You are on page 1of 39

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ

PHAN QUỐC NGUYÊN

v1.0012104210 1
Powered by TOPICA
TÌNH HUỐNG DẪN NHẬP

Phân lân nung chảy Văn Điển thành công nhờ đổi mới công nghệ
Công ty Phân lân nung chảy Văn Điển là doanh nghiệp Nhà nước được thành lập từ
năm 1960.
Những năm 1970 – 1980, công ty gặp hàng loạt những khó khăn về vấn đề nhiên liệu
cho sản xuất.
Trước khó khăn đó, công ty đã có định hướng cụ thể cho công tác nghiên cứu khoa học
kỹ thuật, đưa được vào thực tiễn hàng trăm giải pháp khoa học kỹ thuật, trong đó có 06
giải pháp kỹ thuật đã được Cục SHTT cấp bằng độc quyền sáng chế và độc quyền giải
pháp hữu ích.
Các Bằng độc quyền sáng chế, độc quyền giải pháp hữu ích này được áp dụng vào thực
tế sản xuất đã giải quyết được các khó khăn trong việc sản xuất phân lân nung chảy tại
Công ty cũng như của cả đất nước Việt Nam.

v1.0012104210 2
Powered by TOPICA
TÌNH HUỐNG DẪN NHẬP

 1. Qua tình huống trên, anh chị nhìn nhận thế nào về sự thành công của
Công ty Phân lân nung chảy Văn Điển?
2. Môi trường công nghệ có ảnh hưởng như thế nào tới quyết định kinh
doanh của công ty?
3. Nhân tố nào quyết định việc đổi mới công nghệ của Công ty?
4. Các hoạt động cụ thể của Công ty nhằm duy trì sự tồn tại và phát triển
của Công ty?
5. Công nghệ, đặc biệt là sáng chế, giải pháp hữu ích có vai trò quan trọng
như thế nào đối với thành công trong kinh doanh của Công ty?
6. Bài học kinh nghiệm rút ra từ thành công trong việc đổi mới công nghệ
của doanh nghiệp?

v1.0012104210 3
Powered by TOPICA
MỤC TIÊU BÀI HỌC

• Cung cấp cho học viên những kiến thức tổng quát về CN;

• Hiểu các thành phần tạo nên CN và phân loại được CN;

• Hiểu được các đặc trưng của công nghệ;

• Biết các nhân tố nào ảnh hưởng đến CN và các nhân tố này ảnh hưởng như thế nào.

v1.0012104210 4
Powered by TOPICA
HƯỚNG DẪN HỌC BÀI

• Nắm được khái niệm cơ bản về công nghệ, các bộ phận cấu thành công nghệ,
đặc tính của công nghệ để biết cách quản trị CN.
• Đọc kỹ tài liệu “Quản trị công nghệ và đổi mới sáng tạo” và các tài liệu tham
khảo khác.

v1.0012104210 5
Powered by TOPICA
NỘI DUNG

1 Khái niệm chung về CN

Các thành phần công nghệ


2

3 Phân loại công nghệ

4 Các đặc trưng cơ bản của công nghệ

5 Các nhân tố ảnh hưởng đến công nghệ

6 Môi trường công nghệ

v1.0012104210 6
Powered by TOPICA
1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ CÔNG NGHỆ

• Các định nghĩa về công nghệ

• Những khía cạnh chung về công nghệ

v1.0012104210 7
Powered by TOPICA
1.1. CÁC ĐỊNH NGHĨA VỀ CÔNG NGHỆ

• Định nghĩa công nghệ của UNIDO: CN là việc áp dụng khoa học vào công nghiệp
bằng cách sử dụng các kết quả nghiên cứu và xử lý nó một cách có hệ thống và
phương pháp.
• Định nghĩa công nghệ của ESCAP: là kiến thức có hệ thống về quy trình và kỹ
thuật dùng để chế biến vật liệu và thông tin.
• Định nghĩa công nghệ theo Luật Khoa học và Công nghệ Việt Nam: Công
nghệ là tập hợp các phương pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, công cụ, phương
tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm.

v1.0012104210 8
Powered by TOPICA
1.2. NHỮNG KHÍA CẠNH CỦA CÔNG NGHỆ

1.2.1. Công nghệ là máy biến đổi

1.2.2. Công nghệ là một công cụ

1.2.3. Công nghệ là kiến thức

1.2.4. Công nghệ là sự hiện thân trong các vật thể

v1.0012104210 9
Powered by TOPICA
1.2.1. CÔNG NGHỆ LÀ MÁY BIẾN ĐỔI

Công nghệ phải bao hàm cả việc ứng dụng khoa học vào thực tế và tạo ra hiệu quả về
mặt kinh tế. Đây cũng là điểm khác biệt giữa khoa học và công nghệ.

v1.0012104210 10
Powered by TOPICA
1.2.2. CÔNG NGHỆ LÀ MỘT CÔNG CỤ

• Đề cập đến mối quan hệ, tác động qua lại giữa con người và máy móc thông qua
công nghệ.
• Là một sản phẩm do con người tạo ra nên có mối quan hệ chặt chẽ đối với con
người và máy móc thiết bị.

v1.0012104210 11
Powered by TOPICA
1.2.3. CÔNG NGHỆ LÀ KIẾN THỨC

• Đề cập đến vấn đề cốt lõi của công nghệ là áp dụng kiến thức một cách khoa học.
• Công nghệ không phải là vật hữu hình có thể sờ hoặc nhìn thấy được.
• Không phải ai cũng có thể tạo ra công nghệ và sử dụng nó với hiệu quả như nhau.

Do công nghệ là những bí quyết nên muốn sử dụng được và


có hiệu quả con người cần phải được đào tạo, trau dồi các kỹ
năng, trang bị kiến thức và cập nhật những kiến thức đó.

v1.0012104210 12
Powered by TOPICA
1.2.4. CÔNG NGHỆ LÀ SỰ HIỆN THÂN TRONG CÁC VẬT THỂ

• Đề cập đến khía cạnh thương mại của công nghệ.


• Công nghệ là một loại tài sản, một loại hàng hóa như nó có thể là của cải, vật chất,
thông tin, sức lao động của con người, ...
• Công nghệ hàm chứa trong vật thể tạo nên nó nên có thể mua và bán được.

v1.0012104210 13
Powered by TOPICA
2. CÁC THÀNH PHẦN CẤU THÀNH MỘT CÔNG NGHỆ

v1.0012104210 14
Powered by TOPICA
2.1. KỸ THUẬT

• Kỹ thuật (Technoware – ký hiệu là T): phần này được coi là phần cứng.
• Công nghệ hàm chứa trong các vật thể là các phương tiện vật chất như trang thiết
bị, máy móc, vật liệu, dây chuyền sản xuất, nhà xưởng,...
• Trong công nghệ sản xuất, các vật thể này thường tập hợp thành một dây chuyền
để thực hiện quá trình biến đổi theo mong muốn, thường được gọi là dây chuyền
công nghệ, ứng với một quy trình công nghệ nhất định.
Ví dụ: các thông số về đặc tính của thiết bị, số liệu về vận hành thiết bị, dữ liệu để
nâng cao và để thiết kế các bộ phận của phần Kỹ thuật.

v1.0012104210 15
Powered by TOPICA
2.2. CON NGƯỜI

• Con người (Humanware – ký hiệu là H) ): phần này được coi là phần mềm.
• Công nghệ hàm chứa trong kỹ năng công nghệ của con người làm việc trong môi
trường công nghệ bao gồm kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng được rèn luyện qua quá
trình học hỏi, tích lũy được trong quá trình lao động.
• Nó bao gồm các tố chất của con người như tính sáng tạo, sự nhanh nhẹn, sự khôn
ngoan, khả năng phối hợp và lãnh đạo, đạo đức lao động, ...

v1.0012104210 16
Powered by TOPICA
2.3. THÔNG TIN

• Thông tin (Inforware – ký hiệu là I): phần này được coi là phần mềm.
• Công nghệ hàm chứa trong các dữ liệu đã được tư liệu hóa và được sử dụng trong
công nghệ. Nó bao gồm các dữ liệu về phần Kỹ thuật, phần Con người và phần
Tổ chức.

v1.0012104210 17
Powered by TOPICA
2.4. TỔ CHỨC

• Tổ chức (Organware – ký hiệu là O): phần này được coi là phần mềm.
• Công nghệ hàm chứa trong các khu thể chế để tạo nên hệ khung tổ chức của công
nghệ như: những quy định về trách nhiệm và quyền hạn, mối quan hệ, sự phối hợp
của các cá nhân trong hoạt động công nghệ, quy trình đào tạo công nhân, việc bố trí
sắp xếp thiết bị nhằm sử dụng tốt nhất phần Kỹ thuật và phần Con người.

v1.0012104210 18
Powered by TOPICA
3. PHÂN LOẠI CÔNG NGHỆ

• Phân loại theo tính chất: bao gồm công nghệ sản xuất, công nghệ dịch vụ, công
nghệ thông tin, công nghệ quản lý, ...
• Phân loại theo ngành nghề: bao gồm công nghệ công nghiệp, công nghệ nông
nghiệp, công nghệ vật liệu, công nghệ sản xuất hàng tiêu dùng.
• Phân chia tùy thuộc vào loại sản phẩm: như công nghệ thép, công nghệ xi măng,
công nghệ đóng tàu, công nghệ ô tô, ...
• Phân loại theo quy mô sản xuất hoặc theo đặc tính công nghệ: như công nghệ vừa
và nhỏ, công nghệ hàng loạt, công nghệ đơn chiếc, công nghệ liên tục.
• Phân loại theo trình độ công nghệ: bao gồm công nghệ lạc hậu, công nghệ truyền
thống, công nghệ tiên tiến, công nghệ trung gian.

v1.0012104210 19
Powered by TOPICA
3. PHÂN LOẠI CÔNG NGHỆ (tiếp theo)

• Phân loại theo mục tiêu phát triển công nghệ: bao gồm công nghệ phát triển, công
nghệ dẫn dắt, công nghệ thúc đẩy.
• Phân loại theo góc độ môi trường: có công nghệ gây ô nhiễm và công nghệ sạch.
• Phân theo đặc thù của công nghệ: bao gồm công nghệ cứng và công nghệ mềm.
• Phân loại theo đầu ra của công nghệ: bao gồm công nghệ sản phẩm và công nghệ
quy trình.
• Một loại công nghệ mới mà người ta hay nhắc đến hiện nay ở Việt Nam, đó là các
công nghệ cao.

v1.0012104210 20
Powered by TOPICA
4. ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA CÔNG NGHỆ

• Vòng đời các thành phần công nghệ

• Mức độ phức tạp của công nghệ

• Trình độ hiện đại của các bộ phận cấu thành công nghệ

• Chu trình sống của công nghệ

v1.0012104210 21
Powered by TOPICA
4.1. VÒNG ĐỜI CÁC THÀNH PHẦN CÔNG NGHỆ

T: được hình thành bắt đầu từ việc nghiên cứu nhu cầu,
thiết kế, sản xuất thử, tiếp đến là sản xuất hàng loạt,
truyền bá, phổ biến và cuối cùng là bị thay thế bằng một
công nghệ mới.

H: vòng đời phát triển kỹ năng công nghệ của con người
không có kết thúc.

T: Do một thông tin có thể sử dụng cho nhiều công nghệ


nên vòng đời phần thông tin không có kết thúc.

O: Phần Tổ chức có quá trình bắt đầu từ việc nhận thức vấn đề hoạt động, qua đó tiến
hành các bước chuẩn bị, thiết kế khung tổ chức, sắp xếp nhân sự rồi cuối cùng là tổ
chức hoạt động, điều hành công việc.

v1.0012104210 22
Powered by TOPICA
4.2. MỨC ĐỘ PHỨC TẠP CỦA CÔNG NGHỆ

4.2.1. Phần Kỹ thuật

4.2.2. Phần Con người

4.2.3. Phần Thông tin

4.2.4. Phần Tổ chức

v1.0012104210 23
Powered by TOPICA
4.2.1. MỨC ĐỘ PHỨC TẠP CỦA CÔNG NGHỆ - KỸ THUẬT

Mức độ tinh vi của phần Kỹ thuật được tăng dần theo các cấp sau:

1. Các phương tiện thủ công sử dụng 5. Các phương tiện tự động có thể
cơ bắp con người hay súc vật là thực hiện một dãy hay toàn bộ các
chính yếu. thao tác mà không cần tác động
2. Các phương tiện có động lực thay trực tiếp của con người.
cơ bắp con người bằng sức của súc 6. Các phương tiện được tin học hóa
vật, động cơ nhiệt hay điện. được điều khiển quá trình làm việc
3. Các phương tiện vạn năng có thể qua máy tính, ví dụ các phương
thực hiện nhiều công việc. tiện sử dụng hệ thống CAD, CAM,
...
4. Các phương tiện chuyên dụng dùng
để thực hiện một hoặc một phần 7. Các phương tiện tích hợp, thao tác
công việc do vậy sản phẩm sản toàn bộ nhà máy bằng thiết bị
xuất ra có độ chính xác cao. được tin học hóa thông qua các rô-
bốt, ví dụ CIM, ...

v1.0012104210 24
Powered by TOPICA
4.2.2. MỨC ĐỘ PHỨC TẠP CỦA CÔNG NGHỆ - CON NGƯỜI

Kỹ năng và trình độ của con người được sắp xếp theo mức độ tăng dần như sau:

1. Khả năng vận hành.


2. Khả năng lắp đặt.
3. Khả năng sửa chữa.
4. Khả năng thích nghi.
5. Khả năng cải tiến.
6. Khả năng đổi mới.
7. Khả năng sáng tạo.

v1.0012104210 25
Powered by TOPICA
4.2.3. MỨC ĐỘ PHỨC TẠP CỦA CÔNG NGHỆ - THÔNG TIN

Mức độ phức tạp của phần Thông tin được đánh giá theo các mức sau đây:

• Thông tin báo hiệu: thể hiện qua hình ảnh, mô hình, tham số ví dụ như thông
số định mức ghi trên nhãn thiết bị, ...
• Thông tin mô tả: thể hiện các nguyên lý cơ bản về cách sử dụng hay vận hành
thiết bị, ...
• Thông tin để lắp đặt: thể hiện những đặc tính cơ bản của nguyên liệu, chi tiết
cấu tạo của thiết bị, ...
• Thông tin để sử dụng: thể hiện trong các tài liệu đi kèm trang thiết bị.
• Thông tin về thiết kế: thể hiện trong các bản vẽ thiết kế, chế tạo.
• Thông tin mở rộng: thể hiện trong các tài liệu cho phép tiến hành cải tiến trang
thiết bị, thay thế các linh kiện hay mở rộng tính năng của thiết bị.
• Thông tin để đánh giá: là các thông tin mới nhất về thành phần công nghệ, các
xu thế phát triển và các thành tựu có liên quan.

v1.0012104210 26
Powered by TOPICA
4.2.4. MỨC ĐỘ PHỨC TẠP CỦA CÔNG NGHỆ - TỔ CHỨC

Các cơ cấu tổ chức được sắp xếp theo các mức độ như sau:
• Cơ cấu đứng được: chủ sở hữu tự quản lý, đầu tư thấp, lao động ít, phương tiện
thông thường, lợi nhuận không đáng kể.
• Cơ cấu đứng vững: làm chủ được phương tiện, có khả năng nhận hợp đồng từ
các tổ chức cao hơn, ...
• Cơ cấu mở mang: có kinh nghiệm chuyên môn, quản lý có nền nếp, có chuyên
gia cho từng lĩnh vực, lợi nhuận trung bình.
• Cơ cấu bảo toàn: có khả năng tìm kiếm sản phẩm mới, thị trường mới, sử dụng
được các phương tiện cao cấp, lợi nhuận trung bình.
• Cơ cấu ổn định: liên tục cải tiến chất lượng và chủng loại sản phẩm, liên tục
nâng cấp phần kỹ thuật.
• Cơ cấu nhìn xa: thường xuyên cải tiến và đổi mới sản phẩm, ...
• Cơ cấu dẫn đầu: sẵn sàng chuyển giao công nghệ theo chiều dọc, chú trọng đầu
tư cho nghiên cứu cơ bản, lợi nhuận cao.

v1.0012104210 27
Powered by TOPICA
4.3. TRÌNH ĐỘ HIỆN ĐẠI CỦA CÁC THÀNH PHẦN CÔNG NGHỆ

Được xác định qua sự so sánh chúng với các thành phần tương ứng, thông qua các
chỉ tiêu:
• T: đánh giá bằng chỉ tiêu hiệu năng kỹ thuật (ký hiệu là P) với các tiêu chuẩn: Độ
chính xác cần có của trang thiết bị; Giá trị của phần kỹ thuật xét về mặt ứng dụng
khoa học và bí quyết công nghệ; ...
• H: đánh giá bằng chỉ tiêu khả năng công nghệ (ký hiệu là C) với các tiêu chuẩn:
Tiềm năng sáng tạo; Sự cầu tiến; ...
• I: đánh giá bằng chỉ tiêu là tính thích hợp của thông tin (ký hiệu là A) với các tiêu
chuẩn: Khả năng tìm kiếm thông tin một cách dễ dàng; Số lượng mối liên kết; Khả
năng cập nhật; ...
• O: đánh giá bằng chỉ tiêu là tính hiệu quả của tổ chức (ký hiệu là E) với các tiêu
chuẩn như: Khả năng lãnh đạo của tổ chức; Mức độ tự quản của các thành viên,...

v1.0012104210 28
Powered by TOPICA
4.4. CHU TRÌNH SỐNG CỦA CÔNG NGHỆ

Lợi nhuận

I: Giai đoạn nghiên cứu – triển khai


II: Giai đoạn áp dụng
III: Giai đoạn phổ biến
IV: Giai đoạn thay thế

I II III IV

Thời gian

Hình 1. 1. Chu trình sống của công nghệ

v1.0012104210 29
Powered by TOPICA
4.4. CHU TRÌNH SỐNG CỦA CÔNG NGHỆ (tiếp theo)

Mối quan hệ của chu trình phát triển công nghệ và thương mại quốc tế:

Giai đoạn
phôi thai

Hình 1. 2. Chu trình sống và phát triển của công nghệ

v1.0012104210 30
Powered by TOPICA
CÂU HỎI THẢO LUẬN

Sự khác biệt giữa công nghệ và khoa học?

v1.0012104210 31
Powered by TOPICA
5. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG NGHỆ

5.1. Khoa học

5.2. Các giai đoạn biến đổi trong công nghệ

5.3. Năng lực công nghệ

5.4. Thị trường

v1.0012104210 32
Powered by TOPICA
5.1. KHOA HỌC

Hình 1.3: Khoa học và Công nghệ: Bản chất và Mối quan hệ

v1.0012104210 33
Powered by TOPICA
5.2. ẢNH HƯỞNG CÁC NHÂN TỐ KHÁC

• Các giai đoạn biến đổi CN: Khi một khâu, một yếu tố của quá trình này hoặc bản
thân quá trình này có sự thay đổi sẽ dẫn đến thay đổi về công nghệ. Mức độ thay
đổi các giai đoạn biến đổi trong công nghệ là thước đo của trình độ công nghệ.
• Năng lực CN: Các thành phần của công nghệ khác nhau sẽ dẫn đến năng lực công
nghệ khác nhau.
• Thị trường: Thị trường là nơi kích thích sản xuất và công nghệ phát triển đáp ứng
nhu cầu thực tế của xã hội và thị trường cũng chính là nơi tiêu thụ các sản phẩm
công nghệ.

v1.0012104210 34
Powered by TOPICA
6. MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHỆ

6.1. Khái niệm chung về môi trường công nghệ

6.2. Những nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến môi trường CN

v1.0012104210 35
Powered by TOPICA
6.1. KHÁI NIỆM

• Môi trường CN là toàn bộ các yếu tố tác động đến CN bao gồm các yếu tố về kinh
tế, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, pháp luật, dân số, tài nguyên, sinh thái,...
• Môi trường CN của một quốc gia là khung cảnh quốc gia, trong đó diễn ra các hoạt
động CN.
• Các yếu tố của môi trường xung quanh CN có tác dụng thúc đẩy hay kìm hãm quá
trình phát triển CN.
• Góp phần giải thích các vấn đề nảy sinh trong quá trình phát triển CN.

v1.0012104210 36
Powered by TOPICA
6.2. NHỮNG NHÂN TỐ CƠ BẢN ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG
CÔNG NGHỆ

Nguồn lực và phương


tiện vật chất

Con người

Sự tích lũy kinh nghiệm Công


và tri thức nghệ

Tính hiệu quả của cơ


cấu tổ chức

Sự hỗ trợ của nền văn


hóa và chính sách CN

v1.0012104210 37
Powered by TOPICA
6.2. NHỮNG NHÂN TỐ CƠ BẢN ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG
CÔNG NGHỆ (tiếp theo)

Nguyên nhân của tình trạng trình độ công nghệ thấp tại các nước đang phát triển là do:
• Cơ sở hạ tầng công nghệ, đặc biệt là phương tiện vật chất còn thiếu.
• Thiếu các nhà khoa học và công nghệ giỏi.
• Sự tích lũy kinh nghiệm và kiến thức khoa học công nghệ không đáng kể do có sự
tập trung vào khoa học công nghệ muộn hơn các nước phát triển.
• Hệ thống phát triển khoa học và công nghệ có cơ cấu chưa phù hợp.
• Các chính sách về công nghệ và khoa học chưa được quan tâm ưu tiên đúng mức.
• Tư duy và nhận thức về việc phát triển công nghệ còn hạn chế.

v1.0012104210 38
Powered by TOPICA
TÓM LƯỢC BÀI

• Công nghệ là sản phẩm do con người tạo ra để tạo ra của cải vật
chất. Khái niệm công nghệ đã được sử dụng rộng rãi trên thế giới
nhưng hiện chưa có định nghĩa thống nhất về công nghệ.
• Một công nghệ dù đơn giản hay phức tạp cũng cần phải có đủ bốn
thành phần có tác động qua lại lẫn nhau để tạo ra quá trình biến đổi
như mong muốn. Bốn thành phần cơ bản: Kỹ thuật, Con người, Tổ
chức và Thông tin.
• Mỗi công nghệ đều có các đặc trưng cơ bản. Khi nghiên cứu, chúng ta
cần nắm vững các đặc trưng này.
• Công nghệ ảnh hưởng đến môi trường xung quanh công nghệ. Tuy
nhiên, công nghệ cũng chịu sự tác động của một số yếu tố như khoa
học, tổ chức, các giai đoạn biến đổi công nghệ,...

v1.0012104210 39
Powered by TOPICA

You might also like