You are on page 1of 4

MA TRẬN ĐỀ KSCL HSG TỈNH MÔN HOÁ HỌC 9- NĂM HỌC 2021-2022

BẢNG A: 40%(NB + TH); 60%(VD+VDC)


Câu Nội Dung Mức độ nhận thức Điểm
Câu I
Lý thuyết về oxit, axit, bazơ, muối Nhận biết – Thông hiểu 2,0
2,0 đ
Câu II 2.1 Lý thuyết về phi kim, kim loại và các hợp Vận dụng 2,0
4,0 đ 2.2 chất liên quan Nhận biết- Thông hiểu 1,0
2.3 Nhận biết- Thông hiểu 1,0
Câu III 3.1 Nhận biết- Thông hiểu 1,0
Lý thuyết về hợp chất hữu cơ
3,0 đ 3.2 Vận dụng 2,0
Câu IV 4.1 Vận dụng 2,0
Bài tập về phi kim, kim loại và hợp chất
5,0 đ 4.2 Vận dụng cao 2,0
liên quan
4.3 Vận dụng cao 1,0
Câu V 5.1 Nhận biết – Thông hiểu 2,0
Bài tập về hợp chất hữu cơ
3,0 đ 5.2 Vận dụng cao 1,0
Câu VI 6.1 Nhận biết- Thông hiểu 0,5
3,0 đ 6.2 Bài tập về thực hành thí nghiệm Nhận biết- Thông hiểu 0,5
6.3 Vận dụng 2,0

Nhận biết + Thông hiểu = 2,0 + 1,0 + 1,0 + 1,0 + 2,0 + 1,0 + 1,0 = 8,0

Vận dụng = 2,0 + 2,0 + 2,0 + 2,0 = 8,0

Vận dụng cao = 2,0 + 1,0 + 1,0 = 4,0

1
HÓA HỌC ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐỘI TUYỂN DỰ
NGHỆ AN THI HSG TỈNH NĂM HỌC 2021-2022 - BẢNG A -
Môn thi: Hóa học - Thời gian làm bài: 150 Phút

Cho biết: H = 1; C = 12, O = 16, Na = 23, Al = 27, Cl = 35,5, K = 39, Ca = 40, Mn = 55, Ba = 137.
Câu I: (2,0 điểm).
Cho Na2O vào dung dịch X chứa hỗn hợp gồm AlCl3 và FeCl2 thu được dung dịch Y và
kết tủa G. Nung G trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn Z. Cho Z vào
dung dịch KOH dư thấy Z tan một phần. Còn nếu cho H2 dư qua Z nung nóng thu được chất
rắn M. Sục khí CO2 dư vào dung dịch Y thấy xuất hiện kết tủa. Biết các phản ứng hóa học xảy
ra hoàn toàn. Xác định thành phần các chất có trong Y, G, Z, M và viết PTHH của phản ứng
xảy ra trong các thí nghiệm trên.
Câu II: (4,0 điểm).
1. Hãy trình bày cách điều chế các kim loại riêng biệt: Ba, Mg, Cu, Ag từ hỗn hợp gồm
BaO, MgO, CuO, Ag. Viết PTHH của các phản ứng xảy ra.
2. Trong chuyến thăm Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động, một em học sinh yêu thích Hóa
học đã mang về một lọ chất lỏng là nước nhỏ từ nhũ đá trên trần hang động xuống. Về phòng
thí nghiệm, học sinh này đã chia dung dịch trong lọ ra 3 phần và thực hiện 3 thí nghiệm sau:
- Thí nghiệm 1: Đem đun sôi phần 1.
- Thí nghiệm 2: Cho phần 2 tác dụng với dung dịch HCl.
- Thí nghiệm 3: Cho phần 3 tác dụng với dung dịch KOH.
Hãy nêu hiện tượng và viết PTHH của các phản ứng có thể xảy ra ở mỗi phần.
3. Cho lần lượt các chất rắn gồm FeS2, NaCl, NaBr và NaI phản ứng với dung dịch axit
H2SO4 đặc, nóng, dư. Viết PTHH của các phản ứng xảy ra.
Câu III: (3,0 điểm).
1.Viết PTHH của các phản ứng xảy ra theo sơ đồ biến hóa sau và xác định các chất A, B,
C, D, E.
(1) (2) (3)
A B C D
(4)
(5)
E PVC
Biết A là thành phần chính của khí thiên nhiên; D là polime được dùng để sản xuất các
túi đựng thực phẩm, vỏ bọc dây điện, bình chứa, ...
2. Cho 4 bình riêng biệt, mỗi bình chứa một trong các hỗn hợp các chất khí sau:
X.(CH4, C2H4, CO2); Y.(CH4, C2H4, SO2); Z.(CH4, C2H4, C2H2) và T.(N2, H2, CO2).
Bằng phương pháp hóa học, hãy trình bày cách nhận biết các hỗn hợp khí trên và viết PTHH
của các phản ứng xảy ra.
Câu IV: (5,0 điểm).
1. Cho m gam hỗn hợp X gồm Ba, BaO, Al vào nước dư, phản ứng xong thu được dung
dịch Y cùng 0,135 mol H2 và 0,54 gam chất rắn không tan. Cho từ từ 110 ml dung dịch HCl
1M vào Y, phản ứng xong thu được 5,46 gam kết tủa. Viết PTHH của các phản ứng xảy ra và
tính giá trị của m.
2. Cho hỗn hợp chất rắn B gồm Ba(HCO3)2, CaCO3, Na2CO3. Nung 67,1 gam B ở nhiệt
độ cao đến khối lượng không đổi thì thu được 47,7 gam chất rắn X. Mặt khác cho 67,1 gam B

2
vào nước thì thu được dung dịch C và 39,7 gam kết tủa D. Xác định thành phần phần trăm theo
khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp chất rắn B.
3. Nung nóng 4,82 gam hỗn hợp X gồm KClO3 và KMnO4, sau một thời gian thu được
4,34 gam chất rắn Y. Cho Y tác dụng hoàn toàn với HCl đặc, sau phản ứng thu được 1,512 lít
khí Clo (ở đktc) cùng dung dịch gồm MnCl2, KCl và HCl dư. Tính số mol HCl đã phản ứng.
Câu V: (3,0 điểm).
1. Hãy viết công thức cấu tạo mạch hở có thể có của các hiđrocacbon mà trong phân tử có
3 nguyên tử C.
2. Cho ankan X (có cấu tạo và tính chất hóa học tương tự metan) tác dụng với clo trong
điều kiện có ánh sáng thu được khí HCl và 26,25 gam hỗn hợp Y gồm hai chất hữu cơ là dẫn
xuất chứa 1 nguyên tử clo và chứa 2 nguyên tử clo. Hấp thụ toàn bộ khí HCl vào nước thu
được dung dịch Z. Để trung hòa Z cần 500 ml dung dịch NaOH 1M. Tìm công thức phân tử
của ankan X.
Câu VI: (3,0 điểm).
Bôxít là một quặng khá phổ biến ở vùng Tây Nguyên. Quá trình sản xuất nhôm từ quặng
bôxít thường thông qua 2 giai đoạn: Tinh chế quặng và điện phân nóng chảy nhôm oxit.
1. Al2O3 được tách ra từ quặng bôxít thường lẫn các tạp chất Fe2O3, SiO2. Trình bày cách
tinh chế Al2O3 và viết PTHH của các phản ứng xảy ra.
2. Al2O3 có nhiệt độ nóng chảy cao vì vậy trong quá trình điện phân người ta thêm Criolit
(Na3AlF6) với tác dụng cơ bản là hạ thấp nhiệt độ nóng chảy, tiết kiệm năng lượng và ngăn cản
quá trình oxi hoá Al sinh ra bởi oxi không khí. Criolit thiên nhiên khá hiếm nên được điều chế
bằng cách hòa tan Al(OH)3 và Na2CO3 trong dung dịch HF. Viết PTHH của phản ứng điều chế
Criolit. Biết rằng ngoài Criolit phản ứng trên còn sinh ra khí CO2.
3. Quá trình điện phân Al2O3 được thực hiện
trong thùng điện phân (hình bên) với hai điện cực
bằng than chì ở nhiệt độ 960OC, điện áp khoảng 5V
và cường độ dòng điện 1,4.105 Ampe. Sau quá trình
điện phân thu được kim loại ở cực âm và khí thoát
ra ở cực dương. Viết PTHH của phản ứng điện
phân Al2O3 nóng chảy.
Tại sao trong quá trình điện phân người ta
phải thường xuyên hạ thấp điện cực dương (điện
cực dương là những thỏi than chì nối với nhau,
được cắm vào thùng điện phân)? Viết PTHH của phản ứng dùng để giải thích.

--- HẾT ---

- GV cần coi thi nghiêm túc


- HS cần nghiêm túc làm bài đúng thời gian quy định!

3
4

You might also like