You are on page 1of 9

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

MÔN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

BÀI THUYẾT TRÌNH VÀ BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC

NHÓM 2

STT Họ và tên Phân công công việc


1 Nguyễn Ngọc Thu Uyên Lên ý tưởng, làm Power Point, thuyết
trình
2 Nguyễn Thị Cát Tường Thu thập thông tin
3 Nguyễn Thị Mỹ Duyên Thu thập thông tin, thuyết trình
4 Vũ Ngọc Duy Thu thập thông tin
5 Nguyễn Đăng Duy Thu thập thông tin
I. Mở đầu

https://tienphong.vn/truong-dh-bach-khoa-tphcm-len-tieng-vu-gs-phan-thanh-son-nam-
bi-to-gian-lan-nghien-cuu-post1318967.tpo

Ở tiết học trước, thầy đã giới thiệu cho chúng ta một vài bài báo viết về trường hợp giáo
sư Phan Thanh Sơn Nam bị tố là đạo văn trong nghiên cứu vì GS đã sử dụng lại chính số
liệu cũ của mình để thực hiện công trình nghiên cứu mới

Trong môi trường học thuật, đạo văn được coi là hành động thiếu trung thực và vi phạm
đạo đức rất nghiêm trọng. Các tác giả bị phát hiện liên quan đến đạo văn có thể chịu
những hậu quả rất lớn liên quan tới công trình nghiên cứu và vị trí của họ trong công
việc. Tuy nhiên, đôi khi người nghiên cứu dù vô tình hay cố ý vẫn gặp phải những lỗi đạo
văn trong công trình của mình. Điển hình là trường hợp của GS Phan Thanh Sơn Nam.

Sau đây, mời các thầy và các bạn cùng theo dõi buổi thuyết trình của nhóm mình để có
thể hiểu rõ về đạo văn, các biểu hiện và cách phòng tránh để không mắc phải những sai
lầm đáng tiếc trong quá trình NCKH.

II. Khái niệm:


2.1. Nghiên cứu khoa học là gì ?

Nghiên cứu là tìm kiếm câu trả lời một cách khoa học cho các câu hỏi được đặt ra
NCKH là quá trình xác định, thu thập, phân tích, tổng hợp và cung cấp những dữ
liệu, thông tin, và hiểu biết có chiều sâu có liên quan cho những người ra quyết
định chọn lựa hành động phù hợp, tối đa hóa hiệu quả của tổ chức.
2.2. Đạo văn là gì ?

Đạo văn ở mức độ nghiên cứu khoa học sinh viên được hiểu là sử dụng công trình
hay tác phẩm của người khác, lấy ý tưởng của người khác, sao chép nguyên bản từ
ngữ của người khác mà không ghi nguồn, sử dụng cấu trúc và cách lí giải của
người khác mà không ghi nhận họ, và lấy những thông tin chuyên ngành mà đề rõ
nguồn gốc.
Đạo văn được xem là hành vi thiếu trung thực về mặt học thuật và vi phạm đạo
đức rất nghiêm trọng. Ở cấp độ sinh viên, đạo văn sẽ khiến kết quả nghiên cứu bị
hủy bỏ tùy thuộc vào mức nghiêm trọng của hành vi. Ở cấp độ nghiên cứu chuyên
nghiệp, người đạo văn có thể bị buộc thôi việc, thu hồi công trình đã công bố hoặc
hủy chức danh.
III. Biểu hiện:

3.1. Trường hợp không dẫn nguồn

Các trường hợp sau đây, khi người viết lấy ý tưởng của người viết khác mà không dẫn
nguồn thì được xem là đạo văn:

Người viết sử dụng toàn bộ công trình nghiên cứu của người khác thành
của mình

Người viết sao chép bố cục, cách phân bố các đoạn văn từ một nguồn mà
không chỉnh sửa lại

Người viết cố tình đi chép mọi nguồn tài liệu khác nhau, biên tập và đối
chéo các câu sao cho nội dung bài nghiên cứu hợp lý
Mặc dù người viết giữ lại các nội dung quan trọng của nguồn, nhưng người
đó vẫn sửa lại một vài câu từ bằng cách thay thế từ đồng nghĩa

Người viết lấy bài nghiên cứu trước của mình để phục vụ cho bài nghiên
cứu mới. Không có sự khác nhau giữa bài nghiên cứu mới và bài nghiên
cứu ví dụ:

Công trình nghiên cứu khoa học cấp trường năm 2017 mang tên "Hoàn thiện quy định
của pháp luật về bán hàng đa cấp ở Việt Nam" do nhóm TS Đặng Công Tráng chủ
nhiệm và các thành viên TS Vũ Thế Hoài, ThS Nguyễn Thị Hải Vân, Trường ĐH
Công nghiệp TP.HCM được cho là sao chép luận văn của thạc sĩ và bài nghiên cứu
của nhiều người khác.

Theo tố cáo, nhóm nghiên cứu này gần như sao chép hoàn toàn luận văn thạc sĩ luật
học "Hoàn thiện pháp luật về bán hàng đa cấp tại Việt Nam theo kinh nghiệm một số
nước trên thế giới", chuyên ngành luật kinh tế, khoa Luật (ĐHQG Hà Nội) năm 2014,
của tác giả Vũ Văn Tú, do TS Vũ Quang hướng dẫn.

Ngoài ra, nghiên cứu này cũng sao chép luận văn của nhiều người khác. Cụ thể tiểu
mục 1.1.2 "Đặc điểm của bán hàng đa cấp" trong đề tài nghiên cứu tiếp tục sao chép
lại bài viết "Hành vi bán hàng đa cấp bất chính theo Luật cạnh tranh năm 2004 và
kiến nghị" của ThS Lê Văn Sua đăng trên mục Nghiên cứu - Trao đổi của cổng thông
tin điện tử  Bộ Tư pháp ngày 28/3/2017.

Còn tiểu mục 3.3 "Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về bán hàng đa cấp" trong đề
tài nghiên cứu của nhóm TS Tráng chép lại bài viết "Hoàn thiện pháp luật nhằm quản
lý hiệu quả hoạt động bán hàng đa cấp" của ThS Lê Bí Bo - giảng viên Học viện Cán
bộ TP.HCM - đăng trên tạp chí Dân Chủ Và Pháp Luật.( trích Vietnam.net)

3.2. Trường hợp có dẫn nguồn

Trong các trường hợp sau đây khi người viết sử dụng bài viết của người khác có ghi
nguồn nhưng vẫn bị xem là đạo văn:
Người viết có ghi tên tác giả nhưng quên việc điền thông tin cụ thể để dẫn
chứng về đoạn dẫn nguồn tham khảo như năm xuất bản, trang, chương
mục…

Người viết cung cấp thông tin sai sự thật có liên quan đến các nguồn tài liệu
tham khảo.

Người viết có ghi trích nguồn nhưng lại quên dấu trích dẫn, dù đoạn đó dù
đoạn đó được sao chép từng từ một hay gần như thế . Mặc dù đã cung cấp
đầy đủ thông tin cơ bản cho nguồn dẫn nhưng người viết bị cho là không
tôn trọng đến bản gốc và bản dịch

Trong một số trường hợp, người viết chỉ dẫn nguồn ở một vài nội dung
tham khảo cơ bản. Mặc dù tiếp tục sử dụng các nội dung khác của cùng một
nguồn này để viết bài nhưng người viết không tiếp tục trích dẫn

IV. Nguyên nhân dẫn đến đạo văn:

Vậy điều gì đã khiến cho mọi người phạm vào lỗi sai này ?. Nguyên nhân dẫn đến hành
vi đạo văn được chia thành hai nhóm bao gồm:

Nguyên nhân chủ quan: do thiếu và yếu về kỹ năng nghiên cứu khoa học, thiếu
nhận thức về việc trích dẫn công trình, công việc của người khác.
Nguyên nhân khách quan: áp lực, phương tiện Internet, thiếu khuyến cáo từ môi
trường/ tổ chức làm việc hay nhà trường).
Ví dụ: Sinh viên vì thiếu kĩ năng và nhận thức về việc đạo văn mà khi làm các bài
tiểu luận đã sao chép hoàn toàn các bài nghiên khác trên mạng.

V. Cách phòng tránh đạo văn

5.1. Các trường hợp cần trích dẫn nguồn

Để phòng tránh đạo văn, ta nên ghi nhớ rằng phải luôn trích dẫn nguồn khi sử dụng câu
văn, dữ liệu thống kê, biểu đồ, hình ảnh, kết quả nghiên cứu… của người khác. Có thể kể
đến ba trường hợp:
 Lấy nguyên văn một câu hay đoạn văn: Mayer (2004) “Khi khách hàng có sự
tin tưởng vào ngân hàng, một mối quan hệ bền chặt sẽ được thiết lập, và hệ quả
của nó là sự trung thành của khách hàng đối với ngân hàng”. Câu trong ngoặc kép
là nguyên văn của bài nghiên cứu, trong trường hợp người viết lấy nguyên văn
trong một nghiên cứu trước đó, các câu văn cần để trong dấu ngoặc kép.

 Trích những dữ liệu thống kê: Tính từ 16h ngày 23/02 đến 16h ngày 24/02, trên
Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 69.128 ca nhiễm mới,
trong đó 9 ca nhập cảnh và 69.119 ca ghi nhận trong nước (tăng 8.781 ca so với
ngày trước đó) tại 62 tỉnh, thành phố. ( Sức khỏe đời sống)

 Trong trường hợp tác giả không lấy nguyên văn cách diễn giải của tác giả khác mà
chỉ viết lại ý chính của họ, nội dung trình bày sẽ không cần để trong dấu ngoặc
kép nhưng vẫn cần trích dẫn đầy đủ. Khi đó, người viết cần phải có kĩ năng để tự
diễn giải thông tin gốc.

Quá trình diễn giải lại của tác giả khác trải qua ba bước:

Bước 1: Đọc kĩ đoạn/câu cần tham khảo, ghi lại những từ/ý chính, theo dạng gạch
đầu dòng, cất nguồn đi.
Bước 2: Viết lại câu văn/đoạn văn theo những ý chính đã có bằng ngôn ngữ của
riêng mình. Có 3 cách để diễn giải thông tin hay câu văn gốc là thay đổi cấu trúc
câu văn, dùng những từ đồng nghĩa và thay đổi dạng của câu văn:
 Thay đổi cấu trúc câu văn

Khi sử dụng cách này, tác giả cần phải đọc đoạn văn gốc vài lần cho đến khi hiểu
được ý nghĩa, rồi sau đó viết lại bằng cách diễn đạt của mình.

Ví dụ như thay vì sử dụng định nghĩa gốc của Smith (2010) là : “Thay vì sử dụng
EFA để ước lượng mô hình, chúng tôi sử dụng CFA để kiểm định ý nghĩa các
nhân tố và chọn ra nhân tố phù hợp nhất”. Ta có thể viết lại thành: Có hai phương
pháp chính là EFA và CFA, nhưng nghiên cứu của Smith (2010) cho thấy CFA là
phương pháp tốt nhất để kiểm định và chọn ra nhân tố phù hợp.
 Dùng từ đồng nghĩa

Đôi khi nội dung gốc sử dụng câu rất ngắn nên việc viết lại có thể gặp khó khăn.
Trong trường hợp này, có thể thay thế những từ đồng nghĩa.

Giả như thay vì viết đúng theo định nghĩa gốc của Kennes (2000): “Lạm phát giảm
dẫn tới lãi suất giảm”. Thì chúng ta hoàn toàn có thể viết lại là : Sự suy giảm của
lạm phát sẽ gây ra sự suy giảm của lãi suất (Kennes, 2000).

 Thay đổi cách dạng của câu văn

Thông thường một câu văn ngắn có thể thay thế bằng cách đổi từ văn thụ động
sang chủ động (hay ngược lại) và thay đổi từ.

Như chúng ta có định nghĩa gốc của Clinton (1996): “Gia tăng đầu tư công sẽ giúp
phát triển kinh tế”. Thì có thể viết lại: Sự phát triển kinh tế có thể được thúc đẩy
bởi sự gia tăng trong các khoản đầu tư công (Clinton, 1996).

Bước 3: Nhớ ghi nguồn tham khảo theo đúng quy định trích dẫn.
5.2. Các trường hợp không cần trích dẫn nguồn

Ai cũng biết rằng bất cứ tác giả đề cập đến thông tin từ ngoài thì tác giả phải trích dẫn
nguồn thông tin. Nhưng cũng có trường hợp tác giả không cần phải đề nguồn. Có hai
trường hợp chính:

Lí luận, ý tưởng hay thông tin của chính tác giả. Trường hợp này quá hiển
nhiên. Nếu là phát kiến của chính tác giả thì không cần trích dẫn.
Thông tin là một “common knowledge”, tức hiểu theo nghĩa “nhiều người
biết”. Những thông tin được xem là kiến thức phổ quát thì không cần trích dẫn.
Mặc dù không có tiêu chí cụ thể thế nào là kiến thức phổ quát, nhưng có 2 tiêu chí
thường được sử dụng thường xuyên là: lượng thông tin và sự phổ biến. Trước
hết là lượng thông tin. Nhiều chuyên gia cho rằng một thông tin được xem là phổ
quát nếu thông tin đó có thể tìm thấy từ 5 nguồn độc lập. Kế đến là tiêu chí về phổ
biến liên quan đến thông tin đó đã được nhiều người trong chuyên ngành biết hay
chấp nhận.
Ví dụ câu “Lý thuyết bàn tay vô hình của Adam Smith” được xem là một kiến thức phổ
biến và tác giả không cần trích dẫn. Nhưng nếu viết “Lý thuyết bàn tay vô hình không
hiệu quả vì sự điều tiết chậm và không hoàn hảo của thị trường” thì cần phải trích dẫn,
bởi vì có đề cập đến quan điểm còn tranh cãi.

5.3 Trường hợp khác:

Ngoài các phương pháp kể trên, chúng ta có thể sử dụng các phần mềm check đạo văn để
kiểm tra lại bài nghiên cứu của mình. Bên cạnh đó, thay vì chỉ tham khảo các nghiên cứu,
công trình của người khác thì chúng ta cũng nên cố gắng tạo ra sự riêng biệt bằng cách
đóng góp chất xám của bản thân vào trong đó. Ta có thể phát triển thêm từ nghiên cứu đó
để bài viết của bạn sâu sắc hơn, hoặc cũng có thể phản biện lại những ý kiến của tác giả
ngay trong bài viết để thể hiện sự đánh giá, phân tích của bạn, giúp cho bài biết trở nên
khác biệt và không bị trùng lặp.

Nói ngắn gọn thì dù cho có rất nhiều cách để tránh đạo văn nhưng cách hiệu quả nhất bạn
có thể áp dụng đó chính là thực sự hiểu vấn đề và phát triển chúng theo suy nghĩ và đánh
giá của mình. Bởi bài viết càng có nhiều màu sắc và dấu ấn cá nhân thường sẽ được đánh
giá cao và tất nhiên sẽ không phải lo lắng bị mắc lỗi đạo văn nếu như bạn tuân thủ các
quy tắc trích dẫn.

V. Phân biệt đạo văn và cảm hứng

Cảm hứng là “cảm” xúc thúc đẩy bạn có “hứng” thú để thực hiện một điều gì đó. Nếu bạn
đọc một tác phẩm rồi muốn xắn tay áo lên để viết ra một sản phẩm của riêng mình thì lúc
này bạn đã được tác phẩm đó “truyền cảm hứng” để sáng tạo. Ví dụ như khi bạn đi đến
bãi biễn, nghe tiếng sóng vỗ, chim kêu cảm xúc và các ý tưởng của bạn bỗng dâng trào và
bạn muốn viết nên một câu chuyện hay một bài thơ thì có thể nói những sự vật xung
quanh này đã truyền cảm hứng sáng tác cho tâm hồn thi sĩ bên trong bạn. Nhìn chung,
cảm hứng không chỉ có ý tưởng mà còn bao gồm cả cảm xúc.
Ngược lại, đạo văn lại xoay quanh ý tưởng và cách triển khai ý tưởng đó. Giả sử như bạn
vừa đọc xong một tác phẩm, bạn cảm thấy nó hay và muốn viết như vậy, câu chuyện của
bạn sau khi viết ra lại có những tình tiết y xì như tác phẩm bạn đã đọc trước đó thì gọi là
đạo văn hay như trong thi ca Việt Nam có nhiều câu thơ mô tả tiếng chim nhưng nếu bạn
cố tình (có cảm hứng) để bắt chước cách đặt vấn đề của một tác giả khác thì đạo vẫn là
đạo.

You might also like