh giá kết quả: (P2)
- Công tác đổi mới phương pháp dạy học, xây dựng chương trình theo
hướng phát triển phẩm chất và năng lực của người học
- Những kết quả nổi bật trong công tác đổi mới thi, kiểm tra và đánh giá kết
quả.
- Công tác tự đánh giá kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp; quản lý
chất lượng đầu ra xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng (tự kiểm định, kiểm
định ngoài); kiểm tra, kiểm soát chất lượng đào tạo tại đơn vị.
3. Công tác phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý đáp ứng yêu
cầu trong tình hình mới (P1).
- Công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng chuẩn, đạt chuẩn chuyên môn nghiệp
vụ và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý.
- Chính sách hỗ trợ nhà giáo về chổ ở, học tập, nghiên cứu khoa học; chính
sách ưu đãi đối với nhà giáo và cán bộ quản lý,…
4. Công tác quản lý, quản trị, đổi mới về cơ chế tài chính; huy động sự
tham gia đóng góp của xã hội, nâng cao hiệu quả đầu tư và phát triển giáo
dục nghề nghiệp. (Đảng ủy, P1, P3, P5)
- Đổi mới công tác quản lý, quản trị theo hướng dân chủ, thống nhất, tăng
quyền tự chủ và trách nhiệm; những kết quả nổi bật đạt được trong đổi mới công
tác quản lý (P1)
- Chính sách tín dụng, ưu tiên, học bổng, hỗ trợ tài chính cho các đối tượng
chính sách, đồng bào dân tộc thiểu số, học sinh có hoàn cảnh khó khăn (P3 chủ
trì, P5 phối hợp).
- Chi ngân sách hằng năm cho giáo dục nghề nghiệp; việc huy động nguồn
lực xã hội cho đầu tư phát triển giáo dục nghề nghiệp; mức độ đáp ứng yêu cầu
thực tiễn để nâng cao chất lượng, đổi mới căn bản toàn diện giáo dục (P5).
* Thống kê nguồn kinh phí ngân sách chi cho các hoạt động giáo dục nghề
nghiệp giai đoạn 2013-2023 (theo Phụ lục 3 đính kèm)(P5).
- Đánh giá chủ trương khuyến khích xã hội hóa lĩnh vực giáo dục nghề
nghiệp (Đảng ủy, P5).
5. Nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công tác nghiên cứu và ứng
dụng khoa học công nghệ (P4).
Thể chế hóa các hoạt động nâng cao năng lực, chất lượng và hiệu quả của
công tác nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ gắn kết chặt chẽ giữa
đào tạo và nghiên cứu, giữa đơn vị với doanh nghiệp, giữa đơn vị với các cơ sở
đào tạo trong và ngoài nước.

6. Công tác chủ động hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế
trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp (P4).
Hoạt động hợp tác quốc tế trong giai đoạn 2013-2023 tiếp tục được duy trì
và ngày càng phát huy hiệu quả, qua đó tạo điều kiện cho CBVC và sinh viên có
cơ hội được học tập, giao lưu và trao đổi kinh nghiệm với các trường ở nước
ngoài. Nhà trường thường xuyên liên hệ với các trường đối tác đã ký biên bản hợp
tác; tổ chức triển khai có hiệu quả chương trình trao đổi sinh viên, giảng viên với
các Trường Đại học Fukui, Cao đẳng Công nghệ Quốc Anan(Nhật Bản).
Tính đến tháng 3 năm 2023 toàn trường có 12 sinh viên được cử sang Nhật
Bản thực tập theo chương trình học bổng ngắn hạn từ 3 đến 5 tháng JASSO, tiếp
nhận và giảng dạy cho 02 sinh viên Nhật Bản của Trường Anan sang Trường Cao
đẳng Điện lực miền Trung thực tập. Cử 06 giảng viên tham gia chương trình trao
đổi về KHCN Sakura tại đại học Fukui(FU), 01 giảng viên đến thực tập tại Viện
năng lượng nguyên tử Nhật Bản (JAEA).
Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên của Trường có cơ hội đi lao
động ở nước ngoài, Nhà trường đã làm việc với Đại Học Công nghiệp Hà Nội,
Đại học Thành Đô, Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội, Công ty Letco, Công
ty Esuhai về mô hình hợp tác xuất khẩu lao động, ký kết các biên bản ghi nhớ về
hợp tác trong tuyển chọn thực tập sinh, tổ chức Hội thảo về tư vấn việc làm Nhật
Bản cho sinh viên năm cuối của Trường.
Hoạt động Hợp tác quốc tế của Trường Cao đẳng Điện lực miền Trung năm
học 2016-2017 mặc dù đã được dùy trì và phát triển tuy vậy đến nay vẫn chưa có
giảng viên được đi đào tiễn sĩ ở nước ngoài, chưa có các dự án hợp tác Quốc Tế
về KHCN
II. Hạn chế, khuyết điểm và nguyên nhân (Đảng ủy chủ trì, P1, P2, P4,
P5 phối hợp)
1. Hạn chế, khuyết điểm
2. Nguyên nhân
III. Bài học kinh nghiệm (Đảng ủy chủ trì, P1, P2, P4, P5 phối hợp)

Phần thứ ba
Phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tạo đột phá
trong đổi mới căn bản, toàn diện công tác giáo dục nghề nghiệp tại đơn vị

I. Dự báo tình hình (Đảng ủy chủ trì, P2, P4 phối hợp)


Những diễn biến, xu hướng về phát triển kinh tế - xã hội của địa phương,
khu vực, ảnh hưởng của khoa học công nghệ đến công tác tuyển sinh, đào tạo tại
đơn vị.
II. Phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp trong thời gian đến (Đảng ủy
chủ trì, P1, P2, P4, P5 phối hợp)
1. Phương hướng:
Nêu rõ phương hướng tiếp tục đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào
tạo, trên cơ sở đánh giá kết quả 10 năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW; bám
sát các định hướng phát triển về giáo dục nghề nghiệp của Trung ương và địa
phương; xu hướng phát triển của khu vực, thế giới về giáo dục và đào tạo trong
bối cảnh tác động sâu rộng và toàn diện của cuộc cách mạng 4.0.
2. Nhiệm vụ và giải pháp
Nêu rõ các nhiệm vụ giải pháp nhằm tăng cường vai trò lanh đạo của các
cấp ủy đảng; nâng cao vai trò, ý nghĩa, nhiệm vụ, giải pháp đổi mới căn bản, toàn
diện giáo dục và đào tạo nhằm thực hiện hóa quan điểm "giáo dục và đào tạo là
quốc sách hàng đầu".
Phát huy những sáng kiến, mô hình, cách làm hay tạo sự đột phá trong đổi
mới, đáp ứng được những quan điểm mới, yêu cầu trong tình hình mới.
III. Đề xuất kiến nghị: (Đảng ủy chủ trì, P1, P2, P4, P5 phối hợp)
1. Đối với Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
2. Đối với Chính phủ, các ban, bộ, ngành, liên quan.
3. Đối với Tỉnh ủy, HĐND. UBND tỉnh

You might also like