You are on page 1of 4

ÔN TẬP ĐỘI TUYỂN 2021 – 2022

Câu 1
1. Một hỗn hợp rắn gồm 0,2 mol K 2CO3; 0,1 mol BaCl2; 0,1 mol MgCl2. Chỉ được dùng thêm
nước hãy trình bày cách tách mỗi chất trên ra khỏi hỗn hợp sao cho khối lượng mỗi chất không
đổi. Coi các dụng cụ cần thiết khác có đủ.
2. Cho sơ đồ phản ứng sau:
Chọn các chất X, Y, Z, T thích hợp và viết các phương trình
hóa học để minh họa sơ đồ phản ứng trên?
3. Chứng minh sự có mặt đồng thời của các khí trong hỗn hợp
gồm CO2, SO2, H2, H2S.
Câu 2. Đốt cháy hoàn toàn 11,5 gam một mẩu than (chứa 4%
tạp chất không cháy) thu được hỗn hợp khí T gồm CO và CO 2.
Mặt khác hòa tan hoàn toàn 83,1 gam hỗn hợp gồm K2O, K, Ba,
BaO vào nước (dư), thu được 200 ml dung dịch X và 8,512 lít
khí H2 (đktc). Dẫn toàn bộ hỗn hợp khí T qua ống sứ đựng Fe 2O3 và CuO (dư, nung nóng) đến
phản ứng hoàn toàn. Khí thoát ra khỏi ống sứ được hấp thụ vào dung dịch X thu được 78,8 gam
kết tủa. Tính nồng độ mol/l của các chất tan có trong dung dịch X
Câu 3. 1. Một hỗn hợp gồm 2 hiđrocacbon X, Y mạch hở trong phân tử mỗi chất có không quá
một liên kết ba hay liên kết đôi. Số nguyên tử C trong mỗi chất tối đa là 7. Đốt cháy hoàn toàn
0,05 mol hỗn hợp thu được 0,25 mol CO2 và 0,23 mol H2O. Tìm công thức phân tử của X, Y.
2. Hỗn hợp X gồm Al, Ca, CaC 2, Al4C3. Cho 15,15 gam X vào nước dư chỉ thu được dung dịch
Y và hỗn hợp khí Z gồm C2H2, CH4, H2. Dẫn Z từ từ vào ống sứ đựng Ni nung nóng một thời
gian được hỗn hợp khí M gồm 5 chất. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp M thu được 4,48 lít CO 2
(đktc) và 9,45 gam H2O. Nhỏ từ từ 200ml dung dịch HCl 2M vào dung dịch Y thu được m gam
kết tủa.
a. Tính khối lượng của hỗn hợp khí Z
b. Tính m
Câu 4. Một hỗn hợp bột gồm Al, Fe 2O3 đem thực hiện phản ứng nhiệt nhôm trong điều kiện
không có oxi không khí. Sau khi phản ứng kết thúc, nghiền nhỏ, trộn đều chất rắn rồi chia làm 2
phần:
- Phần 1: cho tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 8,96 lít H 2 và còn lại phần không tan
có khối lượng bằng 44,8% khối lượng phần 1.
- Phần 2 đem hòa tan hết trong dung dịch HCl thu được 26,88 lít H 2. Các thể tích khí đo ở đktc,
các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
a. Tính khối lượng mỗi phần
b. Tính khối lượng từng chất trong hỗn hợp ban đầu.
Câu 5. 1. Viết phương trình điều chế khí clo trong phòng thí nghiệm từ phản ứng giữa MnO 2 và
axit HCl đặc. Khí clo thu được thường lẫn tạp chất gì? Trình bày cách
thu khí clo tinh khiết. Nếu không có axit HCl đặc có thể thay
bằng chất nào? Viết phương trình hóa học minh họa.
2. a. Cho hình vẽ bên, xác định các chất X, Y, Z thích hợp. Viết
phương trình hóa học giải thích cho thí nghiệm trên.
b.Trong phòng thí nghiệm người ta thường điều chế axetilen từ đất đèn và nước. Theo sách giáo
khoa 9 thì axetilen không màu, không mùi. Thực tế, khi cho đất đèn vào nước thì thấy thoát ra
khi có mùi rất khó chịu. Hãy giải thích tại sao, viết PTHH minh họa.
Câu 6.
1. Hãy chọn 10 chất rắn khác nhau mà khi cho 10 chất đó tác dụng với dung dịch HCl thì có 10
chất khí khác nhau thoát ra. Viết phương trình hóa học minh họa.
2. Giải thích tại sao trong nước tự nhiên thường chứa một lượng nhỏ các muối nitrat và
hiđrocacbonat của các kim loại canxi và magie. Hãy dùng một hóa chất thông dụng để loại bỏ
đồng thời canxi và magie trong các muối trên ra khỏi nước. Viết các phương trình hóa học.
Câu 7.
1. Hỗn hợp A gồm Fe3O4, Al, Al2O3, Fe. Cho A tan trong dung dịch NaOH dư được hỗn hợp
chất rắn A1, dung dịch B1 và khí C1. Khí C1 dư cho tác dụng với A nung nóng được hỗn hợp rắn
A2. Dung dịch B1 tác dụng với H2SO4 loãng dư được dung dịch B2. Chất rắn A2 tác dụng với
H2SO4 đặc, nóng thu được dung dịch B 3 và khí C2. Cho B3 tác dụng với bột sắt dư thu được
dung dịch B4. Viết các PTHH xảy ra.
2. Viết PTHH minh họa cho các trường hợp sau (ghi rõ điều kiện nếu có):
a. Một kim loại tác dụng với dung dịch một muối thu được hai hợp chất kết tủa và một chất khí.
b. Một đơn chất tác dụng với dung dịch chứa một axit thu được ba oxit.
Câu 8.
Hòa tan 6,58 gam chất A vào 100 gam nước thu được dung dịch B chứa một chất tan X duy
nhất. Cho một lượng muối BaCl2 khan vào dung dịch B thấy tạo ra 4,66 gam chất kết tủa trắng
không tan trong axit, không có khí thoát ra, khi lọc bỏ phần kết tủa thu được dung dịch C. Cho
một lượng Zn dư vào dung dịch C thấy thoát ra 1,792 lít khí H2 (đktc) và còn lại dung dịch D.
a/ Xác định công thức phân tử của chất A.
b/ Tính nồng độ phần trăm của chất tan có trong dung dịch D.
c/ Cần thêm bao nhiêu gam chất A vào 100 gam dung dịch chỉ chứa chất tan X có nồng độ 20%
để thu được dung dịch có nồng độ chất tan là 49%.
Câu 9.
Hõn hợp A gồm Mg và Fe có tỉ lệ khối lượng 3/5. Hỗn hợp B gồm FeO, Fe 2O3, Fe3O4 trong đó
số mol FeO bằng số mol Fe 2O3. Hòa tan B trong dung dịch HCl dư, sau đó thêm tiếp A và chờ
cho phản ứng xong ta thu được dung dịch C không màu và V lít H 2 (đktc). Cho dung dịch C tác
dụng với dung dịch NaOH dư rồi lọc lấy kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi
thu được chất rắn D. Biết rằng V lít H2 nói trên khử vừa đủ hoàn toàn chất rắn D khi nung nóng.
a. Viết các PTHH xảy ra.
b. Trộn A và B thu được hỗn hợp X. Tính % khối lượng của Mg, Fe trong hỗn hợp X.
Câu 10. Cho khí CO đi qua 70,25 gam hỗn hợp X gồm Fe 2O3 và một oxit của kim loại R (có
hóa trị không đổi) nung nóng thu được 3,36 lít (đktc) khí CO 2 và hỗn hợp chất rắn Y gồm Fe,
FeO, Fe3O4, Fe2O3 và oxit của R. Hỗn hợp Y phản ứng vừa đủ với 750 ml dung dịch H 2SO4 1M
thu được 1,12 lít khí H2 (đktc) và hỗn hợp Z. Thêm tiếp dung dịch NaOH từ từ cho tới dư vào
hỗn hợp Z, sau phản ứng hoàn toàn thu được kết tủa T. Lọc kết tủa T để ngoài không khí đến
khối lượng không đổi được 101,05 gam chất rắn. Xác định công thức hóa học của oxit kim loại
R.
Câu 11. Có 27,27 gam hỗn hợp X gồm Na2SO4, Na2CO3, NaHCO3 được chia làm 3 phần:
- Phần 1: cho tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư thấy có 10,26 gam Ba(OH)2 phản ứng.
- Phần 2: tác dụng với dung dịch HCl loãng dư thấy bay ra 1,68 lít khí (đktc)
- Phần 3: có khối lượng bằng 4/3 phần 2, tác dụng vừa đủ với 300ml dung dịch NaOH 0,2M.
Tính khối lượng mỗi chất trong 27,27 gam hỗn hợp X. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Câu 12. Có 1 cốc đựng a gam dung dịch HNO 3 và H2SO4. Hòa tan hết 4,8 gam hỗn hợp 2 kim
loại X, Y (có hóa trị không đổi) vào dung dịch trong cốc thì thu được dung dịch chứa 2 muối của
2 kim loại đó và giải phóng 2,1504 lít (đktc) hỗn hợp khí Z (gồm NO2 và khí A chứa lưu huỳnh).
a. Xác định công thức phân tử của khí khí A. Biết rằng sau phản ứng khối lượng các chất chứa
trong cốc tăng thêm 0,096 gam so với a gam ban đầu.
b. Tính khối lượng muối khan thu được
c. Khi tỉ lệ số mol HNO3 và H2SO4 trong cốc ban đầu thay đổi thì thể tích V của khí thoát ra sẽ
thay đổi như thế nào (giữ nguyên thành phần và khối lượng của 2kim loại).
Câu 13. Cho 3,13 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe, Al, Al 2O3 tan hoàn toàn trong1 lượng vừa đủ V
ml dung dịch H2SO4 0,2M loãng. Kết thúc thí nghiệm thu được dung dịch X và 0,784 lít khí
(đktc). Cho dung dịch X tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc lấy kết tủa phơi ngoài không khí
đến khối lượng không đổi thì được 3,21gam chất rắn Y. Mặt khác, nếu cho 1 lượng dung dịch
Ba(OH)2 vào dung dịch X thì thu được lượng kết tủa lớn nhất có khối lượng m gam.
a. Viết các PTHH của phản ứng xảy ra
b. Tính V, m
Câu 14. Nung 8,08 gam một muối A, thu được sản phẩm khí và 1,6 gam một hợp chất ở thể rắn,
không tan trong nước. Toàn bộ sản phẩm khí được hấp thụ hết bởi 200 gam dung dịch NaOH
1,2%. Sau phản ứng thu được dung dịch chỉ chứa một muối B duy nhất có nồng độ 2,47%. Tìm
công thức phân tử của A, biết khi nung hóa trị của kim loại trong muối A không đổi và coi toàn
bộ khí sinh ra tan hết trong dung dịch NaOH.
Câu 15. Viết 6 phản ứng hóa học điều chế NaOH từ các chất chứa kim loại Na.
Câu 16. Viết 10 phương trình hóa học điều chế FeCl2
Câu 17. Cho m gam hỗn hợp bột X chứa Mg và Fe vào 200ml dung dịch chứa CuCl2 0,5M và
HCl 1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam hỗn hợp Y gồm 2 kim loại.
Tính khối lượng của Mg trong hỗn hợp X.
Câu 18. Hỗn hợp X gồm 2 hiđrocacbon có cùng số nguyên tử C (có số mol bằng nhau và có số
nguyên tử C nhỏ hơn 5). Đốt cháy hoàn toàn V lít hỗn hợp X (đktc) bằng lượng oxi dư rồi cho
sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch nước vôi trong dư, thấy khối lượng bình tăng 5,14 gam,
lọc bỏ kết tủa, sau thí nghiệm thấy khối lượng dung dịch trong bình giảm 2,86 gam so với ban
đầu.
a. Xác định công thức phân tử của mỗi chất trong X và tính giá trị của V
b. Trộn 2 lít hỗn hợp X với 10,5 lít hỗn hợp Y gồm C4H8, C4H6, H2, C4H4 thu được hỗn hợp khí
Z. Đem nung nóng hỗn hợp Z có Ni xúc tác, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 5
lít một chất khí duy nhất (các thể tích khí đo ở đktc). Tính tỉ khối của hỗn hợp Y so với H2.
Câu 19. Cho 0,6 mol hỗn hợp A gồm C3H8, C2H4, C2H2, H2 có khối lượng 13 gam. Khi cho hỗn
hợp trên qua bình dung dịch Br2 dư thì khối lượng bình tăng thêm m gam; hỗn hợp khí B thoát
ra khỏi bình có thể tích 6,72 lít (đktc) trong đó khí có khối lượng mol nhỏ hơn chiếm 8,33% về
khối lượng.
a. Viết các PTHH xảy ra
b. Tính % thể tích các khí trong A
c. Tính giá trị của m
Câu 20. Cho hỗn hợp A gồm các khí CH4, C2H4, C2H2. Dẫn 5,6 lít (đktc) hỗn hợp A qua bình
đựng dung dịch brom thấy bình nhạt màu một phần và có 40 gam brom đã phản ứng. Mặt khác
đốt cháy hoàn toàn 14 lít (đktc) hỗn hợp A, ngưng tụ sản phẩm cháy rồi cho toàn bộ khí qua
bình đựng 438 gam dung dịch NaOH 20%. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được một
dung dịch chứa 1,52% NaOH. Xác định % thể tích mỗi khí trong hỗn hợp A.

You might also like