You are on page 1of 3

VÒNG THI BÍ MẬT SỐ 4 Môn thi: Hóa 9 – bảng A

( Đề chính thức) Thời gian: 150 phút


Câu I. (3,0 điểm)
1) C, E, F là các đơn chất phi kim thỏa mãn các sơ đồ sau:
a) A  B + C; b) B + D  E + F + G; c) E + G  A + B+ D ; d) E + G  B + H + D
Xác định A, B, C, D, E, F, G, H. Viết PTHH.
2) Phi kim nào đã học là chất bán dẫn. Em hiểu thế nào về chất bán dẫn? Kể tên 3 linh kiện bán dẫn phổ
biến trong các thiết bị điện tử và 10 thiết bị có chứa chất bán dẫn.
Câu II. (3,0 điểm)
1) Hợp chất A tác dụng với lượng dư Mg khi đun nóng tạo nên hai chất, một trong hai chất đó là B.
Chất B tác dụng với dung dịch HCl giải phóng khí độc D. Khi đốt cháy D lại tạo nên chất A ban đầu và
H2O. Tìm các chất A, B, D và viết phương trình hóa học.
2) Viết phương trình hóa học xẩy ra trong các quá trình sau.
a) Hòa tan Fe (bột) vào dung dịch H2SO4 loãng, sau đó sục khí Cl2 đến dư vào dung dịch thu được.
b) Để một vật làm bằng Ag ở ngoài không khí bị ô nhiễm H2S một thời gian.
c) Cho vàng vào nước cường toan; d) Cho brom vào dung dịch K2CO3.
e) Cho Fe(NO3)2 vào dung dịch HCl vừa đủ.
Câu III. (3,0 điểm)
1) Trong phòng thí nghiệm giả sử chỉ có: khí CO 2, bình tam giác có một vạch chia, dung dịch NaOH,
pipet, đèn cồn, giá đỡ. Trình bày hai phương pháp điều chế Na2CO3.
2) Không dùng thêm thuốc thử, hãy phân biệt 5 dung dịch sau: NaCl, NaOH, NaHSO 4, Ba(OH)2,
Na2CO3.
Câu IV. (4,0 điểm)
1a) Tại sao khi cho nhôm cacbua phản ứng với nước lại thu được CH 4. Giải thích bằng công thức cấu
tạo.
1b) Tìm công thức cấu tạo của chất B có công thức phân tử C 6H14, biết rằng khi tác dụng với clo theo tỉ
lệ mol 1: 1 chỉ thu được hỗn hợp 2 đồng phân monoclo.
2) Hỗn hợp khí X gồm hai hiđrocacbon mạch hở A, B (A chứa không quá 2 liên kết kém bền). B phản
ứng với dung dịch brom dư theo tỷ lệ 1:1. Cho 6,72 lít khí H 2 (đktc) vào X rồi dẫn toàn bộ hỗn hợp qua
ống sứ đựng Ni nung nóng thu được hỗn hợp Y gồm hai khí. Đốt cháy Y rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm
vào dung dịch Ba(OH)2 dư, kết thúc phản ứng thu được 39,4 gam kết tủa, đồng thời khối lượng dung
dịch giảm 23,04 gam.
a) Xác định công thức phân tử của A và B (biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn).
b) Tính thành phần phần trăm về thể tích của A và B trong X.
Câu V. (4,0 điểm)
1) Hòa tan hết a gam X gồm FeS 2 và Cu2S trong dung dịch HNO3 đặc nóng, vừa đủ, sau phản ứng thu
được dung dịch Y chỉ gồm 2 muối sunfat và 5,6 lít hỗn hợp khí Z gồm NO 2 và NO có khối lượng riêng
bằng 1,7678 g/l ( thể tích các khí đo ở đktc). Tính giá trị của a.
2) Hỗn hợp bột mịn A gồm Al, Zn. Sau khi nung 33,02 gam A ( trong điều kiện không có không khí)
một thời gian, nhận được hỗn hợp B. Nếu thêm 8,296 gam Zn vào B thì hàm lượng Zn trong B bằng ½
hàm lượng Zn trong A. Nếu hòa tan B trong H 2SO4 loãng dư thì sau phản ứng còn lại 0,48 gam chất rắn
không tan. Nếu thêm một thể tích không khí thích hợp vào B rồi đốt cháy hoàn toàn thu được hỗn hợp
khí C ( trong đó N2 chiếm 85,8% về thể tích) và chất rắn D. Cho C qua dung dịch NaOH dư thì thể tích
khí giảm 5,04 lít (đktc). Tính thể tích không khí ở đktc đã dùng và % khối lượng các chất trong B.
Câu VI. (3,0 điểm)
1) Cho các chất sau: CaCl2 (khan); P2O5; H2SO4 (đặc); Ba(OH)2 (rắn), chất nào được dùng để làm khô lần lượt
các khí: CO2, Cl2? Giải thích bằng phương trình hóa học.
2) Trong phòng thí nghiệm chỉ có H2SO4 đặc, nước cất, phôi bào sắt. Dụng cụ thí nghiệm có đủ. Trình
bày cách tiến hành thí nghiệm, cho biết hiện tượng quan sát được và giải thích khi cho Fe vào lượng dư:
a) dung dịch H2SO4 loãng; b) dung dịch H2SO4 đặc nguội; c) dung dịch H2SO4 đặc, đun nóng.
-------------- Hết ----------------
VÒNG THI BÍ MẬT SỐ 4 Môn thi: Hóa 9 – bảng B
( Đề chính thức) Thời gian: 150 phút

Câu I. (3,0 điểm)


1) C, E, F là các đơn chất phi kim thỏa mãn các sơ đồ sau:
a) A  B + C; b) B + D  E + F + G; c) E + G  A + B+ D ; d) E + G  B + H + D
Xác định A, B, C, D, E, F, G, H. Viết PTHH.
2) Phi kim nào đã học là chất bán dẫn. Em hiểu thế nào về chất bán dẫn? Kể tên 3 linh kiện bán dẫn phổ
biến trong các thiết bị điện tử.
Câu II. (3,0 điểm)
1) Khi nung hoàn toàn chất A thì thu được chất rắn B màu trắng và khí C không màu. B phản ứng mãnh
liệt với nước tạo thành dung dịch D làm đỏ phenolphtalein. Khí C làm vẩn đục dung dịch D. Khi cho B
tác dụng với cacbon ở nhiệt độ cao thì thu được chất E và giải phóng khí F. Cho E phản ứng với nước
thu được khí không màu G. Khí G cháy cho nước và khí C. Xác định các chất A, B, C, D, E, F, G và
viết các phương trình hóa học.
2) Viết phương trình hóa học xẩy ra trong các quá trình sau.
a) Hòa tan Fe (bột) vào dung dịch H2SO4 loãng, sau đó sục khí Cl2 đến dư vào dung dịch thu được.
b) Để một vật làm bằng Ag ở ngoài không khí bị ô nhiễm H2S một thời gian.
c) Dẫn khí CO2 đến dư vào dung dịch Na2SiO3;
d) Dẫn khí CO2 đến dư vào dung dịch Na2SiO3;
Câu III. (3,0 điểm)
1) Trong phòng thí nghiệm giả sử chỉ có: khí CO 2, bình tam giác có một vạch chia, dung dịch NaOH,
pipet, đèn cồn, giá đỡ. Trình bày hai phương pháp điều chế Na2CO3.
2) Không dùng thêm thuốc thử, hãy trình bày cách phân biệt 5 dung dịch riêng biệt sau:
NaCl, NaOH, NaHSO4, Ba(OH)2, Na2CO3.
Câu IV. (4,0 điểm)
1) Tìm công thức cấu tạo của chất B có công thức phân tử C 6H14, biết rằng khi tác dụng với clo theo tỉ lệ
mol 1: 1 chỉ thu được hỗn hợp 2 đồng phân monoclo.
2) Hỗn hợp khí X gồm hai hiđrocacbon mạch hở A, B (A chứa không quá 2 liên kết kém bền). B phản
ứng với dung dịch brom dư theo tỷ lệ 1:1. Cho 6,72 lít khí H 2 (đktc) vào X rồi dẫn toàn bộ hỗn hợp qua
ống sứ đựng Ni nung nóng thu được hỗn hợp Y gồm hai khí. Đốt cháy Y rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm
vào dung dịch Ba(OH)2 dư, kết thúc phản ứng thu được 39,4 gam kết tủa, đồng thời khối lượng dung
dịch giảm 23,04 gam. Xác định công thức phân tử của A và B (biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn).
Câu V. (4,0 điểm)
1) Dung dịch X chứa a mol NaAlO2. Nếu thêm b hoặc 2b mol HCl vào X đều thu được lượng kết tủa
như nhau. Tính tỉ lệ a/b.
2) Cho dòng khí CO đi qua ống sứ đựng 31,20 gam hỗn hợp CuO và FeO nung nóng. Sau thí nghiệm
thu được chất rắn A và hỗn hợp khí B. Dẫn khí B sục vào 1,00 lít dung dịch Ba(OH) 2 0,15M đến khi các
phản ứng kết thúc, thấy tạo thành 29,55 g kết tủa.
a) Tính khối lượng chất rắn A.
b) Chia A thành hai phần bằng nhau. Hòa tan phần một bằng dung dịch HCl dư, để cho các phản ứng
xảy ra hoàn toàn thu được 0,56 lít khí H 2. Hòa tan hết phần hai bằng dung dịch H 2SO4 đặc, nóng, dư
thấy thoát ra 2,24 lít khí SO2. Hãy tính khối lượng mỗi oxit có trong hỗn hợp ban đầu.
Câu VI. (3,0 điểm)
1) Cho các chất sau: CaCl2 (khan); P2O5; H2SO4 (đặc); Ba(OH)2 (rắn), chất nào được dùng để làm khô lần lượt
các khí: CO2, Cl2? Giải thích bằng phương trình hóa học.
2) Trong phòng thí nghiệm chỉ có H2SO4 đặc, nước cất, phôi bào sắt. Dụng cụ thí nghiệm có đủ. Trình
bày cách tiến hành thí nghiệm, cho biết hiện tượng quan sát được và giải thích khi cho Fe vào lượng dư:
a) dung dịch H2SO4 loãng; b) dung dịch H2SO4 đặc nguội; c) dung dịch H2SO4 đặc, đun nóng
-------------- Hết --------------

You might also like