You are on page 1of 3

Thảo luận lý luận nhà nước và pháp luật ngày 14/12/2021

Câu 1: Nhận định này là sai.  Chủ thể có thể tham gia vào các quan hệ pháp luật thông qua người ủy
quyền hoặc người giám hộ

Câu 2: Nhận định này là sai  Một sự kiện pháp lý có thể làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt nhiều mối
quan hệ pháp luật

Câu 3: Nhận định này là sai  Năng lực hành vi theo pháp luật của con người sẽ bị hạn chế, NLHV sẽ
xuất hiện khi con người đạt tới độ tuổi nhất định hoặc sẽ mất đi năng lực hành vi nếu như người đó bị
tâm thần hoặc các bệnh khác, khi đó, tòa án sẽ ra quyết định tuyên bố mất hành vi năng lực

Câu 4: Nhận định này là sai  Để phát sinh quan hệ pháp luật có thể cần nhiều sự kiện pháp lý diễn ra

Câu 5: Nhận định trên là sai  Vì theo sự biến pháp lý, đây là sự kiện là kết quả của một hiện tượng
hoặc hành vi xảy ra trong thực tế nhưng được pháp luật gắn với việc làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm
dứt QHPL

Câu 6: Nhận định trên là sai  Bởi vì Nhà nước là chủ thể đặc biệt của những QHPL, pháp luật do nhà
nước đặt ra. Khi tham gia những quan hệ của Pháp luật, những QH đó luôn luôn thể hiện ý chí của nhà
nước

Câu 7: Nhận định trên là sai  Chủ thể có quyền tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự hoặc ủy
quyền cho người đại diện thực hiện những giao dịch dân sự,
Câu 1: Nhận định này là sai  Vì chế định pháp luật là tập hợp một nhóm quy phạm pháp luật có đặc
điểm giống nhau nhằm điều chỉnh MQH trong XH tương ứng trong phạm vi một ngành luật hay nhiều
ngành luật

Câu 2: Nhận định trên là sai  Chế định pháp luật mang tính chất nhóm và mỗi chế định có một đặc điểm
riêng nhưng chúng đều có mối liên hệ nội tại, thống nhất với nhau, chúng không tồn tại một cách biệt lập. 
Câu 3: Nhận định trên là sai  Bởi vì quan hệ xh được điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật khác nhau,
những quan hệ xh này xác lập, phát triển tồn tại hay chấm dứt dựa trên quy định của pháp luật
Câu 4: Nhận định trên là sai  Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước ban hành
hoặc phối hợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục được quy định trong Luật này hoặc
trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, trong đó có
quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các
quan hệ xã hội.

Câu 5: Nhận định trên là sai  Đều là văn bản pháp luật do các cơ Nhà nước, tổ chức hoặc cá
nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật ban hành.
- Đều được Nhà nước bảo đảm quyền thực hiện bằng các biện pháp mang tính quyền lực Nhà
nước.
- Đều có hiệu lực buộc phải thực hiện đối với các tổ chức hoặc cá nhân có liên quan
- Đều được thể hiện dưới hình thức văn bản và dùng để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội
Sửa:
1) Có mối liên hệ với nhau về nội dung:
- VD: Luật hôn nhân gia đình, luật hình sự
2) Tác động qua lại lẫn nhau
- VD: Luật hình sự
3) Một trong các QHXH tồn tại đan xen với nhau trong đời sống, vì thế có nhiều luật khác nhau.
- VD: Kết hôn: Luật hôn nhân gia đình, luật hình sự, luật dân sự
4) Chánh án tòa án nhân dân tối cao ban hành nghị quyết của HĐ nhân dân tối cao
Câu 1:
- VD: Cha mẹ thay con chưa đủ năng lực hành vi để đứng tên tài sản thay
Câu 2:
- MQH thừa kế tài sản
Câu 3: Đây là thuộc tính pháp lý của chủ thể, căn cứ vào xử sự hành vi của chủ thể. Cần phải căn cứ vào
năng lực hành vi.
- VD: 16 tuổi theo quan hệ pháp luật thì không được kết hôn, 16 tuổi về mặt tự nhiên có thể
mang thai và sinh con nhưng theo pháp luật thì không được
Câu 4: Ngoài sự kiện pháp luật thì còn những quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành, phải có sự kiện
pháp lý, cần năng lực của chủ thể tham gia quan hệ PL. Một qhpl có thể phát sinh có thể cần nhiều skpl:
hẹn hò, kết hôn, cần them hành vi pháp lý cấp giấy đăng kí kết hôn
Câu 5: sự biến ply k mang ý chí của con người
Câu 6: Các chủ thể cần phải phụ thuộc vào ý chí của nhà nước. QHPL mang tính ý chí của nhà nước
Câu 7: ( Khó) Nhận định trên là sai. Chủ thể của QHPL có 2 loại:
- Cá nhân:
+ Công dân
+ Người nước ngoài và người không có quốc tịch
- Pháp nhân: được pl công nhận, là một thực thể nhân tạo do con người tạo ra. Tổ chức pháp
nhân được tham gia vào qhpl và sẽ nhân danh pháp nhân. VD: công ty trách nhiệm hữu hạn 1
thành viên, 2 thành viên. Khi đăng kí kinh doanh phải quy định là 1 thành viên hay nhiều
thành viên, phải có giấy chứng nhận đk kinh doanh  từ đó được công nhận là pháp nhân,
nhân danh pháp nhân. Tổ chức không có tư cách pháp nhân không có quyền tham gia vào
quan hệ pháp luật
- Tuy tổ chức không có tư cách pháp nhân, vẫn có thể tham gia vào quan hệ pháp luật.
 Có thể tham gia với tư cách là chủ thể của quan hệ pháp luật
 VD: Hộ gia đình, doanh nghiệp tư nhân  vốn của chủ sở hữu và vốn của doanh
nghiệp bị tách rời nên không có tư cách pháp nhân.

You might also like