You are on page 1of 32

c C

I. Vị trí và tên gọi.………..…………………………………….3


- Vị trí
- Tên gọi
II. Lịch sử.………………………………………………………6
- Lê Văn Duyệt là ai ?
- Phần mộ
III. Kiến trúc……………………………………………………..11
- Phảng phất kiến trúc cung định thời Nguyễn
- Lăng được công nhận là di sản văn hóa quốc gia
IV. Tín ngưỡng của người Sài Gòn………………………………25
- Lăng mộ hai cô hầu
- Thời gian mở cửa
- Sinh hoạt của người dân
- Linh thiêng
- Lăng ông trở thành biểu tượng của miền Nam
Lăng Ông rộng 18.501 m²
trên một gò đất cao, nằm giữa bốn
con đường: Đinh Tiên Hoàng, Phan
Đăng Lưu, Trịnh Hoài Đức và Vũ
Tùng.

Lăng nằm kế bên khu chợ Bà


Chiểu nên mỗi khi
nhắc đến tên chợ này là nghĩ ngay
đến lăng Ông.

Lăng chụp từ trên


cao
Rất nhiều người nơi khác thường nhầm rằng đây
là lăng thờ ông và bà tên Chiểu. Thật ra không phải như
vậy, đây là lăng thờ ông bà Lê Văn Duyệt. Và do lệ
kiêng cữ tên, không biết từ lúc nào, người dân đã
ghép hai từ "lăng Ông" với hai từ "Bà Chiểu" để chỉ
khu lăng của Tả Quân.

Theo nhà văn Sơn Nam, tên Bà Chiểu là


tên vùng đất, chỉ mới xuất hiện thời vua Tự
Ðức. Chiểu có nghĩa là ao nước thiên
nhiên, Bà Chiểu là nữ thần được thờ
bên ao thiên nhiên. Ở Thủ Đức cũng có
vùng đất tên là Linh Chiểu.
Lê Văn Duyệt (1763 hoặc 1764– 28 tháng 8 năm 1832),
sinh ra ở tại vàm Trà Lọt, thuộc làng Hòa Khánh, huyện Kiến
Phong, tỉnh Định Tường, về sau gọi là xã Hòa Khánh thuộc huyện
Cái Bè, tỉnh Mỹ Tho (nay là tỉnh Tiền Giang). Còn gọi là Tả Quân
Duyệt, là một nhà chính trị, quân sự Việt Nam, cũng là một
người liên giới tính thời Nguyễn. Ông là một trong các chỉ
huy chính của quân đội chúa Nguyễn Ánh trong cuộc
chiến với Tây Sơn. Khi chiến tranh kết thúc và
nhà Nguyễn được thành lập, ông trở thành một
đại thần, phục vụ hai triều vua Gia Long (tức
Nguyễn Ánh) và Minh Mạng.
Lê Văn Duyệt gia nhập quân đội Gia Định, cùng chúa Nguyễn Ánh chống
lại nhà Tây Sơn từ năm 1781. Ông cầm quân thắng nhiều trận lớn, nên nhanh
chóng thăng tiến trong hàng ngũ của quân Gia Định tới chức chỉ huy Tả Quân vào
thời điểm cuộc chiến kết thúc. Sau khi nhà Nguyễn thành lập, ông trở thành một vị
quan, tướng quân giữ nhiều chức vụ quan trọng của triều đình, nhiều lần công cán
ở cả phía Bắc thành và hai lần được cử làm tổng trấn Gia Định.
Việc cai trị của ông đã góp công lớn giúp ổn định và phát triển khu vực
Nam bộ, khiến cho vùng này từ một khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề của chiến
tranh thành một khu vực bình yên và giàu có. Thêm vào đó, Lê Văn Duyệt phản đối
việc nối ngôi của vua Minh Mạng và bảo vệ các tín đồ Công giáo khỏi chính sách
bế quan tỏa cảng và trọng Nho giáo của vua này. Những việc này đã khiến ông
thường xuyên xung đột với nhà vua và dẫn đến việc triều đình đã hạch tội và cho
phá mộ sau khi Lê Văn Duyệt mất. Vì việc này, người con nuôi của ông là Lê Văn
Khôi đã nổi dậy chống lại triều đình. Sau khi cuộc nổi dậy bị dập tắt, Lê Văn Duyệt
tiếp tục bị truy tội đến mãi đời Thiệu Trị thì vụ án mới được xét lại, và ông mới được
phục hồi danh dự.
Trong công trình kiến trúc của lăng, được xây dựng
sớm nhất là phần mộ. Năm 1835 sau sự biến thành
Phiên An, Lê Văn Duyệt bị lên án và buộc tội đã gián tiếp
gây nên biến loạn, vua Minh Mạng đã ra chỉ dụ san bằng
mộ, trên dựng bia đá có khắc tám chữ Quyền yêm Lê Văn
duyệt phục pháp xử (chỗ tên hoạn quan Lê Văn Duyệt chịu
tội), theo Đại nam thực lục chính biên quốc sừ quán triều
Nguyển..
Đến năm Tân Sửu (1841), vua Thiệu Trị lên ngôi cho dẹp bỏ trụ đá hài
tội và đắp lại mộ. Năm đầu đời Tự Đức (1848), Đông Các đại học sĩ Võ Xuân
Cẩn dâng sớ xin phục hồi quan tước, gia ơn cho con cháu các công thần, trong
đó có Lê Văn Duyệt. Nhà vua xem sớ cảm động, truy phong cho cả ba ông và
ban phẩm hàm cho con cháu họ. Lại cho đắp phần mộ Lê Văn Duyệt ở Gia Định
cao rộng thêm và cho sửa sang miếu thờ. Theo nhà văn Sơn Nam, thì sau đó
dân làng Long Hưng đem trình quan sở tại một người cháu nội của Lê Văn
Phong (Phong là em ruột Tả quân) tên Lê Văn Thi, bấy lâu sợ tội với triều đình
nên mãi trốn tránh. Sau đó, ông Thi được phép đến Bà Chiểu, lo việc chăm sóc
Lăng Ông. Ngày nay ở trong miếu vẫn còn thờ ông Thi làm Tiền hiền.
Chung quanh khu lăng có bức tường bao bọc
dài 500m, cao 1,2 m được trổ bốn cổng ra vào theo bốn
hướng, được xây dựng vào năm 1948. Năm sau, cổng
Tam quan cũng được xây. Cổng có hàng đại tự nổi bằng
chữ Hán Thượng Công Miếu, được đặt ở hướng Nam,
mở ra đường Vũ Tùng. Trước năm 1975, cổng này đã
từng được chọn là biểu tượng của vùng Sài Gòn-Gia
Định xưa.
Khu lăng được xây dựng trên một trục đường chính.
Từ cổng Tam quan ở phía nam vào qua một khu vườn cảnh là:
- Nhà bia nơi đặt bia đá ghi công đức Tả quân
- Mộ Tả quân và vợ, có bình phong và tường hoa bao quanh
- Miếu thờ
Nhà bia được xây dựng như một ngôi điện nhỏ,
tường gạch, mái lợp ngói âm dương. Bên trong có tấm
bia đá khắc văn bia chữ Hán đề "Lê công miếu bia" (Bia
dựng tại miếu thờ Lê công) do Kinh lược sứ Hoàng Cao
Khải viết năm Giáp Ngọ (1894). Nội dung văn bia ca tụng
công đức Lê Văn Duyệt đối với triều đình và nhân dân.
Toàn thể khu mộ đều được xây bằng một loại vữa hợp
chất.
Phần mộ gồm hai ngôi mộ song táng: Tả quân và vợ là bà
Đỗ Thị Phẫn. Hai ngôi mộ đặt song song và được cấu tạo giống
nhau, có hình dạng như nửa quả trứng ngỗng xẻ theo chiều dọc,
úp trên bệ lớn hình chữ nhật. Theo các nhà khảo cổ học và kiến
trúc sư, mộ này còn được gọi là mộ "quy" (quy tức là rùa, vì ngôi
mộ có hình dáng như một con rùa đang nằm). Trước mộ có một
khoảnh sân nhỏ để làm lễ. Từ nơi nhà bia nhìn vào, mộ Lê Văn
Duyệt phía bên phải. Bao quanh mộ là một bức tường bằng đá
ong dày hình chữ nhật, thông ra tận sân đốt nhang đèn.
Cách khu lăng mộ một khoảng sân dài đến khu vực
"Thượng công linh miếu", nơi diễn ra các sinh hoạt tín ngưỡng
của nhân dân trong việc thờ cúng Lê Văn Duyệt. Bố cục của miếu
bao gồm tiền điện, trung điện và chính điện. Mỗi gian điện thờ
cách nhau bằng một khoảnh sân lộ thiên, gọi là sân thiên tỉnh
(giếng trời). Đối xứng hai bên trục nhà chính là hai dãy Đông lang
và Tây lang.
Công trình mang dấu ấn
của lối kiến trúc miếu thờ nhà
Nguyễn, với những mái "trùng thiềm
điệp ốc"và kỹ thuật kết nối khung
nhà bằng các lỗ mộng. Ngoài ra,
nhờ kỹ thuật chạm khắc gỗ, chạm
khắc đá, khảm sành sứ mà nơi thờ
cúng này còn giữ được vẻ đẹp cổ
kính cho đến ngày nay.
Đến với Lăng Ông, các bạn sẽ được chào mừng bằng
cổng Tam Quan, lối kiến trúc quen thuộc, đặc trưng của những
ngôi chùa, đền, và những ngôi dinh thự thời xưa. Ba lối vào, với
lối giữa cao và rộng hơn hai cổng phụ, còn thể hiện 3 quan điểm
của nhà Phật, bao gồm: hữu quang, thông quan, và trung quan,
đại diện cho sự vô thường của Phật. Theo quan niệm thời vua
chúa xưa, quy định lối chính giữa là dành cho vua, bên cửa tả
dành cho quan văn, bên cửa hữu dành cho quan võ. Chính vì vậy,
các cổng làng hay các công trình đền, chùa, đình, miếu, lăng mộ
đều xây dựng kiểu cổng tam quan để đón vua chúa về thăm.
Vào những ngày thường,
cửa chính thường được đóng chỉ
mở hai cửa hai bên trừ các dịp lễ
lớn hay đón vua, chúa về thăm
thìcửa chính mới mở. Phía trên
cổng là dòng chữ Hán, dịch ra với ý
nghĩa“Thượng Công miếu”, tức là
nơi thờ phụng Thượng Công, một
chức quan lớn
và quan trọng của thời xưa.
Toàn thể khu mộ đều được xây bằng hợp chất ô dước.
Đặc biệt phù điêu ở 2 bức bình phong (tiền và hậu) chạm khắc
những hình ảnh rất giản lược nhưng lại thật thú vị. Theo ông Trần
Văn Sung, Trưởng ban Quý tế Lăng Ông, thì ở mặt trước bình
phong tiền chạm hình
một con đại bàng đậu trên cành cây trong tư thế đang nghênh chiến khiến con khỉ dưới
đất sợ hãi, co rúm - là nói về cái uy của Lê Văn Duyệt với quân Xiêm. Ở mặt sau bình
phong chạm hình 2 con hổ: hổ phụ và hổ tử. Hổ cha nhảy lên, chân trước chạm vào vách
núi nhưng mặt vẫn ngoái lại nhìn hổ con - là nói về tích Lê Văn Duyệt sắp qua đời vẫn
hướng về người con là Lê Văn Khôi.
Bức "Long mã phụ đồ" bằng chất
liệu sành sứ, thuỷ tinh trên bức
tường khu tiền điện
Trước bia đá là tượng đôi hạc vàng cưỡi rùa. Đây là hình
ảnh tượng trưng cho sự hòa hợp giữa âm và dương, sự tương
quan hỗ trợ lẫn nhau giữa muôn loài và muôn vật. Ngày xưa có
một thuyết kể rằng cứ tới mùa hạn hán, hạc sẽ “cắp” rùa đến
những vùng có nước. Còn khi đến mùa nước lũ, rùa lại trở thành
những tảng đá vững chắc cho hạc đậu chân. Bia bằng đá xanh đen (không thấy có loại
đá này ở trong vùng) khắc chữ Hán, nội dung bia ca tụng công đức Lê Văn Duyệt đối với
triều đình và nhân dân. Phần cuối bia có nhắc đến phu nhân Đỗ Thị Phận và Phan công
Lương Khê (Phan Thanh Giản) cũng được thờ trong miếu.
Cửa sổ ở Lăng
được chạm khắc xen kẻ
bằng bức tranh Tứ Bình
quen thuộc trong kiến trúc
Phương Đông tượng
trưng cho Xuân Hạ Thu
Đông
“Di sản văn hóa là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa,
khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Trong đó, các di sản
lịch sử - văn hóa, với tư cách “là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ
vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hóa,
khoa học”, đóng vai trò quan trọng đối với ngành du lịch [Luật Di sản văn hóa
2001].
Với truyền thống lịch sử đấu tranh oai hùng, cùng với truyền thống “uống
nước nhớ nguồn”, đền ơn đáp nghĩa đối với những người có công mở mang khai
phá bờ cõi, phát triển sản xuất, phòng chống giặc ngoại xâm,… trên địa bàn cả
nước nói chung và địa bàn TP Hồ Chí Minh nói riêng, người dân xây nhiều lăng,
miếu tôn thờ, chiêm bái với lòng biết ơn sâu sắc. Lăng Ông ở TP Hồ Chí
Minh là một trong số những di
tích lịch sử - văn hóa làm tốt công tác
bảo tồn, phát huy giá trị trong công
tác nghiên cứu khoa học và đời sống
văn hóa, tâm linh, du lịch của nhân
dân thành phố và là địa điểm tham
quan của nhiều khách du lịch quốc tế.
Năm 1988, Lăng Ông được công
nhận là di tích cấp Quốc gia theo
Quyết định số 1288 - VH/QĐ ngày
16/11/1988 của Bộ Văn hóa công
nhận Di tích Kiến trúc - Nghệ thuật
Lăng Lê Văn Duyệt.
Ngoài lăng mộ của ông bà còn có 2 ngôi mộ của hai cô hầu nằm bên
ngoài khuôn viên lăng. Một mộ ở đường Trịnh Hài Đức, mộ kia ở đường Đinh
Tiên Hoàng (trong khuôn viên Trường Cán bộ TP.HCM).
Ngày 6.12.1989, toàn bộ khu lăng được Bộ Văn hóa công nhận là
ditích Lịch sử Văn hóa cấp quốc gia. Không có ghi chép nào cụ thể về tên tuổi
và nhân thân của hai cô hầu này nhưng nhiều người lớn tuổi cai quản Lăng
Ông cho biết đây là hai người hầu mà Tả quân rất thương quý.
Có lẽ sau này mộ bia của hai cô hầu đều đã bị đập phá theo lệnh của
vua Minh Mạng nhưng rồi vẫn không thấy dựng lại khi danh dự của Tả quân
được phục hồi. Nên vì thế mà giờ đây hậu thế không biết được họ tên, ngày
sinh và ngày mất của hai cô hầu này.
Lăng như một công viên nhỏ, mở cửa từ sớm đến chập tối. Saukhoảng 5
giờ thì thường không cho khách vào thăm nữa. Hàng năm,vào ngày 29, 30 tháng 7,
mùng 1, 2 tháng 8 âm lịch thường tổ chức lễ giỗ tướng Lê Văn Duyệt và thu hút rất
nhiều người đến lăng.

Vào những ngày thường thì, với khoảng không gian xanh mát và yên tĩnh,
Lăng lại trở thành một điểm dừng chân lý tưởng. Chiều chiều, ta có thể bắt gặp
người đến đây để đi dạo hoặc chơi những môn thể thao nhẹ nhàng như cầu lông
hoặc đá cầu.
Nằm ngay tại Sài Gòn-Gia Định, Thủ Đô của Miền Nam từ lúc Miền này
được thành hình, Lăng Ông Bà Chiểu là một di tích lịch sử quan trọng của nền văn
hóa Việt Nam. Cơ sở khang trang nằm trên long mạch rất tốt về phương diện phong
thủy, lại được dân chúng bồi đắp tu bổ săn sóc luôn nên càng ngày càng uy nghiêm
hùng tráng. Đông đảo dân chúng, người Việt cũng như người Hoa vùng Sài Gòn-
Gia Định và các tỉnh lân cận rất sùng bái Đức Thượng Công (mà người Hoa xưng
tụng là Phò Mả Da Da), thường tới Lăng Ông xin xăm, cầu nguyện, lễ bái. Sự linh
hiển của Đức Thượng Công cũng như sự linh thiêng của Lăng Ông luôn được dân
chúng Miền Nam nhắc nhở. Một hội tế tự cũng đã được thành hình từ nhiều năm
nay dưới danh xưng “Hội Thượng Công Quý Tế”để lo việc bảo tồn di tích lịch sử
cũng như truyền thống tế tự đặc biệt tại Lăng Đức Thượng Công.
Nhà nghiên cứu Trần Bạch Đằng nhận định: “Lê Văn Duyệt có công,
bằng chứng là nhân gian ngưỡng mộ và kính trọng ông (...) Chúng ta đều biết, ở
Nam bộ, trong khoảng thời gian dài và có lẽ cũng còn sót lại cho đến tận hôm nay
một câu thề độc: “nếu tôi gian dối thì xin thề trước Lăng Ông tôi sẽ bị vặn họng
như con gà tôi mang đến cúng Tả quân”(...) chúng ta nhận thức rằng sự tôn trọng
kia liên quan chủ yếu đến công lao của ông đối với vùng đất mà ông trấn nhậm”.
Mỗi đêm Giao thừa, hoặc đến ngày giỗ Ông vào 30.7 âm lịch hằng năm, ngót
hàng vạn người khắp nơi trong nước, trong đó có rất nhiều bà con người Hoa
đến cúng bái và xin xăm ở lăng. Người Hoa rất quý trọng Lê Văn Duyệt vì ông đã
mở ra cho họ một cánh cửa rộng trong giao thương buôn bán tại Sài Gòn xưa,
tiếp nhận cả người gốc Hoa vào hàng thân tộc của mình.
‘Tôi là dân chính gốc tỉnh Gia Định xưa (nay là quận Tân Bình)
rất ngưỡng mộ và kính phục tài đức của ông Lê văn Duyệt. Tôi đau lòng
và không cầm được nước mắt khi đọc đi đọc lại nhiều lần truyện "Từ
nấm mồ oan khuất đến lăng Ông Lê Văn Duyệt" . Thương thay anh hùng
dân tộc bị xử oan sai sau khi chết vô cùng tàn nhẫn. Người dân Nam bộ
cho rằng ông linh thiên nên thường đến viếng lăng Ông và không ai dám
thề độc trước lăng Ông.’ – Chia sẻ của một bạn đọc trên trang báo Thanh
Niên.
Nhưng lý do quan trọng nhất để người dân Miền Nam chọn lựa
Lăng Ông làm biểu tượng của Miền này là nhân cách, đức độ, công ơn
của Đức Thượng Công cũng như tấm lòng của Ngài đối với người dân
và vùng Gia Định xưa tức là cả vùng Đồng Nai-Cửu Long hay trọn vùng
Nam Kỳ Lục Tĩnh sau này.
Các nguồn tài liệu đã sử dụng:
• https://amp.dantri.com.vn/du-lich/lang-mieu-200-nam-tuoi-noi-tho-danh-than-o-sai-gon-
20191002162559834.htm
• https://blog.traveloka.com/vn/lang-ong-ba-chieu/
• https://m.thanhnien.vn/van-hoa/mo-cac-danh-than-o-sai-gon-lang-ong-o-ba-chieu-
628241.html#commentlist
• http://www.vncgarden.com/di-tich---danh-thang-bai-da-luu/thanh-pho-ho-chi-minh/lang-
ong-ba-chieu
• https://vi.wikipedia.org/wiki/L%C4%83ng_%C3%94ng_(B%C3%A0_Chi%E1%BB%83u)
• https://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%AA_V%C4%83n_Duy%E1%BB%87t
• https://plo.vn/van-hoa/ho-so-phong-su/lang-ong-ba-chieu-chon-tam-linh-689722.html
• http://daodoiquinguyen.com/lang-ong-ba-chieu/
• http://www.vanhoahoc.vn/nghien-cuu/van-hoa-hoc-ung-dung/van-hoa-du-lich/3781-ban-
quan-ly-di-tich-lich-su-van-hoa-lang-le-van-duyet-cong-tac-quan-ly-va-khai-thac-di-san-
van-hoa-trong-phat-trien-du-lich.html
Hình ảnh :
• Kenh14
• Nhóm tự chụp
Người thực hiện : Thái Ngọc Trường An
Hoàng Ngọc Bảo Châu
Nguyễn Trần Thục Nghi

Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô và các bạn đã đón đọc !

You might also like