You are on page 1of 2

BÀI 32: LUYÊN TẬP: PHI KIM

I. CÂU HỎI TỰ LUẬN


Câu 1: Điền từ hoặc cụm từ vào chỗ trống để hoàn thành các câu sau:
- Phi kim tồn tại ở các trạng thái:
Rắn, lỏng, khí
- Ví dụ:
Rắn: Cacbon, lưu huỳnh, photpho…
Lỏng: Brom (Br2),…
Khí: oxi (O2), hiđro (H2), nitơ (N2)…
- Phi kim tác dụng được với:
+ Kim loại
+ Oxi
+ Hiđro
Câu 2: Hòa tan hết 25 gam CaCO3 trong dung dịch H2SO4 loãng (dư), thu được V lít khí (đktc). Tính giá
trị của V. (Ca = 40; C = 12; O = 16; H = 1; S = 32; O = 16)
Lời giải
CaCO3 + H2SO4 → CaSO4 + H2O + CO2 ↑
nCaCO3 = 25:(40 + 12 + 16.3) = 0,25 (mol)
Theo PTHH: nCO2 = nCaCO3 = 0,25 (mol)
=> VCO2 = 0,25.22,4 = 5,6 (l)
Câu 3: Thể tích khí Cl2 thu được (đktc) khi cho lượng dư MnO2 vào 25 ml dung dịch HCl 8M. (Cl =
35,5; Mn = 55; H = 1)
Lời giải
o
MnO2 + 4HCl t→ MnCl2 + 2H2O + Cl2 ↑
Đổi 25 ml = 0,025 lít
nHCl = 0,025.8 = 0,2 (mol)
Theo PTHH: nCl2 = nHCl.1:4 = 0,2.1:4 = 0,05 (mol)
=> VCl2 = 0,05.22,4 = 1,12 (l)
Câu 4: Dẫn từ từ V lít khí CO (đktc) đi qua một ống sứ đựng lượng dư hỗn hợp rắn gồm CuO, Fe2O3 (ở
nhiệt độ cao). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được khí X. Dẫn toàn bộ khí X ở trên vào lượng
dư dung dịch Ca(OH)2 thì tạo thành 4 gam kết tủa. Tính giá trị của V. (C = 12; O = 16; Cu = 64; Fe = 56;
Ca = 40; H = 1)
o
(1) CO + CuO t→ Cu + CO2 ↑
o
(2) 3CO + Fe2O3 t→ 2Fe + 3CO2 ↑
=> Khí X là CO2
(3) CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O
nCaCO3 = 4:(40 + 12 + 16.3) = 0,04 (mol)
Theo PTHH (3) => nCO2 = nCaCO3 = 0,04 (mol)
Theo PTHH (1) và (2):
nCO/(1) = nCO2/(1)
nCO/(2) = nCO2/(2)
=> Tổng số mol CO bằng tổng số mol CO2 = 0,04 (mol)
=> VCO = 0,04.22,4 = 0,896 (l)= 0,4.22,4 = 8,96 (l)
II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Chất dùng để điều chế clo trong phòng thí nghiệm là
A. mangan đioxit và axit clohiđric đặc. B. mangan đioxit và axit sunfuric đặc.
C. mangan đioxit và axit nitric đặc. D. mangan đioxit và muối natri clorua.
o
MnO2 + 4HCl t→ MnCl2 + 2H2O + Cl2 ↑
Câu 2: Phản ứng nào sau đây tạo muối FeCl3?
A. Fe + HCl. B. FeO + HCl.
C. Fe + Cl2. D. Fe + CuCl2.
Câu 3: Dãy gồm các muối đều phản ứng được với dung dịch NaOH là
A. Na2CO3, NaHCO3, MgCO3, K2CO3.
B. NaHCO3, Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2, Ba(HCO3)2.
C. Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2, BaCO3, Ba(HCO3)2.
D. CaCO3, BaCO3, Na2CO3, MgCO3.
NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O
Câu 4: Chọn nhận xét không đúng: Các muối
A. cacbonat đều bị nhiệt phân.
B. hiđrocacbonat bị nhiệt phân tạo thành muối cacbonat.
C. cacbonat của kim loại kiềm đều tan trong nước.
D. hiđrocacbonat đều tác dụng được với dung dịch axit hoặc dung dịch bazơ.
Câu 5: Để điều chế 5,6 gam canxi oxit, cần nhiệt phân bao nhiêu gam CaCO3? (Ca = 40; C = 16; O = 16)
A. 10 gam. B. 100 gam. C. 50 gam. D. 5 gam.
o
CaCO3 t CaO + CO2

nCaO = 5,6:(40 + 16) = 0,1 (mol)
Theo PTHH: nCaCO3 = nCaO = 0,1 (mol)
=> mCaCO3 = 0,1.(40 + 12 + 16.3) = 10 (g)
Câu 6: Khử hoàn toàn 4,8 gam Fe2O3 bằng CO dư ở nhiệt độ cao. Khối lượng Fe thu được sau phản ứng

A. 3,36 gam. B. 2,52 gam. C. 1,68 gam. D. 1,44 gam.
Câu 7: Khử hoàn toàn 32 gam Fe2O3 bằng khí CO dư. Sản phẩm khí thu được cho vào bình đựng nước
vôi trong dư được m gam kết tủa màu trắng. Giá trị của m là
A. 50. B. 60. C. 40. D. 30.
Câu 8: Người ta cần dùng 7,84 lít CO (đktc) để khử hoàn toàn 20 gam hỗn hợp CuO và Fe 2O3 ở nhiệt độ
cao. Phần trăm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu là
A. 50% và 50%. B. 20% và 80%.
C. 57% và 43%. D. 65% và 35%.

You might also like