You are on page 1of 15

ĐỀ THI HSG LỚP 9 – NĂM HỌC 2020 – 2021

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THỊ HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 9 NĂM HỌC
BẮC NINH 2020 – 2021
ĐỀ CHÍNH THỨC Môn thi: Hóa học
(Đề thi gồm có 02 trang, gồm 6 câu) Thời gian làm bài: 150 phút
Ngày thi: 18/3/2021
Câu 1: (4,0 điểm)
1. Giải thích, viết phương trình hóa học minh họa (nếu có) trong các trường hợp áu:
a) Vật dụng bằng nhôm bền trong không khí (có mặt O2) và nước (H2O) nhưng lại kém bền trong môi trường axit
(chẳng hạn như HCl) và bazơ (chẳng hạn như NaOH). Tuy nhiên người ta vẫn có thể sử dụng bình nhôm để đựng H2SO4
đặc nguội
b) Trong PTN, nếu nhiệt kế thủy ngân bị vỡ, người ta thường rắc bột lưu huỳnh lên trên.
2. Đốt cháy hoàn toàn a gam bột lưu huỳnh rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ hết vào 100 mL dung dịch NaOH có
nồng độ b mol/L thu được dung dịch X. Chia dung dịch X thành 2 phần bằng nhau
- Phần 1 cho tác dụng với dung dịch CaCl2 dư thu được c gam kết tủa
- Phần 2 cho tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 thu được d gam kết tủa
Biết d > c, các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tìm biểu thức liên hệ giữa a và b.
3. Cho hỗn hợp X gồm 3 muối tan: MgSO4, FeSO4 và Fe2(SO4)3. Trong hỗn hợp X, nguyên tố oxi chiếm 48,485% về khối
lượng. Cho 39,6 gam hỗn hợp X tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư (không có không khí) thu được m gam kết
tủa. Tính giá trị của m?.
Câu 2: (4,0 điểm)
1. A, B, C là ba chất hữu cơ có CTPT khác nhau trong số các công thức C2H4, C3H6O2, C3H8O và có các tính chất:
- A, C tác dụng được với Na
- B làm mất màu dung dịch brom
- A tác dụng được với dung dịch NaOH
Viết CTCT của A, B, C và phương trình hóa học minh họa các tính chất nêu trên
2. Từ tinh bột, các chất vô cơ cần thiết và các điều kiện có đủ, hãy viết các phương trình hóa học điều chế: etyl axetat;
PVC, brombenzen.
3. Viết CTCT của các chất có công thức C5H10.
Câu 3: (3,0 điểm)
Cho 26,91 gam kim loại M vào 700 mL dung dịch AlCl3 0,5M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được V lít
H2 (đktc) và 17,94 gam kết tủa. Xác định kim loại M và tính V
Câu 4: (3,0 điểm)
Hỗn hợp X gồm 3 hiđrocacbon mạch hở có công thức tổng quát dạng CnH2n+2 hoặc CmH2m, biết 2 chất trong X có
thể tích bằng nhau.
Trộn m gam hỗn hợp X với 0,9072 lít O2 thu được 1,2208 lít hỗn hợp khí Y. Bật tia lửa điện để đốt cháy hoàn
toàn Y chỉ thu được hỗn hợp khí và hơi Z, hấp thụ Z vào dung dịch Ca(OH)2 0,02M thu được 2 gam kết tủa và khối lượng
dung dịch giảm 0,35 gam. Đun nóng dung dịch này lại thu được thêm 0,2 gam kết tủa nữa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn
toàn, các khí đo ở đktc
a) Tính m và thể tích dung dịch Ca(OH)2 đã dùng
b) Xác định CTPT và tính % thể tích của hỗn hợp X.
Câu 5: (4,0 điểm)
1. Hỗn hợp A gồm NaOH, Na2CO3, Na2SO4. Lấy 10,54 gam A hòa tan hết bằng nước cất thu được dung dịch B. Thêm từ
từ dung dịch HCl 0,25M vào dung dịch B cho đến khi bọt khí vừa bắt đầu xuất hiện thì ngừng, thấy hết 440mL HCl. Mặt
khác, khi cho 0,195 mol hỗn hợp A tác dụng với dung dịch BaCl2 dư, thu được 21,765 gam kết tủa
a) Xác định khối lượng từng chất trong 10,54 gam hỗn hợp A
b) Nếu nhỏ từ từ từng giọt dung dịch B ở trên vào dung dịch có chứa 0,08 mol HCl thu được V lít khí CO2 (đktc).
Tính V
2. Cho 25,00 gam một muối cacbonat trung hòa phản ứng hết trong dung dịch HCl 7,3% (vừa đủ) thu được dung dịch
muối có nồng độ 10,511%. Khi làm lạnh dung dịch này thu được 26,28 gam muối X và nồng độ phần trăm của muối
trong dung dịch còn lại là 6,07%. Xác định công thức muối X.
Câu 6: (2,0 điểm)
Hỗn hợp X gồm các hiđrocacbon mạch hở: CH4, C2H4, C3H4, C4H4. Nung nóng 6,72 lít hỗn hợp E chứa X và H2
có mặt Ni làm xúc tác thu được hỗn hợp F có tỉ khối so với hiđro bằng 19. Dẫn toàn bộ F qua bình đựng dung dịch nước
brom dư thấy lượng brom phản ứng là a gam, đồng thời khối lượng bình tăng thêm 3,68 gam. Khí thoát ra khỏi bình (hỗn
hợp khí T) có thể tích 1,792 lít và chỉ chứa các hiđrocacbon. Đốt cháy toàn bộ T thu được 4,32 gam nước. Tính giá trị của
a.
Biết thể tích các khí đo ở đktc, các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THỊ HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 9
QUẢNG TRỊ NĂM HỌC 2020 – 2021
ĐỀ CHÍNH THỨC Môn thi: Hóa học
(Đề gồm 1 trang, 4 câu) Thời gian làm bài: 150 phút Ngày thi: 25/3/2021
Câu 1: (5,0 điểm)
1. Dự đoán hiện tượng và viết ptpứ xảy ra trong các thí nghiệm:
a) Sục khí SO2 vào dung dịch nước Br2
b) Cho Na2SO3 vào dung dịch KMnO4, NaHSO4
c) Cho FeCl2 vào dung dịch chứa hỗn hợp dư gồm H2SO4 loãng và KMnO4
2. Hỗn hợp rắn gồm Al, Fe2O3, Cu và Al2O3. Trình bày phương pháp hóa học để tách riêng các chất mà
không làm thay đổi khối lượng của mỗi chất. Viết ptpứ xảy ra
3. Cho hỗn hợp gồm Mg, Cu tác dụng với dung dịch hỗn hợp chứa 0,06 mol AgNO3 và 0,05 mol
Cu(NO3)2, thu được dung dịch A và chất rắn B. Cho dung dịch A tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc
lấy kết tủa, nung trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 6,0 gam hỗn hợp hai oxit. Cho B
tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng, dư thu được 0,04 mol SO2. Biết các phản ứng xảy ra hoàn
toàn. Tính số mol Mg, Cu trong hỗn hợp ban đầu.
4. Cho FeCO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch HNO3, thu được dung dịch X và 16,2 gam hỗn hợp khí
CO2 và NO. Cho m gam Cu tan hết trong dung dịch Y, thu được dung dịch Z chứa 3 chất tan có tỉ lệ
mol 1:2:3. Viết các ptpứ và tính m.
Câu 2: (4,5 điểm)
1. Có 5 chất rắn đựng trong 5 lọ riêng biệt không nhãn là: Na2CO3, NaCl, NH4Cl, NaOH, hỗn hợp
NaCl + Na2CO3. Hãy nhận biết 5 lọ bằng phương pháp hóa học. Viết ptpứ
2. Cho 3,31 gam hỗn hợp X gồm Al, Fe, Cu tác dụng với dung dịch HCl dư thu đươc 0,035 mol H2.
Mặt khác, nếu cho 0,12 mol X tác dụng với Cl2 dư, đun nóng thu được 17,27 gam chất rắn Y. Tính số
mol các chất trong 3,31 gam hỗn hợp X.
3. Cho dung dịch chứa 19 gam muối clorua của một kim loại (hóa trị II) tác dụng vừa đủ với dung dịch
chứa 22 gam muối sunfua thu được 11,6 gam kết tủa. Xác định công thức 2 muối
Câu 3: (4,5 điểm)
1. Cho lần lượt các chất rắn gồm FeS2, NaCl, NaBr, NaI phản ứng với dd H2SO4 đặc, nóng, dư. Viết ptpứ
2. Trộn các cặp chất sau chứa trong dung dịch riêng biệt: natri cacbonat, amoni hiđrosunfat, nhôm
clorua, bari clorua, natri hiđroxit. Viết ptpứ xảy ra
3. Cho m gam hỗn hợp X gồm FexOy, Cu, CuO tác dụng với dung dịch HCl, kết thúc phản ứng, thu
được dung dịch Y (chỉ chứa muối) và còn lại 3,2 gam kim loại. Chia dung dịch Y thành 2 phần bằng
nhau
- Phần 1: Phản ứng vừa đủ với 500 mL dung dịch NaOH 0,5M
- Phần 2: Tác dụng hết với dung dịch AgNO3 dư thu được 43,975 gam kết tủa
Tính số mol mỗi chất trong X.
Câu 4: (6,0 điểm)
1. Hoàn thành các ptpứ theo sơ đồ chuyển hóa sau:
CH3COONa  CH4  X  Y  Z  T  Cao su Buna
2. Khi đốt cháy hoàn toàn m gam chất A (CxHyOz) cần dùng vừa đủ một khối lượng O2 bằng 8 lần khối
lượng oxi có trong A, thu được tỉ lệ mCO2:mH2O = 22:9. Biết A đơn chức và tác dụng với Na. Xác định
CTCT của A và viết ptpứ
3. Chia 44,8g một hỗn hợp gồm axit axetic, glixerol và etyl axetat thành ba phần bằng nhau.
- Phần 1: Tác dụng hết với Na, thu được 0,06 mol H2
- Phần 2: Tác dụng vừa đủ với 500 mL dung dịch NaOH 0,4M đun nóng
- Phần 3: Có khối lượng bằng phần 2, đem tác dụng hết với dd NaHCO3 dư, thu được 0,12 mol CO2.
Tính số mol mỗi chất trong phần 2.
4. Đốt cháy hoàn toàn 2,54 gam este E mạch hở, thu được 0,12 mol CO2 và 0,07 mol H2O. Biết rằng
0,1 mol E tác dụng vừa đủ với 200 mL dung dịch NaOH 1,5M, đun nóng, thu được một ancol (rượu)
và 28,2 gam một muối cacboxylic đơn chức. Xác định CTPT, CTCT của E.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THỊ HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 9
VĨNH LONG NĂM HỌC 2020 – 2021
ĐỀ CHÍNH THỨC Môn thi: Hóa học
Thời gian làm bài: 150 phút
Ngày thi: xx/3/2021
Câu I: (5,0 điểm)
1. Viết các ptpứ thực hiện dãy chuyển đổi hóa học sau, ghi rõ điều kiện (nếu có)
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7)
Na   Na2O   NaOH   NaCl   NaOH   Al(OH)3   Al2O3   Al
(8) (9) (10)
 Fe  FeCl3  Fe(NO3)3
2. Một muối vô cơ (X) gồm các nguyên tố Fe, S, O với thành phần % khối lượng các nguyên tố như
sau: 28% Fe , 48% O, 24%S. Xác định công thức hóa học của (X)
3. Có 5 dung dịch không nhắn chứa riêng biệt các chất NH4NO3, MgSO4, Na2CO3, NaNO3, Na2SO4.
Để xác định nhãn cho chúng, một học sinh lấy mỗi dung dịch một ít rồi cho vào 5 ống nghiệm được
đánh số từ 1  5. Thực hiện các thí nghiệm rồi ghi kết quả vào bảng sau:

Ghi chú: “”: kết tủa “”: có chất khí thoát ra “ – ”: không có hiện tượng
Dựa vào kết quả thí nghiệm trên, hãy xác định nhãn cho mỗi dung dịch và viết ptpứ xảy ra.
Câu II: (3,5 điểm)
1. Lần lượt thực hiện 4 thí nghiệm
- TN1: Nung nóng m1 gam KMnO4 ở nhiệt độ cao, thu được khí (A)
- TN2: Cho m2 gam MnO2 tác dụng với dung dịch HCl đặc, dư thu được khí (B)
- TN3: Cho m3 gam kim loại Cu tác dụng với H2SO4 đặc, dư thu được khí (C)
- TN4: Cho m4 gam muối NaHCO3 tác dụng với dung dịch HCl dư thu được khí (D)
a) Viết các ptpứ và xác định các chất (A), (B), (C), (D)
b) Khi thu được các khí (A), (B), (C), (D) với số mol bằng nhau. Hãy sắp xếp m1, m2, m3, m4
theo chiều tăng dần. Biết các pứ xảy ra hoàn toàn
2. Cho biết tổng số hạt n, p, e trong 2 nguyên tử của nguyên tố (A), (B) là 88, trong đó số hạt mang
điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 28 hạt. Số hạt mang điện của (A) ít hơn số hạt mang điện
của (B) là 22 hạt. Xác định nguyên tố (A), (B)
3. Hãy tính nồng độ phần trăm của dung dịch thu được trong mỗi trường hợp sau:
a) Hòa tan 2,24 lít (đktc) khí HCl vào 100 mL nước tạo thành dung dịch (A). Biết khối lượng
riêng của nước là 1g/mL
b) Hòa tan 2,3 gam Na vào 50 gam nước tạo thành dung dịch (B)
Câu III: (4,0 điểm)
1. Hỗn hợp (A) gồm các chất K2O, NaCl, Ca(NO3)2, KHCO3 có số mol bằng nhau. Cho hỗn hợp (A)
vào lượng nước có dư, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch (B). Xác định các
chất tan có trong dung dịch (B) và hiện tượng quan sát được khi cho khi cho 2 giọt phenolphtalein vào
dung dịch (B).
2. Hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch chứa 0,2 mol NaOH. Sau khi phản ứng kết
thúc thu được 200 mL dung dịch (C).
a) Viết các ptpứ và tính nồng độ mol các chất trong dung dịch (C)
b) Cô cạn (C) và nung đến khối lượng không đổi thì thu được bao nhiêu gam chất rắn
3. Hấp thụ hết V lít khí Cl2 (đktc) vào 300 mL dung dịch NaOH 1M ở nhiệt độ thường, sau khi phản
ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được dung dịch (X) chứa các chất tan có cùng nồng độ mol. Viết các ptpứ
và tính V.
Câu IV: (3,0 điểm)
1. Hãy viết các CTCT của C2H6O; C4H8
2. Nêu hiện tượng và giải thích khi đưa bình đựng hỗn hợp khí metan và clo ra ánh sáng, sau một thời
gian, cho nước vào bình lắc nhẹ rồi thêm vào một mẫu giấy quỳ tím (hình vẽ).
3. Đốt cháy 18,0 gam chất hữu cơ (A) cần một lượng vừa đủ 16,8 lít O2 (đktc). Sau khi phản ứng xảy
ra hoàn toàn thu được số mol CO2 gấp 1,5 lần số mol H2O. Hãy xác định CTPT của (A), biết tỉ khối
hơi của A đối với hiđro là 36.
Câu V: (3,0 điểm)
1. Cho biết dung dịch NaCl bão hòa ở 0oC có nồng độ 25,93%; còn ở 90oC có nồng độ 33,33%. Khi
làm lạnh 600 gam dung dịch NaCl bão hòa ở nhiệt độ 90oC xuống nhiệt độ 0oC thì khối lượng dung
dịch còn lại là bao nhiêu.
2. Cho 8,3 gam hỗn hợp (A) gồm Fe, Al vào 200 mL dung dịch CuSO4 1,05M. Sau khi phản ứng hoàn
toàn thu được 15,68 gam chất rắn (B) gồm 2 kim loại và dung dịch (C).
a) Viết ptpứ và tính khối lượng mỗi kim loại trong A
b) Thêm từ từ 300 mL dung dịch NaOH 1,5M vào dung dịch C thì xảy ra những phản ứng nào
và thu được bao nhiêu gam kết tủa
Câu VI: (1,5 điểm)
Hỗn hợp (A) gồm Al và kim loại R (hóa trị II). Hòa tan hoàn toàn 2,28 gam (A) trong dung dịch
H2SO4 loãng, dư thì thu được 2,464 lít khí H2 (đktc).
Mặt khác, khi cho 2,28 gam (A) vào 200 mL dung dịch NaOH 0,33M thì sau khi phản ứng kết
thúc, thu được dung dịch (B) và chất rắn (C). Khi cho quỳ tím vào dung dịch (B) thấy quỳ tím chuyển
sang màu xanh. Xác định kim loại R.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THỊ HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 9
BÀ RỊA – VŨNG TÀU NĂM HỌC 2020 – 2021
ĐỀ CHÍNH THỨC Môn thi: Hóa học
(Đề thi gồm có 02 trang, gồm 5 câu) Thời gian làm bài: 150 phút
Ngày thi: 23/3/2021
Câu 1: (4,0 điểm)
1.1. Viết phương trình hóa học thực hiện dãy chuyển hóa sau:
(1) (2) (3) (4) (5) (6)
MnO2   Cl2   FeCl3   Fe(OH)3   Fe2O3   Fe   Fe2 (SO4 )3
+(7) +(8)
AgCl Cu
1.2. Trình bày phương pháp hóa học để chứng minh sự có mặt của mỗi khí trong hỗn hợp sau: H2, CH4, C2H4,
CO2
Câu 2: (4,0 điểm)
2.1. Bằng phương pháp hóa học hãy:
a) Tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp NaCl, CaCl2, CaO
b) Tách riêng O2 ra khỏi hỗn hợp gồm O2, CO2, Cl2
2.2. Dung dịch A chứa x mol CuSO4 và y mol FeSO4. Xét 3 thí nghiệm sau:
- TN1: Thêm z mol Mg vào dung dịch A, sau phản ứng thu được dung dịch có 3 muối
- TN2: Thêm 2z mol Mg vào dung dịch A, sau phản ứng thu được dung dịch có 2 muối
- TN3: Thêm 3z mol Mg vào dung dịch A, sau phản ứng thu được dung dịch có 1 muối
a) Giải thích các thí nghiệm trên bằng phản ứng và tìm mối quan hệ giữa z với x và y trong từng thí
nghiệm trên.
b) Nếu x = 0,2; y = 0,3; z = 0,4. Tính khối lượng chất rắn thu được sau thí nghiệm.
Câu 3: (4,0 điểm)
3.1. Nung 8,56 gam hỗn hợp 2 muối cacbonat và sunfit của kim loại M hóa trị II, sau phản ứng thu được 4,592
gam chất rắn và hỗn hợp khí có tỉ khối hơi so với hiđro gần bằng 27,56. Hãy xác định tên kim loại M. Biết hiệu
suất của mỗi phản ứng là 80%
3.2. Hòa tan hoàn toàn 19,2 gam hỗn hợp A gồm Fe và kim loại R hóa trị II vào dung dịch HCl dư thu được
8,96 lít khí ở đktc. Mặt khác, khi hòa tan hoàn toàn 9,2 gam kim loại R trong 1000 mL dd HCl 1M thu được
dung dịch B, cho quỳ tím vào dd B thấy quỳ tím hóa đỏ.
a) Xác định tên kim loại R
b) Tính %khối lượng mỗi kim loại trong A
Câu 4: (4,0 điểm)
4.1. a) Dựa vào bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, hãy sắp xếp theo chiều:
- Giảm dần tính kim loại của các nguyên tố: Na, Al, Mg
- Tăng dần tính phi kim của các nguyên tố: Cl, P, S, Si.
b) Nguyên tố R có công thức hợp chất với hiđro là RH. Trong oxit bậc cao nhất, R chiếm 74,2% theo
khối lượng. Xác định tên nguyên tố R và cho biết vị trí của R trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
4.2. Một hỗn hợp X gồm hai hiđrocacbon A và B (MA < MB) thuộc cùng dãy đồng đẳng kế tiếp. Đốt cháy hoàn
toàn 10,2 gam hỗn hợp X rồi dẫn toàn bộ sản phẩm cháy lần lượt qua bình 1 đựng H2SO4 đặc (dư) và bình 2
đựng dung dịch Ba(OH)2 dư, thấy khối lượng bình 1 tăng 16,2 gam và bình 2 tăng 30,8 gam
a) Xác định X thuộc loại hiđrocacbon nào?
b) Tìm CTPT của A, B. Viết CTCT có thể có của B
b) Tính %V của mỗi chất trong hỗn hợp X.
Câu 5: (4,0 điểm)
5.1. Khi đại dịch Covid-19 bùng phát, nước rửa tay khô khan hiếm. WHO hướng dẫn cách tự chế tạo dung dịch
sát khuẩn đơn giản nhất là dùng công từ 60 – 75o pha cùng với một loại tinh dầu tạo mùi thơm là có thể có nước
rửa tay sử dụng tương đối an toàn. Giải thích vì sao cồn có khả năng sát khuẩn? Nếu dùng cồn lớn hơn 75o có
tốt hơn không? Vì sao?
5.2. a) Cho 100 mL rượu 5,75o vào 101,15 gam dung dịch axit axetic 12% thu được dung dịch A. Tính C%
trong dung dịch A, biết khối lượng riêng của rượu etylic là 0,8g/mL, của nước là 1,0g/mL)
b) Cho 25 gam dd Na2CO3 17% vào a gam dung dịch A thu được dung dịch B chứa 2,9% axit axetic.
Tách lấy rượu etylic và axit axetic từ dung dịch B rồi cho phản ứng este hóa thu được hỗn hợp chứa 31,62%
axit axetic. Tính a và hiệu suất phản ứng este hóa (Giả sử các chất lỏng không bay hơn trong các phản ứng và
chất xúc tác có khối lượng không đáng kể).
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI HỌC SINH GIỎI THCS CẤP TỈNH
TỈNH BÌNH DƯƠNG NĂM HỌC 2020 - 2021
------------------------- Môn thi: Hóa học
ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 150 phút. Ngày thi: 15/03/2021
(Đề gồm 02 trang, 05 câu)
Câu I (5,0 điểm)
1. Thế nào là độ tan? Thế nào là dung dịch bão hòa; chưa bão hòa; quá bão hòa?
2. a, Tính thể tích (theo ml) dung dịch H2SO4 98% (d = 1,83 g/cm3) cần dùng để pha được 500ml
dung dịch H2SO4 0,1M. Nêu các bước pha chế dung dịch trên trong phòng thí nghiệm.
b, Pha chế 35,8 gam dung dịch CuSO4 bão hòa ở 1000C. Đun nóng dung dịch này cho đến khi
có 17,86 gam hơi nước thoát ra, sau đó để nguội đến 200C. Tính số gam tinh thể CuSO4.5H2O kết tinh
đã tách ra khỏi dung dịch. Biết độ tan của CuSO4 ở 200C và 1000C lần lượt là 20,7 và 75,4 gam.
3. Hãy xác định công thức hoá học của các hợp chất vô cơ A, B, C và viết phương trình phản ứng
đã xảy ra theo sơ đồ dưới đây:
Na2CO3

B C

Câu II (5,0 điểm)


1. Một chất nổ siêu nhạy có công thức phân tử HgC2N2O2. Khi phát nổ, phân hủy tạo thành ba
sản phẩm: hai trong số đó là các chất khí ở điều kiện thường; hai trong số đó là các đơn chất. Hãy lập
luận và đề xuất công thức cả ba sản phẩm này.
2. Cho 100ml dung dịch A chứa Ba(OH)2 1,5M và NaOH xM. Hòa tan 20,52 gam Al2(SO4)3 vào
dung dịch A thì thu được kết tủa B. Tìm điều kiện xM để khối lượng kết tủa thu được là lớn nhất, nhỏ
nhất? Tính khối lượng B thu được trong các điều kiện đó?
3. Nung nóng m gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, Cu trong O2 dư, thu được 5,512 gam hỗn hợp Y
gồm các oxit. Hòa tan hết Y bằng lượng vừa đủ dung dịch HCl 0,75M và H2SO4 0,25M; thu được dung
dịch chứa 12,792 gam hỗn hợp muối trung hòa. Tìm m, biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.

Câu III (3,5 điểm)


1. Vì sao cồn (dung dịch rượu etylic) có thể được dùng để sát trùng. Vì sao dung dịch cồn có độ
cồn là 750 (không quá cao, không quá thấp) thì có tác dụng sát trùng tốt nhất?
2. Hợp chất C6H6 có phải là benzen không? Từ kết luận đó cho biết C6H6 có làm mất màu dung
dịch nước brom hay không? Viết phương trình hoá học minh họa.
3. Cho m gam hỗn hợp X gồm axit axetic, axit fomic và axit oxalic tác dụng với NaHCO3 (dư) thì
thu được 15,68 lít khí CO2 ở điều kiện tiêu chuẩn (đktc). Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam X cần
8,96 lít khí oxi (đktc), thu được y gam khí CO2 và 10,8 gam nước. Tính m và y?
Câu IV (4,0 điểm) Nhiều nhà địa chất, thợ săn hoặc những người quản lí rừng đôi khi mô tả về sự xuất
hiện của những tiếng nổ nhỏ ở các bãi bồi và đầm lầy bởi “khí đầm lầy”. Thành phần chính của khí
đầm lầy được biết là khí A, được tạo thành trong quá trình phân hủy kị khí của thực vật chết (“Quá
trình phân hủy bằng các vi sinh vật mà không tiếp xúc với khí oxi trong không khí” – Sinh học 9)
1. Xác định khí A, biết rằng đó là một hidrocacbon và số mol hiđro lớn gấp 4 lần so với số mol
cacbon.
2. Gọi tên A và viết phương trình đốt cháy A trong không khí.
3. Khí A tinh khiết khá bền trong không khí và không tự tham gia vào phản ứng đốt cháy. Những
tiếng nổ nhỏ của khí đầm liền là do sự tồn tại một lượng rất nhỏ hợp chất hidro của photpho (khí B) có
khả năng tự cháy trong không khí. Xác định công thức B, biết tỷ khối của B so với không khí lớn hơn
1,5 nhưng không vượt quá 3,4 lần.
4. Ngoài khí A và B, khí đầm lầy con có thể chứa một lượng nhỏ khí C, D, G. Khí C không mùi,
được sử dụng trong đồ uống có gas, khi dẫn qua nước vôi trong, tạo kết tủa trắng. Khí D là chất trơ,
khó tham gia phản ứng ở nhiệt độ thường. Khí G có mùi khó chịu, khi tiếp xúc với giấy tẩm dung dịch
AgNO3 thì xuất hiện vệt đen. Xác định công thức và gọi tên các chất khí C, D, G. Biết rằng phân tử
khối của C và G khác nhau 10đvC còn D và G khác nhau 6đvC. Viết các phương trình được mô tả ở
trên của khí C và G.
5. Ở nhiệt độ cao và có mặt chất xúc tác, khí D vẫn tác dụng được với nhiều chất. Viết hai
phương trình phản ứng như vậy (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có).
6. Khí A là thành phần chính của tự nhiên, là nguyên liệu quan trọng cho quá trình tổng hợp
nhiều chất hữu cơ khác. Dưới đây là một sơ đồ chuyển hóa tiêu biểu có sự tham gia của A. Xác định
công thức cấu tạo và tên gọi của các hợp chất được ký hiệu trong sơ đồ, biết rằng E làm mất màu nước
Brom và khí dẫn qua dung dịch AgNO3 trong NH3 thì thấy suất hiện kết tủa màu vàng. Viết phương
trình phản ứng của E với nước brom và với AgNO3/NH3.

Câu V (2,5 điểm) Chất hữu cơ X (có 13,04% khối lượng là H) và chất hữu cơ X1 (có 54,54% khối
lượng cacbon) đều bao gồm 3 nguyên tố hoá học trong phân tử. Số nguyên tử của 3 nguyên tố trong X1
là n, nx và nx2 ({n,x}  N* và tổng của của chúng không quá 25).
1. So sánh số mol của oxi và cacbon trong X.
2. Xác định công thức thực nghiệm của X1.
3. Khi chuyển hóa X thành X1 thì trong phân tử X chỉ có một nhóm CH2-OH bị oxi hóa thành -
CHO trong phân tử X1. Xác định công thức phân tử của X và X1.
(Nếu thí sinh không tìm được công thức phân tử X và X1 thì sử dụng dữ kiện X là C2H5OH và X1
là C2H4O để tiếp tục làm phần 4 và phần 5)
4. Hỗn hợp A chứa x và X1. Nếu cho tác dụng với lượng dư AgNO3/NH3 thì thu được 2,16 gam
Ag, còn nếu cho tác dụng với lượng dư Na thì thu được 2,24 lít khí (đktc). Tính phần trăm về khối
lượng mỗi chất trong A.
5. Cần 4,48 lít H2 (đktc) để tác dụng vừa đủ với m gam A. Tình khối lượng ancol thu được sau
phản ứng.
----------- Hết -----------
Cán bộ coi thi không giả thích gì thêm
Chị sinh được sử dụng bảng tuần hoàn hóa học.

Họ và tên thí sinh:...........................................................................Số báo danh:............................


Khi giám thị một. .......................................... Chữ ký giám thị hai. ................................................
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THỊ HỌC SINH GIỎI THCS CẤP TỈNH
PHÚ YÊN NĂM HỌC 2020 – 2021
Môn thi: Hóa học
ĐỀ CHÍNH THỨC
Thời gian làm bài: 150 phút
(Đề gồm có 02 trang)
Ngày thi: 30/3/2021
Câu 1: (2,5 điểm)
1.1. Hình vẽ bên mô tả sơ đồ điều chế chất khí Z trong phòng thí
nghiệm. Cho biết tên X, Y, Z. Nêu vai trò của bình chứa dung dịch Y
và bông tẩm dung dịch thuốc tím. Viết ptpứ
1.2. Khí etilen được điều chế từ rượu etylic và axit H2SO4 đặc, đun
nóng ở nhiệt độ trên 170oC thường có lẫn tạp chất nào? Có thể dùng
lượng dư hóa chất nào sau đây để làm sạch etilen: dung dịch brom,
dung dịch thuốc tím, dung dịch Na2CO3, dung dịch NaOH? Viết ptpứ
Câu 2: (2,5 điểm)
Có 5 dung dịch chứa trong 5 lọ riêng biệt gồm các chất Na2CO3, BaCl2, MgCl2, H2SO4,
NaOH được đánh số bất kỳ (1), (2), (3), (4), (5). Thực hiện các thí nghiệm được kết quả như sau:
- Chất ở lọ (1) tạo khí với chất ở lọ (2) và tạo kết tủa với chất ở lọ (4)
- Chất ở lọ (2) tạo kết tủa trắng với chất ở lọ (4), (5)
Hãy cho biết tên chất có trong từng lọ (1), (2), (3), (4), (5). Giải thích và viết ptpứ
Câu 3: (2,0 điểm) Viết các ptpư khi thực hiện trộn lẫn các dd với nhau theo tỉ lệ mol 1:1:
a) Dung dịch BaCl2 với dung dịch NaHSO4
b) Dung dịch Ba(HCO3)2 với dung dịch KHSO4
c) Dung dịch Ca(H2PO4)2 với dung dịch KOH
d) Dung dịch Ca(OH)2 với dung dịch NaHCO3
Câu 4: (2,0 điểm) Để điều chế kim loại Mg, Ca (tinh khiết với tổng số mol > 5 mol) từ quặng đolomit
(coi chỉ chứa MgCO3, CaCO3), học sinh A đã trình bày cách làm như sau:
“Thí nghiệm 1: Nung quặng để phản ứng xảy ra hoàn toàn, theo phương trình hóa học tổng
to
quát như sau: RCO3   RO + CO2, thu lấy chất rắn.
Thí nghiệm 2: Hòa tan chất rắn thu được vào nước, lọc lấy phần dung dịch, đó chính là dung
dịch Ca(OH)2, phần chất rắn còn lại sau khi lọc dung dịch là MgO
CaO + H2O  Ca(OH)2
Thí nghiệm 3: Hòa tan hết MgO trong dung dịch HCl dư, cô cạn lấy dung dịch, lấy chất rắn
đem điện phân nóng chảy, được kim loại Mg tinh khiết:
MgO + 2HCl  MgCl2 + H2O
dpnc
MgCl2   Mg + Cl2
Thí nghiệm 4: Dung dịch Ca(OH)2 được trung hòa bằng dung dịch HCl, sau đó cô cạn lấy chất
đem điện phân nóng chảy, được kim loại Ca tinh khiết:
Ca(OH)2 + 2HCl  CaCl2 + H2O
dpnc
CaCl2   Ca + Cl2”
Theo em, khi học sinh A thực hiện các thí nghiệm điều chế kim loại Mg và Ca theo cách trình bày
như trên, các thí nghiệm có thực hiện được một cách dễ dàng không? Giải thích?
Câu 5: (2,0 điểm) Đốt cháy hoàn toàn một hỗn hợp khí A gồm C2H2, C2H4, CH4, C3H4, C2H6 bằng một
lượng dư không khí, thu được 8,96 lít khí CO2 (đktc) và 9 gam nước.
a) Tính tổng khối lượng hỗn hợp A
b) Tỉnh thể tích không khí cần dùng (ở đktc) để đốt cháy hoàn toàn A, biết rằng oxi ciếm 20%
thể tích không khí.
Câu 6: (2,5 điểm)
Hòa tan hết 14,2 gam hỗn hợp A gồm MgCO3 và muối cacbonat của kim loại R bằng lượng vừa
đủ dung dịch HCl 7,3%, thu được dung dịch D và 3,36 lít khí CO2 (đktc). Thêm 32,4 gam nước vào
dung dịch D, được dung dịch E có nồng độ MgCl2 là 5%. Xác địn kim loại R và thành phần % theo
khối lượng mỗi chất trong A.
Câu 7: (3,0 điểm)
Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ, thu được 11,2 lít hỗn hợp khí A gồm CO, CO2, H2 có tỉ khối
so với H2 là 7,8.
Dẫn toàn bộ A qua ống sứ đựng 23,2 gam một oxit kim loại đã được nung nóng để phản ứng
xảy ra vừa đủ. Hòa tan hết lượng kim loại thu được vào dung dịch HCl dư, thấy có 6,72 lít khí H2 bay
ra. Biết thể tích đo ở đktc, các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Tìm công thức hóa học của oxit kim loại.
Câu 8: (2,0 điểm)
Cho 80 gam bột Cu vào 200 mL dung dịch AgNO3 x (M), sau một thời gian phản ứng, đem lọc,
thu được dung dịch A và 95,2 gam chất rắn B. Cho 80 gam bột Pb vào dung dịch A, phản ứng xong,
đem lọc thì tách được dung dịch D chỉ chứa một muối duy nhất và 67,05 gam chất rắn E. Cho 40 gam
kim loại R (hóa trị II) vào 1/10 dung dịch D, sau khi phản ứng hoán toàn đem lọc thì tách ra 44,575
gam chất rắn F
Tính giá trị x (M) và xác định kim loại R.
Câu 9: (1,5 điểm) Trong một bình kín có chứa hiđrocacbon X và hiđro. Nung nóng bình đến khi phản
ứng hoàn toàn, thu được chất Y duy nhất. Đốt cháy hoàn toàn một lượng Y, thu được 8,8 gam CO2 và
5,4 gam H2O. Xác định chất X. Biết rằng ở cùng nhiệt độ, áp suất trong bình trước khi nung gấp 3 lần
trong bình sau khi nung.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THỊ HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 9
ĐỒNG THÁP NĂM HỌC 2020 – 2021
Môn thi: Hóa học
ĐỀ CHÍNH THỨC
Thời gian làm bài: 150 phút
(Đề gồm có 02 trang)
Ngày thi: 28/3/2021
Câu 1: (2,0 điểm)
1. Nguyên tố R có công thức oxit cao nhất là RO2. Trong hợp chất khí với hiđro, R chiếm 75% về khối
lượng. Xác định nguyên tố R
2. Cho các chất sau: C2H3O2Na, NaCN, CaC2, Na2C2O4, C3H7NO2
a) Chất nào là chất hữu cơ
b) Chất nào khi đốt chày hoàn toàn trong khí oxi chỉ thu được khí cacbonic, hơi nước và natri
cacbonat.
Câu 2: (3,0 điểm)
1. Viết ptpứ thực hiện theo dãy sơ đồ biến hóa sau (ghi rõ điều kiện phản ứng)
(2) (3)
(1)
FeCl2   Fe(NO3 )2   Fe(OH)2 (4)
Fe Fe2O3
(5) (8)
(6) (7)
FeCl3   Fe(NO3 )3   Fe(OH)3
2. Cho các lọ khí không màu: metan, etilen, axetilen, cacbon đioxit. Bằng phương pháp hóa học, hãy
trình bày cách phân biệt từng lọ khí trên. Viết ptpứ
Câu 3: (1,0 điểm)
Tiến hành thí nghiệm như hình vẽ bên:
1. Trong PTN, hình vẽ bên có thể dùng để điều chế những chất khí nào
trong số các khí sau: HCl, CH4, O2, C2H4, H2
2. Viết ptpứ điều chế chất khí trên từ chất rắn X
Câu 4: (3,0 điểm)
1. Hòa tan a gam muối M2CO3.10H2O vào dung dịch HCl 10% (vừa đủ) thu được dung dịch có nồng
độ 12,037% và 2,24 lít khí CO2 (đktc). Xác định công thức muối và tính giá trị a?
2. Cho 2 cốc A, B có cùng khối lượng.
Đặt cốc A, B lên 2 đĩa cân, cân ở vị trí cân bằng. Cho 68 gam
chất rắn AgNO3 vào cốc A; cho 103,5 gam chất rắn K2CO3 vào
cốc B.
Thêm 200 gam dung dịch HCl 14,6% vào cốc A và 200 gam
dung dịch H2SO4 19,6% vào cốc B. Sau khi phản ứng kết thúc,
phải thêm bao nhiêu gam nước vào cốc A hay cốc B để cân trở
lại vị trí cân bằng.
Câu 5: (3,0 điểm)
1. Trong các nhà máy cung cấp nước sinh hoạt thì khâu cuối cùng của xử lý nước là khử trùng nước.
Một trong các phương pháp khử trùng nước phổ biến ở nước ta là dùng khí clo. Lượng khí clo được
bơm vào nước trong bể tiếp xúc theo tỉ lệ 5 gam/m3.
a) Mỗi buổi sáng, khi mở vòi nước máy để rửa mặt, bạn An đều người được nước có mùi xốc
khó chịu, nhưng sau một thời gian không còn mùi đó nữa. Hãy giải thích hiện tượng này giúp bạn An
b) Hãy cho biết vì sao clo trong nước có tính khử trùng, diệt khuẩn? Viết ptpứ
2. Rượu không chỉ là thức uống trong các buổi tiệc, nghi thức mà rượu còn la nét văn hóa, đặc sản của
từng địa phương. Ở Đồng Tháp, có Hồng sen tửu của Tháp Mười, rượu quýt hồng Lai Vung, rượu
khoai lang tím Châu Thành… Hợp chất hóa học quan trọng tạo nên mùi vị đặc trưng của rượu chính là
etanol (C2H5OH).
a) Một chai rượu quýt có nồng độ cồn là 5o. Hãy cho biết ý nghĩa của con số 5o. Nếu có 300 mL
rượu quýt có nồng độ 5o thì sẽ chứa bao nhiêu mL rượu etanol?
b) Khi rượu đi vào cơ thể, cồn được hấp thụ ở ruột, đi cùng với máu đến gan và được phân giải
một phần ở đó, tạo thành sản phẩm trung gian là etanal gây nên các cơn nhức đầu, đó là hậu quả của
việc uống nhiều rượu. Khả năng tiếp nhận cồn tăng lên do các yếu tố làm gia tăng việc lưu thông máu
như: nhiệt, đường, hay cacbonic (hơi ga). Vì sao uống rượu với các loại nước ngọt sẽ dễ bị say hơn?
c) Hiện nay, do sự cạn kiệt dần của nguồn dầu mỏ, con người bắt đầu chuyển sang nguồn nhiên
liệu thay thế đó chính là etanol. Với mục đích này, trong công nghiệp etanol được sản xuất từ etilen.
Hãy viết ptpứ.
Câu 6: (4,0 điểm)
1. Dẫn hơi nước qua than nóng đỏ, thu được hỗn hợp khí X gồm CO2, CO, H2 (tỉ khối hơi của X so với
N2 là 0,559). Dẫn toàn bộ X qua hỗn hợp CuO và Al2O3 nung nóng, thu được hỗn hợp Y gồm 3 chất
rắn và hơi Z (chứa CO2 và H2O). Cho Y vào dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thu được 20,16 lít SO2
(đktc). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn
a) Viết các ptpứ
b) Tính khối lượng than đã tham gia phản ứng. Coi than chỉ chứa cacbon
c) Hấp thụ toàn bộ lượng Z trên bằng dung dịch nước vôi trong dư. Sau phản ứng khối lượng
dung dịch tăng hay giảm bao nhiêu so với ban đầu
2. Hỗn hợp Q gồm Na, Na2O, Ba, BaO (oxi chiếm 8,75% về khối lượng). Hòa tan m gam Q vào nước
dư thu được 400 mL dung dịch B và 1,568 lít H2 (đktc). Biết rằng 200 mL dung dịch B tác dụng vừa
đủ với 7,14 gam Al2O3
a) Tính giá trị của m
b) Cho m gam Q tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 25%. Tính khối lượng dung dịch HCl đã
tham gia phản ứng
Câu 7: (4,0 điểm)
1. Đốt cháy hoàn toàn 1,2 gam chất hữu cơ T (gồm C, H, O). Dẫn sản phẩm thu được lần lượt qua bình
(1) đựng H2SO4 đặc, dư, bình (2) đựng 2,5 lít dung dịch Ca(OH)2 0,02M thấy khối lượng bình (1) tăng
1,44 gam, bình (2) xuất hiện 4 gam kết tủa và dung dịch A. Đun nóng dung dịch A lại tạo kết tủa.
a) Tìm CTPT của T. Biết tỉ khối hơi của T so với hiđro là 30
b) Viết CTCT có thể có của T
2. Hỗn hợp X gồm 0,05 mol C2H2 và 0,1 mol H2. Dẫn hỗn hợp X đi qua bề mặt niken ở nhiệt độ thích
hợp. Sau một thời gian, thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối hơi so với hiđro là 7,5.
a) Viết các ptpứ
b) Tính số mol H2 đã tham gia phản ứng
c) Dẫn toàn bộ lượng Y vào bình đựng dd Br2 dư, có m gam Br2 đã tham gia phản ứng, đồng
thời khối lượng bình tăng 0,8 gam, còn lại V lít khí Z không bị hấp thụ. Tính m, V?
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THỊ HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH THCS
TIỀN GIANG NĂM HỌC 2020 – 2021
Môn thi: Hóa học
ĐỀ CHÍNH THỨC
Thời gian làm bài: 150 phút
(Đề gồm có 03 trang, gồm 4 bài)
Ngày thi: 31/3/2021
Có chỉnh sửa một số từ cho ngắn gọn
Câu 1: (5,0 điểm)
1.1. (2,5 điểm) Viết ptpứ xảy ra trong các thí nghiệm sau (nếu có)
a) Thí nghiệm 1: Cho một mẫu nhỏ kim loại natri vào dung dịch đồng (II) sunfat
b) Thí nghiệm 2: Sục khí cacbonic từ từ đến dư vào dd có chứa NaOH và Na2CO3
c) Thí nghiệm 3: Nung nóng hỗn hợp chứa kim loại sắt và lưu huỳnh
d) Thí nghiệm 4: Đốt nóng một dây sắt nóng đỏ rồi cho vào lọ chứa khí clo
Từ thí nghiệm 3, 4 hãy so sánh tính phi kim của lưu huỳnh với clo, dự đoán khả năng phản ứng giữa
clo và khí hiđrosunfua. Viết ptpứ xảy ra (nếu có)
e) Thí nghiệm 5: Nhỏ giấm ăn lên mẩu đá vôi
yên tố R có công thức oxit cao nhất là RO2. Trong hợp chất khí với hiđro, R chiếm 75% về khối
lượng. Xác định nguyên tố R
1.2. (2,5 điểm) Cho các phản ứng hóa học sau (mỗi chữ cái trong ngoặc là một chất)
(A)  (B) + (C) + (D) (1)
(C) + (E)  (G) + (H) + (I) (2)
(A) + (E)  (K) + (G) + (I) + (H) (3)
(K) + (H)  (L) + (I) + (M) (4)
Biết (D), (I), (M) là các đơn chất ở trạng thái khí trong điều kiện thường, khí (I) có tỉ khối so với
SO2 là 1,1094; khí (D) ở trạng thái lỏng có màu xanh nhạt; khí (M) kết hợp với khí (D) gây nổ. Để
trung hòa dung dịch chứa 2,24 gam (L) cần 200 mL dd H2SO4 0,1M
a) Xác định D, I, M, L, A, E, K
b) Viết ptpứ của các phản ứng trên.
Câu 2: (5,5 điểm)
2.1. (2,5 điểm) Tiến hành thí nghiệm theo mô hình sau:
a) Xác định công thức hóa học, tên gọi của Y và nêu hiện
tượng xảy ra ở bình đựng nước brom
b) Viết ptpứ xảy ra trong thí nghiệm
c) Xác định công thức hóa học của khí Y, nếu thay nước
brom bằng dung dịch nước vôi trong (dư). Nêu hiện tượng xảy ra
và viết ptpứ (nếu có)
2.2. (3,0 điểm) Saccarozơ là thực phẩm quan trọng của con người. Trong công nghiệp thực phẩm,
saccarozơ là nguyên liệu để làm bánh, kẹo, nước giải khát… Trong công nghiệp dược phẩm, saccarozơ
được dùng để pha chế thuốc. Quá trình sản xuất đường saccarozơ từ cây mía được tóm tắt theo sơ đồ
sau:
Cây mía  nước mía  dung dịch saccarozơ  đường saccarozơ kết tinh
Biết trong cây mía, nước mía chiếm 65% khối lượng, trong nước mía có 13% khối lượng
saccarozơ và hiệu suất cả quá trình điều chế theo sơ đồ trên là 80%
a) Nếu một nhà máy đường dùng hết 500 tấn mía thì có thể sản xuất được bao nhiêu tấn đường
saccarozơ kết tinh (có lẫn 5% khối lượng tạp chất) theo sơ đồ trên
b) Nêu hiện tượng và viết ptpứ xảy ra khi tiến hành các thí nghiệm sau:
- Thí nghiệm 1: Nhỏ vài giọt dung dịch H2SO4 98% vào cốc đường saccarozơ kết tinh
- Thí nghiệm 2: Cho dung dịch saccarozơ vào ống nghiệm, thêm 1 vào giọt dung dịch H2SO4,
đun nóng 2-3 phút. Sau đó thêm dung dịch NaOH vào để trung hòa. Cho dung dịch thu được vào ống
nghiệm chứa dung dịch bạc nitrat trong amoniac, sau đó đun nhẹ
Câu 3: (5,0 điểm)
3.1. (2,0 điểm) Nhỏ từng giọt dung dịch HCl 0,5M đến dư vào 100 mL
dung dịch A chứa NaOH và K2CO3. Số mol khí CO2 thu được phụ
thuộc vào số mol HCl được biểu diễn thao sơ đồ bên (đơn vị là mol,
coi CO2 không ta trong nước)
a) Viết ptpứ xảy ra và tính VHCl khi bắt đầu có khí thoát ra
b) Tính nồng độ các chất trong dd A và VCO2 max ở đktc
3.2. (2,0 điểm) Hòa tan 19,2 gam hỗn hợp A gồm Fe và kim loại R hóa trị II vào dung dịch HCl dư thu
được 8,96 lít khí ở đktc. Mặt khác, khi hòa tan hoàn toàn 9,2 gam kim loại R trong 1000 mL dung dịch
HCl 1M thu được dung dịch B, cho quỳ tím vào dung dịch B thấy quỳ tím chuyển thành màu đỏ
a) Xác định kim loại R
b) Tính %khối lượng các mỗi kim loại trong A
3.3. (1,0 điểm) Cho 4,48 gam oxit của một kim loại hóa trị II tác dụng vừa đủ với 100 mL dung dịch
axit sunfuric 0,8M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 13,76 gam tinh thể muối ngậm nước. Xác
định công thức hóa học của muối ngậm nước trên – Bình Phước
Câu 4: (4,5 điểm)
4.1. (1,0 điểm) Cho Na dư vào 95,75 mL dung dịch rượu etylic có độ rượu là Do, sau khi phản ứng kết
thúc thu được 57,12 lít khí hiđro ở đktc. Xác định D, biết khối lượng riêng của rượu etylic là 0,8g/mL;
của nước là 1,0 g/mL
4.2. (3,5 điểm) Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol một hiđrocacbon B có công thức có dạng CnH2n, toàn bộ
sản phẩm cháy được hấp thụ vào 295,2 gam dung dịch NaOH 20%. Sau thí nghiệm, nồng độ NaOH dư
là 8,45%. Biết rằng các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
a) Xác định công thức phân tử của B
b) Đun nóng hỗn hợp C gồm B và khí H2 có tỉ khối hơi so với hiđro là 6,2 với niken làm xúc tác
đến khi phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp D.
- Chứng mình D không làm mất màu dung dịch brom
- Đốt cháy hoàn toàn D thu được 25,2 gam hơi nước. Tính thể tích mỗi khí trong hỗn hợp D (ở
đktc).
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 9
TÂY NINH NĂM HỌC 2020 – 2021
Môn thi: Hóa học
ĐỀ CHÍNH THỨC
Thời gian làm bài: 150 phút
(Đề gồm có 02 trang)
Ngày thi: 01/4/2021
Câu 1: (2,0 điểm)
a) Viết ptpứ hoàn thành sơ đồ chuyển hóa sau: (ghi rõ điều kiện, nếu có)
Rượu etylic  axit axetic  natri axetat  metan  axetilen  etilen  polietilen
b) Viết ptpứ thủy phân: chất béo, tinh bột.
Câu 2: (2,0 điểm)
a) Hỗn hợp X gồm K2O, KHCO3, BaCl2 (có số mol bằng nhau). Hòa tan X vào một lượng nước dư.
Sau khi kết thúc, lọc bỏ kết tủa thu được dung dịch Y. Viết ptpứ và cho biết dung dịch Y chứa những
chất tan nào?
b) Cho hỗn hợp gồm Al, CaO và Na2CO3 vào nước dư thu được dung dịch Z và kết tủa T. Viết ptpứ có
thể xảy ra
Câu 3: (1,5 điểm) Một hỗn hợp X gồm ankan A và anken B, số nguyên tử hiđro trong phân tử A bằng
số nguyên tử cacbon trong phân tử B. Khi đốt cháy hoàn toàn 3 gam hỗn hợp X thì thu được 5,4 gam
nước. Xác định CTPT của A, B và tính %khối lượng mỗi khí trong X.
Câu 4: (2,0 điểm) Nung nóng m gam hỗn hợp X gồm Mg, Al và Cu trong oxi dư, thu được 16,2 gam
hỗn hợp Y gồm các oxit. Hòa tan hết hỗn hợp Y bằng lượng vừa đủ dung dịch HCl thu được dung dịch
chứa 38,2 gam muối. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn
a) Tính giá trị của m
b) Hòa tan hết 16,2 gam hỗn hợp Y bằng lượng vừa đủ dd gồm HCl 1M và H2SO4 0,5M, thu được a
gam dung dịch chứa n gam hỗn hợp muối (không có muối axit). Tính giá trị n.
Câu 5: (2,0 điểm)
a) Thực hiện phản ứng crackinh hoàn toàn 6,6 gam propan (CH3 – CH2 – CH3) thu được hỗn hợp A
gồm 2 hiđrocacbon. Cho hỗn hợp A đi qua bình chứa 125mL dd brom có nồng độ a (M) thấy brom bị
mất màu, khí đi ra khỏi bình có tỉ khối hơi so với metan là 1,1875. Tính a.
b) Hỗn hợp khí X gồm H2 và C2H4 có tỉ lệ mol 1:1. Dẫn X qua Ni nung nóng, thu được hỗn hợp khí Y
có tỉ khối so với He là 5. Tính hiệu suất của phản ứng hiđro hóa C2H4.
Câu 6: (1,5 điểm) Hòa tan 3,5 gam hỗn hợp gồm Na2CO3, K2CO3 vào nước rồi chia dung dịch thu
được thành 2 phần:
- Cho từ từ dung dịch HCl 3,65% vào phần dung dịch thứ nhất cho đến khi không còn khí thoát ra nữa
thì thu được 0,44 gam một chất khí
- Phần thứ 2 cho tác dụng với nước vôi trong dư thì thu được 2 gam kéte tủa
a) Tính khối lượng dung dịch HCl 3,65% đã tham gia phản ứng
b) Tính khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp đầu.
Câu 7: (2,0 điểm) Cho từ từ x mol khí CO2 vào 500 gam dung
dịch hỗn hợp KOH và Ba(OH)2. Kết quả thí nghiệm được biểu
diễn theo đồ thị sau
Tính tổng nồng độ phần trăm của các chất tan trong dung dịch
sau phản ứng.
Câu 8: (2,0 điểm) Cho 40 gam hỗn hợp X gồm sắt và một oxit sắt tan hết trong 400 gam dung dịch
HCl 16,425% được dung dịch A và 6,72 lít khí H2 (đktc). Thêm 60,6 gam nước vào dung dịch A được
dung dịch B, nồng độ của HCl dư trong B là 2,92%
a) Tính khối lượng mỗi chất trong X
b) Xác định công thức hóa học của oxit sắt.
Câu 9: (2,5 điểm) Cho hỗn hợp X gồm 3,92 gam Fe, 16 gam Fe2O3 và m gam Al. Nung X ở nhiệt độ
cao trong điều kiện không có không khí, thu được hỗn hợp chất rắn Y. Cho Y thành 2 phần bằng nhau.
- Phần 1: Cho tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư, thu được 4a mol khí H2
- Phần 2: Cho tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được a mol khí H2.
Cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính giá trị m? Phải bổ sung Fe2O3 bị khử về kim loại Fe
Câu 10: (2,5 điểm) Có một hỗn hợp gồm một rượu no đơn chức mạch hở X và một axit hữu cơ no đơn
chức mạch hở Y, được chia thành 3 phần bằng nhau
- Phần 1: Đem đốt cháy hoàn toàn rồi dẫn toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2.
Sau khi phản ứng xong, thấy bình nặng thêm 34,6 gam và có 30 gam kết tủa. Dung dịch thu được sau
khi lọc kết tủa, đem đun nóng lại thấy tạo ra 10 gam kết tủa nữa.
- Phần 2: Trung hòa vừa đủ với 100mL dung dịch KOH 1M
- Phần 3: Đem đun nóng với sự có mặt của H2SO4 đặc thu được m gam este, với H = 65%
a) Viết ptpứ và xác định CTCT của X, Y
b) Tính giá trị của m

You might also like