You are on page 1of 4

DỰ ÁN GIÁO DỤC HIGH SCHOOL HELP KIT KỲ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẦU NĂM

HSHK ÔN THI VÀO 10: HÓA HỌC XUÂN NHÂM DẦN 2022
Môn thi: HÓA HỌC
ĐỀ CHÍNH THỨC Ngày thi: 3/2/2022
(Đề thi gồm 4 trang) Thời gian làm bài: 120 phút

Bài 1: (2 điểm)
Câu 1. Axit polyphotphoric có công thức sau:

Hòa tan axit polyphotphoric vào lượng dư nước, sau đó đun nhẹ thu được dung dịch A chỉ chứa 1 chất
tan. Trung hòa dung dịch A bằng lượng vừa đủ dung dịch NaOH, kế tiếp cho lượng dư dung dịch
MgSO4 vào dung dịch trên thu được kết tủa B nặng gấp 1,578 lần khối lượng axit polyphotphoric đã
dùng.
a. Viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra.
b. Xác định giá trị n.
c. Tính nồng độ % của dung dịch thu được khi hòa tan hoàn toàn 24,9g axit polyphotphoric vào trong
200g nước.
d. Để điều chế axit polyphotphoric, thường nung hỗn hợp gồm P2O5 và H3PO4 khan. Giả sử khi nung
tạo thành axit polyphotphoric có giá trị n như trên, hãy viết phương trình phản ứng xảy ra.
Câu 2.
Những nghiên cứu thực nghiệm rộng rãi cho thấy, đối với đa số các phản ứng hoá học, khi tăng nhiệt
độ thêm 10o thì tốc độ phản ứng tăng từ 2 đến 4 lần và làm thời gian kết thúc phản ứng giảm. Do vậy,
tốc độ phản ứng thường tỉ lệ nghịch với thời gian kết thúc phản ứng. Người ta gọi số lần tăng của tốc
độ phản ứng khi nhiệt độ tăng thêm 10o là hệ số nhiệt độ của tốc độ phản ứng và kí hiệu là γ.
a. Tính γ một phản ứng biết khi hạ nhiệt độ phản ứng xuống 45o thì phản ứng chậm 25 lần.
b. Tính γ một phản ứng biết ở 120oC phản ứng kết thúc sau 2187 giây, còn ở 180oC phản ứng kết thúc
sau 3 giây. Tính thời gian kết thúc phản ứng khi thực hiện phản ứng ở 160oC.
Nếu thí sinh muốn thử sức thêm câu hỏi liên quan đến câu 2, bài 1; xem mục “Câu hỏi thử thách đầu
năm” ở cuối đề.

HSHK Hóa - Trang 1/4


Bài 2: (3 điểm)
Câu 1.
Sắt đứng đầu bảng trong các kim loại thương phẩm. Các quặng thông thường của sắt như manhetit,
limonit cũng như sắt vụn đều được dùng làm nguyên liệu sản xuất sắt. Than cốc được sử dụng như
một chất khử rẻ tiền.
a. Hãy viết các phản ứng xảy ra trong lò cao trong quá trình sản xuất sắt.
b. Giả sử hiệu suất trong lò cao là 92% theo khối lượng, tính xem với 1,6 tấn quặng chứa 18%
manhetit và 58% limonit ta sẽ thu được bao nhiêu kg thép chứa 2% cacbon?
Câu 2.
Chất rắn Y có thành phần gồm 3 nguyên tố với thành phần % về khối lượng như sau: Fe chiếm
52,09%; O chiếm 14,88%; còn lại là nguyên tố X. Biết trong hợp chất này Fe có số oxi hóa là +3.
a. Lập luận tìm công thức phân tử của chất rắn Y.
b. Khi đun nóng, FeCl3.6H2O phân hủy tạo thành chất rắn Y, H2O và HCl. Khi tăng nhiệt độ tới 350oC
thì chất rắn Y sẽ tiếp tục phân huỷ tạo thành FeX3 và Fe2O3, lúc này FeX3 ở dạng hơi và bay ra. Đun
nóng 2,752g FeCl3.6H2O trong không khí đến 350oC thu được 0,898g bã rắn. Xác định số mol của các
chất có trong bã rắn.
Câu 3.
Một hợp chất hữu cơ A (C4H8O3) có chứa 1 cacbon liên kết với 4 nhóm khác nhau. Khi đun nóng A với
H3PO4 đậm đặc thu được hỗn hợp gồm 3 chất hữu cơ B1, B2, B3 đều có công thức phân tử C4H6O2,
trong đó B1 là sản phẩm chính và B2, B3 là sản phẩm phụ. Cho B1 phản ứng với Zn/H2SO4 thu được
C (C4H8O2). Hợp chất A cho phản ứng với dung dịch axit cromic loãng tạo thành D (C4H6O3). Đun
nóng D với hỗn hợp CaO – NaOH thu được E (C3H6O) là một dung môi hữu cơ dễ bay hơi. Xác định
công thức cấu tạo của các chất A, B1, B2, B3, C, D, E.
Bài 3: (2 điểm)
Câu 1.
Độ tan của CaSO4 trong nước phụ thuộc rất nhiều vào nhiệt độ và môi trường. Trong môi trường chứa
muối sunfat tan tốt, ví dụ như Na2SO4 hoặc K2SO4, độ tan của CaSO4 ở 250C phụ thuộc nồng độ
Na2SO4 hoặc K2SO4 như sau: CA.(CA + CB) = 2,5.10-5, với CA là độ tan (mol/L) của CaSO4, CB là nồng
độ (mol/L) của dung dịch Na2SO4 hoặc K2SO4.
a. Tính khối lượng CaSO4 có thể hòa tan tối đa trong 10 lít nước tinh khiết ở 250C. Giả sử khi hòa tan
chất rắn, thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể.
b. Tính khối lượng CaSO4 có thể hòa tan tối đa trong 10 lít dung dịch Na2SO4 0,1M ở 250C. So sánh
kết quả với câu (a) và nhận xét.
c. Đun nóng để làm bay hơi nước có trong 10 lít dung dịch CaSO4 bão hòa trong Na2SO4 0,1M (từ câu
b), sau đó làm nguội hỗn hợp về 25oC thấy có m gam CaSO4.2H2O tách ra và 5L dung dịch CaSO4 bão
hòa trong Na2SO4. Tính m.

HSHK Hóa - Trang 2/4


Câu 2.
Để thuận tiện cho việc nghiên cứu, quy ước liên kết trong các hợp chất hữu cơ gồm 2 loại chính là liên
kết xichma (kí hiệu σ) và liên kết pi (kí hiệu π). Liên kết đơn được tính là 1 liên kết σ; liên kết đôi được
tính là 1 liên kết σ và 1 liên kết π; liên kết ba được tính là 1 liên kết σ và 2 liên kết π. Các hidrocacbon
A, B, C, D khác nhau có cùng công thức phân tử C6H6. A có số liên kết π nhiều nhất có thể; B ít hơn A
4 liên kết π; C có 3 liên kết π còn D có 2 liên kết π. Vẽ ít nhất một công thức cấu tạo tương ứng với
mỗi chất A, B, C, D. Biết trong phân tử hợp chất hữu cơ, nguyên tử cacbon luôn có hóa trị bốn (nghĩa
là luôn có 4 liên kết).
Bài 4: (1,5 điểm)
Phản ứng của buta-1,3-đien với khí clo ở 2500C tạo thành 3 sản phẩm A1, A2, A3 đều có công thức
phân tử C4H6Cl2. Đun nóng A1 trong dung dịch NaOH ở 850C thu được B (C4H5Cl). Trong điều kiện
có xúc tác, cho phản ứng polime hóa thành polime C. Hỗn hợp A2 và A3 cho phản ứng thủy phân có
mặt lượng dư HCOONa ở 1100C tạo thành hỗn hợp D2 và D3 đều có công thức phân tử C4H8O2. Hydro
hóa hỗn hợp D2 và D3 có mặt xúc tác Ni/Al chỉ tạo thành một chất E (C4H10O2).
Hợp chất hữu cơ F (C8H10) có chứa một vòng benzen. Phản ứng của F với oxi trong không khí, có mặt
xúc tác Co-Mn-Br tạo thành G (C8H6O4). Hợp chất G có 3 đồng phân và công thức cấu tạo đúng của G
có các nhóm thế trên vòng benzen cách xa nhau nhất. Phản ứng của E với G tạo thành polime H. Viết
các phương trình phản ứng hóa học xảy ra dưới dạng công thức cấu tạo (viết gọn).
Bài 5: (1,5 điểm)
Cho 40 gam Fe nguyên chất vào 416 ml dung dịch H2SO4 15% có khối lượng riêng 1,10 g/cm3. Hỗn
hợp được lắc đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Lọc dung dịch thu được, chuyển vào bình nón, axit
hóa bằng vài giọt dung dịch axit H2SO4 và làm lạnh đến nhiệt độ phòng. Bình nón được hàn kín và để
trong hai ngày. Sau đó, tiến hành lọc hỗn hợp, phần dung dịch thu được cho bay hơi một nửa khối
lượng trong khí quyển CO2 và để kết tinh ở 20°C trong bình hàn kín. Ngày hôm sau, lấy tinh thể rửa
với cồn và làm khô nhanh trong giấy lọc. Kết quả thu được 140 gam tinh thể màu xanh, chứa 11,51%
khối lượng lưu huỳnh.
a. Viết phương trình hóa học của phản ứng chính và cho biết công thức phân tử của tỉnh thể trong quá
trình thí nghiệm trên.
b. Có thể thay dung dịch axit H2SO4 15% bằng dung dịch H2SO4 60% để tăng tốc độ phản ứng không?
Tại sao cần để dung dịch bay hơi trong khí quyển CO2? Điều gì xảy ra nếu cho dung dịch bay hơi trong
không khí? Giải thích và viết các phương trình hóa học kèm theo.
c. Tính hiệu suất tạo thành tinh thể, biết dung dịch bão hòa ở 20°C chứa 78% khối lượng nước.
d. Một hỗn hợp axit HNO3 đặc và H2SO4 được thêm vào dung dịch của sản phẩm trên, sau khi phản
ứng xảy ra hoàn toàn, thấy có khí màu nâu đỏ thoát ra. Sau đó, cho hỗn hợp sản phẩm bay hơi đến khi
khi dung dịch trở nên sền sệt, tiến hành làm lạnh, xuất hiện tinh thể màu vàng chứa 17,08% khối lượng
lưu huỳnh. Cho biết công thức phân tử của tinh thể và viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra.
Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27;
S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag = 108; Ba = 137.

HSHK Hóa - Trang 3/4


Câu hỏi thử thách đầu năm:
1. Xét phản ứng (1) được thực hiện tại T (K):
A + B → C (1)
Sau khi phản ứng xảy ra được t = 5 giây, các dữ kiện động học được ghi lại trong bảng sau:
STT T (K) [A]0 (M) [A]5s (M)

1 393 0,01 0,005

2 393 0,03 0,015

3 597 0,01 0,002

4 597 0,05 0,01


a. Hãy tính tốc độ của phản ứng (1) ở điều kiện 1, 2, 3, 4 (được kí hiệu lần lượt là r1, r2, r3 và r4). Tính γ
của phản ứng và nhận xét sự biến đổi tốc độ của phản ứng theo [A]0.
Một thí nghiệm khác nhằm nghiên cứu động học của phản ứng (1) được thực hiện, tại T = 393 K và
t = 5 giây, nồng độ các chất được ghi trong bảng sau:
STT [A]0 (M) [A]5s (M) [B]0 (M) [B]5s (M)

1 0,04 0,02 0,05 0,03

2 0,08 0,00 0,10 0,02


b. Hãy thiết lập công thức tính tốc độ của phản ứng (1) theo [A]0, [B]0, và T.
(Gợi ý: Hãy sử dụng giá trị γ tính được ở ý a. để thiết lập công thức)
Cho biết: [i]0 là nồng độ ban đầu của chất i, [i]t là nồng độ của chất i tại thời điểm t.
2. Xét một pin liti ion (pin sạc) hoạt động dựa trên phản ứng sau:
LiC6(r) + LiMn2O4(r) Li2Mn2O4(r) + 6C(r)
Pin gồm hai điện cực, một điện cực làm từ cacbon graphit chứa liti (LiC6) (điện cực I), điện cực còn lại
làm từ hợp chất LiMn2O4 (điện cực II). Môi trường điện li trong pin là dung dịch LiClO4 1,0 M trong
propylen cacbonat.
Cho biết định luật Faraday: ne.F = I.t
Với F là hằng số Faraday có giá trị là 96500 C.mol-1, ne là số mol electron trao đổi, I là cường độ dòng
điện (A) và t là thời gian (s).
a. Hãy chỉ rõ các quá trình xảy ra ở mỗi điện cực khi pin tích điện và phóng điện.
b. Ở trạng thái ban đầu, pin tích đầy điện, LiC6 ở điện cực I có khối lượng 0,79 gam, LiMn2O4 trong
điện cực II có khối lượng là 1,448 gam. Nếu cho pin phóng điện với cường độ không đổi 100 mA thì
sau bao nhiêu phút pin sẽ phóng hết điện? Tính sự thay đổi khối lượng (theo gam) của điện cực I khi
pin phóng hết điện.
--------------------HẾT--------------------
Thí sinh được dùng máy tính cầm tay không có chức năng thu, phát và lưu trữ tín hiệu.
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh:.................................................... Số báo danh:......................................................

HSHK Hóa - Trang 4/4

You might also like