You are on page 1of 6

BÀI 16.

THUỐC ĐIỀU TRỊ HEN SUYỄN


MỤC TIÊU HỌC TẬP
1. Trình bày được cơ chế tác động, phân loại, chỉ định, tác dụng không mong muốn và
chống chỉ định của các nhóm thuốc điều trị hen suyễn.
NỘI DUNG
3. Các nhóm thuốc sử dụng trong điều trị hen suyễn
3.1. Thuốc chủ vận 2-adrenergic
3.1.1. Cơ chế tác động
Adenyl cyclase Phosphodiesterase
ATP AMPc 5’-AMP (không có tác dụng)

Chủ vận β2-adrenergic


Hình 1. Cơ chế tác động của các thuốc chủ vận β2-adrenergic
- Các thuốc chủ vận β2-adrenergic gắn vào β2-adrenergic receptor và hoạt hóa
adenyl cyclase làm tăng nồng độ AMPc gây hiệu lực giãn cơ trơn phế quản.
- Ức chế trương lực thần kinh phế vị.
- Ức chế sự phóng thích các chất trung gian hóa học từ dưỡng bào, các bạch cầu ưa
eosin, bạch cầu ưa base, bạch cầu trung tính; tăng vận chuyển dịch nhầy nhờ các lông
trên đường hô hấp.
3.1.2. Phân loại và chỉ định
Thuốc chủ vận 2-adrenergic được chia làm 2 nhóm:
- Nhóm tác dụng nhanh, ngắn (Short acting β2 agonists – SABA): có hiệu quả làm
giãn phế quản sau 3 – 5 phút và thời gian tác động từ 4 – 6 giờ, được chỉ định để cắt
cơn hen cấp tính và ngừa co thắt cấp tính do luyện tập gắng sức. Các thuốc thường
được sử dụng gồm salbutamol (albuterol), terbutalin, bitolterol, fenoterol, pirbuterol,…
- Nhóm tác dụng chậm, kéo dài (Long acting β2 agonists – LABA): gắn vào
receptor β2 mạnh hơn SABA, có hiệu quả làm giãn phế quản sau 30 phút và tác dụng
kéo dài khoảng 12 giờ. Nhóm thuốc này được dùng trong dự phòng cơn hen vào ban
đêm; có thể kết hợp với corticosteroid dạng hít để dự phòng dài hạn và kiểm soát cơn
hen. Các thuốc thường sử dụng gồm salmeterol, formoterol và bambuterol.
3.1.3. Tác dụng không mong muốn
- Hồi hộp, nhịp tim nhanh, run nhẹ (đặc biệt ở đầu ngón tay), hạ kali máu, nhức
đầu, mất ngủ, dãn mạch ngoại biên, loạn nhịp tim, phản ứng quá mẫn. Dùng đường khí
dung có thể gây co thắt phế quản.
- Dùng nhiều lần sẽ có hiện tượng quen thuốc, làm nặng thêm cơn hen suyễn, tăng
đường huyết và tăng acid béo tự do trong máu.
1.1.4. Chống chỉ định và thận trọng: tăng huyết áp, loạn nhịp tim, đái tháo đường,
đang điều trị bằng IMAO.

1
CÂU HỎI NHÓM BIÊN SOẠN
Câu 1.  Cơ chế tác động của thuốc chủ vận 2-adrenergic:
a. * Tác động gắn vào β2-adrenergic receptor và hoạt hóa adenyl cyclase
b. Tác động gắn vào adenyl cyclase và hoạt hóa β2-adrenergic receptor
c. Tác động gắn vào β2-adrenergic receptor và hoạt hóa phosphodiesterase
d. Tác động gắn vào phosphodiesterase và hoạt hóa β2-adrenergic receptor
Câu 2.  Cơ chế tác động của thuốc chủ vận 2-adrenergic:
a. * Ức chế trương lực thần kinh phế vị
b. Ức chế trương lực thần kinh phế quản
c. Ức chế trương lực thần kinh phế nang
d. Tất cả các câu đều sai
Câu 3.  Cơ chế tác động của thuốc chủ vận 2-adrenergic:
a. Ức chế trương lực thần kinh phế vị
b. Ức chế sự phóng thích các chất trung gian hóa học
c. Tăng vận chuyển dịch nhầy nhờ các lông trên đường hô hấp
d. * Tất cả các câu đều đúng
Câu 4.  Chọn phát biểu đúng về cơ chế tác động của thuốc chủ vận 2-
adrenergic:
(1). Tác động gắn vào β2-adrenergic receptor và hoạt hóa adenyl cyclase
(2). Ức chế trương lực thần kinh phế quản
(3). Ức chế sự phóng thích các chất trung gian hóa học từ các đại thực bào
(4). Tăng vận chuyển dịch nhầy nhờ các lông trên đường hô hấp
a. (1) đúng
b. * (1), (4) đúng
c. (1), (2), (3) đúng
d. (2), (3) đúng
Câu 5.  Số phát biểu đúng về cơ chế tác động của thuốc chủ vận 2-adrenergic:
(1). Tác động gắn vào β2-adrenergic receptor và hoạt hóa adenyl cyclase
(2). Ức chế trương lực thần kinh phế quản
(3). Ức chế sự phóng thích các chất trung gian hóa học từ các đại thực bào
(4). Tăng vận chuyển dịch nhầy nhờ các lông trên đường hô hấp
a. (1) đúng
b. * (1), (4) đúng
c. (1), (2), (3) đúng
d. (2), (3) đúng
Câu 6.  Salbutamol là thuốc chống hen suyễn có cơ chế tác động:
a. * Tác động gắn vào β2-adrenergic receptor và hoạt hóa adenyl cyclase
b. Tác động gắn vào adenyl cyclase và hoạt hóa β2-adrenergic receptor
c. Tác động gắn vào β2-adrenergic receptor và hoạt hóa phosphodiesterase
d. Tác động gắn vào phosphodiesterase và hoạt hóa β2-adrenergic receptor
Câu 7.  Fenoterol là thuốc chống hen suyễn có cơ chế tác động:
a. * Ức chế trương lực thần kinh phế vị
b. Ức chế trương lực thần kinh phế quản
c. Ức chế trương lực thần kinh phế nang
d. Tất cả các câu đều sai
Câu 8.  Chọn phát biểu đúng về cơ chế tác động của thuốc formoterol:
(1). Tác động gắn vào β2-adrenergic receptor và hoạt hóa adenyl cyclase

2
(2). Ức chế trương lực thần kinh phế quản
(3). Ức chế sự phóng thích các chất trung gian hóa học từ các đại thực bào
(4). Tăng vận chuyển dịch nhầy nhờ các lông trên đường hô hấp
a. (1) đúng
b. * (1), (4) đúng
c. (1), (2), (3) đúng
d. (2), (3) đúng
Câu 9.  Vận động viên A, sau khi chạy 1500m thì lên cơn hen suyễn, thuốc nên
sử dụng cho bệnh nhân này là:
a. Salmeterol
b. Formoterol
c. Bambuterol
d. * Salbutamol
Câu 10.  Vận động viên A, sau khi chạy 1500m thì lên cơn hen suyễn, thuốc nên
sử dụng cho bệnh nhân này là:
a. Salmeterol
b. Formoterol
c. Bambuterol
d. * Tất cả các câu đều sai
Câu 11.  Thuốc trị hen phế quản có thể chỉ sử dụng 2 lần/ngày là:
a. Salmeterol
b. Formoterol
c. Bambuterol
d. * Tất cả các câu đều sai
Câu 12. Thuốc trị hen phế quản có thể sử dụng ít nhất 4 lần/ngày là:
a. Salmeterol
b. Formoterol
c. Bambuterol
d. * Salbutamol
Câu 13.  Thuốc trị hen phế quản dùng dự phòng vào ban đêm là:
a. Salmeterol (1)
b. Formoterol (2)
c. Salbutamol (3)
d. Câu (1) và (2) đúng
Câu 14.  Bệnh nhân A, sau khi điều trị hen phế quản ổn định, khi xuất viện nên
dự phòng và kiểm soát cơn hen bằng:
a. * Salmeterol kết hợp corticoid dạng hít
b. Formoterol kết hợp uống corticoid
c. Salbutamol kết hợp corticoid dạng hít
d. Terbutalin kết hợp uống corticoid
Câu 15.  Bệnh nhân A, sau khi điều trị hen phế quản ổn định, khi xuất viện nên
dự phòng và kiểm soát cơn hen bằng:
a. * Salmeterol (2 lần/ngày) kết hợp corticoid dạng hít (1)
b. Formoterol (4 lần/ngày) kết hợp corticoid dạng hít (2)
c. Terbutalin (4 lần/ngày) kết hợp uống corticoid (3)
d. Câu (1) và (3) đúng

3
Câu 16.  Bệnh nhân A: có tiền sử đái tháo đường tuýp 2, có các triệu chứng abc
(hen suyển), nên dùng thuốc:
a. Salmeterol kết hợp corticoid dạng hít
b. Terbutalin kết hợp uống corticoid
c. * Thuốc A dùng được cho người đái tháo đường
d. Tất cả các câu đều đúng
Câu 17.  Bệnh nhân A nhập viện vì triệu chứng abc (hen suyển), huyết áp 16/10,
nên dùng thuốc:
a. Salmeterol kết hợp corticoid dạng hít
b. Terbutalin kết hợp uống corticoid
c. * Thuốc B dùng được cho người CHA
d. Tất cả các câu đều đúng
Câu 18.  Bệnh nhân A nhập viện vì cơn hen suyễn cấp, huyết áp 16/10, đường
huyết 18 mmol/L nên dùng thuốc:
a. Salmeterol kết hợp corticoid dạng hít
b. Terbutalin kết hợp uống corticoid
c. * Thuốc C dùng được cho người CHA, đái tháo đường
d. Tất cả các câu đều đúng
Câu 19.  Bệnh nhân A viện cấp cứu vì cơn hen suyễn cấp, huyết áp 12/7, đường
huyết 10 mmol/L nên dùng thuốc:
e. Salmeterol kết hợp corticoid dạng hít
a. * Terbutalin
b. Thuốc C dùng được cho người CHA, đái tháo đường
c. Tất cả các câu đều đúng
Câu 20.  Bệnh nhân A viện cấp cứu vì các triệu chứng xyz (cơn hen suyễn cấp),
huyết áp 12/7, đường huyết 10 mmol/L nên dùng thuốc:
a. Salmeterol kết hợp corticoid dạng hít
b. * Terbutalin
c. Thuốc C dùng được cho người CHA, đái tháo đường
d. Tất cả các câu đều đúng

CÂU HỎI CỦA BỘ MÔN

Câu 1. Nhóm thuốc chủ vận β2 –adrenergic tác dụng nhanh, ngắn gồm:
a. Salbutamol, bambuterol, formoterol
b. * Salbutamol, terbutalin, fenoterol
c. Salmeterol, fenoterol, formoterol
d. Salmeterol, terbutalin, pirbuterol
Câu 2. Thuốc chủ vận 2-adrenergic tác dụng nhanh, ngắn:
a. Thời gian tiềm phục khoảng 15 phút
b. Thời gian tác động từ 6 – 12 giờ
c. Dùng để dự phòng cơn hen về đêm
d. * Gồm có albuterol, pirbuterol, terbutalin
Câu 3. CHỌN CÂU SAI về thuốc chủ vận 2-adrenergic tác dụng nhanh, ngắn:
a. * Thời gian tiềm phục khoảng 30 phút
b. Thời gian tác động từ 4 – 6 giờ
c. Dùng để cắt cơn hen cấp tính

4
d. Gồm có albuterol, pirbuterol,...
Câu 4. Điều nào KHÔNG là tác dụng của terbutalin?
a. Run cơ vân
b. Tăng co cơ tim
c. Giãn cơ trơn
d. * Lợi tiểu
Câu 5. Nhóm thuốc chủ vận β2 –adrenergic tác dụng chậm, kéo dài gồm:
a. * Salmeterol, bambuterol, formoterol
b. Salmeterol, bambuterol, fenoterol
c. Salbutamol, formoterol, fenoterol
d. Salbutamol, terbutalin, pirbuterol
Câu 6. Formoterol:
a. Là chất chủ vận β2 tác dụng ngắn
b. Được dùng để cắt cơn hen cấp tính
c. * Có thể phối hợp với corticosteroid dạng khí dung
d. Cần thường xuyên theo dõi nồng độ thuốc trong máu
Câu 7. Trong dự phòng cơn hen suyễn, bệnh nhân nên dùng salmeterol trước khi
tham gia thể thao ít nhất trong thời gian bao lâu?
a. 15 phút
b. * 60 phút
c. 90 phút
d. 120 phút
Câu 8. Tác dụng không mong muốn của nhóm thuốc chủ vận β2 –adrenergic là:
a. * Nhịp tim nhanh
b. Tăng kali máu
c. Rối loạn hành vi
d. Hạ đường huyết
Câu 9. Thuốc dạng khí dung nào sau đây phù hợp nhất để dự phòng hen suyễn về
đêm?
a. Albuterol
b. Ipratropium
c. * Salmeterol
d. Pirbuterol
Câu 10. CHỌN CÂU SAI về thuốc chủ vận 2-adrenergic tác dụng chậm, kéo dài:
a. Thời gian tiềm phục khoảng 30 phút
b. Thời gian tác động đến khoảng 12 giờ
c. Dùng để dự phòng cơn hen về đêm
d. * Gồm có albuterol, pirbuterol, terbutalin
Câu 11. Sự phối hợp giữa thuốc chủ vận 2-adrenergic chậm, kéo dài và
corticosteroid khí dung, NGOẠI TRỪ:
a. Làm giảm hiện tượng quen thuốc của thuốc chủ vận
b. * Giảm số lần sử dụng thuốc điều trị hen suyễn
c. Làm tăng sự tuân thủ điều trị hen suyễn
d. Tăng hiệu quả dự phòng và điều trị hen suyễn
Câu 12. Run đầu chi là tác dụng không mong muốn khi sử dụng:
a. Cromolyn
b. * Terbutalin

5
c. Theophyllin
d. Ipratropium
Câu 13. Cơ chế tác động của bitolterol là:
a. * Hoạt hóa adenyl cyclase
b. Ức chế phosphodiesterase
c. Ức chế phospholipase A2
d. Kháng interleukin-5

You might also like