You are on page 1of 5

BÀI KIỂM TRA THƯỜNG XUYÊN THỨ NHẤT

NGÀY KIỂM TRA 07/12/2021


MÔN: LUẬT SƯ VÀ NGHỀ LUẬT SƯ

STT Họ và tên Số báo danh Điểm Ghi chú


1 Hoàng Phương Anh 6 Lớp phó
2 Vũ Hải Yến 249 Tích cực đóng
góp
3 Trịnh Văn Toàn 188 Tích cực đóng
góp
4 Trương Thị Thanh Huyền 76 Tích cực đóng
góp
5 Bùi Thị Thơm 214 Tích cực đóng
góp
6 Vũ Thị Minh Hằng 58 Tích cực đóng
góp
7 Phạm Thị Trâm Anh 14 Tích cực đóng
góp
8 Vũ Anh Tiến 184 Tích cực đóng
góp
9 Trần Quốc Mạnh 125 Tích cực đóng
góp
10 Trần Lan Hương 84 Tích cực đóng
góp
11 Dương Văn Bằng 20 Tích cực đóng
góp
12 Trần Thị Minh Trang 255 Tích cực đóng
góp
13 Lên Văn Lâm 96 Tích cực đóng
góp
14 Phạm Quang Vũ 244 Tổ trưởng

ĐỀ BÀI:
Anh/chị hãy trình bày tiêu chuẩn, điều kiện trở thành Luật sư Việt Nam
BÀI LÀM
- Căn cứ pháp luật Luật Luật sư, Quy tắc ứng xử của luật sự theo Nghị định
137/2018, ngày 08/10/2018 về sửa đổi bổ dung một số điều của Nghị định số
123/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 10 năm 2013 của Chính Phủ quy định chi tiết
một số điều và biện pháp thi hành Luật Luật sư.
- Giáo trình Luật sư và đạo đức nghề Luật sư (chủ biên GVC.THS Nguyễn Hữu
Tước & TS. Nguyễn Văn Điệp).
1. Khái niệm, định nghĩa Luật sư.

Theo Điều 2 Luật Luật sư năm 2006 sửa đổi, bổ sung năm 2012: Luật sư là
người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của Luật này, thực hiện
dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức.

2. Chức năng xã hội của Luật sư bao gồm.

Hoạt động nghề nghiệp của Luật sư góp phần bảo vệ công lý, các quyền tự do,
dân chủ của công dân, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, phát
triển kinh tế – xã hội, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa,
xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

3. Tiêu chuẩn Luật sư (Điều 10)


Căn cứ Luật Luật sư năm 2006 sửa đổi, bổ sung năm 2012, trở thành Luật sư tại
Việt Nam bao gồm các quy trình như sau:

“Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật,
có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo nghề Luật sư, đã
qua thời gian tập sự hành nghề Luật sư, có sức khoẻ bảo đảm hành nghề Luật sư thì
có thể trở thành Luật sư.”
Theo Luật Luật sư, đầu tiên phải là công dân Việt Nam, quy định này có tính
truyền thống Việt Nam, phù hợp với thông lê các nước trên thế giới.

Về phẩm chất đạo đức tốt, đây là tiêu chuẩn rất quan trọng đối với Luật sư trước
khi trở thành Luật sư cũng như trong quá trình hành nghề Luật sư. Nghề Luật sư ở
Việt Nam và một số nước được quan niệm là một nghê dựa trên kiến thức pháp luật và
kĩ năng nghề nghiệp, vì vậy trách nhiệm và danh dự nghề nghiệp, đạo đức và uy tín
nghề nghiệp Luật sư có vai trò rất lớn trong hành nghề Luật sư.

Người có bằng cử nhân luật là người tốt nghiệp đại học chuyên ngành luật do cơ sở
giáo dục đại học của Việt Nam cấp, hoặc có băng tốt nghiệp đại học chuyên ngành luật
do cơ sở giáo dục đại học của nước ngoài cấp và được công nhận tại Việt Nam theo quy
định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam ký kết hoặc tham gia.

Điều kiện để hành nghề Luật sư cần đáp ứng đủ tiêu chuẩn hành nghề Luật sư, có
chứng chỉ hành nghề Luật sư và gia nhập một đoàn Luật sư trên lãnh thổ Việt Nam.

4. Điều kiện trở thành Luật sư (Điều 10,11,20)

Để trở thành Luật sư, bao gồm những điều kiện như sau:

a) Có bằng cử nhân Luật.

Tức là các cá nhân phải tốt nghiệp trường Luật, khoa Luật của các trường Đại học.

b) Có bằng tốt nghiệp chương trình đào tạo Luật sư.

Người có Bằng cử nhân luật được tham dự khóa đào tạo nghề Luật sư tại cơ sở đào
tạo nghề Luật sư. Cơ sở đào tạo nghề Luật sư bao gồm: Học viện Tư pháp thuộc Bộ
Tư pháp và cơ sở đào tạo nghề Luật sư thuộc Liên đoàn Luật sư Việt Nam (quy định
hiện hành được học trong 12 tháng).

Người hoàn thành chương trình đào tạo nghề Luật sư được cơ sở đào tạo nghề Luật
sư cấp Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề Luật sư.

Người được miễn đào tạo nghề Luật sư bao gồm:

– Đã là thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên.


– Giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật; tiến sỹ luật.
– Đã là thẩm tra viên cao cấp ngành Tòa án, kiểm tra viên cao cấp ngành Kiểm sát;
chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp
luật.
– Đã là thẩm tra viên chính ngành Tòa án, kiểm tra viên chính ngành Kiểm sát;
chuyên viên chính, nghiên cứu viên chính, giảng viên chính trong lĩnh vực pháp luật.
c) Tập sự hành nghề Luật sư.
Ngoại trừ những người được miễn tập sự hành nghề Luật sư, người có Giấy chứng
nhận tốt nghiệp đào tạo nghề Luật sư được tập sự hành nghề tại tổ chức hành nghề
Luật sư (công ty Luật, văn phòng Luật sư).
Thời gian tập sự hành nghề Luật sư là 12 tháng, tính từ ngày đăng ký tập sự tại
Đoàn Luật sư, trừ những người sau đây được giảm thời gian tập sự:
– Người đã là điều tra viên sơ cấp, thẩm tra viên chính ngành Tòa án, kiểm tra viên
chính ngành Kiểm sát, chuyên viên chính, nghiên cứu viên chính, giảng viên chính
trong lĩnh vực pháp luật được giảm hai phần ba thời gian tập sự hành nghề Luật sư.
– Người có thời gian công tác ở các ngạch chuyên viên, nghiên cứu viên, giảng
viên trong lĩnh vực pháp luật, thẩm tra viên ngành Tòa án, kiểm tra viên ngành Kiểm
sát từ mười năm trở lên thì được giảm một nửa thời gian tập sự hành nghề Luật sư.
d) Gia nhập Đoàn Luật sư.

Người tập sự hành nghề Luật sư đăng ký tập sự tại Đoàn Luật sư ở địa phương nơi
có trụ sở của tổ chức hành nghề luật Luật sư.

e) Kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Luật sư.


Người tham dự kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Luật sư là người tập sự đã hoàn
thành thời gian tập sự. Người được miễn tập sự hành nghề Luật sư thì không phải tham
dự kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Luật sư.

Người đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Luật sư được Hội đồng kiểm
tra cấp Giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Luật sư.

f) Cấp chứng chỉ hành nghề Luật sư.

Người đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Luật sư có hồ sơ đề nghị cấp
Chứng chỉ hành nghề Luật sư gửi Ban chủ nhiệm Đoàn Luật sư.

Hồ sơ gồm có:
– Đơn đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề Luật sư theo mẫu do Bộ Tư pháp ban
hành;
– Phiếu lý lịch tư pháp;
– Giấy chứng nhận sức khỏe;
– Bản sao Bằng cử nhân luật hoặc bản sao Bằng thạc sỹ Luật;
– Bản sao Giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Luật sư.

Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ban chủ nhiệm
Đoàn Luật sư chuyển hồ sơ cho Sở Tư pháp kèm theo bản xác nhận người đề nghị cấp
Chứng chỉ hành nghề Luật sư có đủ tiêu chuẩn Luật sư theo quy định của Luật Luật
sư.

g) Gia nhập Đoàn Luật sư.

Người có Chứng chỉ hành nghề Luật sư có quyền lựa chọn gia nhập một Đoàn Luật
sư để hành nghề Luật sư.

Người đã gia nhập Đoàn Luật sư phải làm việc theo hợp đồng lao động cho tổ chức
hành nghề Luật sư, hành nghề với tư cách cá nhân theo hợp đồng lao động cho cơ
quan, tổ chức hoặc thành lập, tham gia thành lập tổ chức hành nghề Luật sư theo quy
định của Luật này tại địa phương nơi Đoàn Luật sư có trụ sở.
Người có chứng chỉ hành nghề Luật sư gửi hồ sơ gia nhập Đoàn Luật sư đến Ban
chủ nhiệm Đoàn Luật sư. Hồ sơ gia nhập Đoàn Luật sư gồm có:

– Giấy đề nghị gia nhập Đoàn Luật sư theo mẫu do Liên đoàn Luật sư Việt Nam
ban hành;
– Phiếu lý lịch tư pháp đối với trường hợp nộp hồ sơ gia nhập Đoàn Luật sư quá
sáu tháng, kể từ ngày được cấp Chứng chỉ hành nghề Luật sư;
– Bản sao Chứng chỉ hành nghề Luật sư.
h) Hành nghề Luật sư.
Sau khi được cấp chứng chỉ, gia nhập đoàn, cấp thẻ hành nghề Luật sư thì Luật sư
được lựa chọn tổ chức hành nghề Luật sư để hành nghề, hoặc hành nghề với tư cách cá
nhân và phải đăng ký với Sở tư pháp địa phương nơi hành nghề.
i) Quy định khác.
Miễn, giảm thời gian tập sư hành nghề Luật sư:
– Người đã là thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên cao cấp, điều tra viên trung
cấp, giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sỹ luật, thẩm tra viên cao cấp ngành
Tòa án, kiểm tra Viên cao cấp ngành Kiểm sát, chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên
cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật được miễn tập sự hành nghề Luật
sư.
– Người đã là điều tra viên sơ cấp, thẩm tra viên chính ngành Tòa án, kiểm tra viên
chính ngành Kiểm sát, chuyên viên chính, nghiên cứu viên chính, giảng viên chính
trong lĩnh vực pháp luậtđược giảm hai phần ba thời gian tập sự hành nghề Luật sư.
– Người có thời gian công tác ở các ngạch chuyên viên, nghiên cứu viên, giảng
viên trong lĩnh vực pháp luật, thẩm tra viên ngành Tòa án, kiểm tra viên ngành Kiểm
sát từ mười năm trở lên thì được giảm một nửa thời gian tập sự hành nghề Luật sư.”
Miễn kiểm tra tập sư hành nghề Luật sư:
– Người đã là thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên cao cấp, điều tra viên trung
cấp, giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sỹ luật, thẩm tra viên cao cấp ngành
Tòa án, kiểm tra Viên cao cấp ngành Kiểm sát, chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên
cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật được miễn kiểm tra.

Như vậy, để trở thành Luật sư là cả một con đường dài nhiều khó khăn, thử thách
và gian nan, đòi hỏi người Luật sư phải có lòng đam mê, tinh thần, ý chí vững vàng và
tình yêu với nghề nghiệp. Nghề nào cũng có cái khó riêng, quan trọng là mỗi người có
ước mơ, nỗ lực hết sức để đạt những điều kiện trên và hoàn thành ước mơ của mình.

You might also like