You are on page 1of 282

Cách mạng Xã hội

Giới trẻ, truyền thông, và quân đội trong


các cuộc cách mạng ở Serbia (2000) ,
Ukraine (2004) , và Ai Cập (2011)

An Nguyên biên dịch

Nhà xuất bản Tự Do

1  
 
© Nhà xuất bản Tự Do 2020

Bản quyền cuốn sách thuộc về Nhà xuất bản Tự Do. Nội dung của
cuốn sách này có thể được sử dụng và sao chép, từng phần hay
toàn bộ, vì mục đích giáo dục và các mục đích phi thương mại
khác, với sự chấp thuận của Nhà xuất bản Tự Do.

Biên tập: Ngọc Ánh


Trình bày: Nguyễn An
NXB Tự Do xuất bản tháng 01/2020

Website: nhaxuatbantudo@gmail.com
Email: nhaxuatbantudo@hushmail.com
Fanpage: Nhà xuất bản Tự Do - Liberral Publishing House

2  
 
Dành tặng cho các nhà hoạt động, các bạn trẻ,
những người đã và đang đấu tranh cho một
Việt Nam dân chủ và tự do.

3  
 
Mục lục

Lời nói đầu 5

Lời giới thiệu của Nhà xuất bản Tự Do 10

Bài 1: Giải thích sự thành công và thất bại của các cuộc 13
Cách mạng hậu Cộng sản
Bài 2: Bảy nguyên nhân chuyển đổi dân chủ thành công ở
ba nhà nước hậu Cộng sản: Serbia, Georgia, và Ukraine 43

Bài 3: Vai trò của truyền thông xã hội trong cuộc Cách 70
mạng Ai Cập năm 2011

Bài 4: Xúc tiến một cuộc cách mạng: Truyền thông xã hội
95
và những người đi đầu trong cách mạng Ai Cập năm 2011

Bài 5: Trang Facebook “Tất cả chúng ta là Khaled Said”


đã góp phần thúc đẩy cuộc cách mạng Ai Cập năm 2011 138
như thế nào?

Bài 6: Cách mạng xã hội và vai trò của quân đội đối với 168
sự thành công của nó

Bài 7: Endgame của nhà độc tài: Giải thích hành vi của
quân đội trong các cuộc biểu tình rộng lớn phi bạo lực 184
chống lại nhà độc tài

Bài 8: Sử dụng các chiến lược phi bạo lực để tác động
lên lực lượng vũ trang: Kinh nghiệm Serbia (2000) và 221
Ukraine (2004).

Bài 9: Nguồn gốc các chiến lược của phong trào đấu
tranh: Nghiên cứu phong trào Otpor của giới trẻ Serbia. 252

4  
 
Lời nói đầu

Việt Nam hiện nay vẫn nằm dưới sự cai trị của một
chế độ độc tài độc đảng, mọi nỗ lực của những người
đấu tranh dân chủ nói riêng và người dân Việt Nam nói
chung là nhằm kết thúc chế độ độc tài này, và thiết lập
nên một chế độ dân chủ tự do ở Việt Nam.
Có hai thực tế, đó là:

-   Thứ nhất, trong lịch sử, đã có nhiều chế độ độc tài


tương tự như Việt Nam chuyển đổi thành công
sang nền dân chủ. Điển hình như các nước cộng
sản ở Đông Âu vào cuối thập niên 1980.
-   Thứ hai, từ những năm 1980 đến nay, thế giới đã
có nhiều sự thay đổi, nhất là về các công nghệ
truyền thông. Chính sự ra đời của các công nghệ
này đã làm thay đổi nhiều về cách huy động và tổ
chức một cuộc biểu tình/cách mạng, như chúng ta
thấy đang diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới.

Do đó, đối với những nước chuyển đổi sau như Việt
Nam, để thúc đẩy quá trình chuyển đổi diễn ra thành
công, thì một điều cần thiết đó là học những bài học

5  
 
chuyển đổi từ các nước đi trước trong điều kiện của
công nghệ hiện đại. Đã có những nỗ lực như vậy, như
TS Nguyễn Quang A, người đã dịch và phổ biến nhiều
tài liệu về chuyển đổi dân chủ trên thế giới, hay như
nhóm Tinh Thần Khai Minh với công việc tương tự.
Dù những nỗ lực trên đã phần nào cung cấp cho độc
giả Việt một hình ảnh rõ ràng về lịch sử cũng như tình
hình phong trào đấu tranh/cách mạng dân chủ trên thế
giới. Tuy nhiên, chuyển đổi dân chủ là một vấn đề
rộng lớn, và đặc biệt là những phát triển gần đây liên
quan đến công nghệ truyền thông hiện đại như
Facebook, Twitter. Chính sự phát triển các công nghệ
như vậy đã làm thay đổi cách vận hành, tổ chức, cũng
như cơ chế của các phong trào/cách mạng xã hội.
Đây chính là điều mà phần lớn thành viên phong
trào ủng hộ dân chủ Việt Nam chưa tiếp cận được, từ
đó dẫn đến hạn chế trong việc:

-   Hiểu và tận dụng ưu thế của công nghệ truyền


thông hiện đại trong việc phát triển phong trào đấu
tranh dân chủ;

6  
 
-   Hiểu được các hình thức đàn áp, ngăn chặn của các
chính quyền độc tài đối với các phong trào, các
cuộc biểu tình, cũng như các cuộc cách mạng;
-   Học hỏi kinh nghiệm, chiến lược cũng như chiến
thuật của các nhà hoạt động, các phong trào đấu
tranh dân chủ trên thế giới.

Trong tinh thần như vậy, tôi biên dịch cuốn sách
này, vốn là một phần của một dự án biên dịch lớn hơn,
nhằm góp phần giúp cho các nhà hoạt động Việt Nam
nói riêng và những người quan tâm đến chính trị nói
chung hiểu hơn về những vấn đề kể trên, qua đó góp
phần: 1) Gia tăng chất lượng thảo luận trong giới đấu
tranh dân chủ; và 2) Cải thiện hiệu quả thực tiễn của
phong trào đấu tranh dân chủ trong thời gian sắp tới.
Về nội dung, quyển sách gồm các bài như sau:

-   Bài 1 và 2 giải thích mô hình cùng nguyên nhân


dẫn đến thành công của các cuộc cách mạng màu ở
Serbia, Georgia, và Ukraine đầu những năm 2000.
-   Bài 3, 4 và 5 giải thích cách mà truyền thông xã hội
đã được sử dụng trong việc thúc đẩy thành công
cuộc Cách mạng Ai Cập năm 2011.

7  
 
-   Bài 6, 7 và 8 giải thích vai trò quan trọng của quân
đội trong các cuộc cách mạng, cũng như cách sử
dụng các chiến lược phi bạo lực để tác động thành
công lên lực lượng này thông qua kinh nghiệm ở
Serbia và Ukraine.
-   Bài 9 trình bày về Otpor, một phong trào của giới
trẻ Serbia đã thành công trong việc lật đổ
Milosevic vào năm 2000. Một số thành viên của
Otpor sau đó trở thành tác nhân quan trọng trong
việc phổ biến các chiến lược đấu tranh phi bạo lực
ra toàn thế giới. Chúng ta có thể thấy ảnh hưởng
của họ trong các cuộc Cách mạng Màu ở Đông Âu,
hay Mùa xuân Ả Rập ở Trung Đông.

Các bài này được lựa chọn và dịch từ các tạp chí
nghiên cứu uy tín, và trên tinh thần không quá kỹ thuật
(vốn là bản chất của tạp chí) nhằm giúp độc giả có thể
đọc dễ dàng hơn. Quan trọng nhất là sự phù hợp với
quá trình phát triển của phong trào đang diễn ra ở Việt
Nam. Trong quá trình dịch, người dịch đã chủ động
lược bỏ những phần kỹ thuật không cần thiết của các

8  
 
bài báo, mà có thể gây khó hiểu đối với độc giả (theo
quan điểm chủ quan của người dịch).
Mặc dù đã cố gắng trong công việc lựa chọn bài,
cũng như dịch thuật, tuy nhiên, chắc chắn sẽ còn nhiều
thiếu sót. Do đó, người dịch mong nhận được những ý
kiến đóng góp từ quý độc giả. Mọi góp ý xin vui lòng
gửi về Nhà xuất bản Tự Do.

An Nguyên

9  
 
Lời giới thiệu của Nhà xuất bản Tự do

Ngày nay, chúng ta đều biết đến vai trò của mạng xã
hội trong thời đại internet toàn cầu. Mạng xã hội giờ
đây dường như đã không thể thiếu vắng trong cuộc
sống của hàng triệu người Việt Nam. Rất nhiều người
ăn face, ngủ face, buồn vui cũng đều face. Nhìn vào
facebook một người, chúng ta có thể nhận ra ngay
người đó là ai, giới tính, tuổi tác, ngành nghề, mối
quan hệ gia đình, quan điểm chính trị…

Mạng xã hội còn có một vai trò khác rất lớn đối với
các vấn đề chính trị - xã hội. Nó là công cụ để lan
truyền các thông điệp với tốc độ không thể kiểm soát.
Do đó, mạng xã hội đã đóng một vai trò cực kỳ quan
trọng trong các cuộc cách mạng đường phố thời nay.
Chúng ta đã từng chứng kiến những phong trào xã hội
rầm rộ được hình thành nhờ mạng xã hội. Từ những sự
kiện đã từng diễn ra ở Tunisia, ở Ai Cập năm 2011,
cho đến các cuộc xuống đường kiên trì bền bỉ của

10  
 
người dân Hong Kong hiện nay, vai trò của mạng xã
hội, của internet đã phát huy tác dụng một cách tối đa.

Tuy nhiên, mạng xã hội, bản thân nó không phải là


nguyên nhân của các cuộc cách mạng, nó chỉ là công
cụ hữu hiệu cho các nhà hoạt động sử dụng để tạo
phong trào, để truyền tải thông điệp. Nguyên nhân thực
sự của các cuộc cách mạng đến từ các vấn đề bất công,
áp bức trong nội tại một quốc gia. Và mạng xã hội
cũng không phải là yếu tố có vai trò duy nhất quyết
định thành công hay thất bại của một cuộc cách mạng.
Các yếu tố khác cần kể đến như: thái độ của giới chóp
bu cầm quyền, của quân đội và lực lượng vũ trang,
mức độ ủng hộ của người dân đối với lãnh đạo, khả
năng huy động người của phe đối lập…

Nhà xuất bản Tự Do xin giới thiệu cuốn sách


“CÁCH MẠNG XÃ HỘI, Giới trẻ, truyền thông, và
quân đội trong các các cuộc cách mạng ở Serbia
(2000) , Ukraine (2004) , và Ai Cập (2011)” của dịch
giả An Nguyên. Cuốn sách này dày gần 300 trang, là
một tuyển tập bài viết của các tác giả nước ngoài
chuyên nghiên cứu về các cuộc cách mạng thay đổi xã

11  
 
hội tại Serbia, Ukraine và Ai Cập. Những nghiên cứu
này rất hữu ích cho các nhà hoạt động và những người
muốn xây dựng phong trào xã hội tại Việt Nam.

Sách do dịch giả An Nguyên chuyển ngữ, dành


riêng cho các độc giả của Nhà xuất bản Tự Do.

Nhà xuất bản Tự Do

12  
 
Bài 1
Giải thích sự thành công và thất bại của các cuộc
Cách mạng hậu Cộng sản1
Paul D’Anieri2

Tóm tắt: Từ năm 1999, các quốc gia hậu cộng sản đã chứng kiến
một loạt nỗ lực nhằm lật đổ các chế độ bán độc tài, còn được gọi
là các cuộc “cách mạng màu”. Luận điểm trung tâm ở đây là giới
chóp bu, đặc biệt là lực lượng vũ trang, đóng một vai trò quan
trọng trong các cuộc cách mạng này. Hành động của giới này
quyết định các cuộc biểu tình có đạt tới “điểm ngưỡng” hay
không. Luận điểm này sẽ được kiểm chứng thông qua so sánh hai
phong trào thất bại (Serbia 1996-1997 và Ukraine 2001) với hai
phong trào thành công (Serbia 1999 và Ukraine 2004).

Giới thiệu
Bắt đầu với Serbia năm 1999, và gần đây hơn là
Kyrgyzstan năm 2005, một loạt các cuộc cách mạng đã
xảy ra trong thế giới hậu cộng sản, trong đó các chế độ
bán độc tài - hậu toàn trị (trước đó nằm dưới sự cai trị

                                                                                                                         
1
Paul D’Anieri, Explaining the success and failure of post-communist
revolutions, Communist and Post-Communist Studies, 2006.
2
Department of Political Science, College of Liberal Arts and Sciences,
Kansas University, USA.  

13  
 
của các chế độ cộng sản toàn trị) đã bị lật đổ thông qua
các cuộc biểu tình quần chúng lớn trên đường phố. Các
học giả, nhà báo và các nhà làm chính sách đã dành
nhiều công sức để giải thích các cuộc cách mạng này,
với hi vọng có thể tìm ra một ‘công thức’ để lật đổ các
chế độ độc tài.
Nghiên cứu này cũng hướng đến mục đích như vậy,
trong đó nhấn mạnh vào vai trò của giới chóp bu trong
chính quyền, đặc biệt là lực lượng vũ trang. Trong khi
mọi người thường nhấn mạnh đến ‘sự huy động tự phát
quy mô lớn’ của người dân đối với thành công của
cách mạng, họ đã không nhận thấy rằng, chính giới
chóp bu trong chính quyền mới là tác nhân quyết định
liệu sự huy động/nổi dậy đó có lớn mạnh và thành
công, hay sẽ suy yếu và thất bại.
Trong các trường hợp của Serbia năm 1999,
Georgia năm 2003 và Ukraine năm 2004, giới chóp bu
trong chính quyền không đơn thuần bỏ rơi những
người lãnh đạo nhằm tránh một cuộc đổ máu, mà họ
còn tích cực hỗ trợ các cuộc biểu tình. Họ không chỉ từ
chối thực hiện các biện pháp ngăn chặn các cuộc biểu

14  
 
tình từ sớm nhằm giữ cho các cuộc biểu tình chỉ ở quy
mô nhỏ, mà còn khuyến khích người biểu tình bằng
việc cho thấy rằng họ sẽ không sử dụng vũ lực để đàn
áp. Chính vì vậy mà những cuộc biểu tình này đã
nhanh chóng đạt đến ‘điểm ngưỡng’, điểm mà mọi
người cảm thấy an toàn khi tham gia biểu tình, và vì
vậy đã khiến cho cuộc biểu tình ngày càng lớn hơn,
đến mức nhà lãnh đạo độc tài không còn lựa chọn nào
khác ngoài việc từ bỏ quyền lực.
Trong các trường hợp khác, như ở Serbia năm 1997,
Ukraine năm 2001, và Azerbaijan năm 2003, giới chóp
bu vẫn trung thành với tổng thống, và lực lượng vũ
trang đã thực hiện các biện pháp nhằm ngăn không cho
các cuộc biểu tình đạt tới ‘điểm ngưỡng’, điều này
khiến cho các cuộc biểu tình nhanh chóng xẹp xuống
và thất bại.
Vì vậy, rõ ràng rằng giới chóp bu trong chính quyền
có vai trò quan trọng đối với sự thành công của các
cuộc cách mạng hậu cộng sản.

15  
 
Cơ sở lý thuyết
Lý thuyết biểu tình và cơ chế ngưỡng
Một trong những lý thuyết phổ biến dùng để giải thích
biểu tình và cách mạng là ‘mô hình ngưỡng’. Mô hình
này tập trung vào giải thích tại sao một số cuộc biểu
tình ngày càng trở nên lớn hơn, trong khi một số khác
thì không thể đạt được như vậy, chỉ gia tăng tới một
điểm nào đó rồi xẹp xuống.
Mô hình này dựa trên hai ý tưởng cơ bản:

-   Thứ nhất, các cá nhân sẽ đắn đo cân nhắc khi quyết


định có tham gia biểu tình hay không. Các cá nhân
khác nhau thì có ‘ngưỡng’ khác nhau, tức là mức
chịu đựng khác nhau khi quyết định có tham gia
biểu tình hay không;
-   Thứ hai, những cân nhắc này sẽ phụ thuộc vào số
lượng người đang tham gia biểu tình. Khi càng có
nhiều người tham gia hơn, thì khả năng bị đàn áp
càng giảm xuống, vì vậy sẽ có nhiều người hơn
nữa tham gia, và cơ hội thành công sẽ tăng lên.

Câu hỏi là khi nào tiến trình này đạt “điểm


ngưỡng”, tức là điểm cuộc biểu tình tự động tăng lên?

16  
 
Khi có thêm một người tham gia, khả năng thành
công tăng lên đồng nghĩa với việc ngưỡng của những
người khác giảm xuống, và vì vậy họ sẽ tham gia vào
cuộc biểu tình. Và cứ tiếp tục như thế với những người
khác. Hay là việc thêm vào một người sẽ không thay
đổi cơ hội thành công đủ để khiến cho chuỗi phản ứng
trên diễn ra?
Cơ chế vận hành này có thể được minh họa thông
qua câu nói của Oleksandr Omelchenko, thị trưởng
thành phố Kiev, với phụ tá của Viktor Yushchenko vào
lúc khởi đầu của Cách mạng Cam:
“Nếu bạn mang cho tôi 100,000 người, thì tôi sẽ tham gia với
bạn, và chúng ta sẽ có cơ hội giành được quyền lực. Nếu chỉ
có 99,000, tôi sẽ không tham gia”.
Từ trên, chúng ta thấy hai dạng chu kì tự củng cố có
thể xảy ra:

-   Khi triển vọng tăng, nhiều người hơn sẽ tham gia


vào biểu tình. Điều này tăng cơ hội thành công, và
vì vậy nhiều người hơn nữa tham gia, cứ như thế.
-   Trái lại, nếu mọi người hoài nghi về sự thành công,
họ sẽ không tham gia. Điều này giảm đi cơ hội

17  
 
thành công, vì vậy chính những người tham gia
cũng sẽ từ bỏ, và cứ như thế. Theo chu kỳ này, các
cuộc biểu tình cuối cùng sẽ xẹp xuống hoàn toàn,
như từng xảy ra ở Serbia năm 1996-1997 và
Ukraine năm 2001.

Từ phân tích trên, câu hỏi chính ở đây là liệu những


người tổ chức biểu tình có thể gia tăng sự tham gia đến
“điểm ngưỡng” mà ở đó cuộc biểu tình sẽ tự củng cố,
hay liệu chính quyền có thể giữ cho sự tham gia ở bên
dưới điểm ngưỡng.
Trong bài viết này, để hiểu sự thành công và thất
bại của các cuộc cách mạng hậu cộng sản, chúng ta sẽ
tìm hiểu tại sao ngưỡng lại có thể đạt được trong một
số trường hợp, trong khi không đạt được trong những
trường hợp khác.

Thời cơ chính trị và huy động


Đối với những nhà cách mạng, việc huy động đủ người
bất mãn cho đến khi đạt được ngưỡng là một thách
thức, vì sau đó cuộc biểu tình sẽ tự động gia tăng. Để

18  
 
làm được như vậy, trước tiên chúng ta tìm hiểu hai
khái niệm: năng lực huy động và thời cơ chính trị.

-   “Năng lực huy động” liên quan đến khả năng (về
mặt tổ chức) của phong trào trong việc thuyết phục
người dân tham gia biểu tình, phối hợp các hoạt
động, cũng như hỗ trợ vật chất cho cuộc biểu tình.
-   “Thời cơ chính trị” là thời cơ để việc huy động có
thể thành công. Thường liên quan đến cả mức độ
đàn áp (sự an toàn khi tham gia biểu tình) lẫn các
sự kiện hay chính sách cụ thể khiến cho người dân
tức giận, sẵn sàng tham gia, và việc huy động trở
nên dễ dàng hơn. Và gian lận bầu cử là một ví dụ
về thời cơ chính trị.

“Năng lực huy động” tốt rõ ràng là một yếu tố quan


trọng trong các cuộc “cách mạng màu”. Trong các
trường hợp thành công, phe đối lập với ngân sách và tổ
chức tốt, có thể tổ chức để nhiều người xuống đường
hơn, duy trì biểu tình lâu dài và tiến hành các hoạt
động thách thức chế độ hữu hiệu hơn. Tại Georgia năm
2004, cũng như ở Ukraine và Serbia trước đó, khả

19  
 
năng tổ chức biểu tình đã làm ngạc nhiên cả các nhà
quan sát lẫn chính quyền.
Tương tự, “thời cơ cách mạng” đóng vai trò quan
trọng. Trong các cuộc cách mạng thành công kể trên,
gian lận bầu cử tạo điều kiện cho phe đối lập tập trung
sự chú ý của người dân vào hành vi sai trái này của
chính quyền, thổi bùng sự tức giận của họ. Rõ ràng
rằng, gian lận bầu cử đã cung cấp một “thời cơ chính
trị” lý tưởng.

Vai trò trụ cột của giới chóp bu


Giới này không chỉ bao gồm lãnh đạo của lực lượng vũ
trang, vốn cực kì quan trọng, mà còn bao gồm các
nhân vật quan trọng khác trong chính quyền (ví dụ: các
bộ trưởng), giới doanh nhân, chủ các cơ quan truyền
thông,… tất cả họ góp phần khiến cho các cuộc biểu
tình đến gần hơn hay ra xa hơn ngưỡng, qua đó ảnh
hưởng đến thành công cũng như thất bại của chúng.
Chẳng hạn, thị trưởng và hội đồng thành phố Kiev,
đã góp phần quan trọng vào thành công của cuộc Cách
mạng Cam năm 2004, khi phủ nhận kết quả bầu cử

20  
 
tổng thống vòng hai. Điều này không chỉ làm xói mòn
tính chính danh của chính quyền, mà còn khiến cho
những người biểu tình tiềm năng thấy rằng chính
quyền thành phố sẽ ủng hộ, hoặc ít nhất, không ngăn
cản họ, khiến cho họ sẵn sàng tham gia biểu tình.
Rõ ràng rằng, giới chóp bu đóng vai trò quyết định
trong việc cuộc biểu tình có đạt “điểm ngưỡng” hay
không, qua đó quyết định sự thành công của biểu tình.

“Điểm ngưỡng” trong các cuộc các mạng màu


Nhìn chung, để thành công, phe đối lập phải làm được
hai điều này:

-   Thứ nhất, phải huy động được số lượng người biểu


tình đủ lớn và duy trì được họ đủ lâu để tạo áp lực
lên chính quyền;
-   Thứ hai, biến các cuộc biểu tình này trở thành yếu
tố chi phối trong tính toán của người cầm quyền,
khiến cho họ đi đến quyết định rằng tốt hơn hết là
từ bỏ quyền lực. Nói cách khác, phe đối lập phải có
khả năng dứt điểm cuộc chơi.

21  
 
Việc thất bại của các cuộc biểu tình chống lại
Milosevic vào năm 1996-1997 cho thấy, nếu chỉ huy
động hàng ngàn người xuống đường trong thời gian dài
sẽ không tự động buộc người cầm quyền từ bỏ quyền
lực. Người cầm quyền chỉ làm như vậy khi nhận thấy
việc từ bỏ quyền lực sẽ tốt hơn việc chờ đợi với hi
vọng người biểu tình sẽ bị đàn áp hoặc tự giải tán.
Điều này đòi hỏi phe đối lập phải tạo ra những răn đe
thực sự, như bắt giữ, bỏ tù hoặc giết chết nếu người
cầm quyền không chịu từ bỏ quyền lực; kết hợp với
những khuyến khích như miễn truy tố, chia sẻ quyền
lực, hay đối thoại bàn tròn nếu người cầm quyền chấp
nhận từ bỏ quyền lực.

Các trường hợp


“Gian lận bầu cử” đã dẫn đến nhiều cuộc biểu tình lật
đổ chế độ ở khắp nơi trên thế giới, bắt đầu với cuộc
cách mạng “Quyền lực Nhân dân” lật đổ chế độ độc tài
Marcos vào năm 1986 tại Philippines. Trong thế giới
hậu cộng sản, có ít nhất 8 nỗ lực cách mạng như vậy;
Trong đó 4 cuộc cách mạng thành công, được biết đến

22  
 
với tên gọi là các cuộc “Cách mạng màu”; đồng thời
cũng có một số nỗ lực khác không thành công trong
việc sử dụng các cuộc biểu tình đường phố nhằm lật đổ
các nhà lãnh đạo độc tài:

-   Serbia, 1996-1997: tức giận với các gian lận trong


cuộc bầu cử địa phương, người dân Nam Tư đã
biểu tình ở nhiều thành phố. Các cuộc biểu tình này
kéo dài nhiều tháng và gia tăng về quy mô, tuy
nhiên, đã không buộc được Milosevic từ bỏ quyền
lực. Đến đầu năm 1997, các cuộc biểu tình suy yếu
và chấm dứt.
-   Serbia, 2000: sau kết quả bầu cử tổng thống gian
lận, biểu tình gia tăng đã buộc tổng thống
Milosevic từ chức.
-   Ukraine, 2001: sau một loạt những bí mật bị tiết lộ
về các hành vi sai trái của tổng thống Kuchma, một
phong trào có tên gọi “Ukraine không Kuchma” đã
tổ chức các cuộc biểu tình đường phố, tuy nhiên
phong trào nhanh chóng thất bại.

23  
 
-   Georgia, 2003: sau cuộc bầu cử tổng thống gian
lận, người Georgia biểu tình, và thành công trong
việc buộc tổng thống Shevardnadze từ chức.
-   Azerbaijan, 2003: sau cuộc bầu cử tổng thống gian
lận, người biểu tình đổ ra đường để buộc Ilham
Aliyev từ bỏ quyền lực. Các cuộc biểu tình bị lực
lượng vũ trang ngăn chặn và cuối cùng chấm dứt.
-   Ukraine, 2004: sau cuộc bầu cử gian lận, các cuộc
biểu tình buộc chính quyền đồng ý một điều khoản
bao gồm tổ chức lại cuộc bầu cử tổng thống vòng
hai cũng như thay đổi hiến pháp, và lãnh đạo phe
đối lập đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử này.
-   Kyrgyzstan, 2005: sau cuộc bầu cử quốc hội được
cho là không công bằng, các cuộc biểu tình đường
phố buộc tổng thống Askar Akayev từ chức và rời
khỏi đất nước.
-   Uzbekistan, 2005: sau vụ bắt giữ một doanh nhân
nổi tiếng ở Andijan, người Uzbeks xuống đường
biểu tình, sau đó mở rộng yêu cầu bao gồm phóng
thích mọi tù nhân chính trị. Tuy nhiên, họ bị đàn áp
bằng bạo lực, với khoảng 700 người bị giết.

24  
 
Dưới đây, chúng ta tập trung vào bốn trường hợp:
các cuộc cách mạng thất bại ở Serbia năm 1996-97 và
Ukraine năm 2001, và các cuộc cách mạng thành công
ở Serbia năm 2000 và Ukraine năm 2004. Với lựa chọn
này, chúng ta có thể tiến hành hai so sánh: so sánh
trong mỗi nước, giữa các cuộc cách mạng thành công
và các cuộc cách mạng thất bại; so sánh giữa hai nước,
không chỉ những điểm chung của các cuộc cách mạng
thành công, mà còn của các cuộc cách mạng thất bại.

Serbia, 1996-97
Vào ngày 17 tháng 10 năm 1996, Serbia tổ chức các
cuộc bầu cử địa phương, và biểu tình nổ ra ngay sau
đó, bắt đầu từ thành phố Nis sau đó lan ra nhiều thành
phố khác. Sự tức giận này của người dân đến từ việc
kết quả bầu cử bị sửa đổi, khiến cho liên minh đối lập
Zajedno bị cướp mất chiến thắng ở nhiều nơi, và được
chuyển sang cho Đảng Xã hội Chủ nghĩa Serbia của
Milosevic (SPS). Trong ba tháng sau đó, biểu tình gia
tăng và lan rộng. Vào tháng 12, có khoảng 150,000
người tham gia biểu tình ở Belgrade. Vào tháng 1 năm

25  
 
1997, biểu tình lên đến 500,000 người. Cũng giống
như biểu tình ở Ukraine sau đó, những người tổ chức
đã tạo ra không khí lễ hội nhằm giữ cho cuộc biểu tình
tiếp tục giữa mùa đông giá lạnh. Lúc này, cuộc biểu
tình đã đạt tới quy mô mà thường đem lại thành công
trong các trường hợp khác. Tuy nhiên, biểu tình đã kết
thúc sau 88 ngày, khi các lãnh đạo đối lập và
Milosevic đạt được một số thỏa thuận. Milosevic chấp
nhận nhượng bộ một số kết quả bầu cử địa phương, đổi
lại các lãnh đạo đối lập đồng ý ngưng biểu tình. Điều
này đã gây ra chia rẽ nghiêm trọng trong nội bộ phong
trào. Và dù sinh viên tiếp tục biểu tình trong tháng kế
tiếp, thì về cơ bản biểu tình đã bị đánh bại.
Trường hợp này khá thú vị bởi người biểu tình có
đủ sự hỗ trợ để duy trì cuộc biểu tình trong suốt ba
tháng, tuy nhiên, họ lại không thể kết thúc cuộc chơi.
Milosevic áp dụng hai chiến thuật là trì hoãn và chia để
trị. Bằng việc không đáp ứng yêu cầu cũng không đàn
áp bạo lực người biểu tình, ông quăng gánh nặng duy
trì phong trào sang phía đối lập. Ông cho rằng nếu ông
trì hoãn đủ lâu, các cuộc biểu tình sẽ mất đi động lực.

26  
 
Ông cũng tìm cách làm suy yếu phe đối lập bằng cách
chia rẽ họ, cũng như đã thành công trong việc thu nạp
một số lãnh đạo đối lập bằng cách đáp ứng một số yêu
cầu của họ.
Cho dù phe đối lập đã thực hiện một công việc đáng
khâm phục là duy trì các cuộc biểu tình, song họ lại
không thể tạo ra một tình thế buộc Milosevic phải ra
đi. Để làm được như vậy, các cuộc biểu tình cần phải
trở nên lớn mạnh hơn, và có khả năng đưa ra một số đe
dọa thực sự, có thể là bạo lực, đối với Milosevic. Tuy
nhiên, điều này đã không xảy ra.
Hành vi của giới chóp bu đóng vai trò quyết định
trong trường hợp này. Lãnh đạo của các đảng đối lập
chia rẽ, liên tục đấu đá nhau, ngay cả khi họ đang tìm
cách lật đổ Milosevic. Sự chia rẽ này khiến cho một số
lãnh đạo đối lập tiến hành các thỏa thuận riêng với
Milosevic, rời bỏ phong trào biểu tình để đổi lấy chức
vụ. Sự phản bội của Vuk Draskovic, lãnh đạo Phong
trào Serbia mới đã gây ra tâm lý chán nản, khiến cho
nhiều người mất hi vọng và “điểm ngưỡng” mà phong
trào hướng đến không đạt được. Trong khi giới chóp

27  
 
bu đóng vai trò quan trọng trong việc làm cho các cuộc
biểu tình diễn ra và duy trì chúng, thì họ cũng đóng vai
trò quyết định khiến cho nó kết thúc.

Serbia, 2000
Vào năm 2000, một loạt các cuộc biểu tình mới xuất
hiện, và cuối cùng đã thành công trong việc loại bỏ
Milosevic. Nguyên nhân của đợt biểu tình lần này đến
từ cuộc bầu cử tổng thống Serbia vào ngày 24 tháng 9
năm 2000. Phe đối lập thống nhất, và ủng hộ cho một
ứng viên có uy tín hơn nhiều so với cuộc bầu cử trước
đó, Vojislav Kostunica; và họ cũng đã tổ chức giám sát
bầu cử khi biết trước Milosevic sẽ gian lận bầu cử. Kết
quả chính thức cho thấy Vojislav Kostunica về nhất,
nhưng không giành được đa số tuyệt đối (>50%), do đó
phải tiến hành bầu cử vòng hai. Tuy nhiên, thay vì tiếp
tục tranh cử vòng hai, phe đối lập thông báo rằng có
gian lận bầu cử và Kostunica thắng lợi với đa số tuyệt
đối trong vòng một.
Để củng cố cho yêu sách của mình, cũng như gia
tăng áp lực buộc Milosevic từ chức, vào ngày 27 tháng

28  
 
9 năm 2000, phe đối lập huy động 300,000 người biểu
tình ở Belgrade. Và điều quan trọng lúc này là họ đã
học được kinh nghiệm năm 1996-97, đó là một mình
biểu tình sẽ không thể buộc Milosevic từ chức.

-   Họ kêu gọi tổng đình công, và khi những người thợ


mỏ ngừng cung cấp than cho các nhà máy điện, thì
rõ ràng là đất nước có nguy cơ bị đình trệ.
-   Thêm nữa, vào ngày 5 tháng 10, phe đối lập chiếm
hầu hết các tòa nhà chính quyền quan trọng ở
Belgrade, bao gồm đài truyền hình, mà từ đó
Kostunica đọc diễn văn trước cả nước.

Cùng lúc đó, trái với hành động trung thành vào
năm 1996-97, những người ủng hộ Milosevic bắt đầu
đào ngũ. Đây cũng là một phần của cơ chế ngưỡng, đó
là khi khả năng Milosevic bị lật đổ càng cao, thì giới
chóp bu xung quanh ông càng mạnh dạn rời bỏ ông.
Ngay cả những người từng ủng hộ ông, thì giờ đây
cũng trở nên trung lập.
Điều này thể hiện rõ trong lực lượng vũ trang, khi
quân đội công khai khuyến khích người biểu tình thông
qua việc đảm bảo an toàn cho họ. Tổng tư lệnh quân

29  
 
đội, tướng Pavkovic, công khai tuyên bố quân đội sẽ
trung lập và ủng hộ kết quả bầu cử, tức chiến thắng
cho Kostunica. Dường như lãnh đạo phe đối lập đã liên
hệ với Pavkovic từ trước, và có thể đã thỏa thuận với
ông ta. Thực tế cho thấy, ông ta vẫn giữ được vị trí của
mình sau cách mạng.
Sự thay đổi của quân đội khiến cho trò chơi kết
thúc. Phe đối lập đã kiểm soát hầu hết chính quyền,
còn lực lượng vũ trang hợp tác với họ. Tất cả còn lại
với Milosevic chỉ là buộc phải thừa nhận rằng ông đã
thua trong cuộc bầu cử, và ông đã làm điều đó vào
ngày 6 tháng 10.

Ukraine, 2001
Vào cuối năm 2000, một nhóm các tổ chức đối lập ở
Ukraine đã tiến hành các cuộc biểu tình đường phố để
buộc tổng thống Kuchma từ chức. Nguyên nhân trực
tiếp là do sự liên quan của Kuchma tới việc giết nhà
báo Georgiy Gongadze (một nhà báo chống tham
nhũng), còn nguyên nhân sâu xa hơn đến từ sự cai trị
ngày càng độc tài của ông. Nhưng các cuộc biểu tình

30  
 
đã không thành công trong việc gia tăng số lượng và
xẹp xuống vào mùa hè năm 2001. Không như các cuộc
biểu tình ở Serbia năm 1996-97, vốn được xem là “sự
thất bại đáng tiếc”, thì quy mô của cuộc biểu tình này
chưa bao giờ đủ để đe dọa quyền lực của Kuchma.
Tại sao lại thất bại?

-   Thứ nhất, dù phe đối lập hình thành được liên minh
song vẫn còn nhiều chia rẽ. Dù “Mặt trận Bảo vệ
Quốc gia” đại diện cho sự thống nhất của các lực
lượng đối lập ở Ukraine, song không nhận được sự
ủng hộ từ nhân vật đối lập nổi tiếng nhất ở Ukraine
lúc đó, đó là Viktor Yushchenko.
-   Thứ hai, hầu hết giới chóp bu vẫn trung thành với
Kuchma, đồng thời sử dụng nhiều phương tiện
ngăn không cho biểu tình gia tăng. Các tổ chức
truyền thông, bao gồm các tổ chức do nhà nước
kiểm soát lẫn các tổ chức độc lập, không đưa tin về
quy mô của các cuộc biểu tình. Từ điểm nhìn của
mô hình ngưỡng, đây là một chiến thuật rất hữu
hiệu, bởi nếu quyết định của những người trung lập
phụ thuộc vào quy mô của cuộc biểu tình, thì việc

31  
 
không đưa tin về quy mô của các cuộc biểu tình
khiến cho biểu tình khó gia tăng số lượng. Thị
trưởng Kiev, Oleksandr Omelchenko, ngăn cản
việc dựng lều ở Maidan khi thông báo một dự án
xây dựng vốn không nằm trong kế hoạch. Vì vậy,
với việc rào quảng trường, ông đã khiến cho việc
dựng lều khó khăn hơn. Khi có một kế hoạch biểu
tình lớn vào ngày 10 tháng 4, thì việc di chuyển
đến Kiev đã bị ngăn chặn. Mọi người không thể
mua được vé tàu, cũng như các ôtô hướng về Kiev
đều bị chặn. Tóm lại, để ngăn cuộc biểu tình, đã có
sự phối hợp của của báo chí, Bộ Giao thông, Bộ
Nội vụ, và Chính quyền Thành phố Kiev. Các biện
pháp này rất hữu hiệu trong việc ngăn chặn gia
tăng số lượng người biểu tình. Do đó, không ngạc
nhiên khi phong trào đã không thể lớn mạnh, và tất
yếu là thất bại trong việc lật đổ Kuchma.

Ukraine, 2004
Vào năm 2004, Viktor Yushchenko liên minh với các
lãnh đạo đối lập để chạy đua cho chức vụ tổng thống,

32  
 
chống lại Viktor Yanukovych, ứng viên được Kuchma
chọn. Sau vòng bầu cử thứ hai, Yanukovych tuyên bố
thắng cử, nhưng một kết quả kiểm phiếu song song với
kết quả chính thức cho thấy Yushchenko mới là người
chiến thắng. Hơn nữa, có bằng chứng thuyết phục về
sự gian lận bầu cử rộng rãi.
Một phong trào được tổ chức tốt đã lôi kéo hàng
nghìn người xuống đường ở Kiev để phản đối kết quả
bầu cử. Họ tiếp tục như vậy trong ba tuần liên tiếp bất
chấp thời tiết băng giá, trong khi Yushchenko, Kuchma
và những người khác đang đối thoại tìm giải pháp. Kết
quả là cuộc bầu cử vòng hai bị hủy và tổ chức lại với
chiến thắng thuộc về Yushchenko. Đồng thời
Yushchenko cũng đồng ý với một loạt cải cách hiến
pháp nhằm hạn chế nhiều quyền lực của ông.
Có một sự tương phản lớn về hành vi của giới chóp
bu trong các năm 2001 và 2004. Vào năm 2001, giới
này vẫn còn trung thành với Kuchma, tuy nhiên mọi
thứ đã thay đổi vào năm 2004. Trước khi biểu tình diễn
ra, giới chóp bu tạo thuận lợi cho người biểu tình bằng
cả những gì họ làm và không làm. Và khi biểu tình bắt

33  
 
đầu, giới chóp bu khuyến khích các cuộc biểu tình,
trong khi gây áp lực lên Kuchma và Yanukovych.
Sự thống nhất của phe đối lập có lẽ là sự thay đổi
quan trọng nhất. Đặc biệt là việc Viktor Yushchenko
và Yuliya Tymoshenko tham gia lực lương đối lập,
điều mà trước đó họ không muốn. Thêm nữa, lực
lượng đối lập cũng nhận được sự hỗ trợ tài chính từ
giới doanh nhân, những người trước kia ủng hộ
Kuchma, đáng chú ý là Petro Poroshenko. Không có sự
ủng hộ tài chính của “những giới đầu sỏ đối lập này”,
Yushchenko có thể dễ dàng bị Yanukovych đánh bại
trong cuộc bầu cử.
Tuy nhiên, thú vị hơn, trước khi biểu tình diễn ra,
lực lượng vũ trang đã không phong tỏa các con đường
vào trung tâm Kiev. Sinh viên và mọi người có thể đổ
về Kiev từ mọi miền đất nước bằng tàu điện, ô tô. Hơn
nữa, giới chóp bu cũng ngầm cho thấy rằng Kiev sẽ
“để mở cho biểu tình”. Một thông điệp rõ ràng được
đưa ra vào buổi sáng sau bầu cử vòng hai khi thị
trưởng Oleksandr Omelchenko, người đã phong tỏa

34  
 
các con đường tới Maidan năm 2001, công khai tuyên
bố thành phố sẽ không ngăn chặn biểu tình.
Lực lượng vũ trang cũng có vai trò rất quan trọng
trong việc giúp cho biểu tình gia tăng và lan rộng.
Ngay trước các cuộc bầu cử, các tín hiệu được gửi đi
cho thấy biểu tình sẽ không bị đàn áp. Khi biểu tình bắt
đầu, các quan chức cấp cao trong Cơ quan An ninh
Ukraine (SBU) liên lạc liên tục với lãnh đạo biểu tình
để đảm bảo rằng không có hành động bạo lực, khiêu
khích nào xảy ra. SBU cũng công khai các cuộc nói
chuyện, trao đổi qua điện thoại của những người trong
đội ngũ của Kuchma, trong đó họ thừa nhận đã sửa kết
quả bầu cử. Tất cả những điều này góp phần giúp cho
biểu tình lan rộng.
Khi cuộc khủng hoảng diễn ra, giới chóp bu đã
không còn chia rẽ giữa ủng hộ hay không ủng hộ, mà
đã chuyển hẳn sang phe đối lập. Ở khía cạnh này,
chúng ta có thể thấy cơ chế ngưỡng trong giới chóp bu
tương tự cơ chế ngưỡng trong đám đông, khi nhiều
người hơn trong giới chóp bu từ bỏ chính quyền, thì cơ
hội tiếp tục nắm quyền của kẻ cầm quyền giảm đi, và

35  
 
rủi ro của việc ủng hộ tăng lên nếu kẻ cầm quyền thất
bại, do đó khuyến khích giới này từ bỏ chính quyền. Ví
dụ, vào ngày 29 tháng 11, quản lý chiến dịch của
Yanukovych, là Serhiy Tyhypko từ chức, và thừa nhận
có gian lận bầu cử. Giống như nhiều người khác,
Tyhypko đã tính toán tương lai chính trị của bản thân
về thời kì hậu Kuchma, và đã đưa ra quyết định như
vậy. Cùng ngày, chính tổng thống Kuchma thông báo
ủng hộ việc tổ chức lại bầu cử vòng hai, điều đã phá
hủy sự ủng hộ cuối cùng dành cho Yanukovych.

So sánh các trường hợp


Việc so sánh các cuộc biểu tình thất bại vào năm 1996-
1997 với cuộc cách mạng thành công vào năm 2000 ở
Serbia, cũng như các cuộc biểu tình thất bại vào năm
2001 với cuộc cách mạng thành công vào năm 2004 ở
Ukraine, mang lại nhiều bài học ý nghĩa. Trong cả hai
nước, các cuộc biểu tình thất bại có nhiều điểm chung
với các cuộc biểu tình thành công sau đó. Ở đây chúng
ta có thể rút ra một số kết luận từ việc so sánh giữa
Ukraine và Serbia như sau.

36  
 
Sự thống nhất của phe đối lập
Trong cả hai nước, có một sự thay đổi lớn về lập
trường trong giới chóp bu đối lập giữa hai đợt biểu
tình. Cụ thể ở Serbia, sự chia rẽ trong giới chóp bu đối
lập được xem là nguyên nhân chính dẫn đến thất bại
trong các cuộc biểu tình vào năm 1996-1997, và điều
này khiến cho họ hiểu ra sự cần thiết phải thống nhất
và đoàn kết. Tương tự ở Ukraine, việc Yushchenko
không muốn tham gia phe đối lập khiến cho họ không
có đủ sức mạnh để lật đổ Kuchma, không chỉ trong các
cuộc biểu tình năm 2001, mà còn trong các cuộc bầu
cử quốc hội vào năm 2002. Với uy tín rộng rãi của
mình, nên việc ông ủng hộ Kuchma vào năm 2001 đã
làm phe đối lập ở thế yếu, tương tự như sự trở cờ của
Vuk Draskovic, khi bắt tay với Milosevic, đã làm suy
yếu phe đối lập ở Serbia năm 1997.

Sự đào ngũ (trở cờ) của giới chóp bu trong chế độ


Sự đào ngũ của giới này thể hiện ở hai giai đoạn:

-   Thứ nhất, trong suốt tiến trình, họ cung cấp sự hỗ


trợ tài chính cho phong trào. Sự hỗ trợ này không

37  
 
chỉ giúp phe đối lập có đủ thực lực để cạnh tranh
bầu cử, thậm chí ngay cả khi cuộc chơi không công
bằng, mà còn giúp chuẩn bị cho các cuộc biểu tình,
vốn được triển khai hiệu quả ngay sau bầu cử. Sức
mạnh và khả năng thắng cử của phe đối lập buộc
chính quyền phải gian lận bầu cử. Và điều này đã
biến cuộc bầu cử trở thành cơ hội chính trị cực kì
tốt cho việc huy động người dân.
-   Thứ hai, khi các cuộc biểu tình xảy ra, sự đào ngũ
của giới chóp bu, từng ủng hộ chính quyền trước
đó, đóng vai trò quan trọng trong việc giúp cho
cuộc biểu tình đạt điểm ngưỡng. Giới chóp bu kinh
tế cung cấp ủng hộ tài chính cho phe đối lập, trong
khi giới chóp bu chính trị cung cấp tính chính danh
cho phe đối lập, cũng như sự đào ngũ của những
nhân vật chóp bu quan trọng trong chế độ làm xói
mòn tính chính danh của chế độ; còn giới chóp bu
trong lực lượng vũ trang hỗ trợ biểu tình dễ dàng
hơn khi từ chối ngăn chặn biểu tình.

38  
 
Biểu tình được tổ chức tốt
Một trong những nguyên nhân thành công, đó là khả
năng tổ chức biểu tình rất tốt, với các tổ chức nổi bật
như Otpor ở Serbia, hay Pora ở Ukraine (mô phỏng
theo Otpor). Họ không chỉ huy động được số lượng
người tham gia đông đảo, lên đến hàng trăm ngàn, mà
còn duy trì được các cuộc biểu tình này trong nhiều
tháng trời. Rõ ràng rằng, các cuộc biểu tình như vậy đã
gây áp lực rất lớn đối với chế độ, ảnh hưởng quan
trọng với sự thành công của cách mạng. Tuy nhiên,
cũng cần lưu ý rằng, cuộc biểu tình được tổ chức tốt là
điều kiện cần chứ chưa phải là điều kiện đủ cho thành
công. Chúng ta đã thấy vào năm 1996-1997, các cuộc
biểu tình huy động được 500,000 người tham gia trong
nhiều tháng, song vẫn không lật đổ được Milosevic.

Lực lượng vũ trang


Có lẽ sự khác biệt lớn nhất giữa các cuộc biểu tình
thành công và các cuộc biểu tình thất bại đến từ vai trò
của lực lượng vũ trang. Khi mà lực lượng vũ trang còn
trung thành với chính quyền, người lãnh đạo sẽ cố

39  
 
gắng chờ đợi cho đến khi phong trào xẹp xuống. Đây
là điều Milosevic đã làm vào năm 1996-1997. Chỉ khi
lực lượng vũ trang bị chia rẽ, trở nên trung lập, hoặc
thậm chí quay sang đứng về phía người biểu tình, thì
những người cầm quyền mới dễ bị tổn thương, khi họ
bị đặt vào hoàn cảnh mà việc tiếp tục bám víu quyền
lực không còn là một lựa chọn tối ưu cho họ.

Kết luận
Rõ ràng rằng, các cuộc biểu tình rộng lớn là nền tảng
cho sự thành công của các cuộc cách mạng. Tuy nhiên
giới chóp bu đóng vai trò quan trọng trong việc quyết
định liệu các cuộc biểu tình này có trở nên lớn hơn hay
sẽ suy yếu và xẹp đi.
Nhìn chung, có một mối quan hệ rõ ràng giữa hành
vi của giới chóp bu và sự tham gia của người dân, bằng
cách gia tăng cơ hội thành công của các cuộc biểu tình,
và giảm thiểu rủi ro cho việc tham gia biểu tình, tức
việc bị đàn áp. Giới chóp bu, trước đó ủng hộ chế độ
và giờ thay đổi thái độ, đã khiến cho các cuộc biểu tình

40  
 
dễ dàng đạt được “điểm ngưỡng” mà từ đó các cuộc
biểu tình sẽ tự động lớn mạnh và duy trì.
Việc hỗ trợ cho phong trào, công khai những sai trái
của chế độ, hình thành một phong trào đối lập thống
nhất, cho phép biểu tình xảy ra, cũng như ngầm cho
người biểu tình hiểu rằng họ sẽ không bị đàn áp. Tất cả
những điều đó khiến cho tính toán chi phí nghiêng về
phía có lợi cho việc tham gia biểu tình, và vì vậy thúc
đẩy nhiều người hơn tham gia vào các cuộc biểu tình.
Ngoài ra, áp lực nội bộ của giới chóp bu lên người
đương nắm quyền, cũng góp phần kết thúc trò chơi.
Bằng việc thuyết phục người cầm quyền rằng, không
còn giải pháp nào khác, và ra đi là cách tốt nhất cho
họ, để tránh những kết quả xấu hơn, cho cả bản thân họ
cũng như phe nhóm của họ, góp phần kết thúc trò chơi.
Rõ ràng rằng, lựa chọn của giới chóp bu, trung
thành hay chống lại, có vai trò quan trọng trong việc
làm xói mòn nền tảng của người cầm quyền, quyết
định thành công của cách mạng, bên cạnh vai trò quan
trọng của các cuộc biểu tình rộng lớn. Tuy nhiên, cũng
cần lưu ý rằng, không chỉ các nhà cách mạng có thể

41  
 
học các bài học từ những ví dụ trên, và áp dụng cho
tương lai, như Pora học từ Otpor…; mà chính các nhà
độc tài cũng học hỏi những điều như vậy.
Nga, Belarus và nhiều nước khác đã tiến hành các
biện pháp ngăn chặn trước nhằm đảm bảo “các yếu tố”
của “Cách mạng màu” không xuất hiện trên đất nước
của họ. Cuộc bầu cử năm 2006 ở Belarus là một ví dụ,
khi phong trào đối lập tìm cách bắt chước các chiến
thuật thành công ở Ukraine, trong khi Lukashenka tìm
cách học từ cách sai lầm của Kuchma.
Do đó, để thành công, việc học những bài học trong
quá khứ là cần thiết, tuy nhiên, cần phải có sự sáng tạo,
linh hoạt để có thể vượt lên trên đối thủ của mình,
những kẻ cũng học các bài học từ quá khứ để sống còn.

42  
 
Bài 2
Bảy nguyên nhân dẫn đến chuyển đổi dân chủ thành
công ở ba nhà nước hậu Cộng sản: Serbia, Georgia,
và Ukraine3
Michael McFaul4

Tóm tắt: Từ những năm 2000 chứng kiến một làn sóng chuyển
đổi dân chủ trong các nhà nước hậu cộng sản, gồm Serbia,
Georgia, và Ukraine. Bài báo này chỉ ra bảy yếu tố giúp các
chuyển đổi trên diễn ra thành công, gồm: 1) Các chế độ bán độc
tài hơn là độc tài; 2) Người lãnh đạo mất đi sự ủng hộ của người
dân; 3) Phong trào đối lập thống nhất và có tổ chức; 4) Khả năng
giám sát bầu cử độc lập; 5) Truyền thông độc lập để cho thấy gian
lận bầu cử; 6) Phe đối lập có khả năng huy động hàng trăm ngàn
người biểu tình; và 7) Sự chia rẽ trong lực lượng vũ trang, khiến
chúng không đàn áp biểu tình.

Sau khi chế độ cộng sản sụp đổ ở Liên Xô và Đông Âu


vào cuối những năm 1980, thì sự phát triển dân chủ ở
khu vực này diễn ra với các kết quả rất khác nhau.

                                                                                                                         
3
Michael McFaul, Transitions from Postcommunism, Journal of
Democracy, Vol 16, July 2005.
4
Stanford University  

43  
 
Các nước như Hungary, Balan, Czech trở thành các
nền dân chủ tự do. Trong khi đó, các nước như
Bulgaria, Croatia, Slovakia trở thành các nền dân chủ
bầu cử, và đang trong nỗ lực củng cố dân chủ để trở
thành các nền dân chủ tự do với sự giúp sức của EU.
Tuy nhiên, càng xa về phía Đông Âu, phần lớn các chế
độ đã không tiến đến dân chủ như kì vọng, mà trở
thành các dạng độc tài khác nhau. Các chế độ hoàn
toàn độc tài ở Trung Á như Kazakhstan, hay các chế
độ độc tài cạnh tranh ở các nhà nước thuộc Liên Xô cũ
như Ukraine. Vào cuối những năm 1990, tiến bộ dân
chủ trong khu vực này dường như chững lại.
Tuy nhiên, vào đầu những năm 2000, làn sóng dân
chủ trong khu vực có được động lực mới. Vào tháng
10 năm đó, các lực lượng dân chủ ở Serbia đã lật đổ
nhà lãnh đạo độc tài Milosevic. Ba năm sau, tổng
thống bán độc tài song ít đàn áp hơn của Georgia,
Shevardnadze, bị lật đổ bởi phong trào quần chúng. Và
một năm kế tiếp, với một kịch bản tương tự, nhưng ở
quy mô lớn hơn, khi những người đấu tranh dân chủ ở

44  
 
Ukraine đã lật đổ người kế vị được chọn của tổng
thống sắp mãn nhiệm Leonid Kuchma.
Tất cả ba trường hợp chuyển đổi dân chủ này có
một số điểm chung với nhau:

-   Thứ nhất, nguyên nhân nổ ra chuyển đổi đến từ sự


gian lận bầu cử, chứ không phải do chiến tranh,
khủng hoảng kinh tế, hay sự chia rẽ trong chế độ.
-   Thứ hai, những người đấu tranh dân chủ chỉ sử
dụng các phương tiện ngoài khuôn khổ hiến pháp
để bảo vệ hiến pháp dân chủ hiện hành hơn là cố
gắng viết lại toàn bộ luật chơi chính trị.
-   Thứ ba, mỗi nước ở một thời điểm nào đó đã
chứng kiến người đấu tranh và giới cầm quyền đưa
ra các tuyên bố xung đột với nhau về địa vị lãnh
đạo quốc gia, khi cả hai đều tuyên bố chiến thắng
bầu cử, một dấu hiệu của hoàn cảnh cách mạng.
-   Thứ tư, cả ba cuộc chuyển đổi thành công mà
không xảy ra bạo lực quy mô lớn. Những người
đấu tranh thường sử dụng một cách có ý thức các
phương pháp phi bạo lực, và dù thỉnh thoảng họ sử
dụng các chiến thuật ngoài hiến pháp song luôn giữ

45  
 
thái độ ôn hòa. Những người đương quyền dường
như đã cố gắng sử dụng bạo lực bao gồm tấn công
nhà báo hay các ứng viên đối lập, đóng cửa các cơ
quan truyền thông, song không ai trong số họ sẵn
sàng kêu gọi quân đội hay lực lượng vũ trang đàn
áp người biểu tình.

Dù hoàn cảnh của những nước này khá khác so với


Việt Nam, khi họ là các chế độ bán độc tài chứ không
phải độc tài hoàn toàn như Việt Nam, song những kinh
nghiệm thành công trong việc thúc đẩy chuyển đổi dân
chủ hóa ở các quốc gia này, có thể mang lại cho chúng
ta những bài học hữu ích trong tương lai.
Dưới đây chúng ta cùng tìm hiểu bảy nguyên nhân
chính dẫn đến chuyển đổi dân chủ mà giáo sư Michael
McFaul thuộc Đại học Stanford đã chỉ ra trong trong
bài nghiên cứu đăng trên Tạp chí Dân chủ vào năm
2005: 1) Các chế độ bán độc tài hơn là độc tài hoàn
toàn; 2) Người lãnh đạo mất đi sự ủng hộ của người
dân; 3) Phong trào đối lập thống nhất và có tổ chức; 4)
Khả năng giám sát bầu cử độc lập; 5) Truyền thông
độc lập để cho thấy gian lận bầu cử; 6) Phe đối lập có

46  
 
khả năng huy động hàng trăm ngàn người biểu tình; và
7) Sự chia rẽ trong lực lượng vũ trang, khiến chúng
không đàn áp biểu tình.

Chế độ bán độc tài


Tất cả các chế độ độc tài đều có thể bị sụp đổ ở một
thời điểm nào đó. Tuy nhiên, nhiều dạng độc tài dễ sụp
đổ hơn các dạng khác. Và nhiều học giả cho rằng, các
chế độ bán độc tài, hay độc tài cạnh tranh thì dễ dân
chủ hóa, hay sụp đổ hơn so với các chế độ độc tài toàn
trị. Trong làn sóng dân chủ hóa hậu cộng sản, phần lớn
các chế độ đều thuộc dạng độc tài cạnh tranh hoặc bán
dân chủ, trong đó các thủ tục dân chủ hình thức – đặc
biệt là bầu cử – chưa bao giờ bị đình chỉ. Dạng chế độ
này cũng cho phép một mức độ đa nguyên và đối lập,
những yếu tố đóng một vai trò quyết định đối với
chuyển đối dân chủ sau đó.
Ngay cả Milosevic, một người theo chủ nghĩa dân
tộc cực đoan và bảo thủ, giành chiến thắng qua bầu cử
để trở thành tổng thống đầu tiên của Serbia và sau đó
là tổng thống của Nam Tư, trong khi theo đuổi chính

47  
 
sách thanh lọc sắc tộc, song chưa bao giờ thiết lập một
chế độ độc tài toàn trị. Dù ông chèn ép phong trào đối
lập, nhưng chưa bao giờ đặt họ ngoài vòng pháp luật.
Thỉnh thoảng ông đóng cửa các tổ chức truyền thông
độc lập, ra lệnh ám sát các nhà báo nói lên sự thật,
nhưng ông cũng cho phép các tổ chức truyền thông đối
lập như B-92 mở lại. Ông cho phép các tổ chức nhân
quyền tiếp tục công việc của họ, và trong khi ông giả
mạo kết quả bầu cử, song chưa bao giờ ngưng tổ chức
bầu cử. Các cuộc bầu cử quốc hội giúp duy trì sự tồn
tại của các nhà lãnh đạo và đảng phái đối lập, ngay cả
khi họ không có quyền lực và ảnh hưởng thực sự.
Quan trọng hơn, các cuộc bầu cử ở cấp độ địa phương
cho phép phong trào dân chủ giành được chỗ đứng
trong hơn một tá các nghị viện khu vực cũng như chức
vụ thị trưởng Belgrade vào năm 1996 và 1997, dù phải
sau hơn ba tháng biểu tình liên tục mới buộc Milosevic
công nhận kết quả. Chính việc kiểm soát các chính phủ
khu vực cũng như các cơ quan truyền thông khu vực,
là một công cụ quan trọng trong việc lật đổ Milosevic
vào năm 2000.

48  
 
Ở Georgia, trong thời kì đầu cầm quyền của mình,
Shevardnadze tạo điều kiện cho các thiết chế và tác
nhân dân chủ xuất hiện, bao gồm đài truyền hình phổ
biến nhất của Georgia, Rustavi-2. Dù ông cố gắng trở
nên độc tài hơn sau đó, tuy nhiên những gì ông đạt
được khiêm tốn hơn nhiều so với tham vọng của mình.
Các nỗ lực giám sát và thu hẹp hoạt động của xã hội
dân sự và truyền thông không đem lại nhiều hiệu quả,
và nhiều khi có tác dụng ngược. Shevardnadze thiếu
nguồn lực để có thể cai trị hà khắc hơn, và chính bản
thân ông dường như không mặn mà lắm với việc đàn
áp, mà có lẽ bởi quá nhiều người phê phán hàng đầu
đối với ông ở thời điểm đó lại nằm trong chính phe
phái của ông.
Kuchma lên nắm quyền ở Ukraine qua một cuộc
bầu cử cạnh tranh vào năm 1994, trong đó ông tuyên
bố rằng, mục tiêu của ông là đi đến củng cố nền dân
chủ Ukraine. Tuy nhiên, cuối cùng ông đã xây dựng
một “nền dân chủ quản lý” – kết hợp các thực tiễn dân
chủ hình thức với sự kiểm soát không chính thức tất cả
các thiết chế chính trị – tương tự cách mà Putin làm ở

49  
 
Nga. Nhưng Kuchma chưa bao giờ có được sự ủng hộ
của người dân giống như Putin, và phần lớn những nỗ
lực tàn bạo song vụng về của ông nhằm bóp nghẹt
những người chỉ trích lại dẫn đến thúc đẩy việc huy
động hình thành một lực lượng đối lập mạnh hơn.
Chiến dịch “Ukraine không Kuchma” từ tháng 12 năm
2000 tới tháng 3 năm 2001 và kết quả của cuộc bầu cử
quốc hội vào tháng 3 năm 2002 cho thấy xã hội
Ukraine rất năng động và phức tạp về chính trị. Thành
công của đảng “Ukraine của Chúng ta” trong cuộc bầu
cử năm 2002 mang lại cho nó một vị trí trong các thiết
chế nhà nước. Và chính Kuchma chưa bao giờ hoàn
toàn có thể tập hợp tất cả giới chóp bu kinh tế của
Ukraine vào trong chế độ của ông, và sự thất bại vào
năm 2004 cho thấy sự chia rẽ giữa họ với nhau.

Kẻ cầm quyền đánh mất sự ủng hộ


Yếu tố thứ hai khiến cách mạng dân chủ nổ ra ở ba
nước này chính là sự ủng hộ giảm sút của người dân
đối với chế độ. Ở Serbia, kết quả thăm dò cho thấy
chưa đến 30% cử tri ủng hộ Milosevic vào mùa hè năm

50  
 
2000. Ở Georgia, vào đầu năm 2001, 82% người được
phỏng vấn nói là đất nước đang đi sai đường, so với
51% của một năm trước đó. Tỉ lệ ủng hộ Kuchma giảm
mạnh vào năm cuối cầm quyền của mình.
Nguyên nhân khiến cho sự ủng hộ giảm đi tùy theo
từng trường hợp. Milosevic đã giành chiến thắng trong
một số cuộc bầu cử tự do và công bằng, và liên tục tìm
kiếm sự ủy nhiệm từ cử tri. Trong chiến dịch vận động
của mình, chính ông đã thay đổi hiến pháp Nam Tư,
với việc để người dân trực tiếp bầu tổng thống liên
bang vào năm 2000. Tuy nhiên, một số thất bại quân
sự, đỉnh điểm là sự can thiệp của NATO vào Nam Tư
năm 1999, và sự suy thoái kinh tế sau đó đã làm mất đi
sự ủng hộ của công chúng dành cho ông.
Shevardnadze lúc đầu cũng rất được công chúng
ủng hộ. Tuy nhiên sự ủng hộ cũng sụt giảm sau đó khi
ông thất bại trong việc thúc đẩy nền kinh tế của
Georgia; và đồng thời Rustavi-2 và các tổ chức truyền
thông độc lập khác bắt đầu phơi bày sự tham nhũng
ngày càng tăng trong chính quyền của ông.
Shevardnadze cũng bị mất uy tín hơn nữa khi thất bại

51  
 
trong việc giải quyết các tranh chấp lãnh thổ ở các khu
vực ly khai là Abkhazia, South Ossetia, và Ajaria.
Vào năm 1994, và sau đó là 1999, Kuchma chiến
thắng trong các cuộc bầu cử tổng thống được xem là tự
do và công bằng. Trong nhiệm kì thứ hai, tăng trưởng
kinh tế lên mức kỉ lục 12% vào năm 2004, sau một
thập kỉ suy thoái trước đó. Tuy nhiên, tham nhũng tràn
lan đã làm mất đi sự ủng hộ của công chúng dành cho
ông. Điển hình cho sự thối nát là sự đồng lõa rõ ràng
của Kuchma, thể hiện qua các băng audio bị tiết lộ ra
ngoài, việc bắt cóc và thủ tiêu nhà báo Gongadze vào
năm 2000. Sự kiện này đã làm mất đi tính chính danh
của Kuchma hơn bất cứ sự kiện nào khác.

Đối lập đoàn kết


Một đối lập thống nhất là yếu tố thứ ba đóng vai trò
quan trọng trong sự thành công của cách mạng dân
chủ. Trong suốt những năm 1990, mâu thuẫn và xung
đột cá nhân xảy ra trong phong trào dân chủ Serbia đã
làm giảm uy tín của phong trào. Vào tháng 1 năm
2000, các nhà đấu tranh dân chủ Serbia đồng ý đặt

52  
 
sang một bên những khác biệt, và hình thành một mặt
trận thống nhất, có tên gọi Lực lượng Dân chủ Đối lập
Serbia (DOS). Quan trọng nhất, DOS đứng sau ủng hộ
cho một ứng viên tổng thống, đó là Kostunica, trong
cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 9 năm 2000. Ở thời
điểm đó, ông còn là lãnh đạo của một đảng tương đối
nhỏ, Đảng Dân chủ Serbia, và không có nhiều danh
tiếng. Tuy nhiên, các cuộc thăm dò cho thấy, sự tươi
mới của Kostunica, cùng với chủ trương về một quốc
gia hiện đại, đã biến ông trở thành một ứng viên đối
lập lý tưởng. Cộng với sự ủng hộ của DOS, ông trở
thành một kẻ thách thức tiềm năng đối với Milosevic
mà nhiều người dân Serbia đã mong mỏi từ lâu.
Các nhà đấu tranh dân chủ Ukraina cũng đã ý thức
về sự đoàn kết trong cuộc bầu cử tổng thống năm
2004. Trong nhiều thập kỷ trước đó, các lực lượng dân
chủ của Ukraina chia rẽ và thiếu tổ chức. Sự hiện diện
của một Đảng Xã hội Chủ nghĩa mạnh đã làm cho sự
thống nhất của phe đối lập trở nên phức tạp, bởi điều
này khiến cho việc hợp tác với những người theo
đường lối tự do trở nên khó khăn hơn. Và trong nhiều

53  
 
năm, cũng đã không có một lãnh đạo đối lập đủ uy tín
để kết nối mọi người lại. Tuy nhiên, khá mỉa mai là,
chính Kuchma đã giúp tạo ra một người lãnh đạo như
vậy khi ông sa thải Yushchenko, vốn là thủ tướng của
ông lúc đó, vào năm 2001. Dù được biết đến là một
nhà kỹ trị hơn là một chính trị gia, Yushchenko khi còn
đương chức đã làm rất tốt trong vai trò của mình, giúp
cho kinh tế tăng trưởng, chính điều này khiến ông trở
thành một đối thủ nguy hiểm đối với đảng cầm quyền.
Khối “Ukraine của Chúng ta” giành được 25% số
phiếu trong cuộc bầu cử quốc hội năm 2002, khiến cho
các đối thủ khác chấp nhận ông trở thành thủ lãnh đối
lập trong cuộc bầu cử tổng thống vào năm 2004.
Với một cuộc bầu cử quốc hội theo hệ thống bầu cử
tỷ lệ, lực lượng đối lập của Georgia có ít lý do để
thống nhất trước ngày bầu cử. Bởi theo phương pháp
này, đảng nào giành được bao nhiêu phiếu bầu, thì sẽ
có được bấy nhiêu ghế trong quốc hội. Chính vì vậy họ
không cần liên kết với nhau để có chân trong quốc hội.
Phong trào Quốc gia của Saakashvili, một cựu bộ
trưởng tư pháp, là một trong ba lực lượng đối lập

54  
 
chính, chỉ giành được 15% số phiếu bầu. Nhưng chính
trong những khoảnh khắc quan trọng của các cuộc biểu
tình hậu bầu cử nhằm chống lại sự gian lận của
Shevardnadze đã biến Saakashvili trở thành một nhã
lãnh đạo cách mạng thực sự. Saakashvili phát ngôn rất
mạnh mẽ, huy động các cuộc biểu tình rộng lớn và đưa
ra các quyết định dũng cảm. Quyết định dẫn một nhóm
người biểu tình xông vào tòa nhà quốc hội và làm gián
đoạn bài phát biểu của Shevardnadze là một hành động
cấp tiến và ít hợp hiến hơn nhiều so với những gì mà
các nhà đấu tranh dân chủ Serbia hay Ukraina đã làm
trước và sau đó. Đây cũng là một chiến thuật rất mạo
hiểm, bởi lúc đó, nếu có một bộ phận trong phe đối lập
dân chủ của Georgia từ chối tham gia cùng ông, thì có
lẽ Shevardnadze vẫn tiếp tục ngoan cố nắm quyền.

Khả năng giám sát bầu cử độc lập


Yếu tố thứ tư giúp chuyển đổi dân chủ thành công là
khả năng cung cấp số liệu chính xác và độc lập về kết
quả bầu cử ngay khi bầu cử kết thúc.

55  
 
Ở Serbia, Trung tâm Dân chủ và Bầu cử Tự do
(CeSID) đã cung cấp các dữ liệu cho thấy gian lận bầu
cử trong cuộc bầu cử tổng thống vòng 1 vào tháng 9
năm 2000. Phương pháp Exit polls – tiếp xúc với cử tri
khi họ rời phòng bỏ phiếu để ước lượng kết quả bầu cử
– bị coi là bất hợp pháp vào năm 2000, nên CeSID tiến
hành phương pháp PVT – phương pháp quan sát bầu
cử, sử dụng lấy mẫu ngẫu nhiên, đại diện ở các điểm
bầu cử để kiểm tra kết quả bầu cử một cách độc lập –
một kĩ thuật mới được sử dụng phổ biến ở nhiều quốc
gia chuyển đổi nhằm giám sát bầu cử. Họ cử người đại
diện của mình đến 7,000 khu vực bầu cử, tại đó họ tiến
hành các kĩ thuật ước lượng phức tạp về kết quả bầu
cử. Ngay khi kết thúc bầu cử, các quan chức DOS
thông báo kết quả của riêng họ theo phương pháp PVT,
nhưng làm như vậy khi biết rằng kết quả của họ tương
tự kết quả của CeSID. Mặt khác, CeSID cung cấp tính
chính danh cho những tuyên bố về gian lận bầu cử của
DOS. Các nhân vật của CeSID cũng ủng hộ tuyên bố
của Kostunica rằng ông giành chiến thắng với hơn

56  
 
50% phiếu bầu trong vòng một, vì vậy không cần chạy
đua vòng hai.
Tương tự Serbia, tại Georgia, giám sát bầu cử độc
lập có vai trò quyết định. Được hỗ trợ bởi nguồn quỹ
quốc tế, các NGO của Georgia và các công ty khảo sát
đã tiến hành Exit polls và PVT trên cả nước. Khoảng
20,000 cử tri của 500 đơn vị bầu cử được phỏng vấn,
trong khi đó có khoảng 8,000 giám sát viên trong nước
cũng như quốc tế quan sát cuộc bầu cử. Kết quả từ Exit
polls và PVT khá tương tự nhau và chênh lệch lớn với
kết quả chính thức của nhà nước. Các nhóm quan sát
cũng đã ghi chép về các trường hợp gian lận bầu cử.
Ở Ukraine, Ủy ban Cử tri Ukraine (CVU) đóng vai
trò quan trọng trong việc giám sát cả hai vòng của cuộc
bầu cử tổng thống vào năm 2004. CVU cũng tiến hành
PVT. Một nhóm các công ty thăm dò, do NGO “Sáng
kiến Dân chủ” điều phối, tiến hành Exit polls, dù khi
làm như vậy, nhiều công ty có mối quan hệ gần gũi với
chế độ của Kuchma. Không giống như ở Georgia, các
tổ chức Ukraine có nhiều năm kinh nghiệm giám sát
bầu cử. Tuy nhiên, họ cũng phải đối phó với những sự

57  
 
thao túng bầu cử tinh vi hơn, với các kĩ thuật mới lạ.
Chính quyền Kuchma làm rối loạn kết quả Exit polls
bằng cách thuyết phục hai công ty thăm dò sử dụng
một phương pháp khác với phương pháp được sử dụng
bởi hai công ty thăm dò có quan hệ gần gũi với phe đối
lập. Do đó, sau bầu cử vòng hai, hai nhóm thăm dò này
công bố các kết quả khác nhau. Trong khi các phương
pháp định lượng thất bại trong việc cho thấy gian lận
bầu cử, thì các phương pháp định tính lại giúp ích. Các
giám sát viên bầu cử phối hợp với các NGO và các tổ
chức quốc tế báo cáo hàng trăm các sai phạm bầu cử.
Đồng thời, kết quả mà chính quyền tuyên bố ở một số
khu vực phía đông, thành trì ủng hộ Kuchma, cao vô lý
đến nỗi các nhà phân tích biết rằng kết quả đó chắc
chắn sai. Kết hợp việc sai phạm mang tính hệ thống
được ghi chép với những tuyên bố lố bịch về kết quả
khiến cho một số thành viên trong Ủy ban Bầu cử
Quốc Gia dũng cảm từ chối phê chuẩn kết quả cuối
cùng, và chuyển vấn đề sang Tòa án Tối cao. Tòa án,
khi cân nhắc trong thời điểm các cuộc biểu tình lớn nổ
ra vào cuối tháng 11 và 12 năm 2004, đã sử dụng các

58  
 
bằng chứng mà CVU và các NGO thu thập làm cơ sở
bác bỏ kết quả bầu cử chính thức, và đề nghị bầu cử lại
vòng hai mà sau đó Yushchenko giành chiến thắng.

Một số tổ chức truyền thông độc lập


Yếu tố thứ năm cho sự thành công là sự hiện diện của
truyền thông độc lập trong việc cung cấp thông tin về
sai phạm bầu cử cũng như huy động người dân tham
gia biểu tình.
Ở Serbia, một số tổ chức truyền thông độc lập quan
trọng góp phần làm giảm uy tín của Milosevic. Từ năm
1989, Đài B-92 đưa tin một cách chuyên nghiệp và
trung thực về Milosevic và chế độ của ông. Đồng sáng
lập của B-92, Goran Matic, cũng đóng một vai trò
quan trọng trong việc thiết lập mạng lưới truyền hình
địa phương nhằm đưa tin tức độc lập. Đó là mạng lưới
ANEM, một nhóm các tổ chức truyền thông, bao gồm
một hãng thông tấn, một vài tờ báo hàng ngày và hàng
tuần, và một đài truyền hình, đã giúp mang lại thông
tin mới cho người Serbia ngoài những kênh thông tin
chính thống của nhà nước. Việc đưa tin trung thực và

59  
 
phê phán về các cuộc chiến của Milosevic, các chính
sách kinh tế, cũng như các cuộc bắt giữ và đàn áp bạo
lực nhắm vào những người biểu tình trẻ tuổi đã làm xói
mòn sự ủng hộ của công chúng đối với ông. Vào tháng
9 năm 2000, thông qua tin tức độc lập về gian lận bầu
cử, người Serbia tức giận và đổ ra đường phố biểu tình.
Ở thời điểm đó, Milosevic đã đóng cửa B-92, nhưng
ANEM và Radio Index vẫn đảm bảo việc đưa tin được
liên tục ở Belgrade. Nếu không có các tổ chức quyền
thông độc lập này, thì việc huy động người dân sẽ trở
nên khó khăn hơn rất nhiều.
Ở Georgia, truyền thông độc lập cũng đóng vai trò
quan trọng. Trong nhiệm kì thứ hai, Shevardnadze đối
mặt với những sự tấn công dữ dội, phơi bày sự tham
nhũng của ông từ chương trình “60 phút” của đài
Rustavi-2. Vào cuối năm 2003, Rustavi-2 cùng một số
tổ chức truyền thông nhỏ hơn khác liên tục cập nhật và
thống kê kết quả bầu cử, song song với kết quả chính
thức do Ủy ban Bầu cử Quốc gia Georgia công bố.
Không như các tổ chức truyền thông đối lập ở Serbia
hay Ukraine, Rustavi-2 đã trở thành mạng lưới truyền

60  
 
thông nhiều người xem nhất ở Georgia trước thời điểm
bầu cử. Khi người dân xuống đường, các máy quay của
Rustavi-2 cho họ thấy tất cả. Các mạng lưới truyền
thông từng trung thành với Shevardnadze cũng bắt
trước theo, và nhiều người Georgia hơn nói ra điều họ
thực sự nghĩ khi họ biết rằng chính quyền sẽ không sử
dụng bạo lực.
Trong khi đó các lực lượng dân chủ đối lập ở
Ukraine có mạng lưới truyền thông độc lập ít hơn, và
phần lớn các đài truyền thông lớn do giới đầu sỏ trung
thành với Kuchma và Yanukovich sở hữu, thì người
Ukraina bù đắp cho sự thiếu hụt đó bằng Internet.
Thực vậy, Cách mạng Cam có thể xem là cuộc cách
mạng đầu tiên trong lịch sử được tổ chức chủ yếu trên
nền tảng trực tuyến. Việc truyền bá những tin tức và
phân tích về chế độ Kuchma trên web riêng của
Gongadze, tờ báo Ukrainskaya Pravda, vẫn tiếp tục sau
khi ông bị giết. Vào cuối Cách mạng Cam, tờ báo này
là nguồn thông tin được nhiều người Ukraina đọc nhất.
Trong những thời khắc then chốt, vài ngày sau cuộc bỏ
phiếu vòng hai, Ukrainskaya Pravda công bố kết quả

61  
 
thăm dò, tin tức về gian lận bầu cử, cũng như tất cả các
thông tin hậu cần cho người biểu tình. Tương tự, việc
gửi tin nhắn qua điện thoại, hay sử dụng các thiết bị số
cầm tay khác là công cụ quan trọng trong việc truyền
thông tin đến đám đông người biểu tình ở Kiev. Các kĩ
thuật truyền thông cổ điển như truyền hình cũng đóng
vai trò quan trọng cho thành công của Cách mạng
Cam. Nhận thấy rằng khó có khả năng tiếp cận với
truyền hình quốc gia, tỉ phú Viktor Poroskenko, người
ủng hộ cho Yushchenko, đã mua lại một đài truyền
hình nhỏ vào năm 2003, sau đó đổi tên thành Channel
5. Thật đáng ngạc nhiên là chính quyền lại cho phép
điều này. Chắc chắn họ sẽ ân hận khi Channel 5 tiến
hành đưa tin 24/24 về cuộc biểu tình ở Kiev sau khi kết
quả bầu cử gian lận được công bố. Khi người Ukraina
chứng kiến sự ôn hòa và thậm chí là vui vẻ của đám
đông, đã có thêm nhiều người tham gia vào cuộc biểu
tình. Và sau đó, nhân viên của hầu hết các đài truyền
hình ủng hộ chế độ đã tham gia với những người biểu
tình trên đường phố. Vì vậy, cũng giống như ở

62  
 
Georgia, truyền thông đóng vai trò quan trọng chứng
minh gian lận bầu cử của chính quyền Ukraine.

Huy động quần chúng


Yếu tố thứ sáu là khả năng của phe đối lập trong việc
huy động số lượng lớn người biểu tình để phản đối kết
quả bầu cử gian lận. Trong cả ba trường hợp, các nhóm
sinh viên mới thành lập – Otpor ở Serbia, Kmara ở
Georgia và Pora ở Ukraine – đã cung cấp sự hỗ trợ hậu
cần cho các cuộc biểu tình. Tất cả các nhóm này làm
việc với cả các đảng chính trị đối lập chính lẫn các
NGO nhằm huy động người dân để tạo ra các cuộc
biểu tình khổng lồ lên đến hàng triệu người ở Serbia và
Ukraine buộc những kẻ cầm quyền phải từ chức.
Ở Serbia, phe đối lập đã lên kế hoạch rất tốt cho các
hoạt động đường phố. Một liên minh rộng lớn của
Otpor, có tên DOS, bao gồm những người đứng đầu
chính quyền khu vực, lãnh đạo nghiệp đoàn, và các tổ
chức xã hội dân sự đã phối hợp và huy động được cuộc
biểu tình lên đến hàng triệu người vào ngày 5 tháng 10
năm 2000 ở Belgrade. Quy mô của cuộc biểu tình áp

63  
 
đảo bất cứ tư tưởng phản kháng nào. Trong vài giờ, lực
lượng đối lập đã chiếm tòa nhà quốc hội, trụ sở cảnh
sát, và đài truyền hình quốc gia. Ngày tiếp theo,
Milosevic từ chức.
Trái với những người bạn Serbia của mình, người
biểu tình ở Georgia kém hơn về tổ chức và số lượng
(dân số của Georgia chỉ bằng một nửa của Serbia, và
1/11 dân số của Ukraine). Tuy nhiên, theo tiêu chuẩn
của người Georgia, thì cuộc biểu tình đã được tổ chức
tốt, khi huy động không chỉ được một lượng lớn người
dân ở thủ đô Tbilisi, mà còn người dân ở mọi miền đất
nước. Nhóm sinh viên, có tên gọi Kmara, mô phỏng
theo nhóm Otpor của Serbia, đảm nhận vai trò lãnh
đạo. Kmara lúc đó còn khá mới, vì vậy, đã không có sự
chuẩn bị cho cuộc biểu như Otpor đã làm, nhưng khi
cuộc bầu cử bị gian lận, Kmara đóng vai trò quan trọng
hơn những gì mà những người bạn Serbia đã làm trong
việc huy động người dân tham gia biểu tình.
Saakashvili trở thành người phát ngôn và bộ mặt của
phe đối lập. Ông sử dụng kỹ năng hùng biện và sự
dũng cảm của mình để điều phối một liên minh đối lập

64  
 
thống nhất mới, với sự tham gia của ba lực lượng đối
lập là Kmara và hai tổ chức xã hội dân sự khác. Cuối
cùng, số người biểu tình ở Tbilisi đã đạt đến “điểm
ngưỡng” mà mọi người thấy rằng đàn áp đồng nghĩa
với một cuộc thảm sát, một kết quả mà không kẻ nắm
quyền nào – cả Shevardnadze – dám làm. So với
những người bạn Serbia và Ukraine, thì những người
biểu tình ở Georgia (hay ít nhất là giới lãnh đạo) cấp
tiến hơn cả về đòi hỏi lẫn hành động. Ở Serbia, người
biểu tình chiếm các con đường nhằm gây áp lực buộc
chính quyền thừa nhận kết quả bầu cử tổng thống. Ở
Georgia, Saakashvili kêu gọi và thành công trong việc
không chỉ đạt được sự thừa nhận kết quả bầu cử quốc
hội, mà còn trục xuất Shevardnadze, dù tổng thống
không tiếp tục tái cử ở thời điểm đó. Yêu cầu trục xuất
này về cơ bản là vi hiến. Giống như những người dân
chủ ở Serbia, nhưng trái với các cuộc biểu tình ở
Ukraine, người biểu tình đụng độ với chính quyền
thông qua chiếm quốc hội.
Ở Kiev, trong những ngày sau khi Yanukovich
tuyên bố chiến thắng cuộc bầu cử gian lận, Pora và

65  
 
đảng “Ukraine của Chúng ta” tổ chức hàng trăm lều
trại gần Quảng trường Độc lập, nơi mà các nhà hoạt
động và các nhà lập pháp của “Ukraine của Chúng ta”
dựng một sân khấu lớn. Hàng tấn lều trại, chiếu và
thức ăn nhanh chóng được huy động. Sự chuẩn bị này
chỉ đủ cho hàng chục ngàn người, nhưng sau đó số
lượng người tham gia đã lên đến hơn một triệu người.
Khi số lượng người tham gia tăng lên, những người tổ
chức đã thành công trong việc giữ cho mọi người có đủ
thức ăn, đồ ấm dưới mùa đông của Kiev, với sự giúp
đỡ của hàng ngàn doanh nhân nhỏ cũng như của chính
quyền thành phố Kiev, pháo đài của Yushchenko.

Sự chia rẽ trong “những kẻ có súng”


Yếu tố thứ bảy và cuối cùng để chuyển đổi dân chủ
thành công là sự chia rẽ trong lực lượng vũ trang, quân
đội và công an. Một bộ phận trong giới này đã giữ
khoảng cách với lãnh đạo đương quyền và cho rằng
việc sử dụng giải pháp bạo lực chứa đựng rủi ro và
không thể chấp nhận được.

66  
 
Ở Serbia, Milosevic kêu gọi cảnh sát địa phương
tiến hành các biện pháp bạo lực chống lại các thành
viên Otpor. Nhiều cảnh sát không chấp hành lệnh đó.
Với việc nhiều cuộc biểu tình mới nổ ra sau khi
Milosevic gian lận kết quả bầu cử tổng thống, nhiều
quan chức công an và tình báo tin rằng, đàn áp bạo lực
không còn là giải pháp. Vào đêm trước của cuộc tuần
hành khổng lồ ở thủ đô, chính trị gia đối lập chính,
Zoran Djindjic đã thuyết phục người đứng đầu quân
đội từ chối can thiệp. Điều này giúp ngăn chặn đổ máu
trong cuộc tuần hành ngày 5 tháng 10, vì nhiều người
biểu tình ở Belgrade đã vũ trang và sẵn sàng chiến đấu.
Phe đối lập ở Georgia đã bắt đầu tìm cách thuyết
phục cơ quan an ninh rất tốt trước cuộc bầu cử 2003.
Khi biểu tình nổ ra, một số quan chức công khai bỏ rơi
Shevardnadze và tuyên bố họ từ chối ra lệnh cho các
đơn vị dưới quyền bắt giữ người biểu tình ôn hòa. Khi
đơn vị quan trọng trong Bộ nội vụ đứng về phe người
biểu tình, các đơn vị khác theo sau. Kí ức về sự anh
hùng của cảnh sát Georgia, khi họ cố gắng bảo vệ
người dân khỏi bị quân đội Liên Xô tấn công trong các

67  
 
cuộc tuần hành vào năm 1989 ở Tbilisi, cũng đóng vai
trò quan trọng trong việc khuyến khích họ đào ngũ và
đứng về phía người biểu tình vào năm 2003.
So với những người đồng cấp ở Serbia và Ukraine,
Shevardnadze có lý do chính đáng hơn trong việc sử
dụng vũ lực chống lại phe đối lập, vì đối lập dường
như hành động một cách nổi loạn. Phe đối lập đã
chiếm quốc hội, sau đó yêu cầu ông từ chức, chứ
không chỉ đơn thuần không thừa nhận kết quả bầu cử
quốc hội. Tuy nhiên, Shevardnadze đã kiềm chế sử
dụng vũ lực. Có thể, lúc đó ông nhận ra rằng việc sử
dụng quân đội để thi hành một mệnh lệnh như vậy
không chỉ không thành công, mà còn có thế gây ra
những quan ngại thực sự. Ở thời điểm đó, đối với
Phương Tây, Shevardnadze có được sự tín nhiệm nhất
định do ông đã giúp hạ nhiệt Chiến tranh lạnh khi còn
làm bộ trưởng ngoại giao cho Mikhail Gorbachev. Đây
rõ ràng cũng là một trong các lý do khiến ông cân nhắc
không muốn làm mất đi sự tín nhiệm đó bằng việc đàn
áp người dân.

68  
 
Ở Ukraine, mối quan hệ của giới lãnh đạo đối lập
với lực lượng vũ trang cũng giúp ngăn chặn nguy cơ
đàn áp bằng bạo lực. Trên đường phố, khi người biểu
tình và binh lính giáp mặt nhau hàng ngày, cung cách
hài hước của những người thuộc tổ chức Pora đã làm
giảm bớt căng thẳng. Cũng như ở Georgia, một vài đơn
vị cảnh sát và tình báo tuyên bố “súng” không được sử
dụng để thực thi các mệnh lệnh đàn áp.
Tuy nhiên, sẽ là khôn ngoan khi không quá lý tưởng
hóa thái độ của lực lượng vũ trang trong những hoàn
cảnh này. Không hẳn là thiện ý chí của họ đã giữ cho
bạo lực không xảy ra, mà chính quy mô của đám đông
mới là yếu tố then chốt. Các cuộc biểu tình nhỏ và
thiếu tổ chức sẽ rất dễ để trở thành mục tiêu tấn công
của lực lượng an ninh. Hàng nghìn người biểu tình có
thể bị giải tán với hơi cay và các phương tiện vũ trang,
nhưng khi đám đông lên đến hàng triệu người thì điều
này là không thể.

69  
 
Bài 3
Truyền thông xã hội trong cuộc Cách mạng Ai Cập
năm 20115
Nahed Eltantawy, Julie B. Wiest6

Tóm tắt: Bài báo này nghiên cứu việc sử dụng truyền thông xã
hội trong cuộc Cách mạng Ai Cập năm 2011. Thông qua việc
nghiên cứu này, cho thấy rằng truyền thông xã hội đóng một vai
trò quan trọng trong sự thành công của các cuộc biểu tình chống
chế độ mà kết quả là sự từ chức của nhà độc tài Mubarak sau đó.

Bối cảnh cách mạng


Các cuộc biểu tình lớn trên khắp đường phố Ai Cập,
kèo dài trong 18 ngày, chống lại tổng thống Honsi
Mubarak, người đã cai trị đất nước một cách độc tài
trong suốt 30 năm. Tuy truyền thông mạng xã hội đóng
một vai trò to lớn trong cuộc cách mạng, nhưng bên
cạnh đó cũng có một số yếu tố và các hoạt động khác
thúc đẩy sự phát triển của các sự kiện, đã làm kích hoạt

                                                                                                                         
5
Nahed Eltantawy, Julie B. Wiest, Social Media in the Egyptian
Revolution: Reconsidering Resource Mobilization Theory,
International Journal of Communication 5 (2011).
6
High Point University  

70  
 
các cuộc biểu tình nổ ra vào ngày 25 tháng 1. Dưới
thời Mubarak, môi trường kinh tế, chính trị và xã hội
ngày càng trở nên đình trệ và ngột ngạt. Các cuộc bầu
cử tổng thống và quốc hội không minh bạch; tham
nhũng hiện diện ở khắp các cơ quan chính quyền; đời
sống chính trị của người dân Ai Cập bị áp bức, không
có tự do ngôn luận, tự do biểu tình, và sự tham gia
chính trị nói chung. Đất nước luôn trong tình trạng
khẩn cấp từ năm 1967, cho phép chính quyền đàn áp
biểu tình, kiểm duyệt truyền thông, và giam giữ người
dân trong thời gian dài mà không cần kết án. Để gia
tăng quyền lực, Mubarak đã đưa ra 37 điểm sửa đổi
hiến pháp vào năm 2007 nhằm gia tăng sự kiểm soát
của mình cũng như bóp nghẹt người dân hơn nữa.
Trong đó bao gồm quyền xét xử người dân trong các
tòa án quân sự, hủy bỏ sự giám sát của tư pháp đối với
các cuộc bầu cử quốc hội, và áp đặt các giới hạn nhằm
ngăn các ứng viên độc lập chạy đua trong các cuộc bầu
cử. Theo báo cáo hàng năm của Chương trình Phát
triển của UN vào năm 2008, khoảng 20% người Ai
Cập sống dưới mức nghèo đói, và việc đáp ứng các

71  
 
nhu cầu cơ bản của họ ngày càng khó khăn hơn.
Nhưng cuối cùng, với sự bất mãn ngày một tăng, người
dân đã không chấp nhận chịu đựng hơn nữa khi chứng
kiến thực tế là Hosni Mubarak đang chuẩn bị cho con
trai Gamal lên kế nhiệm mình.
Chính trong bối cảnh như vậy mà Mohamed
ElBaradei, người từng giành giải Nobel hòa bình vào
năm 2005 và là cựu chủ tịch Cơ quan Năng lượng
Quốc tế (IAEA), đã giành được sự ủng hộ mạnh mẽ và
sau này trở thành một trong số những lãnh đạo đối lập
thúc đẩy sự phát triển của cách mạng. ElBaradei là một
trong số những người đầu tiên lên tiếng phản đối chính
quyền, kêu gọi cải cách dân chủ và công bằng xã hội.
Vào năm 2009, khi ElBaradei chuẩn bị nghỉ hưu ở
IAEA, ông bắt đầu tiếp cận với giới trẻ Ai Cập để
truyền đi hy vọng rằng sự thay đổi là có thể xảy ra ở Ai
Cập. Dần dần, ElBaradei trở thành kẻ thù chính của
chế độ bởi ông sẵn sàng chỉ trích và làm xấu mặt chế
độ. Vào tháng 2 năm 2010, ElBaradei và một nhóm
khoảng 30 chính trị gia, trí thức, và các nhà hoạt động
hình thành Liên minh Quốc gia cho Sự thay đổi, một

72  
 
liên minh đối lập nhằm thúc đẩy cho lời kêu gọi cải
cách dân chủ mà ElBaradei đưa ra trước đó.
Ngoài không khí chính trị căng thẳng, thì các đặc
điểm địa lý, như gần với Tunisia, cũng như vị trí của
quảng trường Tahrir nằm ở trung tâm Cairo, cũng đóng
góp cho sự phát triển và thành công của cuộc biểu tình
ngày 25 tháng 1. Ai Cập và Tunisia cùng ở Bắc Phi
(cách nhau Libya), và cùng nhìn ra Địa Trung Hải. Cả
hai có đa số dân số theo Hồi giáo, cùng sử dụng tiếng
Ả Rập, và đều nằm dưới sự cai trị của các nhà độc tài
trong nhiều thập kỷ. Những sự tương đồng này giúp
giải thích sự quan tâm của người Ai Cập đến các sự
kiện ở Tunisia, và sự thành công ở đó rõ ràng đã truyền
cảm hứng rất lớn cho người Ai Cập.
Vị trí hoàn hảo của quảng trường Tahrir ở trung tâm
của Thủ đô Cairo là một yếu tố khác đóng góp cho
thành công của cách mạng. Quảng trường Tahrir (Giải
phóng) với không gian mở và rộng lớn nằm ở trung
tâm thương mại của Cairo, gần với ga tàu điện ngầm
kết nối với nhiều quận khác. Không gian mở này cho
phép hàng triệu người tập trung ở quảng trường, cũng

73  
 
như thế giới bên ngoài biết những gì đang xảy ra ở đó
thông qua việc dễ dàng truyền tin ra bên ngoài. Ngay
cả khi các nhà báo bị những kẻ côn đồ của Mubarak
kéo ra khỏi quảng trường bằng vũ lực, thì nhiều người
vẫn tiếp tục cập nhật về những gì đang diễn ra thông
qua việc đặt camera ở các tòa nhà xung quanh quảng
trường. Vị trí này cũng là một điểm tập hợp thuận tiện
cho người biểu tình từ khắp Cairo đổ về.
Một số sự kiện khác, truyền cảm hứng về mặt chính
trị, cũng đóng góp quan trọng cho thành công của cách
mạng Ai Cập. Một trong số những sự kiện quan trọng
nhất đó là cái chết bi thảm của Khaled Said vào tháng
6 năm 2010. Said, một chàng trai trẻ từ Alexandria, bị
hai cảnh sát tiếp cận trong một quán cafe. Truyền
thông và các bloger cho rằng cảnh sát đòi tiền Said, và
khi anh nói với họ rằng anh không có, thì họ đã đánh
anh trong quán café. Việc đánh đập tàn bạo tiếp tục
diễn ra bên ngoài quán cho đến khi Said chết trên
đường phố. Một xe cảnh sát sau đó đến lấy xác của
Said, và gia đình được báo rằng Said đã chết sau khi cố
nuốt một gói ma túy lớn. Tuy nhiên, những người ủng

74  
 
hộ Said tin rằng anh bị giết vì đăng một video cho thấy
hai cảnh sát đang lấy tiền sau khi bán ma túy. Ngay sau
cái chết của Said, các website tràn ngập hình ảnh
khuôn mặt biến dạng của Said, và nhiều người, bao
gồm các nhà hoạt động nhân quyền và ElBaradei,
xuống đường bày tỏ sự tức giận của mình. Đối với
nhiều người Ai Cập, cái chết của Said trở thành một
biểu tượng về sự tàn bạo thường ngày của cảnh sát.
Việc giết Said cũng truyền cảm hứng cho việc hình
thành một nhóm Facebook rất ảnh hưởng mang tên của
anh mà chúng ta sẽ thảo luận trong phần sau.
Sự kiện quan trọng cuối cùng diễn ra trước các cuộc
biểu tình ở Ai Cập là cuộc cách mạng ở Tunisa, bắt
đầu vào ngày 17 tháng 12 năm 2010, và kết thúc bằng
việc từ chức của tổng thống Ben Ali vào ngày 15 tháng
1 năm 2011. Dù người dân Ai Cập đã dự định tổ chức
các cuộc biểu tình lớn vào ngày 25 tháng 1 (ngày nghỉ
lễ chính thức, Ngày Cảnh sát Ai Cập), song sự thành
công của cách mạng ở Tunisia đã có ảnh hưởng lớn
đến người dân Ai Cập, làm tăng cường cảm quan về

75  
 
một mục đích chung, chủ yếu do sự tương đồng mà
người dân cả hai nước cùng chia sẻ.

Vai trò của truyền thông xã hội


Tuy bạn không thể khẳng định đây là một cuộc cách
mạng Interntet, song các công nghệ truyền thông hiện
đại mang đến một công cụ quan trọng đóng góp vào
việc khởi phát và duy trì các cuộc biểu tình ngày 25
tháng 1. Chính phủ Ai Cập đã mở rộng năng lực công
nghệ thông tin quốc gia nhằm thúc đẩy kinh tế xã hội,
do đó, lượng sử dụng truyền thông xã hội của người Ai
Cập tương đối lớn. Vào đầu năm 1999, chính phủ đưa
ra các sáng kiến thúc đẩy Internet, bao gồm miễn phí
truy cập Internet, máy tính giá rẻ, và mở rộng các trung
tâm truy cập Internet. Theo công ty nghiên cứu tiếp thị
trên Internet có tên Internet World Stats, vào tháng 2
năm 2010, hơn 21% trong số 80 triệu dân Ai Cập tiếp
cận với Internet, và khoảng 4,5 triệu người sử dụng
Facebook. Ngoài ra, có hơn 70% người dân sử dụng
điện thoại di động.

76  
 
Vào đầu những năm 2000, một số blogger Ai Cập
trở nên nổi tiếng khi nói về những vấn đề gai góc. Các
blog ban đầu chỉ sử dụng tiếng Anh, nhưng sự phát
triển của các phần mềm Ả Rập giúp tạo ra nhiều blog
tiếng Ả Rập hơn, do đó thu hút được một lượng lớn
người theo dõi trong nước. Khi thế giới blog phát triển,
các nhà hoạt động cũng bắt đầu sử dụng các công cụ
truyền thông khác, như Facebook, Flickr, Twitter và
điện thoại di động. Tháng 4 năm 2008, đánh dấu một
nỗ lực hoạt động đầu tiên trên không gian mạng, khi
các nhà hoạt động tạo ra một trang Facebook để huy
động các công nhân sợi ở Mahalla đình công. Trang
Facebook thu hút được 70,000 người ủng hộ, song
cuộc đình công bị đàn áp tàn bạo bởi lực lượng vũ
trang. Tuy nhiên, kinh nghiệm và kiến thức học được
từ lần thử nghiệm đầu tiên đó đã chứng tỏ sự hữu ích
cho các cuộc biểu tình và cuộc cách mạng vào năm
2011 sau này.
Điều có lẽ quan trọng nhất trong việc sử dụng
truyền thông xã hội trong cuộc cách mạng ở Ai Cập là
nó thay đổi cách huy động người dân. Truyền thông xã

77  
 
hội gia tăng tốc độ và sự tương tác trong việc huy động
đến mức mà các công nghệ huy động truyền thống như
rải truyền đơn, các bảng hiệu, và fax không thể làm
được. Chẳng hạn, truyền thông xã hội cho phép các
nhà hoạt động Ai Cập ở trong nước cũng như quốc tế
theo dõi các sự kiện diễn ra ở Ai Cập, tham gia vào các
nhóm, hay các cuộc thảo luận trên mạng xã hội, điều
chưa từng xảy ra trước đây.
Có một số nhà hoạt động cá nhân, với kiến thức về
huy động qua truyền thông xã hội, cũng góp phần thúc
đẩy cách mạng. Những nhà hoạt động này tạo ra các
nhóm trên Facebook, các blog cá nhân, các tài khoản
Twitter để lôi kéo người ủng hộ và người theo dõi vào
các cuộc tranh luận về những gì đang diễn ra ở Ai Cập.
Vào mùa hè năm 2010, nhóm Facebook có tên “Tất cả
chúng ta là Khalid Said” được tạo ra sau cái chết của
chàng trai trẻ. Dù nhóm ban đầu được sử dụng để phổ
biến thông tin về cái chết của Said, song nó nhanh
chóng mở rộng sang thảo luận các vấn đề chính trị, và
thu hút nhiều nhà hoạt động chính trị trẻ. Các thành
viên của nhóm sử dụng không gian này để cập nhận

78  
 
thông tin và thảo luận về những sai trái của chế độ
Mubarak, điều khiến nó trở nên ngày càng nổi tiếng.
ElBaradei là một trong những nhân vật chính tận
dụng sức mạnh của Internet để trao đổi với những
người ủng hộ và phổ biến thông tin. Bên cạnh đó Liên
minh Quốc gia cho Sự thay đổi và các nhóm có tinh
thần tương tự khác tạo ra các trang Facebook
ElBaradei riêng nhằm hỗ trợ cho trang Facebook và tài
khoản Twitter cá nhân của ElBaradei. Vào tháng 10
năm 2010, ElBaradei được trích dẫn trong một tờ báo ở
Úc nói rằng thay đổi chắc chắn sẽ đến với Ai Cập:
“Thời điểm đến khi người dân vứt bỏ sự sợ hãi mà chế
độ đã tạo ra.”
Một cá nhân khác đóng góp cho cách mạng thông
qua kĩ thuật truyền thông xã hội là Omar Afifi, một
cựu cảnh sát sau trở thành nhà hoạt động. Vào năm
2008, Afifi viết một quyển sách hướng dẫn người Ai
Cập cách tránh sự đàn áp tàn bạo của cảnh sát. Quyển
sách bị cấm và tính mạng Afifi bị đe dọa, buộc ông
phải đi tị nạn ở Mỹ. Afifi sau đó tận dụng sức mạnh
của truyền thông xã hội tiếp tục nỗ lực hướng dẫn

79  
 
người dân Ai Cập thông qua Youtube, Facebook, và
Twitter. Khi cánh mạng Tunisia nổ ra, Afifi đưa ra một
loạt các video trên Youtube hướng dẫn chi tiết các kĩ
thật tiến hành cách mạng. Afifi cũng cung cấp chi tiết
về ngày chính xác của cách mạng, nơi đâu người biểu
tình nên tụ tập, và họ nên mặc gì… Quan trọng nhất,
các video chỉ dẫn của Afifi nhấn mạnh đến việc biểu
tình ôn hòa. The Associated Press trích dẫn một nhà
phân tích về Trung Đông nói nằng Afifi “về cơ bản
bắn phát súng đầu tiên” khi ông đăng tải video đầu tiên
về cuộc cách mạng ở Tunisia vào ngày 14 tháng 1.
Một số nhà hoạt động truyền thông xã hội trẻ, thông
qua trao đổi thông tin trên Facebook và Twitter, cũng
giúp khởi phát cách mạng. Thanh niên Ai Cập, cũng
như thanh niên Tunisia, đưa ra hướng dẫn cho mọi thứ
từ sử dụng công nghệ sao cho tránh bị chính quyền
giám sát đến việc đối mặt với đạn cao su, và thiết lập
các chướng ngại vật. Ở Ai Cập, Nhóm trẻ 6/4, một tổ
chức chủ yếu hoạt động trên Facebook và truyền thông
xã hội nhằm tìm kiếm sự ủng hộ, là một trong những
nguồn lực về mặt tổ chức chính của cuộc biểu tình

80  
 
ngày 25 tháng 1. Hai năm trước đó, các lãnh đạo của
nhóm này đã bắt đầu nghiên cứu về phương pháp đấu
tranh phi bạo lực, và thậm chí thiết kế logo của nhóm
tương tự logo của Otpor, tổ chức đã lật đổ chế độ độc
tài Milosevic ở Serbia. Các thành viên của nhóm cũng
từng đi tới Serbia để gặp các nhà hoạt động Otpor.
Internet rõ ràng là công cụ chính cho các nhà hoạt
động trao đổi kiến thức để có thể chuẩn bị tốt hơn cho
việc tổ chức cuộc biểu tình ngày 25 tháng 1.
Một thuận lợi lớn khác của truyền thông xã hội
trong cuộc cách mạng Ai Cập là khả năng của nó trong
việc trao đổi phổ biến nhanh chóng thông tin tới hàng
triệu người trong và ngoài Ai Cập. Chẳng hạn, người
Ai Cập vừa chăm chú quan sát những sự kiện đang
diễn ra ở Tunisia vừa đồng thời lên một kế hoạch biểu
tình cho chính mình. Các nhà hoạt động ở cả hai nước
cùng trao đổi thông tin, ý tưởng, và sự động viên cho
nhau thông qua Internet. Trong cuộc cách mạng
Tunisia, các blogger Ai Cập cập nhật các bài viết, đăng
tải các hình ảnh, video về các cuộc biểu tình ở Tunisia
lên Twitter, Facebook, và các blog cá nhân. Vào ngày

81  
 
17 tháng 1 năm 2011, các nhà hoạt động nữ Ai Cập và
blogger Negm đăng một video chứa thông điệp từ một
nữ diên viên Ai Cập với những lời động viên người
dân Tunisia. Negm cũng đăng thông tin và số điện
thoại di động, thúc giục người Ai Cập gửi các tin nhắn
động viên người Tunisia trong các cuộc biểu tình.
Vào ngày 21 tháng 1, Negm đăng một bài có tên
“Trở nên cao quý và biểu tình vào ngày 25 tháng 1”,
kêu gọi người theo dõi cô tham gia biểu tình cùng các
nhà hoạt động trên đường phố. Cô đăng một video về
một nhà hoạt động Ai Cập trẻ, người đang tham gia
phong trào, cùng lời nhắn: “Bạn có thấy cô gái này
không? Cô ấy sẽ tham gia biểu tình”. Negm khuyến
khích mọi người mời bạn bè hay những người Ai Cập
khác cùng tham gia, và sẽ gặp nhau trên đường tham
gia biểu tình. Cô viết “đi…đi trên đường. Đi đi đi ….
và nói nói nói …. và hát hát bài hát quốc ca, hát Beladi
Beladi (đất nước tôi, đất nước tôi). Trong bài của
mình, Negm viết:
Nếu bạn có thể chụp những bức hình, hãy chụp …. nếu bạn
có thể sử dụng Twitter, hãy gửi tweets … nếu bạn có thể viết
blog, hãy viết blog … từ đường phố. Có các đoàn người đang

82  
 
tuần hành ủng hộ các lý tưởng của chúng ta ở Tunisia và
Jordan, và tôi cũng vừa biết được rằng có những đoàn người
tương tự đang tuần hành ở Paris nữa. Tất cả họ đặt niềm tin
vào chúng ta.
Các sáng kiến mạng xã hội khác minh họa cho tốc
độ tương tác và lan truyền mới trong việc huy động
bao gồm các trang Facebook như “ElBaradei trở thành
tổng thống” và “Tất cả chúng ta là Khaled Said”, cung
cấp cổng tương tác, trao đổi thông tin, và huy động
người sử dụng. Một trang Facebook khác, được tạo ra
bởi ba thiếu niên Ai Cập vào ngày 16 tháng 1, được
biết đến với tên gọi “25 tháng 1: ngày cách mạng
chống lại bạo lực, nghèo đói, tham nhũng và thất
nghiệp”; quản lý trang “25 tháng 1” đăng một video
giới thiệu họ tới công chúng và bày tỏ cảm nhận của
họ về sự truyền cảm hứng của cuộc cách mạng ở
Tunisia, và kêu gọi một cuộc cách mạng tương tự ở Ai
Cập. Do đó, những trang Facebook này cho phép các
nhà hoạt động phổ biến ngay tức thì các thông điệp tới
hàng triệu người sử dụng với mọi thành phần, cũng
như tới các khu vực khác nhau trên khắp Ai Cập.

83  
 
Tốc độ và sự tương tác trên truyền thông xã hội
không chỉ giúp liên kết người biểu tình, mà còn cung
cấp các phương tiện để phổ biến các thông tin quan
trọng về cách mạng và tìm kiếm sự giúp đỡ trong
trường hợp gặp nguy hiểm. Khi cuộc cách mạng Ai
Cập bắt đầu vào ngày 25 tháng 1, các nhà hoạt động
đăng trên blog và Facebook của họ những lời động
viên, cùng với các chỉ dẫn chi tiết trên cơ sở các bài
học từ người biểu tình ở Tunisia. Trong số thông điệp
này, người biểu tình Tunisia khuyên người biểu tình Ai
Cập nên biểu tình vào ban đêm cho an toàn, tránh các
hành động gây thiệt hại không cần thiết, sử dụng
truyền thông để truyền đi thông điệp của mình ra bên
ngoài nhằm tạo áp lực, sơn đen kính các xe vũ trang
của lực lượng vũ trang, và rửa mặt bằng Coca – Cola
để làm giảm ảnh hưởng của hơi cay.
Người biểu tình Ai Cập cũng sử dụng truyền thông
xã hội để thu hút sự chú ý khi gặp nguy hiểm, cũng
như cung cấp cho các nhà hoạt động và thế giới bên
ngoài thông tin cập nhật liên tục. Tờ The Guardian
trích dẫn các tweet từ Mohamed Abdelfattah, một nhà

84  
 
báo Ai Cập, người tham gia biểu tình tối ngày 25 tháng
1 năm 2011, với một loạt các tweet ngắn liên tiếp trong
khi biểu tình đang diễn ra:
@mfatta7 Khí gas
@mfatta7 Tôi đang ngạt thở
@mfatta7 Chúng tôi bị bao vây trong một tòa nhà
@mfatta7 Xe bọc thép ở bên ngoài
@mfatta7 Giúp đỡ, chúng tôi đang bị ngạt thở
@mfatta7 Tôi sẽ bị bắt
@mfatta7 Giúp đỡ !!!
@mfatta7 Bị bắt
@mfatta7 Ikve [Tôi] đã bị đánh rất nhiều
Trong khi theo cách truyền thống, bạn phải gửi một
fax, thực hiện một cuộc gọi… thì giờ đây các nhà hoạt
động Ai Cập có thể giảm thời gian trả lời và tăng an
toàn cá nhân bằng cách sử dụng điện thoại di động để
gửi các tweet SOS trực tiếp.
Các nhà hoạt động khác sử dụng Twitter và
Facebook để thu hút sự chú ý của quốc tế đối với cuộc
cách mạng. Họ đăng các hình ảnh và video mô tả các
sự kiện cách mạng, các cập nhật cùng các thông tin về
việc lực lượng cảnh sát đàn áp người biểu tình – và vì
vậy đã thu hút được sự chú ý của thế giới. Dispatch

85  
 
News UN đã xuất bản một bài báo online tiêu đề “10
hướng dẫn Twitter bắt buộc cho người biểu tình Ai
Cập”. Nhờ vào các cập nhật liên tục của các nhà hoạt
động thông qua các cổng truyền thông xã hội, người Ai
Cập và cộng đồng quốc tế nắm được những gì đang
diễn ra ở Ai Cập. Chẳng hạn, một nhà hoạt động đã
tweet và viết blog với cái tên 3Arabawy. Nội dung
tweet như sau: “Đăng video đầu tiên:
http://www.youtube.com/watch?v= U3lEhQMPywE Đám đông
tránh khí gas và cảnh sát ở Tahrir #jan25 #egypt”. Một người

sử dụng Twitter khác, @weddady, tweet kêu gọi


truyền thông quốc tế hướng sự chú ý của quốc tế tới
cuộc biểu tình: “KHẨN CẤP: ĐỀ NGHỊ cả CHÂU ÂU VÀ
MỸ tweet #Jan25 VUI LÒNG KÊU GỌI TRUYỀN THÔNG
CỦA CÁC BẠN ĐƯA TIN VỀ #AI CẬP HIỆN TẠI”. Một lần

nữa, truyền thông xã hội cung cấp một nguồn lực huy
động mạnh mẽ giúp người biểu tình sử dụng để truyền
tải tới thế giới các sự kiện đang diễn ra. Đây là một sự
phát triển quan trọng của việc huy động xã hội, khi
chính người biểu tình phát tán thông tin, ảnh và video,
chứ không chỉ riêng nhà báo hay các lãnh đạo của các
nhóm. Khi chính quyền cấm nhà báo xuất hiện ở quảng

86  
 
trường Tahrir trong nỗ lực ngăn không cho thông tin
lan ra thế giới, truyền thông xã hội cho phép người
biểu tình trở thành nhà báo.
Khi chế độ Mubarak nhận ra sức mạnh và tốc độ
của các công nghệ truyền thông xã hội và khả năng phi
thường của nó trong việc tổ chức biểu tình, họ đã cắt
Internet và sóng di động trên toàn Ai Cập vào ngày 28
tháng 1. Ngay khi các nhà hoạt động nhận ra kế hoạch
của chính phủ, họ dùng Facebook, Twitter, và blog để
cho thế giới bên ngoài biết. Một người sử dụng
Facebook đăng thông điệp này lên trang của ElBaradei
vào tối ngày 27 tháng 1 như sau:
Từ sáng mai, tất cả người nước ngoài ở Ai Cập không thể
giao tiếp với đất nước của họ, bởi tổng thống Ai Cập đã ra
lệnh cắt và ngưng tất cả các công cụ truyền thông. Ông
không muốn thế giới thấy điều mà ông sẽ làm đối với dân tộc
mình, đây là dạng tổng thống gì? Làm ơn cho thế giới biết.
Ngoài ra, một website Ả Rập về chính trị và văn
hóa, cũng đăng cảnh báo về việc cắt truyền thông:
Tôi vừa nhận được một cuộc gọi từ một người bạn ở Cairo,
tôi không muốn nói anh ta là ai bởi anh ta là một nhà hoạt
động nổi tiếng, nói với tôi rằng cả DSL (internet qua dây
điện thoại) lẫn dịch vụ internet bằng sóng điện thoại đều

87  
 
không hoạt động. Tôi vừa kiểm tra với hai người bạn khác ở
các khu vực khác nhau của Cairo và internet của họ cũng
không hoạt động. Điều này vừa xảy ra cách đây 10 phút – và
có lẽ không phải trùng hợp ngẫu nhiên khi AP TV vừa đăng
một video về một người đàn ông bị bắn. Sẽ cập nhật thêm
thông tin. Nhà cung cấp internet mà các bạn của tôi sử dụng
là TEDATA, Vodafone, và Egynet.
Dù Internet bị ngắt trong năm ngày, một số nhà hoạt
động vẫn cố gắng gửi thông điệp ra ngoài, một lần nữa
với sự giúp đỡ của truyền thông xã hội. Bên trong Ai
Cập, nhiều nỗ lực khắc phục điều này, gồm bài đăng
sau của một blogger, người đã đưa ra những chỉ dẫn
kết nối internet bằng cách “truy cập quay số”:
Ok, nghe có vẻ ngớ ngẩn song tôi nghĩ tôi tìm được một giải
pháp khả thi để kết nối internet trong lúc này. Giải pháp là
trở lại với cái cơ bản. Thay vì kết nối với các nhà cung cấp
internet ở Ai Cập, chúng ta sẽ đi đường vòng là kết nối với
các nhà cung cấp internet miễn phí từ xa thông qua đường
dây điện thoại cố định.
Theo Zirulnick, những người Ai Cập khác cố gắng
sử dụng Twitter thông qua sử dụng proxies, hoặc bằng
cách gọi cho bạn bè ở nước ngoài qua đường truyền
mặt đất và nhờ họ tweet các thông điệp. Hash tag

88  
 
#Jan25 – biểu tượng cho cuộc biểu tình – được sử dụng
với hơn 25 tweet/phút trong ngày đó. Theo Zirulnick,
“nhiều trong số các tweet này vẫn đến từ Cairo và các
khu vực khác của Ai Cập. Các tweet về đủ thứ, từ cảnh
báo hơi cay tới thức ăn miễn phí được phát cho người
biểu tình”. Các nỗ lực khác nhằm duy trì truyền thông
xã hội trong giai đoạn Internet bị ngắt bao gồm sáng
kiến “nói để tweet”, được tạo ra bởi một nhóm kĩ sư
của Twitter, Google và SayNow, cho phép các nhà
hoạt động gửi các cuộc gọi ghi âm, mà sau đó lập tức
chuyển thành các thông điệp trên Twitter.
Những nỗ lực và thử nghiệm sáng tạo này cho phép
dòng thông tin được liên tục, trong khi duy trì tốc độ
và sự tương tác. Một blog với các cập nhật thường
xuyên từ những người biểu tình địa phương tuyên bố:
“Tin tốt lành, việc ngắt kết nối không ảnh hưởng đến tình hình
ở Cairo, các nhà hoạt động kì cựu của những năm 60 và 70 đã
đưa ra những lời khuyên về cách làm mọi thứ theo kiểu tiền
công nghệ #Jan25”.
Tờ Huffington Post đăng các tweet được gửi từ Ai
Cập và cho biết rằng “dù việc đàn áp, song vẫn có một
số người tìm được cách để tweet từ Ai Cập, và họ đang

89  
 
miêu tả bạo lực và các sự kiện đang xảy ra”. Người sử
dụng Twitter @OcuupiedCairo viết “KÊU GỌI
KHẨN CẤP Bị thương nặng cần hỗ trợ y tế khẩn cấp ở
Bab El Loq”. Vài phút sau tweet khác bởi
@DannyRamadan cho biết: “Tahrir hiện hỗn loạn. Nổ
súng khắp nơi. Mọi người tập trung ở đó, cực kì ồn, tôi
không thể nói điều gì bây giờ #Jan25”.
Dù có vai trò rất quan trọng, song truyền thông xã
hội không phải là động cơ duy nhất thúc đẩy cách
mạng. Điều này trở nên rõ ràng hơn khi chính quyền
ngắt truyền thông đại chúng, bởi chính việc này lại
giúp gia tăng số lượng người người biểu tình cũng như
sự kiên định của họ. Khi đó, truyền thông xã hội không
còn đóng vai trò quan trọng với các cuộc biểu tình nữa,
vì đa số người biểu tình đã có mặt trên đường và sử
dụng các phương tiện khác. Beaumont cho rằng:
“Thứ thay thế truyền thông xã hội lúc đó – tương tự như
Twitter – là những biển hiệu, kí hiệu cầm tay giơ cao trong các
cuộc biểu tình cho người biểu tình biết chỗ nào và khi nào tập
trung trong ngày tiếp theo”.
Nói cách khác, cuộc cách mạng này đã được nuôi
dưỡng trực tuyến, nhưng nó chưa bao giờ phụ thuộc

90  
 
vào một phương tiện truyền thông duy nhất. Truyền
thông xã hội đóng vai trò quan trọng trong các giai
đoạn lên kế hoạch và tổ chức, cũng như trong suốt
cuộc cách mạng, nhưng các phương tiện khác cũng có
những đóng góp của chúng, như một nhà báo của BBC
giải thích:
Khi có mặt ở quảng trường Tahrir vào ngày chủ nhật, tôi
thấy điện thoại, áp phích viết tay, thông điệp viết trên đá, cốc
nhựa, báo, tờ rơi … ở mọi nơi, chưa kể đến các camera TV
của Al-Jazeera, vốn liên tục phát tin từ quảng trường. Khi
một kênh truyền thông bị chặn, mọi người thử cách khác.
Tuy nhiên, một tác động tiêu cực của việc ngắt
truyền thông là việc không thể kêu gọi sự hỗ trợ khẩn
cấp cho những người bị thương trong các cuộc biểu
tình. Negm thể hiện cảm giác tức giận và bất lực trên
blog của mình:
Tôi sẽ không bao giờ quên cảnh chúng tôi không thể gọi xe
cứu thương khi ở trên cầu Kasr-el-Nil. Tại sao? Tại sao? Tại
sao những gương mặt này lại phải chết quá sớm?
Các thông điệp và hình ảnh được viết và phát tán
trên Facebook, Twitter, và blog đã tăng cường ý thức
tập thể của người Ai Cập trên toàn thế giới, những
người ủng hộ cuộc chiến chống lại chế độ độc tài. Khi

91  
 
cách mạng bắt đầu, nhiều trang Facebook được tạo ra
để thu hút nhiều hơn người Ai Cập, bao gồm “Tiếng
nói Ai Cập hải ngoại”, “Ai Cập hải ngoại hỗ trợ Ai
Cập”, và “Liên minh các nhà nước Ả Rập mới”. Các
sáng kiến truyền thông xã hội khác bao gồm các cuộc
biểu tình trên không gian ảo để ủng hộ cuộc biểu tình
của người Ai Cập, như một sự kiện được tổ chức trên
Facebook vào ngày 1 tháng 2 nhằm tạo thành “Cuộc
tuần hành của hàng triệu người”, qua đó thể hiện tình
đoàn kết với người biểu tình Ai Cập. Những người
quản lý sự kiện giải thích trên trang:
Khi một triệu người đang tuần hành trên đường phố Ai Cập,
mục tiêu của chúng tôi là một triệu tiếng nói để ủng hộ cuộc
tuần hành của họ.
Các sáng kiến này mang người Ai Cập và những
người không phải Ai Cập lại với nhau để hỗ trợ cũng
như trải nghiệm cuộc biểu tình trên không gian mạng.
Đối với toàn bộ người Ai Cập trên thế giới, ý thức tập
thể trên không gian mạng dường như đạt tới đỉnh điểm
sau thông báo từ chức của Mubarak. Trong một vài
giây, các tweet tuôn trào bày tỏ sự vui mừng, hãnh
diện và xúc động. ElBaradei đã tweet: “Hôm nay Ai

92  
 
Cập được tự do. Thượng đế ban phước lành cho người
dân Ai Cập”. Các thông điệp khác lan truyền trên
Facebook và Twitter, với các bình luận bao gồm những
lời chúc như “Chúc mừng Ai Cập, các bạn tự do”;
“Ngày 11 tháng 2 là ngày lịch sử của Ai Cập. Chúng ta
sẽ vinh danh nó mãi mãi, Jan25”; và “Ngẩng cao đầu
các bạn là niềm tự hào của người Ai Cập, Jan25”. Các
công nghệ truyền thông xã hội cho phép lan truyền
nhanh chóng tin tức về việc từ chức của Mubarak và
cũng là yếu tố chính cho sự đoàn kết, thống nhất trong
niềm vui sướng của người Ai Cập, như được thể hiện
trên đường phố cũng như trên không gian mạng.

Kết luận
Không có nghi ngờ gì về vai trò quan trọng của truyền
thông xã hội đối với các cuộc cách mạng xảy ra trong
thế giới Ả Rập từ cuối tháng 12 năm 2010. Trong
trường hợp của Ai Cập, từ năm 2009, các nhà hoạt
động đã tham gia các cuộc thảo luận trực tuyến về tình
hình chính trị xã hội, và những hoạt động này cuối
cùng đã phát triển thành một cuộc cách mạng. Điều mà

93  
 
các nhà hoạt động làm – tranh luận, tổ chức, lên kế
hoạch – là không mới, tuy nhiên phương tiện sử dụng
để giao tiếp với nhau và tiến hành cuộc cách mạng thì
cho thấy đó là một nguồn lực mới cho các hành động
tập thể. Truyền thông xã hội giới thiệu một nguồn lực
mới cung cấp sự nhanh chóng trong việc nhận và gửi
thông tin; giúp xây dựng và tăng cường quan hệ giữa
các nhà hoạt động; đồng thời gia tăng tương tác giữa
người biểu tình cũng như giữa người biểu tình với
phần còn lại của thế giới. Thông tin về các sự kiện dẫn
đến các cuộc biểu tình lan rộng qua truyền thông xã
hội, và những sự khích lệ, đồng cảm thông qua truyền
thông xã hội đã truyền cảm hứng và thúc đẩy người Ai
Cập tham gia biểu tình.

94  
 
Bài 4
Xúc tiến một cuộc cách mạng: Truyền thông xã hội
và những người đi đầu trong Cách mạng Ai Cập7
Killian Clarke và Korhan Kocak8

Tóm tắt: Từ thành công của cuộc cách mạng Ai Cập vào năm
2011, bài báo này giải thích cách sử dụng hai công cụ truyền
thông xã hội là Facebook và Twitter để huy động người dân. Dựa
trên các bằng chứng từ các cuộc phỏng vấn cũng như từ các dữ
liệu truyền thông xã hội, phân tích cho thấy ba cơ chế liên hệ hai
công cụ này với thành công của cuộc biểu tình ngày 25 tháng 1 là:
1) Tuyển mộ người biểu tình, 2) Lên kế hoạch và điều phối biểu
tình, và 3) Cập nhật liên tục về các vấn đề hậu cần của biểu tình.

Đâu là vai trò của internet, và đặt biệt là truyền thông


xã hội, trong một cuộc huy động quần chúng để lật đổ
một chế độ độc tài? Trong thập kỷ qua, câu hỏi này trở
thành đề tài quan tâm chính trong giới hàn lâm, khi mà
ngày càng xuất hiện nhiều hơn các phong trào, các
cuộc nổi dậy của người dân – từ Hong Kong, Thổ Nhĩ
                                                                                                                         
7
Killian Clarke and Korhan Kocak, Launching Revolution: Social
Media and the Egyptian Uprising’s First Movers, British Journal
of Political Science (2018).
8
Department of Politics, Princeton University  

95  
 
Kỳ, Iran, cho tới Ukraine, trong đó truyền thông xã hội
đóng vai trò quan trọng.
Trong bài báo này, chúng ta cùng tìm hiểu cách mà
truyền thông xã hội, cụ thể ở đây là Facebook và
Twitter, đã được sử dụng như thế nào trong việc huy
động “những người đi đầu”- chính là những người
tham gia vào cuộc biểu tình ngày 25 tháng 1 năm
2011, cuộc nổi dậy của người Ai Cập đã lật đổ chế độ
độc tài của tổng thống Hosni Mubarak.

Vấn đề “người đi đầu” trong một cuộc cách mạng


Các học giả nghiên cứu về vấn đề hành động tập thể từ
lâu gặp khó khăn trong việc giải quyết vấn đề “người
đi đầu” trong một cuộc huy động cách mạng. Vấn đề
đó là, hầu hết mọi người chỉ tham gia vào một cuộc
biểu tình khi họ thấy có nhiều người đang làm như
vậy. Ngay cả khi họ có một ác cảm sâu sắc đối với
chính quyền hay người lãnh đạo, thì họ cũng không
hành động nếu chỉ dựa trên những cảm xúc như vậy,
hoặc khi quy mô của cuộc biểu tình còn nhỏ.

96  
 
Nói cách khác, các cá nhân có cái mà Kuran gọi là
“ngưỡng cách mạng” – hay một mức độ huy động
quần chúng mà tại đó khiến họ vượt qua sự lưỡng
lự/do dự của mình để tham gia vào cuộc biểu tình thay
đổi chế độ. Granovetter cho rằng đây là lý do tại sao
nhiều cuộc cách mạng xảy ra theo mô hình thác (hình
tượng giống như thác nước): một sự huy động nhanh
chóng ban đầu thúc đẩy một nhóm trung lập tham gia,
điều này một lần nữa thúc đẩy mức biểu tình vượt qua
ngưỡng của nhóm tiếp theo khiến họ tham gia, và cứ
như vậy, cho đến khi thực sự có một cuộc nổi dậy của
quần chúng xảy ra.
Mô hình thác cách mạng dành sự quan tâm đặc biệt
cho việc tổ chức thành công cuộc biểu tình đầu tiên.
Đây là cuộc biểu tình có vai trò then chốt bởi, nếu nó
thành công, sẽ thuyết phục đám đông đang quan sát “từ
hàng rào” thấy được sự phản đối chế độ rộng rãi trong
xã hội, qua đó thúc đẩy họ tham gia vào các cuộc biểu
tình sau, khiến cho các cuộc biểu tình này trở nên lớn
hơn. Nói cách khác, cuộc biểu tình đầu tiên thành công
sẽ giúp tiết lộ thái độ thực sự của một bộ phận lớn

97  
 
người dân đối với chế độ, mà trước đó họ đã che dấu.
Qua đó thúc đẩy làn sóng người biểu tình tiềm năng kế
tiếp vượt qua ngưỡng cách mạng của họ.
Nhưng nếu mô hình thác cách mạng cho ta biết về
tầm quan trọng của cuộc biểu tình đầu tiên, thì nó
không cho ta biết nhiều về cách mà một nhà hoạt động
có thể làm để tổ chức thành một cuộc biểu tình như
vậy. Cụ thể hơn, làm thế nào các nhà hoạt động có thể
huy động đủ những người đi đầu để tiến hành một cuộc
biểu tình. Để từ đó sẽ thuyết phục được những người
còn đang giữ thái độ trung lập tham gia vào các cuộc
biểu tình sau đó? Trước khi trả lời cho câu hỏi này,
chúng ta cùng thống nhất một số định nghĩa:

-   Nhà hoạt động là các cá nhân tổ chức và khởi phát


các cuộc biểu tình chống chế độ.
-   Người đi đầu là những người tham gia trong cuộc
biểu tình đầu tiên, đặt cơ sở cho việc tạo ra một
thác cách mạng (tiềm năng). Do đó, nhóm này bao
gồm các nhà hoạt động, các nhà lãnh đạo chính trị,
những người tổ chức một cuộc biểu tình; và cũng
bao gồm những người dân bình thường, dù không

98  
 
phải là các nhà hoạt động chính trị, song sẵn sàng
tham gia vào cuộc biểu tình đầu tiên.
-   Người trung lập là những người có sự đồng cảm
với phong trào biểu tình, nhưng chỉ tham gia biểu
tình khi cuộc biểu tình đạt một ngưỡng nào đó.
-   Cuối cùng, cuộc biểu tình đầu tiên được định
nghĩa là “thành công” khi nó kích thích một dòng
“thác” biểu tình nổ ra sau đó.

Chúng tôi muốn tập trung vào những người đi đầu


không chỉ bởi tầm quan trọng về mặt lý thuyết của họ
đối với mô hình thác cách mạng, mà còn bởi trong
trường hợp của Ai Cập, thì chính sự huy động thành
công những người đi đầu này đã góp phần quyết định
trong việc kích hoạt cuộc nổi dậy vào năm 2011. Cuộc
biểu tình đầu tiên nổ ra vào ngày 25 tháng 1, ngày lễ
hàng năm của lực lượng cảnh sát Ai Cập, đã vượt xa
mức kì vọng, khi thuyết phục được rất nhiều người Ai
Cập, vốn ngày càng tức giận với chế độ của Mubarak,
tham gia vào cuộc biểu tình lớn tiếp theo vào ngày 28
tháng 1. Cuộc biểu tình này, còn được gọi là Ngày thứ
6 Giận dữ, thu hút được nhiều sự ủng hộ đến nỗi áp

99  
 
đảo lực lượng vũ trang hùng hậu của chế độ, khiến cho
lực lượng này phải rút khỏi các đường phố và cho phép
người biểu tình chiếm quảng trường Tahrir, ở trung
tâm Cairo. Trong 14 ngày tiếp theo, nhiều cuộc biểu
tình lớn hơn được tổ chức (vào các ngày 1, 4, và 11
tháng 2), với các cuộc biểu tình sau lại lớn hơn cuộc
biểu tình trước. Vào ngày cuối cùng của cuộc biểu
tình, ngày 11 tháng 2, trên một triệu người Ai Cập
tham gia và cuối cùng đã buộc Mubarak phải từ chức.
Nhìn chung, diễn tiến của cuộc cách mạng ở Ai Cập
khá tương tự với những gì mà mô hình thác cách mạng
dự đoán. Diễn tiến này tương tự với điều mà Mark
Beissiger gọi là “các cuộc cách mạng của người dân
thành thị” – vốn dựa trên sự gia tăng nhanh chóng một
số lượng lớn người dân sống ở các khu đô thị trung
tâm. Nếu đúng như Beissiger khẳng định, đó là các
cuộc cách mạng của người dân thành thị ngày càng trở
nên phổ biến trong thời kì hậu Chiến tranh Lạnh, thì
chúng ta có thể kì vọng rằng các bài học được rút ra từ
cuộc cách mạng ở Ai Cập có thể mang đến những chỉ
dẫn cho các cuộc huy động cách mạng trong tương lai.

100  
 
Để giải thích sự huy động thành công những người
đi đầu, trước hết chúng ta phải tìm hiểu các đặc điểm
đóng góp cho sự thành công của một cuộc biểu tình.
Nói cách khác, cuộc biểu tình dạng nào có khả năng
nhất trong việc lôi kéo những người trung lập ra khỏi
tư thế trung lập và khiến họ tham gia vào các cuộc biểu
tình sau đó? Lý thuyết thác cách mạng giải thích điều
này dựa vào số lượng người tham dự, đó là khi cuộc
biểu tình đầu tiên với một số lượng người tham dự đủ
lớn thì sẽ giúp tiết lộ cho những người quan sát trung
lập hiểu ra rằng có một số lượng lớn người dân đang
bất mãn với chế độ, và sự tiết lộ này sẽ thúc đẩy họ từ
bỏ lập trường trung lập và tham gia vào các cuộc biểu
tình sau đó. Tuy nhiên, nếu số lượng là một yếu tố của
thành công, thì các nghiên cứu về Ai Cập cũng chỉ ra
có ít nhất hai yếu tố quan trọng khác góp phần vào sự
thành công của cuộc biểu tình đầu tiên.

-   Thứ nhất, phạm vi của cuộc cuộc biểu tình (số


lượng các vị trí mà cuộc biểu tình diễn ra) cũng có
thể ảnh hưởng đến tính toán của những người trung
lập. Một cuộc biểu tình với phạm vi rộng cho thấy

101  
 
không chỉ có nhiều người phản đối chế độ mà sự
phản đối này còn xảy ra ở nhiều khu vực khác
nhau. Thực vậy, các học giả nhấn mạnh rằng điều
mấu chốt trong cuộc biểu tình ngày 25 tháng 1 là
nó xảy ra đồng thời ở nhiều thành phố trên cả
nước, hơn là chỉ xảy ra ở trung tâm Cairo; và điều
này cũng đúng với hầu hết các cuộc cách mạng
thành công trước đó.
-   Thứ hai, nhiều giải thích về cuộc cách mạng Ai
Cập chỉ ra một đặc điểm đặc biệt của cuộc biểu
tình vào ngày 25 tháng 1, đó là thay vì là một cuộc
biểu tình được lãnh đạo bởi một nhóm chính trị nổi
tiếng, thì nó không có sự lãnh đạo, mang tính tự
phát và tổ chức theo phương ngang. Dĩ nhiên, như
chúng ta thấy bên dưới, có các nhà hoạt động đứng
sau sự kiện 25 tháng 1, và nhiều người Ai Cập biết
rằng các nhóm trẻ đã tổ chức và kêu gọi cho sự
kiện này. Tuy nhiên, sự lãnh đạo này chủ yếu nhằm
thúc cho cuộc biểu tình diễn ra, nhưng không nhằm
hướng dẫn nó hướng tới một mục tiêu hay kết quả
cụ thể. Một khi các cuộc biểu tình bắt đầu, thì

102  
 
chúng sẽ tiến hóa và mở ra theo cách phi tập trung
và tự phát; và chính sự tự phát (biểu kiến) này
khiến cho những người Ai Cập trung lập đang quan
sát nghĩ rằng cuộc biểu tình thực sự là biểu hiện
cho ý chí của người dân, hơn là một chiến dịch có
chủ đích do một tổ chức hay đảng phái nào đó dẫn
dắt. Cơ chế này khiến cho nó có ảnh hưởng sâu sắc
hơn đối với những người quan sát trung lập so với
các cuộc biểu tình được tổ chức bởi các nhóm
chính trị trước đó.

Do đó, các nhà nghiên cứu chỉ ra ba đặc điểm khiến


cho một cuộc biểu tình có thể kích hoạt một thác cách
mạng: số lượng lớn, phạm vi rộng, và không có
sự/người lãnh đạo (rõ ràng). Những đặc điểm này quan
trọng bởi chúng ảnh hưởng đến quyết định tham gia
biểu tình của những người trung lập, khả năng thành
công của biểu tình, và sự hài lòng về những gì có được
sau cách mạng. Nói cách khác, các cuộc biểu tình đầu
tiên với các đặc điểm lớn về số lượng, rộng về phạm
vi, và không có sự lãnh đạo sẽ có khả năng thuyết phục
những người trung lập cao hơn, đó là những người vốn

103  
 
đã ủng hộ phong trào song vẫn còn thận trọng trong
việc quyết định tham gia vào cuộc biểu tình.
Nếu đây là những đặc điểm quyết định cho sự thành
công của cuộc biểu tình đầu tiên, thì chúng ta trở lại
với vấn đề huy động những người đi đầu: làm thế nào
các nhà hoạt động có thể tổ chức một cuộc biểu tình
đầu tiên với quy mô, bề rộng, và không có sự lãnh đạo
đủ để kích hoạt một thác biểu tình?

Truyền thông xã hội và sự huy động những người


đi đầu ở Ai Cập
Khi giải thích việc huy động những người đi đầu,
nhiều học giả tập trung vào tiểu sử và tính cách của các
nhà hoạt động. Chẳng hạn, Kuran cho rằng các cuộc
biểu tình đầu tiên xảy ra thành công khi có đủ những
người với “ước muốn mãnh liệt về một vấn đề cụ thể”
tham gia biểu tình cùng nhau. Giải thích này có một sự
hợp lý nhất định, khi nhìn chung, những người tổ chức
một sự kiện như vậy phần lớn là các nhà hoạt động có
sự cam kết và dấn thân cao, với ‘ước muốn mãnh liệt”
như Kuran giải thích. Thực vậy, như một số học giả

104  
 
nhận xét về các nhà hoạt động, những người tổ chức
các cuộc biểu tình đầu tiên trong Mùa Xuân Ả Rập, tất
cả đều rất cam kết và can đảm.
Nhưng sự giải thích trên về hành động của những
người lãnh đạo phong trào không đủ để giải thích cho
sự thành công của cuộc biểu tình đầu tiên. Vì để cho
cuộc biểu tình đầu tiên thành công, cần nhiều người
tham gia hơn là chỉ bao gồm nhóm nòng cốt với các
nhà hoạt động có kinh nghiệm và cam kết. Một nhóm
như vậy có thể khoảng vài trăm, hoặc nhiều nhất vài
ngàn người, trong khi để cuộc biểu tình đầu tiên thành
công đòi hỏi huy động nhiều người hơn thế rất nhiều.
Chẳng hạn, ở Ai Cập, các học giả ước tính, cuộc biểu
tình ngày 25 tháng 1 thu hút được khoảng 30,000
người tham gia. Câu hỏi ở đây là làm thế nào các nhà
hoạt động xã hội có thể huy động một số lượng đáng
kể những người đi đầu, khiến họ vượt ra khỏi những
rào cản trực tiếp quanh mình để tham gia biểu tình. Và
trong cuộc cách mạng ngày 25 tháng 1 ở Ai Cập,
chúng tôi cho rằng chính truyền thông xã hội đóng góp
quan trọng cho điều này.

105  
 
Cụ thể hơn, chúng tôi cho rằng các nền tảng truyền
thông xã hội như Facebook và Twitter đã giúp cho một
số lượng lớn các nhà hoạt động và người dân biệt lập
trở nên quen biết nhau, qua đó hình thành mạng lưới và
các mối quan hệ, cũng như khiến cho việc điều phối
trở nên dễ dàng, góp phần vào thành công của cuộc
biểu tình ngày 25 tháng 1.
Chúng tôi đưa ra ba cơ chế cho thấy mối liên hệ
giữa việc sử dụng truyền thông xã hội với sự thành
công của các cuộc biểu tình đầu tiên, cũng như cho
thấy cách mà mỗi cơ chế này góp phần vào một trong
ba yếu tố thành công đề cập ở trên, tức là số lượng lớn
người tham gia, phạm vi rộng rãi (toàn quốc), và
không có lãnh đạo rõ ràng. Chúng tôi cũng gắn các cơ
chế này với các nền tảng truyền thông xã hội cụ thể,
bởi chúng tôi cho rằng không phải tất cả các công nghệ
dựa trên nền tảng Internet đều mang đến dạng cơ hội
huy động giống nhau.
Cụ thể, Facebook giúp 1) Tuyển mộ người cho
phong trào, và 2) Lên kế hoạch lẫn điều phối biểu tình.
Các tính năng của Facebook như – “like”, “wall”,

106  
 
“friends” – rất thích hợp với các hoạt động này. Chúng
cho phép các nhà hoạt động xác định và “kết bạn” với
những người xa lạ nhưng đồng cảm, chat với họ qua
các ứng dụng nhắn tin riêng, rồi sau đó mời họ “like”
một “trang” chứa đựng thông tin về công tác hậu cần
của biểu tình. Do đó, Facebook giúp giảm bớt các
thách thức mà các nhà hoạt động phải đối mặt – tuyển
mộ hàng nghìn thành viên và cảm tình viên, phổ biến
cho họ thông tin chi tiết về kế hoạch biểu tình để tất cả
có thể hành động cùng nhau.
Trái lại, Twitter có vai trò quan trọng trong việc
cung cấp 3) Cập nhật tin tức (live updating) về công
tác hậu cần của biểu tình. Các tính năng của Twitter
như – “live updating”, “reweets” và “hashtags” – hữu
hiệu trong việc phát tán những thông tin tức thời (real
– time) như: biểu tình đang diễn ra ở đâu, lực lượng vũ
trang chỗ nào đông nhất, và quan trọng hơn, đoàn
người biểu tình đang hướng đến nơi nào. Cơ chế như
vậy góp phần giúp điều phối cuộc biểu tình (theo cách
không cần lãnh đạo). Dù các nhà hoạt động đã đưa ra
kế hoạch hành động cho cả ngày – thời gian bắt đầu,

107  
 
người biểu tình sẽ gặp nhau ở đâu, sử dụng khẩu hiệu
nào – thì sau khi cuộc biểu tình bắt đầu, chúng tiến hóa
một cách tự nhiên, và không theo chỉ dẫn của một nhà
lãnh đạo hay tổ chức cụ thể nào. Chẳng hạn, việc live
updating liên tục giúp cho các đoàn biểu tình từ xung
quanh Cairo tập trung về quảng trường Tahrir vào cuối
ngày, một điều vốn không nằm trong kế hoạch biểu
tình trước đó.
Trước khi đi vào phân tích chi tiết hơn, xin lưu ý hai
điểm trong bài này:

-   Thứ nhất, sự nhấn mạnh về tầm quan trọng của


truyền thông xã hội chỉ giới hạn cho cuộc huy động
vào ngày 25 tháng 1. Dù chúng ta biết các công cụ
truyền thông xã hội được sử dụng ở nhiều thời
điểm khác nhau trong cuộc nổi dậy kéo dài 18
ngày, song ý nghĩa của nó giảm dần trong các cuộc
biểu tình sau ngày 25 tháng 1. Lý do đó là chế độ
Mubarak đã cố gắng làm gián đoạn, làm chậm,
thậm chí chặn Facebook và Twitter, điều này đã
khiến cho các nhà hoạt động phải trở lại với các
phương triện truyền thống hơn. Ngoài ra, hai cuộc

108  
 
khảo sát được tiến hành ngay sau cách mạng (của
Arab Barometer và Zeynep Tufekci) về việc sử
dụng truyền thông cho thấy việc sử dụng truyền
thông xã hội trong trong ngày 25 tháng 1 cao hơn
so với các cuộc biểu tình vào các ngày sau đó.
-   Thứ hai, chúng tôi cho rằng việc sử dụng truyền
thông xã hội góp phần vào sự thành công của cuộc
biểu tình ngày 25 tháng 1, song nó không phải là
điều kiện duy nhất và tiên quyết cho thành công.
Chẳng hạn, một trong những chất xúc tác quan
trọng cho thành công của ngày 25 tháng 1 đó là
cuộc cách mạng ở Tunisia, mà như nhiều học giả
khẳng định, góp phần khiến cho người dân Ai Cập
thấy được triển vọng về sự thay đổi chính trị ở Ai
Cập. Những người tham dự cuộc biểu tình vào
ngày 25 tháng 1 chắc chắn bị ảnh hưởng bởi cuộc
cách mạng ở Tunisia, và rõ ràng rằng cuộc cách
mạng này cùng với cuộc biểu tình ngày 25 tháng 1
đã góp phần làm thay đổi quan điểm của những
người trung lập.

109  
 
Do đó, về ảnh hưởng của truyền thông xã hội,
chúng tôi chỉ muốn đơn giản cho thấy rằng các phương
tiện này đã được sử dụng theo những cách quan trọng
và có ý nghĩa bởi các nhà hoạt động và người dân Ai
Cập. Và việc sử dụng rộng rãi các phương tiện này góp
phần ảnh hưởng đến quy mô, phạm vi và đặc điểm của
cuộc biểu tình. Chúng tôi tin rằng bằng việc truy
nguyên một cách cẩn thận các cơ chế nối kết hai công
cụ truyền thông này với ba đặc điểm ở trên (tuyển mộ,
lên kế hoạch, và live updating), chúng ta có thể đi đến
kết luận là việc sử dụng truyền thông xã hội góp phần
quan trọng trong việc huy động những người đi đầu.
Phân tích được tiến hành tiếp theo như sau:

-   Thứ nhất, chúng tôi phân tích hai cơ chế gắn liền
với Facebook – tuyển mộ cho phong trào, và lên kế
hoạch và điều phối biểu tình – để giải thích sự
đóng góp của công cụ này tới quy mô và phạm vi
của cuộc biểu tình.
-   Thứ hai, chúng tôi cũng thực hiện phân tích tương
tự với cơ chế gắn liền với Twitter là live updating.

110  
 
Facebook: Tuyển mộ và lên kết hoạch biểu tình
Các nhà hoạt động, những người tổ chức cuộc biểu
tình ngày 25 tháng 1, sử dụng Facebook một cách rộng
rãi để tổ chức sự kiện. Họ khám phá ra rằng các tính
năng khác nhau của Facebook – đặc biệt là tính năng
tạo “group” – mời các cá nhân tham gia, và tính năng
“wall” – trên đó các thông điệp và tin tức cập nhật
được đăng – rất thích hợp cho việc tổ chức và lên kế
hoạch biểu tình. Phần này sẽ cho thấy cách mà các nhà
hoạt động sử dụng nền tảng này để đóng góp cho sự
thành công của cuộc biểu tình ngày 25 tháng 1 thông
qua hai cơ chế sau:

1)   Tuyển mộ, giúp đảm bảo cho số lượng người biểu


tình đủ lớn;
2)   và Lên kế hoạch và điều phối biểu tình, đảm bảo
cho cuộc biểu tình thỏa mãn yêu cầu về phạm vi.

Tuyển mộ người biểu tình


Một trong những điều ấn đượng nhất trong ngày biểu
tình ngày 25 tháng 1 (cũng là ngày kỷ niệm hàng năm
của lực lượng cảnh sát) là số lượng người tham dự.

111  
 
Trong khi các cuộc biểu tình trong quá khứ ở Ai Cập
hiếm khi vượt quá 1,000 người tham gia, thì nay đã có
hơn 30,000 người tham gia cuộc biểu tình này. Số
lượng lớn này một phần đến từ nhiều năm làm việc
tích cực trước đó của những người tổ chức biểu tình,
trong việc xây dựng mạng lưới các nhà hoạt động và
các phong trào xã hội với hàng nghìn thành viên. Điều
thú vị là, phần lớn các công việc này được thực hiện
trên nền tảng online, đặc biệt là qua Facebook.
Cuộc biểu tình ngày 25 tháng 1 được tổ chức bởi
một liên minh giữa các nhà hoạt động và một vài đảng
chính trị đối lập. Lãnh đạo của các nhóm này đã quen
biết nhau nhiều năm trước đó, khi họ cùng nhau tham
gia vào nhiều hoạt động lúc còn là sinh viên đại học
cũng như trong Phong trào Dân chủ Kefaya vào năm
2005. Liên minh bao gồm các nhà hoạt động đến từ
một phong trào có tên gọi Nhóm trẻ 6/4, các nhà lãnh
đạo từ chiến dịch tranh cử tổng thống của Mohamed
ElBaradei (cựu giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên
tử Quốc tế), một số thành viên trẻ của tổ chức Anh em

112  
 
Hồi giáo, và một nhóm cánh tả có tên gọi Giới trẻ vì
Công lý và Tự do.
Liên minh cũng làm việc mật thiết với những người
quản lý giấu tên của một trang Facebook có tên gọi
“Tất cả chúng ta là Khaled Said”, được tạo ra vào năm
2010 nhằm phản đối vụ hai cảnh sát giết chết một cách
tàn bạo người than niên có tên Khaled Said. Vụ việc
khiến nhiều người Ai Cập trung lưu tức giận, và trang
Facebook này, vốn tập trung vào những phàn
nàn/khiếu nại liên quan đến sự lạm dụng và việc không
bị trừng phạt của cảnh sát, đã có được một lượng người
theo dõi đáng kể. Do đó trang Facebook này mang đến
cho các nhà hoạt động một lượng người theo dõi đủ
lớn, những người có khả năng đáp lại lời kêu gọi biểu
tình của họ. Việc có sẵn một lượng lớn người theo dõi,
dưới hình thức các nhóm/trang tương tự “Tất cả chúng
ta là Khaled Said”, là một trong những điều tạo nên sự
khác biệt giữa sự kiện ngày 25 tháng 1 so với các nỗ
lực biểu tình chống chế độ trước đó ở Ai Cập.
Trang này do hai bạn trẻ thiết lập, đó là Ghonim và
Mansour, vốn biết đến nhau thông qua Google chat

113  
 
vào năm 2009. Cả hai là những người tích cực sử dụng
Internet và các công cụ truyền thông xã hội; Ghonim
lúc đó đang là quản lý tiếp thị của Google còn
Mansour là blogger về chính trị Ai Cập. Mansour cũng
còn là thành viên của tổ chức Anh em Hồi giáo; anh
tham gia tổ chức vào ngày 6 tháng 4 năm 2008, và nhờ
vậy có mối liện hệ tốt với giới hoạt động ở Cairo. Sau
khi Khaled Said bị giết vào tháng 6 năm 2010, Ghonim
tạo ra trang “Tất cả chúng ta là Khaled Said” để tố giác
vụ giết người và sự lạm dụng của cảnh sát nói chung.
Sau vài ngày, anh liên hệ với Mansour nhờ giúp anh
quản lý trang.
Số lượng thành viên của trang đã gia tăng nhanh
chóng. Nhiều người Ai Cập rất giận dữ với sự việc, và
phản ứng tích cực với các thảo luận trên trang. Ban
đầu, trang này tránh liên quan đến các thông điệp chính
trị, mà chủ yếu tập trung trực tiếp vào những sự phàn
nàn và tức giận đối với sự lạm dụng của cảnh sát cũng
như việc cảnh sát đã không bị trừng phạt vì các hành vi
bạo lực của họ. Mansour cũng giải thích rằng những
người tham gia vào trang/nhóm đa phần là những

114  
 
người Ai Cập chưa từng quan tâm/hay có sự tham dự
tích cực vào chính trị trước đó:
Tôi có một số anh em và hàng xóm. Họ gửi cho tôi link của
trang, bởi họ không biết tôi là người quản lý trang. Trong đời
sống hàng ngày họ thực sự im lặng, và không quan tâm hay
có biểu hiện tích cực nào về chính trị. Dường như họ có hai
bộ mặt […] Dĩ nhiên, một số (trong những người tham gia
vào trang/nhóm) là thành viên của các phong trào đại học, các
đảng chính trị, hay Nhóm Trẻ 6/4, tuy nhiên đa số thuộc tầng
lớp trung lưu và chưa từng liên quan đến chính trị.
Vào cuối năm 2010, trang Facebook này đã thu hút
được hàng trăm ngàn người theo dõi, nhiều hơn bất cứ
nhóm hay đảng phái chính trị nào ở Ai Cập. Vào cuối
tháng 12, Ghonim kết nối với Ahmed Maher, lãnh đạo
của Nhóm Trẻ 6/4, và hai người đã đồng ý cộng tác để
lên kế hoạch cho cuộc biểu tình ngày 25 tháng 1, trong
đó họ sử dụng trang “Tất cả chúng ta là Khaled Said”
để tuyển mộ người biểu tình.
Lãnh đạo của nhiều phong trào và các đảng phái
khác cũng sử dụng Facebook để tuyển mộ thành viên
mới cũng như mở rộng lượng người theo dõi. Ví dụ nổi
bật nhất là Nhóm Trẻ 6/4, một trong những nhóm có
lượng người theo dõi nhiều nhất. Nó được thành lập

115  
 
khoảng 3 năm trước cuộc biểu tình ngày 25 tháng 1.
Tên của nhóm lấy từ cuộc biểu tình được tổ chức vào
ngày 6 tháng 4 năm 2008 bởi một vài nhà hoạt động trẻ
nhằm ủng hộ cho cuộc đình công của công nhân ở
Mahalla al-Kubra. Trong một cuộc phỏng vấn, một
trong những nhà hoạt động kêu gọi cho cuộc biểu tình
này miêu tả cách mà cô sử dụng Facebook để tổ chức
cuộc biểu tình như sau:
Facebook lúc đó rất mới với chúng tôi; và lần đầu tiên chúng
tôi sử dụng Facebook là ở phong trào ngày 6 tháng 4. Tôi
không biết ý tưởng này đến với tôi như thế nào. Tôi chỉ thấy
các tính năng “group”, “wall”, …rất hữu ích. Bạn có thể
“invite” mọi người và nghe quan điểm của họ, và bạn có thể
tổ chức các buổi họp online. Vì vậy, tôi thấy rằng nó có thể là
một công cụ giúp tôi tập hợp mọi người xung quanh mình.
Tôi gửi nó cho bạn của tôi, sau đó họ lại gửi chúng cho bạn
của họ, cứ như thế.
Cuộc biểu tình ngày 6 tháng 4 năm 2008 không
thành công khi chỉ một số ít người tham gia và nhanh
chóng bị lực lượng công an đàn áp. Nhưng những
người tổ chức vẫn tiếp tục làm việc cùng nhau, và tiếp
tục mời mọi người tham gia vào nhóm Facebook của
họ, khiến cho số lượng thành viên tăng lên hàng nghìn

116  
 
người. Lãnh đạo của nhóm cho biết rằng họ sử dụng
Facebook để tuyển nhiều thành viên mới hơn nữa. Khi
mà họ đã xây dựng được một nền tảng những người
theo dõi online đông đảo, lãnh đạo nhóm đã lên kế
hoạch cho các buổi gặp offline, cũng như các diễn đàn
với những người ủng hộ. Ví dụ, một trong những lãnh
đạo của phong trào cho biết, đó là ngay sau biểu tình
ngày 6 tháng 4 năm 2008, các nhà hoạt động tạo ra một
sự kiện trên Facebook để tổ chức một buổi gặp offline
ở the Journalists’ Syndicate cho những người muốn
tham gia nhiều hơn vào phong trào:
Những người có mặt là những người đã tham gia nhóm.
Chúng tôi không biết nhau trước đó, và đây là lần đầu tiên
chúng tôi gặp nhau. Tôi đi vòng quanh, và hỏi mọi người tên
của họ. Và theo cách như vậy, chúng tôi đã đưa phong trào từ
nền tảng online ra đời thực.
Các nhà lãnh đạo tiếp tục tổ chức các buổi gặp
tương tự, và khi làm như vậy họ định hình được một
nhóm nòng cốt gồm những người ủng hộ mà họ tin
tưởng. Một trong những người sáng lập cho biết họ tư
duy về phong trào giống như các vòng tròn đồng tâm.

117  
 
-   Nhóm rộng nhất gồm những người liên kết với họ
trên Facebook, bao gồm những người theo dõi và
những người ủng hộ. Nhưng nhóm này quá lớn,
khó để cho người lãnh đạo có thể biết hết được,
ngoài ra, trong đó có thể có những nằm vùng cung
cấp tin cho chế độ.
-   Do đó, họ tạo ra vòng tròn thứ hai với những người
theo dõi trung thành hơn, những người mà họ biết
và tin tưởng. Những người này, đã biết nhau qua
các buổi gặp mặt trực tiếp tổ chức hàng tuần trên
toàn quốc, hình thành một nhóm nòng cốt của tổ
chức và có vai trò quyết định trong việc tổ chức
cuộc biểu tình ngày 25 tháng 1. Các nhà hoạt động
đã thiết lập các tổ/nhóm ở các thành phố trên khắp
cả nước, và họ giữ danh sách tên, vị trí và thông tin
liên lạc của các thành viên cốt lõi này.
-   Ở trung tâm của vòng tròn là những người thành
lập và lãnh đạo của phong trào, một nhóm khoảng
20 người tập trung ở Cairo.

Bằng cách này, những người lãnh đạo Nhóm Trẻ


6/4 đã xây dựng một phong trào với một mạng lưới

118  
 
những người theo dõi online rộng rãi, cùng một nhóm
các thành viên nòng cốt – mà cả hai đều được tuyển
mộ chủ yếu thông qua Facebook.
Trong số các nhóm điều phối cuộc biểu tình ngày
25 tháng 1, thì Nhóm Trẻ 6/4 có lẽ là nhóm tích cực
nhất trong việc sử dụng Facebook để tuyển mộ thành
viên và người theo dõi, nhưng các nhóm và đảng phái
khác cũng sử dụng công cụ này cho mục đích tương tự.
Chẳng hạn, một trong những lãnh đạo chiến dịch của
Baradei giải thích rằng họ sử dụng Facebook theo cách
tương tự Nhóm Trẻ 6/4, ví dụ như xác định những
người có thiện cảm với mình, sau đó tổ chức các buổi
gặp offline để thu thập chữ ký cho một bản kiến nghị
ủng hộ cho việc tranh cử tổng thống của Baradei.
Tương tự, lãnh đạo của Đảng mặt trận Dân chủ và
Đảng Ghad cho biết họ sử dụng Facebook để tăng số
lượng người theo dõi và phạm vi ảnh hưởng của họ.
Khi cuộc biểu tình 25 tháng 1 diễn ra, tất cả các nhóm
này sử dụng hàng ngàn thậm chí hàng chục ngàn người
theo dõi trên Facebook để lan tỏa thông điệp của họ.

119  
 
Họ cũng có nhóm nòng cốt gồm những người tin tưởng
để tiến hành các cuộc biểu tình trên khắp cả nước.
Tầm quan trọng của Facebook trong việc tuyển mộ
người Ai Cập tham gia vào cuộc biểu tình ngày 25
tháng 1 cũng có thể thấy được thông qua kết quả khảo
sát TDS (tập hợp dữ liệu ở Tahrir) cũng như qua giải
thích của những người tham gia biểu tình.
Trong khảo sát TDS, hầu hết khoảng một nửa số
người được hỏi (48%) nói rằng họ nhận được thông tin
đầu tiên về biểu tình từ Facebook, nhiều hơn so với bất
kì các phương tiện hoặc nguồn thông tin nào khác
(đứng ở vị trí thứ hai là từ tương tác trực tiếp mặt đối
mặt, với 31%). Tương tự, vố số người được phỏng vấn
nói rằng họ biết về biểu tình trước tiên thông qua
Facebook hoặc qua việc là thành viên của các nhóm
trên Facebook. Chẳng hạn, một cựu quan chức cảnh sát
sống ở Cairo, từng tham gia cuộc biểu tình ngày 25
tháng 1, nói rằng ông biết thông tin về cuộc biểu tình
qua nhóm Facebook “Tất cả chúng ta là Khaled Said”.
Một lãnh đạo trẻ khác của tổ chức Anh em Hồi giáo

120  
 
cũng nói rằng mình nghe về biểu tình trước tiên từ
tường của nhóm này.
Các giải thích tương tự cũng đến từ những người đã
được tuyển mộ vào trong các nhóm hoạt động xã hội
như Nhóm Trẻ 6/4. Chẳng hạn, ba bạn trẻ đến từ Suez
giải thích trong một cuộc phỏng vấn rằng, dù họ chưa
bao giờ gặp bất cứ người lãnh đạo của Nhóm Trẻ 6/4
và chưa bao giờ có mặt ở bất cứ cuộc gặp mặt nào,
song họ đã tham gia nhóm Facebook của tổ chức này
từ năm 2010 và theo dõi sát sao cũng như tham dự vào
các chiến dịch của nhóm, bao gồm cuộc biểu tình ngày
25 tháng 1. Sau đó, họ đã được đề nghị làm đại diện
của nhóm tại Suez, điều phối các hoạt động của giới trẻ
tại thành phố. Tất cả những người không thuộc nhóm
nòng cốt ở Cairo, như ba bạn trẻ ở Suez, không có
nhiều kinh nghiệm chính trị. Sự tham gia của họ vào
cuộc biểu tình ngày 25 tháng 1 chủ yếu nhờ việc họ
được tuyển mộ vào các nhóm thông qua Facebook.

121  
 
Lên kế hoạch và điều phối biểu tình
Một yếu tố thứ hai góp phần vào thành công của cuộc
biểu tình ngày 25 tháng 1 là phạm vi của nó. Cùng một
lúc, tại các quảng trường và các thành phố trên khắp cả
nước, các cuộc tuần hành nổ ra với cùng yêu cầu và
khẩu hiệu. Việc xảy ra đồng thời này tạo ra ấn tượng
về một sự kiện quy mô quốc gia thực sự và làm gia
tăng sự biểu kiến cũng như tác động mang tính biểu
tượng của các cuộc biểu tình. Nó cũng khiến cho chính
quyền khó khăn hơn trong việc ngăn chặn, khi mà lực
lượng vũ trang phải triển khai ở nhiều thành phố. Sự
điều phối tài tình các cuộc biểu tình này chủ yếu thông
Facebook, phương tiện đã trở thành cơ sở chính nơi mà
mọi người đăng chi tiết về sự kiện.
Khảo sát của TDS cho thấy vai trò hỗ trợ điều phối
quan trọng của Facebook cho cuộc biểu tình. Những
người tham gia khảo sát trả lời câu hỏi “Đâu là dạng
thông tin mà bạn nhận được” trong bảy dạng sau từ các
nguồn thông tin khác nhau: không (nhận được), tin tức
và cập nhật, thông tin điều phối, dữ liệu như hình ảnh
và video, quan điểm và khẩu hiệu, thông tin hài hước,

122  
 
và những thông tin khác. Kết quả khảo sát cho thấy,
Facebook được sử dụng nhiều nhất để nhận thông tin
về điều phối, với 45% người nhận thông tin này thông
qua Facebook, so với 30% qua điện thoại di động, và
28% qua Twitter.
Các cuộc phỏng vấn cũng cho thấy tầm quan trọng
của Facebook trong việc điều phối cũng như cung cấp
thêm thông tin về cách mà công cụ này được sử dụng
để lên kế hoạch cho cuộc biểu tình.
Sau khi tạo ra trang sự kiện trên Facebook để kêu
gọi cho cuộc biểu tình vào ngày truyền thống của Cảnh
sát, những người lãnh đạo của Nhóm Trẻ 6/4 và ban
quản lý trang “Tất cả chúng ta là Khaled Said” bắt đầu
thảo luận về công tác hậu cần cho sự kiện. Họ thành
lập một ủy ban gồm 30 người, bao gồm các thành viên
của hai nhóm. Ủy ban này lại được chia thành các tiểu
ủy ban chịu trách nhiệm cho các hoạt động khác nhau
như chọn vị trí biểu tình, liên hệ với các tổ chức khác,
phát triển các khẩu hiệu, đưa thông tin lên Internet và
in các quyển sách mỏng hướng dẫn.

123  
 
Họ gặp nhau bí mật ở các vị trí xung quanh Cairo,
đồng thời mời thêm các tổ chức ở các thành phố khác
tham gia, nhằm khuyến khích các tổ chức này hình
thành các ủy ban tương tự cũng như đảm bảo rằng họ
đang đi theo đúng lộ trình. Cuối cùng nhóm lên lịch
tổng thể cho cả ngày, bao gồm biểu tình bắt đầu vào
lúc 2 giờ chiều ở bốn vị trí quanh Cairo, và sáu thành
phố khác, những nơi giới hoạt động tập trung đông.
Những người ủng hộ được khuyến khích tham gia cuộc
biểu tình ở vị trí gần nhất với họ. Ngoài ra, các nhà
hoạt động tổ chức cho những người ủng hộ thân tín
nhất tiến hành một “cuộc biểu tình bí mật”, khoảng hai
giờ trước khi cuộc biểu tình chính thức xảy ra; điều
này cho phép họ tập hợp những người ủng hộ và tạo đà
khi cuộc biểu tình chính thức được kích hoạt. Nhóm
cũng đã thiết lập một phòng chỉ huy ở trong một tòa
nhà của một tổ chức NGO thân hữu, nơi mà một số
người lãnh đạo sẽ trực cả ngày để trả lời các cuộc gọi
từ những người đang tìm kiếm thông tin về cuộc biểu
tình và đăng các cập nhật lên Twitter và Facebook.

124  
 
Phương tiện chính mà các nhà hoạt động sử dụng để
phát tán thông tin về cuộc biểu tình là Facebook. Họ
đưa thông tin về cuộc biểu tình lên các nhóm, nơi mà
các thành viên và người theo dõi có thể nắm bắt được.
Trong số này, quan trọng nhất là trang “Tất cả chúng ta
là Khaled Said”, do có số lượng thành viên rất lớn.
Vào khoảng 2:53 phút chiều ngày 24 tháng 1, các nhà
hoạt động đưa thông tin chi tiết về kế hoạch biểu tình
lên một trang sự kiện, có tên “Chi tiết về cuộc biểu tình
ngày 25 tháng 1”, bao gồm các thông tin sau:

-   Đầu tiên là mô tả về ai là nhà hoạt động, tại sao họ


biểu tình vào ngày 25 tháng 1.
-   Tiếp theo là danh sách các yêu cầu, trong đó bao
gồm giảm nghèo đói, hủy bỏ lệnh tình trạng khẩn
cấp đã được ban bố rất lâu ở Ai Cập, sa thải Bộ
trưởng Nội vụ Habib al-Adly, và giới hạn số nhiệm
kì tổng thống còn hai nhiệm kỳ.
-   Sau đó là những vị trí mà cuộc biểu tình bắt đầu: ở
Cairo là tại vòng xuyến Shubra và Matareyya trước
Đại học Cairo, và đại lộ Arab League; còn bên

125  
 
ngoài Cairo là tại các vị trí Alexandria, Ismailia,
Fayoum, Mahalla al-Kubra, Tanta và Sohag.
-   Tiếp đến là một số nguyên tắc chung về cuộc biểu
tình và cách giữ cho cuộc biểu tình được an toàn,
cũng như đưa ra các bài hát và khẩu hiệu mà người
biểu tình nên sử dụng.
-   Tiếp theo nữa là một loạt số điện thoại, đầu tiên là
của một nhóm luật sư cam kết đại diện cho người
biểu tình, và sau đó là số liên lạc trong mỗi thành
phố bao gồm trung tâm điều khiển tại Cairo, luôn
sẵn sàng cung cấp các chỉ dẫn và hỗ trợ về hậu cần.
-   Cuối cùng là một danh sách các nhóm tài trợ và hỗ
trợ cho sự kiện.

Nhìn chung sự kiện bắt đầu theo đúng kế hoạch,


điều này cho thấy rằng những người tham gia thực sự
lấy thông tin từ trang sự kiện. Các nhà hoạt động đã tổ
chức cuộc biểu tình bí mật vào đầu giờ trưa, diễu hành
qua vùng ngoại ô nghèo ở Cairo để thu hút mọi người
tham gia. Dù các nhà hoạt động kêu gọi cuộc biểu tình
chính thức diễn ra vào lúc 2 giờ chiều tại các vị trí
được quy định trước, song người tham dự đến tương

126  
 
đối sớm, và vì vậy họ đã sẵn sàng ở thời điểm mà các
nhà hoạt động tới. Một người tổ chức đến từ chiến dịch
của Baradei miêu tả cảnh mà ông thấy lúc này:
Chúng tôi đã thông báo rằng cuộc biểu tình sẽ bắt đầu vào lúc
2 giời chiều, nhưng mọi người đến sớm hơn. Chỉ một số đến
từ nhóm của chúng tôi, còn lại đa phần tôi không biết họ. Họ
đến theo thông báo trên Facebook, và có khoảng 2,000-4,000
người đã ở đó vào lúc 2h chiều. Và khi chúng tôi thấy số
lượng lớn này, chúng tôi bắt đầu cuộc biểu tình.
Một người biểu tình khác, thành viên của Nhóm trẻ
6/4, đến từ thành phố Nile Delta ở Damanhour. Theo
các chỉ dẫn trên trang Facebook, anh đã đi tới
Alexandria, địa điểm biểu tình gần nhất từ chỗ anh để
tham gia biểu tình. Anh miêu tả một cảnh tương tự mà
anh và sáu người bạn thấy ở một trong những khu vực
biểu tình được dự định trước, đó là nhà ga Sidi Gaber:
Chúng tôi diễu hành qua các vùng lân cận để thu hút thêm
người. Sau đó chúng tôi đi tới nhà ga Sidi Gaber theo như kế
hoạch. Khi chúng tôi đi đến đó với số lượng lớn người biểu
tình, thì đã thấy mọi người có mặt ở đó, họ đến từ mọi nơi.
Trên thực tế thì những người tham gia biểu tình,
như những người được phỏng vấn ở trên, đã đi theo
các chỉ dẫn trên Facebook, nghĩa là đi tới Alexandria

127  
 
để biểu tình hơn là biểu tình tại quê nhà. Và ở các
thành phố khác, các cuộc biểu tình cũng bắt đầu tương
đối đúng giờ và đúng vị trí đã liệt kê trên Facebook.
Điều này cho thấy tầm quan trọng của Facebook trong
việc điều phối sự kiện trên phạm vi cả nước. Rõ ràng,
cùng với việc công khai kế hoạch lên Facebook, các
nhà hoạt động đã tổ chức một cuộc biểu tình chưa từng
có tiền lệ trong lịch sử gần đây của Ai Cập - một cuộc
biểu tình chống chế độ ở quy mô toàn quốc với sự
tham gia của người dân từ mọi miền đất nước.

Twitter: live updating về các cuộc biểu tình


Một đặc điểm nổi bật cuối cùng của cuộc biểu tình
ngày 25 tháng 1 là việc nó không có sự lãnh đạo rõ
ràng. Tuy việc lên kế hoạch công khai trên Facebook
đã cung cấp một khuôn khổ cho cuộc biểu tình và đảm
bảo rằng chúng sẽ bắt đầu cùng thời gian, với cùng
khẩu hiệu. Nhưng rất nhiều điều đã diễn ra sau đó
không nằm trong kế hoạch ban đầu, chẳng hạn sự hội
tụ tự phát của các dòng người biểu tình về quảng
trường Tahrir ở Cairo. Sự tự phát này cung cấp thêm

128  
 
cảm giác về tính chân thực của cuộc biểu tình. Dù
nhiều người quan sát biết rằng các nhóm trẻ đã lên kế
hoạch cho sự kiện, song cách mà sự kiện diễn ra dường
như cho thấy nó là một phong trào không có sự lãnh
đạo thực sự, được hướng dẫn bởi các quyết định tự
phát của người dân Ai Cập, những người cảm thấy họ
có một nghĩa vụ đóng góp cho phong trào.
Điều gì cho phép sự phối hợp hành động không có
sự lãnh đạo này diễn ra? Làm thế nào mà các nhà hoạt
động trên khắp các thành phố cũng như cả nước biết
được những người khác đang làm gì trong suốt thời
gian biểu tình?
Dù Twitter không được sử dụng nhiều như
Facebook trong cuộc cách mạng, song chức năng của
nó chứng tỏ rất thích hợp cho một hoạt động quan
trọng, giúp thúc đẩy những phong trào tự phát như thế
này diễn ra: cung cấp real-time, thông tin live về các sự
kiện trong ngày, bao gồm cuộc biểu tình xảy ra khi nào
và đang xảy ra ở đâu, đang hướng về đâu, và chỗ nào
an ninh đàn áp mạnh.

129  
 
Ở thời điểm cách mạng, Twitter chưa thực sự phổ
biến ở Ai Cập, với khoảng 12,5% người được phỏng
vấn trong cuộc khảo sát của TDS nói rằng họ sử dụng
nó trong cuộc cách mạng. Trong khi đó, ở những người
đi đầu thì việc sử dụng cao hơn với 23%, và những
người được phỏng vấn nói rằng nó có vai trò quan
trọng trong việc cập nhập những gì đang diễn ra trong
cuộc biểu tình ngày 25 tháng 1. Cụ thể, khi trả lời câu
hỏi về dạng thông tin nào bạn nhận được nhiều nhất từ
công cụ này, thì người sử dụng Twitter cho biết họ
nhận dạng thông tin “news và updates” nhiều hơn so
với các dạng thông tin khác, chiếm 69%. Và quan
trọng hơn, đó là 93% những người đi đầu sử dụng
Twitter để nhận “news và updates”.
Cũng giống như các tính năng của Facebook cho
thấy rất phù hợp với một số dạng hoạt động huy động
nào đó, Twitter cũng cho thấy như vậy khi là một công
cụ hiệu quả cho việc gửi và nhận live updates về các
cuộc biểu tình.

-   Thứ nhất, thông tin gửi qua Twitter được truyền tới
người theo dõi ngay lập tức, khiến nó trở thành

130  
 
công cụ hữu ích cho người biểu tình muốn thông
tin tức thời (real – time).
-   Thứ hai, tính năng “retweet” của Twitter cho phép
thông tin truyền đi nhanh từ mỗi người sử dụng tới
những người theo dõi của họ và do đó lan ra theo
hàm số mũ.
-   Thứ ba, tính năng hashtag cho phép người sử dụng
tag tweet của họ với chuỗi ký tự ngắn, do đó cho
phép người sử dụng vươn tới một lượng khán giả
lớn đang tìm kiếm tag đó. Các hashtag phổ biến trở
thành “trending toppics”, mà những người sử dụng
Twitter có thể thấy ở vị trí nó phổ biến. Hashtag
được sử dụng để chia sẻ thông tin liên quan đến các
vị trí cụ thể trong cuộc biểu tình, hoặc để duy trì
cuộc nói chuyện về một chủ đề nào đó.

Vào ngày 25/1, những tính năng này khiến Twitter


trở thành một công cụ hữu ích cho các nhà hoạt động
biết điều gì đang xảy ra tại các nơi khác nhau ở Cairo
cũng như Ai Cập. Nó cho phép họ biết được các cuộc
biểu tình lớn đang xảy ra ở đâu, và quan trọng hơn, các
cuộc biểu tình này đang hướng về đâu từ khi dời khỏi

131  
 
địa điểm xuất phát. Chẳng hạn, một nhà hoạt động
miêu tả cách mà anh quyết định đi đến một vị trí cụ thể
vào ngày 25 tháng 1 như sau: anh đã bỏ lỡ tham gia
cuộc biểu tình từ đầu, và muốn tham gia ở bất cứ nơi
nào mà cuộc biểu tình lớn nhất. Anh theo dõi sự kiện
trên Twitter, và biết rằng cuộc biểu tình đặc biệt lớn ở
Bulaq, và đó là nơi mà anh đã đi đến để tham gia.
Một trong số những sự kiện có tác động lớn nhất về
mặt biểu tượng trong cuộc biểu tình ngày 25 tháng 1 là
việc các đoàn người từ xung quanh Ai Cập đổ về
quảng trưởng Tahrir, trung tâm của thành phố. Vào
chiều muộn, người biểu tình từ ít nhất bốn khu vực
khác nhau xung quanh thành phố đã diễu hành về phía
quảng trường. Chiến thuật này không nằm trong kế
hoạch của các nhà tổ chức, khi không hề có bất cứ
thông tin gì về quảng trường Tahrir trên trang sự kiện.
Một nhà hoạt động, người lúc đó đang tham gia biểu
tình trước Tòa án Tối cao, gần Tahrir, đã mô tả điều
này diễn ra một cách tự phát như sau:
Vào ngày này (25/1), chúng tôi không biết trước chúng tôi sẽ
hướng về Tahrir. Bởi Tahrir là đường ranh đỏ - mọi cảnh sát

132  
 
và an ninh nói rằng Tahrir là đường ranh đỏ. Nhưng sau đó,
một người nào đó nói “đi tới Tahrir”, vậy là chúng tôi đi.
Một trong các phương tiện chính mà qua đó người
biểu tình biết các cuộc tuần hành đang hướng về Tahrir
là Twitter, và nhiều trong số tweets từ giai đoạn này đề
cập đến việc hướng về Tahrir. Một ví dụ về sáu tweets
này như thấy trong Hình 1 đề cập rằng người biểu tình
đang hướng về Tahrir từ các vị trí khác nhau (Tòa án
Tối cao, Imbaba), rằng cảnh sát lúc này rất ít, và rằng
người biểu tình đã tới quảng trường.

Hình 1: Một số mẫu tweet cho biết đoàn người hướng về Tahrir
Thời điểm khi mà các tweets này xuất hiện cho thấy
sự tự phát của việc đưa ra quyết định hướng về quảng
trưởng Tahrir. Như đã lưu ý, kế hoạch ban đầu không
nói gì về quảng trường Tahrir, do đó ít đề cập đến
quảng trường trong những giờ trước khi sự kiện biểu

133  
 
tình bắt đầu. Trước 1 giờ chiều, chỉ có 35 tweets tiếng
Anh và 35 tweets bằng tiếng Ả Rập ở Ai Cập đề cập
đến quảng trường Tahrir, khoảng 2% số tweets ở Ai
Cập trong số mẫu của chúng tôi ở thời gian đó, và hầu
hết tập trung vào việc người dân cho biết cảnh sát có
mặt ở quảng trường. Nhưng sau 1h chiều, số lượng
tweets đề cập đến Tahrir tăng vọt – 220 bằng tiếng
Anh và 467 bằng tiếng Ả Rập, chiếm 12% số mẫu của
chúng tôi – khi người biểu tình bắt đầu nhận ra cuộc
biểu tình đang hướng về quảng trường và kêu gọi
người khác tham gia.
Hình 2 chúng tôi vẽ mật độ tweet từ Ai Cập, tính từ
đầu giờ chiều ngày 24/1 cho đến khi Twitter bị ngắt
vào khoảng 7 giờ chiều ngày 25 tháng 1. Hoạt động
trên Twitter gia tăng liên tục trong cả ngày 25 tháng 1,
bắt đầu từ 7 giờ sáng, đạt đỉnh vào lúc 3 giờ chiều, thời
điểm mà các cuộc biểu tình trên cả nước đang diễn ra.
Mật độ tweet sau đó giảm mạnh, bắt đầu vào lúc 4 giờ
chiều, chủ yếu do sự gián đoạn một vài lần. Trong thời
gian từ 4:30 tới 5:45 chiều, trên cơ sở dữ liệu, không
có tweet nào từ Ai Cập, dù ứng dụng đã được kết nối

134  
 
trở lại ngay sau đó, và tweet cuối cùng từ Cairo được
gửi đi lúc 6:23 chiều, trước khi ứng dụng này bị chính
quyền ngắt kết nối hoàn toàn. Dù công cụ này được
khôi phục lại một vài ngày sau đó, tuy nhiên trong hai
tuần tiếp theo, việc tiếp cận với Twitter cực kì bị giới
hạn ở Ai Cập.

Hình 2: Mật độ tweet vào ngày 24-25/1


Từ các phân tích về nội dung và mật độ tweet, cùng
với dữ liệu khảo sát và phỏng vấn, cho thấy rằng
Twitter được sử dụng vào ngày 25 tháng 1 để phổ biến
thông tin live về cuộc biểu tình. Các tính năng của
công cụ chứng tỏ rất thích hợp cho các mục đích này.
Ngoài ra, với cách sử dụng Twitter như thế này, bên

135  
 
cạnh việc tạo thuận lợi cho những giao tiếp theo
phương ngang giữa người biểu tình với nhau, thì nó
cũng cho phép họ phối hợp và đồng bộ hóa hành động
của mình trong real time, ngay cả khi điều này được
thực hiện trải rộng khắp thành phố cũng như khắp cả
nước. Do đó, Twitter, dù về tổng thể không quan trọng
bằng Facebook, song đã hỗ trợ cho cuộc biểu tình ngày
25 tháng 1 diễn ra thành công, thông qua cơ chế live
updating của nó.

Kết luận
Phân tích ở trên cho thấy tầm quan trọng của hai công
cụ truyền thông xã hội – Facebook và Twitter – trong
việc giúp điều phối thành công cuộc biểu tình vào ngày
25 tháng 1 tại Ai Cập. Cuộc biểu tình này mang đến
động lực ban đầu cho 17 ngày huy động sau đó và cuối
cùng đã dẫn đến sự sụp đổ của chế độ Mubarak. Nó là
một dấu chỉ quan trọng đối với những người Ai Cập
đồng cảm với cuộc biểu tình, song còn “đứng nhìn từ
hàng rào”. Nó cho họ thấy rằng cuộc cách mạng Ai
Cập có thể thành công và do đó thuyết phục họ tham

136  
 
gia vào cuộc biểu tình ngày 28 tháng 1, khiến cho lực
lượng vũ trang bất lực.
Trong bài này, chúng ta đã thấy ba cơ chế – tuyển
mộ, lên kế hoạch và điều phối, live updating – kết hợp
với các công cụ truyền thông xã hội là Facebook và
Twitter đã góp phần vào thành công của cuộc biểu tình
như thế nào. Đó là, việc huy động thông qua Facebook
giúp đảm bảo quy mô (lớn) của cuộc biểu tình, việc tổ
chức thông qua Facebook giúp đảm bảo phạm vi
(rộng) của cuộc biểu tình, còn việc live updating trên
Twitter giúp cho cuộc biểu tình diễn ra tự phát mà
không cần lãnh đạo rõ ràng.

137  
 
Bài 5
Trang Facebook tiếng Ả Rập “Tất cả chúng ta là
Khaled Said” đã góp phần thúc đẩy cuộc Cách
mạng Ai Cập như thế nào9
Kara Alaimo10

Tóm tắt: Bài báo này phân tích cách người chủ trang Facebook
“Tất cả chúng ta là Khaled Said” đã thúc đẩy cuộc cách mạng
năm 2011 như thế nào. Nghiên cứu cho thấy người chủ trang,
Ghonim, đóng vai trò của một người đào tạo/hướng dẫn dài hạn,
giáo dục những người theo dõi online của mình về sự lạm dụng
quyền lực của chế độ Mubarak và qua đó giúp họ dần trở nên
quen thuộc với các hoạt động chính trị tích cực hơn, để khi có sự
kiện kích hoạt nổ ra – Cách mạng Tunisia – thì có thể huy động
những người theo dõi của mình xuống đường biểu tình.

Vào ngày 11 tháng 2 năm 2011, chế độ cai trị độc tài
kéo dài 30 năm của tổng thống Ai Cập, Hosni
Mubarak, đi đến hồi kết khi nó thông báo rằng ông sẽ
từ chức sau 18 ngày biểu tình liên tục trên khắp các
                                                                                                                         
9
Kara Alaimo, How the Facebook Arabic Page “We Are All
Khaled Said” Helped Promote the Egyptian Revolution, SAGE
and Open Access, 2015
10
Hofstra University, USA  

138  
 
đường phố của người dân Ai Cập. Và có một sự thật
ngày càng trở nên rõ ràng hơn không chỉ đối với truyền
thông dòng chính mà còn đối với cả giới hàn lâm đó là
truyền thông xã hội đã góp phần quan trọng vào thành
công của cuộc cách mạng này. Trang Facebook “Tất cả
chúng ta là Khaled Said”, và các trang của Nhóm Trẻ
6/4, Liên minh Quốc gia cho Sự thay đổi, Kefaya, và
của nhà thuyết giáo Ai Cập Amr Khaled đã tích cực hỗ
trợ cuộc biểu tình, khiến nó lên tới hàng triệu người.
Trong hai tuần trước cũng như trong một số những
ngày đầu của các cuộc biểu tình, có 32,000 nhóm và
14,000 trang Facebook được lập ra ở Ai Cập. Sau năm
ngày bị ngắt kết nối, thì ngày mà Internet hoạt động trở
lại, Facebook đã chứng kiến một số lượng lớn chưa
từng thấy người sử dụng truy cập tại Ai Cập. Do đó,
cách mạng đã mang đến cho chúng ta một cơ hội quan
trọng trong việc nghiên cứu cách thức sử dụng truyền
thông xã hội để thúc đẩy thay đổi chế độ thành công.
Tuy nhiên, chúng ta cũng cần khẳng định rằng một
mình truyền thông xã hội thì không đủ để thúc đẩy sự
thay đổi chế độ. Ví dụ điển hình chính là Iran, nước có

139  
 
số lượng người dùng Internet lớn nhất khu vực Trung
Đông. Việc sử dụng truyền thông xã hội trong các cuộc
biểu tình phản đối kết quả bầu cử vào năm 2009 đã
không thành công trong việc lật đổ Mahmoud
Ahmadinejad, khi ông tiếp tục cầm quyền cho đến năm
2013. Dù các cuộc biểu tình ở Iran cũng có sự hiện
diện của các công cụ truyền thông xã hội, những công
cụ vốn góp phần quan trọng trong thành công của các
cuộc cách mạng ở Ai Cập và Tunisia. Họ cũng có một
video mang tính biểu tượng về Neda Agha-Soltan, cô
gái 26 tuổi, đã bị giết khi tham gia biểu tình. Tương tự
trường hợp của Iran, việc sử dụng truyền thông xã hội
để ghi lại các vi phạm nhân quyền thô bạo của chính
quyền Syria chống lại người dân cũng đã không thể
khiến chấm dứt sự cai trị của Bashar al-Assad. Điều
này dẫn đến câu hỏi quan trọng, đâu là các yếu tố
khiến cho cuộc cách mạng ở Ai Cập thành công, trong
khi các cuộc biểu tình chống chế độ ở các nơi khác
trong khu vực lại thất bại.
Nghiên cứu này tập trung phân tích trang Facebook
“Tất cả chúng ta là Khaled Said” để xem nó đã góp

140  
 
phần thúc đẩy cuộc cách mạng ở Ai Cập như thế nào.
Dựa trên việc phân tích nội dung các bài đăng trên
trang trước và trong các cuộc biểu tình vào hai tháng
đầu năm 2011, chúng tôi thấy rằng thành công của
trang trong việc thúc đẩy cuộc cách mạng phần lớn
nằm ở cách mà người chủ trang tiếp cận với những
người theo dõi thông qua việc hướng dẫn và giáo dục
họ, từ từ giúp họ trở nên quen với các hình thức tham
gia chính trị tích cực hơn. Đó là một sự chuẩn bị cần
thiết cho việc huy động khi có một sự kiện kích hoạt
nổ ra, và trong trường hợp này là cuộc cách mạng
thành công ở Tunisia. Ngoài ra, thành công của trang
còn nhờ vào cách mà nó sử dụng một câu truyện bi
kịch với các tu từ đầy hùng hồn, thuyết phục người dân
rằng họ có thể tạo ra sự khác biệt. Kết quả nghiên cứu
cũng cho thấy rằng cuộc cách mạng Ai Cập ít mang
tính tự phát hơn so với niềm tin của nhiều người, đồng
thời đưa ra các bài học quan trọng cho các nhà hoạt
động những người đang tìm cách sử dụng truyền thông
xã hội để thúc đẩy thay đổi chính trị và xã hội.

141  
 
Tóm tắt các nghiên cứu trước đó
Từ khi Mùa Xuân Ả Rập xảy ra đến nay, có một số
lượng lớn các nghiên cứu tập trung vào đóng góp của
truyền thông xã hội cho các cuộc nổi dậy, và đi đến
khẳng định tầm quan trọng của công cụ này.
Khi phân tích về vai trò của truyền thông xã hội
trong cuộc cách mạng ở Tunisia và Ai Cập, Howard
and Hussain (2011) đã xác định bốn giai đoạn của một
cuộc cách mạng như sau:

-   Giai đoạn đầu tiên – chuẩn bị – thể hiện ở việc


“giới hoạt động sử dụng truyền thông xã hội một
cách sáng tạo để tìm kiếm nhau, xây dựng tình
đoàn kết chung quanh những sự bất bình, và xác
định các mục tiêu chính trị tập thể”.
-   Tiếp theo là giai đoạn kích hoạt, “liên quan đến
một sự kiện mà truyền thông nhà nước lờ đi, nhưng
được chú ý rộng rãi trên mạng xã hội và thu hút sự
quan tâm của cộng đồng”. Trong trường hợp của
Tunisia, sự kiện này là việc Mohamed Bouazizi,
một thanh niên 26 tuổi bán hoa quả rong đã tự
thiêu để phản đối việc quan chức địa phương tịch

142  
 
thu gánh hàng rong của mình. Còn ở Ai Cập, sự
kiện kích hoạt lại là sự thành công của cuộc cách
mạng tại Tunisia.
-   Giai đoạn ba là các cuộc biểu tình đường phố, cùng
với đó là sự chú ý của cộng đồng quốc tế.
-   Giai đoạn cuối cùng, ở cao điểm của các cuộc biểu
tình, chế độ sụp đổ (khi Mubarak từ chức).

Sự tức giận của người dân Ai Cập được thổi bùng


bởi các hình ảnh của Khaled Said, người bị cảnh sát
địa phương giết một tháng trước đó, như Howard and
Hussain nhận xét:
Điều kích thích các cuộc biểu tình của người dân không chỉ
đơn thuần do một hành động bạo lực của chế độ…. mà còn
bởi sự phổ biến tin tức thể hiện sự phẫn lộ qua các mạng lưới
gia đình, bạn bè; và sau đó những người xa lạ đứng lên khi
truyền thông nhà nước lờ đi câu chuyện.
Ngoài việc làm gia tăng sự tức giận, các học giả
cũng thấy rằng truyền thông xã hội đã thúc đẩy người
Ai Cập xuống đường. Theo lý thuyết về “thác thông
tin”, nhiều người trong các quốc gia độc tài không hài
lòng với chính quyền, nhưng bởi họ giữ những cảm
xúc này trong lòng, nên mức độ bất mãn trong xã hội

143  
 
không thể ước lượng được. Cho đến khi một số người
bắt đầu biểu tình, tạo ra một sự kích hoạt khiến một số
lượng lớn những người khác cùng tham gia. Lynch
(2011) cũng nhận xét là “theo quan điểm này, thì ảnh
hưởng ngày càng tăng của các tiếng nói đối lập trên
mạng xã hội sẽ giúp khuyến khích người dân, những
người cũng có những sự bất mãn tương tự nhưng từ
trước tới giờ vẫn giữ trong lòng, thì bây giờ sẵn sàng
thể hiện công khai (qua việc tham gia biểu tình)”.
Trong trường hợp Ai Cập, truyền thông xã hội được
sử dụng để thúc đẩy người dân Ai Cập quan tâm đến
những sự huy động đang diễn ra trên đường phố. Một
nghiên cứu về các cuộc biểu tình ở Quảng trường
Tahrir cho thấy 28.3% người khảo sát biết về biểu tình
đầu tiên qua Facebook – nguồn thông tin phổ biến thứ
hai, sau cách truyền tin trực tiếp mặt đối mặt với
48.4%; khoảng 52% người biểu tình có tài khoản
Facebook, và hầu như tất cả sử dụng tài khoản của
mình để truyền tin về các cuộc biểu tình.
Shirky (2008) cho rằng công nghệ truyền thông xã
hội khiến cho việc chia sẻ thông tin trở nên dễ dàng

144  
 
hơn. Trong trường hợp của Ai Cập, ông nhận thấy
trước cách mạng “những công cụ này cho phép người
dân truyền tin mà không phải đối mặt với sự trì hoãn
hay kiểm duyệt bởi các kênh tin tức chính thức ... cũng
như điều phối các hành động phản kháng”. Ngoài ra,
Shirky cũng thấy truyền thông giúp giảm bớt chi phí và
khó khăn trong việc điều phối các nhóm lớn, qua đó
khiến cho hành động tập thể trở nên dễ dàng hơn.
Gerbaudo (2012) gán vai trò lãnh đạo cho giới trẻ,
những người dùng Facebook để thúc đẩy các cuộc biểu
tình trên đường phố, cũng như huy động các tầng lớp
thấp trong xã hội, vốn không dùng internet. Đồng thời,
ông cũng nói thêm rằng những người nổi bật trên mạng
xã hội trở thành lãnh đạo của các phong trào xã hội
hiện đại. Trong khi Herrera (2014) thấy truyền thông
xã hội được sử dụng trong cuộc cách mạng Ai Cập để
truyền các “vemes – những ý tưởng ra đời, phát triển
xảy ra trong không gian ảo. Truyền thông xã hội là một
máy sản xuất vemes khổng lồ nơi mà các vemes lan
truyền và tiến hóa giống như các cơ thể hữu cơ đang
phát triển nhanh.” Herrera cho rằng sự thành công của

145  
 
trang “Tất cả chúng ta là Khaled Said” là giúp “lan
truyền vemes tử vì đạo thông qua kĩ thuật tiếp thị
online hiện đại”.
Các học giả cũng nghiên cứu vai trò của truyền
thông xã hội trong việc ghi lại các cuộc biểu tình. Điều
này khiến chính quyền gặp khó khăn hơn trong việc
đàn áp, cũng như che đậy thông tin về những gì đang
diễn ra trên đường phố. Một số người còn cho rằng lý
do mà lực lượng vũ trang Ai Cập không đàn áp người
biểu tình là vì họ biết rằng mọi động thái của mình đều
được ghi lại và có thể phát trực tiếp cho cả thế giới
thấy. Một điều khá nghịch lý, đó là các học giả thấy
chính việc chính quyền Ai Cập cắt Internet trong năm
ngày, từ ngày 28 tháng 1, đã góp phần giúp sức cho
phe đối lập. Bởi khi “tầng lớp trung lưu Ai Cập không
thể truy cập Internet tại nhà, họ đã đổ ra đường phố để
tìm hiểu xem chuyện gì đang diễn ra.” Hơn một triệu
người Ai Cập đã tham gia vào các cuộc biểu tình trên
đường phố sau khi Internet bị cắt, tăng 10 lần so với
trước đó. Việc cắt Internet cũng khiến cộng đồng quốc

146  
 
tế tức giận, bao gồm cả tổng thống Mỹ Barack Obama,
người cam kết ủng hộ cho nhân quyền ở Ai Cập.
Các nghiên cứu về cách mạng cũng tập trung vào sự
phát triển của công nghệ trước năm 2011, khi truyền
thông xã hội ngày càng phổ biến hơn ở Ai Cập. Theo
World Bank, tỉ lệ người Ai Cập tiếp cận Internet tăng
từ chưa đến 1% vào năm 2000 tới 39,8% vào năm
2011. Howard and Hussain cũng nhận xét rằng, sau
năm 2000, “việc đọc báo nước ngoài trực tuyến, nói
chuyện với bạn bè và người thân ở nước ngoài đã trở
thành một thói quen,” khiến cho người Ai Cập ngày
càng ý thức hơn về sự tồn tại của những dạng chính
quyền khác (với chính quyền hiện tại của họ). Trong
khi đó, số lượng blog ở Ai Cập cũng tăng chóng mặt,
với chỉ 40 blog vào năm 2004 lên đến 160.000 vào
năm 2008. Điều này cho thấy nhu cầu tự biểu đạt ngày
càng tăng của người dân Ai Cập.
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy những
giới hạn của việc sử dụng truyền thông xã hội trong
cách mạng. Youmans and York (2012) nhận xét rằng
các công cụ như Facebook không được thiết chế cho

147  
 
mục đích hoạt động xã hội, mà cho mục đích thương
mại. Do vậy, nó có thể mang đến những khó khăn cho
nhà hoạt động. Chẳng hạn, nhằm bảo vệ sự an toàn cho
mình, Ghonim, chủ trang “Tất cả chúng ta là Khaled
Said”, đã sử dụng bí danh khi tạo ra trang này. Tuy
nhiên, việc sử dụng bí danh lại vi phạm chính sách đòi
hỏi người sử dụng phải tiết lộ tên thật của Facebook.
Vì vậy, Facebook đã vô hiệu hóa tài khoản này trong
một khoảng thời gian. Ngoài ra, bản thân nhà nước
cũng sử dụng truyền thông xã hội để giám sát và đàn
áp người hoạt động cũng như người dân.

Tất cả chúng ta là Khaled Said


Vào tháng 6 năm 2010, Ghonim, một nhân viên của
Google đồng thời là một nhà hoạt động trực tuyến, đã
tạo ra trang Facebook tiếng Ả Rập “Tất cả chúng ta là
Khaled Said” để phản kháng về cái chết của một công
dân Ai Cập 28 tuổi, tên là Khaled Said. Trong cuốn
sách của mình, Cuộc cách mạng 2.0, Ghonim miêu tả
các bức ảnh về tử thi của Said mà một người bạn của
ông – Tiến sĩ Ayman Nour, một nhà hoạt động chính

148  
 
trị từng tham gia chạy đua cho chức vụ tổng thống –
đăng trên Facebook như sau:
Một bức ảnh kinh hoàng, trong đó khuôn mặt của người đàn
ông bị biến dạng hoàn toàn và đầy máu; môi dưới bị xé toạc
một nửa, và quai hàm bị lệch; và răng cửa không còn. Hình
ảnh quá khủng khiếp đến nỗi tôi băn khoăn liệu có phải anh
ấy đã bị thương trong chiến tranh, nhưng khi vào trang của
Tiến sĩ Nour tôi biết rằng đó là Khaled Said, người đã bị hai
viên cảnh sát đánh tới chết vào ngày 6 tháng 6 ở Alexandria.
Sau đó, mẹ của Said nói rằng con trai bà bị giết bởi
anh ấy đã đăng một video cho thấy cảnh sát địa
phương đang chia nhau tiền và ma túy. Trái lại, Bộ nội
vụ Ai Cập cho rằng Said chết vì ngạt sau khi nuốt một
gói ma túy lớn – điều mà cả ba nhân chứng trực tiếp
đều phủ nhận. Bộ này cũng nói rằng Said bán ma túy,
sở hữu vũ khí, quấy rối tình dục và trốn nghĩa vụ quân
sự. Tuy nhiên, mẹ của Said đã phản bác lại cáo buộc
cuối cùng bằng cách cho thấy một chứng nhận Said đã
hoàn thành nghĩa vụ quân sự bắt buộc của mình.
Đối với Ghonim, cái chết của Said tượng trưng cho
sự tàn bạo và phi nhân tính của lực lượng vũ trang Ai
Cập – mà người dân Ai Cập đang phải chịu đựng mỗi

149  
 
ngày. Do đó, ông đã tạo ra trang Facebook “Tất cả
chúng ta là Khaled Said” để phản đối sự tàn bạo và
tham nhũng của cảnh sát Ai Cập. Trang này sau đó trở
thành trung tâm của các hoạt động trong các cuộc biểu
tình chống Mubarak vào hai tháng đầu năm 2011. Sau
khi Ghonim bị an ninh Ai Cập bỏ tù vào ngày 27 tháng
1 năm 2011, thì trang tiếp tục được điều hành bởi
những người bạn của ông.

Nghiên cứu
Nghiên cứu này khảo sát tất cả các bài đăng trên trang
“Tất cả chúng ta là Khaled Said” từ ngày 1 tháng 1
năm 2011 – 25 ngày trước khi biểu tình bắt đầu – đến
ngày 11 tháng 2, khi nó thông báo rằng tổng thống
Mubarak sẽ từ chức. Dù trang được lập vào năm 2010,
tuy nhiên, phân tích chỉ tập trung vào giai đoạn trên,
bởi trong giai đoạn này, trang có vai trò xúc tác và duy
trì các cuộc biểu tình đường phố từ ngày 25 tháng 1
đến ngày 11 tháng 2.
Mỗi bài đăng thu hút hàng ngàn lượt tương tác từ
những người sử dụng Facebook. Để đánh giá bản chất

150  
 
của những tương tác này, nghiên cứu lựa chọn một
trong những bài đăng của trang và phân tích các bình
luận trên bài đăng đó. Đây là bài đăng của Ghonim vào
ngày 14 tháng 1 năm 2011: “Hôm nay là ngày 14
…Ngày 25 tháng 1 là Ngày Cảnh sát và là một ngày lễ
quốc gia … nếu 100,000 người đổ ra đường biểu tình,
thì không ai có thể ngăn cản được chúng ta …. Tôi băn
khoăn liệu các bạn có thể?” Dù Nhóm trẻ 6/4 là tổ
chức đầu tiên kêu gọi biểu tình vào ngày 25 tháng 1,
song lãnh đạo của tổ chức đã làm việc liên tục với
Ghonim để thúc đẩy sự kiện này trên Internet. Vào
ngày 25 tháng 1, người Ai Cập thực sự đã đổ ra đường,
tạo ra một cuộc biểu tình kéo dài 18 ngày, lên tới cực
điểm với sự từ chức của tổng thống. Do đó, bài đăng
này cho thấy tương tác giữa người chủ trang và người
theo dõi đã góp phần thúc đẩy cách mạng như thế nào.

Kết quả
Nội dung
Phân tích các bài viết trên trang cho thấy điểm nổi bật
nhất trong các bài viết là chúng thể hiện sự phẫn uất

151  
 
của người dân dưới thời Mubarak; và tất cả đều nhất
quán theo một định hướng chính trị cụ thể. Các chủ đề
mang tính thực tế cao, tập trung vào các vấn đề như
đói nghèo, sự tàn bạo của cảnh sát, tệ hối lộ, và sự gian
dối của truyền thông nhà nước. Nhiều bài viết rất chi
tiết, chẳng hạn như bài viết chỉ trích chi phí cao mà
phụ huynh Ai Cập phải trả cho các bài học bổ sung
dành cho học sinh trung học. Các bài viết cũng bao
gồm các số liệu thống kê thực tế về tỉ lệ nghèo đói,
trầm cảm, tự tử, thất nghiệp, tử vong trẻ sơ sinh, ung
thư do ô nhiễm, bất bình đẳng thu nhập, tham nhũng,
và tỉ lệ xe cứu thương/đầu người.
Ngoài ra, trang đưa ra các phân tích dạng nhân quả,
chẳng hạn cho rằng tham nhũng trong lực lượng cảnh
sát do sự nghèo đói, và yêu cầu phải có các biện pháp
khắc phục, như cần phải có các giải pháp tổng thể cho
các vấn đề; và chính chủ trang cũng đưa ra các đề nghị
như tăng ngân sách và đổi mới phương pháp giáo dục
trong nhà trường. Ngoài ra, các bài viết không chỉ chân
thực mà còn nhất quán, khi chủ trang đã phát triển một
cương lĩnh chính trị, đưa ra bốn yêu cầu cho chế độ

152  
 
Mubarak – giải quyết nghèo đói, chấm dứt luật khẩn
cấp, sa thải Bộ trưởng Bộ Nội vụ, và giới hạn số nhiệm
kỳ tổng thống – và đưa ra tám hướng dẫn cho người
biểu tình để đảm bảo biểu tình diễn ra an toàn và hiệu
quả. Nhìn chung, trang hoạt động tương tự một kênh
truyền thông của một phong trào/tổ chức chính trị.

Ngôn ngữ
Trang sử dụng ngôn ngữ thông dụng và truyền cảm
hứng cho người dân Ai Cập, với việc nhấn mạnh rằng
họ có thể là tác nhân cho sự thay đổi. Theo Ghonim,
ông lựa chọn viết theo ngôn ngữ phổ thông của Ai Cập
hơn là tiếng Ả Rập cổ điển, như ông chia sẻ:
Tôi tránh những lối diễn đạt không được người dân Ai Cập
sử dụng phổ biến, ngay cả khi chúng thường được giới hoạt
động sử dụng, như nizann, một từ Ả Rập chỉ “chế độ”. Tôi
cố gắng truyền tới các thành viên của trang cảm giác rằng tôi
là một trong số họ, tôi không khác biệt gì với họ. Việc sử
dụng đại từ “tôi” có vai trò quyết định trong việc khẳng định
một sự thật là trang không được quản lý bởi một tổ chức, một
đảng chính trị, hay một phong trào nào. Trái lại, người viết là
một người Ai Cập bình thường, bị làm cho đau đớn và tức
giận bởi những gì mà Khaled Said phải chịu.

153  
 
Một trang Facebook khác đã tồn tại trước khi
Ghonim tạo ra trang “Tất cả chúng ta là Khaled Said”,
có thể cung cấp một sự tham chiếu hữu ích. Trang khác
này, có tên là “Tên tôi là Khaled Said”, với dòng chữ
nhấn mạnh “Những kẻ giết Khaled Said sẽ không thể
không bị trừng phạt, chúng mày là những con chó của
chế độ.” Ghonim nói: “Tôi biết ngôn ngữ như vậy sẽ
không giúp đạt được mục tiêu thu hút đông đảo mọi
người.” Trái lại Ghonim cho biết, trang của mình
“dùng ngôn ngữ của thế hệ Internet, và giọng điệu thì
luôn lịch sự và không đối đầu.”
Tuy nhiên, khi phân tích các bài viết, dù không cho
thấy sự đối đầu, song luôn hướng đến thúc đẩy sự tham
gia hành động. Rõ ràng chúng được tạo ra để truyền
cảm hứng cho những người theo dõi, để đem lại niềm
tin cho họ rằng, dù hàng thập kỷ dưới sự cai trị của
Mubarak, song mọi thứ có thể thay đổi. Thuyết phục
người dân tin rằng mỗi hành động của từng cá nhân
đơn lẻ luôn có một ý nghĩa rất lớn. Đồng thời kêu gọi
họ tham gia vào hoạt động thực tế như biểu tình. Một
bài viết nhấn mạnh, thậm chí cường điệu mà người chủ

154  
 
trang sử dụng để miêu tả vai trò của cá nhân: “Tôi thề
với Chúa tất cả các bạn là anh hùng...tôi thề với Chúa
các bạn là những người vĩ đại nhất trên thế giới…tôi
thề với Chúa các bạn làm rạng danh người Ai Cập.”
Một bài đăng khác “nếu tất cả chúng ta hành động,
không ai có thể ngăn cản chúng ta, và tin tôi đi, quân
đội sẽ đứng về phía chúng ta nếu chúng ta có chiến
lược tốt” cho thấy sự lạc quan rất lớn cũng như sự chắc
chắn trong lời khẳng định về chiến thắng của người
dân. Tương tự, một bài đăng khác sử dụng một chiến
thuật ngược lại khi nhắm đến thực tế là một số người
Tunisia hẳn đã không tin rằng cuộc cách mạng của họ
sẽ thành công, và giờ chắc phải “xấu hổ” lắm.
Ngôn ngữ của các bài viết cho thấy cả mong muốn
tiếp cận với người dân thường Ai Cập lẫn các tu từ
mạnh mẽ nhằm kích thích sự hành động khi thuyết
phục người Ai Cập về tiềm năng của mỗi người trong
số họ, trong một đất nước nơi mà sự bất mãn bị coi là
nguy hiểm cũng như chẳng thay đổi được gì.

155  
 
Phản hồi
Trong khi nội dung các bài đăng đều rất xuất sắc, thì
các bình luận của những người theo dõi thường có
phần hạn chế. Các bài viết của Ghonim thể hiện được
sự phẫn nộ cũng như những ý tưởng hành động. Trái
lại, bình luận của những người theo dõi đơn giản là bày
tỏ sự ủng hộ cho cách mạng, dù với sự nhiệt tình, song
thiếu sự biện minh dựa trên lý thuyết, bằng chứng,
kinh nghiệm hay những đề nghị mới mẻ.
Phản hồi phổ biến nhất đối với bài đăng vào ngày
14 tháng 1 là kêu gọi chấm dứt chế độ. Các ví dụ điển
hình như phản hồi của Nagwa Soliman: “hạ bệ, hạ bệ,
sự cai trị của quân đội”; hay phản hồi của
Abdelmagued: “hạ bệ cùng với tướng tá quân đội.”
Nhìn chung hầu hết các phản hồi đòi kết thúc sự cai trị
của quân đội, sử dụng từ “hạ bệ” mà không đưa ra lý
do hay giải thích nhiều hơn.
Những dạng phản hồi phổ biến khác như phản hồi
ca ngợi sự tử vị đạo của Kalil Elseniny “Vinh danh tất
cả vinh danh … những người tử vì đạo”, phản hồi thể
hiện hi vọng của Tiến sĩ Ali Mohammed Ali “Ước mơ

156  
 
sẽ không chấm dứt ….”, phản hồi đưa ra những sự kết
tội bí ẩn như tổng thống Mubarak là một người của
Israeli, phản hồi ca ngợi/kêu gọi Alla giúp đỡ của
Salma Soly “Đó là ý muốn của Thượng đế, và tất cả
chúng ta sẽ hoàn thành cuộc cách mạng của mình”, hay
phản hồi bày tỏ sự lạc quan của Manal Mnola “Cuộc
cách mạng vĩ đại và Thượng đế sẽ giúp sức”. Hầu như
100 bình luận được nghiên cứu rơi vào các nhóm này.
Những phản hồi được khảo sát không cho thấy hay
đưa ra chiến lược, chiến thuật huy động người dân.
Phản hồi liên quan nhất với công tác hậu cần là của
Hisham Adel, hỏi liệu có bất cứ yêu cầu nào với người
tham gia tuần hành hay không, và không thấy có đề
nghị nào được đưa ra; và phản hồi liên quan nhất đến
việc thúc đẩy một nghị trình chính trị là của Mahmoud
Anwar, kêu gọi “Ghonim làm tổng thống.” Nhìn chung
các phản hồi đối với bài viết của Ghonim khá tương tự,
giống như một điệp khúc ủng hộ cho ý tưởng của chủ
trang hơn là những phân tích mang tính phê phán đối
với chế độ hay đưa ra các chiến lược/chiến thuật tổ
chức các cuộc biểu tình chống lại nó.

157  
 
Phong cách lãnh đạo
Trong khi lúc đầu trang tập chung vào cái chết của
Said và sự tàn bạo của cảnh sát, thì sau đó do tác động
của cuộc cách mạng xảy ra ở Tunisia, nó trở nên cấp
tiến hơn. Ghonim (2012) cho biết trước thời điểm cách
mạng, “việc đề cập đến Mubarak trên trang bị cấm.”
Tuy nhiên, ngay sau khi Ben Ali bị lật đổ và chạy khỏi
Tunisia, thì điều này không còn đúng nữa. Bài viết đầu
tiên tấn công trực diện vào Mubarak với một bức hình
của Mubarak cùng cựu tổng thống Tunisia Ben Ali với
tựa đề “các bạn dẫn dắt và chúng tôi sẽ theo sau”.
Rõ ràng, trang bắt đầu với một sự tiếp cận tương đối
ôn hòa, điều khiến cho những người dân chưa quen với
hoạt động phản kháng, cảm thấy dễ chịu và an toàn.
Sau đó mới dần đi đến khuyến khích các thành viên
tham gia nhiều hơn vào các hoạt động nhắm đến chế
độ Mubarak. Trong thực tế, ban đầu trang tránh các
hoạt động đường phố bởi Ghonim thấy các nhà hoạt
động đã tổ chức một cuộc biểu tình nhưng tương đối ít
người tham gia. Vì vậy, ông nói, “thay vào đó chúng
tôi chọn những hoạt động trực tuyến, để thúc đẩy một

158  
 
sự lạc quan và tin tưởng rằng chúng ta có thể tạo ra sự
khác biệt, ngay cả chỉ trong thế giới ảo”. Các hoạt
động như vậy bao gồm mời thành viên thay đổi hình
nền Facebook của họ bằng hình của Said với lá cờ Ai
Cập cũng như chụp hình họ để cho thấy rằng họ đang
đọc “Tất cả chúng ta là Khaled Said”.
Sau đó, phong trào mới tiến xuống đường phố trong
hình thức được tính toán sao cho không đe dọa chế độ.
Những người theo dõi trang được khuyến khích tham
gia vào hoạt động “đứng im lặng”. Trong hoạt động
này, họ mặc quần áo màu đen và đứng cùng nhau ở nơi
công cộng để thể hiện sự bất bình với việc giải quyết
vấn đề của Said nói riêng cùng sự tàn bạo của cảnh sát
nói chung. Tuy nhiên, các hoạt động như vậy không
liên quan đến các yêu sách đối với chính phủ. Ngay
như tên của sự kiện cũng cho thấy đó chỉ là ngôn ngữ
diễn tả sự bất bình của người tham gia.
Bằng cách như vậy người chủ trang cố gắng từ từ
thay đổi quan điểm và giá trị của người theo dõi, cũng
như dần giúp họ trở nên cảm thấy thoải mái và chấp
nhận những sự phản kháng chính trị cấp tiến hơn.

159  
 
Phong cách lãnh đạo của ông là phong cách của một
người huấn luyện/hướng dẫn dài hạn. Nó rất chiến lược
ở chỗ từ từ làm cho những người theo dõi trở nên quen
và dần dần tham gia vào các hoạt động một cách tích
cực hơn. Ghonim nhận xét rằng “thực tế việc chế độ
không ngăn chặn các hành động như vậy đã khiến cho
nhiều người tham gia hơn, và rào cản sợ hãi từ từ được
hạ thấp xuống”. Như phân tích về ngôn ngữ của trang
chỉ ra, những lời cổ vũ của Ghonim với những người
theo dõi giúp họ vượt qua sự bi quan và cam chịu trong
hàng thập kỷ dưới sự cai trị của Mubarak, và truyền bá
niềm tin cho rằng họ có thể trở thành tác nhân cho sự
thay đổi thực sự.
Cuộc cách mạng của Tunisa rõ ràng là điểm ngưỡng
của trang, khi nó cung cấp một khung tham chiếu cho
thấy khả năng thay đổi chế độ cũng như chính danh
hóa việc tấn công trực tiếp vào chế độ của Mubarak.
Vào ngày 14 tháng 1, khoảng một tháng sau vụ tự thiêu
của Mohamed Buazizi vốn đã kích hoạt các cuộc biểu
tình ở Tunisai, Ghonim đã đánh giá chính xác cơ hội
chính trị ở Ai Cập. Lúc này ông đã dẫn dắt những

160  
 
người theo dõi để cuối cùng huy động họ xuống đường
chống lại chế độ của Mubarak.

Tác động
Dĩ nhiên, chúng ta không thể biết liệu cuộc cách mạng
Ai Cập có xảy ra không nếu không có trang Facebook
này. Rõ ràng, nhiều trong số những áp lực, vốn thúc
đẩy cuộc cách mạng ở Tunisia – bao gồm đàn áp chính
trị, thất nghiệp của giới trẻ, nghèo đói, bất bình đẳng,
kiểm duyệt truyền thông, sự tàn bạo của cánh sát, cũng
như các sự kiện mang tính biểu tượng như cái chết của
một thanh niên trẻ trong tay lực lượng cảnh sát – cũng
hiện diện ở Ai Cập. Cuộc cách mạng đã không và cũng
không thể xảy ra mà không có lý do. Và đây là lý do
tại sao khi thảo luận về các nguyên nhân kích hoạt,
Pierson (2004) lưu ý cần phải xem xét cẩn thận “tiến
trình tích lũy từ từ những bức xúc, cũng như khả năng
tiến trình này đã đạt đến mức, mà khi có một sự kích
hoạt, cách mạng sẽ xảy ra”.
Thực tế là, Ghonim nằm trong số những người thúc
đẩy hàng đầu cho các cuộc biểu tình từ ngày 25 tháng

161  
 
1, và đóng góp của ông thể hiện ở vai trò lãnh đạo về
mặt tư tưởng của ông. Đồng thời, điều lật đổ chế độ
Mubarak là sự tức giận và sự dũng cảm của người dân,
những người đã được huy động xuống đường. Và cuối
cùng, cách mạng đã đạt được trong thế giới thực, chứ
không đơn thuần trong thế giới ảo. Ngoài ra, Ghonim
không chỉ dựa vào truyền thông xã hội mà còn dựa vào
các chiến thuật tổ chức theo kiểu truyền thống, như
đưa ra các thông cáo báo chí về các cuộc huy động sắp
tới cũng như tổ chức các cuộc biểu tình trong thực tế.
Do vậy, trong một chừng mực nào đó, trang Facebook
này đóng vai trò xúc tác cho cuộc cách mạng. Không
những chỉ đưa ra đề nghị người dân Ai Cập tham gia
biểu tình vào ngày 25 tháng 1, mà còn giúp cấp tiến
hóa những người theo dõi, cũng như chính danh hóa sự
bất mãn thông qua sự phát triển của trang. Từ một diễn
đàn dành cho người dân quan tâm về tình trạng lạm
dụng của cảnh sát, hay đơn giản chỉ là tò mò về cái
chết kinh hoàng của Said, trang đã trở thành một nơi
tích cực khích động sự tức giận chống lại chế độ
Mubarak và cuối cùng xuống đường biểu tình.

162  
 
Thảo luận
Từ vai trò của Ghonim ở trên cung cấp cho chúng ta
một số bài học cho các nhà hoạt động trực tuyến.

-   Thứ nhất, khoa học về nhận thức cho thấy rằng con
người bị tác động rất mạnh bởi các câu chuyện cá
nhân. Câu chuyện của Said trở thành một công cụ
quyền lực mang người Ai Cập lại với nhau, vì một
lý tưởng chung, giúp xây dựng một lượng lớn
người theo dõi cho trang Facebook của Ghonim.
-   Thứ hai, nghiên cứu cũng chỉ ra phong cách lãnh
đạo của Ghonim, một người đào tạo/hướng dẫn dài
hạn. Ghonim từ từ đào tạo cho những người theo
dõi mình trở nên quen thuộc với một mức độ bất
mãn cao hơn, để khi các điều kiện cách mạng trở
nên chín muồi, thì ông có một nhóm người theo dõi
đã được chuẩn bị về mặt tư tưởng để có thể xuống
đường. Một điểm đặc biệt của truyền thông xã hội
được sử dụng trong tiến trình “chuyển hóa” ban
đầu những người theo dõi trang “Tất cả chúng ta là
Khaled Said” là việc ẩn danh. Trái với việc có mặt
trong các cuộc biểu tình đường phố, các cá nhân có

163  
 
thể đọc các bài viết trên truyền thông xã hội trong
khi ẩn danh và do đó tránh được sự đàn áp của
chính quyền. Ngoài ra, một điều quan trọng nữa là
các cá nhân có thể tham gia các thảo luận trên
Facebook với tên giả.
-   Cuối cùng, khi mọi người thấy những người khác
tham gia thảo luận trên trang mà không bị sao, điều
này khiến cho có thêm nhiều người Ai Cập cảm
thấy an toàn khi làm như vậy. Sự phổ biến ngày
càng tăng của trang này cũng như các công cụ
truyền thông xã hội khác đã giúp tạo ra “thác thông
tin”’ khi người dân Ai Cập cuối cùng nhận ra rằng
nếu họ biểu tình trên đường phố, thì người khác
cũng làm như vậy, và cứ như thế. Truyền thông xã
hội đã cung cấp một môi trường ít rủi ro hơn môi
trường thực, qua đó cho phép cá nhân có những sự
tham gia đầu tiên, vốn cần thiết trong việc kích
hoạt một thác cách mạng xảy ra sau đó.

Kết quả cũng cho thấy sự cần thiết của sự kiện kích
hoạt trong việc tạo ra sự thay đổi. Ban đầu, trang
Facebook của Ghonim hầu như không thể kích động

164  
 
một cuộc cách mạng. Trong quyển sách của mình,
chính Ghonim thừa nhận rằng trước khi sự kiện ở
Tunisia diễn ra, thì “sự nhiệt huyết của tôi bắt đầu
giảm dần.” Sự kiện này đã tác động như một cú hích
khiến ông gia tăng mức độ cấp tiến trên trang của
mình. Điều này cũng cho thấy rằng một mình ý tưởng
của nhà hoạt động trực tuyến không đủ khiến nó trở
nên quyền lực, mà còn phải đúng thời điểm nữa.
Tu từ mà Ghonim sử dụng cũng cho thấy tầm quan
trọng của việc thúc đẩy sự lạc quan cũng như thuyết
phục mọi người về sức mạnh của chính họ. Các nhà
khoa học thần kinh cũng chỉ ra rằng khả năng thực
hiện hành động sẽ cao hơn khi con người biết rằng
hành vi của mình có thể tạo ra sự khác biệt. Một số sự
kiện khác cũng đóng góp cho sự thành công của cuộc
cách mạng. Chẳng hạn, không như chế độ Syria, phần
lớn lực lượng vũ trang Ai Cập không chống lại người
dân – điều mà như các học giả trước đó nhận xét, chủ
yếu là do người Ai Cập sử dụng truyền thông xã hội để
ghi lại sự kiện. Ngoài ra, lý do mà cuối cùng người Ai
Cập đã bước xuống đường không chỉ bởi Ghonim

165  
 
khuyến khích họ làm như vậy, mà còn bởi chế độ
Mubarak khiến họ trở nên hết sức giận giữ.

Kết luận
Nghiên cứu này cung cấp cho chúng ta hiểu biết sâu
sắc hơn về cách chính xác mà truyền thông xã hội đã
được sử dụng để thúc đẩy một cuộc biểu tình mà cuối
cùng dẫn đến lật đổ Mubarak. Rõ ràng Ghonim đã làm
việc trong một thời gian dài để giáo dục người Ai Cập
về những sai trái và kém cỏi của chính quyền, cũng
như từ từ giúp người dân trở nên quen thuộc với một
mức độ tham gia chính trị sâu rộng hơn. Ông đã tận
dụng một câu chuyện rất quyền lực, câu chuyện về cái
chết kinh hoàng của Khaled Said, để thay đổi người
dân Ai Cập. Đến khi thời cơ chính trị phù hợp, thông
qua việc khẳng định rằng họ có thể tạo ra sự khác biệt,
ông đã huy động được người dân Ai Cập xuống đường.
Nghiên cứu này đưa ra ba bài học mà các nhà hoạt
động có thể sử dụng để thúc đẩy thay đổi xã hội:

166  
 
-   Thứ nhất, các nhân vật của công chúng cần tìm một
cách tiếp cận từ từ để người dân quen dần với các
thông tin và ý tưởng mới cấp tiến.
-   Thứ hai, các nhà hoạt động cần phải là những
người quan sát chính trị tinh tế để nhận biết “các sự
kiện kích hoạt”, từ đó có thể tận dụng chúng. Các
câu chuyện quyền lực, như cái chết của Khaled
Said, là đặc biệt hữu hiệu, dù điều thật sự mang
người dân Ai Cập xuống đường là việc lật đổ nhà
lãnh đạo ở Tunisia.
-   Thứ ba, thông điệp cần thuyết phục người dân rằng
mỗi người trong số họ có thể tạo ra sự khác biệt.

167  
 
Bài 6:
Cách mạng xã hội và vai trò của quân đội đối
với sự thành công của nó11
Gizachew Tiruneh12

Tóm tắt: Mục đích chính của bài báo này là nghiên cứu các
nguyên nhân chính của các cuộc cách mạng xã hội, trong đó chỉ ra
ba nguyên nhân quan trọng đó là phát triển kinh tế, mô hình chế
độ, và sự yếu kém của nhà nước. Đồng thời bài báo cũng chỉ ra
tầm quan trọng của các yếu tố kích hoạt cũng như vai trò quan
trọng của quân đội đối với sự thành công của cách mạng này.

Định nghĩa và các lý thuyết về cách mạng xã hội


Có nhiều định nghĩa khác nhau về cách mạng xã hội,
tuy nhiên tất cả đều đồng thuận rằng cách mạng xã hội
xảy ra khi có sự biến đổi lớn về hệ thống chính trị,
kinh tế và xã hội hiện hành. Lưu ý rằng cách mạng xã
hội khác với cách mạng chính trị. Bởi vì cách mạng xã
hội có sự biến đổi toàn diện và sâu rộng hơn tận bên
trong lòng xã hội. Trong khi cách mạng chính trị thì
                                                                                                                         
11
Gizachew Tiruneh, Social Revolutions: Their Causes, Patterns,
and Phases, SAGE and Open Access, 2014.
12
University of Central Arkansas, Conway, USA  

168  
 
chỉ liên quan đến sự thay đổi của hệ thống chính trị,
tức thay hệ thống chính trị này bằng một hệ thống
chính trị khác. Một ví dụ về cách mạng xã hội là sự sụp
đổ của chủ nghĩa cộng sản ở Đông Âu vào năm 1989.
Cuộc cách mạng này đã đem lại một sự chuyển đổi từ
hệ thống kinh tế kế hoạch, hệ thống chính trị độc đảng,
hệ thống xã hội đóng sang một hệ thống kinh tế tư bản,
hệ thống chính trị dân chủ, và hệ thống xã hội tự do.
Về phương diện lý thuyết, tương tự như định nghĩa
về cách mạng xã hội, có nhiều học giả, nhiều trường
phái đưa ra các lý thuyết khác nhau để giải thích các
cuộc cách mạng xã hội.
Chẳng hạn như Davies và Gurr (1968) đã phát triển
một lý thuyết được gọi là lý thuyết tâm lý xã hội cách
mạng. Theo họ, cách mạng xảy ra khi có một sự khủng
hoảng kinh tế nghiêm trọng theo sau một giai đoạn
phát triển kinh tế kéo dài. Cụ thể hơn, khi người dân có
được một sự cải thiện về đời sống kinh tế trong một
thời gian dài, họ sẽ đi đến kì vọng rằng mình có thể sẽ
đạt được nhiều hơn nữa trong tương lai. Tuy nhiên, khi
khủng hoảng kinh tế xảy ra, đời sống của người dân sụt

169  
 
giảm nghiêm trọng. Điều này tạo ra một khoảng cách
lớn giữa thực tế và những gì họ đã tin rằng mình phải
đạt được. Và khi sự khủng hoảng này tới một thời
điểm nào đó, những người dân khó khăn, bất mãn sẽ dễ
dàng tham gia vào các hành động phản kháng ôn hòa
hoặc bạo lực, tạo thành các cuộc cách mạng.
Trong khi đó, Huntington (1968) đã phát triển một
lý thuyết khác về cách mạng dựa trên sự hiện đại hóa.
Theo ông, hiện đại hóa, đặc biệt là sự huy động xã hội
và phát triển kinh tế, dẫn tới sự ý thức về chính trị. Kết
quả, khi người dân trở nên có giáo dục và thành thị
hơn, họ sẽ đòi hỏi quyền tham gia nhiều hơn vào đời
sống chính trị. Nếu các thiết chế chính trị không cho
phép, hoặc không thiết lập các cơ chế để thu nạp họ,
thì bạo lực chính trị và cách mạng sẽ xảy ra.

Các nguyên nhân của cách mạng


Trước khi đi vào thảo luận về các nguyên nhân của
cách mạng, chúng ta cần phân biệt hai gian đoạn của
cách mạng, là sự khởi đầu của cách mạng và sự thành
công của cách mạng. Trong khi sự thành công của cách

170  
 
mạng dẫn đến sự chuyển đổi về trật tự kinh tế và chính
trị, thì sự khởi đầu của cách mạng liên quan đến cuộc
nổi dậy ban đầu của người dân, mà sau đó lan rộng
khắp đô thị, nông thôn với đông đảo người tham gia.
Một điểm tiếp theo chúng ta cũng cần chú ý đó là
hai mô hình cách mạng, mà ở đây tôi gọi là cách mạng
tự phát và cách mạng kế hoạch. Với tự phát, tôi muốn
nói tới các cuộc cách mạng xảy ra với tốc độ nhanh
chóng không theo kế hoạch nào cả, ví dụ như cách
mạng Pháp 1789, cách mạng Nga 1917, và cánh mạng
Trung Quốc 1911. Mặt khác, các cuộc cách mạng kiểu
du kích như cách mạng Trung Quốc 1949 và cách
mạng Cu Ba năm 1959 được gọi là các cuộc cách
mạng “kế hoạch”. Gọi là “kế hoạch” bởi đó là các cuộc
cách mạng được tổ chức một cách chủ ý bởi một nhóm
các nhà cách mạng. Thành công của các cuộc cách
mạng kế hoạch đòi hỏi nhiều thời gian, với rất nhiều sự
hi sinh, như chúng ta đã thấy trong cuộc cách mạng
Trung Quốc năm 1949.
Trong phần này chúng ta tìm hiểu ba nguyên nhân
quan trọng đối với sự khởi đầu của cách mạng, cho cả

171  
 
các cuộc cách mạng tự phát lẫn kế hoạch, đó là phát
triển kinh tế, mô hình chế độ, và sự yếu kém về năng
lực của nhà nước. Ngoài ra, chúng ta cũng tìm hiểu các
yếu tố khác đóng vai trò kích hoạt cho sự khởi đầu để
cách mạng xảy ra.

Phát triển kinh tế


Phát triển kinh tế mang đến sự giàu có, giáo dục, đô thị
hóa, và công nghiệp hóa. Nói chung, nó làm thay đổi
xã hội, từ một xã hội truyền thống sang một xã hội
hiện đại. Khi xã hội trở nên hiện đại hơn, người dân trở
nên hiểu biết, và ý thức hơn về hoàn cảnh kinh tế,
chính trị, và xã hội của mình. Điều này có nghĩa rằng
các giá trị từng giúp duy trì các xã hội truyền thống
trong hàng trăm năm bắt đầu thay đổi, và được thay thế
bởi các giá trị mới và thế tục hơn. Và khi nhiều người
hơn trở nên có giáo dục và giàu có, họ có xu hướng đòi
hỏi các quyền chính trị như quyền bầu cử và ứng cử;
và tương tự như vậy với các quyền dân sự như bình
đẳng trước pháp luật, tự do báo chí, và quyền lập hội.
Nếu các đòi hỏi này không được đáp ứng, thì sự bất

172  
 
mãn sẽ xuất hiện. Sự bất mãn này có thể âm ỉ trong
thời gian dài, tuy nhiên sẽ bùng phát đột ngột ở một
thời điểm nào đó khi có một yếu tố nào đó kích hoạt.
Ngoài ra, phát triển kinh tế cũng khiến cho lối sống
trở nên ngày một đô thị và công nghiệp hơn. Quá trình
này khiến người dân di cư từ nông thôn lên thành thị,
và nhiều người trong số họ khi sống ở thành thị không
có nghề nghiệp và thu nhập đảm bảo. Thêm nữa, công
nhân, một sản phẩm của đời sống công nghiệp hiện
đại, cũng có thể cảm thấy bị bóc lột hoặc không được
trả công xứng đáng. Người nông dân cũng có thể chịu
sự bóc lột tương tự từ giới chủ đất, cũng như tô thuế
quá mức từ chính quyền. Nếu chính quyền không giải
quyết tốt các vấn đề kinh tế này, thì các giai tầng trên
cảm thấy bất bình và tức giận, và sẵn sàng tham gia
vào một cuộc cách mạng.
Tóm lại, bất bình đẳng xã hội, sự giới hạn các
quyền và cơ hội chính trị, cùng đời sống kinh tế khó
khăn sẽ tạo ra sự bất mãn trong xã hội. Những nhóm
thường chịu tác động tiêu cực nhất từ sự biến động
kinh tế và sẽ trở nên tham gia tích cực vào cách mạng

173  
 
là tầng lớp trung lưu, công nhân, và nông dân. Trong
khi đó, các tầng lớp trên thường không tham gia vào
cách mạng, chủ yếu do lợi ích của họ gắn chặt với
chính quyền. Trong số ba giai cấp trên, thì giai cấp
trung lưu, gồm trí thức, viên chức, nghệ sĩ, tiểu chủ,
trung nông… đóng vai trò quan trọng nhất trong việc
thúc đẩy một cuộc cách mạng. Trong khi nông dân và
công nhân chủ yếu quan tâm về vấn đề kinh tế, thì giai
cấp trung lưu thường đòi hỏi những cải cách chính trị
triệt để hơn. Và thực tế lịch sử cho thấy, chưa từng
thấy giai cấp công nhân hay nông dân có thể tiến hành
một cuộc cách mạng thành công nếu không có sự giúp
đỡ và lãnh đạo của giai cấp trung lưu.

Mô hình chế độ
Mô hình chế độ ảnh hưởng đến cách mạng xảy ra
thông qua khả năng của nó trong việc hóa giải những
xung đột, những bất mãn xã hội. Trong các nền dân
chủ tự do, có một nền văn hóa chính trị thúc đẩy đối
thoại, khoan dung, thỏa hiệp, tái phân phối… cùng các
quyền chính trị dân sự của người dân được đảm bảo.

174  
 
Do đó các nhu cầu, các xung đột hoặc bất mãn trong xã
hội được giải quyết; và với một hệ thống như vậy, thì
cách mạng xã hội hầu như không bao giờ xảy ra.
Trái lại, cách mạng xã hội thường xảy ra trong các
chế độ độc tài truyền thống như ở Pháp, Anh trước
đây, hay trong các chế độ độc tài hiện đại, như ở Trung
Quốc thời Tưởng Giới Thạch, hay Cuba thời Batisa.
Các chế độ độc tài này, do đặc tính khép kín và cứng
nhắc của nó, thường không thể tự điều chỉnh thông qua
những cải cách đúng lúc khi đối mặt với những sự thay
đổi nhanh chóng mà sự phát triển kinh tế tạo ra, và vì
vậy rất nhạy cảm với cách mạng.

Sự yếu kém năng lực của nhà nước


Từ thực tế là cho tới nay không phải mọi dạng chế độ
độc tài đều phải đối mặt với cách mạng (Singapor là
một ví dụ), điều này cho thấy rằng tự thân mô hình chế
độ không dẫn đến cách mạng. Các chế độ độc tài nào
mà yếu kém trong việc đáp ứng các nhu cầu xã hội thì
khả năng đối mặt với cách mạng sẽ cao hơn.

175  
 
Cũng từ thực tế là các cuộc cách mạng và các sự
kiện bạo lực lớn không xảy ra trong các chế độ dân
chủ, bởi các nhà nước dân chủ giải quyết các vấn đề xã
hội rất hiệu quả. Trong khi đó, nếu các chế độ độc tài
yếu kém về năng lực giải quyết các vấn đề xã hội thể
hiện ở việc quản lý sai hoặc không thể đưa ra các chính
sách thích hợp và hữu hiệu có lợi cho đa số người dân.
Tầng lớp trung lưu sẽ luôn sẵn lòng ủng hộ nhà
nước nếu họ có nhiều cơ hội hơn trong việc tiếp cận hệ
với thống chính trị thông qua việc được trao các quyền
bầu của, ứng cử, tự do ngôn luận và lập hội. Người
công nhân có thể quan tâm đến quyền bầu cử, tuy
nhiên, mối quan tâm chính của họ là các lợi ích kinh tế
như tăng lương, quyền lập công đoàn và điều kiện lao
động tốt hơn. Người nông dân có thể quan tâm đến
việc không bị thu thuế quá mức cũng như có được sự
đảm bảo quyền sở hữu đất đai. Cách mà nhà nước giải
quyết các vấn đề trên sẽ quyết định liệu nó có phải đối
mặt với cách mạng hay không. Nhà nước kém hiệu
năng và dễ tổn thương với cách mạng là những nhà
nước liên tục bác bỏ yêu cầu cải cách chính trị, cải

176  
 
thiện phúc lợi xã hội cũng như sẵn sàng dùng bạo lực
để đàn áp những người bất đồng. Thực tế giữa Anh và
Pháp trong thời kỳ cận đại minh chứng cho điều này.
Trong khi Anh tránh được cách mạng bạo lực thông
qua việc tiến hành các cải cách chính trị xã hội từ từ,
thì Pháp lại trải qua một cuộc cách mạng đổ máu do
chế độ quân chủ Pháp chống lại việc cải cách.

Các yếu tố kích hoạt


Các yếu tố kích hoạt sẽ làm bùng nổ sự oán giận từ lâu
trong lòng người dân, khiến tạo ra một cuộc cách
mạng. Nếu dựa trên sự phân biệt về hai mô hình cách
mạng, thì trong các cuộc cách mạng tự phát, các yếu tố
kích hoạt có thể là sự thất bại trong chiến tranh (trường
hợp Nga năm 1905 và 1917), khủng hoảng tài chính
(trường hợp Pháp năm 1789), giá cả gia tăng (trường
hợp Ethiopia năm 1974). Còn trong các cuộc cách
mạng kế hoạch, thì yếu tố kích hoạt có thể là những
thứ truyền cảm hứng cho người lãnh đạo cách mạng, ví
dụ như người này chịu ảnh hưởng bởi một phong trào
cách mạng hay tiếp xúc với một ý thức hệ mới. Về mặt

177  
 
thời gian, các yếu tố kích hoạt đến sau khi các nguyên
nhân chính của cách mạng đã hiện hữu. Nếu nguyên
nhân chính của cuộc cách mạng chưa hiện diện rõ rệt,
thì sự xuất hiện của một yếu tố kích hoạt sẽ không thể
tạo ra một cuộc cách mạng. Bởi tính chính danh của hệ
thống chính trị vẫn đang còn khiến cho người dân có
thể chấp nhận một sự khủng hoảng tạm thời.
Tóm lại, hoàn cảnh cách mạng xuất hiện khi các
chuyển biến sâu rộng về chính trị, kinh tế, và xã hội tái
định hình lại hệ thống giá trị của người dân và ảnh
hưởng đến sự thịnh vượng kinh tế của họ. Nhưng để
một cuộc nổi dậy cách mạng bắt đầu, cần có một sự
kích hoạt từ một yếu tố kích hoạt nào đó.

Các cuộc cách mạng thành công


Một ví dụ tốt để so sánh các cuộc nổi dậy thành công
hay thất bại là các cuộc cách mạng Nga năm 1905 và
1917. Cả hai cuộc cách mạng này có cùng các nguyên
nhân chính và các yếu tố kích hoạt: người dân bất mãn
do kinh tế khó khăn, chế độ độc tài và nhà nước yếu
kém; và trong khi yếu tố kích hoạt cho cuộc cách mạng

178  
 
năm 1905 là sự thất bại quân sự của Nga trước Nhật,
thì yếu tố kích hoạt cho cuộc cách mạng năm 1917 là
sự thất bại quân sự của Nga trước Đức. Tại sao cuộc
cách mạng năm 1905 thất bại, trong khi cuộc cách
mạng năm 1917 lại thành công? Sự thành công của
cuộc cách mạng năm 1917 đến từ sự ủng hộ của quân
đội cho cách mạng. Thực vậy, trong mọi cuộc cách
mạng tự phát thành công, thì phải có sự đồng thuận
hoặc ủng hộ của quân đội cho cách mạng. Điều này
cũng xảy ra trong cách mạng Pháp 1789, cách mạng
Trung Quốc 1911, cách mạng Nga 1917, cách mạng
Ethiopian 1974, và Đông Âu 1989. Trái lại, cách mạng
Nga 1905 thất bại bởi vì quân đội trung thành với Nga
Hoàng và đã đàn áp cuộc nổi dậy.
Trái lại, trong các cuộc cách mạng kế hoạch như
cách mạng Trung Quốc năm 1949 và Cuba năm 1959,
thì để cách mạng thành công cần phải đánh bại quân
đội của chế độ. Tuy nhiên, để đánh bại quân đội của
chế độ, việc huy động nguồn lực là một vấn đề quan
trọng. Cụ thể, sự ủng hộ của người dân và nguồn lực từ
trong nước và quốc tế ảnh hưởng đến sự thành công

179  
 
của các cuộc cách mạng kế hoạch. Sự ủng hộ về vật
chất và tinh thần mà quân du kích cộng sản Trung
Quốc nhận được từ những người nông dân Trung Quốc
và Liên Xô đã quyết định sự thành công của nó. Sức
mạnh về tổ chức, phụ thuộc vào tài năng lãnh đạo,
cũng góp phần quan trọng trong việc trụ vững và đánh
bại các cuộc tiến công và phản công của chính quyền,
cũng như mở rộng phong trào cách mạng để trở thành
một cuộc cách mạng được kế hoạch. Ngoài ra, ý thức
hệ cũng mang đến thuận lợi cho phong trào cách mạng,
như ta thấy khi các nhà lãnh đạo cách mạng Che
Guevara và Mao được trang bị với tư tưởng Mác xít.
Nhìn chung, ý thức hệ giúp nhà lãnh đạo xây dựng các
mục tiêu cần thiết để tiến hành cuộc cách mạng kế
hoạch, đồng thời khiến cho người lãnh đạo và những
người ủng hộ trở nên cam kết hơn, một điều cần thiết
trong cuộc chiến đánh bại chính quyền.
Trong các cuộc cách mạng kế hoạch không thành
công, như trường hợp của Venezuela, những người nổi
dậy đã không thể đánh bại quân đội. Như Brinton
(1938) từng khẳng định “… không chính phủ nào sụp

180  
 
đổ trước các nhà cách mạng cho đến khi nó mất kiểm
soát lực lượng quân đội hoặc mất khả năng huy động
chúng một cách hữu hiệu …” Như Bảng 1 cho thấy,
nếu không có sự đồng thuận hay ủng hộ của quân đội,
thì không có cuộc cách mạng tự phát nào thành công.
Và tương tự như Bảng 2 cho thấy, không thể đánh bại
quân đội của chế độ, không có cuộc cách mạng kế
hoạch nào thành công.

Bảng 1: Các cuộc cách mạng tự phát


Sự đồng ý/hỗ trợ của Sự thành công của
Nước
quân đội? cách mạng?

Pháp, 1789 Có Có

Nga, 1905 Không Không

Trung Quốc, 1911 Có Có

Nga, 1917 Có Có

Ethiopia, 1974 Có Có

Đông Âu, 1989 Có Có

Tunisia, Ai Cập, 2011 Có Có

181  
 
Bảng 2: Các cuộc cách mạng kế hoạch
Sự đồng ý/hỗ trợ Sự thành công
Nước
của quân đội? của cách mạng?

Mexico, 1910 Có Có

Trung Quốc, 1949 Có Có

Bolivia, 1964 Có Có

Cuba, 1959 Có Có

Guatemala, 1960 Không Không

Cambodia, 1975 Có Có

Nicaragua, 1979 Có Có

Grenada, 1979 Có Có

Venezuela, 1962-1968 Không Không

Colombia, 1964-nay Không Không

182  
 
El Salvador, 1975-1991 Không Không

Peru, 1980-nay Không Không

Kết luận
Mục đích bài báo này là nghiên cứu nguyên nhân của
các cuộc cách mạng xã hội. Chúng ta đã xác định ba
nguyên nhân quan trọng nhất quyết định sự khởi đầu
của một cuộc cách mạng đó là phát triển kinh tế, mô
hình chế độ, và sự kém hiệu năng của nhà nước; cũng
như yếu tố kích hoạt khiến cho sự khởi đầu diễn ra như
khủng hoảng tài chính, hay sự thất bại quân sự. Và
cuối cùng, điều quyết định thành công của cuộc cách
mạng, dù tự phát hay có kế hoạch, đó là phải có được
sự đồng ý hay ủng hộ của quân đội nói riêng, và lực
lượng vũ trang nói chung.

183  
 
Bài 7
Endgame của nhà độc tài: Giải thích hành vi của
quân đội trong các cuộc biểu tình rộng lớn phi bạo
lực chống lại nhà độc tài13
Aurel Croissant, David Kuehn & Tanja Eschenauer14

Tóm tắt: Bài báo này giải thích phản ứng của quân đội đối với
các các cuộc biểu tình rộng lớn trong các chế độ độc tài. Phân tích
về ba trường hợp “endgame của nhà độc tài” cho thấy quân đội sẽ
bảo vệ nhà độc tài chống lại người dân nếu lợi ích kinh tế và
chính trị của giới lãnh đạo quân sự có liên hệ mật thiết với sự
sống còn về mặt chính trị của nhà độc tài. Trái lại, giới lãnh đạo
quân sự sẽ bỏ rơi nhà độc tài, đứng về phía phe đối lập hoặc tiến
hành đảo chính, khi làm như vậy mang lại lợi ích lớn hơn so với
việc tiếp tục trung thành.

Các học giả nghiên cứu về chế độ độc tài đồng ý rằng
có hai mối đe dọa đối với việc tiếp tục nắm quyền của
nhà độc tài: đe dọa theo phương ngang từ chính trong
liên minh cai trị của nhà độc tài và đe dọa theo phương
                                                                                                                         
13
Aurel Croissant, David Kuehn & Tanja Eschenauer, The
“dictator’s endgame”: Explaining military behavior in nonviolent
anti-incumbent mass protests, Democracy and Security, 2018.
14
Institute of Political Science, Heidelberg University, German

184  
 
đứng từ các cuộc huy động đại chúng. Hầu hết các
nghiên cứu về sự khủng hoảng của chế độ độc tài tập
trung vào một trong hai mối đe dọa trên. Tuy nhiên,
trong thực tế khi xảy ra các cuộc biểu tình rộng lớn
chống lại nhà độc tài, và thường là phi bạo lực, thì cả
hai mối đe dọa trên có liên hệ chặt chẽ với nhau.
Hầu hết các nhà độc tài sử dụng lực lượng cảnh sát
và các đơn vị an ninh cho các công việc đàn áp hàng
ngày. Tuy nhiên khi các cuộc biểu tình lan rộng và trở
nên áp đảo đối với lực lượng cảnh sát cùng các đơn vị
an ninh, thì quân đội trở thành công cụ bảo vệ cuối
cùng cho sự sống sót về mặt chính trị của nhà độc tài.
Tuy nhiên, trong một hoàn cảnh “endgame – kết thúc
cuộc chơi” như vậy, giới lãnh đạo quân đội có thể thấy
rằng sẽ chẳng có lợi gì khi bảo vệ nhà độc tài. Vì vậy
họ tiếp tục ở lại trong doanh trại (trung lập), hoặc đứng
về phía phe đối lập, hoặc tự mình nắm lấy quyền lực.
Do đó, việc hiểu phản ứng của quân đội đối với
“endgame” của nhà độc tài có vai trò quan trọng trong
việc nghiên cứu về chế độ độc tài cũng như nghiên cứu
về dân chủ hóa.

185  
 
“Endgame của nhà độc tài”
Vay mượn ẩn dụ từ Pion-Berlin và những người khác,
chúng tôi định nghĩa “endgame” là hoàn cảnh trong đó
“các cuộc biểu tình đường phố có quy mô lớn, đỉnh
điểm có thể lên tới hàng trăm ngàn người tham gia
hoặc thậm chí nhiều hơn”. Các cuộc biểu tình này
thách thức khả năng tiếp tục nắm quyền của nhà độc
tài - người đang cố gắng trong tuyệt vọng để giữ lấy
quyền lực bằng cách giải tán đám đông. Cảnh sát và
các lực lượng vũ trang nội bộ đã được huy động nhưng
bị áp đảo bởi quy mô của các cuộc biểu tình. Cuối
cùng, nhà độc tài phải nhờ cậy tới quân đội hòng đánh
bại các cuộc nổi dậy/biểu tình như vậy.
Do đó, “endgame của chế độ độc tài” được định
nghĩa bởi bốn yếu tố có liên hệ với nhau:

1)   xảy ra trong các chế độ phi dân chủ;


2)   các cuộc biểu tình quy mô lớn vẫn giữ được tính
phi bạo lực;
3)   phong trào yêu cầu thay đổi chế độ hoặc nhà độc
tài từ chức;

186  
 
4)   các lực lượng công an, và an ninh nội bộ không thể
ngăn chặn biểu tình, điều khiến cho quân đội trở
thành phương tiện còn lại cuối cùng đảm bảo sự
sống còn của nhà độc tài.

Endgame của nhà độc tài có thể có ba kết quả khác


nhau như sau:

1)   Đàn áp: quân đội sử dụng bạo lực chống lại người
biểu tình nhằm dập tắt cuộc biểu tình.
2)   Chuyển đổi lòng trung thành: quân đội từ chối đàn
áp người biểu tình bằng cách tiếp tục “ở trong
doanh trại” hoặc tham gia vào phe đối lập.
3)   Đảo chính: quân đội lật nhà độc tài và tiếp quản
chính quyền, ít nhất trong tạm thời.

Giải thích hành vi của quân đội trong endgame của


nhà độc tài

Để giải thích khi nào và tại sao một endgame dẫn đến
đàn áp, chuyển đổi lòng trung thành, hay đảo chính
quân sự, chúng tôi sử dụng cách tiếp cận duy lý như
sau: đương đầu với một cuộc biểu tình khổng lồ, và sự

187  
 
thất bại của các lực lượng công an, an ninh nội bộ
trong việc chấm dứt biểu tình, giới lãnh đạo quân đội
thấy mình ở trong một vị trí thuận lợi chiến lược.
Trong hoàn cảnh này, quân đội sẽ quyết định hành
động theo cách mà sẽ mang lại lợi ích lớn nhất cho các
thành viên của mình. Những lợi ích này, trước tiên,
phụ thuộc vào lợi ích của giới lãnh đạo quân sự, và tiếp
đến, vào các điều kiện lịch sử cụ thể ảnh hưởng đến
trật tự sở thích của giới lãnh đạo quân sự về ba kết quả
cụ thể của endgame ở trên.

Các giả định chính

Lập luận của chúng tôi dựa trên bốn giả định cơ bản:

1)   Thứ nhất, trong khi tất cả các endgame độc tài bao
gồm ít nhất ba tác nhân (nhà độc tài, lãnh đạo quân
đội, và phe đối lập), thì chính giới lãnh đạo quân
đội có vai trò quyết định đối với kết quả, và điều
này đặt họ ở trong một vị thế thuận lợi chiến lược
trong việc định vị lại vị thế chính trị, kinh tế và xã
hội của mình. Với tư cách người phán quyết tối cao
đối với số phận nhà độc tài, giới lãnh đạo quân sự

188  
 
là người chơi quyền lực nhất trong endgame. Trong
khi nhà độc tài và người biểu tình đóng vai trò thứ
yếu; cả hai đều có động cơ nịnh bợ quân đội và hứa
hẹn cung cấp các phần thưởng chính trị, vật chất
nếu quân đội đứng về phía mình. Do đó, chúng ta
cần tập trung vào các quyết định chiến lược của
giới lãnh đạo quân sự trong hoàn cảnh endgame.
2)   Thứ hai, giới lãnh đạo quân đội có thể, với một
mức độ hợp lý nhất định, được xem như một thực
thể thống nhất và đoàn kết. Trong thực tế, quân đội
luôn có một lãnh đạo tối cao; tuy nhiên, ngay cả
trong trường hợp mệnh lệnh tối cao do một tập thể
lãnh đạo quyết định, thì quân đội vẫn là một “tổ
chức cấp bậc, mà những người lãnh đạo có thể thiết
lập và áp đặt các sở thích cho toàn bộ.”
3)   Thứ ba, giới lãnh đạo quân đội hành động một cách
duy lý: họ có mục tiêu được định nghĩa rõ ràng; có
khả năng đánh giá đúng chi phí và lợi ích, cũng
như kì vọng của các hành động; và có thể quyết
định hành động sao cho, với chi phí như vậy sẽ
mang lại lợi ích lớn nhất.

189  
 
4)   Thứ tư, dựa trên các ưu tiên lợi ích của quân đội,
chúng tôi khẳng định rằng giới lãnh đạo quân đội
trong chế độ độc tài quan tâm tối đa hóa các lợi ích
kinh tế, chính trị của họ. Do việc tiếp cận với ngân
sách cùng khả năng ảnh hưởng đến các quyết định
chính trị phụ thuộc vào việc giới này có thực quyền
hay không, nên việc có thực quyền, sẽ là ưu tiên số
một của quân đội. Ưu tiên tiếp theo là duy trì sự
thống nhất trong quân đội, bởi sự chia rẽ có thể làm
xói mòn địa vị của giới lãnh đạo trong hệ thống cấp
bậc của quân đội, cũng như trong chính chế độ, và
làm suy yếu năng lực của quân đội. Chính vì những
điều này đã khiến cho họ không thích can dự vào
các hoạt động an ninh nội bộ, bởi điều này có thể
gây nguy hiểm cho sự thống nhất của họ. Tuy
nhiên chúng ta tin rằng giới lãnh đạo quân sự là
những người có tính ăn chắc, tức sẽ trung thành với
nhà độc tài và đàn áp người biểu tình, trừ khi có
những lựa chọn khác mang lại cho họ cơ hội lớn
hơn trong việc hiện thực hóa các lợi ích của mình.

190  
 
Các điều kiện về hành vi của quân đội trong
endgame của nhà độc tài

Trong một endgame của nhà độc tài, giới lãnh đạo
quân đội sẽ phải quyết định nên phản ứng như thế nào
với người biểu tình. Họ có một trong ba lựa chọn sau:
đàn áp, chuyển đổi lòng trung thành, hay đảo chính.
Lựa chọn nào sẽ hiện thực hóa tốt nhất lợi ích của quân
đội, điều này phụ thuộc vào các điều kiện hoàn cảnh
của endgame. Trong khi danh sách các điều kiện này
rất dài, thì có bốn điều kiện quan trọng nhất mà chúng
tôi nghiên cứu ở đây: 1) cơ chế kiểm soát quân đội của
nhà độc tài, 2) quy mô và sự đa dạng của các thành
phần tham gia trong cuộc biểu tình; 3) lịch sử vi phạm
nhân quyền của quân đội; và 4) sự thống nhất nội bộ
của quân đội.

1)   Cơ chế kiểm soát: Cơ chế mà nhà độc tài sử dụng


để kiểm soát quân đội là những hứa hẹn về lợi ích
mà giới lãnh đạo quân đội có thể có được khi quyết
định tiếp tục trung thành hay rời bỏ nhà độc tài.
Nếu sự kiểm soát này gắn chặt việc tiếp tục nắm
quyền của giới lãnh đạo quân đội với sự sống còn

191  
 
về mặt chính trị của nhà độc tài, thì quân đội sẽ lựa
chọn bảo vệ nhà độc tài và chống lại người biểu
tình. Chẳng hạn, chúng ta có thể tin rằng, quân đội
sẽ đàn áp nếu chế độ dùng chiến lược tuyển chọn
một phần hay toàn bộ quân đội với các binh sĩ đến
từ các nhóm tôn giáo, sắc tộc hay khu vực của nhà
độc tài. Trong khi đó, quân đội sẽ thay đổi lòng
trung thành hay đảo chính nếu nó bị kiểm soát bởi
các cơ chế ít hữu hiệu hơn, như cân bằng quyền lực
của quân đội với các cơ quan an ninh nội bộ hay bộ
máy tình báo. Do đó, việc không tồn tại cơ chế
kiểm soát hữu hiệu là điều kiện cần, nhưng không
phải điều kiện đủ, khiến quân đội trở cờ cũng như
quyết định hình thức trở cờ nào mà quân đội lựa
chọn. Và điều này phụ thuộc vào ảnh hưởng của ba
điều kiện bên dưới.
2)   Đặc điểm của các cuộc biểu tình: quy mô và sự đa
dạng của phong trào biểu tình ảnh hưởng đến quyết
định đàn áp của giới lãnh đạo quân sự. Một mặt,
các phong trào lớn với đa dạng các thành phần xã
hội làm gia tăng chi phí của việc đàn áp, đặc biệt

192  
 
nếu phong trào có cấu trúc xã hội tương tự với cấu
trúc xã hội của quân đội. Việc đàn áp các cuộc biểu
tình như vậy sẽ dẫn đến nguy cơ sụp đổ kỷ luật
quân đội, làm xói mòn một trong những lợi ích của
quân đội là duy trì sự gắn kết của nó. Trái lại, chi
phí đàn áp sẽ thấp đi nếu thành phần xã hội của
phong trào khác với cấu trúc xã hội của quân đội;
chẳng hạn, nếu các cuộc biểu tình chỉ bao gồm các
nhóm tương đối hẹp như sinh viên, các thành viên
của một đảng đối lập, hay các nhóm sắc tộc nào đó,
thì người biểu tình có thể được mô tả như những
nhóm xấu xa, với các đòi hỏi vô lý và sẽ dễ dàng
hơn cho việc đàn áp.
3)   Vi phạm nhân quyền: quyết định của giới lãnh đạo
quân đội cũng phụ thuộc vào hy vọng về số phận
trong tương lai của giới này khi chính phủ mới
được thành lập sau khi nhà độc tài bị lật đổ. Chỉ khi
giới này được đảm bảo rằng, họ sẽ không chịu
chung số phận với nhà độc tài, thì mới có khả năng
họ sẽ trở cờ và ủng hộ người biểu tình. Kết quả, chỉ
khi giới lãnh đạo quân đội không can dự rộng rãi

193  
 
vào việc tra tấn, vi phạm nhân quyền … trước đó,
thì họ mới có khả năng trở cờ; vì như thế sau khi
chuyển đổi chế độ, họ sẽ không bị truy tố bởi các
tội ác này.
4)   Sự gắn kết của quân đội: như đã phân tích, ba điều
kiện kể trên ảnh hưởng đến quyết định của giới
lãnh đạo quân đội về việc đàn áp hay ủng hộ người
biểu tình, phụ thuộc vào những lợi ích của họ. Mặt
khác, ý chí và khả năng của quân đội trong việc
tiến hành một cuộc đảo chính lại phụ thuộc chủ yếu
vào khả năng của họ trong việc hành động như một
thực thể gắn kết. Các âm mưu đảo chính quân sự
thành công đòi hỏi một mức độ phối hợp cao, cả về
việc lên kế hoạch lẫn thực thi. Ngoài ra, để đảm
bảo sự tiếp tục nắm quyền thực sự của giới lãnh
đạo quân sự sau đảo chính, họ phải sẵn sàng đè bẹp
mọi sự phản kháng, điều này đòi hỏi một hệ thống
cấp bậc và cấu trúc mệnh lệnh nội bộ vận hành tốt.
Để làm được như vậy, họ cần ngăn chặn sự chia rẽ
và rạn nứt trong nội bộ. Nhìn chung, một cuộc đảo
chính quân sự chỉ xảy ra nếu quân đội có sự gắn

194  
 
kết ở một mức độ nào đó và các phe cánh trong
quân đội sẽ không nổi dậy chống lại các quyết định
tiến hành đảo chính của giới lãnh đạo.

Các kết quả của mô hình

Bây giờ chúng ta thảo luận các kết quả của mô hình:
Đàn áp
Chúng ta tin rằng lãnh đạo quân đội sẽ quyết định đàn
áp biểu tình trong hai hoàn cảnh sau:

-   Thứ nhất, nếu nhà độc tài kiểm soát tốt quân đội
thông qua việc giao các đơn vị quan trọng cho
những người trung thành, hoặc một phần hoặc toàn
bộ quân đội là người thuộc sắc tộc của nhà lãnh
đạo, thì sự tiếp tục tại vị của giới lãnh đạo quân sự
phụ thuộc vào sự sống còn của nhà độc tài. Kết
quả, đàn áp sẽ xảy ra bất cứ khi nhà độc tài sử dụng
cơ chế kiểm soát trên.
-   Thứ hai, từ thảo luận về lợi ích của giới lãnh đạo
quân sự, chúng ta đi đến kết luận là giới này sẽ bảo
vệ nhà độc tài ngay cả khi không có cơ chế kiểm
soát trên. Nếu như họ tính toán rằng chế độ mới sẽ

195  
 
chẳng mang lại lợi ích gì cho họ. Điều này đúng
khi phong trào biểu tình không đại diện cho rộng
rãi người dân, và khi quân đội đã từng tham gia
vào các vi phạm nhân quyền lớn trong quá khứ. Cả
hai điều này đều ngăn cản khả năng quân đội trở
cờ. Hoặc khi quân đội có những sự rạn nứt trong
nội bộ, điều này sẽ khiến cho một cuộc đảo chính
quân sự gặp nhiều rủi ro.

Chuyển đổi lòng trung thành (trở cờ)


Một khi nhà độc tài không có cơ chế kiểm soát hữu
hiệu, các cuộc biểu tình có nhiều thành phần trong xã
hội cùng tham gia nên có tính đại diện cao, và quân đội
không vi phạm nhân quyền lớn trong quá khứ, thì khi
đó giới lãnh đạo quân đội sẽ chuyển lòng trung thành
của họ từ phía nhà độc tài sang phe đối lập. Chỉ với
những điều kiện này, giới lãnh đạo quân đội mới có thể
hy vọng sẽ tiếp tục được nắm quyền sau khi nhà độc
tài bị hạ bệ.
Đảo chính
Giới lãnh đạo quân đội nhiều khả năng sẽ tiến hành
đảo chính khi nhà độc tài không có cơ chế kiểm soát

196  
 
hữu hiệu và quân đội có khả năng hành động một cách
đoàn kết. Tuy nhiên, như lưu ý ở trên, chúng ta tin rằng
quân đội xem đảo chính là giải pháp cuối cùng, và do
đó họ sẽ chỉ làm như vậy khi không có hi vọng tiếp tục
nắm quyền sau khi nhà độc tại bị hạ bệ; và do họ đã có
những vi phạm nhân quyền trong quá khứ, hoặc do
tính đại diện thấp của các cuộc biểu tình.

Kết quả nghiên cứu


Phần này sẽ khảo sát các endgame của nhà độc tài
trong giai đoạn từ 1946-2014.

-   Thứ nhất, số liệu thống kê cho thấy các endgame


của nhà độc tài là một hiện tượng tương đối hiếm –
chỉ xảy ra 40 lần từ năm 1946. Trong đó 19 trường
hợp (47.5%) quân đội đàn áp biểu tình, so với 15
trường hợp (37.5%) quân đội thay đổi lòng trung
thành, và 6 trường hợp (15%) quân đội đảo chính.
-   Thứ hai, dù tương đối hiếm, song endgame ngày
càng trở nên phổ biến trong những thập kỷ gần đây,
đặc biệt là sau khi sự khởi đầu của “làn sóng dân
chủ hóa thứ ba” vào năm 1974. Ngoài ra, dữ liệu

197  
 
phân tích cũng cho thấy, endgame xảy ra theo kiểu
“thác thay đổi chế độ”. Ví dụ, những năm 1980 cho
thấy một số lượng lớn nhất các endgame, khi nhiều
chế độ cộng sản ở Châu Âu sụp đổ vào năm 1989
do các cuộc nổi dậy của người dân. Tương tự, giai
đoạn từ 2010 tới 2014 chứng kiến 8 endgame, tính
từ “Mùa xuân Ả Rập” lật đổ các chế độ độc tài ở
Trung Đông và Bắc Phi (MENA).

Hình 1: Sự phân bố theo thời gian các endgame và kết quả của
nó, từ 1946-2014. Lưu ý: R = Đàn áp, LS = chuyển đổi lòng trung
thành, C = Đảo chính

198  
 
-   Thứ ba, như Hình 2 cho thấy, các endgame xảy ra
lớn nhất trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương
(14) và nhỏ nhất trong khu vực Mỹ Latin (3).
Trung Đông và Bắc Phi (MENA) và Châu Âu có
số lượng endgame tương tự nhau, với lần lượt là 9
và 8, và Châu Phi hạ Sahara là 6. Ngoài ra, kết quả
tương đối khác nhau giữa các khu vực; trong khi ở
Châu Á Thái Bình Dương việc đàn áp người biểu
tình và chuyển đổi lòng trung thành có mức độ gần
như nhau, còn ở khu vực MENA quân đội đàn áp 6
trong 9 trường hợp (67%). Kết quả này phù hợp
với các nghiên cứu cho thấy mức độ đàn đàn áp
cao trong các chế độ độc tài ở Ả Rập, cũng như tỉ
lệ thất bại của các cuộc cách mạng phi bạo lực ở
Châu Á và Trung Đông cao hơn so với các khu vực
khác trên thế giới.

199  
 
Hình 2: Sự phân bố theo khu vực các endgame và kết quả của
nó, từ 1946-2014. Lưu ý: R = Đàn áp, LS = chuyển đổi lòng trung
thành, C = Đảo chính

-   Thứ tư, như trong Hình 3 cho thấy, endgame xảy ra


trong mọi dạng độc tài. Dù tần suất của các kết quả
khác nhau theo dạng chế độ, song có một tương
quan đáng chú ý giữa dạng chế độ và phản ứng của
quân đội. Đó là, đàn áp là dạng phản ứng chính
trong các chế độ quân sự; với 9 trong 12 trường
hợp. Quân đội lựa chọn đàn áp để bảo vệ chính
quyền quân sự. Điều này xác nhận cho các giả thiết

200  
 
ban đầu của chúng ta. Thứ nhất, giới lãnh đạo
chính trị trong chế độ quân sự được tuyển dụng chủ
yếu từ các quan chức cấp cao trong quân đội. Thứ
hai, lãnh đạo trong các chế độ quân sự thường bổ
nhiệm người thân cận vào các vị trí quan trọng
trong quân đội, chẳng hạn như bạn bè hay các
thành viên cùng trường, sắc tộc, khu vực địa lý của
họ. Hình thức kiểm soát này tạo ra một mối liên hệ
mạnh mẽ giữa lãnh đạo chế độ và các tướng lĩnh,
và điều này giúp củng cố cho quyền lực của các
nhà lãnh đạo chính trị. Ngoài ra, trong nhiều chế độ
quân sự, các đơn vị quân đội thường can dự vào
các công việc củng cố luật và trật tự thường ngày,
và vì vậy thường có quá khứ vi phạm nhân quyền.
Do đó họ sẽ phải chịu trách nhiệm về các vi phạm
này nếu chế độ sụp đổ, và điều này khiến cho khả
năng chống lại chế độ của họ giảm đi.

201  
 
Hình 2: Sự phân bố của các endgame và kết quả với các dạng
chế độ khác nhau, từ 1946-2014. Lưu ý: R = Đàn áp, LS = chuyển
đổi lòng trung thành, C = Đảo chính

Các trường hợp nghiên cứu


Để giải thích rõ hơn những luận điểm ở trên, chúng ta
nghiên cứu ba trường hợp endgame với các phản ứng
khác nhau của quân đội: đàn áp ở Burma (1988), đảo
chính quân sự ở Sudan (1985), và thay đổi lòng trung
thành ở Đông Đức (1989).

202  
 
Burma 1988 (từ năm 1989, đổi tên thành Myanmar)
Sau cuộc đảo chính năm 1962, quân đội dưới quyền
tướng Ne Win cai trị Burma. Đầu tiên họ cai trị theo
kiểu quân sự, sau đó từ năm 1974, họ tiếp tục cai trị
thông qua Đảng Chương trình Xã hội Chủ nghĩa
Burma (BSPP). Ne Win dù không làm tổng thống từ
năm 1981, song vẫn là chủ tịch BSPP và lãnh đạo của
một liên minh cai trị gồm phần lớn gồm các quan chức
quân sự nghỉ hưu. Chính quyền Burma đã đàn áp các
cuộc biểu tình vào năm 1962 và 1974. Trong khi đó,
phe đối lập tương đối yếu trong suốt những năm 1980.
Tuy nhiên, một cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm
trọng cùng sự bãi bỏ một số tờ tiền mệnh giá nhỏ vào
năm 1987 đã tạo ra một giai đoạn endgame ở Burma.
Vào tháng 3 năm 1988, một cuộc biểu tình của sinh
viên Viện Công nghệ Rangoon bên ngoài khuân viên
trường bị đàn áp tàn bạo bởi lực lượng cảnh sát chống
bạo động do Sein Lwin chỉ huy. Điều này đã kích thích
làn sóng biểu tình của sinh viên, mà cuối cùng biến
thành các cuộc biểu tình quy mô lớn lan rộng, với sự
tham gia của hàng triệu người từ khắp các thành phố

203  
 
lớn trên cả nước. Chính quyền phản ứng với các thông
điệp không nhất quán, cả đàn áp mạnh tay lẫn nhượng
bộ, bao gồm việc Ne Win từ chức chủ tịch BSPP. Tuy
nhiên, Ne Win vẫn là người nắm thực quyền đứng
đằng sau tổng thống và chủ tịch mới được bổ nhiệm
của BSPP, là Sein Lwin.
Khi lực lượng cảnh sát bị các cuộc biểu tình rộng
lớn áp đảo, Sein Lwin tuyên bố thiết quân luật. Điều
này khiến cho phe đối lập tức giận và kêu gọi tổng biểu
tình. Biểu tình đã đạt đến đỉnh vào ngày 8 tháng 8, khi
các cuộc xuống đường nổ ra ở Rangoon và hầu hết các
thành phố, thị trấn khác (Cuộc nổi dậy 8-8-88). Chế độ
lệnh cho các sư đoàn 22, 44 và 77 hỗ trợ cảnh sát đàn
áp khiến cho 3.000 người bị giết. Sein Lwin tuyên bố
từ chức vào ngày 12 tháng 8, và được kế nhiệm bởi
Maung Maung, cũng là một người trung thành với Ne
Win, và là một chính trị gia dân sự có vẻ bề ngoài ôn
hòa. Chính quyền sau đó đã dỡ bỏ thiết quân luật và rút
quân đội ra khỏi các thành phố nhằm giảm căng thẳng.
Tuy nhiên, điều này không thể làm dịu tình hình. Sau
tuyên bố của BSPP vào ngày 11 tháng 9 về một cuộc

204  
 
bầu cử đa đảng sẽ được tổ chức trong ba tháng tới, đất
nước Burma lại trải qua một làn sóng biểu tình khác
yêu cầu chính phủ từ chức. Điểm ngưỡng của endgame
đến khi một số nhóm đối lập thông báo hình thành một
chính phủ song song và một số thành viên mang sắc
phục cảnh sát và quân đội tham gia vào các cuộc biểu
tình. Vào ngày 18 tháng 9, tổng tư lệnh quân đội đồng
thời là Bộ trưởng Quốc phòng, tướng Saw Maung đã
tuyên bố loại bỏ tổng thống Maung Maung và thiết lập
Hội đồng Khôi phục Trật tự và Luật Pháp (SLORC).
Cùng lúc đó, quân đội bắt đầu đàn áp, với hàng ngàn
người đã bị giết, bị thương, và bị bắt giữ; qua đó kết
thúc “endgame - cuộc chơi”.

Kết quả

Burma năm 1988, quân đội đã thẳng tay đàn áp.


Phong trào ban đầu do sinh viên lãnh đạo, sau đó trở
thành một chiến dịch đấu tranh dân chủ phi bạo lực
trên toàn quốc với đa dạng lực lượng tham gia. Quân
đội được triển khai chỉ sau khi các cuộc biểu tình lan
rộng đến mức mà cảnh sát không thể ngăn chặn. Mặc

205  
 
dù các cá nhân khác nhau giữ chức tổng thống và chủ
tịch BSPP trong giai đoạn endgame, song nhìn chung
Ne Win vẫn là người nắm quyền thực quyền; vì cả
Sein Lwin và Maung Maung đều là tay chân của Ne
Win, và họ sẽ không thể trở thành tổng thống nếu
không được ông ủng hộ.

Giải thích

Mô hình ở trên cho rằng quân đội sẽ đàn áp nếu việc


thay đổi lòng trung thành hay đảo chính không hứa hẹn
mang lại lợi ích lớn hơn cho họ, và điều này phù hợp
với Burma. Việc chuyển lòng trung thành sang phe đối
lập hay tiến hành một cuộc đảo chính là những lựa
chọn bất lợi cho giới lãnh đạo quân sự của Burma bởi
Ne Win có những cơ chế hiệu quả để kiểm soát quân
đội. Ông gắn liền lợi ích của quân đội với sự sống còn
của chế độ như các chính trị gia chủ yếu đến từ quân
đội; quân sĩ nghỉ hưu chi phối đảng cầm quyền và
thâm nhập khắp bộ máy hành chính. Ngoài ra, Ne Win
cũng có những sự kiểm soát mang tính cá nhân đối với
quân đội thông qua việc giám sát và các cơ chế trừng

206  
 
phạt không chính thức. Điều này cho phép ông kiểm
soát cơ hội nghề nghiệp của các quan chức trong và
ngoài quân đội, cũng như đặt những người trung thành
vào các vị trí cấp cao trong quân đội. Các vị trí này bao
gồm các lãnh đạo quân đội chịu trách nhiệm thiết lập
SLORC và đàn áp vào tháng 9 năm 1988, gồm tướng
Saw Maung, tướng Than Shwe, người kế nhiệm Saw
Maung, và Đại tá Khin Nyut, người đứng đầu lực
lượng tình báo quân đội. Do đó, sự đào ngũ chỉ xảy ra
ở các quan chức cấp thấp trong hải quân và không
quân, trong khi giới chóp bu trong quân đội vẫn còn
gắn kết và trung thành.
Ne Win kết hợp việc lựa chọn những người trung
thành với các cơ chế giám sát và cân bằng hữu hiệu,
thông qua một ban rất quyền lực đó là Ban tình báo
quốc phòng (DDSI), vốn nằm dưới quyền kiểm soát
của cá nhân ông. Các hoạt động của DDSI nằm bên
ngoài các hoạt động tình báo quân sự thông thường,
bao gồm việc giám sát các cá nhân trong quân đội, các
bộ trong chính phủ, đảng BSPP, và bộ máy hành chính.

207  
 
Trong khi cơ chế kiểm soát này ngăn chặn khả năng
đào ngũ của giới quân sự, thì có hai yếu tố khác tác
động khiến họ đàn áp.

-   Thứ nhất, các lãnh đạo quân sự và thân hữu của Ne


Win như Saw Maung, Than Shwe, và Khin Nyut
có lý do để lo sợ một chính phủ do đối lập lãnh
đạo. Vì chính phủ này có thể buộc họ phải chịu
trách nhiệm cho sự vi phạm nhân quyền trước và
trong “Cuộc nổi dậy 8-8-88”.
-   Thứ hai, phong trào đấu tranh dân chủ của Burma
không được thể chế hóa tốt, như có các đảng đối
lập, các liên đoàn lao động mạnh, và các tổ chức
tôn giáo. Hơn nữa, phong trào thất bại trong việc
huy động các nhóm thiểu số ở các lãnh thổ vùng
biên tham gia khi lo sợ rằng những các dân tộc
thiểu số này có thể sử dụng các cuộc biểu tình để
theo đuổi chương trình “ly khai” của riêng họ.
-   Thứ ba, quan trọng nhất, sự gắn kết của quân đội
với người biểu tình bị suy giảm do không có liên
kết về mặt cá nhân lẫn tổ chức giữa quân đội và
phe đối lập, đồng thời có một khoảng cách xã hội

208  
 
lớn giữa những người biểu tình ở Rangoon với
quân đội được sử dụng để đàn áp, vốn được điều từ
các vùng xa về thủ đô.

Sudan 1985
Đại tá Jaafar Nimeiri giành lấy quyền lực trong một
cuộc đảo chính không đổ máu vào tháng 5 năm 1969.
Chế độ độc tài cá nhân của ông nhận được sự ủng hộ
từ sự thay đổi lòng trung thành của các liên minh với
người cai trị trước đó, bao gồm quân đội, Liên đoàn Xã
hội chủ nghĩa Sudan, và tổ chức Anh em Hồi giáo. Vào
tháng 3 năm 1985, giá cả gia tăng, kinh tế suy thoái, và
bất mãn chính trị thúc đẩy các cuộc biểu tình sinh viên.
Và các cuộc biểu tình này đã nhanh chóng trở thành
một chiến dịch huy động quần chúng lớn nhất trong
lịch sử của Sudan. Mặc dù cuộc nổi dậy đang diễn ra,
song Nimeiri vẫn thực hiện một chuyến đi tới Mỹ.
Cảnh sát chống bạo động và lực lượng vũ trang đã bắt
giữ hàng trăm người biểu tình nhằm giải tán đám đông.
Nhưng việc đàn áp này phản tác dụng, khi nó lại
khuyến khích nhiều người hơn nữa tham gia vào các

209  
 
cuộc biểu tình. Vào các ngày 3 - 4 tháng 4, hơn một
triệu người diễu hành ở thủ đô Khartoum, đòi Nimeiri
từ chức và bầu cử dân chủ. Một lần nữa điều này kích
thích các cuộc nổi dậy ở các tỉnh khác của Sudan.

Kết quả

Hoàn cảnh Sudan năm 1985 tạo nên tình thế endgame
cho nhà độc tài và đã kết thúc với một cuộc đảo chính
quân sự. Trong giai đoạn endgame, các quan chức
quân đội phải đối mặt cả với người đại diện của chế độ
lẫn các nhà hoạt động đối lập. Chẳng hạn, vào ngày 4
tháng 4, các tướng lĩnh quân đội đã gặp Al-Tayib, phó
tổng thống và là tư lệnh của bộ máy an ninh nội bộ, và
thuyết phục ông không kêu gọi quân đội đàn áp người
biểu tình. Al-Tayib nhận lệnh từ Nimeiri qua điện
thoại, “muốn đàn áp người biểu tình”, và tỏ ra tức giận
khi quân đội không sẵn lòng đàn áp. Đồng thời, các
quan chức quân đội cũng gặp gỡ các thành viên phe
đối lập. Chẳng hạn, Al-Dahab, Bộ trưởng Quốc phòng,
được cho là đã hứa với lãnh đạo đối lập rằng lực lượng
quân đội sẽ không đàn áp người biểu tình.

210  
 
Các nhà hoạt động đối lập lên kế hoạch một cuộc
biểu tình khổng lồ ở dinh tổng thống trong ngày
Nimeiri trở lại Sudan, ngày 6 tháng 4. Các quan chức
quân sự hàng đầu họp xuyên đêm để đưa ra lựa chọn
nhằm đối phó với cuộc biểu tình sắp tới. Trong khi một
số quan chức ủng hộ đàn áp, thì những người khác
“cho rằng, nếu cảnh sát bắn vào người dân, họ sẽ can
thiệp để bảo vệ người dân”. Trong những giờ đầu ngày
6 tháng 4, lãnh đạo quân đội gọi cho các tư lệnh nắm
giữ các vị trí ở Khartoum, và Al-Dahab thông báo
thông qua truyền thông rằng “lực lượng quân đội quyết
định đồng lòng đứng cùng người dân và đáp lại yêu
cầu của họ bằng cách tiếp quản chính quyền và sẽ giao
lại cho người dân sau một giai đoạn chuyển giao”.

Giải thích

Chúng ta đã khẳng định rằng giới lãnh đạo quân sự sẽ


đảo chính nếu chế độ không có một cơ chế kiểm soát
hữu hiệu với quân đội, và nếu quân đội có khả năng
hành động đoàn kết. Ngoài ra, chúng ta tin rằng giới
lãnh đạo quân đội chấp nhận rủi ro để tiến hành đảo

211  
 
chính chỉ khi nó từng liên quan đến các vi phạm nhân
quyền trong quá khứ và/hoặc nếu phong trào biểu tình
không đại diện cho đông đảo người dân. Trường hợp
Sudan phù hợp với các điều kiện này.

-   Thứ nhất, và quan trọng nhất, chính sách cân bằng


và đối trọng của Nimeiri đối với quân đội, khiến
cho nguồn lực và vị thế của quân đội bị suy giảm,
và vì vậy sự tồn tại của chế độ không mang lại lợi
lộc gì cho quân đội. Từng là một người tiến hành
đảo chính trước đó, Nimeiri đã phát triển các cơ
quan an ninh song song và thiết lập một lực lượng
vũ trang nội địa mạnh với khoảng 45,000 người để
ngăn chặn khả năng nổi dậy của quân đội. Được
trang bị hạng nặng, ưu đãi cao, và độc lập về tổ
chức với quân đội, lực lượng này có thể được duy
trì để nhằm trung lập quân đội. Khi chế độ nuôi
dưỡng một bộ máy an ninh như vậy, đồng nghĩa
với các lợi ích của quân đội bị cắt giảm đi, thì quân
đội tận dụng cuộc khủng hoảng chính trị như một
cơ hội để trả đũa Nimeiri cũng như tước bỏ quyền
lực của đối thủ. Ngay sau cuộc đảo chính, quân đội

212  
 
giải tán lực lượng an ninh nội bộ và bắt giữ hàng
ngàn quan chức của lực lượng này.
-   Thứ hai, việc chuyển sang phe đối lập và thiết lập
một chính phủ do đối lập lãnh đạo có thể sẽ nguy
hiểm với quân đội khi nó đã từng liên quan đến các
vi phạm nhân quyền trước endgame. Chẳng hạn,
quân đội đã từng giải tán các cuộc biểu tình của
sinh viên trong “các cuộc bạo động vì bánh mì”
vào tháng 2 năm 1982 và đàn áp các cuộc biểu tình
của công nhân đường sắt vào tháng 6 năm 1983.
Ngoài ra, quân đội Sudan cũng đã đánh nhau với
các nhóm nổi loạn ở phía nam trước khi Thỏa
thuận Addis Ababa được kí kết vào năm 1972,
cũng như sau khi nội chiến bùng phát một lần nữa
vào năm 1983. Trong khoảng thời gian này đã có
những cuộc giết chóc quy mô lớn ở cả hai bên,
khiến cho hàng triệu người dân chết vì súng đạn,
nạn đói, và phải đi lánh nạn.
-   Cuối cùng, giới lãnh đạo quân đội chứng tỏ có đủ
sự gắn kết để lật đổ Nimeiri, dù vẫn có những sự
chia rẽ bên trong. Có ít nhất ba phe cánh quan

213  
 
trọng trong quân đội khi khủng hoảng nổ ra: nhóm
Hồi giáo ngày càng trở nên có ảnh hưởng khi
Nimeiri liên minh với tổ chức Anh em Hồi giáo
trong giai đoạn cầm quyền sau này; nhóm Các
quan chức Tự do cố gắng cân bằng lại ảnh hưởng
của nhóm Hồi giáo, và nhóm Baathist. Dù có sự
khác biệt về ý thức hệ và chính trị, song họ thống
nhất với nhau ở sự bất mãn với chế độ của Nimeiri
và muốn tiến hành đảo chính thay thế Nimeiri.
Ngoài ra, các quan chức cấp trung và cao, cũng
như tư lệnh các khu vực thông tin cho giới lãnh đạo
quân sự xung quanh Al-Dahab biết rằng các quan
chức cấp thấp hơn đồng tình với các yêu cầu của
người biểu tình.

Đông Đức 1989


Từ năm 1949, Đông Đức (SED) nằm dưới sự cai trị
của một chính quyền cộng sản. Một cuộc nổi dậy của
người dân chống lại chính quyền này vào ngày 17
tháng 6 năm 1953 ở Đông Berlin, song đã bị quân đội
Liên Xô đàn áp. Cho dù chế độ này trải qua sự trì trệ

214  
 
về kinh tế và tê liệt về chính trị trong nhiều thập kỷ,
nhưng nó chỉ sụp đổ vào năm 1989 khi người Đông
Đức một lần nữa đổ ra đường tạo thành các cuộc biểu
tình quần chúng. Nguyên nhân kích hoạt là những sự
thay đổi về dân chủ ở Ba Lan và Hungary. Các cuộc
biểu tình ở Đông Đức ngày càng gia tăng trong suốt
mùa hè năm 1989 cho dù họ bị Stasi và công an ngăn
chặn. Bất chấp những lời kêu gọi các “biện pháp cực
đoan chống lại “kẻ thù”, những kẻ “phản cách mạng”
và ca ngợi “giải pháp Thiên An Môn” của tổng bí thư
SED là Erich Honecker, và Egon Krenz, thành viên bộ
chính trị và là người kế nhiệm của Erich Honecker,
nhưng quân đội đã không đàn áp cuộc biểu tình hòa
bình của người dân. Vào ngày 17 tháng 10, Honecker
bị sa thải khỏi mọi chức vụ. Vào ngày 7 tháng 11, Bộ
chính trị từ chức tập thể. Vào ngày 9 tháng 11, tường
Berlin sụp. Cuối cùng, vào tháng 3 năm 1990, tại Đông
Đức đã diễn ra cuộc bầu cử tự do và công bằng, đánh
dấu sự chuyển đổi từ độc tài sang dân chủ; và đến ngày
3 tháng 11 năm 1990, Đông và Tây Đức tái thống nhất
với tên gọi Công hòa Liên Bang Đức.

215  
 
Kết quả
Kết quả của endgame năm 1989 là sự chuyển đổi lòng
trung thành. Trong khi không có sự chia rẽ giữa những
người theo đường lối cứng rắn xung quanh Honecker,
thì các tư lệnh quân đội xung quanh tướng Fritz
Streletz đã không nghe theo lệnh của Honecker.
Vào đầu tháng 10 năm 1989, khi các cuộc biểu tình
ôn hòa lớn đạt tới quy mô có thể áp đảo lực lượng công
an thì chế độ đã huy động quân đội. Trước ngày 7
tháng 10, là lễ kỉ niệm 40 năm ngày thành lập Đông
Đức, Honecker đã ra lệnh ngăn chặn biểu tình bằng
mọi phương tiện cần thiết, bao gồm huy động toàn bộ
cảnh sát, Stasi, và các đơn vị an ninh khác. Tuy nhiên,
mệnh lệnh yêu cầu quân đội gửi xe tăng tới Leipzig
của Honecker đã bị Streletz từ chối. Thay vào đó, lãnh
đạo quân đội đã phái một số đơn vị của quân đội, chủ
yếu là học viên các trường quân sự, với chỉ thị rõ ràng
là không sử dụng bạo lực trừ khi phải phòng vệ.
Việc quân đội không đàn áp các cuộc biểu tình
khổng lồ vào ngày 9 tháng 10 ở Leipzig cho thấy họ
cũng sẽ không đàn áp người biểu tình trong tương lai.

216  
 
Sự can dự cuối cùng của quân đội xảy ra lúc bức tường
Berlin sụp đổi ngày 9 tháng 11 năm 1989, khi tướng
Stechbarth, tư lệnh các lực lượng mặt đất khuyên bộ
trưởng Bộ quốc phòng Keßler bảo vệ bức tường bằng
các trung đoàn bộ binh cơ giới. Trên thực tế, chỉ có hai
đơn vị quân đội ở Berlin ngăn chặn xâm phạm “bạo
lực” biên giới, nhưng nhanh chóng giải tán vào ngày
11 tháng 11 năm 1989, có lẽ là theo quan điểm riêng
của các tư lệnh các đơn vị này.

Giải thích

Chúng ta tin rằng việc thay đổi lòng trung thành xảy ra
khi chế độ không có cơ chế kiểm soát quân đội hữu
hiệu; các cuộc biểu tình có sự tham gia của đông đảo
các thành phần; và quân đội không tham gia vào các vi
phạm nhân quyền trước đó. Và những điều kiện này
đúng với Đông Đức vào năm 1989.

-   Thứ nhất, sự kiểm soát của chế độ với quân đội


không gắn tương lai của lãnh đạo quân đội với sự
sống còn về mặt chính trị của Honecker, cho dù có
sự phục tùng cũng như có sự hợp nhất quân đội vào

217  
 
trong hệ thống nhà nước – đảng. Cơ chế kiểm soát
đan cài nhiều tầng, bao gồm việc đưa giới lãnh đạo
quân đội vào trong tầng lớp chóp bu của chế độ,
việc tuyên truyền chính trị, và sự thâm nhập, giám
sát quân đội của Stasi. Các cơ chế này tuy có thể
ngăn không cho quân đội nổi lên như một thực thể
chính trị tự trị, thì cũng không thể củng cố lòng
trung thành của quân đội trong endgame năm 1989.
-   Thứ hai, quân đội không sẵn lòng đàn áp phong
trào biểu tình bởi nó quá lớn, ôn hòa và có sự đại
diện của mọi thành phần. Quy mô của phong trào,
thể hiện trong khẩu hiệu “Chúng ta là nhân dân”,
cho thấy nó bao gồm người dân từ mọi tầng lớp.
Do đó, nó đảm bảo rằng cuộc biểu tình sẽ không bị
mô tả là tác phẩm của “những kẻ khiêu khích”, hay
là nạn nhân của các chiến dịch kích động của
phương Tây nhằm làm suy yếu Đông Đức. Cùng
với đó là tính phi bạo lực của phong trào. Tất cả đã
tạo ra một rào cản mạnh chống lại bất cứ hành
động bạo lực quy mô lớn nào. Cuối cùng, đa số
quân nhân không ủng hộ bạo lực chống lại người

218  
 
biểu tình và bất mãn với sự bất tài của giới lãnh
đạo trong việc ứng phó phù hợp với hoàn cảnh,
điều này dẫn đến sự mất kỉ luật và tăng số lượng
người đào ngũ từ bỏ chế độ.
-   Thứ ba, trong đa số người dân xem quân đội là một
bộ phận quan trọng của chế độ độc tài, nhưng nó
lại không bị xem như một phần của bộ máy đàn áp
hàng ngày, như cảnh sát hoặc quan trọng nhất là
Stasi. Ngoài ra, quân đội cũng chưa bao giờ được
triển khai chống lại người dân. Việc đàn áp vào
ngày 17 tháng 6 năm 1953 xảy ra trước khi quân
đội được thành lập vào năm 1956. Kết quả, giới
lãnh đạo quân đội có thể tin rằng họ không chịu
trách nhiệm cho sự đàn áp của chế độ. Điều này
đảm bảo rằng giới lãnh đạo quân sự có thể thể hiện
mình như một lực lượng ủng hộ tích cực người
dân, và rằng cách mạng có thể tiến triển mà không
đối mặt với nguy cơ đàn áp đổ máu.

219  
 
Kết luận

Từ phân tích trên chúng ta thấy rằng quân đội là tác


nhân quyết định trong các endgame của các nhà độc
tài. Nếu các nhà độc tài còn giữ được sự trung thành
của quân đội, thì cách mạng quần chúng không thể lật
đổ họ; trái lại, nhà độc tài sẽ bị hạ bệ khi thất bại trong
việc duy trì lòng trung thành của quân đội.

220  
 
Bài 8
Sử dụng các chiến lược phi bạo lực để tác động lên
lực lượng vũ trang: Kinh nghiệm Serbia (2000) và
Ukraine (2004)15
Anika Binnendijk, Ivan Marovic16

Tóm tắt: Trong phong trào Otpor lật đổ Milosevic năm 2000, và
“Cách mạng Cam” ở Ukraine năm 2004, những người tổ chức đã
phát triển các chiến lược làm gia tăng rủi ro đối với lực lượng vũ
trang nếu họ đàn áp phong trào, cũng như làm xói mòn sự sẵn
sàng của các lực lượng vũ trang trong việc tham gia vào các hành
động đàn áp bạo lực. Bằng cách sử dụng kết hợp các chiến lược
thuyết phục và ngăn chặn, phong trào đã thành công trong việc
ngăn không cho đàn áp quy mô lớn xảy ra.

Giới thiệu
Lực lượng vũ trang, gồm quân đội và công an, đóng
vai trò quan trọng trong việc bảo vệ các chế độ độc tài.
Với tư các là các công cụ bạo lực, chúng được sử dụng

                                                                                                                         
15
Anika Binnendijk vs IvanMarovic, Nonviolent strategies to
influence state security forces in Serbia (2000) and Ukraine
(2004), Communist and Post-Communist Studies, 2006.
16
Fletcher School of Law and Diplomacy, Tufts University, USA  

221  
 
để chống lại những người, những lực lượng hoặc
những tổ chức thách thức chế độ.
Do đó, các chiến lược gia về đấu tranh phi bạo lực
cho rằng, một trong những mục tiêu cốt lõi của phương
pháp đấu tranh phi bạo lực là làm xói mòn lòng trung
thành của quân đội, cảnh sát và các ‘trụ cột chống đỡ’
quan trọng khác với chế độ. Dù bằng cách thuyết phục
những viên chức trong các lực lượng này về tính đúng
đắn của những gì họ đang làm, hoặc đối thoại về các
thỏa thuận có lợi cho cả đôi bên, hay chỉ rõ về cái giá
phải trả về kinh tế, chính trị hay đạo đức của việc đàn
áp, phong trào có thể gây ảnh hưởng lớn đến khả năng
của chế độ trong việc huy động các lực lượng này
chống lại mình.
Phong trào Otpor ở Serbia lật đổ Milosevic (2000)
và phong trào trong Cách mạng Cam ở Ukraine (2004)
đã thành công trong việc đạt được mục tiêu này. Trong
bài này, chúng ta sẽ tìm hiểu các chiến lược mà các
phong trào trên sử dụng trong các cuộc cách mạng
thành công của họ.

222  
 
Học hỏi từ quá khứ
Để phát triển các chiến lược của mình, các nhà lãnh
đạo của các phong trào đấu tranh ở Serbia lẫn Ukranie
đều học hỏi từ những thất bại của mình trong quá khứ.
Ở Ukraine, việc dựng lều trại và biểu tình suốt
những năm 1990 đã không gây ra nhiều tác động đến
chế độ độc tài cạnh tranh của tổng thống Kuchma. Vào
mùa thu năm 2000, vụ giết nhà báo Georgiy Gongadze
theo lệnh của Kuchma, đã gây ra tức giận và biểu tình
nổ ở nhiều nơi trên khắp đất nước. Tuy nhiên, dù phe
đối lập đe dọa sẽ huy động 200,000 người xuống
đường, thì số lượng tối đa trong thực tế chỉ vào khoảng
20,000-50,000. Vào tháng 3 năm 2001, biểu tình lên
đến đỉnh điểm với xung đột bạo lực xảy ra giữa người
biểu tình và cảnh sát. Sau đó phong trào bị đàn áp, suy
yếu và thất bại.
Các nhà tổ chức biểu tình ở Serbia cũng đã nghiên
cứu về các cuộc biểu tình thất bại trong việc lật đổ
Milosevic vào năm 1996-1997. Những nghiên cứu này
đã cho thấy được sự khó khăn trong việc duy trì những
cuộc biểu tình kéo dài trên đường phố (một yếu tố

223  
 
quyết định cho thành công). Họ cũng nhớ lại các cuộc
biểu tình vào ngày 9/3/1991, khi Phong trào Serbia
mới, do Vuk Draskovic lãnh đạo, kêu gọi tổ chức biểu
tình để phản đối các báo cáo thiên lệch trên truyền hình
do nhà nước kiểm soát. Milosevic đáp lại bằng cách ra
lệnh cho cảnh sát dùng hơi cay và vòi rồng giải tán
biểu tình. Người biểu tình đáp trả bằng bạo lực và vào
cuối ngày cuộc biểu tình đã bị dẹp tan.
Từ sự thất bại này, các nhà chiến lược của Otpor đã
đi đến kết luận rằng kế hoạch trong tương lai cần phải
đảm bảo hai mục tiêu:

-   Thứ nhất, nhanh chóng huy động được một triệu


người biểu tình tới Belgrade để đối đầu với
Milosevic.
-   Thứ hai là phải đảm bảo rằng lực lượng an ninh sẽ
không nghe theo lệnh của Milosevic để đàn áp và
bắn vào người biểu tình. Và khi theo đuổi các mục
tiêu này, Otpor nhấn mạnh việc tuân thủ nguyên
tắc phi bạo lực.

224  
 
Các nhà chiến lược ở Ukranie cũng đi đến kết luận
tương tự, khi một trong những kiến trúc sư chính của
các cuộc cách mạng Cam sau này nhớ lại:
“Vào năm 2002 và 2003, chúng tôi tiến hành phân tích cẩn
thận lý do thất bại của các cuộc biểu tình trước đó, lý do
chính đó là: số lượng người tham gia nhỏ và bản chất gây
hấn của các sự kiện như vậy. Vì vậy, chúng tôi đi đến kết
luận là phải huy động nhiều người tham gia nhất có thể và
đảm bảo rằng các cuộc biểu tình không mang tính gây hấn và
bạo lực (mà ôn hòa). Chúng tôi nhận ra, không có quân đội,
hay đơn vị đặc biệt nào dám sử dụng vũ khí chống lại các
cuộc biểu tình khổng lồ và ôn hòa như vậy của người dân.”
Trong cả hai trường hợp, gian lận bầu cử tràn lan là
một lý do quan trọng khiến cho phong trào có thể huy
động được một số lượng lớn người dân tham gia. Rõ
ràng, cả phe đối lập Serbia lẫn Ukraine đã xây dựng
chiến lược của mình dựa trên việc phơi bày cũng như
thách thức kết quả bầu cử gian lận.
Sau sự kiện gian lận bầu cử tổng thống của
Milosevic vào 24/9/2000, phe đối lập đã tổ chức một
loạt các cuộc biểu tình, tiến hành phong tỏa các tòa nhà
và các con đường. Căng thẳng kéo dài trong hai tuần,
cho đến ngày 5/10, thời điểm mà phe đối lập ra hạn

225  
 
chót cho Milosevic chấp nhận chiến thắng của
Kostunic. Nhằm gia tăng áp lực, họ đã kêu gọi tổng
biểu tình ở Belgrade, trước tòa nhà Quốc hội Liên
Bang, vào ngày 5/10. Họ đã huy động được khoảng
800,000 người tham gia đến từ mọi miền đất nước.
Ở Ukraine, biểu tình bắt đầu vào ngày 22/11 sau khi
thông tin về gian lận kết quả bầu cử tổng thống vòng
hai được phổ biến rộng rãi. Phe đối lập đã biết trước
khả năng gian lận bầu cử. Bởi từ trước đó, đã có một
thông báo nội bộ từ liên minh đối lập Ukraine nhấn
mạnh rằng “chúng ta cần liên minh và ít nhất 500,000
người ủng hộ”.
Pora, một tổ chức huy động người dân với thành
phần chủ yếu là giới trẻ, đã tích cực chuẩn bị cho các
cuộc biểu tình sau bầu cử, mặc dù trước đó một số
lượng lớn các thành viên của họ đã bị bắt. Và thật bất
ngờ khi số lượng người biểu tình vượt quá kì vọng của
cả chế độ lẫn phe đối lập. Trong ngày đầu tiên sau khi
lãnh đạo đối lập Victor Yushchenko kêu gọi biểu tình
ở các đường phố Kiev, 100,000 người đã đến Quảng
trường Độc lập (Maidan). Trong 24h tiếp theo, số

226  
 
lượng đã tăng lên gấp đôi. Và ngày 24/11, hàng trăm
ngàn người đổ về từ mọi miền của đất nước, và vào
ngày cuối của tuần đầu tiên, theo hầu hết các ước tính,
gần một triệu người Ukraine đã tập trung ở Kiev.
Cả hai phong trào đều nhận ra rằng, việc huy động
biểu tình quy mô lớn một cách nhanh chóng sẽ khiến
cho việc đàn áp sẽ phải trả một cái giá rất lớn. Các
dạng đàn áp như: tấn công, bắt giữ, đánh đập, hay ám
sát … thường không gặp phải phản ứng mạnh của công
chúng. Ngược lại, việc đàn áp quy mô lớn hàng trăm
ngàn người dân có thể phá hủy hoàn toàn tính chính
danh vốn đã mong manh của chế độ. Trong cả hai
trường hợp, quy mô của đám đông khiến cho chế độ
gặp nhiều khó khăn trong việc giải tán người biểu tình,
khi mà làm như vậy họ sẽ phải sử dụng đến các
“phương pháp rủi ro cao”, điều khiến cho ngay cả
những người ra lệnh cũng như người thực thi đàn áp
phải cân nhắc rất kĩ.
Những người tổ chức phong trào đã tiến hành tiếp
cận với người dân ở Kiev và các khu vực xung quanh
trước khi cuộc bầu cử diễn ra, với nhiệm vụ là phải đẩy

227  
 
quy mô biểu tình gia tăng nhanh chóng trong 48h ngay
sau lời kêu gọi của Yushchenko. Họ cũng cho lắp hệ
thống camera ở quảng trường Maidan, nhằm phát trực
tiếp hình ảnh về biểu tình 24/24 thông qua Kênh 5, vốn
ủng hộ phe đối lập. Chiến thuật này rất hiệu quả trong
việc giảm bớt khả năng đàn áp khu lều trại vào buổi
tối, khi mà số lượng người biểu tình giảm bớt. Cựu bộ
trưởng ngoại giao Ukraine, Boris Tarasyuk, tác giả của
chiến thuật này nhớ lại:
“Nguy cơ đàn áp rất cao, vì vậy tôi đề nghị Kênh 5 liên tục
phát hình ảnh quảng trường về đêm. Nếu có bất cứ điều gì
xảy ra, người dân sẽ nhìn thấy, và họ ngay lập tức hiểu điều gì
đang diễn ra”. Hành động này, theo lời một nhà ngoại giao
Phương Tây, đưa ra thông điệp rõ ràng: “Đến đây mà bắt
chúng tôi, và nếu bạn dự định làm chúng tôi đổ máu, nó sẽ
được phát trực tiếp trên CNN”.
Dù mang lại những lợi thế rất lớn, song biểu tình
quy mô lớn cũng chứa đựng những rủi ro tiềm năng ở
cả Serbia lẫn Ukraine. Lực lượng vũ trang biết họ có
trách nhiệm bảo vệ trật tự và sẽ phải chịu trách nhiệm
nếu hỗn loạn xảy ra. Các nhà tổ chức đã học được từ
những thất bại trong quá khứ, bài học đó là việc để xảy

228  
 
ra sự gây hấn (đụng độ) sẽ nhanh chóng khiến cho lực
lượng vũ trang chống lại họ. Gene Sharp, một trong
những lý thuyết gia tiên phong của phương pháp đấu
tranh bất bạo lực, nhận xét rằng “số lượng lớn mà
không thể duy trì kỉ luật bất bạo lực … thì có thể làm
suy yếu phong trào”. Mặt khác, ông viết: với “sự kỷ
luật có thể khiến phong trào trở thành vô địch”.
Do đó, điều mấu chốt là phải tránh những hành
động khiêu khích không cần thiết, cũng như không lặp
lại những sai lầm trong quá khứ. Cả phong trào ở
Serbia lẫn ở Ukraine đều đặt ưu tiên trong việc duy trì
nguyên tắc phi bạo lực, và tổ chức các chương trình
đào tạo để chuẩn bị cho các tình nguyện viên biết cách
ứng xử trong các tình huống đối đầu với lực lượng
cảnh sát và quân đội.
Ở Ukraine, việc tránh những sự khiêu khích có vai
trò rất quan trọng trong hai tuần đối đầu giữa hai bên.
Để trách đụng độ giữa người biểu tình và cảnh sát, hay
giữa những người ủng hộ Yushchenko và Yanukovych,
Pora và các tình nguyện viên của phong trào Ukraine
của Chúng ta đã dùng người của mình tạo thành “khu

229  
 
vực đệm” giữa cảnh sát và đám đông, và giữa các đám
đông đối địch nhau. Các tình nguyện viên cũng được
đào tạo để quan sát các khu lều trại và đám đông, nhằm
ngăn chặn những rối loạn tiềm năng có thể xảy ra. Các
cuốn sổ tay cũng được phân phối, với lời nhắc: “Không
khiêu khích. Chúng ta sẽ thắng. Chúng ta mạnh bởi vì
chúng ta bình tĩnh.” Tất cả những điều này đã có tác
động đối với cảnh sát và quân đội. Trong một cuộc
phỏng vấn vào tháng 6 năm 2005, một quan chức cao
cấp trong lực lượng này nhận xét rằng:
“Tôi tất tôn trọng những gì mà đội ngũ của Yushchenko đã
làm để ngăn chặn mọi khả năng xung đột có thể xảy ra. Họ
không có vẻ gì gây hấn …. Thật đáng kinh ngạc”.
Trong thực tế, quyết định theo đuổi chính sách phi
bạo lực là một yếu tố quan trọng trong tính toán chiến
lược của các nhà lãnh đạo phong trào ở Serbia cũng
như ở Ukraine. Từ lâu, họ đã khẳng định rằng, trong
điều kiện không cân xứng về quyền lực, phương pháp
phi bạo lực mang đến những thuận lợi quan trọng.
Chương trình đào tạo các tình nguyện viên của
Otpor ở Serbia nhấn mạnh đến chiến lược này. Và ở
Ukraine, Pora tán thành chiến lược trên, và thấy rằng

230  
 
việc sử dụng phương pháp phi bạo lực, cho phép
phong trào chơi tay đôi với chính quyền:
“Nếu chúng ta không hành động bạo lực, chúng ta có thể chơi
tay đôi với họ. Nếu chúng ta hành động bạo lực, họ sẽ sử dụng
vũ lực, và do đó, chúng ta sẽ ở thế bất lợi”.
Và một điều quan trọng nữa, đó là đối với người
dân trong nước cũng như cộng đồng quốc tế, việc đàn
áp những người biểu tình ôn hòa là điều không thể
chấp nhận được, trong khi đó đàn áp những người
được cho là “khủng bố” thì hoàn toàn không vấn đề gì.

‘‘Bẻ gẫy cây gậy’’ - bạo lực là thua


Tuy nhiên, sau cùng, phong trào vẫn phải thừa nhận là,
chế độ có thể đi đến quyết định rằng thỏa hiệp sẽ khiến
họ phải trả giá đắt hơn so với việc đàn áp bằng bạo lực.
Ở Serbia, Milosevic đối mặt với việc mất đi hoàn
toàn danh tiếng, địa vị, và quyền lợi cá nhân cũng như
chính trị nếu ông ta cho phép đối lập chiến thắng. Ở
Ukraine, dù Kuchma sắp rời nhiệm sở, song còn nhiều
người trong giới đầu sỏ thuộc phe nhóm của ông bị tổn
thất nhiều nếu Yushchenko chiến thắng. Và việc họ

231  
 
không phải là người chịu trách nhiệm chính thức, nên
rất dễ khiến cho họ đánh liều khi hoàn cảnh thúc bách.
Thực tế là trong cả hai nước, đã có những nỗ lực sử
dụng bạo lực chống lại người biểu tình. Ở Belgrade,
sau khi việc sử dụng hơi cay không thể giải tán được
các cuộc biểu tình do Otpor tổ chức vào tháng 11 năm
2000, cảnh sát đã nhận được lệnh bắn vào đám đông.
Còn ở Ukraine, dù Kuchma, về mặt cá nhân, không
muốn ra lệnh đàn áp trong Cách mạng Cam, song vào
cuối tuần đầu tiên của cuộc biểu tình, 10,000 cảnh sát
với trang bị đạn thật đã nhận được lệnh bao vây Kiev.
Do đó, điều tiên quyết đối với phong trào là nỗ lực
làm xói mòn một cách hiệu quả các công cụ đàn áp của
chế độ. Như một nhà quan sát Cách mạng Cam tinh tế
nhận xét “bạn có thể làm được gì khi bạn cố gắng sử
dụng một cây gậy mà kẻ khác có thể bẻ gẫy nó trong
chính tay bạn’’.

Quân đội

Các chính quyền độc tài dựa vào sự ủng hộ của quân
đội để đè bẹp những sự thách thức quy mô lớn đối với

232  
 
sự cai trị của họ. Vào năm 1989, Quân đội Trung Quốc
đã phong tỏa quảng trường Thiên An Môn bằng xe
tăng và bắn vào sinh viên. Một năm trước đó, quân đội
Burma đã thẳng tay đàn áp cuộc nổi dậy của người
dân. Gần đây hơn, ở Uzbekistan, quân đội, cùng với an
ninh và tình báo đã đàn áp đẫm máu người biểu tình ở
Andijan (2005).
Ở Ukraine và Serbia, giới lãnh đạo ngày càng tập
trung trang bị cho lực lượng cảnh sát hơn cho quân đội,
và vì vậy, phong trào rất tin tưởng vào khả năng thuyết
phục được quân đội, ít nhất là giữ họ trung lập. Chế độ
nhập ngũ bắt buộc ở cả hai nước khiến cho phần lớn
quân đội bao gồm những thanh niên tương đối trẻ vẫn
còn liên lạc với bạn bè, gia đình, cũng như quan điểm
chính trị của họ thường bị chi phối bởi người thân.
Ở Ukraine, phong trào thực hiện chiến dịch tiếp cận
với các gia đình có binh sĩ đồn trú ở các thị trấn nhằm
xây dựng mối liên hệ cũng như đánh giá quan điểm
của họ. Qua sự tiếp cận này, phong trào biết được rằng
“các thành viên gia đình có tác động rất lớn lên binh
sĩ.” Bởi vì mối quan hệ gần gũi giữa quân đội và đại bộ

233  
 
phận người dân, nên nhiều thông điệp của phe đối lập
gửi tới quân đội Serbia và Ukraine đơn giản chỉ lặp lại
những thông điệp rộng hơn của họ cho phần còn lại
của xã hội. Thông điệp nhấn mạnh các vào cải cách
dân chủ, chủ nghĩa dân tộc và chống tham nhũng.
Tuy nhiên, cũng có một số thông điệp quan trọng
đến các cá nhân (nhóm) cụ thể trong quân đội. Trong
cả hai nước, điều kiện của quân đội ngày càng tồi tệ
hơn. Đồng thời, các tướng lĩnh quân đội dưới thời
Milosevic cho rằng, họ cảm thấy bị đánh giá thấp hơn
so với các đồng nghiệp bên lực lượng công an. Ở
Ukraine, do ngân sách quốc phòng bị giảm bớt, khiến
cho quân đội bị cắt giảm lương, ít được huấn luyện,
cũng như có tinh thần chiến đấu thấp hơn so với bên
Bộ Nội vụ. Ước tính cho thấy hơn 80% quân nhân
miêu tả đời sống gia đình của họ dưới mức trung bình
hoặc ở mức thấp so với xã hội. Phe đối lập đã lợi dụng
tình trạng này, thông qua chiến dịch tranh cử tổng
thống, như nhấn mạnh sự nghèo khổ của quân nhân và
đề ra các biện pháp giải quyết. Chẳng hạn, liên minh
Ukraine của Chúng ta, đặc biệt nhấn mạnh vào các vấn

234  
 
đề liên quan tới các binh sĩ, như lương hưu và quyền
lợi gia đình, nhằm nỗ lực giành được lá phiếu từ họ.
Trong khi đó, trong giới lãnh đạo của liên minh đối
lập ở Serbia có hai tướng nghỉ hưu – một trong số đó là
tướng Momcilo Perisic, người từng giữ chức tổng tư
lệnh quân đội Serbia từ năm 1992-1998, điều này làm
gia tăng sự tín nhiệm đối với Otpor. Tuy nhiên, dù có
những mối liên hệ này, phe đối lập chưa bao giờ thiết
lập được một sự đối thoại trực tiếp với các tướng quân
đội hiện tại, cũng như nhận được sự đảm bảo từ họ
rằng quân đội sẽ không can thiệp trong trường hợp có
biểu tình quy mô lớn. Thực tế sau đó cho thấy, dù quân
đội Serbia đã huy động binh lính tập trung ở ngoại vi
Belgrade, song chưa bao giờ họ thực sự tiến vào trung
tâm thành phố để giải tán biểu tình.
Ở Ukraine, giới chóp bu đối lập có liên hệ trực tiếp
với các quan chức quân đội. Những nỗ lực này bắt đầu
từ tháng 12/2002, khi một tướng nghỉ hưu đứng đầu
của lực lượng phòng không Ukraine, Volodymyr
Antonets, tham gia vào lực lượng đối lập sau khi ông
miễn cưỡng rời bỏ quân ngũ (bị ép). Antonets tạo ra

235  
 
một nhóm tình nguyện gồm các đồng nghiệp cũ, những
người làm nhiệm vụ tiếp cận với lực lượng vũ trang.
Vì họ là các quan chức nghỉ hưu, nên rất dễ dàng cho
nhóm kết nối với quan chức quân đội cấp trung của
Ukraine. Từ các nhóm như vậy trên khắp Ukraine, mỗi
thành viên bí mật xây dựng mối liên lạc ở cấp của
mình, và truyền thông tin tới “tướng Antonets”.
Vào tháng 10 năm 2004, với việc “thấy trước rằng
chính quyền Kuchma sẽ không bao giờ từ bỏ mà không
chiến đấu, và nhận ra là họ có thể sẽ sử dụng vũ lực”,
nhóm đã thay đổi công việc theo hướng chuẩn bị tích
cực hơn cho cuộc chiến sắp đến. Các mối liên lạc đã
được xây dựng trong 18 tháng trước được huy động.
Theo Antonets:
Hầu hết mọi người có bạn bè và mối liên lạc riêng … Nhiều
trong số đó có liên hệ trực tiếp tới những chỉ huy của các đơn
vị quân đội. Đối với chúng tôi, điều quan trọng là bắt đầu
phong trào từ dưới lên, để giới lãnh đạo hiểu rằng sẽ không thể
hoàn toàn thực hiện các mệnh lệnh của Kuchma, bởi vì ở các
cấp thấp hơn không ủng hộ việc sử dụng vũ lực.
Thực vậy, một loạt các thỏa thuận không chính thức
đã đạt được với chính các quan chức “cấp trung và cấp

236  
 
cao” trong quân đội Ukraine. Kết quả nhiều trong số
đó, đồng ý không sử dụng vũ lực đàn áp biểu tình
trong bất cứ hoàn cảnh nào. Trong trường hợp mà
chính quyền nỗ lực sử dụng cảnh sát hay các đơn vị
đặc biệt để tiến hành các hành động bạo lực chống lại
người dân, thì quân đội sẽ can thiệp, cho dù có đụng độ
nếu đó là cần thiết.
Vào đêm 28/11, khi các đơn vị an ninh đặc biệt của
Bộ nội vụ bên ngoài Kiev nhận được lệnh huy động,
những thỏa thuận này phát huy tác dụng. Lãnh đạo
phong trào Ukraine của Chúng ta biết được tin này từ
những người có thiện cảm với họ trong lực lượng đặc
biệt. Trong một giờ, họ đã liên lạc ngay với các sứ
quán phương Tây và tổng tư lệnh Quân đội, tướng
Olexander Petruk, người đã gọi cho Bộ trưởng Bộ nội
vụ với đe dọa sẽ đặt các binh sĩ Ukraine không vũ khí
giữa lực lượng của Bộ nội vụ và người biểu tình. Một
nhà ngoại giao phương Tây tham gia nỗ lực ngăn cản
Bộ trưởng Bộ nội vụ nhớ lại: ông ta “đi ngủ với suy
nghĩ rằng chúng ta đã tạo ra sự khác biệt. Nhưng vào
buổi sáng tôi nghe về cuộc gọi từ người đứng đầu quân

237  
 
đội. Chính cuộc gọi này có vai trò quyết định ngăn
không cho đàn áp xảy ra.”

Cảnh sát địa phương

Ở cả Serbia lẫn Ukraine, so với quân đội thì lực lượng


cảnh sát bị chính trị hóa là một mối đe dọa lớn hơn cho
phong trào. Với tư cách là một lực lượng chuyên
nghiệp được ủy quyền để bảo vệ trật tự công, bản sắc
của họ liên hệ gần gũi với chế độ nắm quyền.
Chẳng hạn, vào tháng 5/2004, Bộ trưởng nội vụ
Ukraine, Mykola Bilokon tuyên bố trong một cuộc họp
với các cấp dưới ở các địa phương rằng:
“Dù chúng ta được nói rằng, lực lượng an ninh nên đứng ngoài
chính trị”, song “với tư cách là lực lượng an ninh của chính
quyền … việc chúng ta hỗ trợ chính quyền là điều dễ hiểu …
Chúng ta sẽ chiến thắng ngay trong vòng bầu cử đầu tiên – và
chúng ta sẽ uống mừng trong ba ngày sau đó”.
Theo một quan chức trong Bộ nội vụ, trước bầu cử,
“có lệnh bỏ phiếu cho ứng viên của chính quyền, tức
Yanukovych”.
Ở Serbia, Milosevic đã triển khai lực lượng cảnh sát
địa phương ở Kosovo vào năm 1999, và đã thành công

238  
 
trong việc ra lệnh cho họ đàn áp các cuộc biểu tình của
Otpor bằng bạo lực.
Một phần sự ủng hộ này, nhất trong trong hàng ngũ
nhân viên an ninh cấp thấp, đến từ các kỹ thuật thao
túng mà chính quyền sử dụng. Ở Ukraine, các băng
video “xuất hiện” trong nhiều sở cảnh sát lớn trong
chiến dịch bầu cử, ghi chép (cố ý) sự khiêu khích bạo
lực của phe đối lập với cảnh sát cũng như tham vọng
“phá hủy” ứng viên Yanukovych do Kuchma ủng hộ.
Môt nhà báo xem băng video đã so sánh nó với đoạn
video “hai phút hận thù” nổi tiếng từ tác phẩm 1984
của George Orwell. Trong cả hai nước, chính quyền nỗ
lực bôi nhọ các nhà hoạt động của sinh viên thông qua
việc miêu tả họ là những “phần tử khủng bố” hay
“những kẻ nghiện ma túy”.
Do đó, đối với cả hai phong trào, điều cần phải làm
là làm giảm sự tín nhiệm đối với chính quyền, cũng
như thuyết phục các cơ quan thực thi pháp luật về tính
chính danh của họ.
Với Otpor, một quyết định có tính biểu tượng là
việc sử dụng áo thun với logo nắm đấm trên nền màu

239  
 
đen. Mục tiêu là giúp trông có vẻ nguy hiểm song vẫn
phi bạo lực, nhằm đánh lừa các quan chức cấp cao của
chính quyền trong khi cung cấp thông tin chính xác
cho cảnh sát. Các nhà chiến lược của Otpor nhận ra
rằng nếu chính quyền nghĩ Otpor là một tổ chức cách
mạng, thì họ sẽ gửi cảnh sát để bắt giữ các thành viên
của Otpor. Tuy nhiên, bởi vì Otpor tuân thủ chặt chẽ
nguyên tắc phi bạo lực và ủng hộ bầu cử là công cụ
hợp pháp trong việc thay đổi, nên trong quá trình thẩm
vấn các viên chức cảnh sát sẽ nhận được thông tin khác
về Otpor hơn là những gì họ được tuyên tryền. Otpor
hi vọng rằng, cảnh sát sẽ bắt đầu đặt nghi vấn về động
cơ của chính quyền.
Chiến lược này thành công lớn. Sau vụ một quan
chức đảng Xã hội chủ nghĩa ở Novi Sad bị giết vào
ngày 13 tháng 5, nguyên nhân chính do tranh chấp
trong gia đình, chế độ đã khai thác sự kiện này để buộc
tội Otpor là một tổ chức khủng bố và phải chịu trách
nhiệm về cái chết này. Và sau đó, chính quyền đã gia
tăng đàn áp đối với Otpor, với hàng nghìn nhà hoạt
động Otpor đã bị bắt giữ và giám sát trong những

240  
 
tháng kế tiếp. Khá mỉa mai là, hành động này lại thúc
đẩy sự giao thiệp giữa Otpor và cảnh sát. Tại thời điểm
tổ chức bầu cử vào ngày 24 tháng 9, các thành viên của
lực lượng cảnh sát Serbia, ngoại trừ các quan chức cấp
cao, biết rất rõ về Otpor, cả mục tiêu lẫn phương pháp
của họ. Và cũng chính qua quá trình này, sau mỗi vụ
bắt giữ và tạm giữ, Otpor lại tiến hành thu thập thông
tin về tinh thần và ý nguyện của cảnh sát.
Ở Ukraine, Pora cũng đã tận dụng việc bị bắt giữ để
giao thiệp với các thành viên của lực lượng cảnh sát,
dù ở quy mô nhỏ hơn so với ở Serbia. Suốt mùa hè, các
nhà hoạt động bị bắt và bị thẩm vấn trong các cuộc
biểu tình. Vào tháng 10, chế độ đã bắt giữ và thẩm vấn
khoảng 150 nhà hoạt động và tổ chức 15 phiên tòa
chống lại các thành viên Pora với tội danh khủng bố.
Từng người trong số những người bị bắt coi đó là cơ
hội để giao thiệp với cảnh sát. Các nhà hoạt động Pora
cũng đến thăm sở cảnh sát trên khắp cả nước, trao cho
họ hoa, thư từ, và kêu gọi họ tuân theo luật pháp.
Một vài yếu tố góp phần phát huy các chiến lược
của phong trào:

241  
 
-   Bởi vì họ chủ yếu là giới trẻ, nên việc kết tội họ là
khủng bố không hiệu quả.
-   Việc duy trì chiến lược phi bạo lực – một quy tắc
được củng cố trong nội bộ trong phong trào – góp
phần gia tăng sự bất hợp lý của sự kết tội trên.
-   Cả hai tổ chức sử dụng sự hài hước để thể hiện
điểm này, khi Otpor thể hiện các thành viên ở độ
tuổi teen như các phần tử khủng bố “mẫu”; trong
khi các nhà hoạt động Pora biểu tình với những quả
chanh dây khi họ bị buộc tội tràng trữ lựu đạn.
-   Cuối cùng, cấu trúc tổ chức lỏng lẻo, đi cùng với
sự nhấn mạnh vào các sáng kiến ở cơ sở, có nghĩa
rằng hành động biểu tình có thể xuất hiện đồng thời
trên toàn quốc trong cuộc chiến cuối cùng, khiến
cho chế độ không đủ lực lượng (những đơn vị
trung thành và tàn bạo nhất) để đối phó.

Pora và Otpor đã phản ứng nhanh chóng khi các vụ


bắt giữ xảy ra. Cả hai nhóm thiết lập các đường dây
nóng để thông tin nhanh chóng cho các mạng lưới địa
phương và các cơ quan truyền thông về vụ bắt giữ, và
ngay lập tức tổ chức các nhóm biểu tình đòi người

242  
 
trước đồn cảnh sát địa phương. Kết quả, những vụ bắt
giữ thường được thả ra sau vài giờ, điều này truyền
cảm hứng cho các nhà hoạt động mới sẵn sàng chấp
nhận bị bắt giữ.
Những phản ứng nhanh chóng của người dân địa
phương cũng có vai trò lớn trong việc ngăn chặn sử
dụng vũ lực. Vào ngày 4 tháng 10, hàng trăm cảnh sát
được gửi đi đàn áp công nhân ở mỏ than Kolubara, nơi
mà 7,000 công nhân đang đình công từ ngày 29 tháng
9. Mỏ này có vai trò quan trọng đối với việc sản xuất
điện của Serbia, và việc đình công có nguy cơ dẫn đến
mất điện trên diện rộng. Khi cảnh sát tới mỏ than, công
nhân gọi cho người dân ở các thị trấn xung quanh, họ
đã nhanh chóng đến mỏ để bảo vệ công nhân. Cuối
cùng cảnh sát lờ đi mệnh lệnh giải tán đám đông.
Ở cả Serbia lẫn Ukraine, giới chóp bu chính trị cố
gắng đạt được các thỏa thuận ngầm với các cá nhân
trong lực lượng cảnh sát. Chẳng hạn, trước bất cứ sự
kiện nào, các nghĩ sĩ trong quốc hội Ukraine, gồm
Volodomor Filenko và Taras Stetskiv, chuẩn bị một
“kết hoạch thực thi đặt biệt”. Ngoài việc xin thành phố

243  
 
cho phép thực hiện các sự kiện quần chúng của tổ chức
Ukranie của Chúng ta, họ cũng gửi các lá thư trang
trọng tới những người thích hợp trong lực lượng cảnh
sát địa phương. Trong những lá thư này, họ nói, gồm
một “lời xin lỗi về buổi diễu hành, và điều này sẽ giúp
chúng ta nắm được được tâm trạng của cảnh sát, và
qua đó biết được ý định của họ”. Ở Kiev, việc liên hệ
với hội đồng thành phố và đơn vị cảnh sát dưới quyền
rất được quan tâm. Trong thời gian Cách mạng Cam,
sau nhiều cuộc thảo luận với giới lãnh đạo của Ukraine
của Chúng ta, thị trưởng Kiev là Oleksander
Omelchenko đã đề nghị về sự hợp tác toàn diện của
cảnh sát Kiev, lực lượng vốn hành động theo lệnh của
cả thành phố lẫn Bộ Nội vụ.
Trong những buổi gặp gỡ của mình với các nhân
viên thực thi luật pháp, điều phối viên Stetskiv nhớ lại
việc nhấn mạnh vào khả năng chiến thắng của phe đối
lập cũng như thực tế là phong trào Ukraine của Chúng
đa đang giám sát các hành động của họ:
Với những người mà chúng tôi nói chuyện, chúng tôi nói với
họ: mọi người thân mến, Kuchma sẽ không bao giờ chiến
thắng, và Yanukovych cũng sẽ không bao giờ chiến thắng bởi

244  
 
người dân ủng hộ Yushchenko. Và chúng tôi kêu gọi các bạn
không vi phạm pháp luật, bởi các bạn sẽ phải chịu trách nhiệm
về hành động của mình. Chúng tôi lặp lại điều này giống như
khi cầu nguyện. Và chúng tôi thắng trong cuộc chiến tuyên
truyền, khi khiến cho họ do dự, khiến cho họ nghi ngờ vào khả
năng chiến thắng của Kuchma. Điều này rất quan trọng, bởi
khi kẻ thù của bạn không chắc chắn, nhưng bạn lại chắc chắn,
thì bạn sẽ có mọi lợi thế để chiến thắng. Trong những buổi

gặp mặt này, theo Stetskiv: “Cần dành nhiều nỗ lực và


thời gian để thuyết phục họ về việc chế độ sẽ sụp đổ; và đây là
thông điệp quan trọng nhất cần được gửi đi”.
Thành công trong nỗ lực này phụ thuộc nhiều vào
mức độ ủng hộ của người dân cho phe đối lập.
Volodymyr Filenko nhớ lại rằng việc liên lạc giữa cảnh
sát và phe đối lập:
“không mang lại kết quả khi người dân chưa xuống đường. Và
khi nhiều người dân xuống đường, thì liên lạc này cuối cùng
đã mang lại kết quả … Đó là nền tảng mà từ đó các buổi gặp
như vậy có thể diễn ra”.
Ở Serbia, việc liên lạc ngầm liên tục diễn ra giữa
những người đứng đầu lực lượng cảnh sát và các lãnh
đạo phe đối lập trong thời gian từ ngày 25 tháng 9, khi
kết quả bầu cử được công bố, tới ngày 5 tháng 10, khi

245  
 
Milosevic từ chức. Trong giai đoạn này, một số người
đứng đầu lực lượng cảnh sát công khai tuyên bố rằng
họ sẽ không hành động chống lại người biểu tình,
nhưng họ nhanh chóng bị sa thải. Tuy nhiên, như
Zoran Djindjic sau đó kể lại:
“…trong buổi gặp gỡ vào đêm thứ 4 (ngày 4-5 tháng 10)
nhiều tư lệnh cảnh sát quyết định không can thiệp. Chúng tôi
có thông tin đó… Bởi họ nói với chúng tôi: chúng tôi sẽ nhận
lệnh, nhưng đừng lo lắng, chúng tôi sẽ không thực thi nó. Và
đây chính xác là những gì đã xảy ra”.

Các lược lượng đặc biệt

Tuy nhiên, ở hai nước có những bộ phận trong lực


lượng an ninh không thể tiếp cận để thuyết phục họ
không đàn áp người biểu tình. Trong trường hợp này,
việc ngăn chặn/ngăn cản, thay vì thuyết phục, sẽ là
mục tiêu chính của phong trào.
Ở Ukraine, các đơn vị đặc biệt trong Bộ Nội vụ, vốn
được điều động tới Kiev và các khu vực xung quanh từ
Crimea và Đông Ukraine, là một mối đe dọa lớn cho
người biểu tình. Họ, những quân nhân cấp trung và
thấp này sống và được đào tạo trong các doanh trại kín,

246  
 
bị tách khỏi những nguồn thông tin quan trọng về thế
giới bên ngoài. Các thành viên của Ukraine của Chúng
ta có ít mối liên hệ với những người thuộc Tư lệnh
vùng lãnh thổ Crimean (một đơn vị đặc biệt trong Bộ
Nội vụ, được triển khai tạm thời ở Kiev) hay những
người trong các đơn vị đặc biệt của Bộ Nội vụ đang
đóng trong thành phố. Trong thành phố Kiev, những
lực lượng này đứng đằng sau lực lượng cảnh sát chống
bạo động Berkut (không được vũ trang) ở lối vào của
Phủ tổng thống và được phép nổ súng nếu đối lập
chiếm tòa nhà. Các tay súng bắn tỉa trong lực lượng
đặc biệt được bố trí ở các điểm khác nhau xung quanh
quảng trường. Bên ngoài thành phố, có nhiều đơn vị
đang đồn trú trong các doanh trại và họ không được
tiếp cận với các nguồn thông tin mới bên ngoài. Các
nhà lãnh đạo đối lập chịu trách nhiệm kết nối với
những lực lượng này gặp nhiều khó khăn và vì vậy
không thể dự đoán chính xác điều họ sẽ làm nếu mệnh
lệnh đàn áp được đưa xuống. Theo các nhà quan sát, có
khoảng 15,000 quân thuộc Bộ Nội vụ đã đồn trú bên
trong và gần Kiev trong tuần đầu tiên của Cách mạng

247  
 
Cam. Vào đêm ngày 28 tháng 10, một tuần trước khi
biểu tình diễn ra, đội quân này được huy động và trang
bị đạn thật.
Ở Serbia, cả quân đội và Bộ Nội vụ có lực lượng
tinh nhuệ dưới quyền của họ, và những lực lượng này
được đãi ngộ, đào tạo, trang bị tốt và biệt lập với người
dân. Một trong những đơn vị đặc biệt này là “Red
Berets”, từng liên quan đến các tội ác chiến tranh ở
Bosnia và có quan hệ với các tổ chức tội phạm. Họ
từng tiến hành các vụ ám sát, bao gồm cả việc giết
người tiền nhiệm của Milosevic, là cựu tổng thống
Ivan Stambolic, người đã bị bắt cóc và giết vào ngày
25 tháng 8 năm 2000, chỉ vài tuần trước khi bầu cử
tổng thống diễn ra.
Hai yếu tố chính góp phần quan trọng vào chiến
lược ngăn chặn của phong trào đối lập:

-   Thứ nhất, số lượng áp đảo của người biểu tình so


với lực lượng này. Ở Serbia, dù Otpor không chắc
liệu các đơn vị đặc biệt có đàn áp các cuộc biểu
tình hay không, tuy nhiên có một thứ họ chắc chắn
đó là với một triệu người biểu tình ở Belgrade, thì

248  
 
sẽ không thể giải tán mà không nổ súng. Tuy
nhiên, các đơn vị này chỉ có khoảng 300 người
được trang bị vũ khí. Còn ở Ukraine, theo một
nguồn tin lúc đó, đối với người đứng đầu các đơn
vị đặc biệt, thì Bộ Nội vụ “có quá ít nguồn lực, con
người và phương tiện, để có thể giải tán người biểu
tình khỏi Maidan”.
-   Thứ hai là cơ chế kiểm soát và cân bằng giữa các
lực lượng khác nhau. Ở Ukraine, một nhà quan sát
nhận xét rằng các lược lượng đặc biệt trong Bộ Nội
vụ ý thức về viễn cảnh trong đó “Bộ Nội vụ tấn
công người biểu tình, và quân đội tấn công Bộ Nội
vụ”. Đây là những gì đã từng xảy ra ở Rumania
vào năm 1989, khi các lực lượng anh ninh nỗ lực
đàn áp người biểu tình chống lại Nicholae
Ceausescu và cuối cùng xung đột với quân đội, bởi
quân đội ủng hộ người biểu tình. Do đó, sự chia rẽ
trong lực lượng vũ trang đã làm thay đổi quan
trọng phân tích chi phí – lợi ích của các bộ phận
vẫn còn trung thành với chế độ.

249  
 
Kết luận
Việc quan tâm chiến lược đến lực lượng vũ trang nhằm
đạt được ba mục tiêu chính trong cuộc đấu tranh phi
bạo lực: phòng thủ, ngăn chặn và ép buộc. Về mặt
phòng thủ, điều này nhằm phong tỏa các công cụ bạo
lực mà chế độ dùng để chống lại phong trào. Trong khi
đó, việc làm gia tăng các rủi ro khi tiến hành đàn áp sẽ
ngăn chặn nỗ lực hoặc ý định đàn áp của chính quyền.
Cuối cùng, việc làm suy yếu một trong những bộ phận
trung tâm của chế độ là lực lượng vũ trang, phong trào
có thể ép buộc chế độ phải hành động theo ý của họ
chứ không thể hành động khác được, như đối thoại
thông qua trung gian quốc tế, tổ chức bầu cử mới, hoặc
thậm chí là từ bỏ quyền lực.
Dù có đa dạng các phương pháp để làm những điều
trên, tuy nhiên từ trường hợp của Ukraine và Serbia,
chúng ta có thể có một số điểm chung như sau:

-   Thứ nhất, phong trào đã thành công trong việc gia


tăng cái giá mà quyết định đàn áp sẽ phải trả; và
trong các trường hợp này, bao gồm huy động cuộc
biểu tình quy mô lớn, hướng sự chú ý của quốc tế

250  
 
và đưa thông tin liên tục về biểu tình thông qua các
kênh truyền thông không chính thức.
-   Thứ hai, mỗi phong trào chứng minh được sự ủng
hộ rộng rãi cho các mục tiêu chính trị của mình,
bằng triển vọng thành công của họ, cũng như thông
qua việc gây ảnh hưởng đến các quan chức cấp
thấp trong quân đội và cảnh sát, những người ít
hưởng lợi từ chế độ, nhưng lại có sự liên hệ gần gũi
với gia đình và cộng đồng địa phương.
-   Thứ ba, thông qua chiến lược phi bạo lực, cả hai
phong trào đã giảm thiểu được những sự đối đầu
không cần thiết với lực lượng vũ trang và làm thất
bại nỗ lực của chế độ trong việc gán cho họ cái
mác là các phần tử/tổ chức “khủng bố”. Dù không
kì vọng rằng chế độ sẽ từ bỏ quyền lực mà không
có đổ máu, song những nỗ lực này đã góp phần
khiến cho quá trình chuyển đổi chính trị diễn ra mà
không rơi vào cảnh nồi da nấu thịt.

251  
 
Bài 9
Nguồn gốc của chiến lược của phong trào đấu tranh:
Nghiên cứu phong trào Otpor của giới trẻ ở Serbia17
Olena Nikolayenko18

Tóm tắt: Từ trường hợp phong trào xã hội Otpor (có nghĩa là
Phản kháng) ở Serbia, bài báo này cho rằng việc học hỏi đóng vai
trò quan trọng đối với sự phát triển các chiến lược của phong trào.
Bài báo chỉ ra ba cơ chế học hỏi chính: 1) tham gia vào các cuộc
biểu tình trước đó, 2) sự lan tỏa các ý tưởng vượt qua biên giới
quốc gia, và 3) thực hành thảo luận bên trong phong trào.

Các phong trào quần chúng ngày càng phổ biến và có


vai trò quan trọng trong việc lật đổ các chế độ độc tài.
Và vì vậy, đối với các nhà hoạt động xã hội, những
người đang sống trong các chế độ độc tài, thì việc học
hỏi các kinh nghiệm tổ chức, huy động quần chúng để
tạo ra một phong trào như vậy là rất quan trọng. Chúng
ta cùng tìm hiểu phong trào Otpor, một phong trào rất
                                                                                                                         
17
Olena Nikolayenko, Origins of the movement’s strategy: The
case of the Serbian youth movement Otpor, International Political
Science Review, 2012.
18
Olena Nikolayenko, Department of Political Science, Fordham
University, USA  

252  
 
nổi tiếng gần đây, đã thành công trong việc lật đổ chế
độ độc tài của Milosevic ở Nam Tư vào năm 2000.

Serbia những năm cuối 1990


Serbia dưới thời Milosevic là một chế độ lai, trong đó
bao gồm cả các đặc điểm dân chủ lẫn độc tài. Một mặt,
chính quyền đương nhiệm duy trì các hình thức của
một nền dân, như tổ chức các cuộc bầu cử đa đảng
định kỳ. Mặt khác, họ tìm cách duy trì quyền lực thông
qua việc tạo ra “một sân chơi không bình đẳng”.
Milosevic, với tư cách tổng thống cũng như lãnh đạo
của Đảng Xã hội Chủ nghĩa Serbia (SPS), tập trung
hầu hết quyền lực vào trong tay mình. Theo Sekej, có
bốn yếu tố chính giúp Milosevic duy trì quyền lực vào
đầu những năm 1990 là tổng thống áp đặt các quy tắc
của trò chơi, đối lập phân mảnh và chia rẽ, nhà nước
kiểm soát truyền thông, và không có một lựa chọn khả
thi nào khác để có thể thay thế cho chính phủ xã hội
chủ nghĩa của Milosevic. Tuy nhiên, vào cuối những
năm 1990, tình hình có nhiều thay đổi. Đối lập đã trở
nên thống nhất, nhiều kênh truyền hình địa phương

253  
 
xuất hiện và Phương Tây không còn ủng hộ chính
quyền. Những điều kiện này đã khuyến khích người
dân tham gia vào chính trị, và làm nền tảng cho sự phát
triển các chiến lược của Otpor.
Theo một số ước tính, có khoảng 2,000 NGO đăng
kí, 300 đài phát thanh và 100 đài truyền hình tư nhân,
hoạt động chủ yếu ở cấp độ địa phương vào năm 1997.
Các tác nhân xã hội dân sự này đã tạo ra một mối đe
dọa đối với chính quyền đương nhiệm. Thêm nữa, chế
độ cũng dễ bị tổn thương bởi sự tức giận của công
chúng về các vi phạm bầu cử. Chẳng hạn, để xoa dịu
các cuộc biểu tình chống lại gian lận bầu cử vào năm
1996-1997, chính quyền buộc phải chấp nhận nhượng
bộ và thừa nhận chiến thắng trong cuộc bầu cử của phe
đối lập. Kết quả là, các đảng đối lập đã giành được đa
số ghế ở hầu hết các thành phố lớn trong cuộc bầu cử
địa phương vào năm 1996.
Sự thống nhất của phe đối lập xung quanh một ứng
viên tổng thống duy nhất cho thấy có một sự thay đổi
tích cực trong nền chính trị Serbia vào đầu cuộc bầu cử
năm 2000. Bởi trước đó, suốt trong những năm 1990,

254  
 
các đảng đối lập bị chia rẽ về ý thức hệ. Sự thiếu thống
nhất trong phe đối lập bị khuếch đại thêm bởi cuộc
tranh giành quyền lực của các đảng đối lập. Vào thời
gian trước các cuộc bầu cử địa phương năm 1996, Liên
minh Dân sự, Đảng Dân chủ, và Phong trào Serbia mới
hình thành liên minh Zajedno, nhưng liên minh này
cũng nhanh chóng sụp đổ sau bầu cử. Phe đối lập tiếp
tục nỗ lực hình thành một mặt trận thống nhất chống
lại Milosevic vào năm 2000. Một số đảng trong 18
đảng chính trị hình thành Lực lượng Đối lập Dân chủ
Serbia (DOS) và ủng hộ cho ứng viên Vojislav
Kostunica, một luật gia hiến pháp theo chủ nghĩa dân
tộc. Và theo kết quả thăm dò cho thấy Kostunica có thể
đánh bại Milosevic trong cuộc bầu cử tổng thống.
Thêm nữa, đã có một sự thay đổi về chất trong mối
quan hệ của Milosevic với Phương Tây. Đặc biệt là sự
thay đổi trong chính sách ngoại giao của Mỹ theo
hướng có lợi cho phe đối lập ở Serbia. Ban đầu, các
nhà ngoại giao Phương Tây sẵn sàng đối thoại với
Milosevic để chấm dứt bạo lực sắc tộc trong khu vực.
Tuy nhiên, vào năm 1999, Milosevi đã mất đi sự tín

255  
 
nhiệm của mình, với tư cách là người bảo trợ hòa bình.
Các chiến dịch quân sự của NATO kéo dài từ tháng 3
cho tới tháng 7 năm 1999 là đỉnh điểm trong sự đối
đầu của Milosevic với Phương Tây. Áp lực của
Phương Tây sau đó đối với Milosevic thể hiện ở ba
khía cạnh: trừng phạt kinh tế, cô lập về ngoại giao, và
gia tăng cung cấp tài chính cho các tổ chức xã hội dân
sự ở Serbia.
Đồng thời, tình trạng kinh tế bi đát đã khiến cho
công chúng không còn ủng hộ Milosevic. Đất nước rơi
vào tình trạng siêu lạm phát khi nền kinh tế sụp đổ vào
đầu những năm 1990. Từ tháng 11 năm 1993 đến
tháng 1 năm 1995 giá cả tăng 5 triệu %. Hậu quả của
thảm họa kinh tế này dẫn đến “hơn một nửa dân số
sống dưới 2$ một ngày và tỉ lệ thất nghiệp lên đến
50%” vào cuối những năm 1990. Không khí kinh tế ảm
đạm này khiến công chúng chống lại chế độ và tổng
thống. Kết quả thăm dò vào tháng 8 năm 2000 cho
thấy chưa tới 1/3 người dân còn ủng hộ cho Milosevic
trong cuộc bầu cử tổng thống sắp tới. Và tệ hại hơn
nữa cho Milosevic, do tính toán sai cơ hội tái cử thành

256  
 
công, nên một năm trước khi kết thúc nhiệm kỳ của
mình, ông đã xúc tiến việc sửa đổi hiến pháp cho phép
người dân bầu trực tiếp tổng thống vào ngày 24 tháng
12 năm 2000.

Các quyết định chiến lược của Otpor


Thời điểm huy động quần chúng
Giới lãnh đạo Otpor nhận ra rằng cuộc bầu cử tổng
thống chính là thời cơ để lật đổ Milosevic cũng như
chế độ của ông. Như trình bày ở trên, một vài sự thay
đổi đã giúp gia tăng khả năng huy động quần chúng
chống lại chế độ. Cụ thể, đó là sự xuất hiện của một
ứng viên tổng thống đủ sức thách thức Milosevic, và
kết quả thăm dò cho thấy Kostunica là một ứng viên
như vậy. Đồng thời, có một nghi ngờ lan rộng về khả
năng Milosevic sẽ gian lận bầu cử để tiếp tục nắm
quyền. Trong bầu không khí như vậy, lãnh đạo phong
trào khẳng định rằng gian lận bầu cử sẽ tạo ra một sự
khích lệ lớn khiến người dân tham gia biểu tình.

257  
 
Mục tiêu
Phong trào đưa ra ba yêu cầu chính: 1) bầu cử tự do và
công bằng, 2) tự do báo chí, và 3) phi trính trị hóa đại
học. Rộng hơn nữa, Otpor kêu gọi Milosevic từ chức.
Otpor tập trung vào vấn đề bầu cử tự do và công
bằng, bởi đó là cơ chế giúp chuyển giao quyền lực một
cách hòa bình từ giới chóp bu cai trị sang lực lượng đối
lập. Thực tế, tính công bằng của hệ thống bầu cử bị
làm xói mòn một cách có hệ thống bởi sự vi phạm các
thủ tục bầu cử cả trước lẫn sau khi cuộc bầu cử diễn ra.
Chẳng hạn, chính quyền thường xuyên ngăn cản việc
đưa tin trung thực, không chấp nhận tư cách quan sát
viên, và công bố kết quả bầu cử theo cách không minh
bạch. Với việc dự đoán trước sẽ có gian lận bầu cử,
phe đối lập tìm cách huy động nhiều cử tri đi bỏ phiếu
nhất có thể, vì khi số lượng cử tri cao sẽ khiến cho việc
tính toán/thao túng kết quả bầu cử khó khăn hơn.
Một yêu cầu khác của phong trào là tự do báo chí.
Cụ thể, Otpor phản đối bộ luật hà khắc về truyền
thông. Vào tháng 11 năm 1998, Quốc hội Serbia thông
qua Luật Thông tin công, trong đó trao cho chính

258  
 
quyền quyền lực rất lớn, bao gồm việc cắt giảm tự do
báo chí. Luật này được sử dụng để xử phạt nặng các tổ
chức truyền thông phê phán Milosevic. Ngoài ra, chính
quyền cũng khai thác các chiến dịch ném bom của
NATO để giới hạn hơn nữa tự do báo chí. Sự đàn áp
của chính quyền đối với truyền thông đại chúng nhằm
ngăn không cho người dân tiếp cận với thông tin đa
chiều, cũng như cản trở nỗ lực vận động chống lại
chính quyền của phe đối lập.
Khi các trường đại học chịu áp lực chính trị hóa
ngày càng tăng, Otpor cũng kêu gọi thực hiện các cải
cách trong ngành giáo dục. Cụ thể, phong trào phản
đối Luật Đại học năm 1998, vốn nhằm loại bỏ tự trị đại
học cũng như giảm bớt sự tự do học thuật. Luật cũng
trao cho chính quyền quyền bổ nhiệm hiệu trưởng,
trưởng khoa và ban giám sát, những người vốn có
quyền sa thải bất cứ giáo sư bất đồng chính kiến nào
cũng như gia tăng quản lý đối với sinh viên. Tuy nhiên,
việc giới thiệu những luật lệ hà khắc như vậy lại gây
phản tác dụng khi nó góp phần thúc đẩy hơn nữa sự
phát triển của các phong trào xã hội.

259  
 
Tuyển mộ
Chiến lược của Otpor là xây dựng một nền tảng ủng hộ
rộng rãi thông qua tuyển mộ người dân đến từ đa dạng
hoàn cảnh và ý thức hệ, trong đó các thành viên cốt lõi
của phong trào là giới trẻ Serbia. Illic (2001) ước tính
71% thành viên của Otpor dưới 25 tuổi; ngoài ra, đa số
thành viên của Otpor là sinh viên. Predrag Madzarevic,
thành viên thuộc Ban mạng lưới của Otpor ở thành phố
Kragujevac nhớ lại:
Vào tháng 12/1998, tôi là sinh viên năm nhất Khoa luật Đại
học Kragujevac. Khi bạn bè tôi và tôi đang ngồi trong một
quá cafe, thì có một nhóm người đi vào trong. Một cô gái đặt
một tờ rơi của Otpor bên cạnh tôi. Lúc đó, tôi đã nghe về
Otpor từ truyền thông. Vài ngày sau, chúng tôi gặp nhau
trong một câu lạc bộ sinh viên. Đó là cách Otpor hình thành
ở Kragujevac.
Khi hàng nghìn sinh viên tham gia vào Otpor, họ
đồng thời thuyết phục gia đình mình tham gia vào
phong trào đấu tranh bất bạo động chống lại Milosevic.
Chiến lược tuyển mộ này phát triển một phần nhờ niềm
tin “Ngay cả khi bạn bất đồng với con cái bạn về mặt
chính trị, thì trên tất cả, bạn vẫn là cha mẹ của chúng”.

260  
 
Ngoài ra, sự tập trung của các trường đại học vào bốn
thành phố của Serbia cũng góp phần lan tỏa các ý
tưởng của phong trào về các tỉnh. Slobodan Djindovic,
một thành viên thuộc Ban đại học của Otpor, chịu trách
nhiệm điều phối mối quan hệ giữa phong trào với sinh
viên đại học kể lại:
Sinh viên là những người sứ giả tốt nhất của chúng tôi. Chỉ
có bốn trường đại học ở Serbia: Đại học Belgrade, Đại học
Novi Sad, Đại học Nis, và Đại học Kragujevac. Sinh viên
đến từ mọi miền của Serbia, và khi họ trở về làng quê của
mình, họ sẽ là người lan tỏa các ý tưởng.
Sự xuất hiện của Otpor Mothers, một nhóm phụ nữ
đồng cảm với đường hướng của phong trào, minh họa
cho sự tham gia ngày càng tăng của sinh viên vào cuộc
chiến phi bạo lực chống lại chế độ. Một vụ bắt giữ các
thành viên của Otpor dẫn đến việc huy động phụ nữ ở
Novi Sad. Đổi lại, bất cứ khi nào thành viên của Otpor
Mothers bị giữ, Hội luật gia Vojvodina cung cấp hỗ trợ
pháp lý cho họ. Slobodan Homen, thành viên của Ban
mạng lưới của Otpor, cho biết là phong trào đã xây
dựng mạng lưới các luật gia trên toàn quốc nhằm thực

261  
 
hiện các công việc hỗ trợ khi cần. Theo Vesna Tomic,
một thành viên của Otpor Mothers:
Đó là thời gian của tình bạn thật sự. Nó không tồn tại trong bất
cứ tổ chức chính trị nào, bởi mọi người chỉ quan tâm một điều,
đó là làm sao lật đổ Milosevic.
Ngoài ra, Otpor tìm cách mở rộng cơ sở ủng hộ của
mình bằng cách đưa ra nhiều dạng chiến dịch. Chẳng
hạn, chiến dịch có tên Gotov Je! (Kết thúc anh ta!)
dành cho những người sẵn sàng chịu rủi ro cao, do
thông điệp phản đối chế độ rất rõ ràng. Trái lại, một
chiến dịch khác, có tên Vreme Je! (Đã đến lúc!), dành
cho những người chấp nhận rủi ro thấp hơn, được thiết
kế để thúc đẩy cử tri đi bầu cũng như tuyển mộ thành
viên cho nhóm. Như Ivan Andric, một thành viên của
Ban makerting của Otpor cho biết: chiến dịch “GOTV
(Hãy đi bỏ phiếu)” mang đến cho những người như
vậy cơ hội tham gia vào chính trị. Ngoài ra, chiến dịch
Vreme Je! cũng cho phép Otpor xây dựng mối quan hệ
với các tổ chức xã hội dân sự khác trong khuôn khổ
chiến dịch vận động trước cuộc bầu cử năm 2000. Vào
tháng 2 năm 2000, Otpor thu hút sự chú ý của truyền
thông bằng cách chế giễu đại hội hàng năm của SPS,

262  
 
cũng như tổ chức đại hội quốc gia hàng năm của mình
ở Belgrade để tái định hình chính mình trở thành một
phong trào dân sự với cơ sở rộng rãi, hơn là một phong
trào chỉ tập trung vào giới trẻ.

Chiến thuật với đối thủ


Một quyết định quan trọng của phong trào là bác bỏ
các hình thức bạo lực. Việc sử dụng phương pháp phi
bạo lực có lợi cho phong trào ở một vài khía cạnh:

-   Thứ nhất, hành động phi bạo lực giúp kiểm soát
khả năng sử dụng vũ lực của chính quyền. Như
Popovic chỉ ra: “chúng ta không thể đánh bại
Milosevic bằng vũ lực. NATO không thể làm điều
đó, thì làm sao chúng ta có thể?”.
-   Thứ hai, cam kết của Otpor với phương pháp phi
bạo lực có tác động tích cực đối với các chiến dịch
tuyển mộ của phong trào, vì nó thu hút được một
số lượng lớn người dân trong một đất nước bị tàn
phá bởi chiến tranh.

263  
 
-   Cuối cùng, việc sử dụng phương pháp phi bạo lực
thúc đẩy tính chính danh của Otpor trong cộng
đồng quốc tế.

Ngoài ra, Otpor cũng tự tách mình ra khỏi các chiến


dịch biểu tình trước đó khi bắt đầu áp dụng các ý tưởng
marketing vào việc đấu tranh chống lại chế độ. Học hỏi
từ các tập đoàn đa quốc gia, phong trào muốn tạo ra
một văn hóa phản kháng. Biểu tượng của Otpor (nắm
đấm) có thể thấy trên các sticker, huy hiệu, áo thun, và
các biểu tượng phổ biến khác gắn liền với các chiến
dịch truyền thông. Ngoài ra, Otpor thúc đẩy phản
kháng phi bạo lực thông qua quảng cáo kiểu phương
Tây trên các kênh truyền hình địa phương. Chẳng hạn,
trong một quảng cáo trên TV, một người phụ nữ trung
niên bỏ một cái áo phông với hình hảnh Milosevic vào
trong máy giặt, và ấn nút với biểu tượng nắm đấm của
Otpor để khởi động máy. Sau khi giặt, chiếc áo thun
được lấy ra cho thấy đã được giặt sạch hoàn toàn,
không còn dấu vết nào của Milosevic trên nó. Thông
điệp chính trị mà Otpor muốn truyền tải ở đây là chúng
ta hoàn toàn có khả năng lật đổ Milosevic.

264  
 
Ivan Marovic, thành viên của Ban báo chí của
Otpor, trong một cuộc phỏng vấn cho rằng việc tạo
thương hiệu là một phần quan trọng trong chiến lược
của phong trào:
Khi tôi đọc một bài báo gần đây về việc maketing cho người
dân thường, một xu hướng mới của các tập đoàn trên thế
giới, tôi nhận ra rằng đó chính xác là điều mà chúng tôi đang
làm. Sản phẩm của chúng tôi là sự bất mãn và tức giận.
Thông điệp của chúng tôi là “Jive Otpor” - Bạn không ủng
hộ phản kháng, mà bạn sống với nó. Chúng tôi muốn mọi
người tham gia cùng chúng tôi, và sống một cách phản
kháng; và vì vậy chúng tôi đã thúc đẩy cuộc cách mạng theo
cách tương tự việc thúc đẩy một xu hướng thời trang. Chúng
tôi có áo phông, cốc và ô với biểu tưởng Otpor, và chúng tôi
đang thúc đẩy một lối sống.
Chủ trương về một sự phản kháng liên tục là một ý
tưởng khác mà Otpor vay mượn từ maketing. Ana
Djordjevic, một nhà thiết kế và là thành viên Ban
maketing của Otpor, chia sẻ:
Phong trào chưa bao giờ dừng lại …..cho đến hiện tại. Chúng
ta sống trong một xã hội tiêu dùng, nơi mọi người có xu hướng
nhanh chóng quên đi một chiến dịch, vì vậy Otpor phải liên
tục tổ chức một số hành động hoặc chiến dịch. Bên cạnh đó,
việc này góp phần giữ cho các nhà hoạt động luôn bận rộn.

265  
 
Cách tiếp cận này thúc đẩy sự phát triển liên tục của
phong trào và khiến cho các thành viên cảm thấy được
họ đang góp phần tạo ra những thành tựu. Otpor cung
khác với các đảng chính trị đối lập ở chỗ họ đã khéo
léo sử dụng sự hài hước để đả kích chế độ cũng như
giúp người dân vượt qua nỗi sợ hãi. Nenad Belcevic,
thành viên Ban báo chí của Otpor nói:
“Khi bạn đang chiến đấu chống lại một lực lượng tàn bạo, thì
một trong những cách thúc đẩy sự phản kháng tốt nhất là tạo
ra các câu chuyện cười chế diễu sự ngớ ngẩn của chế độ. Và
điều thú vị là, chế độ của Milosevic không biết làm cách nào
để đối phó lại.”
Chẳng hạn, những người tham gia phong trào nhại
lại các hành động của chính quyền. Khi chính quyền
tiến hành một chiến dịch gây quỹ có tên gọi “Một đồng
Dinar cho sự gieo mầm” và đặt những thùng khuyên
góp ở nơi công cộng nhằm khuyên góp tiền từ những
người nông dân, thì Otpor đáp trả bằng một chiến dịch
vận động khác có tên “Một đồng Dinar cho việc từ
chức”. Các thành viên Otpor đặt một thùng với ảnh của
tổng thống trên đường phố, và đề nghị người qua
đường trả một vài xu để được dùng gậy đập vào cái

266  
 
thùng. Dejan Randic, thành viên Ban marketing của
Otpor xem đó là một trong những chiến dịch đường
phố thành công nhất:
Âm thanh đập vào chiếc hộp thật thú vị. Sau khi một vài nhà
hoạt động của Otpor làm điều này, 15-20 người xếp hàng để
được làm. Chúng tôi chỉ ngồi ở quán cafe gần đó và quan sát.
Lực lượng cảnh sát bí mật không biết phải làm gì. Họ không
thể bắt chúng tôi bởi vì chúng tôi giống như những người
quan sát đường phố khác. Sau đó họ chỉ thu giữ cái thùng.
Chúng tôi cũng tiến hành chiến dịch này ở vài thành phố
khác. Và các nhà báo ở đó đã ghi chép về việc này, sau đó
liên tục các bài báo xuất hiện trên truyền thông với tiêu đề
như: “Chiến thùng thứ hai bị thu giữ”, “Chiếc thùng thứ ba bị
thu giữ”… Chúng tôi đã thu hút được nhiều sự chú ý của
công chúng mà không cần tốn nhiều nguồn lực.
Trong khuôn khổ chiến dịch Vreme Je!, nhằm thúc
đẩy người dân đi bầu cử, các buổi hòa nhạc đã được tổ
chức trên khắp cả nước. Như nhà phê bình âm nhạc
Dragan Ambrozic, người từng tham gia các buổi như
vậy nhận xét: những buổi trình diễn “cố gắng tạo ra
không khí trong đó mọi người cảm thấy được triển
vọng thay đổi”. Thông qua các bài hát của mình, các
ban nhạc rốc Darkwood Dub, Eyesburn và Kanda,

267  
 
Kodza Nebojsa miêu tả đời sống khó khăn của người
dân dưới thời Milosevic, và nhấn mạnh tầm quan trọng
của việc đi bầu cử. Chiến dịch GOVT nhắm đến giới
trẻ bởi vì họ thường ít đi bầu cử. Tuy nhiên sau đó, kết
quả khảo sát cho thấy người trẻ trở thành nhóm có tư
tưởng phê phán chế độ nhất. Khi có thể mang càng
nhiều người trẻ hơn tới các điểm bỏ phiếu, Otpor càng
có thể hoàn thành mục tiêu tối thượng của mình là lật
đổ Milosevic.

Tương tác với liên minh


Otpor phát triển quan hệ của mình với các liên minh có
ảnh hưởng trong nước một cách hữu hiệu. Một liên
minh lớn của phong trào là truyền thông đại chúng, đặc
biệt là các kênh truyền hình địa phương và các tờ báo
độc lập. Như Nenad Konstantinovic, thành viên Ban
mạng lưới của Otpor nhớ lại việc phong trào tìm cách
thu hút sự chú ý của truyền thông qua các hoạt động
đường phố:
“Chúng tôi muốn xuất hiện trên trang nhất mỗi ngày. Vì
vậy chúng ta cần một bức hình mỗi ngày, và chúng tôi tổ
chức các sự kiện hàng ngày trên đường phố”.

268  
 
Ngoài ra, Otpor nỗ lực thiết lập các liên hệ không
chính thức với lực lượng an ninh và phát triển “cách
tiếp cận thân thiện” với họ. Vào đầu những năm 1990,
người biểu tình sử dụng các chiến thuật đối đầu khi đối
mặt với cảnh sát. Trái lại, Otpor xem cảnh sát cũng là
nạn nhân của chế độ và thể hiện sự cảm thông với họ.
Chẳng hạn, các nhà hoạt động nữ trẻ tuổi mang hoa và
một số món quà tới các sở cảnh sát để thể hiện một thái
độ ôn hòa của họ. Ngoài ra, Otpor cũng cố gắng đoàn
kết các đảng chính trị đối lập nhằm đối phó với một kẻ
thù chung. Hành động với tư cách một lực lượng độc
lập, các thành viên Otpor sáng tác và hát những khẩu
hiệu khiêu khích như “Những kẻ phản đội là những kẻ
đáng khinh”! để làm bẽ mặt phe đối lập vì sự chia rẽ
phe phái của nó. Về dài hạn, điều này góp phần khiến
các đảng chính trị đối lập ngừng xung đột, và đồng ý
về một ứng viên tổng thống đại diện cho mình.
Ngoài các liên minh trong nước, Otpor còn tìm
kiếm sự hỗ trợ từ cộng đồng quốc tế. Như được nhấn
mạnh bởi Tanja Azanjac, người điều phối các chương
trình ở Belgrade, đó là, xã hội dân sự của Serbia chỉ có

269  
 
được sự chú ý của các nhà tài trợ quốc tế từ khi
“Milosevic đánh mất hình ảnh của mình, từ một người
thúc đẩy hòa bình thành một kẻ khát máu ở Balkans”.
Vào những năm 1998-99, Otpor xây dựng mạng lưới
các nhà hoạt động mà không có sự ủng hộ tài chính từ
bên ngoài. Tuy nhiên, từ các chiến dịch ném bom của
NATO, Mỹ đã gia tăng hỗ trợ tài chính và công nghệ
cho các tổ chức xã hội dân sự của Serbia, và Otpor
được hưởng lợi từ sự thay đổi chính sách ngoại giao
này của Mỹ. Tuy nhiên, với tâm lý chống Mỹ trong xã
hội Serbia, Otpor đã quyết định không công khai mối
quan hệ này.
Một điều quan trọng, đó là dù nhận viện trợ từ bên
ngoài, song Otpor luôn giữ được sự độc lập của mình.
Chẳng hạn, tiền bạc từ Phương Tây cho phép Otpor in
hàng triệu sticker, song chính những giới trẻ Serbia
mới là người phát triển các ý tưởng, các thông điệp tới
người dân Serbia. Như Aleksandar Maric, một thành
viên Ban mạng lưới của Otpor ở thành phố Novi Sad
nhận xét: “Chúng tôi không cần lấy các ý tưởng từ sách của
Gene Sharp. Chúng tôi chỉ cần tiền để in các tài liệu”.

270  
 
Với sự hiểu rõ văn hóa địa phương, các nhà hoạt
động Otpor thấy chính họ chứ không phải những người
ngoài mới là người có thể phát triển các chiến thuật
hữu hiệu. Ví dụ, các nhà hoạt động Otpor bác bỏ ý
tưởng vận động kiểu Phương Tây trước cuộc bầu cử
năm 2000. Theo lời của Stanko Lazendic, thành viên
của Ban mạng lưới của Otpor ở Novi Sad nói:
Người Mỹ khuyên chúng tôi thực hiện chiến dịch GOVT đến
từng nhà. Nhưng họ đã không tính đến mức độ bất khoan
dung chính trị ở Serbia ở thời điểm đó. Chiến dịch đến từng
nhà là không khả thi, bởi những người ủng hộ Milosevic sẽ
tấn công chúng tôi.
Tóm lại, Otpor đã đưa ra một số quyết định chiến
lược quan trọng:

-   Thứ nhất, phong trào xác định bầu cử là cơ hội cho


việc huy động quần chúng quy mô lớn.
-   Thứ hai, Otpor tập trung vào thống tống đương
nhiệm, như là mục tiêu chính.
-   Thứ ba, phong trào xây dựng được một cơ sở ủng
hộ rộng rãi.
-   Thứ tư, Otpor sử dụng hữu hiệu các kĩ thuật
marketing để tạo ra một văn hóa phản kháng.

271  
 
-   Và cuối cùng, phong trào thúc đẩy sự thống nhất
của các đảng chính trị đối lập cũng như mối quan
hệ với các đối tác quyền lực.

Các nguồn gốc của các chiến lược của Otpor


Tham gia vào trong các chiến dịch biểu tình trước đó
Việc chính quyền hủy bỏ kết quả bầu cử địa phương
vào năm 1996 đã gây ra các cuộc biểu tình lớn vào
năm 1996-1997. Đảng SPS – vốn kiểm soát Ủy ban
Bầu cử Liên bang đã hủy bỏ kết quả bầu cử khi biết
rằng liên minh Zajedno giành chiến thắng đa số ghế ở
34 hội đồng thành phố, với hơn 60% dân số Serbia ủng
hộ. Để bảo vệ chiến thắng trong cuộc bầu cử, các đảng
đối lập đã tổ chức các cuộc tuần hành ôn hòa ở nhiều
thành phố lớn. Cùng lúc đó, sinh viên đại học cũng tổ
chức các cuộc biểu tình hàng ngày. Ngoài yêu cầu
chính quyền thừa nhận việc ăn cắp kết quả bầu cử, sinh
viên cũng kêu gọi hiệu trưởng và chủ tịch hội sinh viên
ở Đại học Belgrade từ chức. Chính những người tham
gia vào các cuộc biểu tình sinh viên này về sau đã góp

272  
 
phần quan trọng trong việc hình thành nên các chiến
lược của Otpor.
Vào mùa xuân năm 1997, Milosevic quyết định làm
giảm bởi căng thẳng xã hội bằng cách đồng ý thừa
nhận chiến thắng của Zajedno ở 14 trong số 19 thành
phố lớn nhất của Serbia. Tuy nhiên, vào mùa hè năm
1997, cuộc tranh giành quyền lực gay gắt giữa hai lãnh
đạo đối lập là Vuk Draskovic và Zoran Djindjic khiến
cho liên minh đối lập đổ vỡ và tạo thuận lợi cho
Milosevic trong cuộc bầu cử tổng thống Nam Tư sắp
tới vào năm 2000. Việc đổ vỡ của khối đối lập tạo ra
một thôi thúc lớn trong việc đánh giá lại các mục tiêu
mà phong trào theo đuổi. Như Randic từng trả lời trong
một cuộc phỏng vấn:
“Chúng tôi nhận ra rằng chúng tôi không nên chống lại những
hệ quả của chế độ của Milosevic. Chúng tôi phải chiến đấu
chống lại nguồn gốc của mọi vấn đề – đó chính là Milosevic.
Chúng tôi quyết định rằng, chúng tôi cần đặt mọi trách nhiệm
lên Milosevic”.
Ngoài ra, việc tham gia vào các cuộc biểu tình sinh
viên năm 1996-1997 đã có ảnh hưởng lớn đến sự phát
triển của chiến lược tuyển mộ sau đó của Otpor. Lãnh

273  
 
đạo tổ chức nhận ra rằng một phong trào xã hội lớn
mạnh cần lan rộng ra mọi địa phương và xây dựng một
mạng lưới các nhà hoạt động trên toàn quốc. Thêm
nữa, Otpor tìm cách mở rộng nền tảng xã hội của
những người tham gia phong trào thông qua tuyển mộ
những người không phải là sinh viên. Vladimir Pavlov,
một thành viên của Ban network chia sẻ:
Tôi khá dị ứng với từ “sinh viên”. Các đại học đại diện cho
một nhóm người tương đối đồng nhất. Bạn có thể dễ dàng
tìm thấy một khán giả có thể hiểu điều bạn nói ở một trường
đại học, bởi hầu hết sinh viên là những người có học thức và
có chung quan điểm. Nhưng xã hội thì phức tạp hơn nhiều,
và tôi tin rằng chúng tôi cần phải mở rộng cơ sở của mình.
Một kết quả khác của các cuộc biểu tình sinh viên
năm 1996-1997 là việc nhận ra cách tổ chức theo chiều
ngang có ảnh hưởng quan trọng đối với sự sống còn
của phong trào. Như Djindovic từng nói “một bài học
mà chúng tôi học được từ năm 1996 là không nên có
những nhà lãnh đạo rõ ràng”. Thay vào đó, chẳng hạn,
Otpor sẽ quay vòng vai trò người phát ngôn mỗi hai
tuần, mà không làm ảnh hưởng đến sự nhất quán trong
các thông điệp chính trị của tổ chức. Chiến thuật này

274  
 
nhằm gây khó khăn cho chính quyền, vốn thường dùng
các chiến thuật cộng tác, chia rẽ hay làm mất tín nhiệm
một nhóm các nhà lãnh đạo chính trị đối lập, như họ đã
từng làm. Một thuận lợi khác của sự quay vòng này là
khiến cho người dân cảm thấy được sự lớn mạnh của
phong trào, khi họ thấy số lượng thành viên của phong
trào ngày càng gia tăng.
Ngoài ra, các chiến dịch biểu tình năm 1996-1997
giúp các nhà hoạt động của Otpor nhận ra rằng những
người phản đối chế độ nên phát triển nhiều cách đấu
tranh hơn. So với các cuộc biểu tình sinh viên vào năm
1996-1997, Otpor đã triển khai đa dạng các chiến thuật
biểu tình chống lại chế độ vào năm 2000.
Cuối cùng, phong trào không nên hoàn toàn dựa vào
sự ủng hộ của các đảng chính trị, như Azanjac nói
trong một cuộc phỏng vấn:
“Các cuộc biểu tình sinh viên năm 1996-1997 không được sự
ủng hộ của các đảng chính trị, bởi họ dựa vào các chính trị
gia”. Và thêm rằng “đã không có đảng chính trị nào chống lại
Luật Đại học năm 1998”.
Khi Milosevic hứa hẹn cho liên minh Zajedno ghế
trong các hội đồng thành phố, thì các chính trị gia kêu

275  
 
gọi sẽ kết thúc biểu tình. Từ giữa tháng 2 cho đến cuối
tháng 3 năm 1997, chỉ còn một mình sinh viên tiếp tục
chiến dịch biểu tình phản đối chế độ.

Phổ biến các ý tưởng vượt qua biên giới các quốc gia
Otpor có được kiến thức về phương pháp đấu tranh phi
bạo lực thông qua các kênh trực tiếp lẫn gián tiếp. Một
nguồn chính của chiến lược đấu tranh phi bạo lực đến
từ tác phẩm Từ Độc tài đến Dân chủ: Một Khuôn khổ
Khái niệm cho việc Giải phóng của Gene Sharp. Tổ
chức Sáng kiến Dân sự Serbia đã dịch quyển sách này
sang tiếng Serbia và in 5,500 bản vào tháng 6 năm
1999. Otpor sau đó phân phối chúng cho các thành
viên của phong trào. Ngoài ra, một số nhà hoạt động
của Otpor còn tham gia vào các hội thảo do Viện Cộng
hòa Quốc tế tổ chức ở Budapest, Hungary. Điểm chính
của hội thảo là một buổi thảo luận với Robert Helvey,
một đại tá quân đội Mỹ nghỉ hưu, người ủng hộ bền bỉ
cho các ý tưởng của Sharp. Trong cuộc phỏng vấn với
Steve York (2001), Robert Helvey chỉ ra ý nghĩa của
buổi thảo luận với các nhà hoạt động của Otpor:

276  
 
Tôi nghĩ tôi đã cho họ thấy (các nhà hoạt động của Otpor)
một cách nhìn khác về xã hội, để họ có thể sử dụng các
nguồn lực của mình hiệu quả hơn, và có thể đo đạc được các
nỗ lực của mình bằng cách nhìn vào mỗi thiết chế mà sự tồn
vong của chế độ dựa vào.

Thực hành việc thảo luận trong nội bộ phong trào


Otpor đã xây dựng cấu trúc tổ chức theo phương ngang
và không dựa vào bất cứ người lãnh đạo rõ ràng nào.
Phong trào bao gồm khoảng 70,000 thành viên, với
hơn 130 nhóm hoạt động độc lập ở khắp các thị trấn
của Serbia, với văn phòng chính ở Belgrade.
Văn phòng chính được chia thành bảy ban, gồm:
hành động, nhân lực, maketing, mạng lưới, báo chí, và
đại học. Ban hành động chịu trách nhiệm hỗ trợ về mặt
hậu cần cho các hoạt động của Otpor trên khắp cả nước
cũng như điều phối phản ứng nhanh chóng với các vụ
bắt giữ thành viên của Otpor. Ban nhân lực chịu trách
nhiệm cho việc tuyển mộ và đào tạo thành viên mới,
trong khi Ban mạng lưới điều phối sự hợp tác trong
phong trào và mở rộng các quan hệ quốc tế. Ban đại
học tập trung vào liên kết với sinh viên ở các đại học

277  
 
của Serbia. Ban báo chí giải quyết các vấn đề về quan
hệ công chúng. Ngoài ra, Ban marketing chịu trách
nhiệm cho việc thiết kết và sản xuất các sản phẩm sử
dụng cho các chiến dịch của Otpor. Chính từ các ban
này, các nhà hoạt động đã phát triển các chiến thuật
của phong trào. Theo Ivan Andric từ Ban maketing:
Lúc đầu, có năm đến sáu người tham gia vào Ban maketing.
Ba người trong chúng tôi là các nhà thiết kế. Bản thân tôi
trước đó từng là quản lý các chiến dịch của sinh viên phản
đối chiến tranh và tôi cũng đã tham gia tích cực vào các cuộc
biểu tình sinh viên năm 1997. Ưu tiên hàng đầu của chúng
tôi là liên tục tổ chức các chiến dịch.
Otpor khuyến khích thực hành tự do và sáng kiến cá
nhân trong việc phản kháng phi bạo lực. Trong khi
những quyết định chính được đưa ra ở Belgrade, mỗi
tổ, nhóm lại có nhiều sự tự trị riêng. Chẳng hạn, các
nhà hoạt động Otpor ở các tỉnh có thể tự phát triển các
kịch bản hoạt động đường phố miễn là họ tuân thủ
nguyên tắc phi bạo lực. Theo lời Dejan Randic:
Ở Otpor chúng tôi không có một hệ thống cấp bậc. Chúng tôi
nói với các nhà hoạt động Otpor rằng ở mỗi thành phố họ có
Milosevic của riêng họ, hoặc bất cứ người nào khác; những
người này có thể trở thành mục tiêu… Trong các tổ chức

278  
 
khác, mọi thứ cần được kiểm soát; còn ở Otpor, mọi thứ
không diễn ra theo cách như vậy. Chúng tôi ở Belgrade
không cố gắng kiểm soát hoạt động ở các thành phố khác,
các nhóm/đội có sự tự trị của họ.
Otpor tổ chức đào tạo cho các thành viên mới, nhấn
mạnh vào các nguyên tắc chính của đấu tranh phi bạo
lực. Từ nền tảng đó, thúc đẩy các cuộc thảo luận về
chiến thuật của phong trào cũng như tạo ra các ý tưởng
mới cho phong trào. Srdja Popovic nhận xét trong một
cuộc phỏng vấn như sau:
Tôi đảm nhận vai trò lãnh đạo trong Ban nhân sự khi phong
trào còn rất nhỏ. Sau đó tuyển mộ và đào tạo một nhóm tám
người. Giống như việc maketing đa cấp, tám người này đạo
tạo xấp xỉ 200 người từ 30 thị trấn khác nhau. Những người
này trở về thị trấn của họ và tiếp tục đào tạo thêm nhiều
người hơn nữa.
Tóm lại, các phân tích trên cho thấy các quyết định
chiến lược của phong trào chủ yếu đến từ các chiến
dịch biểu tình trước đó. Những người từng tham gia
các cuộc biểu tình sinh viên vào năm 1996-1997 đã rút
ra các bài học từ các chiến dịch biểu tình này. Ngoài
ra, sự truyền bá của các ý tưởng vượt qua ranh giới
quốc gia có ảnh hưởng lớn đến việc hình thành chiến

279  
 
lược của Otpor vào năm 2000. Và cuối cùng, chính
cách thức tổ chức đã góp phần mở rộng cũng như cung
cấp nhiều sáng kiến cho phong trào. Và về tổng thể, sự
kết hợp của các yếu tố này đã góp phần hình thành một
chiến lược đấu tranh hữu hiệu cho phong trào.

280  
 

You might also like