You are on page 1of 12

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN


KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

MÔN: QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU (833315)

ĐỀ TÀI

CHIẾN LƯỢC THƯƠNG HIỆU CỦA SUNTORY PEPSICO


HOẠT ĐỘNG MARKETING

XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU CỦA PEPSI

NGƯỜI THỰC HIỆN : NGUYỄN NGỌC HUẾ ANH


MSSV : 3119550003
LỚP : DKQ1191
NGÀY NỘP : 09/01/2021
PHÒNG THI : 833315_001

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 29 tháng 12 năm 2021


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU – TỔNG QUAN SUNTORY PEPSICO ....................................................

CHƯƠNG I: CHIẾN LƯỢC VÀ CẤU TRÚC THƯƠNG HIỆU .................................. 1

1. Chiến lược thương hiệu của Pepsico....................................................................... 1

2. Cấu trúc thương hiệu Pepsico ................................................................................. 1

CHƯƠNG II: PEPSI VÀ MỐI QUAN HỆ VỚI THƯƠNG HIỆU MẸ ........................ 2

1. Giới thiệu về Pepsi .................................................................................................... 2

2. Mối quan hệ của Pepsi với Pepsico ......................................................................... 2

CHƯƠNG III: ĐỊNH VỊ THƯƠNG HIỆU – HOẠT ĐỘNG MARKETING XÂY


DỰNG THƯƠNG HIỆU PEPSI ....................................................................................... 3

1. Định vị thương hiệu của Pepsi................................................................................. 3

2. Hoạt động marketing xây dựng thương hiệu của Pepsi ....................................... 4

2.1. Chiến lược tiếp thị kỹ thuật số ............................................................................. 4

2.2. Chiến lược quảng cáo đa kênh ............................................................................ 5

2.3. Chọn lọc liên kết tận dụng các Influencer ........................................................... 5

2.4. Đổi mới sản phẩm ................................................................................................ 6

2.5. Chiến lược marketing 4P ..................................................................................... 6

KẾT LUẬN ......................................................................................................................... 7

TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................. 8


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1 - Pepsico và một số thương hiệu chính.......................................................................
Hình 2 - Các loại sản phẩm của Pepsico .............................................................................. 1
Hình 3 - Sơ đồ cấu trúc thương hiệu Pepsico với một số sản phẩm minh họa .................... 2
Hình 4 - Logo Pepsi .............................................................................................................. 2
Hình 6 - Logo Pepsi thay đổi ................................................................................................ 4
Hình 5 - Lon Pepsi 330ml .................................................................................................... 4
Hình 7 – Fanpage Pepsi - Chiến dịch Tết 2022 và ảnh cắt từ đoạn quảng cáo trên tv của
Pepsi...................................................................................................................................... 5
Hình 8 - Blackpink trở thành đại diện phát ngôn cho sản phẩm của Pepsi .......................... 6
Hình 9 - Đơn vị tài trợ chính cho Rap Việt - Pepsi .............................................................. 6
Hình 10 - Chai Green PET ................................................................................................... 7
LỜI MỞ ĐẦU – TỔNG QUAN SUNTORY PEPSICO
Ngành công nghiệp nước giải khát Việt Nam được xem là một miếng mồi béo bở nhờ
vào độ tiềm năng và tính năng động trong thị trường. Việt Nam cũng được xem là một thị
trường tiềm tàng nhiều nội lực. Suntory Pepsico là một trong số các doanh nghiệp nước
ngoài lựa chọn Việt Nam làm nơi kinh doanh của mình.
Công ty TNHH Nước Giải Khát Suntory PepsiCo Việt Nam (SPVB), 100% vốn nước
ngoài, là một liên minh giữa
PepsiCo Inc và Suntory Holdings
Limited, thành lập vào tháng Tư
năm 2013. Trụ sở chính nằm trên
Tầng 5, Khách sạn Sheraton, 88
Đồng Khởi, Quận 1, Thành phố Hồ
Chí Minh.
PepsiCo là một tập đoàn thực
phẩm và đồ uống hàng đầu thế giới
Hình 1 - Pepsico và một số thương hiệu chính
với các sản phẩm được người tiêu
dùng thưởng thức hơn một tỷ lần mỗi ngày tại hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế
giới.
Hoạt động kinh doanh chủ yếu là các loại đồ uống không cồn, nước khoáng; tiếp theo
sẽ đến các sản phẩm khác như thức ăn, một số loại chế biến sẵn, … cùng với nhóm chưa
phân loại như cà phê, ngũ cốc …
Đề tài chiến lược thương hiệu của Pepsico và thương hiệu con được lựa chọn – Pepsi sẽ
giúp chúng ta có cái nhìn đúng hơn về quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu.
CHƯƠNG I: CHIẾN LƯỢC VÀ CẤU TRÚC THƯƠNG HIỆU
1. Chiến lược thương hiệu của Pepsico
Pepsico định vị bản thân ngay từ đầu là
hiện thân của năng lượng trẻ, các chiến dịch
tiếp thị, xây dựng thương hiệu của Pepsico
cũng được tiến hành dựa trên định vị này, khi
mà đối tượng nhắm đến luôn thuộc độ tuổi từ
13 đến 35, năng động, hiện đại. Tập đoàn
Pepsico đã định vị rất tốt thương hiệu và sản
phẩm của mình trên thị trường. Với 22
thương hiệu trong danh mục đầu tư hiện tại,
Pepsico cung cấp đồ ăn nhẹ và đồ uống có
hàm lượng calo thấp và bổ dưỡng ngoài các Hình 2 - Các loại sản phẩm của Pepsico
sản phẩm soda thông thường của họ. Pepsico
sử dụng chiến lược gắn thương hiệu chủ đạo là chiến lược thương hiệu độc lập. Các thương
hiệu con hoạt động độc lập nhau, mỗi thương hiệu thậm chí có thị trường hoạt động riêng,
nhưng nhắm đến mục đích vẫn là thúc đẩy hành vi của người tiêu dùng.
Chiến lược thương hiệu độc lập giúp Pepsico cho phép các thương hiệu có hoạt động
marketing hỗ trợ có thể được thiết kế để đáp ứng nhu cầu của khách hàng cụ thể. Hơn nữa,
Pepsico cũng linh hoạt hơn nếu muốn nắm bắt cơ hội tại một thị trường nhất định. Cụ thể
là do đại dịch Covid – 19, Pepsico thay đổi chiến dịch cho Pepsi khi đầu tư truyền thông
tập trung vào tiếp thị kỹ thuật số, cũng là lúc tận dụng cơ hội từ mạng xã hội và sự thay đổi
của thói quen người tiêu dùng để cải tiến sản phẩm: sản xuất lon mini, soda không calo,…
Trong khi đó, 7UP triển khai chiến dịch “Uncola” để tránh chạm mặt với đối thủ cạnh tranh
số 1 là Coca-Cola và đối thủ cùng công ty là Pepsi. Điểm chung và cũng là đặc điểm nhận
dạng giống như tên gọi của chiến lược, chính là “độc lập”, Pepsico có thể triển khai 2 chiến
dịch độc lập mà vẫn thúc đẩy tăng trưởng doanh thu cho 2 thương hiệu.
2. Cấu trúc thương hiệu Pepsico
Pepsico chính là sự kết hợp giữa Branded House và House of Brands, gọi là Hybrid, khi
mà tên của thương hiệu cũng chính là tên của một sản phẩm. Qua quá trình phát triển,
Pepsico mở rộng thương hiệu và danh mục sản phẩm của mình bằng cách tấn công vào các
thị trường liên quan, nhưng đồng thời lại có thương hiệu hoàn toàn riêng biệt. Chẳng hạn,
để kết hợp với dòng nước giải khát không cồn, soda như pepsi, 7Up thì sẽ có những món
bánh snack ăn nhẹ là Lay’s, Doritos. Dưới đây là sơ đồ minh họa cấu trúc thương hiệu của
Pepsico với một số sản phẩm tiêu biểu:

1
Hình 3 - Sơ đồ cấu trúc thương hiệu Pepsico với một số sản phẩm minh họa

CHƯƠNG II: PEPSI VÀ MỐI QUAN HỆ VỚI THƯƠNG HIỆU MẸ


1. Giới thiệu về Pepsi
Là sản phẩm thuộc phân khúc đồ uống có gas
(soda) và cũng là sản phẩm chính của Pepsico,
chiếm khoảng 1/5 doanh thu của thương hiệu mẹ.
Logo của Pepsi cũng có ý nghĩa khá hay, khi mà
làm người ta liên tưởng đến gương mặt đang
cười. Logo ba phần, với nửa trên cùng màu đỏ,
nửa dưới màu xanh, được phân tách bằng một
đường kẻ trắng lượn sóng, tượng trưng cho cờ
Mỹ. Màu sắc có nghĩa là đại diện cho từ trường
của trái đất, phong thủy, địa động lực
Hình 4 - Logo Pepsi
Pythagoras, lý thuyết tương đối và tỷ lệ vàng.
Đồng thời, đây cũng là đối thủ cạnh tranh số 1 của Coca – Cola.
2. Mối quan hệ của Pepsi với Pepsico
Có thể nói, trong dải quan hệ thương hiệu, sẽ gồm hai đầu cực với một đầu cực là “Họ
thương hiệu” và đầu cực còn lại là “Chùm thương hiệu”. “Họ thương hiệu” là giữa các
thương hiệu nhánh có liên quan với nhau, còn “Chùm thương hiệu” là các thương hiệu
nhánh sẽ hoạt động độc lập hoặc theo nhóm mà giữa các nhóm ít có sự liên kết với nhau.
Dưới thương hiệu mẹ (Suntory Pepsico) có rất nhiều thương hiệu nhánh thuộc các lĩnh
vực khác nhau, song những thương hiệu nhánh đều có mối liên quan đến nhau. Chẳng hạn
như việc đồ ăn nhẹ, snack sẽ đi kèm với thức uống như Pepsi tạo nên sự liên kết giữa các
thương hiệu với nhau, đây là đặc điểm của “Họ thương hiệu”. “Họ thương hiệu” giúp cho
doanh nghiệp ít hao tốn chi phí marketing khi chỉ tập trung vào phân khúc khách hàng mục
2
tiêu đồng nhất của các thương hiệu con mà tiêu biểu ở đây là Pepsi. Mặt khác, vì là kiến
trúc thương hiệu hybrid, nên Pepsi còn có thể triển khai cả “Chùm thương hiệu” để tạo nên
tính linh hoạt. Các nhãn hiệu dưới Pepsico luôn có thể có các chiến lược riêng biệt, nhằm
hạn chế đối đầu nhau. Cụ thể là ví dụ về 7UP như đã nói, 7UP triển khai chiến dịch “Uncola”
để hạn chế phải cạnh tranh với Pepsi. Chùm thương hiệu giúp cho doanh nghiệp triển khai
các hoạt động độc lập, ít chịu ảnh hưởng của nhau, nếu có rủi ro xảy ra cũng sẽ ít ảnh hưởng
đến các thương hiệu khác. Kiến trúc Hybrid đã giúp cho mối quan hệ Pepsi với Pepsico
dung hợp cả hai đầu cực của dải quan hệ.
Mối quan hệ “Họ thương hiệu” mang lại những lợi ích đáng kể về doanh thu lẫn độ phủ
của thương hiệu mẹ. Cụ thể, Pepsi giúp cải thiện hình ảnh thương hiệu mẹ nhờ vào việc
Pepsi là thương hiệu chính của Pepsico (lĩnh vực đồ uống không cồn, nước có gas), tăng độ
phủ và mức độ nhận diện thương hiệu mẹ khi Pepsi liên tục cải thiện chất lượng và triển
khai nhiều chiến dịch có ý nghĩa. Đồng thời, Pepsi cũng thể hiện bản sắc của Pepsico, dễ
dàng giúp khách hàng liên tưởng đến thương hiệu mẹ. Như vậy, hiệu quả truyền thông các
chiến dịch cũng sẽ tăng lên và ý nghĩa thương hiệu cũng được làm rõ. Cụ thể như định vị
thương hiệu của Pepsico là thế hệ trẻ, năng động, hiện đại, văn minh, tràn đầy sức sống;
bản sắc đó được thể hiện xuyên suốt các chiến dịch truyền thông của Pepsi, thông qua đó,
mà Pepsico cũng được biết đến nhiều hơn. Một điểm nữa, chính là từ những thành công
của Pepsi, Pepsico có đủ cơ sở để mở rộng thương hiệu khác như trà (lipton, trà ô long tea
plus), bánh snack (lay’s, doritos), nhờ vào việc hình ảnh của Pepsico đã có chỗ đứng nhất
định trên thị trường. Còn mối quan hệ về “Chùm thương hiệu” sẽ giúp Pepsi có thể thực
hiện các chiến dịch độc lập nhau, đa dạng nhưng không làm mất đi bản sắc của Pepsico
(sức trẻ hiện đại). Việc dung hợp được cả hai sẽ giúp cho Pepsi khi triển khai các hoạt động
marketing vừa có thể linh hoạt thay đổi nhưng cũng vừa có thể gắn kết với nhau, đặc biệt
là không làm mất đi thông điệp hay ý nghĩa của thương hiệu.

CHƯƠNG III: ĐỊNH VỊ THƯƠNG HIỆU – HOẠT ĐỘNG


MARKETING XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU PEPSI
1. Định vị thương hiệu của Pepsi
Tương tự như thương hiệu mẹ, Pepsi định vị bản thân chính là nhắm đến đối tượng
khách hàng là người trẻ, yêu thích sự năng động, tươi vui thay vì mang các bản sắc khác.
Các chiến dịch tiếp thị, quảng cáo của Pepsi cũng đều nhắm đến nhóm đối tượng này và
luôn tự khẳng định bản thân chính là đại diện cho năng lượng trẻ, sự tươi mới. Phân khúc
khách hàng thuộc độ tuổi từ 13 – 35, những sản phẩm của Pepsi rất đa dạng vừa túi tiền và
vẫn không ngừng thay đổi, làm mới mình nhiều hơn nữa. Hoạt động định vị xây dựng
thương hiệu của Pepsi từng bước để lại dấu ấn với khách hàng thông qua việc các chiến
lược marketing được triển khai một cách thông minh, bắt kịp xu hướng và dễ dàng tiếp cận
với đối tượng khách hàng trẻ của mình.
3
Khẩu hiệu của Pepsi: Qua các thời kỳ, khẩu hiệu của Pepsi cũng có sự thay đổi và
chuyển biến, nhưng điểm chung là đều mang những thông điệp có ý nghĩa đối với giới trẻ.
Cụ thể, chỉ tính riêng giai đoạn từ năm 1906 đến năm 2007,
Pepsi có khoảng 21 slogan. Câu khẩu hiệu đầu tiên là
“Pepsi – nước giải khát tinh khiết đến tự nhiên”, có đặc tính
liên hệ đến Coca; bước sang câu khẩu hiệu của năm 1961 –
đánh dấu sự chuyển mình của Pepsi với “Pepsi nước uống
của tuổi trẻ” và năm 2007 với “Ngất ngây hơn”. Kết hợp
cùng thông điệp “Sống trọn từng phút giây” tôn vinh những
trải nghiệm mới lạ, cháy hết mình – Pepsi thể hiện lối suy
nghĩ hiện đại và niềm tin vào giới trẻ, cũng đồng thời là lời
Hình 5 - Logo Pepsi thay đổi
khẳng định về định vị thương hiệu của mình – luôn gắn liền
với giới trẻ.
Logo: Logo Pepsi qua các thời kỳ đều có sự thay đổi, nhưng điểm chung là hình ảnh
logo tựa như khuôn mặt đang cười. Điều đó nhấn mạnh vào sự tươi vui, nhộn nhịp, căng
tràn sức trẻ của Pepsi. Logo của hãng nước ngọt Pepsi là một ví dụ thành công trong việc
thiết kế từ màu sắc đến xây dựng một biểu tượng của hãng. Hai biểu tượng màu xanh, đỏ
với một đường lượn giữa màu trắng là không thay đổi. Chữ Pepsi tên hãng khi thì được gắn
liền với biểu tượng, khi thì lại tách ra linh hoạt trong việc sử dụng trong bao bì nhãn mác,
tạo nên hiệu quả thẩm mỹ khác nhau.
Đổi mới và xu hướng: Pepsi dần có nhiều sự thay đổi trong chất lượng và mùi vị sản
phẩm, chào sân với nhiều sản phẩm hướng đến sức khỏe và
đa dạng về mùi vị nhưng vẫn không làm mất đi chất “trẻ”
của mình.
Bao bì: Thiết kế của Pepsi luôn thể hiện sự tinh gọn,
hiện đại. Đặc biệt, gần đây, Pepsi đã cho thiết kế dòng lon
mini, để đảm bảo lượng nước vừa đủ để giải tỏa cơn khát
nhưng không bị quá nhiều. Màu chủ đạo vẫn là màu logo –
xanh dương, thiết kế quen thuộc giúp Pepsi vẫn luôn để lại
Hình 6 - Lon Pepsi 330ml
dấu ấn về sự năng động, trẻ trung của mình.
Nhận diện thương hiệu: Theo thống kê khảo sát, 30% khách hàng đánh giá biểu tượng
Pepsi là sự mạnh mẽ, 50% là sự trẻ trung, 20% khác. 98% khách hàng tại Việt Nam biết
đến Pepsi và từng thử qua mùi vị của Pepsi. Thậm chí, khi nhắc đến thương hiệu Pepsi, họ
sẽ nghĩ ngay đến màu xanh chủ đạo. Như vậy, độ phủ về thương hiệu của Pepsi là rất cao.
2. Hoạt động marketing xây dựng thương hiệu của Pepsi
2.1. Chiến lược tiếp thị kỹ thuật số

4
Với sự phát triển về xu hướng của kỹ thuật số và mạng xã hội, Pepsi đổ thêm ngân sách
vào các chiến dịch social media marketing để tăng điểm chạm. Trong đó, các chiến dịch
quảng cáo nổi bật phải kể đến như: “Pepsi #Summergram”, “Khui hè hết nấc”, “Pepsi mang
Tết về nhà”,… diễn ra khá thành công và gây tiếng vang nhất định.
2.2. Chiến lược quảng cáo đa kênh
Như đã nói, mạng xã hội bắt đầu có tầm
ảnh hưởng lớn, thói quen người tiêu cùng
cũng thay đổi, Pepsi sử dụng mạng xã hội
như một nơi kết nối với khách hàng và tăng
độ nhận diện thương hiệu. Các chiến dịch
của Pepsi ở thời điểm hiện nay thông qua
mạng xã hội phải kể đến “Thêm nhiều
đóng góp – Nối dài chuyến đi – Mang Tết
về nhà” dịp Tết 2022 Năm 2022, Pepsi kết
hợp với Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí
Minh, triển khai loạt các chiến dịch như
Gây quỹ trên nền tảng ví điện tử Zalopay,
Ngày hội “Mang Tết Về Nhà” gói 4000
bánh chưng tặng cho các bạn sinh viên,
thanh niên công nhân. Ngoài ra, Pepsi
cũng vẫn không quên sử dụng phương tiện
quảng cáo ngoài trời, quảng cáo trên tv
Hình 7 – Fanpage Pepsi - Chiến dịch Tết 2022 và ảnh tăng điểm “chạm”. Không thể phủ nhận,
cắt từ đoạn quảng cáo trên tv của Pepsi
chiến lược quảng cáo đa kênh giúp ích rất
nhiều trong truyền thông và xây dựng thương hiệu cho Pepsi.
2.3. Chọn lọc liên kết tận dụng các Influencer
Đây được đánh giá là một trong số các chiến lược hiệu quả của Pepsi khi biết tận dụng
sức hút từ các đại diện là những nhóm nhạc, chương trình “gây sốt”. Ngoài các chiến dịch
quảng bá, Pepsi làm đơn vị tài trợ để nâng cao nhận thức về thương hiệu. Đặc biệt, họ hợp
tác với nhiều tổ chức thể thao khác nhau trên thế giới để quảng bá tại các thị trường thiết
yếu. Năm 2015, Pepsi hợp tác với Hiệp hội Bóng rổ Quốc gia (NBA). Năm 2016, họ hợp
tác với Ban kiểm soát Cricket ở Ấn Độ. Năm 2017, họ đã hợp tác với UEFA Champions
“League lần thứ hai” để quảng bá một số thương hiệu của họ.

5
Tiếp nối những thành công, năm
2020, Pepsi chọn một trong số những
nhóm nhạc hàng đầu châu Á –
Blackpink làm đại diện phát ngôn cho
dòng sản phẩm thế hệ mới “Pepsi Cola
Không Calo” mang thông điệp “Dám
Nói Không” thể hiện sự bứt phá, vượt
mọi giới hạn của thế hệ GenZ. Đây
xứng đáng là một chiến dịch dùng Hình 8 - Blackpink trở thành đại diện phát ngôn cho sản
KOLs để quảng cáo và PR cho thương phẩm của Pepsi
hiệu cực mạnh của Pepsi.
Không thể không kể đến, Pepsi với vai
trò là đơn vị đồng hành và là đơn vị tài trợ
chính cho Rap Việt – một chương trình ca
nhạc hot nhất hiện nay. Với sức nóng của
chương trình, Pepsi đã rất thành công
trong việc cải thiện độ nhận diện thương
hiệu và thu hút khách hàng. Ngoài ra, trên
fanpage của Pepsi cũng thường xuyên
đăng tải những bài thi của Rap Việt như
Hình 9 - Đơn vị tài trợ chính cho Rap Việt - Pepsi một cách truyền thông và tương tác với
người dùng.

2.4. Đổi mới sản phẩm


Một chiến lược hiệu quả khác phải kể đến chính là luôn đổi mới sản phẩm của mình về
cả chủng loại, mùi vị lẫn bao bì, thiết kế. Họ cũng mở rộng danh mục sản phẩm của mình
bằng những lựa chọn thơm ngon nhưng vẫn đảm bảo sức khỏe: Pepsi không calo, Pepsi vị
chanh không calo, Pepsi size mini,… Bao bì luôn được cập nhật để đảm bảo tính đa dạng
cho sản phẩm.
2.5. Chiến lược marketing 4P

6
Product: Người tiêu dùng ngày càng ưa chuộng đồ
uống có gas như Pepsi, có thể nói, đây là một lợi thế.
Pepsico cũng đã sản xuất loại Pepsi dành riêng cho người
ăn kiêng để mở rộng thị trường. Thông qua việc gia giảm
lượng đường, Pepsi đã chào sân sản phẩm Diet Pepsi.
Đồng thời, Pepsi nghiên cứu và đã cho ra đời loại chai
nhựa được làm từ các nguyên liệu sinh học: vỏ quýt,
cỏ,…, thậm chí là sử dụng chính phế phẩm của mình như
vỏ khoai tây, vỏ cam, vỏ yến mạch để sản xuất loại chai Hình 10 - Chai Green PET
này. Tên gọi của nó là Green PET.
Price: Về định giá thâm nhập thị trường, Pepsi lựa chọn chiến lược định giá sản phẩm
mới tương đối thấp với mục đích là thâm nhập thị trường và thu hút số lượng lớn khách
hàng, đồng thời cũng có thể đạt thị phần lớn hơn. Còn xét đến định giá phân biệt theo dạng
sản phẩm thì các kiểu sản phẩm của Pepsi được định giá khác nhau và tỉ lệ với chi phí tương
ứng để sản xuất từng loại sản phẩm.
Place: Pepsi có một hệ thống phân phối đa dạng nhờ vào việc hợp tác với các siêu thị,
đại lý, các cửa hàng ăn nhanh, rạp chiếu phim,… Pepsi còn phân phối sản phẩm thông qua
các kênh siêu thị lớn như: BigC, Metro, Co.opmart,… hợp tác với các đại lý và các cửa
hàng ăn nhanh như Lotteria, KFC, McDonald’s. Thậm chí, Pepsi đã mang sản phẩm đến
người dùng cuối trên thị trường Việt Nam thông qua các kênh phân phối trung gian, giúp
tiết kiệm chi phí mà không ảnh hưởng đến quy mô.
Promotion: Pepsi đã nắm bắt và hiểu rõ các trạng thái của người tiêu dùng Việt như:
Biết, hiểu, thích, chuộng, tin và mua, từ đó áp dụng các công cụ hỗ trợ đầy sáng tạo và hiệu
quả. Pepsi triển khai các hoạt động đóng góp cho cộng đồng như: “Uống một lon Pepsi là
dành 50 đồng ủng hộ đồng bào lũ lụt”, với mục đích để thương hiệu của họ gần gũi với
người tiêu dùng. Song song đó, Pepsi cũng thực hiện các hoạt động khuyến mãi hấp dẫn
khách hàng. Cụ thể, dịp Tết 2021, Pepsi đã triển khai chương trình “Cùng Pepsi mang kỳ
lân về nhà”. Khi mua 2 thùng Pepsi 24 Lon thể tích 330ml hoặc 245 ml (giá trị từ 270.000
đồng đến 364.000 đồng) trong khoảng thời gian diễn ra khuyến mãi thì khách hàng sẽ được
tặng 1 thùng Pepsi 8 lon vàng (trị giá 39.500 đồng).

KẾT LUẬN
Với những chiến lược Marketing hiệu quả của mình, Pepsico với sản phẩm chủ lực
là Pepsi, đã trở thành một trong những thương hiệu sản xuất đồ uống và đồ ăn nhẹ nổi tiếng
nhất ở Việt Nam và trên thế giới. Những thành công về thương hiệu xứng đáng được ghi
nhận vì cách triển khai thông minh và những đóng góp, thông điệp ý nghĩa mà Pepsi đã
truyền tải.

7
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phân tích 5 chiến lược Marketing của Pepsi tại Việt Nam. (2021). Retrieved 30
December 2021, from https://amis.misa.vn/28339/chien-luoc-marketing-cua-pepsi/
TS. Phạm Thị Lan Hương (chủ biên), PGS.TS. Lê Thế Giới, TS. Lê Thị Minh Hằng,
2014, Quản trị thương hiệu, Nhà xuất bản Tài Chính
La Hoàng Lâm, 2020, Phân tích chiến lược Marketing nước giải khát Pepsi thuộc tập
đoàn Pepsico tại Việt Nam, Trường Đại học Hoa Sen
PepsiCo Target Market and Marketing Mix, Tunku Abdul Rahman University College,
2021 - 2022
Quan hệ giữa thương hiệu mẹ và thương hiệu nhánh. (2021). Retrieved 30 December
2021, from https://brandsms.vn/quan-he-giua-thuong-hieu-me-va-thuong-hieu-nhanh-
903.html

You might also like