You are on page 1of 6

Họ tên: Nguyễn Ánh Ngọc.

MSSV: 21031102.
Đề bài: Anh/chị hãy phân tích các phẩm chất cơ bản của ý chí. Qua đó, hãy phân tích
ứng dụng của các phẩm chất ý chí đối với con người hoặc với bản thân anh/chị trong bối
cảnh đại dịch Covid - 19 hiện nay ở Việt Nam (10 điểm).
Bài làm
 Các phẩm chất cơ bản của ý chí:
Tính mục đích: là một phẩm chất quan trọng của ý chí, nó giúp con người
điều chỉnh các hành vi của mình hướng vào mục đích tự giác. Hay nói cách khác,
tính mục đích giúp con người có động lực, giúp họ trả lời câu hỏi người ta hành
động vì điều gì. Ví dụ: bố mẹ đi làm dù rất mệt mỏi nhưng vẫn không nản chí vì
mục đích của họ là có kiếm tiền nuôi con ăn học nghĩa là đứa con chính là động
lực để họ luôn cố gắng mỗi ngày, mỗi ngày… Tuy nhiên thì, tính mục đích của ý
chí lại phụ thuộc vào thế giới quan, những nguyên tắc đạo đức và tính giai cấp của
nhân cách mang ý chí đó. Ví dụ: ý chí của học sinh nghèo vượt khó – với mục
đích là vươn lên trong học tập dù điều kiện hoàn cảnh khó khăn sẽ khác với ý chí
cướp của bọn trộm cắp – với mục đích là làm giàu cho mình bằng các hành động
tội lỗi. Mặt khác, xét về tính đạo đức của hành vi thì hành động của tên trộm cắp
sẽ không được coi là một biểu hiện cho phẩm chất của ý chí bất luận hành động
của chúng có động cơ và mục đích tương đồng với tính mục đích ra sao. Cũng vì
các đặc tính như vậy, nên khi xem xét tính mục đích của ý chí, ta cần phải xem xét
ở mặt nội dung của hành động chứ không phải xem xét từ góc độ hình thức. Do
đó, cha mẹ và nhà trường cũng cần phải giáo dục tư tưởng đạo đức cho các em
giúp các em trở thành người sống có mục đích ý chí cao đẹp.
Tính độc lập: là phẩm chất của ý chí cho phép con người có khả năng tự
đưa ra quyết định và thực hiện các hành động theo quan điểm và niềm tin của
mình mà không bị chi phối hay điều khiển bởi các tác nhân bên ngoài. Ví dụ: chủ
động chọn trường đại học phù hợp với mình mà không bị sự chi phối từ bạn bè
hay người thân (sau khi nghe ý kiến của họ); khi gặp những rắc rối trong cuộc đời
có thể chủ động tìm cách giải quyết cho vấn đề của riêng mình; tự bản thân định
hướng được các kế hoạch trong tương lai… Cũng vì như thế mà tính độc lập giúp
cho con người hình thành được niềm tin cá nhân cũng như tăng cường sức mạnh
về mặt nhận thức của chính mình. Tuy nhiên, cần chú ý rằng tính độc lập ở đây

1
không có nghĩa là sự bảo thủ, bướng bỉnh và chống lại tất cả những sự ảnh hưởng
từ bên ngoài, nghĩa là bất luận ý kiến của người khác đúng hay sai họ đều phủ
định chúng chỉ để bảo vệ ý kiến của chính họ. Điều này cũng đồng nghĩa với việc
một người có biểu hiện tính độc lập đúng sẽ có thể chủ động từ bỏ quan điểm của
bản thân để tán thành quan điểm của người khác sau khi bản thân tự xem xét tính
đúng sai của vấn đề dưới góc độ nhận định của chính họ.
Tính dũng cảm: là khả năng sẵn sàng hành động vươn tới mục đích, vượt
qua những nguy hiểm, sợ hãi và thậm chí là cả sự thiếu tin tưởng vào bản thân
mình để hướng tới mục đích của bản thân. Ví dụ: những người tình nguyện đi vào
vùng dịch bệnh hỗ trợ bệnh nhân với mục đích hỗ trợ các bác sĩ cùng nhau vượt
qua đại dịch hay như các người lính cứu hỏa, họ sẵn sàng vượt qua biển lửa để cứu
những nạn nhân còn bị kẹt phía bên trong…Tuy nhiên, tính dũng cảm ở đây không
phải là sự liều lĩnh manh động như là dám làm cả những điều phi pháp chỉ để có
được lợi ích cho mình. Do đó, chúng ta cần phân biệt rạch ròi giữa hai khái niệm
này để hướng bản thân tới những điều đúng đắn. Ngoài ra, tính dũng cảm của mỗi
người là ít nhiều khác nhau, và vì vậy chúng ta hoàn toàn có thể học cách để tăng
cường khả năng dũng cảm của bản thân hay cũng là tăng cường khả năng đương
đầu với mọi khó khăn trong cuộc sống.
Tính quyết đoán: là khả năng đưa ra những quyết định kịp thời, không dao
động, dứt khoát dựa trên cơ sở tính toán, cân nhắc kĩ càng, chắc chắn. Nó thể hiện
bản lĩnh cũng như năng lực tư duy và cả tính chịu trách nhiệm của một người. Lấy
ví dụ cụ thể: đơn giản nhất là trong việc đưa ra quyết định cho việc sẽ chọn chiếc
váy nào trong hai chiếc váy mà bạn thích nhưng bạn chỉ đủ tiền mua một chiếc ở
trong cửa hàng, lúc đó bạn sẽ phải cân nhắc và đưa ra các tính toán kỹ càng để làm
sao vừa là chiếc váy bạn thích, vừa là chiếc váy có thể mặc trong nhiều hoàn cảnh
và phù hợp với túi tiền của bạn đồng thời chiếc váy được chọn cũng sẽ là đại diện
cho tính chịu trách nhiệm của bạn nghĩa là khi bạn chọn nó bạn sẽ không hối hận
với quyết định của mình. Tiền đề của tính quyết đoán là tính dũng cảm. Điều này
có nghĩa là nếu một người luôn do dự, sợ hãi, nhát gan, thường hay dao động và
hoài nghi thì sẽ không có tính quyết đoán. Mở rộng ra ở những ví dụ lớn hơn, như:
những người mới khởi nghiệp kinh doanh, họ phải có tính quyết đoán, năng lực tư
duy và những cân nhắc rất kĩ càng, đồng thời phải có những sự dũng cảm nhất
định để nắm bắt lấy các cơ hội vụt tới với họ và khi họ làm như vậy cũng là lúc họ

2
phải chịu trách nhiệm với các xác suất phần trăm nhất định cho việc thất bại. Tuy
nhiên, chúng ta cũng cần phải lưu ý tính quyết đoán ở đây khác hoàn toàn với sự
độc đoán luôn tự làm theo ý mình bất chấp ý kiến của người khác.
Tính bền bỉ (kiên trì): là phẩm chất được thể hiện ở sự khắc phục những
khó khăn trở ngại khách quan và chủ quan để đạt được mục đích đã đặt ra không
tính thời gian ngắn hay dài. Nói cách khác tính bền bỉ chính là thước đo độ lớn của
ý chí, xem xem bạn có thực sự quyết tâm đi đến cùng một mục tiêu đã đặt ra hay
không. Lấy ví dụ như: những người trong hành trình chạy việt dã, dù hành trình rất
dài và khó khăn tốn nhiều sức lực nhưng ai nấy cũng đều rất quyết tâm, kiên trì
không bỏ cuộc để về đích; những người luôn cố gắng để thực hiện, theo đuổi đam
mê, ước mơ của mình theo nhiều cách; hoặc đơn giản giáo viên giao một bài tập
khó và học sinh cố gắng, kiên trì giải để tìm ra đáp án cuối cùng của bài tập. Tuy
vậy, tính bền bỉ không có nghĩa là sự lì lợm bướng bỉnh theo đuổi mục tiêu một
cách mù quáng, không có khả thi mà là sự theo đuổi mục đích đã được ý thức rõ
ràng phù hợp với bản thân và nằm trong khả năng mà người đó thực hiện được.
Thực tế, chúng ta cần phải có những sự nhạy bén nhất định để không kiên trì theo
đuổi những điều quá viển vông, không thiết thực và phải biết cách đặt ra giới hạn
cho những lần thử sức sau thất bại để không tốn công vô ích, ví dụ đơn giản nhất
là khi ta theo đuổi một chàng trai/cô gái nào đó, nếu sau quá bao nhiêu lần bị từ
chối thì phải thực sự nghiêm túc nhìn nhận lại vấn đề xem hai người có thực sự
hợp nhau không, người ấy có từng để ý mình chút nào chưa và đặt câu hỏi xem
liệu việc tiếp tục kiên trì theo đuổi như vậy có thực sự là cách tốt nhất để được đáp
lại hay chỉ là một hành động lãng phí thời gian của cả hai.
Tính tự chủ: là khả năng và thói quen kiểm tra hành vi làm chủ bản thân,
kìm hãm những hoạt động cho là không cần thiết hoặc có hại trong những trường
hợp cụ thể. Ví dụ: kiểm soát được sự nóng giận của bản thân không giận cá chém
thớt; kiểm soát bản thân không tiêu thụ quá nhiều đồ ăn có hại cho cơ thể; biết
kiềm chế những ham muốn giải trí của bản thân để tập trung học tập, làm việc;
biết tiết chế và điều khiển những lời mình nói không để tình trạng lỡ lời xảy ra…
Người có tính tự chủ cao sẽ là người biết cư xử và bộc lộ cảm xúc của mình đúng
lúc đúng chỗ, mọi hành động của họ đều sẽ được cân nhắc và hướng đến những
mục đích nhất định chứ không hề vô nghĩa.

3
Cũng cần nói thêm, các phẩm chất ý chí nhân cách nói trên luôn luôn gắn
bó hữu cơ với nhau, hỗ trợ cho nhau, tạo nên ý chí cao của con người. Và các
phẩm chất ý chí thì được thể hiện trong các hành động ý chí.
 Ứng dụng của các phẩm chất ý chí đối với em trong bối cảnh đại dịch Covid –
hiện nay ở Việt Nam:
Đại dịch Covid – 19 đã trở thành nỗi ám ảnh của người dân toàn thế giới
bởi những tác hại mà nó đem đến đối với con người không chỉ vể mặt kinh tế mà
còn cả về mặt sức khỏe, tính mạng. Song song với những thiệt hại kể trên, đại dịch
còn là một trong những tác nhân chính gây nên những tổn thương về mặt tâm lý,
khiến sức khỏe tinh thần của con người bị suy giảm. Đại đa số những người đang
sống trong đại dịch đều ít nhất một lần trải qua tâm trạng lo âu, bất an, căng thẳng
trước sự lây lan nhanh chóng của dịch bệnh. Không những thế, nhiều người trong
số đó còn trở nên trầm cảm, lo lắng, hoang mang, rơi vào khủng hoảng vì tình hình
giãn cách phong tỏa do dịch bệnh gây nên cứ kéo dài.
Đứng trước những nguy cơ tiềm ẩn như vậy, để bảo vệ sức khỏe tinh thần
của bản thân em trong bối cảnh dịch bệnh căng thẳng, đặc biệt là khi thời gian
giãn cách cứ kéo dài không được tiếp xúc với mọi người, em cần có ý chí để giúp
chính mình vượt qua những khó khăn tại thời điểm này. Cụ thể:
Trong lúc ở nhà sẽ có rất nhiều thời gian rảnh bị bỏ trống, do đó em có thể
sử dụng thời gian này, áp dụng tính mục đích của ý chí để đặt ra những mục tiêu
ngắn hạn và cố gắng hoàn thành chúng như: mục tiêu tích lũy 480h học tiếng anh
trong 8 tháng nghỉ giãn cách tại nhà; tập luyện để giữ vững số cân nặng hiện tại
tăng cường sức khỏe; mục tiêu sau khi hết giãn cách sẽ biết cách chụp chỉnh ảnh
không chuyên… Tất cả những mục tiêu ngắn hạn được đặt ra như vậy thứ nhất có
tác dụng giúp em hoàn thiện và phát triển thêm những khả năng của chính mình,
biến mình trở thành một phiên bản tốt hơn của bản thân – thứ mà trước kia hầu
như không có thời gian để tìm hiểu, hoàn thiện. Hơn nữa, khoảng thời gian giãn
cách thường sẽ khiến cho con người quá rảnh rỗi, sinh ra những lo lắng, ưu phiền
không đáng có và việc phải đối mặt với bốn bức tường không nói chuyện tiếp xúc
với người ngoài khiến chúng ta trở nên tù túng. Và chính việc áp dụng tính mục
đích của ý chí này sẽ giúp em tránh xa khỏi những suy nghĩ tiêu cực không cần
thiết bởi bản thân sẽ bị cuốn vào các mục tiêu mà chính mình đặt ra, trở nên bận
rộn và không còn thời gian để chỉ suy nghĩ lo lắng, u sầu. Đặc biệt hơn, việc đặt ra

4
các mục đích như vậy còn khiến bản thân em cảm thấy mình có giá trị bởi trong
thời gian đó em đã không ngừng tạo ra những thành quả lao động của riêng mình,
không ngừng phát triển hoàn thiện do đó sẽ không cảm thấy mình kém cỏi. Từ đó
tăng cường sự tự tin của chính mình, thêm yêu cuộc sống hơn.
Song song với đó, để có thể theo đuổi những mục đích ngắn hạn mà mình
đã đề ra như vậy, em cần tính bền bỉ của ý chí giúp mình không bỏ cuộc giữa
chừng. Bởi lẽ, bất luận là mục đích ngắn hạn hay dài hạn đều có những khó khăn
phát sinh nhất định của nó và ta bắt buộc phải giải quyết những điều này thì mới
có thể đi đến cùng mục tiêu của mình. Và muốn làm được như vậy thì chúng ta
cần một ý chí đủ mạnh và như đã nói, tính bền bỉ chính là thước đo độ lớn của ý
chí, nó giúp ta có sự kiên trì, không nản lòng trước những thất bại thử thách mới
phát sinh trên con đường hướng tới mục tiêu của mình. Việc cố gắng tích lũy đủ
480h học tiếng anh trong 8 tháng đối với em không phải là một điều dễ dàng và
gây ra sự nhàm chán nhất định, dẫn đến muốn bỏ cuộc. Do đó, muốn quyết tâm
theo đuổi mục tiêu tới cùng (như định nghĩa về tính bền bỉ của ý chí có nhắc tới đó
là nó là biểu hiện của sự khắc phục những khó khăn trở ngại khách quan/chủ
quan), em cần khắc phục sự nhàm chán này bằng cách không ngừng thay đổi các
phương pháp học tập, khiến cho việc học tiếng anh trở nên thú vị hơn chứ không
chỉ đơn thuần là một công việc học tập với các con chữ.
Không chỉ có vậy, trong một thời gian dài phải ở nhà, sẽ không thể tránh
khỏi những lúc cảm thấy trống rỗng, suy nghĩ có phần tiêu cực và bản thân em
cũng không ngoại lệ. Nhưng em đã dần dần cải thiện được các cảm giác này nhờ
tính bền bỉ của ý chí, nhất quyết không bỏ cuộc và thử mọi phương pháp có thể để
tinh thần của bản thân trở nên tốt lên, không còn suy nghĩ vẩn vơ tiêu cực nhiều
như trước.
Tiếp nữa, em còn áp dụng tính tự chủ của ý chí để kiểm soát những hành
động và suy nghĩ của mình trong thời gian này, giữ cho bản thân luôn trong trạng
thái cân bằng không tiêu cực, tù túng. Cụ thể là mỗi khi bản thân có những suy
nghĩ tiêu cực quá nhiều, em sẽ dừng lại thay vì tiếp tục sa đà vào các cảm giác ấy
và để nó kéo tâm trạng mình xuống. Ngoài ra, thay vì tiếp tục suy nghĩ theo lối
mòn một cách không mấy tích cực, em có thể điều chỉnh các ý nghĩ này và khiến
bản thân nhìn vào những mặt tích cực trong cuộc sống hiện tại để biết mình còn
may mắn và hạnh phúc đủ đầy ra sao so với biết bao nhiêu người ở ngoài kia.

5
Cũng như học cách suy nghĩ chấp nhận những hoàn cảnh hiện tại do dịch bệnh gây
ra với một tâm thế sẵn sàng và tích cực hơn.
Bên cạnh đó, em còn áp dụng tính độc lập vào trong đó để giúp bản thân
vượt qua những vấn đề về mặt tâm lý trong thời gian dịch bệnh kéo dài. Em chủ
động tìm hiểu xem những biểu hiện lo lắng, u sầu đó từ nguyên nhân nào gây ra là
từ tác động của ngoại cảnh hay do chính mình, và nếu do chính bản thân thì có
cách nào để giải quyết chúng. Em cũng chủ động tìm tới những cuốn sách, bài viết
chỉ cách làm thế nào để vượt qua giai đoạn căng thẳng do dịch bệnh gây ra như là
bài viết chỉ cách để tăng các chất dẫn truyền cảm xúc, xua tan đi cảm giác tiêu cực
nặng nề của bản thân, hoặc nghe những podcast truyền cảm hứng để mở rộng nhận
thức, giảm phiền muộn. Và khi cảm thấy bản thân không thể một mình giải quyết
được vấn đề của mình, em sẽ chủ động tìm tới sự trợ giúp của người lớn cụ thể là
mẹ để được mẹ cho những lời khuyên đúng đắn kịp thời, tiếp thu để cân bằng
những cảm xúc và suy nghĩ của bản thân.
Ngoài ra, em cũng thử vượt qua những giới hạn của bản thân để tăng tính
dũng cảm của mình. Song song với việc làm những điều mình thích, em còn áp
dụng tính dũng cảm lẫn tính quyết đoán của ý chí để đưa mình ra khỏi vùng an
toàn, tận dụng cơ hội mới để thử sức với cả những việc trước giờ mình luôn cố
gắng tránh né như tham gia vào đội tình nguyện của phường để chống dịch và
trong khoảng thời gian đó em đã có thêm nhiều người bạn cũng như qua đó mà
thêm hiểu biết về cuộc sống xung quanh. Chính việc làm này đã phần nào giúp em
thêm hoàn thiện mình, dần dần gỡ bỏ được cảm giác muốn thu mình lại và những
ác cảm khi phải tiếp xúc với môi trường mới với những người hoàn toàn xa lạ.

You might also like