You are on page 1of 7

ĐỀ CƯƠNG TÂM LÍ HỌC ĐẠI CƯƠNG

C1. Anh/chị hãy trình bày đối tượng, nhiệm vụ và nêu các phương pháp nghiên cứu
cơ bản của Tâm lí học. Nêu việc vận dụng 1 phương pháp cụ thể trong lĩnh vực
chuyên ngành của anh/chị?
Đối tượng nghiên cứu của Tâm lí học:
Trong tác phẩm “Phép biện chứng của tự nhiên”, Ph.Ăngghen đã đưa ra một nhận
định như sau:
“Thế giới luôn luôn vận động và mỗi một khoa học nghiên cứu một dạng vật động
của thế giới”
Cụ thể hơn thì Ph.Ăngghen đã phân chia các khoa học thành ba nhóm:
=> Nhóm thứ nhất là khoa học tự nhiên và cũng là khoa học nghiên cứu dạng vận
động của tự nhiên.
=> Nhóm thứ hai là khoa học xã hội và cũng là khoa học nghiên cứu dạng vận
động của xã hội.
=> Nhóm thứ ba là khoa học trung gian và cũng là khoa học nghiên cứu sự luân
chuyển giữa các dạng vật động với nhau.
Tâm lí học có nguồn gốc từ nhóm thứ ba là khoa học trung gian và tâm lí học cũng
nghiên cứu về dạng vận động chuyển tiếp từ vận động sinh vật sang vận động xã hội, từ
thế giới khách quan tác động vào bộ não của con người để sinh ra các hiện tượng tâm lí
với tư cách là một hiện tượng tinh thần.
Như vậy thì đối tượng nghiên cứu của Tâm lí học chính là các hiện tượng tâm lí
với tư cách là một hiện tượng tinh thần từ thế giới khách quan tác động vào bộ não của
con người và được gọi chung là các hoạt động tâm lí và Tâm lí học nghiên cứu sự hình
thành, vận hành và phát triển của các hoạt động tâm lí.
Nhiệm vụ nghiên cứu của Tâm lí học:
Nhiệm vụ cơ bản của Tâm lí học là nghiên cứu bản chất hoạt động của tâm lí, các
quy luật nảy sinh và phát triển tâm lý, cơ chế diễn biến và thể hiện tâm lí và các quy luật
về mối quan hệ giữa các hiện tượng tâm lí, cụ thể là:
+ Những yếu tố khách quan và chủ quan nào đã tạo ra tâm lí người.
+ Cơ chế hình thành, biểu hiện của hoạt động tâm lí.
+ Tâm lí con người hoạt động như thế nào.
+ Chức năng và vai trò của tâm lí đối với các hoạt động của con người.
Có thể nêu lên các nhiệm vụ cụ thể của Tâm lí học như sau;
+ Nghiên cứu bản chất của hoạt động tâm lí về cả mặt số lượng lẫn chất lượng.
+ Phát hiện các quy luật hình thành và phát triển tâm lí.
+ Tìm ra cơ chế của các hiện tượng tâm lí.
Trên cơ sở các thành tựu nghiên cứu, Tâm lí học đưa ra những giải pháp hữu hiệu
cho việc hình thành và phát triển tâm lí để sử dụng tâm lí trong con người một cách có
hiệu quả nhất. Để thực hiện các nhiệm vụ nói trên, Tâm lí học phải liên kết, phối hợp chặt
chẽ với nhiều khoa học khác.
Các phương pháp nghiên cứu của Tâm lí học:
Có nhiều phương pháp nghiên cứu của Tâm lí học:
+ Phương pháp quan sát.
+ Phương pháp thực nghiệm
+ Phương pháp trắc nghiệm (Test.
+ Phương pháp đàm thoại (Trò chuyện).
+ Phương pháp điều tra,
+ Phương pháp phân tích sản phẩm của hoạt động.
+ Phương pháp nghiên cứu tiểu sử cá nhân.
Ví dụ về việc vận dụng một phương pháp nghiên cứu của Tâm lí học trong
một lĩnh vực hoặc chuyên ngành của anh chị:
(Đang làm tiếp)
C2. Anh/chị hãy trình bày định nghĩa tâm lí người. Chứng minh tâm lí người
là chức năng của não.
Định nghĩa tâm lí người:
Tâm lí người bao gồm các hiện tượng tinh thần xảy ra trong đầu óc con người
xong tâm lí người cũng gắn liền và điều khiển mọi hành động lẫn hoạt động của con
người. Tâm lí người đóng vai trò quan trọng đặc biệt trong đời sống của con người và
trong quan hệ giữa con người với con người trong xã hội loài người.
Chứng minh tâm lí người là chức năng của não:
Mối liên hệ giữa não và tâm lí là một trong những vấn đề cơ bản của việc lí giải cơ
sở tự nhiên và cơ sở vật chất của hiện tượng tâm lí người song xung quanh mối liên hệ
giữa tâm lí với não cũng có nhiều quan điểm khác nhau.
=> Quan điểm tâm lí và vật lí song song của R.Đêcac.
=> Quan điểm đồng nhất tâm lí với sinh lí của chủ nghĩa duy vật tầm thường Đức.
=> Quan điểm chủ nghĩa duy vật coi tâm lí và sinh lí có quan hệ chặt chẽ với
nhau.
=> Quan điểm của Phơ-Bách (1804-1872).
=> Quan điểm của V.I.Lê-nin.
=> Quan điểm của Ph.Ăngghen.
Các nhà tâm lí học đã chỉ ra rằng tâm lí là chức năng của não:
Bộ não nhận tác động từ thế giới bên ngoài dưới dạng xung đột thần kinh cùng với
những biến đổi lí hóa ở từng nơ ron, xi náp và trung khu thần kinh ở bộ phận dưới vỏ và
vỏ não, làm cho não bô hoạt động theo quy luật thần kinh tạo nên hiện tượng tâm lí này
hoặc hiện tượng tâm lí kia theo cơ chế phản xạ (nội dung là tâm lí nhưng có cơ chế phản
xạ sinh lí của não).
Như vậy, tâm lí là kết quả của hệ thống chức năng những hoạt động phản xạ của
não và khi nảy sinh trên bộ não cùng với quá trình sinh lí thì tâm lí thực hiện chức năng
định hướng, điều chỉnh, điều khiển hành vi của con người.
Xung quanh vấn đề về mối quan hệ giữa não và tâm lí có nhiều vấn đề cần nghiên
cứu, chẳng hạn:
=> Vấn đề định khu chức năng tâm lí trong não.
=> Phản xạ có điều kiện và tâm lí.
=> Quy luật hoạt động của não và tâm lí.
=> Hệ thống tín hiệu thứ hai và tâm lí.
C3. Anh/chị hãy chứng minh tâm lí người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào
não người thông qua chủ thể.
C4.
C5. Anh/chị hãy trình bày định nghĩa về hoạt động, vai trò của hoạt động. Nêu việc
vận dụng tri thức vào thực tiễn vào cuộc sống?
Khái niệm hoạt động:
=> Có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về khái niệm hoạt động”
“Thông thường người ta coi hoạt động là sự tiêu hao năng lượng từ các cơ quan
thần kinh và cơ bắp của con người trong quá trình vận động bên ngoài nhằm thỏa mãn
những nhu cầu hằng ngày của họ trong cuộc sống”.
-> Ví dụ, một người công nhân tiêu sẽ phải tốn rất nhiều năng lượng thần kinh và
cơ bắp để đáp ứng những yêu cầu cần thiết trong công việc của họ.
=> Về phương diện triết học và tâm lí học:
“Người ta quan niệm hoạt động là phương thức tồn tại của con người trong thế
giới”.
Ví dụ, một người bình thường không thể tồn tại mà không lao động vì không lao
động cũng đồng nghĩa với việc họ sẽ không có tiền để thỏa mãn các nhu cầu cần thiết của
bản thân.
=> Hoạt động là mối quan hệ tác động giữa con người (Chủ thể) và thế giới
(Khách thể) để tạo ra sản phẩm cho cả hai bên thông qua hai quá trình diễn ra đồng thời
và bổ sung cho nhau, thống nhất với nhau.
-> Quá trình thứ nhất là đối tượng hóa, khách thể hóa hoặc xuất tâm.
-> Quá trình thứ hai là quá trình chủ thể hóa hoặc nhập tâm

Đặc điểm của hoạt động:


-> Hoạt động bao giờ cũng là hoạt động có đối tượng.
-> Hoạt động bao giờ cũng có chủ thể.
-> Hoạt động bao giờ cũng có tính mục đích.
-> Hoạt động vận hành theo nguyên tắc gián tiếp.
Các loại hình hoạt động:
Có nhiều các phân loại hoạt động:
=> Xét về phương diện cá thể:
-> Hoạt động vui chơi
-> Hoạt động học tập.
-> Học tập lao động.
-> Hoạt động xã hội
=> Xét về phương diện sản phẩm (Vật chất + Tinh thần):
-> Hoạt động thực tiễn.
-> Hoạt động lí luận.
=> Xét về các phương diện khác:
Hoạt động biến đổi.
Hoạt động nhận thức.
Hoạt động định hướng giá trị.
Hoạt động giao lưu.
Cấu trúc của hoạt động:
- Theo chủ nghĩa hành vi, hoạt động của con người và động vật có cấu trúc chung
là kích thích-phản ứng (S-R).
- Theo lý thuyết tâm lí học, hoạt động của con người có cấu trúc từ hoạt động,
hành động, thao tác.
- Theo A.N.Leonchiev, hoạt động của con người có cấu trúc vĩ mô từ sáu thành tố
và ông cũng nêu rõ quan hệ giữa sáu thành tố này….
C6. Anh/chị hãy trình bày định nghĩa về giao tiếp, vai trò của giao tiếp. Nêu
việc vận dụng tri thức vào thực tiễn vào cuộc sống?
Định nghĩa giao tiếp:
Sống trong xã hội, con người không chỉ có quan hệ với thế giới và các sự vật hiện
tượng bằng các hoạt động mà còn có quan hệ giữa con người với con người và con người
với xã hội thông qua các hoạt động giao tiếp.
Vậy giao tiếp là gì? Giao tiếp là mối quan hệ giữa con người với con người thể
hiện sự tiếp xúc tâm lí giữa người với người, thông qua quá trình giao tiếp thì con người
có thể trao đổi với nhau nhiều thứ. Hay nói khác đi, quá trình giao tiếp xác lập, vận hành
và hiện thực hóa mối quan hệ giữa người với người.
Quá trình giao tiếp được thể hiện dưới ba hình thức khác nhau:
-> Giao tiếp với cá nhân với cá nhân.
-> Giao tiếp giữa cá nhân với nhóm.
-> Giao tiếp giữa nhóm với nhóm, nhóm và cộng đồng.
Cách phân loại giao tiếp:
Có nhiều phân biệt các loại hình giao tiếp:
=> Cách thứ nhất, theo phương tiện giao tiếp:
-> Giao tiếp bằng vật chất.
-> Giao tiếp bằng tín hiệu phi ngôn ngữ.
-> Giao tiếp bằng ngôn ngữ.
=> Cách thứ hai, theo khoảng cách:
-> Giao tiếp trực tiếp.
-> Giao tiếp gián tiếp

You might also like