You are on page 1of 3

VÒNG THI BÍ MẬT SỐ 2 Môn thi: Hóa 9 – bảng A

( Đề chính thức) Thời gian: 150 phút


Câu I. (3,0 điểm)
1) CO2 có một số ứng dụng quan trọng là dùng để chữa cháy, bảo quản thực phẩm và dùng để sản xuất nước
giải khát có gaz. Hãy giải thích vì sao CO2 có những ứng dụng trên?
2) Khí A không màu, khi sục qua dung dịch brom làm dung dịch đậm màu hơn. Khí B không màu, khi sục
một lượng dư B qua dung dịch brom làm dung dịch brom mất màu. Nếu sục khí A vào dung dịch H 2SO4 đặc
cũng có khí B thoát ra. Xác định A, B và viết PTHH.
Câu II. (3,0 điểm)
1) Bình A chứa đầy không khí khô (loại bỏ hơi nước). Cho 1 mẩu Na vào bình A, được chất rắn B. Thêm
dung dịch Al(NO3)3 dư vào bình A, được kết tủa D và khí E. Xác định các chất trong B, D, E và viết PTHH.
2) Thêm dung dịch Na2S dư vào ống nghiệm đựng dịch AlCl 3 hoặc Fe2(SO4)3. Nêu hiện tượng và viết
PTHH.
Câu III. (3,0 điểm)
1) Hỗn hợp khí A ở 600C gồm: SO3, SO2, CO2, C2H4, CH4. Chứng minh sự có mặt của mỗi khí trong A.
2) Tách riêng mỗi chất sau ra khỏi hỗn hợp: BaCO3, SiO2, ZnO, FeO ( Giữ nguyên khối lượng)
Câu IV. (4,0 điểm)
1a) Hỗn hợp A gồm 2 anken X, Y ở thể khí (M X < MY) có tỉ khối đối với hiđro bằng 19. Xác định công thức
phân tử và tính % thể tích mỗi anken trong hỗn hợp A.
1b) Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp 2 ankan A, B ( B chứa nhiều hơn k nguyên tử cacbon) thu được b
gam CO2. Tính số nguyên tử cacbon trong một phân tử A theo a, b, k.
2) X gồm 3 hiđrocacbon A, B, C mạch hở, thể khí (M A < MB < MC). Đốt cháy hoàn toàn 4,48 X (đktc), rồi
hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH) 2, thu được 20 gam kết tủa và khối lượng dung dịch
giảm 1,88 gam. Đun nóng dung dịch, có thêm 2 gam kết tủa nữa. Tìm CTPT của A, B, C, biết rằng trong
phân tử mỗi chất có thể chứa không quá một liên kết kém bền và % thể tích của B, C bằng nhau
Câu V. (4,0 điểm)
1) Cho 33,6 gam hỗn hợp bột X gồm sắt với 2 oxit sắt (hoặc 3 oxit sắt) tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc
nóng, thu được 4,704 lít SO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và còn 1,68 gam kim loại không tan.
a) Tính % khối lượng mỗi nguyên tố trong X.
b) Cho1,68 gam kim loại không tan ở trên vào dung dịch HCl 36,5% (dư 25%), được dung dịch Y. Cần
dùng dung dịch chứa tối thiểu bao nhiêu gam KMnO 4, có mặt H2SO4 loãng dư để phản ứng hết với dung
dịch Y.
2) Hoà tan hoàn toàn 32 gam hỗn hợp A gồm Fe 2O3 và CuO vào 2,2 lít dung dịch HCl 0,5M, thu được dung
dịch B. Cho a gam Al vào B đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được 1,12 lít khí (đktc) với dung dịch D và
hỗn hợp chất rắn E. Cho D phản ứng với dung dịch NaOH dư, thu được 9 gam kết tủa. Tính a?
Câu VI. (3,0 điểm)
1. Trong phòng thí nghiệm để điều chế một số khí tinh khiết người ta lắp dụng cụ như hình vẽ sau[ bình (A);
(B); (C); (D) chứa chất lỏng hoặc rắn]

a) Hãy cho biết bộ dụng cụ trên có thể điều chế và thu được khí nào trong các khí sau: CO 2; CH4; Cl2. Cần
phải làm gì để thu được những khí còn lại? Viết PTHH để điều chế mỗi khí trên.
b) Bình C, D chứa hóa chất gì? Nêu vai trò của 2 bình đó.
2) Nếu vô tình làm vỡ nhiệt kế thủy ngân, thủy ngân rơi vãi thành những hạt nhỏ li ti rất khó để thu gom hết.
Em sẽ xừ lí tình huống này như thế nào? Giải thích cách làm?
3) Để sản xuất nhôm từ quặng boxit, người ta phải thêm chất gì vào? Nêu vai trò của chất đó.
( Cho: Fe: 56; Cu: 64; O: 16; Cl: 35,5; H: 1; Al: 27; S: 32; Ca: 40 )
--- Hết ---

VÒNG THI BÍ MẬT SỐ 2 Môn thi: Hóa 9 – bảng B


( Đề chính thức) Thời gian: 150 phút
Câu I. (3,0 điểm)
1) CO2 có một số ứng dụng là dùng để chữa cháy, sản xuất sôđa, đạm urê. Hãy giải thích các ứng dụng
nói trên của CO2.
2) Khí A không màu, khi sục qua dung dịch brom làm dung dịch đậm màu hơn. Khí B không màu, khi
sục một lượng dư B qua dung dịch brom làm dung dịch brom mất màu. Khi nhỏ dung dịch nước vôi
trong vào đạm ure thì có khí B thoát ra. Xác định A, B và viết phương trình của các phản ứng xảy ra.
Câu II. (3,0 điểm)
1) Bình A chứa đầy không khí khô (loại bỏ hơi nước)..Cho 1 mẩu Na vào bình A một thời gian, được
chất rắn B. Thêm dung dịch Al(NO3)3 dư vào bình A, được kết tủa D và khí E. Xác định B, D, E và viết
PTHH.
2) Thêm dung dịch Na2CO3 dư vào dịch NaHSO4 hoặc FeCl3. Nêu hiện tượng và viết PTHH.
Câu III. (3,0 điểm)
1) Hỗn hợp khí A ở 600C gồm: SO3, SO2, CO2, C2H4. Chứng minh sự có mặt của mỗi khí trong A.
2) Tách riêng mỗi chất sau ra khỏi hỗn hợp: SiO2, Al2O3, Fe2O3. ( Giữ nguyên khối lượng)
Câu IV. (4,0 điểm)
1) Hỗn hợp A gồm 2 anken là đồng đẳng kế tiếp có tỉ khối đối với hiđro bằng 19. Xác định công thức
phân tử và tính % thể tích mỗi anken trong hỗn hợp A.
2) X gồm 3 hiđrocacbon A, B, C, ở thể khí ( M A < MB < MC). Đốt cháy hoàn toàn 4,48 lít X (đktc), rồi
hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH) 2 dư, thu được 24 gam kết tủa và khối lượng dung
dịch giảm 5,88 gam. Tìm CTPT của A, B, C, biết rằng trong hỗn hợp X có chứa 2 anken.
Câu V. (4,0 điểm)
1) Cho 33,6 gam hỗn hợp X gồm bột sắt với 1 oxit sắt tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng. Kết
thúc phản ứng, thu được 4,704 lít SO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và còn 1,68 gam kim loại
không tan. Tính % khối lượng mỗi nguyên tố trong X.
2) Nung 14,16 gam hỗn hợp gồm FexOy với Fe3C trong bình chứa khí oxi dư, thu được CO2 và 12,8
gam một oxit sắt duy nhất. Sục hết khí CO2 vào 300 ml dung dịch Ba(OH) 2 0,1M, thu được 3,94 gam
kết tủa.
a) Xác định công thức của oxit sắt và tính % khối lượng mỗi nguyên tố trong hỗn hợp ban đầu.
b) Cần dùng tối thiểu bao nhiêu gam dung dịch H2SO4 98% để hòa tan hết 14,16 gam hỗn hợp trên.
Câu VI. (3,0 điểm)
1. Trong phòng thí nghiệm để điều chế một số khí tinh khiết người ta lắp dụng cụ như hình vẽ sau
[bình (A); (B); (C); (D) chứa chất lỏng hoặc rắn]

a) Hãy cho biết bộ dụng cụ trên có thể điều chế và thu được khí nào trong các khí sau: CH 4; Cl2. Cần
phải làm gì để thu được khí còn lại? Viết PTHH để điều chế mỗi khí trên.
b) Bình C, D chứa hóa chất gì? Nêu vai trò của 2 bình đó.
2) Để sản xuất nhôm từ quặng boxit, người ta phải thêm chất gì vào? Nêu vai trò của chất đó.
( Cho: Fe: 56; Cu: 64; O: 16; Cl: 35,5; H: 1; Al: 27; S: 32; Ca: 40 )
--- Hết ---

You might also like