You are on page 1of 7

Hiện trạng ô nhiễm không khí ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh

Ô nhiễm không khí ở Việt Nam, đặc biệt ở khu vực đô thị và các thành phố lớn như Hà
Nội, Thành phố Hồ Chí Minh hiện đang là vấn đề môi trường được cộng đồng xã hội rất
quan tâm. Năm 2017, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xuất bản báo cáo “Hiện trạng môi
trường quốc gia 2016” khẳng định hầu hết các đô thị lớn ở Việt Nam đang phải đối mặt
với tình trạng ô nhiễm không khí ngày càng gia tăng, đặc biệt là ô nhiễm bụi. 

Theo nghiên cứu của Trung tâm Phát triển sáng tạo xanh, trong năm 2017, tại 2 trạm
quan trắc đặt ở Đại sứ quán Mỹ (Hà Nội) và Lãnh sự quán Mỹ (Thành phố Hồ Chí Minh)
cùng dữ liệu quan trắc từ một số máy đo do Trung tâm đặt tại 4 điểm ở Hà Nội…, chỉ số
chất lượng không khí nhiều lần vượt ngưỡng “nguy hiểm”- ở mức nguy hại cho sức khỏe
của cộng đồng. Đặc biệt, vào những tháng cuối năm, đặc điểm thời tiết mùa đông lạnh,
nhiệt độ thấp làm giảm sự phát tán của bụi và chất ô nhiễm. Thêm vào đó, các hoạt động
sinh hoạt của người dân để chuẩn bị cho dịp Tết Nguyên đán diễn ra mạnh mẽ hơn cũng
góp phần vào ô nhiễm không khí trong thành phố. 

Trong tháng 11-12/2017, Trung tâm Phát triển sáng tạo xanh chọn 3-4 đợt ô nhiễm
nghiêm trọng để phân tích cho thấy, hầu hết các nguồn không khí bị ô nhiễm đều đi qua
khu vực Quảng Ninh. Điều này có thể các khu công nghiệp ở Quảng Ninh đóng vai trò
quan trọng trong các đợt ô nhiễm không khí ở Hà Nội. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, phần
lớn các lần bụi mịn (PM 2.5) đạt đỉnh điểm đều liên quan đến những khối khí đi dọc theo
bờ biển, tích tụ ô nhiễm từ tất cả các thành phố, từ giao thông, nhà máy điện và các cơ sở
công nghiệp trong khu vực. 

Bà Nguyễn Thị Anh Thư, Trung tâm Phát triển sáng tạo xanh cho biết thêm, với các con
số thống kê ở mức tương đối, năm 2017 Hà Nội có 257 ngày và Thành phố Hồ Chí Minh
có 222 ngày chỉ số chất lượng không khí vượt quá tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới.
Theo các thông số do Đại sứ quán Mỹ đo tại các trạm quan trắc đặt ở một số nước trên
thế giới, chỉ số chất lượng không khí ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh thấp hơn nhiều
nếu so với New Delhi, Mumbai (Ấn Độ), nhưng chỉ số này gần tương đương ở Bắc Kinh
(Trung Quốc). 
 
Ô nhiễm không khí tại TP. Hồ Chí Minh đang ở mức báo động. Ảnh: Mạnh Linh/TTXVN

Trong khi đó, việc đánh giá, quản lý chất lượng không khí của Hà Nội còn hạn chế do
số lượng trạm quan trắc tự động liên tục về môi trường không khí trên địa bàn thành
phố còn quá ít.

Theo các chuyên gia môi trường, để có thể đánh giá một cách đầy đủ và toàn diện chất
lượng không khí, Hà Nội cần tăng cường số lượng trạm quan trắc không khí tự động
và đảm bảo duy trì vận hành liên tục.

Theo Chi cục Bảo vệ Môi trường (Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội), hiện chất
lượng không khí tại nhiều khu vực dân cư, đường giao thông, làng nghề và khu công
nghiệp có xu hướng cải thiện dần theo thời gian. Tuy nhiên, tại các trục đường đang
thi công và khu vực xây dựng xuất hiện tình trạng ô nhiễm nặng về bụi, benzen và
tiếng ồn.

Theo thống kê, 70% lượng khói bụi gây ô nhiễm không khí tại Hà Nội là do hoạt động
giao thông. Một số khu vực có nồng độ ô nhiễm bụi cao tập trung ở các quận: Hà
Đông, Hoàng Mai, Cầu Giấy, Từ Liêm.
Còn theo kết quả quan trắc năm 2015, 2016, tại các vị trí quan trắc, hàm lượng benzen
vượt quy chuẩn cho phép từ 1,2 đến 2,5 lần. Độ ồn tại các vị trí quan trắc cũng đều
vượt quy chuẩn.

Theo Báo cáo hiện trạng môi trường Quốc gia giai đoạn 2011-2015 vừa được Bộ
Tài nguyên và Môi trường công bố chiều qua (29/9), chất lượng không khí tại các
đô thị lớn, khu vực xung quanh các khu sản xuất công nghiệp và làng nghề chưa có
nhiều cải thiện so với giai đoạn 2006-2010. Trong các tác nhân gây ô nhiễm không
khí thì bụi là vấn đề nổi cộm nhất.
Các đô thị lớn như Hà Nội, TPHCM hay đô thị có hoạt động công nghiệp mạnh
như Việt Trì (Phú Thọ), ô nhiễm bụi trong không khí có xu hướng duy trì ở
ngưỡng cao, đặc biệt là các khu vực gần các trục giao thông chính. Tại các công
trường xây dựng (khu chung cư, khu đô thị mới, sửa chữa đường giao thông, xây
dựng đường trên cao) tình trạng ô nhiễm bụi cục bộ vẫn tiếp tục diễn ra.
Bụi và khí thải từ hoạt động giao thông thị vẫn là một trong những nguồn ô nhiễm
chính đối với môi trường không khí tại các khu vực này. Bên cạnh đó, chất lượng
các phương tiện tham gia giao thông còn hạn chế (xe cũ, không được bảo dưỡng
thường xuyên) đã làm tăng đáng kể nồng độ các chất khí ô nhiễm trong không khí.
Tại các khu dân cư, nồng độ bụi trong không khí nhìn chung thấp hơn so với hai
bên đường giao thông và các công trường xây dựng. Tuy nhiên, do chịu ảnh hưởng
bởi hoạt động giao thông, công nghiệp nên hầu hết các điểm quan trắc tại khu dân
cư đều ghi nhận mức độ ô nhiễm bụi vượt nhiều lần ngưỡng cho phép QCVN
05:2013/BTNMT.
Không những vậy, đối với khu dân cư còn tồn tại hoạt động đun nấu sử dụng nhiên
liệu than tổ ong đã gây ra ô nhiễm cục bộ bởi SO2, CO, PM10 trong phạm vi một
hộ gia đình hoặc vài hộ xung quanh.
Kết quả đánh giá chất lượng không khí thông qua chỉ số chất lượng không khí AQI
cho thấy, tại các đô thị lớn, số ngày có chất lượng không khí ảnh hưởng xấu đến
sức khỏe chiếm tỷ lệ khá lớn. Điển hình như tại Thủ đô Hà Nội, số ngày trong năm
2014 có AQI ở mức kém chiếm tỷ lệ hơn 50% tổng số ngày quan trắc trong năm.
Các giải pháp để khắc phục và ngăn chặn tình trạng này như thế nào đối với các
quản trị viên thành phố
 Chi Cục bảo vệ môi trường TP HCM đã tăng cuờng thêm công tác quan trắc
không khí ở nhiều địa điểm, để kịp thời phát hiện chất luợng không khí mỗi
ngày, tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng để kịp thời phát hiện
các vi phạm bảo vệ môi trường về khí thải của các nhà máy, cơ sở sản xuất
công nghiệp trên địa bàn. 
 Đồng thời phối hợp với quản lý thị trường, đăng kiểm để tổ chức đăng kiểm
xe, kiểm tra lượng xả thải của các loại xe tải lưu thông vào khu vực nội
thành, các giao lộ lớn và tuyến đường chính...
 Hà Nội hiện có khoảng hơn 7 triệu dân. Cùng với số người vãng lai thì lên
đến trên dưới 10 triệu người cư trú. Toàn thành phố có khoảng 6 triệu xe
máy, trong đó có khoảng 2,5 triệu xe cũ nát. Theo GS Nghiêm Trung Dũng-
Viện Khoa học và công nghệ môi trường (ĐH Bách Khoa Hà Nội), khí thải
từ xe máy vẫn là nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí. 
 Tuy vậy, tới nay Hà Nội vẫn loay hoay với các biện pháp kìm chế tốc độ
phát triển ôtô, xe máy. Nếu như ô tô còn phải qua thủ tục đăng kiểm theo kỳ
hạn thì xe máy thực sự là vấn đề nan giải. Những chiếc  xe máy cũ nát nhả
khói mù mịt chạy khắp thành phố nhưng chưa có chế tài xử lý. Những cách
chống bụi của người dân như sử dụng khẩu trang, nhưng đáng tiếc là hầu
hết các loại khẩu trang không ngăn được bụi PM2.5.
 Cùng với việc trồng 1 triệu cây xanh từ nay đến năm 2020, thì việc HĐND
thành phố Hà Nội thông qua Đề án quản lý phương tiện giao thông, phát
triển giao thông công cộng, theo đó đến năm 2030, toàn bộ khu vực nội
thành sẽ cấm xe máy. Đây là đề án được các chuyên gia, nhà nghiên cứu
đánh giá cao vì sẽ “chặn” ô nhiễm từ gốc. Song, có thực hiện được hay
không còn phụ thuộc vào quyết tâm của chính quyền cũng như nỗ lực của
người dân.

Đầu tiên ông Cơ nhấn mạnh Hà Nội phải tiếp tục duy trì chính sách hạn chế xây
dựng các nhà máy công nghiệp phát thải lớn ở khu vực thành phố Hà Nội. Ngoài
ra, thành phố cũng cần từng bước bố trí không gian đô thị, tránh tập trung dân với
mật độ quá cao như hiện nay ở một số khu vực.Việc xây dựng các khu đô thị vệ
tinh cũng góp phần giảm mức độ tập trung dân cho vùng đô thị lõi song nếu không
giải quyết tốt việc cung cấp dịch vụ thì hiệu quả sẽ không cao. 
Việc giảm tải mật độ dân cư cao ở một khu vực nhất định được xem là một giải pháp hạn
chế thải tình trạng ô nhiễm không khí tại Hà Nội
 Bên cạnh đó, Hà Nội cần nâng cấp hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là giao thông là
yếu tố quan trọng để giảm thải và giảm tác động có hại của khí thải. Cùng
với đó việc nâng cao chất lượng phương tiện giao thông cũng là một giải
pháp được ông Cơ đưa ra.
 
Đưa ra giải pháp của bản thân.
Thứ nhất: hoàn thiện hệ thống pháp luật về ô nhiễm môi trường, có khung pháp
lý, chế tài xử lý rõ ràng, nghiêm khắc cho những vi phạm về bảo vệ môi trường
Thứ hai: xây dựng hệ thống quản lý môi trường trong các nhà máy, các khu công
nghiệp theo tiêu chuẩn quốc tế. Thực hiện giám sát chặt chẽ các hoạt động của các
nhà máy, khu công nghiệp.
Thứ ba: đề ra và áp dụng các biện pháp xử lý nước thải theo đúng tiêu chuẩn cho
các nhà máy, khu công nghiệp, chẳng hạn như:

 Lắp đặt các thiết bị lọc khí cho các nhà máy.
 Tạo bể lắng và lọc nước thải
 Sử dụng máy ép bùn để xử lý bùn thải và tiết kiệm chi phí
Thứ tư: Ưu tiên sử dụng nhiều năng lượng mới không sinh ra khí thải (năng lượng
gió, mặt trời)
Thứ năm: Xây dựng các nhà máy chuyên xử lý rác thải theo công nghệ mới đồng
thời xây dựng các nhà máy tái chế rác thành các nguyên liệu có thể dùng được
Thứ sáu: Thực hiện chôn lấp và xử ký rác theo quy trình, khoa học
Thứ bảy: Xây dựng các hệ thống công viên cây xanh, trồng cây phủ xanh đồi núi
trọc.
Biện pháp kỹ thuật:
+ Thay thế các loại máy mọc, dây chuyền công nghệ lạc hậu, gây nhiều ô nhiễm
bằng các dây chuyền công nghệ hiện đại, ít ô nhiễm hơn
+ Thay thế nhiên liệu đốt cháy từ than đá, dầu mazut bằng việc sử dụng điện để
ngăn chặn ô nhiễm không khí bởi mồ hóng và SO . 2

Biện pháp quy hoạch:


+ Giảm thiểu việc xây dựng các khu công nghiệp khu chế xuất trong thành phố, chỉ
giữ lại các xí nghiệp phục vụ trực tiếp cho nhu cầu sinh hoạt của người dân.
+ Khuyến khích người dân đi lại bằng các phương tiện công cộng để giảm thiểu ùn
tắc và phương tiện tham gia giao thông, qua đó làm giảm mật độ khói bụi và các
chất thải do quá trình đốt cháy nhiên liệu xăng dầu trong không khí, nhất là vào giờ
cao điểm.
+ Tạo ra các diện tích cây xanh rộng lớn trong thành phố, thiết lập các dải cây xanh
nối liền các khu vực khác nhau của thành phố, nhất là các khu vực, tuyến phố có
nhiều phương tiện qua lại và hay xảy ra tình trạng ùn tắc.
 

 
Trồng nhiều cây xanh đô thị vừa tạo cảnh quan vừa giúp giảm bớt ô nhiễm không
khí
 
Một số phương tiện khắc phục ô nhiễm không khí:
Lọc không khí bằng phương pháp sinh học
Lọc sinh học là một biện pháp xử lý ô nhiễm tương đối mới, đây là một phương
pháp hấp dẫn để xử lý các chất khí có mùi hôi và các hợp chất bay hơi có nồng độ
thấp.
Hình dạng phổ biến của một hệ thống lọc sinh học giống như một cái hộp lớn, một
vài hệ thống có thể lớn bằng sân bóng rổ, một vài hệ thống có thể nhỏ độ một yard
khối (0,76 m3). Nguyên tắc chính của hệ thống xử lý là tạo điều kiện cho vi khuẩn
tiếp xúc với các chất ô nhiễm trong khí thải. Hệ thống lọc khí thải này là nơi chứa
các nguyên liệu lọc và nơi sinh sản cho các vi sinh vật. Trong hệ thống này, các vi
sinh vật sẽ tạo thành một màng sinh học, đây là mọt màng ẩm, mỏng bao quanh
các nguyên liệu lọc.
Trong quá trình lọc, khí thải được bơm chậm xuyên qua hệ thống lọc, các chất ô
nhiễm trong khí thải sẽ bị các nguyên liệu lọc hấp thụ. Các chất khí gây ô nhiễm sẽ
bị hấp phụ bởi màng sinh học, tại đây, các vi sinh vật sẽ phân hủy chúng để tạo nên
năng lượng và các sản phẩm phụ là CO  và H O theo phương trình sau:
2 2

Chất hữu cơ gây ô nhiễm + O  à CO  +H O + nhiệt + sinh khối.


2 2 2

Xử lý khí thải bằng công nghệ sinh học


Công nghệ Biofilter (lọc sinh học) là một biện pháp xử lý ô nhiễm khí thải có chi
phí đầu tư thấp, vận hành rẻ và thân thiện môi trường, nó phương pháp thích hợp
để xử lý các chất khí có mùi hôi và các hợp chất hữu cơ bay hơi có nồng độ thấp
như nhà máy sản xuất thức ăn gia súc, tinh bột sắn
Máy lọc không khí
Dựa trên nguyên tắc các phần tử mang điện tích trái dấu sẽ hút nhau, máy sử dụng
công nghệ phát ra các điện tích âm vào không khí, trung hoà với các điện tích đối
xứng là những ion dương có hại trong môi trường và tạo hiệu ứng thu hút bụi bẩn,
vi khuẩn, nấm mốc… Các ion âm này cũng bám dính vào các phần tử độc hại trong
không khí và màng tĩnh điện tích điện dương trong máy sẽ hút và giữ các phần tử
này lại.
Trong các phòng kín, nơi sử dụng nhiều thiết bị máy móc như máy tính, máy in, ti
vi, đèn neon… là những thiết bị toả ra nhiều ion dương gây hại cho cơ thể, máy lọc
không khí sẽ cung cấp ion âm và điều hoà không khí.

You might also like