You are on page 1of 351

Cách Làm Kách Mệnh

-Srdja Popovic-
3

MỤC LỤC

LỜI TỰA .......................................................................................................... 5

CHÚ THÍCH HÌNH MINH HỌA ................................................................ 8

CHƯƠNG I: Ở ĐÂY KHÔNG BAO GIỜ CÓ CHUYỆN ĐÓ ................ 11

CHƯƠNG II: ƯỚC MƠ LỚN NHƯNG


BẮT ĐẦU TỪ HÀNH ĐỘNG NHỎ ................................. 45

CHƯƠNG III: TẦM NHÌN VỀ TƯƠNG LAI........................................... 77

CHƯƠNG IV: NHỮNG TRỤ CỘT QUYỀN LỰC ................................. 105

CHƯƠNG V: CHIẾN THẮNG BẰNG TIẾNG CƯỜI .......................... 131

CHƯƠNG VI: GẬY ÔNG ĐẬP LƯNG ÔNG ......................................... 165

CHƯƠNG VII: VẤN ĐỀ LÀ PHẢI THỐNG NHẤT, ĐỒ NGU!........ 197


4 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH

CHƯƠNG VIII: LẬP KẾ HOẠCH CHO CON ĐƯỜNG


ĐI ĐẾN CHIẾN THẮNG CỦA BẠN ............................... 224

CHƯƠNG IX: SỰ HIỂM ÁC CỦA BẠO LỰC............................................. 250

CHƯƠNG X: CHẤM DỨT ĐÚNG THỜI ĐIỂM


NHỮNG GÌ BẠN ĐÃ BẮT ĐẦU .......................................... 272

CHƯƠNG XI: NGƯỜI ĐÓ PHẢI LÀ BẠN ................................................. 302

TRƯỚC KHI CHÚNG TA NÓI LỜI TẠM BIỆT ........................................ 320

LỜI ĐỀ TẶNG .................................................................................................. 329

LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... 330

CHÚ THÍCH ..................................................................................................... 334


LỜI TỰA 5

LỜI TỰA

Đây là một cuốn sách về các cuộc cách mạng.

Nhưng không phải kiểu cách mạng bạo lực:


những cuộc cách mạng đó thường kết thúc trong biển
máu của người dân vô tội. Và cũng không phải kiểu
cách mạng của một nhóm thiểu số những kẻ cuồng
tín: nếu bạn không biết kiểu cách mạng đó là như thế
nào, hãy cuộn mình trong chăn với một cuốn tiểu sử
của Lenin. Thay vào đó, đây là một cuốn sách viết về
kiểu phong trào đang lan rộng ra nhiều khu vực trên
thế giới, từ Quảng trường Tahir ở Cairo cho tới
Occupy Wall Street. Đây là một cuốn sách về những
cuộc cách mạng do những người bình thường khởi
xướng và thực hiện, những người tin rằng nếu họ
đoàn kết lại và suy nghĩ một cách sáng tạo, họ có thể
lật đổ những kẻ độc tài và chấn chỉnh lại những bất
công.
6 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH

Tôi may mắn từng là một trong số những người


làm cách mạng bình thường như vậy, và tôi đã có một
hành trình cá nhân kì lạ từ chỗ là một tay guitar bass
bất cần đời trở thành một trong những vị thủ lĩnh
của Otpor!, phong trào phi bạo lực đã lật đổ độc tài
Slobodan Milosevic của Serbia. Sau một thời gian
ngắn là thành viên quốc hội Serbia, giờ tôi làm việc
với tư cách là một người bạn và cố vấn cho bất kỳ
phong trào nào, lớn hay nhỏ, ở bất kỳ nơi đâu trên
thế giới, mong muốn sử dụng nguyên tắc hành động
phi bạo lực để chống lại áp bức và mang lại tự do, dân
chủ, và niềm vui. Nhưng xin đừng lo lắng: cuốn sách
này không viết về bản thân tôi. Thay vào đó, tôi viết
về mọi thứ mình học được trong quá trình làm việc
với các nhà hoạt động từ Syria đến Kiev, về những ý
tưởng to lớn cũng như chiến thuật nho nhỏ đã giúp
biến cái mà tôi gọi là “sức mạnh của nhân dân” thành
một sức mạnh phi thường đến như vậy. Bởi tôi không
là một trí thức lớn, nên tôi quyết định không truyền
đạt những thông tin này bằng lý thuyết và các dữ kiện
khô khan mà chỉ đơn giản kể về những cá nhân và
phong trào nổi bật, những khó khăn mà họ phải đối
mặt, và những bài học mà họ đã rút ra.

Cuốn sách có thể coi là có hai phần, và ở phần


đầu bạn sẽ thấy nhiều ví dụ minh họa về đấu tranh
phi bạo lực trên thế giới hiện nay, cũng như nét đặc
trưng của những phong trào đã làm nên thay đổi
trong xã hội. Ở phần hai, tôi trình bày một số gợi ý
LỜI TỰA 7

thiết thực trong việc áp dụng các kỹ thuật phi bạo lực
này nhằm mang lại kết quả tốt nhất. Tôi hy vọng
những câu chuyện này có thể tác động đến bạn và
truyền cảm hứng để bạn tự mình tạo nên một sự khác
biệt. Do tính chất của những câu chuyện này – trong
một số trường hợp, giai thoại mà tôi chia sẻ có liên
quan đến những người vốn vẫn còn nhiều điều để
mất nếu như vai trò của họ trong phong trào đó bị lộ
- nên tôi thấy cần phải thận trọng thay đổi tên và
thông tin cá nhân của một vài người. Đôi khi tôi cũng
tự ý đơn giản hóa những câu chuyện phức tạp, chỉ giữ
lại những điểm cốt yếu, xin các học giả và các vị quan
tâm đến tiểu tiết lượng thứ.

Mong rằng các bạn sẽ không chỉ hiểu mà còn


thực sự ngấm những ý tưởng và câu chuyện kể trong
cuốn sách này. Giống như một album nhạc rock,
mong rằng nó sẽ khiến bạn phải đứng dậy và hành
động. Và mong rằng nó sẽ thuyết phục được bạn tin
rằng, mặc dù những ông quan cổ cồn trắng, những
kẻ ỷ mạnh hiếp yếu và những tay côn đồ – nguyên
một bộ máy những kẻ tàn nhẫn – trông thì có vẻ như
không thể đánh bại, nhưng để lật đổ họ lại thường
chỉ cần một chút vui đùa mà thôi.
8 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH

CHÚ THÍCH HÌNH MINH HỌA

Chú thích hình minh họa

Trừ những hình có ghi tên người chụp, toàn bộ hình minh
họa còn lại là do tác giả sưu tầm.

1.1 Một nắm đấm, biểu tượng 2.2 Tel Aviv Pride: Một ngày
của Otpor!, trên một bức dành cho gia đình ở Israel,
tường ở Belgrade, Serbia, 2011 (Nina Jean Grant)
mùa thu năm 1998. 3.1 Dùng cháo sữa để phát động
1.2 Logo chương trình TV của một cuộc cách mạng.
cựu tổng thống Hugo Lonuziyaaraiy Kolhu,
Chavez, Aló Presidente. Maldivess.(Munshid
1.3 Một phụ nữ Ai Cập đang Mohamed)
cầm logo của phong trào 6 3.2 Một em bé ở Moscow, tháng
tháng Tư (Mohamed Abd El Năm, 2012 (Julia Ioffe)
Ghany, Reuters) 4.1 Những trụ cột quyền lực của
2.1 “Nhân dân Libya đoàn kết” Yemen, 2011 (Khaled
Abullah Ali Al Mahdi,
Reuters)
CHÚ THÍCH HÌNH MÌNH HỌA 11

4.2 Nhà cách mạng TS. Martin 6.1 Nhóm Pussy Riot biểu diễn
Luther King, Jr., sau bài phát tại Moscow. (Denis
biểu “I have a dream” tại Bochkarev)
Washington, D.C., ngày 28 6.2 Một phụ nữ Ukraina đang
tháng Tám, 1963. đặt hoa lên những tấm khiên
5.1 “A Dime for Change”: một của cảnh sát chống bạo động
hoạt động do Otpor! tổ chức trong Cách mạng Cam 2003.
tại Serbia, 2000. (Milos (Vasily Fedonsenko, Reuters)
Cvetkovic) 7.1 Các nhà hoạt động Otpor!
5.2 Các nhà hoạt động Syria giơ cao nắm đấm tại
đang sơn thông điệp chống Belgrade, mùa xuân 2000.
Assad lên những quả bóng (Petar Kujundzic, Reuters)
bàn. (Riahi Brothers, Arman 7.2 GOTOV JE – “He Is
và Arsh T. Riahi) Finished” – một trong số một
5.3 Logo phong trào GIRIFNA triệu hình dán do Otpor! in
ở Sudan, “We are all fed up”, trong tháng Tám và tháng
tháng Sáu 2012. Chín 2000.
(http://www.girififna.com) 7.3 Buổi biểu diễn “Occupy
5.4 Biểu tình phản đối Putin ở Sesame Streat” trong thời
Barnaul, Siberia. Nga, tháng gian diễn ra phong trào
Hai 2012. (Andrei Occupy Wall Street, New
Kasprishin, Reuters) York, mùa thu 2011. (Riahi
5.5 Hình nền chủ đề chống Brothers, Arman và Arsh T.
Mubarak. Riahi)
CÁCH LÀM KÁCH MỆNH

8.1 Hàng trăm ngàn người phản 10.1 Một người Hồi giáo đang
đối đang chuẩn bị cho cuộc cầm cuốn kinh Coran và một
tiếp quản phi bạo lực tòa nhà tín đồ Thiên Chúa giáo Ai
Quốc hội Serbia tại Belgrade Cập đang cầm cây thánh giá
ngày 5 tháng Mười, 2000. tại Quảng trường Tahir.
(Igor Jeremic) Cairo, 6 tháng Hai, 2011.
8.2 “2000-This is the year”: chiến (Dylan Martinez)
dịch của Otpor! ngay sau buổi 10.2 “We are watching you”:
hòa nhạc Orthodox New Chiến dịch truyền thông của
Year do nhóm này tổ chức Otpor! buộc chính phủ hậu
vào tháng Giêng năm 2000. Milosevic mới thắng cử phải
8.3 Kỷ niệm chiến thắng của chịu trách nhiệm về tầm nhìn
cuộc cách mạng 5 tháng tương lai của Serbia sau cuộc
Mười của OTPOR, tại quảng cách mạng ngày 5 tháng
trường Slavija, Belgrade. Mười. Serbia, 2000.
(Igor Jeremic) 10.3 Các nhà hoạt động nữ của
9.1 Phòng giam Nelson Otpor! đứng ở hàng đầu
Mandela tại nhà tù Robben trong một cuộc tuần hành
Island ở Nam Phi. (Paul A. phản đối, ngày 11 tháng 11,
Mannix) năm 1999. (Igor Jeremic)
9.2 Tác phẩm điêu khắc phi bạo
lực của Carl Frederick
Reutersward. (MHM55)
CHÚ THÍCH HÌNH MÌNH HỌA 13

11.1 “If not us, who?” các nhà cách mạng ngày 5 tháng
hoạt động của phong trào Mười lật đổ Milosevic.
Occupy Wall Stree đối diện Belgrade, ngày 5 tháng 10,
với cảnh sát gần Công viên năm 2013. (Tony Levin)
Zuccotti tại Manhattan hạ,
mùa thu năm 2011. (Riahi
Brothers, Arman và Arsh T.
Riahi)
11.2 Peter Gabriel biểu diễn
“Biko” và chào đám đông
bằng một nắm đấm, trong
buổi biểu diễn của anh tại
Kombank Arena, Belgrade, (Ảnh minh họa 1.1)

kỷ niệm chiến thắng của cuộc


10 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH
CHƯƠNG I Ở ĐÂY KHÔNG BAO GIỜ CÓ CHUYỆN ĐÓ 11

CHƯƠNG I

Ở ĐÂY KHÔNG BAO


GIỜ CÓ CHUYỆN ĐÓ

Có lẽ thành phố Belgrade xinh đẹp của tôi không


nằm trong top 10 địa điểm phải đến trước khi chết.
Ở một số khu vực, người dân có thể tỏ ra lỗ mãng,
và người Serbia chúng tôi thì đã nổi tiếng là hay gây
chuyện, đó là lý do vì sao chúng tôi có một tuyến phố
lớn được đặt theo tên của Gavrilo Princip, người bị
buộc tội khởi sự Thế chiến I, và một tuyến phố khác
đặt theo tên tổ chức cách mạng của ông. Và chắc bạn
còn nhớ cựu tổng thống độc tài Slobodan Milosevic
của chúng tôi, cái gã điên đã nghĩ ra trò “thanh lọc
12 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH

sắc tộc” trên thế giới này, đã gây ra bốn cuộc chiến
tranh thảm khốc với các nước láng giềng trong những
năm 1990, và khiến cho NATO rải hàng đống bom
xuống tàn phá thành phố. Nhưng tất cả những điều
trên đều không can hệ đối với nhóm 15 người Ai Cập
đã đến Belgrade vào tháng Sáu năm 2009. Họ đến
để lên kế hoạch cho một cuộc cách mạng.

Với mục đích cụ thể đó của họ, nơi đầu tiên mà


tôi muốn chỉ cho họ xem cũng là nơi mà tôi sẽ không
bao giờ giới thiệu cho bất kỳ du khách nào khác:
Quảng trường Cộng Hòa. Để bạn có thể hình dung
đôi chút về khu vực bẩn thỉu và nhếch nhác này của
thành phố, hãy tưởng tượng ai đó lấy Quảng trường
Thời đại rồi thu nhỏ lại, hút hết năng lượng bên
trong, cắt hết đèn đóm, chỉ để lại xe cộ và những lớp
đất bụi mùi. Tuy nhiên, những người Ai Cập không
hề bận tâm – họ đang nuôi hy vọng có thể lật đổ tổng
thống độc tài của chính họ, ông Hosni Mubarak, và
đối với họ, quảng trường Cộng Hòa không chỉ là một
nơi để bóc lột du khách mà còn là điểm xuất phát cho
một phong trào phi bạo lực do một nhóm thanh niên
bình thường khởi xướng và sau này đã trở thành một
lực lượng chính trị đủ mạnh để có thể làm nên điều
bất ngờ, lật đổ Milosevic. Tôi từng là thành viên lãnh
đạo phong trào đó, và những người bạn Ai Cập đã
đến đây với hy vọng sẽ học hỏi được điều gì đó từ
người Serbia chúng tôi.
CHƯƠNG I Ở ĐÂY KHÔNG BAO GIỜ CÓ CHUYỆN ĐÓ 13

Tôi dẫn họ tới một góc yên tĩnh, tránh xa những


quán café ồn ào cùng những người phục vụ lúc nào
cũng phải làm quá giờ và bắt đầu câu chuyện ngắn
gọn của mình. Ngày đó, tôi kể với họ và chỉ tay về
phía dãy cửa hàng sang trọng – Armani, Burberry,
Max Mara – nằm rải rác trên quảng trường Cộng
Hòa, lạm phát của Serbia tệ đến mức giá một cân
khoai tây vọt từ bốn nghìn dina lên đến mười bảy tỉ
dina chỉ trong vòng một năm. Hơn nữa, chúng tôi
còn đang chiến tranh với nước láng giềng Croatia. Và
nếu bạn tìm cách lên tiếng phản đối những chính
sách tai hại đã làm cho nền kinh tế của chúng tôi sụp
đổ và mất dần an ninh, bạn sẽ bị bắt và bị đánh hoặc
thậm chí tệ hơn. Năm 1992, tôi là sinh viên năm thứ
nhất chuyên ngành sinh học, và tương lai đối với lớp
thanh niên Serbia lúc bấy giờ dường như rất, rất ảm
đạm.

“Vâng,” một người bạn Ai Cập đáp lại và cười,


“chúng tôi biết cảm giác đó mà!”

Họ tiếp tục gật đầu thấu hiểu khi tôi kể tiếp câu
chuyện của mình. Đối diện với sự khủng bố của
Milosevic, tôi kể với họ, phản ứng tự nhiên và ít nhất
là đầu tiên chính là tỏ ra thờ ơ không quan tâm. Suy
cho cùng, tôi và các bạn tôi không phải là kiểu người
thích làm chính trị. Chúng tôi chỉ là sinh viên mới
vào trường, và chúng tôi có cùng sở thích với các bạn
14 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH

đồng trang lứa trên toàn thế giới: thức khuya, đi


nhậu, tán gái. Nếu bạn hỏi tôi ngày đó điều gì đã
khiến tôi ra khỏi nhà và đi đến Quảng trường Cộng
Hòa, tôi sẽ không nói đó là vì một cuộc biểu tình
phản đối – tôi sẽ nói đó là vì một buổi biểu diễn nhạc
rock.

Từ vị trí của mình ở bên rìa quảng trường, tôi cố


gắng giải thích cho những người bạn Ai Cập vì sao
mình lại thích Rimtutituki, ban nhạc có cái tên nghe
khá du dương, nhưng nếu dịch thô ra thì có nghĩa
“Anh xiên con cu vào em”, hy vọng ba hoặc bốn
người phụ nữ đang đội hijab, chiếc khăn quàng trùm
lên đầu của những phụ nữ Hồi giáo ngoan đạo, sẽ
không quá xấu hổ. Năm 1992, nhóm nhạc này vốn
ngầu nhất thành phố, họ là những gã ồn ào chơi
guitar kiểu phóng đãng và nổi tiếng vì lời bài hát có
tính chất nổi loạn. Khi họ thông báo sẽ có một buổi
biểu diễn miễn phí, chúng tôi đã trốn học ngay và
hòa vào dòng người ở Quảng trường Cộng hòa để
được tận mắt xem thần tượng của mình biểu diễn.

Sau đó chúng tôi bị sốc. Thay vì biểu diễn như


bình thường, các thành viên của nhóm Rimtutituki
tiến vào trên một chiếc xe tải, trông họ giống như
những vị tướng ra trận hơn là những tay chơi rock.
Rồi, trong khi chiếc xe đi thành vòng tròn quanh
quảng trường, họ hát những bài hát nổi tiếng nhất
của mình, chọn lọc câu từ để ghép thành những
tuyên ngôn như “Nếu anh cầm súng đi bắn nhau, anh
CHƯƠNG I Ở ĐÂY KHÔNG BAO GIỜ CÓ CHUYỆN ĐÓ 15

sẽ chẳng có thời gian để mà chịch” hay “Dưới lớp mũ


bảo vệ kia làm gì có não”. Bạn không cần phải thông
minh như thiên tài mới có thể hiểu cái gì đang diễn
ra: chiến tranh thì vẫn đang diễn ra ác liệt, trên đường
phố Belgrade hàng đoàn lính và xe tăng đang ùn ùn
tiến ra mặt trận, còn ở đây những chàng trai trong
ban nhạc rock này lại đang đả kích chế độ quân phiệt,
cất lên tiếng nói phản đối chiến tranh, kêu gọi một
cuộc sống bình thường và yên vui. Và hành động này
diễn ra dưới một chế độ độc tài, nơi mà việc công
khai tuyên bố những khẩu hiệu như vậy có thể khiến
bạn vướng vào rất nhiều rắc rối.

Khi tôi chạy theo chiếc xe, cùng reo hò với các
thần tượng của mình, tôi đã bất chợt hiểu ra hàng
loạt vấn đề. Tôi hiểu rằng hoạt động vì sự thay đổi
của xã hội không nhất thiết phải là nhàm chán; trên
thực tế, có lẽ dưới hình thức một buổi biểu diễn nhạc
punk cool ngầu lại hiệu quả hơn so với một cuộc biểu
tình nặng nề. Tôi hiểu rằng ngay cả trong những điều
kiện có vẻ như khắc nghiệt nhất, ta vẫn có thể thu
hút sự quan tâm của mọi người. Và tôi hiểu rằng khi
có đủ số người quan tâm, và nếu tập hợp được trong
số đó đủ người để hành động, thì chắc chắn sẽ làm
nên thay đổi. Dĩ nhiên, lúc đó tôi không hẳn đã hiểu
rõ được như vậy, ít nhất là chưa. Tôi sẽ phải mất
nhiều năm để suy nghĩ cho rõ ràng những cảm xúc
của mình chiều hôm đó trên quảng trường Cộng Hòa
để nhận ra ý nghĩa của chúng và biến chúng thành
16 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH

hành động. Nhưng một khi đã được tận mắt trông


thấy sự khả dĩ của hành động phi bạo lực thành công
và có sức hút, tôi không thể nào quay trở lại với tình
trạng thờ ơ lãnh đạm trước đó nữa. Tôi và các bạn tôi
giờ đây đã cảm thấy chúng tôi phải làm điều gì đó để
lật đổ Milosevic.

Và không hổ danh là Milosevic, ông ta đã rất nỗ


lực trong việc mang đến cho chúng tôi thật nhiều lý
do để phẫn nộ. Năm 1996, ông ta đã không chấp
nhận kết quả bầu cử quốc hội vốn có thể khiến cho
đám côn đồ tay sai của ông ta mất ghế về tay các
thành viên của phe đối lập, và khi các nhà hoạt động
đi biểu tình trên đường phố để phản đối, họ đã bị
Milosevic cho cảnh sát đến dẹp loạn. Năm 1998,
Milosevic ngày càng trở nên độc tài đến cực đoan, với
thông báo rằng chính phủ của ông ta từ đây trở đi có
toàn quyền kiểm soát đối với mọi hoạt động, học
thuật cũng như quản lý, của sáu trường đại học của
Serbia. Điều này đã vượt quá sức chịu đựng của tôi
và các bạn tôi. Họp nhau lại trong những căn hộ nhỏ,
đầy khói bụi của thành phố Belgrade, chúng tôi đã
quyết định khởi xướng một phong trào.

Chúng tôi đặt tên cho phong trào là Otpor!,


nghĩa là “phản kháng”, và chúng tôi tạo một logo có
hình nắm đấm màu đen trông rất ngầu, hơi khác một
chút so với biểu tượng của thay đổi xã hội mà mọi
người, từ quân kháng chiến chống Phát xít thời Nam
Tư cũ bị chiếm đóng trong Thế chiến II cho tới
CHƯƠNG I Ở ĐÂY KHÔNG BAO GIỜ CÓ CHUYỆN ĐÓ 17

những chiến sĩ Báo đen (Black Panthers) trong


những năm 1960, đã sử dụng. Với nắm đấm của
Otpor!, chúng tôi dùng bản vẽ của người bạn thân
của tôi, Duda Petrovic, anh đã phác thảo nhanh lên
một mẩu giấy với hy vọng gây ấn tượng với một cô
nàng trong nhóm. Nó rất sắc nét và hoàn hảo.

Mấy chuyện về logo nghe tưởng chừng như nông


cạn, tôi nói với những người bạn Ai Cập, nhưng với
chúng tôi, hình ảnh nhận dạng của nhóm rất quan
trọng. Giống như mọi người trên khắp thế giới, hễ
cứ thấy nét uốn lượn màu đỏ - trắng là nhận ra ngay
hãng Coca-Cola, chúng tôi muốn người Serbia cũng
có thể từ một hình ảnh họ trông thấy và liên tưởng
đến phong trào của chúng tôi. Ngoài ra, lúc đó chúng
tôi đã nhận ra quá rõ rằng, dù có thuyết phục được
toàn bộ gia đình bạn bè của mình ra đường và ủng
hộ phong trào đi nữa, có lẽ chúng tôi cũng không thể
có hơn ba chục người tham gia diễu hành. Tuy nhiên,
chúng tôi có thể sơn-xịt ba trăm nắm đấm chỉ trong
một buổi tối, và vào một buổi sáng sớm tháng Mười
Một, nhân dân Belgrade bỗng thức dậy và thấy
Quảng trường Cộng Hòa đã được phủ kín bằng
những nắm đấm. Khi mọi người đều sợ hãi trước
Milosevic, điều này mang lại cho họ cảm giác đằng
sau lớp vỏ bề mặt này có một thứ gì lớn lao và có tổ
chức.
18 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH

Và đúng là như thế thật.

Việc nhìn thấy nắm đấm và dòng chữ “phản


kháng” được sơn ở khắp nơi, những người trẻ tự
nhiên thấy tò mò muốn biết thêm về thứ mới lạ, sành
điệu này. Họ muốn tham gia. Để loại trừ những kẻ
màu mè, hời hợt và tệ nhất là những kẻ chỉ điểm cho
cảnh sát, chúng tôi đã giao cho họ một bài kiểm tra:
để chứng minh sự nghiêm túc của mình, họ phải đi
sơn hình nắm đấm tại những địa điểm do chúng tôi
chọn. Chẳng bao lâu, chúng tôi không những đã sơn
được biểu tượng của mình ở khắp thành phố, mà còn
tuyển được một nhóm nhỏ những người cam kết
tham gia, những người đã sẵn lòng tin rằng thay đổi
chế độ là điều có thể.

Sau khi đã tuyển được nhóm hạt nhân này, đã


đến lúc chúng tôi phải đưa ra quyết định quan trọng,
là lựa chọn một hình thức hoạt động cho phong trào.
Điều đầu tiên chúng tôi nhận thấy là nhất định đó
phải là một phong trào phi bạo lực, không chỉ bởi vì
chúng tôi một lòng tin tưởng vào những giải pháp
hòa bình, mà còn bởi vì tìm cách dùng vũ lực chống
lại một gã có hàng vạn cảnh sát trong tay, hàng trăm
ngàn lính chiến và Chúa biết là còn bao nhiêu tên sát
nhân mà hắn sẵn sàng sử dụng, theo chúng tôi là một
ý tưởng rất tệ. Chúng tôi không bao giờ có thể đánh
bại Milosevic bằng vũ lực, nhưng chúng tôi có thể
xây dựng một phong trào mạnh và thu hút đông đảo
dân chúng đến mức ông ta sẽ không còn lựa chọn nào
CHƯƠNG I Ở ĐÂY KHÔNG BAO GIỜ CÓ CHUYỆN ĐÓ 19

khác là phải nhường bước, chấp nhận một cuộc bầu


cử mở và tự do và nhanh chóng thua cuộc.

Quyết định sống còn thứ hai của chúng tôi là


phong trào Otpor! sẽ không tập trung vào một số thủ
lĩnh được yêu mến. Đây là một cân nhắc có tính thiết
thực: ngay khi trở nên lớn mạnh hơn, chúng tôi nhận
ra, cảnh sát sẽ chia rẽ chúng tôi bằng mọi cách, và
một phong trào mà không thể xác định rõ ai là người
đứng đầu sẽ khiến cho giới cầm quyền khó mà dẹp
được chúng tôi chỉ trong một cuộc đột kích. Logic
là, cứ bắt đi bất kỳ ai trong số chúng tôi, sẽ có mười
lăm người khác thay thế vị trí đó. Nhưng để cải trang
và xuất hiện như bất kỳ người bình thường nào,
chúng tôi buộc phải hoạt động lén lút. Chúng tôi cần
phải khuấy động một loạt sự đối đầu nho nhỏ và sáng
tạo đối với chế độ. Chúng tôi muốn chớp lấy khoảnh
khắc Rimtutituki đó, cảm giác đặc biệt và tràn đầy hy
vọng rằng sự phản kháng không phải là vô ích và rằng
chiến thắng là nằm trong tầm tay.

Chỉ tay về góc xa của quảng trường, tôi bảo


những người Ai Cập nhìn sang khu đất nhảy dù và
khu mua sắm bị bỏ hoang từ những năm 1980, ngay
sau chỗ đỗ taxi bọc kính đen. Đó là nơi mà lực lượng
an ninh của Milosevic đã bắt tôi ngày 15 tháng 12
năm 1998. Buổi sáng hôm đó trời lạnh như cắt.
Otpor! đã ra đời được ba tháng, và chúng tôi đã tập
hợp được đủ số người ủng hộ và đủ mạnh để có thể
tổ chức một cuộc biểu tình phản kháng trên đường
20 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH

phố từ Quảng trường Cộng hòa. Tôi đã không tới


được đó. Khi đang trên đường đến điểm hẹn, vài tên
cảnh sát bất thình lình tấn công và lôi tôi đến một
phòng giam đầy nước đái cách đó vài phút đi bộ, ở
đó chúng khoái chí đánh đập tôi đến bầm giập trong
một khoảng thời gian dài như vô tận. May mắn là,
chiếc áo khoác dày đã đỡ cho tôi nhiều trước sự giày
xéo của những chiếc ủng nặng nề của chúng. Cuối
cùng, tụi cảnh sát thả cho tôi đi, sau khi một đứa gí
súng vào họng tôi và nói ước gì chúng tôi đang ở Iraq
để hắn có thể bắn chết tôi ngay tại đó.

Những người Ai Cập ngẩng lên. Việc tôi kể về


chuyện đánh đập và súng ống khiến họ nhớ tới quê
nhà, về lực lượng an ninh đầu gấu khét tiếng của
Mubarak. Ít nhất thì người Serbia chúng tôi cũng đã
từng sống qua những chuyện tương tự như họ. Một
trong số họ là trí thức, với dáng vóc thư sinh và cặp
kính gọng kim loại. Cảnh sát mật của Mubarack đặc
biệt thù địch đối với sinh viên, và qua phản ứng của
anh ta, bạn có thể chắc chắn anh ta hẳn phải có trải
nghiệm tương tự như tôi. Do đó, tôi nhìn thẳng vào
anh ta, kể tiếp câu chuyện về cuộc nổi dậy của Otpor!,
và một điều bất ngờ đã xảy ra khi chúng tôi trở nên
nổi tiếng hơn: cảnh sát càng tìm cách dọa nạt để xua
đuổi chúng tôi khỏi quảng trường Cộng Hòa, chúng
tôi quay lại càng đông hơn.
CHƯƠNG I Ở ĐÂY KHÔNG BAO GIỜ CÓ CHUYỆN ĐÓ 21

Với hình ảnh của Otpor! đang trở nên có sức ảnh
hưởng hơn bao giờ hết, các cuộc biểu tình nho nhỏ
của chúng tôi trở thành những bữa tiệc liên hoan hấp
dẫn nhất; nếu không tham gia thì bạn nên tạm biệt
đời sống xã giao đi là vừa. Và tất nhiên không ai ngầu
hơn những người không may bị bắt – bị vào tù có
nghĩa bạn là người can đảm và không sợ hãi, và dĩ
nhiên có nghĩa là bạn rất có sức hấp dẫn. Chỉ trong
một vài tuần, ngay cả những anh chàng mọt sách,
kiểu cài bút trên túi áo và mang đủ dụng cụ học tập
đến lớp, vừa bị dồn lên xe cảnh sát tối hôm trước thì
ngay tối hôm sau đã được hẹn hò với những bạn gái
xinh nhất.

Lúc này, tôi có thể nhận thấy những người bạn


Ai Cập đang lặng lẽ hoài nghi, do đó tôi dừng lại và
hỏi anh chàng trí thức rằng liệu ở nước anh, mọi sự
có diễn ra như vậy không. Không lưỡng lự, anh ta trả
lời luôn rằng không. Ở Cairo, anh ta nói, chắc chắn
không ai muốn chống lại cảnh sát mật của Mubarak
cả. Anh ta có ý nói: ngay cả tên cảnh sát tàn bạo nhất
của Milosevic cũng chỉ sánh ngang một cô tiên răng
so với lính cai ngục của Mubarak. Nhưng có một
nguyên tắc chung cho những gì đã diễn ra ở quảng
trường Cộng Hòa mà tôi muốn chia sẻ, và điều đó
không thực sự liên quan đến việc cảnh sát bên nào
tàn bạo hơn. Điều mà tôi muốn những người bạn Ai
Cập của mình hiểu đơn giản hơn rất nhiều, và cấp
tiến hơn rất nhiều: tôi muốn họ hiểu được sự hài
hước.
22 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH

Thông thường, những người đấu tranh phi bạo


động hay trích dẫn Gandhi hoặc Martin Luther
King, Jr. như là nguồn cảm hứng của họ, nhưng
những con người đó, bất chấp rất nhiều phẩm chất
tốt đẹp, lại không hài hước cho lắm. Nếu bạn hy vọng
tạo nên một phong trào lớn trong vòng một thời gian
rất ngắn, ở thời đại Internet và các kênh giải trí khác,
thì sự hài hước chính là chiến lược rất quan trọng. Và
thế là, vừa thong thả bước trên quảng trường Cộng
Hòa, tôi vừa kể cho những người bạn Ai Cập về việc
Otpor! đã sử dụng sân khấu đường phố như thể nào.
Chúng tôi không làm điều gì quá mang tính chính
trị, bởi vì chính trị thì nhàm chán, còn chúng tôi lại
muốn mọi thứ phải vui vẻ và quan trọng hơn, phải
buồn cười. Trong những ngày đầu của Otpor!, tôi kể,
tiếng cười là vũ khí lớn nhất của chúng tôi để chống
lại chế độ. Sự lãnh đạo độc tài của Milosevic, suy cho
cùng, được tiếp nhiên liệu bởi nỗi sợ hãi: sợ hãi các
quốc gia láng giềng, sợ hãi bị giám sát, sợ hãi cảnh
sát, sợ hãi mọi thứ. Nhưng trong suốt kỷ nguyên sợ
hãi ấy, người Serbia chúng tôi đã học được một điều
là chỉ có thể đánh bại nỗi sợ bằng tiếng cười, và nếu
bạn không tin tôi, hãy thử nghĩ xem cách nào tốt
nhất để trấn an một người bạn chuẩn bị vào phòng
đại phẫu. Nếu bạn tỏ ra nghiêm trọng và lo lắng, thì
nỗi lo lắng của cậu ta sẽ còn tăng thêm. Nhưng nếu
bạn kể một câu chuyện vui, thì bỗng nhiên cậu ta sẽ
thư giãn và thậm chí còn mỉm cười nữa. Nguyên tắc
ấy cũng đúng trong trường hợp tổ chức các phong
trào.
CHƯƠNG I Ở ĐÂY KHÔNG BAO GIỜ CÓ CHUYỆN ĐÓ 23

Vậy làm sao để khiến cuộc sống đau khổ dưới ách
chuyên chế trở nên buồn cười? Đó là phần thú vị nhất
của việc khởi xướng một phong trào. Giống như
những người anh hùng Monty Python của chúng tôi,
tôi cùng các bạn tôi đã cùng nhau bàn bạc để tìm ra
những cách hoạt động hấp dẫn, thu hút nhằm có
được hiệu ứng mong muốn. Chẳng hạn trong một
cuộc biểu tình phản đối Milosevic, các thành viên
Otpor! ở thành phố Kragujevac của Serbia đã mang
những bông hoa trắng – biểu tượng của bà vợ
Milosevic, người ngày nào cũng cài một bông hoa
nhựa lên tóc – và cài lên đầu những con gà tây, mà
trong tiếng Serbia, gà tây là từ xấu xa nhất dành để
gọi một người phụ nữ. Những con gà tây mới được
đeo trang sức đó được thả trên đường phố
Kragujevac, và công chúng được chiêu đãi một vở
trình diễn hài hước trong đó những tay cảnh sát hung
tợn của Milosevic chạy tán loạn vòng quanh, giẫm
đạp lên nhau trong khi những con gà tây cũng chạy
khắp các hướng và kêu quàng quạc. Điều thú vị nhất
là cảnh sát không có sự lựa chọn nào cả, bởi vì nếu để
cho những con gà tây chạy tứ tung có nghĩa là họ đã
chấp nhận sự bất tuân của nhóm Otpor!. Nhưng nếu
đã được chứng kiến một tay cảnh sát lực lưỡng chạy
theo một con gà tây giống như một nhân vật hoạt
trong phim hoạt hình, bạn còn có thể sợ hãi trước
anh ta nữa không? Đó là một ví dụ cho thấy suy nghĩ
sáng tạo có thể biến lực lượng an ninh thành một bức
24 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH

tranh biếm họa trước mắt toàn bộ những người đi


làm buổi sáng và rất nhiều phóng viên tới hiện trường
để chụp ảnh, và tất cả những gì chúng tôi cần làm chỉ
là một chuyến đi đến trại nuôi gia cầm và một chút
khả năng tưởng tượng.

Tuy nhiên, khi tôi tiếp tục kể về những câu


chuyện của Otpor! cho những người bạn Ai Cập, rõ
ràng họ tỏ ra rất hồ nghi. Các nhà hoạt động ngoan
đạo ấy đang nghĩ rằng mọi thứ họ nhìn thấy ở
Belgrade không thể xảy ra ở Cairo được. Chẳng hạn
như ở Cairo, quán cà phê là nơi cho những người đàn
ông mập ú ngồi nhấp trà và hút hookhas chứ không
dành cho những cô gái mặc áo hở vai quần soóc ngắn
ngồi uống bia cùng bạn trai. Đối với những người Ai
Cập ngoan đạo này, Quảng trường Cộng hòa dường
như rất xa lạ; đối với họ, mọi thứ tôi nói về những
ban nhạc rock hay gà tây chạy lung tung và mọi người
đứng nhìn cảnh sát và mỉm cười, dường như chỉ là
một giấc mơ bất khả thi.

Đi dọc con phố mua sắm chính bên cạnh quảng


trường, chúng tôi bước qua những dãy nhà cổ xinh
đẹp của thế kỷ mười chín, chúng có từ thời Đế chế
Áo-Hung cai trị Belgrade. Từng đỉnh vòm, từng
chiếc cột hay từng ban công bằng sắt uốn mà người
Ai Cập nhìn thấy dường như càng củng cố thêm một
ý nghĩ duy nhất trong đầu họ: đây là Châu Âu, và
không có điều gì xảy ra ở đây lại có thể có tác dụng ở
quê hương họ trên dòng sông Nile. Tôi không hề
CHƯƠNG I Ở ĐÂY KHÔNG BAO GIỜ CÓ CHUYỆN ĐÓ 25

ngạc nhiên khi thấy nỗi hoài nghi này lây lan. Tôi đã
thấy hình ảnh tương tự nơi những nhà hoạt động
khác, những người cũng đến Serbia để tìm kiếm lời
khuyên, những người đã vượt qua một chặng đường
rất dài đến gặp cựu thành viên Otpor! chỉ để nghe
anh ta say sưa thuyết giảng về những trò đùa. Và
những người Ai Cập, theo tôi cảm thấy, đã bắt đầu
băn khoăn liệu có phải trò đùa là nhằm vào họ không.

Nhưng chắc hẳn họ cũng được truyền cảm hứng


bởi ít nhất một vài trong số những câu chuyện tôi kể
về các cuộc biểu tình phản đối diễn ra ở Quảng
trường Cộng Hòa. Có lẽ đơn giản vì tuyệt vọng,
nhưng không hề có dấu hiệu báo trước, một trong số
những người Ai Cập bắt đầu hô lớn các khẩu hiệu
chính trị giữa đám đông chật ních khách uống cà phê
và khách du lịch.

“Ai Cập tự do,” anh ta đột nhiên hét lớn. “Ai Cập
tự do! Đả đảo Mubarak!”

Mặt anh ta đỏ lựng lên, nhiệt tình hô vang khẩu


hiệu và chỉ vài giây sau, cả nhóm người Ai Cập đã
cùng đồng thanh hô theo. Ít nhất thì giờ đây họ cũng
được tiếp năng lượng, tôi nghĩ: họ đang được hưởng
tự do, mặc dù chưa phải là ở Cairo, để thể hiện mình
trong một cuộc mít tinh ngẫu hứng. Nhóm chúng tôi
gây ồn ào đến mức khiến cho một vài đôi lông mày
26 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH

phải nhướn lên, và một vài viên cảnh sát phải dừng
lại lịch sự hỏi liệu mọi việc có ổn không; họ ngạc
nhiên vì những người bạn của tôi, cũng như những
người Ai Cập ngạc nhiên vì chúng tôi.

Nhưng đây chỉ là ngày đầu tiên trong chuyến


viếng thăm của họ, nên tôi cố gắng không để sự nản
lòng của họ khiến tôi lo lắng. Họ cần thời gian để
thích nghi, tôi tự nhủ, và ngoài ra, thương hiệu kích
động quần chúng của Otpor! lại còn khác xa so với
hình ảnh phổ biến về những người làm cách mạng.
Chúng tôi không quắc mắt lên như Lenin hay Marx,
và dĩ nhiên chúng tôi phản đối chủ trương đẫm máu
của Mao và Arafat. Đây là một lãnh địa mới đối với
những người Ai Cập, và có lẽ họ chỉ cần thêm thời
gian để làm quen. Thời gian còn lại của tuần tập
huấn, chúng tôi đã đặt trước một dãy phòng khách
sạn ở Palic Lake; chúng tôi sẽ dành một vài tuần tới
ở nơi vẫn được gọi là Thụy Sĩ của Serbia, một thắng
cảnh với những ngôi nhà bánh gừng sơn màu pastel.

Ngày hôm sau, chúng tôi bắt đầu cuộc họp với
những người Ai Cập trong phòng hội thảo của một
khách sạn nhỏ bên bờ hồ. Nơi chúng tôi đặt phòng
không có gì đặc biệt, nhưng không thành vấn đề.
Chúng tôi không đến đây để tìm kiếm sự thoải mái
tiện nghi. Trước khi hội thảo bắt đầu, chúng tôi cùng
nhau ăn một bữa sáng thịnh soạn kiểu Serbia với
bánh nướng phô mai và sữa chua, rồi mười lăm người
Ai Cập bước ra ngoài hút vài gói thuốc lá chỉ trong
CHƯƠNG I Ở ĐÂY KHÔNG BAO GIỜ CÓ CHUYỆN ĐÓ 27

một thời gian ngắn kỷ lục. Tôi mỉm cười: trong suốt
những ngày hoạt động của Otpor!, tôi cũng là người
hút nhiều thuốc, đến năm mươi điếu hoặc hơn một
ngày như một cách để đối phó với áp lực của việc
đứng lên chống lại chế độ. Khi họ hút thuốc xong và
quay trở vào, chúng tôi khép các rèm cửa sổ lại và bắt
đầu làm việc. Bên ngoài, người ta đang té nước dưới
bể bơi, tán gẫu bên hiên hoặc đang mua những cây
kem ốc quế. Nhưng bên trong, chúng tôi nói chuyện
về cách mạng.

Tôi đứng trước những người bạn Ai Cập, họ


đang ngồi thành hình vòng cung quanh tôi. Tôi mở
đầu bằng việc hỏi liệu họ có suy nghĩ gì về chuyến
viếng thăm vừa rồi đến Quảng Trường không, và về
những câu chuyện họ được nghe về Cách mạng của
người Seriba. Tôi muốn xem thực sự họ suy nghĩ như
thế nào về kiểu phản kháng phi bạo lực mà chúng tôi
đã áp dụng để chống lại Milosevic và việc chúng tôi
giờ đây đang khuyên họ áp dụng ở Ai Cập.

Một cánh tay giơ lên tức khắc. Đó là Mohammed


Adel. Mặc dù chúng tôi có một người phiên dịch
tiếng Ả Rập – một ngôn ngữ mà không ai trong
chúng tôi biết – nhưng hầu như chúng tôi không cần
đến sự hỗ trợ nào để hiểu điều Mohammed định nói.
Thực ra, ngay khi Mohammed chuẩn bị nói, tôi đã
thấy đồng nghiệp Sandra của mình mỉm cười vẻ thấu
hiểu, cách đó vài chỗ ngồi. Cô đã ở Belgrade cùng họ
28 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH

ngày hôm đó và đã làm công việc này đủ lâu để hiểu


điều gì sắp xảy ra.

“Srdja,” Mohammed nói thẳng luôn không cần


giữ ý “chúng tôi đều ấn tượng với những gì xảy ra ở
Serbia. Nhưng ở Ai Cập rất khác. Chuyện đó sẽ
không bao giờ xảy ra ở đó được.”

Chúng tôi không ngạc nhiên trước sự bi quan của


Mohammed. “Chuyện đó không bao giờ xảy ra ở chỗ
chúng tôi được.” là phản ứng đầu tiên của mọi người,
và tôi bảo Mohammed rằng tôi hiểu sự nghi ngờ của
anh ấy. Các nhà hoạt động phi bạo lực ở Georgia, tôi
nói, cũng đã nói như vậy khi một nhóm người trẻ
Serbia đến gặp họ ở Tbilisi ngay trước khi họ lật đổ
chế độ độc tài với Cách mạng Hoa hồng năm 2003,
sử dụng phương pháp của Otpor!. Và tôi đã từng
nghe những lo lắng tương tự ở Ukraine trước khi
Leonid Kuchma bị lật đổ trong Cách mạng Cam
năm 2004, một năm sau ở Lemnon trong đêm của
Cách mạng Ceda, và ba năm sau ở Maldivess nơi mà
các nhà hoạt động vì dân chủ cuối cùng đã lật đổ được
lãnh đạo độc tài của họ. Tất cả các cuộc cách mạng
này đã thành công vang dội, và tất cả đều bắt đầu với
việc các thành viên của họ khẳng định rằng việc đã
xảy ra ở Serbia sẽ không bao giờ xảy ra với đất nước
họ.
CHƯƠNG I Ở ĐÂY KHÔNG BAO GIỜ CÓ CHUYỆN ĐÓ 29

“Tôi xin lỗi,’ một người phụ nữ Ai Cập trẻ xen


vào, dáng điệu của cô cho thấy rõ ràng cô không hề
tin, “nhưng các anh nói về các buổi hòa nhạc và biểu
tình. Chúng tôi mà làm cái gì tương tự như thế,
Mubarak cho người xử lý ngay. Chúng tôi không
được phép lập nhóm nào đông hơn ba người. Đó là
lý do vì sao phương pháp của các anh sẽ không có tác
dụng ở Ai Cập. Ở đó mọi chuyện hoàn toàn khác.”

Phải, tôi nói với cô, cảnh sát mật của Mubarak –
những Mukhabarat – là một trong những lực lượng
cảnh sát tàn bạo nhất thế giới. Nhưng người Chile
dưới thời Pinochet những năm 1970 cũng đã từng bị
lôi đi trên phố rồi ném vào những xà lim bí mật giống
như ở Ai Cập. Và thay vì tìm cách xuống đường, họ
đã khuyến khích những tài xế taxi giảm tốc độ xuống
một nửa. Hãy tưởng tượng mà xem, tôi nói với cô gái
trẻ, nếu cô thức dậy ở Santiago và đi đến cửa hàng để
mua một ít empanadas, cô bỗng thấy tất cả taxi trên
đường phố tự nhiên chuyển động như đang quay
chậm. Và cô hãy tưởng tượng điều đó lan rộng ra –
xe hơi, xe buýt và xe tải cũng chuyển động với tốc độ
10 dặm/giờ, thể hiện rõ sự bất mãn của những người
lái xe với chế độ. Chỉ trong một vài ngày, người ta
bắt đầu bước đi với tốc độ bằng một nửa tốc độ bình
thường trên hè phố. Thành phố hầu như không
chuyển động. Trước khi tất cả điều này xảy ra, tôi nói
với người phụ nữ Ai Cập, người ta còn sợ hãi khi nói
30 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH

công khai rằng họ ghét Pinochet, cho nên bạn có thể


nghĩ rằng bạn là người duy nhất ghét ông ta. Tuy
nhiên, khi nhìn dòng người và xe chuyển động chậm
như thế, và hiểu rằng hành động của họ là một sự
phản kháng khôn ngoan đối với chế độ, bạn có thể
chắc chắn rằng ai ai cũng đều căm ghét tên độc tài.
Những chiến thuật như thế, như người Chile thường
nói, khiến cho mọi người nhận ra rằng “chúng ta là
đa số còn chúng nó là thiểu số”. Và cái hay là họ
không phải chịu rủi ro: ngay cả ở Bắc Triều Tiên thì
lái xe chậm cũng không bị cho là phạm pháp.

Người phụ nữ cười và cho tôi biết rằng phản


kháng kiểu lái chậm ở Cairo sẽ không có tác dụng, vì
ngay từ đầu họ đã chẳng có xe cộ. Nhưng cô cũng
thừa nhận rằng họ có thể làm điều gì đó theo kiểu
tương tự.

Tôi nói con người luôn sẵn sàng có cả đống lý do


để giải thích tại sao trường hợp của họ là độc nhất vô
nhị và tại sao phong trào của họ chắc chắn sẽ thất bại.
Đó là bản tính của con người. Ở Serbia chẳng hạn,
ai cũng nói với tôi rằng không thể lật đổ Milosevic
được bởi ông ta có quân đội, có cảnh sát và có truyền
thông trong tay. Ở Burma, họ bảo chúng tôi rằng văn
hóa vâng lời chắc chắn sẽ khiến họ không dám đối
đầu với cơ quan nhà nước. Và khi tôi đến Mỹ, người
ta thường xuyên phàn nàn rằng người Mỹ chỉ quan
tâm đến việc chất đầy giỏ mua hàng Walmart và cắt
cỏ trước nhà. Nhưng bạn có tin không? Martin
CHƯƠNG I Ở ĐÂY KHÔNG BAO GIỜ CÓ CHUYỆN ĐÓ 31

Luther King Jr. là người Mỹ đấy, còn các tu sĩ thì


đang dẫn đầu các cuộc biểu tình trên đường phố
Rangoon, và ngày nay Serbia đã có một nền dân chủ.

Bước đầu tiên để xây dựng một phong trào thành


công, tôi nói với những người Ai Cập, là phải từ bỏ
ý nghĩ cứ cái gì xảy ra ở chỗ khác đều sẽ không thể
lặp lại ở quê hương họ. Ý niệm này, tôi nói, dựa trên
hai giả định, một đúng và một sai. Giả định thứ nhất
– giả định đúng – cho rằng nơi nào cũng có sự khác
biệt, và phong trào đấu tranh phi bạo lực của nước A
không thể sao chép sang nước B. Trong khả năng tốt
nhất của mình, tôi thú thực với những người Ai Cập,
tôi cũng không thể truyền động lực để dù chỉ một
trăm người Serbia tham gia diễu hành với
Mohammed và phong trào dân chủ ngày 6 tháng 4
của anh. Cũng giống như vậy, tôi không thể khiến
một phụ nữ Ả Rập Saudi bắt chước những người
phản kháng FEMEN ở Ukraine phô ngực ra để đấu
tranh cho bình đẳng giới ở Riyadh.

Những người Ai Cập ngoan đạo mỉm cười hài


lòng.

Trong khi giả định đầu tiên ngụ ý “chuyện đó


không thể xảy ra ở đây” là có cơ sở, tôi tiếp tục, thì
giả định thứ hai – giả định cho rằng hầu như không
có cách nào để một phong trào phi bạo lực có thể
thành công ở nước các bạn – là hoàn toàn sai. Những
nguyên tắc được sử dụng trong các chiến dịch phi bạo
32 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH

lực từ thời Gandhi cho tới cách mạng của người


Serbia mang tính phổ quát. Những nguyên tắc này
có tác dụng ở mọi quốc gia, mọi thành phố, mọi cộng
đồng, và thậm chí ở mọi trường đại học.

Điều cốt yếu, tôi nói với những người Ai Cập, là


phải bắt đầu từ những thứ nho nhỏ, quan trọng
nhưng có thể đạt được, một thứ gì đó không làm cho
bạn bị giết hay bị tra tấn dã man. Tôi nhắc họ rằng
điều đầu tiên mà chúng tôi làm với Otpor! là chọn
nắm đấm làm biểu tượng. Khi các thành viên Otpor!
đến nhà bạn bè, chúng tôi dán những miếng stickers
có hình nắm đấm trong thang máy của tòa nhà. Đây,
tôi giải thích, là một chiến thuật mà người Ai Cập có
thể dễ dàng sao chép.

Một anh chàng Ai Cập lực lưỡng ngắt lời tôi.


“Tôi không hiểu vì sao stickers lại có thể lật đổ
Mubarak,” anh ta nói.

Từ ánh mắt những người Ai Cập đang nhìn tôi,


tôi có thể thấy hầu hết họ cũng đang thắc mắc tương
tự. Nhưng tôi cũng thấy một số vỏ bao Malboro hút
dở dang đặt trước mặt họ, có lẽ còn thừa sau liều hút
ban sáng. Tôi hỏi vì sao họ chọn loại thuốc đó. Đầu
tiên, không ai biết tôi có ý gì.
CHƯƠNG I Ở ĐÂY KHÔNG BAO GIỜ CÓ CHUYỆN ĐÓ 33

“Tôi không biết,” một người trí thức trả lời. “Có
thể là do bao bì đẹp.”

“Đó là loại thuốc ngon nhất,” anh chàng lực


lưỡng thêm vào. “Và đó là thuốc của Mỹ.”

Phải, tôi nói với anh ta, anh ta hút Malboro vì


thương hiệu này mang một biểu tượng nào đó đối với
anh ta. Có thể là người đàn ông Malboro, hoặc bao
bì màu đỏ, hoặc cách quản lý chất lượng, hoặc bất kỳ
cái gì. Nhưng khi anh ta tới cửa hàng để mua thuốc
lá, anh ta phải lựa chọn giữa các thương hiệu. Cuối
cùng anh ta đã tin tưởng chọn Malboro. Với một tên
độc tài cũng như vậy. Mỗi tên độc tài, tôi giải thích,
đều có một thương hiệu. Thường thì thương hiệu đó
được đóng gói trong một lá quốc kỳ, và rất thường
xuyên nó dựa trên luận điệu về sự ổn định – câu nói
nổi tiếng của Pinochet chính là “Chọn ta hay hỗn
loạn”. Thường thì thương hiệu của một nhà độc tài
thể hiện sự thách thức đối với Mỹ, với Israel và bất
kỳ ai. Giống như mọi thương hiệu, các nhà độc tài
khao khát thị phần và thích xuất hiện trước công
chúng. Đó là lý do vì sao Hugo Chavez của
Venezuela có hẳn một chương trình TV của riêng
mình là Aló Presidente. Phát sóng nhiều giờ mỗi lần,
chương trình này phát hình ảnh Chavez đứng nói và
tự đóng những hoạt cảnh ngắn. Trong một chương
trình như vậy, ông ta ăn vận như một trọng tài bóng (Ảnh minh họa 1.2)
34 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH

chày và tuyên bố các đối thủ chính trị của ông ta đã


“bị loại”. Các nhà độc tài như gã Chavez màu mè này
cũng giống như các thương hiệu bất kỳ, họ nghiện
lên sóng và lúc nào cũng tìm cách tăng thị phần.
Nhưng nếu bạn nhìn xa hơn những tranh quảng cáo
và cổ động khổ lớn thì sẽ thấy mọi nền độc tài đều
được chế biến từ những thành phần nguyên liệu
giống nhau: tham nhũng, đặc quyền đặc lợi, quản lý
yếu kém, bất công xã hội, bạo lực và sợ hãi. Vậy thì
tại sao mọi người lại lựa chọn chung sống với những
điều này?

Không ai có câu trả lời.

Đó là bởi vì trong một nền độc tài, tôi nói, chỉ có


duy nhất một thương hiệu. Nếu Mubarak đại diện
cho một nhãn hiệu thuốc lá nội địa dở tệ, tôi nói với
những người Ai Cập, thì họ cần phải trở thành một
thùng Malboro. Họ cần một nhãn hiệu tốt hơn nhãn
hiệu của ông ta. Và nhãn hiệu thì cần phải được
quảng cáo, mà quảng cáo lại dựa vào biểu tượng.
Đó là lý do vì sao cái nắm tay lại quan trọng đến thế
trong cuộc cách mạng ở Serbia, và tại sao hoa hồng
và màu cam lại được các nhà hoạt động ở Georgia và
Ukraine sử dụng trong cuộc đấu tranh chống lại
những con bù nhìn thời hậu Soviet trên đất nước họ.
Nếu không có một cách nào đó để quảng bá thương
hiệu, thì mọi cuộc hình thức thể hiện sự bất mãn ở
Ai Cập – cho dù đó là những người thợ dệt đình công
ở Mahalla năm 2008, những phóng viên đang kêu
CHƯƠNG I Ở ĐÂY KHÔNG BAO GIỜ CÓ CHUYỆN ĐÓ 35

gào cho quyền truy cập Internet không kiểm duyệt ở


Cairo, hay đám thanh niên thất nghiệp bị đánh đập
trên đường phố ở khắp đất nước – sẽ không bao giờ
tập trung được vào vấn đề thực sự, đó là nền độc tài
của Hosni Mubarak. Việc có một logo có sức ảnh
hưởng lớn sẽ giúp mọi người nhận ra mối liên hệ giữa
sự bất ổn này với một thứ gì đó lớn hơn bản thân họ
rất nhiều. Và cái thứ lớn hơn bản thân họ rất nhiều
đó, tôi nói với những người Ai Cập, là tương lai mà
họ sẽ phải tạo ra.

Khi tôi nói vậy, một phụ nữ Ai Cập rất rụt rè giơ
tay.

“Tất cả những thứ này thật tuyệt vời,” cô nhượng


bộ, “và mong rằng chúng tôi sẽ thành công. Nhưng
chúng tôi chỉ có mười lăm người ở đây, và chúng tôi
phải chống lại Mubarak, lực lượng cảnh sát của ông
ta, quân đội của ông ta, đảng phái của ông ta, mọi
thứ. Anh biết đấy, đôi khi chúng tôi dường như,” cô
lương lự, “chẳng là ai cả.”

Tôi không phải là một người ngoan đạo, tất


nhiên rồi. Nhưng nếu phải chọn một cuốn sách để
làm kinh thánh, với tôi chắc chắn cuốn sách đó sẽ là
Chúa tể của những chiếc nhẫn. Tôi luôn có một ban
thờ nhỏ trong phòng ngủ, nơi tôi thờ Tolkien, và
ngay cả trong những khoảnh khắc tối tăm nhất của
chiến dịch Serbia, khi Milosevic và trò thanh lọc sắc
tộc điên rồ của ông ta kiểm soát mọi thứ xung quanh
36 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH

chúng tôi, tôi sẽ quay trở về với những cuốn sách của
Tolkien đã mòn vẹt vì đọc nhiều và tìm thấy sự tự tin
qua các trang sách. Tôi đặc biệt thích một đoạn hội
thoại trong đó tên phù thủy Galadriel nói với anh
chàng hobbit Frodo rằng “ngay cả sinh vật nhỏ nhất
cũng có thể thay đổi tương lai.”

Tôi nhắc lại những lời này với những người Ai


Cập. Sau đó tôi nhắc lại lần nữa. Rất dễ hiểu vì sao
những người Ai Cập cảm thấy như họ không là ai cả.
Ngay từ khi còn nhỏ, chúng ta đều được dạy rằng
chính những người mạnh mẽ và quyền lực mới làm
nên lịch sử. Báo chí thi nhau đưa chân dung những
người quyền thế và giàu sang, biên tập viên truyền
hình luôn bị hấp dẫn bởi những nhân vật ưu tú làm
nên lịch sử thế giới mà họ phỏng vấn trong những
trường quay đẹp lung linh của mình. Ở phương Tây,
nền văn hóa của chúng ta bắt đầu với Illiad – cùng
những núm vú bị giáo đâm và những chiếc mũ bảo
vệ đầy máu – và tiếp tục cho tới ngày nay như một lễ
hội kéo dài ba ngàn năm bạo lực và những người anh
hùng và những trận chinh phạt. Hãy nghĩ mà xem:
bạn đã xem bao nhiêu bộ phim về Chiến tranh thế
giới II hay là Chiến tranh Việt Nam? Rất nhiều, tôi
chắc chắn như vậy. Nhưng hãy thử kể tên những bộ
phim làm về những cuộc đấu tranh phi bạo lực nổi
tiếng mà xem. Có phim Gandhi, dĩ nhiên, với Ben
Kingsley; Milk, với Sean Penn; và một vài bộ phim
cảm động để tưởng nhớ Nelson Mandela. Nhưng
hầu như chỉ có vậy.
CHƯƠNG I Ở ĐÂY KHÔNG BAO GIỜ CÓ CHUYỆN ĐÓ 37

Chúng ta sùng kính những chiến binh, nhưng họ


có thực sự là người tạo nên lịch sử không? Hãy xem
xét điều này: hệ quả chính của Chiến tranh thế giới I
là Chiến tranh thế giới II, và hệ quả chính của Chiến
tranh Thế giới II là Chiến tranh lạnh, đến lượt nó lại
mang đến cho chúng ta chiến tranh Triều Tiên, Việt
Nam, Afganistan, chiến tranh chống khủng bố, vân
vân. Thế còn thế giới đã nhận được gì từ Martin
Luther King, Jr.? Dân quyền và một vị tổng thống
người da đen năm 2008. Thế còn di sản lịch sử của
Gandhi? Nền độc lập của Ấn Độ và sự chấm dứt chủ
nghĩa thực dân. Còn Lech Walesa, thủ lĩnh phong
trào Đoàn kết của Ba Lan trong suốt những năm
1980, ông ta đã đạt được kết quả gì? Sự chấm hết của
Chủ nghĩa cộng sản ở Đông Âu. Và Lech Walesa là
ai? Chỉ là một người thợ điện trong xưởng đóng tàu
Gdansk, một anh chàng hobbit nếu trên đời này có
người hobbit.

Tôi nói với những người Ai Cập về Harvey Milk,


thủ lĩnh của phong trào đòi quyền lợi cho người đồng
tính đã bị sát hại một cách dã man. Anh đã trở thành
người đồng tính đầu tiên công khai giới tính và được
bầu vào cơ quan công quyền ở California, và anh chỉ
là một chủ cửa hàng khiêm tốn ở San Francisco trước
khi quyết định rằng cần phải thay đổi thái độ của mọi
người về người đồng tính. Harvey cũng là một anh
chàng hobbit. Khi Jane Jacobs quyết định trừng trừng
nhìn giả lại Robert Moses – người đàn ông quyền lực
nhất New York City, người lên kế hoạch điên rồ là
38 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH

xây một đường cao tốc xuyên qua khu di tích lịch sử
ở trung tâm Manhattan, phá hỏng thành phố này –
cô bị cười nhạo là một bà nội trợ rầy rà và một người
phụ nữ điên. Đó là bởi vì Jacob, người rốt cục lại làm
nên cuộc cách mạng trong lĩnh vực quy hoạch đô thị
mà thậm chí chẳng có lấy một bằng tốt nghiệp đại
học, cũng là một anh chàng hobbit.

Không ai trong số những người này xuất thân từ


giới tinh hoa, và nếu bạn chọn mẫu để đúc tượng
đồng đặt trên quảng trường thành phố, chắc hẳn bạn
sẽ chẳng chọn ai trong số họ. Nhưng chính họ mới
là những người đã đẩy thế giới to lớn của chúng ta
tiến lên. Không chỉ trong truyện của Tolkien thì
những người hobbit mới tạo nên thay đổi cho tương
lai, tôi hứa với những người Ai Cập. Chuyện đó đã
xảy ra ở Belgrade, và cũng có thể xảy ra ở Ai Cập.

Nghe vậy, mọi người trở nên im lặng. Tôi không


thực sự rõ họ im lặng là do đồng tình với điều tôi nói
hay đơn giản là do họ đã kiệt sức. Dù thế nào, đó
cũng là lúc chúng tôi kết thúc giờ họp của ngày hôm
đó. Trong các buổi họp tiếp theo, chúng tôi trao đổi
về những kĩ thuật chi tiết khi tiến hành một phong
trào cách mạng, và tôi nhắc họ nhớ về vai trò quan
trọng của việc lên kế hoạch, sự đoàn kết thống nhất
và tuân theo nguyên tắc phi bạo lực trong suốt mọi
giai đoạn của các chiến dịch. Khi tất cả đã xong xuôi,
chúng tôi tạm biệt và đường ai nấy đi, tôi trở về nhà
ở Belgrade còn họ trở về Cairo.
CHƯƠNG I Ở ĐÂY KHÔNG BAO GIỜ CÓ CHUYỆN ĐÓ 39

Lúc đó, mặc dù tôi không chia sẻ với những


người Ai Cập, nhưng có một khoảnh khắc trong
chiến dịch chống lại Milosevic mà cả tôi cũng cảm
thấy rằng sự thay đổi sẽ không thể xảy ra ở Serbia.
Tôi còn nhớ như thể chuyện mới vừa hôm qua.
Khuya hôm đó, ngày 23 tháng Tư năm 1999, những
cột khói lớn bốc lên từ trụ sở đài truyền hình quốc
gia Serbia, cách nhà tôi chỉ vài dãy. Đó là nơi mẹ tôi,
Vesna, làm việc, trong một văn phòng mà tôi coi gần
như ngôi nhà thứ hai của mình; hồi bé tôi hay chạy
chơi trong văn phòng đó. Rõ ràng tòa nhà và các
phóng viên đang làm việc bên trong được xác định là
mục tiêu quân sự thích hợp trong chiến dịch rải bom
của NATO nhằm chấm dứt cỗ máy chiến tranh của
Milosevic, và cả tòa nhà đã bị hủy hoại hoàn toàn chỉ
trong giây lát bởi lực lượng không quân phương Tây,
chỉ vài giờ sau khi mẹ tôi rời khỏi bàn làm việc. Mười
sáu người đồng nghiệp vô tội của bà đã thiệt mạng
trong buổi tối khủng khiếp đó.

Mẹ tôi đứng run rẩy bên cạnh tôi trên tầng


thượng của tòa chung cư, chúng tôi ngắm nhìn
những cột lửa bốc lên trời. Bà còn sống chỉ bởi vì đã
được chọn làm ca chiều ngày hôm đó. Còn với tôi,
tôi hai mươi sáu tuổi và đất nước tôi đã ở cuộc chiến
thứ năm kể từ khi tôi lên mười tám. Luật chiến tranh
đã được tuyên bố vào ngày NATO bắt đầu chiến dịch
rải bom đẫm máu, tôi đã bị coi là một kẻ phản bội và
là kẻ thù của quốc gia, Otpor! phải rút vào hoạt động
40 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH

bí mật, và để đảm bảo an toàn, tôi không ngủ ở nhà


nữa. Đêm hôm đó, ngay cả tôi cũng nghĩ rằng sự thay
đổi sẽ chẳng bao giờ có thể xảy ra ở đây. Nhưng bằng
cách nào đó tôi biết nó sẽ phải xảy ra, bởi vì nếu
chúng tôi không chiến thắng, sẽ chẳng còn gì để
chúng tôi cứu nữa.

Do đó tôi hiểu cảm giác tuyệt vọng của những


người Ai Cập, và tôi thông cảm với họ. Nhưng chính
sách của chúng tôi là không giữ liên lạc với những
nhà hoạt động mà chúng tôi đã tập huấn, và với
Mohammed Adel cùng nhóm bạn của anh ta cũng
không ngoại lệ. Khi họ đã bắt tay vào việc ở quê nhà,
chúng tôi hầu như không thể làm gì thêm để hỗ trợ
cho họ. Mỗi quốc gia đều có đặc điểm riêng, các nhà
hoạt động trong nước có hiểu biết sâu sắc về xã hội
của họ, những kiến thức cần thiết để quyết định
phương pháp chữa bệnh tốt nhất cho căn bệnh của
nó. Có một số thứ không thể nhập khẩu được, và tầm
nhìn về tương lai của xã hội là một trong số đó. Chỉ
có bạn mới có thể tạo ra tầm nhìn đó. Vai trò của tôi
và của đồng nghiệp tôi, đơn giản là kể cho các nhà
hoạt động phi bạo lực đầy nhiệt huyết ấy những kinh
nghiệm đã giúp chúng tôi thành công với Otpor! và
chia sẻ với họ những chiến thuật và kỹ thuật rút ra từ
nhiều năm hoạt động. Sau đó, chúng tôi bước sang
một bên. Dĩ nhiên, như vậy vẫn không thể ngăn được
vô số tên độc tài – Ahmadinejad của Iran năm 2009,
Putin của Nga năm 2011, Chavez của Venezuela
CHƯƠNG I Ở ĐÂY KHÔNG BAO GIỜ CÓ CHUYỆN ĐÓ 41

năm 2007, hay Erdogan của Thổ Nhĩ Kỳ năm 2013


– gọi chúng tôi là gián điệp Serbia và bất kỳ ai có mối
liên hệ với chúng tôi đều là kẻ phản bội và gián điệp.
Trên thực tế, Chavez còn cho chúng tôi một lời khen
ngợi cao quý nhất khi ông ta xuất hiện trên truyền
hình trong bộ đồ màu da cam, giơ cao một tờ rơi của
Otpor! đã được lan truyền ở Venezula và dùng nó để
lên án chúng tôi là những tay sai của Serbia, đang đầu
độc thế hệ sinh viên của đất nước ông ta – mà thực
ra họ chỉ vừa sử dụng kỹ thuật phi bạo lực để đánh
bại ông Chavez trong một cuộc trưng cầu dân ý quốc
gia đầy nhục nhã.

Và do đó tôi rất muốn có thể nói rằng tôi thường


suy nghĩ về mười lăm người Ai Cập sau tuần tập huấn
ở Hồ Palié, nhưng mùa hè năm 2009 là một mùa hè
bận rộn đối với chúng tôi và bản thân tôi thì công
việc ngập đầu. Làn sóng những người biểu tình phản
đối trên đường phố đang lan rộng khắp Tehran sau
cái có vẻ như một vụ gian lận bầu cử, và sự chú ý của
tôi đương nhiên dồn về Iran. Tài liệu tập huấn bằng
tiếng Ba Tư cho người Iran của chúng tôi đã được tải
về với tốc độ gần mười bảy nghìn lượt trong một
tháng, từ những địa chỉ Internet bên trong Cộng
Hòa Hồi giáo, và Cuộc cách mạng Saffron của
Burma – được khởi xướng sau khi một vị tăng của
đạo Phật được truyền cảm hứng qua một DVD về
phong trào của nhóm Otpor! mà có người đã lén
42 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH

mang vào tự viện cho thầy – đã bắt đầu sang năm


thứ hai.

Quả thực, do bận rộn như vậy nên phải gần một
năm rưỡi sau đó chúng tôi mới lại được nhắc nhớ tới
Mohammed Adel và nhóm của anh. Nhưng tôi sẽ
không bao giờ quên khoảnh khắc đó. Một ngày cuối
tháng Tư năm 2010, tôi vừa ra khỏi căn hộ của mình
vào một ngày mùa xuân đẹp trời. Tôi cần mua một ít
thuốc lá, và do không muốn gặp gỡ ai cả nên tôi thọc
tay vào túi và cúi gằm mặt xuống khi băng sang
đường. Tại cửa hàng, tôi lướt nhìn trên giá để tìm
loại thuốc mà tôi muốn mua, lúc đó tôi chợt thấy
trang bìa của một trong những tờ báo lớn nhất
Serbia. Khi nhận ra thứ mà tôi đang nhìn thấy, tôi
sững người. Tôi đứng bất động. Nó ở đó. Một nắm
đấm, to lớn và mạnh mẽ hơn bao giờ hết, trong tấm
ảnh một người đang giơ cao biểu ngữ. Không thể
nhầm lẫn logo đó được: đây chính là nắm đấm của
Otpor!, nắm đấm mà Duda đã vẽ rất nhiều năm
trước. Có thể tôi đã thấy hàng triệu nắm đấm ấy
trong suốt cuộc đời mình, nhưng chưa bao giờ tôi có
cảm giác như thế này. Người phụ nữ cầm biểu ngữ
đang trùm hijab, và dòng tiêu đề bài báo viết: “Nắm
đấm làm rung chuyển Cairo!”

Chuyện sắp xảy ra ở đó.


CHƯƠNG I Ở ĐÂY KHÔNG BAO GIỜ CÓ CHUYỆN ĐÓ 43

(Ảnh minh họa 1.3)


44 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH
CHƯƠNG II ƯỚC MƠ LỚN NHƯNG BẮT ĐẦU TỪ HÀNH ĐỘNG NHỎ 45

CHƯƠNG II

ƯỚC MƠ LỚN
NHƯNG BẮT ĐẦU TỪ
HÀNH ĐỘNG NHỎ

Cá nhân tôi, tôi không thấy thứ gì gây khó chịu


hơn cottage cheese (phomai tươi). Xin thứ lỗi cho tôi,
nhưng tôi là một người Serbia, và chúng tôi sống vì
một loại phomai kem gọi là kajmai. Cái tên này có
thể lạ lẫm với người Mỹ, với chữ j lạc vào giữa, nhưng
nó được phát âm là “kai-mack” và nó thực sự tuyệt
vời. Nó mềm mượt và béo ngậy giống như sữa chua (Ảnh minh họa 2.1)

vậy. Phomai kem của chúng tôi khác hẳn loại


Philadelphia đóng gói sẵn mà các vị thường ăn ở Mỹ.
46 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH

Nó không được sản xuất trong nhà máy, giống như


hầu hết các loại đồ ăn ở Serbia, kajmack có hàm
lượng cholesterol cao và một câu chuyện lịch sử thú
vị. Người ta thường hay nói, những đất nước có lịch
sử không ổn định nhất lại có những món ăn ngon
nhất, và đó có thể là lý do vì sao người Serbia chúng
tôi lại tự hào về một điều là, chính nhờ những lần bại
trận và bị nước ngoài xâm lăng, nên giờ đây chúng
tôi có cả món Turkish baklava lẫn Austrian Sacher
torte trên thực đơn của bất cứ quán café nào kha khá
ở Belgrade. Trừ lịch sử đẫm máu hầu như rất ít nơi
nào vượt qua Trung Đông, ít nơi nào mà người dân
lại có niềm đam mê ẩm thực như thế. Và người Israel,
cầu Chúa phù hộ cho họ, thì thích cottage cheese.
Đối với tôi, nó lổn nhổn và nặng mùi, nhưng đối với
họ như vậy mới là ngon. Họ trộn nó với trứng bác để
ăn sáng và trộn với salad để ăn tối. Thế nhưng đến
năm 2011 món ăn này trở nên thực sự đắt đỏ.

Đó không phải là điều duy nhất mà người Israel


nhận ra. Trong vòng hai thập kỷ, nhà nước mà trước
đó vốn rất hào phóng đã phải trải qua một quá trình
tư hữu hóa khó khăn, nhiều chương trình xã hội bị
cắt giảm. Hàng vạn người nghèo Israel đua nhau đi
tìm những căn hộ trong một thị trường bất động sản
ngày càng thu hẹp dưới bàn tay kiểm soát của một
vài tập đoàn hùng mạnh sẵn sàng san phẳng các tòa
nhà cũ để thay thế bằng những tòa nhà cao tầng ốp
kính sáng choang.
CHƯƠNG II ƯỚC MƠ LỚN NHƯNG BẮT ĐẦU TỪ HÀNH ĐỘNG NHỎ 47

Nhưng như bất kỳ ai từng giao kèo với chủ đất


đều có thể khẳng định, việc tranh cãi để giành được
quyền thuê nhà với mức giá chấp nhận được là một
cuộc chiến rất khó giành phần thắng. Có lẽ bạn sẽ
chỉ được đưa vào danh sách chờ và bảo nên đi tìm ở
một chỗ khác. Và ở mọi thành phố và mọi bang, bạn
sẽ luôn thấy có rất nhiều người ủng hộ sự trưởng giả
và phát triển mới. Do đó trong khi những người
Israel nghèo cố gắng giữ lại những căn nhà giá rẻ mà
họ còn tìm được, thì rất nhiều công dân khác chỉ
nhún vai và ngưỡng mộ những tòa nhà mới đẹp đẽ
đang mọc lên như nấm ở khắp nơi. Ngay cả khi
những người đi tìm các căn hộ giá rẻ rất phẫn nộ vì
tầng lớp người giàu mới, những người có quan hệ với
chính trị gia và đang hưởng một lối sống vương giả
với máy bay riêng và các câu lạc bộ riêng, thì hầu hết
người Israel đều tự nhủ bản thân rằng, so với những
nơi khác trên thế giới, cuộc sống ở Israel vẫn khá ổn.
Họ vẫn có thể mua hàng ở Ikea mỗi cuối tuần, mua
TV màn hình phẳng đời mới nhất và đi du lịch nước
ngoài.

Một vài gã huênh hoang, loại người không có


khiếu hài hước mà bạn sẽ lịch sự tìm cách lẩn tránh
nếu không may gặp phải tại một bữa tiệc, sẽ nhìn lên
những tòa nhà mới và sự tiêu dùng phô trương đang
ngày một lan rộng trong xã hội Israel và thốt lên rằng
cần phải có một cuộc cách mạng, rằng dân Israel cần
phải đoàn kết lại và lật đổ chế độ, hoặc ít nhất, lật đổ
48 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH

chính quyền. Nhưng không ai chú ý đến họ. Cũng


giống như chúng tôi ở Serbia, những người Israel cộc
cằn này đã có một tầm nhìn rõ ràng về tương lai
nhưng phần lớn là dựa trên quá khứ gần đây của họ.
Thậm chí nếu không có người lắng nghe, họ vẫn cứ
nói về việc muốn sống trong một đất nước mà mạng
lưới an toàn cơ bản có tồn tại để đỡ lấy những người
kém may mắn. Họ vẫn lãnh đạm với thị trường tự do
và tự hào vì đã xây dựng thành công nhiều ngành
công nghiệp, đặc biệt là công nghệ cao. Điều mà họ
căm ghét – cái từ này đã xuất hiện đâu đó vào khoảng
năm 2010 và nhanh chóng trở thành điều mà ai cũng
nói đến – là “piggish capitalism” (bọn lợn tư bản).
Trong hầu hết các trường hợp, tuy vậy, họ không biết
làm cách nào để ngăn chặn nó.

Đây là lúc Itzik Alrov xuất hiện. Khi người Israel


nghĩ về người hùng của họ, họ tưởng tượng ra những
chiến binh cơ bắp có nước da nâu bóng hoặc những
người mẫu đẹp đẽ như Bar Rafaeli chứ không phải
một nhân viên bán bảo hiểm ultra-Orthodox khẳng
khiu gầy guộc, người còn phải kiếm đồng ra đồng vào
bằng cách làm thêm giờ vào buổi đêm, hát trong các
hội đạo Do Thái ở địa phương. Nhưng anh chàng
Alrov này là một người biết suy nghĩ thấu đáo và đầy
nhiệt huyết. Giống như tất cả những người khác, anh
không thích bọn “lợn tư bản”, nhưng anh hiểu rằng
muốn thay đổi bất cứ điều gì, anh cần phải làm cho
cuộc chiến đó có liên quan đến mọi người, thậm chí
CHƯƠNG II ƯỚC MƠ LỚN NHƯNG BẮT ĐẦU TỪ HÀNH ĐỘNG NHỎ 49

cả những người tương đối khá giả. Anh biết rằng hầu
hết mọi người sẽ không tham gia vào một thứ nghe
có vẻ thực sự gây nản chí, ví dụ như ép thủ tướng phải
từ chức hay là đề xuất một chương trình kinh tế khác
chẳng hạn. Anh biết, theo bản năng, rằng khi đã có
một tầm nhìn về tương lai, ta không thể chọn cuộc
chiến gây biến động lớn để khởi động. Ban đầu, mọi
người chẳng là ai cả. Và vì không là ai cả, nên họ cần
một cuộc chiến mà họ có thể thắng. Đó là lý do vì
sao trong phim nào cũng thế, Batman sẽ truy đuổi
những kẻ sát nhân bình thường ở những cảnh đầu
phim. Anh ta bắt đầu bằng cách chọn những trận đấu
dễ thắng, xây dựng hình ảnh và để lại một cái tên.
Chỉ sau đó anh ta mới tấn công Joker. Cho dù những
vấn đề lớn quan trọng với bạn đến mức nào, nhất
định bạn phải bắt đầu với một thứ có thể kiểm soát.
Và ở Israel, Alrov biết anh ta không thể đối mặt với
cả một nền kinh tế ngay khi mới bắt đầu. Nhưng anh
ta có thể làm điều gì đó liên quan đến cottage cheese.

Giống như mọi người Israel, anh ta rất thích


món ăn đó. Và giống như mọi người Israel, anh ta
biết quá rõ câu chuyện về nó. Khi nhận ra rằng
phomai là một phần không thể thiếu trong bữa ăn
của hầu hết mọi người, chính phủ đã trợ cấp cho loại
thực phẩm này như là một loại lương thực cơ bản,
nghĩa là giá của một hũ cottage cheese không được
vượt quá mức quy định. Chính sách này giúp cho ai
cũng có thể mua cottage cheese. Tuy nhiên, năm
50 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH

2006, chính phủ thay đổi ý định. Như họ đã làm với


rất nhiều ngành và nguồn lực khác, họ quyết định để
cho thị trường tự vận hành, và xóa bỏ bao cấp. Bộ
trưởng tài chính, một gã béo tốt có bộ râu như của
Ông già Noel phiên bản lỗi, đã nói về chính sách này
trong một cuộc phỏng vấn mà ông ta vui vẻ cười cho
qua mọi chuyện. Người Israel không việc gì mà phải
lo lắng, ông ta nói. Với thị trường cottage cheese giờ
đây mở cửa cho cạnh tranh, các sản phẩm chắc chắn
sẽ có cải tiến. Theo một nghĩa nào đó, ông ta đã
đúng: trong vòng bốn năm, hàng chục sản phẩm mới
từ cottage cheese đã tràn ngập thị trường, từ cottage
cheese làm theo phương pháp thủ công đến loại trộn
lẫn với sữa chua và các loại phomai khác. Điều mà
ông bộ trưởng đã quên không nói với dân chúng là
việc xóa bỏ bao cấp có cái giá của nó. Từ bốn đồng
shekel, hay khoảng một đô la vào năm 2006, giá của
cottage cheese tăng vọt lên gấp đôi vào thời gian
Alrov tìm cách phản đối chi phí sống đắt đỏ. Và anh
không mất nhiều thời gian để nhận ra rằng sự náo
động xoay quanh cottage cheese chính là phương tiện
hoàn hảo để một thay đổi có thể xảy ra.

Alrov đã tạo một trang Facebook có thiết kế đơn


giản, chỉ sử dụng ảnh chụp cái tên dài ngoằng:
“Phomai cottage cheese là nhu yếu phẩm mà bây giờ
tăng giá lên gần 8 shekels. Chúng tôi sẽ không mua
nó trong vòng một tháng!!!” Anh kêu gọi mọi người
hãy để cho phomai bị hỏng trên giá cho đến khi giá
CHƯƠNG II ƯỚC MƠ LỚN NHƯNG BẮT ĐẦU TỪ HÀNH ĐỘNG NHỎ 51

cả hạ xuống. Và theo ngôn ngữ khải huyền của một


người ngoan đạo, anh ta nói “nếu chúng ta không
vượt qua được mong muốn mua phomai cottage
cheese, chúng ta sẽ không bao giờ thành công trong
việc đưa nó về giá ban đầu.”

Đầu tiên, chỉ có ba mươi hai người, hầu hết họ là


bạn của Alrov, tham gia kiến nghị online của anh.
Nhưng Israel là một đất nước nhỏ và một blogger ở
địa phương thấy thích thú ý tưởng tẩy chay phomai
cottage cheese đã xin phỏng vấn Alrov. Sau hôm
phỏng vấn đó, kiến nghị của anh đã có tới chín ngàn
chữ ký. Truyền thông chính thống nhanh chóng vào
cuộc và đưa tin tràn lan về người anh hùng giai cấp
công nhân. Chẳng bao lâu, trang của Alrov đã có
hàng trăm ngàn người theo dõi, mà ở một đất nước
chỉ có bảy triệu dân thì đó là một con số rất lớn. Alrov
đã tìm ra và lựa chọn một trận đấu dễ dàng, và vì mọi
người đều muốn chơi ở đội thắng nên số người theo
dõi anh tiếp tục tăng lên.

Ba hoặc bốn công ty kiểm soát toàn bộ thị trường


bơ sữa của Israel đã làm điều mà các tổ chức lớn và
quyền lực – các tập đoàn, chính phủ, các nhà độc tài
– vẫn làm. Đầu tiên, họ làm ngơ Alrov và những
người theo dõi anh. Khi phong trào tẩy chay cottage
cheese dần nóng lên, Tnuva, công ty lớn nhất thị
trường bơ sữa, đã giới thiệu một sản phẩm mới tên là
Cottage Cheese Munchies, những thanh cottage
cheese đóng gói riêng, trong đó chia thành các ô nhỏ
52 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH

phủ hoa quả khô hoặc các hạt sô-cô-la. Sản phẩm
mới này, theo phát biểu của đại diện công ty Tnuva
trong buổi thông báo chính thức, “cho phép Tnuva
khẳng định sự khác biệt trước các đối thủ cạnh tranh,
khi chúng tôi để người tiêu dùng trả thêm tiền cho
chi phí đổi mới sáng tạo.” Đó là một tuyên bố ngu
ngốc, nhưng vào năm 2011 Tnuva cảm thấy rất chắc
chắn vào vị trí quyền lực của mình nên công ty này
đã không lo lắng quá nhiều về điều đó.

Nhưng nó là một sai lầm. Alrov nhận ra rằng nói


chuyện về cottage cheese là một cái vỏ bọc để người
dân Israel nói về kinh tế, về bất công và về những ưu
tiên của quốc gia. Hầu hết mọi người không thực sự
hiểu cách mà nền kinh tế vận hành – vợ tôi và quản
lý ngân hàng của tôi sẽ nói rằng tôi thì cũng vậy thôi
– nhưng ai cũng hiểu cảm giác khó chịu khi một sản
phẩm mà bạn thực sự không thể sống thiếu cứ ngày
một đắt đỏ hơn không vì một lý do khả dĩ nào ngoại
trừ lòng tham của một vài công ty lớn. Mọi người
không muốn có sự đổi mới sáng tạo gì hết; họ chỉ
muốn có phomai rẻ mà thôi. Cảm động vì lời kêu gọi
của Alrov, ngày càng có thêm nhiều người Israel
quyết tâm hành động và từ bỏ món phomai yêu thích
của mình. Bà chủ tịch của Tnuva đã truyền đi một
thông điệp cứng rắn qua báo chí, nói rằng bà sẽ
không hạ giá. Bằng việc làm đó, bà đã trao cho phong
trào phản kháng điều mà nó cần: một nhân vật phản
diện. Phẫn nộ trước sự ngạo mạn của Tnuva, người
CHƯƠNG II ƯỚC MƠ LỚN NHƯNG BẮT ĐẦU TỪ HÀNH ĐỘNG NHỎ 53

dân Israel đã thề sẽ trừng trị con quái vật khổng lồ


đó. Họ không dừng lại ở cottage cheese: giờ đây sô-
cô-la sữa – shoko, món khoái khẩu của trẻ em Israel
– nhìn chằm chằm một cách thèm khát từ các tủ mát
trong siêu thị trong khi những khách hàng trung
thành trước đây cười chế nhạo khi đi lướt qua. Nước
trái cây không được nhấp lấy một ngụm. Phomai
Thụy sĩ thì lên mốc. Quanh những máy làm nước
mát ở các văn phòng trên khắp Israel, người ta khoe
với nhau về quyết tâm ăn kiêng bơ sữa. Đó là trường
hợp đầu tiên trên thế giới không dung nạp lactose vì
lý do chính trị.

Và nó đã có tác dụng. Trong vòng hai tuần, các


chuỗi siêu thị lớn hốt hoảng trước một sự sụt giảm
đáng kể lợi nhuận nên đã thông báo giảm giá tất cả
các sản phẩm từ phomai cottage cheese. Nhưng,
hành động đó chỉ làm giá giảm xuống rất thấp mà
thôi; người tiêu dùng chỉ thắng thắng trận đánh này
khi mà Tnuva và các tập đoàn bơ sữa khác phải
nhượng bộ. Cảm nhận được cơn chấn động này,
những tay buôn sữa tìm cách tỏ ra tốt bụng. Người
đứng đầu Tnuva, với vẻ đon đả hơn mọi khi rất
nhiều, đã ra một thông báo mới; bà ta nói rằng mặc
dù rất tiếc không thể giảm giá của phomai cottage
cheese, nhưng bà ta hứa từ giờ đến cuối năm sẽ không
tăng giá lần nào nữa. Hầu hết các chuyên gia đều cho
rằng bước đầu như vậy là khả quan, song họ đã đánh
giá thấp sự quyết tâm của đám quần chúng đang quẫn
54 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH

lên vì phomai. Alrov và hàng chục các nhà hoạt động


tham gia cùng với anh giờ đây đang cảm thấy họ có
thể chiến thắng. Họ giống như những con cá mập đã
ngửi thấy mùi máu tanh, và tiếp tục gây sức ép. Năm
ngày sau, Tnuva thông báo họ sẽ giảm giá xuống dưới
sáu shekel. Những người phản kháng vẫn không lay
động. Đối với họ, hoặc là năm shekel hoặc là phá sản.
Một vài ngày sau, chiến thắng đã là của họ. Tất cả
các công ty kinh doanh bơ sữa đã ra những tuyên bố
riêng, mỗi công ty đều cam kết về việc hạ giá. Chủ
tịch Tnuva, trước sự soi mói của hội đồng không ủng
hộ bà ta, đã phải tuyên bố từ chức.

Nhưng chiến thắng thực sự của phong trào


cottage cheese không chỉ là sự trở lại vẻ vang của sản
phẩm bơ sữa giờ đây đã có thể được mua với giá chấp
nhận được trên bàn ăn của hàng trăm ngàn người dân
Israel. Theo dõi Alrov và những người ủng hộ anh
ta, một nhóm thanh niên Israel sống vì lý tưởng đã
có một chút khải thị. Không giống như Alrov, người
chỉ quan tâm tới miếng ăn của gia đình, họ là sinh
viên đại học đã dành cả tuổi xuân của mình phục vụ
những sự nghiệp vì công bằng xã hội. Họ sống trong
tập thể, diễu hành biểu tình, đọc những thứ văn
chương làm thức tỉnh và viết những bài blog sâu sắc.
Nhưng họ chẳng đi đến đâu. Nhưng giờ đây mọi
người đang hình dung ngày càng rõ nét hơn cách mà
những phong trào phản kháng này có thể liên kết lại
thành một cái gì đó thực sự tạo nên chiến thắng. ..
CHƯƠNG II ƯỚC MƠ LỚN NHƯNG BẮT ĐẦU TỪ HÀNH ĐỘNG NHỎ 55

Họ nhìn thấy tầm quan trọng của việc bắt đầu từ


hành động nhỏ, và làm theo cái mà nhà văn và nhà
hoạt động người Mỹ Jonathan Kozol đã khuyên:
“Hãy chọn những trận đấu đủ lớn để tạo ảnh hưởng,
nhưng đủ nhỏ để giành chiến thắng.” Bằng việc chọn
một mục tiêu dễ như vậy, Alrov đã cho họ mảnh ghép
còn thiếu của bức tranh. Giờ thì họ đã được trải
nghiệm một chiến thắng, dân chúng được khuyến
khích trở nên mạnh mẽ hơn và sẵn sàng lựa chọn
những trận đấu lớn hơn. Chỉ vài tuần sau chiến thắng
của cuộc nổi dậy cottage cheese, những sinh viên này
cũng bắt đầu lập trang Facebook của riêng họ, nhằm
vào giá nhà đất đang tăng lên. Họ mời mọi người
cùng đến sống dưới những mái lều bạt đáng yêu trên
những đại lộ rợp bóng cây. Cho đến khi được lựa
chọn mức giá mà họ có thể trả được, họ nói, họ sẽ
sống trên đường phố. Mặc dù trước đây những sinh
viên này bị lờ đi, nhưng bây giờ đã có hàng ngàn dân
thường Israel đáp lại lời kêu gọi của họ. Nếu nó đã
có tác dụng với phomai cottage cheese, họ nghĩ, thì
tại sao lại không với giá nhà đất? Hàng trăm ngàn
người nữa xuất hiện tại một loạt các cuộc biểu tình
hớn. Giống như Tnuva, đầu tiên chính quyền lờ đi,
sau đó tìm cách đánh lạc hướng, rồi tìm cách dỗ dành
làm dịu và cuối cùng phải đầu hàng. Một ủy ban được
lập ra, và rất nhiều kiến nghị đã được phê duyệt trở
thành luật. Chỉ vì một người bán bảo hiểm nào đó đã
khởi xướng cuộc chiến phomai mà thanh nhiên Israel
giờ đây đã tiến gần hơn rất nhiều đến mục tiêu tưởng
như bất khả thi của họ về tầm nhìn tương lai.
56 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH

Thành công của một phong trào phụ thuộc phần


lớn vào những cuộc chiến mà nó lựa chọn để tranh
đấu, và rất nhiều trong số đó liên quan đến việc nó
hiểu đối thủ của mình đến mức độ nào. Từ nhiều thế
kỷ trước, Tôn Tử đã nói về ý tưởng này trong cuốn
Binh Pháp Tôn Tử, ông dạy rằng điều quan trọng là
phải luôn luôn dùng thế mạnh của mình chống lại
điểm yếu của kẻ thù. Tôi không biết liệu Gandhi có
bao giờ đọc Tôn Tử hay không, nhưng trong tất cả
những chiến binh phi bạo lực mà tôi có thể nghĩ tới,
thì hầu như không có ai áp dụng những nguyên tắc
Trung Hoa cổ xưa ấy giỏi như Gandhi đã làm.

Đó là bởi vì Gandhi đã hiểu ngay từ đầu rằng lực


lượng quân sự chính là điểm mạnh của Đế quốc Anh.
Đó là điều mà họ làm rất giỏi. Cho dù ông không
phải là một người ra sức phản đối chiến tranh thì
Gandhi đương nhiên cũng hiểu rằng binh sĩ Anh,
những người được trang bị vũ khí tối tân nhất thế
giới sẽ chẳng bao giờ bị đánh bại trong một cuộc
xung đột vũ trang. Nhưng ở Ấn Độ, dù sao quân Anh
cũng có một điểm yếu chí mạng: thiếu quân số. Trên
khắp Ấn Độ, chỉ có 100,000 lính cai trị hơn 350 triệu
dân Ấn. Mặc dù vậy, giả sử người Ấn mà có tổ chức
một chiến dịch quân sự thì họ cũng bị triệt hạ thôi.
Nhưng nếu họ lựa chọn hành động thông qua những
biện pháp hòa bình thì quân bài mạnh nhất của Anh
– lực lượng quân sự đáng gờm của họ - sẽ không được
dùng đến. Nếu Gandhi bằng cách nào đó có thể liên
CHƯƠNG II ƯỚC MƠ LỚN NHƯNG BẮT ĐẦU TỪ HÀNH ĐỘNG NHỎ 57

kết hàng triệu người Ấn dưới một ngọn cờ phi bạo


lực duy nhất, thì người Anh sẽ bị lật đổ.

Mặc dù vậy, để điều đó có thể xảy ra, ông cần


phải có một chính nghĩa. Ông đã kêu gọi độc lập cho
nước Ấn Độ và đã lên tiếng vì quyền tự quyết cho
người Ấn Độ, nhưng điều đó vẫn còn hơi quá trừu
tượng. Những lý tưởng trừu tượng chỉ có thể huy
động được số ít những bộ óc cách mạng cùng chí
hướng, nhưng Gandhi cần có cả đất nước. Để làm
được như vậy, ông sẽ phải tìm ra cái gì đó cụ thể. Ông
cần phải đấu tranh cho một chính nghĩa đơn giản và
rõ ràng đến mức mọi người dân Ấn Độ, bất kể ở tầng
lớp nào, theo đường lối chính trị nào, cũng không thể
không đứng về phía ông. Và đến năm 1930, Gandhi
đã tìm ra câu trả lời: muối.

Thời gian đó, người Anh đang đánh thuế sản


xuất muối ở Ấn Độ, có nghĩa là bất kỳ người nào
muốn có mặt hàng cơ bản cho cuộc sống này đều phải
nộp một khoản phí tính theo đồng curon của Anh.
Bạn không thể tìm đâu được một vấn đề cơ bản và hệ
trọng hơn thế. Ai cũng cần muối. Muối có ở trong
mọi căn bếp, cho dù đó là bếp của một ngôi nhà nguy
nga lộng lẫy hay xiêu vẹo đổ nát. Và nó là thứ lẽ ra
phải được miễn phí. Dù sao thì Ấn Độ cũng là một
nước có tới khoảng 4.300 dặm đường bờ biển. Ngày
xưa, người Ấn Độ chỉ cần ra bờ biển, lấy một ít nước
biển và đun sôi lên. Tada – thế là có muối. Nhưng
dưới sự cai trị của thực dân Anh, chính quyền thực
58 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH

dân khăng khăng đòi áp đặt thuế muối. Do đó


Gandhi, thay vì nhắm vào sức mạnh của toàn bộ lực
lượng quân đội Anh và tổ chức một cuộc nổi dậy có
vũ trang – mà kết cục sẽ là một thảm họa – đã tụ tập
chỉ bảy mươi bảy người, thông báo rõ ý định của
mình là sẽ diễu hành qua các thị trấn và làng mạc
trong khoảng một tháng, đến bờ biển nơi ông và
những người đồng chí của mình dự định sẽ làm muối
từ nước biển và thách thức xem người Anh có dám
ngăn cản họ.

Đầu tiên, vị tổng trấn người Anh dường như


không thèm quan tâm đến cái mà đối với ông ta chỉ
là một chuyện vặt vãnh. Mấy tay Ấn Độ quấn khố đi
bộ ra biển ư? Thế thì sao? “Tại thời điểm này,” vị
tổng trấn viết, “viễn cảnh về một chiến dịch muối
không làm tôi lo lắng đến mức phải mất ăn mất ngủ.”
Nhưng khi đoàn người biểu tình đến được bờ biển
thì đã có đến mười hai ngàn người gia nhập cùng,
một phần vì lòng căm ghét chế độ thuế má bất công
và sự coi thường mà hàng ngày người Anh vẫn tỏ ra
với người Ấn. Nhưng họ ở đó chủ yếu là vì muốn có
muối. Cuộc diễu hành của Gandhi đã chạm vào đúng
vấn đề nhạy cảm của họ và đúng như ông dự đoán,
người Anh đã ngần ngại không sử dụng lực lượng
quân đội hùng mạnh của họ để đàn áp một cuộc phản
kháng hòa bình vì một nhu cầu sinh học cơ bản. Suy
cho cùng, thế giới này sẽ nhìn họ với con mắt như
thế nào? Và – điều đáng sợ hơn đối với người Anh –
CHƯƠNG II ƯỚC MƠ LỚN NHƯNG BẮT ĐẦU TỪ HÀNH ĐỘNG NHỎ 59

hàng vạn người ủng hộ Gandhi sẽ nhìn họ với con


mắt như thế nào? Khi những cuộc biểu tình tương tự
diễn ra trên khắp Ấn Độ, họ mới thấy rõ ràng nhà
cầm quyền đã sai lầm nghiêm trọng khi đánh giá thấp
chiến lược của Gandhi. “Trong khi người Anh mất
nước Mỹ vì trà,” một tờ báo Mỹ viết, “họ sẽ mất Ấn
Độ vì muối.”

Bởi vì muối là thứ cơ bản và cũng bởi vấn đề quá


đơn giản, nên cuộc biểu tình muối đã có được sự ủng
hộ từ mọi tầng lớp nhân dân đối với phong trào của
Gandhi. Người Anh, hoàn toàn mất cảnh giác, đã
buộc phải nhượng bộ và để người Ấn có muối miễn
thuế. Khi thực dân Anh phải đầu hàng, Gandhi đã
có một chiến thắng. Và bởi vì Gandhi đã chứng minh
được rằng ông có thể trao hàng hóa tới tay người dân
Ấn Độ bình thường, bây giờ ông đã có thể nâng tầm
chiến thắng muối lên những cuộc chiến lớn và quan
trọng hơn, đó là sự rút lui hoàn toàn của người Anh
và nền độc lập cho Ấn Độ. Gandhi muốn sống trong
một nước Ấn Độ tự do, nhưng ông biết rằng ông cần
phải bắt đầu từ những cuộc chiến nhỏ, và không gì
có thể nhỏ hơn một hạt muối.

***

Đó là lý do vì sao bạn thấy rất nhiều nhà hoạt


động khởi xướng các chiến dịch vì lương thực chất
lượng và lành mạnh. Đó là bởi vì cho dù có thuộc tôn
giáo nào, màu da nào hay niềm tin chính trị nào đi
60 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH

chăng nữa, không có ai lại không cần phải ăn. Ai


cũng cần có lương thực, và tất cả chúng ta đều bị
lương thực chi phối. Các trường hợp như Sarah
Kavanagh, cô gái mười sáu tuổi vùng Mississippi đã
thuyết phục được hai trăm ngàn người ký vào kiến
nghị online yêu cầu công ty nước giải khát Gatorade
phải loại bỏ một chất hóa học để dập lửa ra khỏi chai
nước cam của họ, hay là Vani Hari và Lisa Leake, hai
blogger thủ lĩnh một chiến dịch tương tự yêu cầu
Kraft Foods phải loại bỏ chất nhuộm vàng ra khỏi
món nui phomai của họ, đều cho thấy thực phẩm là
một cách đặc biệt để kết nối mọi người với nhau. Con
người về mặt sinh học đều coi trọng các vấn đề về sức
khỏe và dinh dưỡng, và đó là lý do tại sao Doug
Johnson có thể chiến thắng trận đấu chống lại cách
tiếp thị sản phẩm sữa công thức cho trẻ sơ sinh của
Nestle trong những năm 1980 và tại sao ngày nay
người ta có những phim tài liệu như Super Size Me
của Morgan Spurlock và Food, Inc. của Robert
Kenner để xem. Cho dù đó là thực phẩm hay nhu yếu
phẩm nào, nếu các nhà hoạt động có thể xác định
một thứ gì đó người ta cần dùng đến hàng ngày, có
tác động đến càng nhiều người càng tốt, họ sẽ có một
lợi thế trước những người chỉ bám vào một nền tảng
hạn hẹp hơn nhiều.
CHƯƠNG II ƯỚC MƠ LỚN NHƯNG BẮT ĐẦU TỪ HÀNH ĐỘNG NHỎ 61

Điều này, tất nhiên, dẫn chúng ta đến với Milk


(sữa). Đó là Harvey Milk. Xin thứ lỗi cho tôi vì đã
chơi chữ, nhưng có lẽ bạn đã nghe nói về chính trị
gia tiên phong này, vị quan chức đầu tiên ở Mỹ công
khai đồng tính. Nếu bạn chưa nghe đến anh ta thì
chân dung anh ta được đạo diễn Sean Penn khắc họa
rất tuyệt vời trong một bộ phim đoạt giải Oscar tên
là Milk mà có lẽ bạn nên xem. Câu chuyện của Milk
nói về rất nhiều thứ: lòng can đảm, niềm tin, và sự
tận tâm. Và trên tất cả, câu chuyện nói về tầm quan
trọng của việc bắt đầu từ những hành động nhỏ.

Trong bốn thập niên đầu tiên của cuộc đời


Harvey Milk, không hề có dấu hiệu nào cho thấy một
ngày nào đó anh sẽ trở thành nguồn cảm hứng của
bất kỳ ai thực lòng quan tâm đến nhân quyền và bình
đẳng. Sinh ra trong một gia đình Do Thái trung lưu
và bảo thủ, anh vốn đã biết mình đồng tính từ khi
còn nhỏ nhưng đã phải vật vã che giấu căn tính thực
sự của mình. Anh vào Hải quân, chiến đấu ở Hàn
Quốc, sau đó tìm được việc làm đầu tiên là chuyên
viên tính bảo hiểm và sau đó là nhân viên nghiên cứu
thị trường cho một công ty chứng khoán lớn ở Wall
Street. Biểu tượng của nước Mỹ tự do trong tương lai
thậm chí còn tham gia vận động cho ứng cử viên
Tổng thống đảng Cộng Hòa bảo thủ cực đoan là
Barry Goldwater. Milk hầu như không có tố chất nào
của một chiến sĩ cách mạng, và trên thực tế anh còn
từng chia tay với một người bạn trai mà anh rất yêu
62 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH

chỉ bởi vì người đó luôn có xu hướng thách thức


chính quyền và gặp rắc rối với cảnh sát. Milk là một
người thành công và đáng kính, với mái tóc được cắt
gọn gàng và một tủ đầy những bộ vét lịch lãm. Anh
cũng rất khổ sở, phải sống trong lừa dối. Cuối cùng,
anh đã phát ngấy: năm 1969, ở tuổi ba mươi chín,
anh bỏ việc, bỏ cà vạt và để tóc dài, rồi chuyển xuống
phía tây về San Francisco.

Thành phố mà anh tìm được là một thành phố


đang bận rộn trong quá trình tái sinh. Tới năm 1969,
thành phố này đã có số người đồng tính lớn nhất
trong các khu vực đô thị lớn ở Mỹ. Những vùng như
Castro, nơi mà Milk quyết định ở lại, đã để cho
những cư dân cũ ra đi – những tín đồ Thiên Chúa
giáo Ailen – và chào đón những cư dân mới, nam nữ
thanh niên đến với San Francisco để tìm kiếm sự
khoan dung, tình yêu tự do và quyền năng của hoa.
Ở đây Milk cảm thấy được giải phóng. Cả đời đã
phải che giấu giới tính thật của mình, giờ đây anh
được công khai chấp nhận và anh muốn giúp những
người đồng tính khác không còn phải xấu hổ vì bản
thân nữa. Milk, chủ một cửa hàng máy ảnh nổi tiếng,
đã nhanh chóng tham gia làm chính trị ở địa phương.
Điểm dừng đầu tiên của anh là Câu lạc bộ Dân chủ
Memorial Alice B. Toklas, tổ chức chính trị quyền
lực nhất và duy nhất của người đồng tính của thành
phố. Milk xuất hiện, cười thật tươi và nói năng tự tin.
Anh cũng giống như nhiều người trẻ tài năng và
CHƯƠNG II ƯỚC MƠ LỚN NHƯNG BẮT ĐẦU TỪ HÀNH ĐỘNG NHỎ 63

nhiệt huyết muốn làm nên một sự khác biệt: con


đường tới chiến thắng, anh và bằng hữu thân thiết
tin rằng, chính là nói ra sự thật, nêu lên những điểm
tốt, đưa ra những giải pháp hợp tình hợp lý, và trông
cậy vào những người tốt sẽ đứng lên công khai giới
tính, bỏ phiếu cho một sự thay đổi.

Nhưng điều đó không hề đơn giản. Hồi đó, ngay


cả ở San Francisco, đồng tính vẫn là một chủ đề cấm
kỵ. Ngày nay, với sự gia tăng của các cuộc hôn nhân
đồng tính và ngày càng có nhiều người chấp nhận
đồng tính trong xã hội Mỹ, chúng ta dễ dàng quên
đi bối cảnh xã hội thời Harvey Milk vận động tranh
cử khác bây giờ đến mức nào. Trong những năm
1970, khi Milk vận động lần đầu tiên, tình dục đồng
giới vẫn là một tội nghiêm trọng ở nhiều nơi và là
nguyên nhân hợp lý để bị đuổi khỏi các căn hộ cho
thuê. Đến tận năm 1973, Hiệp hội Tâm thần Hoa
kỳ mới xếp đồng tính vào một trong các bệnh rối loạn
tâm thần. Bị đồng tính không phải là điều khiến mọi
người thấy thoải mái. Cho nên Milk đang chạy đua
trên một diễn đàn dựa trên nguyên tắc làm rối trí,
mất hứng và thậm chí làm cho nhiều người bỏ phiếu
bình thường thấy chán ghét.

Chiến dịch của anh, dĩ nhiên, là một thảm họa.


Milk không có tiền, không có nhân sự, và không biết
phải điều hành một chiến dịch ra sao cho hiệu quả.
Anh đã có được sự ủng hộ của một số chủ doanh
nghiệp vốn đã mệt mỏi với việc bị cảnh sát lợi dụng,
64 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH

và sự duyên dáng cá nhân đã giúp anh làm thay đổi


suy nghĩ của một số ít người cải đạo, nhưng khi rốt
cục anh chạy đua vào vị trí đứng đầu thành phố năm
1973, anh chỉ đứng thứ mười trong số ba mươi hai
ứng cử viên. Nhưng Milk không nản lòng. Anh phát
hiện ra mình có tài thuyết phục đám đông, và thường
xuyên tổ chức nói chuyện về khủng bố và bất công
của hệ thống luật pháp chống lại người đồng tính.
Anh muốn đại diện cho cộng đồng của mình, và cách
tốt nhất để làm điều đó là tập hợp toàn bộ người đồng
tính lại thành một nhóm chính trị với một số đồng
minh chủ chốt.

Một lần nữa anh thất bại. Mặc dù đã thành công


trong việc làm cho đồng tính trở thành một điều bình
thường, gia nhập các đoàn thể và lính cứu hỏa và có
thể gặp gỡ người bình thường ở bến xe buýt cũng như
rạp chiếu bóng, điều như vậy vẫn chưa đủ. Lần này,
mặc dù anh đã đến gần hơn với chiến thắng với vị trí
thứ bảy, vẫn còn hơn bốn nghìn người đi bỏ phiếu
tin rằng Milk sẽ chỉ là một nhà hoạt động có tài và
có tâm là cùng, không hơn.

Và anh sẽ vẫn chỉ là một người như thế nếu như


cuối cùng, anh không hiểu ra nguyên tắc quan trọng
nhất, đó là phải tìm ra những trận đấu nhỏ, vừa sức
để có thể giành thắng lợi. Khởi đầu, Harvey Milk đã
làm điều mà tất cả chúng ta, những người đủ nhiệt
huyết để tham gia vào một phong trào nào đó vì
chính nghĩa, sẽ làm, đó là dũng cảm đứng lên cất
CHƯƠNG II ƯỚC MƠ LỚN NHƯNG BẮT ĐẦU TỪ HÀNH ĐỘNG NHỎ 65

tiếng nói và hy vọng mọi người sẽ lắng nghe. Nếu


đang đọc cuốn sách này, tôi nghĩ bạn cũng quan tâm
ít nhất một chút đến việc tạo ra một sự thay đổi vì
những điều tốt đẹp hơn trên thế giới này. Vào một
thời điểm nào đó trong cuộc đời, có lẽ bạn đã từng
thử kiến nghị, tổ chức, đi tuần hành hoặc làm điều gì
đó để nâng cao nhận thức của mọi người về một chủ
đề rất quan trọng nào đó. Có lẽ bạn mới chỉ cố gắng
thuyết phục một người bạn hoặc một vị phụ huynh
rằng quan điểm chính trị của họ là sai. Tôi sẵn sàng
đánh cược một khúc phomai cottage rằng tôi biết
điều gì đã xảy ra: bạn nhiệt tình nói về việc cứu loài
cá hồi đang bị nguy hiểm ở Bắc Atlantic hoặc về việc
mua Iphones cho lũ trẻ mồ côi buồn chán ở Bulgary,
nhưng người ta chỉ gật đầu một cách lịch sự.

Có thể tôi đa nghi quá, dĩ nhiên, nhưng chỉ bởi


vì tôi muốn nhấn mạnh nguyên tắc rất quan trọng
của phong trào đấu tranh phi bạo lực: đó là người ta,
tất cả không có ngoại lệ, chẳng quan tâm quái gì đâu.

Không phải vì họ là người xấu. Hầu hết mọi


người đều tử tế và tốt bụng và khiêm tốn. Họ tin
rằng, theo những lời dạy bất tử của Liz Lemon trên
chương trình TV 30 Rock, bất kỳ ai cũng chỉ muốn,
trong cuộc đời này, được ngồi mát ăn bát vàng mà
thôi. Nhưng họ cũng có rất nhiều suy nghĩ trong đầu,
những thứ như công việc hay con cái hay những giấc
mơ lớn và những nỗi khổ nhỏ và chương trình TV
yêu thích để theo dõi và những cái hộp đựng đầy
66 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH

những thứ họ cần gửi lại cho Amazon. Bạn có thể


nghĩ rằng những thứ đó là ngớ ngẩn. Bạn có thể lên
án những người nhàn nhã thong thả chăm sóc vườn
tược của họ là ích kỷ hay mù quáng hay thậm chí là
xấu xa. Những nhà hoạt động tệ nhất mà tôi từng
thấy đã làm y như vậy. Họ chẳng đi đến đâu cả, bởi
vì thật thiếu thực tế khi trông mong người ta quan
tâm đến những thứ ngoài phạm vi quan tâm của họ,
và bất kỳ nỗ lực nào ép họ phải làm như thế chắc
chắn sẽ đi đến thất bại. Benjamin Franklin được cho
là đã từng nói, “Toàn bộ nhân loại được chia thành
ba giai cấp: những người không thể lay chuyển,
những người có thể lay chuyển, và những người đi lay
chuyển người khác.” Tôi tưởng tượng rằng bạn,
người đọc, chính là người đi lay chuyển người khác.
Nhiệm vụ của bạn, do đó, là tìm ra những người có
thể lay chuyển được và cho họ tham gia cùng bạn.

Là một nhà hoạt động, bạn có hai lựa chọn. Lựa


chọn thứ nhất là làm điều mà Harvey Milk đã bắt
đầu làm, tập hợp những người vốn đã phần nào tin
vào điều bạn nói. Đây là một cách hay để lên đến vị
trí thứ mười ở bất kỳ lĩnh vực nào. Đảm bảo bạn sẽ
luôn luôn có một lượng nho nhỏ người ủng hộ nhiệt
tình – tính cả bạn bè, hàng xóm và bà ngoại của bạn
– người sẽ ủng họ bạn bất chấp giá nào. Cái hay của
lựa chọn này chính là bạn luôn cảm thấy mình đúng
và công bằng và trong sạch và tốt đẹp. Mặt trái của
nó là bạn sẽ không bao giờ thắng.
CHƯƠNG II ƯỚC MƠ LỚN NHƯNG BẮT ĐẦU TỪ HÀNH ĐỘNG NHỎ 67

Lựa chọn thứ hai tốt hơn nhiều và, đáng ngạc
nhiên là, không khó khăn hơn quá nhiều. Nó đòi hỏi
bạn phải lắng nghe và tìm ra điều mà người khác
quan tâm và bắt đầu chiến đấu theo hướng tiếp cận
chung đó. Milk, mà sự bền bỉ đã giúp anh cuối cùng
cũng được bầu vào hội đồng thành phố San
Francisco, đã nhận ra rằng một người bình thường,
không đồng tính thực sự chẳng quan tâm mấy đến
cuộc chiến đòi quyền bình đẳng của người đồng tính.
Cuộc chiến đó sẽ không thể giành thắng lợi mà chỉ
nhân danh công bằng và bình đẳng. Milk cần phải
tiếp cận nó từ một góc độ khác, và mặc dù các tín đồ
Thiên Chúa giáo cực đoan nhất trên khắp nước đều
lấy cộng đồng người đồng tính của San Francisco
như vật thế thân của mọi tội ác trên nước Mỹ, Milk
đã tìm cách đứng lên vì cộng đồng của mình bằng
việc tập trung vào một thứ mà mọi người dân San
Francisco sợ hãi trong cuộc sống của họ: phân chó.

Bởi vì Milk đã lắng nghe người dân San


Francisco, nên anh đã biết được rằng vấn đề về chất
lượng sống vốn khiến cho hầu hết cư dân thành phố
này quan tâm lại không mấy liên quan đến phần hồn
(soul) của họ mà là liên quan đến gót chân (sole) của
họ. Hầu như tất cả mọi người đều coi nạn phân chó
trong các công viên của thành phố là điều khó chịu
nhất có thể tưởng tượng ra. Nó chính là kẻ thù số
một của thành phố. Nếu Milk biết được sự thực đó
cách đây chỉ hai đến ba năm, hẳn anh đã chiếm lấy
68 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH

các đường phố Castro bằng những bài nói chuyện


hùng hồn tuyên bố rằng việc giẫm lên phân chó
chẳng phải là cái gì khó chịu cả khi mà hàng ngày, có
hàng chục người Mỹ đồng tính bị phân biệt đối xử
chỉ vì giới tính của người mà họ yêu. Tuy nhiên, Milk
giờ đây đã thông minh hơn. Và anh hiểu sức mạnh
của diễn đàn đường phố và những sự kiện công cộng
mang tính biểu tượng. Ngày hôm đó, anh hẹn gặp
giới truyền thông trong một công viên ở địa phương
để bàn về một số ý tưởng mới cho việc ban hành luật
pháp. Khi các phóng viên đến nơi, Milk đi tới chỗ
các máy quay và rồi, như thể là do tai nạn, anh giẫm
vào một đống phân lớn. Anh giơ chân lên cao và nhìn
chằm chằm vào nó với ánh mắt khiếp sợ kiểu châm
biếm. Nó có vẻ như một khoảnh khắc ngẫu nhiên,
một minh chứng cho thấy thành phố đã thất bại
trong việc đáp ứng nhu cầu của dân chúng. Nhưng
thực ra mọi chuyện đều đã được tính toán. Anh đã
đến công viên trước đó một tiếng, lục tìm phân chó,
và vẽ sơ đồ cẩn thận cho từng bước đi của mình. Với
chiếc giày dính đầy bùn đất, anh đã có một bài nói
ngắn và vui vẻ về việc chính mình, cũng giống như
mọi người dân San Francisco đã phát ngấy cái mùi
hôi thối này rồi và anh, Harvey Milk, sẽ làm gì đó để
thay đổi. Cuối cùng, anh đã tìm được một chính
nghĩa mà mọi người đều có thể đồng cảm, và chẳng
bao lâu những lá thư ủng hộ tới tấp gửi về.
CHƯƠNG II ƯỚC MƠ LỚN NHƯNG BẮT ĐẦU TỪ HÀNH ĐỘNG NHỎ 69

Sau tất cả những nỗ lực của mình, anh đã biết


cách chọn cuộc chiến đấu mà mình có thể giành
thắng lợi. Chiến đấu vì quyền của người đồng tính
trong một thành phố toàn những người thẳng
(không đồng tính) lãnh đạm và thờ ơ là việc khó
khăn. Nhưng dọn phân chó thì dễ. Bạn chỉ cần
những chiếc túi nhựa. Tuy nhiên, từ đó, bạn sẽ luôn
luôn được nhìn nhận là một người nói được làm
được, và ai cũng sẵn sàng lắng nghe một người như
vậy. Giờ thì Milk đã có những khán giả đầy thông
cảm và biết ơn, anh đã có thể tiến lên nói về những
vấn đề lớn về quyền của người đồng tính. Khi cuối
cùng Milk cũng có thể từng bước tiến vào hội đồng
thành phố năm 1977, anh khoác tay người bạn trai
của mình và tóm lại một nguyên tắc quan trọng. “Bạn
có thể đứng xung quanh và ném đá vào Silly Hall,”
anh nói, “hoặc bạn có thể chiếm lấy nó. Và giờ chúng
ta đang ở đây.” Nếu bạn muốn chiến thắng, bạn cần
phải lôi kéo mọi người vào phong trào của mình và
nhận ra rằng bạn không thể chiến thắng mà không
có họ.

Khi Milk đã có bệ phóng của mình và có những


khán giả biết ơn mình gồm những người San
Francisco bình thường, đã đến lúc anh có thể hành
động vì những vấn đề quan trọng hơn. Phải mất một
vài thập kỷ thì phong trào đòi quyền bình đẳng cho
người đồng tính trên khắp đất nước mới có thể đạt
được kết quả theo chiến lược của Milk, nhưng dù sao
70 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH

cuối cùng họ cũng đã làm được. Trong những năm


1980 và 1990, hầu hết nỗ lực của họ tập trung vào tổ
chức cấp bậc trong đảng phái chính trị của riêng họ,
và một số người bên ngoài cộng đồng người đồng
tính cũng quan tâm đến mức cùng họ tham gia biểu
tình hoặc ủng hộ những nỗ lực của họ trong vận động
hành pháp. Sau đó, phong trào cũng có khoảnh khắc
Milk của mình. Họ bắt đầu tư duy không chỉ bằng
ngôn ngữ của những giá trị đạo đức cực đoan mà
bằng những động lực cá nhân. Và phong trào nhận
ra rằng hầu hết mọi người chỉ quan tâm đến một vấn
đề nào đó khi họ cảm thấy nó trực tiếp ảnh hưởng
đến họ. Như kinh nghiệm đã cho thấy, những vấn đề
đồng tính cơ bản đến thời điểm đó không ảnh hưởng
gì đến đời sống hàng ngày của dân Mỹ bình thường
theo bất kỳ nghĩa nào hệ trọng. Đối với hầu hết dân
Mỹ, những cuộc khủng hoảng ảnh hưởng đến cộng
đồng người đồng tính – từ đại dịch AIDS những
năm 1980 đến những nỗ lực gần đây để chấm dứt kỳ
thị nghiêm trọng trong luật pháp – đơn giản là chẳng
liên quan đến họ. Hầu hết mọi người không bị gay,
và do vậy họ có những thứ khác để quan tâm. Nhưng
tất cả đã thay đổi khi phong trào đòi quyền lợi cho
người đồng tính bắt đầu đặt vấn đề sao cho có liên
quan với người bình thường. Để lôi kéo người bình
thường cùng tham gia với cộng đồng người đồng
tính, phong trào đã hướng ra ngoài nhiều hơn. Họ
quay sang những người cha người mẹ và anh em và
CHƯƠNG II ƯỚC MƠ LỚN NHƯNG BẮT ĐẦU TỪ HÀNH ĐỘNG NHỎ 71

bạn bè của người đồng tính và mời họ cùng tham gia


diễu hành. Bằng cách lôi kéo số đông, phong trào đòi
quyền lợi cho người đồng tính không còn được định
nghĩa bởi những khẩu hiệu như “We’re here! We’re
queer!” (Chúng tôi ở đây! Chúng tôi là người đồng
tính!) và những cuộc tuần hành với đủ các nhân vật
của ban nhạc Village People đeo những dây kẹp vú.
Giờ đây tại một cuộc tuần hành vì người đồng tính,
bạn sẽ thấy những ông bố Mỹ độ tuổi trung niên với
những chiếc bụng bia đi diễu hành cùng những biểu
ngữ tuyên bố họ ủng hộ con và cho dù thế nào họ vẫn
yêu con. Và khi ngay cả những đảng viên Cộng hòa
cứng rắn như Dick Cheney cũng công khai ủng hộ
hôn nhân đồng tính bởi vì họ yêu những cô con gái
đồng tính của mình, bạn có thể khẳng định rằng xã
hội đang thay đổi.

Tất cả những thay đổi đó có được là nhờ một tính


toán đơn giản có tính chiến lược từng được sử dụng
trong phong trào đấu tranh vì dân quyền ở Nam Mỹ
cách đây chỉ một vài thập kỷ. Trong những năm
1960, James Lawson, một mục sư Hội giám lý, là
người đã đứng ra tổ chức cho các nhà hoạt động da
đen và da trắng ở Nashville, Tennessee. Lawson hiểu
rằng cộng đồng người da trắng ở Nashville phản đối
phong trào dân quyền bởi họ sợ người da đen, những
người mà đối với họ không hơn gì động vật. Ông dạy
cho các sinh viên da đen vượt qua quan niệm này
bằng cách yêu cầu họ mặc đồng phục và cư xử như
72 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH

lịch thiệp mỗi khi đi biểu tình. Lawson biết rằng


những người đi biểu tình có thể giành được sự ủng
hộ của một số người da trắng nếu họ có thể chứng
minh cho người da trắng thấy nỗi lo sợ của họ là
không có cơ sở.

Khi các nhà hoạt động của Lawson bắt đầu tiến
vào những nhà hàng dành cho người da trắng của
thành phố, ông yêu cầu họ không dùng bạo lực bất
chấp bị đe dọa thế nào đi chăng nữa. Suy cho cùng,
việc các nhà hoạt động đánh trả khi cảnh sát tới bắt
họ là điều dễ hiểu, và điều đó sẽ chỉ chứng minh nỗi
lo sợ của người da trắng đối với các nhà hoạt động da
đen là có cơ sở, và phong trào dân quyền vẫn chỉ là
một giấc mơ xa vời. Nhưng nếu các nhà hoạt động có
thể giữ được lòng tự trọng và giữ được bình tĩnh khi
bị người da trắng đánh và ném những ly kem vào đầu,
thì cả thế giới sẽ thấy rõ bên nào mới đang hành xử
như một đàn súc vật, và điều đó sẽ khiến cho một số
người da trắng trung lập phải đánh giá lại ý kiến của
mình.

Lawson biết rằng trong một cuộc đấu tranh phi


bạo lực, có đông người tham gia chính là cách duy
nhất để giành được chiến thắng. Bạn cần phải nhắm
vào nơi nào có số lượng người thật đông. Muốn giành
được thắng lợi, Lawson và những người phản kháng
vì dân quyền cần có sự ủng hộ của người da trắng.
Họ cần phải chứng tỏ cho phần lớn dân da trắng
Nashville thấy người da đen là những người bình
CHƯƠNG II ƯỚC MƠ LỚN NHƯNG BẮT ĐẦU TỪ HÀNH ĐỘNG NHỎ 73

thường và về cơ bản là giống họ. Tương tự, phong


trào đòi quyền lợi cho người đồng tính đã thực sự cất
cánh khi công chúng người bình thường ngừng xem
người đồng tính như là những kẻ ngoài cuộc mặc
quần sooc ngắn và áo lưới và bắt đầu xem họ như
những công dân Mỹ chăm chỉ, khiêm tốn, những
người xứng đáng được hưởng quyền lợi như bất kỳ ai.
Trong quá trình đó, phong trào đòi quyền lợi cho
người đồng tính đã trở nên ít màu mè hơn và hiệu
quả hơn rất nhiều.

James Lawson cũng nhận ra rằng mặc dù sự


nghiệp vì dân quyền là đúng đắn và mục tiêu cuối
cùng của nó là đáng trân trọng, nhưng chìa khóa dẫn
đến chiến thắng lại phải là một lối tiếp cận từ từ. Ông
đã không đòi hỏi quá nhiều hay yêu cầu quyền bình
đẳng vô điều kiện ngay từ đầu. Thay vào đó, ông đã
chọn những cuộc chiến mà mình có thể giành thắng
lợi. Khi hướng dẫn một nhóm các nhà hoạt động tại
nhà thờ của mình về việc tuần hành trên phố, ông đã
đặc biệt nhấn mạnh một điều, “Chúng ta không cần
một người da trắng và một người da đen thuộc hai
giới tính đối lập, bởi chúng ta không tham gia trận
đấu đó.” Đó là một trận đấu cần phải diễn ra, nhưng
bây giờ thì chưa. Trong những năm 1960, xóa bỏ
phân biệt chủng tộc thì được, nhưng mối quan hệ
giữa các chủng tộc khác nhau thì chưa. Nhưng chắc
chắn sẽ có lúc – khi thời điểm đó đến.
74 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH

Hồi tôi còn trẻ, khi mọi người còn chạy vòng
quanh chơi trò mèo vờn chuột với tay sai của
Milosevic, chúng tôi đã dành nhiều thời gian suy
nghĩ về việc những trận chiến đấu mà chúng tôi có
thể giành chiến thắng mới nhỏ bé làm sao, làm phí
phạm thời gian và nhiệt huyết của chúng tôi ra sao.
Đối với một số người trong chúng tôi, ý tưởng chọn
những trận đấu dễ dàng để bắt đầu có vẻ giống như
đánh đổi những nguyên tắc của chúng tôi lấy những
chiến thắng vô giá trị và vô nghĩa. Những người khác
lại giữ một quan điểm ở thái cực khác, họ huênh
hoang rằng mỗi trận đấu mà họ lựa chọn, về bản chất,
cũng là một trận đấu mà họ có thể chiến thắng.
Nhưng không quan điểm nào trong hai quan điểm
trên là hoàn toàn đúng. Thứ nhất, hãy giả định rằng
hầu hết mọi người đều thờ ơ, không có động lực, lãnh
đạm hoặc cực kỳ hiếu chiến. Sau đó, hãy lấy một mẩu
giấy – thậm chí là một mẩu khăn giấy để làm việc –
và vẽ lên đó một đường thẳng. Hãy đánh dấu bản
thân bạn ở một bên rồi cố gắng hình dung xem
những ai có thể đứng cùng phía với bạn. Nếu câu trả
lời chỉ là một vài người, hãy bắt đầu lại – cho dù bạn
quyết tâm đến thế nào cho một sự nghiệp, hay gặp
rắc rối thế nào trước một vấn đề - và hãy làm một lần
nữa. Khi bạn đã có thể đưa bản thân và các bạn của
bạn và phần còn lại của thế giới vào cùng bên với
mình, còn phía bên kia chỉ có một số ít ỏi vài tên vô
lại, thì bạn đã chiến thắng. Hãy đảm bảo rằng “đường
phân chia” đó – cụm từ này được một người bạn của
CHƯƠNG II ƯỚC MƠ LỚN NHƯNG BẮT ĐẦU TỪ HÀNH ĐỘNG NHỎ 75

tôi trong nhóm Otpor! tên là Ivan Marovic sử dụng


– cho bạn nhiều đồng minh nhất có thể.

Hãy nhớ rằng, trong đấu tranh phi bạo lực, thứ
vũ khí duy nhất mà bạn có là số lượng. Itzik Alrov đã
hiểu ra điều này khi anh nhận thấy mọi người dân
Israel đều yêu thích phomai cottage cheese và căm
ghét việc phải trả một cái giá quá đắt để mua nó.
Trên mẩu khăn giấy của mình, anh đã có thể đặt bảy
triệu dân Israel về cùng phe với mình ở bên này
“đường phân chia” và chỉ một số ít ỏi những tay giám
đốc tham lam ở phía bên kia. Harvey Milk cũng làm
một điều tương tự khi anh thôi không nói nữa mà bắt
đầu lắng nghe những người hàng xóm của mình.
Anh đã có cả thành phố ở phe mình và chỉ một vài
con chó ở phe kia.

Tôi đã thấy nguyên tắc này phát huy tác dụng của
nó ở khắp mọi nơi từ Tbilisi đến Harare, từ Caracas
đến Rangoon. Quần chúng và các phong trào nào
biết cách chia nhỏ chiến lược của họ thành những
nhiệm vụ nhỏ hơn, sẽ có khả năng thành công cao
hơn những kẻ thích đao to búa lớn. Nhưng việc biết
đâu là những trận đấu nhỏ có thể chiến thắng và làm
cách nào để tập hợp được càng đông người càng tốt
ủng hộ cho mình chỉ là một nửa thách thức. Ngoài
ra, bạn còn phải mang lại cho những người mới ủng
hộ mình một điều gì đó mà họ có thể tin vào. Và để
làm được điều đó, bạn sẽ cần phải có tầm nhìn về
tương lai.
76 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH

(Ảnh minh họa 2.2)

(Ảnh minh họa 3.1)


CHƯƠNG III TẦM NHÌN VỀ TƯƠNG LAI 77

CHƯƠNG III

TẦM NHÌN VỀ
TƯƠNG LAI

Harvey Milk đã dùng nạn phân chó trên đường


phố để truyền năng lượng cho phong trào đòi quyền
lợi cho người đồng tính ở Mỹ, và người dân ở Israel
đã dùng cottage cheese để đấu tranh cho công bằng
về kinh tế. Bởi vậy, chúng ta không nên quá ngạc
nhiên khi các nhà hoạt động ở Maldivess lại có thể
phát động một cuộc cách mạng chỉ bằng một mẻ
cháo lớn. Thế mà nó vẫn thường khiến mọi người bất
ngờ, đặc biệt bởi vì Maldives vốn là điểm du lịch xa
hoa có lẽ chỉ được biết đến nhiều nhất như là nơi
78 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH

Tom Cruise và Katie Holmes nghỉ tuần trăng mật


năm 2006. Đúng là không thể tưởng tượng người
dân Maldivess có thể trải qua bất kỳ một biến động
lớn nào về chính trị, bởi họ may mắn là một trong
những đất nước xinh đẹp nhất trên thế giới, một
thiên đường nhiệt đới được tạo nên bởi 1.200 hòn
đảo san hô trải rộng trên Ấn Độ Dương. Và theo lẽ
tự nhiên, người dân Maldivess là những người rất dễ
tính. Vì chỉ cần một lưỡi câu sắt và túi nilon rách làm
mồi, họ đã có thể bắt được cá ngừ, nên ở đây không
có ai bị đói. Nếu bạn rung một cây dừa, bạn sẽ có đủ
số quả dừa mà bạn cần. Các thứ khác – tất tật từ cà
chua đến Coca-Cola – đã có rất nhiều tiền mặt thu
được từ khách du lịch cho phép người Maldivess có
thể nhập khẩu mọi thứ họ cần từ Ấn Độ hay Sri
Lanka. Đó là lý do vì sao trò tiêu khiển của họ là thư
giãn và tụ tập trên bãi biển ngắm hoàng hôn. Tuy
vậy, những tập quán kỳ lạ trên đảo này và những vũng
nước trong vắt như pha lê có thể đánh lừa bạn, bởi vì
Maldivess cũng là nơi có một người tên là Mamoon
Abdul Gayoom cai trị như một tên độc tài tàn bạo
trong suốt ba mươi năm.

Nhưng chưa chắc bạn đã biết điều đó. Nếu bạn


đã từng du lịch đến Maldivess, khả năng là bạn đã hạ
cánh tại sân bay chính ở thủ đô Malé, lên ngay một
chiếc máy bay nhẹ và bay thẳng đến một trong số
khoảng một trăm hòn đảo dành riêng làm khu nghỉ
dưỡng. Và bởi vì chế độ này chủ yếu phụ thuộc vào
CHƯƠNG III TẦM NHÌN VỀ TƯƠNG LAI 79

các khu nghỉ dưỡng như là nguồn thu nhập chính,


Gayoom và tay sai của hắn ta đã đảm bảo giữ cho
những nơi này sạch sẽ và thoải mái; chẳng hạn, các
khu nghỉ dưỡng là nơi duy nhất trong đất nước
Maldivess Hồi giáo được phép bán và uống rượu.
Trong khi khách du lịch hưởng thụ những xa hoa
trong thiên đường ven biển của họ - một trong số các
khách sạn thậm chí còn có nhà hàng dưới nước, nơi
mà du khách có thể nhấm nháp từng ngụm
champagne dưới những con sóng, xung quanh là
những con cá mập thân thiện và một rặng san hô
sống – thì phần lớn dân Maldivess lại không được
may mắn đến thế. Phần lớn dân số chủ yếu sống ở
Malé.

Nếu như các hòn đảo nghỉ dưỡng duyên dáng và


sạch sẽ tươi mới bao nhiêu thì thủ đô Malé lại khô
cằn và thô nhám bấy nhiêu. Đặt chân lên cầu tàu của
thành phố, điều đầu tiên bạn nhìn thấy không phải
là dãy nhà gỗ lợp mái ngói như được quảng cáo trên
các website du lịch mà là Bộ Quốc Phòng và An ninh
Quốc gia, một pháo đài quét vôi trắng với những
tháp canh và biển báo nghiêm khắc nhắc nhở bạn
không được chụp ảnh. Đó là một lời chào lạnh nhạt
của thành phố ngột ngạt với một trăm ngàn dân nêm
chật ních như cá trích đóng hộp trên một hòn đảo
chỉ rộng hơn hai dặm vuông khiến cho Malé trở
thành một trong những thành phố có mật độ dân cư
đông đúc nhất thế giới. Thành phố này được gọi là
80 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH

“Manhattan trong chai”, âu cũng là điều dễ hiểu. Là


một khu vực chỉ có những tòa nhà cao vừa phải, một
sân vận động và một công viên nhỏ, thủ đô của
Maldivess ngập trong biển người đi xe máy ngoằn
ngoèo trên các con đường của thành phố và lấn chiếm
gần hết vỉa hè khi họ dừng xe. Lực lượng dân quân
đi tuần trên đường phố trong những bộ đồng phục
màu xanh lơ, và bạn có thể nhìn thấy những cột khói
bay lên ở phía chân trời khi các lò thiêu rác thải lớn
nhất trên thế giới – nằm trên các đảo san hô nhân tạo
cách bờ biển Malé bốn dặm – ngày đêm xử lý 330 tấn
rác chất thêm vào mỗi ngày. Malé ẩm ướt, và bạn
thường xuyên vã mồ hôi. Bị kẹp giữa cái nóng và sự
căng thẳng ấy, thật khó mà không bị đau đầu.

Nhưng có một nơi tương đối thư giãn trong


thành phố này. Đó là bãi biển nhân tạo nằm ở phía
đông của hòn đảo. Mặc dù không đúng theo tiêu
chuẩn của Maldives cho lắm – thực ra nó chỉ là một
dải cát hẹp giữa lòng đô thị - bãi biển này vẫn là lựa
chọn tốt nhất nếu bạn vô tình đang ở Malé và muốn
thoát khỏi đô thị. Ở đây, ít nhất cũng có một vài
quán cà phê ngoài trời nhìn ra biển thu hút giới trẻ
Maldives sành điệu, và bạn có thể thấy luôn có một
vài người đàn ông trung niên hút hashish ở những
bụi cây gần đó. Những người phụ nữ đội burka sẽ đưa
con cái đến đây nô đùa với sóng, và tùy theo mùa,
toàn bộ các khu vực sát bờ biển sẽ do thanh niên
chiếm dụng để chơi lướt sóng hoặc lướt ván.
CHƯƠNG III TẦM NHÌN VỀ TƯƠNG LAI 81

Trong các thành phố bình thường, một bãi biển


như thế này sẽ chẳng thu hút được mấy sự quan tâm.
Nhưng ở Malé hầu như chẳng có gì khác để làm cả:
thành phố này không có các trung tâm mua sắm,
không có rạp chiếu phim lớn, không rượu, không
cảnh quan văn hóa. Nếu bạn muốn có lý do để ra khỏi
nhà hay tránh nóng, bãi biển thực sự là lựa chọn duy
nhất. Đương nhiên còn có quảng trường chính ngay
gần cầu tàu, nhưng đó chỉ là một khu đất hình chữ
nhật bẩn thỉu với một lá cờ Maldivess quá khổ đến
mức vô lý và mấy ô cỏ đã chết khô. Ngoài ra, quảng
trường này còn bị chọc ngang hông bởi một bên là
Nhà thờ lớn Hồi giáo và một bên là trụ sở bọc kính
tráng gương của lực lượng cảnh sát, và với lịch sử gần
đây của Maldivess, bạn có thể hiểu vì sao dân chúng
lại không muốn gặp gỡ bạn bè ở ngay trước mặt cảnh
sát.

Đó là bởi vì khi Gayoom còn tại chức, ông ta đã


điều hành đất nước này như một Baghdad-bên-bờ-
biển. Là một người bạn thân thiết của Saddam
Hussein, gã độc tài Maldives đã học được từ kẻ
chuyên quyền Iraq những vấn đề rất tinh tế trong
điều hành một chế độ đàn áp. Cũng giống như ở
Iraq, cảnh sát Maldives xứng đáng với danh tiếng về
sự tàn bạo do tình trạng khẩn cấp liên tục, được
quyền bỏ tù và đánh đập bất cứ ai họ muốn. Hoặc tệ
hơn: những tay lính côn đồ của Gayoom còn xuất sắc
khi sáng tạo ra những hình phạt khủng khiếp đối với
82 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH

bất kỳ ai muốn nói dù chỉ một lời phê bình hay chỉ
trích. Những người không phục tùng sẽ bị bôi mật
ong lên người và phơi mình trên cát cho kiến ăn, hoặc
bị trói vào cây dừa và bị đánh đập, cưỡng bức trong
nhiều giờ liền, hoặc bị nhốt trong những nhà kho
dựng bằng tôn để nung người hàng năm trời trong
cái nóng ngột ngạt tại một hòn đảo xa. Phe đối lập
bị cấm đoán, tự do ngôn luận không tồn tại. Trong
hoàn cảnh như vậy, chống lại Gayoom là điều hầu
như không thể, đặc biệt là khi chế độ này còn được
hưởng một nguồn tiền ổn định từ du lịch.

Thế rồi xảy ra thảm họa từ nước.

Sau ngày Giáng sinh năm 2004, bữa sáng tự chọn


trên những hòn đảo nghỉ dưỡng ở Maldives trông
vẫn cứ hấp dẫn và hoàn hảo như các ngày khác trong
năm. Khi vị khách cuối cùng tại khu vực ăn ở ngoài
trời vừa kết thúc bữa ăn của họ và đang nhấp những
ngụm nước xoài và trà đen, trẻ con thì chạy chân trần
về phía bãi biển chỉ cách đó một vài thước. Cảnh
tượng giống như một buổi sáng hoàn hảo trên thiên
đường. Nhiệt độ chỉ vào khoảng hơn ba mươi độ C,
và một cơn gió hiu hiu lay động những tán dừa dịu
dàng hơn bao giờ hết. Những vị khách du lịch trước
đó quyết định ngủ trong phòng đang nhúc nhắc khởi
đầu buổi sáng muộn màng của họ, uể oải thức dậy
khi ánh mặt trời rực rỡ lọt vào qua khe cửa chớp.
CHƯƠNG III TẦM NHÌN VỀ TƯƠNG LAI 83

Bất thình lình, những tiếng la hét vang lên từ


phía bờ biển. Một tiếng gầm trầm đục nho nhỏ lớn
dần thành một tiếng gầm lớn đến rách tai. Một con
sóng khổng lồ ập xuống hòn đảo, quật gãy những
thân cây cao và hủy diệt mọi thứ trên đường đi của
nó. Cột nước cao ập xuống những căn biệt thự như
một quả bom phát nổ, làm vỡ tung các cửa sổ trong
tích tắc. Những đợt sóng trắng xóa ập vào các khung
cửa ra vào đã cong oằn và những khung cửa sổ đã vỡ.
Một dòng xoáy những khăn tắm, rèm cửa và máy pha
cà phê tràn vào các căn phòng. Nước dâng lên ở khắp
nơi, không có chỗ nào để trốn cả. Một số người chạy
ra ngoài và trèo lên cây, những người khác thì chạy
về phía khu vực lễ tân và bám vào những chiếc cột
vững chắc. Một số ít người thậm chí còn leo lên mái
những phòng spa của của khách sạn hoặc mái kho
chứa đồ, nơi họ có thể nhìn rõ toàn bộ cảnh hủy diệt
này. Khi những con sóng rút lui sau một khoảng thời
gian dài như vô tận, tất cả những gì họ nhìn thấy chỉ
còn là một đống lộn xộn những tấm ván, nội thất
hỏng hóc, và mái ngói vỡ vụn. Những người bị
thương người đầy máu và đang kêu la.

Vì điểm cao nhất của quốc gia này chỉ tầm gần
300m nên hiện tượng nước biển dâng vẫn luôn là một
mối đe dọa đến sự tồn tại của Maldives, và dân ở đây
hiểu rằng một ngày đào đó biến đổi khí hậu sẽ thay
đổi tận gốc cuộc sống của họ. Nhưng đó là trong
tương lai, một quá trình chậm rãi và dài lâu diễn ra
84 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH

trong nhiều thập kỷ. Vậy mà, chỉ trong nháy mắt, Ấn
Độ Dương đã cuốn đi một nửa nền kinh tế Maldives.
Gần một phần tư số hòn đảo có người sinh sống bị
hủy hoại nghiêm trọng. Mười phần trăm trong số đó
đã được tuyên bố là không thể sống được nữa. Gần
một phần ba dân số bị ảnh hưởng bởi thảm họa này,
và Gayoom biết rằng dư chấn của con sóng thần là
một thứ mà ông ta không thể tự mình giải quyết.
Ông ta sẽ phải kêu gọi sự hỗ trợ quốc tế.

Tuy nhiên, những quốc gia phương Tây ngay sau


đó được yêu cầu viện trợ hàng trăm triệu đô la cũng
đặt ra một số yêu cầu. Họ nói sẽ cho Gayoom sự hỗ
trợ mà ông ta cần, nhưng Maldives sẽ phải cho phép
các đảng phái chính trị khác nhau hoạt động và phải
tổ chức những cuộc bầu cử thực chất; sẽ không có
con số 99% phiếu bầu (sau chỉnh sửa) cho kẻ chuyên
quyền nữa. Gayoom nhanh chóng đồng ý với điều
kiện này, bởi đối với ông ta nó có vẻ không tệ. Cộng
đồng quốc tế sẽ cho ông ta tiền, còn việc cho phép có
nhiều đảng chính trị có vẻ như chẳng hơn gì một
động tác lấy lệ mà thôi. Rốt cục thì, Gayoom nghĩ,
ông ta chẳng có gì mà phải sợ trước sự phản đối manh
mún trong nước.

Nếu bạn đã được nghe nhóm các nhà cách mạnh


người Maldives mô tả tình hình của họ với nhóm
Serbia chúng tôi năm 2005, có khi bạn cũng đồng
tình với ông ta. Bạn sẽ không thể hình dung ra những
thủ lĩnh phe đối lập nào kém hứa hẹn hơn. Về mặt
CHƯƠNG III TẦM NHÌN VỀ TƯƠNG LAI 85

lịch sử, những người Maldives giải thích, các lực


lượng chống lại Gayoom chỉ có thể dựa vào ba nhóm
người sẵn sàng đối đầu với nhà cầm quyền. Đầu tiên
là các phần tử phản đối, những người đã được hưởng
nền giáo dục từ các trường quốc tế và hầu hết sống ở
nước ngoài. Điều này cũng dễ hiểu bởi vì thể chế này
dựa vào một hệ thống giáo dục khuyến khích những
người giỏi giang ưu tú – nói cách khác, những người
có khả năng lên tiếng vì những điều tốt đẹp hơn - đã
chạy trốn khỏi đất nước. Về bản chất, các phần tử
phản đối này chính là những người hay nói về những
thứ trừu tượng như tự do báo chí mà không một ngư
dân bình thường nào sống trên đảo thực sự quan tâm.
Rồi bạn có các nhóm Hồi giáo, những người không
hài lòng với kẻ không theo đạo là Gayoom và muốn
áp dụng giáo luật Hồi giáo sharia ở Maldives. Những
người này cũng không được ưa thích cho lắm, đặc
biệt là vì hầu hết nguồn tiền thu được ở đây là từ
khách du lịch đến vui chơi hưởng thụ trong những
bộ bikini và uống rượu trên những bãi biển riêng tư.
Cuối cùng là nhóm những con nghiện ma túy, những
người mà mối liên hệ thực sự duy nhất với phần tử
phản đối và nhóm Hồi giáo là tất cả bọn họ sẽ ngủ
trong cùng một xà lim. Tôi không lạ gì nhóm này,
bởi vì chúng tôi cũng từng ở trong hoàn cảnh tương
tự ở Serbia. Bạn thường thấy các nền độc tài và ma
túy đi song song với nhau: không có nhiều hy vọng,
người ta quay sang tìm bất kỳ sự an ủi nào mà họ tìm
thấy. Nhưng ở Maldives, tình hình còn phức tạp hơn
86 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH

bởi thực tế là nhà cầm quyền đôi khi còn cho tù nhân
hút heroin kém chất lượng hòng biến họ thành
những con nghiện vâng lời và trung thành. Những
con nghiện này sau đó sẽ bị ép phải thực hiện “những
nhiệm vụ bẩn” cho chế độ. Do đó, cho dù bạn là phần
tử phản đối hay là người hồi giáo hay là một tay xì ke
– nếu bạn chống lại Gayoom, chắc chắn bạn sẽ không
được đa số quần chúng tin cậy.

Rõ ràng, các phần tử phản đối có học thức là


những người duy nhất thực sự có hy vọng mang lại
một thay đổi tích cực nào đó, nhưng nếu họ muốn
thành công, họ vẫn cần phải có một kế hoạch. Họ
không hứng thú hợp tác với các nhóm Hồi giáo, điều
đó là tốt, và họ cũng không thích ý tưởng đi diễu
hành trên đường phố Malé với những gã nghiện
heroin, điều này có lý. Nhưng còn ai khác sẵn sàng
cộng tác với họ? Họ có mối quan tâm chung nào với
người bình thường? Họ không thể nghĩ ra. Nhưng
họ hiểu rằng có một thứ mà mọi người dân Maldives
có thể ủng hộ, và đó chính là món cháo. Và mặc dù
món cháo có thể không phải là một vấn đề đủ lớn
cho một phong trào thúc đẩy dân chủ non trẻ có thể
thành công, những đôi khi bạn phải chơi lá bài mà
mình được chia.

Nếu điều này nghe có vẻ ngớ ngẩn, bạn hãy cố


gắng hình dung món cháo được ưa thích đến mức
nào ở Maldives. Đối với người Maldives, cháo là món
ăn mà cả nước vô cùng yêu thích. Nó giống như rượu
CHƯƠNG III TẦM NHÌN VỀ TƯƠNG LAI 87

vodka ở Nga hay pasta ở Ý vậy, một nhu yếu phẩm


hàng ngày và có thể kết nối người dân ở mọi tầng lớp
lại gần với nhau hơn. Cho nên, khi có tin đồn một
buổi sáng nọ ở Malé rằng sẽ có một buổi phát cháo
miễn phí ngoài trời gần bãi biển nhân tạo, thì hàng
trăm người đã tò mò kéo đến đúng giờ để tham gia
bữa tiệc. Với thành phố Malé buồn tẻ này, đây sẽ là
sự kiện lớn nhất trong năm.

Khi mặt trời lặn, mọi người lên xe máy và phóng


từ mọi ngóc ngách của thủ đô đến để được phát cháo
miễn phí và hưởng làn gió biển. Những con đường
xung quanh bãi biển nhanh chóng chật ních người,
và khi đám đông rốt cục cũng nhích đến được chỗ
trống cạnh mặt nước họ thấy rất nhiều người đang
thư giãn ở đó, trên tay là món cháo đựng những chiếc
cốc giấy dùng một lần. Ở đó, các thủ lĩnh của nhóm
phản đối đang vui vẻ phát cháo và bắt tay những
người thợ thuyền, nhạc công và công nhân của khu
resort. Dường như tất cả mọi người trong thành phố
đều ở đó, và thậm chí còn có một vài phụ nữ che
mạng tò mò đến xem điều gì đang diễn ra. Khi cảnh
sát Maldives trong đồng phục xanh cuối cùng cũng
đến để dẹp bữa tiệc và thu cháo mang đi – tụ tập đông
người bị cho là vi phạm pháp luật – thì cuộc vui kết
thúc. Tuy nhiên, khi quan sát lực lượng cảnh sát của
Gaygoom chất những thùng cháo lên sau xe,…
những người phản đối hiểu rằng ít nhất họ cũng đã
tìm được một điểm hội tụ cho phong trào của mình.
88 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH

Ngay sau đó, những bữa tiệc cháo được tổ chức trên
khắp Maldives, cho mọi người cơ hội để tụ tập, nói
chuyện và xây dựng được một cảm giác cộng đồng.
Dần dần, món ăn tráng miệng này đã trở thành biểu
tượng của phong trào đối lập, một biểu tượng ngay
lập tức được nhận ra ở Maldives giống như biểu
tượng nắm đấm ở Serbia.

Nhưng các cuộc cách mạng không thể giành


thắng lợi chỉ bằng món cháo. Mặc dù những người
phản đối đã nâng cao được nhận thức của người dân
và đã có thể tìm được một biểu tượng cho phong trào
của họ, Gayoom vẫn có sự hỗ trợ của tất cả những tổ
chức chính ở Maldives. Khả năng là sẽ không có
nhiều người bỏ phiếu cho nhóm những kẻ mới phất
sau khi đi du học chỉ bởi vì họ đã được đãi món tráng
miệng. Ngoài ra, quan điểm chính trị xuất phát từ
phương Tây của nhóm người này – như nhân quyền
hay tự do ngôn luận – chỉ hấp dẫn một tỉ lệ nhỏ người
Maldives. Làm sao, những người phản đối này băn
khoăn, có thể tận dụng sự chú ý mà người ta dành
cho các bữa tiệc cháo ở Maldives và phát triển nó
thành một sức mạnh chính trị?

Giống như nhiều sự khám phá khác, câu trả lời


đến với họ qua một bộ phim.
CHƯƠNG III TẦM NHÌN VỀ TƯƠNG LAI 89

Năm 2002, đạo diễn Steve York đã làm một bộ


phim tài liệu về chiến dịch của Otpor! tên là Bringing
Down a Dictator (Hạ bệ một tên độc tài). Với giọng
bình luận của Martin Sheen, Bringing Down a
Dictator lần đầu tiên được phát sóng trên kênh PBS
và sau đó được phát hành rộng rãi hơn tới khán giả
dưới hình thức DVD. Một số bản sao lậu bằng cách
nào đó đã tìm được đường tới Maldives, được dịch
sang tiếng Dhivehi và chiếu tại các rạp chiếu bóng bí
mật. Tại các rạp chiếu bóng lưu động ngoài trời, các
nhà hoạt động xã hội Maldives đã ngồi dưới ánh sao
đêm và xem hành trình những người trẻ Serbia chúng
tôi lật đổ chế độ của Milosevic bằng các biện pháp
hòa bình trước đó năm năm.

Chính tại một hội thảo NGO buồn tẻ tại Nantes,


Pháp – ở một nơi rất xa các bãi biển nhiệt đới của Ấn
Độ Dương – tôi đã tiếp xúc lần đầu tiên với hai trong
số những người Maldives từng xem bộ phim
Bringing Down a Dictator. Họ đến đó vì một việc
không liên quan rồi đến gặp tôi khi tôi vừa mới kết
thúc một buổi nói chuyện. Tôi nhớ lúc đó đang cầm
một tách cà phê nguội trong tay và đang đeo một thẻ
tên tráng nhựa rất lố bịch thì hai người vô cùng kỳ
cục này bước tới bắt tay tôi một cách nồng nhiệt. Đầu
óc tôi lúc đó đã mệt bã vì hai ngày thảo luận liên tục
về phát triển quốc tế, cho nên khi những người
Maldives này tiến tới và nói rằng ở nước họ tôi rất
nổi tiếng, tôi đã không hiểu họ đang nói về chuyện
90 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH

gì. Nhưng điều đó không quan trọng: khi chúng tôi


bắt đầu trò chuyện và họ kể cho tôi nghe những câu
chuyện lạnh người về các nhà tù trên bãi biển và cái
gã đáng sợ tên là Gayoom, tôi biết rằng chúng tôi là
anh em, và tôi biết một người mà họ cần phải gặp.

Giống phần lớn người Maldives, hai người bạn


mới của tôi khá nhỏ bé; họ chỉ cao ngang ngực tôi.
Nhưng người bạn quý của tôi là Slobodan Djinnovic
thậm chí còn to con hơn cả tôi. Anh ta cao lớn, và
với mái tóc cắt ngắn gọn, anh có dáng dấp và phong
thái của một vị tướng. Trên thực tế, nếu tôi nói anh
ta là một trong những nhân vật quan trọng nhất của
Cách mạng Serbia, có lẽ bạn còn đoán anh ta là một
tướng chỉ huy cảnh sát mật đáng sợ nhất của
Milosevic. Nhưng không: Slobodan là một người
trong số chúng tôi, một trong số thành viên xuất sắc
nhất của Otpor!, một nhà chiến lược tài ba với thiên
tài tổ chức. Tôi kể cho những người Maldives nhỏ bé
tất cả về anh ta và trấn an họ rằng anh ta sẽ rất vui
lòng đến Malé để gặp họ trực tiếp và để giúp đỡ họ.

Từ năm 2003, Slobodan và tôi đã cộng tác với


nhau trong một tổ chức mà chúng tôi sáng lập tên là
CANVAS – the Centre for Applied NonViolent
Actions and Strategies (Trung tâm Hành động và
Chiến lược Phi bạo lực Ứng dụng) – một tổ chức có
mục đích truyền bá những nguyên tắc hoạt động hòa
bình trên khắp thế giới. Lời kêu gọi giúp đỡ của
những người Maldives này chính là mục đích mà
CHƯƠNG III TẦM NHÌN VỀ TƯƠNG LAI 91

Slobodan sống để cống hiến, và chỉ vài ngày sau cuộc


gặp mặt của chúng tôi tại Nantes, anh ta đã đang trên
máy bay đến xứ sở thiên đường.

Từ khi đưa Slobodan tới Malé, các nhà hoạt


động ấy trở thành những vị chủ nhà tử tế. Họ tổ chức
những buổi gặp mặt bí mật ở các quán cà phê hoặc
trên bãi biển, rồi đến một thời điểm, họ giấu cơ thể
khổng lồ của Slobodan vào chiếc hộp các tông lớn
nhất có thể tìm được nhằm đưa anh ta vào nhà của
Mohammed Nasheed, một nhà báo và nhà hoạt động
tiên phong đang bị giam lỏng tại nhà. Thông minh
và chăm chỉ, lại có niềm đam mê và tài năng chính
trị, Nasheed là một mối đe dọa lớn đối với thể chế
của Gayoom. Do đó, họ thường xuyên phải câu lưu
hoặc ép anh ta tị nạn sang các nước khác. Ai gặp
Slobodan cũng kể những điều giống nhau về
Gayoom, về phong trào phản kháng đang mầm
mống và các bữa tiệc cháo. Nhưng trong số họ, có
một người quan tâm đến những câu hỏi hơn là những
câu trả lời. Điều gì, anh ta hỏi, mà phong trào dân
chủ ở đây đang còn thiếu?

Slobodan thậm chí không cần thời gian suy nghĩ.

“Đó là một mảnh ghép lớn,” gã khổng lồ Serbia


giải thích. “Đó là một tầm nhìn. Hãy xem, các bữa
tiệc cháo thì tuyệt vời rồi. Chúng được ưa thích.
Nhưng chỉ tiệc tùng thôi thì không bao giờ là đủ.
92 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH

Suy cho cùng, người ta đi dự tiệc hàng ngày và chẳng


thu được lợi lộc gì ngoài một cơn say sau đó, có lẽ.
Nếu các bạn thực sự muốn thay đổi thế giới, bạn sẽ
cần thứ mà trong công việc chúng tôi gọi là “tầm nhìn
cho tương lai.”

Ở Mỹ, Slobodan tiếp tục nói, bạn có Tuyên ngôn


Độc lập, trong đó những nhà cách mạng tuyên bố với
thế giới đâu là nền tảng của một xã hội dân chủ. Ở
Nam Phi, Quốc Hội Châu phi cũng làm tương tự với
Bản Hiến chương về Tự Do. Nhưng còn ở Maldives,
Slobodan nói, nhóm phản đối chỉ có các bữa tiệc
cháo.

Nhà hoạt động tò mò người Maldives trông có


vẻ hơi thất vọng. Anh ta và các đồng nghiệp của
mình đã làm việc rất vất vả, anh nói, thế mà giờ đây
họ lại được cho biết rằng, thậm chí đến cái cơ bản
nhất họ cũng chưa có. Nhưng Slobodan đã cố gắng
làm anh vui vẻ lên. Mặc dù chưa có một tầm nhìn
cho tương lai ở thời điểm hiện tại, anh ta giải thích,
không có lý do gì họ không thể xây dựng lấy một tầm
nhìn. Và đó không nhất thiết là một việc khó thực
hiện.

Slobodan chuẩn bị đưa ra một lời giải thích cụ


thể hơn, thì đúng lúc đó mật thám của Gayoom đã
phát hiện ra anh ta bằng radar và đã “khuyên” anh ta
rời khỏi đất nước. Dù sao thì điều đó hầu như không
CHƯƠNG III TẦM NHÌN VỀ TƯƠNG LAI 93

can hệ gì, bởi vì chỉ một vài tháng sau, một nhóm từ
CANVAS đã lên đường đến Sri Lanka, nơi chúng
tôi tổ chức một buổi tập huấn cho một nhóm
Maldives trên một bãi biển vắng gần Hikaduwwa. Và
một trong số những việc đầu tiên mà chúng tôi làm
là giúp họ tìm ra tầm nhìn còn thiếu.

Chúng tôi khởi đầu bằng việc nói với những


người Maldives này rằng thậm chí ngay dưới thời của
độc tài Slobodan Milosevic, người Serbia chúng tôi
đã may mắn theo một nghĩa nào đó: từ trong bản
năng chúng tôi đã biết tầm nhìn về tương lai của
mình sẽ phải như thế nào, bởi chúng tôi đã từng được
sống dưới một chế độ gần giống như vậy thời Nam
Tư cũ với sự cai trị của Marshal Tito. Giống như
Frank Sinatra, Tito đã làm mọi thứ theo cách của ông
ta. Tito là một nhà lãnh đạo phức tạp và nhiều sắc
thái, điều đó khiến ông ta thậm chí còn được tôn
trọng bởi thanh niên chúng tôi và các trí thức hoạt
động dân chủ. Dưới thời Tito, chúng tôi được tự do
đi du lịch khắp thế giới, và bất chấp thực tế là chúng
tôi không bầu các nhà lãnh đạo hay có bất kỳ quyền
tự do thực chất nào, Tito cũng đảm bảo rằng chúng
tôi được thưởng thức thứ âm nhạc và văn hóa chất
lượng nhất trên thế giới. Năm 1966, chúng tôi thậm
chí còn có phiên bản Cộng sản của tờ Rolling Stone,
một tạp chí được gọi là Jukebox có các ngôi sao nhạc
rock như Mick Jagger trên trang bìa, và năm 1969,
vở ca kịch phản chiến Hair được công diễn lần đầu
94 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH

tiên tại Belgrade – trước khi được diễn ở Berlin hay


Paris. Trong khi chủ đề của vở kịch và sự khỏa thân
trên sân khấu đã khiến cho nhiều khán giả Châu Âu
nổi cơn thịnh nộ, thì Hair lại nhận được một phản
ứng hoàn toàn khác từ nước Nam Tư dưới chế độ
cộng sản. Vở ca kịch chính là ly rượu mừng cho
Belgrade, và rõ ràng chính Tito cũng thích Hair đến
mức Đêm giao thừa năm 1970, người ta nói rằng nhà
độc tài ga lăng của chúng tôi còn tổ chức một bữa
tiệc ca múa hát với các nhân vật trông giống như dân
hippi ở San Francisco. Khi Tito bước lên sân khấu và
hát to bài “Let the Sunshine In”, hẳn những ai được
chứng kiến cũng phải thấy rõ rằng nhà độc tài của
chúng tôi đúng là có một không hai. Suy cho cùng,
đây cũng chính là gã Tito năm 1973 đã dàn xếp cho
Richard Burton vào vai nguyên soái Tito trong một
bộ phim làm theo phong cách Holywood. Thái độ tự
do của Tito đối với nghệ thuật cũng giải thích lý do
vì sao nhãn hiệu ghi âm chính thức của Nam Tư,
Jugoton, lại là công ty duy nhất trong toàn khối Đông
Âu phát hành đĩa nhạc của những nghệ sĩ như
Beatles, David Bowie, Draftwerk, Whitesnake, và
Deep Purple. Lớn lên trong thập niên 80, tôi và các
bạn mình hầu như không cảm nhận được ách cai trị
độc tài, bởi chúng tôi còn bận đến như thế với các
thứ âm nhạc tuyệt vời từ khắp nơi trên thế giới.
CHƯƠNG III TẦM NHÌN VỀ TƯƠNG LAI 95

Nhưng rồi mọi thứ thay đổi: Sau cái chết của
Tito và sự sụp đổ của Liên bang Xô viết, Nam Tư
chia rẽ thành nhiều bang nhỏ, và Serbia do Slobodan
Milosevic và tay sai tiếp quản năm 1989 đã đánh đổi
tầm nhìn quốc tế của Tito lấy một lịch sử bài ngoại.
Với những ai trong chúng tôi lớn lên với tinh thần
anh em và bằng hữu giữa Serbia, Croatia, Bosnia,
Macedonia, Slovenia và Montenegrin, giờ đây thật
sốc khi bị nhà nước và bộ máy tuyên truyền của họ
bảo rằng các nước láng giềng là xấu xa và những điều
tốt đẹp duy nhất trên thế giới chỉ thuộc về người
Seriba gốc. Lời giải đáp cho mọi vấn đề của chúng
tôi dường như là giết sạch các nước láng giềng và vứt
hết những đĩa nhạc nước ngoài của Jugoton đi.
Chẳng bao lâu, tất cả các loại nhạc nước ngoài đều
không được phép lưu hành và chúng tôi chỉ còn lại
một thể loại nhạc kinh khủng gọi là “nhạc dân gian
hạng nặng”, những bài hát dân gian bật ở to hết cỡ ở
các buổi cắm trại, kết hợp với thể loại techno, nhạc
điện tử, một kiểu lai giữa thứ nhạc đồng quê tệ nhất
mà bạn có thể tưởng tượng được với tiếng bass thình
thịch của một câu lạc bộ đêm hạng bét. Vào những
ngày đó, trừ khi bạn chuyển sang một kênh radio độc
lập như B92 ở Belgrade, tất cả những gì bạn nghe
được trên sóng phát thanh Serbia là nhạc dân gian
hạng nặng và các nội dung về chiến tranh. Thật đáng
chán nản. Và đó là lý do vì sao, khi Otpor! ra đời,
chúng tôi đã biết khá rõ tầm nhìn tương lai của mình
cần phải như thế nào.
96 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH

Cụm từ “tầm nhìn tương lai” có vẻ thường xuất


hiện trong trong những bài thuyết trình PowerPoint
nhàm chán, nhưng thực ra nó không thể nào nhàm
chán hay trừu tượng. Đối với chúng tôi, tầm nhìn
tương lai là một thứ đơn giản hơn nhiều và có ý nghĩa
hơn nhiều: chúng tôi chỉ muốn một đất nước bình
thường với âm nhạc hay để thưởng thức. Chỉ vậy
thôi. Chúng tôi muốn một nước Serbia cởi mở với
thế giới, như thời Tito. Chúng tôi muốn chấm dứt
xung đột sắc tộc, trở về trạng thái bình thường với
những mối quan hệ láng giềng tốt đẹp và một nền
dân chủ thực sự. Đó là tầm nhìn tương lai cho Serbia
của Otpor!

May mắn cho chúng tôi, cho dù người Serbia


dưới thời độc tài Tito không bao giờ thực sự có cơ
hội bỏ phiếu đúng nghĩa, nhưng ít nhất họ cũng biết
thế nào là được hội nhập với phần còn lại của thế giới.
Do đó Otpor! không cần phải thuyết phục họ về một
tầm nhìn dường như xa xôi không thể với tới – tất cả
chúng tôi đều đã từng sống qua thời kỳ đó rồi. Những
người bạn Maldives, tuy vậy, lại không được may
mắn như thế: Gayoom đã cai trị nhiều thập kỷ, và
không có cách nào để một người Maldives bình
thường thậm chí hình dung một cuộc sống khác. Do
đó, phong trào của nhóm đối lập phải bắt đầu từ con
số không. Để vạch ra một tầm nhìn tương lai có sức
hút đối với đồng bào mình, chúng tôi bảo họ, họ phải
biết người dân Maldives bình thường muốn sống
trong một đất nước như thế nào.
CHƯƠNG III TẦM NHÌN VỀ TƯƠNG LAI 97

Thế là chúng tôi, hai người Serbia cao lớn và một


nhóm hobbit Maldives, ngồi lên kế hoạch cho tương
lai của Maldives trên một bãi biển biệt lập gần
Hikaduwa, Sri Lanka. Chúng tôi tổ chức các buổi tập
huấn ở ngoài trời để tránh xa bọn mật thám của
Gayoom, giữa không khí mặn mòi của biển và những
cây dừa, một sự thay đổi địa điểm từ những văn
phòng sáng đèn huỳnh quang trên cao ốc đến những
phòng họp của khách sạn hai sao, nơi mà các cuộc
hội thảo của chúng tôi được tổ chức. Chúng tôi yêu
cầu những người Maldives chia thành các nhóm nhỏ
và phân vai. Khoảng một tiếng sau, chúng nói với họ,
họ sẽ không còn là những nhà hoạt động được học
hành ở London hay Paris. Họ sẽ chỉ là người dân
bình thường. Chúng tôi nhờ hai, ba người Maldives
tình nguyện làm thủ lĩnh của cộng đồng kinh doanh
và chủ khách sạn, một số người khác đại diện cho
nhóm người cao tuổi trên đảo, và những người khác
nữa đảm nhiệm vai trò của cộng đồng lưu vong ở Ấn
Độ hoặc đâu đó; một người thậm chí còn được chọn
vào vai cảnh sát và lực lượng an ninh. Mỗi nhóm đại
diện cho một khu vực lớn của xã hội Maldives.

Tiếp theo, đồng nghiệp Sinisa của tôi đi vòng


quanh để hỏi từng người xem điều gì là quan trọng
đối với tầng lớp nhân dân mà họ đại diện. Người vào
vai cảnh sát, chẳng hạn, nói rằng anh ta cần được tôn
trọng và được trả lương đúng hạn, được sống trong
một đất nước trật tự và ổn định. Liệu tầm nhìn tương
98 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH

lai của nhóm bất đồng chính kiến có thể hứa hẹn với
họ điều này không, chúng tôi hỏi họ. Liệu người dân
sẽ có được sự ghi nhận mà họ xứng đáng, được nhận
lương đúng ngày, và liệu họ có thể đi lại an toàn trên
đường phố không? Tất nhiên là có, nhóm bất đồng
chính kiến nói; ai trên thế giới này mà lại không
muốn điều đó chứ?

Nếu được như vậy, tôi nói, thì có khi cảnh sát rốt
cục cũng tham gia cùng họ, nhưng chỉ khi tầm nhìn
tương lai của họ giải quyết được những mối bận tâm
của các nhân viên cảnh sát. Một số nhà hoạt động
càu nhàu trước khả năng phải làm việc với bọn cớm
vẫn hay bị họ dè bỉu, nhưng chúng tôi đã kể cho họ
nghe về Zoran Djindjic, một người bạn của chiến
dịch Otpor! và là người sau này trở thành thủ tướng
đầu tiên của chính phủ sau cách mạng. Trong suốt
cuộc đấu tranh chống lại Milosevi, khi cảnh sát đánh
đập chúng tôi và ném chúng tôi vào ngục, Djindjic
luôn luôn nhắc nhở đám thanh niên chúng tôi rằng
một viên cảnh sát âu cũng chỉ là một con người trong
bộ đồng phục cảnh sát mà thôi, và chúng tôi không
nên đấu với anh ta. Nếu chúng tôi nói chuyện với
viên cảnh sát như thể anh ta là một trong số chúng
tôi, Djindjic khuyên, rất có thể anh ta sẽ quyết định
trở thành một người trong chúng tôi. Và ông đã nói
đúng.
CHƯƠNG III TẦM NHÌN VỀ TƯƠNG LAI 99

Điều mà chúng tôi muốn những người bạn mới


của mình nhận ra là nếu nhóm bất đồng chính kiến
chỉ đấu tranh đòi quyền lợi và tự do thôi sẽ là không
đủ. Để thành công, họ sẽ phải lắng nghe xem mọi
người thực sự quan tâm đến cái gì và phải tính đến
nhu cầu của họ trong tầm nhìn tương lai. Hầu hết
mọi người trong xã hội sẽ sẵn sàng chấp nhận rủi ro
và tham gia vào một phong trào, nhưng chỉ khi ý
nghĩa của phong trào đó là quan trọng với cá nhân
họ, đó là lý do vì sao bạn bắt buộc phải biết nguyện
vọng họ.

Và đây là phần khó khăn: mỗi khi chúng tôi thực


hiện bài tập này, mà trong đó chúng tôi yêu cầu mọi
người tưởng tượng xem điều gì là quan trọng đối với
đồng bào họ, thì không ai nói về những thứ như dân
quyền hay tự do hay tôn giáo hay quyền tụ tập. Đó là
những điều to tát. Thay vào đó, người dân - ở
Maldives, ở Syria hay ở Serbia – đều nói về những
điều nhỏ nhặt: họ muốn được tôn trọng và có phẩm
giá, họ muốn gia đình họ được an toàn, và họ muốn
được trả công một cách trung thực cho công việc đã
làm một cách trung thực. Chỉ thế thôi. Không bao
giờ là những vấn đề đao to búa lớn. Nhưng hầu như
các nhóm bất đồng chính kiến không nhận ra rằng,
chính những điều nhỏ bé đời thường ấy mới là thứ
tác động đến con người. Có học và đầy nhiệt huyết,
những người làm cách mạng tràn đầy lý tưởng này
chỉ tập trung vào những câu trích dẫn hay ho từ các
100 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH

thủ lĩnh đã làm nên lịch sử và những ý tưởng trừu


tượng về tự do, mà quên mất rằng cử tri của họ chỉ là
một chủ cửa hàng mệt mỏi với nhu cầu và suy nghĩ
và niềm tin đơn giản hơn rất nhiều.

Một trong số học viên của chúng tôi, Imran


Zahir, rất háo hức muốn tìm hiểu xem người
Maldives thực sự mong muốn điều gì, đã đáp một
chuyến tàu ra thăm một trong những hòn đảo xa xôi
nhất của đất nước ngay trước cuộc bầu cử đầu tiên
sau nạn sóng thần. Imran vốn đã luôn luôn là một
người quảng giao và có nhiều bạn bè ở Malé hơn bất
kỳ ai trong thành phố đó. Đó là bởi vì Imran luôn
lắng nghe khi mọi người nói, và anh chú ý đến cả con
người lẫn sự vật. Một ngày nọ, sau khi neo thuyền và
lội vào bờ một hòn đảo có khoảng năm mươi người
sinh sống, anh đã ngộ ra một điều. Anh nhận ra rằng
trên tất cả các hòn đảo nhỏ mà mình dừng chân có
cùng một hình ảnh: những cụ già Maldives ngồi lặng
lẽ bên bờ đại dương và nhìn xa xăm suốt cả ngày. Họ
hầu như bất động, Imran nói. Anh nhận ra đây chính
là cuộc sống trên các đảo xa, rất xa so với sự bố thí
hào phóng của Gayoom, nơi mà chẳng ai thèm
phung phí những đồng đô la từ du lịch cho dân cư
trên đảo hay là mua chuộc họ. Trong nền kinh tế rối
loạn của Maldives, nơi mà việc làm với mức lương
khiêm tốn rất khó để sống qua ngày nếu bạn không
biết quan hệ đúng người, những cụ già này đại diện
cho cả một doanh nghiệp phá sản. Chỉ sống dựa vào
CHƯƠNG III TẦM NHÌN VỀ TƯƠNG LAI 101

cháu chắt trong nhà, không tiền, không việc làm và


không hy vọng, những người Maldives này chỉ có thể
ngồi ở bãi biển và nhìn xa xăm. Hình ảnh những cụ
già uể oải phờ phạc khiến Imran đau lòng nhưng
cũng gợi cảm hứng cho anh. Anh tự hỏi, giả sử nhóm
phản đối có thể đưa lương hưu và phổ cập chăm sóc
y tế cho người cao tuổi vào một phần quan trọng
trong cương lĩnh của họ thì sao? Đó chẳng phải là tất
cả những gì các bức tượng sống này cần hay sao? Việc
phát lương hưu có thể không thu hút được sự quan
tâm của báo giới quốc tế hay sự chú ý từ tổ chức cứu
trợ quốc tế Amnesty International bằng các hoạt
động phản đối tra tấn động vật hay phản đối kiểm
duyệt, nhưng so với các vấn đề đó, có lẽ việc hứa với
các cụ già một điều cụ thể mới thực sự làm nên một
sự khác biệt, một khi diễn ra bầu cử.

Imran đã tình cờ hiểu ra một điều quan trọng


nhờ có sự chú tâm của mình, mặc dù lúc đó có thể
anh chưa biết. Người cao tuổi có nhiều thời gian và
họ quan tâm đến con cháu hơn bất kỳ ai khác trên
thế giới. Ở Serbia, bà tôi, Branka, lúc đó đang ở tuổi
bảy khi sinh viên chúng tôi diễu hành ròng rã ngày
này sang ngày khác suốt ba tháng mùa đông năm
1996. Tất nhiên bà không thể tham gia cùng chúng
tôi, và ngay cả nếu bà có thể tham gia thì tôi cũng
không bao giờ để bà làm vậy bởi vì bà đã quá yếu.
Nhưng, cầu Chúa phù hộ cho linh hồn bà, bà có thể
dành hàng giờ đồng hồ khua chiêng gõ mõ từ trong
102 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH

cửa sổ để cổ vũ những người biểu tình phản đối. Và


bà có thể nướng những chiếc bánh Bosnia ngon nhất
trên trái đất này, nên sinh viên tham gia biểu tình
luôn luôn có thứ gì đó để ăn. Và không chỉ có bà tôi.
Chúng tôi có hàng trăm ngàn người bà như thế,
những tình nguyện viên đã về hưu, một phần quan
trọng sống còn đối với chiến dịch Otpor!: họ nướng
bánh và pha trà và rót rượu vang cho chúng tôi và
thường là những người giữ được cho thế hệ gây rối
chúng tôi sức sống và chiến đấu trong suốt những
tuần dài mệt mỏi trên đường phố với những cuộc
diễu hành bất tận. Họ tham gia là vì phong trào
nhắm đến những điều quan trọng đối với họ.
Milosevic chẳng mấy để ý đến bà tôi và những người
cùng lứa với bà, nhưng chắc chắn chúng tôi thì có.

Ý tưởng phát tiền trợ cấp và dịch vụ chăm sóc sức


khỏe cho người già của Imran đã thuyết phục được
một trong những thành phần quan trọng nhất trong
xã hội Maldives tham gia cùng những người bất đồng
chính kiến. Dần dần, Imran và những người khác đã
có thể tìm được thêm những đồng minh bất ngờ nhờ
thực hiện các kế hoạch tương tự, chẳng hạn họ hứa
sẽ chấm dứt nạn tham nhũng của Gayoom và sử dụng
số tiền tịch thu được – khoảng 350 triệu Đô – để xây
nhà ở giá rẻ, các chương trình xã hội và những cầu
tàu mới. Đây là tầm nhìn về tương lai của họ: một
đất nước Maldives hoạt động hiệu quả, chăm sóc cho
nhu cầu người dân của mình. Song, có một tầm nhìn
CHƯƠNG III TẦM NHÌN VỀ TƯƠNG LAI 103

chỉ là bước khởi đầu của bất kỳ một phong trào phi
bạo lực nào. Vẫn còn vấn đề về các trụ cột quyền lực,
và để chiến dịch của bạn có thêm cơ hội thành công,
bạn cần phải hình dung được các trụ cột ấy là gì trong
xã hội của bạn.

(Ảnh minh họa 3.2)


104 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH

(Ảnh minh họa 4.1)


CHƯƠNG IV NHỮNG TRỤ CỘT QUYỀN LỰC 105

CHƯƠNG IV

NHỮNG TRỤ CỘT


QUYỀN LỰC

Rất khó để sắp xếp việc đi lại nếu bạn đang chuẩn
bị một cuộc cách mạng.

Khi tôi nhận được cuộc gọi từ một số nhà hoạt


động người Syria nói rằng họ muốn tổ chức một
hành động phi bạo lực thực sự cấp bách trong một
đất nước đang chìm trong biển máu, thì mối bận tâm
chính của tôi là tìm một nơi để gặp mặt. Nếu chúng
tôi chỉ đơn giản đặt một dãy phòng ở khách sạn
Sheraton tại Damascus, chúng tôi biết, chúng tôi sẽ
bị cảnh sát mật tóm, thậm chí còn trước khi bước
106 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH

chân tới quầy minibar. Do đó, ban đầu, tôi đã nghĩ


đến việc mời những người bạn mới người Syria đến
Belgrade, giống như tôi đã làm với những người Ai
Cập, nhưng ngay sau đó chính phủ của Bashar al-
Assad đã bắt đầu luận điệu về “các phần tử Serbia”
gây rối ở Trung Đông, điều đó có nghĩa là một con
dấu Serbia mới đây trên hộ chiếu của bất kỳ người
Syria nào cũng đồng nghĩa với án tử hình. Phương
án thứ hai là chúng tôi có thể gặp nhau tại Thổ Nhĩ
Kỳ, nhưng Trung Đông đã khiến Istanbul giờ đây
đầy rẫy mật thám, biến nó thành một phiên bản
Casablanca thời hiện đại. Những tay buôn lậu từ Bắc
Phi đã bám theo các nhà hoạt động đến tận thành
phố này, và bạn không thể đi từ khu chợ Grand
Bazaar đến nhà thờ Hồi giáo Blue Mosque mà không
có một gã nào đó chèo kéo, đòi bán cho bạn súng
AK-47s và súng bắn tỉa. Những tay buôn vũ khí này
gây rắc rối hơn cả đám đánh giày trên phố Bosporus,
và điều tôi không muốn nhất khi đang cố giải thích
tầm quan trọng của hành động phi bạo lực cho những
nhà hoạt động là một tay Lybia đầm đìa mồ hôi trong
bộ đồ thể thao ra sức chào bán cho họ tên lửa chống
tăng.

Không có lựa chọn nào tốt hơn, chúng tôi đành


gặp nhau tại một khách sạn ba sao ở một thị trấn
buồn tẻ, tại một nước Địa Trung Hải trung lập, nằm
trên một bãi biển không tên. Quanh đây có những
cảnh thiên nhiên hùng vĩ với những làng chài ngái
CHƯƠNG IV NHỮNG TRỤ CỘT QUYỀN LỰC 107

ngủ nằm nép dưới chân dốc đứng, nhưng đây thì
không thế. Có một bãi đỗ xe và một trạm xăng chắn
giữa khách sạn của chúng tôi với một đường đi dạo
ven biển, đây đó có những người bán bóng bay và thịt
nướng, và ngay đêm đầu tiên ở trong phòng, tôi đã
không sao ngủ được bởi có một nhóm người Anh say
bí tỉ cứ nghêu ngao những bài cổ vũ bóng đá đến tận
sáng. Bữa sáng hôm sau của tôi cũng không dễ chịu
hơn là bao, khi tôi phải vất vả mới kiếm được một
chỗ ngồi ở khu vực buffet với những đám người Nga
đi du lịch theo tour. Trong trường hợp cái phao bơi
được bán trong sảnh chưa nói lên đủ rõ, đây không
phải là Monte Carlo. Nhưng với những mục đích của
tôi thì nơi này là hoàn hảo. Ở đây, ít nhất chúng tôi
có thể lên chiến lược và tránh xa con mắt theo dõi
của mật vụ và những trò giải trí khác, có thể ngồi gọn
lỏn một cách an toàn ở một chỗ tiêu điều và buồn tẻ
đến mức ngay cả bọn gián điệp của Assad vốn có mặt
ở khắp nơi cũng không thèm chú ý.

Mặc dù không có sự rình rập của mật thám


nhưng tôi biết việc tập huấn cho các nhà hoạt động
Syria này không phải việc dễ dàng. Tôi khó có thể
thuyết phục họ rằng cách tốt nhất để lật đổ một chế
độ độc tài là thông qua hành động phi bạo lực, bởi vì
sự tàn bạo hiếm có của Assad đã khiến cho người
Syria khó lòng đồng tình với biện pháp phản kháng
hòa bình. Tôi không thể trách họ: khó có thể thuyết
phục một người tin vào lối tiếp cận phi bạo lực khi
108 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH

mà người họ hàng của họ vừa mới bị cảnh sát giết hại


ở Homs. Và tin buồn rằng lực lượng dân quân vừa
mới xuống tay tàn sát rất nhiều trẻ em cách đó vài
ngày càng khiến những người bạn của tôi háo hức lao
vào một trận chiến sinh tử với tụi côn đồ của Assad.

Nhưng đó mới chỉ là một nửa vấn đề. Vì cuộc


phản kháng của người Syria còn không hề có tổ chức
nữa. Họ đã quá hấp tấp với cuộc cách mạng của mình
mà bắt đầu diễu hành trên đường phố khi chưa sẵn
sàng. Tuy nhiên đó không hoàn toàn là lỗi của họ.
Những hình ảnh về Mùa xuân Ả Rập đã truyền cảm
hứng cho hàng triệu người trên khắp khu vực, khiến
cho người Syria hình dung việc lật đổ Assad cũng chỉ
là chuyện đơn giản. Họ đã nghĩ rằng chỉ cần vài chục
nghìn người trẻ nhiệt huyết xuất hiện giữa Damascus
giơ cao nắm đấm là gã độc tài của họ sẽ sụp đổ cũng
nhanh như Mubarak ở Ai Cập và Ben Ali ở Tunisia
trước đó. Nhưng những người Syria, giống như các
thủ lĩnh của phong trào Occupy ở Mỹ, đã bị vẻ ngoài
đơn giản của các cuộc cách mạng ở Ai Cập và ở đâu
đó đánh lừa. Điều mà họ không nhận ra là nhóm các
nhà cách mạng Ai Cập được tập huấn ở CANVAS ở
Belgrade đã mất hai năm để giành những thắng lợi
nho nhỏ, thiết lập liên minh, và quảng bá thương
hiệu cho phong trào trước khi họ thực hiện hành
động cuối cùng ở Quảng trường Tahir. Các cuộc
cách mạng thực ra không phải là những sự bùng nổ
của biến động lớn; mà là những ngọn lửa nhỏ được
CHƯƠNG IV NHỮNG TRỤ CỘT QUYỀN LỰC 109

nhen nhóm và giữ cho cháy âm ỉ thật lâu. Không may


là, những người Syria đã cứ thế xông lên và giờ thì
họ lại phải vật vã đi tìm một sự thống nhất sau những
cuộc thảm sát hàng ngày của Assad và sự đổ nát của
các thành phố bị tàn phá. Đây là tình huống hầu như
không có lối thoát và khi ăn sáng xong thì nhóm
CANVAS chúng tôi bắt đầu băn khoăn làm sao để
giải quyết vấn đề người Syria. Đã gần đến lúc bắt đầu
cuộc họp. Mới chín giờ sáng, đã có người trong
phòng hội thảo. Tôi ngạc nhiên khi thấy mới sớm
thế này mà sao đã nhiều người đến vậy. Ngoài ra còn
một số người đang ở ngoài hiên, châm những điếu
thuốc đầu tiên trong ngày và cho tuần tới. Những
người hút thuốc nhìn ra bãi biển gần đó trong khi nó
bắt đầu trở nên sống động. Họ ngắm nhìn những
người đi tắm nắng đầu tiên đang tìm chỗ đẹp nhất
trên bãi cát, trong khi ba đứa trẻ đang phun nước
xuống sân cạnh sạp báo của gia đình. Bên trong
phòng, nhiều người đang làm việc riêng trong khi
chờ cuộc hội thảo của chúng tôi bắt đầu. Một người
đang vẽ vào sổ lá cờ của nhiều nhóm phản kháng
khác nhau, trong khi những người khác thì hoàn
thiện những nét cuối cùng của một bức biếm họa
Bashar al-Assad bị đánh cho bầm giập, bên dưới là
dòng chú thích bằng tiếng Ả Rập mà tôi không tiện
ghi ra đây. Nhiều người khác kiên nhẫn chờ đợi bên
máy pha cà phê ở trong góc, ngắm nhìn dòng Nescafe
từ từ rót vào tách của họ.
110 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH

Khi tất cả đã tập hợp đầy đủ trong phòng, chúng


tôi đóng cửa lại. Đây là cơ hội đầu tiên để chúng tôi
khảo sát cả nhóm như một tổng thể. Tất cả có mười
bảy người và có vẻ không ai nhiều hơn ba mươi lăm
tuổi. Họ mặc quần jeans rách hợp thời trang và áo
thun, không ai có vẻ đặc biệt theo một tôn giáo nào.
Thậm chí một cô gái còn mặc áo bó ngắn, để hở vai
nhiều hơn so với những gì chúng tôi từng thấy khi
làm việc với những người Ai Cập, hay ngay cả người
Tunisia trước đó vài năm. Tương tự, những người
đàn ông trong phòng để râu ngắn và được cắt tỉa gọn
gàng, trông không giống người Taliban mà giống
Turtle trong Entourage hơn. Nếu bạn không biết rõ,
hẳn bạn sẽ nhầm họ với một nhóm sinh viên Mỹ có
thiện chí đang dành kỳ nghỉ hè ở nước ngoài để học
hỏi thêm về thế giới cũng nên. Nhưng trong khi chờ
cho những tiếng tán gẫu lắng xuống, tôi đã quan sát
kỹ hơn và nhận ra ngay vấn đề trọng tâm mà tôi sẽ
phải đối mặt trong một tuần tới. Những người đàn
ông và phụ nữ trong phòng, tôi biết, có thể trông
giống nhau ở bề ngoài, nhưng khi nhìn kỹ hơn sẽ
thấy hàng trăm khác biệt nho nhỏ. Cô gái mặc áo
thun bó chẳng hạn, rõ ràng là từ Damscus, Aleppo,
hoặc một thành phố lớn. Móng tay của cô được làm
rất đẹp, và cái ví trong tay cô là của một thương hiệu
sang trọng. Cô nói tiếng Anh trôi chảy, nghĩa là cô
được học hành rất tử tế. Cách đó hai ghế, tuy nhiên,
lại là một người đàn ông cục mịch. Tôi không chắc
CHƯƠNG IV NHỮNG TRỤ CỘT QUYỀN LỰC 111

nhưng đôi bàn tay chai sạn và tấm lưng còng xuống
cho thấy anh ta đã phải lao động chân tay vất vả để
kiếm sống. Loại dép da mà anh ta đi cũng là loại phổ
biến ở nông thôn, không người thành phố nào lại đi
kiểu dép đó. Làm sao để anh nông dân và cô gái
thành phố gợi cảm kia có thể làm việc cùng nhau?
Đó là câu hỏi trọng tâm khi xây dựng phong trào.
Nếu những người này muốn Assad biến mất, họ
không thể chỉ dựa vào mỗi người trẻ và người giàu,
hay chỉ dựa vào người nghèo và yếu thế trong xã hội.
Như chúng ta đã biết từ những người Ai Cập và
người Maldives, một cuộc cách mạng chỉ có thể lan
tỏa khi có ít nhất hai nhóm vốn không liên quan gì
đến nhau quyết định đoàn kết lại vì lợi ích chung của
họ. Đó là một thách thức thực sự. Và mặc dù tôi khá
tự tin vì biết cách lên kế hoạch chiến lược để thay đổi
chế độ theo hướng dân chủ, nhưng tôi không phải là
một nhà trị liệu và tôi không thực sự biết phải làm gì
để khiến cho những người trong phòng này thực sự
tin cậy lẫn nhau. Tôi hít một hơi thật sâu và bắt đầu
cuộc họp.

“Tôi muốn cảm ơn các bạn đã tới đây,” tôi nói.


“Mọi người còn sống cả chứ?”

Những người Syria đặt tách Nescafe xuống và


chỉnh lại headphone của họ, qua chiếc headphone
này họ sẽ nghe giọng nói của phiên dịch người
Jordani nhắc lại đúng câu hỏi đó bằng tiếng Ả Rập.
112 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH

“Không, không phải ai cũng còn sống,” một


người Syria đáp, một anh chàng cao với lông mày
rậm. Anh ta vốn là một tay buôn lậu đã gia nhập
nhóm phản kháng hòa bình và tình nguyện giúp
chúng tôi đưa nhóm hoạt động ra khỏi Syria. Đối với
một vài người, anh ta thu xếp giấy phép giúp họ có
thể lái thẳng qua biên giới vào các lãnh thổ thân thiện
hơn, trong khi những người khác lại được đặt vé máy
bay dưới tên giả và dừng lại một hai lần ở các quốc
gia trung lập.

“Ba người không có ở đây,” anh ta giải thích.


“Một người bị giết cách đây hai ngày, một cô gái bị
bắt khi đang tìm cách rời khỏi đất nước, và người còn
lại nhận ra đang bị cảnh sát theo dõi, nên anh ta
quyết định không tham gia cùng chúng tôi nữa.
Chúng tôi không biết từ đó đến bây giờ anh ta thế
nào rồi.”

Tôi cảm ơn báo cáo của anh ta và mời những


người Syria khác giới thiệu bản thân. Một diễn viên
múa chuyên nghiệp sống ở Damscus là người đầu
tiên đứng lên nói. Cho đến khi tham gia cuộc cách
mạng này, anh ta nói, hàng ngày anh ta chỉ luyện múa
bale cổ điển và hàng đêm anh ta xem phim How I
Met Your Mother và Friends. Có lẽ một ngày nào đó
Syria có thể trở thành một nước bình thường, anh ta
tưởng tượng; tầm nhìn về tương lai của anh ta có
nhiều điểm giống một bộ phim hài tình huống. Mặc
CHƯƠNG IV NHỮNG TRỤ CỘT QUYỀN LỰC 113

dù Syria vướng vào nội chiến, diễn viên múa nói, anh
ta vẫn tin vào phản kháng hòa bình. Có vẻ anh ta là
một sinh vật dịu dàng, nhưng cô gái xinh đẹp ngồi
sau anh ta vài ghế không có được khí chất ôn hòa như
vậy. Đôi mắt giấu sau cặp kính râm, cô ta cười và nói
thẳng ra rằng, khác với anh diễn viên múa, cô không
tin là chỉ dùng phản kháng phi bạo lực mà lật đổ được
Assad; gã độc tài đó chỉ có thể bị xóa sổ bằng chém
giết và đổ máu. Cô là sinh viên từ một thành phố nhỏ
phía bắc và đã tham gia cuộc chiến chống Assad là vì
cô không nhìn thấy tương lai cho chính mình dưới
chế độ của ông ta. Cô cảm thấy phản đối trong hòa
bình thì tốt hơn là bạo lực nhưng, thực tế u ám ở đất
nước này đã cho thấy có lẽ cần phải đổ máu nhiều
hơn nếu muốn có một sự thay đổi ở Syria. Tôi thất
vọng khi nghe vậy, nhưng tôi không ở đây để tranh
cãi với những người này, vì họ đã bất chấp cả nguy
hiểm đến tính mạng để tới đây nghe tôi nói. Nên
thay vào đó, tôi gật đầu và lắng nghe những người
khác giới thiệu tiếp: một công nhân nhà máy, một
nhân viên bán bảo hiểm, một góa phụ trẻ, một thiếu
niên thất nghiệp. Họ rất khác nhau, nhưng thứ kết
nối tất cả với nhau chính là họ không phải kiểu người
làm cách mạng. Không ai trong số họ thể hiện niềm
đam mê cháy bỏng đối với chính trị cho đến một năm
trước. Không ai tự xem mình như là một người
Marxist hay theo chủ nghĩa quốc gia hay bất kỳ chủ
nghĩa nào. Khi được hỏi họ muốn Syria trở thành
114 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH

một nước như thế nào, họ đều trả lời “Bình thường.”
Họ chỉ là những người bình thường chưa bao giờ
được trao cơ hội để vươn lên trong xã hội và cảm thấy
chua xót vì tương lai của mình bị cướp đi một cách
bất công. Người đã phát biểu câu này mạch lạc và rõ
ràng nhất là một bác sĩ đến từ Latakia. Anh ta mặc
quần jeans và áo gió màu vàng và đeo một sợi dây
chuyền vàng. Anh ta là một bác sĩ rất giỏi, được đào
tạo nhiều năm. Nếu sống ở New Jersey như những
người họ hàng xa khác, anh ta nói, chắc chắn anh ta
sẽ là một “multi” thành công. Tôi mất một lúc mới
nhận ra ý anh ta muốn nói multimilliinaire (triệu
phú). Thế mà, vị bác sĩ tiếp tục, ở Syria đôi khi anh
ta còn phải chật vật trang trải các chi phí nuôi gia
đình. Thậm chí với trình độ học vấn và khả năng của
mình, anh ta vẫn thường xuyên cảm thấy xấu hổ về
bản thân. Và do đó anh ta đã quyết định rằng Assad,
người nắm quyền tối cao trong một hệ thống thối
nát, không trọng dụng người tài, sẽ phải bị xóa sổ.
Anh ta tin rằng cần phải kết hợp hành động bạo lực
và phi bạo lực trong cuộc đấu tranh vì một Syria tự
do.

Tất cả những người Syria đã nói xong, giờ đến


lượt tôi nói chuyện với họ. Tôi điều chỉnh chiếc
laptop nhỏ của mình và cắm dây nối. Đồng nghiệp
Breza tắt đèn. Căn phòng chìm vào bóng tối và tôi
gõ một phím trên máy tính.
CHƯƠNG IV NHỮNG TRỤ CỘT QUYỀN LỰC 115

“Cái khó,” tôi nói, “sẽ ló cái khôn.”

Đằng sau tôi, những hình ảnh của Serbia cuối


những năm 1990 được chiếu trên một màn hình lớn
cho những người Syria xem. Như với những người
Ai Cập ở Belgrade, tôi muốn những người Syria này
hiểu những điều tôi đã trải qua. Họ nhìn thấy một
bức tranh Slobodan Milosevic với bộ mặt sưng vều và
bộ quần áo nhếch nhác giờ đang chiếm trọn màn
hình, không còn biểu hiện nào của cái ác mà người
đàn ông này đã gieo rắc trên thế giới. Tôi kể cho
những người Syria nghe về những cuộc chiến tranh
của Milosevic và cho họ xem ảnh chụp thi thể những
người hồi giáo Bosnia bị quẳng xuống hố chôn tập
thể. Anh bác sĩ thì thầm chửi thề. Đây là Serbia, tôi
nói. Trong khi những người Syria xem những hình
ảnh thành phố Belgrade bị tàn phá bởi lực lượng
không quân Hoa Kỳ trong suốt chiến dịch rải bom
kéo dài ba tháng của họ, tôi kể họ nghe về những vụ
nổ đêm trong nháy mắt thổi bay nhiều cảnh quan
quen thuộc của thành phố, và mẹ tôi đã suýt chết như
thế nào. Lúc đó, tôi nói, còn không có một lực lượng
đối lập nào của Milosevic có thể tồn tại trong nước,
và kể cả các nước láng giềng hay Mỹ cũng không thể
ép ông ta thoái vị bằng phương pháp quân sự.

Cúi người xuống lalptop, tôi gõ một nút khác.


Hình ảnh một người đàn ông yếu ớt, gày gò xuất hiện
trên màn hình. “Đây là ai?” Tôi hỏi những người
Syria.
116 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH

“Gandhi,” một vài giọng nói cất lên. Câu này dễ.

Sau đó tôi chiếu hình ảnh của Martin Luther


King, Jr., trong bài phát biểu “I have a dream”, vị thủ
lĩnh phong trào dân quyền đang vẫy tay chào hàng
ngàn người cùng ông biểu tình ôn hòa.

“Có ai biết người này không?”

Một kỹ sư người Kurd đứng lên trả lời. “Ông ta


có phải người giải phóng cho người da đen không?”

“Gần đúng”

Đã có lúc, tôi nói với nhóm, hai người này chưa


bao giờ sử dụng vũ lực để chống lại bất kỳ ai nhưng
đã có thể, một người thì thay đổi triệt để nhận thức
của xã hội về công bằng, còn người kia thì cắt đứt
xiềng xích của ách cai trị đế quốc. Giờ hãy tạm gạt
sang bên tính ưu việt về mặt đạo đức của phản kháng
hòa bình. Chúng ta hãy nhìn vào tình huống này
dưới góc độ thực tế, tôi nói. Cùng lúc đó, tôi giới
thiệu đồng nghiệp của tôi, Slobodan, người bây giờ
sẽ bước lên bục phát biểu.

Thứ nhất, Slobo giải thích, cho dù bạn đang đấu


tranh chống lại Milosevic hay Assad, sức mạnh của
họ luôn luôn nằm ở khả năng và sự sẵn sàng sử dụng
bạo lực. Đó chính là điểm vượt trội duy nhất của các
chế độ này. Họ có toàn quyền sử dụng lực lượng quân
CHƯƠNG IV NHỮNG TRỤ CỘT QUYỀN LỰC 117

đội. Cho nên, dùng bạo lực để chống lại độc tài là bất
lợi ngay từ xuất phát điểm. Bạn tấn công kẻ thù vào
đúng sở trường của hắn. Nếu muốn đấu lại David
Beckham, Slobo nói, bạn sẽ không muốn gặp anh ta
ở sân bóng. Bạn sẽ muốn chơi anh ta ở môn cờ vua.
Đó là nơi mà bạn có thể thắng. Sử dụng vũ lực chống
lại một nhà độc tài là một cách ngớ ngẩn để hạ gục
hắn.

Thứ hai, một chiến dịch bạo lực chỉ có thể tận
dụng các nhà hoạt động có thể lực tốt. Đó là những
người có thể chiến đấu trên đường phố, có thể vần
những trang thiết bị hạng nặng và có thể điều khiển
súng máy. Những người khác vốn có thể hỗ trợ nếu
bạn làm theo cách khác – những người bà, những
giáo sư hay nhà thơ chẳng hạn – sẽ không thể tham
gia. Nhưng để hạ bệ một nền độc tài, bạn cần phải
có lực lượng đông đảo lôi kéo mọi người về phía
mình. Bạn sẽ không thể làm được điều đó nếu sử
dụng bạo lực.

“Anh không hiểu đâu,” cô sinh viên đeo kính râm


nói. “Assad rất quyền lực. Syria không phải là Serbia.
Chúng tôi không phải người Châu Âu. Anh đã thấy
điều gì xảy ra với những đứa trẻ kia rồi đấy.”

Phải, Slobo nói, anh có thấy thứ. Và đúng, rõ


ràng là có nhiều khác biệt. Nhưng tên độc tài nào
cũng vậy, anh ta đáp, đều giống nhau ở một điểm
118 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH

quan trọng. Anh hỏi liệu họ có biết đó là điều gì


không.

“Chúng nó đều đáng bị giết chết,” cô nói.

Câu nói khiến cho người phụ nữ mặc áo thun bó


mất kiểm soát. Cô ta đứng dậy và bắt đầu vừa nói vừa
vung chân vung tay. Người phiên dịch đã cố gắng hết
sức để theo kịp nhưng từ những câu nói hụt hơi của
anh ta, tôi hiểu rằng người phụ nữ mặc áo thun bó –
với cái tên mà tôi được biết là Sabeen – đang mắng
nhiếc rằng cô sinh viên kia thật vô lễ và việc những
người như cô ta cứ khăng khăng đòi giải quyết vấn
đề bằng bạo lực như bọn mọi rợ chính là lý do khiến
thế giới Ả Rập trở nên lộn xộn như ngày nay. Trước
khi mọi việc đi quá xa khỏi tầm kiểm soát, tôi hỏi
Sabeen một câu.

“Được rồi,” tôi nói “vậy bạn đến đây làm gì?”

“Tôi đến đây là để học cách lật đổ Assad bằng


biện pháp hòa bình, không phải bằng chiến tranh,”
cô nói bằng giọng Anh Anh. Với việc cô nói tiếng
Anh rất trôi chảy, có thể thấy ngay rằng cô đã được
ăn học tử tế và hẳn là con nhà có điều kiện. “Chúng
tôi đã có đủ chiến tranh rồi.”

“Vậy làm sao để giành chiến thắng, nếu không phải


với một cuộc chiến?” Tôi hỏi. “Bạn chỉ đơn giản yêu
CHƯƠNG IV NHỮNG TRỤ CỘT QUYỀN LỰC 119

cầu Assad cút đi thôi sao?” Với khả năng diễn xuất
hạn chế của mình, tôi cất giọng eo éo và làm một bộ
mặt buồn cười. “Nào, ông Assad, ông có thể thôi là
một tên sát nhân đi được không? Không tốt đâu!”
Sabeen có vẻ bối rối, nhưng những người còn lại thì
bật cười, họ cười vì trò hề của tôi và hả hê khi nhìn
thấy cô Sabeen kiêu ngạo ấy phải bẽ mặt.

“Sabeen” Slobo nói, “Tôi có thể khẳng định rằng


cô rất có thiện chí. Và bởi vì cô đã ở đây, nên tôi biết
là cô rất, rất can đảm. Nhưng cô phải hiểu rằng chúng
ta ở đây là để lên kế hoạch cho một cuộc chiến.

Trông cô có vẻ bối rối. “Tôi không hiểu,” cô nói.


“Tôi tưởng các anh ủng hộ phi bạo lực, giống
Gandhi.”

“Đúng vậy,” anh ta nói nhanh, “nhưng không sử


dụng bạo lực không có nghĩa là cô không đấu tranh
hết sức mình. Vấn đề là cô chiến đấu bằng phương
pháp khác, sử dụng thứ vũ khí khác mà thôi.”

Cô có vẻ nghi ngờ. Đã đến lúc đưa ra luận điểm


quan trọng đầu tiên của chúng tôi ngày hôm đó.

“Các bạn đã nghe nói đến lệnh trừng phạt bao


giờ chưa?”
120 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH

“Đương nhiên,” kỹ sư người Kurd nói. “Nhưng


lệnh trừng phạt không bao giờ có tác dụng. Chúng
chỉ xoay quanh dầu. Nước Mỹ chỉ quan tâm đến
dầu.” Và anh ta bắt đầu tuôn một tràng những điều
vô lý và bí hiểm về Israel và chính sách đối ngoại và
chiến tranh với Iraq. Hầu như không có nghĩa gì
nhưng đại ý là các nhà hoạt động không thể làm gì
được bởi vì lệnh trừng phạt kinh tế là cuộc chơi của
các thế lực lớn chứ không phải của người bình
thường. Cả nhóm gật đầu đồng tình. Nha sĩ nói anh
ta đã thử tổ chức một chiến dịch viết thư lên Quốc
Hội kiến nghị trừng phạt Assad về mặt kinh tế,
nhưng không có tác dụng. “Tại sao họ phải lắng nghe
chúng tôi?” Anh ta nói. “Chúng tôi chẳng là ai cả.”

“Có lẽ họ sẽ không lắng nghe các anh,” Tôi nói.


“Nhưng họ sẽ lắng nghe Sabeen.”

Cả nhóm bối rối, nhất là Sabeen. “Tại sao họ lại


nghe lời tôi nếu tôi nói họ không được phép mua
dầu?” cô ta hỏi.

“Có ai nói đến dầu?” tôi đáp, và mỉm cười. “Tôi


nghĩ nhiều hơn đến các khách sạn tiện nghi.”

“Thôi đi,” Sabeen nói.

“Tôi nói nghiêm túc đấy. Ở Damascus có khách


sạn chứ?” Cô gật đầu. Tôi yêu cầu cô kể tên một vài
CHƯƠNG IV NHỮNG TRỤ CỘT QUYỀN LỰC 121

điểm sang trọng nhất, và cô bắt đầu kể. Khi cô nhắc


đến khách sạn Four Seasons, tôi ngắt lời.

“Four Seasons!” Tôi kêu lên. “Một gợi ý tuyệt


vời.” Tôi chỉ tay vào người công nhân vạm vỡ. “Anh
hay tới đó, đúng không?” Anh ta cười ngoác, và
những người khác cũng cười. “OK,” tôi nói, và mỉm
cười, “vậy là anh không đến, nhưng các vip thì có.
Giờ hãy tưởng tượng giả sử anh có thể làm cho khách
sạn ngừng hoạt động thì sao.”

“Sao chúng tôi làm thế được?” một người Kurd


hỏi.

“Các anh nói cho tôi xem. Điều gì khiến cho


người ta không muốn ở khách sạn đó?”

“Giá cả!” người nông dân nói. Đó không phải là


một câu trả lời tệ.

Một cánh tay giơ lên. Đó là một sinh viên rất trẻ
và đầy nhiệt huyết. “Giả sử,” anh ta hỏi, “ai đó lẻn
vào khách sạn và nhét qua khe cửa những hình ảnh
Aleppo hoang tàn như sau một trận thả bom?”

Căn phòng im lặng.

“Nhưng làm thế thì sẽ có tác dụng gì?” một người


phản bác bằng một giọng nghiêm túc. “Chắc chắn sẽ
122 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH

có camera ở khắp mọi nơi. Người nào làm cái việc


nguy hiểm đó sẽ bị tổng thẳng vào tù.”

Ví dụ đó tuy không hoàn hảo, nhưng những


người Syria đã bắt đầu đi đúng đường.

“Có ai biết chủ khách sạn Four Seasons là ai


không?” Tôi hỏi.

Không ai biết.

“Tôi cũng không biết.” Tôi thú thực. “Nhưng tôi


cá người đó hẳn phải cực kỳ thân thiết với nhóm của
Assad. Có lẽ một người nào đó giống như Rami
Makhlouf. Chẳng phải ông ta có họ hàng với Assad
và là một trong những trụ cột của kinh tế Syria hay
sao? Ồ, tôi đoán rằng cho dù ai là người sở hữu khách
sạn lớn nhất, sang trọng nhất Damascus đi nữa, đó
cũng phải là một người có quan hệ cực tốt. Và cho
dù anh ta là ai, chuỗi khách sạn quốc tế đó chắc chắn
hài lòng với thỏa thuận mà họ có được bởi vì tiền vẫn
đang chảy vào. Nhưng giả sử bạn gây sức ép để chuỗi
khách sạn ấy phải từ bỏ quyền kinh doanh thương
hiệu thì sao?”

“Tại sao phải làm thế?” Sabeen hỏi.

“Bởi vì chuỗi khách sạn,” tay bác sĩ nói, “là thứ


dễ dàng xử lý hơn rất nhiều so với mấy tên độc tài
CHƯƠNG IV NHỮNG TRỤ CỘT QUYỀN LỰC 123

như Assad, và nếu một chuỗi khách sạn lại có liên hệ


với gia đình hay bạn bè của một thể chế tàn bạo,
chúng rất sợ rắc rối và tin xấu xuất hiện trên báo chí.”

“Trong trường hợp đó, bạn thậm chí không cần


phải lén lút nhét tranh ảnh qua khe cửa khách sạn ở
Damascus,” người sinh viên giải thích thêm. “Bởi vì
nếu bạn tổ chức phản kháng ở London hay Paris hay
bất kỳ nơi đâu có chuỗi khách sạn này, và nếu chúng
ta có phóng viên và bloggers tập trung vào các công
ty có cộng tác với chế độ, có lẽ cách này sẽ hiệu quả.”

“Và có lẽ các thương hiệu khác sẽ phải lo lắng,”


Sabeen nói.

“Chính xác,” Tôi đáp. “Các công ty quốc tế có


quan hệ cộng tác với Assad trong nhiều năm qua sẽ
phải suy nghĩ kỹ trước khi đầu tư vào Syria. Như vậy
sẽ ảnh hưởng xấu đến ai?”

“Giới doanh nghiệp.” Sabeen nói.

“Giới doanh nghiệp,’ tôi nói. “họ ủng hộ ai?”

“Thường thì,” người sinh viên vừa nói vừa nhìn


Sabeen, “họ ủng hộ Assad.”

“Chính xác! Như vậy thay vì viết kiến nghị lên


Quốc Hội Mỹ về dầu mỏ hay dân quyền, vốn là
124 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH

những vấn đề lớn, chúng ta hãy tập trung vào một


khách sạn thôi, và chúng ta sẽ bắt nó phải đóng cửa,
rồi những khách sạn khác phải đóng cửa, và rồi các
đồng minh của Assad sẽ không còn vui vẻ nữa bởi vì
lợi tức của họ cạn kiệt. Điều gì xảy ra tiếp theo?”

“Họ sợ hãi.” Sabeen nói.

“Dĩ nhiên. Đó là lẽ tự nhiên. Và khi đó, họ sẽ bắt


đầu nghĩ Assad chẳng phải là thế lực duy nhất, và tốt
hơn hết là nên tìm một con đường sống trong trường
hợp ông ta bị lật đổ. Điều gì xảy ra nữa?”

Không ai nói gì, nên tôi lại tiếp tục. “Điều tiếp
theo xảy ra là những người anh em giàu có, có quan
hệ sẽ ngày càng có ít tiền để cung cấp cho Assad. Đây
là cách mà sự thối nát sẽ diễn ra: Assad nói với người
anh họ, “Anh có thể có quyền kinh doanh độc quyền
nếu anh cống nạp cho tôi.” Nên người anh họ trở nên
giàu có, và anh ta đưa lại cho Assad một phần tiền
của mình, mọi người đều vui. Trừ bạn. Cho nên khi
người anh họ mất khách sạn, anh ta không còn nhiều
tiền đến thế, nghĩa là không còn nhiều tiền để trích
lại cho Assad nữa. Điều đó với Assad có ý nghĩa như
thế nào?”

“Nghĩa là vợ ông ta sẽ có ít tiền hơn để mua sắm


ở Châu Âu?” bác sĩ châm biếm.
CHƯƠNG IV NHỮNG TRỤ CỘT QUYỀN LỰC 125

“Đúng,” tôi đáp, “nhưng cũng có nghĩa là ông ta


có ít tiền hơn để chi trả cho bom và đầu đạn để giết
các anh. Đầu đạn đắt lắm. Bom cũng đắt. Cho nên
ông ta cần tiền, rất cần, và chúng ta có khả năng
khiến cho ông ta không thể có tiền.”

Tôi dừng lại một lát để những lời vừa rồi kịp
ngấm, sau đó thông báo rằng chúng tôi sẽ chơi một
trò chơi. Tôi yêu cầu họ chia thành ba nhóm và lên
danh sách các thứ họ sử dụng hàng ngày - từ các
khách sạn sang trọng cho đến các đồ uống ngọt - và
công ty mà họ nghĩ là có thể sẽ thuyết phục rút vốn
đầu tư khỏi Syria. Ngay sau đó cả căn phòng trở nên
ồn ào với những cuộc nói chuyện bằng tiếng Ả Rập.
Đây đó tôi có thể nhận ra những từ như “Adidas.” Và
tôi vui khi thấy đôi khi họ vỗ lưng hoặc đập tay nhau
thể hiện sự đồng lòng và đoàn kết. Nó có nghĩa là họ
đang hứng thú, nhưng cũng có nghĩa là họ bắt đầu
biết cách làm việc với nhau. Họ đã đến đây để mong
được nghe về làm cách mạng, nhưng thay vào đó họ
lại đang nói về giày thể thao. Nghe có vẻ là chuyện
bình thường, nhưng đó chính là vấn đề: bước đầu tiên
để lật đổ một tên độc tài là mọi người phải hiểu, cuộc
sống dưới ách độc tài không bao giờ là bình thường.

Mười phút sau, tôi vỗ tay và cả nhóm trở về chỗ


cũ. Họ sôi nổi trình bày kết quả thu được: chúng tôi
có thể chắc chắn sẽ không có bộ phim quốc tế nào
được chiếu ở Syria, chúng tôi có thể thuyết phục mọi
126 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH

người không mua dầu olive Syria. Giờ đây họ nhận


ra rằng, Assad không phải là một con quái vật bất
khả chiến bại, mà chỉ là một người đàn ông phải dựa
vào những khoản tiền lớn để giữ vị trí của mình đồng
thời điều khiển quân đội của ông ta. Tên bạo chúa
nào cũng phải dựa vào kinh tế, và các trụ cột kinh tế
là mục tiêu dễ dàng hơn nhiều so với các căn cứ quân
sự hay dinh tổng thống. Hãy làm cho chúng chao
đảo, và cuối cùng tên bạo chúa sẽ sụp đổ.

Điều này không phải do tôi tự nghĩ ra. Chủ


thuyết về các trụ cột chống đỡ của độc tài được phát
triển bởi một học giả người Mỹ là Gene Sharp, được
biết đến với tư cách là “cha đẻ của thuyết đấu tranh
phi bạo lực.” Sharp cho rằng, chế độ nào cũng do một
vài trụ cột chính chống đỡ; hãy gây sức ép lên ít nhất
một trong các trụ cột đó, toàn bộ hệ thống sẽ sớm
sụp đổ. Lãnh đạo hay chính quyền nào, Sharp tin, dù
là ở đâu cũng đều phải dựa trên cùng một cơ chế để
nắm quyền lực, và đó chính là lý do quyền lực của họ
chóng tàn hơn mọi người vẫn tưởng. Không có quyền
lực nào là tuyệt đối. Kể cả Assad. Các độc tài đầu tư
rất nhiều để xây dựng hình ảnh không thể sụp đổ,
khiến người ta quên rằng họ chỉ là người bình thường
và phải phụ thuộc vào sức lao động cũng như sự vâng
lời của nhiều người để tại vị. Quyền lực của một độc
tài xuất phát từ việc mọi người sẵn sàng đồng ý vâng
lời ông ta. Đó là điều mà Slobo muốn truyền đạt khi
anh nói với những người Syria rằng, các độc tài giống
CHƯƠNG IV NHỮNG TRỤ CỘT QUYỀN LỰC 127

nhau ở một điểm quan trọng: họ phụ thuộc vào người


dân. Một độc tài thực sự cần người dân đi làm mỗi
buổi sáng và đảm bảo cho sân bay và đài truyền hình
và quỹ lương quân đội hoạt động suôn sẻ. Và quan
trọng là phải hiểu rằng những người bình thường này
chỉ muốn chuyên tâm làm việc rồi trở về nhà; ngay cả
khi họ khoác đồng phục và trở nên bạo lực thì họ vẫn
không nhất thiết là người xấu và họ không nhất thiết
là vô phương cứu vãn. Như tôi đã nói với những
người Syria, tay cảnh sát dùng khiên đập đầu họ có
thể sẵn sàng làm như vậy, không phải vì anh ta sợ hãi
hay căm thù tự do đâu, mà bởi vì anh ta được trả tiền
ngoài giờ để làm việc đó. Và miễn là anh ta được trả
tiền, miễn là mọi việc vẫn cứ diễn ra suôn sẻ, thì gã
độc tài vẫn cứ an toàn trên ngai vàng của ông ta. Do
đó, nhiệm vụ đầu tiên của nhà hoạt động là hãy làm
cho những việc đang diễn ra bình thường phải dừng
ngay lại – hãy làm cho các trụ cột phải lung lay.

Dĩ nhiên, các trụ cột thì khác nhau tùy nơi. Ở


những ngôi làng nông nghiệp Châu Phi, bạn sẽ thấy
rằng trụ cột quan trọng nhất có lẽ là các bô lão, các
già làng, trong khi ở các thành phố nhỏ của Serbia,
chúng tôi thấy những người quan trọng nhất mà
chúng tôi dành được sự ủng hộ trong suốt chiến dịch
Otpor! là các bác sĩ, linh mục, giáo viên. Họ là những
người có tầm ảnh hưởng trong xã hội. Khi nhắc đến
các tập đoàn, thì trụ cột là các cổ đông, những nhà
đầu tư và có lẽ cả các kênh truyền thông về kinh
128 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH

doanh như CNBC hay Wall Street Journal, nơi mà


tin tức tích cực sẽ giữ cho giá cổ phiếu ở mức cao.
Cho dù bạn muốn giành sự ủng hộ của người nông
dân nằm lật đổ một tên độc tài khát máu hay buộc
McDonald’s phải bổ sung lựa chọn lành mạnh vào
thực đơn, thì bạn đều phải biết mình cần làm lung
lay trụ cột nào.

Tuy đã mất một khoảng thời gian khá dài, nhưng


những người Syria đã bắt đầu nắm được ý tưởng này.
Cũng đã khá muộn nên tôi kết thúc buổi học và nói
với các học viên rằng sẽ gặp lại họ vào sáng hôm sau,
nhưng khi đang sắp xếp đồ đạc ra về thì tôi để ý một
số người vẫn nán lại để thảo luận cùng nhau. Tôi
chầm chậm bước ra phố và để ý thấy một vài học viên
tụ tập ở một quầy kem ở bên cạnh khách sạn. Trong
số đó có Sabeen và cô sinh viên. Không còn dấu hiệu
của sự thù địch trước đó nữa. Bây giờ cả hai đều đang
cười.
CHƯƠNG IV NHỮNG TRỤ CỘT QUYỀN LỰC 129

(Ảnh minh họa 4.2)


130 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH
CHƯƠNG V CHIẾN THẮNG BẰNG TIẾNG CƯỜI 131

CHƯƠNG V

CHIẾN THẮNG
BẰNG TIẾNG CƯỜI

Tôi muốn bạn dành một vài phút để chơi một


trong những trò chơi mà tôi ưa thích nhất. Đó là trò
“Đóng vai cảnh sát.” Trò chơi này vui lắm. Chúng ta
hãy bắt đầu nhé.

Giả như bạn là cảnh sát ở Ankara, Thổ Nhĩ Kỳ.


Vài ngày trước, đội an ninh ở một trong những ga
tàu điện ngầm đông đúc nhất thành phố phát hiện
một cặp trai gái đang hôn hít và vuốt ve nhau ngay
trên sân ga. Vốn là những người theo đạo Hồi
nghiêm túc, những người bảo vệ này rất khó chịu vì
hành vi khiếm nhã như vậy nơi công cộng, nên họ đã
132 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH

làm điều duy nhất mà họ thực sự có thể làm, là lên


hệ thống PA của ga tàu điện ngầm và yêu cầu mọi
hành khách phải cư xử cho đúng mực, hãy ngừng hôn
nhau. Bởi vì mọi người ở Ankara đều có smartphone
nên vụ việc nhỏ này đã đến tai báo chí chỉ trong vòng
vài phút; buổi chiều, các chính trị gia đối lập với đảng
cầm quyền chủ yếu là người theo Đạo Hồi nhận ra
rằng họ đã có một cơ hội vàng và bắt đầu khuyến
khích những người ủng hộ mình thực hiện một cuộc
biểu tình lớn để phản đối thành kiến đối với việc ôm
hôn nhau nơi công cộng. Đây là lúc bạn bắt đầu vai
trò của mình. Hôm thứ Bảy, ngày diễn ra cuộc biểu
tình, bạn xuất hiện trong bộ đồng phục, dùi cui sẵn
sàng trong tay để giữ gìn hòa bình. Bước vào ga tàu
điện ngầm, bạn thấy hơn một trăm thanh niên trai
gái đang hô vang những khẩu hiệu chống chính
quyền, kích động các đồng nghiệp của mình. Người
xô đẩy người. Có người mất kiểm soát. Chẳng bao
lâu, tất cả bùng lên thành bạo loạn.

Nếu bạn thực sự nhập vai, có lẽ không khó để


nghĩ xem phải làm gì. Bạn là cảnh sát, và có lẽ bạn
đã dành cả một tuần ở trường huấn luyện cho những
tình huống như thế này. Đó là điều cảnh sát trên toàn
thế giới này làm. Bạn tiến vào, bạn dàn đội hình, bạn
đeo lên các trang bị chống bạo động và bạn bắt đầu
gõ dùi cui vào chiếc khiên của mình để hăm dọa đám
đông. Có lẽ bạn cũng không cảm thấy có gì sai trong
chuyện này cả; bạn chỉ làm công việc của mình. Hơn
CHƯƠNG V CHIẾN THẮNG BẰNG TIẾNG CƯỜI 133

nữa, bạn chỉ đang bảo vệ bản thân và đồng đội trước
những hòn đá hoặc bất kỳ thứ gì khác mà người ta
ném vào các bạn. Bạn tiến lên. Bạn mất một tiếng
đồng hồ, có thể là hai, trước khi ba mươi hoặc bốn
mươi người biểu tình phản đối bị bắt giam, mười hay
hai mươi người phải nhập viện và những người còn
lại thì bỏ chạy. Bạn trở về trụ sở, uống một tách cà
phê với đồng nghiệp và đi ngủ trong lòng cảm thấy
hài lòng sau một ngày làm việc.

Chuyện đó thì dễ. Bây giờ mình chơi lại.

Sáng thứ Bảy. Bạn đến ga tàu điện ngầm. Có hơn


một trăm người ở đó để phản đối cái thông báo mang
tính kiểm duyệt của ngày hôm trước. Nhưng họ
không nói gì chống lại chính phủ. Họ không la hét,
cũng không hô khẩu hiệu. Họ chỉ đang hôn nhau
một cách ồn ào, tạo ra những âm thanh nhớp nháp
ghê tởm mà không ai thích cả, rồi còn nhỏ dãi và cười
cợt. Không thấy có biểu ngữ nào, nhưng trên người
họ dán những trái tim nhỏ màu hồng có ghi chữ
“Hôn tôi đi” hoặc “Free Hugs” (tự do ôm nhau). Phụ
nữ thì mặc áo ngắn tay, cổ khoét sâu. Đàn ông thì
mặc sơ mi button-down (kiểu thể thao). Dường như
không ai để ý đến bạn – họ quá bận rộn với việc ghì
lấy đầu nhau và liếm mặt nhau.

Bây giờ bạn phải làm gì? Cứ tiến lên và dẹp nó


đi nếu bạn muốn, nhưng hãy để tôi khuyên bạn tránh
dây vào rắc rối. Câu trả lời là bạn chẳng thể làm gì.
134 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH

Không chỉ bởi vì những người biểu tình say đắm yêu
đương kia không vi phạm pháp luật; chính thái độ
của họ mới là vấn đề. Nếu bạn là cảnh sát, bạn sẽ
dành nhiều thời gian để nghĩ cách xử lý những kẻ bạo
lực. Nhưng trong chương trình huấn luyện, bạn đã
không được chuẩn bị để xử lý những người buồn
cười.

Đây là cái tài của laughtivism (chủ nghĩa tiếng


cười). Tôi biết, cái tên này thật ngớ ngẩn; những
người Anh bản ngữ cũng luôn nói với tôi như vậy.
Nhưng nguyên tắc của nó thì chắc chắn đúng, và như
hầu hết mọi lần, tôi phát hiện ra nguyên tắc này hoàn
toàn là do tình cờ.

Trong giai đoạn đầu của những nỗ lực lật đổ


Milosevic, giống như mọi nhà hoạt động mới vào
nghề, chúng tôi đã có lúc suy nghĩ. Nhìn quanh căn
phòng dùng để họp, chúng tôi nhận ra rằng chúng
tôi chỉ là những đứa trẻ, và thay vì tập trung vào thứ
mình sẵn có, chúng tôi lại bắt đầu ám ảnh bởi những
thứ mà chúng tôi không có. Chúng tôi không có
quân đội. Chúng tôi không có nhiều tiền. Chúng tôi
không có quan hệ với giới truyền thông vốn hầu hết
là của nhà nước. Gã độc tài, chúng tôi nhận ra, có cả
tầm nhìn cũng như phương tiện để biến tầm nhìn đó
thành hiện thực; phương tiện của ông ta chính là lan
truyền nỗi sợ hãi. Chúng tôi có một tầm nhìn tốt hơn
nhiều, nhưng, chúng tôi nghĩ vào buổi tối u ám hôm
đó, không có cách nào để biến nó thành hiện thực.
CHƯƠNG V CHIẾN THẮNG BẰNG TIẾNG CƯỜI 135

Đó là lúc mà chúng tôi nghĩ đến cái thùng cười.

Ý tưởng này thực sự rất đơn giản. Khi chúng tôi


tán gẫu, có người cứ nói về việc Milosevic chỉ thắng
bởi vì ông ta làm cho mọi người sợ, và có người lại
nói rằng thứ duy nhất có thể chiến thắng nỗi sợ hãi
chính là tiếng cười. Đó là điều thông thái nhất mà
tôi từng được nghe. Tôi vẫn luôn nhớ những bài thơ
châm biếm của Monty Python, nên tôi biết rõ sự hài
hước không chỉ khiến bạn cười – nó còn khiến bạn
suy nghĩ. Chúng tôi bắt đầu kể chuyện cười. Trong
vòng một tiếng đồng hồ, chúng tôi thấy dường như
chỉ cần một vài trận cười lành mạnh là có thể làm cho
chế độ này sụp đổ. Và chúng tôi háo hức để bắt đầu
cười.

Chúng tôi mang một chiếc thùng rỗng cũ từ


công trường xây dựng gần đó đến chỗ nhà thiết kế
“chính thức” của phong trào – cũng là bạn thân của
tôi, Duda, người thiết kế biểu tượng nắm đấm cho
Otpor! – và yêu cầu anh ta vẽ một bức chân dung tả
thực bộ mặt nhà lãnh đạo đáng sợ của chúng tôi.
Duda vui lòng làm theo. Hai ngày sau, khi trở lại,
chúng tôi đã có một Milosevic trên cái thùng với một
nụ cười độc ác, trên trán được điểm lỗ chỗ những gỉ
sét. Đó là một khuôn mặt buồn cười đến nỗi ngay cả
một em bé hai tuổi cũng thấy thích thú. Nhưng còn
nữa. Chúng tôi yêu cầu Duda vẽ một biểu ngữ to và
đẹp, ghi dòng chữ “Chỉ một dinar cho một lần đập
vào mặt ông này”. Đồng dina lúc đó có giá trị khoảng
136 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH

hai xu, giá đó là khá rẻ. Sau đó, chúng tôi mang biển
hiệu, chiếc thùng và một chiếc gậy bóng chày đến
phố Knez Mihailova, đại lộ đi bộ chính ở Belgrade.
Ngay cạnh quảng trường Cộng Hòa, phố Mihailova
luôn chật kín những người đi mua sắm và người đi
dạo, vì đây là nơi mọi người hay đến để xem những
mẫu thời trang mới nhất và gặp gỡ bạn bè uống vài
ly với nhau vào buổi chiều. Chúng tôi đặt những đồ
vật vô tri vô giác ở giữa phố - ngay trung tâm của mọi
hoạt động – và nhanh chóng rút lui về một quán cà
phê gần đó, quán Russian Emperor.

Những người đầu tiên nhìn thấy cái thùng và cái


biển đã tỏ ra bối rối, không biết phải hiểu thế nào
trước sự chống đối được phô bày trâng tráo giữa
đường như vậy. Mười người tiếp theo đến xem xem
nó là cái gì thì có vẻ thoải mái hơn; một số người
thậm chí còn mỉm cười, và một người còn đi xa đến
mức nhặt chiếc gậy lên, cầm nó trong tay trong giây
lát rồi lại đặt xuống rồi lỉnh đi rất nhanh. Thế rồi,
khoảnh khắc mà chúng tôi chờ đợi cuối cùng cũng
đến: một anh bạn chắc chỉ kém chúng tôi một vài
tuổi cười lớn, anh ta thọc tay vào túi lấy ra một đồng
dinar, nhét vào cái lỗ trên nắp thùng, nhặt chiếc gậy
lên và vung tay giáng thật mạnh vào mặt Milosevic.
Bạn có thể nghe tiếng trống vang xa đến năm tòa nhà
theo mọi hướng. Hẳn anh ta cũng biết, so với một
vài kênh radio và tờ báo độc lập ở Belgrade vốn vẫn
luôn luôn chỉ trích chính quyền, thì một vết lõm trên
CHƯƠNG V CHIẾN THẮNG BẰNG TIẾNG CƯỜI 137

một chiếc thùng sẽ chẳng khiến anh ta vào tù được.


Đối với anh ta, nguy cơ của hành động này là thấp và
anh ta có thể chấp nhận được. Sau khi anh ta đã tạo
vết nứt đầu tiên trên khuôn mặt Milosevic, những
người khác cũng bắt đầu nhận ra rằng chính họ cũng
có thể làm giống thế mà chẳng bị làm sao. Vừa do
sức ép xã hội vừa do hiệu ứng tâm lý đám đông, chẳng
bao lâu những người tò mò đứng xem cũng bắt đầu
xếp hàng đợi đến lượt mình cầm gậy phang cái thùng.
Mọi người bắt đầu để ý rồi chỉ trỏ và cười. Chẳng bao
lâu, một vài ông bố bà mẹ còn khuyến khích con họ,
những đứa bé còn quá nhỏ để cầm vợt, đá vào cái
thùng bằng những cái chân bé xíu. Mọi người đều
vui vẻ, và tiếng chiếc đập thùng vang xa đến tận Công
viên Kalemegdan. Rất nhanh, những đồng đina cứ
thế được nhét vào thùng và kiệt tác hội họa đáng
thương của Duda – cái mặt nghiêm nghị rúm ró của
Milosevic – bị bị một đám đông vừa phấn khích đánh
đập đến biến dạng gần như không thể nhận ra.

Trong khi đó, tôi và các bạn tôi ngồi bên hiên
quán cà phê, nhấp những ngụm double expresso, hút
Marlboro, và bật cười. Thật vui khi thấy họ được xả
hơi với cái thùng của chúng tôi. Nhưng phần thú vị
nhất, chúng tôi biết, vẫn còn ở phía trước.

Đó là khi cảnh sát tới. Phải mười lăm phút sau.


Một chiếc xe đi tuần dừng lại gần đó và hai cảnh sát
béo lùn bước xuống xem xét hiện trường. Đây là lúc
tôi nghĩ ra trò chơi “Đóng vai cảnh sát” yêu thích của
138 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH

mình. Tôi đã chơi nó lần đầu tiên tại quán cà phê


này. Bản năng đầu tiên của cảnh sát, tôi biết, là bắt
bớ mọi người. Thông thường dĩ nhiên họ sẽ tìm bắt
những người tổ chức biểu tình, nhưng họ không tìm
thấy chúng tôi. Do đó cảnh sát chỉ có hai lựa chọn.
Họ có thể bắt những người đang xếp hàng chờ đập
thùng – trong đó nhân viên của các quán café gần đó,
những cô gái rất xinh đẹp với các túi mua sắm trong
tay, một nhóm bố mẹ và con cái – hoặc họ có thể bắt
chính cái thùng. Nếu bắt người, họ sẽ gây phẫn nộ
bởi hầu như chẳng có pháp luật nào ngăn cấm người
ta đánh một cái thùng sắt gỉ, và việc bắt bớ những
người vô tội tình cờ đi ngang qua chắc chắn khiến
cho ngay cả những công dân yêu hòa bình nhất cũng
trở thành phần tử quá khích. Vậy là chỉ còn lại một
lựa chọn khả dĩ: bắt lấy cái thùng. Chỉ trong một vài
phút từ khi xuất hiện, hai viên cảnh sát phục phịch
đã xua hết người xem, rồi mỗi người một bên khiêng
chiếc thùng bẩn thỉu lên xe. Một người bạn tôi, vốn
là nhiếp ảnh cho một tờ báo sinh viên nhỏ, đã trực
sẵn để chớp lấy hình ảnh này. Ngày hôm sau, chúng
tôi phát tán những bức ảnh của anh ta đi càng xa càng
tốt. Cuối cùng, bức ảnh đã xuất hiện trên bìa của hai
tờ báo của lực lượng đối lập, một kiểu nổi tiếng mà
theo nghĩa đen bạn khó có thể dùng tiền mà mua
được. Bức ảnh đó thực sự xứng đáng với một ngàn
từ: chỉ cần thoáng thấy hình ảnh đó thôi ai cũng có
ngay cảm giác rằng, lực lượng cảnh sát đáng sợ của
Milosevic thực ra chỉ là một đám người nhàm chán
vô dụng.
CHƯƠNG V CHIẾN THẮNG BẰNG TIẾNG CƯỜI 139

Tôi thích câu chuyện về chiếc thùng này. Nó


luôn là một trong những câu chuyện đầu tiên mà
những giáo viên ở CANVAS chúng tôi như Sandra,
Sinisa hay Rasko kể cho những nhà hoạt động tràn
đầy khí thế. Và mỗi lần được nghe câu chuyện này,
họ đều chỉ nói một câu ít nhiều giống những người
bạn Ai Cập đã nói khi chúng tôi đi qua quảng trường
Cộng Hòa: “Sẽ không bao giờ làm được ở nước tôi.”
Tôi có hai câu để trả lời họ. Thứ nhất, xin dẫn lời
Mark Twain (bạn không thể cãi Mark Twain được!),
“Nhân loại có một thứ vũ khí thực sự hiệu quả là
tiếng cười. … Trước sự tấn công của tiếng cười,
không ai có thể chống cự.” Thứ hai, để nhắc nhở
những người bạn mới của tôi rằng trong khi thế nào
là hài hước có thể khác nhau tùy nơi, nhưng nhu cầu
được cười là phổ quát. Tôi đã để ý điều này khi gặp
các nhà hoạt động ở khắp nơi trên thế giới. Người ở
Tây sa mạc Sahara hay Papua New Guinea có thể
không đồng tình với tôi trong việc xem cái gì là buồn
cười, cái gì không, nhưng họ đều đồng tình rằng
tiếng cười bao giờ cũng chiến thắng nỗi sợ hãi.
Những nhà hoạt động giỏi, giống như nghệ sĩ hài
trên sân khấu, chỉ cần phải có một vài kỹ năng vốn
có thể rèn luyện.

Thứ nhất, họ phải biết khán giả của mình là ai.


Tôi đã được nghe câu chuyện buồn cười về một diễn
viên hài phải làm thêm cho một gánh xiếc đêm – tôi
đã quên tên anh ta, xin thứ lỗi cho tôi. Anh ta diễn
140 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH

hài giỏi lắm nhưng lại không nhạy cảm trong giao
tiếp. Một đêm nọ, anh diễn viên hài kém may mắn
này bước lên sân khấu và bắt đầu tán nhảm về con
mèo của bạn gái anh ta. Con mèo đó, anh ta nói, là
một con vật đê tiện; nó biết khi nào không khí trong
phòng ngủ bắt đầu nóng lên và nhảy lên giường,
quyết không chịu đi chỗ khác, nó cứ kêu meo meo và
làm hỏng giây phút thăng hoa của họ. Rồi anh hề ấy
tuôn một tràng về việc anh ta muốn giết con mèo đó,
mô tả mọi cách thức để giết nó – mà hầu hết là kỳ
quặc và hoang đường – chẳng hạn như anh ta mơ
đoạt lấy cả chín kiếp sống của con mèo. Đó là một
bài tấu hài tuyệt vời, dồn dập và mạnh mẽ, nhưng
không ai cười cả. Diễn viên hài chào tạm biệt khán
giả và bước xuống sân khấu. Một vài người la ó phản
đối. Chỉ đến khuya đó anh ta mới biết lý do, buổi
biểu diễn tối đó là dành cho một trạm bảo vệ động
vật ở địa phương.

Giả sử có chuẩn bị trước ở nhà, anh ta đã có thể


chỉnh sửa câu chuyện sao cho phù hợp với đối tượng
khán giả và trở về nhà như một người chiến thắng.
Đó chính là điều mà người Ba Lan đã làm, và làm
thường xuyên trong những ngày của phong trào đoàn
kết Solidarity. Vào những năm 1980, Solidarity là
phong trào lao động khơi mào cho cuộc chiến chống
lại Chủ nghĩa Cộng sản Ba Lan. Và những nhà hoạt
động của phong trào này biết rằng khán giả của họ,
quan chức Cộng sản đang cai trị đất nước, không
CHƯƠNG V CHIẾN THẮNG BẰNG TIẾNG CƯỜI 141

nhân nhượng đối với sự bất đồng công khai, thẳng


thắn. Không giống ở Belgrade, nơi mà truyền thông
độc lập và sự chấp nhận miễn cưỡng đối với các tiếng
nói đối lập cho phép người ta cảm thấy thoải mái khi
đập cái thùng sắt có bộ mặt của Milosevic. Ở nước
Ba Lan thời Cộng Sản, bước đầu tiên của những
người hoạt động không những phải buồn cười mà
còn phải kín đáo.

Và họ đã làm được như thế. Một tối rất lạnh


tháng Hai năm 1982, người dân Swidnik, một thị
trấn nhỏ phía đông Ba Lan, đã đưa các máy thu hình
của họ đi dạo.

Hành động phản kháng huyền thoại này khởi


phát khi một số nhà hoạt động trong thành phố đã
chán ngấy việc mỗi tối lại bật TV lên đúng lúc bảy
giờ ba mươi để xem các phát thanh viên miệng tươi
cười và có kiểu tóc đẹp đọc những nội dung đã được
chính phủ kiểm duyệt, vốn lạc quan đến kỳ cục và chỉ
toàn những nói dối. Họ quyết định phản đối bằng
cách không xem bản tin nữa. Nhưng ngay sau đó họ
thấy nếu chỉ đơn giản không xem bản tin thôi là chưa
đủ: nếu bạn chỉ tắt TV và ngồi trong bóng tối, sẽ
chẳng có ai biết được. Để cuộc tẩy chay thành công,
nó phải được công khai nhưng đồng thời phải kín
đáo đủ để tránh bị cảnh sát đàn áp.
142 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH

Giống như những vở kịch vui thử nghiệm chất


liệu mới, họ phải ứng biến. Đầu tiên, họ nghĩ ra cách
rút điện máy thu hình và đặt chúng lên bậu cửa sổ
vào lúc 7:30 mỗi tối. Đó là bước khởi đầu khá tốt,
công khai và có thể nhìn thấy và gửi đi một thông
điệp rõ ràng. Nhưng nó không buồn cười và do đó
không truyền cảm hứng. Đây là lúc những chiếc xe
cút kít xuất hiện. Có người kiếm đâu được rất nhiều
xe và khuyến khích một nhóm bạn bè mang TV
xuống phố, đặt trong xe cút kít và thong thả đẩy
chúng đi dạo. Chẳng bao lâu sau, hễ đi trên đường
phố Swidnik vào lúc chập choạng tối là ai cũng có
thể thấy bạn bè và hàng xóm mình vừa thong thả đi
dạo vừa mỉm cười đẩy những chiếc TV của họ như
đẩy em bé, họ dành nửa tiếng vốn vẫn dành để nghe
bản tin chính thức để chào nhau, trò chuyện tán gẫu,
chia sẻ cảm giác thích thú hồi hộp của việc cùng nhau
đứng lên chống lại chế độ.

Đó là một trò khôi hài rất tuyệt, và hành động


đó sớm lan ra các thành phố khác ở Ba Lan. Sửng
sốt, chính quyền bắt đầu tính toán các lựa chọn của
mình. Họ không thể bắt ai cả; không có luật nào cấm
công dân Ba Lan đặt TV vào xe cút kít và dắt chúng
đi dạo. Họ chỉ có thể điều chỉnh giờ giới nghiêm từ
10:00 sớm lên thành 7:00 giờ, buộc mọi người phải
ở trong nhà. Làm như thế, họ đinh ninh, sẽ ngăn
chặn được các hành vi chơi khăm.
CHƯƠNG V CHIẾN THẮNG BẰNG TIẾNG CƯỜI 143

Nhưng không. Giống như mọi siêu hài mới nổi


bắt đầu được nếm sự hoan nghênh của khán giả và
quyết tâm dành cả đời cho nghiệp diễn, cuộc phản
kháng của người Ba Lan tiếp tục có những cuộc trình
diễn lớn hơn và chói sáng hơn. Tuy nhiên, tình hình
ngày càng trở nên khó khăn với phe cộng sản giờ đây
để mắt canh chừng mọi dấu hiệu của sự bất tuân dân
sự. Đến năm 1987, cuộc đấu cuối cùng với nền độc
tài đã trở nên ngày càng không thể tránh khỏi, họ
quyết định đưa lên sân khấu trò đùa lớn nhất. Họ sẽ
diễu hành trên phố để thể hiện tình yêu tuyệt đối và
cuồng nhiệt đối với Chủ nghĩa Cộng sản.

Tháng Mười, khi chính quyền kỷ niệm 70 năm


Cách mạng Nga, phong trào Solidarity thông báo
rằng họ cũng tổ chức cuộc mít tinh kỷ niệm của riêng
mình. Sử dụng ngôn từ đao to búa lớn của Chủ nghĩa
Cộng sản, họ in những tờ rơi kêu gọi mọi người “phá
vỡ sự thụ động của quần chúng.” Hãy đến quảng
trường, tờ rơi kêu gọi những người trung thành nhất,
và hãy mặc màu đỏ.

Nhanh chóng, các đường phố tràn ngập giày đỏ


và khăn đỏ, cà vạt đỏ và son đỏ, áo sơ mi đỏ và áo
khoác đỏ. Nhìn thấy quá nhiều người quen ăn mặc
như diễn viên quần chúng trong một bộ phim tuyên
truyền Soviet dở tệ khiến người Ba Lan vui cười. Giới
cầm quyền, ngược lại, không hề thích thú. Rõ ràng
những người biểu tình mặc màu đỏ đang chế giễu hệ
tư tưởng của chế độ, nhưng làm sao mà Cộng sản có
thể dẹp một cuộc mít tinh ủng hộ Cộng sản? Cảnh
144 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH

sát đứng dẹp sang hai bên đường, trực chờ bất kỳ lý
do nào để hành động. Cuối cùng, khi một số người
do không có gì màu đỏ để mặc bèn mua ở cửa hàng
gần đó một cái bánh mỳ phết tương cà chua để vẫy,
cảnh sát mới bất ngờ tấn công, bắt đóng cửa hàng và
bắt giữ một người mua. Họ chỉ có thể làm đến vậy.
Đến năm 1989, phong trào phản kháng đã thành
công trong việc đòi hỏi một cuộc bầu cử bán tự do.
Và đến 1990, lực lượng này đã lên nắm quyền.

Biết rõ khán giả của mình không phải là điều duy


nhất giúp người Ba Lan sử dụng khiếu hài hước một
cách hiệu quả. Họ thành công còn nhờ một nguyên
lý khác và quan trọng nhất của hài hước: đúng thời
điểm. Sử dụng dịp Quốc tế phụ nữ chẳng hạn, các
nhóm hoạt động đã có mặt tại các khu vực trung tâm
trên khắp Ba Lan để phát băng vệ sinh miễn phí cho
người đi đường. Đó là một cách thông minh để đưa
lên sân khấu một vở hài kịch nhắc cho mọi người nhớ
rằng nhu yếu phẩm, trong đó có băng vệ sinh, hầu
như không thể mua được trong một thị trường Ba
Lan thiếu thốn và quản lý yếu kém.

Các nhà hoạt động phi bạo lực người Iran cũng
vậy, họ có khiếu chọn đúng thời điểm. Bóng đá ở
Iran thiêng liêng chỉ sau Hồi Giáo. Môn thể thao
này được mọi người yêu mến và có vị trí không kém
vũ khí hạt nhân trên nấc thang ưu tiên quốc gia. Do
đó, khi tuyển Iran đấu với tuyển Hàn Quốc để tranh
vé vào World Cup 2014, bạn có thể tin vào sự tập
trung và đoàn kết của tất cả mọi người.
CHƯƠNG V CHIẾN THẮNG BẰNG TIẾNG CƯỜI 145

Fatma Iktasari và Shabnam hiểu rõ điều này khi


họ chọn quần áo để mặc cho trận quyết đấu vào một
buổi chiều năm 2012. Mặc dù bên ngoài rất nóng, họ
vẫn mặc quần jeans, áo khoác đen dài và đội mũ len.
Đó là cách duy nhất để vào được sân vận động: do
tập quán lâu đời Iran, phụ nữ không được phép đến
xem các trận đấu bóng đá. Là một trong những nền
văn hóa bảo thủ tôn giáo nhất trên thế giới, đây chỉ
là một trong nhiều sự hạn chế áp đặt lên phụ nữ. Các
giáo sĩ hồi giáo, đương nhiên, lại nói rằng đây là biện
pháp “bảo vệ”, tránh cho người phụ nữ phải nghe các
loại ngôn từ tục tĩu mà người ta phun ra trong những
trận đấu thể thao, vốn có thể làm hỏng sự trong sáng
của những tâm hồn phái nữ yếu đối. Nhưng Iktasari
và Kazimi không e ngại việc phải học ngôn ngữ tục
tĩu mới. Với trang phục trung tính để che giấu giới
tính thật, hai người phụ nữ bước ngay qua mặt bảo
vệ và hy vọng sẽ được tận mắt chứng kiến đội tuyển
quốc gia mà họ yêu mến chiến thắng đối thủ và giành
vé vào giải bóng đá danh giá nhất toàn cầu. Nhưng
khi trận đấu vừa diễn ra thì họ đã nhanh chóng cởi
bỏ lớp ngụy trang. Mọi người ở đó đều thấy có hai
người phụ nữ trong sân vận động cùng xem trận đấu
với họ. Giữa những lúc reo hò và hô khẩu hiệu,
Iktasari và Kazimi còn chụp một vài bức ảnh trên
khán đài, mà họ biết chắc sẽ được lan truyền trên
mạng xã hội.
146 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH

Giả sử họ giành được chiến công này vào một


ngày nào khác, có lẽ nó cũng gây được một chút chú
ý nhưng rồi cũng nhanh chóng rơi vào quên lãng.
Nhưng với bóng đá và chiến thắng của đội tuyển và
giải World Cup trong tâm trí của tất cả mọi người,
trò nguy hiểm của hai người phụ nữ này nhanh chóng
trở thành một thứ gì đó lớn vượt tầm của chính nó.
Đầu tiên, nó đặt ra cho các nhà chức trách Iran một
vấn đề mà tại CANVAS chúng tôi gọi là một tình
thế lưỡng nan. Nó là tình huống mà cảnh sát thế nào
cũng là thua. Họ có thể bắt hai người phụ nữ, và
khiến cho mình trở nên ngớ ngẩn trong con mắt của
hàng triệu khán giả của môn thể thao này trên khắp
thế giới – và tệ hơn nữa, có lẽ họ còn phải đối mặt
với nguy cơ bị trừng phạt hoặc bị loại khỏi vòng
chung kết World Cup – hoặc họ có thể chỉ đứng đó
mỉm cười thân thiện, để cho hai người phụ nữ tiếp
tục thưởng thức trận đấu, và khuyến khích 35 triệu
phụ nữ Iran khác cũng đang ngột ngạt dưới những
điều luật đàn áp.

Cuộc biểu tình ngồi ở sân vận động trở thành


một biểu tượng và để từ đó người ta liên hệ đến bất
kỳ điều gì. Trong tưởng tượng của công chúng,
Iktasari và Kazimi không chỉ là những nhà hoạt động
phản đối một điều luật mang tính đàn áp và kỳ thị;
họ còn là biểu tượng cho hy vọng và hứa hẹn về một
ngày nào đó được sống trong một đất nước nơi mà
mọi công dân, không kể giới tính, có thể đi xem bóng
CHƯƠNG V CHIẾN THẮNG BẰNG TIẾNG CƯỜI 147

đá một cách tự do và vui vẻ. Một blogger Iran thậm


chí còn bày tỏ nguyện vọng này dưới hình thức một
bài thơ, dù bài thơ đó thực sự rất dở: “Hỡi những
người anh hùng”, anh ta viết tặng hai người phụ nữ
dũng cảm, “hỡi các chiến binh, hãy mơ về một ngày,
có một hội thảo với giới thanh niên trong những
phòng tập ‘tự do’.” Mặc dù lựa chọn từ ngữ nghèo
nàn, nhưng ý nghĩa của câu thơ thể hiện rất rõ: trò
cải trang nguy hiểm của họ đã thành công lớn. Bằng
cách khai thác tình huống éo le này, các nhà hoạt
động Iran đã đẩy một trong những bộ máy an ninh
đáng sợ nhất thế giới vào một tình huống làm gì cũng
thua.

Bạn có thể nghi ngờ liệu có thể áp dụng cách tiếp


cận này với hài kịch chính trị hay không. Suy cho
cùng, nếu muốn thành công, các nhà hoạt động phải
chuyển tải được ý nghĩa và thông điệp nào đó chứ
không chỉ đơn thuần thực hiện một trò chơi khăm
hay một trò đùa nơi công cộng. Nhưng có một
nguyên nhân khiến cho sự hài hước trở thành công
cụ phổ biến đến thế trên đấu trường của các nhà hoạt
động thời hiện đại: nó thực sự hiệu quả. Một phần là
vì, nó đập tan nỗi sợ hãi và xây dựng sự tự tin. Nó
cũng làm cho các phong trào thêm ngầu, một nhân
tố cần thiết để giúp thu hút thêm thành viên mới.
Cuối cùng, sự hài hước có thể khiến cho đối thủ của
bạn có những phản ứng ngô nghê. Những hành động
hài hước nhất – hay chủ nghĩa tiếng cười – buộc
148 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH

những tay chuyên quyền và các trụ cột an ninh của


hắn vào những tình huống kiểu gì cũng thua, làm suy
yếu lòng tin của nhân dân vào thể chế của hắn cho
dù hắn đáp trả theo cách nào. Các chính trị gia, cho
dù được bầu một cách dân chủ hay là theo kiểu độc
tài chuyên chế, thường hay tự cho mình là quan
trọng. Sau một khoảng thời gian quá dài nắm quyền
lực trong tay và sau quá nhiều lần nhìn khuôn mặt
photoshop của chính mình trên báo, họ bắt đầu tự
coi trọng mình quá đáng. Cứ như thể họ đang bắt
đầu tin vào tuyên truyền của chính mình vậy. Đây là
lý do vì sao họ phạm những lỗi ngớ ngẩn khi đối mặt
với chủ nghĩa hài hước. Những người có quyền có thế
thường không biết đùa.

Trên tất cả, chủ nghĩa hài hước còn đưa phong
trào của bạn vượt lên trên tầm của những trò đùa vô
hại đơn thuần, bởi vì nó làm tan rã lớp vôi vữa giúp
cố định vị trí của hầu hết các nhà độc tài: nỗi sợ hãi.
Bạn có thể thấy điều đó đã diễn ra như thế nào ở một
trong những nơi ít buồn cười nhất trên thế giới ngày
nay, nước Syria của Bashar al-Assad. Khi tôi và đồng
nghiệp Breza ở CANVAS gặp gỡ các thủ lĩnh phong
trào của Syria – một nhóm hoạt động phi bạo lực
muốn làm cách mạng chống lại những tên sát nhân
hồi giáo đang thống trị đất nước mình – họ cũng
giống như tất cả những người đó, bắt đầu bằng việc
nói rằng cái gì có tác dụng ở Serbia hay bất kỳ nơi
nào khác không bao giờ có thể xảy ra ở Syria. Và
CHƯƠNG V CHIẾN THẮNG BẰNG TIẾNG CƯỜI 149

nguyên nhân họ đưa ra, đúng như mong đợi, chính


là nỗi sợ hãi. “Cách này sẽ không thực hiện được ở
Damascus,” họ bảo chúng tôi, “bởi vì hiện nay mọi
người đều quá sợ hãi mọi thứ xung quanh.” Nhưng,
chúng tôi gợi ý, hoàn toàn có thể phá vỡ quả bong
bóng sợ hãi đó. Và một khi nó đã vỡ, mọi thứ đều có
thể xảy ra.

Trước thực tế hàng vạn dân thường bị tàn sát bởi


chế độ, các phe đối lập – bạo lực hay không bạo lực
– thì đang đấu tranh để phá vỡ thành trì vững chãi
của bọn độc tài trên mọi mặt của đời sống con người,
các nhà hoạt động này (vì những nguyên nhân hiển
nhiên, tôi sẽ không tiết lộ tên của họ) nghĩ rằng
chúng tôi điên rồ. Nhưng sau đợt tập huấn với chúng
tôi hàng tuần hoặc hàng tháng, một vài người Syria
đã tới. Họ đã tìm ra những cách sáng tạo để chống
lại nỗi sợ hãi bằng sự hài hước. Họ hiểu rằng chủ
nghĩa hài hước không chỉ là những trò đùa vô hại của
trẻ con, mà hơn thế, còn là những quyết định chiến
lược nghiêm túc. Một trong những hình ảnh cũ kỹ
nhất mà các nhà làm phim dựa vào để chọc cười khán
giả là từ bộ phim Keystone Kops, những tay cớm bất
lực và vụng về chạy qua chạy lại huơ huơ những chiếc
gậy ba toong nhưng không sao tóm được bọn tội
phạm. Nếu người dân Syria cũng nhìn những tên sát
nhân của Assad như những thằng hề bộp chộp như
vậy, các nhà hoạt động Syria dần dần nhận ra, thì chế
độ của hắn sẽ mất đi một trong những nhân tố quan
trọng nhất làm thối chí người dân: đó là khả năng
gây sợ hãi.
150 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH

Một trong những việc đầu tiên mà các nhà hoạt


động này làm là mua một vài thùng màu thực phẩm.
Đợi đêm xuống, họ lén mang đến đổ vào những đài
phun nước ở các quảng trường lớn trong thành phố
Damascus. Sáng hôm sau, khi người dân thủ đô thức
dậy trong cảnh kẹt xe buổi sáng, tất cả các đài phun
nước đều như đang phun máu, một ẩn dụ về sự đàn
áp tàn bạo của Assad. Giống cảnh trong phim
Keystone Kops: tức giận trước cảnh tượng đó, cảnh
sát vội huy động toàn bộ các nhóm tuần tra đi xử lý
vấn đề, nhưng họ nhanh chóng nhận ra rằng cách
duy nhất để ngăn các đài phun nước khỏi phun nước
đỏ như máu là đợi cho màu tan hết và nước đỏ chảy
thoát khỏi hệ thống. Trong lúc đó, người dân
Damascus được thưởng thức những cảnh phim vui
nhộn, nhiều nhóm cảnh sát tập trung tại các đài phun
nước với những khuôn mặt bối rối, chờ đợi chỉ đạo
từ cấp trên và nói chung trông như thể họ chẳng biết
phải làm gì. Phải một tuần sau nước mới trở lại như
bình thường.

Nhưng không chỉ các vòi phun nước mới làm cho
cảnh sát Damascus phải bận tâm. Họ còn phải xử lý
những quả bóng bàn nữa. Hàng ngàn quả bóng. Rắc
rối bắt đầu khi một nhóm các nhà hoạt động người
Syria khởi xướng việc in khẩu hiệu chống nhà nước
Assad với những từ “Tự do” và “Thế là đủ rồi” lên
hàng ngàn quả bóng bàn, sau đó từ các túi đựng rác
khổng lồ, họ đổ những quả bóng này lên những con
CHƯƠNG V CHIẾN THẮNG BẰNG TIẾNG CƯỜI 151

phố hẹp và dốc của Damascus. Dễ hiểu vì sao người


dân nghi ngờ tính hiệu quả của một chiến thuật vớ
vẩn như vậy chống lại nền độc tài sát nhân. Các nhà
hoạt động cả gan này còn định làm gì tiếp theo nữa,
những người quan sát cười thầm, rung chuông cửa
nhà Assad rồi bỏ chạy chăng? Gọi đến Domino’s và
đặt pizza mang tới dinh tổng thống? Nhưng những
nhà hoạt động này không nản chí. Cuộc phản kháng
bằng những quả bóng bàn diễn ra lần nữa, và lần nữa.
Chẳng bao lâu, tiếng đập không thể lẫn vào đâu của
những quả bóng bàn ở khắp các hẻm phố núi của thủ
đô chỉ có thể mang một ý nghĩa: đảng đối lập phi bạo
lực đang chọc tay vào con mắt của chế độ Assad.

Trưởng ban an ninh bắt đầu lo lắng. Bằng việc


cố tình vi phạm pháp luật, những quả bóng chạy trốn
này bắt đầu được xem là nguy cơ đối với an ninh quốc
gia. Chúng sẽ khuyến khích người dân. Rồi cả những
đồ thể thao khác cũng sẽ thiết lập một liên minh
nguy hiểm với chúng. Những quả bóng bàn này cần
bị chặn lại trước khi quá muộn. Mệnh lệnh được đưa
ra cho lực lượng cảnh sát: phải bao vây và bắt lấy tất
cả những quả bóng mà họ có thể tìm thấy. Và đây là
lúc câu chuyện trở nên hay ho. Ngay khi một túi bóng
bàn chống Assad được đổ ra ở bất kỳ nơi đâu tại
Damascus, lực lượng an ninh đáng sợ và bạo lực sẽ
chạy ngay đến chỉ sau vài phút và – vũ khí trang bị
đến tận răng, xin bạn để ý chi tiết này – đuổi theo
từng quả bóng họ nhìn thấy. Những gã này sẽ đổ ra
152 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH

khắp nơi, nhặt từng quá bóng bàn và thở hồng hộc.
Điều mà dường như cảnh sát không nhìn ra là, trong
vở hài kịch này, những quả bóng bàn – rất giống như
những đài phun nước trước đó – chỉ là phông nền mà
thôi. Chính họ, những người thực thi pháp luật cho
chế độ, mới là diễn viên chính trong vai những thằng
hề.

Đã đến lúc tăng tiền cược. Giống như Harvey


Milk, người Syria hiểu rằng không gì có thể tạo nên
kết quả được như những cục phân. Nhờ sự tiến bộ
thần kỳ của công nghệ, những kẻ thích đùa đã bí mật
chuẩn bị vài trăm bộ loa USB mini có thể phát một
vài bài hát với âm lượng lớn. Họ tải lên những bài ca
kháng chiến nổi tiếng – “Assad là một con lợn” chẳng
hạn và vân vân. Sau đó họ đem giấu những chiếc loa
mini này ở những nơi tệ nhất có thể tìm được: những
thùng rác hôi thối, những đống phân, và bất cứ chỗ
nào có mùi nồng nặc. Chẳng bao lâu sau cả thành
phố bỗng sống động lên cùng tiếng nhạc. Loại nhạc
phản động, bất hợp pháp. Được yêu cầu phải dẹp
ngay các bài hát phản động đó, cảnh sát vội đi tìm
những chiếc loa để tiêu hủy chúng. Nhưng để làm
điều đó, họ phải xắn áo lên và thọc tay vào hết thứ
kinh tởm này đến thứ kinh tởm khác trước mắt của
bàn dân thiên hạ. Những quả bóng bàn thì quá hay
rồi. Nhưng trận này mới tuyệt vời. Trên thực tế, có
lẽ đây là vở hài kịch hay nhất mà người dân
Damascus từng được xem kể từ rất lâu rồi.
CHƯƠNG V CHIẾN THẮNG BẰNG TIẾNG CƯỜI 153

(Ảnh minh họa 5.2)

Với một chút sáng tạo và chỉ một vài đồng đô la


để mua thiết bị, ta luôn luôn có thể truyền đi thông
điệp của mình. Các nhà hoạt động thuộc tổ chức
GIRIFNA – nghĩa là “We are fed up” (Chúng tôi đã
phát ngấy) của Sudan –từ lâu đã hy vọng có thể lật
đổ nền độc tài của Omar al-Bashir, một tay cuồng
diệt chủng đã tước đoạt quyền tự do của công dân
trong hàng chục năm và đã biến Dafur thành một địa
ngục sống. Với hoàn cảnh đó, Sudan không phải là
nơi mà bạn có thể cứ thế mà kêu gọi mít tinh ở
Khartoum mà không bị bắt giam và tra tấn, và các
nhà hoạt động cũng không được thoải mái công khai
tuyên bố rằng họ ủng hộ phong trào dân chủ, dưới
những con mắt theo dõi của mật vụ có mặt ở khắp
mọi nơi của Bashir. Vậy thì GIRIFNA đã lan truyền
thông điệp của họ bằng cách nào? Họ lấy màu cam
làm biểu tượng và khuyến khích những người ủng hộ
mang theo một quả cam cho dù họ đi đâu. Nó có tác
154 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH

dụng, chẳng bao lâu sau đã có rất nhiều người bắt đầu
mang cam theo trong lúc họ đi làm việc nọ việc kia.
Bạn sẽ thấy cam ở khắp mọi nơi. Và hành động này
thật hoàn hảo vì nguy cơ rủi ro của nó là thấp. Suy
cho cùng, có ai bị bắt chỉ vì mang theo một quả cam
bình thường? Chẳng ai cả. Trong trường hợp hãn
hữu gặp phải bất trắc, những người ủng hộ
GIRIFNA hoàn toàn có thể ăn luôn quả cam đó,
hoặc vứt nó đi, hoặc vờ như không biết gì. Đó là một
giải pháp có phần trâng tráo nhưng thực tế.

(Hình minh họa 5.3)


CHƯƠNG V CHIẾN THẮNG BẰNG TIẾNG CƯỜI 155

Những hành động bất tuân lấc cấc như thế


thường đạt được hiệu quả do đã được lên kế hoạch
rất tỉ mỉ. Song như chúng ta đã biết, hài kịch đôi khi
cũng phụ thuộc vào khả năng ứng biến: tùy theo tình
hình mà ứng tác ngay trong tình huống bị đặt vào,
khiến cho nó kỳ lạ hơn nữa và buồn cười hơn nữa. Và
kiểu hài hước này luôn có một vị trí quan trọng trong
các chiến dịch phản kháng phi bạo lực. Những người
bạn yêu mến của tôi, nhóm Yes Men, nắm vững kiểu
hoạt động cực kỳ buồn cười này. Đối với tôi, họ là
phiên bản Mỹ của Monty Python và là báu vật đích
thực của quốc gia. Tất nhiên, có rất nhiều câu chuyện
về nhóm Yes Men đáng để chia sẻ, nhưng hãy để tôi
nhắc đến một trò đùa vô hại của họ mà tôi thích nhất,
trò kinh điển mà Andy Bichlbaum và Mike Bonanno
đã khiến cho tổ chức Thương Mại Thế giới phải
ngừng hoạt động.

Hãy để tôi mô tả bối cảnh. WTO là một tổ chức


quốc tế điều tiết quan hệ thương mại giữa các quốc
gia và với nhiều người, là một nơi để các nước giàu
theo đuổi lợi ích của mình bất chấp lợi ích của các
nước rất nghèo. Còn Andy và Mike thì khác, đang ở
độ tuổi trung niên và mặc dù thuộc tầng lớp trung
lưu nhưng họ không nề hà việc mua quần áo tại
những cửa hàng đồ cũ rẻ tiền. Năm 1999, tức giận
trước các chính sách của WTO, họ đã xây dựng một
website giả chỉ khác đường URL thật của tổ chức này
một vài chữ cái. Nếu bạn tìm kiếm trang của WTO
156 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH

và tình cờ bị dẫn đến trang của Mike và Andy, bạn


sẽ không nhận ra sự khác biệt. Họ đặt nút “Liên hệ
chúng tôi” ở vị trí nổi bật trên trang chủ, rồi ngồi chờ
ai đó cắn câu.

Trong một khoảng thời gian dài, không có ai.


Sau đó, có một vài câu hỏi và thắc mắc được gửi đến.
Cuối cùng, một lời mời tìm được đường đến hòm thư
của họ, yêu cầu cử một đại diện của WTO đến nói
chuyện tại một hội thảo có uy tín được tổ chức ở
Salzburg. Andy và Mike gom góp từng đồng, vay
mượn bạn bè thêm chút ít để mua vài bộ vét và hai
vé máy bay đi Áo. Trong bài thuyết trình được trình
bày rất chuyên nghiệp của mình, họ đã nói cách duy
nhất để cứu vãn nền dân chủ khỏi vô vàn thách thức
sống còn là phải tư hữu hóa nó, công dân có quyền
bán lá phiếu của mình cho người trả giá cao nhất.

Lời nói đùa này thu hút giới báo chí, tuy nhiên
không nhiều. Andy và Mike lặp lại trò này thêm một
vài lần nữa, trong số đó có là cuộc hội thảo ở Phần
Lan nơi họ cho trình chiếu một thứ có hình dương
vật khổng lồ đang phóng điện vào những người công
nhân cùng khổ đang phải còng lưng làm việc.
Nhưng, giống như những người Ba Lan và người
Syria và hầu hết nghệ sĩ hài, khi đã thành công, họ
lại muốn vở hài kịch ngày càng có nhiều khán giả
hơn, được nhiều người thưởng thức hơn. Một buổi
chiều nọ, tại một sự kiện ở Sydney, họ lên sân khấu
và thông báo, vẫn với tư cách là giới chức của WTO,
rằng đã đến lúc cho WTO ngừng hoạt động.
CHƯƠNG V CHIẾN THẮNG BẰNG TIẾNG CƯỜI 157

Sau khoảng một giờ đồng hồ trình chiếu các số


liệu thống kê khô khan về gian lận trong kinh doanh,
họ bắt đầu gây sốc cho khán giả. Tổ chức WTO,
Andy nói, cuối cùng đã nhận ra rằng toàn cầu hóa chỉ
có lợi cho các tập đoàn lớn, chứ không phải những
công ty nhỏ. Do đó, anh ta nói, tổ chức này có hại
hơn là có lợi, và sẽ ngay lập tức ngừng tồn tại. Nó sẽ
được tổ chức lại, Andy nói, thành Tổ chức Điều tiết
Thương Mại, một thể chế toàn cầu bảo vệ quyền lợi
của khách hàng và bắt các tập đoàn phải chịu trách
nhiệm. Cùng ngày hôm đó, Andy và Mike đã xuất
hiện trên trang đầu các báo hai lần: một lần khi các
phóng viên nhẹ dạ cả tin cho công bố những lời nói
đùa của họ như dữ kiện thực tế, và một lần nữa khi
giới truyền thông phát hiện ra trò lừa đảo của họ. Sự
việc khiến cho tổ chức WTO thu hút được sự chú ý
của những người mà lẽ ra còn chẳng biết là nó tồn
tại, và khiến Andy và Mike trông có vẻ thông minh
và hấp dẫn hơn tổ chức quốc tế tạp nham và không
có bản sắc mà họ đang tìm cách làm cho bẽ mặt. Và
tất cả những gì hai diễn viên hài ứng tác này cần chỉ
là một trang web và một vài vé máy bay.

Một số người thậm chí còn không có điều kiện


tối thiểu ấy mà vẫn có thể tạo ra những trò đùa vô hại
tuyệt vời. Siberia, vùng đất khét tiếng của Nga, nơi
đất đai thì trù phú nhưng người dân thì lại nghèo xác
xơ, là quê hương của một trong những nhóm hoạt
động kiểu hài hước thành công nhất. Ban đầu, họ
158 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH

chưa làm theo cách đó. Năm 2012, khi Vladimir


Putin một lần nữa lại thắng cử và nhóm quyền lực
một tay che trời của ông ta đang ngày càng siết chặt
gọng kìm lên điện Kremlin, rất nhiều người Siberia
ủng hộ đảng đối lập, được khuyến khích bởi một
đoạn băng chỉ ra bằng chứng gian lận, đã nộp đơn
xin phép thành phố cho họ biểu tình phản đối chiến
thắng không trung thực của Putin. Các nhà chức
trách đã từ chối. Không muốn vi phạm pháp luật và
tránh nguy cơ bị bắt giam, các nhà hoạt động đã nộp
đơn xin phép một lần nữa, lần này họ cũng bị từ chối.
Chuyện đó cứ diễn ra như vậy rất nhiều lần, cho đến
khi cuối cùng, ngay cả người tích cực nhất nhóm
cũng nhận ra rằng họ sẽ không bao giờ được phép tổ
chức biểu tình trong thành phố.

Nhưng đồ chơi của họ thì có thể.

(Ảnh minh họa 5.4)


CHƯƠNG V CHIẾN THẮNG BẰNG TIẾNG CƯỜI 159

Vào một ngày giá rét – bạn hãy hình dung cái rét
của Siberia vào tháng Hai – các nhà hoạt động tập
trung ở trung tâm thành phố với đồ chơi yêu thích
của con cái họ. Họ có một trăm nhân vật đồ chơi thu
thập được từ những chiếc kẹo hình trứng Kinder
Surprise. Họ có một trăm nhân vật lego. Hai mươi
chú lính đồ chơi. Mười lăm con thú bông. Mười ô tô
mô hình. Các loại đồ chơi được gắn biểu ngữ nhỏ xíu
– những chú cá heo mang biểu ngữ chống tham
nhũng, những chú hươu phản đối gian lận bầu cử.

Những bức ảnh được chụp, tất nhiên, và chẳng


bao lâu toàn bộ nước Nga đều biết đến cuộc biểu tình
đồ chơi nổi tiếng này. Trong một bức ảnh, ngay cả
cảnh sát cũng bị thấy đang cười trước cuộc cách mạng
Lego tí hon này. Và ai mà có thể trách họ? Nó buồn
cười mà. Chỉ trong vài tuần, các chú gấu teddy, các
nhân vật hành động và thú nhồi bông trên khắp đất
nước rộng lớn này được huy động, được gắn biểu ngữ
tí hon viết tay, và đặt trên đường phố.

Được khuyến khích bởi sự lan rộng của phong


trào phản đối bằng đồ chơi, những người tổ chức
cuộc mít tinh đồ chơi ở Barnaul lại làm đơn xin tổ
chức một cuộc biểu tình Lego và kẹo trứng Kinder
Surprise nữa trong thành phố, nhưng đến giờ thì nhà
chức trách Nga vốn không có khiếu hài hước đã phát
ngấy đám đồ chơi phản động này rồi. Bộ máy quan
160 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH

liêu do Kremlin điều khiển đã quyết định chấm dứt


trò phản kháng trẻ con này một lần và mãi mãi. Trên
tờ báo địa phương, chính quyền thông báo với công
chúng rằng việc tụ tập các đồ vật vô tri cũng bị coi là
vi phạm pháp luật.

“Như các vị cũng hiểu, đồ chơi, đặc biệt là đồ


chơi nhập khẩu, không phải là công dân Nga và thậm
chí còn không phải là con người,” Andrei Lyapunov,
một quan chức địa phương, phát biểu trước giới
truyền thông. “Có thể ai đó được truyền cảm hứng
bởi đồ chơi của họ … và coi chúng là bạn họ, nhưng
pháp luật, chẳng may, lại có một quan điểm khác.
Cho dù là đồ chơi, hay cờ, đĩa, hay đồ gia dụng.v.v.
đều không được tham gia tụ tập, biểu tình.”

Lyapunov là người trung thực nhất mà một diễn


viên hài có thể đặt hy vọng. Nước Nga đã đầu tư
nhiều thời gian và nỗ lực để xây dựng hình ảnh nào
đó cho Putin trước người dân của mình. Chúng ta đã
từng thấy những bức ảnh lố bịch trong đó Quốc
Vương Vladimir, người anh hùng gan góc để ngực
trần đánh vật với các con thú, lặn dưới biển sâu, và
tập judo. Làm sao mà chính người đàn ông này lại bị
các nhân vật Lego nào đó hay một con hươu nhồi
bông nào đó đe dọa? Suy cho cùng, trò đùa này là
nhằm vào Putin.
CHƯƠNG V CHIẾN THẮNG BẰNG TIẾNG CƯỜI 161

Chủ nghĩa hài hước không chỉ phá vỡ nỗi sợ hãi


và hình ảnh đáng sợ trưng ra trước công chúng vốn
củng cố cho tính hợp pháp của kẻ chuyên quyền, mà
nó còn tô điểm thêm độ “ngầu” cho hình ảnh phong
trào của bạn. Ở Ai Cập, Mohammed Adel và các bạn
của mình là những bậc thầy của nghệ thuật hoạt động
xã hội bằng sự hài hước. Sự hài hước nhanh chóng
trở thành một phần cốt lõi của chiến lược chống
Mubarak. Nhiều người tham gia mít tinh biểu tình
cầm theo vở đi học của họ để chứng tỏ rằng họ đã để
“phần tử nước ngoài” ở nhà, và một hình ảnh phổ
biến được lưu hành khắp đất nước Ai Cập. Trên đó
là màn hình cài đặt điển hình của Microsoft
Windows, với file “freedom” (tự do) đang được sao
chép từ một máy chủ tên là “Tunisia”. Nhưng hộp
thoại báo lỗi xuất hiện, thông báo có một sự cố nhỏ.
“Please remove Mubarak and try again,” (Hãy xóa file
“Mubarak” rồi thử lại/Hãy loại bỏ Mubarak rồi thử
lại), là nội dung thông báo. Đó là một trò đùa rất hay,
và nó vẫn là màn hình nền máy tính của tôi cho tới
tận bây giờ. Mohammed và các bạn của anh ấy đã
làm cho việc đi đến quảng trường Tahir và được
trông thấy như là đang tham gia hoạt động chính trị
trở nên ngầu. Mỗi ngày lại có thêm nhiều người tham
gia vào hoạt động – không chỉ bởi vì họ muốn lật đổ
Mubarak, mà còn bởi vì họ muốn dự phần vào sự
(Ảnh minh họa 5.5)
kiện biến động hài hước đang lan rộng khắp nước.
162 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH

Điều mà Mohammed Adel và những người bạn


dũng cảm của anh hiểu rất rõ, là tiếng cười giúp họ
mang đến một điểm xuất phát dễ dàng mà hiệu quả
cho công dân bình thường. Vào thời điểm diễn ra
cuộc Cách Mạng của người Ai Cập, tôi nhớ các
chuyên gia phân tích chính trị nghiêm túc trên TV
tuyên bố những câu vớ vẩn như “Người dân cuối cùng
sẽ phát chán với việc đi đến Quảng Trường Tahir và
phong trào sẽ chìm xuống.” Nhưng mấy gã đó không
hiểu cuộc chơi. Nếu bạn đang ở độ tuổi hai mươi –
như phần lớn người dân Ai Cập – liệu bạn có từ chối
tham gia một cuộc chơi thú vị như thế không?

Cách mạng là công việc nghiêm trọng. Cách


mạng có thể lay chuyển cả xã hội và các quốc gia, tạo
nên những thay đổi mang tính kiến tạo đối với hệ
thống kinh tế và ảnh hưởng đến đời sống của hàng
triệu người. Có lẽ do vậy mà từ lâu, cách mạng vẫn
chỉ được trao vào tay những người cực kỳ nghiêm túc.
Hãy nhớ lại khuôn mặt khắc khổ của những nhà cách
mạng cũ như Lenin, Mao Trạch Đông, Fidel và Che.
Nếu bạn có thể tìm ra hơn ba bức ảnh chụp họ đang
cười thực sự thoải mái, tôi sẽ gửi tặng bạn một cái
bánh cookie. Nhưng chuyển sang các cuộc phản
kháng mới đây vài thập niên, bạn sẽ thấy một hình
thức hoạt động chính trị mới. Sự hài hước trong
chính trị có lịch sử cũng lâu đời như bản thân chính
trị, và sự châm biếm hay đùa cợt đã từng được sử
dụng để nói lên sự thật với nhà cầm quyền trong
CHƯƠNG V CHIẾN THẮNG BẰNG TIẾNG CƯỜI 163

nhiều thế kỷ. Nhưng các nhà hoạt động theo chủ
nghĩa hài hước của thời hiện đại đã đưa tiếng cười lên
một tầm cao mới. Tiếng cười và sự vui vẻ không còn
là một yếu tố phụ trong chiến lược của một phong
trào. Trong nhiều trường hợp, tiếng cười chính là
chiến lược. Các nhà hoạt động phi bạo lực ngày nay
đang tạo nên một sự chuyển dịch trên phạm vi toàn
cầu về chiến thuật tổ chức phản kháng, không còn là
sự tức giận, phẫn nộ, bạo lực mà chuyển sang hình
thức hoạt động mạnh mẽ hơn trên cơ sở của sự vui
vẻ. Và, đáng ngạc nhiên là, các hình thức hoạt động
này càng chứng minh hiệu quả hơn khi bị các nhà
độc tài tìm mọi cách để đàn áp.
164 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH

(Ảnh minh họa 6.1)


CHƯƠNG VI GẬY ÔNG ĐẬP LƯNG ÔNG 165

CHƯƠNG VI

GẬY ÔNG ĐẬP


LƯNG ÔNG

Bạn có nhớ bộ phim trong đó George Clooney


vào vai một doanh nhân dành phần lớn thời gian của
anh ta ở sân bay và trên máy bay không? Tôi có thể
không ngầu bằng Clooney khi đi qua cửa an ninh với
đôi giày bẩn trong tay, nhưng việc đi lại hơn một
trăm ngàn dặm mỗi năm khiến tôi về cơ bản cũng
dành cả đời ở trên đường. Trên thực tế, vợ tôi,
Masha, thường bảo rằng tôi chỉ giả đò sống ở
Belgrade mà thôi, ngôi nhà thật sự của tôi chính là
sảnh Lufthansa ở sân bay Frankfurt. Đã như vậy
166 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH

nhiều năm nay rồi. Giờ đây, tôi có thể kể tên sân bay
lớn nào trên thế giới có pizza ngon nhất, những chiếc
ghế thoải mái nhất để ta chợp mắt một lát, và nơi nào
có nhà vệ sinh ít bẩn thỉu nhất. Thực ra, tôi còn có
thể kể ra nhiều điều hơn thế: sân bay là phiên bản
thu nhỏ hoàn hảo của một xã hội, và nếu bạn quan
sát thật kỹ, bạn sẽ học được nhiều điều về nền văn
hóa của những người xây cái sân bay đó. Người Mỹ
chẳng hạn, cực kỳ ám ảnh bởi an ninh, cho nên sẽ có
rất nhiều cửa an ninh phải qua trước khi bạn được
phép vào sảnh đợi. Họ cũng là những người hướng
về gia đình và nhạy cảm với nhu cầu của người khuyết
tật, nên các sân bay ở Mỹ có rất nhiều vòi nước thấp,
nhiều chỗ thay tã trẻ em và nhiều đường riêng cho
người đi xe lăn. Ở Châu Âu, thuốc lá được nhiều
người yêu thích, do đó họ đối phó với yêu cầu cấm
hút thuốc bằng cách, cứ cách một cửa lại đặt một
cabin bằng kính, để hành khách vừa xuống máy bay
là đã có thể hút ngay một điếu thuốc. Ở Italy, người
ta chứng tỏ khả năng tổ chức huyền thoại của họ
bằng cách trả hành lý cho khách ngay khi máy bay hạ
cánh.

Ở nhiều nước Đông Nam Á, người dân coi trọng


tâm linh hơn: tại các sân bay, tiếp viên gần như cúi
gập người trước các nhà sư để tỏ lòng tôn kính sâu
sắc. Nếu bay đến Thái Lan chẳng hạn, sẽ có một tấm
biển nhỏ nhắc nhở bạn rằng các nhà sư cũng được ưu
tiên, ngoài người già và người khuyết tật. Các nhà sư
CHƯƠNG VI GẬY ÔNG ĐẬP LƯNG ÔNG 167

thậm chí còn có sảnh chờ riêng, tách biệt khỏi đám
hành khách trần tục chúng ta. Đứng xếp hàng ở
Campuchia, bạn có thể chứng kiến một người thanh
niên nào đó trông từ tốn và bình an, khoác áo choàng
màu cam đi qua trong khi mọi người khác cúi đầu
tôn kính. Cái cảnh ấy vừa duyên dáng lại vừa khó
chịu, nó cho bạn thấy vị trí của các nhà sư đã được
tâng lên mức nào trong các quốc gia Phật Giáo.
Burma cũng không ngoại lệ - nửa triệu vị tăng ni
trong áo choàng màu nghệ là con cưng của cả dân
tộc, họ được dâng tặng đủ mọi thứ từ những cái nhìn
đầy thành kính cho tới hỗ trợ về tài chính. Họ cũng
được coi là đứng trên mọi sự kiện xung đột chính trị
bình thường, và ở Burma thì đó là một vị trí đáng
ghen tỵ. Đất nước này đã và đang phải oằn mình rên
xiết dưới chế độ độc tài quân sự kể từ năm 1962, và
người dân Burma đã nhiều lần cố gắng, nhưng hầu
như không thành công, để thoát khỏi ách thống trị
của các tướng quân sự.

Trong cuộc bầu cử được tổ chức năm, nhân vật


thân dân chủ Aung San Suu Kyi đã giành chiến
thắng lớn. Nhưng dĩ nhiên, chế độ đã bác bỏ kết quả
này và đàn áp nền dân chủ một cách thô bạo, đưa
người dân trở về trạng thái đóng băng chính trị và
hầu như không có gì xảy ra trong gần hai thập niên
tiếp theo, cho đến khi hàng loại các biện pháp kinh
tế khắc nghiệt đã khiến dân chúng phải ra đường vào
năm 2007. Một trong số những người đó là Ashin
Kovida.
168 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH

Nếu gặp Kovida tại một bữa tiệc mà không biết


rằng trong tên của anh ta có gắn thêm chức danh mà
người dân Burma thường dùng để gọi các nhà sư của
họ một cách tôn kính, bạn vẫn có cảm giác đó là một
người sùng đạo. Anh ta có vóc người nhỏ nhắn, nói
năng nhỏ nhẹ đến mức bạn phải ghé tai sát vào mới
nghe được. Nhưng vào năm 2007, khi trợ cấp của
chính phủ bị xóa bỏ và giá dầu tăng vọt lên, thì người
đàn ông dịu dàng này quyết định như thế là quá đủ.
Chính phủ quân phiệt cần phải biến đi chỗ khác. Và
giống như rất nhiều người hobbit khác, anh cảm thấy
thấy mình phải gánh lấy trách nhiệm dẫn đầu.

May mắn thay, mọi thứ như thể ủng hộ Kovida.


Một bản Bringing Down the Dictator, cuốn DVD
về thành công của nhóm Otpor! trong việc lật đổ
Milosevic, bằng cách nào đó được bí mật đưa vào đất
nước, dịch ra tiếng Burma và gửi đến tu viện hẻo lánh
lúc đó của Kovida. Sau khi xem cuốn phim tài liệu
này, Kovida cảm thấy được truyền cảm hứng: những
người đàn ông và phụ nữ trên màn hình tuy không
ngoan đạo và trong sáng như anh ta – chúng tôi, rốt
cục, là những người Serbia táo tợn – nhưng họ cũng
trẻ và tràn đầy quyết tâm như thế, và quan trọng nhất,
họ đã làm được một điều gì đó ở quê hương họ, một
điều mà Kovida cũng thiết tha mong muốn làm được
cho đất nước mình. Anh cũng muốn lật đổ những
tên độc tài. Vậy là, để bắt đầu làm cách mạng, anh đã
thực hiện bước đầu tiên là bán đi bộ áo cà sa, và với
CHƯƠNG VI GẬY ÔNG ĐẬP LƯNG ÔNG 169

số tiền nhận được, anh in tờ rơi để nhân dân Burma


thuộc mọi thành phần tham gia cùng anh trong một
cuộc tuần hành.

Cuộc tuần hành diễn ra ngày 19 tháng Chín năm


2007. Khoảng bốn trăm nhà sư khác cũng tham gia
cùng Kovida. Mặc dù quyền tự do biểu tình ở Burma
chỉ nới lỏng hơn Bắc Triều tiên một chút xíu, nhưng
người dân cho rằng quân đội sẽ không dám sử dụng
bạo lực với nhóm người này. Suy cho cùng, đây đâu
phải là những kẻ gây rối chính trị bình thường. Đây
là những nhà sư, những người có thẩm quyền cao
nhất về đạo đức của dân tộc. Ngay cả các vị tướng cai
trị, họ nghĩ, cũng phải có giới hạn của mình.

Họ đã sai.

Ngay khi Kovida và những người ủng hộ anh vừa


xuất hiện thì lực lượng quân đội liền xả súng. Hàng
chục người bị giết chết. Rất nhiều người bị bắt bớ sau
đó, hàng ngàn nhà sư bị tống giam với mức án sáu
mươi năm tù hoặc hơn, và thường kèm theo lao động
khổ sai. Đó là biện pháp trừng trị khắc nghiệt nhất
mà chế độ đã từng sử dụng trong hàng chục năm.
Nhưng đồng thời họ cũng đi quá xa: bằng việc chống
lại các nhà sư, các tướng quân sự này đã học được bài
học cay đắng nhất mà những tên bạo chúa vẫn
thường nhận ra khi đã quá muộn, đó là, sớm hay
muộn sự đàn áp luôn tác dụng ngược trở lại. Phẫn nộ
trước hành động bạo lực nhằm vào các nhà sư, nhân
170 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH

dân Burma đã bắt đầu cái mà được nhiều người gọi


là Cuộc cách mạng Saffron (áo choàng màu nghệ).
Ngày nay, khi biến động đã qua, Burma đang bước
từng bước tiến đến với nền dân chủ và thủ lĩnh phong
trào phản kháng từng bị đi tù là Aung San Suu Kyi
giờ đây đang là thành viên nổi bật nhất trong quốc
hội Burma, trong khi Kovida, nhà sư và là người khởi
xướng mọi thứ, vẫn đang thực hiện chiến dịch cải
cách dân chủ tại quê hương mình.

Theo một cách nào đó, họ đã gặp may mắn vì


nhà nước của họ xuống tay quá tàn bạo đối với các
nhà sư. Chính do sự tàn nhẫn và ngu dốt của chính
quyền nên nhân dân Burma vốn không bao giờ nghĩ
đến chuyện đứng lên chống lại các tướng quân sự, đã
quá rúng động đến mức họ không thể cứ ngồi yên đó
và không làm gì. Các tướng quan liêu kia đã tự chuốc
lấy sự sụp đổ của mình. Đó là một lỗi rất phổ biến,
cho nên để đối phó với đàn áp, các nhà hoạt động có
thể và buộc phải nắm vững chiêu gậy ông đập lưng
ông. Đôi khi chỉ riêng kỹ năng này thôi cũng làm nên
sự khác biệt giữa thất bại và thành công.

Sử dụng chiêu gậy ông đập lưng ông đối với đàn
áp là một kỹ năng gần giống như jujitsu, lấy quân bài
mạnh nhất của đối thủ chống lại họ. Tuy nhiên, trước
khi áp dụng, bạn cần phải hiểu chính xác cơ chế hoạt
động của đàn áp. Điều quan trọng là phải nhận ra
rằng đàn áp không phải là một thế lực xấu xa tự nhiên
nổi lên từ cái ác nằm sâu trong trái tim đen tối của
CHƯƠNG VI GẬY ÔNG ĐẬP LƯNG ÔNG 171

đối thủ. Thực ra đàn áp vốn luôn là một quyết định


có tính toán. Trong bàn tay của nhà cầm quyền ở
khắp mọi nơi – độc tài hay hiệu trưởng trường tiểu
học – sự đàn áp đạt được hai kết quả trực tiếp: nó
trừng phạt sự không vâng lời và ngăn chặn các vấn đề
tương lai bằng cách gửi một thông điệp đến những
kẻ gây rối tiềm năng. Rất giống những gì chúng ta
vừa nói, mọi sự đàn áp đều phải dựa trên nỗi sợ hãi
để phát huy tác dụng: sợ bị trừng phạt, sợ bị bắt giam,
sợ bị tù đày khổ cực, sợ bị xấu hổ, sợ bất cứ cái gì.

Nhưng mục đích cuối cùng khi gây ra nỗi sợ hãi


không phải là ép bạn đến con đường cùng. Một nhà
độc tài không thích phải điều hành một căn nhà ma
ám. Thay vào đó, hắn muốn bạn vâng lời. Và khi nói
tới sự vâng lời, việc bạn có vâng lời hay không luôn
là lựa chọn của bạn. Giả sử bạn thức dậy trong một
tình huống ác mộng như trong một bộ phim mafia,
nơi mà một thằng điên nào đó đang ép bạn phải đào
một cái mương. Hắn gí súng vào đầu bạn, dọa giết
bạn nếu bạn không bắt đầu đào đi. Rõ ràng chúng có
quyền lực để làm cho bạn sợ phát khiếp, và dĩ nhiên
không dễ dàng gì mà tranh luận với kẻ đang chĩa
súng vào đầu mình. Nhưng liệu hắn có thể thực sự
ép bạn phải làm điều gì đó không? Không. Chỉ mình
bạn có thể quyết định đào hay không đào con mương
đó. Bạn hoàn toàn có thể nói không. Sự trừng phạt
chắc chắn là rất đau đớn, nhưng đó vẫn là lựa chọn
của bạn, bạn có thể từ chối. Và, nếu bạn tuyệt nhiên
172 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH

từ chối không cầm cái xẻng lên và chúng giết chết


bạn, bạn vẫn chưa đào mương cho chúng. Do đó,
mục đích của đàn áp và gây sợ hãi không phải là ép
bạn phải làm điều mà bạn không muốn làm – vì đó
là điều không thể - mà mục đích của nó là khiến bạn
vâng lời. Đó mới là mục đích của chúng.

Phải nói thực là tôi học được hiểu biết sâu sắc này
từ bậc thầy hành động phi bạo lực, TS. Gene Sharp.
Thầy Sharp nhận ra rằng các độc tài thành công là
bởi vì nhân dân lựa chọn vâng lời họ, và trong khi
người ta có thể lựa chọn vâng lời vì nhiều lý do khác
nhau, hầu hết người ta vâng lời vì sợ hãi. Do đó, nếu
chúng ta muốn mọi người không nghe lời chế độ,
chúng ta phải giúp họ thôi không sợ hãi. Và một
trong những thứ đáng sợ nhất trong bất kỳ xã hội
nào, dù là độc tài hay dân chủ, chính là những thứ
chúng ta không biết. Đó là lý do vì sao trẻ con lại sợ
bóng tối, và đó cũng là lý do vì sao một người bình
thường lại sợ vãi đạn trong lần đầu tiên bước vào
phòng khám của bác sĩ ung bướu.

Nhưng như chúng ta đã biết ở Serbia, cách tốt


nhất để vượt qua nỗi sợ hãi đối với những điều ta
không biết là phải trang bị kiến thức. Từ những ngày
đầu tiên của Otpor!, một trong những công cụ hiệu
quả nhất mà cảnh sát sử dụng để chống lại chúng tôi
là đe dọa bắt bớ. Xin lưu ý rằng tôi không nói bắt bớ,
mà tôi chỉ nói đe dọa bắt bớ. Sự đe dọa trừng phạt
thực ra còn hiệu quả hơn bản thân sự trừng phạt, bởi
CHƯƠNG VI GẬY ÔNG ĐẬP LƯNG ÔNG 173

vì trước khi bị cảnh sát của Milosevic bắt, chúng tôi


còn không biết đi tù là như thế nào, và bởi vì người
ta thường sợ những gì họ không biết, nên chúng tôi
thường tưởng tượng nhà tù của Milosevic là địa ngục
kinh khủng nhất, phiên bản Serbia của nhà tù Sarlacc
trong Star Wars và chỉ bớt đáng sợ hơn một chút.
Nhưng rồi khi phong trào bắt đầu nóng lên, nhiều
người trong chúng tôi thực sự bị bắt, sau khi trở về,
chúng tôi thuật lại tất cả cho những người khác.
Chúng tôi hầu như không bỏ qua một chi tiết nào.
Chúng tôi viết lại và chia sẻ với các đồng chí từng
thông tin cụ thể về những gì xảy ra trong tù. Chúng
tôi muốn những người sắp bị bắt –chắc chắn sẽ có rất
rất nhiều người nữa bị quân sát nhân của tên độc tài
bắt đi – hiểu được mỗi bước của quá trình sẽ diễn ra.

Đầu tiên, bạn sẽ bị còng tay. Và một bên sẽ bị


khóa chặt hơn bên còn lại, để một trong hai cổ tay
bạn cảm thấy như sắp nổ tung đến nơi. Sau đó chúng
tôi cảnh báo các bạn nam rằng họ có thể sẽ bị nhốt
chung phòng với những tên giết người và tài xế nát
rượu, những người sẽ nôn mửa ra khắp phòng, và
cảnh báo các bạn nữ rằng họ có thể sẽ bị nhốt chung
vài giờ với gái mại dâm. Tất cả mọi thứ đều sẽ bốc
mùi phát ói và vãi đái. Bạn có thể bị rút thắt lưng và
tụt quần khiến bạn phải xấu hổ. Vì chúng cũng có
thể lột dây giày của bạn nữa nên giờ đây giày của bạn
không ôm khít vào chân, bạn sẽ phải lê lết đi lại với
những bước chân vụng về. Sau đó mọi người sẽ bị lấy
174 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH

vân tay và đưa đến các phòng hỏi cung, nơi mà, giống
như trên các chương trình TV tệ nhất, sẽ có một cảnh
sát hiền và một cảnh sát ác. Cảnh sát hiền sẽ mời bạn
uống cà phê hoặc châm cho bạn điếu thuốc; viên
cảnh sát còn lại sẽ quát tháo và đập bàn. Cả hai bọn
chúng sẽ hỏi bạn chính xác những câu hỏi sau: Ai là
thủ lĩnh Otpor!? Otpor! được tổ chức như thế nào?
Otpor! lấy tiền ở đâu ra? “Otpor! là một phong trào
không có thủ lĩnh,” chúng tôi bảo mọi người trả lời
như vậy, và “Otpor! có ở khắp nơi” và “Otpor! được
tài trợ bởi cộng đồng người Do Thái ly hương và
những người dân bình thường muốn chúng tôi được
sống trong tự do.” Khi tiếng đập bàn bắt đầu, bạn chỉ
cần nhớ những điều đó thôi. Tất cả rất giống như
trong một vở kịch ở trường trung học, và luôn diễn
ra theo cùng một khuôn mẫu dễ đoán.

Chúng tôi gọi sự chuẩn bị cho việc bị bắt giam là


“Kế hoạch B”, và nó có tác dụng tuyệt vời. Chẳng bao
lâu, thay vì nói về việc đi tù với giọng thì thào sợ hãi,
bạn bè và người quen của chúng tôi đã nói về nó như
không, thậm chí còn tỏ ra hài hước. Họ biết phải
trông đợi điều gì. Vào tù thì vẫn đáng sợ, chắc chắn
là thế, nhưng nó bớt đáng sợ hơn rất nhiều so với
những thứ tối tăm mà chúng ta vẫn thường tưởng
tượng trước khi được trực tiếp trải nghiệm và truyền
lại cho nhau. Và chúng tôi còn bao che cho nhau nữa.
Nếu cảnh sát bắt một người nào đó thì cả bọn sẽ lo
liệu các hồ sơ pháp lý, ký tá đầy đủ, uỷ quyền bào
CHƯƠNG VI GẬY ÔNG ĐẬP LƯNG ÔNG 175

chữa cho một số luật sư ủng hộ sự nghiệp của chúng


tôi. Cuối cùng, chúng tôi chuẩn bị sẵn một danh sách
cụ thể các số điện thoại, để lỡ có ai trong chúng tôi
bị bắt thì luôn có người thông báo cho bố mẹ và bạn
bè và người thân của họ. Và dĩ nhiên, chúng tôi cũng
soạn sẵn các bài báo để có thể gửi cho giới truyền
thông ngay lập tức, chỉ để trống tên và địa chỉ nhà tủ
để điền vào sau.

Kế hoạch B làm nên kỳ tích bởi vì nó làm mất


hiệu quả phương tiện đàn áp của nhà độc tài và giúp
chúng tôi biến nỗi sợ thành sức mạnh. Đương nhiên
chúng tôi biết rằng ngay cả với Kế hoạch B đi chăng
nữa, chúng tôi cũng không thể kiểm soát được những
gì Milosevic sẽ làm với chúng tôi, và mọi người đều
hiểu rằng sẽ có lúc phải có thương vong. Chắc chắn
sẽ có người trong chúng tôi mất việc làm, một số
người bị kết án tù nhiều năm, và một số người còn bị
tra tấn và sát hại. Nhưng chúng tôi đối mặt với vấn
đề này bằng việc trao cho mỗi người sự quan tâm ấm
áp mà họ xứng đáng được nhận. Ở Otpor! chúng tôi
luôn tự nhắc bản thân rằng thành viên nào cũng là
một cá nhân quan trọng, có gia đình và có những
trách nhiệm riêng. Chúng tôi thề, như lính Mỹ, rằng
sẽ “không bỏ ai lại” và tự rèn luyện để có sức chịu
đựng những điều tồi tệ nhất. Chẳng bao lâu mọi
người đã sẵn sàng chấp nhận những rủi ro không thể
tưởng tượng nổi bởi vì họ biết rằng ngay khi bị quân
của Milosevic sập còng vào tay, sẽ có cả một phong
trào ở hậu phương giúp họ được thả tự do.
176 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH

Với Kế hoạch B, chúng tôi không còn nỗi sợ


những điều không biết nữa. Việc bị bắt sớm mang ý
nghĩa rằng bạn đã gia nhập một câu lạc bộ danh giá
và bạn sẽ không phải đơn thương độc mã đối mặt với
lực lượng an ninh. Không chỉ có vậy, một khi chúng
tôi đã không còn sợ hãi và bắt đầu có tổ chức, thì
cảnh sát nhận ra rằng họ càng đàn áp tàn bạo thì
chuyện với họ chỉ càng tệ hơn mà thôi. Chiếc gậy đàn
áp đang đập vào lưng họ.

Hãy hình dung tình huống từ góc nhìn của họ.


Bạn đang ở Siberia. Bạn là một nhân viên cảnh sát.
Bạn tham gia lực lượng cảnh sát để bảo vệ an ninh và
bắt giam những kẻ xấu. Bạn được lệnh phải thẩm vấn
mười sinh viên của tổ chức Otpor!. Hầu hết các cuộc
tụ tập của chúng chỉ tràn đầy tiếng cười đùa mà thôi,
và mặc dù sẽ bị trừng phạt vì dám thú nhận điều này,
nhưng quả thực một số trò đùa của chúng khá là buồn
cười. Có lẽ đám trẻ này còn khiến bạn nhớ về tuổi trẻ
của chính bạn. Nhưng đây là công việc, do đó bạn
phải cất giấu cảm xúc của mình vào tủ cùng các vật
dụng cá nhân khác và khóa chặt lại. Bạn bắt đầu
thẩm vấn đám trẻ với danh sách câu hỏi được giao,
và bọn chúng cho bạn những câu trả lời vô tích sự
giống hệt nhau mà bạn đã nghe hàng trăm lần trước
đó. Từ cửa sổ vọng lại tiếng hát của khoảng năm
mười người đang đứng ở cửa đồn, họ hát những bài
nhạc Pop và réo tên của đám trẻ mà bạn đang thẩm
vấn, và bạn còn thấy họ tặng hoa và bánh cho đồng
CHƯƠNG VI GẬY ÔNG ĐẬP LƯNG ÔNG 177

nghiệp của mình. Phụ huynh và luật sư của đám trẻ


bị bắt cũng đang đứng chật sảnh tòa nhà của bạn, bận
rộn với các cuộc gọi của họ khiến cho các đồng
nghiệp của bạn khó mà tập trung vào việc thẩm vấn.
Cứ mỗi ba giây, dường như thế, một người ông lịch
sự, đã về hưu – có thể là hàng xóm sống ở dãy đối
diện căn hộ của bạn – lại hỏi bạn bằng một giọng nhỏ
nhẹ, “Tại sao anh lại đánh những đứa cháu tuyệt vời
của chúng ta?” Lúc này, khó có thể nói ai mới là
người bị bắt trong vụ bắt bớ này, Otpor! hay cảnh sát.

Giờ bạn hãy tưởng tượng lúc những người bị bắt


cuối cùng được thả tự do. Vừa bước ra phố, đám trẻ
này đã được chào đón bởi đám đông người hâm mộ
hò hét đến rạc cổ, huýt sáo hoặc vỗ tay. Chúng tôi
gọi đó là chiến thuật tiếp đón ngôi sao nhạc rock, và
nó cực kỳ hiệu quả. Chẳng bao lâu, việc bị bắt khiến
bạn trở nên quyến rũ ngay cả khi bạn chỉ là một gã
thư sinh xanh sao yếu ớt. Những thành viên sắc sảo
trong vòng thân cận của Milosevic đã lờ mờ hiểu cái
gì đang diễn ra. Tháng Năm năm 2000, qua nguồn
tin đáng tin cậy, chúng tôi biết viên cảnh sát trưởng
đã đệ trình một bản báo cáo lên chính phủ, kiến nghị
rằng đàn áp chỉ khiến mọi thứ tồi tệ hơn đối với chế
độ, và rằng mỗi thành viên Otpor! bị bắt lại kéo theo
hai mươi người nữa tham gia phong trào. Tuy nhiên,
gã độc tài không chịu lắng nghe. Milosevic và vợ ông
ta – người phụ nữ thích cài hoa trên tóc – đã ra lệnh
phải bắt bớ nhiều hơn nữa. Và đó chính xác là điều
mà Otpor! mong muốn.
178 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH

Giờ đây, việc bị bắt đã trở thành thứ “ngầu” nhất


xét về mặt giao thiệp xã hội, cho nên Otpor! quyết
định phải tận dụng vận may này để làm marketing.
Chúng tôi cho may áo thun ba màu khác nhau có in
biểu tượng nắm đấm của Otpor!, mỗi màu thể hiện
số lần mà người mặc áo bị bắt. Chỉ trong vài tuần,
chiếc áo thun màu đen – với một nắm đấm trong
vòng tròn trắng – đã trở thành mặt hàng thời trang
hot nhất Belgrade, nó ngầu hơn bất cứ mặt hàng thời
trang nào của Abercrombie hay Prada (suy cho cùng,
đó là những năm 90). Bởi vì áo thun đen chứng tỏ
người mặc nó đã bị bắt hơn mười lần.

Đây là một cú hích lớn cho Otpor!, nhưng chúng


tôi mới chỉ đi được nửa quãng đường cần phải đi.
Chúng tôi hiểu nỗi sợ hãi và bản chất của đàn áp,
chúng tôi đã học được mọi điều có thể học về cơ chế
đàn áp, và chúng tôi đã làm cho sự đàn áp dường như
chỉ là một rủi ro nho nhỏ và chấp nhận được, và là
một phần của công việc. Bây giờ, chúng tôi phải lên
chiến lược để khắc phục sự đàn áp. Việc này khó khăn
hơn rất nhiều, và không nơi nào phù hợp để thực
hiện hơn ở Subotica.

Subotica là một thành phố không lớn lắm nằm ở


miền bắc Serbia, không xa biên giới Hungary. Mặc
dù có hơn một trăm ngàn dân, nhưng thành phố này
vẫn rất hợp với cái tên của nó, Subotica nghĩa đen là
“Ngày thứ Bảy bé nhỏ.” Ở Subotica, có nhiều ngành
công nghiệp và dân ở đây lao động rất chăm chỉ, tuy
CHƯƠNG VI GẬY ÔNG ĐẬP LƯNG ÔNG 179

nhiên, họ cũng chăm đi nhà thờ hơn tất cả chúng tôi,


và họ dành phần lớn thời gian rảnh để đi thăm các
tòa nhà được bảo tồn và trang trí rất đẹp, chẳng hạn
các rạp hát, trường học và thư viện. Nếu không phải
kiểu người lúc nào cũng sôi lên hóng tin tức, thích
đến quán bar và gặp gỡ mọi người, hoặc những buổi
biểu diễn nhạc rock, thì tôi thích sống ở một nơi như
thế. Và chuyện xảy ra là, ở đỉnh cao quyền lực của
Milosevic, tại Subotica có một viên cảnh sát nắm
quyền cai trị tối cao. Tôi sẽ gọi hắn ta là Ivan.

Nếu đã từng xem Robocop, bạn sẽ có hình dung


khá rõ về diện mạo của Ivan. Còn nếu chưa xem, bạn
hãy hình dung một người đàn ông cao tầm hai mét,
có nước da bóng láng, giọng nói thì trầm đến mức
chó mèo cũng phải khiếp đảm rú lên bỏ chạy. Hắn ta
là người tìm thấy niềm vui khi hành hạ người khác
vào những ngày tốt, và thể hiện sự bệnh hoạn của
mình vào những ngày xấu. Khi các thành viên Otpor!
họp mặt để kể cho nhau và xem ai đã phải trải qua
chuyện tồi tệ nhất, những người đến từ Subotica sẽ
luôn thắng khi họ kể về việc Ivan dùng gót giày xéo
lên cổ tay của ai đó chỉ để cho vui, hay về việc anh ta
thọi một cô gái mạnh đến nỗi cô ta bị văng lên như
trong phim hoạt hình trước khi rơi xuống đất trong
ngỡ ngàng và đau đớn. Và khi cuộc biểu tình của
Otpor! chống lại nền độc tài của Milosevic ngày càng
nóng lên, các bạn tôi ở Subotica có ngay một câu hỏi
cực kỳ quan trọng và nghiêm túc: làm sao giải quyết
được một vấn đề giống như Ivan?
180 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH

Thứ nhất, viễn cảnh của họ thật u ám. Với Ivan,


những kiến thức kể trên hầu như không có tác dụng
giảm nhẹ sự khiếp sợ - anh ta thực sự khủng khiếp
đến mức đó. Và anh ta được phép sử dụng quyền lực
theo ý muốn. Anh ta không chỉ có vóc dáng cao lớn
khỏe mạnh và sự tàn nhẫn mà còn được cấp cả một
tấm thẻ cho phép anh ta làm hầu như tất cả những gì
anh ta muốn trong một thành phố nhỏ như Subotica.
Đây không phải là Belgrade, nơi mà ít nhất chúng tôi
cũng có thể dựa vào truyền thông độc lập để biến ai
đó thành anh hùng. Đây là ở nông thôn. Và bởi vì ở
Subotica có cả người Hung và người Croatia, nên
Ivan, một tay Serbia thét ra lửa, sẽ tấn công mục tiêu
của anh ta với một sự hăng hái dân tộc chủ nghĩa.
Người đàn ông này là cả một mối kinh hoàng. Ivan
đã tiêm nhiễm nỗi sợ hãi khôn cùng cho hầu như tất
cả mọi người trong thành phố, nên dễ hiểu vì sao anh
ta được ông chủ của mình rất sủng ái. Một người như
anh ta có vai trò rất quan trọng trong việc khống chế
đám đông. Giả sử họ có áp dụng chiến thuật tổ chức
tiệc tùng bên ngoài nhà tù để ủng hộ cho nạn nhân
của Ivan chăng nữa, thì các nhà hoạt động phi bạo
lực của Subotica chắc chắn tự đưa mình vào tình thế
nguy hiểm dưới bàn tay của gã điên đó. Không bao
giờ đến gần được người đàn ông đó. Thế rồi có người
nhắc tới tiệm làm đẹp.
CHƯƠNG VI GẬY ÔNG ĐẬP LƯNG ÔNG 181

Đó là một tiệm chật và bẩn nằm trong một khu


ổ chuột tối tăm, một nơi không hấp dẫn lắm vốn chỉ
những người sống gần đó mới hay lui tới, và ngay cả
những người này cũng chỉ tới để tám chuyện với bạn
bè và hàng xóm, hơn là bị thu hút bởi kiến thức có
hạn về thời trang tóc của cô chủ. Một buổi sáng nọ,
bất kỳ ai đi ngang qua đây đều có thể thấy trên khung
cửa sổ hiếm khi được lau chùi đã được dán một tờ
giấy. Trên đó là hình vẽ Ivan với vẻ mặt hăm dọa điển
hình của hắn, bên dưới là một câu ngắn gọn, tuyên
bố rõ ràng: “Người đàn ông này là một kẻ bắt nạt.”
Chẳng bao lâu những tấm áp phích vẽ bộ mặt xấu xí
của Ivan đã có mặt ở khắp mọi nơi trong thị trấn nhỏ
Subotica buồn tẻ. “Hãy họi cho người đàn ông này,”
tấm áp phích tiếp tục, “và hỏi tại sao anh ta lại đánh
con cháu chúng ta,” kèm theo số điện thoại của ảnh
ta tại đồn cảnh sát.

Ivan còn tệ hơn là một kẻ bắt nạt, và có rất nhiều


cái tên mà chúng ta có thể đặt cho anh ta. Nhưng khi
dán những tấm áp phích này, các nhà hoạt động
không muốn thách thức quyền lực của Ivan, chất vấn
lối hành xử bạo lực và trái pháp luật của anh ta hay
bình luận bất cứ điều gì về thái độ của anh ta đối với
Otpor!. Người ta có thể đồng tình với Otpor! hoặc
không; đó không phải là vấn đề. Những nhà hoạt
động của chúng ta quan tâm hơn đến một vấn đề cơ
bản hơn nhiều. Họ biết, tiệm làm đẹp nơi tấm áp
phích đầu tiên xuất hiện là nơi mà bà vợ của Ivan –
182 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH

chúng ta có thể hình dung nhân vật này chỉ kém cao
to và hăm dọa người khác hơn chồng ba ta một chút
– thường đến đây để cắt sấy tóc. Khi bước vào tiệm
và nhìn thấy tấm áp phích, sự dễ chịu lập tức tan biến
và thay vào đó là sự tức giận và xấu hổ. Sau đó khi trở
về nhà, bà ta chắc chắn sẽ hỏi chồng xem có chuyện
gì đang xảy ra.

Giờ thì Ivan có thể đánh tất cả chúng tôi nếu


muốn. Nhưng anh ta bất lực trước miệng lưỡi ì xèo
của những người hàng xóm, của bạn bè và của vợ anh
ta. Họ không phải là những kẻ nổi loạn ngổ ngáo
như chúng tôi. Trước khi những tấm áp phích xuất
hiện, những người từng bị Ivan ức hiếp thường che
giấu nỗi uất hận của mình và nghĩ chỉ mình anh ta
hay cô ta cảm thấy như vậy, còn những người
Subotica khác vẫn coi tay cảnh sát đó như là một
nhân vật quan trọng của cộng đồng. Nhưng chiến
dịch dán áp phích đã công khai nói lên cảm giác mà
mọi người trong thành phố chỉ dám giữ trong lòng
chứ không dám nói ra: Ivan là một kẻ bắt nạt. Và
trong bối cảnh đời sống cộng đồng, một kẻ bắt nạt,
đánh đập con nhà người khác sẽ là một kẻ bị cộng
đồng xa lánh.

Mọi việc càng ngày càng tệ hơn với Ivan. Sáng


hôm sau, khi đến trường, con của hắn được chào đón
bởi khuôn mặt của cha chúng đóng đinh trên những
thân cây. Ngày hôm đó, bọn trẻ con bị bạn bè chửi
bới và móc mỉa. Chẳng bao lâu các vị phụ huynh khác
CHƯƠNG VI GẬY ÔNG ĐẬP LƯNG ÔNG 183

cũng không muốn con cái họ chơi với cục cưng của
Ivan. Cuộc sống trong nhà hắn trở nên căng thẳng.
Người ta đồn nhau là anh ta bị bạn nhậu tránh mặt
tại quán bar địa phương. Ivan cuối cùng đã phải trả
giá cho sự tàn bạo của mình, và cái giá phải trả, như
anh ta đang dần hiểu ra, là quá đắt so với tưởng tượng
của anh ta. Anh ta phải sống trong sự xa lánh tuyệt
đối của cộng đồng. Tôi ước có thể kể cho bạn nghe
chiến dịch bôi nhọ công khai này đã khởi động một
chiến dịch khiến Ivan mất việc, hay thậm chí khiến
anh ta nhận ra mình đã lầm đường lạc lối và quay
sang gia nhập Otpor! Nhưng tôi thực sự không biết.
Có lẽ anh ta vẫn cứ làm cảnh sát cho đến khi về hưu
và được hưởng lương hưu. Nhưng điều đó không
quan trọng, bởi vì sau chiến dịch xuất sắc chống lại
Ivan vài tháng, bạn bè tôi ở Subotica cho biết rằng gã
lính đánh thuê này không còn là anh ta như trước
nữa. Anh ta vẫn xuất hiện để bắt bớ những người biểu
tình phản đối, nhưng giờ đây anh ta làm việc đó một
cách thờ ơ, chỉ làm cho đúng phận sự của mình.
Không còn chuyện vặn cổ tay hay đập cổ chân. Tôi
chắc chắn rằng trong đầu anh ta, anh ta mới là kẻ bị
đàn áp.

Những tấm áp phích bôi nhọ, thú thực, chỉ là


một chiến thuật nhằm vô hiệu hóa một kẻ thù mạnh.
Chúng ta đã thấy những phương pháp tẩy chay tương
tự được sử dụng gần đây trong phong trào Occupy ở
Mỹ, khi những viên cảnh sát như Anthony Bologna
184 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH

của NYPD hay John Pike của lực lượng cảnh sát tại
ĐH California, Davis – cả hai người này đã xịt hơi
cay vào những người phản kháng vốn không làm hại
gì đến cảnh sát hay làm hại bất kỳ ai – bị lôi ra bôi
nhọ công khai vì hành động của họ. Nhưng do chúng
ta đang sống trong kỷ nguyên truyền thông xã hội,
nên chiêu gậy ông đập lưng ông này không chỉ được
sử dụng để ứng phó với tình huống không may mắn,
như với Ivan ở Subotica hay Tony ở New York, mà
còn được sử dụng như một chiến thuật cốt lõi, thể
hiện thông điệp của bạn và buộc đối thủ của bạn phải
bước vào một cuộc tranh luận mà bình thường anh ta
sẽ không bao giờ tham gia. Để minh họa cho luận
điểm này, mời bạn nghe câu chuyện về ông hoàng
thời hiện đại mà tôi yêu thích, Vladimir Putin đệ
nhất của Nga.

Chúng ta đều nhớ ông hoàng Putin đã phải đối


diện với một nhóm nhạc khiêu khích gồm khoảng
hơn một chục cô gái đeo mặt nạ trượt tuyết và tự đặt
cho mình cái tên vô cùng thú vị là Pussy Riot. Những
bài hát của họ cũng có vẻ vô hại như cái tên ban nhạc,
với những bài cho tới nay vẫn nổi tiếng như “Putin
Zassal”, hay “Kill the Sexist.” Giống như ban nhạc
Sex Pistols trước đó, họ tổ chức những buổi hòa nhạc
ồn ào. Và cũng giống như Sex Pistols, nhóm Pussy
Riot gây được chút quan tâm của báo giới. Họ ập vào
một nhà thờ lớn dòng chính thống ở ngay giữa trung
tâm Moscow và ngẫu hứng biểu diễn bài “Punk
CHƯƠNG VI GẬY ÔNG ĐẬP LƯNG ÔNG 185

Prayer – Mother of God, Chase Putin Away,” một


sự kiện gây sốc với hầu như mọi người dân Nga
ngoan đạo được xem đoạn clip này online. Nhưng
không như nhóm Pistol – những người luôn tìm mọi
cách để lật đổ vương miện của nữ hoàng Anh nhưng
luôn bị người phụ nữ luôn tỏ ra bình tĩnh đó chặn
đứng – Pussy Riot lại được tôn lên một cách hoàn
hảo bởi một Putin hằn học và bộ máy quan chức hách
dịch của ông ta, những người sống chỉ để lấy lòng
ông chủ. Thay vì nhún vai cho qua chuyện, những
người đứng đầu nhà nước Nga đã dày công bố trí một
vụ khởi tố quy mô lớn và quyết liệt, với một bản cáo
trạng dày tới 2.800 trang và một bản án kéo dài nhiều
năm tù giam trong một trại cải tạo.

Tháng Hai năm 2012, trước khi nhóm Pussy


Riot bị “đánh”, rất ít người biết đến họ ngoài nhóm
hoạt động xã hội Nga. Nhưng chỉ trong vòng một
thoáng, việc họ bị bắt đã được đưa tin trên khắp thế
giới. Người của Putin càng lấn tới, thì nhóm Pussy
Riot càng nổi tiếng hơn. Những thành viên chưa bị
bắt tiếp tục thu âm một bài hát mới, mỉa mai Putin
khiến cho thời hạn giam giữ của các bạn họ lại càng
kéo dài hơn. Thậm chí Madonna trong một buổi
biểu diễn của cô ở Moscow cũng đã lên tiếng cổ vũ
cho những cô gái nhóm Pussy Riot. Không cần hỏi
bây giờ ai mới là người làm chủ tình huống: bằng việc
kích động khiến cho bộ máy của Putin phải sử dụng
sức mạnh của chúng theo một cách hằn học, nhóm
186 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH

Pussy Riot đã thành công trong việc chứng tỏ cho thế


giới thấy Putin không chỉ là một tên độc tài mà đặc
biệt còn là một tên độc tài vô dụng, khi hắn ta thậm
chí còn không làm nổi cái việc đơn giản nhất là bắt
nhóm nhạc rock ồn ào phải im miệng lại, trong khi
họ chỉ là những cô gái trẻ ở độ tuổi hai mươi, những
người vốn có lẽ rất thích dùng thứ ngôn ngữ nhiều
muối. Hắn ta giống như một tay đầu bếp mà không
biết làm món trứng vậy. Với một người như Putin,
vốn rất thích chụp ảnh cởi trần lặn tìm bình cổ hoặc
vật nhau với hổ, có lẽ không gì nhục nhã hơn là bị
châm chích bởi một nhóm trẻ con có tên là Pussy
Riot.

Muốn áp dụng chiêu gậy ông đập lưng ông đối


với đàn áp, các nhà hoạt động phải xác định những
tình huống mà đối thủ của họ dùng quyền lực vượt
khỏi phạm vi hợp lý. Cách đây không lâu ở bang
Kansas xinh đẹp, có một nhóm học sinh trung học
được đến Topeka để nói chuyện với Thống đống
Sam Brownback. Khi còn là sinh viên của một nước
Cộng Sản trong những năm 1980, tôi thực sự không
được hưởng quyền tự do ngôn luận mà người Mỹ
may mắn có được, và tôi cũng không có điện thoại di
động để mà nghịch trong những chuyến dã ngoại của
trường. Nhưng bạn có thể cá rằng nếu tôi ở tình
huống tương tự như Emma Sullivan vào ngày hôm
đó, có lẽ tôi cũng sẽ làm như cô ấy. Trong buổi nói
chuyện đó, Emma, một học sinh trung học cuối cấp
CHƯƠNG VI GẬY ÔNG ĐẬP LƯNG ÔNG 187

vốn không đặc biệt ưa lối làm chính trị của tay thống
đốc, đã dùng điện thoại di động để đăng nhập vào
Twitter và đăng lên một dòng trạng thái: “vừa mới
bình luận không hay về thống đốc brownback và bảo
ông ta rất tệ, chửi thẳng vào mặt luôn #heblowsalot
(#danhramratthoi)” cô có tất cả 65 người theo dõi.

Dĩ nhiên, cô chẳng nói gì như thế cả trong suốt


cuộc họp – nhưng, như bất kỳ ai đã từng sử dụng
Internet có thể khẳng định, sự thật chẳng là gì một
khi bạn online. Khi nhân viên của văn phòng thống
đốc trông thấy bình luận của Emma trên bản tin
Twitter của anh ta, thì dòng trạng thái của cô bị cho
là hỗn xược, bất chấp trên thực tế cô không nói mà
chỉ gõ các chữ cái. Một quyết định được đưa ra: cô ta
cần bị trừng phạt. Người của Brownback mang tweet
của Emma báo cáo lên nhà trường, và ban giám hiệu
cũng bực bội với hành động xấc xược tuổi mới lớn
này. Sau một cuộc họp căng thẳng kéo dài một tiếng
đồng hồ, hiệu trưởng đưa ra hình phạt đối với
Emma: buộc cô phải viết thư xin lỗi thống đốc.

Cho đến thời điểm đó, những người duy nhất


biết việc làm của Emma là chỉ là một vài nhân viên
trong văn phòng của Brownback và một vài người ở
trường, cùng với số người đã kịp đọc dòng trạng thái
đó trong số 65 người theo dõi Twitter của cô. Chúng
ta có thể đồng tình rằng việc làm của Emma là không
ổn – ít nhất, học sinh không được phép sử dụng điện
thoại trong một sự kiện của trường. Nhưng theo anh
188 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH

bạn Will Dobson của tôi, một chuyên gia nghiên cứu
chính trị, một người bình thường sẽ không đi biểu
tình chỉ vì cái gì đó không ổn. Họ chỉ thực sự nổi
giận trước một vấn đề mà họ nghĩ là bất công và sai
trái. Một cơn bão ập xuống khiến cả thành phố bị
mất điện thì tệ thật – nhưng không ai lại biểu tình
phản đối thời tiết cả. Tuy nhiên, nếu người ta phát
hiện ra rằng đường phố ở một số khu vực vẫn không
được dọn dẹp sau khi các nơi khác đã được dọn dẹp
sạch sẽ từ lâu chỉ bởi vì người dân ở đây đã bỏ phiếu
chống lại thị trưởng, thì họ sẽ nghĩ đó là không công
bằng. Và việc ép một nữ sinh phải viết thư xin lỗi khi
cô dàm bày tỏ cảm xúc của mình về vị thống đốc đang
tại vị - với mọi quyền lực và sức mạnh mà vị trí của
ông ta cho phép – có vẻ là sai trái.

Chẳng bao lâu sau, câu chuyện của Emma đã lan


trên bản tin khắp cả nước. Chỉ trong vòng một vài
ngày, cô đã xuất hiện trên CNN và các kênh tin tức
lớn khác. Trong tất cả các bản tin đó, có vẻ như
không ai quan tâm đến việc Emma đã nói vị thống
đốc là tởm lợm. Việc làm tồi tệ của cô không phải là
vấn đề. Thay vào đó, điều mà mọi người cảm thấy
bất bình là lối hành xử của người lớn trong tình
huống này vì họ đã xuống tay quá mạnh. Việc họ sử
dụng uy quyền của mình đã phản tác dụng. Bởi vì
điều mà họ đang làm là sai trái. Suy cho cùng, tại sao
thống đốc và quản lý nhà trường lại trừng phạt một
học sinh chỉ vì đã sử dụng quyền hợp pháp của mình
CHƯƠNG VI GẬY ÔNG ĐẬP LƯNG ÔNG 189

để thể hiện bản thân? Cùng với sức ép ngày càng lớn,
thống đốc Brownback rút cục phải xin lỗi vì lối hành
xử của nhân viên của mình, còn nhà trường thì bỏ
qua không truy cữu nữa. Chỉ trong vòng một tuần,
cô nữ sinh Emma vừa được minh oan đã có gần bảy
nghìn lượt theo dõi trên Twitter.

Cho dù cuộc chiến của bạn là chống lại một ban


giám hiệu hay một tên độc tài tàn bạo, thì việc áp
dụng chiêu gậy ông đập lưng ông đối với sự đàn áp
đều dựa trên một phép tính nhẩm số học đơn giản,
kiểu phép tính mà người như tôi, vốn không qua nổi
trội ở môn làm tính khi còn đi học và vẫn phải nhờ
bà xã tính tiền tip khi đi nhà hàng, có thể dễ dàng
thực hiện. Nói đến quyền lực, hãy nhớ rằng việc thực
thi quyền lực có cái giá của nó, và với tư cách là một
nhà hoạt động, nhiệm vụ của bạn là phải làm sao để
cái giá đó lên càng cao càng tốt cho đến khi đối thủ
của bạn không còn khả năng chi trả nữa. Không ai là
toàn năng, và ngay cả những kẻ cai trị quyền lực nhất
trên hành tinh này cũng phải dựa vào một nguồn lực
khan hiếm và có hạn như tất cả chúng ta. Suy cho
cùng, để làm bất cứ việc gì, những kẻ quyền lực trên
thế giới này vẫn cần phải có nhân lực, thời gian, và
tiền bạc. Theo nghĩa đó, họ cũng chỉ giống như tất
cả mọi người.
190 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH

Ví dụ điển hình và khủng khiếp nhất là việc


Bashar al-Assa đã hủy diệt toàn bộ các thành phố ở
Syria. Đó là một hành động không chỉ cần có động
lực là một cơn khát máu cuồng loạn mà còn cần rất
nhiều tiền. Suy cho cùng, ai đó sẽ phải trả tiền cho
các thứ xe tăng, máy bay, đầu đạn và lương để quân
đội của Assad có thể giết người dân của chính họ.
Đồng thời, mỗi lần Assad cho thả bom hóa học
xuống một thành phố, ông ta còn hủy hoại các doanh
nghiệp và các khu vực dân sinh khiến họ không còn
khả năng đóng góp cho nền kinh tế Syria nữa. Chưa
tính đến cái giá đạo đức của việc giết hại đồng bào
mình – Assad còn tự xóa sổ nguồn thuế của ông ta.
Đó là một phép tính u ám, và thật không thú vị gì
khi phải thống kê xem gã độc tài này có thể giết hại
thêm bao nhiêu người nộp thuế nữa, trước khi chẳng
còn ai cung cấp nguồn thu cho chính phủ. Tất cả các
tên độc tài cuối cùng sẽ học được một điều, rằng đàn
áp có cái giá của nó.

Sự đàn áp của độc tài chắc chắn sẽ dẫn đến sự


xuất hiện của các chiến sĩ cảm tử, và các phong trào
nên lấy các đồng chí đã bỏ mạng hoặc bị bắt làm điểm
quy tụ. Năm 2005 chẳng hạn, sau khi cảnh sát
Maldives tra tấn và giết hại một thiếu niên khiến dân
chúng vô cùng phẫn nộ, một nhà hoạt động với cái
tên là Jennifer Latheef đã tham gia vào một cuộc biểu
tình lớn để phản đối hành động này của cảnh sát.
Đám đồng phục xanh, dĩ nhiên, cảm thấy không hài
CHƯƠNG VI GẬY ÔNG ĐẬP LƯNG ÔNG 191

lòng và đã bắt giam Latheef cùng một vài người khác.


Sau đó, Latheef bị kết tội khủng bố một cách hết sức
phi lý chỉ vì tham gia mít tinh. Nhưng nếu nhà chức
trách Maldives cho rằng hành động cứng rắn nhằm
đàn áp cuộc biểu tình này có thể làm nản chí các
thành viên của phong trào dân chủ trong nước thì họ
đã nhầm.

Bởi vì các nhà hoạt động Maldives đã quyết định


đặt cho sự áp bức một cái giá rất cao. Họ muốn đánh
vào nền độc tài đúng ở nơi mà nó dễ tổn thương nhất:
ví tiền của nó. Với hiểu biết sắc bén rằng nhà nước
phụ thuộc vào những đồng đô la của khách du lịch,
đồng đội của Jennifer Latheef đã tiếp cận ngành du
lịch và kể cho cả thế giới nghe câu chuyện của cô. Kết
quả là, cuốn cẩm nang du lịch Maldives của Lonely
Planet đã được bổ sung thêm một vài câu viết về việc
cô gái trẻ này bị bắt giam. Ngoài ra, công ty xuất bản
cuốn sách còn “chỉ đích danh” tất cả các khu nghỉ
dưỡng ở Maldives thuộc sở hữu và điều hành bởi
những người có quan hệ thân thiết với chính phủ độc
tài. Qua đó, khách du lịch Châu Âu – bình sữa của
nhà nước Maldives – có thể gửi một thông điệp đến
nhà chức trách rằng biện pháp mạnh tay mà cảnh sát
sử dụng để buộc những tiếng nói bất đồng phải im
lặng sẽ khiến cho ngân sách quốc gia phải trả giá
bằng một lượng tiền đáng kể. Và nó đã có tác dụng.
Năm 2006, Latheef nhận được lời xin lỗi của tổng
thống, nhưng cô đã không chấp nhận. Đối với nhà
192 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH

nước, toàn bộ sự việc này rõ ràng là một nỗi hổ thẹn


lớn, và biện pháp đàn áp mạnh tay mà họ sử dụng để
ngăn chặn những người phản đối được cho là một sai
lầm vô cùng nghiêm trọng.

Ví dụ thứ hai là trường hợp Khaled Said ở Ai


Cập. Là một thanh niên trẻ người Alexandria, Said
đã bị cảnh sát giết hại năm 2010 không vì một lý do
rõ ràng nào trong hành lang của một tòa nhà. Sau đó
vài giờ, khi gia đình anh bất ngờ được cảnh sát gọi
đến nhà xác để nhận xác, họ không thể tin vào mắt
mình. Mặc dù biết đó là thi thể của Khaled nhưng
gia đình hầu như không thể nhận ra con trai hay anh
trai mình nữa. Cảnh sát đã đánh đập và tra tấn dã
man đến mức thi thể bầm giập của anh trông không
khác gì một đống thịt tím đen với những đường lằn
đỏ. Quá khiếp đảm, anh trai của Khaled đã lén lấy
điện thoại chụp lại cái xác, sau đó gia đình anh quyết
định tải lên mạng Internet để thu hút sự chú ý của dư
luận. Trong số những người đã xem và bị sốc trước
ảnh chụp Khaled Said, Wael Ghonim, một giám đốc
Marketing của Google, đã sử dụng bức ảnh để lập
một trang Facebook có tên là “Chúng ta đều là
Khaled Said.” Hàng trăm ngàn người Ai Cập đã
“thích” trang của Ghonim – nghe mới hãi hùng làm
sao, và làn sóng phẫn nộ dấy lên từ cái chết của
Khaled trở thành một trong những tia lửa mà
Mohammed Adel cùng với tổ chức 6 tháng 4 đã sử
dụng để phát động Cách mạng Ai Cập.
CHƯƠNG VI GẬY ÔNG ĐẬP LƯNG ÔNG 193

Chính vì cảnh sát đã quyết định sát hại anh mà


không cần giải thích lý do, Khaled Said từ chỗ chỉ là
một thanh niên vô danh ở Alexandria đã trở thành
biểu tượng quốc gia và là ngòi nổ cho một biến động
lớn ở khu vực. Rất giống với vụ sát hại Mohammed
Bouazizi, người bán hoa quả rong người Tunisia bị
cảnh sát làm nhục và đến mức quyết định tự thiêu để
phán kháng lại sự đàn áp mà anh phải chịu đựng mỗi
ngày dưới bàn tay của chính quyền, việc sát hại
Khaled Said một lần nữa chứng tỏ sẽ có lúc các độc
tài phải trả giá cho tội ác của chúng.

Và hãy tin tôi, chúng ta luôn có cách để buộc


những kẻ ác phải trả giá. Khi Cộng hòa Hồi Giáo
Iran cấm mọi người nhắc đến Neda Agha-Soltan, cô
gái trẻ bị lực lượng an ninh của nhà nước này giết hại
trong một cuộc biểu tình dân chủ ở Tehran năm
2009, rất nhiều nhà hoạt động đã tìm kiếm cách để
cái tên của nữ chiến sĩ cảm tử của họ luôn sống. Tuy
nhiên, mọi việc dường như không thuận lợi cho
những người ủng hộ dân chủ. Chính phủ tuyên bố
không ai được tổ chức đám tang cho Neda, và lực
lượng dân quân được phái đi tuần khắp các đường
phố của Tehran để gây khó dễ cho bất kỳ ai dám vượt
qua giới hạn. Trước tình hình đó, một vài nhà hoạt
động Iran đã nhờ tôi tư vấn. Sau một thời gian thảo
luận, chúng tôi nhận ra rằng mặc dù có thể cấm người
dân nhắc đến cái tên Neda nhưng họ không thể cấm
mọi người những bài hát có tên cô ấy.
194 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH

Và đó là bởi vì cái tên Neda, giống như Susie hay


Mary trong tiếng Anh, là một cái tên phổ biến và có
rất nhiều bài hát dân gian bằng tiếng Ba Tư có nhắc
đến “đôi mắt xinh đẹp của nàng Neda yêu dấu” hay
“sao mà yêu đến thế khi nàng Neda duyên dáng mỉm
cười”. Người Iran chỉ cần cài nhạc chuông có những
câu đó và gửi cho nhau. Thế là cứ hễ ai có cuộc gọi
trên xe buýt hay tin nhắn ở một quán cà phê, những
người gần đấy đều sẽ nghe thấy tên Neda và biết rằng
có rất nhiều người khác ngoài kia đang nghĩ đến cô
gái ấy. Các thủ lĩnh Hồi Giáo có thể làm được gì?
Chắc chắn, họ có thể cấm những bài hát vốn đã trở
thành biểu tượng văn hóa, nhưng càng đào sâu vào
cái lỗ thỏ lợi nhuận giảm dần này, họ càng trở nên lố
bịch trước con mắt của công chúng.

Để khiến cho sự đàn áp phản tác dụng, bạn cần


biết được đâu trụ cột quyền lực mà mình có thể sử
dụng. Ở Burma, phản ứng mạnh tay đối với cuộc
biểu tình của Ashin Kovida đã khiến cho nhà nước
phải trả cái giá là mất đi sự ủng hộ của trụ cột tôn
giáo. Kovida đã sáng suốt khi đánh cược rằng rốt
cuộc, các nhà sư sẽ vượt qua bất kỳ biện pháp đàn áp
nào, và mặc dù nhiều người đã bị giết hại và nhiều
người nữa bị bắt giam, tên độc tài đã chứng tỏ là hắn
bất lực trước các nhà sư bởi vì những người khoác áo
vải này có được sự đồng cảm của đông đảo tín đồ
ngoan đạo khi họ chịu đựng sự đàn áp một cách bao
dung và mạnh mẽ. Ở Seriba, chúng tôi cũng từng đặt
CHƯƠNG VI GẬY ÔNG ĐẬP LƯNG ÔNG 195

cược với các bác sĩ địa phương: với hệ thống y tế xã


hội hóa đã thối nát, người dân, đặc biệt người dân ở
tỉnh lẻ, chỉ còn biết trông cậy vào bác sĩ gia đình ở
địa phương trong mọi vấn đề liên quan đến sức khỏe.
Vì lý do đó, ở những khu vực này, người Serbia rất
nể trọng bác sĩ của họ, đến mức nhà nước không thể
động chạm đến. Để áp dụng chiêu gậy ông đập lưng
ông đối với đàn áp của chính phủ ở những khu vực
này, bạn chỉ cần lôi kéo một vài bác sĩ vào sự nghiệp
của mình và hãy xem cảnh sát sẽ phải chiến đấu vật
vã thế nào để vừa tuân lệnh cấp trên vừa tỏ lòng tôn
kính đối với vị bác sĩ mà họ yêu mến.

Tin rằng thay đổi có thể xảy ra với mình, có hoài


bão lớn và bắt đầu từ hành động nhỏ, có tầm nhìn
cho tương lai, thực hành chủ nghĩa hài hước, và áp
dụng chiêu gậy ông đập lưng ông đối với sự đàn: đó
là nền tảng của mọi phong trào phi bạo lực thành
công. Tuy nhiên, giống như mọi tòa nhà, nền móng
không phải là tất cả. Trừ khi một cấu trúc chắc chắn
được dựng lên một cách dần dần và tỉ mỉ, tất cả đều
có khả năng sụp đổ. Và điều đầu tiên mà bạn cần để
có một ngôi nhà chắc chắn là mọi người phải làm việc
một cách thống nhất.

(Ảnh minh họa 6.2)


196 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH

(Ảnh minh họa 7.1)


CHƯƠNG VII VẤN ĐỀ LÀ PHẢI THỐNG NHẤT, ĐỒ NGU! 197

CHƯƠNG VII

VẤN ĐỀ LÀ PHẢI
THỐNG NHẤT,
ĐỒ NGU!

Nếu bạn đã đọc đến phần này của cuốn sách, tôi
giả định rằng bạn không chỉ quan tâm đến câu
chuyện hài hước nổi tiếng thế giới của Serbia mà bạn
còn thật sự muốn biết làm sao để một người bình
thường có thể làm nên những điều phi thường và
thay đổi cộng đồng, thay đổi đất nước và thay đổi thế
gới. Trong những chương tiếp theo, do đó, tôi sẽ
198 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH

không nói nhiều đến chuyện hành động phi bạo lực
phải bao gồm những gì, mà tập trung nhiều hơn đến
cách thực hiện, đến những nguyên tắc mà nếu không
có chúng, không cuộc cách mạng nào có thể tồn tại.

Để bắt đầu phần thứ hai của cuốn sách, mời bạn
tới Belarus. Có rất ít nơi nào khác mà tôi có thể nghĩ
tới để bắt đầu. Đất nước đáng yêu này, vốn nằm ngay
cạnh Nga, không hiểu sao đã bỏ lỡ sự kiện Bức tường
Berlin sụp đổ, để cho đến hôm nay vẫn đang sống
trong giấc mơ Soviet. Hãy quay ngược thời gian và
hình dung năm 2010, đêm trước khi diễn ra cuộc bầu
cử tổng thống Belarus. Từ năm 1994, đất nước này
đã nằm dưới ách cai trị tàn bạo của tên bạo chúa
Alexander Lukashenko trong một nền độc tài cuối
cùng còn sót lại của Châu Âu. Là một người đàn ông
có nhiều tài, vóc dáng cao lớn và để ria mép,
Lukashenko rất hâm mộ môn hockey, trượt tuyết
đường dài và tra tấn. Ông ta cũng từng đọc tất cả cẩm
nang dành cho bạo chúa: chỉ một vài năm sau lần đầu
tiên được bầu lên, ông ta đã phá nát quốc hội, tăng
cường lực lượng cảnh sát và lập nên một thể chế được
cho là áp bức ngay tại nơi mà rất nhiều người còn nhớ
đến Stalin một cách trìu mến.

Mệt mỏi với con người mà vị tổng thổng yêu mến


của họ đã trở thành, người dân Belarus đã nổi dậy.
Năm 2006, hàng chục ngàn người xuống đường biểu
tình, khởi xướng cuộc cách có cái tên rất thời trang
là Cách mạng quần Jeans, bởi vì tại Belarus, quần
CHƯƠNG VII VẤN ĐỀ LÀ PHẢI THỐNG NHẤT, ĐỒ NGU! 199

jeans vẫn là biểu tượng của lời hứa hẹn về dân chủ và
thịnh vượng Châu Âu. Đó là một nỗ lực với ý định
tốt đẹp nhưng nó đã thất bại – quân đội của
Lukashenko quá kiên cố, còn phong trào phản kháng
lại quá kém tổ chức, và cuộc bầu cử năm đó lại chứng
kiến một trận thắng vẻ vang của tên bạo chúa. Không
nản lòng, phe đối lập vẫn tiếp tục nỗ lực, và đến thời
điểm cuộc bỏ phiếu năm 2010 sắp diễn ra, các nhà
hoạt động dân chủ ở Belarus đã có thể tạo được đủ
áp lực, cả trong nước và ngoài nước, để buộc
Lukashenko phải tổ chức một cuộc bỏ phiếu tưởng
chừng như công bằng. Hơn 90% dân chúng đủ điều
kiện đã đi bỏ phiếu và hầu hết người dân Belarus đều
chắc chắn rằng lần này Lukashenko sẽ thua to.

Vậy điều gì đã xảy ra?

Trong một bộ phim Holywood, đêm bỏ phiếu tại


Minsk sẽ diễn ra như sau. Tại tổng hành dinh tối tăm
và u ám của mình, nhà độc tài yếu ớt thừa nhận thất
bại trong khi những người hầu cận của ông ta chuẩn
bị chạy trốn khỏi đất nước, lo sợ phải đối mặt với các
cuộc thanh trừng. Những khoảnh khắc vui vẻ kéo dài
nhiều ngày tại các quán bar trong thành phố. Tín
nhiệm quốc tế tăng vọt. Anderson Cooper bay đến
để phỏng vấn những người anh hùng của cuộc cách
mạng hòa bình.
200 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH

Tuy nhiên trên thực tế, đêm bầu cử tại Minsk


không hề giống như vậy. Thay vào đó, tình hình rất
giống đoạn trích nổi tiếng trong Life of Brian của
Monty Python, trong đó những người Judea trong
hội trường không ai bắt chuyện với ai bởi vì mỗi
người lại đại diện cho một phe phái chính trị manh
mún khác nhau. Chín ứng viên chống lại
Lukashenko năm 2010, đại diện cho Đảng dân chủ
xã hội và Đảng Dân chủ Thiên Chúa giáo, Nghiệp
đoàn Hiện đại hóa và đảng dân sự thống nhất và mặt
trận nhân dân Belarus. Bạn bối rối? Người dân
Belarus cũng vậy. Ứng viên của các đảng đối lập đều
là những người tốt – họ có người là luật sư, có người
là thi sĩ, có người là nhà kinh tế học – nhưng có quá
nhiều lựa chọn. Mỗi người nhận được một tỷ lệ nhỏ
phiếu bầu, và các đảng đối lập dồn rất nhiều năng
lượng cho việc cãi cọ lẫn nhau chỉ vì những khác biệt
nhỏ hơn là cho nỗ lực thống nhất nhau lại để đối phó
với một kẻ thù chung. Khi tất cả các lá phiếu đã được
kiểm đếm, Lukashenko lại có thể dương dương tự
đắc vì đã chiến thắng vẻ vang trong một cuộc bỏ
phiếu có thể nói là khá tự do. Đó là kết quả tệ nhất
cho phe đối lập.

Tôi đã từng chứng kiến điều đó ở Serbia, Trước


khi có Otpor!, các cuộc bầu cử dưới thời Milosevic
cũng tuân theo đúng khuôn mẫu như vậy. Các nhà
nghiên cứu gọi đây là hiện tượng “nguyên tử hóa”.
Milosevic thu được đa số phiếu, gian lận thêm một
CHƯƠNG VII VẤN ĐỀ LÀ PHẢI THỐNG NHẤT, ĐỒ NGU! 201

vài trăm ngàn phiếu nữa và ung dung chờ cho các phe
đối lập vốn manh mún nay tiếp tục lãng phí cơ hội
của họ bằng cách quay sang cãi nhau. Bằng việc cãi
nhau vặt vãnh như thế, chúng tôi chỉ tạo thêm cơ hội
chiến thắng cho ông ta. Đó là lý do vì sao ngay từ khi
bắt đầu, Otpor! đã phải chiến đấu cùng một lúc trên
hai mặt trận – thứ nhất là lật đổ độc tài, thứ hai là
thống nhất các đảng phái chính trị nhỏ lẻ dưới một
mái nhà chung. Chúng tôi chủ ý tạo sự thống nhất
trong sự nghiệp chống Milosevic và nó đã có tác
dụng.

Mặc dù vậy, sự thống nhất không phải là một thứ


đơn giản. Nó không chỉ là một trong những yếu tố
quan trọng nhất để hành động phi bạo lực có thể
thành công, mà còn là yếu tố khó đạt được nhất, và
với một vài lý do chính đáng. Lý do đầu tiên liên
quan đến bản chất của chế độ đàn áp. Ở Ai Cập thời
Hosni Mubarak – như nhiều nền độc tài khác – bất
cứ cuộc tụ tập nào trên năm người đều bị coi là vi
phạm pháp luật, điều này khiến cho việc hình thành
một xã hội dân sự là hầu như không thể. Bằng cách
chia nhỏ xã hội Ai Cập, Mubarak đã làm theo
nguyên tắc độc tài có từ lâu là chia để trị. Giống như
nhiều tay độc tài khác, ông ta biết rằng muốn thống
nhất thì phải thiết lập liên minh, và muốn thiết lập
liên minh thì người dân phải được phép tụ tập, chia
sẻ quan điểm, và thương lượng những khác biệt. Khi
chính cơ hội này bị coi là vi phạm pháp luật, thì sẽ
không có chuyện các phe đối lập có thể tổ chức và
hoạt động suôn sẻ.
202 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH

Tuy nhiên, thống nhất còn khó đạt được vì một


lý do cơ bản khác: bản năng của hầu như tất cả mọi
người là tin rằng họ hiểu biết hơn người khác. Tôi là
người đầu tiên thừa nhận mắc phải cái tội ngu si này.
Khi chúng tôi còn quá trẻ và rất nhiệt huyết – và
nhiều nhà hoạt động xã hội đều thế - trong quá trình
làm việc cùng những người trẻ và nhiệt huyết khác,
chắc chắn lúc tôi đã ngước lên nhìn người đang ngồi
cạnh mình và tự hỏi tại sao mình lại dính dáng đến
một thằng ngu như thế. Vì các phong trào chính là
những chiếc lò nung được thiết kế để nấu tan chảy
ngay cả thứ kim loại rắn nhất. Thậm chí đến tận bây
giờ các bạn tôi ở Otpor! vẫn thích chọc ghẹo nhau về
những thứ mà họ đã nói cách đây hơn một thập kỷ
trong lúc tức giận. Và trong nhiều lần cãi vã như thế
- bây giờ thì chúng tôi mới thấy nó ngớ ngẩn và ngốc
nghếch – một số người trong chúng tôi đã bỏ đi với
quyết tâm sẽ bắt đầu một phong trào khác “thuần
khiết hơn” và cạnh tranh lại chúng tôi.

Chưa hết. Vấn đề thống nhất vốn đã phức tạp


nay còn thách thức hơn nếu có quá nhiều thành phần
khác nhau. Ở Serbia chẳng hạn, chúng tôi cần phải
tập hợp mười chín đảng đối lập không những khác
nhau mà còn ghét nhau. Cái khó với chúng tôi là phải
giành chiến thắng thông qua sự thống nhất về chính
trị. Theo một nghĩa nào đó, để đạt được thống nhất
về chính trị, bạn luôn có thể dựa vào các giao dịch và
thỏa thuận ở hậu trường. Nhưng hãy hình dung các
CHƯƠNG VII VẤN ĐỀ LÀ PHẢI THỐNG NHẤT, ĐỒ NGU! 203

nhà hoạt động vì quyền dân sự ở Mỹ và Nam Phi,


những người phải tìm cách thống nhất giữa người da
trắng và người da đen. Điều này rất khó thực hiện.
Tương tự như vậy, phong trào đòi quyền cho người
đồng tình cần phải tạo nên một sự thống nhất giữa
người đồng tính và người không đồng tính, và cầu
Chúa phù hộ cho những linh hồn tội nghiệp ở Ai
Cập và Syria, những người đang phải khuyến khích
tinh thần đoàn kết giữa các tôn giáo trong cuộc chiến
chống lại chủ nghĩa bè phái bạo lực ở Trung Đông.
Ở những nơi khác, trong các thành phố từ Rio đến
New York và từ Tel Aviv đến Moscow, người ta cũng
đang hết sức nỗ lực để tạo sự đoàn kết trong xã hội
bằng cách chứng minh rằng nguyện vọng của dân
thành phố không quá khác biệt so mong muốn của
dân nông thôn, những người sống rất xa các trung
tâm quyền lực. Làm được việc đó không hề dễ dàng.

Nhưng chúng ta cũng không đến mức phải tuyệt


vọng nếu bạn biết tiếp cận vấn đề đúng cách. Khi ấy,
việc thống nhất các nhóm khác nhau nhất cũng trở
thành khả thi. Nó đòi hỏi bạn phải nhận ra rằng
trong sự thống nhất chiến lược lớn có những sự thống
nhất nhỏ mang tính chiến thuật, đó là nơi chúng ta
bắt đầu.Đầu tiên là phải hiểu bản chất của thỏa hiệp.
Cách đây đã lâu, nhà văn E. B. White khi được yêu
cầu đã định nghĩa dân chủ là niềm tin cho rằng đa số
mọi người đều đúng trong hầu hết các trường hợp.
Ông không nói đùa, nhưng ông đã bỏ qua một thành
204 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH

tố chủ chốt, đó là, để một hệ thống như thế vận hành,


người ta phải có một mức độ thỏa hiệp cao. Và thật
buồn khi phải nói rằng thỏa hiệp chưa bao giờ là điều
hấp dẫn. Chẳng có ai tham gia diễu hành hay biểu
tình phản đối ở quảng trường thị trấn chỉ để hét lên
rằng “Tôi không hoàn toàn đồng ý với các quan điểm
của ông, nhưng vì tiến bộ chung, tôi sẵn sàng xem
xét lại và điều chỉnh các quan điểm của mình.” Tuy
nhiên, nếu chỉ chăm chăm vào ý tưởng hay thông
điệp yêu thích của bạn lại là một sai lầm. Thành viên
của nhóm FEMEN biết rõ điều này.

Được khởi xướng từ năm 2008 bởi một nhà kinh


tế học trẻ người Ukraina do lo lắng trước nền công
nghiệp tình dục đã khiến cho biết bao phụ nữ phải
sống khổ sở và là nạn nhân của bạo lực, nhóm các
nhà hoạt động của cô đã nghĩ ra một chiến thuật rất
hiệu quả. Họ kêu gọi các phụ nữ trẻ đi tuần hành
trong những bộ quần áo thiếu vải. Bạn có thể ngạc
nhiên, nhưng tình trạng gần như khỏa thân ấy khiến
người ta phấn khích và giới truyền thông bắt đầu
nghiêm túc chú ý đến thông điệp của nhóm
FEMEN. Chẳng bao lâu sau, một thành viên của
FEMEN nhận ra rằng cô sẽ còn được chú ý nhiều
hơn nữa nếu hoàn toàn khỏa thân. Và thế là bộ ngực
trần đã trở thành hình ảnh biểu tượng của nhóm.

Đầu tiên, FEMEN chỉ tập trung các hoạt động


của họ vào những chủ đề cốt lõi liên quan đến quyền
phụ nữ. Họ đứng biểu tình tại sứ quán của các nước
CHƯƠNG VII VẤN ĐỀ LÀ PHẢI THỐNG NHẤT, ĐỒ NGU! 205

có chế độ đàn áp phụ nữ và đấu tranh để họ phải ra


chính sách nặng tay cấm mại dâm. Xét trên góc độ
này, FEMEN có tính thống nhất cao. Bộ ngực của
họ thu hút được giới truyền thông và một khi đã
chiếm ánh đèn sân khấu, những người phụ nữ dũng
cảm này đã rất giỏi trong việc chia sẻ thông điệp của
mình. Tuy nhiên, khi phong trào trở nên lớn mạnh,
thì cám dỗ của việc mở rộng phạm vi hoạt động ra
mọi hướng càng lớn. Ở Kiev, chẳng hạn, các nhà
hoạt động FEMEN đã cởi quần áo để phán đối việc
trong thành phố thiếu nhà vệ sinh công cộng. Các
thành viên của nhóm đã dùng cưa sắt để cưa các cây
thánh giá gỗ với thông điệp ủng hộ cho nhóm Pussy
Riot. Tại Berlin, họ thoát y, rồi đốt một con búp bê
Barbie đóng đinh trên cổng một bảo tàng mới xây
nơi sẽ được dành để trưng bày loại búp bê nổi tiếng
này, để phản đối việc Barbie được coi là hiện thân của
lý tưởng của phụ nữ. Trong thế vận hội mùa hè 2010
diễn ra tại London, họ xuất hiện, bôi máu giả và đội
vòng hoa để phản đối việc ban tổ chức chấp nhận cho
những “thể chế Hội giáo khát máu” chưa xác định
tham gia thi đấu. Tôi không có ý làm giảm nhẹ bất
kỳ hành động này trong số đó. Chúng đều được thực
hiện để ủng hộ chính nghĩa, và ít nhất việc tôi biết về
các hoạt động đó chứng tỏ dù sao thì họ cũng thành
công.

Tuy nhiên, sự đa dạng về mục tiêu, mục đích và


thông điệp của FEMEN đã làm mất đi sự tập trung
206 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH

duy nhất mà họ vốn có. Nó làm lu mờ thông điệp


nhất quán của họ: ngày nay, khi được tin một nhà
hoạt động FEMEN nào đó cởi trần để biểu tình
phản đối, giới truyền thông không còn biết mục đích
của người đó là vì quyền phụ nữ, chủ nghĩa bè phái
hay vì một thứ gì hoàn toàn khác.

Đó là tai hại của việc mất đi sự thống nhất chiến


thuật đầu tiên và chắc chắn là quan trọng nhất: sự
nhất quán của thông điệp. Ở Otpor! chúng tôi đã
phải mất một thời gian dài mới hiểu được nguyên tắc
quan trọng này; bằng không, hẳn Milosevic vẫn còn
đang tại vị và tôi thì hoặc đã chết, hoặc ngồi tù, hoặc
đang phải lưu đày đến California làm công nhân mổ
cá cũng nên. Khi tôi thảo luận về tầm nhìn tương lai,
chúng tôi thấy rõ ràng là nó bao gồm quá nhiều thứ:
chúng tôi muốn một hệ thống giáo dục không tẩy
não trẻ con bằng những thứ rác rưởi về quốc gia dân
tộc, một nền kinh tế tự do không do những kẻ bất tài
vô dụng và quân ăn cướp điều hành, mối quan hệ hòa
bình với các quốc gia láng giềng, một nền văn hóa sôi
động cho phép mọi loại hình nghệ thuật được phát
huy, và nhiều vấn đề khác đan xen với nhau tạo nên
một cuộc sống bình thường và hạnh phúc. Nhưng tổ
chức biểu tình cho từng mục tiêu một sẽ khiến thông
điệp của chúng tôi phân tán, như thể chúng tôi
không nghiêm túc, chỗ nào cũng chõ mũi vào, như
một lối nói của Mỹ mà tôi đặc biệt ưa dùng. Để tránh
điều đó, chúng tôi gói gọn tất cả ý tưởng và mọi hy
CHƯƠNG VII VẤN ĐỀ LÀ PHẢI THỐNG NHẤT, ĐỒ NGU! 207

vọng của mình vào một khẩu hiệu thống nhất – “He
is finished,” (lão ta đã hết thời), “lão ta” ở đây chỉ gã
độc tài – nó giúp chúng tôi quên đi mọi sự khác biệt
và đoàn kết vì một mục đích chung.

Khẩu hiệu đơn giản đó, “He is finished”, là đủ để


khiến cho tất cả những ai muốn một tương lai không
có Milosevic đứng về phía cùng chúng tôi, và nó cho
phép chúng tôi duy trì được một mục tiêu rõ ràng là
“lão ta” trong bối cảnh các nhóm lợi ích còn theo đuổi
những mục tiêu khác nữa. Chúng tôi cần có một
thông điệp chung, thay vì mười chín thông điệp riêng
lẻ của các đảng phái chính trị đối lập. Có một lý do
vì sao hãng FedEx lại sử dụng cùng một logo màu tía
và da cam trên mọi phương tiện máy bay, xe tải,
phong bì, bảng biểu, áo thun polo và mũ. Họ cần
phải duy trì một thông điệp thống nhất, và bạn cũng
vậy.

(Ảnh minh họa 7.2)

Duy trì sự thống nhất của thông điệp đã khó rồi,


nhưng điều thực sự khó khăn lại nằm ở chỗ duy trì
sự thống nhất cho phong trào của bạn. Khi đồng
nghiệp Slobodan của tôi, anh chàng trông giống một
vị tướng dũng mãnh chuyên xông pha trận mạc, gặp
208 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH

gỡ các nhà hoạt động, anh ta hay thích nói về sự


thống nhất của phong trào bằng cách chiếu những
slide ảnh có tính biểu tượng. Đầu tiên, anh ta sẽ chiếu
cho khán giả xem một số bức hình về các cuộc biểu
tình chống chiến tranh Iraq năm 2003. Đây là những
hình ảnh quen thuộc trên kênh CNN và trên tờ New
York Times, những dòng người nhiệt huyết xin nghỉ
làm để đi biểu tình với biểu ngữ và băng rôn lên án
tổng thống Bush và cuộc xâm lược của Mỹ sắp diễn
ra. Những bức hình cho thấy đủ loại người, từ các
chuyên gia ăn vận chỉn tru đến những người , tất cả
đều đoàn kết lại đằng sau một chính nghĩa duy nhất.

“Các bạn nhìn thấy gì?” Slobo hỏi các học viên.

“Biểu tình phản đối chiến tranh,” không thể có


câu trả lời nào khác.

Tiếp theo, Slobo sẽ chiếu những bức hình của đại


nhạc hội Woodstock. Trong những bức hình này, các
thanh niên hippie trên mình bôi bùn và mặc quần áo
nhuộm theo kiểu buộc túm đang đùa nghịch trên sân.
Họ phê pha, kích động và vuốt ve nhau.

“Các bạn nhìn thấy gì ở đây,” Slobo hỏi.

“Phong trào phản đối chiến tranh,” họ nói mà


không cần suy nghĩ.
CHƯƠNG VII VẤN ĐỀ LÀ PHẢI THỐNG NHẤT, ĐỒ NGU! 209

Cho dù Slobo chiếu hai bộ hình ảnh này ở nơi


nào, anh ta luôn luôn có cùng một câu trả lời. Đám
hippie màu mè trên mình dính đầy bùn đất, theo
nhiều cách lại có tính thống nhất đến mức người ta
nhận ra ngay đó là một phong trào. Không cần một
gợi ý nào khác – không biểu ngữ không băng rôn –
chỉ cần nhìn mái tóc bết dính và loại quần áo điên rồ
mà họ mặc, bạn biết ngay loại nhạc của hippie
Woodstock, loại ma túy mà họ dùng, cái mùi hôi rình
mà cơ thể họ bốc ra. Cũng chẳng cần biết quan điểm
chính trị của họ. Họ đứng lên vì hòa bình và tình yêu.
Đó là bởi vì dân hippie, cho dù sống ở California hay
Belgrade, đều được thống nhất bởi một bản sắc
chung. Và chính cảm nhận về bản sắc nhóm này là
thứ phân biệt các phong trào lớn với những cuộc biểu
tình phản đối nhỏ lẻ.

Xây dựng bản sắc nhóm là điều cần thiết đối với
bất kỳ phong trào nào, cho dù mục đích là lật đổ độc
tài hay khuyến khích nông nghiệp hữu cơ. Các thành
viên của phong trào xanh chẳng hạn, luôn tắt đèn
trước khi ra khỏi nhà, tái chế đồ nhựa, và không bao
giờ vứt rác ra đường – và điều đó luôn đúng cho dù
bạn đang nói về người bạn ăn chay người California
của tôi, Ariane Sommer, hay về vợ của anh bạn Duda
của tôi, Anna, một phụ nữ Serbia rất có ý thức về môi
trường, người tự trồng rau ăn ở bên kia quả địa cầu,
tại Belgrade xa xôi. Cho dù họ ở đâu, hay họ còn
quan tâm đến vấn đề nào khác, không quan trọng.
210 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH

Họ là một phần của một thứ lớn hơn. Một phong


trào thống nhất cần phải có bản sắc riêng, và như các
học viên của Slobo đã chứng minh, một khi đã nhìn
thấy là bạn nhận ra ngay.

Sự thống nhất của một phong trào, tuy vậy,


không chỉ là một vấn đề về văn hóa của tổ chức. Nó
còn là vấn đề về cách quản trị. Ta hãy xem ví dụ sau
đây như một bài học cảnh giác. Những năm 1960 ở
Mỹ, SDS (tổ chức Sinh viên vì xã hội dân chủ) là một
tổ chức rất ra gì và này nọ. Họ lớn mạnh rất nhanh:
từ chỗ chỉ có 2.500 thành viên vào mùa thu năm
1964, con số này tăng lên đến 25.000 chỉ trong vòng
một năm, và đến năm 1969 đã có gần một trăm ngàn
thành viên từ gần bốn trăm trường đại học. Phong
trào chính trị mà họ góp phần khởi xướng đã thu hút
được hàng trăm ngàn người xuống phố biểu tình tại
Washington D.C., trong đó có cả một nhóm nhạc
rock nổi tiếng cùng nhiều người hâm mộ xinh đẹp và
nổi tiếng khác. Do đó, bạn sẽ nghĩ là SDS chắc chắn
sẽ đạt được mục tiêu của họ là chấm dứt chiến tranh
ở Việt nam. Rất nhiều thành viên của phong trào
cũng tin như vậy.

Nhưng phong trào càng lớn mạnh, thì các thành


viên SDS càng không thoải mái với cách tổ chức của
bộ máy. Họ không thích có một chủ tịch và phó chủ
tích. Đó là những chức vụ ở nhà băng, họ lập luận,
chứ không phải ở một phong trào vốn có mục đích
thay đổi hệ thống được họ xem là bạo lực và thối nát.
CHƯƠNG VII VẤN ĐỀ LÀ PHẢI THỐNG NHẤT, ĐỒ NGU! 211

Vậy là năm 1967, do nóng lòng muốn cho tổ chức có


tính dân chủ hơn, SDS đã nhóm họp và bỏ phiếu về
việc phế bỏ chức chủ tịch và phó chủ tịch hiện tại và
tổ chức lại hệ thống với nhiều lỗ hổng. Việc này
khiến cho nhiều thành viên cảm thấy hài lòng, nhưng
hầu như không bảo vệ được tổ chức trước những diễn
biến tiếp theo. Hai năm sau, khi chiến tranh ngày
càng ác liệt và nước Mỹ tràn ngập những cuộc bạo
động liên quan đến chủng tộc và những vụ ám sát
cùng nhiều diễn biến xấu khác, SDS lại nhóm họp
để bàn về tương lai của họ.

Ngay từ đầu, cuộc họp nhóm năm 1969 của SDS


đã cho thấy giữa họ có nhiều điểm khác biệt. Đại
diện của các nhóm nhỏ xuất hiện trong hội trường để
phát tài liệu; nếu bạn dành thời gian để đọc các tài
liệu đó, bạn sẽ thấy những người này không có điểm
gì chung. Họ xuất phát từ nhiều tư tưởng đa dạng về
hình thức và phạm vi quan tâm, nhưng nói chung,
buổi họp hỗn loạn đó chứng kiến cuộc chiến giữa các
thành viên SDS tin vào biểu tình phản đối và quyết
tâm đi theo đường lối phi bạo lực với các thành viên
cho rằng cách tốt nhất để chấm dứt chiến tranh là
“mang nó về nước,” nghĩa là khởi động một chiến
dịnh xả bom và xả súng vào các thành phố ở Mỹ -
một ý tưởng ti tiện cả về đạo đức, chính trị và thực
dụng. Sau khi cãi cọ và soạn ra những bản thảo cương
lĩnh chẳng đâu vào đâu, SDS chia rẽ và tách làm hai
nhóm. Đó là cuộc họp cuối cùng của họ: khi thập
niên 1960 chuyển sang 1970, SDS chỉ còn là một tổ
chức trên danh nghĩa.
212 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH

Ở một mức độ nào đó, sự chia rẽ này có thể được


đổ tại cho sự cám dỗ độc hại của chính trị cách mạng.
Một phần do thực tế là tất cả những người tham gia
đều còn trẻ, chỉ mới bước sang tuổi hai mươi. Nhưng
chủ yếu, điều xảy ra với SDS đơn giản là không thể
tránh khỏi. Nếu không có sự thống nhất về mặt tổ
chức, mọi thứ sẽ tan rã. Đây là một trong số ít điều
tôi có thể cam đoan với bạn trong cuốn sách này.
Chính trị, về bản chất, xoay quanh việc các phe phái
tranh giành quyền lực lẫn nhau. Ngay lúc tôi viết
những dòng này, ở Yemen, chẳng hạn, đang có
những động thái tiếp theo sau khi lật đổ thành công
nhà lãnh đạo độc tài của họ, Ali Abdullah Saleh, với
liên miên những cuộc hiệp thương về hiệp thương,
trong đó các đảng phái chính trị tranh cãi xem họ nên
có hình thức đại diện như thế nào trong Cuộc đối
thoại quốc gia, một diễn đàn rất được kỳ vọng sẽ giúp
hình thành tương lai đất nước một cách dân chủ. Đấy
là tôi còn chưa nói đến những gì diễn ra ở Ai Cập
ngay sau khi Mubarak sụp đổ - hãy để dành cho một
chương khác. Vấn đề ở đây là các cuộc phong trào
giống như một chiếc máy bay. Nếu không có một cơ
trưởng lèo lái, điều khiển nó, máy bay sẽ rơi. Và bạn
không bao giờ biết được ai sẽ là người thu nhặt các
mảnh vỡ đó.

Vậy thì, làm thế nào để đảm bảo sự thống nhất?


Câu trả lời ngắn gọn là bạn không thể. Hầu như bạn
chẳng thể làm gì để đảm bảo con người không cư xử
CHƯƠNG VII VẤN ĐỀ LÀ PHẢI THỐNG NHẤT, ĐỒ NGU! 213

như con người và tìm lý do để mà cãi nhau và chia rẽ.


Bạn có thể lựa chọn giống SDS và cho mỗi người rất
nhiều quyền tự do, hoặc bạn có thể giống những
người Yemen và xây dựng một cấu trúc ủy ban cứng
nhắc, nhưng sớm muộn gì căng thẳng sẽ xảy ra. Tuy
nhiên, điều bạn có thể làm là học hỏi từ kinh nghiệm
của người khác. Ở trên, tôi đã nói về nguyên tắc mà
chúng tôi thiết lập ở Otpor, yêu cầu vẽ một đường
thẳng trên một mẩu giấy rồi xem bạn có thể kéo bao
nhiêu người về phe mình. Chúng tôi gọi nó là đường
phân chia. Harvey Milk, bạn nhớ chứ, cuối cùng đã
thắng cử khi anh nhận ra rằng phát động chiến dịch
về những vấn đề liên quan đến chất lượng sống sẽ kéo
được nhiều người hơn về phe mình, so với việc chỉ
nói về những vấn đề cụ thể vốn chủ yếu là mối quan
tâm của cộng đồng người đồng tính.

Như bạn có thể hình dung, đây là một chiến


thuật tốt để đạt được sự thống nhất, và, chưa biết sau
này ra sao nhưng ít nhất lúc đầu, các nhà cách mạng
Ai Cập đã làm tốt một việc là nới rộng đường phân
chia tôn giáo. Trong cuộc nội dậy những ngày đầu
năm 2011 tại quảng trường Tahir, chẳng hạn, một số
nhà bình luận đã dự đoán rằng sớm muốn gì bạo lực
tôn giáo sẽ làm chệch hướng toàn bộ cảm xúc hưng
phấn trong nước. Các nhà hoạt động đã đáp lại mối
lo lắng này ra sao? Một ngày thứ Sáu nọ, khi một
dòng người Hồi Giáo quỳ xuống cầu nguyện, các tín
đồ thiên Chúa cùng nhóm đã làm một điều chưa
214 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH

từng được nghe đến trong lịch sử bất ổn của đất nước
này: họ cầm tay nhau và làm thành một hàng chắn
bảo vệ cho những người bạn Hồi giáo khỏi bị cảnh
sát tấn công và cho họ không gian bình yên để cầu
nguyện. Hai ngày sau, khi Chủ Nhật tới, đến lượt
người theo đạo Thiên Chúa cầu nguyện thì những
người theo đạo Hồi lại đứng ra bảo vệ họ. Thậm chí,
khi một cặp đôi theo đạo Thiên Chúa tổ chức hôn lễ
ngoài trời trước đám đông ồn ào ở quảng trường
Tahir, họ còn được chúc phúc bởi cả người Hồi giáo
và Thiên Chúa giáo. Cảm động trước sự thống nhất
tôn giáo tại quảng trường, Đức Cha Ihab al-Kharat
đã có một bài phát biểu trước đám đông người biểu
tình một lời chúc phúc không thể tin nổi. “Nhân
danh Chúa và Mohammed, chúng ta thống nhất các
thành viên lại,” cha nói. “Chúng ta sẽ tiếp tục biểu
tình phản đối ến khi tên bạo chúa phải đầu hàng.”
Và họ đã làm như vậy.

Đó là một ví dụ kịch tính, dĩ nhiên, để truyền


cảm hứng cho bất kỳ ai đang suy tính thực hiện hành
động phi bạo lực. Nhưng đáng buồn là, tinh thần này
rất thường xuyên bị mất đi mà lại hiếm khi vì nguyên
nhân nào xấu. Ở Nga, chẳng hạn, làn sóng biểu tình
mới đây chống lại việc Kremlin liên tục củng cố
quyền lực đã thu hút hàng vạn người xuống đường.
Được ủng hộ bởi các nhà hoạt động sáng tạo như
nhóm Pussy Riot, phong trào chống Putin nhanh
chóng có được tiếng vang quốc tế, mang lại hy vọng
CHƯƠNG VII VẤN ĐỀ LÀ PHẢI THỐNG NHẤT, ĐỒ NGU! 215

cho bất cứ ai phản đối chế độ chuyên quyền của


Putin. Nhưng có một chi tiết quan trọng mà hầu như
không hãng tin tức nào khai thác: tất cả những người
đàn ông và phụ nữ dũng cảm bước xuống đường tuần
hành công khai ấy, ở một mức độ nào đó, đều thuộc
cùng giới và cùng tầng lớp xã hội. Họ là những người
trẻ tuổi, thường đang ở độ tuổi ba mươi, bốn mươi,
có học thức và thuộc tầng lớp trung lưu. Họ là những
người đã đi nước ngoài, sử dụng internet thường
xuyên đọc các nguồn tin độc lập. Họ là những người
dân tinh tế sống ở Moscow và Saint Petersburg,
trong mắt họ, những hành vi kỳ quặc của ban nhạc
punk và nhóm nghệ thuật có cái tên đơn giản Voina
là một sự châm biếm có chủ ý.

Nhưng hầu hết người dân Nga thì không như


vậy. Đối với người dân bình thường sống ở các tỉnh
lẻ hoặc thôn quê trên khắp mảnh đất rộng lớn này,
Pussy Riot quá là xa vời. Những người này có thể tin
rằng ở Nga có sự không công bằng và bất công,
nhưng nhìn vào những người anh em thành thị với
thứ quần áo gọn gàng, họ hầu như chẳng thấy có gì
liên quan đến mình. Kết quả là, cho dù ở Moscow
hay ở các thành phố lớn có đang nỗ lực như thế nào,
dường như chẳng có gì liên quan đến họ. Những
nông dân Nga lỗ mãng – vốn chiếm phần lớn dân số
của đất nước – không thấy vị trí của mình trong
phong trào phản kháng thành thị sành điệu này. Đến
mùa hè năm 2013, chỉ 11% người Nga thể hiện mong
muốn phản kháng, một sự sụt giảm mạnh mẽ kể từ
thời hoàng kim của phong trào phản đối này.
216 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH

Nếu bạn hỏi bất kỳ người nào tham gia biểu tình
ở Moscow thời ấy, rằng liệu họ có chào đón những
người họ hàng của mình từ nông thôn cùng gia nhập
phong trào không, có lẽ bạn sẽ được nghe những bài
diễn thuyết hùng hồn về tầm quan trọng của việc tất
cả người Nga phải đứng lên cùng nhau ra sao. Nhưng
điều đó đã không xảy ra. Không phải vì những người
Muscovite không hoàn toàn chào đón những người
khác. Mà họ đã không thực hiện điều mà anh bạn
Imran Zahir của chúng tôi đã làm ở Maldives. Họ đã
không ra ngoài và lắng nghe người dân trên khắp
nước để tìm hiểu xem có thể thu hút đủ mọi tầng lớp
nhân dân vào chính nghĩa của mình như thế nào.
Phong trào là một sinh vật sống, và nhiệm vụ thống
nhất phải được lên kế hoạch và thực hiện, nếu không
nó sẽ không bao giờ tự thống nhất được. Đó là lý do
vì sao bạn luôn phải làm cho phong trào của mình có
liên quan đến càng nhiều người càng tốt.

Một thời gian trước tôi có ngồi uống bia với hai
nhà hoạt động môi trường đến từ California, Rachel
Hope và Chris Nahum. Rachel và Chris được biết
đến nhiều hơn với cái tên Pissed-Off Polar Bears, khi
họ hóa trang thành gấu bắc cực để phản đối những
Hội nghị quốc gia của cả phe dân chủ lẫn phe cộng
hòa trong năm 2012, với những biểu ngữ như “Liệu
tôi đã bao giờ được hỏi lấy một câu?”
CHƯƠNG VII VẤN ĐỀ LÀ PHẢI THỐNG NHẤT, ĐỒ NGU! 217

Rachel và Chris đều vui tính và rất thông minh,


và hầu như không có người dẫn chương trình nào hay
hơn họ ở Los Angeles. Mục tiêu của họ là thu hút sự
chú ý đến hiện tượng nóng lên toàn cầu và những
mỏm băng tan, và với việc đó thì họ đã thành công.
Nhưng mặc dù gấu bắc cực và diện tích đất sống ngày
càng thu hẹp của chúng nhận được rất nhiều yêu mến
và cảm thông từ những người ăn chay và có ý thức
bảo vệ môi trường ở California cũng như ở bất kỳ nơi
nào khác dọc bờ biển, thì ở trung tâm nước Mỹ,
người ta có vẻ không thực sự quan tâm quá nhiều đến
tình cảnh của loài động vật bắc cực xa lạ này. Ngoài
một tập đặc biệt nào đó trên kênh National
Geographic, hầu hết người dân sống ở miền Trung
Tây có lẽ chưa từng nghĩ đến gấu bắc cực quá năm
phút trong cuộc đời họ. Vậy nếu, tôi hỏi Rachel và
Chris, thay vì hóa trang thành gấu bắc cực ở Iowa,
họ hãy thử xuất hiện ở cuộc họp kín của ban lãnh đạo
và hóa trang thành những bắp ngô sấy, nạn nhân của
hiện tượng nhiệt độ tăng lên và hạn hán ngày càng
xảy ra thường xuyên hơn? Hiện tượng nóng lên toàn
cầu, suy cho cùng, để lại những tác động nghiêm
trọng lên nông nghiệp, và nông dân ở Iowa chắc chắn
sẽ đồng cảm và đáp lại trước một thứ có liên quan
đến chính họ. Ở Nebraska, chẳng hạn, Rachel và
Chris có thể xuất hiện trong vai những con bò đói
giơ xương, và vân vân.
218 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH

Các cuộc biểu tình ở Brazil đã được nếm bài học


này. Lần đầu tiên trong lịch các phong trào lớn, tầng
lớp trung lưu có cuộc sống khá thoải mái tiện nghi
lại là người đứng lên khởi xướng hoạt động. Khi biết
rằng đây cũng là tầng lớp mà có thời, điều quan trọng
nhất với họ chỉ xoay quanh việc trưng bày trong tủ
kính gia đình những loại đĩa sứ đẹp nhất, và giữa họ
với người nghèo liên tục có những va chạm dẫn đến
bạo lực theo chu kỳ, thì việc những người đàn ông và
phụ nữ Bra-xin vốn chỉ quen ngồi đó xem TV hoặc
mua sắm online này bỗng chủ động quan tâm đến
chính trị đã thực sự truyền cảm hứng.

Nhưng họ hầu như không có kinh nghiệm trong


kiểu hoạt động này. Những người tham gia vào cái
gọi là Vinegar Revolt (Khởi nghĩa Giấm) của Bra-
xin ngay từ đầu đã trượt bài kiểm tra về vẽ đường
phân chia, khi họ giới hạn cả yêu cầu và phong cách
phản kháng của mình theo cách chỉ lôi kéo được
những người thành thị giống họ, và bỏ qua phần
đông những người sống ở nông thôn nghèo hơn, ít
học hơn, nhưng cũng bất mãn như họ, những người
mà nếu được huy động, rất có thể tham gia vào cuộc
đấu tranh cùng họ. Họ sớm rút ra bài học từ sai lầm
buổi ban đầu này và tìm được cách xây dựng tình
đoàn kết thống nhất trong xã hội. Trong số những
nhà hoạt động Bra-xin thú vị nhất có David Hertz,
một đầu bếp nổi tiếng, phiên bản duyên dáng hơn
của Jamie Oliver. Dùng thực phẩm như là một cách
CHƯƠNG VII VẤN ĐỀ LÀ PHẢI THỐNG NHẤT, ĐỒ NGU! 219

để lôi kéo mọi người về phía bàn ăn, Hertz đã khởi


xướng một phong trào gọi là Gastromotiva, trong đó
anh tập hợp thành viên thuộc tầng lớp trung lưu và
người nghèo cùng khổ qua các buổi hội thảo về ẩm
thực và sự kiện nấu ăn có cả các chính trị gia hàng
đầu Bra-xin đến tham dự. Bằng việc khuyến khích
mọi người làm việc cùng nhau, Hertz và các nhà hoạt
động Bra-zin đã cho thấy rằng họ hoàn toàn có thể
đoàn kết lại và yêu cầu chính phủ phải nhượng bộ.
Để đáp lại nguyện vọng của người dân, năm 2013
tổng thống Bra-xin đã hứa sẽ dành 100 phần trăm
doanh thu từ dầu của nhà nước để chi cho giáo dục.

Điều quan trọng phải lưu ý là trong khi các nhân


vật công chúng như Hertz có thể đóng góp vị thế của
người nổi tiếng cho một phong trào và thống nhất
mọi người lại với nhau nhờ cá nhân họ, nhưng việc
sử dụng những cái tên có sức ảnh hưởng lớn hỗ trợ
cho sự nghiệp của bạn cũng phải có cách của nó.
Chắc chắn là những nhân vật được công chúng yêu
mến có thể giúp thống nhất một phong trào, nhưng
sự lãnh đạo của một nhân vật như vậy thường kéo
theo một gánh nặng: quá nhiều thứ đổ lên vai một
người. Người duy nhất đó có thể bị giết, giống như
Benigno Aquino ở Philippines; bị bỏ tù hoặc bị bắt
giữ tại nhà, giống như Aung Sun Suu Kyi ở Burma;
hoặc như Morgan Tsvangiral ở Zimbabwe, thực hiện
một loạt động thái đầu đất và bị phe đối thủ lôi kéo.
Và những người nổi tiếng, mặc dù họ thích việc tham
220 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH

gia vào đủ các thể loại nghiệp đoàn hay sự nghiệp


chính nghĩa, thường là những tài sản đỏng đảnh. Để
hình dung điều này rõ ràng hơn, bạn hãy xem trường
hợp Occupy Wall Street. Đây là danh sách rút gọn,
chưa đầy đủ các ngôi sao ủng hộ cho phong trào này:
Kanye West, Russell Simmon, Alec Baldwin, Susan
Sarandon, Deepak, Chopra, Yoko Ono, Tim
Robbins, Michael Moore, Lupe Fiasco, Mark
Ruffalo, Talib Kweli và Penn Badgley từ Gossip
Girl. Không cần phải là một nhà phê bình văn hóa
bạn mới nhận ra rằng các nghệ sĩ giải trí này thu hút
một phân khúc đặc biệt trong toàn bộ dân số, phân
khúc nghe nhạc rap, có quan điểm chính trị tự do và
chỉ trích những chương trình TV vốn hay được khen
nhưng ít được xem như 30 Rock và những bộ phim
như Kids Are All Right.

Giờ hãy hình dung ai đó sống ở Indiana, nghe


Brad Paisley, xem bóng đá sinh viên và có thế giới
quan bảo thủ. Rất có thể loại người chết tiệt này cũng
đồng ý rằng hệ thống hiện tại không thực sự hiệu quả
và rằng ở nước Mỹ có thể có công bằng xã hội.
Nhưng văn hóa và bản sắc của nhóm Occupy không
bao giờ lôi cuốn được loại người này. Tất cả những
gì cần làm – tôi chỉ kể ý chính, nhưng thực ra việc
cũng không quá phức tạp – là gửi một vài lời mời đến
những nhạc sĩ không bị cho là nổi loạn. Chẳng hạn,
nếu thay vì để Talib Kwei dẫn đầu đám đông với một
đoạn rap sôi nổi, thì ai đó như Lee Greenwood, vốn
CHƯƠNG VII VẤN ĐỀ LÀ PHẢI THỐNG NHẤT, ĐỒ NGU! 221

được biết đến nhiều nhất với “God Bless the U.S.A”,
xuất hiện và hát vang một vài bài ca yêu nước? Bất cứ
ai theo dõi phong trào cũng sẽ có cảm giác họ đã tự
coi mình là một lực lượng thống nhất, không chỉ do
bộc phát mà thực sự có chủ ý nỗ lực thúc đẩy một
cuộc đối thoại bao gồm nhiều thành phần hơn.

Và hãy hình dung điều gì sẽ xảy ra nếu thay vì tổ


chức biểu tình ở quảng trường các thành phố lớn, các
nhà hoạt động Occupy cố gắng đến những nơi mà
người dân Mỹ bình thường sinh sống và làm việc, lan
tỏa thông điệp ở những nơi như công viên South
Park hay những thị trấn nhỏ im lìm ở vùng bắc Mỹ.
Việc này giống như vẽ lại đường phân chia và khiến
cho nhiều người cảm thấy thoải mái hơn với việc
tham gia phong trào. Suy cho cùng, sự khác biệt giữa
câu “Chúng tôi là một phong trào vì con người tự do,
những người muốn thực hiện tư tưởng của mình” và
“Chúng tôi là một phong trào vì những ai tin rằng
người dân Mỹ bình thường xứng đáng được nghỉ
ngơi” chẳng phải là lớn như người ta tưởng. Trong
khi câu trước có tính loại trừ, thì câu thứ hai lại chào
đón đa dạng những cá tính, lợi ích và quan điểm vào
cùng một nhóm. Tôi vẫn luôn tự hỏi điều gì có thể
sẽ xảy ra nếu Occupy vứt quách cái tên của họ – nó
mang ý nghĩa rằng cách duy nhất để tham gia là bạn
phải bỏ mặc những thứ bạn đang làm và bắt đầu
chiếm lấy một thứ gì đó (‘occupy’ nghĩa là chiếm lấy)
– và đặt lại một cái tên rực rỡ hơn, “99 phần trăm”
222 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH

chẳng hạn. Nếu ai đó hỏi tôi, “Srdja, cậu có cảm thấy


mình là một phần của 99 phần trăm không?” tôi có
thể trả lời, “Ồ, vợ tôi và tôi sống trong một căn hộ
hơn trăm mét vuông và lái một chiếc xe gần mười
năm rồi. Vậy nên, có, tôi nghĩ tôi sẽ thích 99 phần
trăm.” Tại sao không? Còn nếu họ hỏi tôi, “Cậu có
thích chiếm lấy công viên Zuccotti không?” Tôi
không chắc là sẽ tham gia.

Chỉ cần đơn giản thay đổi tên gọi, phong trào
Occupy đã có thể cho mọi người thấy họ chào đón
biết bao nhiêu thành phần: thành phố, nông thôn,
bảo thủ, tự do, người thấp, người cao, người lái xe và
người đi bộ, tôi rất muốn được thấy điều đó xảy ra.

Đó là bởi vì sự thống nhất, suy cho cùng, liên


quan đến nhiều thứ hơn chỉ là có người tham gia ủng
hộ cho một ứng viên hay một vấn đề cụ thể nào đó.
Nó liên quan đến việc tạo ra một ý thức cộng đồng,
xây dựng bản sắc nhóm, sự gắn bó trong tổ chức,
không bỏ qua một ai và kiên trì theo đuổi những giá
trị của bạn. Nó liên quan đến việc khiến cho những
người khác cảm thấy cuộc đấu tranh của bạn cũng là
cuộc đấu tranh của họ. Thường thì, nó chỉ là việc
nắm tay nhau trên một quảng trường đông đúc và
cùng nhau hát đúng bài hát phù hợp. Và điều đó có
tầm quan trọng không thể đong đếm.
CHƯƠNG VII VẤN ĐỀ LÀ PHẢI THỐNG NHẤT, ĐỒ NGU! 223

Nhưng giờ thì tôi đã trở nên quá ủy mị so với quy


định đối với một công dân Serbia. Bây giờ tôi muốn
nói về một thứ có tầm quan trọng tương đương
nhưng cụ thể hơn nhiều, đó là nguyên tắc thần thánh
quyết định thành bại của một phong trào: nguyên tắc
lập kế hoạch.

(Ảnh minh họa 7.3)


224 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH

CHƯƠNG VIII

LẬP KẾ HOẠCH CHO


CON ĐƯỜNG ĐI ĐẾN
CHIẾN THẮNG CỦA BẠN

Nói chung, tôi là một nhà tiên tri thất bại. Khi
iPhones lần đầu tiên xuất hiện, tôi đã nói với bất kỳ
ai chịu lắng nghe mình rằng Apple chắc chắn sẽ sớm
phá sản vì ai mà lại muốn các cuộc gọi của họ bị cắt
ngang bởi âm nhạc và truy cập Internet? Khi đội
tuyển bóng đá quốc gia Serbia được vào vòng chung
kết World Cup tại Nam Phi năm 2010, tôi đã tin
chắc rằng năm đó chúng tôi sẽ làm nên chuyện.
Chúng tôi đã đứng thứ 23. Đáng buồn khi phải thừa
(Ảnh minh họa 8.1)
nhận, nhưng các bạn tôi hay hỏi ý kiến của tôi về một
CHƯƠNG VIII LẬP KẾ HOẠCH CHO CON ĐƯỜNG ĐI ĐẾN CHIẾN THẮNG CỦA BẠN 225

sản phẩm hay dịch vụ mới chỉ để làm ngược lại.


Nhưng sau lần gặp gỡ đầu tiên chỉ kéo dài một vài
giờ với các nhà hoạt động đầy nhiệt huyết của
Occupy Wall Street tại một trong những phòng học
ấn tượng của Đại học New York nhìn ra Công viên
Quảng trường Washington, tôi đã cảm thấy họ đang
chạy đua một cuộc đấu gian khổ, và viễn cảnh thắng
lợi của họ thực sự rất mong manh.

Ở chương này tôi chỉ xin nói về việc lập kế hoạch,


và những điều tôi nói không được chủ định như là
một phán xét có giá trị dưới bất kỳ hình thức nào.
Bạn có thể nghĩ như thế nào tùy ý về những người đã
biểu tình ở công viên Zuccotti để tìm cách tạo ra một
thay đổi. Bạn có thể tin rằng họ chỉ là một đám đua
đòi không có mục đích, hoặc, như bản thân tôi, bạn
có thể chia sẻ với họ khao khát về công bằng một thế
giới vô cảm, nhưng việc nghiên cứu cách họ lập kế
hoạch, hay đúng hơn, việc họ không lập kế hoạch, là
một bài học có giá trị cho tất cả các nhà hoạt động ở
khắp mọi nơi.

Tại sao tôi lại bi quan đến thế về viễn cảnh của
phong trào đó, ngay cả khi kết quả trưng cầu dân ý
cho thấy gần một nửa dân Mỹ đồng tình với các ý
tưởng của họ? Rất đơn giản: hãy nhìn vào cái tên của
họ. Thay vì đặt tên nhóm là “99 phần trăm,” nghĩa là
tạo bản sắc cho một phong trào, thì các nhà hoạt
động người Mỹ lại đặt tên nhóm của họ theo một
chiến thuật đơn lẻ. Và mặc dù các nhà hoạt động phi
226 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH

bạo lực đã chiếm được rất nhiều thứ trong những


năm qua, từ rào chắn nơi ăn trưa ở Nam Mỹ cho đến
Quảng trường Thiên An Môn, việc chiếm một nơi
nào đó vẫn chỉ là một vũ khí đơn lẻ trên đấu trường
lớn của phản kháng ôn hòa – và, nói đúng hơn, vẫn
chỉ có khả năng thu hút một kiểu người nhất định.
Như chúng ta đã thấy ở phần trước của cuốn sách
này, các phong trào, vốn vẫn luôn có nghĩa là những
trận đấu lớn, cần phải thu hút được càng nhiều càng
tốt sự tham gia của người thường nếu muốn thành
công. Đúng là Occupy đã nỗ lực rất nhiều để vươn
tới mọi tầng lớp nhân dân. Nhưng thông điệp của
phong trào, mà bạn có thể cảm nhận ngay từ cái tên
của nó, lại chỉ có nghĩa là chiếm lấy công viên
Zuccotti.

Đó là một điều khác mà tôi nghi ngờ ở Occupy.


Một cuộc biểu tình lớn, như bất kỳ ai đã từng tổ chức
một chiến dịch thành công sẽ khẳng định với bạn, là
bước cuối cùng bạn thực hiện, chứ không phải là
bước đầu tiên. Bạn thúc giục đám đông quần chúng
đi tuần hành trên đường phố khi bạn biết là bạn đã
có đủ người về phe mình, và chỉ khi bạn đã thực hiện
xong mọi khâu chuẩn bị cần thiết để đưa chiến dịch
ra mắt. Cuộc mít tinh lớn không phải là tia lửa giúp
bạn khởi xướng phong trào. Nó thực ra là một vòng
chạy mừng chiến thắng. Những người bạn ở Ai Cập
của chúng tôi hiểu rõ điều này; họ đã bắt đầu hoạt
động được gần hai năm, đã dùng rất nhiều tờ rơi và
CHƯƠNG VIII LẬP KẾ HOẠCH CHO CON ĐƯỜNG ĐI ĐẾN CHIẾN THẮNG CỦA BẠN 227

tổ chức các cuộc biểu diễn trên đường phố, đã chiến


thắng rất nhiều trận đánh nhỏ, và chỉ đến khi chắc
chắn đã đến lúc phù hợp, họ mới tổ chức cuộc biểu
tình lớn ở quảng trường Tahir, nơi mà họ nâng yêu
sách lên đòi Mubarak phải từ chức. Kết quả xuất sắc
của người Ai Cập khi họ chiếm Quảng trường Tahir,
mà đồng nghiệp Slobo của tôi gọi là “cuộc tấn công
phi bạo lực chớp nhoáng”, đã khiến mọi người khác
tin rằng chiến thắng đó không liên quan gì đến hai
năm chuẩn bị vất vả để thiết lập một tầm nhìn cho
tương lai và vạch ra một chiến lược hành động, mà
chỉ nhờ cuộc chiếm lĩnh tưởng như do ngẫu hứng của
họ tại một vị trí nổi bật ngay tước bảo tàng quốc gia
và cơ quan của chính phủ.

Đối với nhiều người ngoài, dường như chiến


thuật kỳ diệu của những người Ai Cập khi chiếm lĩnh
quảng trường là tất cả những gì họ cần làm, và các
nhà hoạt động trên khắp thế giới đã giành giật nhau
để có được càng nhiều người càng tốt tham gia diễu
hành trên đường phố. Từ Cairo đến Madrid, từ
Frankfurt đến Damascus, câu chuyện đã bị bóp méo
đi qua những tin tức cập nhật liên tục không ngừng,
và mọi người, dường như thế, đã có ấn tượng hoàn
toàn sai về điều thực sự xảy ra. Mọi người chỉ cần,
câu chuyện truyền đi như vậy, đến chiếm một quảng
trường lớn nào đó trong thời gian đủ lâu và Santa
Claus (Ông già Noel) sẽ từ Bắc Cực hạ cánh mang
cho bạn bất kỳ điều gì bạn mong ước, yêu cầu Assad
thoái vị hay ra quy định về tài chính.
228 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH

Đó là lý do vì sao tôi lo lắng về Occupy. Dường


như họ đã học sai bài học từ Mùa Xuân Ả Rập và các
nơi khác. Họ bắt đầu bằng một cuộc tụ tập đông
người, qua đó nhanh chóng mất đi tất cả sự thống
nhất trong tổ chức có được sau đủ mọi hình thức thảo
luận, làm rõ và cãi nhau nội bộ, vốn là điều không
thể tránh khỏi. Kết quả là, phương châm hoạt động
của họ bị xáo trộn, và chỉ còn cách đi xuống.

“Chúng ta có thể làm gì khác đi?” là câu hỏi trung


tâm đối với mọi chiến dịch phi bạo lực không thành
công. Tôi muốn trả lời chung cho câu hỏi này bằng
một câu chuyện của riêng tôi trước khi chuyển cuộc
thảo luận sang cho Colonel, một người mà kỹ năng
tổ chức đã giúp ích rất nhiều cho ông và đất nước ông
trong thời chiến tranh cũng như thời bình.

Nguyên tắc đầu tiên của việc lập kế hoạch chính


là chọn thời điểm. Giống như trong hài kịch và thể
thao và tình dục, chọn đúng thời điểm là quan trọng
nhất đối với hoạt động vì sự thay đổi, vì cùng những
nguyên nhân như nhau. Con người thường không
kiên định, dễ mất tập trung và hầu như rất vô lý. Hãy
cứ tấn công khi họ đang mất tập trung, và mọi kế
hoạch dù hay đến đâu bạn cũng sẽ thua, nhưng nếu
biết chọn đúng thời điểm, chắc chắn bạn sẽ thắng.

Các nhà độc tài, tất nhiên, sẽ làm mọi thứ có thể
để không bao giờ có thời gian phù hợp cho các nhà
hoạt động. Họ vô hiệu hóa các phe đối lập ở mọi
CHƯƠNG VIII LẬP KẾ HOẠCH CHO CON ĐƯỜNG ĐI ĐẾN CHIẾN THẮNG CỦA BẠN 229

ngóc ngách. Nhưng dù sao, họ cũng không thể đứng


trên nhịp sống tự nhiên của con người. Thường thì
nhịp sống này chính là người bạn tốt nhất của các
nhà hoạt động. Chúng tôi đã học được điều này ở
Serbia vào đêm trước năm mới Orthodox ngày 13
tháng Một năm 2000.

Đêm cuối năm của chúng tôi dự định sẽ là một


bữa tiệc lớn trong năm bất chấp giá nào, ngay cả ở
một đất nước như Serbia, bị đàn áp bởi Milosevic,
chiến tranh liên miên và những cuộc biểu tình thì
ngày càng diễn ra nhiều hơn kéo theo gia tăng bất ổn
dân sự. Và bởi vì nhóm Otpor! chúng tôi là những
con mèo ngầu nhất trong thành phố, mọi người
mong đợi chúng tôi tham gia vào các bữa tiệc, quên
đi các kiểu hoạt động trong một đêm và chỉ vui vẻ
thôi. Đó là khi Red Hot Chili Peppers xuất hiện.

Có lẽ tôi đã để lộ tuổi của mình khi tiết lộ


Peppers là một trong số ban nhạc mà tôi cực kỳ yêu
thích. Tôi yêu họ từ những ngày đầu tiên, khi họ chơi
nhạc punk và đi lại trên sân khấu trên mình chỉ mang
tất để che thân, và bây giờ tôi vẫn thích họ, khi họ
chơi rock có giai điệu và cảm xúc hơn. Đầu năm 2000
là thời hoàng kim của họ, chỉ sau Californication. Và
trong những tuần trước đêm Cuối năm, chúng tôi đi
phao tin với người quen rằng chúng tôi đã được
nhóm Peppers đồng ý tham gia với Otpor! tại quảng
trường Tahir, một bất ngờ vào đúng phút giao thừa.
230 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH

Hầu như cả tháng Mười Hai, chủ đề nói chuyện


của giới trẻ Belgrade chỉ xoay quanh buổi biểu diễn
của ban nhạc ngầu nhất thành phố cùng sự xuất hiện
của khách mời là nhóm nhạc nổi tiếng thế giới.
Những người bạn thì tranh cãi với nhau về việc
Peppers sẽ hát bài gì, họ sẽ chơi trong bao lâu, liệu
họ có đưa cả những ngôi sao nhạc rock khác đến
không, hay ban nhạc địa phương nào sẽ đủ may mắn
để diễn chung sân khấu với họ. Và nếu điều này khiến
bạn cảm thấy sao họ quá dễ bị lừa, xin hãy vui lòng
nhớ rằng vào đầu năm 2000, Otpor! được cho là sắp
lật đổ được Milosevic, một nhiệm vụ vốn được cho là
khó khăn hơn rất nhiều so với việc thuyết phục một
vài nhạc công nào đó vào chơi cho mình.

Khi đêm cuối năm cuối cùng cũng tới, hàng vạn
người kéo đến chật ních quảng trường, rất nhiều
người mặc áo thun của Red Hot Chili Peppers. Một
hàng dài các nhóm nhạc rock của Serbia tiến lên sân
khấu, mỗi nhóm lại hay hơn và nổi tiếng hơn nhóm
trước đó. Mọi người nhảy múa và ôm nhau và hôn
nhau. Đến khoảng mười hai giờ kém mười lăm, tuy
vậy, bạn có thể cảm nhận bầu không khí hồi hộp chờ
đợi ngày càng căng thẳng. Mọi người ngày càng bồn
chồn. Họ muốn thấy những ngôi sao nhạc rock.

Mười hai giờ kém một phút, đèn tắt. Một màn
hình lớn được kéo xuống, và người ta thì thầm sôi nổi
rằng Peppers có thể sẽ chọc thủng màn hình đó và
bước ra, theo đúng phong cách của ngôi sao nhạc
CHƯƠNG VIII LẬP KẾ HOẠCH CHO CON ĐƯỜNG ĐI ĐẾN CHIẾN THẮNG CỦA BẠN 231

rock đích thực. Họ bắt đầu đếm ngược: năm, bốn,


ba, hai, một…

Và rồi một điệu nhạc buồn cất lên, sau đó là


những bức ảnh chụp thi thể các chiến sĩ và cảnh sát
Serbia, những người bị thảm sát trong một thập kỷ
chiến tranh, được chiếu lên màn hình. Anthony
Kiedis và Flea và bạn bè họ không có mặt trên sân
khấu, mà là một người bạn của tôi – Boris Tadic.
Chưa đầy năm năm sau, Boris sẽ được tuyên bố là
tổng thống Serbia, nhưng trong đêm nay anh đứng
trên sân khấu, khuất sau màn hình và trong tay là
một chiếc micro.

“Chúng ta chẳng có gì để kỷ niệm cả,” Boris nói


với đám đông khán giả đang ngỡ ngàng. “Do đó tôi
mời các vị xem những hình ảnh này để thấy rằng năm
qua là một năm của chiến tranh và áp bức. Nhưng
mọi chuyện không nhất thiết phải như thế. Hãy để
năm mới làm nên một điều gì đó. Bởi vì năm 2000
chính là năm đó. Năm nay, cuộc sống rốt cục sẽ trỗi
(Ảnh minh họa 8.2)
dậy ở Serbia.”

Trong đám đông hẳn sẽ có người nhớ: năm tới


chính là năm diễn ra bầu cử. Trong vòng hai phút,
có thể là ba phút, người ta chỉ đứng đó, im lặng, khó
chịu, tức giận, khó hiểu. Thế rồi một vài người bắt
đầu mỉm cười, và thêm vài người nữa, và năm phút
sau, một vài khán giả bắt đầu hô vang, “Hãy làm cho
năm mới có một ý nghĩa nào đó.” Đám đông hòa vào
232 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH

hô cùng. Khi những người ở quảng trường Cộng


Hòa đứng trước sân khấu không người đó, có một
thứ năng lượng trong bầu không khí mà không nhóm
nhạc rock nào có thể tái hiện. Mỗi người đều cảm
thấy mình có việc gì đó quan trọng để làm. Thông
điệp đã được gửi đi, và sân khấu được dựng lên cho
cuộc đối đầu cuối cùng với Milosevic. “Đây chính là
năm đó” trở thành khẩu hiệu mới của phong trào, và
tất cả những ai có mặt đều biết nó thực sự có một ý
nghĩa, rằng chỉ tới tháng Mười thôi, rất có thể chúng
tôi sẽ thoát khỏi Milosevic và nỗi khiếp sợ về ông ta.
Nhóm Chili Peppers không xuất hiện, nhưng đó vẫn
là buổi hòa nhạc hay nhất mà bất kỳ ai ở đó từng được
tham dự, bởi vì, nếu bạn cũng ở đó vào đêm ấy, bạn
sẽ thấy chính mình như một ngôi sao thực sự.

Đây chính là kết quả của việc lập kế hoạch tốt.


Tận dụng một sự kiện bình thường, đương nhiên sẽ
diễn ra, kết hợp với một chiến thuật và thực hiện nó
một cách hoàn hảo. Tuy nhiên, ngoài việc đứng trên
nóc nhà mình nguyền rủa máy bay tàng hình của
NATO năm 1999, việc gần nhất với chiến đấu mà
tôi từng tham gia là đọc những đoạn đấu kiếm trong
Lord of the Rings. Đó là lý do vì sao khi nói tới việc
lập kế hoạch, tôi làm theo người bạn thân và cũng là
thầy tôi, Bob Helvey. Anh là một đại tá quân đội Mỹ
đã giải ngũ, và tôi muốn nghĩ về anh như Yoda của
chính tôi.
CHƯƠNG VIII LẬP KẾ HOẠCH CHO CON ĐƯỜNG ĐI ĐẾN CHIẾN THẮNG CỦA BẠN 233

Là một sĩ quan chuyên nghiệp, Bob đã chiến đấu


ở Việt Nam và sau đó đã kinh qua nhiều vị trí chiến
đấu tại khu vực này, trong đó có tùy viên quốc phòng
Mỹ tại Rangoon. Sau khi đã tham gia chiến đấu rất
nhiều và ngực anh đã chật kín chỗ đeo những huy
chương Purple Hearts và Silver Stars, anh đăng ký và
được cấp học bổng tiến sĩ tại trung tâm International
Affairs của ĐH Havard.

Hãy tưởng tượng Đại tá trên khuôn viên trường


Cambridge: anh đang ở độ tuổi ba mươi, với mái tóc
cắt ngắn và vóc dáng của một sĩ quan chuyên nghiệp,
không có gì giống với những sinh viên tóc dài mắt to
xung quanh. Một đêm khó khăn, đối với họ nghĩa là
một đêm say bí tỉ ở một quán bar địa phương. Còn
với anh, đó là một đêm nằm dưới đất trong một khu
rừng nhiệt đới bùn lầy, dưới làn đạn đột kích của Việt
Cộng.

Khi Bob trông thấy thông báo về chương trình


“các biện pháp trừng phạt phi bạo lực” lúc đó, anh đã
không thể kiềm chế. Anh hình dung, không gì vui
hơn ngồi giữa một đám đông phản đối chiến tranh
bằng biểu tình bốc mùi hoắc hương (dân hippie thích
dùng hoắc hướng vì nó có vị giống cần sa và nó gợi
tình), và khiến họ phải kính sợ với một vài câu
chuyện về chiến tranh thật đậm đà. Ngày đầu tiên
của học kỳ, anh bước vào lớp học với một dáng vẻ
nghênh ngang, cứ như đang bước vào phòng họp ở
Lầu Năm Góc. Anh sẵn sàng khiến đám thanh niên
234 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH

hippie kia phải ồ lên thán phục. Nhưng thay vào đó,
chính anh lại là người phải ồ à trước những gì nhìn
thấy. Mọi người trong phòng đều bình thường.
Không có mùi hoắc hương, không có tóc dài, chỉ có
một vài sinh viên ham học hỏi và một thầy giáo có
vầng trán cao cùng đôi mắt sáng quắc đang say sưa
giảng bài, thầy Gene Sharp.

Tôi đã nhắc đến Gene Sharp, người ba lần được


đề cử giải Nobel hòa bình và từng được trao tặng hầu
như mọi lời khen danh giá trên thế giới, được nhiều
người coi là cha đẻ của đấu tranh phi bạo lực hiện
đại. Sharp không hề giống một thằng ngốc đứng lải
nhải mà Bob nghĩ là sẽ gặp. Thay vào đó, Sharp nói
chuyện sắc sảo, xứng đáng với danh tiếng của ông là
Bậc thầy của phi bạo lực.

“Đấu tranh phi bạo lực chiến lược,” Sharp bắt


đầu bài giảng của mình, “xoay quanh quyền lực chính
trị: làm sao để nắm được quyền lực chính trị và làm
sao để kẻ khác không sử dụng được nó. Nắm lấy
quyền lực và từ chối quyền lực – là điều mà mà Đại
tá Bob Helvey có thể hiểu được. Anh lắng nghe chăm
chú và hoàn toàn thấu hiểu. Anh nhớ lại sự thất vọng
của mình trong suốt những năm dài chiến tranh ở
Việt Nam, khi cố gắng sử dụng các chiến lược quân
sự mà chả lần nào có tác dụng, anh đã mong rằng có
một cách nào khác để vượt lên trên kẻ thù. Có vẻ như
cái cách đó chính là điều mà Sharp đang nói. Chiến
tranh không vũ khí.
CHƯƠNG VIII LẬP KẾ HOẠCH CHO CON ĐƯỜNG ĐI ĐẾN CHIẾN THẮNG CỦA BẠN 235

Bob Helvey trở thành học trò suốt đời của Gene
Sharp. Từ Burma đến Serbia, đại tá tham gia vào
công việc mà anh vẫn luôn làm một cách xuất sắc,
nhưng là với những cuộc diễu hành và tờ rơi thay vì
máy bay thả bom và xe tăng. Từ khi tôi gặp Bob lần
đầu tiên vào năm 2000, anh đã dạy cho tôi nhiều thứ,
nhưng có lẽ không gì giá trị hơn “quả trứng ngỗng”.

Quả trứng ngỗng, theo Bob, đại diện cho điều


bạn muốn. Cụm từ này được sử dụng trong quân đội,
nơi mà các sĩ quan miệt mài nghiền ngẫm những tấm
bản đồ lớn. Họ không bao giờ khoanh mục tiêu của
mình bằng một vòng tròn chằn chặn; thay vào đó, họ
vẽ nhanh một hình trông giống quả trứng ngỗng.
Quả trứng ngỗng là mục tiêu cuối cùng, và trước khi
lên kế hoạch cho bất kỳ mục tiêu nào, bạn cần phải
biết chính xác mục tiêu đó là cái gì.

Việc đó khó hơn vẻ bề ngoài rất nhiều.

Những người bạn Ai Cập của chúng tôi, chẳng


hạn, đã xác định sai quả trứng ngỗng của họ. Đối với
họ, và với đồng nghiệp của họ ở Tunisia và Yemen
và đâu đó khắp thế giới Ả Rập, quả trứng ngỗng
trong hình dung của họ chính là lật đổ tên độc tài, và
sau khi đã đạt được mục tiêu này, các nhà hoạt động
can đảm nghĩ rằng nhiệm vụ của họ thế là hoàn
thành. Nhưng họ đã lựa chọn sai mục tiêu: Mubarak
đã sụp đổ, Ben Ali sụp đổ, Saleh sụp đổ, nhưng dân
đạo hồi cực đoan đang trỗi dậy, quân đội thì bồn
236 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH

chồn lo sợ, kinh tế thì trên bờ vực thẳm, cộng đồng


quốc tế rút lại sự hỗ trợ của họ, hỗn loạn xảy ra trên
đường phố, và không ai thực sự biết chắc phải làm gì
và làm thế nào. Quả trứng ngỗng, Bob bảo khi chúng
tôi nói về vấn đề này sau khi Mùa Xuân Ả Rập dường
như đã thất bại, không bao giờ là các nhà độc tài.
Quả trứng ngỗng chính là dân chủ. Họ đã bỏ qua nó.

Khi Slobo còn giảng dạy ở trường đại học, đôi


khi sinh viên tìm đến anh khi học kỳ đã kết thúc để
hỏi xin lời khuyên về việc làm thế nào để đạt được
mục tiêu này hay mục tiêu khác. Thường thì anh sẽ
ngắt lời họ và hỏi thẳng một câu sỗ sàng: “Điều cậu
thực sự muốn là cái gì? Giả sử tôi có đũa thần và đưa
cậu đến đúng nơi cậu muốn sau năm năm kể từ bây
giờ, thì nơi đó sẽ là nơi nào?” Bạn sẽ kinh ngạc khi
thấy có biết bao người không biết đó là nơi nào. Và,
công bằng mà nói, đó hầu như không phải lỗi của họ:
cả cuộc đời, họ đã được huấn luyện để chỉ suy nghĩ
về bước tiếp theo. Khi học trung học, họ được bảo là
phải tập trung để vào đại học. Khi họ học đại học rồi,
họ được khuyến khích nghĩ về các đợt thực tập mùa
hè. Khi đang thực tập, họ chỉ nghĩ đến công việc sau
này. Rồi khi có được việc là, họ lại lo lắng việc thăng
tiến. Đó là một vòng tròn luẩn quẩn và giống như
một cuộc đua không bao giờ kết thúc. Nguyên nhân
khiến cho kiểu sống này khổ sở hầu như không liên
quan đến tốc độ chạy hay sự ráng sức, mà vì nó chừa
lại quá ít thời gian và không gian để cá nhân suy nghĩ
CHƯƠNG VIII LẬP KẾ HOẠCH CHO CON ĐƯỜNG ĐI ĐẾN CHIẾN THẮNG CỦA BẠN 237

xem họ thực sự muốn gì. Và như một người bạn thích


lái thuyền buồm từng nói với tôi, một cách rất thấm
thía, rằng vị thuyền trưởng nào không biết nơi anh ta
muốn đến, sẽ không bao giờ tìm được con thuyền có
thể đưa anh ta đến nơi đó.

Nhưng sau khi bạn thực sự biết mình muốn đi


đâu rồi, thực sự chỉ có một cách để đi đến đích, đó là
cách mà Bob gọi là lập kế hoạch theo trình tự đảo
ngược.

Để giúp bạn thực sự nắm được thiên tài của công


cụ lập kế hoạch này, tôi sẽ dùng chính tôi làm ví dụ.
Hãy giả sử rằng tôi chơi ghita khá hay và hãy tưởng
tượng rằng tôi biết hát một số bài hát. Và coi như tôi
đã hoàn thành sứ mệnh của hoạt động phi bạo lực và
đang tìm kiếm một sự nghiệp mới. Tôi muốn trở
thành một ngôi sao nhạc rock. Vậy thì tôi sẽ lập kế
hoạch thế nào?

Hầu hết các ngôi sao nhạc rock – trong một cuộc
sống khác, tôi biết rất nhiều người phù hợp với mô
tả này – có thể sẽ không lang thang vào các thành
phố lớn, thành lập ban nhạc, chơi theo hợp đồng,
quảng bá hình ảnh và chờ đợi may mắn đảm nhiệm
nốt phần còn lại. Một số người đặc biệt có kỷ luật sẽ
làm việc chăm chỉ, có một ít tiền và thu một băng
demo, hoặc, nếu họ thực sự hòa nhịp với quy tắc của
trò chơi, sẽ thuê một người chuyên làm quảng cáo.
Nhưng, các Beatle-đang-tập-sự nào đã từng dành
một giờ với Đại tá Bob Helvey đều biết, điều này là
238 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH

không đủ. Có một nguyên nhân lý giải vì sao hầu hết


những người muốn trở thành ngôi sao nhạc rock
không bao giờ thực hiện được ước mơ của họ, và
nguyên nhân đó không nhất thiết liên quan đến việc
thị trường ngày càng khắt khe và thu hẹp lại.

Do đó, ban đầu tôi không chỉ tưởng tượng chính


tôi như một ngôi sao nhạc rock mà còn đi sâu vào chi
tiết. Trình tự lập kế hoạch đảo ngược là như sau: tôi
phải bắt đầu với mục tiêu tưởng tượng của mình và
lần ngược về hiện tại, từng bước một. Ví dụ, Bob bảo
tôi rằng ngay từ những ngày đen tối của năm 1990,
tất cả những người ủng hộ Aung San Suu Kyi, nhân
vật bất đồng chính kiến người Burma, đã tưởng
tượng ra chiến thắng cuối cùng của cô sau hơn mười
lăm năm bị giam giữ tại nhà. Nhưng họ không chỉ
hình dung cô mở cửa và bước ra với tự do. Họ còn
nghĩ về những nơi tổ chức tiệc chào đón cô, những
người quyền cao chức trọng nào sẽ được mời, và chỗ
ngồi cụ thể của từng người trong số đó. Nghe ngược
đời như chuyện đặt xe kéo trước con bò, nhưng mục
đích của việc lên kế hoạch tỉ mỉ như thế là nó cho
phép bạn hiểu rõ ràng hơn về thứ mà bạn thực sự
muốn. Bằng việc nghĩ đến cách sắp xếp chỗ ngồi cho
bữa tiệc chào đón Suu Kyi, chẳng hạn, những người
ủng hộ cô sớm nhận ra là họ muốn giới báo chí và
một vài chính trị gia đối lập ngồi ngay ở hàng đầu, từ
đó họ nhận ra một điều khác quan trọng hơn rất
nhiều: họ thực sự muốn bữa tiệc không chỉ là dịp
chúc mừng vị lãnh đạo của họ được thả tự do mà còn
CHƯƠNG VIII LẬP KẾ HOẠCH CHO CON ĐƯỜNG ĐI ĐẾN CHIẾN THẮNG CỦA BẠN 239

là một lời thông báo rằng cô ấy sẽ sớm thách thức


những người bỏ tù mình và tham gia tranh cử tổng
thống.

Do đó, khi tôi tưởng tượng về nghề nghiệp mơ


ước của mình trong tương lai, tôi không chỉ nghĩ về
cái tên Popovic dưới ánh đèn sân khấu lung linh. Tôi
còn hình dung sân vận động nơi tôi biểu diễn, tôi
thấy các thành viên ban nhạc và một số người mà tôi
muốn hét vang tên của họ với khán giả, và chưa đầy
hai phút với trò chơi tưởng tượng này đã giúp tôi
nhận ra rằng tôi không chỉ muốn trở thành một ngôi
sao nhạc rock bình thường mà còn là một ngôi sao
nhạc rock đặc biệt. Trong hình dung của tôi không
có đám thanh niên cuồng nhiệt la hét trong sân vận
động. Tôi hình dung chỉ khoảng vài trăm người
trưởng thành, điềm đạm, những người đi đến câu lạc
bộ vào một ngày thứ ba, khi trời đang mưa, để nghe
nhạc. Do vậy, tôi biết tôi sẽ không cố để trở thành
một Justin nào đó, Bieber hay Timberlake cũng mặc.
Không, tôi muốn là một phần của một thứ gì gần gũi
với the Pixies hay the Fall. Một khi đã biết vậy, con
đường của tôi đã dễ dàng hơn rất nhiều, bởi vì giờ
đây tôi biết đối tượng khán giả của mình. Tôi biết,
chẳng hạn, tôi không nên phí thời gian đăng lên
Youtube những video dễ thương, bởi khán giả của tôi
không thích thể loại đó. Tôi cũng biết rằng chơi ở
câu lạc bộ địa phương có lẽ là rất quan trọng; suy cho
cùng, đó chính là nơi mà tôi hình dung mình sẽ biểu
diễn.
240 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH

Do đó sau khi thuyết phục bạn tôi, những người


có thể chơi tốt hơn tôi, cùng tham gia ban nhạc và
cầu xin vợ tôi làm ca sĩ chính, tôi lên một danh sách
tất cả các câu lạc bộ phù hợp, từ lớn đến nhỏ, và tôi
cân nhắc yêu cầu của từng câu lạc bộ. Một số nơi yêu
cầu bạn tổ chức kiểu open mic night (khán giả cũng
có thể lên hát). Những nơi khác lại chỉ đồng ý nếu
bạn đảm bảo một số lượng tối thiểu người xem trả
tiền. Trong trường hợp đó, bước tiếp theo của tôi có
lẽ là tập hợp số đông các nhạc công nhiệt tình khác
và thỏa thuận biểu diễn xen kẽ với họ, nghĩa là chúng
tôi sẽ cùng xuất hiện ở các buổi biểu diễn của nhau.
Giờ tôi đã có một lượng khán giả và hợp đồng biểu
diễn. Dù chưa trở thành ngôi sao nhạc rock, nhưng
tôi đã đến gần cái đích đó hơn. Một khi giấc mơ được
chia thành các bước nhỏ, rõ ràng, và một khi mỗi
bước được xem xét/cân nhắc các nhu cầu về logistic,
cơ hội bạn đạt được nó cao lên rất, rất nhiều. Nhưng
bạn cần phải bắt đầu bằng việc hình dung ra sản
phẩm cuối cùng và luôn ghi nhớ lời của Winston
Churchill: “Cho dù chiến lược của bạn hay đến mấy,
thỉnh thoảng bạn cũng nên xem lại kết quả cuối
cùng.”

Trong những năm 1990 và những năm 2000,


Bob Helvey đã dành nhiều thời gian để giúp đỡ các
bạn trẻ Burma xây dựng tầm nhìn của họ về việc trở
thành ngôi sao nhạc rock, nghĩa là, giúp họ thoát
khỏi tên độc tài quân sự đã chiếm quyền kiểm soát
CHƯƠNG VIII LẬP KẾ HOẠCH CHO CON ĐƯỜNG ĐI ĐẾN CHIẾN THẮNG CỦA BẠN 241

đất nước và đàn áp mọi nỗ lực chống đối. Khi anh


đại tá lần đầu gặp các học viên, họ vẫn là những chiến
sĩ du kích trong rừng, và ý tưởng của họ về chiến
thắng chỉ là đánh sập một cơ quan chính phủ nho
nhỏ ở chỗ này hoặc thổi bay một trạm phát sóng ở
chỗ kia. Đó là việc nhỏ, không cần nghĩ nhiều đến
quá trình hay chuỗi sự kiện, nhưng việc cầm súng và
thuốc nổ khiến các bạn trẻ Burma gan dạ này cảm
thấy thoải mái, như thể họ đang tham gia kháng
chiến vậy. Là người có óc thực dụng của quân đội,
Bob ngay lập tức yêu cầu các chiến binh ngồi xuống
và làm những phép toán cơ bản.

Quân đội có bao nhiêu lữ đoàn? Học viên đưa ra


con số hơn hai trăm ngàn. Và quân kháng chiến có
bao nhiêu chiến sĩ? Một phần mười con số đó. Rồi
một câu hỏi thứ ba, câu hỏi cốt yếu: có bao nhiều
người sống ở Burma? Câu trả lời là hơn bốn mươi
tám triệu. Đây không đơn giản chỉ là một bài tập đếm
vô bổ. Thông điệp mà anh đại tá muốn truyền tải là
bài học đầu tiên, quan trọng nhất đối với mọi lực
lượng chiến đấu, đó là phải tính tổng mọi nguồn lực
của bạn. Có bốn mươi tám triệu đàn ông và phụ nữ,
viên đại tá nói lớn, đang chờ được huy động. Họ có
thể được tổ chức để đương đầu với tên độc tài ngay
tại vườn rau, sạp hàng, hay từ ghế lái của họ trên xe
buýt. Nếu lực lượng đối lập không huy động được
nguồn lực không lồ này, nếu chỉ luôn giới hạn trong
phạm vi hai mươi nhăm ngàn người cầm súng AK-
242 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH

47 chạy vòng quanh trong rừng mà thôi, chắc chắn


họ sẽ thất bại. Học viên của anh, đương nhiên, thừa
nhận rằng anh nói rất thuyết phục. Tuy nhiên họ
không hiểu sẽ phải làm thế nào để tuyển quân. Bob
nhanh chóng giúp họ hiểu sơ lược về trình tự lập kế
hoạch đảo ngược. Giả sử bằng cách nào đó toàn bộ
dân số đã được huy động, anh hỏi, thì họ sẽ làm gì
tiếp theo? Các chiến sĩ du kích bắt đầu say sưa nói về
những cuộc biểu tình phản đối lớn, nhưng ngay lập
tức phải thừa nhận rằng quân đội có thể trấn áp được
những biểu hiện tự do như thế chỉ trong một thời
gian ngắn. Họ trầm xuống một lúc. Nhưng rồi khuôn
mặt ai đó sáng lên. Nếu các nhà sư dẫn dường, họ
nói, thì quân đội sẽ không dám bắn, và nếu họ bắn
thật thì hậu quả sẽ rất khắc nghiệt đối với ngay cả
nhà nước độc tài đáng sợ nhất. Bước đầu tiên, có vẻ
như, là tuyển các nhà sư. Từ đó, những người ông,
người bà có thể làm nên các cuộc phản kháng nho
nhỏ và vô hại ngay tại cửa nhà mình, và học sinh ở
trường cũng có thể bắt đầu tổ chức chống lại chế độ.
Điều quan trọng, như Bob nhắc nhở các học viên của
anh, là hành động phi bạo lực thực ra hiệu quả hơn
hành động bạo lực rất nhiều bởi nó sẽ cho phép bất
kỳ ai, dù họ sống ở đâu, hay họ yếu ớt thế nào, có thể
tấn công kẻ thù. Họ đã có quân số trên hai mươi
nhăm ngàn du kích ở trong rừng để chiến đấu với
quân đội của kẻ thù, nhưng họ đang bỏ qua bốn mươi
tám triệu dân Burma chưa được huy động, những
người có thể được khuyến khích để chiến đấu chống
CHƯƠNG VIII LẬP KẾ HOẠCH CHO CON ĐƯỜNG ĐI ĐẾN CHIẾN THẮNG CỦA BẠN 243

lại nền độc tài ở mọi nơi mà họ có mặt. Chuyển dịch


sang phi bạo lực là một lẽ hiển nhiên.

Tôi đã học được nhiều điều từ Bob Helvey và


Gene Sharp, nhưng tôi biết có lẽ họ sẽ không hài
lòng lắm với nội dung của chương này. Gene và Bob,
như tôi đã nói, là những người chiến đấu, và họ muốn
trang sách phải được cấu trúc thành các đầu mục in
đậm, để nhấn mạnh những điều cần phải thực hiện.
Để tỏ lòng trân trọng họ, tôi sẽ tóm lại một vài thông
điệp chính, nhưng bởi vì cho đến lúc này tôi vẫn kiềm
chế, một cách thật đáng khen, không bắt bạn đọc
phải chịu đựng tình yêu cuồng nhiệt mà tôi dành cho
Chúa tể của những chiếc Nhẫn, nên tôi sẽ dùng các
ví dụ từ cuộc đấu tranh phi bạo lực vĩ đại nhất trong
lịch sử, hành trình đáng khâm phục của một vài
người hobbit không có vũ khí trong tay mà có thể
hủy diệt một tên độc tài điên rồ và gìn giữ hòa bình.

Trước khi ngồi xuống lên kế hoạch, trước khi bạn


lo lắng về trình tự các bước hay thời điểm hay cái gì
đại loại thế, xin hãy lấy ra một tờ giấy và ghi lại ba
phạm trù sau.

C HIẾN LƯỢC LỚN. Theo Gene Sharp,


đây là “khái niệm tổng thể giúp điều phối
và chỉ đạo mọi nguồn lực thích hợp và có sẵn (kinh
tế, nhân lực, đạo đức, chính trị, tổ chức, .v.v) của
quốc gia hoặc các nhóm khác nhằm đạt được các mục
tiêu trong một cuộc xung đột.” Nghe cũng khá đơn
244 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH

giản rồi, nhưng Sharp còn làm cho nó đơn giản hơn
nữa bằng ngôn ngữ bình dân hơn, ông nói với chúng
tôi rằng chiến lược lớn bao gồm “cân nhắc về tính
đúng đắn của phong trào, đánh giá các nhân tố ảnh
hưởng, và lựa chọn kỹ thuật hành động”, đồng thời
đánh giá về “cách thức mà mục tiêu đạt được, và
những hệ quả về lâu dài.”

Vậy nên, cứ cho bạn là một hobbit yêu chuộng


hòa bình đang sống lặng lẽ ở Shire, một ngày nọ có
một phù thủy kỳ lạ xuất hiện và nói cho bạn biết về
một chiếc nhẫn kỳ lạ rõ ràng bạn đang sở hữu, một
chiếc nhẫn có thể khiến cho toàn bộ vùng đất không
được an toàn cho chính bạn và tất cả những người
thân yêu. Rõ ràng chiếc nhẫn cần phải bị dủy diệt –
tôi sẽ lược bỏ rất nhiều chi tiết thuộc nội dung truyện
ở đây, hãy thứ lỗi cho tôi vì điều đó – và bạn bắt đầu
nghĩ đến chiến lược lớn. Liệu sự nghiệp của bạn có
chính đáng không? Bạn cá: trừ khi Chiếc Nhẫn bị
hủy diệt, Chúa tể Bóng tối Sauron sẽ tìm thấy nó và
sử dụng nó để hủy diệt thế giới. Còn gì khác ảnh
hưởng đến tình huống này? Said Chúa tể Bóng tối và
đội quân tay sai xấu xa đông đúc của ông ta. Phải
dùng kỹ thuật nào? Vì bạn là một hobbit, và do đó ở
tầm cao giữa hai và bốn feet, có lẽ một phương pháp
không đòi hỏi phải vung kiếm. Mục tiêu đó sẽ đạt
được bằng cách nào? Bằng cách tìm đường tới lãnh
thổ đen tối Mordor của Sauron và ném cái vật chết
tiệt đó xuống ngọn lửa núi Doom (này, Tolkien đôi
CHƯƠNG VIII LẬP KẾ HOẠCH CHO CON ĐƯỜNG ĐI ĐẾN CHIẾN THẮNG CỦA BẠN 245

khi cũng yếu đuối như ai). Hãy làm như vậy, và hệ
quả là hòa bình thế giới và thịnh vượng cho ngươi và
các bạn của ngươi. Khi đã xác định mục tiêu đâu vào
đấy, bạn cân nhắc bước tiếp theo.

C HIẾN LƯỢC. Thứ này, Sharp nói với


chúng ta, “chiến lược là trả lời các câu hỏi:
đấu tranh hay không đấu tranh, nếu có thì bao giờ,
thực hiện đấu tranh như thế nào, làm thế nào để đạt
được những mục đích cụ thể một cách hiệu quả nhất.
Chiến lược là kế hoạch cho sự lựa chọn, điều chỉnh
và áp dụng các phương pháp có sẵn và thực tiễn để
đạt được những mục tiêu mong muốn.” Ở đây, anh
chàng hobbit Frodo Baggins của chúng ta cũng
không hề chậm chạp. Một khi đã có trong tay một
chiến lược lớn, anh nhận ra rằng anh cần phải đi tìm
những người rất am hiểu về kích động, nghĩa là,
những người elf. Khi rốt cục anh cũng tới được vương
quốc của người elf – tôi sẽ không làm bạn phải rối
lên vì những cái tên riêng ở đây, nên hãy đọc cuốn
sách đó nếu bạn quan tâm – anh ta tiếp tục đánh giá
tình hình và ngồi xuống một lát để suy nghĩ, lựa chọn
người đồng hành tốt nhất cho từng tình huống, mỗi
người đóng một vai trò riêng trong cuộc chiến sắp
tới. Mọi điều kiện đã sẵn sàng để khi cần, bạn sẽ lựa
chọn…
246 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH

C HIẾN THUẬT. Không cần phải làm khó


Gene Sharp cho một định nghĩa ở đây, bởi vì
chiến thuật đơn giản là kế hoạch hành động ngắn
hạn mà bạn thiết kế ra tại bất kỳ thời điểm nào. Đèo
Caradhras bị canh chừng bởi con mắt cảnh giác và
ma thuật của Saruman? Hãy thử dùng mìn Moria.
Boromir bị người orcs sát hại? Hãy nhập bọn với em
trai anh ta Faramir. Cánh cổng đen bị đóng? hãy thử
đến Mordor bằng con đường bí mật Minas Morgul.
Không giống như chiến lược, chiến thuật thường là
ngắn hạn, có thể liên tục thay đổi, và phải có một sự
hiểu biết về tình huống thực tế cùng một hướng tiếp
cận sáng tạo để tận dụng các nguồn lực có sẵn.

Nếu bạn để ý những gì tôi nói tới nay, chắc chắn


bạn sẽ nhận ra rằng chiến lược và chiến thuật đòi hỏi
phải có hai thái độ rất khác nhau. Những có tư duy
chiến lược thì thông thái và là những người kiên
nhẫn. Họ nghĩ trước nhiều bước. Giống người nghệ
sĩ, họ ghép các kế hoạch của mình vào một bức khảm
trai, với các mảnh nhỏ được gắn sao cho khớp với
nhau và chỉ có người nghệ sĩ là biết tổng thể sáng tạo
cuối cùng sẽ trông như thế nào. Người tư duy chiến
thuật, ngược lại, lại là những người luôn luôn thay
đổi; họ là bậc thầy của hiện tại, họ thường chỉ dựa
vào bản năng, và họ sở hữu khả năng kỳ lạ khó giải
thích là có thể bỏ ngang kế hoạch của mình và làm
theo một kế hoạch khác tốt hơn nếu tình huống đòi
hỏi phải như vậy. Đôi khi các phong trào may mắn
CHƯƠNG VIII LẬP KẾ HOẠCH CHO CON ĐƯỜNG ĐI ĐẾN CHIẾN THẮNG CỦA BẠN 247

có cả hai loại người này cùng tham gia, những người


giỏi thiết kế chiến lược và những người xuất sắc với
chiến thuật. Thậm chí ít gặp hơn, hai kỹ năng này
tồn tại ở cùng một con người; đó là khi chúng ta có
Napoleon hay Alexander đại đế. Tuy nhiên, chúng ta
thường nhầm lẫn hai vị này và – như trường hợp
Occupy Wall Street chẳng hạn – tuyên bố chiến
thuật là chiến lược và ngược lại. Lập kế hoạch tốt và
áp dụng đúng nguyên tắc của trình tự lập kế hoạch
đảo ngược, có thể giúp xử lý một số vấn đề tương tự.
Bằng không, còn một điều nữa mà bạn cần phải nhớ,
đó là phải tạo đà.

Nếu bạn hỏi Đại tá Helvey, Frodo Baggin hay


bất kỳ người nào khác từng tham gia một cuộc chiến,
họ sẽ đều khẳng định việc tạo đà là quan trọng nhất.
Bạn dành thời gian đầu cuộc đấu tranh để xây dựng,
và nửa sau để giữ đà cho nó tiến lên. Ngay cả nếu bạn
không có kế hoạch nào đi chăng nữa, ngay cả nếu bạn
nhạy cảm với những đầu mục và sơ đồ và đủ loại
phương pháp tư duy theo hệ thống, ngay cả nếu bạn
hoàn toàn hài lòng với việc cứ thế làm mà không cần
quan tâm đến kỹ năng kỹ xảo, bạn cũng nên ít nhất
cố gắng sao cho mọi thứ bạn làm tạo được lực đẩy.

Tạo đà, theo tôi, là nguyên nhân thực sự dẫn đến


thành công của Otpor!. Đôi khi chúng tôi vô tổ chức
hơn là tôi dám thú nhận. Nhưng chúng tôi luôn biết
cách đi trước một bước trong trò chơi lớn, bởi nếu chỉ
chơi phản công, thì việc chúng tôi thua chỉ là vấn đề
248 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH

thời gian. Do đó, cứ sau một trò đùa vô hại, chúng


tôi có một buổi hòa nhạc, sau một buổi hòa nhạc,
chúng tôi đi tuần hành, sau một cuộc tuần hành,
chúng tôi có một cuộc bầu cử, và sau gian lận bầu cử
chúng tôi có bất tuân dân sự và đình công. Chúng tôi
coi hoạt động phong trào giống như một bộ phim
hành động, nếu nó không liên tục tiến về phía trước
với một thứ gì to lớn hơn, ồn ào hơn và cool ngầu
hơn, nó sẽ chỉ làm khán giả nhàm chán. Hãy nghĩ
theo cách đó, còn lại, việc lập kế hoạch sẽ tự chăm lo
cho bản thân nó, mọi thứ sẽ đâu vào đó hết.

Nhưng dù vậy, lực đẩy cũng là một sinh vật sống,


và trong khi một sự kiện đơn lẻ có thể đưa phong trào
của bạn lên tầng bình lưu, nó cũng có thể khiến cho
phong trào rơi ngược trở lại trái đất. Bạn có thể lập
kế hoạch cho một số tình huống, chẳng hạn gian lận
bầu cử sẽ diễn ra ở Serbia, Georgia hay Ukraine.
Nhưng đôi khi, có những sự kiện không dễ dàng
lường trước, chẳng hạn như vụ ám sát đẫm máu các
thủ lĩnh phe đối lập ở Philippines và Lebanon. Và với
những người như chúng tôi, những người làm công
việc nguy hiểm và tinh tế của việc theo đuổi tự do và
trao quyền cho mọi người thông qua biện pháp ôn
hòa, nguy cơ lớn nhất chính là việc đồng đội của
chúng tôi lựa chọn tin – chẳng may, điều này lại
không quá hiếm gặp – rằng một khẩu súng đã nạp
đạn sẽ giúp chúng tôi đạt mục đích nhanh hơn so với
việc diễn thêm một trò đùa hài hước nữa. Bạo lực là
CHƯƠNG VIII LẬP KẾ HOẠCH CHO CON ĐƯỜNG ĐI ĐẾN CHIẾN THẮNG CỦA BẠN 249

một mối đe dọa thực sự, không chỉ vì nó có thể tước


đoạt mạng sống của con người, mà còn bởi vì nó cũng
thường dẫn đến sự chấm hết của một phong trào và
sự thất bại nhục nhã của chính nghĩa của phong trào
đó. Do đó, bây giờ chúng ta hãy nói về sự hiểm ác
của bạo lực.

(Ảnh minh họa 8.3)


250 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH

CHƯƠNG IX

SỰ HIỂM ÁC
CỦA BẠO LỰC

Năm 1961, một người thanh niên Nam Phi cảm


thấy tuyệt vọng. Là người ngưỡng mộ Gandhi, anh
đã dành nhiều năm cố gắng dùng phương pháp phi
bạo lực để phản đối chế độ phân biệt chủng tộc
apartheid. Cùng một người bạn, anh mở một công ty
luật chuyên áp hình phạt thật nặng cho sự tàn nhẫn
của cảnh sát. Bị đe dọa trước thành công của hãng
luật này, chính phủ buộc công ty phải di dời về một
(Ảnh minh họa 9.1)
nơi hẻo lánh nhằm ngăn chặn công việc của họ. Đảng
chính trị mà anh đang ủng hộ, Đại hội Dân tộc Phi,
CHƯƠNG IX SỰ HIỂM ÁC CỦA BẠO LỰC 251

cũng phải đối mặt với một quỹ đạo tương tự: đang
nhanh chóng lớn mạnh và thu hút được hàng vạn
người tham gia biểu tình phản kháng thì chính phủ
tuyên bố luật chiến tranh và mọi cuộc tụ tập đông
người ngay lập tức bị coi là phạm pháp. Không lâu
sau, người thanh niên này cũng bị bắt giam.

Anh biến thành một con người khác. Vứt hết các
cuốn sách của Gandhi, thay vào đó là những tuyển
tập Mao và Che. Anh không còn nói về phi bạo lực,
thay vào đó, anh tung hô Fidel Castro và cuộc nổi
dậy thành công của ông ta. Đã đến lúc sử dụng súng,
anh nói. Đã đến lúc phải đánh. Cùng một vài người
bạn, anh thành lập tổ chức Umkhonto we Sizwe, hay
Ngọn giáo của Dân tộc, và trở thành tư lệnh của tổ
chức này. Đó sẽ là một đội quân, và nó sẽ đánh lại
arpartheid.

Luôn là một nhà lãnh đạo có sức hút, người


thanh niên ấy đã có một bài phát biểu truyền cảm
hứng cho nhóm mới của mình. “Đầu tháng sáu năm
1961,” anh nói lớn “sau một bản đánh giá dài và đầy
lo lắng trước tình cảnh của Nam Phi, tôi, và một vài
đồng nghiệp, đã đi đến kết luận rằng bạo lực ở đất
nước này là điều không thể tránh khỏi, sẽ là không
thực tế và sai lầm khi các nhà lãnh đạo Châu Phi tiếp
tục rao giảng về hòa bình và phi bạo lực trong một
thời điểm mà chính quyền đáp lại những yêu cầu ôn
hòa của chúng ta bằng vũ lực… . Dân tộc nào cũng
vậy, đến một lúc nào đó, chỉ còn hai lựa chọn – cúi
252 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH

đầu hoặc chiến đấu. Thời điểm đó đã đến với Nam


Phi. Chúng ta sẽ không cúi đầu và chúng ta không
có lựa chọn nào khác ngoài đánh trả bằng mọi giá
trong khả năng của mình để bảo vệ dân tộc, bảo vệ
tương lai và tự do của chúng ta.” Khi mọi biện pháp
phản kháng đều bị chế độ quy là phạm pháp, người
thanh niên đã tuyên bố chiến tranh trên đất nước
mình, và nhấn mạnh rằng anh không sợ nếu phải
chết.

Mục tiêu đầu tiên là một trạm điện. Một ngày


tháng Mười hai năm 1961, ngay sau một tiếng nổ
lớn, cốt thép của cột điện lập tức đổ kềnh ra như
những con voi trúng đạn, toàn bộ thị trấn chìm vào
bóng tối. Đó là tiếng bom khai chiến; chẳng bao lâu
các cơ quan chính phủ cũng phát nổ, các công trình
bị phá hủy và mùa màng bị đốt có chủ ý. Nhà cách
mạng của chúng ta giờ lánh trong một căn nhà lợp
ngói trong một trang trại thuộc thị trấn Rivona. Dưới
sự chỉ huy của anh, Ngọn giáo đã tiến hành gần hai
trăm cuộc tấn công, trở thành kẻ thù đáng sợ nhất
của chính phủ.

Tháng Tám năm 1962, chiến sĩ du kích trẻ bị


cảnh sát bắt. Trong buổi xử án diễn ra sau đó, anh
nhận trách nhiệm cho những hành động phá hoại và
bị kết án tù tại trại cại tạo khét tiếng ở Robben Island.
Xà lim của anh dài 2,5m rộng 2,1m, chỉ có một chiếc
chiếu cói. Những ngày ở tù, anh phải vỡ đá, lao động
khổ sai và bị chửi bới bởi những tay bảo vệ da trắng
CHƯƠNG IX SỰ HIỂM ÁC CỦA BẠO LỰC 253

với sự bình tĩnh khắc khổ. Liên hệ trong tù với thế


giới bên ngoài bị hạn chế tối đa, và cách sáu tháng
anh mới được nhận một lá thư và một lần thăm nuôi.

Đối với người ngoài, việc nhà cách mạng theo lối
bạo lực bị tống giam đã trở thành một biểu tượng của
phản kháng, và những người hâm mộ anh tiếp tục tổ
chức các buổi cầu kinh ban đêm trên khắp thế giới để
kêu gọi trả tự do cho anh. Tại một thời điểm, tổng
thống Nam Phi P. W. Botha hứa sẽ thả tự do nếu
anh đồng ý không sử dụng bạo lực như là một vũ khí
chính trị, một cách vô điều kiện. Anh đã từ chối.
Nhưng cuối cùng, sau khi suy nghĩ kỹ, người chiến sĩ
du kích xuôi lòng. Anh đã hiểu ra, Nam Phi không
cần thêm đổ máu trong quá trình đi lên, điều họ cần
là tha thứ và hòa giải. Do đó, khi Nelson Mandela
cuối cùng cũng được thả, sau hai mươi bảy năm kể từ
khi bị bắt, ông được tôn vinh là người anh hùng của
phi bạo lực, và điều đó hoàn toàn có cơ sở: đã từng
đấu tranh bằng vũ khí, Mandela hiểu hơn ai hết rằng
bạo lực không thể giúp ông và dân tộc mình đến với
tương lai mà họ hy vọng. Tôi nhắc đến câu chuyện
này không phải để làm giảm danh tiếng của người
đàn ông mà tôi hết sức ngưỡng mộ, mà để chứng tỏ
rằng, đối mặt với sự đàn áp khủng khiếp, ngay cả một
người đàn ông ưa dùng lý lẽ như Mandela cũng có
thể nản lòng và tin vào cây súng.
254 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH

Bởi vì cây súng – tuy rất khó khăn nhưng người


phi bạo lực như tôi cũng phải thừa nhận – có vẻ ngầu.
Bạn có thể là người yêu chuộng hòa bình nhất trên
thế giới. Bạn có thể là một người ăn chay mỗi ngày
thiền tám lần và chỉ mặc đi mặc lại một bộ quần áo
dệt bằng sợi gai dầu. Bạn có thể phản đối bạo lực
dưới mọi hình thức. Thế nhưng, khi bạn cầm lên một
cây súng, bạn sẽ không thể không cảm thấy, ở một
nơi tối tăm và sâu thẳm trong tâm hồn, rằng không
có thách thức nào mà bạn không thể vượt qua và
không có vấn đề gì mà bạn không thể giải quyết.
Nắm vũ khí trong tay, con người ta sẽ thay đổi. Họ
cảm thấy mạnh mẽ. Tôi nhớ lúc bị cảnh sát gí súng
vào họng năm 1998, sau khi bị bắt khi đang trên
đường tới một buổi mít tinh của Otpor!. Tại đồn
cảnh sát, tay này và đồng nghiệp của hắn đã đánh đập
tôi cả tiếng đồng hồ trong khi tôi ngồi đó, bị còng
tay. Nhưng chỉ khi anh ta rút khẩu súng cạnh sườn
ra thì đôi mắt của anh ta mới nheo lại và giọng nói
anh ta mới thực sự dữ dằn, giống như anh ta là Dirty
Harry hay gì đó. Giống như anh ta đang sống trong
một giấc mơ trong khi tôi ngồi co rúm trước anh ta.
Tất cả là tại khẩu súng. Giống như xe máy hay những
ngụm rượu bourbon, những khẩu súng có vẻ là tác
nhân trao quyền ngay lập tức, đó là lý do vì sao nhiều
bộ phim Holywood, video games và các hình thức
giải trí khác, súng lại phổ biến đến vậy. Các vĩ nhân
thường được tạc tượng với vũ khí trong tay hoặc đeo
bên hông, đó là bởi hầu hết mọi người nghĩ rằng một
người có vũ khí là người làm nên chuyện.
CHƯƠNG IX SỰ HIỂM ÁC CỦA BẠO LỰC 255

Ấy thế, để tạo ra sự thay đổi trong xã hội, người


cầm súng lại thường là người thất bại đau đớn nhất.

Trước khi chia sẻ một nghiên cứu thực nghiệm


rất quan trọng, tôi xin làm rõ một điểm như sau: tôi
lựa chọn cống hiến cả đời cho hành động phi bạo lực
không phải vì tôi tin rằng bạo lực là không thể chấp
nhận được. Nếu bạn sống trong thế giới thực, bạn sẽ
học được, sớm hay muộn, rằng có những tình huống
mà bạo lực là không thể tránh khỏi. Chế độ phát xít,
một ví dụ hiển nhiên, chỉ có thể bị chấm dứt bởi hành
động quân sự của Mỹ, Anh, và Nga, và tôi thực sự
biết ơn nỗ lực của các chiến sĩ du kích Nam Tư dũng
cảm, những đội viên du kích đã tham gia đánh quân
Đức trên đất của dân tộc tôi. Thực ra, chính biểu
tượng nắm đấm của những đội viên du kích đó đã gợi
cảm hứng cho logo của Otpor!

Và trong khi một vài người theo chủ nghĩa hòa


bình phản đối chiến tranh thế giới II, hầu hết nhân
loại hiểu rằng cuộc chiến chống lại chủ nghĩa phát xít
là một tội ác cần thiết. Ngay cả Gandhi, người mà
chúng tôi tôn là hiện thân của phản kháng phi bạo
lực, cũng bắt đầu sự nghiệp chính trị của ông bằng
cách công khai kêu gọi thanh niên Ấn Độ cầm súng
và tham gia vào lực lượng quân đội Anh trong thế
chiến I, một thể hiện của lòng trung thành mà
Gandhi cho rằng sẽ giúp đẩy nhanh độc lập của Ấn
Độ. “Chúng ta cần có khả năng tự bảo vệ mình,
nghĩa là khả năng cầm vũ khí và sử dụng vũ khí,” ông
256 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH

đã viết vào mùa hè năm 1918. “Nếu chúng ta muốn


học cách sử dụng vũ khí một cách nhanh nhất, chúng
ta cần phải gia nhập quân ngũ.”

Việc tôi phản đối bạo lực, do đó, không phải chỉ
dựa trên cơ sở đạo đức đơn thuần, mặc dù tôi tin là
mọi người đàn ông và phụ nữ tử tế đều đồng ý rằng,
nói chung giải quyết xung đột một cách ôn hòa là
một ý tưởng hay. Tôi kiên quyết phản đối sử dụng
bạo lực bởi thực tế là nó hầu như không có tác dụng,
so với phản kháng phi bạo lực. Tôi sẽ để cho các
chuyên gia giải thích.

Trong một cuốn sách rất hay có tên Why Civil


Resistance Works: The Strategic Logic of
Nonviolent Conflict, hai học giả trẻ người Mỹ, Erica
Chenoweth và Maria J. Stephan, đã làm được một
điều mà không học giả nào trước đó làm được: họ
nghiên cứu 323 cuộc nổi dậy diễn ra trong khoảng
thời gian từ 1900 đến 2006, để tìm ra nguyên nhân
dẫn đến thành công và thất bại của các cuộc nổi dậy
này. Kết quả nghiên cứu của họ đáng kinh ngạc. “Các
chiến dịch phản kháng phi bạo lực,” họ phát hiện ra,
“có tỷ lệ giành chiến thắng tuyệt đối hoặc một phần
cao gấp hai lần so với các chiến dịch bạo lực.” Hoặc
nếu bạn hâm mộ những con số chính xác, thì đây: sử
dụng vũ khí, bạn có 26 phần trăm cơ hội chiến thắng.
Nhưng nếu thực hành những nguyên tắc bạn vừa đọc
được trong cuốn sách này, con số sẽ vọt lên 53 phần
trăm. Nếu chỉ tính riêng hai thập kỷ gần đây – khi
CHƯƠNG IX SỰ HIỂM ÁC CỦA BẠO LỰC 257

Chiến tranh lạnh chấm dứt và các cuộc xung đột vũ


trang trên khắp địa cầu giảm xuống – tỉ lệ chiến
thắng còn cao hơn nữa nghiêng về phía phi bạo lực.

Nhưng đó chưa phải là tất cả. Những phong trào


có vũ trang, Chenoweth và Stephan phát hiện ra,
luôn luôn giới hạn trong phạm vi khoảng năm mươi
ngàn người tham gia. Cũng dễ hiểu thôi: chừng ấy
người sẵn sàng cầm vũ khí, ngủ trong rừng hoặc bị
giết và chết vì một chính nghĩa là quá nhiều. Ngay cả
khi chính nghĩa đó rất cao cả đi chăng nữa. Nhưng
nếu hoạt động phong trào mà lại vui vẻ, sáng tạo và
lấy hy vọng để dẹp tan nỗi sợ hãi, bạn có thể thấy số
người tham gia tăng nhanh hơn mức bạn có thể đếm.

Vẫn chưa thấy thuyết phục ư? Hãy nhìn về lâu


dài. Sau khi phản kháng phi bạo lực giành chiến
thắng, Chenoweth và Stephan phát hiện ra, họ có
hơn 40 phần trăm cơ may duy trì được nền dân chủ
trong vòng 5 năm sau khi xung đột kết thúc. Các
quốc gia đi theo con đường bạo lực, trái lại, có chưa
đầy 5 phần trăm trở thành những nền dân chủ thực
sự. Lựa chọn phi bạo lực, bạn sẽ chỉ có 28 phần trăm
nguy cơ nội chiến lặp lại trong vòng một thập niên
đầu; lựa chọn bạo lực, nguy cơ đó là 43 phần trăm.
Những con số là nhất quán, và điều mà chúng chỉ ra
là không thể phủ nhận: nếu bạn muốn có nền dân
chủ ổn định, lâu dài và toàn diện, thì phi bạo lực có
hiệu quả, còn bạo lực thì không.
258 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH

Lần đầu tiên tôi gặp các nhà hoạt động Syria
trùng với khoảng thời gian mà cuộc nổi dậy chống lại
Bashar al-Assad bắt đầu, tôi đã yêu cầu họ chia sẻ kết
quả nghiên cứu của Chenoweth và Stephan với đồng
bào ở quê hương. Lúc đó, dường như, các yếu tố phi
bạo lực của phong trào chống Assad đã có thể giành
lấy quyền kiểm soát đất nước từ tay các nhóm vũ
trang. Có vẻ như đã có một cơ hội cho sự tỉnh táo.
Nhưng than ôi, các nhà hoạt động ôn hòa nói không
lại những người tuyên bố rằng lối tiếp cận phi bạo lực
là sai lầm nếu muốn đối phó với chế độ Baathist tàn
bạo, và rằng chỉ có thể nói chuyện với Assad bằng vũ
lực. Chẳng bao lâu sau, vũ khí và quân đội ùn ùn đổ
bộ vào Syria, và giờ, sau hai năm, hãy xem lối tiếp cận
bạo lực đó đã dẫn những người khởi nghĩa đi đến
đâu. Lực lượng quân đội giải phóng Syria khát máu
và tai tiếng đang phải dồn toàn bộ hy vọng của họ
vào sự can thiệp của nước ngoài mà, kinh nghiệm gần
đây đã cho thấy, sẽ chỉ dẫn đến thảm họa cho tất cả
các bên.

Sử dụng bạo lực, quân khởi nghĩa Syria không


chỉ không mang lại sự thay đổi mà họ mong muốn,
mà trên thực tế còn giúp củng cố quyết tâm của
Assad. Đó là bởi vì bản chất của con người là sinh vật
bầy đàn, một đặc điểm có từ thời nguyên thủy khi tổ
tiên thô sơ của chúng ta mặc áo da hổ thay vì quần
jeans và chuyên tâm bảo vệ hang động thay vì số bảo
hiểm xã hội. Hồi đó, theo tôi hình dung, trong khi
CHƯƠNG IX SỰ HIỂM ÁC CỦA BẠO LỰC 259

cha ông chúng ta đôi lúc có thể bất đồng với nhau,
họ vẫn có thể đoàn kết lại bất cứ khi nào một con
gấu, hay một con voi ma mút, hay một con quái vật
khổng lồ nào đó bắt đầu gầm lên và giậm chân trước
cửa hang. Trong tình huống đó, người nguyên thủy
sẽ phải tìm cách đoàn kết và hợp tác để vô hiệu hóa
mối nguy hiểm từ bên ngoài và chỉ sau đó họ mới lại
tiếp tục tranh cãi với nhau về việc đến lượt ai đi săn
hay ai là người may mắn lấy được người đẹp. Ở
những thời kỳ lịch sử sau, các chi tiết có thể thay đổi
nhưng nguyên tắc tiền sử này luôn đúng.

Khi NATO bắt đầu đánh bom Serbia vào mùa


xuân năm 1999, những người vốn kịch liệt phản đối
sự cai trị của Milosevic – trong đó có cả một số thành
viên Otpor! – quay sang ủng hộ tổng thống khi thấy
ông ta đứng lên chống lại phương Tây. Giống như
dòng nước ban sơ của chủ nghĩa bộ lạc lại dâng lên.
Trước một bài phát biểu của Milosevic ngay sau khi
bị thả bom, một thủ lĩnh Otpor! thậm chí còn buột
miệng chúc mừng gã độc tài (sau tự thấy hổ thẹn)
“Phải thế chứ, Slobo!” Nhưng đó là một phản ứng
bình thường, bởi vì khi cái hang của bạn gặp nguy
hiểm, bạn cổ vũ cho thủ lĩnh của bạn. Ngay cả khi
anh ta là một gã không ra gì.
260 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH

Điều này lý giải vì sao mọi hình thức bạo lực –


dù ta đang nói về những cách đồng giết ở Syria hay
việc đốt phá các căn biệt thự lớn ngoại ô ở Mỹ - đều
kém hiệu quả so với các biện pháp ôn hòa trong việc
mang lại thay đổi bền vững cho xã hội. Bạo lực khiến
người ta sợ hãi, và khi sợ hãi, người ta cần tìm một
thủ lĩnh mạnh mẽ để bảo vệ mình. Và điều này liên
quan đến, như mọi thứ khác trong cuốn sách này,
những trụ cột quyền lực. Như bạn tôi Slobo đã nói,
trong đấu tranh bạo lực người ta luôn tìm cách làm
sụp đổ các trụ cột bằng cách đẩy chúng, nhưng trong
các chiến dịch phi bạo lực, họ phải tìm cách kéo
những trụ cột quyền lực này về phía mình. Chọn
hành động phi bạo lực, bạn tìm cách hướng mọi
người về phía chính nghĩa của mình – dù đó là người
bình thường như cảnh sát giao thông hay đó là nhân
vật tầm cỡ như các nhà báo lớn phụ trách mục xã luận
– và khuyến khích họ cùng bạn đấu tranh vì chính
nghĩa đó. Bạn xây dựng bản sắc cho nhóm và tạo ra
những cộng đồng mới, với hy vọng thu hút được càng
nhiều người càng tốt. Và bởi bạn không làm ai phải
sợ hãi vì bạo lực, nên bạn bè và hàng xóm của bạn sẽ
tự nhiên không còn nhu cầu bản năng là cần sự bảo
vệ một người có thế lực. Rốt cục, đó là cách duy nhất
giúp bạn khiến cho mọi người từ bỏ tên bạo chúa xấu
xa đang đứng canh ở cửa hang.
CHƯƠNG IX SỰ HIỂM ÁC CỦA BẠO LỰC 261

Để khởi đầu một chiến dịch phi bạo lực, tuy vậy,
bạn cần phải dễ thương. Mỗi phong trào, bất chấp
mục tiêu của nó, đều tồn tại chủ yếu để khơi dậy sự
cảm thông của quần chúng. Một người đàn ông để
râu quai nón và mang súng không phải là nhân tố
khơi gợi được sự đồng cảm. Ngay cả khi không phải
chứng kiến hình ảnh các nạn nhân bê bết máu sau
các cuộc tấn công, người ta vẫn sẽ bước sang một bên
để tránh một gã cầm súng AK-47 và đi lại như Kẻ
hủy diệt. Nhưng một người phụ nữ trẻ đang mỉm
cười với một biểu ngữ cool ngầu và hài hước lại là
một câu chuyện khác. Bạn muốn tham gia cùng cô
ấy, bởi vì khó mà cưỡng lại trước năng lượng, sự quyết
tâm và nhiệt tình của cô ấy. Hãy thử nhìn những
video trên Youtube của Manal al-Sharif, người phụ
nữ Saudi can đảm phản đối luật cấm phụ nữ lái xe
bằng cách tự quay những video hướng dẫn trong đó
chính cô đang ngồi sau tay lái. Bạn xem những video
đó và bỗng nhiên bạn muốn lên xe ngồi cạnh ghế lái
của cô. Đây cũng là lý do vì sao rất nhiều người trong
chúng ta, ngay cả những người không thể tìm nổi
Cairo trên bản đồ thế giới cũng cảm thấy phấn chấn
khi trông thấy hình ảnh chiếu trên TV, trong đó
những thanh niên Ai Cập tươi cười, hồ hởi, trong tay
không vũ khí đổ về quảng trường Tahir năm 2011.
Giả sử đó là một toán dân quân nhỏ có vũ trang đã
lật đổ Mubarak, hay những quân đoàn lớn của ông
ta, hẳn chúng ta sẽ chẳng để ý, hoặc chúng ta sẽ sợ
hãi, hoặc cả hai.
262 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH

Điều đó dẫn tôi tới nguyên nhân thứ hai, lý giải


vì sao phi bạo lực lại có tỷ lệ thành công cao. Nếu bạn
đặt một bên là súng máy và xe tăng, một bên là hàng
vạn người biểu tình với cờ, biểu ngữ và hoa, sẽ chẳng
phải băn khoăn về chuyện ai là người đẹp ai là quái
vật. Martin Luther King, Jr. hiểu nguyên tắc này rất
rõ. “Cuộc diễu hành với hàng ngàn người tham gia
có nhiều sức mạnh hơn những khẩu súng trong tay
một vài người tuyệt vọng,” ông viết. “Kẻ thù của
chúng ta sẽ muốn đối phó với một nhóm nhỏ có vũ
khí hơn là một đám đông quần chúng không vũ khí
nhưng đầy quyết tâm.” Khi các nhà độc tài xả súng
vào đám đông quần chúng không vũ khí – như họ đã
làm, ở Burma chẳng hạn –ngay lập tức họ sẽ cảm thấy
mũi kim của sự đàn áp bắt đầu quay lại đâm vào
mình.

Ngoài ra, với phản kháng vũ trang, bạn phải cẩn


thận bởi vì lưỡi dao bao giờ cũng có hai mặt. Một
mặt nó bắn và giết, mặt khác nó cũng quay lại bắn
giết bạn, và hầu như rất khó mà biết được ra ai cố
tình còn ai chỉ tự vệ. Có một mối nguy hiểm thật sự
đối với một phong trào khi nó trở nên bạo lực, vì nó
ta khó phân biệt đâu là người tốt đâu là người xấu.
Và nếu không cẩn thận, ngay cả hành động phi bạo
lực được lên kế hoạch thận trọng nhất cũng có thể
thành ra xấu xí với tốc độ rất nhanh.
CHƯƠNG IX SỰ HIỂM ÁC CỦA BẠO LỰC 263

Lấy một ví dụ giả định. Hãy hình dung bạn là


người có trách nhiệm tổ chức một cuộc phản kháng
ôn hòa. Nó đã được tổ chức rất tốt và trông giống
như một bữa tiệc. Bạn và những người cùng nhóm
đã dành nhiều ngày, nhiều giờ, nhiều tháng để
khuyến khích mọi người tham gia diễu hành trên
đường phố và đã luôn được đền đáp khi rất nhiều
người xuất hiện, trật tự và có ý thức, mang trên mình
logo và thông điệp của phong trào. Hôm nay, đám
đông đang nhiệt tình hát và tặng hoa cho cảnh sát,
mọi người, từ những em bé đến các cụ già. Rồi bất
ngờ, không biết từ đâu ra, bạn thấy một vài gã say
khướt đang chọc phá một mình một kiểu. Đầu tiên
chúng ném đá vào cảnh sát, sau đó chúng ném vỡ cửa
sổ tiệm hớt tóc gần đó. Cả bạn và tôi đều biết có đến
năm nghìn người đang hát và hô vang biểu ngữ, chỉ
có độ dăm thằng ngu gây rối. Nhưng hãy đoán xem
ai sẽ xuất hiện trên trang nhất các báo ngày hôm sau.
Câu trả lời, không may thay, lại là những thằng ngu
kia.

Chẳng bao lâu, danh tiếng của bạn bị hủy hoại,


và có lẽ bạn còn đánh mất lòng tin của những người
như các bậc cha mẹ có con nhỏ hay những người già.
Điều đó thật đáng tiếc, bởi vì đó chính là những
người một lòng đứng về phe bạn. Nhưng họ không
thích những nơi mà đá thì ném vèo vèo còn ô tô thì
bị đốt. Ngoài ra, truyền thông luôn thích khai thác
những câu chuyện xung quanh trò đùa thông minh
264 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH

của bạn, họ nhanh chóng kết tội bạn là bạo lực, và từ


nay trở đi ban biên tập sẽ nhìn vào chính nghĩa của
bạn với thái độ ngờ vực. Chỉ trong vòng một tuần, đà
tiến lên của bạn bị chặn lại, những trụ cột bạn đã rất
vất vả để kéo về phe mình quay ra lưỡng lự, và mọi
người trong cộng đồng của bạn nhìn bạn như một kẻ
gây rối. Tất cả chỉ vì bạn đã không duy trì được
nguyên tắc phi bạo lực trong phong trào của mình.

Lẽ ra bạn nên làm thế nào? Trong suốt thập kỷ


vừa qua, đồng nghiệp của tôi tại CANVAS đã gặp
gỡ nhiều nhóm hoạt động từ gần năm mươi quốc gia,
trong số đó có những nước đứng đầu về bạo lực.
Nhưng thực tế đã chứng mình, cho dù nền văn hóa
hay môi trường của họ có tàn bạo đến mức nào nào,
nếu quyết tâm, họ vẫn có thể xây dựng, thực hiện và
duy trì nguyên tắc phi bạo lực. Cần phải rèn luyện kỹ
năng và thực hành, nhưng thực ra nó không phức tạp
hơn việc tập lái ô tô. Và, như họ thường nói với bạn
trong các buổi học lái, bí quyết là hãy bắt đầu chậm
thôi.

Bước đầu tiên có vẻ giống phong cách Gandhi,


nhưng nó thực sự có tác dụng. Bạn cần phải kết hợp
tuyên truyền về phi bạo lực trong các buổi giảng đạo
– hoặc, đối với những người không theo đạo, bạn cần
phải làm sao để nó trở thành tư tưởng của phong
trào. Đây là một việc khá dễ dàng với người Serbia
chúng tôi. Trong suốt thời kỳ độc tài những năm
1990, quân đội và cảnh sát không hề “ngầu”, nên bạo
CHƯƠNG IX SỰ HIỂM ÁC CỦA BẠO LỰC 265

lực của họ đã để lại một ấn tượng rất xấu. Ở các xã


hội Phật giáo như Burma cũng vậy, việc tuyên truyền
về tư tưởng và tầm quan trọng của phi bạo lực cho
dân chúng là khá dễ dàng. Tôi không có ý làm giảm
nhẹ nỗi khiếp sợ mà những đội dân phòng khát máu
ở đất nước Phật giáo đó gây ra, nhưng khó mà sánh
nền văn hóa đại chúng ở đó với những điểm nóng
như Ai Cập hay Yemen. Ngay cả ở các quốc gia này,
các nhà hoạt động vẫn có thể thuyết phục quần
chúng về lợi ích của phi bạo lực bằng cách chia sẻ
những câu chuyện thành công của các phong trào phi
bạo lực, thực hành áp dụng nó thông qua tập huấn,
và sử dụng những kỹ thuật của nó để nâng cao ý thức
đạo đức – chẳng hạn ôm cảnh sát ở quảng trường
Tahir hay tặng hoa cho họ trên đường phố Sanaa.
Bạn và tôi có thể nghĩ rằng ai mà không biết Martin
Luther King, Jr., và Nelson Mandela, nhưng sự thật
là rất nhiều người ở rất nhiều nơi mới chỉ biết đến
một cách giải quyết xung đột duy nhất – đó là bạo lực
– do đó giáo dục, tuyên truyền là bước quan trọng
đầu tiên trong việc nâng cao nhận thức về phi bạo
lực.

Bước thứ hai bạn cần phải làm là tập huấn để các
nhà hoạt động lường trước những yếu tố tiềm năng
gây xích mích. Đồng nghiệp Sinisa và Misko của tôi
tại CANVAS thường lưu ý với họ rằng, bạo lực
thường xảy ra lúc “bạn” đối mặt với “họ”. “Họ” ở đây
có thể là lực lượng an ninh, cũng có thể là thành viên
266 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH

của một đảng chính trị đối lập. Hãy tưởng tượng bạn
đang ở một cuộc biểu tình với hàng ngàn người và
cảnh sát chống bạo động đang lo lắng giám sát hiện
trường. Không khí căng chẳng, và bạn biết rằng ở cả
hai phía, lúc nào cũng có người chỉ chờ một sự cố
nho nhỏ thôi là một cuộc đối đầu sẽ nổ ra. Cho nên,
bí quyết ở đây là mọi người phải giữ được bình tĩnh.
Để giúp mọi người có thể bình tĩnh trong trường hợp
như vậy, lãnh tụ phong trào đòi quyền dân sự những
năm 1960, Jim Lawson, đã tổ chức nhiều buổi hội
thảo ở các nhà thờ ở Nashville để tập huấn cho các
nhà hoạt động trước khi họ tổ chức biểu tình tại các
quầy ăn trưa kỳ thị người da đen trong thành phố.
Trong các buổi tập huấn này, giáo viên của Lawson
sẽ chọc tức các nhà hoạt động bằng đủ mọi lời chửi
bới và hành động lăng nhục mà người biểu tình phản
kháng sẽ phải đối mặt trên đường phố Nashville. Họ
sẽ bị chửi bới, nhổ nước bọt và bôi kẹo cao su lên tóc
để học cách phản ứng trước những hành động khiêu
khích tương tự trên thực tế. Họ được hướng dẫn cách
ngồi đúng tại các quầy ăn trưa, cách hát trên xe cảnh
sát sau khi họ bị bắt, và cách làm sao để duy trì
nguyên tắc phi bạo lực ngay cả trong những tình
huống bị làm nhục nặng nề nhất.

Trong các chiến dịch của Otpor!, người Serbia


chúng tôi đã nhanh trí nhận ra rằng nếu để những cô
gái xinh đẹp nhất đứng ở hàng đầu, chúng tôi giảm
thiểu được nguy cơ bị cảnh sát đánh, bởi vì ngay cả
CHƯƠNG IX SỰ HIỂM ÁC CỦA BẠO LỰC 267

lực lượng an ninh tàn bạo nhất cũng phải lưỡng lự


không muốn bắt đầu ngày của họ bằng việc đánh đập
phụ nữ. Và nếu để những cô gái đứng ở hàng đầu
những người biểu tình phản đối, chúng tôi đã có thể
tạo được một lá chắn bằng xương bằng thịt giữa cảnh
sát và những người chắc chắn sẽ ẩu đả với cảnh sát –
các thanh niên ngổ ngáo. Các thành viên của Otpor!
cũng sẽ luôn luôn chơi nhạc, nhảy múa theo nhạc, và
mời cảnh sát cùng tham gia với chúng tôi để chứng
tỏ, chúng tôi ở đó không phải để đe dọa họ. Trên
thực tế, chúng tôi đã hát những bài hát ca ngợi cảnh
sát tại các cuộc biểu tình, hầu hết là những bài ca yêu
nước mà chúng tôi cũng hát cho đội tuyển bóng đá
quốc gia được yêu mến nhưng đáng thất vọng của
chúng tôi. Chúng tôi cắt cử sinh viên tình nguyện
đeo băng đỏ ở tay áo làm những “cảnh sát của buổi
diễu hành”, nhiệm vụ của họ là tách riêng những kẻ
gây rối tiềm năng trong hàng ngũ của chúng tôi trước
khi chúng gây bạo lực với cảnh sát hoặc với nhau.

Việc này dẫn chúng ta tới bước thứ ba mà bạn


cần thực hiện để tránh cho phong trào của bạn khỏi
những mầm mống bạo lực: bảo vệ phong trào trước
những kẻ khiêu khích có nguy cơ làm hỏng bữa tiệc
của bạn. Thật buồn khi phải nói rằng, các nhóm quá
khích luôn luôn tồn tại trong mọi xã hội, chúng
không thích gì hơn ngoài một cuộc chiến bạo lực –
xung đột sắc tộc, nổi dậy chống chính phủ, hay một
thứ gì đó đáng sợ hơn. Từ cổ động viên bóng đá hay
268 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH

người theo chủ nghĩa vô chính phủ cấp tiến, mỗi


quốc gia đều có những “đối tượng tình nghi thường
gặp” của riêng mình, những kẻ sẽ đốt ô tô, đội mũ
trùm mặt và ném cocktail Molotvo vào cảnh sát vì
bất cứ lý do nào nhỏ nhất. Những kẻ này lại thích
những cuộc tụ tập lớn – vì đó là nơi chúng có thể gây
ra đám lộn xộn ồn ào nhất – chúng ẵn lòng tham gia
vào bất kỳ cuộc diễu hành hay biểu tình nào mà bạn
kêu gọi. Bí quyết ở đây là phải vạch ra một ranh giới
rõ ràng giữa phong trào phi bạo lực của bạn với nhóm
người độc hại này, cho dù bạn đồng ý hay không
đồng ý với bất kỳ nền tảng nào mà họ tuyên bố là cơ
sở của chúng. Hãy tránh xa chúng bằng mọi giá. Bạn
luôn phải tìm mọi cách để chứng tỏ những người này
không phải là một phần thế giới của bạn.

May mắn là ngày nay công nghệ có thể giúp cho


việc này dễ dàng hơn trước đây, như những nhà hoạt
động Italia đã cho thấy khi họ biểu tình ủng hộ
Occupy Wall Street năm 2011. Họ chụp ảnh các
thành viên Black Bloc vô chính phủ, những kẻ vốn
chỉ tìm cách bám vào cuộc biểu tình của họ để làm
trò bạo lực ngông cuồng, rồi đưa hình ảnh của chúng
lên mạng xã hội. Bằng cách này, nhóm Occupy đã có
thể vạch ra ranh giới rõ ràng giữa họ với những kẻ
đến Rome chỉ để tìm kiếm một sự ngông cuồng bạo
lực. Họ đã giúp mọi người không nhầm lẫn hàng
trăm ngàn người biểu tình ôn hòa với một vài gã
Black Bloc vốn chỉ mong tranh thủ đu theo diễn đàn
của họ.
CHƯƠNG IX SỰ HIỂM ÁC CỦA BẠO LỰC 269

Đáng chú ý là nguyên tắc phi bạo lực này một


mặt giúp cho bản thân phong trào của bạn giữ được
tính chất ôn hòa, mặt khác nó còn chứng tỏ cho
người ngoài thấy bạn là một lãnh đạo giỏi. Với tất cả
những nguyên nhân vừa nói đến ở trên, các chiến
dịch phi bạo lực có cơ hội cao hơn rất nhiều trong
việc khơi gợi lòng trung thành của ngay cả những vị
quan chức cao cấp nhất của chế độ đàn áp; như chúng
ta sẽ thấy ở chương tiếp theo, phong trào sinh viên ở
Quảng trường Thiên An môn đã nhận được sự ủng
hộ từ những vị tướng quân đội cấp cao, những người
sẵn sàng bất tuân mệnh lệnh cấp trên và chuyển sang
ủng hộ họ. Điều này cũng đúng với cộng đồng quốc
tế, chính phủ các nước và các NGO đều muốn ủng
hộ phản kháng ôn hòa hơn là những cuộc nổi dậy có
vũ trang.

Điều này đã xảy ra ở Philippines. Đây là câu


chuyện mà Cecilia – giáo viên đào tạo trẻ nhất và
cũng là người Philippine duy nhất của CANVAS –
thường hay chia sẻ. Năm 1969, Ferdinan Marcos,
vốn là du kích kháng Nhật, được bầu làm tổng thống
do có nhiều thành tích chiến đấu trong thế chiến II.
Trước làn sóng biểu tình sinh viên do phe Cộng Sản
cầm đầu, Marcos đã lập tức tuyên bố luật chiến tranh.

Phe đối lập không còn cách nào khác, đã cầm


súng và tiến vào rừng. Tự gọi mình là Quân đội nhân
dân mới, những người cộng sản này ban đầu cũng
thành công trong việc gây chiến tranh du kích chống
270 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH

lại chính phủ, nhưng họ ít nhận được sự thông cảm


từ dân thường Philippine và bị chính phủ Mỹ gắn
mác khủng bố.

Năm 1983, thượng nghị sĩ tên là Benigno


Aquino, Jr. đồng ý trở về sau một chuyến lưu đày dài
để dẫn đầu đảng đối lập chống lại Marcos. Tuy
nhiên, quân đội đã được cử đến tận sân bay để sát hại
ông khi vừa hạ cánh. Biểu tình nhanh chóng dâng
lên, và Marcos không còn lựa chọn nào khác phải
đồng ý tổ chức một cuộc bỏ phiếu, nhưng rốt cục hắn
ta lại giở trò gian lận.

Đây là thời điểm quan trọng đối với Corazon


Aquino, người vợ góa của thượng nghị sĩ vừa bị sát
hại. Tận dụng hiệu ứng của vụ sát hại chồng bà,
Aquino đã tổ chức một cuộc tuần hành tại Manila.
Hai triệu người đã có mặt. Ngay sau Marcos nhậm
chức, bà tuyên bố bắt đầu một chiến dịch mang tên
Quyền lực của Nhân dân. Ủng hộ lời kêu gọi của bà,
đại bộ phận nhân dân Philippine đã tiến hành một
cuộc đại đình công. Họ tổ chức những cuộc đình
công ở ngân hàng nhà nước, gây nên sự xáo trộn
trong tổ chức tham nhũng và mờ ám. Họ tẩy chay
truyền thông của nhà nước, chỉ dựa vào báo và đài
của nhà thờ Catholic, một trụ cột quyền lực vốn
không ưa gì Marcos. Hàng triệu người trên khắp cả
nước cảm thấy tràn trề hy vọng. Hàng triệu người
khác dõi theo họ từ khắp nơi trên thế giới. Ngày 25
tháng Hai năm 1986, Aquino đã tuyên thệ nhậm
CHƯƠNG IX SỰ HIỂM ÁC CỦA BẠO LỰC 271

chức và lập nên một chính phủ song song. Tối hôm
đó, chuyên cơ quân sự của Mỹ áp tải Marcos và ba
mươi thành viên gia đình và tùy tùng của ông ta tới
một căn cứ quân sự gần đó, và từ đó bay tới Hawaii,
nơi mà nhà độc tài sẽ sống hết phần đời còn lại.

Như vậy, phản kháng phi bạo lực đã phát huy tác
dụng ở Philippine như đã diễn ra ở nhiều nơi khác
trên thế giới. Tuy nhiên, mặc dù nguyên tắc phi bạo
lực – một trong ba nguyên tắc huyền thoại của đấu
tranh phi bạo lực (bên cạnh nguyên tắc thống nhất
và lập kế hoạch) – là quan trọng nhất, vẫn cần có
những yếu tố khác để đảm bảo thành công của cách
mạng. Đó là làm sao để biết chấm dứt đúng thời
điểm những gì mà bạn đã khởi động. Chúng ta hãy
xem những người đàn ông và phụ nữ can đảm và nổi
tiếng ở Bắc Kinh năm 1989 đã dùng ánh mắt của họ
để đẩy lùi những chiếc xe tăng như thế nào.

(Ảnh minh họa 9.2)


272 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH

CHƯƠNG X

CHẤM DỨT ĐÚNG


THỜI ĐIỂM NHỮNG
GÌ BẠN ĐÃ BẮT ĐẦU

Bạn đã gần chạm đích nếu đã đọc đến phần này


của cuốn sách. Phần kết luận đã ở trong tầm mắt rồi,
và có lẽ trong đầu bạn đã đang nghĩ đến những cuốn
sách mới và thú vị hơn tiếp theo. Thế nên có lẽ thời
điểm này là phù hợp để chúng ta nhắc đến một điều
rất quan trọng, nhưng đáng buồn là hay bị coi nhẹ,
của đấu tranh phi bạo lực: đó là làm sao để xác định
(Ảnh minh họa 10.1) chính xác thời điểm quyết định trong bất kỳ chiến
CHƯƠNG X CHẤM DỨT ĐÚNG THỜI ĐIỂM NHỮNG GÌ BẠN ĐÃ BẮT ĐẦU 273

dịch nào, khi bạn đã oanh tạc “quả trứng ngỗng” và


đạt được các mục tiêu mà bạn đặt ra. Bởi vì đó là khi
bạn, với vai trò là một nhà hoạt động, cần phải tuyên
bố chiến thắng và rời đi – hay ít nhất là tiến lên với
trận đánh tiếp theo.

Nghe có vẻ hơi thẳng thắn quá, tuy nhiên, tuyên


bố chiến thắng đòi hỏi sự tế nhị. Nó hơi giống với
việc nướng bánh, bởi vì ở đây, cũng như ở trong bếp,
thời điểm là rất quan trọng. Bạn không muốn sản
phẩm cuối cùng của mình sẽ là những chiếc bánh quy
cháy hay một đống bầy nhầy. Nếu bạn tuyên bố chiến
thắng quá sớm và cho các nhà hoạt động về nghỉ ngơi
trong khi vẫn còn nhiều việc nặng nhọc cần hoàn
thành, vô hình chung bạn rơi vào hoàn cảnh giống
như ở Ai Cập ngay lúc này, nơi mà những người
tham gia cuộc cách mạng đó tưởng rằng họ đã chiến
thắng sau khi Mubarak sụp đổ, để rồi phải bàng hàng
chứng kiến đầu tiên là Anh em Hồi giáo và sau đó là
lực lượng quân đội nhảy vào cướp mất quyền kiểm
soát đất nước. Ngay cả giờ đây, khi mà các thành viên
của Anh em Hồi giáo đang phải chạy trốn còn quân
đội thì đang nắm quyền, Ai Cập khó mà được coi là
kiểu nhà nước dân chủ mà bạn tôi, Mohammed
Adel, đã từng hy vọng.

Mãi sau này, người Ai Cập mới hiểu ra họ đã


phạm phải một sai lầm ngớ ngẩn khi đinh ninh rằng
họ đã thành công ngay sau khi gã độc tài bị bắt vào
tù. Khi chính trị xảy ra biến động, trong tình trạng
274 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH

vô chính phủ sau sự ra đi vội vàng của Mubarak – dĩ


nhiên, lực lượng nào có tổ chức nhất sẽ ở vị trí tốt
nhất để lên nắm quyền lực thay thế. Và ở Ai Cập lúc
đó không có lực lượng nào có tổ chức hơn Anh em
Hồi giáo và quân đội. Do không lường trước việc
những nhóm này có thể nhận trách nhiệm về đống
lộn xộn để lại sau sự rời đi của Mubarak, các nhà hoạt
động phi bạo lực trẻ, những người đã rất thành công
trong việc huy động dân chúng Cairo xuống đường
và mang lại sự thống nhất thật sự cho công dân Ai
Cập, đã tự mình chuốc lấy nỗi thất vọng.

Đó là lý do vì sao tại CANVAS, chúng tôi hay


nói rằng tổng thống Kennedy đã không chỉ hứa sẽ
đưa các nhà du hành vũ trụ lên mặt trăng; ông còn
hứa sẽ đưa họ trở về trái đất. Quả trứng ngỗng của
NASA là đưa họ trở về chứ không phải là đưa họ vào
không gian. Quả trứng ngỗng của Ai Cập là dân chủ
chứ không phải việc lật đổ Mubarak.

Do đó, các nhà hoạt động phi bạo lực phải biết
chọn đúng thời điểm để kết thúc những gì họ bắt
đầu. Thành tựu huy hoàng của việc lật đổ một chế độ
độc tài chỉ được coi là chiến thắng khi mà nhiệm vụ
không-huy-hoàng-cho-lắm là đưa nền dân chủ vào
đúng chỗ của nó được hoàn thành. Và trong khi
nghiên cứu của Chenoweth và Stephan trên đây kết
luận rằng hành động phi bạo lực cho các bạn cơ hội
cao nhất để tạo ra thay đổi xã hội bền vững – 42 phần
trăm với thời gian 5 năm – thì vẫn còn lại 58 phần
CHƯƠNG X CHẤM DỨT ĐÚNG THỜI ĐIỂM NHỮNG GÌ BẠN ĐÃ BẮT ĐẦU 275

trăm xảy ra một cái kết buồn cho những nỗ lực quả
cảm của các bạn. Do đó, để đảm bảo chắc chắn rằng
bạn không phải ra đi với bàn tay trắng, hãy cùng tôi
điểm qua một số cái bẫy thông thường mà ngay cả
những phong trào cực kỳ thành công đôi khi cũng bị
rơi vào.

Như chúng ta đã thấy ở Ai Cập, bạn có thể ăn


mừng quá sớm và bỏ ngỏ cho các nhân tố ác tâm hơn
lợi dụng thành quả lao động của bạn. Nhưng cũng
rất nguy hiểm nếu bạn để quá muộn mới tuyên bố
chiến thắng. Lực đẩy, như tôi đã nhắc tới ở phần
trước, là một thứ xảo trá, và bạn cần phải biết cách
tận dụng nó. Các nhà hoạt động trẻ ở Trung Quốc,
những người đã chiếm Quảng trường Thiên An Môn
năm 1989, đã không làm được điều này. Trong một
trong những khoảnh khắc xuất thần nhất của lịch sử
hiện đại, giới sinh viên đã tiến hành một cuộc biểu
tình phản kháng ôn hòa, buộc chính phủ Cộng sản
Trung Quốc phải có những nhượng bộ rõ ràng và
tiến hành đổi mới. Nhưng thay vì chấp nhận dấu hiệu
thỏa hiệp từ phía chính phủ, dù là nhỏ, họ đã đòi
thay đổi thế thể chế hiện tại bằng nền dân chủ đích
thực, một đòi hỏi thiếu thực tế. Trước việc các nhà
hoạt động Thiên An Môn từ chối không chấp nhận
chiến thắng tuy nhỏ nhưng có ý nghĩa mà đảng cộng
sản trao cho, chính phủ liền e rằng bất ổn sẽ kéo dài
và họ quyết định đàn áp cuộc nổi dậy. Kết quả là, các
phong trào xã hội ở Trung Quốc bị thoái trào trong
gần hai thập kỷ.
276 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH

Giống như mọi sự kiện khác trong lịch sử Trung


Quốc, sự kiện Thiên An Môn có liên quan đến hàng
chục các quá trình lịch sử, trong đó có những sự kiện
bắt nguồn từ trước đó nhiều thập niên. Tôi không
nghiên cứu sâu về khoa học chính trị, nhưng có thể
tóm tắt diễn biến như sau (mong là bản tóm tắt của
tôi không quá sơ sài). Ngày 15 tháng 4, Hồ Diệu
Bang, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc và
được biết đến như là một nhà cải cách, đã đột ngột
qua đời do một cơn đau tim. Giới sinh viên ở Bắc
Kinh, trong đó có rất nhiều người mang tư tưởng tự
do đã dành nhiều năm mơ mộng, giống như rất nhiều
người hâm mộ Guns N’ Roses, về nền dân chủ của
Trung Quốc, đã thương tiếc cho người đàn ông mà
họ coi là người bảo vệ cho chính nghĩa của họ. dựng
đền thờ cho ông Hồ xuất hiện ở quảng trường Thiên
An Môn, và viết những bài thơ kín đáo chỉ trích
chính phủ vì đã không đủ tiến bộ.

Tuy nhiên, thơ ca chỉ có thể thu hút sự chú ý của


giới sinh viên còn trẻ và dễ bị kích động trong một
thời gian ngắn. Chẳng bao lâu sau, những cuộc biểu
tình nho nhỏ dần dần tạo thành một phong trào, với
những vị thủ lĩnh, với âm nhạc, khẩu hiệu và một bộ
bảy yêu sách. Ngày nay, sau hai thập kỷ rưỡi, chúng
ta nhớ về phong trào Thiên An môn như là một
phong trào vì dân chủ và chống lại sự đàn áp. Quyết
tâm của những người tham gia được minh họa rõ hơn
qua bức ảnh nổi tiếng trong đó một người đàn ông
CHƯƠNG X CHẤM DỨT ĐÚNG THỜI ĐIỂM NHỮNG GÌ BẠN ĐÃ BẮT ĐẦU 277

đứng chắn đường khiến cả đoàn xe tăng phải dừng


lại. Nhưng trên thực tế, phong trào sinh viên không
có tính chất quá cấp tiến đến vậy, ít nhất là lúc đầu.
Những yêu cầu họ đưa ra cho chính phủ là thẳng
thắn và hợp lý, bao gồm tăng chi ngân sách cho giáo
dục, dỡ bỏ các hạn chế đối với hoạt động biểu tình ở
Bắc Kinh, và nới lỏng kiểm duyệt báo chí, đặc biệt là
tin tức liên quan đến hoạt động của sinh viên. Tất cả
những yêu cầu này, chúng ta có thể khẳng định, đều
là những trận đấu lẽ ra có thể thắng.

Lúc đầu, chính phủ dường như ít quan tâm hoặc


không nghĩ đến chuyện nhượng bộ. Ngày 26 tháng
Tư, cơ quan truyền thông chính thức của Đảng Cộng
sản, tờ People’s Daily, đã cho đăng tải trên trang nhất
bài xã luận về những cuộc biểu tình. Với dòng tiêu
đề “Cần phải có quan điểm rõ ràng đối với các phần
tử gây rối,” họ đã khẳng định rõ hướng tiếp cận của
các vị lãnh đạo đảng. Gần như ngay lập tức, có thêm
hàng trăm ngàn sinh viên tràn vào quảng trường, phá
vỡ hàng rào cảnh sát và nhanh chóng có được sự ủng
hộ của công nhân nhà máy và các cư dân Bắc Kinh
khác. Nếu bạn là lãnh đạo Đảng Cộng sản, đây là lúc
bạn bắt đầu hoảng sợ. Rất nhiều trụ cột quyền lực đã
bắt đầu lung lay và liên kết với nhau để chống lại bạn.
Một cuộc cách mạng, có vẻ như vậy, đang diễn ra.
278 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH

Nhận ra rằng nhà nước Cộng sản đang thực sự


lâm nguy, chính phủ nhanh chóng ra thông báo rằng
họ sẵn sàng thương lượng. Triệu Tử Dương, tân tổng
bí thư đảng Cộng sản, nhắc đi nhắc lại trong các bài
phát biểu rằng sinh viên đã đúng khi chỉ ra tham
nhũng là một vấn đề nghiêm trọng, và hứa sẽ hành
động nhanh chóng để giải quyết vấn đề. Ông Triệu
cũng nói thêm rằng phong trào sinh viên về bản chất
là yêu nước, đây là một lời tuyên bố chính thức được
đông đảo công chúng hiểu rằng nó có nghĩa là các
thủ lĩnh sinh viên sẽ không bị truy tố nữa. Cả trong
giọng điệu và nội dung, các bài phát biểu của ông
Triệu đều phủ định đường lối cứng rắn trước đó của
chính phủ và là dấu hiệu cho thấy đảng Cộng sản sẵn
sàng lắng nghe và sẽ hành động một cách hợp lý.
Sang tháng Năm, hầu hết sinh viên Trung Quốc cảm
thấy như thể họ đã có một chiến thắng lớn.

Nhưng, nếu đây là trò Punch-Out của Mike


Tyson, họ mới chỉ thắng được Glass Joe. Còn nếu
đây là trò Angry Bird, đó mới chỉ là một trong những
cấp độ dễ nhất, siêu dễ. Họ nên dành một chút thời
gian để đánh giá vị trí của mình và sẽ thấy họ chưa
sẵn sàng hạ nốc ao người sắt Mike. Thực ra, họ đã
làm nên một điều kỳ diệu. Suy cho cùng, chính phủ
Trung Quốc đâu phải là những người dễ dàng chịu
nhượng bộ trước bất kỳ ai, nói gì đến một đám trẻ.
Do đó, chỉ riêng việc buộc Đảng Cộng sản phải xem
xét một số trong những mối bận tâm của mình, các
CHƯƠNG X CHẤM DỨT ĐÚNG THỜI ĐIỂM NHỮNG GÌ BẠN ĐÃ BẮT ĐẦU 279

nhà hoạt động sinh viên đã làm được một việc phi
thường rồi. Lẽ ra động thái phù hợp nhất tiếp theo
là thông báo rộng rãi thành tựu của mình, với tuyên
bố không hề quá lời rằng họ đã khuất phục được
chính phủ Trung Quốc hùng mạnh. Sau đó bắt tay
ngay vào cấp độ tiếp theo của trò chơi, nghĩa là sử
dụng quyền lực không chính thức của mình để siết
chặt thêm vòng vây, sử dụng các kỹ năng có được qua
vòng đấu đầu tiên để cải thiện vị trí của mình. Vòng
thi đấu thứ hai của họ chắc chắn sẽ còn phấn khích
hơn vòng đầu. Suy cho cùng, họ có tiềm năng cộng
với một thành tựu trước đó.

Nhưng các thủ lĩnh sinh viên chủ yếu không nghĩ
theo cách như vậy. Không phải tất cả đều vậy, nhưng
họ không thực sự muốn đối thoại. Họ còn quá trẻ và
quá lý tưởng, và họ muốn đánh một trận được ăn cả
ngã về không. Thay vì thỏa hiệp, họ lại thông báo
một chiến dịch mới còn cấp tiến hơn, nhằm lấy lại đà
và một lần nữa lôi kéo quần chúng về phía sự nghiệp
của họ: họ sẽ tổ chức một cuộc tuyệt thực.

Cuộc tuyệt thực bắt đầu ngày 13 tháng 5. Việc


chọn thời điểm này không phải là tình cờ, bởi vì theo
kế hoạch, nhà lãnh đạo Soviet Mikhail Gorbachev sẽ
hạ cánh xuống Bắc Kinh hai ngày sau đó để thực hiện
một chuyến viếng thăm mà chắc chắn sẽ ghé qua tiêu
điểm của thành phố, Quảng trường Thiên An Môn.
Một lần nữa, chính phủ tỏ ra quan tâm sâu sắc đến
việc thỏa hiệp: truyền thông quốc doanh tiếp tục cho
280 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH

đăng các bài ủng hộ cuộc tuyệt thực, kiểm duyệt được
nới lỏng và một số trí thức còn được phép bày tỏ quan
điểm cấp tiến của họ trên một tờ báo lớn trong nước.
Rất xa lạ với quyền tự do báo chí mà chúng ta coi
trọng ở Phương Tây, đây đã là một sự nhượng bộ lớn
theo tiêu chuẩn của Đảng Cộng Sản trên khắp thế
giới. Cùng với sự nhượng bộ này, đại diện của chính
phủ, ông Diêm Minh Phúc thậm chí còn trực tiếp có
mặt tại quảng trường và tự nạp mình như một con
tin tình nguyện. Chính phủ, ông nói, quan tâm đến
thỏa hiệp.

Ấy vậy mà các thủ lĩnh sinh viên vẫn không hề


lung lay. Hoặc là dân chủ hoặc là đổ vỡ. Họ yêu cầu
trò chơi phải “kết thúc.” Nhưng đó không phải là
cách vận hành của các chính phủ và các video games.
Ngày hôm sau, khi Gorbachev tới khai mạc cuộc họp
thượng đỉnh Trung-Xô đầu tiên trong vòng hơn ba
thập kỷ - ông ta đã được chào đón ngay tại sân bay,
thay vì trên quảng trường. Số phận của phong trào
hầu như đã được định đoạt: mục tiêu của họ là trong
sáng, nhưng do không chấp nhận chiến thắng từng
bước nhỏ, chỉ muốn một lần thay đổi triệt để nên đã
không để lại cho mình cơ hội nào. Sau khi luật chiến
tranh được tuyên bố, các sĩ quan quân đội cấp cao
thậm chí còn phải đánh liều sự nghiệp và sự an toàn
của mình để, trong một nỗ lực cuối cùng, bảo vệ
những người trẻ, thì họ vẫn bướng bỉnh và khó bảo.
Họ đã không biết cách chơi. Họ đã không biết khi
nào cần tuyên bố là chiến thắng và do đó đã chờ đợi
quá lâu, để cuối cùng lại bị đàn áp.
CHƯƠNG X CHẤM DỨT ĐÚNG THỜI ĐIỂM NHỮNG GÌ BẠN ĐÃ BẮT ĐẦU 281

Ngay cả trong trường hợp các nhà hoạt động biết


chọn thời điểm hoàn hảo thì vẫn có một khả năng
xảy ra là phong trào của họ sẽ tự sụp đổ. Nhiều người
đã bắt đầu từ hành động nhỏ, giành được những
thắng lợi lớn, tuyên bố chiến thắng vào đúng lúc phù
hợp, cuối cùng vẫn phải kinh hãi khi thấy mọi thứ
sụp đổ ngay trước mắt mình. Điều này thường hay
xảy ra khi người ta bắt đầu quá tự tin vào chiến thắng
của mình, giống như một vận động viên chạy đua
đang dẫn đầu đoàn đua và sắp cán đích, anh ta quyết
định tận hưởng chiến thắng của mình quá sớm, kết
quả là để cho đối thủ chạy nước rút vượt lên trên và
giành được ruy băng xanh ngay trước mắt mình. Đó
là trường hợp Ukraine sau cuộc Cách Mạng Cam
năm 2004.

Nhiều tháng trước khi diễn ra cách mạng ở


Ukraine, người Serbia chúng tôi đã có vinh dự làm
việc với nhiều nhà hoạt động trẻ can đảm của họ ,
những người tự gọi mình là Pora, dịch nghĩa ra là
“Đã đến lúc” và nghe có vẻ cấp bách như các chiến
dịch “Ông ta đã chấm hết” và “Đây chính là năm ấy”
của nhóm Otpor!. Các thủ lĩnh của Pora là một
nhóm tuyệt vời, họ tỏ ra xuất sắc khi không chỉ liên
kết được mọi người dưới một biểu tượng – màu cam
– mà còn để ủng hộ ứng viên tổng thống duy nhất,
Viktor Yuschenko, một người đàn ông có ngoại hình
đẹp, mặc áo khoác màu cam biểu tượng trong các
cuộc tiếp xúc cử tri. Pora đã làm nên những chuyện
282 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH

tuyệt vời ở Ukraine, họ kéo các trụ cột quyền lực về


phía mình và tổ chức các cuộc biểu tình lớn trông có
vẻ như các bữa tiệc. Họ để các cô gái xinh đẹp tặng
hoa và làm bối rối những viên cảnh sát chống bạo
động tại cuộc biểu tình, họ chơi nhạc và hướng mọi
người đến một tầm nhìn đầy hứa hẹn về tương lai,
một đất nước Ukraine tự do đấu tranh vì dân chủ,
minh bạch và những quyền cơ bản.

Đương nhiên, chính quyền hậu Cộng sản, nhóm


tinh hoa chính trị Ukraina vốn liên minh chặt chẽ với
Putin và Nga, cần phải làm gì đó – bất kể là điều gì
– để cứu vãn thể diện của chính mình. Bởi vì khi cuộc
bỏ phiếu chống lại đối thủ được Kremlin hậu thuẫn
của Yuschenko là Viktor Yanukovich sắp đến gần,
Pora vẫn đang có những bước tiến ngoạn mục.
Yuschenko đại diện cho một tương lai tươi sáng, vì
ông có một ngoại hình cuốn hút và tính cách dễ mến
đối với những người bỏ phiếu đang mong muốn đưa
Ukraine thoát khỏi sự lạnh lùng của thời kỳ hậu
Soviet. Yanukovich, trái lại, là một tên tội phạm đã
từng ngồi tù bốn năm vì tội cướp bóc và hành hung.

Nhưng một chuyện kỳ lạ đã xảy ra trên đường


Yuschenko đến một diễn đàn. Đầu tiên, Yuschenko
nghĩ mình bị đau bụng. Ông cảm thấy không khỏe
nhưng hầu như không có gì nghiêm trọng. Đương
nhiên, ông cảm thấy khó ở trong suốt quãng đường
CHƯƠNG X CHẤM DỨT ĐÚNG THỜI ĐIỂM NHỮNG GÌ BẠN ĐÃ BẮT ĐẦU 283

– và, như bất kỳ ai đã từng bị ngộ độc thực phẩm có


thể khẳng định, cảm thấy hơi xấu hổ - nhưng giờ đây
có gì mà quan trọng đâu khi việc nước đang cấp bách.
Ý tôi là, ngay cả những thủ lĩnh mạnh mẽ nhất đôi
khi cũng bị cảm lạnh. Nhưng rồi mọi chuyện trở nên
xấu đi. Mặt của Yuschenko bắt đầu sưng lên và
phồng rộp. Da của ông chuyển sang màu xanh lá.
Ngay sau đó, trước con mắt hoảng sợ của cả thế giới,
Yuschenko, chính trị gia ăn ảnh của phe đối lập,
nhân vật được yêu mến của các nhà hoạt động dân
chủ, đã biến hình thành quái vật Godzilla.

Cuối cùng đã có kết quả khám nghiệm:


Yuschenko bị đầu độc dioxin. Giống như chất meth
màu xanh của Walter White trong Breaking Bad,
chất được sử dụng để đầu độc ứng cử viên của Pora
là nguyên chất vốn chỉ có thể được bào chế bởi một
người có kiến thức hóa học cực kỳ giỏi. Hóa ra, mọi
chuyện bắt đầu khi Yuschenko bẻ ăn một chiếc bánh
mì trong bữa tối với một trong những vị đứng đầu cơ
quan mật vụ Ukraine. Người dân Ukraine tự hỏi liệu
có phải họ đang sống trong một bộ phim tình báo tồi
tệ, với những nhân vật phản diện KGB của những
ngày Soviet. Các nhà hoạt động Pora cáu tiết, và
người ta hy vọng rằng họ vẫn có một ứng cử viên còn
sống chứ không chỉ là một chiến sĩ cảm tử đúng lúc
cuộc bầu cử diễn ra.
284 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH

Đừng lo, đối thủ chính trị của Pora nói, kèm theo
những nụ cười xảo trá, chẳng qua là tại Yuschenko
đã ăn sushi và uống cognac của tư bản chứ không
phải mỡ lợn và vodka truyền thống. Tất cả là tại
Yuschenko, những người ủng hộ tay Yanukovich côn
đồ nói. Lúc đó, Pora đã nhận ra và vội nắm lấy cơ
hội. Đây là kiểu đàn áp không mới, và họ đã dùng
chiêu gậy ông đập lưng ông một cách ngoạn mục.
Khuôn mặt biến dạng của Yuschenko giờ trở thành
biểu tượng mới của phong trào, và năng lượng cũng
như nhiệt huyết của Pora cùng những kỹ thuật tổ
chức hoạt động phi bạo lực, mà trước đó đã giúp họ
hướng sự chú ý của mọi người đến nền dân chủ
Ukraina, giờ đây tiếp tục giúp họ tổ chức các cuộc
diễu hành, biểu tình và phản kháng ủng hộ
Yuschenko. Bất chấp việc Yanukovich tìm mọi cách
nhằm gian lận bầu cử, Yuschenko, với khuôn mặt
vĩnh viễn biến dạng nhưng đang tiếp tục được điều
trị, cuối cùng đã tuyên thệ trở thành tổng thống mới
của Ukraina.

Có vẻ như với tất cả những nhà quan sát, Pora đã


giúp mang nền dân chủ đến cho Ukraine, và rõ ràng
là phong trào đã đạt được một chiến thắng lớn nhờ
thống nhất được mọi trụ cột quyền lực đằng sau một
ứng viên duy nhất. Tất cả tạo nên một câu chuyện
tuyệt vời, và tôi ước gì có thể kể cho bạn nghe rằng
ngày nay Ukraine đã tiến xa trên con đường đảm bảo
tự do và dân quyền được tôn trọng trọng khu vực.
CHƯƠNG X CHẤM DỨT ĐÚNG THỜI ĐIỂM NHỮNG GÌ BẠN ĐÃ BẮT ĐẦU 285

Đáng buồn là, tôi không thể. Mặc dù các nhà hoạt
động của Pora có tài năng trong việc khiến mọi người
hợp tác cùng nhau trong cuộc bầu cử tổng thống
nhiều biến động, nhưng họ đã quên không áp dụng
những kỹ năng đó sau khi Yuschenko lên nắm quyền.
Sau khi Yuschenko đã nhậm chức tổng thống và cuộc
vui đã kết thúc, mọi người đi về nhà. Các nhà hoạt
động Pora không tiếp tục làm việc để duy trì sự thống
nhất chính trị sau khi cảm xúc mạnh mẽ của cuộc
cách mạng lắng xuống, và chỉ vài tháng sau khi
Yuschenko được bầu, bộ máy cai trị của ông đã hình
thành kẽ hở nghiêm trọng. Hầu như ngay lập tức,
Yuschenko đã cãi nhau ầm ĩ với thủ tướng Yulia
Tymoshenko, một nhân vật cũng được yêu mến
nhiều như ông. Hai người hầu như không thể thống
nhất với nhau trong bất cứ vấn đề gì, các đồng minh
chính trị của họ thuộc các phe khác nhau, và chẳng
bao lâu mọi thứ sa vào vũng bùn dưới ảnh hưởng của
các lực lượng đấu tranh vì dân chủ.

Chuyện cứ thế ngày càng tệ hơn. Khi liên minh


rời rạc của Yuschenko cuối cùng sụp đổ, chính Viktor
Yanukovich lại lên nắm quyền một lần nữa. Chính
quyền của Yanukovich sụp đổ vì đã tự biến mình
thành phiên bản thu nhỏ của Putin, nhất là sau khi
bà Tymosheko bị vào tù vì bị buộc tội tham nhũng.
Nếu nhìn vào Ukraine vào những năm 2011 hoặc
2012, bạn hoàn toàn có lý khi nghĩ rằng nhóm Pora
đã thất bại thảm hại và rằng tự do là điều bất khả.
286 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH

Nhưng quyền lực của nhân dân cũng giống như


một vị thần đèn – một khi đã thoát ra khỏi cái đèn,
ông ta sẽ không bao giờ chui trở lại. Ukraine là một
trường hợp như thế. Sau khi Yanukovich lại lên nắm
quyền, đất nước rơi vào một cơn ác mộng về chính
trị và hiếm người nào đủ năng lượng hay điều kiện
cần thiết để làm bất cứ việc gì. Người Ukraine còn
đáng thương hơn khi biết rằng Yanukovich đứng đầu
một hệ thống tham ô, tham nhũng khổng lồ. Họ thở
dài khi gã độc tài đàn áp tự do dân sự, nguyền rủa khi
ông ta – một công bộc của nhân dân được hưởng mức
lương 2.000 đô mỗi tháng – lại có thể tự xây cho
mình bất động sản 75 triệu đô với những chiếc đèn
chùm trang trí trị giá 100.000 đô mỗi chiếc cộng với
một vườn thú tư nhân ngay trên đất của mình. Tất cả
những điều đó vốn đã rất tồi tệ. Nhưng khi
Yanukovich tỏ dấu hiệu cho thấy ông ta còn định
tách khỏi liên minh châu Âu và hướng về Moscow,
thì vị thần đèn một lần nữa trỗi dậy. Tham nhũng,
người Ukraine sẵn sàng sống chung. Sự phô trương
họ có thể tha thứ, cho dù nó khiến họ bực dọc đến
mức nào. Nhưng khi nhà độc tài tước đi ước mơ gia
nhập với phương Tây, trở thành một quốc gia bình
thường trong thế giới tự do, mọi thứ thuộc về “tầm
nhìn về tương lai” mà Pora đã mô tả một thập kỷ
trước đó, thì ông ta đã đi quá xa. Do vậy, một lần
nữa, người dân lại đổ ra đường.
CHƯƠNG X CHẤM DỨT ĐÚNG THỜI ĐIỂM NHỮNG GÌ BẠN ĐÃ BẮT ĐẦU 287

Phong trào được biết đến với cái tên Euromaidan


này thực sự rất ấn tượng. Các thành viên của nó đã
đấu tranh và bị giết hại trên đường phố Kiev vì tầm
nhìn tương lai hướng về châu Âu đó. Ai mà có thể
tưởng tượng được rằng người đầu tiên trong lịch sử
đã phải chết vì tự hào vẫy cờ liên minh châu Âu lại là
những người Ukraina, công dân của một quốc gia
thậm chí còn không phải là thành viên của EU? Đó
là sức mạnh của một tầm nhìn, và đó là lý do vì sao
phong trào Euromaidan lại truyền cảm hứng đến vậy.
Bất chấp chính phủ dùng vũ lực nhiều đến mức nào,
bất chấp bao nhiêu sắc lệnh đã được ban hành để đàn
áp người dân, bất chấp Moscow có tuyên truyền bao
nhiêu lời nói nhảm nhí trên các kênh tuyên truyền
chính thức đến từng máy TV ở mỗi nhà trên toàn thế
giới – gán cho những người biểu tình phản đối đủ
mọi động lực xấu xa – thì người dân vẫn không nản.
Có một nguyên nhân đơn giản cho điều đó, và nó
liên quan rất nhiều đến cái gọi là thất bại của Pora:
khi người dân bình thường đã được nếm sức mạnh
của chính mình, họ sẽ không bao giờ chịu quay trở
về một cuộc sống nhu mì và mãn nguyện trong thời
gian lâu dài. Họ muốn tiến lên. Họ muốn tự do. Tuy
nhiên, liệu các nhà hoạt động ở Kiev có học được gì
từ sai lầm trong quá khứ của họ và giờ đây có thể
thống nhất người dân lại về lâu dài hay không, cần
phải chờ xem đã.
288 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH

Hy vọng, họ sẽ học được từ lịch sử rằng điều


quan trọng là phải duy trì sự thống nhất cho phong
trào ngay cả sau khi bạn giành được cái có vẻ như một
chiến thắng lớn. Sau sự sụp đổ của Milosevic ở
Serbia, Otpor! vẫn tiếp tục gây sức ép lên hệ thống
bất chấp thực tế là chúng tôi đã giành được thứ mà
nhiều người cho là mục tiêu lớn của chúng tôi.
Đương nhiên, Milosevic đã bị đánh bật khỏi quyền
lực, nhưng phe của ông ta – mặc dù đã bị hao tổn –
vẫn còn hừng hực sức chiến đấu. Và chúng tôi cũng
biết rằng có khả năng lãnh đạo mới của Serbia có thể
thấy ngai vàng cũ của Milosevic rất tiện nghi và tìm
cách có được một vài quyền lực độc tài cho chính họ.
Nhưng chúng tôi ở Otpor! đã chuẩn bị cho điều đó.
Chúng tôi đã biết quả trứng ngỗng của mình là dân
chủ, và rằng chúng tôi vẫn còn một chặng đường dài
để đi trước khi đến đích. Do đó chúng tôi dán biểu
ngữ ở khắp đất nước, thông báo cho chính phủ dân
chủ mới được bầu lên rằng chính nhứng người đã lật
đổ Milosevic giờ đây đang để mắt canh chừng những
người cai trị mới, và rằng bất kỳ nỗ lực nào để mang
trở lại hệ thống cũ đồng nghĩa với những con người
đã đánh bại chế độ cũ sẽ vào trận. Những biểu ngữ
và graffiti cũ của Otpor! được thay thế bằng các
poster dán bằng hồ trên đó có hình chiếc xe ủi đất –
vốn đã trở thành biểu tượng của cuộc Cách Mạng
Serbia – với những từ “Có hơn 20.000 chiếc xe ủi đất
ở Serbia, và khoảng 2 triệu người lái tiềm năng”,
trong khi những biểu ngữ khác thì viết, “Chúng tôi
CHƯƠNG X CHẤM DỨT ĐÚNG THỜI ĐIỂM NHỮNG GÌ BẠN ĐÃ BẮT ĐẦU 289

đang theo dõi bạn!” Mục đích của tất cả những việc
làm này là để nhắc nhở chính phủ hậu Milosevic mới
được thiết lập rằng chiến dịch Otpor! còn lâu mới kết
thúc. Nói cách khác, công việc của chúng tôi không
kết thúc cùng với sự sụp đổ của Milosevic. Chúng tôi
chiến đấu vì dân chủ, và chúng tôi đang leen kế hoạch
để kết thúc cuộc chiến mà chúng tôi đã bắt đầu.

Dù là lên kế hoạch cho một phong trào phi bạo


lực hay vung một chiếc gậy đánh gôn, ít có thứ gì lại
quan trọng như việc lấy đà. Đương nhiên, việc ngăn
chặn các nhóm phản động, thiết lập một chính phủ
dân chủ, tổ chức các cuộc bầu cử công bằng và tự do,
và thiết lập các thể chế bền vững kém hấp dẫn hơn
rất nhiều so với đối đầu trực tiếp với một tên độc tài
cuồng bạo hay một viên thị trưởng dễ dàng bị đả kích
bằng một cuộc biểu tình phản kháng vui nhộn trên
đường phố của một thành phố lớn. Thế nhưng các
phong trào thành công buộc phải có đủ kiên nhẫn để
tiếp tục làm việc vất vả ngay cả khi ánh đèn và máy
ảnh đã chuyển sang câu chuyện lớn tiếp theo.

Đến giữa thập niên thứ hai sau khi không còn
Milosevic, đất nước tôi không hề là một công viên
Disneyland. Nhưng nó vẫn là một nước dân chủ
đúng nghĩa, và cũng rất đúng với đất nước mà chúng
tôi đã đấu tranh vì nó trong suốt những ngày Otpor!.
Đó là bởi vì chúng tôi biết điều chúng tôi muốn ngay
từ rất sớm trong quá trình của phong trào, và chúng
tôi đã có một tầm nhìn tương lai, giúp xác định quả
290 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH

trứng ngỗng khá rõ ràng. Chúng tôi muốn có một


nền dân chủ, một đất nước hòa bình với các nước
láng giềng và là thành viên của liên minh Châu Âu.
Và ngày nay chúng tôi đã đến rất gần với đích đó.
Không ai kiểm duyệt truyền thông của chúng tôi hay
đánh đập những người biểu tình phản kháng trên
đường phố Belgrade, chúng tôi có mối quan hệ thân
ái với các kẻ thù trước đây của mình, và các chính trị
gia của chúng tôi cam kết, bằng giấy trắng mực đen,
sẽ đưa chúng tôi vào liên minh Châu Âu.

Đó là bởi vì ngay cả sau khi Milosevic đã hết thời,


các nhà hoạt động Serbia chưa bao giờ ngừng đấu
tranh những cuộc chiến nhỏ mà họ có thể thắng.
Người bạn thân và cũng là người thầy của cá nhân tôi
Zoran Djindjic trở thành thủ tướng và cam kết sẽ dỡ
bỏ các luật đàn áp từ thời Milosevic, từng chút một.
Djindjic đã tiến lên từng bước một đưa vào liên tục
các cải cách nhỏ, bởi ông biết rằng bất kỳ chính phủ
sau cách mạng nào, về bản chất, đều là một bông hoa
mong manh. Ông không muốn ai ai nó trong khi nơ
vẫn còn đang nở rộ. Nên mặc dù thực hiện từng bước
đi rất quyết đoán, nhưng ông cũng bước đi thật chậm.
Như ở Ai Cập, có rất nhiều người trung thành với
chế độ cũ ở ngoài đó chờ ông vượt quá xa và làm điều
gì đó xuẩn ngốc, và trong khi rõ ràng chúng ta không
có một Muslim Brotherhood để tranh cãi cùng ở
Serbia, nhưng cũng có rất nhiều doanh nghiệp mafia
chỉ chờ cơ hội lợi dụng khoảng trống quyền lực mà
CHƯƠNG X CHẤM DỨT ĐÚNG THỜI ĐIỂM NHỮNG GÌ BẠN ĐÃ BẮT ĐẦU 291

chiến thắng trước Milosevic của chúng tôi tạo ra.


Cuối cùng, Djindjic đã phải trả cái giá cao nhất cho
những nỗ lực của mình và bị ám sát trong một vụ
đâm nghi là của mafia dàn dựng. Ngày đó – 12 tháng
3 năm 2003 – là ngày đen tối nhất cuộc đời tôi.
Nhưng mặc dù đất nước đã mất đi một người đàn
ông vĩ đại, nền dân chủ của chúng tôi và những thể
chế mà Djindjic góp phần củng cố đã tồn tại lâu dài.
Chúng tôi người Serbia đã tạo ra được một thứ đủ
mạnh để tồn tại được bất chấp thảm họa nào rơi
xuống đầu chúng tôi, và điều này, đối với tôi, là thành
tựu thực sự của cuộc cách mạng của chúng tôi.

Nếu bạn nhớ lại cuộc diễu hành vì muối của


Gandhi, bạn sẽ nhớ lại rằng ông đã thực hiện từng
bước tăng dần và đã tuyên bố những chiến thắng nhỏ
của mình dọc trên đường đi. Đó là bởi vì ông hiểu
trò chơi phi bạo lực một cách bản năng. Khi những
nỗ lực cầu cạnh bộ máy cai trị Anh quốc bằng việc
nhấn mạnh lòng trung thành của Ấn Độ đối với ngai
vàng không có tác dụng, ông cần một điểm khởi đầu
khác. Tuyên bố một cuộc cách mạng, ông biết, hầu
như chắc chắn sẽ mời gọi một cuộc đàn áp lớn và tạo
ra không gì lớn hơn một lần bùng nổ nhiệt huyết yêu
nước kéo theo sau sự đàn áp thậm chí còn hà khắc
hơn – và đó chính là số phận rơi xuống đầu các nhà
hoạt động của Thiên An Môn. Điều mà Gandhi cần
là một cơ hội để cho phép những người đi theo mình
từ từ và thoải mái học các nguyên tắc của sự bất tuân
dân dự, mài sắc kỹ năng của mình, và củng cố lòng
can đảm. Ông tìm thấy tất cả những điều này ở muối.
292 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH

Cuộc diễu hành muối, dĩ nhiên, không đưa cuộc


tìm kiếm độc lập cho người Ấn Độ của Gandhi đến
một thành quả nào, và cần phải có thểm mười bảy
năm bất tuân dân sự nữa trước khi người hầu của Bệ
hạ mới trao lại quyền kiểm soát thuộc địa sinh lợi
nhất của họ cho cư dân của nó. Nhưng những năm
đó ngày càng dễ dàng hơn đối với Gandhi. Đó là bởi
vì ông đã được coi là người lãnh đạo của cuộc diễu
hành muối, người có thể kết thúc việc mà mình bắt
đầu và là người có thể tạo ra kết quả. Vì những lý do
ấy, ông có được sự kính trọng chưa từng có ở người
Ấn Độ. Ông không đơn thuần là một người có uy tín
về đạo đức. Ông không chỉ là một người ủng hộ
những ý tưởng hay và là người diễn thuyết tuyệt vời.
Ông là – và bạn sẽ thứ lỗi cho thuật ngữ rất chuyên
môn tôi dùng ở đây – một tay biết cách làm xong
chuyện.

Và một khi bạn đã biết những nội dung cơ bản,


như xác định chính nghĩa của mình, tìm ra biểu
tượng, xác động phi bạo lực có nghĩa là biết khi nào
thì tuyên bố chiến thắng và tiến lên.

Đây là một hình thức nghệ thuật mà Anna


Hazare xuất sắc. Hazare là một học trò tinh thần của
Gandhi, một nhà hoạt động Ấn Độ người có một sự
nghiệp cực kỳ khác thường. Sinh ra trong gia đình
nghèo, anh được một người họ hàng đưa đến
Mumbai, nơi anh được học hành vài năm nhưng
buộc phải bỏ học năm lớp bảy sau khi người họ hàng
CHƯƠNG X CHẤM DỨT ĐÚNG THỜI ĐIỂM NHỮNG GÌ BẠN ĐÃ BẮT ĐẦU 293

hết tiền. Trở về làng, anh tìm và làm việc như một
người thầy thuốc, tổ chức một đội dân phòng để bảo
về nông dân địa phương trước những lãnh chúa tàn
bạo và thường là bạo lực, và cuối cùng tham gia vào
quân đội. Nhưng trong suốt những năm tháng này,
anh tin vào phi bạo lức, và sau khi trở về quê nhà một
lần nữa, anh bắt đầu mở các chiến dịch vận động
không mệt mỏi để cải thiện cuộc sống của mình và
của hàng xóm láng giềng. Anh chiến đấu để cấm rượu
– tôi biết, tôi biết, tôi cũng không hài lòng với việc
đó nữa, nhưng chúng ta phải nhớ rằng người duy
nhất có thể thực sự biết điều gì tốt cho cộng đồng và
điều gì không chính là những người sống wor đó –
bởi vì hậu quả của việc uống rượu đang gây ra những
rắc rối lớn tại ngôi làng của anh. Hazare cũng tổ chức
một ngân hàng hạt để đảm bảo những người nông
dân nghèo túng sẽ không bao giờ bị đói. Anh giúp
xây dựng một quỹ từ thiện để trao quyền cho người
khác, và những nỗ lực của anh đã cải thiện rõ rệt giáo
dục trong vùng, khuấy động phong trào xây trường
mới, và, còn khó tin hơn, góp phần mở chiến dịch
thành công xóa bỏ giai cấp, cải thiện triệt để số phận
của những người tưởng là “không thể động đến”.
Những chiến thắng này đã dạy cho Hazare một bài
học quan trọng: giống như trong trò Punch-Out của
Mike Tyson, Angry Bird hay bất kỳ trò video games
nào khác, các cuộc đấu nhỏ và có thể chiến thắng với
những mục tiêu xác định rõ ràng sẽ giúp bạn chuẩn
bị cho những thách thức lớn hơn sau đó.
294 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH

Đến năm 2011, Hazare, giờ đã là một người cao


tuổi, đã sẵn sàng cho trận đánh lớn nhất cuộc đời
ông: ông sẽ tấn công vào tham nhũng, một vấn đề
lớn và đang ngày một lây lan không ngừng làm tê liệt
nền kinh tế và xã hội Ấn Độ. Năm 2005, chẳng hạn,
một nghiên cứu do tổ chức minh bạch thế giới
Transparency International thực hiện, đã khám phá
ra rằng hơn 62 phần trăm người Ấn Độ thừa nhận
đã hối lộ để đảm bảo họ được nhận dịch vụ công cơ
bản. Hazare muốn chấm dứt mọi chuyện đó, và kế
hoạch của ông kêu gọi các biện pháp trừng phạt cứng
rắn hơn đối với các quan chức được cho là phạm tội
tham nhũng cũng như một hệ thống nhân viên kiểm
tra cấp nhà nước và địa phương được ủy nhiệm để
hành động nhanh thay mặt công dân.

(Ảnh minh họa 10.2)

Chính phủ từ chối kế hoạch của Hazare – nó quá


phức tạp về mặt chính trị để có thể thực hiện – và thế
là ngày 5 tháng 4 2011, ông bắt đầu cuộc biểu tình
tuyệt thực. “Tôi sẽ nhịn đói,” ông nói tại một cuộc
họp báo, “cho đến khi dự luật [chống tham nhũng]
được thông qua.”
CHƯƠNG X CHẤM DỨT ĐÚNG THỜI ĐIỂM NHỮNG GÌ BẠN ĐÃ BẮT ĐẦU 295

Hàng trăm người tham gia nhịn ăn cùng Hazare,


và hàng trăm ngàn người đưa lên tweeter và facebook
những thông điệp ủng hộ oongg. Chẳng bao lâu,
những người nổi tiếng, từ ngôi sao Bollywood đến
cầu thủ cricket, đều tham gia vào cuộc đấu tranh.
Thông điệp của Hazare rất đơn giản – ông không
kêu gọi phải chấm dứt ngay nạn tham nhũng, mà chỉ
kiên quyết yêu cầu cơ quan lập pháp thông qua một
dự luật. Ông có kỷ luật và cụ thể. Và, giống như
Gandhi, ông là một quý ông lớn tuổi đáng ngưỡng
mộ, người cực kỳ quyết tâm theo đuổi sự nghiệp của
mình và người mà nhân dân biết ẽ giành được kết
quả bởi vì ông đã từng chiến thắng trước đây. Chẳng
bao lâu, có tới mười ngàn người ủng hộ biểu tình ở
khắp nơi ở những thành phố lớn nhất Ấn Độ. Năm
ngày sau, chính phủ phải đầu hàng và hứa sẽ thông
qua dự luật.

Hazare nhanh chóng tuyên bố chiến thắng, đó là


điều thông minh, nhưng ông còn làm một điều quan
trọng nữa. Ông nhận ra rằng chiến thắng một trận
đấu không có nghĩa là chiến thắng cả một cuộc chiến
tranh, và rằng, chỉ cần một chút thời gian, hệ thống
chính trị suy đồi có thể dễ dàng trượt trở lại trình
trạng hỗn loạn. Ý thức được nguy cơ này, Hazare tiếp
tục gây sức ép ngay cả sau chiến thắng lớn này. “Trận
đấu thực sự bây giờ mới bắt đầu., ông nói với những
người ủng hộ. “Chúng ta có rất nhiều cuộc đấu tranh
ở phía trước trong việc soạn ra luật mới. Chúng ta đã
296 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH

chỉ ra cho thế giới chỉ trong năm ngày, rằng chúng ta
thống nhất vì sự nghiệp của dân tộc. Sức mạnh tuổi
trẻ trong phong trào này là một dấu hiệu của hy
vọng.”

Ông đã nói lời và giữ lời, và chính phủ cũng hành


xử đúng với bản chất của họ. Khi, một vài tháng sau,
chính phủ đưa ra một phiên bản kém hiệu lực hơn
của dự luật, Hazare đã lên án nó là “một trò đùa độc
ác.” Ông hứa sẽ thực hiện một cuộc tuyệt thực khác,
lần này sẽ quyết tử nếu cần. Trong vòng vài giờ, hàng
vạn người đã gửi fax cho chính phủ ủng hộ lời kêu
gọi của Hazare. Ở Mumbai toàn bộ taxi đình công
một ngày để thể hiện sự đoàn kết với yêu cầu của ông.
Tuy vậy, trước khi ông có thể thậm chí bắt đầu cuộc
tuyệt thực của mình, Hazare đã bị bắt vì tội tụ tập
trái phép và bị tù giam.

Bắt đầu cuộc tuyệt thực của mình từ trong xà lim,


chẳng bao lâu Hazare đã truyền cảm hứng cho số
đông người ủng hộ, và chỉ trong vòng một vài giờ,
chính phủ đã đồng ý thả ông ra. Sự đàn áp đã phản
tác dụng. Tuy nhiên, luôn là một bậc thầy về chiến
thuật, Hazare từ chối rời phòng giam trừ khi ông
được phép thực hiện cuộc đình công của mình tại
những khu vực công cộng mà ông đã chọn trước đó.
Sau đó vài ngày và sau rất nhiều lời xác nhận, Hazare
lại chiến thắng lần nữa, và được dẫn tới khu vực mà
ông lựa chọn để tiếp tục nhịn đói. Khi ông ngày càng
gày mòn ốm yếu đi, hàng nghìn người kéo tới ủng hộ
CHƯƠNG X CHẤM DỨT ĐÚNG THỜI ĐIỂM NHỮNG GÌ BẠN ĐÃ BẮT ĐẦU 297

Hazare trong suốt thời gian này không thể không


nhận ra sự mâu thuẫn giữa cơ thể bị suy yếu đi và tinh
thần quyết tâm. Ông nhiều lần tuyên bố rằng ông sẽ
chết nếu cần thiết, nhưng ông và những người ủng
hộ mình sẽ không bao giờ từ bỏ cuộc đấu tranh.

Trên khắp Ấn Độ, giới trẻ bắt đầu đội topi, chiếc
mũ lưỡi trai trắng truyền thống vốn là đặc trưng của
Hazare. Những người ủng hộ Hazare còn nghĩ ra
một khẩu hiệu ngắn, tuyên bố “Tôi là Anna”, mà họ
hứa sẽ hát lớn và công khai bất cứ khi nào một viên
cảnh sát hay vị quan chức nào trơ trẽn yêu cầu họ
phải đút lót.

Cuối cùng, mười hai ngày sau khi ông bắt đầu,
đã sụt gần mười cân, bị mất nước và yếu ớt, Hazare
nhận được tin rằng chính phủ một lần nữa đầu hàng
trước yêu cầu của ông và sẽ sửa đổi dự luật theo đó.
Ngồi trên một chiếc ghế, một biểu ngữ không lồ với
khuôn mặt của Gandhi phía sau mình, Hazare tuyên
bố chiến thắng cuối cùng của mình. “Tôi cảm thấy
đây là chiến thắng của cả đất nước,” ông nói. Đúng
vậy, nhưng chỉ bởi vì Hazare đã biết tuyên bố chiến
thắng đúng khoảnh khắc thích hợp và tiếp tục gây
sực ép cho đến khi ông kết thúc cuộc đấu tranh mà
ông bắt đầu.

Những thay đổi xã hội như Hazare đã giành được


ở Ấn Độ và như chúng tôi đã giành được ở Serbia
không hề dễ dàng đạt được. Những sự nghiệp như
298 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH

dân chủ, nhân quyền và minh bạch là những cây


trồng chậm lớn và đòi hỏi lao động vất vả, chiến lược
rõ ràng, những thể chế dân sự mạnh mẽ mới có thể
đơm hoa kết trái và tồn tại. Trách nhiệm của bạn với
vai trò là một nhà hoạt động là phải kết thúc việc mà
bạn bắt đầu, bởi vì, như chúng tôi đã thấy ở khắp thế
giới, các cuộc cách mạng mà không có sự kiên định
có thể trở nên tồi tệ y như những gì tồn tại trước đó.
Bạn phải đảm bảo rằng cho dù bạn tạo ra được thay
đổi nào đi chăng nữa, những thay đổi ấy phải bền
vững và ổn định. Có một vài thứ hiển nhiên mà bạn
cần phải cẩn thận, như việc tuyên bố “trò chơi kết
thúc” quá sớm, không công nhận chiến thắng khi
chúng được trao vào tay bạn, hay là phung phí sự
thống nhất khó khăn lắm mới đạt được vào những
chuyện tranh cãi vặt vãnh kiểu “gia đình” và quan
điểm chính trị. Và mặc dù có thể là hấp dẫn thật,
nhưng hãy cẩn thận để không phải lòng quá sớm
trước những tinh hoa mới và những người anh hùng
mới mà phong trào của bạn có thể làm nổi lên. Tham
nhũng và lạm dùng quyền lực mới tìm thấy có thể
làm hỏng những thành quả tích cực của ngay cả
những cuộc cách mạng phi bạo lực được tổ chức tốt
nhất, và rất nhiều lần, đôi giày cũ của một nhà độc
tài dường như rất thoải mái đối với những người mới
đến sống trong cung điện của ông ta. Mười năm sau
khi các nhà hoạt động của phong trào Kmara tại
Georgia sử dụng logo nắm đấm của Otpor! và mở ra
cuộc cách mạng Hoa hồng ở đất nước họ vào năm
CHƯƠNG X CHẤM DỨT ĐÚNG THỜI ĐIỂM NHỮNG GÌ BẠN ĐÃ BẮT ĐẦU 299

2003, Mikheil Saakshvili – vị thủ lĩnh trẻ tuổi đầy


triển vọng lên nắm quyền đã quyết tâm đưa nhà nước
Soviet cũ bước vào con đường nhân quyền và dân chủ
- đã bị đánh bại trong cuộc bầu cử tổng thống sau
khi bị buộc tội đã sử dụng đúng kiểu thủ thuật
chuyên chế của vị độc tài tiền nhiệm anh ta.

Nhưng với tư cách là một người từng là một phần


của một cuộc cách mạng thành công trong việc mang
lại thay đổi thực sự cho đất nước mình, tôi xin hứa
với bạn rằng tạo ra một sự khác biệt vững bền trên
thế giới này là điều có thể. Serbia ngày nay có phải là
nơi tốt nhất để sống trên thế giới này? Chắc chắn là
không: chúng tôi có một nền kinh tế đang phải vật
lộn, một hệ thống giáo dục cổ lỗ sĩ và yếu kém, và
thói quen môi trường thì tuyệt đối trung cổ, và chúng
tôi vẫn phải mang cái tiếng khủng khiếp trong cộng
đồng quốc tế trong một thời gian dài sắp tới nhờ có
những tội ác của Milosevic chống lại loài người. Ở
Belgrade hay ở bất kỳ nơi nào khác, tỷ lệ thất nghiệp
vẫn rất cao và vẫn còn nhiều tham nhũng. Nhưng
chúng tôi thực sự hy vọng cho tương lai, một mạng
lưới truyền thông tương đối mở, và những thể chế
dân chủ cho phép chúng tôi lựa chọn người lãnh đạo
của mình và bắt họ phải chịu trách nhiệm cho bất kỳ
điều gì họ làm hay không làm. Và, hơn hết, chúng
tôi có sự tự tin có được từ việc giành được thắng lợi
trong một cuộc cách mạng phi bạo lực. Chúng tôi
đều mạnh mẽ cảm nhận được một sự trao quyền có
300 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH

được từ việc có thể cải thiện cuộc sống của mọi người
trong xã hội của bạn, và đó là một cảm giác mà mọi
nhà hoạt động tốt đều chia sẻ. Đó cũng là cảm giác
dấy lên từ một suy nghĩ trong sáng, đơn giản, một
suy nghĩ mà vào thời điểm này hay thời điểm khác đã
truyền cảm hứng cho rất nhiều người đứng lên vì một
thứ mà họ tin vào: việc nhận ra rằng chính họ phải là
người tạo ra sự khác biệt. Họ biết, như tôi hy vọng
bạn cũng biết, rằng người đó phải là bạn.

(Ảnh minh họa 10.3)


CHƯƠNG X CHẤM DỨT ĐÚNG THỜI ĐIỂM NHỮNG GÌ BẠN ĐÃ BẮT ĐẦU 301

(Ảnh minh họa 11.1)


302 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH

CHƯƠNG XI

NGƯỜI ĐÓ
PHẢI LÀ BẠN

Bất cứ ai đã từng thưởng thức một cuốn phim


phiêu lưu ly kỳ hoặc hồi nhỏ đã từng ăn quấy quá cho
xong món cải xanh nhão nhoét cùng miếng thịt gà
dai ngoách chỉ để được ăn món tráng miệng đều biết,
để dành phần hay nhất, miếng ngon nhất đến cuối là
một ý kiến hay. Và do đó, sau khi đã kể với bạn về
Gandhi và Martin Luther King, Jr., đã nói một chút
về các cuộc nổi dậy ở Ai Cập và Burma và Maldives,
và đã chia sẻ với bạn một vài kinh nghiệm của chính
tôi trong việc góp phần lật đổ tên giết người
Slobodan Milosevic, tôi muốn kể cho bạn nghe về
CHƯƠNG XI NGƯỜI ĐÓ PHẢI LÀ BẠN 303

một kiểu anh hùng khác, mặc dù khiêm tốn thôi


nhưng không kém phần truyền cảm hứng. Hãy cứ
gọi nhân vật chính giả định của chúng ta là Kathy.
Nói thẳng ra là, Kathy của chúng ta không có gì quá
đặc biệt. Bạn có thể hình dung cô ấy ở bất kỳ thành
phố nào của nước Mỹ, và tôi chỉ đang xâu chuỗi
những giai thoại và tấm gương mà tôi đã được nghe
các nhà hoạt động không chuyên ở các vùng ngoại ô
Mỹ kể cho để tạo nên câu chuyện của cô ấy.

Kathy là một người hoàn toàn bình thường, tử


tế, có một công việc tốt và ba đứa con, và sống trong
một ngôi nhà lệch tầng. Cô là kiểu người dễ thương
nhưng không đặc biệt đáng chú ý. Cô cố gắng sống
một cuộc sống bình thường, vui vẻ, cân bằng, và mãi
cho đến gần đây cô vẫn chưa từng nghĩ đến – chứ
chưa nói tham gia vào – bất kỳ một kiểu hoạt động
nào trong đời mình. Còn quá trẻ để là một phần của
thế hệ 1960, cô lớn lên tin rằng chính trị là bẩn thỉu,
chính quyền thì thối nát, và rằng người dân ít nhiều
chẳng thể làm gì được dưới bàn tay che cả bầu trời
của chính phủ và các tập đoàn lớn. Do đó, tốt nhất
là lo việc của mình và tập trung vào những việc mà
cô có thể kiểm soát. Kathy luôn cố gắng né tránh,
như nhiều người trong chúng ta, những người phát
tờ rơi bên ngoài siêu thị nhằm phát động chiến dịch
vì một chính nghĩa nào đó hoặc ủng hộ cho một ứng
cử viên nào đó. Cô ủng hộ đam mê của họ nhưng
không muốn dính dáng gì đến họ. Cô chỉ muốn được
để yên.
304 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH

Và rồi xảy ra chuyện quy hoạch đất.

Như hầu hết các vấn đề liên quan đến chính phủ
khác, hàng xóm của Kathy hầu như không ai chú ý
đến quyết định cụ thể này lúc nó được hội đồng
thành phố thông qua. Thực tế, Kathy cũng vậy.
Nhưng chỉ trong vòng một vài tuần, câu chuyện đã
được bàn tán ở khắp mọi nơi – cô nghe về nó ở trạm
xăng, khi đồng nghiệp của chồng cô đang tranh cãi
về nó, và thấy biểu ngữ phản đối xuất hiện ở khắp
nơi. Khu đất trống nằm cuối con đường cạnh trường
trung học của các con cô sẽ sớm bị thu hồi, theo một
quy hoạch mới sáng tạo nào đó, để xây một trung tâm
mua sắm khổng lồ. Đó là điều vẫn xảy ra tại các khu
dân cư trên khắp nước Mỹ. Và bạn không cần phải
là một nhà quy hoạch đô thị mới biết rằng sự xuất
hiện một trung tâm mua sắm bên cạnh trường học sẽ
kéo theo nhiều xe cộ, tai nạn giao thông, và đủ mọi
loại ảnh hưởng xấu và trò giải trí có hại vốn phải cách
ly với trường học, vì những lý do chính đáng. Hội
đồng thành phố, tuy vậy, với sự khuyến khích nhiệt
tình của một vài nhà kinh doanh bất động sản ở địa
phương, đã lờ đi tất cả và dọn đường cho việc xây
dựng được khởi công.

Cảm thấy lo lắng, Kathy đã làm mọi thứ mà cô


nghĩ cô phải làm. Cô gọi cho một vài thành viên hội
đồng thành phố và để lại lời nhắn cho thư ký của họ;
đương nhiên cô không bao giờ nhận được hồi đáp.
Cô viết một lá thư gửi tới tờ báo địa phương; thư gửi
CHƯƠNG XI NGƯỜI ĐÓ PHẢI LÀ BẠN 305

đi, nhưng không có gì xảy ra cả. Cô nói chuyện với


bạn trong hội đồng trường, và họ cùng nhau soạn
một bức thư với lời lẽ nghiêm khắc gửi đến viên thị
trưởng; họ nhận được một câu trả lời nhã nhặn hứa
rằng ông ta sẽ xem xét vấn đề, nhưng ông không bao
giờ xem xét. Nếu bạn từng tham gia vào hoạt động ở
địa phương dưới bất kỳ hình thức nào, tôi tin chắc
những điều này đều có vẻ quen thuộc với bạn.

Chẳng bao lâu, mọi cuộc trò chuyện giữa Kathy


và các bạn cô chỉ xoay quanh vấn đề về trung tâm
thương mại. Nó không chỉ là vấn đề về an toàn; có
nhiều xe cộ đương nhiên sẽ gây ra những khó khăn,
nhưng chỉ cần một vài thiết bị giảm tốc hay đèn giao
thông được đặt đúng vị trí là có thể giải quyết. Vấn
đề thực sự ở đây là cảm giác bức xúc khi mà những
kẻ nhiều tiền và và có quan hệ có thể thản nhiên bước
vào, quyết định mọi thứ và gạt ra ngoài những người
dân thường như cô – các bậc cha mẹ hàng sáng chung
xe đưa con đến trường, bán hàng gây quỹ cho trường,
và coi cộng đồng trường học như một phần thiết yếu
trong cuộc sống của họ. Ban đầu họ im lặng, nhưng
nhiều tuần đã trôi qua và họ ngày càng giận dữ hơn.
Kathy và bạn cô rằng đã đến lúc phải hành động
nghiêm túc. Đã là một cuộc đấu nghiêm túc thì họ
phải dành thời thời gian và cần có nhiều chiến thuật.
Kathy và bạn cô nhận ra rằng chính quyền thành phố
không quan tâm đến việc lắng nghe các bậc cha mẹ
có con học ở trường này. Họ chẳng có gì quan trọng
306 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH

cả, cô nghĩ, và có thể dễ dàng bị thị trưởng gạt ra


ngoài như những con NIMBY – một loài sinh vật
thường gặp ở nông thôn giống như chim bồ câu ở
thành phố. Nhưng Kathy là người thông minh. Cô
biết cách tìm ra trụ cột quyền lực.

Họ nhận ra rằng thành phố của họ là một cộng


đồng kính Chúa và ngoan đạo, rất nhiều người đi nhà
thờ và có thái độ rất nghiêm túc với tôn giáo của họ;
trên thực tế, các nhà thờ của thành phố đóng vai trò
trung tâm của đời sống dân sự. Kathy và các đồng
minh của cô đã chấp nhận sự thật là thị trưởng không
quan tâm đến tiếng nói của những người dân thấp cổ
bé họng. Và các công ty bất động sản cũng sẽ không
lay chuyển miễn là họ vẫn còn có thể kiếm tiền ở đó.
Nhưng còn có những lực lượng khác mà ngay cả
chính quyền thành phố dù cứng rắn đến đâu cũng
không thể lờ đi, Kathy đã tranh thủ sự ủng hộ của
nhà thờ địa phương để kéo sự thịnh nộ của Chúa về
phía mình. Cô thuyết phục một vị linh mục viết tâm
thư với những lời lẽ quyết liệt gửi cho thị trưởng. Tay
thị trưởng không phải là người ngu ngốc, ông ta bắt
đầu cảm thấy một liên minh thần thánh đang được
hình thành để chống lại mình. Ông ta liền gửi phản
hồi cho những người phản đối và hứa hẹn sẽ xem xét
lại việc tái phân khu. Bức tâm thư của linh mục báo
hiệu sự dịch chuyển của một trong những trụ cột
quyền lực quan trọng nhất của ông ta, nên chắc chắn
nó hiệu quả hơn tất cả các câu chuyện ngồi lê đôi
CHƯƠNG XI NGƯỜI ĐÓ PHẢI LÀ BẠN 307

mách bên máy làm nước lạnh, những biểu ngữ gắn
trên bãi cỏ, và những lá thư bức xúc của các bậc phụ
huynh cộng lại.

Ba tháng đã trôi qua kể từ lần đầu tiên tay thị


trưởng lờ đi kiến nghị của Kathy, nhưng cuối cùng
ông ta cũng bắt đầu nhượng bộ và hứa hẹn sẽ có một
buổi điều trần công khai để xem xét lại kế hoạch.
Dường như Kathy đang gặt hái được kết quả, nên
chẳng bao lâu mọi người đều muốn là một phần của
nhóm cô, và ngay cả những người thờ ơ nhất thành
phố giờ đây cũng không thể không cảm thấy mình,
với tư cách là nạn nhân, đang chiến đấu chống lại bất
công và thấy mình thật cool ngầu. Buổi tối diễn ra
cuộc điều trần, hội trường chật kín người. Hầu hết
mọi người đến dự là vì họ không muốn bỏ lỡ khoảnh
khắc quan trọng này. Kathy và bạn cô đã không làm
họ thất vọng: bài diễn thuyết của họ không quá hùng
hồn – vì Kathy, dù có nhiều phẩm chất tốt đẹp, vẫn
không phải là một Churchill – tuy nhiên nó rất
truyền cảm, chân thành và đã gây xúc động mạnh.
Đến cuối buổi họp, chính quyền hứa sẽ rút lại quy
hoạch. Một vài tuần sau, họ thực hiện lời hứa. Ý thức
được tầm quan trọng của việc tuyên bố chiến thắng,
Kathy và các đồng chí của mình đã viết một bức thư
gửi đến thị trưởng, công khai cảm ơn ông ta vì đã làm
điều đúng đắn và mời ông đến thăm trường học. Tất
nhiên, ông đã đến. Cô đã tạo được sức ảnh hưởng
thực sự trong thị trấn nhỏ của mình, và đã làm được
cho họ một điều lớn lao.
308 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH

Tôi đã gặp rất nhiều người như Kathy trong các


chuyến đi dọc nước Mỹ, và bao giờ câu chuyện của
họ cũng mang lại cho tôi một nụ cười tươi rạng rỡ.
Đúng thế, lật đổ Mubarak hay Milosevic là một
thành tựu đáng ngưỡng mộ, nhưng không nhất thiết
phải ở dưới ách thống trị của một nền độc tài mới có
thể áp dụng nguyên tắc về sức mạnh nhân dân; đây
là những nguyên tắc phổ quát, và cluôn đúng cho dù
bạn là ai và vấn đề của bạn là gì.

Nếu bạn vẫn nghi ngờ về khả năng của những


hobbit bình thường, như người bạn tốt Kathy của
chúng tôi, xin hãy đến với cư dân của Kibera, hu ổ
chuột lớn nhất Nairobi, Kenya. Theo một số thống
kê, đây còn là khu ổ chuột lớn nhất thế giới, với số
dân lên đến 5 triệu người sống túm tụm trong nghèo
khổ. Kibera đặt ra cho cư dân của nó mọi nguy cơ mà
bạn có thể tưởng tượng ra ở những địa ngục trần gian
tồi tệ nhất. Cảnh quan ở đây thật đáng sợ. Công viên
Jamhuri Park, nơi những bụi rậm lớn và những hàng
cây cao phủ bóng tối cả ngày lẫn đêm, là địa điểm lý
tưởng cho nạn cưỡng bức. Đập Nairobi là nơi trú ẩn
của lũ trộm cướp, và nếu đi trên phố Karanja Road ở
khu trung tâm vào ngày lĩnh lương, chắc chắn bạn sẽ
bị cướp. Và những nhà vệ sinh bay. Kibera không có
hệ thống thoát nước nên nhiều cư dân buộc phải “đi”
ngay ở các rãnh cống dọc trên phố. Nhưng đến đêm,
khi việc ra khỏi nhà dù chỉ một phút thôi để “xả”
cũng trở nên quá nguy hiểm, người Kibera thường
CHƯƠNG XI NGƯỜI ĐÓ PHẢI LÀ BẠN 309

“đi” vào túi nilon, buộc lại rồi quăng vèo ra cửa sổ:
một cái nhà vệ sinh biết bay. Thế là đâu đâu bạn cũng
gặp những chiếc túi nilon như thế. Kibera, như bạn
có thể hình dung, không phải là một nơi dễ sống. Để
sống sót ở nơi đây, bạn cần phải biết rõ đường đi lối
lại.

Đáng buồn là các tổ chức NGO với những ý định


tốt đẹp nhất trên đời lại chủ yếu là người nước ngoài
hoặc những người Kenya may mắn hơn. Sự hỗ trợ
mà của họ đã được đón nhận nồng nhiệt, nhưng nó
không thực sự giải quyết được vấn đề. Dĩ nhiên, họ
đã giúp xây nhà xí và giảm số lượng toilet bay. Nhưng
vấn đề cơ bản của khu ổ chuột này vẫn chưa được giải
quyết một cách hiệu quả. Mọi chuyện chỉ bắt đầu
thay đổi khi chính người dân ở cộng đồng này quyết
định hợp tác với nhau. Cư dân Kibera tập hợp nhau
lại và bắt đầu những nhiệm vụ đơn giản. Đầu tiên là
vẽ bản đồ cho khu dân cư. Một cái bản đồ của khu ổ
chuột, suy cho cùng, có thể là công cụ giúp mọi người
chia sẻ hiểu biết của mình và cảnh báo cho nhau
những nguy hiểm và cơ hội gần đó. Đó là một
phương tiện giúp mọi người đi lại trên phố một cách
thông minh. Và dự án này không khó thực hiện.
Ngày nay, việc làm bản đồ đã trở nên dễ dàng hơn
nhờ công nghệ, và giới trẻ lại là những người tiếp cận
với công nghệ nhiều hơn, nên họ đã cử một nhóm
thiếu niên, được trang bị GPS, ra ngoài thu thập dữ
liệu. Các em đi quanh các khu vực dân cư và ghi chép
310 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH

mọi thứ nhìn thấy vào bốn cột: an toàn/nguy hiểm,


dịch vụ y tế, giáo dục không chính quy, và nước/vệ
sinh. Khi hoàn thành, họ in bản đồ ra giấy loại hai và
phát cho hàng xóm cùng bút và giấy can. Đáng mừng
là, rất nhiều người đã có thể bổ sung thêm các địa
điểm khác mà họ biết, và chẳng bao lâu cơ sở dữ liệu
của họ đã tăng lên năm trăm điểm và rồi lên hàng
trăm, hàng trăm nữa. Bắt đầu chú ý đến dự án này,
quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc quyết định vào cuộc
và hỗ trợ cho họ một chút tiền mặt. Chẳng bao lâu
sau nhờ tấm bản đồ này, mỗi người dân Kibera đều
có thể nhận tin nhắn cảnh báo gửi trực tiếp đến điện
thoại di động của họ, một dịch vụ giúp cho người dân
tránh xa các vụ ẩu đả và cướp bóc trong vùng. Từ khu
nhà này sang khu nhà khác, từ quận này sang quận
khác, dần dần người dân Kibera đã hồi phục cộng
đồng của mình.

Những người trẻ ở Kibera là tấm gương tiêu biểu


cho thấy sức dân có thể được tận dụng để làm nên
chuyện lớn. Khác với nhiều ví dụ trong cuốn sách
này, họ không đi tìm kẻ cường quyền để lật đổ hay
đi tìm tự do để mà giành lấy. Họ chỉ đơn giản hợp
tác với nhau để mang lại cảm giác an toàn cho bạn bè
và gia đình. Đó luôn là một tầm nhìn vững chắc về
tương lai.
CHƯƠNG XI NGƯỜI ĐÓ PHẢI LÀ BẠN 311

Mặc dù cư dân ở khu ổ chuột Kibera thất vọng


với chính quyền, nhưng họ vẫn tin rằng chính họ có
khả năng tạo ra những thay đổi tích cực. Họ có một
tầm nhìn và lựa chọn cuộc chiến mà họ có thể giành
chiến thắng. Họ tạo ra lòng nhiệt huyết và sử dụng
sức sáng tạo để xây dựng quân số. Việc làm một tấm
bản đồ không phải là thứ gì đó to tát như lật đổ một
nền độc tài, và có lẽ cũng chẳng phải thứ gì đó để đưa
lên bản tin tối. Nhưng bằng việc tham gia cùng
những người hàng xóm, người dân Kibera đã cải
thiện được đời sống hàng ngày của mọi người trong
vùng, và nếu các nhà hoạt động của một khu ổ chuột
Châu phi nghèo đói có thể làm nên một khác biệt,
thì bạn cũng sẽ làm được.

Khởi đầu hành trình của mình, bạn cần phải


chấp nhận thực tế là trong hầu hết trường hợp, sẽ
không có một chàng kỵ binh cưỡi ngựa đến cứu bạn.
Sẽ không có ai lớn hơn, can đảm hơn hay trông tốt
đẹp hơn bạn bay xuống từ đỉnh núi Olympus để giải
quyết vấn đề của bạn. Đây lại là một bài học nữa mà
tôi đã học được từ Tolkien: người đó phải là chính
bạn. Khi phong trào của bạn mới chỉ bắt đầu hình
hành, những phù thủy quyền năng, những chú lùn
bướng bỉnh và những elf xinh đẹp của thế giới này
thường không sẵn sàng giúp đỡ bạn. Bạn sẽ đơn
thương độc mã. Ở Serbia, chúng tôi đã phải mất gần
mười năm mới rút ra bài học đó và nhận ra rằng
Otpor! cần phải tự mình tấn công Milosevic. Các
312 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH

chính trị gia đã làm chúng tôi thất vọng, cộng đồng
quốc tế thì không hay biết gì, còn phe đối lập thì là
một đống lộn xộn. Cả Gandalf lẫn E.T đều không
thể chấm dứt nền độc tài giúp chúng tôi, và vấn đề
của chúng tôi cũng không tự giải quyết được chính
nó. Chính chúng tôi phải là người tìm cách sử dụng
ba nguyên tắc thống nhất, lên kế hoạch và phi bạo
lực để đối đầu với nhà độc tài.

Mặc dù vậy, Otpor! đã thành công bởi chúng tôi


vô cùng nhiệt tình và sáng tạo, chúng tôi có trái tim
và khối óc mà bạn hay bất kỳ ai từng làm việc với
chúng tôi đều có. Tại CANVAS, chúng tôi thường
nói với các nhà hoạt động tìm đến xin những lời
khuyên cụ thể hoặc tư vấn các bước đi cụ thể, rằng
chúng tôi chẳng thể làm thể làm cho họ. Chúng tôi
có thể dạy họ những nguyên tắc cơ bản và chia sẻ một
vài kỹ thuật phi bạo lực đã phát huy tác dụng trong
quá khứ, còn các giải pháp sáng tạo cho những vấn
đề mà mọi người đang phải đối mặt trong bất kỳ xã
hội nào buộc phải đến từ bên trong xã hội ấy. Chúng
tôi nói với các nhà hoạt động rằng hãy lắng nghe
chính “con tim nổi loạn” của họ và học cách tự dựa
vào chính mình. Cố vấn nước ngoài – tôi đôi khi tự
xếp mình vào nhóm này – chỉ giỏi sắm vai “những
tay khốn kiếp với những chiếc ca táp sành điệu từ bên
ngoài tới”, theo lời nói bất hủ của đại tá Bob. Đối với
việc cụ thể, những người bình thường như nhân vật
giả định Kathy và những người Kiberia mới là những
người thực sự mang lại thay đổi cho thế giới hơn bất
kỳ ông cố vấn nào từ bên ngoài.
CHƯƠNG XI NGƯỜI ĐÓ PHẢI LÀ BẠN 313

Và do đó, vì cuốn sách đã bước vào hồi kết, hãy


để tôi tiết lộ một chút về cái kết: có cách đọc đúng và
có cách đọc sai đối với cuốn sách này. Cách đọc sai là
bạn lướt qua nó như lướt qua một câu chuyện phiêu
lưu nào đó, thưởng thức câu chuyện về những con
người truyền cảm hứng và quả cảm ở những góc
khuất của thế giới và hình dung chính mình như là
một thủ lĩnh anh hùng nào đó thay vì chỉ là một
người bình thường không có một chính nghĩa vĩ đại
nào để giành lấy. Cách đọc đúng là hãy coi những
nguyên tắc mà tôi đã viết ra ở đây là một lời khuyên
cho cả cuộc đời, và tìm cách áp dụng vào mọi hoàn
cảnh sống. Tôi hy vọng trong khi đang đọc cuốn sách
này, bạn đã có suy nghĩ về những vấn đề trên thế giới
này mà bạn quan tâm. Cho dù đó là những vấn đề
thực sự lớn và quan trọng với mọi người, như bất
công xã hội, hay một điều gì đó chỉ tác động lên một
vài người trong khu vực bạn sống thôi, chẳng hạn
như có quá nhiều phân chó trên đường phố chẳng
hạn, tôi hy vọng bạn đã bắt đầu hình dung xem xã
hội của mình có thể được cải thiện như thế nào thông
qua hoạt động phi bạo lực đầy quyết tâm.

Nếu bạn rời cuốn sách này mà chẳng đọng lại


điều gì khác, thì xin hãy nhớ rằng: cuộc sống sẽ có ý
nghĩa hơn rất nhiều – và vui hơn rất nhiều – khi bạn
nhận lấy trách nhiệm và hành động. Thật đáng buồn
khi thấy cuộc sống hiện đại dễ dàng biến chúng ta
thành những con người tê liệt trong sự thoải mái;
314 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH

chúng ta chỉ đi loanh quanh và làm những gì ta được


bảo bởi vì nó dễ dàng. Nhưng nếu bạn có gì đó giống
như Duda, Ana, Mohammed Adel, Sandra, Cecilia,
Slobo, Sinissa, Misko, Breza, Rasko, Imran Zahir,
Harvey Milk, Itzik Alrov, Andy Bichlbaum, Rachel
Hope, Chris Nahum, Manl al-Sharif, những người
bạn trẻ Kibera, hay những người đồng chí người
Georgia Nini hay Georgi, bạn sẽ cảm thấy ngồi yên
là điều rất khó. Và trong khi chúng ta may mắn có
sẵn trong tay đủ loại công nghệ thần kỳ khiến cho
việc trở thành một nhà hoạt động trở nên dễ dàng –
những thứ như điện thoại di động, mạng xã hội, và
những chiếc camera có mặt ở khắp mọi nơi – nhưng
bạn cần nhớ rằng đã có rất phong trào tồn tại và phát
triển trước khi những công cụ này thậm chí được mơ
tới, đồng thời rất nhiều phong trào vốn dựa quá
nhiều vào công nghệ cuối cùng lại thất bại thảm hại.

Nếu tra Google với từ khóa “cách mạng


Facebook và Twitter”, bạn sẽ thấy giới truyền thông
đăng tải về các cuộc phản kháng trong vài năm qua
như thế nào – từ Mùa xuân Ả Rập cho đến Occupy
Wall Street – cứ như thể hoạt động phong trào thời
nay chỉ là một chức năng mới trên smartphone hay
một ứng dụng sành điệu cần phải tải về. Thủ tướng
Thổ Nhĩ Kỳ còn thản nhiên xuất hiện trên truyền
hình tuyên bố với người dân của mình rằng các cuộc
tuần hành trên đường phố Istanbul không khác gì
một bài nhảy flash mob được tổ chức thông qua
CHƯƠNG XI NGƯỜI ĐÓ PHẢI LÀ BẠN 315

Twitter. Đó là luận điệu ngụy biện nhưng vẫn luôn


được nhắc đi nhắc lại. Không may là, sự ám ảnh
không lành mạnh này đối với công nghệ đã khiến cho
một số người tin rằng để thay đổi thế giới, chỉ cần lập
một nhóm Facebook và tổ chức một cuộc biểu tình
phản đối không có thủ lĩnh. Không may là, như
chúng ta đã thấy, đó không phải là cách để giành
chiến thắng. Bất chấp hàng triệu lượt xem clip “Kony
2012” trên YouTube, Joseph Kony vẫn đang hoành
hành trong các khu rừng rậm Châu Phi. Chưa có gì
thay đổi cả.

Điều quan trọng mà các nhà hoạt động phải


nhận ra là họ luôn cần có cộng đồng. Đó luôn là
chuyện liên quan đến người dân. Những ý tưởng của
cuốn sách này chỉ là một khung thiết thực; chúng sẽ
là vô dụng nếu không có một sự quyết tâm tạo nên
khác biệt và một niềm tin rằng tạo nên điều khác biệt
là hoàn toàn có thể. Từ kinh nghiệm bản thân, và
thay mặt cho những người vô danh đã từ con đường
nhận thức lẽ phải này đến với những thành tựu ngoạn
mục, tôi xin thề rằng không có cách sống nào đầy đủ
và hạnh phúc hơn là đứng lên đấu tranh vì điều mà
bạn cho là đúng đắn. Ngay cả sinh vật nhỏ bé nhất
cũng có khả năng thay đổi thế giới.

Chỉ còn vài trang nữa thôi, và tôi hy vọng bạn sẽ


chiều lòng và cho phép tôi chia sẻ một câu chuyện
cuối cùng. Khi tôi còn là một thiếu niên lơ ngơ trong
những năm 1980, rất lâu trước khi tôi nghĩ đến chính
316 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH

trị, các trụ cột quyền lực, và các học thuyết của Gene
Sharp về hoạt động phi bạo lực, tôi chỉ suốt ngày gảy
đàn và thần tượng người anh trai Igor của tôi. Cũng
dễ hiểu thôi. Khi tôi còn là trẻ con thì Igor đã rất
sành điệu, anh ấy có một ban nhạc, và gu âm nhạc
của anh được mọi người trong giới phải nể trọng.
Anh ấy hơn tôi mười một tuổi, và với ngoại hình
cộng với phong thái của mình, anh trai tôi có vai trò
giống như Ji Kerr của ban nhạc Simple Minds vậy.
Khỏi cần nói, tất cả bọn con gái ở Belgrade đều yêu
mến anh, và tôi vô cùng mong muốn noi theo tấm
gương của anh. Igor đã đoán đúng lý do vì sao tôi bắt
chước âm nhạc và phong cách của anh, đơn giản là
để được ngưỡng mộ giống như anh ấy, và một ngày
nọ, anh bảo tôi ngồi xuống và dạy cho tôi một bài
học về nguyên nhân thực sự khiến âm nhạc lại quan
trọng đến thế trên thế giới này. Thực ra, nó không
hẳn là một bài học. Anh đưa cho tôi một đĩa nhạc
của Peter Gabriel và bảo tôi hãy nghe bài “Biko,” bài
hát viết về nhà hoạt động Nam Phi đã bị sát hại,
người đã cống hiến cuộc đời mình cho cuộc đấu tranh
chống lại chủ nghĩa phân biệt chủng tộc apartheid.
Điều này, Iogr giải thích, mới nên là lý do tôi đi theo
lĩnh vực âm nhạc. Không phải vì bọn con gái, cũng
không phải vì đám đông, mà vì cơ hội để tạo nên một
ảnh hưởng tích cực. Khi tôi bật đữa nhạc đó và nghe
Peter Gabriel phát âm từng âm tiết của cái tên Biko
như một tiếng khóc ai oán, tôi biết rằng Igor đã nói
đúng. Điều này quan trọng hơn tất cả những thứ
CHƯƠNG XI NGƯỜI ĐÓ PHẢI LÀ BẠN 317

khác. Đây là thứ mà tôi muốn trở thành một phần


của nó. Tôi muốn làm mọi thứ tốt đẹp hơn cho mọi
người.

Ngày 5 tháng Mười 2013, hơn ba thập nhiên sau


khi “Bibo” được phát hành và nhân dịp kỷ niệm cách
mạng Serbia chống lại Slobodan Milosevic, Peter
Gabriel đã tới Belgrade để biểu diễn như một phần
của chuyến lưu diễn Châu Âu. Anh trai tôi Igor giờ
đây sống ở nước ngoài nên không thể đến dự, nhưng
tôi sẽ không bỏ lỡ buổi biểu diễn này vì bất kỳ điều
gì, và vợ tôi, Masha, cùng toàn bộ thành viên
CANVAS của tôi cũng vậy. Buổi biểu diễn thật tuyệt
vời. Chúng tôi đứng giữa đám đông năm ngàn người
và đắm chìm trong từng điệu nhạc, say sưa trong từng
lời hát. Trong quá trình làm việc và di chuyển của
mình, tôi may mắn được gặp gỡ một số thần tượng
của mình, và đã từng tự hào vì khả năng giữ được
thần thái khi ở gần những nhân vật tầm cỡ thế giới.
Một vài người mà tôi đã làm việc cùng sau này trở
thành lãnh đạo dân chủ của đất nước mới tự do của
họ, và ở nhà tôi treo rất nhiều ảnh chụp cùng những
người mà từ lâu tôi đã ngưỡng mộ. Nhưng trải qua
tất cả, tôi vẫn thật bất ngờ với những gì diễn ra cuối
buổi biểu diễn hôm ấy của Peter Gabriel.

Sau khi biểu diễn xong tiết mục của mình và cúi
chào khán giả, anh trở lại sân khấu trong ánh đèn sân
khấu đỏ rực. Lúc này, các nhạc công đã rời đi trừ
Manu Katché, tay trống đơn nãy giờ vẫn ngồi yên và
318 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH

đang gõ từng nhịp chậm rãi. Không ai thực sự hiểu


điều gì đang diễn ra, nhưng rồi Peter Gabriel, người
đàn ông mà âm nhạc của anh ta đã khiến tôi quyết
định làm gì đó với cuộc đời mình, bước tới micro và
bắt đầu phát biểu.

“Ngày này mười ba năm trước,” anh bắt đầu, “đất


nước các bạn đã có những người thanh niên dũng
cảm đứng lên vì dân quyền, và kể từ đó, họ đã truyền
lại cho người dân ở khắp thế giới những bài học và
những chiến thuật của họ, ở CANVAS. Nhưng ở
nhiều quốc gia khác trên thế giới này, thanh niên cần
thêm nhiều can đảm để đứng lên vì điều mà họ tin
tưởng, để chiến đấu chống lại những gì họ cho là sai
trái, để bảo vệ quyền của người dân đất nước mình.
Một trong những người trẻ như thế ở Nam Phi đã
phải thiệt mạng. Tên anh là Steven Bibo.”

Ngay sau đó, ban nhạc của anh quay trở lại và họ
chơi bản nhạc Bibo. Tôi lặng người – không thể nói
được điều gì. Đầu gối tôi rung lên. Masha kéo tôi lại
gần cô ấy, có lẽ bởi cô ấy biết rằng tôi sắp khuỵu
xuống vũng bùn dưới chân. Cô ấy biết hơn ai hết về
điều mà Peter Babriel vừa mới nói và ý nghĩa của bài
hát đó đối với tôi. Cuối cùng, khi Peter Gabriel hát
đến câu “Và giờ đây con mắt của cả thế giới đang dõi
theo”, anh giơ cao nắm tay lên và chào khán giả bằng
lời chào của Otpor! ngày xưa. Người xem phát cuồng
lên, họ cũng giơ nắm tay lên đáp lại và cùng hòa vào
CHƯƠNG XI NGƯỜI ĐÓ PHẢI LÀ BẠN 319

đoạn điệp khúc. Khi bài hát kết thúc, và ngay trước
khi rời sân khấu lần cuối cùng, Gabriel đã chia sẻ một
thông điệp cuối cùng với khán giả.

(Ảnh minh họa 11.2)

“Từ đây, cho dù chuyện gì xảy ra,” anh nói, “đó


hoàn toàn phụ thuộc vào các bạn.”

Anh hướng micro về phía đám đông, rồi rời đi.


320 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH

TRƯỚC KHI
CHÚNG TA
NÓI LỜI TẠM BIỆT

Nếu bạn đã đọc tới đây, tôi thấy chỉ có hai khả
năng. Khả năng thứ nhất, bạn là vợ tôi, và trong
trường hợp đó thì Masha, anh rất yêu em và anh biết
ơn khi có sự ủng hộ của em và vì đã chịu đựng mọi
trò hề của anh. Khả năng thứ hai, bạn muốn mang
lại những thay đổi tích cực cho cộng đồng của mình,
và trong trường hợp đó, thì tôi nghĩ một vài lời cuối
cùng sau đây là cần thiết.

Bình thường, ở cuối một cuốn sách như thế này,


bạn sẽ thấy sự bùng nổ của chủ nghĩa lạc quan, những
lời động viên, khuyến khích bạn bắt tay vào thực hiện
TRƯỚC KHI CHÚNG TA NÓI LỜI TẠM BIỆT 321

phong trào của chính bạn, chính nghĩa của bạn và


thách thức của bạn. Nhưng tôi là một người Serbia.
Chúng tôi không theo chủ nghĩa lạc quan, và những
lời động viên khuyến khích không phải dễ dàng với
một dân tộc có lịch sự bị chia cắt thành nhiều giai
đoạn, chiến tranh và chờ chiến tranh. Thay vào đó,
tôi sẽ tặng bạn một số bài học mà chúng tôi đã đúc
rút được qua nhiều chặng đường gian nan.

Thứ nhất, may mắn rất quan trọng. Các nguyên


tắc được mô tả chi tiết trong cuốn sách này, từ những
chiến lược lớn đến những chiến thuật nhỏ, đã được
thử và chứng minh là đúng, tuy nhiên chúng ta đều
là con người, và là con người thì có nghĩa một thứ gì
đó hoàn toàn ngẫu nhiên và điên rồ và không thể
lường trước có thể xảy ra và có thể, hoặc giúp bạn tiến
nhanh đến vinh quang, hoặc khiến cho toàn bộ kế
hoạch tỉ mỉ của bạn thành hỏng bét. Tôi đã chứng
kiến điều này xảy ra rất nhiều lần: cuộc diễu hành
được tổ chức một cách hoàn hảo nhưng chỉ thu hút
được 5 nhà hoạt động bởi nó trùng với một trận bóng
đá lớn, chẳng hạn thế, hoặc phong trào mà không ai
nghĩ là sẽ tiến xa cho đến khi những thông điệp của
nó, hay những cá nhân của nó, vì một lý do nào đó,
chiếm được sự quan tâm của công chúng. Nếu bạn
nóng lòng muốn bắt tay ngay vào thực hành các
nguyên tắc được mô tả chi tiết trong cuốn sách này,
hãy nhớ rằng nhà tư tưởng vĩ đại của tất cả những
nguyên tắc, một anh bạn tên Murphy, đã rất đúng
322 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH

khi nhận xét rằng, mọi thứ nếu có khả năng chệch
hướng đều sẽ chệch hướng. Để không phải là nạn
nhân của định luật Murphy, bạn hãy thực hiện hai
điều đơn giản sau. Thứ nhất, hãy làm bài tập sức tỉ
mỉ: thầm lên danh sách và biểu đồ trong đầu và hết
sức tránh để không việc gì phụ thuộc vào sự tình cờ.
Thứ hai, hãy ngồi tĩnh lặng và học cách chấp nhận
thất bại như một phần trên con đường gập ghềnh để
tạo ra sự thay đổi.

Nhưng mặc dù không thể kiểm soát sự may rủi,


bạn dĩ nhiên vẫn có thể kiểm soát – hoặc ít nhất là cố
gắng tái tạo lại hình dáng của – cộng đồng. Quần
chúng thực sự là nhân tố quan trọng nhất của trò chơi
này. Cho dù bạn đang đứng trước một phòng đầy
người lạ và ra sức chứng tỏ luận điểm của mình, hay
phát tờ rơi trên khuôn viên, hay tuần hành trên
đường phố trước con mắt đe dọa của cảnh sát – bất
cứ khi nào bạn chấp nhận rủi ro và can thiệp vào một
cuộc xung đột không phải với tư cách người quan sát
mà là người trong cuộc – đôi khi bạn sẽ cực kỳ, cực
kỳ sợ hãi. Bạn có thể là anh chàng gan góc nhất trên
đời, nhưng chắc chắn sẽ có lúc bạn cảm thấy sợ hãi,
buồn bã và bối rối. Đó là bản chất chung của động
vật: khi quyết định chấp nhận rủi ro để tìm cách tạo
ra những thay đổi lớn, có ảnh hưởng sâu rộng, bạn sẽ
phải đối mặt những cản trở lớn và quyết liệt. Nếu bạn
tìm cách đối đầu với thế lực đó một mình, nếu bạn
không bao giờ chia sẻ nỗi chán chường và những
TRƯỚC KHI CHÚNG TA NÓI LỜI TẠM BIỆT 323

niềm vui của mình với bạn bè, thì bạn sẽ không bao
giờ đạt được nhiều thành tựu. Trong hơn mười năm
qua, tôi đã gặp gỡ các nhóm nổi dậy và những người
làm cách mạng, những con người gan góc nhất trên
hành tinh. Nhưng tôi đã thấy họ suy sụp khi cứ tìm
cách tự làm mọi thứ. Sức mạnh của nhân dân là một
môn thể thao đồng đội.

Và giống như bất kỳ trò chơi đồng đội nào, đội


của bạn cần phải có đủ loại người chơi. Thật đáng
tiếc khi kết thúc cuốn sách này mà không một lần
nữa quay trở lại với Chúa tể của những chiếc nhẫn
yêu thích của tôi. Nội dung chính câu chuyện xoay
quanh một nhóm nhân vật tràn đầy khí thế quyết tâm
trên một hành trình nguy hiểm và kỳ lạ, một phần
rất thú vị ở họ chính là họ rất khác biệt. Nếu tôi là
nhà văn, có lẽ trong truyện sẽ chỉ toàn là những kiếm
sĩ cao to, đẹp trai đến mức nực cười, một kiểu thế giới
huyễn tưởng trong đó biệt đội G.I. Joe đi đến Middle
Earth đánh nhau với quái vật. Nhưng Tolkien thông
minh hơn tôi; nhóm của ông bao gồm cả người mạnh
và kẻ yếu, và cả những sinh vật thậm chí không phải
là con người, đó là elf và người lùn. Nhóm của ông
có cả người tí hon và người khổng lồ, những kẻ ngang
bướng lẫn những kẻ vâng lời. Ông hiểu rằng với
những nhiệm cực kỳ khó – chiến đấu với một phù
thủy độc ác hoặc một nhà độc tài người Serbia chẳng
hạn – đòi hỏi rất nhiều kỹ năng và tài năng, đồng thời
những phẩm chất này lại hiếm khi tồn tại ở cùng một
người. Do đó nếu con người muốn có sức mạnh thì
324 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH

bí quyết là họ phải đa dạng, giống như một danh mục


đầu tư chứng khoán vậy. Thay vì chỉ đi tìm những
người giống bạn, hay những người mà bạn cho là
ngầu, hay những người đáp ứng bất kỳ một mô tả hẹp
nào, bạn hãy tìm cách lường trước nhu cầu của mình
và tìm đúng người cho phong trào của bạn căn cứ
theo nhu cầu đó. Nếu trong đầu bạn là những cuộc
biểu diễn trên đường phố nhằm nâng cao nhận thức,
chẳng hạn, thì đã đến lúc kết bạn với những nghệ sĩ
biểu diễn tung hứng, kịch câm hay múa rối. Còn nếu
bạn đang nghĩ đến một hình thức hoạt động online,
thì hãy mang mấy chai Mountain Dew Code Red
đến chỗ các lập trình viên. Nếu bạn muốn trở thành
nhân vật được yêu mến trên truyền thông, hãy tuyển
mộ một vài người bạn có kinh nghiệm viết lách và
làm báo. Hãy đi tìm những nhà thiết kế đồ họa tài
năng như người bạn Duda của tôi và lắng nghe ý kiến
của họ. Liên minh của bạn càng phong phú và nhiều
màu sắc, thì cơ hội thành công của bạn càng lớn.

Hy vọng rằng cuốn sách này của tôi sẽ không chỉ


là một cuốn cẩm nang đơn thuần cho các nhà hoạt
động phi bạo lực mà còn là minh chứng chứng tỏ
những sinh vật bé nhỏ nhất, những anh chàng hobbit
khiêm tốn, cũng có thể đứng lên đối diện với những
thế lực cường quyền và, dựa vào sự can đảm, nhiệt
tình và sáng tạo của họ, có thể thay đổi và làm cho
thế giới này tốt đẹp hơn. Ngoài đời thực, trái với
trong phim Middle Earth, hành trình đó không bao
giờ kết thúc. Nhiều năm làm việc với các nhà hoạt
TRƯỚC KHI CHÚNG TA NÓI LỜI TẠM BIỆT 325

động khắp thế giới đã dạy tôi rằng sự thay đổi luôn
luôn là vấn đề mức độ. Bạn tổ chức một trò đùa và
giành được sự chú ý của một vài người ư? Bạn vẫn
cần phải gây dựng một phong trào. Bạn đã xây dựng
được một phong trào phổ biến và rộng khắp ư? Bạn
vẫn còn một nhà độc tài cần phải đấu tranh chống
lại. Bạn đã lật đổ được nhà độc tài đó ư? Đã đến lúc
xắn tay áo và lao vào bảo vệ nền dân chủ.

Ý tưởng của cuốn sách này, do đó, tốt nhất không


nên được xem chỉ như một cuốn cẩm nang cho
những chiến dịch chỉ diễn ra một lần trong phạm vi
giới hạn, mà còn như những tấm biển chỉ đường cho
cả cuộc đời không ngừng hoạt động xã hội và dân sự.
Hy vọng những ý tưởng này sẽ cung cấp cho bạn
không chỉ công cụ mà quan trọng hơn, sự tự tin để
tiếp cận cuộc sống theo một cách khác, đồng thời
luôn nhớ rằng những thay đổi vĩ đại, sâu rộng và bền
vững, không bao giờ đạt được nhờ quân đội và xe
tăng và tên lửa tuần kích hay bởi những ông cố vấn
được trả lương cao với những bộ comple chải chuốt
và cặp da. Thay vào đó, thay đổi bền vững có được là
nhờ người phụ nữ mệt mỏi đã từ chối nhường chỗ
của mình trên xe buýt, một chủ cửa hàng máy ảnh
khôn ngoan biết cách vận động để vào được hội đồng
thành phố, hay anh chàng nhỏ nhắn, gầy nhẳng, hói
đầu người Ấn Độ vốn chỉ mặc những bộ quần áo giản
dị tự may đã tuyệt thực vì chính nghĩa. Những người
anh hùng này – Rosa Parks, Harvey Milk, Gandhi và
326 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH

những người khác – được kính trọng không phải vì


họ có gì quá đặc biệt mà bởi họ quá bình thường. Họ
chẳng làm gì mà chúng ta không thể làm. Lý do duy
nhất khiến họ được tôn vinh trong lịch sử là bởi vì,
khác với đa số chúng ta, họ có đủ can đảm để hành
động và có sự khôn ngoan để hành động một cách
đúng đắn.

Có một quan niệm sai lầm rằng chỉ giới tinh hoa
trong xã hội mới là quan trọng và mọi thay đổi, mọi
bước tiến hay bước lùi đều xuất phát từ trong tâm
hồn đen tối và tham lam của họ. Chúng ta có thể cảm
nhận được sự thán phục dành cho người có quyền lực
bất cứ khi nào bạn bước qua một sạp báo. Những
người trên các bìa báo kia là ai? Đó luôn là những
doanh nhân giàu có nhất, diễn viên nổi tiếng nhất,
những chiếc xe hơi nhanh nhất, và những cô gái có
bộ ngực lớn nhất. Xin đừng nhắc tới những tạp chí
cơ bắp nữa! Thế giới nơi chúng ta sống tôn thờ và
kính nể những người mạnh mẽ và quyền lực. Có một
sự thật không may ở đời, đó là không ai tôn trọng
người yếu thế và khiêm tốn. Nhưng, như chúng ta đã
học được, ngay cả sinh vật nhỏ bé nhất cũng có thể
thay đổi thế giới.

Trong các chuyến đi của mình, bạn sẽ gặp rất


nhiều người không tin rằng một người bình thường
có thể làm nên điều khác biệt. Có những người thà
đặt niềm tin của họ vào sức mạnh quân sự, những
TRƯỚC KHI CHÚNG TA NÓI LỜI TẠM BIỆT 327

lãnh đạo có sức lôi cuốn, và các tập đoàn lớn. Có


những người – trong đó có hầu hết các nhà độc tài và
rất nhiều người ở cánh tả cực đoan – lúc nào cũng chỉ
thấy thuyết âm mưu. Đối với những quý ông quý bà
này, luôn có CIA, NSA, WTO hay Illuminati đứng
sau mọi chuyện trên trái đất. Những người thuộc
kiểu này vẫn trìu mến gọi CANVAS là bù nhìn của
Mỹ, công cụ của George Soros và Bilderberg Group,
tay sai Serbia, và những từ tồi tệ hơn nhiều. Cho dù
bạn bị ném đá như tội đồ trên Twitter hay trên các
kênh truyền thông của nhà nước chuyên quyền – như
Kremlin’s Russia Today hay các cơ quan thông tấn
Saudi, Iran, và Venezula – hãy kiên nhẫn và nhớ rằng
đó chỉ là một phần của trò chơi.

Vấn đề là rất nhiều người, bất kể quan điểm


chính trị, đều có một ý thức ăn sâu bén rễ rằng chỉ
những chính phủ lớn hay những thể chế hùng mạnh
mới là đáng kể trên thế giới này. Trong sự nghiệp của
bạn với tư cách là một nhà hoạt động, mọi người sẽ
hoặc là nghi ngờ bạn chẳng đạt được bất kỳ điều gì
với tư cách cá nhân, hoặc, nếu thấy bạn thành công,
họ sẽ khẳng định bạn là một con rối cho các thế lực
lớn hơn, nham hiểm hơn. Cả hai trường hợp đều
chứng tỏ họ không tin rằng chính họ có thể tạo nên
khác biệt. Hãy giúp họ chứng minh là họ đã sai.
328 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH

Tôi hy vọng cuốn sách này đã hoàn thành nhiệm


vụ truyền tải một vài trong số những nguyên tắc quan
trọng nhất và những ví dụ minh họa hay nhất mà
chúng tôi, những người từng tham gia hành động phi
bạo lực, đã chia sẻ trong nhiều thập kỷ qua. Về phần
can đảm, tuy vậy, phụ thuộc hoàn toàn vào bạn. Tôi
không thể dạy bạn làm sao để can đảm, nhưng tôi có
thể khẳng định rằng bạn không đơn độc. Địa chỉ
email của tôi – địa chỉ cá nhân mà chính tôi thường
xuyên kiểm tra – là psrdja@gmail.com, và bất cứ khi
nào bạn muốn để lại cho tôi một lời nhắn, đặt cho tôi
một câu hỏi, tìm một lời khuyên từ CANVAS, hoặc
thậm chí chỉ nói xin chào, tôi sẽ luôn ở đây để trả lời
bạn.

Hãy bảo trọng và hãy nhận lấy trách nhiệm, và


biết rằng ngay cả nếu bạn thất bại, ít nhất bạn cũng
sẽ là một trong số ít may mắn những người, như anh
chàng hobbit can đảm của Tolkien, đã vùng lên từ
Shire và cố gắng làm điều đúng đắn. Suy cho cùng,
phải có ai đó mang chiếc nhẫn đến vùng đất Mordor.
Tại sao không phải là bạn.

Chúc bạn an toàn, mơ giấc mơ lớn và hãy giữ liên


lạc.
LỜI ĐỀ TẶNG 329

LỜI ĐỀ TẶNG
Cuốn sách này dành tặng bạn tôi, những người
đã tin tưởng và ủng hộ sứ mệnh điên rồ của tôi là làm
việc với những kẻ gây rối trên khắp địa cầu, và dành
tặng con trai bé nhỏ của tôi, Moma, người mà tôi hy
vọng một cách ích kỷ rằng chúng ta sẽ để lại cho nó
một thế giới tốt đẹp hơn.
330 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH

LỜI CẢM ƠN

Với bất kỳ một dự án lớn nào, thật khó để có thể


dành đủ lời cảm ơn cho những người đã dành thời
gian giúp tôi một tay hoặc lắng nghe tôi. Tôi vô cùng
cảm ơn bạn bè và đồng nghiệp trên khắp thế giới,
những người đã cùng tôi chia sẻ khó khăn, nguy hiểm
và cả rất nhiều niềm vui. Lòng yêu thương và biết ơn
xin gửi đến nhóm CANVAS của tôi ở Belgrade –
Boka, Marcella, Natasa, Slobo, Jelena, Sandra,
Misko, Giorgi, Nini, Cecilia, Sara, Maxim, Husam,
và tất cả những người khác mà tôi không thể nhắc
tên, đang hàng ngày làm việc để khiến thế giới này
trở nên một nơi tốt đẹp hơn cho chính họ và những
người hàng xóm của họ.
LỜI CẢM ƠN 331

Số lượng những người và tổ chức đã giúp tôi chia


sẻ thông điệp về đấu tranh phi bạo lực, và những
người đã truyền cảm hứng cho tôi có lẽ phải dành
nguyên một cuốn sách mới viết hết được, nên xin hãy
lượng thứ cho tôi vì sự giản lược tương đối nhiều của
danh sách này. Một triệu lần cảm ơn thầy Gene, đại
tá Bob, Zoran Djindic, Jamilla, Ricken, Tina
Rosenberg, Jannine Di Giovanni, Will Dobson,
Luiza Otriz, Dough và Charlie, Lorraine và Jared,
Thor và Alex, Andrew và Emma, anh em nhà Riahi,
John Jackson, Liel, John Gould và Muneer. Có tất cả
các bạn trong cuộc đời thật là một điều may mắn cho
tôi. Và cảm ơn Paz, vì đã nhẫn nhịn chịu đựng Matt
trong suốt quá trình này, muchas gracias (xin cảm ơn
rất nhiều). Trong mọi chuyến đi của mình, anh ấy
chưa bao giờ trông thấy một con vật nào kỳ lạ hơn,
chưa gặp một quả bí ngô nào dễ thương như thế.

Tới Masha, người mà sự ủng hộ, sự dịu dàng và


kiên nhẫn của em trong trong suốt những ngày đêm
làm việc với cuốn sách này đã hỗ trợ cho anh rất
nhiều. Anh sẽ mãi yêu em và cảm ơn em vì đã không
đá đít anh ra khỏi căn hộ của chúng ta.
332 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH

Ngay từ bước đầu của hành trình văn chương


này, trợ tá của tôi, Anne Eldelstein đã luôn là người
ủng hộ không mệt mỏi, và những trang sách này hầu
như sẽ chẳng được như bây giờ nếu không phải nhờ
biên tập Cindy Spiegel, với con mắt kỹ tính và lối suy
xét thông thường nhưng khác thường của cô góp
phần định hình nên cuốn sách này. Xin cảm ơn cả
hai người vì đã bao dung với những thiếu sót của tôi
và quan trọng hơn cả, vì niềm tin mà hai người dành
cho dự án này.

Cuối cùng, tôi tự hào đứng núp dưới chiếc bóng


dài của những người quả cảm đã tham gia vào các
cuộc đấu tranh phi bạo lực, dù là lớn hay nhỏ, ở khắp
mọi ngóc ngách của thế giới này. Tôi cầu nguyện cho
Mohammed Adel, thủ lĩnh của phong trào 6 tháng 4
của Ai Cập, người đã bị kết án tù vì tổ chức các cuộc
biểu tình phản kháng đòi dân chủ mùa đông năm
2013.

Martin Luther King, Jr., đã nhắc chúng ta nhớ


về lời nói của một nhà tư tưởng Mỹ khi ông nói rằng
đường cong của vũ trụ tuy rất dài, nhưng nó luôn
hướng về phía công lý. Mong là sẽ luôn như vậy.
333
334 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH

Chú thích

CHÚ THÍCH

CHƯƠNG I: Ở ĐÂY KHÔNG BAO GIỜ CÓ CHUYỆN ĐÓ

1. Serbia’s inflation was so bad: Adam LeBor, Milošević:


A Biography (London: Bloomsbury, 2002), 211.
2. they started encouraging taxis to drive at half speed:
Steve York, dir., A Force More Powerful (Santa
Monica Pictures/WETA, 1999).
3. “Me or chaos”: Kees Koonings and Kirk Kruijt, eds.,
Societies of Fear: The Legacy of Civil War, Violence
and Terror in Latin America (New York: St. Martin’s
Press, 1999), 184.
4. Serbian mercenaries who were corrupting the students
of his country: Nicholas Schmidle, “Fantasy Island:
Democracy Edition: Democracy with a View,” Mother
Jones, March/April 2010.
CHÚ THÍCH 335

CHƯƠNG II: ƯỚC MƠ LỚN


NHƯNG BẮT ĐẦU TỪ HÀNH ĐỘNG NHỎ

1. “piggish capitalism”: Ellie Fischer, “Middle Class Rising?”


Jewish Week, May 29, 2013; Lahav Harkov, “Candidates:
Labor the Alternative to Piggish Capitalism,” Jerusalem
Post, August 11, 2011.
2. In 2006, however, the government changed its mind:
Dina Kraft, “Cottage Cheese Becomes Symbol of Israeli
Frustration with Rising Food Prices,” Jewish Telegraphic
Agency, June 20, 2011, www.jta.org.
3. “If we don’t overcome our desire to buy cottage cheese”:
“This Is How the Cottage Ball Rolled,” Meirav Crystal,
Ynetnews, October 7, 2011.
4. Alrov’s page had a hundred thousand followers: Chris
Taylor, “How Social Media Are Amplifying Consumer
Outrage,” CNN.com, July 22, 2011.
5. And it worked: Charles Levinson, “Israeli Facebook
Campaign Keeps Lid on Cheese Prices,” Wall Street
Journal, July 1, 2011.
336 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH

6. Tnuva’s chairwoman, under the scrutiny of her


disapproving board: Steve Sheer, “Apax Israel CEO
Resigns from Tnuva, Psagot,” Reuters, October 2, 2011.
7. a small group of young and idealistic Israelis had a bit of
an epiphany: Ted Thornhill, “A Very Middle-Class
Protest: Complaints over Price of Cottage Cheese Spark
Israel’s Biggest Demonstration,” Daily Mail, August 8,
2011.
8. “Pick battles big enough to matter, but small enough to
win”: Quoted in William Safire, Words of Wisdom (New
York: Simon and Schuster, 1990), 200.
9. Just a few weeks after the cottage cheese rebellion was
won: Isabel Kershner, “Summer of Protest Peaks with
400,000 in City Streets,” New York Times, September 3,
2011.
10. here were thousands of ordinary Israelis answering the
call: Melanie Lidman, “Some 450,000 Israelis March at
Massive ‘March of the Million’ Rallies Across Country,”
Jerusalem Post, September 3, 2011.
11. “the prospect of a salt campaign does not keep me awake
at night”: Sean Scalmer, Gandhi in the West (New York:
Cambridge University Press, 2011), 44.
CHÚ THÍCH 337

12. “it is about to lose India through salt”: “American Views


on Indian Problem,” Western Argus, September 9, 1930.
13. Whether you look at Sarah Kavanagh: Stephanie Strom,
“Drink Ingredient Gets a Look,” New York Times,
December 12, 2012.
14. or Vani Hari and Lisa Leake: Susan Donaldson James,
“Kraft Agrees to Take Yellow Dye out of Mac and
Cheese,” ABCnews.com, October 31, 2013.
15. “You can stand around and throw bricks at Silly Hall”:
Randy Shilts, The Mayor of Castro Street: The Life and
Times of Harvey Milk (New York: St. Martin’s Press,
1982), 190.
16. overcome this perception by maintaining a dress code and
behaving as perfect ladies and gentlemen: Steve York,
dir., A Force More Powerful (Santa Monica
Pictures/WETA, 1999).
17. “We don’t want a white person with a negro of the

opposite sex, because we don’t want to fight that battle”:


Ibid.
CHƯƠNG III: TẦM NHÌN VỀ TƯƠNG LAI
338 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH

1.the largest garbage island in the world: Chris Hall, “Maldives


Island Paradise Thilafushi Trashed and Reduced to a Pile of
Rubbish,” Daily Mail, June 25, 2012.
2.Gayoom’s goons excelled in devising creative and horrific
punishments: Jon Shenk, dir., The Island President
(ITVS/Actual Films/Afterimage Public Media, 2011).
3.Almost a quarter of the country’s inhabited islands were
severely damaged: “Submission of the Maldives to the Office
of the UN High Commissioner for Human Rights,” Office of
the United Nations Commissioner for Human Rights,
September 25, 2008.
4.The musical was the toast of Belgrade: “Serbia to Revive
Musical ‘Hair’ in Time of Iraq War,” Reuters, February 1,
2010.
5. After all, this was the same Tito who in 1973 would arrange:

Stipe Delic, dir., Battle of Sutjeska (Bosna Film/Filmska


Radna Zajednica/Sutjeska, 1973).
CHÚ THÍCH 339

CHƯƠNG V: CHIẾN THẮNG BẰNG TIẾNG CƯỜI

1.“The human race has unquestionably one really effective


weapon —laughter”: Alex Ayres, ed., The Wit and Wisdom of
Mark Twain (New York: Meridian, 1987).
2.And so it was that on a very cold February evening in 1982:
For this and more examples of laughtivism discussed in this
chapter, check out a book by Steven Crenshaw and my dear
friend John Jackson, Small Acts of Resistance: How Courage,
Tenacity, and Ingenuity Can Change the World (New York:
Union Square Press, 2010). It is both enlightening and highly
entertaining.
3.They had a hundred ɹgurines collected from the popular
candytoy combo: Kevin O’Flynn, “Toys Cannot Hold Protest
Because They Are Not Citizens of Russia, Officials Rule,”
Guardian, February 15, 2012.
340 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH

CHƯƠNG VI: GẬY ÔNG ĐẬP LƯNG ÔNG

1. Luckily, inspiration came Kovida’s way: Tina Rosenberg,


“Revolution U,” Foreign Policy, February 16, 2011.
2. We’ve seen the same methods of social ostracism: Sean
Gardiner, “City Declines to Defend Sued Officer,” Wall
Street Journal, August 2, 2012.
3. with an indictment that ran to 2,800 pages: Jonathan
Earle, “Pussy Riot Suspects Go on Hunger Strike,”
Moscow Times, July 5, 2012.
4. With pressure mounting on Brownback: Karen Smith,
“Kansas Governor Apologizes for ‘Overreaction’ to
Teen’s Disparaging Tweet,” CNN.com, November 28,
2011.
5. Latheef was charged: Duncan Campbell, “Far from
Paradise,” Guardian, October 30, 2006.
6. Just an ordinary young man from Alexandria: Kareem
Fahim, “Death in Police Encounter Stirs Calls for Change
in Egypt,” New York Times, July 18, 2010.
CHÚ THÍCH 341

CHƯƠNG VII: VẤN ĐỀ LÀ PHẢI THỐNG NHẤT, ĐỒ NGU!

1. More than 90 percent of the eligible population went to


the ballot box: “Belarus Defends Election Protest
Arrests,” CNN.com, December 20, 2010.
2. Members of the group used chain saws: Jeffrey Tayler,
“Femen, Ukraine’s Topless Warriors,” Atlantic,
November 28, 2012.
3. It enjoyed explosive growth: Kirkpatrick Sale, SDS: The
Rise and Development of the Students for a Democratic
Society (New York: Vintage, 1973), vi.
4. “In the name of Jesus and Mohammed, we unify our
ranks”: Helen Kennedy, “Muslims Return Favor, Join
Hands with Christian Protestors for Mass in Cairo’s
Tahrir Square,” New York Daily News, February 7, 2011.
5. David Hertz, a well-known chef: “Alex Atala Helps Sao
Paolo Kids Get in the Kitchen,” Phaidon.com, October
15, 2004.
6. the president of Brazil promised to allocate: “Brazil’s
Roussef Insists Oil Revenues Should Fund Education,”
Reuters, May 1, 2013.
342 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH

CHƯƠNG VIII: LẬP KẾ HOẠCH CHO


CON ĐƯỜNG ĐI ĐẾN CHIẾN THẮNG CỦA BẠN

1. “However beautiful the strategy, you should occasionally


look at the results.”: Richard Aldous, Reagan and
Thatcher: The Difficult Relationship. (New York: W.W.
Norton, 2012). 53.
2. Gene Sharp deɹnes this all-important principle: Gene
Sharp, There Are Realistic Alternatives (Boston: Albert
Einstein Institution, 2003), 21.
3. “the conception of how best to achieve objectives in a
conflict”: Ibid., 21.
CHÚ THÍCH 343

CHƯƠNG IX: SỰ HIỂM ÁC CỦA BẠO LỰC

1. “At the beginning of June 1961”: “ ‘I Am Prepared to


Die’: Nelson Mandela’s Opening Statement from the
Dock at the Opening of the Defence Case in the Rivonia
Trial,” United Nations website for Nelson Mandela Day,
https://www.un.org/en/events/mandeladay/court_stateme
nt_1964.shtml
2. the Spear launched almost two hundred attacks: Janet
Cherry, Spear of the Nation (Athens: Ohio University
Press, 2012), 23.
3. “We should have the ability to defend ourselves”:
Mahatma Gandhi, The Essential Gandhi: An Anthology
of His Writings on His Life, Work, and Ideas (New York:
Vintage, 2002), 109.
4. In a stellar book: Erica Chenoweth and Maria J. Stephan,
Why Civil Resistance Works: The Strategic Logic of
Nonviolent Conflict (New York: Columbia University
Press, 2011).
344 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH

5. “There is more power in socially organized masses”:


Martin Luther King, Jr., The Papers of Martin Luther
King, Jr., vol. 5, Threshold of a New Decade, January
1959–December 1960, ed. Tenisha Armstrong et al.
(Berkeley: University of California Press, 2005), 303.
6. the Italian activists who demonstrated in support of
Occupy Wall Street: Jason Motlagh, “Occupy Oakland
Embraces Nonviolence, but Debates Black Bloc Tactics,”
Time, November 8, 2011.
7. “It is easier perhaps and more comfortable to look back
to the solace”: “The Philippines: Farewell to Democracy,”
Time, January 29, 1973.
CHÚ THÍCH 345

CHƯƠNG X: CHẤM DỨT ĐÚNG THỜI ĐIỂM


NHỮNG GÌ BẠN ĐÃ BẮT ĐẦU

1. “It Is Necessary to Take a Clear-cut Stand Against


Disturbances”: Denise Chong, Egg on Mao: A Story of
Love, Hope, and Deɹance (Toronto: Vintage Canada,
2011), 198.
2. This is an art form at which Anna Hazare excels: Kailash
Chand, “Waking India—One Man’s Campaign Against
Corruption,” Guardian, April 8, 2011.
3. a study conducted by Transparency International: “India
Corruption Study 2005,” Transparency International
India.
4. “The real ɹght begins now”: Rama Lakshmi, “India
Agrees to Protester’s Demand on Graft Panel,”
Washington Post, April 9, 2011.
5. “I am Anna”: “Countrywide Protests Continue as Anna
Hazare Fasts in Tihar,” Times of India, August 17, 2011.
6. “I feel this is the country’s victory”: Mark Magnier, “In
India, AntiGraft Activist Declares Victory,” Los Angeles
Times, August 28, 2011.
346 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH

CHƯƠNG XI: NGƯỜI ĐÓ PHẢI LÀ BẠN

1. Since there wasn’t a widespread or efficient sewer system


in the Kibera slum: Andrew Harding, “Nairobi Slum Life:
Into Kibera,” BBC.com, October 4, 2004.
CHÚ THÍCH 347
348 CÁCH LÀM KÁCH MỆNH

You might also like