You are on page 1of 10

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CON NGƯỜI VÀ MÔI TRƯỜNG

CÂU 1: HỆ SINH THÁI. CẤU TRÚC CỦA HỆ SINH THÁI

1. K/N hệ sinh thái


- HST là tổ hợp của một quần xã sinh vật với sinh cảnh và môi trường sống của chúng
trong đó các quần xã tác động qua lại lẫn nhau và tác động qua lại với môi trường tạo
thành chu trình trao đổi vật chất và chuyển hóa năng lượng.
2. Cấu trúc của hệ sinh thái
Cấu trúc của hệ sinh thái có thể có cấu trúc theo chiều dọc hoặc chiều ngang trong không
gian
VD; hình thức xen canh: trồng cây ưa sáng và ưa bóng xen kẽ với nhau, dưới ao thì nuôi
cá xung quanh bờ ao có giàn mướp là một hệ sinh thái có cấu trúc theo chiều dọc
VD; HST rừng từ bìa rừng đến rừng sâu là một hệ sinh thái có cấu trúc theo chiều ngang
CÂU 2: ĐA DẠNG SINH HỌC? NGUYÊN NHÂN GÂY SUY GIẢM ĐA DẠNG
SINH HỌC? TRÌNH BÀY CÁC PHƯƠNG PHÁP BẢO VỆ ĐA DẠNG SINH HỌC
Ở VIỆT NAM
1. k/n đa dạng sinh học
- Là sự phồn thịnh của sự sống trên trái đất, là hàng triệu loài động vật, thực vật, vi sinh
vật, là những tổ hợp gen chứa đựng trong các loài và những hệ sinh thái vô cùng phức
tạp cùng tồn tại trong môi trường
2. nguyên nhân gây suy giảm đa dạng sinh học

- nơi cư trú bị phá hủy, suy thoái, ô nhiễm (do thiên tai, do con người phá hủy)

- khai thác quá mức do sự gia tăng dân số cộng với trình độ khoa học kỹ thuật pt dẫn đến
con người thực sự tấn công vào thiên nhiên phục vụ cho nhu cầu bất tận của mình

- sự du nhập của các loài ngoại lai (như: ốc bươu vàng

- khai thác quá mức dẫn đến tình trạng xâm lấn làm mất dần các nơi cư trú của sinh vật

- chưa kiểm soát đc các hoạt động buôn bán phi pháp động vật hoang dã

2.Tại sao phải bảo vệ đa dạng sinh học:(vai trò của đa dạng sinh học)
phải bảo vệ đa dạng sinh học vì:
- đa dạng sinh học có vai trò quan trọng đền sự sống của trái đất:
+ những loài đang còn sống trong điều kiện hoang dại có nguồn gốc thân thuộc với
những loài đã đc thuần dưỡng (VD: cây chuối nhà có nguồn gốc thân thuộc với cây
chuối rừng)
+ do đa dạng về kiểu gen nên các nhà khoa học đã tạo ra nhiều giống mới trên một
giống gốc ban đầu
+ nhiều loài hoang dại đã và đang đc nghiên cứu để làm nguyên liệu dược liệu quý
làm lương thực phẩm cho con người (vd; cây cà gai leo, cây lô hội…)

1
- đa dạng sinh học có ý nghĩa to lớn trong việc cân bằng sinh thái của trái đất giữ cho khí
hậu đc ổn định tăng độ phì nhiêu của đất điều hòa dòng chảy vá tuần hoàn của nước,
điều hòa oxy và khoáng chất trong khí quyển
- tóm lại: bảo vệ đa dạng sinh học là bảo vệ an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường sống
trong lành của con người vì thế tài nguyên đa dạng sinh học là tài sản chung của nhân
loại cần đc bảo vệ’
3. một số biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học
- trồng rừng, khoanh nuôi, khai thác phải luôn luôn đi đôi với tu bổ để phục hồi rừng ở
những nơi khai thác quá mức cần có biện pháp đóng cửa rừng
- cần thành lập các khu bảo tồn, các vườn quốc gia để bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, các
giống loài quý hiếm bị đe dọa tuyệt chủng
- cần bảo tồn nguồn gen quý hiếm bằng nhiều cách khác nhau, thành lập các danh mục các
loài cần đc bảo vệ, danh mục quốc gia , dự trữ gen
- thường xuyên kiểm soát ngăn chặn mua bán săn bắn các loài động thực vật quý hiếm
- khi nhập nội các giống mới cần phải cân nhắc thật kỹ đến hậu quả sinh thái để tránh các
loài bản địa bị tuyệt chủng do kg bảo vệ đc cuộc đấu tranh sinh tồn
- cần chú ý đến chiến lược bảo vệ đa dạng sinh học một cách lâu dài đó là kế hoạch hóa gia
đình hạn chế sự gia tăng dân số
- thay đổi nhận thức của người dân về Vấn đề sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách tiết
kiệm.
4., Một số giải pháp bảo vệ đa dạng sinh học ở việt nam

- Xây dựng và mở rộng hệ thống vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên, các khu
bảo tồn sinh học ở việt nam
- Ban hành Sách đỏ Việt Nam.
- Cấn nghiên cứu và cân nhắc kỹ lương trước khi nhập nội các giống mới vào việt nam
- Quy định nghiêm ngặt việc khai thác lâm sản, thủy sản và động vật quý.
- Thực hiện tốt các chương trình giáo dục, truyền thông về đa dạng sinh học, nâng cao
nhận thức của người dân trong việc bảo vệ vốn rừng và sinh vật quý.
- Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp
luật trong lĩnh vực bảo vệ đa dạng sinh học
- tăng cường trồng rừng và bảo vệ rừng
- Tăng cường hợp tác đa ngành, hợp tác quốc tế trong bảo vệ tính đa dạng sinh học

2
CÂU 3: MÔI TRƯỜNG LÀ GÌ? TRÌNH BÀY CÁC CHỨC NĂNG CỦA MÔI
TRƯỜNG ? LẤY VD

1. MT là gì??
- Theo luật môi trường của quốc hội Việt Nam (điều 3 – 2018 (sửa đổi)): môi trường
bao gồm các yếu tố tự nhiên và nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau bao quanh con
người và có ảnh hưởng đến đời sống sản xuất, sự tồn tại và phát triển của con người và
thiên nhiên.
- Theo Bách khoa toàn thư về môi trường năm 1994: Môi trường là tổng thể các thành
tố sinh thái tự nhiên, xã hội – nhân văn và các điều kiện tác động trực tiếp hay gián tiếp
lên sự phát triển, đời sống và hoạt động cùa con người trong thời gian bất kì.
- Theo UNESCO: Môi trường là toàn bộ các hệ thống tự nhiên và các yếu tố vật chất do
hoạt động của con người tạo ra, trong đó con người sinh sống bằng lao động, đã khai
thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên hoặc nhân tạo nhằm thỏa mãn nhu cầu cùa con
người.
- Theo Liên hợp quốc: Môi trường là những yếu tố vật lí, hóa học, sinh học bao quanh
con người, mối quan hệ trong loài người và môi trường sống chặt chẽ đến mức môi quan
hệ trong các thành viên của xã hội nhòa đi trong quá trình phát triển.
2. Chức năng của MT
- MT là kg gian sinh sống của con người và sinh vật
Vd: môi trường cung cấp không gian sống như rừng, đồng ruộng,… cho các loài
sinh vật Còn những nơi mà chúng ta thấy như nhà ở, các công trình, nơi sản xuất… đều
là không gian sống của con người.
- MT là nơi chứa đựng tài nguyên thiên nhiên cần thiết cho đời sống của con người
Vd: Các loại khoáng sản như: quặng, dầu mỏ, than đá…phục vụ cho hoạt động sản
xuất của con người
- MT là nơi chứa đựng, tiếp nhận, phân giải các chất thải của con người và các sinh vật
Vd: nước thải phát sinh từ sinh hoạt hay hoạt động sản xuất công nghiệp sẽ được MT
phân hủy thành chất đơn giản hơn, tham gia vào các quá trình sinh địa hóa.
- Môi trường giảm nhẹ các tác động có hại của thiên tai đến con người và các sinh vật
khác
Vd : rừng đầu nguồn giúp giảm nhẹ được các tác hại thiên tai như lũ lụt và sạt lở đất…
- MT cung cấp và lưu trữ thông tin

Vd: nhờ có hóa thạch khủng long được lưu trữ trong môi trường mà chúng ta biết đến sự
tồn tại của nó.

Nhìn nhận lại, 5 chức năng của môi trường được phân tích trên đã cho chúng ta thấy môi
trường chính là một yếu tố vô cùng quan trọng và căn bản để đảm bảo cuộc sống của con
người. Vì vậy, việc bảo vệ môi trường không còn là việc của riêng một dân tộc, đất nước
hay vùng miền nào. Chính chúng ta, những con người đơn lẻ hãy cùng chung tay để mang
màu xanh và sự yên bình đến môi trường sống của mình

3
CÂU 4: KHOÁNG SẢN LÀ GÌ? NÊU CÁC LOẠI KHOÁNG SẢN CHÍNH CỦA
VIỆT NAM VÀ VẤN ĐỀ KHAI THÁC KHOÁNG SẢN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
1. Khoáng sản là gì
- Khoáng sản là nguyên liệu tự nhiên có nguồn gốc hữu cơ, vô cơ, chứa trong lớp vỏ trái
đất, trên mặt đất, dưới đáy biển hoặc hòa tan trong nước đại dương.
2. Các loại khoáng sản chính của việt nam
- Than (có nhiều ở Quảng Ninh, thái nguyên)
- Dầu mỏ, khí đốt (chủ yếu tập trung nhiều trong các lớp trầm tích của đồng bằng ven biển
và thềm lục địa)
- Đá quý (có nhiều ở các tỉnh yên bái, thanh hóa, nghệ An, đông Nam Bộ, tây nguyên
- Cát thủy tinh đc phân bố dọc theo bờ biển từ quảng ninh đền bình thuận
- Nguyên liệu xi măng chủ yếu tập trung ở các tỉnh miền bắc, miền trung, tây nam bộ
3. Vấn đề khai thác khoáng sản ở việt nam hiện nay
- Là quốc gia có nhiều tiềm năng về khoáng sản, thời gian qua, các ngành công nghiệp
khai thác của Việt Nam đã phát triển nhanh chóng và đóng góp đáng kể vào ngân sách
nhà nước. Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy, hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản
ở Việt Nam thời gian qua vẫn còn nhiều bất cập, chưa hợp lý.
+ Thứ nhất, khai thác khoáng sản thô dẫn tới tổn thất, lãng phí lớn. Kết quả nghiên
cứu năm 2014 của Viện Tư vấn Phát triển (CODE) cùng Trung tâm Con người và Thiên
nhiên về tổn thất trong khai thác, chế biến khoáng sản cho thấy, mặc dù Luật Khoáng
sản quy định hạn chế khai thác xuất khẩu khoáng sản thô, song hầu hết các doanh
nghiệp khai thác của Việt Nam hiện nay muốn thu lợi nhuận nhanh, nên chỉ chú trọng
khai thác xuất khẩu ở mức quặng và tinh quặng. Vì vậy, giá trị và hiệu quả sử dụng
thấp, chưa tương xứng với giá trị tài nguyên khoáng sản, đồng thời gây lãng phí rất lớn
tài nguyên do không tận dụng được đáng kể sản phẩm khoáng sản khác đi kèm. Nhiều
mỏ quy mô khai thác nhỏ chỉ lấy được những phần trữ lượng giàu nhất, bỏ đi toàn bộ
quặng nghèo và khoáng sản đi kèm, dẫn đến lãng phí tài nguyên do mức độ cơ giới hóa
thấp và công nghệ khai thác lạc hậu. Điều đáng nói là thực trạng tổn thất tài nguyên
trong quá trình khai thác còn ở mức độ cao, đặc biệt ở các mỏ hầm lò và các mỏ do địa
phương quản lý.
+Thứ hai, quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản còn hạn chế. Đặc biệt, vẫn
còn tình trạng việc quản lý khai thác khoáng sản thiếu chặt chẽ, nhất là việc chấp
hành chính sách, pháp luật về hoạt động khoáng sản, chuyển nhượng quyền khai
thác khoáng sản, quản lý tài chính thiếu chặt chẽ, có nhiều dự án đầu tư về khoáng
sản không hiệu quả, dẫn đến nhiều tổ chức, cá nhân vi phạm trong việc quản lý và
khai thác khoáng sản, gây lãng phí tài nguyên và khoáng sản của Nhà nước.
+ Thứ ba, nhiều địa phương quá chú trọng vào việc phát triển kinh tế, nên tình
trạng khai thác khoáng sản bừa bãi gây suy thoái môi trường và làm mất cân bằng hệ
sinh thái, nhất là các hoạt động của các mỏ khai thác than, quặng kim loại và vật liệu
xây dựng của các doanh nghiệp nhỏ, tư nhân.
- Hiện nay, đa số các khu mỏ đang khai thác hầu hết nằm ở vùng núi và trung du. Bên
cạnh đó, do vốn đầu tư của các doanh nghiệp khai thác còn hạn chế, hơn nữa lại khai
thác bằng phương pháp thủ công, bán cơ giới, công nghệ lạc hậu và chạy theo lợi nhuận,
ý thức chấp hành luật pháp chưa cao, dẫn đến ô nhiễm, suy thoái môi trường, phá hủy
rừng, hủy hoại về mặt đất, ô nhiễm nguồn nước, đất , không khí và trở thành vần đề
nhức nhối ở nước ta hiện nay

4
CÂU 5: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ PHÂN BỐ DÂN
CƯ. NÊU ĐẶC ĐIỂM CỦA SỰ PHÂN BỐ DÂN CƯ Ở VIỆT NAM.
1. Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư.
* Các nhân tố tự nhiên:

- Khí hậu; là nhân tố có ảnh hưởng rõ nét nhất đến sự phân bố dân cư. Nơi nào có khí hậu
ấm áp, ôn hòa, dễ chịu thường thu hút đông dân cư còn nơi nào có khí hậu khắc nghiệt
( nóng quá hoặc lạnh quá) thì ít dân cư hơn

- Nước; là nhân tố quan trọng tác động tới sự phân bố dân cư vì mọi hoạt động của sản
xuất và đời sống đều cần đến nước. ở đâu có nguồn nước dồi dào sạch sẽ thuận tiện cho
đời sống sinh hoạt và sản xuất thì ở đó thu hút đông dân cư hơn và ngược lại

-Địa hình và đất đai: ở những nơi có địa hình bằng phẳng, đất đai màu mỡ thường đông
dân cư hơn các vùng núi non hiểm trở, ít đất trồng trọt đi lại khó khăn

* Nhân tố kinh tế - xã hội:

- Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất: ở đâu lực lượng sản xuất có trình độ phát triển
càng cao thì càng thu hút tập trung đông dân cư và ngược lại

- tính chất của nền kinh tế; Sự phân bố dân cư có mối liên hệ chặt chẽ với tính chất của
nền kinh tế. các khu đông dân cư thường gắn với các hoạt động công nghiệp hơn so với
nông nghiệp và trong các khu công nghiệp mật độ dân số cũng cao thấp khác nhau tùy
thuộc vào tính chất của từng ngành sản xuất.

- lịch sử khai thác lãnh thổ: trên thế giới những khu vực khai thác lâu đời (như các đồng
bằng ở Đông Nam Á, tây âu …)thường có dân cư đông đúc hơn những khu vực mới khai
thác (như ở Úc, Canada...).

- dòng chuyển cư: các dòng chuyển cư cũng ít nhiều có sự ảnh hưởng tới sự phân bố dân
cư trên thế giới.
(VD;Vào khoảng giữa thế kỉ XVII, dân số Bắc Mỹ mới có 1 triệu, châu Mỹ Latinh 12
triệu, châu Đại Dương 2 triệu, nghĩa là mới chỉ chiếm chưa đầy 0,2%; 2,3% và 0,4% dân
số thế giới. Ngày nay, sau hơn 3 thế kỉ, số dân của các lục địa ấy tăng lên tới hàng chục,
hàng trăm lần là do kết quả của những đợt chuyển cư lớn từ châu Âu và châu Phi tới.
2. Đặc điểm của sự phân bố dân cư ở việt nam
- Sự phân bố dân cư ở việt nam phụ thộc vào các nhân tố tự nhiên kt, xã hội, thổ nhưỡng

- Mật độ dân số nước ta cao hơn mật độ dân số thế giới và vượt xa các nước láng giềng
trong khu vực
- Sự phân bố dân cư ở nước ta có tính, chưa hợp lý vùng đồng bằng, đô thị quá đông mà
các vùng núi cao nguyên thì thưa thớt
- Dân cư tập trung đông nhất ở các vùng: đồng bằng song hồng, đồng bằng sông cửu long,
đồng bằng duyên hải miền trung và vùng đông nam bộ
- Dân cư phân bố kg đồng đều trên cả quy mô vĩ mô và quy mô vi mô

5
CÂU 6;VỚI NỘI DUNG “CON NGƯỜI VÀ MÔI TRƯỜNG SỐNG”, EM SẼ SỬ
DỤNG NHỮNG HÌNH THỨC NÀO ĐỂ GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO
TRẺ MẪU GIÁO?

 Với nội dung con người với môi trường sống em sẽ sử dụng những hình thức như sau
để giáo dục bảo vệ mt cho trẻ mẫu giáo:
1. Thông qua hoạt động vui chơi
- Thông qua các trò chơi phân vai: trẻ đóng vai và thể hiện các công việc của người làm
công tác BVMT: trồng cây, chăm sóc cây, thu gom rác. Trong các trò chơi bé tập làm nội
trợ chú ý dạy trẻ có thức tiết kiệm nước và các nguyên vật liệu, thư gom rác, đồ dùng gọn
gàng sau khi làm...
- Thông qua các trò chơi học tập. Trẻ tìm hiểu các hiện tượng trong môi trường, trẻ học
cách so sánh, phân loại hành vi tốt. hành vi xấu với môi trường, phân biệt môi trường
trong sạch, mỗi trường bẩn , trẻ giải các câu đố, kể các câu chuyện về BVMT; chơi trò
chơi đôminô, chơi lôtô về các con vật.
- Thông qua các trò chơi vận động. Trẻ biết mô tả các hình và BVMT; cuốc đất, tưới nước,
bắt sâu ... các hành và làm hại môi trường chất phá cây, sân bắt chim, thủ, đất rừng
- Thông qua các trò chơi đóng kịch: Thể hiện nội dung các câu chuyện về BVMT...
1. Hoạt động sinh hoạt hàng ngày
- Trong sinh hoạt hàng ngày có thể sử dụng thủ thuật giải thích, chỉ dẫn, làm mẫu, đặt câu
hỏi, giải câu đố... để tiếp cận tìm hiểu môi trường và hành vi với môi trường.
- Trước và sau bữa ăn: có thể củng cố một cách nhẹ nhàng vai trò của thức ăn, phân loại
thức ăn, những thực phẩm quý hiếm có thể bị can kiện, thực hiện tiết kiệm trong khi ăn
và sau khi ăn, trẻ biết tự nhật cơm rơi vãi để vào nơi quy định, cố gắng ăn hết xuất
- Trước và sau giờ ngủ: có thể cung cấp cho trẻ tên gọi, công dụng, tính chất của các đồ
dùng để ngủ, chẳng hạn chiếu làm bằng cái dùng để trải dường nằm.
- Trong sinh hoạt cá nhân cô hướng dẫn trẻ biết sử dụng và xắp xếp đó dùng đùng nơi quy
định, gọn gàng, vệ sinh cá nhân sạch sẽ .
2. Thông qua dạo chơi, tham quan
- Tìm hiểu trong lúc dạo chơi, tham quan: chủ yếu cho trẻ chơi với cát, sỏi, nước, hoa lá ...
cùng với trò chơi, cần giải thích trò chuyển hướng dẫn sự chú ý của trẻ về tính đa dạng,
phong phú của các con vật. Cho trẻ đào sông, đắp đê, xây nhà ... trên cát dùng đá sỏi xếp
thành các đối tượng theo sở thích của trẻ. Từ đó, hình thành xúc cảm thân thiện với thiên
nhiên, biết phân biệt những hành vi có lợi, có hại cho môi trường
- Trong quá trình dạo chơi, tham quan, có thể tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi: bắt chước
tiếng kêu các con vật tiếng sóng các thao the lao động
- Nên tổ chức cho trẻ tham quan các địa danh, thắng cảnh ở địa phương, hình thành ở trẻ
lòng tự hào, biết giữ gìn trân trọng các danh lam thắng cảnh.
3. thông qua hoạt động lao động
- Lao động tự phục vụ: Trẻ làm tốt việc làm tốt việc làm cá hại cho môi trường: trẻ đi đại
tiễn, tiểu tiện đúng chỗ và khi đi xong biết dội nước, các đồ dùng vệ sinh để ngăn nắp là

6
hành vĩ tốt; lớp học gọn gàng: Trẻ biết ăn hết xuất và không rơi vài là hành vi tiết kiệm,
BVMT ... điều này giúp trẻ khẳng định mình. nhận thức được khả năng của mình, góp
phần tham gia vào lap động thực sự của người lớn và các bạn cùng tuổi nhằm BVMT gia
đình, trường mầm non sạch, đẹp.
- Lao động chăm sóc vật nuôi cây trồng: đây là việc làm tốt cho môi trường; ngoài ra còn
hình thành lòng tự hào ở trẻ khi được góp công sức của mình vào việc làm cho môi
trường xanh, sạch và đẹp.
- Lao động về sinh môi trường: như lau chùi đồ chơi xếp dạn đó dùng ngân nấp, nhật rác,
thu gom rác, thu gom lá ở sân đầu là việc làm tốt, dáng khích lệ vì góp phần làm môi
trường sạch đẹp
4. Thông qua các hoạt động lễ hội
- Thông qua việc tổ chức lễ hội, hình thành ở trẻ các kỹ năng thái độ, hành vi tích cực về
các địa danh và môi trường: Tự hào về một số điệu múa món ăn truyền thống ở địa
- phương trong ngày lễ hội. Trẻ biết bảo vệ, giữ gìn môi trường và các địa danh nơi diễn ra
lễ hội
- Biết phong tục, lối sống của địa phương, ảnh hưởng của văn hóa đối với môi trường
thiên nhiên và cuộc sống con người.
5. Thông qua hoạt động chung có mục đích học tập
- Việc lồng ghép nội dung GDBVMT vào các hoạt động chung có mục đích học tập (Tạo
hình, hoạt động thể chất, âm nhạc, làm quen với tác phẩm văn học, hình thành các biểu
tượng sơ đẳng về toán, tìm hiểu khám phá môi trường xung quanh, riêng ở mẫu giáo lớn
còn có hoạt động chung cho trẻ làm quen với chữ cai là việc hết sức cần thiết, vì đây là
hoạt động có khả năng GDBVMT một cách có hệ thống. Mức độ lồng ghép có thể là
- Mục tiêu chính của hoạt động chung trùng khớp với mục tiêu GDBVMT
- Giáo dục môi trường là một trong những mục tiêu hoạt động và không phải là mục tiêu
chính

7
CÂU 7: VẼ SƠ ĐỒ MỐI QUAN HỆ GIỮA SỰ GIA TĂNG DÂN SỐ VÀ CHẤT
LƯỢNG CUỘC SỐNG.

Dân số tăng
nhanh

KT - VH thừa lao
KÉM PT động, kg có
việc làm

tăng các
tệ nạn xã
năng suất hội , mức
lao động sống
thấp sức khỏe, thấp
bệnh tật
thể lực
nhiều
kém

CÂU 8: NÊU HẬU QUẢ CỦA GIA TĂNG DÂN SỐ ĐẾN MÔI TRƯỜNG.

*sự gia tăng dân số làm cho tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt

-dân số ngày càng đông khiến cho diện tích đất bị thu hẹp, dẫn đến tình trạng thiếu đất trồng
trọt. Thiếu đất trồng trọt nên con người phá rừng để lấy đất sản xuất làm mất ổn định hệ
sinh thái, đa dạng sinh học bị suy giảm. dân số gia tăng nên việc khai thác khoáng sản để
phục vụ các nhu cầu của con người cũng tăng theo làm cho tài nguyên khoáng sản ngày
càng cạn kiệt. đồng thời dân số tăng nhanh khiến cho đất nông nghiệp sản xuất bị đô thị hóa
dẫn đến tình trạng đốt rừng kéo theo đó là diện tích đất rừng ngày càng bị suy giảm và thu
hẹp lại

* sự gia tăng dân số gây ô nhiễm môi trường

- dân số tăng nhanh nhu cầu về lương thực thực phẩm tăng lên làm cho diện tích đất trồng
trọt tăng lên nhanh chóng kéo theo đó là việc sự dụng ngày càng nhiều phân bón hóa học,
thuốc trừ sâu dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường đất ngày càng nghiêm trọng
- dân số gia tăng kéo theo sự gia tăng về nhu cầu sử dụng các mặt hàng công nghiệp dẫn
đến lượng rác thải không ngừng tăng làm cho tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng
nặng nề
- dân số ngày càng tăng số lượng phương tiện giao thông cũng tăng theo và thải ra môi
trường không khí lượng khí thải rất lớn gây ô nhiễm không khí
- dân số tăng nhanh, lượng rác thải sinh hoạt ngày càng lớn điều này góp phần rất lớn gây ra
tình trạng ô nhiễm môi trường

8
- dân sô gia tăng việc khai thác và sử dụng nước sạch ngày càng nhiều lượng nước bẩn thải
ra ngày một nhiều làm cho nguồn nước sạch ngày một cạn kiệt
CÂU 9: TRÌNH BÀY NỘI DUNG GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO TRẺ
MẦM NON.VÌ SAO GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG PHẢI BẮT ĐẦU TỪ LỨA
TUỔI MẦM NON?
1. Nội dung giáo dục bảo vệ mt cho trẻ mầm non
Theo tài liệu Hướng dẫn thực hiện nội dung giáo dục tiểu về môi trường trong trường mầm
non của Vụ giáo dục mầm non, GDBVMT cho trẻ mẫu giáo gồm các nội dung sau:
* Lĩnh vực 1 - Con người và môi trường
- Vệ sinh môi trường phòng nhóm lớp học, gia đình và làng xóm, lau chùi và xấp xếp đồ
dùng đồ chơi gọn gàng ngăn nắp
-Sống tiết kiệm: Giữ gìn đồ dùng, đồ chơi, tiết kiệm trong sinh hoạt
- Quan tâm BVMT: Môi trường là nơi sinh sống của con người, phân biệt môi trường tốt,
xấu, các hành động BVMT Quan tâm chăm sóc bảo vệ thiên nhiên: ích lợi của cây, con vật,
hoa quả, cách chăm sóc, bảo về cây, con vật, hoa, quả BVMT
* Lĩnh vực 2: Con người và thế giới động thực vật
- Đặc điểm của cây, con vật, hoa quả Có nhiều cây cối con vật khác nhau, chúng sống ở
những môi trường khác nhau an các loại thức ăn các loại thức ăn khác nhau
- Sự thích nghi của cây cối, con vật với môi trường sống Cây cái, con vật là những cơ thể
sống, chúng cần thức ăn, nước, nhiệt độ, ánh sáng…
- Lợi ích của cây cối, con vật với môi trường. Cây cối, con vật cung cấp cho con người thức
ăn, thuốc chữa bệnh, áo quần để mặc, nhà ở, làm trong sạch không khí, giảm chất độc hại…
- Chăm sóc, bảo vệ cây cối, con vật: Tác hại của chặt phá rừng, giết chết các loại thủ quý
hiếm. Trẻ tham gia chăm sóc và bảo vệ cây cối các con vật.
* Lĩnh vực 3 - Con người và hiện tượng thiên nhiên
- Gió: các loại gió khác nhau, ích lợi và tác hại của giô, biện pháp tránh gió (đội mũ, bịt
khăn, đóng cửa,…)
- Nắng và mặt trời: Phân biệt một trời, mặt trắng, khi nào xuất hiện mặt trời, khi nào xuất
hiện mặt trắng ích lợi và tắt hai của nắng biện pháp tránh nắng
- Hạn hán: Hiện tượng, nguyên nhân và tác hại của hạn bản.
- Mưa: Hiện tượng, nguyên nhân, ích lợi của mưa Bão lũ Hiện tượng nguyên nhân và tác
hại của báo lũ.
* Lĩnh vực 4 - Con người và tài nguyên
- Tài nguyên đất: Tác dụng của đất; biện pháp bảo vệ đất.
- Tài nguyên nước Các loại nước, tác dụng của nước, nguyên nhân gây ô nhiễm nước, biện
pháp bảo vệ nguồn nước sạch.
- Danh lam tháng cảnh: Mục đích sử dụng danh lam thắng cảnh; biện pháp giữ gìn bảo vệ
danh lam thắng cảnh
2. Vì sao giáo dục bảo vệ môi trường phải bắt đầu từ lứa tuổi mầm non.

9
- Dạy trẻ bảo vệ môi trường là một điều vô cùng cần thiết từ khi trẻ còn nhỏ. Giáo dục bảo
vệ môi trường cho trẻ mầm non là cung cấp những kiến thức sơ đẳng, cơ bản về môi
trường phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ, nhằm tạo ra thái độ và hành vi đúng của
trẻ đối với môi trường xung quanh. Môi trường là vấn đề mang tính toàn cầu. Sự biến đổi
mạnh mẽ của môi trường đang gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng đến đời sống, kinh tế và
văn hóa của mỗi quốc gia. Muốn được sống trong môi trường lành mạnh thì việc giáo dục
ý thức bảo vệ môi trường cần hình thành từ sớm, ngay từ lứa tuổi mầm non. Đây là
nhiệm vụ cần có chiến lược và kế hoạch cụ thể để phát triển toàn diện nhân cách của trẻ.
- Các nhà khoa học đều cho rằng giáo dục bảo vệ môi trường cần được quan tâm đúng mức
ngay từ lứa tuổi mầm non vì lứa tuổi này dễ hình thành những nề nếp thói quen, những
giá trị tốt đẹp, tạo cơ sở cho việc hình thành nhân cách con người.
- ở lứa tuổi này trẻ rất nhạy cảm, tình cảm phát triển mạnh mẽ đặc biệt là tính đễ đồng cảm
và dễ xúc cảm đối với con người và cảnh vật môi trường xung quanh do đó việc giáo dục
hình thành những tình cảm thái độ và kỹ năng của trẻ đối với cuộc sống, môi trường giáo
dục và ý thức bảo vệ môi trường xung quanh, biết giữ gìn và bảo vệ môi trường ở lứa
tuổi này là điều rất dễ dàng. Nếu người lớn hay nhà giáo dục không quan tâm chú trọng
giáo dục trẻ bỏ qua giai đoạn này là một sai lầm lớn
- lứa tuổi này là đang trong giai đoạn phát triển tư duy và định hình về nhân cách, trẻ mầm
non dễ tiếp thu những giá trị mới đồng thời có thể là dấu ấn lâu dài những biểu tượng ban
đầu. Do đó việc đưa giáo dục bảo vệ môi trường vào hoạt động hằng ngày sẽ giúp trẻ có
được thái độ, hành vi đúng đắn đối với môi trường xung quanh, thông qua giáo dục bảo
vệ môi trường trẻ biết yêu quý và trân trọng những giá trị của cuộc sống, biết thân thiện
với môi trương ngay khi còn nhỏ

10

You might also like