You are on page 1of 2

2. Các phẩm chất cần có của Tester? Bạn đáp ứng được bao nhiêu phần trăm.

- Chăm chỉ, cẩn thận, trách nhiệm cao


- Khả năng phân tích tốt, tiếp thu nhanh, luôn lắng nghe học hỏi kiến thức mới.
- Đặc biệt có tính cầu tiến, luôn tự học hỏi để khắc phục điểm yếu bản thân.
3. Kiểm thử phần mềm là gì? Vai trò và trách nhiệm của Tester?
Kiểm thử là quá trình phát hiện lỗi, đảm bảo đầu ra đáp ứng yêu cầu khách hàng.
Vai trò của Tester: Tìm lỗi, ngăn ngừa lỗi, đánh giá chất lượng sản phẩm, cải thiện
sản phẩm, hiểu và làm rõ yêu cầu của khách hàng.
6. Có bao nhiêu giai đoạn để kiểm thử phần mềm?
Đây là câu hỏi về kiên thức chuyên môn thường đặt ra cho các ứng viên. Giúp đanh
giá ứng viên có hiểu rõ bản chất của công việc và quy trình làm việc hay không?

"Có 4 giai đoạn kiểm thử phần mềm: Unit testing, Integration Testing, System
Testing và Acceptance Testing

- Unit Testing: là giai đoạn kiểm thử cơ bản, test từng module trong hệ thống,
thường được Dev thực hiện

- Integration Testing: Kiểm thử ở mức tích hợp. Mục đích để kiểm tra trong quá
trình tích hợp các module và chức năng có xảy ra lỗi gì hay không? Thường được
Tester thực hiện.

- System Testing: Kiểm thử ở mức hệ thống. Test toàn bộ các chức năng của phần mềm,
các hàm và module khi đã code hoàn chỉnh. Đánh giá xem hệ thống đã đáp ứng được các
yêu cầu của khách hàng đặt ra hay chưa.

- Acceptance Testing: Mức kiểm thử này cũng giống giai đoạn System Testing nhưng
thường được khách hàng test, mục đích cuối cùng để xem phần mềm đã đáp ứng được yêu
cầu của họ đưa ra như ban đầu hay chưa"
7. Có bao nhiêu phương pháp kiểm thử phần mềm?

có 2 phương pháp kiểm thử phần mềm bao gồm:

- Kiểm thử hộp trắng tiến hành kiểm tra mã code, thuật toán, cấu trúc chương trình.
- Kiểm thử hộp đen sẽ xây dựng các trường hợp Test theo yêu cầu khách hàng, đồng
thời đưa ra chức năng của hệ thống.

8. Nếu đã Test cẩn thận nhưng khách hàng vẫn phàn nàn về chất lượng thì xử lý thế
nào?

Công việc của Tester trước trường hợp khách hàng không hài lòng về chất lượng đó là
hỏi khách hàng có điều gì không hài lòng và có nhu cầu thay đổi điểm gì ở sản phẩm
hay không.

9. Lỗi thường xuất hiện ở giai đoạn nào trong chu kỳ phát triển phần mềm?

Sau khi Developer code xong và bàn giao sản phẩm cho Tester kiểm tra và bắt đầu
thực hiện giai đoạn Testing của họ. Một bên là Developer - nhà phát triển phần mềm
sẽ nhận bug - gỡ lỗi lập trình và fix - sửa còn một bên là Tester- nhân viên kiểm
thử tìm ra lỗi của phần mềm. Chính giai đoạn làm việc này của 2 đội sẽ là giai đoạn
nhiều lỗi nhất trong suốt một chu kỳ phát triển phần mềm.

10. Vì sao lỗi phát hiện càng muộn thì chi phí sửa lỗi lại càng cao?

Quá trình kiểm thử và fix bug được thực hiện ở tất cả các giai đoạn của quá trình
sản xuất. Từ phân tích đặc tả yêu cầu, thiết kế, code chứ không phải chỉ riêng giai
đoạn kiểm thử.

Lỗi được phát hiện càng muộn thì chi phí sửa lỗi càng cao bởi vì lỗi được thực hiện
từ khâu thiết kế, cho đến code sau đó mới Test. Nến lỗi được phát hiện càng sớm từ
những giai đoạn đầu tiên của dự án như làm yêu cầu phân tích nghiệp vụ thì sẽ giảm
thiểu được số lượng lỗi và sản phẩm hoàn thành kịp tiến độ của dự án.

Trong quá trình phát triển phần mềm lỗi nghiêm trọng nhất khi phát hiện ở giai đoạn
release. Nó không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng phần mềm và còn ảnh hưởng đến cod và
phải test lại, phát sinh chi phí về nhân sự, dự án chậm tiến độ. Do đó lỗi phát
hiện càng sớm thì chi phí sửa càng thấp.

You might also like