You are on page 1of 4

Trường THPT Chuyên Bến Tre GV: Đỗ Hữu Vĩnh

BT Chuyên đề: NITƠ – PHOTPHO – Phần IIIa


*************
Câu 1: Cặp công thức của Litinitrua và nhôm nitrua:
A. LiN3 và Al3N B. Li3N và AlN C. Li2N3 và Al2N3 D. Li3N2 và Al3N2
Câu 2: Phải dùng bao nhiêu lít khí nitơ và bao nhiêu lít khí Hidro để điều chế 17g NH3? Biết rằng hiệu suất
chuyển hóa thành amoniac là 25%. Các thể tích khí đo được ở đkc.
A. 44,8 lít N2 và 134,4 lít H2 C. 22,4 lít N2 và 67,2 lít H2
B. 22,4 lít N2 và 134,4 lít H2 D. 44,8 lít N2 và 67,2 lít H2
Câu 3:Trong phương trình hóa học các phản ứng nhiệt phân thủy ngân (II) nitrat, tổng các hệ số bằng:
A.5 B.7 C. 9 D. 21
Câu 4: Chọn công thức đúng của magie photphua
A. Mg3(PO4)2 B. Mg(PO3)2 C. Mg3P2 D. Mg2P2O7
Câu 5: Cặp chất nào sau đây có thể tồn tại trong cùng một dd:
A. Axit nitric và đồng (II) nitrat B. Đồng (II) nitrat và amoniac
C. Bari hidroxit và axit photphoric D. Amoni hidrophotphat và kali hidroxit
Câu 6:Trong dãy nào sau đây tất cả các muối đều ít tan trong nước?
A. AgNO3, Na3PO4, CaHPO4, CaSO4 C. AgCl, PbS, Ba(H2PO4)2, Ca(NO3)2
B. AgI, CuS, BaHPO4, Ca3(PO4)2 D. AgF, CuSO4, BaCO3, Ca(H2PO4)2
Câu 7: Dung dịch axit photphoric có chứa các ion ( không kể H+ và OH- của nước)
A. H+, PO43- B. H+, H2PO4-, PO43- C. H+, HPO42-, PO43- D. H+, H2PO4-, HPO42-, PO43-
Câu 8: Trong những nhận xét dưới đây về muối nitrat của kim loại, nhận xét nào là không đúng?
A. Tất cả các muối nitrat đều dễ tan trong nước
B. Các muối nitrat đều là chất điện li mạnh, khi tan trong nước phân li ra cation kim loại và anion nitrat.
C. Các muối nitrat đều dễ bị phân hủy bởi nhiệt
D.Các muối nitrat chỉ được sử dụng làm phân bón hóa học trong nông nghiệp.
Câu 9: Trong những nhận xét dưới đây về muối amoni, nhận xét nào là đúng?
A. Muối amoni là tinh thể ion, phân tử gồm cation amoni và anion hidroxit
B. Tất cả các muối amoni đều tan trong nước, khi tan điện li hòan toàn thành cation amoni và anion gốc axit.
C. Dung dịch muối amoni tác dụng với dung dịch kiềm đặc, nóng cho thoát ra chất khí làm quỳ tím hóa đỏ
D.Khi nhiệt phân muối amoni luôn luôn có khí amoniac thoát ra
Câu 10: Trong dd amoniac là một bazơ yếu là do:
A. Amoniac tan nhiều trong nước B. Phân tử amoniac là phân tử có cực
C. Khi tan trong nước, amoniac kết hợp với nước tạo ra các ion NH4+ và OH-
D. Khi tan trong nước, một phần các phân tử amoniac kết hợp với H+ của nước tạo ra các ion NH4+ và OH-
Câu 11: Có thể phân biệt muối amoni với các muối khác bằng cách cho nó tác dụng với dd kiềm, có chất khí:
A. màu lục nhạc B. không màu, mùi khai, làm xanh giấy quỳ tím ẩm
C.màu nâu đỏ, làm xanh giấy quỳ tím ẩm D.không màu, không mùi
Câu 12: Hợp chất nào sau đây của nitơ không được tạo ra khi cho HNO3 tác dụng với kim loại ?
A. NO B. NH4NO3 C. NO2 D. N2O5
Câu 13: Tổng hệ số (các số nguyên, tối giản) của tất cả các chất trong phương trình phản ứng giữa Zn với dd
HNO3 đặc, nóng sinh ra N2 là
A. 20. B. 26. C. 28. D. 29.
Câu 14: Cho phản ứng: aMg + bHNO3 → Mg(NO3)2 + 2NO + N2O + dH2O. b có giá trị:
A. b=12 B. b= 30 C. b = 28 D. b = 20
Câu 15: Thành phần chính của supephotphat kép:
A. Ca(H2PO4)2, CaSO4, 2H2O B. Ca3(PO4)2, Ca(H2PO4)2
C. Ca(H2PO4)2, H3(PO4) D. Ca(H2PO4)2
Câu 16: Axit nitric đặc, nóng phản ứng được với tất cả các chất trong nóm nào sau đây?
A. Mg(OH)2, CuO, NH3, Ag B. Mg(OH)2, CuO, NH3, Pt
C. Mg(OH)2, NH3, CO2, Au D. CaO, NH3, Au, FeCl2
Câu 17: Nhận xét nào là sai? Trong nhóm nitơ, từ nitơ đến bimut:
A. Ng/tử của các ng/tố đều có 5 e ở lớp ngoài cùng B. Ng/tử của các ng/tố đều có cùng số lớp e
C. Bán kính ng/tử của các ng/tố tăng dần D. Độ âm điện của các ng/tố giảm dần
Trường THPT Chuyên Bến Tre GV: Đỗ Hữu Vĩnh
Câu 18: Amoniac phản ứng được với tất cả các chất trong nhóm nào sau đây ( các đk coi như có đủ)
A. HCl, O2, Cl2, CuO, dung dịch AlCl3 B. H2SO4, PbO, FeO, NaOH
C. HCl, KOH, FeCl3, Cl2 D. KOH, HNO3, CuO, CuCl2
Câu 19: Khi bị nhiệt phân, dãy muối nitrat nào đều cho sản phẩm là kim loại, khí nitơ đioxit và khí Oxi
A. Zn(NO3)2, KNO3, Pb(NO3)2 B. Cu(NO3)2, LiNO3, KNO3
C. Ca(NO3)2, LiNO3, KNO3 D. Hg(NO3)2, AgNO3
Câu 20: Tìm các tính chất của photpho trắng: a) Có cấu trúc polime. b)Mềm, dễ nóng chảy. c)Tự bốc cháy trong
không khí. d)Có cấu trúc mạng tinh thể phân tử. e)Rất độc, gây bỏng nặng khi rơi vào da. f)Bền trong không khí
ở nhiệt độ thường. g)Phát quang màu lục nhạc trong bóng tối
A. a, b, c, f, g B. b, c, d, g C. a, c, e, g D. b,c, d, e, g
Câu 21: Độ dinh dưỡng của phân lân được đánh giá theo:
A. % K2O B. % P2O5 C. % P D. %PO43-
Câu 22: Thành phần chính của phân Urê:
A. (NH4)2CO3 B. (NH2)2CO C. NH3 D. Chất khác
Câu 23: Khi hòa tan 30g hh đồng và đồng (II) oxit trong dd HNO3 1M lấy dư, thấy thoát ra 6,72 lít khí NO
(đkc). Khối lượng của đồng (II) oxit trong hh ban đầu:
A. 1,2 g B. 4,25g C. 1,88 g D. 2,52g
Câu 24: Cho 0,2 mol Mg vào dd HNO3 loãng có dư tạo khí N2O. Số mol HNO3 đã bị khử là
A. 0,5 B. 1 C. 0,1 D. Số khác
Câu 25: Cho bột Al tác dụng với dd HNO3 có dư được 0,3 mol N2 và 0,1 mol NO. Khối lượng bột Al là
A. 27g B. 29,7g C.36g D. Số khác
Câu 26: Hòa tan 1,2g kim loại X vào dd HNO3 dư, được 0,224 lít nitơ (đkc) (phản ứng chỉ tạo N2). Vậy X là
A. Zn B. Cu C. Mg D. Al
Câu 27. Cho 12,8g Cu tan hoàn toàn trong dd HNO3 thoát ra hh khí NO và NO2 có tỷ khối đối với H2 là 19. Thể
tích hh đó ở đktc:
A.4,48 l B. 1,12 l C. 2,24 l D. 0,448 l
Câu 28. Hoà tan hoàn toàn m gam Cu trong dd HNO3 được 1,12 lít hh khí NO và NO2 (đkc) có tỉ khối hơi đối
với H2 là 16,6. Giá trị của m là
A. 8,32. B. 3,9. C. 4,16. D. 6,4.
Câu 29: Cho Mg vào 2 lít dd HNO3 phản ứng vừa đủ được 0,1 mol N2O và dd X. Cho NaOH dư vào X thấy
thoát ra 0,1 mol khí có mùi khai. Nồng độ HNO3 trong dd ban đầu:
A. 2,8 M B. 17M C. 1,4M D. 1M
Câu 30: Cho Cu tác dụng với dd HNO3 được muối Cu(NO3)2 và hh khí gồm 0,1 mol NO và 0,2 mol NO2. Khối
lượng của Cu đã phản ứng:
A. 3,2g B. 6,4g C. 12,8g D. 16g
Câu 31: Điều chế 2 lít NH3 từ N2 và H2 với hiệu suất 25% thì thể tích N2 cần dùng ở cùng điều kiện là
A. 8 lít B. 2 lít C. 4 lít D. 1 lít.
Câu 32: Cho hh X gồm 0,15 mol Al; 0,12 mol Ag và 0,06 mol Ca tác dụng với dd HNO3 loãng dư, cô cạn dd
sau phản ứng và lấy muối nung đến khối lượng không đổi được m gam chất rắn Y. Giá trị của m là
A. 30,45 B. 36,18 C. 19,41 D. 24,93
Câu 33: Hòa tan hết 17,6g hh hai kim loại đồng và sắt trong dd HNO3, được 8,96 lít hh hai khí là NO2 và NO
(đkc), hh khí này có tỉ khối so với hiđro bằng 19. % khối lượng mỗi kim loại trong hh:
A. 36,36%; 63,64% B. 40,46%; 59,54% C. 45,57%; 54,43% D. 63,12%; 36,88%
Câu 34: Đun nóng 18,8g Cu(NO3)2 sau 1 thời gian dừng lại, làm nguội, rồi cân thấy khối lượng chất rắn thu
được nặng 13,4g. Khối lượng muối Cu(NO3)2 đã bị nhiệt phân:
A. 5,4g B. 1,88g C. 9,4g D. 4,7g.
Câu 35: Nung 4,43g hh NaNO3, Cu(NO3)2 đến hoàn toàn được hh khí X có tỉ khối hơi so với hiđro là 19,5. Khối
lượng 2 muối ban đầu lần lượt là
A. 1,275g NaNO3 và 3,155g Cu(NO3)2 B. 0,85g NaNO3 và 3,58g Cu(NO3)2
A. C. 1,7g NaNO3 và 2,73g Cu(NO3)2 D. 2,55g NaNO3 và 1,88g Cu(NO3)2
Câu 36: Dùng 56m khí NH3(đkc) để điều chế HNO3. Biết rằng chỉ có 92% NH3 chuyển hoá thành HNO3. Khối
3

lượng dd HNO3 40% thu được:


A. 36,22 kg B. 362,25 kg C. 3622 kg D. Kết quả khác
Trường THPT Chuyên Bến Tre GV: Đỗ Hữu Vĩnh
Câu 37: Cho 2,16g Mg tác dụng với dd HNO3 dư. Sau phản ứng, được 0,896 lít khí NO (đkc) và dd X. Khối
lượng muối khan thu được khi làm bay hơi dd X:
A. 13,32g B. 6,52g C. 13,92g D.8,88g
Câu 38: Cho hh gồm 6,72g Mg và 0,8g MgO tác dụng hết với lượng dư dd HNO3. Sau phản ứng được
0,896 lít một khí X (đkc) và dd Y. Làm bay hơi dd Y được 46g muối khan. Khí X là
A. NO B. N2O C. N2 D. NO2
Câu 39: Đốt cháy hoàn toàn 6,2g photpho trong Oxi lấy dư. Cho sản phẩm tạo thành tác dụng với 150ml dd
NaOH 2M. Sau phản ứng, trong dd thu được các muối
A. NaH2PO4 và Na2HPO4 B. Na2HPO4 và Na3PO4 C. NaH2PO4 và Na3PO4 D. Na3PO4
Câu 40: Phân đạm Urê thường chỉ chứa 46% N. Khối lượng (kg) urê đủ để cung cấp 70 kg N là
A. 152,2 B. 145,5 C. 160,9 D. 200
Câu 41: Phân supephotphat kép thực tế sản xuất được thường chỉ ứng với 40% P2O5 . Hàm lượng (%) của canxi
đihidrophotphat trong phân bón này là
A. 69 B. 65,9 C. 71,3 D. 73,1
Câu 42: Phân Kali clorua sản xuất được từ quặng xinvinit thường chỉ ứng với 50% K2O. Hàm lượng (%) của
KCl trong phân bón đó là
A. 72,9 B. 76 C. 79,3 D. 75,5
Câu 43: Thêm 0,15 mol KOH vào dd chứa 0,1 mol H3PO4. Sau phản ứng, dd có các muối:
A.KH2PO4 và K2HPO4 B. K2HPO4 và K3PO4
C. KH2PO4 và K3PO4 D. KH2PO4, K2HPO4 và K3PO4
Câu 44: Cho 44g NaOH vào dd chứa 39,2g H3PO4. Sau phản ứng, đem cô cạn dd thu được đến cạn khô. Hỏi
những muối nào được tạo nên và khối lượng muối khan thu được là bao nhiêu?
A. Na3PO4 và 50g B. NaH2PO4 và 42,9g; Na2HPO4 và 14,2 g
C. Na2HPO4 và 15g D. Na2HPO4 và 14,2 g; Na3PO4 và 49,2 g
Câu 45: Cho 44g dd NaOH 10% tác dụng với 10g dd axit photphoric 39,2%. Muối thu được sau phản ứng?
A. Na2HPO4 B. NaH2PO4 C. Na2HPO4 và NaH2PO4 D.Na3PO4 và Na2HPO4
Câu 46: Hoà tan 28,4g P2O5 trong 200g dd axit photphoric 9,8%. Nồng độ % của dd axit photphoric thu được:
A. 16,7 %. B. 17,6 %. C. 25,7 %. D. 13 %
Câu 47: Cho 0,1 mol P2O5 vào dd chứa 0,35 mol KOH. Dung dịch thu được chứa các chất:
A. K3PO4, K2HPO4. B. K2HPO4, KH2PO4. C. K3PO4, KOH D.H3PO4, KH2PO4.
Câu 48: Chia hh Cu, Al làm 2 phần bằng nhau. Phần 1, cho vào dd HNO3 đặc nguội có 8,96 lít khí màu nâu đỏ
bay ra. Phần 2, cho vào dd HCl có 6,72 lít khí không màu bay ra ( khí đo ở đkc). % khối lượng Cu trong hh là
A. 30% B. 50% C. 75% D. 70,33
Câu 49: Trộn lẫn dd NaOH 1M với 50ml dd H3PO4 1M được muối trung hòa. Thể tích dd NaOH đã dùng:
A. 0,12 l B. 0,15 l C. 0,18 l D. 0,05 l
Câu 50: Cho 14,2g P2O5 và 5,4g H2O vào 50g dd NaOH 32%. Nồng độ % của dd sau phản ứng:
A. 40,8% B. 20% C. 14,2% D. Số khác
Câu 51: Cấu hình e lớp ngoài cùng của ng/tử các ng/tố nhóm nitơ là
A. ns2np3 B. (n – 1)d3ns2 C. ns2np5 D. (n – 1)d10ns2np3
Câu 52: Chiều tăng dần số oxi hoá của N trong các hợp chất là
A. NH4Cl, N2, NO2, NO, HNO3 B. N2, NH4Cl, NO2, NO, HNO3
C. NH4Cl, N2, NO, NO2, HNO3 D. N2, NO2, NO, HNO3 NH4Cl
Câu 53: Trong nhóm Nito, khi đi từ N đến Bi, điều khẳng định nào dưới đây không đúng?
A. Trong các axit, axit nitric là axit mạnh nhất. B. Khả năng oxi hoá giảm dần do độ âm điện giảm dần.
C. Tính phi kim tăng dần, tính kim loại giảm dần. D. Tính axit của các oxit giảm dần, tính bazơ tăng dần.
Câu 54: Khí N2 tương đối trơ ở nhiệt độ thường do:
A. nitơ có bán kính nguyên tử nhỏ. B. phân tử N2 không phân cực.
C. nitơ có độ âm điện lớn nhất trong nhóm VIA. D. liên kết trong N2 là liên kết 3, có năng lượng lớn.
Câu 55: N2 phản ứng với O2 tạo thành NO ở điều kiện:
A. thường B. 100oC C. 1000oC D. 3000oC
Câu 56: Ở nhiệt độ thường, N2 phản ứng được với:
A. Li B. Na C. Ca D. Cl2
Câu 57: Chọn phản ứng đúng khi thực hiện phản ứng đốt cháy NH3 trong O2 ở 850−9000C, có xúc tác Pt.
Trường THPT Chuyên Bến Tre GV: Đỗ Hữu Vĩnh
A. 4NH3 + 5O2 → 4NO + 6 H2O B. 4NH3 + 3O2 → 2N2 + 6H2O
C.4NH3 + 4O2 → 2NO + N2 + 6H2O D. 2NH3 + 2O2 → N2O + 3H2O
Câu 58: Diêm tiêu có thành phần chính là
A. NaNO2. B. NH4NO3. C. NaNO3. D. NH4NO2.
Câu 59: Người ta sản xuất khí nitơ trong công nghiệp bằng cách:
A. Chưng cất phân đoạn không khí lỏng. B. Nhiệt phân dd NH4NO2 bão hoà.
C. Dùng photpho để đốt cháy hết oxi không khí. D. Cho không khí đi qua bột đồng nung nóng.
Câu 60: Trong phòng thí nghiệm, có thể điều chế khí N2 bằng cách đun nóng dd:
A.NH4NO2 B.NH3 C.NH4Cl D.NaNO2
Câu 61: Cho phương trình: N2 + 3H2  2NH3. Khi giảm thể tích của hệ thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều:
A. Chiều thuận. B. không thay đổi. C. Chiều nghịch. D. Không xác định được.
Câu 62: Hiệu suất của phản ứng giữa N2 và H2 tạo thành NH3 tăng nếu
A. giảm áp suất, tăng nhiệt độ. B. giảm áp suất, giảm nhiệt độ.
C. tăng áp suất, tăng nhiệt độ. D. tăng áp suất, giảm nhiệt độ.
Câu 63: Phát biểu nào dưới đây không đúng ?
A. Dung dịch amoniac là một bazơ yếu. B. Phản ứng tổng hợp amoniac là phản ứng thuận nghịch.
C. Đốt NH3 (không xt) được N2 và H2O. D. NH3 là chất khí không màu, không mùi, tan nhiều trong nước.
Câu 64: Trong công nghiệp, người ta điều chế HNO3 theo sơ đồ: NH3 → NO → NO2 → HNO3. Biết hiệu suất
của toàn bộ quá trình điều chế HNO3 là 70%, từ 22,4 lít NH3 (đkc) sẽ điều chế được bao nhiêu gam HNO3?
A. 22,05g. B. 44,1g. C. 63g. D. 4,41g.
Câu 65: Cho dd Ba(OH)2 đến dư vào 100ml dd X gồm: NH +4 , SO 24− , NO 3− rồi đun nóng được 23,3g kết tủa và
6,72 lít (đkc) một chất khí duy nhất. Nồng độ mol của (NH4)2SO4 và NH4NO3 trong dd X lần luợt là
A. 1 M và 1M B. 2M và 2M C. 1M và 2M D. 2M và 2M
Câu 66: Hoà tan hoàn toàn m gam Fe vào dd HNO3 loãng được 0,448 lít khí NO duy nhất (đkc). Giá trị của m là
A. 1,12g. B. 11,2g. C. 0,56g. D. 5,g.
Câu 67: Cho 11g hh X gồm Al và Fe vào dd HNO3 loãng dư, được 6,72 lít khí NO ở đkc (sản phẩm khử duy
nhất). Khối lượng của Al và Fe trong hh X tương ứng là
A. 5,4g và 5,6g. B. 5,6g và 5,4g. C. 8,1g và 2,9g. D. 8,2g và 2,8g.
Câu 68: Hoà tan hoàn toàn m gam Al vào dd HNO3 rất loãng được hh gồm 0,015 mol khí N2O và 0,01mol khí
NO (phản ứng không tạo NH4NO3). Giá trị của m là
A. 13,5g. B. 1,35g. C. 0,81g. D. 8,1g.
Câu 69: Nhiệt phân hoàn toàn 18,8g muối nitrat của kim loại M (hoá trị II), được 8g oxit tương ứng. M là
A. Mg. B. Zn. C. Cu. D. Ca.
Câu 70: Đem nung m gam Cu(NO3)2 một thời gian rồi dừng lại, làm nguội và đem cân thấy khối lượng giảm
0,54g so với ban đầu. Khối lượng muối Cu(NO3)2 đã bị nhiệt phân là
A. 1,88g. B. 0,47g. C. 9,4g. D. 0,94g.
Câu 71: Để trung hoà 100ml dd H 3 PO4 1M, cần dùng bao nhiêu ml dd NaOH 1M?
A. 100 ml B. 200 ml C. 300 ml D. 150 ml
Câu 72: Cho 44 gam dd NaOH 10% vào 10 gam dd axit H3PO4 39,2%. Sau phản ứng trong dd có muối
A. Na2HPO4. B. NaH2PO4. C.Na2HPO4 và NaH2PO4. D. Na3PO4 và Na2HPO4.
Câu 73: % khối lượng P trong tinh thể Na2HPO4.nH2O là 8,659%. Tinh thể muối có n là
A. 9 B. 10 C. 11 D. 12
Câu 74: Đổ dd có chứa 11,76g H3PO4 vào dd có chứa 16,8g KOH. Khối lượng các muối thu được là
A. 10,44g KH2PO4, 8,5g K3PO4. B. 10,44g K2HPO4,12,72g K3PO4.
C. 10,24g K2HPO4, 13,5g KH2PO4. D. 10,2g K2HPO4, 13,5g KH2PO4,, 8,5g K3PO4.
Câu 75: Hòa tan hoàn toàn hh gồm Zn và ZnO bằng dd HNO3 loãng, dư. Kết thúc thí nghiệm không có khí thoát
ra, dd thu được có chứa 8g NH4NO3 và 113,4g Zn(NO3)2. % số mol Zn có trong hh ban đâu:
A. 66,67% B. 33,33% C. 16,66% D. 93,34%
Câu 76: Hoà tan 1,2g kim loại M vào dd HNO 3 dư được 0,224 lít khí N 2 ở đkc (sp khử duy nhất). M:
A. Zn. B. Al. C. Ca. D. Mg.
Câu 77: Cho 4 lít N2 và 14 lít H2 vào bình phản ứng, hh sau phản ứng có thể tích bằng 16,4 lít (các khí đo ở cùng
điều kiện). Hiệu suất phản ứng là
A. 50%. B. 30%. C. 20%. D. 40%.

You might also like