You are on page 1of 2

1.

Nhận xét và giải thích dạng đường cong sấy - đường cong tốc độ sấy so với
dạng lý thuyết.
* Đường cong sấy:
Đường cong sấy của chế độ sấy 50oC,60oC và 70oC có dạng phù hợp so với lý
thuyết. Tuy nhiên trong đồ thị không biểu diễn được giai đoạn đốt nóng như theo lý
thuyết. Vì giai đoạn đốt nóng rất ngắn nên khi đo đã vượt qua giai đoạn đó.
Đường cong sấy chia làm 3 đoạn:
- Giai đoạn đun nóng vật liệu: diễn ra trong khoảng thời gian rất ngắn và độ ẩm vật
liệu thay đổi không đáng kể, đường thẳng gần song song trục hoành (U = const),
đoạn này rất ngắn.
- Giai đoạn sấy đẳng tốc: Độ ẩm vật liệu giảm nhanh gần như theo đường thẳng và
tốc độ sấy không đổi. Độ ẩm vật liệu giảm đến độ ẩm tới hạn, đường cong gần như
đường thẳng.
- Giai đoạn sấy giảm tốc: Độ ẩm vật liệu giảm chậm trong giai đoạn này và tốc độ
sấy giảm dần từ cực đại về 0, đường cong tiệm cận với trục hoành, độ ẩm vật liệu
giảm đến U2 và dần tiệm cận đến U*.
* Đường cong tốc độ sấy:
Đường cong tốc độ sấy cũng có dạng phù hợp so với lý thuyết. Nhìn chung tuy
đúng về hình dạng nhưng giá trị không được chính xác lắm và sai số rất lớn. Dạng đường
cong tốc độ sấy vẽ theo phương pháp bình phương cực tiểu gần giống với lý thuyết và
gồm 3 giai đoạn ứng với đường cong sấy. Nhưng vẽ bằng phương pháp này có sự chênh
lệch so với thực nghiệm.
∆U
Nếu vẽ đường cong tốc độ sấy dựa vào số liệu N=g ( U ) = (theo những điểm
∆t
chấm trên đồ thị thì đường cong không phù hợp với dạng lí thuyết:
- Giai đoạn đun nóng: không thẳng, do độ ẩm thay đổi nhanh chóng.
- Giai đoạn sấy đẳng tốc: các điểm giao động mạnh nên sai số rất lớn.
2. Nhận xét và giải thích kết quả các đại lượng tính toán trong từng chế độ thí
nghiệm, nêu lên mối quan hệ của các thông số sấy.
* Nhận xét và giải thích:
- Thời gian sấy giảm dần khi tăng nhiệt độ sấy
- Tốc độ sấy tăng dần khi nhiệt độ sấy tăng. Do khi tăng nhiệt độ thì thế sấy tăng
tạo động lực sấy lớn nên cường độ sấy tăng, tốc độ sấy tăng, hệ số sấy tăng.
- Độ ẩm cân bằng (U*) sẽ giảm dần khi nhiệt độ tác nhân sấy tăng. U* khác 0 vì
ban đầu vật liệu không phải vật liệu khô tuyệt đối mà vật liệu chứa một lượng ẩm
nhất định ở điều kiện nhiệt độ và độ ẩm không khí.
- Độ ẩm tới hạn (Uth) giảm trong cùng độ ẩm tương đối của không khí và cùng độ
ẩm ban đầu khi tăng nhiệt độ sấy. Nhưng trong thí nghiệm sự tăng giảm không theo
lý thuyết do thấm ướt không đều và sai số do tính toán. Uth nhỏ hơn so với lý
thuyết, giá trị thí nghiệm bị sai số vì ta nối gần đúng thành đường thẳng.
- Tốc độ sấy đăng tốc (N) tăng khi nhiệt độ sấy càng tăng. Điều này Hoàn toàn phù
hợp với lý thuyết. Do nhiệt độ càng tăng thì động lực của quá trình sấy tăng.
- Hệ số sấy tương đối trong giai đoạn giảm tốc (χ): Cả 3 chế độ sấy cùng sử dụng
một mẫu giấy lọc, chọn độ ẩm ban đầu giống nhau và sự chênh lệch của các Uth và
U* của các chế độ sấy không lớn nên khi χ được xác định bằng công thức:
1
χ= thì kết quả gần giống nhau, chủ yếu sai số trong cách xác định Uth.
Uth−U∗¿ ¿
- Hệ số sấy (K) phụ thuộc vào chế độ sấy (tốc độ sấy đẳng tốc N) và tính chất của
vật liệu ẩm (χ) theo công thức K= χN . Điều đó có nghĩa là với tính chất của vật liệu
ẩm không đổi (χ không đổi), khi nhiệt độ tác nhân sấy tăng thì N tăng → K tăng.
Kết quả thí nghiệm phù hợp với lý thuyết.
- Thời gian sấy giảm tốc τ 2 lớn hơn nhiều so với thời gian sấy đẳng tốc τ 1 khi tính
bằng lý thuyết. Vì giai đoạn sấy đẳng tốc, bề mặt luôn bão hoà ẩm, bốc hơi ẩm rất
nhanh, trong khi giai đoạn sấy giảm tốc để tách ẩm liên kết, phụ thuộc sự dẫn ẩm ra
ngoài bề mặt, nên cần thời gian lâu và tốn nhiều năng lượng hơn.

3. Kết quả đánh giá sai số, nêu các nguyên nhân và biện pháp khắc phục sai số.
* Nhận xét:
Sai số trong bài khá lớn. Nhất là ở Utb, χ, K và τ 1.
* Nguyên nhân sai số:
- Thao tác thí nghiệm.
- Giấy lọc sử dụng chưa khô tuyệt đối nên không thể xem khối lượng ban đầu của
giấy (lúc chưa nhúng nước) là khối lượng khô của vật liệu.
- Nhiệt độ tư và tk đọc không chính xác do nhiệt độ trong caloriphe không ổn định
làm thay đổi nhiệt độ bầu khô, bầu ướt.
- Khối lượng vật liệu đọc không chính xác.
- Tính toán không chính xác, vẽ đồ thị chỉ có tính chất tương đối.
- Giá trị Pm và P tra bảng chưa chính xác.
- Đồ thị không chính xác, việc xác định đường cong tốc độ sấy từ vi phân đường
cong sấy về mặt lý thuyết thì chính xác, nhưng thực tế khi vẽ đường cong sấy ta
dùng phương pháp bình phương cực tiểu để vẽ và xác định phương trình đường
cong tốc độ sấy chỉ thông qua 2 giá trị Uth và Uo, xem U* = 0 nên sẽ có sai số.
* Biện pháp khắc phục:
- Giấy lọc phải được sấy khô và không để bị hút ẩm từ không khí xung quang để
khi cân sẽ có Go chính xác hoặc có thể biết trước khối lượng khô của vật liệu.
- Thiết kế vị trí đứng của người đọc thuận tiện cho việc đọc số liệu.
- Không được bật quạt, không mở cửa sổ để kim của cân đo không bị dao động.

You might also like